You are on page 1of 4

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10

TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI Môn thi: Hoá học - Thời gian làm bài: 90 phút
NĂM HỌC 2022–2023 Ngày thi: 08/03/2023
Câu I (3,5 điểm):
1) Flourine (F) có Z = 9. Nguyên tố này có trong thành phần của hợp chất teflon, được sử dụng để tráng
chảo chống dính.
a. Viết cấu hình electron của nguyên tử flourine và dự đoán khả năng nhường hay nhận electron của
nguyên tố flourine khi tham gia các phản ứng hóa học.
b. Viết công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo của phân tử F2.
c. Hãy giải thích (kèm hình vẽ) tại sao nhiệt độ sôi của HF (19,5 oC) cao hơn đáng kể so với nhiệt độ
sôi của HCl (-84,9oC).
2) Cho hai nguyên tử A, B có cùng số lớp electron, ở trạng thái cơ bản tổng số electron trên các phân lớp s
của A bằng 7, tổng số electron trên các phân lớp d của A và B bằng 16. Viết cấu hình electron nguyên tử
của A, B.
Câu II (4,5 điểm):
1) Hai nguyên tố X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, Y thuộc nhóm VA. Tổng số electron
trong hai nguyên tử của X và Y là 23. Ở trạng thái đơn chất thì hai nguyên tố X và Y có thể phản ứng với
nhau.
a. Tìm số hiệu nguyên tử của X, Y và xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.
b. So sánh độ âm điện của 2 nguyên tố X, Y. Giải thích ngắn gọn.
2) Xác định năng lượng liên kết trung bình của một liên kết C – H trong phân tử methane CH 4. Biết nhiệt
tạo thành chuẩn của methane là –74,8 kJ/mol; nhiệt thăng hoa của C graphite (than chì) là 716,7 kJ/mol;
năng lượng phân ly phân tử H2 là 436 kJ/mol.
Câu III (5,5 điểm):
1) Từ KMnO4, NaHCO3, Fe, S và dung dịch H2SO4 loãng có thể điều chế được những khí nào (các điều
kiện thí nghiệm có đủ)? Viết các phương trình hoá học minh họa.
Khi điều chế các khí trên thường có lẫn hơi nước, để làm khô tất cả các khí đó chỉ bằng một hoá chất
thì nên chọn chất nào trong số các chất sau đây: CaO, CaCl 2 khan, H2SO4 đặc, NaOH rắn. Giải thích ngắn
gọn (không cần viết phương trình hoá học).
2) Hòa tan hoàn toàn 25 gam muối carbonate của một kim loại R (R thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn)
bằng dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) thu được dung dịch A có nồng độ phần trăm là 10,511%.
a. Xác định kim loại R.
b. Khi làm lạnh dung dịch A thấy thoát ra 26,28 gam muối rắn B và nồng độ phần trăm của muối trong
dung dịch còn lại là 6,07%. Xác định công thức của muối B?
Câu IV (4,5 điểm):
1) 1) Dùng copper (đồng) để khử ion silver (bạc) trong dung dịch AgNO3.
a. Hãy xác định chất khử, chất oxi hóa và lập phương trình hóa học của phản ứng trên theo
phương pháp thăng bằng electron.
b. Cần bao nhiêu gam copper để khử hoàn toàn lượng ion silver có trong 100 mL dung dịch
AgNO3 0,15M?
2) Dung dịch A gồm FeSO4 và H2SO4. Cho dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch A thì xảy ra phản ứng sau:
FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O
a. Hãy xác định chất khử, chất oxi hóa và lập phương trình hóa học của phản ứng trên theo
phương pháp thăng bằng electron.
b. Để oxi hóa hoàn toàn lượng FeSO 4 có trong 30 mL dung dịch A thì cần vừa đủ 20 mL dung
dịch K2Cr2O7 0,01M. Tính nồng độ của FeSO4 trong dung dịch A?
Câu V (2,0 điểm): Viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Cho dung dịch K2SO4 vào dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa màu trắng.
b) Dẫn khí H2 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng thấy chất rắn chuyển dần từ màu đen sang màu đỏ.
c) Cho một mẩu Na vào dung dịch CuCl2 thấy có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa màu xanh lam.
d) Hấp thụ một lượng khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong, thu được kết tủa A và dung dịch B. Thêm
tiếp dung dịch NaOH dư vào dung dịch B lại thấy thu được kết tủa.

Cho số hiệu nguyên tử: H = 1, N = 7, O = 8, F = 9, P = 15, S = 16, Cl = 17.


Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; O = 16; Mg = 24; Al = 27; Cl = 35,5; Ca = 40; Cu = 64.
Ghi chú: Học sinh chỉ được sử dụng máy tính cá nhân, không được sử dụng bảng tuần hoàn hoặc bất kì tài
liệu nào khác.
Sở GD & ĐT Hà Nội
Trường THPT Ngọc Hồi
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: Hóa học - Thời gian làm bài: 90 phút
Câu Đề và đáp án Điểm
Câu I 1) Flourine (F) có Z = 9. Nguyên tố này có trong thành phần của hợp chất teflon, được sử
(3,5 dụng để tráng chảo chống dính.
điểm) a. Viết cấu hình electron của nguyên tử flourine và dự đoán khả năng nhường hay
: nhận electron của nguyên tố flourine khi tham gia các phản ứng hóa học.
b. Viết công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo của phân tử F2.
c. Hãy giải thích (kèm hình vẽ) tại sao nhiệt độ sôi của HF (19,5 oC) cao hơn đáng kể
so với nhiệt độ sôi của HCl (-84,9oC).
Giải:
a) Cấu hình electron 1s22s22p5, nguyên tử F có xu hướng nhận 1 electron khi tham gia các
phản ứng hóa học để đạt cấu hình electron bền của khí hiếm. 0,5đ
b) Viết đúng công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo F-F

c) HF có nhiệt độ sôi cao hơn HCl vì giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen. 0,25đ
Hình vẽ:

0,25đ

2) Cho hai nguyên tử A, B có cùng số lớp electron, ở trạng thái cơ bản tổng số electron
trên các phân lớp s của A bằng 7, tổng số electron trên các phân lớp d của A và B bằng
16. Viết cấu hình electron nguyên tử của A, B.
Giải:
Ở trang thái cơ bản A có 7 electron trên phân lớp s => A là [Ar]4s1, [Ar]3d54s1, 0,75đ
[Ar]3d104s1
Vì A thuộc chu kỳ 4 => B thuộc chu kỳ 4 0,25đ
Tổng số electron trên phân lớp d của A, B bằng 16
=> Cấu hình electron nguyên tử của A là [Ar]3d104s1, B là [Ar]3d64s2 0,5đ
Câu 1) Hai nguyên tố X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, Y thuộc nhóm VA.
II Tổng số electron trong hai nguyên tử của X và Y là 23. Ở trạng thái đơn chất thì hai
(4,5 nguyên tố X và Y có thể phản ứng với nhau.
điểm) a. Tìm số hiệu nguyên tử của X, Y và xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.
: b. So sánh độ âm điện của 2 nguyên tố X, Y. Giải thích ngắn gọn.
Giải:
Y thuộc nhóm VA và ZY < 23 nên Y thuộc chu kì 2 hoặc chu kì 3. 0,25đ
Nếu Y thuộc chu kì 2, nhóm VA thì cấu hình electron nguyên tử của Y là 1s 22s22p3 (Z =
7, Y là N)  ZX = 23 – 7 = 16, X là S 0,25đ
 Loại vì N2 và S không phản ứng được với nhau. 0,25đ
Nếu Y thuộc chu kì 3, nhóm VA thì cấu hình electron nguyên tử của Y là 1s 22s22p63s23p3
(Z = 15, Y là P)  ZX = 23 – 15 = 8, X là O 0,25đ
 Thỏa mãn điều kiện vì O2 và P phản ứng được với nhau. 0,25đ
a) ZX = 8 (O); ZY = 15 (P). 0,25đ
Cấu hình electron của nguyên tử O là 1s22s22p4  O thuộc ô số 8, chu kì 2, nhóm VIA 0,25đ
P thuộc ô số 15, chu kì 3, nhóm VA 0,25đ
b) O có độ âm điện lớn hơn P. 0,25đ
Giải thích: trong chu kì 2, độ âm điện của N < O, trong nhóm VA, độ âm điện P < N. 0,25đ
2) Xác định năng lượng liên kết trung bình của một liên kết C – H trong phân tử methane
CH4. Biết nhiệt tạo thành chuẩn của methane là –74,8 kJ/mol; nhiệt thăng hoa của C
graphite (than chì) là 716,7 kJ/mol; năng lượng phân ly phân tử H2 là 436 kJ/mol.
Giải:
Theo định nghĩa: năng lượng liên kết trong CH4 là của quá trình: 0,25đ
CH 4 (g)
INCLUDEPICTURE 0,25đ
"../../MyPC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image007.gif" \* 0,25đ
MERGEFORMAT INCLUDEPICTURE 0,25đ
"../../MyPC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image007.gif" \*
0,25đ
MERGEFORMAT C (g) + 4H (g) (1)
0,5đ
Theo giả thiết: C (s) + 2H2 (g) INCLUDEPICTURE 0,25đ
"../../MyPC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image007.gif" \*
MERGEFORMAT INCLUDEPICTURE
"../../MyPC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image007.gif" \*
MERGEFORMAT CH4 (g) (2) =  74,8 kJ/mol
C (s)
INCLUDEPICTURE
"../../MyPC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image007.gif" \*
MERGEFORMAT INCLUDEPICTURE
"../../MyPC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image007.gif" \*
MERGEFORMAT C (g) (3) = 716,7 kJ/mol
H 2 (g)
INCLUDEPICTURE
"../../MyPC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image007.gif" \*
MERGEFORMAT INCLUDEPICTURE
"../../MyPC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image007.gif" \*
MERGEFORMAT 2H (g) (4) = 436 kJ/mol
Tổ hợp 3 quá trình này, ta có: (3) + 2.(4) – (2) = (1)
(1) = 716,7 + (2  436) + 74,8 = 1663,5 kJ/mol
Vậy năng lượng liên kết trung bình của 1 liên kết C  H là 1663,5 : 4 = 416 kJ/mol
Câu 1) Từ KMnO4, NaHCO3, Fe, S và dung dịch H2SO4 loãng có thể điều chế được những khí
III nào (các điều kiện thí nghiệm có đủ)? Viết các phương trình hoá học minh họa.
(5,5 Khi điều chế các khí trên thường có lẫn hơi nước, để làm khô tất cả các khí đó chỉ
điểm) bằng một hoá chất thì nên chọn chất nào trong số các chất sau đây: CaO, CaCl 2 khan,
: H2SO4 đặc, NaOH rắn. Giải thích ngắn gọn (không cần viết phương trình hoá học).
Giải:
Các khí có thể điều chế được gồm O2, H2, CO2, H2S và SO2. 0,25đ
Các phương trình hoá học:
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 0,25đ
2NaHCO3 + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O + 2CO2 0,25đ
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 0,25đ
S + H2 H2S
S + O2 SO2 0,25đ
Để làm khô tất cả các khí trên mà chỉ dùng một hoá chất thì ta chọn CaCl 2 khan vì chỉ có 0,25đ
CaCl2 khan hấp thụ hơi nước mà không tác dụng với các khí đó (CO2, SO2 phản ứng với
CaO và NaOH rắn, H2S phản ứng với H2SO4 đặc) 0,5đ
2) Hòa tan hoàn toàn 25 gam muối carbonate của một kim loại R (R thuộc nhóm IIA trong
bảng tuần hoàn) bằng dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) thu được dung dịch A có nồng độ
phần trăm là 10,511%.
a. Xác định kim loại R.
b. Khi làm lạnh dung dịch A thấy thoát ra 26,28 gam muối rắn B và nồng độ phần trăm
của muối trong dung dịch còn lại là 6,07%. Xác định công thức của muối B?
Giải:
a) PTHH: RCO3 + 2HCl → RCl2 + CO2 + H2O 0,25đ
Gọi x là số mol RCO3 phản ứng, ta có nHCl pư = 2x  mddHCl = 36,5.2x.100/7,3 = 1000x 0,25đ
Mol CO2 là x nên mddA = 25 + 1000x – 44x = 25 + 956x 0,25đ
C% (ddA) = x(R + 71).100/(25 + 956x) = 10,511 (1) 0,25đ
Mà x = 25/(R + 60) (2) 0,25đ
Thay (2) vào (1) và giải phương trình ta được R = 40, x = 0,25 mol. 0,5đ
Vậy kim loại R là Ca. 0,25đ

b) mddA = 25 + 956x = 264 gam  mdd còn lại = 264 – 26,28 = 237,72 gam 0,25đ
mCaCl2 trong dd còn lại = 237,72.6,07/100 = 14,43 gam  nCaCl2 còn lại = 0,13 mol 0,25đ
 nCaCl2 trong B = 0,25 – 0,13 = 0,12 mol 0,25đ
Muối rắn B có dạng CaCl2.nH2O có M = 111 + 18n = 26,28/0,12 = 219  n = 6 0,5đ
Công thức của muối B là CaCl2.6H2O 0,25đ
Câu 1) Dùng copper (đồng) để khử ion silver (bạc) trong dung dịch AgNO3.
IV c. Hãy xác định chất khử, chất oxi hóa và lập phương trình hóa học của phản ứng
(4,5 trên theo phương pháp thăng bằng electron.
điểm) d. Cần bao nhiêu gam copper để khử hoàn toàn lượng ion silver có trong 100 mL
: dung dịch AgNO3 0,15M?
Giải:
a) Chất khử: Cu, chất oxi hóa: Ag+1 trong AgNO3. 0,5đ
Hs viết đúng quá trình oxi hóa, quá trình khử và lập PTHH đúng:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag 1đ
b) Mol AgNO3 = 0,1.0,15 = 0,015 mol  mol Cu = 0,0075 mol  mCu = 0,48 gam 0,75đ

2) Dung dịch A gồm FeSO4 và H2SO4. Cho dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch A thì xảy ra
phản ứng sau:
FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O
a. Hãy xác định chất khử, chất oxi hóa và lập phương trình hóa học của phản ứng
trên theo phương pháp thăng bằng electron.
b. Để oxi hóa hoàn toàn lượng FeSO4 có trong 30 mL dung dịch A thì cần vừa đủ
20 mL dung dịch K2Cr2O7 0,01M. Tính nồng độ của FeSO4 trong dung dịch A?
Giải:
a) Chất khử: Fe+2 trong FeSO4, chất oxi hóa: Cr+6 trong K2Cr2O7. 0,5đ
Hs viết đúng quá trình oxi hóa, quá trình khử và lập PTHH đúng:
6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O 1đ
b) Mol K2Cr2O7 = 0,02.0,01 = 0,0002 mol  mol FeSO4 = 0,012 mol 0,5đ
 CM (FeSO4) = 0,012/0,03 = 0,4M 0,25đ
Câu Viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
V a) Cho dung dịch K2SO4 vào dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa màu trắng.
(2,0 b) Dẫn khí H2 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng thấy chất rắn chuyển dần từ màu đen
điểm) sang màu đỏ.
: c) Cho một mẩu Na vào dung dịch CuCl 2 thấy có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa màu
xanh lam.
d) Hấp thụ một lượng khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong, thu được kết tủa A và dung
dịch B. Thêm tiếp dung dịch NaOH dư vào dung dịch B lại thấy thu được kết tủa.
Giải:
a) BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KCl 0,25đ
b) H2 + CuO Cu + H2O 0,25đ
0,5đ
c) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ; 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl
0,5đ
d) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O; 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
0,25đ
2NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
Các phương trình hóa học ghi đủ điều kiện và cân bằng đúng.
0,25đ

Lưu ý: Thí sinh giải theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

You might also like