You are on page 1of 7

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM SINH HỌC TẾ BÀO

Họ và tên: Trần Phương Thảo


Mã số sinh viên: 20190383
Lớp: 710431

BÀI 1: QUAN SÁT TẾ BÀO


I.Quan sát hình thái tế bào nấm men
1. Làm tiêu bản:
-Làm sạch dụng cụ (tấm kính, lá kính, que cấy)
-Lấy mẫu nấm men đã được nuôi cấy bằng que cấy, lấy một lượng khoảng 2-3 vòng cấy nấm men
-Đặt lên trên lam kính, sau đó lấy lá kính đặt lên vùng chứa mẫu, cố định lá kính
2. Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi
-Đặt tiêu bản vào khay kính của kính hiển vi, điều chỉnh giá kính sao cho tiêu bản nằm trong vùng chiếu
sáng của đèn
-Sử dụng vật kính với có độ phóng đại 40X.
-Điều chỉnh núm điều chỉnh thô và núm điều chỉnh tinh sao cho nhìn rõ nét được ảnh thu được
3. Bản vẽ tế bào nấm men

4. Nhận xét:
-Mật độ canh trường nấm men: Không quá dày đặc, không quá thưa thớt
-Số lượng tế bào chết khá nhiều
-Các tế bào không tập trung lại thành từng cụm mà phân bố rải rác và khá là đồng đều
I.Quan sát hình thái tế bào vảy hành
1. Làm tiêu bản:
-Làm sạch dụng cụ (tấm kính, lá kính, que cấy)
-Cắt lấy vảy hành
-Đặt lên trên lam kính, sau đó lấy lá kính đặt lên vùng chứa vảy hành, cố định lá kính
2. Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi
-Đặt tiêu bản vào khay kính của kính hiển vi, điều chỉnh giá kính sao cho tiêu bản nằm trong vùng chiếu
sáng của đèn
-Sử dụng vật kính với có độ phóng đại 10X.
-Điều chỉnh núm điều chỉnh thô và núm điều chỉnh tinh sao cho nhìn rõ nét được ảnh thu được
3. Bản vẽ tế bào vảy hành

III .Quan sát hình thái tế bào máu


1. Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi
-Đặt tiêu bản vào khay kính của kính hiển vi, điều chỉnh giá kính sao cho tiêu bản nằm trong vùng chiếu
sáng của đèn
-Sử dụng vật kính với có độ phóng đại 40X.
-Điều chỉnh núm điều chỉnh thô và núm điều chỉnh tinh sao cho nhìn rõ nét được ảnh thu được
2. Bản vẽ tế bào máu
3. Nhận xét:
-Số lượng hồng cầu lớn hơn nhiều so với bạch cầu
-Đặc điểm hình thái: Dưới hình ảnh thu được của kính hiển vi, hồng cầu và bạch cầu có hình tròn

BÀI 2: CÁC QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I.Quan sát quá trình vận chuyển chất qua màng tế bào thài lài tía
1.Bước làm
a. Tách một lớp biểu bì bên trong của lá thài lài tía (lấy mặt màu tía). Đặt biểu bì lên lam kính, nhỏ một
giọt nước, đậy lá kính lên.
b. Dùng giấy thấm nước cất ra khỏi phần mẫu dưới lá kính .Phải thay thế giấy thấm nếu giấy bị ướt
c, Đặt tiêu bản vào khay kính của kính hiển vi, điều chỉnh giá kính sao cho tiêu bản nằm trong vùng chiếu
sáng của đèn. Sử dụng vật kính với có độ phóng đại 40X.
d. Lặp lại thay H20 bằng NaCl
2. Giải thích hiện tượng
-Ảnh 1: Sau khi cho tế bào hấp thụ nước và rút nước ra khỏi tế bào, việc mất nước như vậy gây ra hiện
tượng co nguyên sinh, tế bào bị co rút lại và tách khỏi thành tế bào.
-Ảnh 2: Cũng tương tự nhưng với NaCl, sau khi tế bào hấp thụ NaCl và NaCl đã bị rút khỏi môi trường sẽ
dẫn đến hiện tượng nhược trương (nồng độ chất tan trong tế bào lớn hơn trong môi trường)

BÀI 3: QUAN SÁT SỰ PHÂN CHIA NHIỄM SẮC THỂ


I.Quan sát sự phân chia của mẫu ép đầu rễ hành

1.Chuẩn bị tiêu bản đầu rễ cây dạng ép


Chuẩn bị mẫu ép
Bước đầu tiên là giai đoạn “làm mềm” các rễ cây để dễ dàng trải đều trên phiến kính

1. Dùng kéo cắt khoảng 1cm đầu rễ cây và chuyển vào trong một ống nghiệm nhựa.
2. Đổ vào 2/3 ống dung dịch HCl 1N
3. Đặt ống nghiệm vào bồn ổn nhiệt 600C và ngâm trong 12 phút.
4. Sau 12 phút lấy ống nghiệm ra khỏi bồn ổn nhiệt

Rửa mẫu với nước

1. Dùng kẹp nhẹ nhàng lấy đầu rễ cây ra một đĩa petri
Dùng một pipet nhựa nhẹ nhàng “thổi” dung dịch HCl ra khỏi ống nghiệm và bỏ ống nghiệm
vào bình đựng đồ thí nghiệm thải.
2. Rửa mẫu rễ cây 3 lần với nước, đổ phần nước rửa vào bình đựng đồ thí nghiệm thải.

Nhuộm thể nhiễm sắc

1. Sau khi loại bỏ phần nước sau khi đã rửa lần thứ 3, phủ thuốc nhuộm Feulgen lên mẫu

Lưu ý: Mặc dù thuốc nhuộm Feulgen không có màu, nhưng nó có thể nhuộm da và vải rất mạnh

2. Ủ mẫu trong thuốc nhuộm 12 phút. Trong lúc này, phần đỉnh của rễ sẽ bắt đầu chuyển sang màu
đỏ vì thuốc nhuộm DNA nhuộm rất nhiều các tế bào đang phân chia ở đầu rễ cây.

Bỏ thuốc nhuộm và rửa lại rễ

1. Dùng pipet nhựa lấy phần thuốc nhuộm bỏ vào bình đựng hóa chất thải.
2. Rửa lại bằng nước 3 lần.

Chuẩn bị mẫu ép

1. Chuyển mẫu rễ cây vào phần chính giữa của phiến kính và nhỏ một giọt nước
2. Dùng dao sắc nhỏ cắt bỏ phần ko bị nhuộm màu của mẫu
3. Đặt lá kính lên mẫu, sau đó dùng một đầu của cẩn thận ấn lá kính xuống, ấn mạnh nhưng không
được xoay hay đẩy lá kính sang một bên. Đầu rễ cây nên được ép đến bán kính từ khoảng 0,5-
1cm

2.Quan sát sự phân chia nhiễm sắc thể của tế bào đầu rễ hành
a,Dưới kính hiển vi

-Đặt tiêu bản vào khay kính của kính hiển vi, điều chỉnh giá kính sao cho tiêu bản nằm trong vùng chiếu
sáng của đèn
-Sử dụng vật kính với có độ phóng đại 40X.
-Điều chỉnh núm điều chỉnh thô và núm điều chỉnh tinh sao cho nhìn rõ nét được ảnh thu được
b, Kết quả
Tìm và vẽ một tế bào và chỉ ra các giai đoạn của quá trình nguyên phân

Kỳ đầu Kỳ giữa Kỳ sau Kỳ cuối

II, QUAN SÁT NHIỄM SẮC THỂ NGƯỜI


1. Quan sát nhiễm sắc thể người

-Đặt tiêu bản vào khay kính của kính hiển vi, điều chỉnh giá kính sao cho tiêu bản nằm trong vùng chiếu
sáng của đèn
-Sử dụng vật kính với có độ phóng đại 40X.
-Điều chỉnh núm điều chỉnh thô và núm điều chỉnh tinh sao cho nhìn rõ nét được ảnh thu được
2. Vẽ hình các nhiễm sắc thể quan sát được.

You might also like