You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH NĂM HỌC 2019-2020


TỔ SINH MÔN: SINH KHỐI 11
Thời gian làm bài : 180 phút( không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
(đề gồm có 2 trang)

Câu 1: (2,5 điểm)


Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật.
Từ đó rút ra nhận xét gì qua sự giống nhau và khác nhau đó?
Câu 2: (1,5điểm)
Tại sao khi trái cây chưa chín thường có màu xanh, còn trái cây chín thường có
màu vàng, cam, đỏ...?
Câu 3:(2 điểm)
Ở vi khuẩn Lactic khi sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất thì thời gian thế
hệ của chúng là 100 phút. Hỏi nếu một nhóm vi khuẩn gồm 15 cá thể được nuôi cấy trong
điều kiện tối ưu thì sau bao lâu sẽ tạo ra được 960 cá thể ở thế hệ cuối cùng?
Câu 4: (2,5 điểm)
Lấy 50 tế bào xoma từ một mầm cây cho nguyên phân liên tiếp thì nhận thấy:
nguyên liệu cung cấp tương đương là 16800 NST đơn. Trong số NST của các tế bào con
thu được thì chỉ có 14400 NST là được cấu thành từ nguyên liệu mới trong nội bào.
a. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài?
b. Biết số lần nguyên phân của các tế bào xoma đều bằng nhau. Tìm số lần nguyên
phân của mỗi tế bào xoma nói trên?
Câu 5: ( 2điểm)
Nêu các hiện tượng chứng minh về khả năng hút và đẩy nước một cách chủ động
của hệ rễ? giải thích hiện tượng đó.
Câu 6: (2điểm)
Tại sao chúng ta phải tiêm chủng? bản chất của việc tiêm chủng là gì? tiêm chủng
mở rộng là như thế nào? Kể một vài loại văc xin trong danh mục tiêm chủng mở rộng cho
trẻ em ở nước ta.
Câu 7: (1,5điểm)
Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua lớp cutin
mạnh hơn? vì sao?
Câu 8: (2điểm)
Tại sao khi ta chạm nhẹ vào cây trinh nữ (cây xấu hổ) thì lập tức lá của chúng cụp
lại và quan sát sau một thời gian thì lá trở lại bình thường?
Câu 9: (2điểm)
Một bạn học sinh khi thấy mẹ làm dưa cải chua một món ăn mà bạn ấy yêu thích
đã thường xuyên mở ra "thăm nom" và nếm thử để xem dưa ăn được hay chưa. Kết quả là
bạn ấy đã làm lọ dưa muối bị hỏng. Hãy tóm tắc quy trình muối dưa cải chua và giải thích
tại sao bạn ấy làm hỏng lọ dưa.
Câu 10: ( 2 điểm)

a. Hình trên mô tả một tế bào ở cơ thể lưỡng bội đang phân bào. Em hãy cho biết
tế bào đang ở kì nào của kiểu phân bào gì? Giải thích?
b. Cho bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 8
Tính số NST, số tâm động, số cromatic của kì đã xác định ở hình trên?

--- HẾT---
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH KHỐI 11- MÔN SINH
Tổ: Sinh NĂM HỌC 2019- 2020

Câu 1:
*Giống nhau: Đều là tế bào nhân thực và có các thành phần: (0,25 đ)
- Màng sinh chất (0,25đ)
- Tế bào chất với các bào quan: ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gôngi, ribôxôm... (0,25đ)
- Nhân với nhân con và NST (0,25đ)
*Khác nhau: (1đ)
Tế bào thực vật (0,5đ) Tế bào động vật (0,5đ)
- Có lớp màng xenlulozo cấu tạo nên thành - Không có thành tế bào
tế bào
- Có bào quan lục lạp - Không có lục lạp
- Chỉ thực vật bậc thấp mới có trung thể - Có trung thể ở tất cả các loài động vật
( trừ tế bào thần kinh)
- Có chứa không bào kích thước lớn - Có không bào nhưng rất nhỏ đôi khi
không thấy
- Chất dự trữ : tinh bột - Chất dự trữ: glicogen
... ...
*Nhận xét:
- Điểm giống nhau chứng tỏ chúng có chung một nguồn gốc (0,25đ)
- Điểm khác phản ánh kết quả của 2 hướng tiến hóa từ chung một nguồn gốc, hướng tự
dưỡng tạo ra thực vật , hướng dị dưỡng tạo ra động vật (0,25đ)
Câu 2:
(0,75đ) Vì trái cây chưa chín có chứa chất dịêp lục nằm trên màng tilacoic nên các
hạt grana có màu xanh của chất diệp lục,
(0,75đ) còn ở những trái cây chín lục lạp bị thoái hóa chất diệp lục mất dần nhường
chỗ cho các sắc tố như caroten nên thường có màu vàng, đỏ hay cam...
Câu 3:
Số lần nhân đôi của lac tic
2n = Nt : N0 = 960:15 =64 => n = 6 (1đ)
cứ 100 phút nhân đôi 1 lần, vậy thời gian để tạo ra được 960 cá thể ở thế hệ cuối là:
t = n.g = 6 .100 = 600 phút (1đ)
Câu 4:
a. gọi x là số lần nguyên phân
2n là bộ NST lưỡng bội của loài
- Số NST tương đương nguyên liệu mới là:50.2n(2x - 1) =16800 (1) (0,5đ)
- Số NST chứa hoàn toàn nguyên liệu mới là: 50.2n(2 - 2) = 14400 (2) (0,5đ)
x

từ (1) và (2) ta có 2n = 2400:50 = 48


Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n =48 (0,5đ)
b. thay 2n vào (1) Ta tính được 2x = 8 => x = 3 vậy có 3 lần nguyên phân ở mỗi tế bào
(1đ)
Câu 5:
(0,5đ)- Hiện tượng rỉ nhựa: Cắt ngang thân cây gần sát mặt đất sau một thời gian ta thấy
ở mặt cắt bắt đầu rỉ ra các giọt nhựa.
(0,5đ) vì cắt toàn bộ tán lá nên động lực hút nước do thoát hơi nước không còn nhưng
vẫn rỉ nhựa qua mặt cắt chứng tỏ rễ đã hút và đẩy nước chủ động.
(0,5đ) - Hiện tượng ứ giọt: Ở cây nguyên vẹn khi chúp chuông thủy tinh trên chậu cây
được tưới nước đầy đủ sau một thời gian ta thấy ở mép các phiến lá xuất hiện các giọt
nước hoặc những ngày ẩm ướt vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên
đầu tận cùng của lá.
(0,5đ) Vì do cây không thoát hơi nước được, nước tiết ra thành giọt ở mép chứng tỏ rễ
cây vẫn hút và đẩy nước một cách chủ động.
Câu 6:
(0,5đ) - Vì tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm đơn giản và hiệu quả nhất
hiện nay
(0,5đ) - Bản chất của việc tiêm chủng là tiêm các loại văc xin kích thích cơ thể tạo ra
miễn dịch đặc hiệu. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra một cuộc tấn công các loại
virut, vi khuẩn này nhằm kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể. Các kháng thể sẽ duy trì
hoạt động trong cơ thể sẵn sàng chống lại các loại virut, vi khuẩn được tiêm trong văc
xin.
(0,5đ) - Tiêm chủng mở rộng là tiêm phòng các loại văc xin miễn phí do nhà nước và các
tổ chức quốc tế hỗ trợ trên toàn quốc.
(0,5đ) - Một vài loại văc xin mở rộng: viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uống ván, bại liệt,
sởi...
Câu 7: Cây trong vườn (0,5đ)
(1đ) Vì cây trong vườn( thường cây dưới tán) cường độ ánh sáng yếu -> lớp cutin phát
triển yếu ( mỏng) nên quá trình thoát hơi nước diễn ra mạnh hơn.
Câu 8:
(1đ) Tại vì ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá bên trong chứa nước
khi trương nước sẽ tạo sức căng giúp nâng đỡ lá. Khi ta chạm vào các tế bào này=> mất
nước làm cho nó xẹp lại dẫn đến cuống lá bị gặp xuống
(1đ) khi một lá khép lại nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác khiến
chúng cũng lần lượt khép lại, nhưng sau vài phút khi kích thích đi qua các tế bào cuống lá
lại hút no nước nên lá trở lại bình thường.
Câu 9:
(1đ) Tóm tắc quy trình muối dưa cải chua
Cải muối chua nên mua cải bẹ xanh, để nguyên hoặc sắc thành khúc sau đó rửa sạch để
ráo nước hoặc phơi chỗ bóng răm cho héo
Làm nước muối dưa: Nước đun sôi để ấm pha với muối NaCl (5-6%)và ít đường có thể
theo tỉ lệ 1:3:1(1 lít nước: 3 thìa muối : 1 thìa đường) khuấy đều hỗn hợp.
Cho cải vào vật đựng( tốt nhất là lọ thủy tinh) đỗ hỗn hợp nước muối vừa pha xong sao
cho ngập rau cải, dùng vật nén chặt, đậy kín để nơi ấm khoảng 28- 300 C, sau 2-3 ngày có
thể dùng được
(1đ) * Giải thích tại sao lo dưa muối bị hư. Dưa muối chua ngon là do trong môi trường
kị khí vi khuẩn lactic phát triển mạnh ức chế sự phát triển các loại vi khuẩn khác. Khi
làm bạn học sinh thường xuyên thăm mom nên đã làm cho môi trường kị khí trở thành
hiếu khí khiến quá trình lên men không xảy ra thay vào đó là hô hấp hiếu khí, nên các vi
khuẩn hiếu khí hoạt động mạnh đã làm hư lọ dưa.
Câu 10:
a. kì sau (0,25đ)
của quá trình nguyên phân (0,25đ)
giải thích: Các nhiễm sắc tử tách ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
(0,5đ)
b. Số NST = 16 NST đơn (0,5đ)
Số tâm động = 16 (0,25đ)
Số cromatic = 0 (0,25d)

You might also like