You are on page 1of 3

TRƯỜNG THCS TÙNG THIỆN VƯƠNG

NỘI DUNG HỌC TRỰC TUYẾN - Tuần 24: Từ 07/03 đến 12/03/2022
Bộ môn: Tin học 8
Bài 9: Làm Việc Với Dãy Số (tiếp theo)

A. NỘI DUNG TÌM HIỂU BÀI:


- Hiểu được khái niệm mảng 1 chiều.
- Cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử mảng.
Hoạt động I: Ví dụ về biến mảng:
- Biến mảng chỉ làm việc với kiểu số nguyên hoặc số thực.
- Cú pháp khai báo:
Var <tên biến mảng> : array[<chỉ số đầu>..<chỉ số cuối>] of<kiểu dữ liệu>;
Lưu ý: chỉ số đầu <= chỉ số cuối và kiểu dữ liệu chỉ có thể là integer hoặc real
- ví dụ: var Chieucao: array[1..20] of real;
+ Tên mảng: Chieucao
+ Kiểu dữ liệu: real
+ Số phần tử: 20
+ Chỉ số đầu: 1
+ Chỉ số cuối: 20
Truy cập tới các phần tử trong mảng
- Việc truy cập tới phần tử bất kì của mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng
của phần tử đó trong mảng.
- Việc truy cập ở đây bao gồm các hành động: gán giá trị, đọc giá trị và thực hiện tính
toán với giá trị đó
- Ví dụ: khi khai báo biến mảng như sau
var Chieucao: array[1..20] of real;
+Chieucao[2] := 5,
gán giá trị cho phần tử thứ 2 trong mảng Chieucao bằng 5.
Ta cũng có thể nhập giá trị này từ bàn phím.
+ Writeln(‘Chieu cao cua ban thu 1 la: ’,Chieucao[1]); lấy giá trị của phần tử thứ 1 trong
mảng Chieucao và in ra màn hình.
+ TB:= (Chieucao[1] + Chieucao[2])/2, sử dụng giá trị phần tử thứ 1 và thứ 2 trong
mảng Chieucao để tính chiều cao trung bình.
Ví dụ: chương trình nhập mức thu nhập của 5 hộ gia đình sử dụng biến mảng

PAGE \* MERGEFORMAT 2
- Để làm việc với các dãy số nguyên hay số thực, chúng ta phải khai báo biến mảng có kiểu
tương ứng trong phần khai báo của chương trình.
- Giá trị của biến mảng là một mảng, tức một dãy số (số nguyên, hoặc số thực) có thứ tự,
mỗi số là giá trị của biến thành phần tương ứng.
Hoạt động II: Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số:
Ý tưởng: Trước hết ta khai báo biến N để nhập số các số nguyên sẽ được nhập vào. Sau đó
khai báo N biến lưu các số được nhập vào như là các phần tử của một biến mảng A. Ngoài
ra, cần khai báo một biến i làm biến đếm cho các lệnh lặp và biến Max để lưu số lớn nhất,
Min để lưu số nhỏ nhất.
Program BT;
Var i, n, max: integer;
A: array[10..100] of integer;
Begin
Writeln( ‘ Nhap do dai cua day so, n =’); readln(n);
Writeln ( ‘ Nhap cac phan tu cua day so’);
For i : =1 to n do
Begin
Write ( ‘a[‘,i,’] =’);
Readln( a[i] );
End;
Max:= a[1]; Min:= a[1];
For i: = 2 to n do
Begin
If Max < a[i] then Max := a[i];
If Min < a[i] then Min := a[i];
End;
Writeln (‘ So lon nhat la Max = ‘, Max );
Writeln (‘ So lon nhat la Min = ‘, Min );
Readln
End.
Hoạt động III: CÂU HỎI CỦNG CỐ
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây về kiểu mảng một chiều là phù hợp?
A. Là một tập hợp các số nguyên
B. Độ dài tối đa của mảng là 255
C. Là một dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu
D. Mảng không thể chứa kí tự
Câu 2: Phương án nào dưới đây là khai báo mảng hợp lệ?
A. Var mang : ARRAY[0..10] OF INTEGER;
B. Var mang : ARRAY[0..10] : INTEGER;
C. Var mang : INTEGER OF ARRAY[0..10];
D. Var mang : ARRAY(0..10) : INTEGER;
Câu 3: Cho khai báo mảng như sau: Var a : array[0..10] of integer ;
Phương án nào dưới đây chỉ phần tử thứ 10 của mảng?
A. a[10];
B. a(10);
C. a[9];
PAGE \* MERGEFORMAT 2
D. a(9);
Câu 4:Cho khai báo mảng như sau: Var a : array[0..30] of integer ;
Để in giá trị phần tử thứ 20 của mảng một chiều A ra màn hình ta viết:
A. Write(A[20]);
B. Write(A(20));
C. Readln(A[20]);
D. Write([20]);
Câu 5: Để nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử là số nguyên ta dùng
lệnh nào sau đây?
A. For i:=1 to 10 do Readln(A[i]);
B. For i:= 1 to 10 do Writeln(A[i]);
C. Dùng 10 lệnh Readln(A);
D. Cả (A), (B), (C) đều sai.

DẶN DÒ:
- Các em tham gia học và làm bài tập đăng trên trang K12Online.
- HS đăng nhập vào K12online để tham gia học và làm bài tập củng cố
- Xem trước bài tiếp theo.
- Học sinh có khó khăn, thắc mắc cần hỗ trợ liên hệ với giáo viên bộ môn:

Họ tên GV Zalo Email Lớp phụ trách


8/02, 8/04, 8/06, 8/08,
Thầy Chiến 0793401514 phanquangchien151289@gmail.com
8/10, 8/12
8/01, 8/03, 8/05, 8/07,
Cô Thảo 0984960190 thaotinttv@gmail.com
8/09, 8/11, 8/13

PAGE \* MERGEFORMAT 2

You might also like