You are on page 1of 30

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN – TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ LỰC LƯỢNG
SẢN XUẤT ĐỂ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY.
LỚP CC02 --- NHÓM 01 – HK 232
Thành viên 06 – Ngày nộp: Tuần 16
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Hương
Sinh viên thực hiện Mã số SV Điểm số
Nguyễn Trọng Bảo 2210250
Phạm Hữu Nhật Đăng 2252156
Đàm Thiện Thức 2252804
Trương Minh Huy 2252269
Nguyễn Minh Quang 2252670
Đoàn Cao Thắng 2252760

Thành Phố Hồ Chí Minh – 2024


BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ

THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 1 – LỚP CC02

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả (%)

1 Nguyễn Trọng Bảo 2210250 100

2 Phạm Hữu Nhật Đăng 2252156 100

3 Đàm Thiện Thức 2252804 100

4 Trương Minh Huy 2252269 100

5 Nguyễn Minh Quang 2252670 100

6 Đoàn Cao Thăng 2252760 100

Họ và tên nhóm trưởng: Nguyễn Trọng Bảo

Số Điện Thoại: 0889818757

Email: bao.nguyen2805@hcmut.edu.vn

NHÓM TRƯỞNG
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

CBCCVC : Cán bộ công chức viên chức


CBVC : Cán bộ công chức

C.Mác : Các Mác

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

CP : Cổ phần

ĐHCT : Đại học Cần Thơ

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn

KCN : Khu công nghiệp

KH&CN : Khoa học và Công Nghệ

KT – XH : Kinh tế - Xã hội

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

UBND : Uỷ Ban Nhân Dân


XHCN : Xã Hội Chủ Nghĩa
MỤC LỤC

ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ LỰC


LƯỢNG SẢN XUẤT ĐỂ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY.

1. Phần mở đầu
2. Phần nội dung

CHƯƠNG 1. QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT VỚI
TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

1.1 Khái niệm, kết cấu của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
1.1.1. Khái niệm, kết cấu của lực lượng sản xuất

Kết cấu của lực lượng sản xuất

1.1.2. Khái niệm, kết cấu của quan hệ sản xuất

1.2. Ý nghĩa phương pháp luận:

1.2.1. Muốn phát triển kinh tế luôn tuân theo nguyên tắc khách quan, phải bắt đầu từ phát
triển lực lượng sản xuất.

1.2.2. Muốn xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phải căn cứ vào
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

1.2.3. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
quy luật cơ bản của mọi nền kinh tế.

CHƯƠNG 2: TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN
NAY.

2.1. Khái niệm khoa học, công nghệ và quan hệ biện chứng giữa khoa học và công
nghệ

2.1.1. Khái niệm khoa học, công nghệ

* Khái niệm khoa học


* Khái niệm công nghệ

2.1.2. Quan hệ biện chứng giữa khoa học và công nghệ

2.2. Quá trình phát triển KH&CN ở thành phố Cần Thơ dựa trên điều kiện tự nhiên
, kinh tế - xã hội.

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.

2.3 KH&CN đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở thành phố Cần Thơ

2.3.1. Vai trò của KH&CN đối với người lao động

2.3.2 Vai trò của khoa học và công nghệ đối với tư liệu sản xuất

2.4. Một số bài học rút ra nhằm đẩy mạnh việc vận dụng những thành tựu KH&CN
vào lực lượng sản xuất và một số giải pháp rút ra nhằm đẩy mạnh sự vận dụng
thành tưu KH&CN vào lực lượng sản xuất.

2.4.1. Một số bài học rút ra nhằm đẩy mạnh việc vận dụng những thành tưu KH&CN.

2.4.2. Một số giải pháp rút ra nhằm đẩy mạnh sự vận dụng thành tưu KH&CN vào lực
lượng sản xuất.

 Phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao

 Phát huy vai trò lãnh đạo của Thành ủy đối với phát triển KH&CN

3. KẾT LUẬN
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHỦ ĐỀ 04: QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT VỚI
TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT. VIỆC VẬN DỤNG
QUY LUẬT NÀY TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ LỰC


LƯỢNG SẢN XUẤT ĐỂ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY.

1.PHẦN MỞ DẦU

- Tính cấp thiết của đề tài:

Trong quá trình tiến hóa của nhân loại, có sự biến đổi đáng kể về mọi khía cạnh của
đời sống xã hội, bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, và đặc biệt là khoa học - công nghệ.
Khoa học và công nghệ đã và đang có ảnh hưởng ngày càng lớn đến mọi khía cạnh của
cuộc sống con người, đặc biệt là trong việc thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Điều này đã được chứng minh và làm sâu sắc thêm cho quan điểm của C.Mác từ những
năm giữa thế kỷ XIX, rằng khoa học và kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Các cách mạng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã và đang có tác động tích cực
đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Cùng với
các thành tựu trong công nghệ sinh học, công nghệ gen, và nhân bản vô tính, các dự án
mới như máy rửa tay IoT của sinh viên tại trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM đã đóng
góp vào việc ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh SARS-CoV-2. Công nghệ đang gây ra
những thay đổi sâu sắc, toàn diện trong hình thái kinh tế - xã hội của loài người, đưa
chúng ta vào thời kỳ kinh tế tri thức.

Trong bối cảnh mà Việt Nam đang tiến triển mạnh mẽ hướng tới công nghiệp hoá và
hiện đại hoá, việc sử dụng các tiến bộ mới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ không
chỉ là cần thiết mà còn là chìa khóa quan trọng để đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế
và xã hội của đất nước. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát
triển của Việt Nam trên thị trường quốc tế mà còn đóng vai trò then chốt trong việc xây
dựng nền kinh tế vững mạnh, phát triển bền vững, và nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân. Nhìn chung, việc đầu tư vào khoa học và công nghệ không chỉ là một cam kết
về tương lai mà còn là một chiến lược thông minh để thúc đẩy sự phát triển bền vững và
đạt được mục tiêu của sự nghiệp xây dựng đất nước theo hướng XHCN.
Cần thơ là một trong những đô thị lớn của đất nước, là trung tâm kinh tế, văn
hóa, giáo dục, khoa học...và đồng thời là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung
ương của Việt Nam. Trong những năm đổi mới, Cần thơ đã đạt được những
thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là phát
triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo...điều đó đã từng bước khẳng định vai trò, vị
thế đứng đầu của Cần thơ trong khu vực miền Nam, góp phần cùng cả nước tạo
tiền đề vững chắc để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hoá và hiện
đại hoá với việc tận dụng những thành tựu khoa học - công nghệ này ở Cần Thơ
không chỉ có những mặt thuận lợi, mà còn gặp phải nhiều khó khăn về mặt khách
quan cũng như mặt chủ quan. Dù vậy, vẫn có thể khẳng định, công nghiệp hoá và
hiện đại hoá với việc tận dụng những thành quả của cách mạng khoa học - công
nghệ cho sự phát triển lực lượng sản xuất là phương cách tất yếu mà hiện nay
Cần Thơ cũng như bất kỳ một tỉnh thành phố nào trên đất nước phải thực hiện để
phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng văn minh.

Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, việc áp dụng các
thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ ở Cần Thơ không chỉ đối mặt với
những thách thức khách quan mà còn phải vượt qua những khó khăn chủ quan.
Mặc dù vậy, việc sử dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ này để thúc đẩy sự
phát triển của lực lượng sản xuất không chỉ là điều tất yếu mà còn là một bước
quan trọng trong việc định hình tương lai kinh tế - xã hội của Cần Thơ cũng như
của cả đất nước. Đây là nền tảng để thúc đẩy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng và văn minh mà mọi tỉnh thành phố trên toàn quốc đều
đang hướng đến. Từ những nhận thức cơ bản trên đây về khoa học - công nghệ
và ảnh hưởng của nó đối với lực lượng sản xuất, nhím chúng em đã chọn đề tài
nghiên cứu của nhóm mình là “VẬN DỤNG LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC
MÁC-LENIN VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT ĐỂ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ
CẦN THƠ GẦN ĐÂY” là một vấn đề quan trọng đòi hỏi thời gian, kiến thức
sâu rộng cùng với sự đầu tư công phu. Mặc dù chúng em đã nỗ lực hết mình,
nhưng không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thu thập thông tin. Tuy
nhiên, nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô, nhóm chúng em đã hoàn thành bài tiểu
luận này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô !

- Mục đích nghiên cứu

+ Đối với Cần Thơ và Việt Nam:

Từ sự phân tích vai trò của khoa học – công nghệ đối với sự phát triển của lực
lượng sản xuất, bài tiểu luận sẽ đưa ra một số định hướng và xây dựng các giải
pháp nhằm áp dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ để thúc đẩy sự
phát triển của lực lượng sản xuất ở Cần Thơ hiện nay. Đồng thời giúp Việt Nam
trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc,
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

+ Với nhóm sinh viên thực hiện đề tài:

Đây là cơ hội để giúp chúng em để tìm hiểu tầm quan trọng của KH&CN trong
sự phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam đặc biệt Cần Thơ hiện nay. Nhờ đó,
mỗi cá nhân chúng em nhận thức được trách nhiệm của bản thân mình phải tích
cực trau dồi trình độ tri thức và kinh nghiệm vì phát triển bản thân cũng chính là
góp phần phát triển trình độ lực lượng sản xuất ở Việt Nam để tìm hướng đi đúng
đắn cho nền kinh tế tri thức phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đất nước trong
sự phát triển vận động không ngừng của nền kinh tế tri thức

-Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nhận thức duy vật biện chứng, kết hợp
vận dụng các phương pháp khác như: phân tích và tổng hợp, so sánh, trừu tượng
hóa và khái quát hóa, thống kê và chú giải tài liệu.

9
-Kết cấu đề tài: để tiếp cận đề tài một cách toàn diện và hiểu rõ vấn đề sâu sắc,
ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu
luận gồm 2 chương và 7 mục.

2. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA QUAN HỆ SẢN


XUẤT VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

1.1 Khái niệm, kết cấu của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
1.1.1. Khái niệm, kết cấu của lực lượng sản xuất

* Khái niệm

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
trong quá trình sản xuất, là phương thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu
sản xuất. Trước hết là công cụ lao động tạo thành sức mạnh khai thác giới tự
nhiên, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật
chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.

Khả năng sản xuất là khả năng hiện thực hóa sức mạnh của con người để
chuyển đổi và tận dụng tài nguyên tự nhiên, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh sống của
bản thân.

* Kết cấu của lực lượng sản xuất

Theo chủ nghĩa Mác- Lênin. Lực lượng sản xuất gồm có người lao động
và tư liệu sản xuất; trong đó lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại
là công nhân, là người lao động. Tất cả quá trình sản xuất tạo ra vật chất đều cần
có cái yếu tố của người lao động ( kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm, kĩ năng…
của người lao động), cùng với đó là các tư liệu sản xuất ( công cụ hỗ trợ sản xuất,
tư liệu phụ trợ, đối tượng lao động, …). Tất cả các nhân tố đó đã tạo thành lực
lượng sản xuất chính của quá trình sản xuất, chúng tồn tại với mối quan hệ biện
chứng lẫn nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến đối tượng trong quá trình sản
xuất. Từ đó tạo ra năng lực thực tiễn nhằm thay đổi vật chất của tự nhiên theo
hướng thỏa mãn nhu cầu của con người nói riêng và xã hội nói chung.
10
Kết cấu của lực lượng sản xuất gồm có:

- Người lao động: có tri thức, kinh nghiệm, sức khỏe, kỹ năng lao động và
có một năng lực sáng tạo nhất định để có thể đạt được hiệu quả trong quá trình
sản xuất của xã hội. Trong lực lượng sản xuất, họ không chỉ sử dụng công cụ lao
động có sẵn, mà còn tạo ra và cải tiến các công cụ để biến đổi các nguồn tài
nguyên, giúp tang thêm sức mạnh và hiệu quả của công cụ lao động; vì thế, có
thể nói người lao động là yếu tố quan trọng bậc nhất, vì nếu không có người lao
động, sẽ không có sự sáng tạo ra của cải mới và công cụ lao động khi đó sẽ trở
nên vô nghĩa và quá trình sản xuất không thể diễn ra được. Với sự phát triển của
khoa học công nghệ hiện đại ngày nay, năng lực tri tuệ của người lao động ngày
càng được nâng cao và giá trị do lao động trí tuệ tạo ra trong quá trình sản xuấy
cũng tang.

- Tư liệu sản xuất: là điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình tổ chức sản
xuất, tư liệu sản xuất gồ có 2 lại chính: đối tượng lao động và tư liệu lao động:

- Đối tượng lao động: là những yếu tố vật chất của sản xuất, đối tượng lao
động chính là nguyên liệu đầu vào cần thiết của quá trình sản xuất được con
người tác động lên, biến đổi phù hợp để tạo ra sản phẩm phù hợp với mục đích
và nhu cầu của con người. Ví dụ: sắt, thép, xi măng, sỏi, bông, len, sợi vải… Đó
là những vật liệu, nguyên liệu “thô” để làm đầu vào của sản xuất. Ngoài ra, có
các đối tượng lao động đã qua tay con người và được cải biến cấu trúc trừ đối
tượng tự nhiên ban đầu. Đối tượng “nhân tạo” này đang ngày càng tăng mạnh để
thay thế cho các đối tượng lao động tự nhiên cho phù hợp với xu hướng công
nghiệp hóa – hiên đại hóa.

- Tư liệu lao động: là yếu tố vật chất trung gian của sản xuất mà con người
sẽ dựa vào để tác động trực tiếp lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng
lao động thành sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu sản xuất của con người. Ví
dụ: những công cụ lao động có thể kể đến như cày, cuốc, máy kéo, máy dệt, xe
tải…; những nhiên liệu sản xuất như xăng, điện… Tư liệu lao động bao gồm
công cụ lao động và phương tiện lao động:

11
- Công cụ lao động: là những dụng cụ vật chất mà còn người trực tiếp sử
dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi thành sản phẩm phù hợp
với mục đích sản xuất ban đầu. Công cụ lao động là tiêu chuẩn để phân biệt các
thời đại kinh tế khác nhau, quy định trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và
làm cho quá trình sản xuất có thể diễn ra một cách bình thường. Công cụ lao
động, theo Ph. Ănggghen là “khí quan của bộ óc con người”, là “sức mạnh của tri
thức đã được vật thể hóa” có tác dụng “ nối dài bàn tay” và nhân sức mạnh trí tuệ
của con người.

- Phương tiện lao động: là những dụng cụ vật chất mà con người sử dụng
để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra của cải vật chất, tuy nhiên chỉ
đóng vai trò hỗ trợ và gián tiếp, chứ không trực tiếp quyết định quá trình sản
xuất.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện rõ ở sự phát triển về tính
chất và trình độ của nó. Ta có thể thấy, con người có sức mạnh và kỹ năng lao
động cả về chân tay, lẫn trí óc. Trong lao động, sức mạnh và kỹ năng ấy đã được
nhân lên gấp nhiều lần. Hơn nữa, lao động của con người ngày càng trở thành lao
động có trí tuệ và hàm lượng trí tuệ ngày càng tăng trong lao động của con
người. Do đó, con người chính là nguồn lực cơ bản, nguồn lực vô tận của nền sản
xuất trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) hiện
nay. Trong mọi thời đại, công cụ sản xuất luôn là yếu tố động của lực lượng sản
xuất. Điều này biểu hiện năng lực thực tiễn của con người ngày càng tăng thêm,
bởi công cụ sản xuất là do chính con người chế tạo ra. Chính sự chuyển đổi, cải
tiến, hoàn thiện không ngừng của công cụ lao động đã gây ra những biến đổi sâu
sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất. Xét cho cùng, đó chính là nguyên nhân sâu xa
của mọi biến cải xã hội.

Trong quá trình chinh phục tự nhiên, con người sáng tạo ra khoa học, đến
ngày nay, khoa học lại đóng vai trò là công cụ lao động đắc lực của con người.
Ngày nay, khoa học đã phát triển trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến
đổi to lớn trong sản xuất và trong đời sống. Cách thức mà khoa học thâm nhập và
thể hiện trong hiện thực ngày càng phong phú, đa dạng theo cấp số nhân. Khoa
12
học đã phát triển đến mức độ mà chỉ vài chục năm trước con người cũng khó
tưởng tượng ra.

Ví dụ tiêu biểu có thể nói là công nghệ di chuyển, việc cải biên từ phương tiện
xài sức người, đến máy chạy xăng, đến máy chạy điện,…… đã giúp đẩy nhanh
trong quá trình cung cầu, góp phẩn rút ngắn nhiều khâu sản xuất của con người.
Những công nghệ hiện đại này chính là những đặc trưng mang tính thời đai cho
lực lượng sản xuất hiện nay.

1.1.2. Khái niệm, kết cấu của quan hệ sản xuất

* Khái niệm

Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa con người
với con người trong quá trình sản xuất vật chất.

VD: mối quan hệ giữa một thợ mộc (A) và một người mua (B). Thợ mộc
sử dụng lao động và kỹ năng để sản xuất sản phẩm gỗ, trong khi người mua cung
cấp vốn để mua sản phẩm. Mối quan hệ này phản ánh cách tổ chức sản xuất và
phân phối cơ bản, với lao động và vốn được kết hợp để tạo ra và sử dụng sản
phẩm.

Quan hệ sản xuất gồm 3 mặt : quan hệ về sỡ hứu đối với tư liệu sản xuất,
quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản
xuất ra.

Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất: là quan hệ giữa các tập đoàn
người trong việc chiếm hữu và sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội, nó chính là
mối quan hệ xuất phát, cơ bản nhất, là quan hệ trung tâm và luôn có vai trò quyết
định các quan hệ xã hội khác. Tập đoàn người nào nắm phương tiện vật chất chủ
yếu của quá trình sản xuất thì sẽ quyết định việc quản lý quá trình sản xuất và
phân phối sản phẩm. Có thể nói trong một công ty, ai sở hữu thì người đó sẽ là
người điều hành. Và trong sự phát triển của sản xuất xã hội có hai hình thức sở
hữu cơ bản là sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng.

13
Ví dụ: Quan hệ giữa địa chủ sỡ hữu đất với tá đi n không s hữu đất là
quan hệ sở hữu

Ví dụ: Quan hệ giữa tư sản có nhà máy với công nhân không có nhà máy
là quan hệ sở hữu

Lịch sử đã có ghi nhận ba cặp tập đoàn người có quan hệ với hình thức sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là chủ nô - nô lệ trong chế độ chiếm hữu nô lệ,
địa chủ nông nô trong chế độ phong kiến và tư sản - vô sản trong chủ nghĩa tư
bản.

Quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất: là quan hệ giữa các tập đoàn
người trong việc lên kế hoạch tổ chức sản xuất và phân công lao động xã hội. Nó
có vai trò quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất, có
khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xã hội.

Ví dụ: Khi xét đơn thuần trong các mối quan hệ công việc tại Tập đoàn
Alibaba, thì quan hệ giữa Mã Vân – Chủ tịch với Trương Dũng – CEO, hoặc
quan hệ giữa Trương Dũng với các Giám đốc bộ phận… là những quan hệ trong
tổ chức và quản lý sản xuất. Rõ ràng, nếu những quan hệ này được tổ chức khoa
học thì doanh thu của Alibaba sẽ phát triển. Ngược lại, nếu những quan hệ này có
vấn đề, hoạt động kinh doanh của Alibaba sẽ gặp rắc rối.

Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động: là quan hệ giữa các tập đoàn
người trong việc phân phối sản phẩm lao động xã hội, nói lên cách thức và quy
mô của cải vật chất mà các tập đoàn người được hưởng, thường được biểu hiện
bằng lợi nhuận cho các nhà tư bản và tiền công cho công nhân trong chủ nghĩa tư
bản. Mối quan hệ này kích thích trực tiếp lợi ích con người, nên nó chính là “chất
xúc tác” thúc đẩy tốc độ, nhịp sản xuất, làm năng động hóa toàn bộ đời sống kinh
tế xã hội. Mặt khác, nếu vận hành và quản lý mối quan hệ này không tốt, nó có
thể gây cản trở, làm trì trệ, kìm hãm lại quá trình sản xuất.

Ví dụ: Quan hệ giữa ông chủ – người t ả lư ng và công nhân – người nhận
lư ng là quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Nếu mức lương hợp lý sẽ kích
thích người lao động tăng năng suất, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh. Ngược
14
lại, nếu mức lương quá thấp, công nhân có xu hướng đình công, làm đình trệ sản
xuất.

Tóm lại, cả ba mối quan hệ được đề cập như trên gắn bó một cách biện
chứng với nhau trong một quá trình sản xuất xã hội, tuy nhiên quan hệ sở hữu tư
liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất.

1.2. Ý nghĩa phương pháp luận:

1.2.1. Muốn phát triển kinh tế luôn tuân theo nguyên tắc khách quan, phải
bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất có vai trò chức năng sáng tạo ra của cải vật chất và là
động lực của sự phát triển xã hội. Đồng thời ưu tiên việc nâng cao trình độ của
người lao động, không ngừng cải tiến công cụ lao động hiệu quả và tăng năng
suất lao động đến mức tối ưu.

Bên cạnh đó, khoa học thâm nhập vào tất cả các yếu tố cấu thành của lực
lượng sản xuất. Công cụ lao động ngày càng được phát triển, cải tiến và giải
phóng được sức lao động nặng nhọc của con người. Hơn thế nữa, nhiều đối
tượng lao động nhân tạo được con người tạo ra nhằm khắc phục hạn chế về thời
gian và một số đặc tính khác của đối tượng lao động tự nhiên. Cũng nhờ khoa
học mà trình độ, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động được nâng cao.

Do đó để phát triển kinh tế thì ta phải đầu tư nâng cao chất lượng của
người lao động và trình độ của lực lượng sản xuất. Đây là thước đo trình độ
chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế
trong lịch sử.

Ví dụ: Trong ngành dệt với các khung dệt gỗ thì người ta phải di chuyển
con thoi bằng tay hoặc bằng cơ học thì năng suất rất thấp nhưng nếu một công
nhân được huấn luyện tốt dệt bằng máy khí nén thì năng suất lại rất cao, rút ngắn
được thời gian làm việc hoặc sản xuất được nhiều sản phẩm hơn.

15
1.2.2. Muốn xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới
phải căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Quan hệ sản xuất phù hợp là phải căn cứ vào trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Sự phù hợp ở đây có nghĩa quan hệ sản xuất phải là “hình thức
phát triển” tất yếu của lực lượng sản xuất, tạo địa bàn, động lực thúc đẩy cho
trình độ lực lượng sản xuất phát triển và đảm bảo tính tất yếu kinh tế, yêu cầu
khách quan của quy luật kinh tế, chống chủ quan, duy ý chí, xây dựng các quan
hệ sản xuất vượt trước quá xa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Về mặt khoa học cần nhận thức sự phù hợp một cách biện chứng, lịch sử -
cụ thể, là một quá trình trong trạng thái động. Lực lượng sản xuất là yếu tố động,
thường xuyên biến đổi và biến đổi nhanh hơn, còn quan hệ sản xuất là yếu tố
tương đối ổn định, biến đổi chậm hơn và thậm chí có thể lạc hậu hơn.

Do đó, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt đối lập biện
chứng trong phương thức sản xuất. C. Mác đã chứng minh vai trò quyết định của
lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất, đồng thời cũng chỉ ra tính độc lập
tương đối của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất.

Ví dụ: Quan hệ giữa giám đốc công ty với nhân viên – là quan hệ sản xuất
giữa người với người. Nếu giám đốc đầu tư cơ sở vật chất máy móc hiện đại và
có mức lương đãi ngộ với nhân viên thì họ sẽ tạo ra năng suất cao và hiệu quả
công việc tốt hơn góp phần làm cho công ty phát triển và tăng hiệu quả trong
kinh doanh cũng như trong sản xuất.

1.2.3. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất là quy luật cơ bản của mọi nền kinh tế.

Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
quy luật cơ bản nhất, quy luật gốc của sự phát triển xã hội. Sự biến đổi, phát triển
xã hội loài người, xét đến cùng là bắt nguồn từ quy luật này. Khác với quy luật
của tự nhiên, quy luật xã hội là quy luật hoạt động của con người, tồn tại và tác
động thông qua hoạt động của con người, gắn với điều kiện thực tiễn, hoàn cảnh
lịch sử - cụ thể. Vì vậy, việc nhận thức đúng và vận dụng một cách sáng tạo quy
16
luật xã hội nói chung và quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng phải phù hợp với điều kiện thực tiễn
cụ thể của từng quốc gia dân tộc, từng giai đoạn phát triển của đất nước và sự
biến đổi của tình hình thế giới.

Ví dụ: Trong thời phong kiến, “Con trâu đi trước cái cày theo sau”, tư liệu
lao động đơn giản, thô sơ => Năng suất lao động thấp. Ngày nay, người nông
dân áp dụng công cụ lao động máy móc hiện đại, tư liệu lao động đa dạng, phong
phú vào sản xuất => Năng suất lao động cao, tăng sản lượng, nhu cầu về lao
động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

CHƯƠNG 2: TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ


ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở THÀNH PHỐ
CẦN THƠ HIỆN NAY.

2.1. Khái niệm khoa học, công nghệ và quan hệ biện chứng giữa khoa học và
công nghệ

2.1.1. Khái niệm khoa học, công nghệ

* Khái niệm khoa học

Thuật ngữ khoa học xuất hiện từ rất sớm, nó phản ánh một hình thức hoạt
động sáng tạo đặc biệt, chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội của
con người. Từ các quan niệm khác nhau về khoa học trong các từ điển, có thể
hiểu một cách khái quát: Khoa học là một hệ thống tri thức được khái quát từ
thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm, phản ánh dưới dạng logic trừu tượng
những thuộc tính, kết cấu, những mối liên hệ bản chất, những quy luật của tự
nhiên, xã hội và bản thân con người.

Tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận, chúng ta có thể phân tích
khái niệm khoa học ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở mức độ khái quát, khoa học
được hiểu ở các góc độ sau:

- Thứ nhất, khoa học là một hình thái ý thức xã hội.

17
- Thứ hai, khoa học là một hoạt động xã hội đặc thù.

- Thứ ba, khoa học là một hệ thống tri thức của nhân loại về tự nhiên, xã
hội và con người.

Vậy, theo quan điểm hiện nay, khoa học vừa là một loại hình hoạt động tinh thần
sáng tạo vừa là kết quả của hoạt động này.

* Khái niệm công nghệ

Công nghệ là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các công cụ và mưu mẹo của
con người. Tùy vào từng ngữ cảnh mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu là:
Công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề; các kỹ thuật bao
gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến trình để giải quyết một vấn
đề; các sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau; sản phẩm có chất
lượng cao và giá thành hạ...

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ Công Nghệ, từ các quan
niệm đó, có thể hiểu: Công nghệ là tập hợp một hệ thống kiến thức và kết quả
của khoa học được ứng dụng nhằm mục đích biến các tài nguyên thiên nhiên
thành các sản phẩm. Công nghệ là chìa khóa cho sự phát triển, niềm hy vọng để
nâng cao mức sống xã hội.

Công nghệ gồm có 2 bộ phận:

- Phần cứng: gồm các trang thiết bị như: máy móc, nhà xưởng, thiết bị, các công
cụ sản xuất...

- Phần mềm bao gồm:

Một là, thành phần con người (gồm tinh thần lao động, kiến thức nghề
nghiệp, kỹ năng lao động, khả năng tiếp thu và vận dụng sáng tạo...).

Hai là, thành phần thông tin (gồm các bí quyết, quy trình công nghệ, tài
liệu khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thông tin về thị trường...).

Ba là, thành phần tổ chức quản lý (gồm tổ chức quản lý hoạt động công
nghệ, dịch vụ, tổ chức tiếp thị...).
18
Trong thực tiễn, quá trình sản xuất nào cũng phải đảm bảo bốn thành tố là:
các trang thiết bị, con người, thông tin và tổ chức quản lý. Sự kết hợp chặt chẽ
giữa bốn thành tố này là điều kiện cơ bản đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả cao.

2.1.2. Quan hệ biện chứng giữa khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ là hai khái niệm khác nhau song có mối quan hệ
biện chứng tác động qua lại với nhau. Những phát minh của khoa học giúp con
người hành động phù hợp với sự vận động của thế giới khách quan, nhờ đó hoạt
động của con người có hiệu quả hơn. Vì vậy con người luôn tìm cách phát minh
và ứng dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất. Điều này cho phép và đòi
hỏi khoa học phải phát triển. Ngược lại, chính sự phát triển của công nghệ làm
cho những phát minh khoa học nhanh chóng được ứng dụng trong thực tiễn.
Công nghệ cao giúp cho khoa học phát triển nhanh hơn, thời gian nghiên cứu
khoa học được rút ngắn và đạt được những kết quả cao hơn.

2.2. Quá trình phát triển KH&CN ở thành phố Cần Thơ dựa trên điều kiện
tự nhiên , kinh tế - xã hội.

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Cần Thơ nằm ở trong vùng trung - hạ lưu và ở vị trí trung tâm
đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 65 km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện
tích tự nhiên 1.401,61 km2 , chiếm 3,49 % diện tích toàn vùng. Cần Thơ nằm
toàn bộ trên khu vực bồi tụ phù sa lâu đời của sông Mê Kông với địa hình tương
đối bằng phẳng. Do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh,
rạch khá dày. Thêm vào đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu
như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập.

Cần Thơ có một mạng lưới sông ngòi bao phủ và nằm tại vị trí trung tâm
của khu vực, do dó đây là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm
chính trị - kinh tế - xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch,
dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ,
khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Tây Nam Bộ nói riêng và cả nước nói
chung ; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Thành phố Cần
19
Thơ đóng vai trò hạt nhân, quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
đồng thời cũng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, đô
thị loại I, trung tâm cấp quốc gia, cùng với Hải Phòng và Cần Thơ . Với yếu tố tự
nhiên như trên, Cần Thơ có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá,
phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn .

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.

Thành phố Cần Thơ là địa phương giàu bản sắc văn hóa, truyền thống yêu
nước và cách mạng. Con người Cần Thơ thật thà, chất phác, thân thiện, anh hùng
trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc, quê hương; cần cù, sáng tạo trong lao động sản
xuất. Dân số của Cần Thơ theo Tổng điều tra năm 2022 là khoảng 1.252.348
người. Thành phố Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao
gồm 5 quận và 4 huyện với 83 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 thị trấn, 42
phường và 36 xã. Ngoài ra Thành phố Cần Thơ còn có Sân bay quốc tế Cần Thơ
là sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã chính thức đi vào hoạt
động khai thác thương mại các tuyến quốc nội từ ngày 3 tháng 1 năm 2009 và mở
các tuyến bay quốc tế vào cuối năm 2010. Các chuyến bay trong nước đi đến Hà
Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Vinh (Nghệ An), Đà Lạt (Lâm Đồng), Quy Nhơn
(Bình Định), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Phú Quốc, Thọ Xuân (Thanh Hóa).
Các chuyến bay quốc tế đi đến các thành phố trong khu vực như Đài Bắc, Cao
Hùng, Kuala Lumpur, Bangkok.

Với những thế mạnh của mình cùng với quyết tâm cao, chính sách đột phá
Cần Thơ đã đạt được những thành tựu vượt bậc và ngày càng khẳng địnhvị
thếcủamình. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đều đạt và vượt
kế hoạch. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện, đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng: dịch vụ - công nghiệp – nông
nghiệp. Đời sống nhân dân nói chung và ở các vùng sâu, vùng xa khó khăn từng
bước được cải thiện.

2.3 KH&CN đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở thành phố Cần
Thơ

20
2.3.1. Vai trò của KH&CN đối với người lao động

Dưới tác động của khoa học - công nghệ, trình độ của người lao động của
thành phố Cần Thơ đang biến đổi cả về số lượng lẫn chất lượng theo hướng ngày
càng tăng dần số lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật và giảm dần số lượng
lao động chân tay.

Về mặt số lượng, dân số trung bình của thành phố Cần Thơ theo kết quả
điều tra đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn thành phố đạt 1.252.348
người, xếp thứ 24 cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2009, lao động trong độ
tuổi là 758.518 người (chiếm 63,72% tổng dân số), trong đó ước tính khu vực
thành thị khoảng 466.429 người, khu vực nông thôn khoảng 292.089 người. Lao
động tham gia các ngành kinh tế quốc dân 530.822 người, cơ cấu lao động
chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực
công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đồng thời giảm tỷ lệ lao động trong khu vực
nông, lâm, thủy sản. Cơ cấu lao động khu vực I (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản) 265.062 người; lao động khu vực II (công nghiệp, xây dựng) 98.855 người;
lao động khu vực III (thương nghiệp, vận tải, dịch vụ): 177.077 người. Lao động
dự trữ vẫn còn một số lượng khá lớn, 217.524 người (chiếm tỷ lệ 28,68%). Lao
động qua đào tạo nghề của thành phố Cần Thơ đã được cải thiện đáng kể, đến
cuối năm 2009 đạt 39,07% trên tổng số lao động tham gia nền kinh tế quốc dân;
lao động nông thôn qua đào tạo nghề năm ước đạt 15,68%, tỷ lệ lao động qua đào
tạo đạt 80.42%. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 12,64%. Về cơ cấu kinh tế, Cần
Thơ có tỉ lệ Nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 9,65%, công nghiệp – xây dựng đạt
31,03%, dịch vụ đạt 52,47%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 6,35%. Cần
Thơ có 74 Cơ sở giáo dục nghề nghiệp do ngành LĐTB-XH quản lý gồm: 9
Trường Cao đẳng; 4 phân hiệu Cao đẳng; 8 Trường Trung cấp; 22 Trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp, còn lại là các Cơ sở đào tạo trình độ Sơ cấp. Thời gian
qua, chất lượng đào tạo nghề của các đơn vị GDNN trên địa bàn thành phố ngày
càng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các Công ty, Doanh nghiệp.
Tỉ lệ học sinh, sinh viên (HS, SV) tốt nghiệp có việc làm bình quân đạt trên 80%,
đặc biệt, một số nghề trình độ Cao đẳng, Trung cấp tỉ lệ HS, SV ra trường có việc
21
làm đạt trên 86%. Đến năm 2020, 90% công nhân lao động ở Cần Thơ có trình
độ THPT. Đây là thành quả của chính sách thành phố luôn tạo điều kiện khuyến
khích, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia phát triển cơ sở dạy nghề, dạy
nghề theo địa chỉ, bảo đảm chất lượng.

Dưới tác động của sự khoa học – công nghệ, chất lượng lao động của thành phố
đã có sự thay đổi rất rõ rệt:

Về trình độ học vấn, theo báo cáo của UBND TP Cần Thơ, sau 5 năm thực hiện
đề án nêu trên, tỉ lệ người trong độ tuổi từ 15 - 35 biết chữ đạt tỉ lệ là 99,70%,
tăng 0,63% (chỉ tiêu đến năm 2020 là 99,5%); tỉ lệ người trong độ tuổi từ 15 - 60
người biết chữ đạt tỉ lệ là 98,95 %, tăng 3,09% (chỉ tiêu đến năm 2020 là
98,00%); số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù chữ trở lại và
822/946 người, đạt tỉ lệ là 86,89% (chỉ tiêu đến năm 2020 là 90%); 85/85 xã,
phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 (tăng 72 xã,
phường, thị trấn), tỉ lệ 100% (chỉ tiêu đến năm 2020 là 100%). Đối với công nhân
lao động: Có 144.846/283.435 công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công
nghiệp có trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương, đạt tỉ lệ là
51,10% (chỉ tiêu đến năm 2020 là 90%); 163.456/283.435 công nhân lao động
qua đào tạo nghề, đạt tỉ lệ là 57,67% (chỉ tiêu đến năm 2020 là 95%). Như vậy,
trình độ học vấn phổ thông của lao động đang làm việc không ngừng được nâng
lên, các chỉ số đều tiến bộ hơn hẳn so với các tỉnh trong vùng và cả nước.

Về trình độ chuyên môn - kỹ thuật, sự phát triển và ứng dụng những thành tựu
của khoa học – công nghệ đã góp phần làm thay đổi trình độ chuyên môn kỹ
thuật của lực lượng lao động ở Cần Thơ. Dưới tác động của sự phát triển của
khoa học–công nghệ, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động có sự
chuyển biến tích cực. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tăng
lên rõ rệt ở các cấp trình độ và cao hơn trung bình của vùng và cả nước. Sự thay
đổi về trình độ chuyên môn kỹ thuật của một số đối tượng đặc thù. Đó là:
Đội ngũ cán bộ - công chức - viên chức: Tính đến ngày 31 tháng 03 năm 2010,
cán bộ, công chức cấp xã toàn thành phố có 1.551 người (trên tổng số 2029 biên
chế được giao), trong đó: cán bộ chủ chốt có 486 người, chiếm 31,33%; công
22
chức cấp xã có 652 người, chiếm 42,04% (gồm 7 chức danh). Số lượng cán bộ
không chuyên trách cấp xã có 413 người, chiếm 16,63%. Trong những năm qua,
đặc biệt từ năm 2005 đến nay, UBND Thành phố đã ban hành nhiều chính sách
về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; phê duyệt. Kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cánbộ, công chức, viên chức. Với việc thực hiện các chính sách
như: tuyển dụng công khai, khách quan; thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo;
phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao…, đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức của Thành phố đã có những chuyển biến rõ nét.

Đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ: Tính đến ngày 15 tháng 10 năm 2021,
trường ĐHCT có 1.800 viên chức và người lao động với 100% cán bộ giảng dạy
trình độ từ đại học trở lên. Đến ngày 20 tháng 4 năm 2023, trường có 691 Thạc
sĩ, 589 Tiến sĩ, 163 Phó giáo sư và 18 Giáo sư. Như vậy, đội ngũ cán bộ khoa học
– công nghệ đã có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng

Cần Thơ là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao
trong cả nước. Đạt được những thành thành tựu trên là sự tổng hợp của nhiều
nhân tố,trong đó sự phát triển và ứng dụng những thành quả của khoa học và
công nghệ là nhân tố đóng vai trò không nhỏ. Chính sự tác động của khoa học và
công nghệ đã góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất của thành phố phát triển, đưa
Cần Thơ trở thành một trong những thành phố lớn của cả nước.

2.3.2 Vai trò của khoa học và công nghệ đối với tư liệu sản xuất

Khoa học và công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả của tư liệu sản xuất tại tỉnh Cần Thơ. Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn
hóa và khoa học của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hoạt động sản xuất
nông nghiệp sôi động. Các tác động chính của khoa học và công nghệ đối với tư
liệu sản xuất của tỉnh Cần Thơ bao gồm:

- Nâng cao năng suất nông nghiệp: Ứng dụng công nghệ tiên tiến như
giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, và công nghệ thủy lợi giúp tăng cường năng
suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

23
- Cải thiện quản lý đất đai và tài nguyên: Công nghệ địa chính và bản
đồ số giúp quản lý hiệu quả đất đai và tài nguyên nước, tối ưu hóa việc sử dụng
tư liệu sản xuất.

- Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch: Công nghệ xử lý và bảo quản sau
thu hoạch giúp giảm thiểu lãng phí, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng giá trị
thương mại của nông sản.

- Phát triển công nghiệp chế biến: Công nghệ mới trong chế biến thực
phẩm giúp đa dạng hóa sản phẩm, tăng giá trị gia tăng, và tạo ra nhiều cơ hội
xuất khẩu.

- Nâng cao chất lượng quản lý và kinh doanh: Các giải pháp công nghệ
thông tin và truyền thông hỗ trợ quản lý và kinh doanh hiệu quả hơn, giúp tiếp
cận thị trường và người tiêu dùng dễ dàng.

- Phát triển nguồn nhân lực: Khoa học và công nghệ cung cấp kiến thức
và kỹ năng cần thiết cho người lao động, giúp họ thích nghi với các công nghệ
mới và tăng năng suất lao động.

Sự phát triển của khoa học - công nghệ đã tác động trực tiếp tới các yếu
tốcủa tư liệu sản xuất ở thành phố Cần Thơ, làm thay đổi tác phong và cách thức
sử dụng đối tượng sản xuất và công cụ sản xuất. Trong đó:

Đối tượng lao động

Nhân lực KH&CN với đội ngũ trí thức, nhà khoa học có trình độ cao ngày
càng tăng, đóng góp tích cực trong nghiên cứu, tư vấn phản biện, phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố và vùng ĐBSCL. Năm 2022, có 68 tổ chức có
hoạt động KH&CN với số lượng nhân lực là 6.768 người (trình độ tiến sĩ là
14,33%, thạc sĩ 39,3%, đại học 31,74%, cao đẳng 5,59%...). Giai đoạn 2016-
2023, có khoảng 2.000 lượt nhà khoa học tư vấn cho thành phố thực hiện, đánh
giá nghiệm thu các nhiệm vụ KH&CN, thẩm định công nghệ các dự án đầu tư.

Công cụ lao động

24
Sự phát triển của khoa học – công nghệ đã tác động không nhỏ đến sự
thay đổi về công cụ lao động ở Cần Thơ. Việc đổi mới và ứng dụng công nghệ
tiên tiến trong sản xuất – kinh doanh là khẳng định cần thiết đối với các doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ở Cần Thơ nói riêng. Tại Cần Thơ, việc
đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm
thực sự được chú trọng.

Sự phát triển và ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ đã
góp phần nâng cao năng suất lao động của thành phố. Năng suất lao động của
thành phố có xu hướng tăng nhanh và tích cực qua các năm. Đạt được kết quả đó
là có sự tác động không nhỏ của khoa học và công nghệ, điều này cho thấy rõ
hơn vai trò to lớn của khoa học và công nghệ trong quá trình phát triển của thành
phố Cần Thơ. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong vấn đề thay đổi, đổi
mới công nghệ ở Cần Thơ cũng vấp phải một số hạn chế, trình độ về công nghệ
của các doanh nghiệp ở Cần Thơ vẫn còn chưa cao, việc đổi mới công nghệ còn
gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu thông tin…Đây là một trong những vấn
đề đáng quan tâm trong chiến lược phát triển của thành phố nhằm nâng cao tính
cạnh tranh trong sự phát triển của mình.

2.4. Một số bài học rút ra nhằm đẩy mạnh việc vận dụng những thành tựu
KH&CN vào lực lượng sản xuất và một số giải pháp rút ra nhằm đẩy mạnh
sự vận dụng thành tưu KH&CN vào lực lượng sản xuất.

2.4.1. Một số bài học rút ra nhằm đẩy mạnh việc vận dụng những thành tưu
KH&CN.

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng như quá trình phát
triển của đất nước, chính quyền Việt Nam xem KH&CN như một công cụ hạt
nhân, giữ vai trò quan trọng, và là “lực lượng sản xuất hàng đầu” trong quá trình
này. Song, để quá trình thực hiện các chính sách và chiến lược đưa KH&CN
nước ta nói chung cũng như TP.Cần Thơ nói riêng trở nên bền vững hơn, chúng
ta cần rút ra một số bài học nhằm tạo nền tảng và động lực cho quá trình ấy:

25
- Vận dụng sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu
tinh hoa trí tuệ của nhân loại, đi sâu điều tra, nghiên cứu thực tế, tổng kết
sâu sắc quá trình đổi mới đất nước. Xây dựng, không ngừng phát triển và
hoàn thiện hệ thống lý luận về con đường đi lên CNXH của Việt Nam.

- Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN trong tất cả các
ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý và quốc phòng an ninh,
nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của đất nước.

- Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ KH&CN có đủ đức, đủ tài,
kiện toàn hệ thống tổ chức, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng
các nguồn cung cấp thông tin, từng bước hình thành một nền KH&CN
hiện đại của Việt Nam có khả năng giải quyết phần lớn những vấn đề then
chốt được đặt trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá .

- Nâng cao chất lượng sản phẩm KH&CN đáp ứng nhu cầu của sản xuất và
đời sống như : dành tỷ lệ thích đáng kinh phí KH&CN của nhà nước cho
việc hỗ trợ, hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hoá,
hoàn thiện quy trình, quy phạm giám định về độ tin cậy, chất lượng, an
toàn và giá cả của công nghệ trước chuyển giao.

- Phát triển và thúc đẩy thị trường KH&CN là một ưu tiên hàng đầu. Cần
tăng cường khả năng đổi mới công nghệ và tạo ra nhu cầu mạnh mẽ từ
doanh nghiệp, thông qua việc tăng cường sự hỗ trợ từ phía chính phủ để
nâng cao khả năng đổi mới công nghệ của họ.

- Đặc biệt chú trọng đến chính sách liên quan đến cán bộ trong lĩnh vực
KH&CN trong quá trình đào tạo, tuyển dụng, và đãi ngộ nhằm tạo động
lực để thu hút và khuyến khích nhân tài đóng góp cho sự phát triển của
ngành KH&CN. Đồng thời, cần điều chỉnh cấu trúc tổ chức trong lĩnh vực
này sao cho phù hợp với từng loại hoạt động và hướng phát triển ưu tiên
trong ngành KH&CN.

26
- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Đồng
thời, cần khuyến khích và thu hút các nhà khoa học Việt Nam đang làm
việc ở nước ngoài để đầu tư, hợp tác và liên kết trong việc phát triển
ngành KH&CN tại Việt Nam. Ngoài ra, việc thực hiện triệt để quan điểm
phát triển KH&CN là một nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng và toàn
dân.

2.4.2. Một số giải pháp rút ra nhằm đẩy mạnh sự vận dụng thành tưu KH&CN
vào lực lượng sản xuất.

 Phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao

Sự phát triển của ứng dụng KH&CN được quyết định bởi việc phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao. Trong thời gian qua, Cần Thơ đã đưa ra nhiều chính
sách và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ cho mục
tiêu phát triển của thành phố. Mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng kể, nhưng
vẫn còn tồn tại những hạn chế tại Cần Thơ. Vì lý do này, để thúc đẩy sự phát
triển của nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, thành phố
cần thực hiện một loạt các biện pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, nhóm giải pháp tăng cường thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

- Một là, đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền chính sách thu hút.

- Hai là, tăng cường thu hút trí thức Việt Nam sống tại nước ngoài và các
chuyên gia nước ngoài.

- Ba là, nghiên cứu biện pháp tăng cường đãi ngộ cho đối tượng thu hút.

- Bốn là, xây dựng môi trường làm việc có bản sắc văn hóa riêng.

Thứ hai, nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo Đề án
922

- Một là, tăng cường bổ sung đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho các cơ
quan của thành phố, tập trung ngành du lịch, thương mại, y tế, giáo dục và
công nghệ cao.

27
- Hai là, đi đôi với việc đào tạo, thu hút, cần phát huy hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Ba là, đẩy mạnh liên kết, hợp tác chuyên gia trong và ngoài nước theo các
chương trình, dự án.

- Bốn là, đa dạng hóa các nguồn tài chính để phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao.

- Năm là, đầu tư và hỗ trợ phát triển hệ thống cơ sở đào tạo đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề tại thành phố.

 Phát huy vai trò lãnh đạo của Thành ủy đối với phát triển KH&CN

Nhiệm vụ và giải pháp quan trọng để phát triển khoa học công nghệ còn dựa trên
việc phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp đảng ủy, trong đó có các tỉnh, thành
ủy. Với vai trò là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ thành phố, thành ủy có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội nói chung, sự phát triển KH&CN của thành phố nói riêng. Muốn kinh tế - xã
hội phát triển nhanh, bền vững, không có con đường nào khác thành phố phải
phát huy nội lực và ngoại lực, trong đó đặc biệt là phải coi trọng và tăng cường
đầu tư phát triển KH&CN, đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu
KH&CN trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những nhiệm vụ quan trọng đó
gắn liền với vai trò, trách nhiệm của thành ủy thành phố. Thành ủy thành phố cần
phải xác định đúng và trúng nội dung, nhiệm vụ lãnh đạo. Việc xác định đúng và
trúng những nội dung, nhiệm vụ, các phương pháp lãnh đạo phát triển KH&CN
là những yếu tố chủ yếu thể hiện trình độ và năng lực lãnh đạo của thành ủy đảng
đối với một số lĩnh vực trọng yếu đòi hỏi tính năng động và sáng tạo cao. Để lãnh
đạo phát triển KH&CN hiệu quả, thành ủy cần tập trung vào những nội dung,
nhiệm vụ chủ yếu như: lãnh đạo xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch
phát triển KH&CN của thành phố; lãnh đạo đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng
KH&CN phục vụ các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; lãnh đạo,
tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về KH&CN...

28
Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là
yếu tố quyết định đẩy mạnh và phát triển ứng dụng KH&CN, vì thế, thành phố
cần phải chú trọng công tác này hơn nữa khi muốn đẩy mạnh phát triển KH&CN.
Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đẩy mạnh đổi mới cơ bản, toàn diện và
đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, hoạt động KH&CN, coi đây là khâu đột phá để
phát triển KH&CN trong những năm tới, cụ thể là:

Đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ Đổi mới hệ thống quản lý nhà nước
về KH&CN và các tổ chức KH&CN. Đổi mới việc xây dựng và tổ chức thực
hiện nhiệm vụ KH&CN... Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động
KH&CN. Đa dạng hóa nguồn đầu tư cho KH&CN. Đổi mới cơ chế phân bổ và
sử dụng ngân sách nhà nước thành phố cho hoạt động KH&CN... Đổi mới cơ
chế, tổ chức, hoạt động KH&CN Xây dựng các cơ chế nhằm khuyến khích, hỗ
trợ chuyển giao công nghệ theo hướng chủ đạo là “kích cầu công nghệ”. Các dự
án đầu tư phải được cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN thẩm định.

3. KẾT LUẬN

Các thành tựu của cách mạng KH&CN đã có sức lan tỏa sâu rộng, tác
động đến mọi khía cạnh của cuộc sống nhân loại, từ kinh tế đến chính trị và văn
hóa tinh thần. Trước hết, cách mạng này đã tạo ra một nguồn lực vật chất mới,
tạo nền móng cho tiến bộ xã hội. Đó là lực lượng sản xuất hiện đại, lực lượng mà
đóng vai trò trụ cột trong việc xây dựng một nền văn minh mới đang chớm nở
trong lịch sử nhân loại. Trong tương lai, KH&CN vẫn là một trong các động lực
quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Việt Nam trong thời kỳ hội nhập nếu không
phát triển KH&CN, chắc chắn sự tăng trưởng kinh tế sẽ bị hạn chế, thậm chí
chậm lại. Đây là mục tiêu vô cùng khó khăn trong bối cảnh trong nước và thế
giới, nhưng chúng ta có thể đạt được mục tiêu trên nếu chúng ta có những quyết
sách đúng đắn, phù hợp, kịp thời về KH&CN.

Đối với thành phố Cần Thơ, mặc dù hiện nay, trình độ của lực lượng sản
xuất đã có sự thay đổi đáng kể, song Đảng bộ và nhân dân thành phố không dừng
29
ở đó mà luôn có ý thức tận dụng, tiếp thu những thành tựu khoa học để thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, góp phần cùng với cả nước thực hiện
mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra.

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

30

You might also like