You are on page 1of 1

Một số bài tập về vị trí tương đối của đường thẳng và parabol

Bài 1: Tìm tọa độ giao điểm A và B của đồ thị hai hàm số y  2 x  3 và y  x 2 . Gọi D và C lần lượt là
hình chiếu vuông góc của A và B trên trục hoành. Tính diện tích tứ giác ABCD.
(trích Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 TP Hà Nội năm 2006)
Bài 2: Cho đường thẳng (d ) : y   x  6 và parabol ( P) : y  x 2 .
1) Tìm tọa độ các giao điểm A, B của (d) và (P).
2) Tính diện tích tam giác OAB.
(trích Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 TP Hà Nội năm 2014)
3 3
Bài 3: Với giá trị nào của m thì đường thẳng (d ) : y  x  2m cắt parabol ( P ) : y   x 2 tại hai
2 4
điểm phân biệt? (trích Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Chuyên TP HCM năm 2006)
Bài 4: Cho parabol ( P) : y   x 2 và đường thẳng (d ) : y  mx  1 .
1) Chứng minh rằng với mọi giá trị của m đường thẳng (d) luôn cắt parabol (P) tại hai điểm phân
biệt.
2) Gọi x1 , x2 lần lượt là hoành độ các giao điểm của đường thẳng (d) và parabol (P). Tìm giá trị
của m để: x12 x2  x2 2 x1  x1 x2  3 . (trích Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 TP Hà Nội năm 2010)
Bài 5: Cho parabol ( P) : y  x và đường thẳng (d ) : y  2 x  m2  9 .
2

1) Tìm tọa độ các giao điểm của (P) và đường thẳng (d) khi m  1 .
2) Tìm m để đường thẳng (d) cắt parabol (P) tại hai điểm nằm về hai phía của trục tung.
(trích Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 TP Hà Nội năm 2011)
Bài 6: Cho parabol (P): y  x 2 và đường thẳng (d): y  mx  2 , m là tham số.
1) Chứng minh rằng với mọi giá trị của tham số m , đường thẳng (d) luôn cắt parabol (P) tại hai
điểm phân biệt.
2) Gọi A( x1 ; y1 ), B( x2 ; y2 ) là các giao điểm của (d) và (P). Tìm giá trị của m để y12  y2 2 đạt giá
trị nhỏ nhất. (trích Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT CNN năm 2015)
Bài 7 (Tổng hợp từ các bài hàm số-đồ thị trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên
Ngoại ngữ và THPT Hà Nội-Amsterdam 2000-2009)
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng (d): y  mx  1 và parabol (P): y  x 2 .
1) Vẽ parabol (P) và đường thẳng (d) khi m = 1.
2) Chứng minh rằng với mọi giá trị của tham số m, đường thẳng (d) luôn đi qua một điểm cố
định I.
3) Tìm m để khoảng cách từ O đến đường thẳng (d) là lớn nhất.
4) Chứng minh rằng đường thẳng (d) luôn cắt parabol (P) tại hai điểm phân biệt A và B với mọi
giá trị của m.
5) Gọi hoành độ của A và B lần lượt là x1 , x2 . Chứng minh rằng: x1  x2  2 .
6) Chứng minh rằng diện tích tam giác OAB bằng tổng diện tích hai tam giác OAI và OBI. Từ đó
tính diện tích tam giác OAB theo m.
7) Tính độ dài đoạn thẳng AB theo m. Từ đó tìm m để độ dài đoạn thẳng AB  2 10 .
8) Tính hệ số góc của đường thẳng OA theo x1 và hệ số góc của đường thẳng OB theo x2 . Từ đó
chứng minh OA  OB .
9) Dựa vào kết quả câu 8, tính diện tích tam giác OAB theo m và tìm giá trị của m để diện tích
tam giác OAB bằng 2 (đơn vị diện tích).
10) Gọi H, K theo thứ tự là hình chiếu vuông góc của A và B lên trục hoành. Chứng minh rằng
tam giác IHK vuông tại I (I là điểm tìm được ở câu 2).

Giáo viên: Nguyễn Phú Chiến - Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (ĐT: 098-204-1874)

You might also like