You are on page 1of 51

Phụ lục 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH


KHOA Y – DƯỢC

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY THỰC HÀNH


MÔN THỰC VẬT DƯỢC

GV biên soạn: TS. ĐOÀN VĂN HẬU

Trà Vinh, 6/2019


Lưu hành nội bộ
KHOA Y – DƯỢC
………………………………

TÌNH TRẠNG PHÊ DUYỆT TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

Tên tài liệu giảng dạy: Thực hành Thực vật dược
Ngày hoàn chỉnh: 10/6/2019
Tác giả biên soạn: TS. Đoàn Văn Hậu
Đơn vị công tác: Bộ môn Dược
Địa chỉ liên lạc: 126 Nguyễn Thiện Thành, Phường 5, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà
Vinh
Trà Vinh, ngày 16 tháng 6 năm 2019
Tác giả
(Ký & ghi họ tên)

PHÊ DUYỆT CỦA BỘ MÔN


Đồng ý sử dụng tài liệu giảng dạy …………….……………………..
………....... do ……………………………........................... biên soạn để giảng
dạy môn…...…… …… ……………….

Trà Vinh, ngày ….. tháng ….. năm……..


TRƯỞNG BỘ MÔN

PHÊ DUYỆT CỦA KHOA


Trà Vinh, ngày ….. tháng ….. năm ..........
TRƯỞNG KHOA

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược
MỤC LỤC
BÀI 1. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI VÀ THỰC HIỆN
TIÊU BẢN VI PHẨU .................................................................................................... 1
BÀI 2. QUAN SÁT MÔ MÔ MỀM, MÔ CHE CHỞ, MÔ NÂNG ĐỠ, MÔ TIẾT ................. 8
BÀI 3. LÁ CÂY ....................................................................................................................... 15
BÀI 4. THÂN CÂY ................................................................................................................. 21
BÀI 5. RỄ CÂY ....................................................................................................................... 28
BÀI 6. PHÂN TÍCH HOA ....................................................................................................... 32
BÀI 7. PHÂN LOẠI VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC ........................................................... 37
BÀI 8. PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢ CÂY THUỐC VÀ LÀM TIÊU BẢN CÂY KHÔ ............ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 48

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược
BÀI 1
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI
VÀ THỰC HIỆN TIÊU BẢN VI PHẨU

 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
1. Trình bày đầy đủ đặc điểm của một kính hiển vi quang học;
2. Sử dụng kính hiển vi đúng kỹ thuật để quan sát mẫu vật;
3. Áp dụng quy trình thực hiện tiêu bản và nhuộm vi phẩu thực vật trong quan sát
các mạch dẫn và chất cặn bã.

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Cấu tạo Kính hiển vi
Kính hiển vi (KHV) quang học gồm 2 phần: phần cơ học và phần quang học.
a. Phần cơ học bao gồm:
Chân kính: nặng, để giữ thăng bằng cho kính.
Giá đỡ ống kính: là chỗ tay cầm khi cần di chuyển kính.
Mâm kính (bàn để mẫu): hình vuông hay tròn là chỗ đặc tiêu bản để quan sát, giữa
mân kính có một lỗ tròn cho ánh sáng đi qua, trên mâm kính có kẹp để giữ tiêu bản (lam kính).
Ốc điều chỉnh:
Ốc sơ cấp: điều chỉnh mâm kính gần hoặc xa vật kính với tốc độ lơn (chỉ dùng khi quan
sát với vật kính nhỏ 4X hoặc 10X) .
Ốc vi cấp: nâng hay hạ bàn để mẫu với khoảng cách nhỏ để quan sát rõ mẫu.
Ốc điều chỉnh tiêu bản: gắn trên mâm kính để dịch chuyển tiêu bản trên mâm kính
b. Phần quang học bao gồm:
Thị kính: có 2 thị kính, đặt ở đầu ống kính, trên mỗi thị kính có ghi rõ độ phóng đại
4X, 8X, 10X, hoặc 16X, v.v.
Vật kính: đặt gần vật cần quan sát, trên mỗi vật kính có ghi độ phóng đại, bao gồm 4X,
10X, 40X, hoặc/và 100X.
Tụ quang: nằm ngay bên dưới bàn để mẫu, là hệ thống thấu kính dùng để hội tụ ánh
sáng (đèn hay gương) để tạo chùm tia sáng mạnh hơn. Phía dưới có một cần gạt để điều chỉnh
nguồn sáng vào nhiều hay ít.
Đèn hoặc gương chiếu sáng (gương hình tròn, 1 mặt phẳng, 1 mặt lõm đều, được gắn
trên chân kính. Mặt lõm để soi ánh sáng nhân tạo, mặt phẳng dùng với ánh sáng thiên nhiên).
2. Cách sử dụng KHV
Cần kiểm tra KHV trước khi sử dụng để đảm bảo các bộ phận của kính còn đầy đủ và hoạt
động tốt, nếu thấy bất kỳ bất thường nào thì báo cáo ngay cho người hướng dẫn hoặc cán bộ
phòng thí nghiệm.
Chuẩn bị KHV
Đảm bảo KHV sạch sẽ, công tắc điện phải ở vị trí O và núm chỉnh độ sáng của đèn phải ở vị
trí thấp nhất trước khi cắm điện.
Đảm bảo vật kính ở vị trí quan sát là 4X hoặc 10X.
Đảm bảo KHV có điện.
Bật công tắc đèn từ vị trí OFF (O) sang ON (I)

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 1
Vặn núm chỉnh độ sáng tăng dần.
Mở cửa sổ chắn sáng tối đa hoặc tùy vào mức độ ánh sáng cần thiết để quan sát vi phẩu rõ nhất.
Đưa vật kính 10X vào vị trí quan sát (khớp).

Hình 1.1 Các bộ phận trên kính hiển vi

Quan sát mẫu vật


Đặt tiêu bản lên bàn để mẫu và kẹp chặt lại. Điều chỉnh sao cho mẫu vật quan sát nằm đúng
giữa lộ sáng của bàn để mẫu và ngay dưới đầu vật kính 10X.
Dùng đinh ốc sơ cấp và thứ cấp chỉnh cho bàn để mẫu nâng lên, đồng thời quan sát trong thị
kính đến khi thấy rõ được mẫu vật trên tiêu bản.
Dùng đinh ốc điều chỉnh bàn để mẫu để có thể quan sát được toàn diện mẫu.
Khi muốn chuyển sang quan sát bằng vật kính 20X, 40X hay 100X (nếu cần): giữ nguyên tình
trạng của KHV, nhẹ nhàng xoay đĩa mang vật kính đến khi vật kính mong muốn quan sát vào
vị trí quan sát. Lưu ý khi quan sát mẫu vật ở vật kính 100X cần phải nhỏ 1 giọt dầu soi để soi
chìm trên phiến kính.
Lấy mẫu ra: chuyển về vật kính 4X hay 10X, hạ bàn để mẫu về vị trí thấp nhất, lấy tiêu bản ra
khỏi bàn để mẫu.
Kết thúc sử dụng KHV: chuyển về vật kính 4X hoặc 10X, hạ bàn để mẫu về vị trí thấp nhất,
lấy tiêu bản ra khỏi bàn để mẫu, chỉnh đèn về độ sáng thấp nhất. Tắt đèn (bật công tắc sang vị
trí O).
Vệ sinh cẩn thận KHV, lau phần cơ học bằng vải mềm, lau phần quan học bằng giấy lau kính

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 2
hiển vi chuyên dụng, tuyệt đối không dùng tay hoặc khan lau sờ vào các bộ phận quang học
(vật kính, thị kính).
Quấn dây điện gọn gàng, trả kính vào đúng vị trí, che phủ kỹ KHV lại hoặc để trong tủ kính
hiển vi có hệ thống hút ẩm.
Chú ý:
Khi di chuyển KHV phải dùng cả 2 tay, một tay cầm trên cần kính, một tay đỡ dưới
chân kính, luôn luôn đảm bảo KHV thẳng đứng.
Trong khi sử dụng KHV cần chú ý:
+ Không để dung dịch quan sát dính vào đầu vật kính hay nhỏ xuống tụ quang
+ Vặn nhẹ nhàng các đinh ốc. Đặc biệt với đinh ốc vi cấp, khi vặn theo một chiều mà
thấy cứng thì vặn ngược lại, tuyệt đối không được cố vặn tới.
+ Nếu tạm dừng quan sát một thời gian thì giảm cường độ đèn lại (không tắt).
Ở các vật kính 40X và 100X:
+ Không được sử dụng đinh ốc sơ cấp, chỉ được sử dụng định ốc vi cấp khi quan sát ở
các vật kính này.
+ Không được thêm hay lấy tiêu bản khi các vật kính này đang ở vị trí quan sát (chỉ
thay đổi tiêu bản ở vật kính 10X trở xuống).
Một số kính hiển vi hiện đại:
Kính hiển vi huỳnh quang: Nguồn sáng của kính hiển vi huỳnh quang là đèn thủy ngân chiếu
chùm tia màu xanh và tia cực tím. Các vật thể có khả năng phát huỳnh quang sẽ hiện thị những
màu sắc khác nhau: xanh, đỏ, vàng,…
Kính hiển vi điện tử: có độ phóng đại lớn hơn rất nhiều lần kính hiển vi quang học. giúp quan
sát các mẫu vật rõ rang hơn ở kích thước nhỏ. Có thể chụp hình trực tiếp tiêu bản trên một máy
tính được kết nối sẵn và các phần mềm để chỉnh sữa, đo kích thước, … tiêu bản.
Kính hiển vi điện tử quét (tiếng Anh: Scanning Electron Microscope, thường viết tắt là SEM),
là một loại kính hiển vi điện tử có thể tạo ra ảnh với độ phân giải cao của bề mặt mẫu vật rắn
bằng cách sử dụng một chùm điện tử (chùm các electron) hẹp quét trên bề mặt mẫu. Việc tạo
ảnh của mẫu vật được thực hiện thông qua việc ghi nhận và phân tích các bức xạ phát ra từ
tương tác của chùm điện tử với bề mặt mẫu vật. Có nghĩa là SEM cũng nằm trong nhóm các
thiết bị phân tích vi cấu trúc vật rắn bằng chùm điện tử cung cấp thông tin về: hình thái bề mặt,
cấu trúc thành phần và cấu trúc tinh thể.
Kính hiển vi điện tử truyền qua (tiếng Anh: transmission electron microscopy, viết tắt: TEM)
là một thiết bị nghiên cứu vi cấu trúc vật rắn, sử dụng chùm điện tử có năng lượng cao chiếu
xuyên qua mẫu vật rắn mỏng và sử dụng các thấu kính từ để tạo ảnh với độ phóng đại lớn (có
thể tới hàng triệu lần), ảnh có thể tạo ra trên màn huỳnh quang, hay trên film quang học, hay
ghi nhận bằng các máy chụp kỹ thuật số.

Hình 1.2 Ảnh chụp mẫu tảo cát bằng kính hiển vi điện tử quét

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 3
3. Quy trình thực hiện tiêu bản để quan sát trên KHV
- Cho 1 giọt nước cất hoặc dung dịch quan sát vào vào giữa lam kính.
- Đặt mẫu vật cần quan sát vào giữa giọt nước.
- Nếu dung dịch quan sát không đủ thì cần thêm dung dịch vào bằng cách dùng ống nhỏ giọt
cho từ từ dung dịch vào một cạnh của phiến kính mỏng, dung dịch sẽ tự lan vào giữa 2 phiến
kính.
- Nếu dung dịch cho vào quá dư thì dùng giấy thấm lau hay rút hết phần thừa ra.
- Trong trường hợp cần thay dung dịch quan sát trên cùng tiêu bản đang quan sát tiến hành
dùng giấy thấm đặt ở một cạnh của phiến kính đậy vật để rút dung dịch đang sử dụng, đồng
thời nhỏ dung dịch cần thay vào cạnh đối diện.
4. Phương pháp cắt vi phẫu
Cầm mẫu vật cần cắt trên tay hay đặt trên bàn. Dùng dao lam cắt ngang (hay cắt dọc) thành
những lát mỏng. Dao lam dùng cắt vi phẫu phải là dao lam mới.
Cắt ngang:
- Cắt thẳng góc với mẫu vật.
- Vị trí cắt trên mẫu vật thay đổi tùy theo cơ quan (Hình 1.4)
Đối với thân cây: Cắt ở phần lóng, không cắt sát và ngay mấu.
Đối với phiến lá: Cắt ở khoảng 1/3 phía dưới nhưng không sát đáy phiến. Nếu phiến
rộng quá thì có thể bỏ bớt phần thịt lá, chỉ chừa lại khoảng 1cm ở hai bên gân giữa.

Hình 1.3 Vị trí cắt mẫu vật trên cành và lá

Cắt dọc:
Lát cắt nằm trong mặt phẳng song song với trục mẫu cắt, chủ yếu để quan sát các ống
nhựa mủ hoặc ống tiết bao gồm lát cắt xuyên tâm (đi qua tâm mẫu vật) và lát cắt tiếp tuyến
(song song với mặt phẳng qua tâm mẫu vật).
5. Phương pháp nhuộm vi phẫu
Áp dụng phương pháp nhuộm kép bằng phẩm nhuộm Carmino-vert de Mirande (son phèn - lục
iod).
Hoá chất
- Dung dịch Javel 50% dùng để loại bỏ tế bào chất
- Dung dịch Chloral hydrate 50% để làm sáng tiêu bản và tẩy tinh bột nếu có.
- Dung dịch acetic acid 1% để trung hoà Javel còn sót lại.
- KOH/NaOH 5% tẩy tế bào chất, dùng khi mẫu có quá nhiều tinh bột.
- Dung dịch Lục Iod 0,1% để nhuộm xanh tế bào có tẩm gỗ hoặc suberin.
- Dung dịch Son phèn (đỏ carmin) 1% dùng để nhuộm hồng tế bào có tẩm cellulose.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 4
Cách pha phẩm nhuộm
a. Iod 0,1%: hoà tan 0,1 g lục iod trong 90 ml nước cất, thêm 10 ml cồn 90%.
b. Carmin 1%: Carmin 40 (1 g), Phèn nhôm kali (5 g), Phenol tinh thể (0,5 g), nước cất vừa
đủ 100 ml.
Nghiền mịn và trộn đều carmin, phèn nhôm kali trong cối, dùng nước cất hoà tan trong chén
sứ. Đun nhẹ, khuấy đều (10-15 phút). Để yên 24 giờ, sau đó hoà tan lại trong 100 ml nước
nóng. Lọc qua giấy và thêm phenol vào để bảo quản.

Trình tự nhuộm vi phẫu


a. Ngâm lát cắt trong nước javel đến khi mẫu trắng, nhưng tối đa không quá 30 phút.
(Trường hợp nếu sau 30 phút mà vi phẫu không trắng thì phải thay nước javel khác rồi tiếp tục
ngâm vi phẫu).
b. Rửa sạch vi phẫu bằng nước thường (3-4 lần).
c. Ngâm vi phẫu đã rửa trong dung dịch acid acetic 1% trong 10 phút.
d. Rửa mẫu để loại bỏ hết acid acetic.
e. Ngâm vi phẫu trong chloral hydrate trong 15 phút (nếu có).
f. Rửa sạch vi phẫu bằng nước thường.
g. Ngâm vi phẫu trong iod 0,1% trong 5 – 10 giây. Rửa bằng nước cất 3-4 lần.
h. Ngâm vi phẩu trong son phèn 1% 15 – 30 phút.
i. Rửa bằng nước cất đến khi dung dịch rửa hết màu. Trữ vi phẩu đã nhuộm trong nước
hay glycerin 30% để tiến hành quan sát.
Sau khi nhuộm, vách tế bào sẽ bắt màu hồng hoặc màu xanh:
- Màu hồng hay màu hồng tím khi vách tế bào bằng cellulose (tế bào biểu bì, mô mềm, mô dày
và libe).
- Màu xanh nước biển, màu xanh rêu hay màu vàng chanh khi vách tế bào tẩm chất gỗ (mô
cứng, gỗ) hay chất bần (bần, tầng tẩm suberin và tầng suberoid).
6. Phương pháp vẽ vi phẫu
a. Vẽ sơ đồ
Vẽ sơ đồ là dùng các ký hiệu để vẽ (Hình 1.5).
- Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua trục (thân và rễ) thì có thể chỉ vẽ ½ vi phẫu.
- Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua mặt phẳng (phiến lá, cuống lá) thì vẽ toàn bộ.
b. Vẽ chi tiết
Vẽ chi tiết là vẽ đúng hình dạng, cách sắp xếp của các tế bào và tỉ lệ tương đối giữa
các tế bào với nhau trong một mô và giữa các mô trong một cơ quan.
Các qui ước dùng để vẽ vi phẩu xem chi tiết tại Hình 1.5.
Chú ý: Vách tế bào nhuộm màu hồng thì vẽ nét đơn, nhuộm màu xanh thì vẽ nét đôi (2 nét
gần hay xa nhau là tùy theo độ dày của vách tế bào). Đối với mô dày: Những vùng dày lên của
vách tế bào thì tô đen. Đối với mạch gỗ: tô đen ở ¼ phía trên bên trái của nét trong.
PHẦN 2. THỰC HÀNH
1. Dụng cụ thực tập và hóa chất
(Bộ dụng cụ và hoá chất này được sử dụng cho mỗi lần thực hiện nhuộm tiêu bản vi phẩu thực
vật)
Dao cắt/lưỡi lam Dung dịch Javel 50%
Lame và Lamelle Dung dịch acid acetic 1%
Mặt kính đồng hồ/đĩa petri Dung dịch lục iod 0,1%
Kim mũi mác, kim mũi nhọn Dung dịch son phèn carmin 1%

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 5
Kính hiển vi quang học Nước cất
Kính lúp Túi ni lông
Dao, kéo Nhãn ghi chú

2. Nguyên liệu
Cành mang lá của các cây: nhàu, dừa cạn, mơ lông, cúc tần, dâu tằm, hương nhu tía, cỏ xước.
Rễ tranh, dâu tằm.
3. Nội dung
Thực hành quan sát cấu tạo mô dẫn và chất cặn bã
Trên các vi phẫu vừa nhuộm, quan sát bằng kính hiển vi để nhận diện mô dẫn bao gồm mô gỗ
và mô libe. Yêu cầu:
- Vị trí vùng libe;
- Vị trí vùng gỗ;
- Đếm số lượng bó dẫn;
- Nhận định cấu trúc cấp 1 hay cấu trúc cấp 2;
- Cách sắp xếp của bó libe - gỗ: bó chồng, bó chồng kép, bó đồng tâm, xuyên tâm.
Tìm và nhận diện tinh thể canxi oxalat hình cầu gai, hình khối (lăng trụ), hình kim trên vi phẫu
đã có (rễ cây dâu tằm,…).
Chụp hình/vẽ và ghi chú thích các đặc điểm quan sát được trên vi phẫu.

Hình 1.4 Các quy ước vẽ vi phẩu thực vật

Hình 1.5 Tinh thể oxalat canxi


a. ở vẩy hành; b. ở xương rồng vợt; c. ở tế bào hạ bì lá đa

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 6
Hình 1.6 Các quy ước vẽ tiêu bản vi phẩu thực vật

 Câu hỏi củng cố:


1. Tại sao không điều chỉnh bằng đinh ốc sơ cấp khi quan sát ở vật kính 40X, 100X.
2. So sánh cách sắp xếp và số lượng các bó dẫn trên vi phẩu rễ, thân, lá.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 7
BÀI 2
QUAN SÁT MÔ MÔ MỀM, MÔ CHE CHỞ,
MÔ NÂNG ĐỠ, MÔ TIẾT

 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
1. Mô tả đặc điểm phân biệt giữa các loại mô;
2. Thực hiện tiêu bản vi phẩu và nhận diện đúng các loại mô cấu trúc nên cơ thể
thực vật.

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Mô nâng đỡ
Vách tế bào bằng cellulose hay hóa gỗ.
Vách tế bào dày và cứng để đảm bảo chức năng nâng đỡ các cơ quan.
Mô nâng đỡ gồm mô dày và mô cứng.
Mô dày cấu tạo bởi những tế bào sống, có vách dày bằng cellulose, nâng đỡ lá hay thân. Sự
dày lên của vách tế bào có thể chỉ xảy ra ở góc tế bào (mô dày góc như ở thân cây Nhọ nồi
Eclipta prostrata L.), đều đặn xung quanh tế bào (mô dày tròn như ở cuống lá Gạo Bombax
malabaricum DC), hoặc dày lên theo hướng tiếp tuyến (mô dày phiến như ở thân cây Rau má
Centella asiatica Urban). Cây lớp Hành không có mô dày. Mô dày được nhuộm hồng bởi đỏ
son phèn.

Hình 2.1 Các loại mô dày: mô dầy phiến, mô dày góc, mô dày tròn

Mô cứng cấu tạo bởi những tế bào chết có vách dày hóa gỗ ít nhiều. Mô cứng thường nằm sâu
trong những cơ quan không còn khả năng mọc dài nữa. Có ba loại mô cứng gồm tế bào mô
cứng, thể cứng và sợi mô cứng.
a.Tế bào mô cứng
Thường có hình khối nhiều mặt. Vách dày, hóa gỗ nhiều và có các ống nhỏ trao đổi. Trên vách

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 8
dày còn có những vân tăng trưởng đồng tâm. Các tế bào này có thể đứng riêng lẻ hoặc đứng tụ
họp thành từng đám gọi là tế bào đá (ví dụ trong thịt quả Lê Pyrus pyrifolia Nakai, quả Na
Annona squamosa L.)

Hình 2.2 Các loại tế bào mô cứng và sợi

b.Thể cứng
Là những tế bào mô cứng riêng lẻ có kích thước tương đối lớn, đôi khi phân nhánh (lá Chè

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 9
Camellia sinensis O. Ktze, cuống lá cây Ngọc lan ta Michelia alba L.).
c. Sợi mô cứng
Cấu tạo bởi những tế bào dài hình thoi. Vách rất dày, ít nhiều hóa gỗ và có nhiều ống trao đổi
đi xuyên qua vách dày có nhiều vân tăng trưởng đồng tâm; khoang tế bào rất hẹp. Dựa vào vị
trí sợi mô cứng được phân biệt thành hai loại sợi:
Sợi vỏ: Ở trong phắn vỏ của cây bao gồm sợi vỏ thật (ở trong lớp vỏ theo đúng nghĩa
thực vật nghĩa là từ nội bì trở ra), sợi trụ bì (sinh ra bởi sự biến đổi của các tế bào trụ bì), sợi
libe (ở trong libe). Đặc điểm của sợi là rất dài và hẹp. Những sợi hóa gỗ có thể nhuộm xanh
bởi phẩm lục iod.
Sợi gỗ: Ở trong phần gỗ của cây, ngắn hơn sợi libe có vách tế bào hóa gỗ. Tế bào sợi
gỗ cũng có hình thoi dài, vách dày, tế bào chết có vách hóa gỗ.
2. Mô che chở
Mô che chở có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận của cây chống tác dụng có hại của môi trường
bên ngoài như sự xâm nhập của các giống ký sinh, điều hòa sự bốc hơi nước, sự thay đổi nhiệt
độ đột ngột. Mô che chở ở mặt ngoài của các cơ quan của cây. Các tế bào xếp xít nhau, vách
tế bào biến thành một chất không thấm nước và khí.
a. Biểu bì (mô che chở non)
Bao bọc các phần non của cây. Trên biểu bì có thể có lỗ khí, lông che chở, lông tiết. Biểu bì
cấu tạo bởi một lớp tế bào sống, vách ngoài của tế bào biểu bì đã hóa cutin. Tầng cutin dày hay
mỏng tuỳ theo điều kiện khí hậu. Trên biểu bì có hai bộ phận rất quan trọng trong công tác
kiểm nghiệm dược liệu đó là lỗ khí và lông. Một số loài, dưới biểu bì có 1-2 lớp tế bào hạ bì
chứa đầy nước và kích thước lớn hơn tế bào biểu bì.
Lỗ khí: trao đổi khí và thoát hơi nước. Dựa vào tế bào kèm để phân biệt 5 kiểu lỗ khí:
+ Kiểu hỗn bào: lỗ khí bao bọc bởi những tế bào bạn giống tế bào biểu bì.
+ Kiểu trực bào : lỗ khí bao bọc bởi hai tế bào bạn xếp thẳng góc với khe lỗ khí.
+Kiểu dị bào : lỗ khí được bao bọc bởi ba tế bào bạn trong đó có một tế bào nhỏ hơn
hai tế bào kia.
+ Kiểu song bào : lỗ khí bao bọc bởi hai tế bào bạn song song với khe lỗ khí.
+ Kiểu vòng bào: lỗ khí được bao quanh bởi các tế bào bạn xếp nối tiếp nhau thành một
vòng đai liên tục.
Lông che chở: tự vệ, chống sự thoát hơi nước. Tế bào của lông có thể sống hoặc chết và chứa
đầy không khí. Hình dạng các lông rất quan trọng để phân biệt các loài.
+ Lông đơn bào: cấu tạo bởi một tế bào, thẳng hay cong, có khi phân thành nhánh
+ Lông đa bào: cấu tạo bởi nhiều tế bào xếp thành một dãy, có các hình dạng thường
gặp như sau:
Lông hình thoi: cấu tạo bởi một tế bào hình thoi, nằm ngang, song song với mặt biểu bì, dính
ở giữa trên một tế bào chân ngắn.
Lông tỏa tròn: cấu tạo bởi một chân ngắn và một đầu đa bào từ chân đó mọc tỏa ra trong một
mặt phẳng. Nếu các tế bào từ chân lông toả ra khắp mọi phía trong không gian. ta có lông hình
sao.
Lông ngứa: cấu tạo bởi một tế bào chứa acid formic. Đầu ngọn lông có silic nên giòn, dễ gãy
để giải phóng chất ngứa ở trong lông vào trong da. Lông này có tác dụng bảo vệ cây khỏi bị
súc vật ăn. Ngoài các lông che chở nói trên, biểu bì còn có thể mang lông tiết.
b. Bần (Mô che chở già)
Bần hiện diện ở những phần già của thân hay rễ cây. Bần là những tế bào chết sinh bởi tầng
sinh bần - lục bì, cấu tạo bởi những tế bào hình chữ nhật xếp rất đều thành dãy xuyên tâm và

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 10
vòng tròn đồng tâm. Tế bào tẩm suberin nên không thấm nước và khí. Sự trao đổi khí xảy ra
qua những lỗ vỏ. Các lỗ vỏ này tạo thành những nốt sần ở ngoài mặt vỏ cây, dễ dàng trông thấy
bảng mắt. Bắt màu xanh của lục iod.

Hình 2.3 Các kiểu lỗ khí


1. Hỗn bào; 2. Dị bào; 3. Song bào; 4. Trực bào; 5. Vòng bào

Hình 2.4 Một dạng lông che chở đa bào

Thụ bì là lớp phía ngoài lớp bần với các mô phía ngoài khô héo dần rồi chết, tạo thành thụ bì
(vỏ chết).
Chu bì là tập hợp của ba lớp bần. tầng sinh bần và lục bì.
3. Mô tiết
Mô tiết cấu tạo bởi những tế bào sống, có vách bằng cellulose tiết ra những chất được coi là
cặn bã của cây như tinh dầu, nhựa, gôm, tanin, v.v… Thường các chất này không được thải ra
ngoài và sẽ đọng lại trong cây.
Các loại mô tiết bao gồm tế bào tiết, lông tiết, ống tiết và túi tiết (tiêu bào, ly bào, tiêu ly bào).

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 11
Hình 2.5 Bần ở thân cây già

Hình 2.6 Các kiểu ống tiết và túi tiết

Hình 2.7 Tế bào tiết và lông tiết

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 12
4. Mô mềm
Là những tế bào sống, vách mỏng bằng cellulose. Tuỳ theo vị trí, hình dạng và nhiệm vụ của
mô mềm mà chia ra các loại như: mô mềm đồng hoá (chứa lạp lục); mô mềm dự trữ (chứa các
chất dự trữ như tinh bột, protein và dầu mỡ); mô mềm chứa nước (mô nước); mô mềm chứa
khí (mô thông khí); mô mềm hình giậu (mô giậu); mô mềm xốp (mô khuyết); mô mềm vỏ; mô
mềm libe và gỗ; mô mềm hấp thụ: lông hút của rễ.

Hình 2.8 Phân loại nhu mô (nhu mô đặc, nhu mô đạo, nhu mô khuyết – theo thứ tự)

Hình 2.9 Lục mô hàng rào và lục mô khuyết ở lá

PHẦN 2. THỰC HÀNH


1. Nguyên liệu
Lá Nhàu, lá và thân Tần dày lá, lá cây Râu mèo, lá cây đinh lăng, lá và thân cây lá lốt, lá cây
thuốc giòi, lá cây lạc tiên, lá cây chó đẻ, lá cây thông thiên, thân/lá cây bưởi, cam, chanh, thân
cây cỏ sữa lá lớn, thân Bụp già.
2. Nội dung
a. Quan sát mô che chở bao gồm
Biểu bì và lỗ khí: bóc tách lấy phần biểu bì, quan sát kiểu lỗ khí của các mẫu:
•Kiểu song bào: lá Nhàu.
•Kiểu trực bào: lá các cây thuộc họ Lamiaceae (Tần dày lá, Râu mèo,...)
•Kiểu dị bào: lá Đinh lăng.
•Kiểu vòng bào: lá Lốt.
•Kiểu hỗn bào: lá Thuốc giòi, lá Lạc tiên.
Lông che chở: quan sát các loại lông che chở sau:
Lông che chở đơn bào: Thuốc giòi, Vú sữa.
Lông che chở đa bào 1 dãy: lá Húng chanh, lá Lạc tiên

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 13
Bần: vi phẫu rễ Chó đẻ, thân cây bụp già
b. Quan sát mô nâng đỡ bao gồm
Mô dày
Mô dày góc: thân Húng chanh.
Mô dày tròn: phiến lá Thông thiên.
Tế bào mô cứng: thân non cây Bưởi, thân cây 1 lá mầm (náng, lẽ bạn, cỏ tranh).
c. Quan sát mô tiết bao gồm
Tế bào tiết: thân Lá lốt.
Lông tiết: thân cây Húng chanh, thuốc dòi, lá hương nhu, …
Túi tiết: ở phiến lá Bưởi, cuống lá ổi
d. Quan sát mô mềm: phiến lá Thông thiên.

 Câu hỏi củng cố:


1. Nêu đặc điểm phân biệt lông tiết và lông che chở?
2. Nêu đặc điểm bắt màu của các loại mô khi nhuộm bằng son phèn – lục iod.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 14
BÀI 3
LÁ CÂY

 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
1. Vận dụng kiến thức về hình thái học lá cây vào nhận biết và mô tả đặc điểm của
một số loại lá cây;
2. Thực hiện vi phẩu nhuộm lá cây một lá mầm và lá cây 2 lá mầm;
3.Nhận biết các loại mô, tế bào trong vi phẩu lá cây.

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Các kiểu lá
Lá đơn
Khi cuống lá chỉ mang một phiến duy nhất; dựa vào bìa phiến lá, người ta phân ra
- Lá đơn nguyên khi bìa phiến là nguyên, trơn láng như là bông giấy, hay có răng nhọn
(dâm bụt) hay răng tròn.
- Lá có thùy khi mép lá có khuyết sâu chưa đến 1/2 kể từ bìa phiến lá đến gân chính (lá
thầu dầu, lá nho)
- Lá phân thùy khi lá có khuyết sâu hơn 1/2 phiến lá (móng bò).
- Lá xẻ thùy khi các khuyết ăn sâu vào cho đến gần hoặc sát với gân giữa của lá (đu
đủ).
- Lá rọc khi lá như bị rọc đến gân chính như lá tóc tiên (Taraxacum).
Lá kép
Khi cuống chính chia thành nhiều cuống phụ nhỏ, mỗi cuống phụ mang một lá phụ hay lá chét.
- Lá kép đơn giản nhất là lá kép có 2, 3, 4 lá chét. Khi đó tên lá kép được gọi là lá kép
hai, lá kép ba hoặc lá kép bốn.
- Lá kép lông chim khi các lá chét sắp hai hàng hai bên cuống chính có thể mọc đối
nhau hoặc mọc cách trên cuống chính đó.
+ Lá kép lông chim chẵn: tận cùng của cuống chính có hai lá chét.
+ Lá kép lông chim lẽ: tận cùng của cuống chính có hai lá chét
Các loại lá kép hai lần, lá kép ba lần là do số lần cuống phụ hình thành trên cuống chính và
cuống phụ bậc 1.
- Lá kép hình chân vịt khi các lá phụ (lá chét) tỏa ra tại một điểm từ cuống chung. Số
lá phụ thay đổi tùy loài nhưng thường là số lẻ 3, 5, 7 ...
Các lá thường mọc trên thân cây theo một cách sắp xếp nhất định tạo nên các kiểu lá mọc cách,
mọc đối, mọc vòng.
2. Đặc điểm hình thái lá cây
Lá cây là một bộ phận của thực vật bậc cao có chức năng quang hợp do lá chứa nhiều tế bào
mô dậu và nhiều lục lạp. Lá cây có chức năng quang hợp, dự trữ chất dinh dưỡng, nước, thoát
hơi nước, tham gia vào quá trình hút nước và khoáng của rễ cây.
Một lá cây có 3 phần chính gồm cuống lá, gân lá và phiến lá.
Hình thái của lá bao gồm các đặc điểm của cuống lá, gân lá, và phiến lá. Trong đó phiến lá
thường được chú y mô tả về màu sắc (cả 2 mặt), hình dạng, đặc điểm của mép phiến lá.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 15
a. Cuống lá
Thường có hình trụ tròn, đa số có một khuyết lõm xuống như hình lòng máng.

Hình 3.1 Hình dạng cuống lá

b. Gân lá
Gân lá là bộ khung nâng đỡ lá, trong đó có các bó mạch và mô nâng đỡ. Dựa vào đặc điểm
phân bố của gân lá trên phiến lá, người ta chia gân lá ra thành các loại sau: gân hình lông chim,
gân hình chân vịt, gân song song, gân lá hình cung, gân tỏa tròn (lá sen), còn một số loại gân
ít gặp (Hình 3.2)
c. Phiến lá
Để nhận biết sự khác biệt giữa các loài cây, phiến lá được nhận dạng dựa vào đặc điểm của
mép phiến lá (bìa lá), hình dạng ngọn lá và hình dạng đáy lá (Hình 3.3 và 3.4)
3. Cấu tạo lá cây
a. Cấu tạo lá cây phân lớp Ngọc Lan bao gồm một gân chính ở giữa, hai bên là phần phiến lá
với nhiều thịt lá. Thịt lá là nơi chứa nhiều lục lạp do cấu tạo bởi lục mô hàng rào và lục mô
khuyết. Gân chính gồm có mô gỗ và mô libe, thường xếp hình vòng cung mặt lõm quay lên,
mô libe ở mặt ngoài, mô gỗ ở mặt cong.
b. Cấu tạo lá cây phân lớp Hành
Lá cây đơn tử diệp thường không có cuống lá; các gân lá xếp song song theo trục dọc của phiến
lá với kích thước tương đương nhau. Phiến lá thường cấu tạo bởi mộtloại lục mô. Diệp lục
thường chỉ có một loại lục mô hoặc lục mô hình hàng rào hoặc lục mô đạo với hình dạng tế
bào biến thiên; mô dẫn truyền gồm các bó gỗ và các bó libe chồng chất nhau với bó gỗ ở trên
và bó libe ở dưới. Có lớp tế bào nhu mô làm thành bao (bundle sheat) bao quanh bó mạch. Do
không có mô dày nên cương mô làm thành đám nằm ngay trên và dưới bó libe gỗ.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 16
Hình 3.2 Hình dạng gân lá

Hình 3.3 Hình dạng mép phiến lá


1. Mép nguyên; 2.Lõm; 3.Lượn sóng; 4.Uốn cong; 5. Có lông; 6. Có gai; 7. Có răng; 8. Răng
hai lần; 9. Răng không đều; 10. Răng thưa; 11. Hai lần răng thưa; 12. Răng cưa không đều;
13. Răng tròn

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 17
Hình 3.4 Hình dạng lá, ngọn lá và góc lá

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 18
Hình 3.5 Cấu tạo giải phẩu cuống lá

Hình 3.6 Cấu tạo giải phẩu lá cây phân lớp Ngọc Lan

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 19
Hình 3.7 Cấu tạo giải phẩu lá cây phân lớp Hành

PHẦN 2. THỰC HÀNH


1. Nguyên liệu
Mẫu cây với đầy đủ lá trên cành của các loài cây
2. Nội dung thực hành
a. Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái, cách mọc của các loại lá sau: lá cỏ tranh, lá gừng, lá
sả, lá dâu tằm, lá lốt, lá hương nhu tía, lá rau má, ...
b. Thực hiện tiêu bản vi phẩu của lá cây phân lớp Hành (lá sả, lá cỏ tranh) và lá cây phân lớp
Ngọc lan (lá dâu tằm, lá dừa cạn, lá nhàu, ...)

 Câu hỏi củng cố:


1. So sánh cấu tạo giải phẩu vi phẩu lá cây phân lớp Ngọc lan và phân lớp Hành?
2. Tìm các ví dụ về các biến đổi của lá cây?

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 20
BÀI 4
THÂN CÂY

 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
1. Trình bày các phần của thân cây
2. Phân tích đặc điểm cấu tạo giải phẩu thân cây lớp Ngọc Lan và lớp Hành

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Hình thái thân cây
a. Các dạng thân
Đa số thân cây có dạng hình trụ tròn, một số có mặt cắt là hình tam giác (họ Cói Cyperaceae),
hình vuông (họ Bạc hà Lamiaceae). Hình ngũ giác (họ Bí Cucurbitaceae) hay hình dẹt (thân
cây Quỳnh Epiphyllum oxypetalum Haw.).
Thân cây thường là phần mọc trên mặt đất, có dáng đứng hoặc nằm, bò hoặc leo (hình 4.1)
- Thân khí sinh:
+ Thân đứng:
- Thân gỗ
- Thân cột
- Thân rạ
+ Thân bò
+ Thân leo:
- Leo bằng thân quấn
- Leo bằng tua cuốn
- Leo bằng rễ bám
- Thân địa sinh:
+ Thân hành
+ Thân củ
+ Thân rễ
- Thân thuỷ sinh
Cây thân gỗ (thân mộc) sống nhiều năm, thân chính phát triển mạnh, phân cành nhiều, tạo
thành vòm lá rõ rệt. Cây gỗ thường khá cao, có khi cao đến hàng trăm mét với vòm lá rất rõ.
Cây đại mộc khi chiều cao của thân từ hơn 25m như thông, phi lao …; cây trung mộc có chiều
cao từ 15 - 25m; cây tiểu mộc chiều cao dưới 15m như bưởi, ổi …
Cây thân cột gồm những cây sống nhiều năm, thân không phân nhánh và thường mang một
chùm lá ở ngọn.
Cây bụi là dạng cây thân gỗ sống nhiều năm, thân chính không hoặc kém phát triển, cây phân
cành thường từ gốc của thân chính. Ở cây bụi không thể hiện thân và vòm lá rõ rệt, chiều cao
không vượt quá từ 4 - 6m.
Cây thân thảo có thân mềm nhỏ, thường cây không có cơ cấu thứ cấp hoặc có nhưng ít, phần

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 21
thân trên mặt đất chết vào cuối thời kỳ sinh dưỡng nhưng phần thân ngầm bên dưới đất vẫn
còn chờ mùa mưa năm sau có thể phát triển trở lại. Bao gồm cỏ nhất niên (hàng niên), nhị niên,
đa niên.
Thân rạ: thân bọng, thường rỗng ở phần lóng và đặc ở phần mắt. Các thân nầy thường gặp ở
họ Hòa bản (Poaceae).
Thân bò : Thân mọc nằm bò trên mặt đất ở phần gốc, nhưng phần ngọn lại vươn lên. Thân bò
thường có rễ bất định mọc ở các mắt của thân.
Thân leo hay dây leo là thân mọc nhưng không tự đứng được mà phải tựa vào giàn, trụ hay leo
quấn trên nhánh các cây khác. Thân leo có dạng một đường quấn xoắn quanh một giá thể.
Thân trườn khi thân không leo quấn và không có vòi nhưng cần tựa vào trụ như bông giấy,
huỳnh anh … vài loài tre …
Thân thủy sinh Là những thân sống trong nước, gồm có:
+ Thân chìm một phần hay chìm hoàn toàn trong nước.
+ Thân nổi nằm trên mặt nước không dính xuống đáy.
Thân ngầm của các cây dương xỉ, chuối … là thân mọc ngầm bên dưới đất; thân khí sinh của
chuối là thân giả gồm các lá bẹ mọc ôm sát vào nhau tạo thành.
Thân củ thân phù to ra thành củ chứa chất dự trữ, thân củ có thể hình thành trên mặt đất hay
bên dưới mặt đất. Trên thân củ có các mắt, là nơi có các sẹo lá với chồi nách bên trong.
Căn hành thân ngầm nằm dưới đất và thường phù mập chứa chất dinh dưỡng cho cây, lá teo
thành vẩy, trong nách các vẩy có chồi sẽ phát triển thành những chồi mọc thành thân khí sinh
và dưới cho các rễ phụ.
Hành / giò: thân rất ngắn có hình dĩa hay hình nón dẹp mang nhiều rễ phụ bên dưới, phần trên
của thân mang nhiều lá mà bẹ lá phù ra xếp úp vào nhau và được gọi là vãy hành chứa nhiều
chất dinh dưỡng. Hành có thể mang nhiều chồi nách, mỗi chồi nách lại phát triển thành một
hành con.
b. Các thành phần của thân
- Thân chính / trục chính
- Cành / nhánh / trục bên / trục phụ
- Gốc thân
- Chồi ngọn / chồi búp
- Chồi nách / chồi bên
- Chồi bất định: Có thể được hình thành trên mọi cơ quan của thân như ở mắt, lóng, lá, rễ …
còn gọi là chồi phụ.
- Chồi đông: Ở vùng ôn đới, khi mùa thu tới hay ở vùng nhiệt đới khi bắt đầu mùa khô, chồi
ngọn và chồi bên ở trạng thái "nghỉ" kéo dài. Chồi nầy có thể được gọi chồi đông ở thực vật
vùng ôn đới hay chồi ngủ đối với những cây vùng nhiệt đới.
- Chồi ngủ: Nhiều chồi nách ở trạng thái nghỉ không thời hạn có khi nhiều năm; đó là chồi ngủ.
c. Sự phân nhánh của thân
Cành phát triển từ chồi nách của thân chính gọi là cành bên hay cành cấp I; Các chồi nách của
cành bên phát triển và cho ra cành cấp II, cành cấp III … Sự phân nhánh có các kiểu sau:
Phân nhánh lưỡng phân: đỉnh sinh trưởng phân làm hai đỉnh mới và mỗi đỉnh lại phát triển và
tiếp tục phân đôi. Nếu các nhánh bên phát triển đồng đều như nhau, ta có sự lưỡng phân đều;
nếu các nhánh bên phát triển không đều, ta có sự lưỡng phân không đều.
Phân nhánh đơn phân: Trục chính phát triển thường xuyên, thân chính phát triển lớn lên nhiều

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 22
hơn các cành bên và tạo nên thân các cây gỗ thường thẳng và cao.

Hình 4.1 Các dạng thân cây


(Sinh viên nêu tên các dạng thân cây có trong hình)

Hình 4.2 Các phần của thân cây Hình 4.3 Một phần thân cây

Trục hợp: Chồi ngọn hay chồi bên của thân sau một thời gian bị chết đi hoặc không sinh trưởng
nữa và tại đấy chồi bên phát triển thay thế chồi ngọn, trục chính nghiêng sang một bên.
Kiểu phân nhánh khác nhau tạo nên hình thái khác nhau của vòm lá. Vòm lá có thể đều hay

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 23
không đều, hình cầu, hình trứng, hình nón … có thể thưa, dày, cao, thấp khác nhau hoặc đỉnh
mang một chùm lá lớn tạo thành vòm lá có hình dạng khác nhau: hình tán, hình cầu, hình quạt

Hình 4.4 Các kiểu phân nhánh của cây


A. Lưỡng phân đều, B. Lưỡng phân không đều, C. Trục phân đôi, D. Chồi bên mọc đối, E.
Chồi bên mọc cách, F-H. Trục hợp

2. Cấu tạo giải phẩu


a. Thân cây lớp Ngọc lan
Thân cây lớp Ngọc lan có cấu tạo cấp 1 và cấp 2 (Hình 4.5 và 4.6)
b. Thân cây lớp hành
Thân cây lớp hành chỉ có cấu tạo cấp 1, không có cấu tạo cấp 2 (Hình 4.7).
c. Thân Dương xỉ có cấu tạo cấp 3 (đa trụ) và các thân có cấu tạo bất thường.
d. Cấu tạo bất thường ở thân (ví dụ họ rau dền Amaranthaceae)
Ở thân trưởng thành vòng mô dẫn có cấu tạo bất thường do sự xuất hiện, tuần tự từ trong ra
ngoài, các tầng sinh libe gỗ phụ phía ngoài vòng libe gỗ chính. Gỗ thặng dư lúc đầu là từng bó
không đều, rời, nhưng khi thân già là một vòng liên tục; mạch gỗ kích thước không đều, thường
xếp thành từng dãy 2-5 mạch; mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ dày hay mỏng,
xếp khít nhau thành dãy xuyên tâm. Libe thặng dư bao phía ngoài vòng gỗ, lúc đầu là từng cụm
nhỏ, tiếp sau là từng đoạn dài ngắn khác nhau xếp thành vòng uốn lượn ở trong vòng gỗ, cuối
cùng là vòng liên tục ở thân già. Mô mềm tủy tế bào hình tròn hay hình đa giác, xếp chừa những
đạo. Bó vết lá 2, ở giữa mô mềm tủy, xếp đối diện nhau, cấu tạo cấp 2 ít phát triển, có nhiều
dạng: 2 bó có thể rời, mỗi bó gồm libe ở ngoài gỗ ở trong hay gỗ bao libe; 2 bó cũng có thể
dính ở libe thành một.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 24
Hình 4.5 Cấu tạo sơ cấp thân một loài cây lớp Ngọc lan

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 25
Hình 4.6 Cấu tạo cấp 2 thân một loài cây lớp Ngọc lan

Hình 4.7 Cấu tạo một thân cây lớp Hành

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 26
Hình 4.8 Cấu tạo bất thường thân cây cỏ xước

PHẦN 2. THỰC HÀNH


1. Nguyên liệu
Thân còn nguyên nhánh của một số loại cây như gừn, lẻ bạn, cỏ tranh, dâu tằm, dâm bụt, ...
2. Nội dung
a. Mô tả đặc điểm hình thái thân cây, cách phân nhánh của các loại cây lớp Ngọc lan và lớp
Hành.
b. Thực hiện tiêu bản để phân tích cấu tạo giải phẩu thân cây của một loài cầy lớp Hành (cỏ
tranh, sả, gừng, lẻ bạn, ...) và một loài cây lớp Ngọc Lan (dâu tằm, dâm bụt, nhàu, ...).

 Câu hỏi củng cố:


1. Tương ứng với mỗi dạng thân cây, hãy tìm một ví dụ cụ thể và nêu đặc điểm phân
nhánh.
2. So sánh cấu tạo cấp 1 và cấu tạo cấp 2 thân cây lớp Ngọc lan.
3. So sánh cấu tạo giải phẩu cấp 1 thân cây lớp Ngọc lan và lớp Hành.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 27
BÀI 5
RỄ CÂY

 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
- Mô tả đầy đủ đặc điểm hình thái của rễ cây;
- Phân tích được cấu tạo giải phẩu của rễ cây lớp Hành, lớp Ngọc lan và rễ bất
thường.

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Hình thái của rễ cây
Rễ non có 5 vùng (miền): chóp rễ, vùng tăng trưởng, vùng lông hút, vùng hoá bần, cổ rễ.
Có nhiều loại rễ khác nhau như rễ trụ, rễ chùm, rễ bất định, rễ củ, rễ mút, và rễ khí sinh.
Rễ con mọc ra ở vùng hoá bần trên rễ chính gọi là rễ con bậc 1, trên rễ con bậc 1 này có thể
mọc rễ con bậc 2, tương tự như vậy có rễ con bậc 3, ...

Hình 5.1 Các vùng (miền) của rễ

2. Cấu tạo giải phẩu rễ cây Ngọc lan


a. Cấu tạo cấp 1 rễ cây lớp Ngọc lan
Cấu tạo cấp 1 rễ cây lớp Ngọc lan (và hạt trần) gồm có 2 vùng: vỏ (chiếm 2/3 tiết diện rễ) và
trung trụ.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 28
Hình 5.2 Cấu tạo cấp 1 của rễ non cây si
1. Biểu bì; 2. Mô mềm vỏ; 3 Nội bì; 4. Trụ bì; 5. Libe cấp 1; 6 Gỗ cấp 1; 7. Mô mềm ruột

Hình 5.3 Cấu tạo cấp 1 của rễ cây lớp Ngọc lan và đai caspary

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 29
Hình 5.4 Cấu tạo cấp 2 của rễ cây

b. Cấu tạo cấp 1 của rễ cây lớp Hành


Tầng hoá bần là tầng tẩm suberin gọi là suberoid, tế bào nội bì có hình chữ U (hay hình móng
ngựa). Trụ bì thường thiếu, do đó các bó mạch sẽ tiếp xúc với nội bì. Trung trụ phát triển và có
số bó mạch nhiều hơn rễ cây lớp Ngọc lan. Có hậu mộc to, và mô mềm trụ thường hoá mô
cứng.
c. Cấu tạo cấp 2 của rễ cây lớp Ngọc lan
Khi cây sinh trưởng, kích thước tế bào lớn lên, vách tế bào cũng dày lên, theo đó mức độ hóa
gỗ và hóa bần tăng lên. Khi rễ chuyển sang cấu tạo cấp hai thì cây đã xuất hiện những lá đầu
tiên. Sự phát triển này do hoạt động của hai tầng phát sinh ngoài (tầng bì sinh) và tầng phát
sinh trong (tầng sinh gỗ).

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 30
Hình 5.4 Cấu tạo rễ cây lớp Hành

PHẦN 2. THỰC HÀNH


1. Nguyên liệu
Rễ non cây đậu; rễ non cây si, cỏ tranh, gừng, dâu tằm, dâm bụt, dừa cạn, ...
2. Nội dung
a. Nhận dạng các phần của rễ non cây đậu.
Quan sát và chỉ ra các vùng của rễ.
b. Nhận diện các loại rễ cây
Nhận diện và phân loại các loại rễ cây có được trên bàn bao gồm mẫu vật và hình ảnh.
c. Thực hiện tiêu bản vi phẩu và mô tả đặc điểm cấu tạo rễ non cây si (hoặc cây khác theo yêu
cầu), rễ cấp 2 cây lớp Ngọc lan và rễ cấp 1 cây lớp Hành.

 Câu hỏi (bài tập) củng cố:


1. Nêu đặc điểm phân biệt rễ cây lớp Hành và rễ cây lớp Ngọc lan.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 31
BÀI 6
PHÂN TÍCH HOA

 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
1. Mô tả được các phần của hoa.
2. Viết được hoa thức và vẽ được hoa đồ của hoa khảo sát

PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Hoa tự
Hoa tự là thứ tự sắp xếp của hoa trên trục phát hoa.
a. Hoa đơn độc
Hoa có thể mọc lẽ loi từng cái một ở đỉnh nhánh, ở nách lá bắc (bụp) hoặc mọc trên thân bên
ngoài lá bắc (hoa cà).
b. Cụm hoa
Cụm hoa gồm nhiều hoa tụ hợp lại với nhau trên một trục mang hoa phân nhánh
Trong phát hoa, mỗi hoa có một lá bắc riêng, ở một số cây có lá bắc chung cho cả phát hoa
được gọi là tổng bao, khi đó từng hoa riêng biệt sẽ không có lá bắc (như ở các cây trong họ
Cúc, hoa Hoa tán). Có khi lá bắc chung biến đổi đặc biệt tạo thành một mo, như các cây trong
họ Cau (Arecaceae), họ Môn (Araceae).
+ Cụm hoa đơn không hạn: trục chính của cụm hoa tiếp tục sinh trưởng để tạo ra các hoa
mới, có 5 loại sau: chùm, bông, ngù, tán, đầu.

Hình 6.1 Các kiểu cụm hoa đơn vô hạn


A, A1, A2 - chùm; B - gié; C, I, J - hoa đầu; D, E - tản phòng; G, H - Tán

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 32
+ Cụm hoa đơn có hạn (xim)
Trục chính của cụm hoa mang một hoa ở đỉnh và ngừng sinh trưởng lên phía trên nhưng
lại đâm nhánh về phía dưới. Có các loại: xim một ngã: xim một ngã hình đinh ốc và xim
một ngã hình bọ cạp; xim hai ngã; xim nhiều ngã; xim co.

Hình 6.2 Các kiểu cụm hoa đơn có hạn


1. Xim một ngã hình đinh ốc; 2. Xim một ngã hình bọ cạp; 3. Xoim hai ngã; 4. Xim nhiều
ngã; 5. Xim co.
c. Cụm hoa kép bao gồm các cụm hoa đơn hợp thành, có thể là tán kép, chùm kép, ...
d. Cụm hoa hỗn hợp bao gồm nhiều kiểu hoa tự trên cùng một phát hoa.
2. Cấu tạo của hoa
a. Đài hoa
Lá đài: số lượng lá đài 3.5 hay 4,6; đều hay không đều, rời hay dính. Hình dạng (nếu lá đài rời
thì mô tả hình dạng của từng lá đài, nếu lá đài dính thì mô tả ống đài và các phiến rời ở phía
trên), màu sắc (thông thường lá đài có màu xanh lục, nếu có màu như cánh hoa thì gọi là đài
dạng cánh). Ngoài ra, cũng cần mô tả chi tiết khác như lông, gân, đốm, tuyến…
Tiền khai lá đài: các kiểu tiền khai lá đài giống với các kiểu tiền khai của hoa như kiểu xoắn
ốc, van (liên mảnh), lợp (kết lợp), vặn, luân xen, bướm, lườn.
Một số hoa còn có đài phụ (VD: hoa bụp)
b. Tràng hoa (cánh hoa) (phân tích tương tự như đài hoa).

Hình 6.3 Các thành phần của một hoa

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 33
Hình 6.4 Các kiểu tiền khai hoa

c. Bộ nhị
Bộ nhị là cơ quan sinh sản đực của thực vật. Khi phân tích bộ nhị cần chú ý phân tích số
lượng nhị, kích thước (đều hay không đều), vị trí đính (rên đế hoa, trên ống đài, trên ống
tràng), vị trí nhị so với cánh hoa (xen kẽ hay đối diện)
Cách sắp xếp của các nhị xoắn ốc hay vòng, rời hay dính (nếu các nhị dính nhau thì dính ở
đâu).
Mô tả chỉ nhị (hình dạng, màu sắc, nhẵn hay có lông), mô tả bao phấn (hình dạng, màu sắc,
số ô, cách mở, hướng, cách đính vào chỉ nhị) và mô tả hạt phấn (cà nhuyễn bao phấn của
hoa vừa nở trên phiến kính dày, quan sát dưới kính hiển vi bằng vật kính X10 rồi mô tả các
đặc điểm: hình dạng, màu sắc, rời hay dính).
d. Bộ nhụy
Bộ nhuỵ là cơ quan sinh sản cái của thực vật. Khi phân tích bộ nhuỵ cần chú ý mô tả những
đặc điểm sau:
+ Cắt ngang và cắt dọc bầu noãn để xác định: số lượng lá noãn, lá noãn dính hay rời,
số ô của bầu, số noãn trong mỗi ô, cách đính noãn.
+ Vị trí của bầu so sới các bộ phận khác: trên, dưới hay giữa.
+ Các đặc điểm khác như hình dạng, màu sắc, có hay không có cuống nhụy, cuống nhị
nhụy.
+ Mô tả vòi nhụy: số lượng, hình dạng, vị trí đính so với bầu noãn, màu sắc, lông, gai,…
+ Mô tả đầu nhụy: số lượng, hình dạng, màu sắc và sự hiện diện của đĩa mật (nếu có).
3. Viết hoa thức
Hoa thức là công thức tóm tắt cấu tạo của hoa.
Chữ số chỉ số lượng các bộ phận của hoa được ghi ngay sau ký hiệu của bộ phận đó. Nếu các
bộ phận trong mỗi vòng nhiều và không giới hạn thì ghi bằng dấu vô cực (∞). Các bộ phận
trong mỗi vòng mà liền nhau thì chữ số chỉ số lượng được viết trong ngoặc đơn.
Một số kí hiệu viết hoa thức:

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 34
Bộ phận Hoa đồ Ký hiệu
Hoa đều Các bộ phận hoa xếp trên hình *
tròn
Hoa không đều Các bộ phận hoa xếp trên hình ↑
elip
Hoa lưỡng tính, đực, cái
, ♂, ♀
Đài chính, đài phụ K, k

Tràng C

Bao hoa gồm đài và tràng P


Bộ nhị Giống chữ B (bao phấn 2 ô ) hoặc A
D (bao phấn 1 ô); X: nhị lép
Bộ nhuỵ Xem hình 6.5 G, bầu trên thì
gạch dưới, dưới
gạch trên, trung
gạch giữa
Tràng hoa có 2 vòng, mỗi vòng 5 C5+5
cánh
Tràng hoa có số cánh từ 5 đến 7 C5-7
Số lượng các bộ phận nhiều (trên ∞
15)
Lá bắc
Trục phát hoa
Bao phấn dính nhau

Bao phấn dính chỉ nhị


Nhị dính cánh hoa
Cánh dính (số lượng)

PHẦN 2. THỰC HÀNH


1. Nguyên liệu
Hoa nỡ và chưa nở thuộc lớp Ngọc Lan và lớp Hành.
2. Nội dung
Phân tích hoa bao gồm hoa tự, mô tả chi tiết các thành phần của hoa.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 35
Viết hoa thức và vẽ hoa đồ của hoa đã quan sát.

Sáu bước phân tích hoa

(1) Xác định kiểu cụm hoa và vẽ sơ đồ cụm hoa;


(2) Vẽ một hoa nguyên vẹn;
(3) Mổ xẻ hoa:
- Tách riêng từng bộ phận của hoa, quan sát, mô tả và vẽ (kèm theo thước tỷ lệ).
- Cắt dọc hoa để quan sát cách sắp xếp các bộ phận ở trong hoa. Mô tả và vẽ mặt cắt
hoa cắt dọc.
- Cắt ngang qua bầu, quan sát, mô tả số lượng ô và cách đính noãn. Vẽ thiết diện bầu
cắt ngang.
(4) Viết hoa thức;
(5) Vẽ hoa đồ;
(6) Các đặc điểm khác.

Hình 6. 5 Các kiểu đính noãn


1. Đính góc; 2. Đính trung tâm; 3. Đính mép (bên và trung trụ); 4. Đính vách; 5. Đính giữa

 Câu hỏi củng cố:


1. So sánh sự khác nhau giữa hoa thuộc lớp Ngọc lan và lớp Hành.
2. Cho 10 ví dụ về các loài hoa và ghi kiểu hoa tự của nó.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 36
BÀI 7
PHÂN LOẠI VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
1. Nhận thức được các cây thuốc bằng các giác quan.
2. Viết được các mô tả cây thuốc.

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Nhận thức bằng thị giác
Nhận thức bằng thị giác là phần quan trọng nhất đối với phần lớn các loài cây thuốc.
Nhận thức dựa trên hình dạng, kích thước, màu sắc, cấu trúc bề mặt của các cơ quan dinh dưỡng
(rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt). Do đó, để phân biệt được các loài cây thuốc, cần nắm chắc đặc
điểm hình thái của các cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá) trong đó lá là quan trọng nhất.
Cách nhận thức:
- Đặt mẫu cây cần nhận thức ở nơi có đủ ánh sáng, tốt nhất là ánh sáng mặt trời, quan
sát và mô tả.
- Phát hiện các túi tiết tinh dầu bằng cách “soi lá” như sau: để lá cần quan sát về phía
có nguồn sáng mạnh (tốt nhất là ánh sáng mặt trời). Quan sát và mô tả các đặc điểm hình thái
của mẫu đó.
- Phát hiện nhựa mủ, dịch trong dựa trên mẫu tươi: dùng dao khía nhẹ lên vỏ hay cắt
ngang thân hay cuống lá cây, quan sát sau 30 giây đến 1 phút.
2. Nhận thức bằng khướu giác
Các loài khác nhau có thể được phân biệt bằng mùi của chúng.
Nhiều loài có mùi thơm (dịu, hắc, hăng, ....), thường là các loài chứa tinh dầu, gặp ở các cây
họ Long não (Lauraceae), Hồ tiêu (Piperaceae), Cam (Rutaceae), Cần (Apiaceae), Bạc hà
(Lamiaceae), Gừng (Zingiberaceae), ....
Một số loài có mùi thối (mùi đặc biệt), gặp ở nhiều họ khác nhau như cây Mơ tam thể (Paederia
foetida L.), ....
Cũng có rất nhiều loài không có mùi đặc biệt.
Nhận thức bằng cách dùng 2 ngón tay vò vò một mẫu cần nhận thức (mẩu lá, vỏ, gỗ) và ngửi
mùi của nó. Không nên ngửi quá nhiều mẫu có mùi mạnh trong một thời gian ngắn.
3. Nhận thức bằng vị giác
Vị giác bao gồm tất cả các vị chua, cay, ngọt, mặn, chát, đắng
Các loài có vị chua gặp các cây họ Thu hải đường (cuống lá) (Begoniaceae), Rau răm (thân
cây Thồm lồm (Polygonum chinense L.), ....;
Vị cay như ở thân rễ các cây họ Gừng (cây Gừng (Zingiber officinale Rosc.), Địa liền
(Kaempferia galanga L., ....);
Vị ngọt như ở cây Cam thảo đất (Scoparia dulcis L.), Cam thảo dây (Abrus precatorius L.).

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 37
Vị đắng như ở thân cây Dây kí ninh (Tinospora crispa (L.) Hook.f. et Th.), xuyên tâm liên
(Andrographis paniculata).
Có nhiều loài, các cơ quan dinh dưỡng không có vị đặc biệt.
Cách nhận thức: cắt một mẩu nhỏ của cơ quan dinh dưỡng của loài cần nhận thức, để vào miệng
nhấm và cảm nhận vị của nó.
Đối với loài có độc tính cao, hoặc đối với loài chưa biết, không được nếm mẫu với lượng lớn
và không nuốt chúng.
4. Nhận thức bằng xúc giác
Bề mặt cơ quan dinh dưỡng của các loài có thể trơn, ráp, có gai, dính, ... tạo ra các cảm giác
khác nhau khi sờ bằng tay.
Lá các cây họ Dâu tằm thường ráp (cây Dướng (Broussonetia papyrifera (L.) L' Her. ex Vent.),
Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.), Duối (Streblus asper Lour.), ....,
Lá cây Dây đau xương (Tinospora sinensis (Lour.) Merr.) phủ lông mịn nên tạo cảm giác trơn
mịn khi sờ. Vỏ cây Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) C.B.Rob.) có chứa chất dính.
Cách nhận thức:
- Dùng tay lướt nhẹ trên bề mặt cơ quan dinh dưỡng của loài cần nhận thức và cảm nhận cảm
giác có được. Đối với loài chứa chất dính, cắt một mẩu nhỏ, dùng 2 ngón tay vò nát và ép chặt
lại, sau đó nới dần và cảm nhận cảm giác có được.
5. Nhận thức bằng thính giác
Lá của nhiều loài có thể chất cứng, tạo tiếng khác nhau khi va chạm, như lá cây Dạ hợp
(Magnolia coco DC.).
Nhận thức bằng cách đặt lá cây sát tai, dùng tay gẩy nhẹ lá cây cần nhận thức và cảm nhận âm
thanh có được.
PHẦN 2. THỰC HÀNH
1. Nguyên liệu
Cây thuốc ở vườn dược liệu hoặc thu sẵn trên phòng thí nghiệm.
2. Nội dung
Nhận thức 20 mẫu cây lớp Ngọc lan và 10 mẫu cây lớp Hành được bố trí theo danh mục theo
các phương pháp nhận thức thông thường (theo mẫu). Lập danh mục và ghi lại mỗi cây 3 đặc
điểm nổi bật nhất.
a. Tên tiếng Việt;
b. Tên Khoa học;
c. Đặc điểm nhận thức: Thị giác, Khứu giác, Vị giác, Xúc giác, Thính giác;
d. Những đặc điểm nổi bậc;
e. Phân loại cây thuốc vào các họ cây và lớp dựa theo đặc điểm quan sát hình thái được.

 Câu hỏi (bài tập) củng cố:


1. Nêu đặc điểm nổi bậc chung của cây lớp Ngọc lan.
2. Nêu đặc điểm nổi bậc chung của cây lớp Hành.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 38
BÀI 8
PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢ CÂY THUỐC
VÀ LÀM TIÊU BẢN CÂY KHÔ

 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
1. Thực hiện được mẫu tiêu bản thực vật khô đẹp và đúng quy định.
2. Thực hiện mô tả một cây thuốc bằng văn viết, ảnh chụp, dựa trên các đặc điểm
của cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tầm quan trọng của tiêu bản thực vật
a. Quản lí nguồn tài nguyên thực vật của một địa phương.
b. Lưu giữ mẫu tài nguyên thực vật phục vụ việc so mẫu, truy xuất đối chiếu trong công tác
nghiên cứu thực vật và dược liệu, và các mục đích kinh tế khác.
c. Xác định tên khoa học của cây: đối với các loài cây cỏ chỉ ra hoa, kết quả theo mùa, và nhiều
loài chỉ phân bố ở một địa phương nhất định trong một nước, hoặc khu vực nào đó trên trái đất.
Tiêu bản thực vật giúp các nhà nghiên cứu trong một thời điểm và một địa điểm nhất định có
được các mẫu cây cần thiết cho việc nghiên cứu hình thái và giám định tên cây.
Các mẫu tiêu bản thực vật được lưu trữ ở một số bảo tàng thực vật trên thế giới như Kew: The
Herbarium and Library, Leiden: Rijksherbarium, (L), ... hoặc các phòng tiêu bản lớn ở trong
nước như phòng tiêu bản Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU);
phòng tiêu bản Trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP); bảo tàng thực vật quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh (HN); phòng tiêu bản quốc gia đặt ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN),
thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia; phòng tiêu bản của Viện Dược
liệu lưu mẫu cây thuốc.
2. Các yêu cầu của việc thu mẫu tiêu bản
a. Đối với thực vật có hoa, cần thu mẫu có đủ cành lá, hoa, quả, hạt (mẫu mang bộ phận sinh
sản). Tuy nhiên nhiều lúc đi xa thu mẫu nên không có dịp quay lại hoặc thời gian thu mẫu
không phải mùa hoa, quả nên phải lấy cả những mẫu không có hoa quả (mẫu không mang bộ
phận sinh sản).
- Đối với dương xỉ nên lấy mẫu có thân rễ và cơ quan mang bào tử.
- Đối với rêu, tảo lấy cả khóm nhỏ trong đó có các cơ quan sinh sản.
Những mẫu lấy trên cùng một cá thể từ một quần thể cây cùng loài mọc cạnh nhau thì mang
cùng một số hiệu. Các mẫu lấy từ những cá thể khác nhau hay từ những quần thể cây khác nhau
(mặc dù chúng cùng một loài) phải mang các số hiệu khác nhau. Số lượng tiêu bản cho mỗi số
hiệu cần từ 3- 10 mẫu. Sau đó chọn lại mẫu đẹp, đáp ứng yêu cầu.
Mỗi loài nên lấy lặp lại 3- 4 số hiệu ở các cá thể khác nhau. Để tránh nhần lẫn, sau khi lấy mẫu
cần ghi ngay nhãn bằng bút chì rồi đeo vào mẫu.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 39
Thông tin trên nhãn bao gồm một số điểm cần thiết như số hiệu mẫu, tên cây, ngày lấy, người
lấy và nơi lấy. Cần ghi đầy đủ, rõ ràng lý lịch của mẫu vào sổ mẫu với nội dung được miêu tả
ở Nhãn 1 bên dưới. Cần chú ý nhãn phải làm bằng giấy dai cứng và phải viết rõ ràng bằng bút
chì để không bị nhàu nát và mờ chữ khi xử lí bằng cồn và khi ngâm tẩm sau này. Đối với nhãn
thả trong bình ngâm cồn phải viết bằng bút chì vì bút chì không bị mất màu khi tiếp xúc với
cồn.
Việc vẽ một số hình phát hoạ cần thiết ở mặt sau của trang lý lịch để gợi nhớ được khuyến
khích. Chú ý phải ghi lại những đặc điểm dễ mất theo thời gian, nhất là khi mẫu được làm khô
như màu sắc, mùi, vị, nhựa mủ, ... hoặc dễ biến dạng khi cây bị ép khô.
Khi thu mẫu cần chú ý:
- Nên thu mẫu vào lúc trời khô ráo. Mẫu không bị sâu hoặc héo.
- Mẫu có quả to (trừ những quả quá to không thể ép được) thì bổ dọc quả, chỉ sử dụng
phần giữa đính vào cuống quả để ép. Đối với các loại quả mọng (như quả Cà chua, quả ổi, ...)
nên ngâm vào cồn 700 hay dung dịch formal 3%, để giữ được hình dạng của chúng.
- Những cây có quả, hạt có kích thước nhỏ, dễ rơi rụng, trong lúc thu mẫu nên gói riêng
quả, hạt vào một tờ giấy, hoặc cho vào phong bì nhỏ đã làm sẵn, ghi cùng số hiệu với mẫu để
không thất lạc sau này.
- Nếu mẫu thu là cây làm thuốc, cần lấy thêm bộ phận sử dụng như vỏ thân, rễ củ, hạt,
….
b. Ép và làm khô mẫu tiêu bản (Hình 8.1)
Mẫu cây sau khi thu, được sử lý bằng một trong hai phương pháp :
- Phương pháp khô : Mẫu được ép phẳng và làm khô càng nhanh càng tốt, đặc biệt đối
với các bộ phận dễ hỏng như hoa. Nếu cây không được làm khô nhanh thì lá, hoa dễ bị thâm
đen và rụng khỏi cành, có khi bị thối, phải bỏ đi.
- Phương pháp ướt : Mẫu được xông cồn 700 và bảo quản trong túi nilon, buộc kín để
tránh bay hơi cồn, khi có điều kiện mới ép và làm khô. Cũng có thể ép sẵn sau đó mới xông
cồn. Phương pháp ngày được áp dụng trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, hay trong một chuyến
đi thực địa dài ngày, không có điều kiện phơi hay sấy hằng ngày.
Đối với lá: Khi cần có thể tỉa bớt một số lá. Nếu lá dài quá khổ giấy ép thì có thể gấp đôi lại
theo hình chữ V, hoặc gấp ba theo hình chữ N. Nếu lá quá lớn thì cắt lá ra làm nhiều phần rồi
lấy đoạn gốc, giữa và đoạn cuối đại diện cho cả lá. Khi đó, cần ghi lại kích thước của lá ở lý
lịch mẫu. Trong khi ép cần lật ngược một vài lá để thể hiện được cả 2 mặt lá.
Mẫu sau khi ép cần làm khô bằng 2 cách: (i) phơi nắng: Để mẫu cây chóng khô, nên
đặt các cặp ép ở chỗ thoáng gió hoặc phơi nắng (ii) sấy, cho cả cặp ép vào tủ sấy (dưới 80oC).
Sau vài giờ phơi hay sấy, cần thắt lại cặp ép để các mẫu được phẳng. Có thể thay giấy ép hằng
ngày. Thời gian ép mẫu từ 5 – 7 ngày.

Hình 8.1 Cặp ép cây

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 40
Nhãn 1. Mẫu ghi chép một mẫu tiêu bản cây thuốc

Hình 8.2 Cách sắp xếp mẫu cây lên tờ báo trước khi ép
(a) nếu là cây nhỏ, đặt nhiều mẫu cho đầy tờ báo; (b) nếu cây, lá hoặc hoa dài, uốn cong
chúng thành hình chữ V hoặc chữ N; (c) nếu các cành dài và rậm, tỉa thân, một số cành nhánh
và lá, thận trọng để giữ nguyên hình dáng chung; (d) hoa, quả hoặc lá ẩn có thể để lộ ra bằng
cách bỏ một vài phần hoặc bẻ cong lá; (e) thể hiện hai mặt lá và hoa; (f) nên cắt lát quả và
cành lớn thành miếng không dày quá 2-3cm.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 41
c. Khâu mẫu tiêu bản
Giấy khâu phải đủ cứng, có kích thước 28 - 42 cm. Đặt mẫu cây lên tờ giấy khâu theo hình
dạng tự nhiên của cây và tiến hành khâu. Các mũi khâu cách nhau khoảng 3-5cm dọc theo
cành, cuống, gân lá, cụm hoa, hoa và quả.

Hình 8.3 Cách dán và khâu mẫu


A. Khâu, dán đúng; B Khâu dán sai; 1. Khâu; 2. Dán

Chú ý: khi khâu mẫu ép khô, để chừa một góc phía dưới, bên phải một khoảng trống có kích
thước khoảng 10 x 13 cm để dán nhãn. Trên nhãn cần ghi rõ các nội dung sau: tên đơn vị, hệ
thực vật, Tên loài (tiếng Việt), tên khoa học, nơi thu mẫu, ngày thu mẫu, người thu mẫu, người
định danh, và số hiệu của mẫu (VD: Mã lớp – ngày học – tiểu nhóm – viết tăt tên người thu
mẫu)

Hình 8.4 Mẫu nhãn tiêu bản khô cây thuốc Trường Đại học Dược Hà Nội.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 42
Hình 8.5 Một tiêu bản khô cây Dâm bụt

d. Bảo quản tiêu bản


Trước khi khâu mẫu vào bìa cần tẩm độc cho mẫu cây, nhằm để giữ mẫu được lâu không bị
mốc mọt. Có thể dùng dung dịch thuỷ ngân clorua 0.3 % pha trong cồn (chất độc cần phải hết
sức cẩn thận) hoặc ngâm trong dung dịch phèn chua (phèn chua 30 g, kali nitrat 5 g, nước 300
ml). Ngâm từng mẫu 5-10 phút sau đó vớt ra để ráo rồi đem ép và phơi hoặc sấy khô.
Trong quá trình giữ mẫu để chống mối mọt xâm nhập.
e. Sắp xếp và quản lí tiêu bản
Để dễ tìm kiếm, các tiêu bản cần được sắp xếp theo các khu hệ thực vật, trong từng khu hệ thực
vật lại xếp theo họ, chi, loài theo thứ tự a,b,c. Một số họ hoặc chi (tuỳ theo số loài nhiều hay
ít) được xếp trong các ngăn tủ hoặc hòm đựng mẫu. Mỗi tiêu bản có một tờ bìa mỏng bao bên
ngoài có ghi tên loài, các loài trong một chi lại được bọc trong một bìa chung có ghi tên chi.
Các chi cùng họ lại được xếp trong một tập mẫu có ghi tên họ. Có thể sử dụng các phần mềm
máy tính để quản lí và tìm kiếm thông tin nhanh chóng hơn như BG-RECODER (phần mềm
chuyên dụng cho vườn thực vật và phòng tiêu bản), CDS/ISIS, Microsoft Access, Microsoft
Excell, .....

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 43
Sổ sách ghi chép quản lí tiêu bản gồm những nội dung chính sau:
STT Tên loài Họ Số hiệu Số lượng Tình trạng
1
...

3. Phương pháp mô tả cây thuốc


a. Mô tả bằng văn viết

Qui tắc mô tả cây:


1. Rõ ràng.
2. Mô tả từ tổng quát đến chi tiết, từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong.
3. Bắt đầu câu văn bằng chủ đề cần mô tả.

Bản mô tả cây cần ngắn gọn và logic. Khi mô tả cần loại bỏ tất cả các từ không cần thiết mà
vẫn rõ nghĩa. Logic nghĩa là phải mô tả từ tổng quát đến chi tiết các bộ phận, bắt đầu từ dưới
và kết thúc ở trên cùng của bộ phận cần mô tả, từ ngoài vào trong. Như vậy, với một cây cần
mô tả theo thứ tự rễ → thân → lá→ hoa → quả → hạt, đối với hoa cần mô tả cụm hoa → hoa
(cuống → đế → đài→ tràng → bộ nhị → bộ nhuỵ); với lá cây cần mô tả cuống → phiến (gốc
→ mép→ ngọn); ...Tuy nhiên không phải tất cả đặc điểm của cây đều cần phải được mô tả đầy
đủ như số cành, số lá, ...
Một đoạn mô tả thường có cấu trúc gồm: chủ đề cần mô tả, số lượng, hình dáng, kích thước,
bề mặt, màu sắc, phẩm chất, mùi, vị, các đặc điểm cần chú ý khác.
Ví dụ: “Cây bụi leo. Vỏ màu nâu. Lá thuôn đều, gốc lá nhọn, mép lá khía răng cưa, mặt trên
màu xanh, mặt dưới phủ lông tơ. Lá kèm không có. Đài 5, nhọn. Tràng màu xanh. Nhị 10, đính
trên họng tràng. Áo hạt màu đỏ.”
Có hai cách mô tả: (1) Mô tả phân tích: Mô tả tất cả những gì chúng ta thấy, thường áp dụng
khi ta chưa quen biết cây cần mô tả, đặc biệt đối với các nhà phân loại nghiệp dư, (2) mô tả
chẩn đoán: chỉ mô tả các đặc điểm đặc biệt để phân biệt được loài (hay bậc phân loại) này với
loài (hay bậc phân loại) khác, thường áp dụng khi phân loại một nhóm cây cùng bậc phân loại
(họ, chi, loài).
b. Mô tả bằng hình vẽ
Mô tả bằng hình vẽ một cành (phác hoạ), một lá (vẽ chi tiết) và phân tích hoa theo cách sau :
Phác hoạ: chỉ vẽ thể hiện không gian 2 chiều, chỉ sử dụng đường bao và các đường nét chính
bên trong của bộ phận cần vẽ. Bản vẽ cho thấy hình dáng chung của bộ phận cần mô tả.
Vẽ chi tiết: là cách vẽ thể hiện không gian 3 chiều bằng cách đánh bóng các vị trí khuất sáng
của vật cần vẽ. Bản vẽ giống như vật cần mô tả. Một bản vẽ cần có chú thích, trong đó giải
thích chủ đề và các bộ phận chi tiết muốn thể hiện.

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 44
Hình 8.6 Một số kiểu mô tả bằng hình vẽ
A. Phác hoạ bằng một đường nét; B. Vẽ chi tiết có đánh bóng bằng đánh chấm; C. Vẽ chi
tiết có đánh bóng bằng đường gạch.

c. Mô tả bằng ảnh chụp


Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện chụp ảnh kỹ thuật số, việc mô tả bằng ảnh
chụp một cành mang lá hoặc một phận chi tiết của hoa mang lại hiệu quả cao trong việc mô tả
cây thuốc.
Mô tả hình dáng chung của cây
Là chụp một bức ảnh cây thuốc có nhiều bộ phận, thường được áp dụng để chụp một cây, cành
mang lá, một cụm hoa, ...
Cách thực hiện:
Chụp hình dáng chung của một cây: Đứng cách cây cần chụp ở khoảng cách hợp lý sao cho
cây cần chụp thể hiện hết trên ống kính. Không nên chụp ngược sáng, nghĩa là cây cần chụp
nằm ở giữa người và nguồn sáng. Chụp chếch sáng thường cho bức ảnh có chiều sâu và rõ
ràng. Tuỳ theo hình dạng cây, có thể chụp theo kiểu chân dung (portrait) hay kiểu phong cảnh
(landscape).
Chụp một cành mang lá: Cố định cành lá cần chụp ở nơi có nguồn sáng đầy đủ, theo hướng tự
nhiên (xuôi hay ngược tuỳ loài), phía sau cần đặt phông để tránh nhiễu thông tin trong ảnh
chụp.
Mô tả một chi tiết một bộ phận (chụp đặc tả)
Chụp một bức ảnh chỉ thể hiện một chủ đề, ở cự li gần. Thường được áp dụng để mô tả các bộ
phận có kích thước nhỏ như một bông hoa, nhị hoa, gân lá, lá kèm, ...
Chụp qua kính lúp soi nổi : Lắp hệ thống chụp ảnh vào kính lúp soi nổi. Đặt bộ phận cần chụp
trên một đĩa petri để có thể xoay các hướng một cách dễ dàng. Soi và chọn hướng thể hiện bộ
phận cần chụp rõ nhất và bấm máy. Có thể thể hiện kích thước của vật cần chụp bằng cách đặt
một tờ giấy ô li, có kích thước đến milimet lên tiêu bản mẫu cần quan sát hoặc sử dụng thước
đo trong kính hiển vi (nếu có).
Chụp bằng máy ảnh cơ học có ống nối : Lắp ống nối vào máy cơ, ở giữa thân máy và ống kính.
Tuỳ thuộc kích thước bộ phận cần chụp mà nối các đoạn ống với nhau thích hợp. Các bộ phận
cần chụp càng nhỏ thì ống nối càng được kéo dài hơn. Cố định máy ảnh vào chân máy.
Ví dụ mô tả cây thuốc
Mô tả bằng văn viết theo phương pháp mô tả phân tích
Cây Sa nhân (Amomum villosum Lour. var. villosum T.L.Wu ex Senjen Chen,
Zingiberaceae).

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 45
Cây cỏ, cao 1-3m. Thân rễ mọc bò lan trên mặt đất, đường kính 1-1,5 cm, được bao bởi
các bẹ màu đỏ nâu.
Lá xếp hai dãy, so le, không cuống. Phiến lá hình elip hẹp , dài 30-40cm, rộng 5-9cm,
chỉ số lá 4-6m; gốc lá tròn; mép lá nguyên; ngọn lá kéo dài thành đuôi dài 2-3cm; mặt trên
xanh đậm, bóng, nhẵn; mặt dưới xanh nhạt, nhẵn; mùi thơm dịu. Lưỡi nhỏ 5-7mm, xanh nhạt,
dai; mép nguyên; ngọn thuôn đều, tròn hay lõm.
Cụm hoa dạng bông, mọc rải rác từ thân rễ gần hay xa thân khí sinh, dài 5-16cm (khi
hoa nở). Cuống cụm hoa mảnh khảnh, dài 3-12cm, đường kính. 0,3-0,5cm, mang 5-7 bẹ màu
nâu nhạt, hình elip, các bẹ này to dần từ dưới lên trên, chóng thối rữa khi hoa nở. Hoa 5-11
trên một cụm, nhìn chung màu trắng. Cuống hoa rất ngắn, phủ lông mịn. Lá bắc ngoài hình
elip, dài 1,8-2cm, rộng 6mm, nâu; gốc có lông mịn; mép nguyên hay hơi khía răng; ngọn có
mũi nhọn. Lá bắc trong dạng ống, bao lấy 1/3 phía dưới của ống đài và ống tràng, dài 1-1,6cm,
trên chia 2 răng, các răng có lông mịn. Đài 3, dính nhau tạo thành ống, dài 1,5-2cm, phần dưới
trắng, phần trên hơi nâu, chia 3 răng, nhẵn. Tràng 3, dính nhau tạo thành ống dài 2-2,5cm,
trắng, nhẵn, trên chia 3 thuỳ; thuỳ giữa lớn nhất, hình trứng ngược, dài 1,5-2cm, rộng 5-6mm,
khum như cái thuyền, mép nguyên, ngọn có mũ; hai thuỳ bên bé hơn, không có mũ. Cánh môi
tròn, rất lõm dạng cái thìa, dài rộng 1,6-2cm; gốc cánh môi do gân giữa kéo dài, uốn cong 1
góc 90o so với trục hoa, có 2 cánh nhỏ 2 bên; 2 bên mép nguyên; ngọn lồi, chia 2 thuỳ nhỏ, ưỡn
về phía trước hay cuộn ra phía sau; gân giữa dầy, nửa phía dưới có 2 dãy chấm-rạch màu đỏ
tía, chuyển sang vàng ở nửa phía trên; từ gân giữa có 5-8 đôi gân phụ trong mở toả ra 2 bên
cánh môi. Bộ nhị 1, có chỉ nhị dài bằng bao phấn. Chỉ nhị dầy, nạc, dài 6-7mm, rộng 2mm,
trắng, nhẵn. Bao phấn dài 6-7mm, rộng 4mm, trắng, nhẵn, cong về phía cánh môi; trung đới
có mào. Mào chia 3 thuỳ riêng biệt, trắng, nạc; thuỳ giữa cao 2-3mm, rộng 4-6mm, ngọn tròn,
cuộn ra sau; hai thuỳ bên bé hơn, vểnh ra 2 bên như 2 cái tai. Bộ nhuỵ do 3 lá noãn tạo thành
bầu dưới. Bầu gần tròn, trắng, phủ lông mịn; vòi nhuỵ trắng, mảnh, phía dưới nhẵn, trên có
lông thưa; núm nhuỵ gần tròn, nhẵn, có miệng. Vòi nhuỵ lép 2, dài 2-3mm, trắng, nạc, ngọn
lồi.
Cụm quả có 1-5 quả. Quả hình cầu, đk. 1-2cm; cuống quả dài 1-2mm; bề mặt phủ gai
mịn, cong hay dựng đứng, nguyên hay xẻ hai; trong có 3 ô, 10-25 hạt.
Hạt có nhiều góc, đk. 2-3mm, phủ áo hạt; bề mặt hạt có nhiều gai-u nhỏ; có mùi thơm
đặc biệt và vị cay khi chín.
Chữ ký của người mô tả Nguyễn Văn Giáp

Mô tả bằng ảnh chụp đặc tả

Hình 8.7 Hoa cây Sẹ (Alpinia sp.)


1. Cụm hoa; 2. Hoa nguyên vẹn; 3. Đài hoa; 4. Tràng hoa; 5. Cánh môi; 6. Nhị lép dạng dùi
ở gốc cánh môi; 7. Bầu và vòi nhụy, vòi nhụy lép; 8. Bộ nhị

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 46
Mô tả bằng hình vẽ theo phương pháp mô tả phân tích

Hình 8.8 Cây Sa nhân (Amomum villosum)


1. Dạng thân rễ ; 2. Thân khí sinh mang lá; 3. Lưỡi nhỏ, nhìn nghiêng (3a) và nhìn thẳng
(3b); 4. Dạng chung của cụm hoa; 5. Cụm quả; 6. Một hoa nguyên vẹn; 7. Lá bắc ngoài; 8.
Lá bắc trong; 9. Đài hoa; 10. Thuỳ giữa và thuỳ bên của tràng hoa; 11. Cánh môi, nhìn
nghiêng (11a) và nhìn thẳng (11b); 12. Bộ nhị; 13. Bầu và vòi nhụy lép; 14. Phần trên của
vòi nhuỵ và núm nhuỵ; 15. Khối hạt; 16. Bề mặt hạt.

PHẦN 2. THỰC HÀNH


1. Thực hiện thu mẫu và làm tiêu bản khô 10 loại thực vật hoàn chỉnh.
2. Thực hiện mô tả 2 loài thực vật theo nguyên tắc mô tả thực vật.

 Câu hỏi củng cố:


1. Vì sao phải lựa chọn mẫu cây khi thu hái làm tiêu bản?
2. Ngoài mô tả hình thái, cần phải mô tả đặc điểm nào nữa để có một bảng mô
tả hoàn chỉnh cho 1 cây thuốc?

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ BIÊN SOẠN NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Trần Văn Ơn, 2012, Thực tập Thực vật và nhận biết cây thuốc, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
2. Bộ môn Dược Liệu, Trường ĐH Y – Dược Cần Thơ, Giáo trình thực vật dược (thực tập). Giáo trình
lưu hành nội bộ.
3. Trương Thị Đẹp, 2007, Giáo trình Thực vật Dược, NXB Giáo dục.
4. Một số website:
5. http://uphcm.edu.vn/caythuoc
6. https://duoclieu.edu.vn/
7. https://voer.edu.vn/

Tài liệu giảng dạy Môn Thực hành Thực vật dược. 48

You might also like