You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


------------ ------------------------

ĐỂ CƯƠNG CHI TIẾT


HỌC PHẦN: QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM

1. Thông tin giảng viên học phần

Chức
ST Địa chỉ liên
Họ và tên danh, học Điện thoại/Email Ghi chú
T hệ
vị

Trưởng
1 Phạm Ngọc Hùng PGS. TS. BM CNPM hungpn@vnu.edu.vn
học phần

Giảng
2 Trần Hoàng Việt TS. Cty Ad-on vietth2004@gmail.com
Development viên

2. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Quản lý dự án phần mềm
- Mã học phần: INT3111/ INT3111E (cho KHMT CLC)
- Số tín chỉ: 03
- Phân bố giờ tín chỉ (LL/ThH/TH): 45/0/0
- Học phần tiên quyết: INT2208 (Công nghệ phần mềm)
- Bộ môn, Khoa phụ trách học phần: Bộ môn CNPM, Khoa CNTT

3. Mục tiêu học phần


– Giới thiệu chức năng, vai trò, các kỹ năng cần có của quản lý dự án phần mềm và
những khó khăn trong quản lý dự án
– Trình bày các kỹ thuật cho chuẩn bị dự án, lập kế hoạch, triển khai, kiểm tra giám
sát, và kết thúc dự án phần mềm
– Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về: quản lý phạm vi, quản lý thời gian, quản
lý chi phí, quản lý chất lượng, quản lý rủi ro, quản lý nguồn lực, quản lý giao tiếp,
quản lý các bên liên quan, quản lý phát triển, …
– Thực hành quản lý một số dự án đơn giản thông qua các bài tập (hàng tuần và bài tập
lớn)
– Cung cấp các bài học và kinh nghiệm quản lý dự án thực tế (từ các bài nói chuyện
của các quản lý dự án có kinh nghiệm)
4. Chuẩn đầu ra

Mục tiêu
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4
Nội dung
1. Kiến thức
1.4. Kiến thức theo nhóm ngành
- Vận dụng được các khái niệm chung về quy
trình phát triển phần mềm, các kỹ thuật xây
dựng một hệ thống phần mềm có chất lượng x
o Vận dụng quy trình phát triển phần mềm
phù hợp cho dự án cụ thể nhằm triển khai
quản lý dự án hiệu quả, có chất lượng cao
1.5. Kiến thức ngành
- Vận dụng được các kỹ thuật, các công nghệ
mới trong ngành Công nghệ thông tin, ứng
dụng trong phát triển các phần mềm đặc biệt,
bảo đảm chất lượng và an toàn, an ninh cho hệ
thống
o Vận dụng các kỹ thuật, công nghệ trong
phát triển các sản phẩm phần mềm nhằm
lên kế hoạch phát triển phầm mềm đáp
ứng mục tiêu đề ra
x
- Có năng lực nghiên cứu và khả năng lãnh đạo;
o Có năng lực nghiên cứu các giải pháp phát
triển phần mềm để quản lý dự án
o Có khả năng tổ chức nhóm dự án và lãnh
đạo triển khai dự án
- Biết làm việc trong môi trường thực tế;
o Biết triển khai quản lý các dự án trong
thực tế thông qua các bài tập lớn và các
bài học kinh nghiệm trên lớp
2. Kỹ năng
2.1.1. Các kỹ năng nghề nghiệp x
- Vận dụng được qui trình thiết kế, phân đoạn
qui trình thiết kế và phương pháp tiếp cận;
o Vận dụng quy trình phát triển phần mềm,
quy trình chi tiết của từng giai đoạn để lập
kế hoạch và giám sát dự án
- Vận dụng qui trình lập kế hoạch, sắp xếp công
việc, quản lý thời gian và nguồn lực;
o Lập được các kế hoạch dự án (phạm vi
công việc, lịch trình, chi phí, nguồn lực,
…)
- Biết tối ưu hóa phương pháp triển khai công
Mục tiêu
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4
Nội dung
việc;
o Biết đánh giá chất lượng của các kế hoạch
của dự án đã lập
- Biết sử dụng các kiến thức chuyên môn một
cách linh hoạt
o Biết vận dụng các kiến thức chuyên môn
vào quá trình quản lý dự án một cách sáng
tạo và linh hoạt
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Có kỹ năng phát hiện vấn đề;
o Có khả năng xác định các công việc cần
làm để lập kế hoạch cho dự án
- Có kỹ năng đánh giá và phân tích vấn đề;
o Có khả năng phân tích đánh giá sự phù
hợp của các công việc cần làm và kế x
hoạch thực hiện dự án
o Có kỹ năng phân tích đánh giá tién độ của
dự án
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên môn;
o Có khả năng giải quyết các vấn đề phát
sinh trong quá trình thực hiện dự án (chậm
tiến độ, xung đột, thay đổi yêu cầu, …)
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
- Có tư duy phân tích, tổng hợp;
o Có kỹ năng phân tích tổng hợp nhằm đánh
giá kết quả thực hiện và các vấn đề phát
x
sinh của dự án
- Có tư duy toàn cục
o Có cái nhìn tổng thể về quá trình lập kế
hoạch và thực hiện dự án
2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh x
- Hiểu biết bối cảnh xã hội và cơ quan;
o Có khả năng hiểu biết về các xu hướng của
xã hội liên quan đến chuyển đổi số, hiểu
về chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu và văn
hóa của tổ chức trong quá trình xây dựng
dự án
- Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của cá
nhân với xã hội và cơ quan công tác;
o Nhận thức được các quy định của đạo đức
nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý dự án
Mục tiêu
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4
Nội dung
- Biết nắm bắt nhu cầu xã hội đối với kiến thức
khoa học chuyên ngành.
o Có khả năng hiểu được nhu cầu xã hội
trong việc ứng dụng CNTT để phát triển
dự án
2.1.6. Bối cảnh tổ chức
- Biết nắm bắt văn hóa cơ quan công tác;
o Biết cách tìm hiểu và nắm được văn hóa
của tổ chức khi xây dựng dự án
- Biết nắm bắt chiến lược, mục tiêu và kế hoạch x
phát triển của cơ quan
o Biết cách tìm hiểu và nắm được chiến
lược, mục tiêu và kế hoạch phát triển của
cơ quan/tổ chức khi xây dựng dự án
2.2.2. Làm việc theo nhóm
- Có kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau
khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các
thành viên trong nhóm;
o Đánh giá được chất lượng công việc trong
và sau khi hoàn thành dự án
- Biết hợp tác với các thành viên khác trong
nhóm; x
o Biết phối hợp làm việc nhóm thông qua
bài tập lớn về việc quản lý dự án cho một
hệ thống phần mềm đơn giản
- Biết cách chia sẻ thông tin trong nhóm
o Biết chia sẻ thông tin trong nhóm thông
qua bài tập lớn về việc quản lý dự án cho
một hệ thống phần mềm đơn giản
2.2.3. Quản lý và lãnh đạo
- Biết quản lý thời gian, nguồn lực;
o Biết quản lý thời gian và nguồn lực trong
quá trình quản lý các dự án đơn giản
x
- Biết quản lý dự án
o Biết lập kế hoạch, triển khai, kiểm tra
giám sát và đóng dự án cho các dự án đơn
giản
2.2.4. Kỹ năng giao tiếp x
- Biết truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người
khác tại nơi làm việc, chuyền tải, phổ biến
kiến thức kỹ năng trong những việc thực hiện
Mục tiêu
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4
Nội dung
nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp;
- Biết cách lập luận, sắp xếp ý tưởng;
- Biết giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp điện tử,
đa truyền thông;
- Biết cách thuyết trình trước đám đông.

5. Tóm tắt nội dung học phần


Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về vai trò, chức năng của quản lý dự án phần mềm cũng
như những khó khăn gặp phải khi thực hiện quản lý các dự án phần mềm. Các kỹ năng cần có của
một quản lý dự án cũng sẽ được trình bày trong học phần này nhằm giúp cho sinh viên có định
hướng tốt trong các công việc. Nội dung chính của học phần tập trung giới thiệu các pha chính
trong quá trình quản lý một dự án như: chuẩn bị dự án, lập kế hoạch, triển khai, kiểm tra giám sát và
kết thúc dự án. Các kỹ thuật cần thiết cho quản lý dự án như: quản lý rủi ro, quản lý nguồn lực,
quản lý thay đổi, quản lý chất lượng, quản lý tài chính và quản lý phát triển cũng sẽ được trình bày
trong học phần này. Ngoài ra, sinh viên sẽ được học các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc
nhóm thông qua việc thực hành quản lý các dự án đơn giản.

6. Nội dung chi tiết học phần


Học phần sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:

Chương 1. Tổng quan về quản lý dự án (3 tiết)


- Các khái niệm cơ bản về quản lý dự án, các miền tri thức trong quản lý dự án, các tiêu chí
đánh giá dự án, các kỹ năng cần có của người quản lý dự án, v.v.
- Các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp trong quản lý dự án.
Chương 2. Quản lý dự án trong ngữ cảnh tổ chức (3 tiết)
- Giới thiệu về khái niệm tổ chức, các bên liên quan, các pha và vòng đời của một dự án
phần mềm, và một số đặc trưng của dự án phần mềm.
- Một số xu hướng ảnh hưởng đến việc quản lý các dự án phần mềm.
Chương 3. Quy trình quản lý dự án (3 tiết)
- Giới thiệu quy trình quản lý dự án, ánh xạ các pha trong quy trình này với các miền tri
thức
- Một số mô hình phát triển dự án điển hình: thác nước, xoắn ốc, RAD, scrum, agile…
- Mối quan hệ giữa các quy trình quản lý dự án và các mô hình phát triển phần mềm.
Chương 4. Quản lý phạm vi dự án (3 tiết)
- Khái niệm về phạm vi dự án, một số đặc thù về phạm vi của dự án phần mềm, lập kế
hoạch quản lý phạm vi, thu thập yêu cầu, tạo cấu trúc phân rã công việc.
- Thẩm định phạm vi dự án và giám sát phạm vi dự án.
Chương 5. Quản lý thời gian (3 tiết)
- Giới thiệu tầm quan trọng của lịch trình dự án, lập kế hoạch quản lý lịch trình dự án,
định nghĩa các công việc, ước lượng, lập lịch, phân tích đường găng của dự án.
- Giám sát lịch trình dự án.
Chương 6. Quản lý chi phí (3 tiết)
- Tầm quan trọng của quản lý chi phí, một số nguyên lý cơ bản của việc quản lý chi phí,
kế hoạch quản lý chi phí, ước lượng chi phí dự án, và lập dự toán kính phí dự án.
- Giám sát chi phí dự án và một số phương pháp để quản lý chi phí dự án phần mềm.
Chương 7. Quản lý chất lượng (3 tiết)
- Tầm quan trọng của quản lý chất lượng, lập kế hoạch quản lý chất lượng, đảm bảo chất
lượng, giám sát chất lượng dự án và các vấn đề liên quan.
Chương 8. Quản lý nguồn nhân lực (3 tiết)
- Tầm quan trọng của việc quản lý nguồn nhân lực, một số nguyên lý cơ bản của việc
quản lý nguồn nhân lực, lập kế hoạch quản lý nguồn nhân lực.
- Xây dựng và quản lý nhóm và một số phương pháp quản lý nguồn nhân lực công nghệ
phần mềm.
Chương 9. Quản lý giao tiếp trong dự án (3 tiết)
- Tầm quan trọng và các nguyên lý của việc quản lý giao tiếp, lập kế hoạch quản lý giao
tiếp, quản lý giao tiếp trong dự án, và một số phương pháp giao tiếp phổ biến trong các
dự án.
- Giám sát quá trình giao tiếp trong dự án.
Chương 10. Quản lý rủi ro (3 tiết)
- Các khái niệm liên quan đến rủi ro, kế hoạch quản lý rủi ro, và một số nguồn rủi ro cơ
bản của dự án phần mềm.
- Quản lý và giám sát các rủi ro.
Chương 11. Quản lý cấu hình (3 tiết)
- Các khái niệm và tầm quan trọng của quản lý cấu hình trong phát triển phần mềm. Lập
kế hoạch quản lý cấu hình, các thông tin cần quản lý trong quản lý cấu hình, việc kiểm
tra và giám sát cấu hình phần mềm.
- Một số công cụ phổ biến trong quản lý cấu hình phần mềm: Git, TFS, v.v.
Chương 12. Quản lý các bên liên quan (3 tiết)
- Xác định và lập kế hoạch quản lý sự tham gia dự án của các bên liên quan.
- Một số bên liên quan cơ bản trong các mô hình phát triển phần mềm phổ biến: waterfall,
scrum, v.v.

Sinh viên trình bày/doanh nghiệp trình bày kinh nghiệm quản lý dự án thực tiễn (6 tiết)
Ôn tập và trả lời câu hỏi (3 tiết)
7. Học liệu
Tài liệu bắt buộc:
[1] Kathy Schwalbe, Information Technology Project Management, 9th edition, Course
Technology, 2019
Tài liệu tham khảo thêm:
[1] Murali K. Chemuturi and Thomas M. Cagley Jr., Mastering Software Project Management:
Best Practices, Tools and Techniques, J. Ross Publishing, 2010
[2] Steve McConnell, Rapid Development, Microsoft Press, 1996, ISBN 1-55615-900-5

[3] R. Futrell, D. Shafer, L. Shafer, Quality Software Project Management, Prentice-Hall PTR,
2002.
8. Hình thức tổ chức dạy học
8.1. Phân bổ lịch trình giảng dạy trong 1 học kỳ (15 tuần)

Hình thức dạy Số tiết/tuần Từ tuần …đến tuần… Địa điểm


Lý thuyết 3 1-15 Giảng đường

8.2. Lịch trình giảng dạy

Nội dung
Tuần Tiết Nội dung
SV tự học

1 Các khái niệm cơ bản về quản lý dự án Một số vấn


Mười miền tri thức cần có của một quản lý dự án đề về đạo
2 đức nghề
1 Các tiêu chí đánh giá dự án
nghiệp trong
3 Các kỹ năng cần có của người quản lý dự án quản lý dự
án
Hiểu về tổ chức
4
Quản lý các bên liên quan Văn hóa
Tổng quan về các pha và vòng đời của một dự án doanh
2 5
Một số đặc trưng của dự án phần mềm nghiệp/tổ
chức
6 Các xu hướng ảnh hưởng đến việc quản lý các dự án phần mềm.
Quy trình quản lý dự án Một số mô
7 hình phát
Ánh xạ giữa các pha trong quy trình với các miền tri thức
Tổng quan về một số mô hình phát triển phần mềm: thác nước, triển phần
3 8 mềm: thác
xoắn ốc, RAD, RUP, Scrum
nước, xoắn
Mối quan hệ giữa các quy trình quản lý dự án và các mô hình ốc, RAD,
9
phát triển phần mềm RUP, Scrum
Khái niệm phạm vi dự án
10 Xây dựng
Một số đặc thù của phạm vi/yêu cầu của dự án phần mềm
WBS cho
4 Lập kế hoạch quản lý phạm vi dự án
11 một dự án
Thu thập yêu cầu đơn giản
12 Tạo cấu trúc phân rã công việc (WBS)
Thẩm định phạm vi dự án
Giám sát phạm vi dự án
Tầm quan trọng của lịch trình dự án
13
Lập kế hoạch quản lý lịch trình dự án
Định nghĩa các công việc Lập lịch
14 Ước lượng các công việc/Đặc thù của việc ước lượng các công trình cho
5
việc trong dự án phần mềm một dự án
Lập lịch trình dự án đơn giản
15 Phân tích đường găng
Giám sát lịch trình dự án
Tầm quan trọng của quản lý chi phí
16
Các nguyên lý cơ bản của quản lý chi phí
Lập kế hoạch quản lý chi phí dự án Lập dự toán
17 kinh phí cho
6 Ước lượng chi phí dự án
một dự án
Lập dự toán kinh phí dự án đơn giản
18 Giám sát chi phí
Một số phương pháp quản lý chi phí của dự án phần mềm
Tầm quan trọng của quản lý chất lượng
19
Quản lý chất lượng dự án
Lập kế hoạch quản lý chất lượng dự án Các tiêu chí
20
7 Đảm bảo chất lượng đảm bảo
Giám sát chất lượng dự án chất lượng
21 Một số mô hình quản lý chất lượng của dự án phần mềm
Một số phương pháp và công cụ giám sát chất lượng dự án
Tầm quan trọng của quản lý nguồn nhân lực Lập kế
22
Quản lý nguồn nhân lực cho dự án hoạch sử
Một số nguyên lý cơ bản về quản lý nguồn nhân lực dụng nguồn
8 23
Lập kế hoạch quản lý nguồn nhân lực nhân lực cho
Xây dựng và quản lý nhóm một dự án
24 đơn giản
Một số đặc thù quản lý nhân lực công nghệ phần mềm
Tầm quan trọng của quản lý giao tiếp
25
Một số nguyên lý cơ bản để giao tiếp tốt Xây dựng kế
Lập kế hoạch quản lý giao tiếp hoạch quản
26
9 Quản lý giao tiếp trong dự án lý giao tiếp
Giám sát quá trình giao tiếp trong dự án trong nhóm
27 Một số phương pháp giao tiếp trong các dự án phát triển phần làm việc
mềm
Tầm quan trọng của quản lý rủi ro
28
Lập kế hoạch quản lý rủi ro
Một số nguồn rủi ro cơ bản cho các dự án CNTT/dự án phần Xây dựng kế
mềm hoạch phòng
29
10 Xác định rủi ro chống rủi ro
Phân tích rủi ro cho một dự
Lựa chọn rủi ro để quản lý án đơn giản
30 Lập kế hoạch phòng chống rủi ro
Giám sát rủi ro
Các khái niệm và tầm quan trọng của quản lý cấu hình trong phát Một số công
31
triển phần mềm. Lập kế hoạch quản lý cấu hình. cụ hỗ trợ
Các thông tin cần quản lý trong quản lý cấu hình, việc kiểm tra quản lý
32
11 và giám sát cấu hình phần mềm. phiên bản,
quản lý mã
Một số công cụ phổ biến trong quản lý cấu hình phần mềm: Git,
33 nguồn phổ
TFS, v.v
biến
34 Tầm quan trọng của quản lý các bên liên quan Lập kế
Xác định các bên liên quan hoạch quản
35 Lập kế hoạch quản lý các bên liên quan lý các bên
12
Quản lý sự tham gia dự án của các bên liên quan liên quan
Một số phương pháp quản lý các bên liên quan trong các mô cho một dự
36 án đơn giản
hình phát triển phần mềm phổ biến
37
13 38 Sinh viên trình bày/doanh nghiệp trình bày kinh nghiệm quản lý dự án thực tiễn
39
40
14 Sinh viên trình bày/doanh nghiệp trình bày kinh nghiệm quản lý dự án thực tiễn
41
42
43
15 44 Ôn tập
45

9. Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của giảng viên
- Sinh viên nghỉ quá 20% số buổi học lý thuyết (3 buổi học) sẽ không được thi cuối kỳ. Mỗi
buổi học sẽ có điểm danh
- Sinh viên tích cực làm bài tập trên lớp, tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi (ở lớp hoặc trên
diễn đàn của trang web học phần) sẽ được xem xét cộng điểm học phần
- Mỗi buổi học sẽ có bài kiểm tra 10-15 phút bao gồm các kiến thức bài cũ và bài mới
- Với các nội dung liên quan đến thực hành dự án nếu sinh viên không tham gia thì sẽ bị điểm
học phần là 0

10. Phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần
10.1. Mục đích và trọng số kiểm tra, đánh giá

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số


Kiểm tra viết + các câu hỏi Đánh giá khả năng hiểu
Kiểm tra hàng tuần 15%
trên lớp và chuẩn bị bài
Thông qua kiểm tra chất Đánh giá kiến thức, kỹ
lượng công việc của các năng sinh viên đạt được
Bài tập lớn Dự án (làm việc theo sau nửa học kỳ thông 25%
nhóm) hoặc đánh giá theo qua thực hành dự án
các bài tập nhỏ hàng tuần
Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số
Thi viết/vấn đáp Đánh giá kiến thức, kỹ
Thi kết thúc học phần năng sinh viên đạt được 60%
khi kết thúc học phần
Tổng 100%
10.2. Tiêu chí đánh giá
- Tiêu chí đánh giá cụ thể với từng đầu điểm của học phần:
+ Kiểm tra hàng tuần: sinh viên phải hiểu các kiến thức đã học và phải chuẩn bị bài mới.
+ Kiểm tra giữa kỳ: đánh giá kiến thức, kỹ năng sinh viên đạt được thông qua thực hành các dự án
tuân thủ quy trình được dạy
+ Kết thúc môn: nắm được kiến thức, kỹ năng đã học trong cả 15 tuần của học kỳ.
- Cụ thể việc đánh giá kiến thức, kỹ năng của sinh viên theo các mức đáp ứng được chuẩn đầu ra,
mức khá, mức giỏi:
Tùy vào mức độ hoàn thành các bài kiểm tra trên mà sinh viên sẽ được phân loại thành trung bình,
khá, và giỏi.
- Giỏi: hoàn thành hết các bài tập được giao với mức độ hoàn thiện cao
- Khá: hoàn thành được các bài tập cơ bản, chưa làm được các bài tập nâng cao hoặc làm
chưa hoàn thiện
- Trung bình: còn một số nội dung chưa làm được.

10.3. Lịch thi và kiểm tra

Hình thức thi và kiểm tra Thời gian


Kiểm tra hàng tuần Hàng tuần
Bài tập lớn Từ tuần 4 đến tuần 14
Thi cuối kỳ Theo lịch của Trường

Duyệt Chủ nhiệm Khoa Chủ nhiệm bộ môn

You might also like