You are on page 1of 204

Phần I

KĨ THUẬT BUỒNG TỐI

Bài 1
XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC MỘT PHÒNG TỐI

MỤC TIÊU
1. Trình bày được các yêu cầu kĩ thuật khi xây dựng buồng tối.
2. Trình bày được các trang thiết bị phục vụ cho buồng tối.

NỘI DUNG
I. Những yêu cầu cơ bản của phòng tối
1. Phải được thiết lập riêng biệt với những phòng chụp phim và những phòng khác.
2. Phải cấu trúc thế nào để những vật liệu dễ bị cảm ứng tia X chứa trong phòng không bị
ảnh hưởng bởi tia X.
3. Phải tối hoàn toàn nhưng phải đảm bảo thông gió.
4. Phải bố trí ra sao cho thuận tiện cho việc đưa phim vào và lấy phim ra từ phòng tối đi các
phòng chụp phim khác.
5. Phải đảm bảo sạch sẽ và có thể duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 20 0C, độ ẩm dưới
75%.
6. Đảm bảo các thao táctrong buồng tối diễn ra liên tục thuận tiện.
7. Những khu khô và khu ướt phải được cách biệt với nhau, càng xa càng tốt.
8. Những khu nhỏ dành riêng cho tráng phim cần phải liên hợp lại với nhau để giúp cho công
việc tráng phim được liên tục và dễ dàng ( Tráng phim - rửa phim – phơi khô và quan sát).
II. Yêu cầu kĩ thuật
1. Diện tích phòng tối
Phải đảm bảo tối thiểu 12m2.
2. Sàn nhà
Phải làm bằng ghạch men có độ ráp và thoát nước.
3. Tường nhà.
Tường cần phải được trát bằng xi măng và trát phủ barít hoặc chì để không cho tia X
xuyên qua. Đối với máy Xquang hiện nay và với phần tường không trực diện với tia X thì chỉ
cần lớp chì dày 1,5 mm là đủ. Tường nền ốp bằng gạch men cao khoảng 2m để tránh ẩm ướt.
4. Trần nhà
Trần nhà của buồng tối nên được phun sơn.
5. Hệ thống thông khí
Buồng tối phải được gắ hệ thống thông khí ( Quạt hút gió ) nhưng vẫn phải đảm bảo
không cho ánh sáng lọt vào.
a. Nhiệt độ
Để giúp cho việc tráng phim đúng với nhiệt độ ấn định, nhiệt độ buồng tối tốt tốt nhất
giữ ở khoảng 200C. Tốt nhất phòng tối nên có điều hòa nhiệt độ.
b. Ánh sáng đèn an toàn
Đèn an toàn được bố trí là hệ thống đèn ánh sáng màu đỏ. Đèn đỏ chỉ đủ sáng để nhìn
thấy các vật như: phim, cassette khi gần đèn. Thông thường đèn được bao vị trí là: Bàn lắp
phim, cách thùng thuốc hiện, cạnh thùng thuốc hãm, treo cao cách mặt bàn hoặc miệng thùng
ít nhất là 1,3m.
Bóng đèn phát ra ánh sáng an toàn không vượt quá 25W. Trong khi xử lý phim chúng
ta thường gặp các tình huống sau:
Nếu phim đã được xử lý hoặc mờ mà bạn cho rằng do buồng tối không đảm bảo thì
kiểm tra lại xem ánh sáng có lọt vào buồng tối không ?
Cách đơn giản để kiểm tra buồng tối là đặt tờ phim trên mặt bàn, cẩn thận đặt 2-3 vật
kim loại như chìa khóa, để trong buồng tối chỉ có ánh sáng an toàn ít nhất là 5 phút. Sau đó
đem xử lý nếu phim có bống vật kim loại có nghĩa là buồng tối không đảm bảo. Trên cơ sở
đó tự đặt ra các câu hỏi để tìm ra nguyên nhân:
+ Đèn an toàn không đảm bảo (kiểm tra lọc màu xem có bị hỏng không?)
+ Bóng đèn có quá công suất không?
+ Nhiều ánh sáng an toàn quá ( do dùng nhiều quá bong đèn an toàn ).
c. Tối vào buồng tối
Lối vào buồng tối tốt nhất nên bố trí bằng hai cánh cửa cách nhau một khoảng. Chắn ở
mỗi cửa là bức màn đen hoặc hai cửa được bố trí sao cho khi mở một cửa thì cửa kia đóng.
6. Phân khu buồng tốiâ.
a. Khu lắp phim
Là khu được bố trí đầu tiên của hệ thống buồng tối bao gồm có:
Bàn lắp phim cũng đồng thời là tủ đựng phim, hệ thống bàn lắp phim được bố trí xa hệ
thống rửa phim.
Cạnh bàn lắp phim có các giá treo các cỡ kẹp rửa phim riêng biệt và gần tủ chuyển
cassette.
b. Khu tráng phim
Khu này bao gồm một bể nước ba ngăn và hai thùng hiện và hãm hình.
- Thùng hiện hình được đặt vào bể đầu tiên phía bàn lắp phim, tiếp theo là bể chỉ chứa
nước, thùng hãm hình được đặt vào bể thứ ba.
- Nước được lưu thông liên tục từ bể chứa thùng hiện hình đến thùng hãm hình.

Hình 1.1. Sơ đồ buồng tối theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới

c. Khu làm khô phim


- Máy sấy phim tốt nhất đặt ở một góc của buồng tối.
- Nếu ta có một khu tráng phim rộng, cách sắp đặt tốt nhất là chia ra từng khu riêng
biệt, những khu này một phần nằm trong ánh sáng của đèn an toàn và một phần việc có thể
thực hiện dưới ánh sáng bình thường .
- Nếu có máy rửa phim tự động ta có thể đặt máy đối diện với bàn lắ phim, xuyên qua
tường và lấy phim thành phẩm ở ngoài.
7. Các vật tư cần thiết
a. Bàn lắp phim

Hình 1.2. Bàn lắp phim


- Bàn lắp phim thường có kích thước 0,7m x 1,5m cao 0,9m đến 1m.
- Gầm bàn phía trên phải được bố trí một tủ đựng phim gắn liền với bàn và có nhiều
ngăn, khi kéo ra có thể kéo các ngăn ngả ra.
- Phía trên bàn khoảng 0.5m có bố trí đèn an toàn, các giá để treo phim, cửa đưa
cassette ra, vào.
- Bàn lắp phim phải luôn luôn được giữ khô ráo, đảm bảo ánh sang an toàn.
b. Thùng rửa phim
- Để tiến hành thao tác rửa phim thủ công phải có thùng chứa thuốc rử phim bao gồm:
thùng chứa thuốc hiện hình và thùng chứa thuốc hãm hình, các thùng này phải được làm
bằng inox.

Hình 1.3. Thùng đựng các hóa chất rử phim

c. Kẹp rửa phim các cỡ


- Có đủ kẹp rửa phim các cỡ: 18 x 24 cm, 24 x 30 cm, 30 x 40 cm, 15 x 40 cm……
Kẹp rửa phim phải được treo vào chỗ thuận tiện nhất vào cạnh bàn lắp phim để có thể
lấy một cách dễ dàng, các cỡ khác nhau phải được treo riêng.
d. Cassette các cỡ
Cassette cũng phải có đầy đủ các cỡ: 18 x 24 cm, 24 x 30 cm, 30 x 40 cm…………
Tùy theo số lượng chụp phim hàng ngày mà ta phải có số lượng cassette mỗi cỡ là bao nhiêu
để đảm bảo đủ lượng cassette để chụp một cách liên tục.
e. Máy sấy phim
Máy sấy phim thường được bố trí ở góc buồng tối nhưng cũng có thể đặt ở một nơi
nào đó thuận tiện cho việc sấy phim và không ảnh hưởng đến các công đoạn khác của việc
chụp chiếu điện.
f. Máy rửa phim tự động
Nếu lượng phim chụp nhiều cần trang bị máy rửa phim tự động.
g. Máy hút ẩm
Để đẩm bảo được giữ độ ẩm trong buồng tối dưới 75%, cần trang bị máy hút ẩm trong
buồng tối.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày 8 yêu cầu cơ bản đối với buồng tối.
2. Trình bày các yêu cầu kỹ thuật của buồng tối.
3. Trình bày các phân khu buồng tối. trình bày các yêu cầu vật tư cần cho buồng tối.
4. Trình bày các yêu cầu vật tư cần thiết cho buồng tối.
5. chọn ý đúng nhất trả lời cho các câu hỏi sau:
A. Luôn giữ cho nhiệt độ buồng tối > 250C.
B. Luôn giữ độ ẩm buồng tối > 80%.
C. Phải bố trí khu khô và khu ướt gần nhau.
D. Tường phải ốp chì chỗ mỏng nhất phải có lớp chì dày.
E. Buồng tối không cần thong gió.
6. Khẳng định đúng, sai vào các câu sau:
- Đèn an toàn buồng tối là đèn có ánh sang màu xanh
- Chỉ cần lắp đèn an toàn ở bàn lắp phim là đủ.
- Đèn an toàn không có công suất vượt quá 25 W.
- Thùng rửa phim phải được làm bằng inox.
- Lối vào buồng tối phải được bố trí bằng hai cửa

Bài 2

CẤU TẠO PHIM VÀ BẢO QUẢN PHIM

MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên lý sản xuất và cấu tạo phim, phân loại, sử dụng và bảo quản phim.
2. Trình bày cách phân loại, sử dụng và bảo quản phim
NỘI DUNG
I. Cấu tạo phim
Phim Xquang hiện nay được cấu tạo rất chắc chắn và đồng nhất, giúp ta có thể tiêu
chuẩn hóa được những yếu tố chụp hình và tráng phim. Phim tia X gồm có một lớp nhũ
tương trộn lẫn với tia thể muối bạc chính cùng với nhau nhờ chất keo bao bọc nhau nhờ cả
hai mặt của tấm acetat xenlulo màu trong xanh ( một chất được gọi là chất căn bản của
phim ).
Chất căn bản có nhiệm vụ chứa đựng chất nhũ tương và tạo bản có nhiệm vụ chứa
đựng chất nhũ tương và tạo chop him có một độ cứng thích hợp để có thể sử dụng được.
Cấu tạo chính của phim tia X là:
- Lớp cốt ( chất căn bản )
- Lớp keo chính.
- Lớp nhũ tương.
- Lớp bảo vệ.
1. Lớp cốt ( chất căn bản )
Lớp cốt của phim được chế tạo bằng cách dung gỗ hoặc bong gòn đã được nghiền nát
trong dung dịch acetic anhydric với sự hiện diện của acid sulfuric chất xenlulo kết hợp với
acetic anhydric để trở thành một dung dịch đặc trong đó có xenlulo axetat được tách rời khỏi
dung dịch.
Sau khi rửa sạch them một lần nữa chất xenlulo acetat được làm khô và được cắt ra
từng phần nhỏ sau đó nó được hòa tan vào 1 dung dịch làm tan đặc biệt, có chứa thuốc
nhuộm màu xanh.
Sau đó người ta làm nóng lên và cô đặc dung dịch và đưa vào máy cán để cán ra lớp
cốt, cuối cùng chuyển những miếng xenlulo acetat mới cán sang máy cán khác để làm nóng
cho đến khi lớp cốt khô hoàn toàn. Màu xanh của lớp cốt được nhuộm có tác dụng làm gia
tăng tương phản của phim.
2. Lớp keo dính
Sau khi lớp cốt được chế tạo xong hai mặt sẽ được bọc một lớp keo dính lớp này còn
gọi là lớp bọc trong.
3. Lớp nhũ tương
Ban đầu người ta dung một lớp keo tiếp theo bọc nguyên chất được hòa tan trong dung
dịch acid nitric để trở thành nitrat bạc. Dung dịch nitrat bạc được trộn lẫn với kali bromide và
chất keo để tạo nên nhũ tương của tinh thể bạc.
Trong quá trình tạo ra lớp nhũ tương ta phải kể đến hai quá trình: Tạo chất keo và tạo
muối bromide Bạc.
3.1. Tạo chất keo
Chất keo là chất không thể thiếu được để tạo ra lớp nhũ tương của phim Xquang, nó có
thể được chế biến từ da bò về phương diện hóa học chất keo là chất collid và hỗn hợp nhiều
chất khác.
Chất keo có đặc tính:
+ Có hai loại phế lỏng và đặc tùy theo nhiệt độ cả hai thể này đều trong suốt nhờ đó nó
không ảnh hưởng đến tính quang học của phim.
+ Ở nhiệt độ tráng phim chất keo vẫn được giữ ở thể đặc.
+ Ở môi trường kiềm chất keo bị lỏng ra điều này rất có lợi cho việc ngấm thuốc hiện
hình vào lớp nhũ tương trong quá trình rử phim.
Ở môi trường acid chất keo đông cứng lại như vậy khi đưa phim vào thuốc kẽm phim
sẽ cứng hơn và như vậy sẽ tránh hiện tượng xước phim sau khi tráng phim (vì môi
trường thuốc hãm là môi trường acid ).
3.2. Muối bạc
Muối bạc (AgBr) được tạo thành như sau:
- Đầu tiên bạc nguyên chất được cho vào acid nitric để tạo ra nitrat bạc, kali bromid và
nitrat bạc được cho vào dung dịch chất keo một cách từ từ. Chất bạc bromide được tạo ra và
lắng xuống trong chất keo. Phản ứng hóa hoạc xảy ra như sau:

KBr + AgNO3 AgBr + KNO3


Kết quả là ta có chất nhũ tương sau đó chất nhũ tương của AgBr được đun nóng ở
nhiệt độ từ 500 – 800 C để làm gia tăng sự nhạy cảm của nhũ tương. Tiếp đó nhũ tương được
làm lạnh để nó đông cứng thành miếng dày, tiếp đó được cắt ra thành miếng khô và đưa vào
nước rửa sạch chất KNO3 trong vài giờ. Nhũ tương sạch lại được đun nóng và trộn thêm chất
keo và được đưa vào bọc trong lớp cốt của phim.
3.3.Qúa trình bọc nhũ tương
Lớp cốt sau khi tráng lớp keo chính được chuyển nhanh qua thùng chứa đầy nhũ tương
và ở đây lớp cốt được bọc bởi lớp nhũ tương có độ dày tiêu chuẩn. Sau đó phim được đưa
sang phòng lạnh để làm đông cứng lại và đưa sang một phòng khác để làm khô.
4. Lớp bảo vệ
Lớp bảo vệ chính là lớp ngoài của nhũ tương đông cứng lại.
II. Phân loại phim
Phim được sản xuất thành 4 loại. Trong đó có 2 loại chính và 2 loại phụ.
1. Hai loại chính
1.1. Loại dung bìa tăng quang
Đây là loại thường dung gồm có các cỡ:

30 x 40 (cm) 35 x 35 (cm)
24 x 30 (cm) 18 x 24 (cm)
15 x 40 (cm) 13 x 18 (cm)

Mỗi cỡ phim này chia thành hai loại:


a. Loại phim thông thường hay còn gọi là phim phổ thong.
b. Loại chụp nhanh hay còn gọi là phim bắt nhạy được dùng để chụp với thời gian phát tia rất
ngắn.
1.2. Loại không dung bìa tăng quang
Dùng để chụp những bộ phận không thể dùng được cassette như vú, mũi. Loại này
trong lớp nhũ tương người ta cho thêm chất huỳnh quang để tăng tác dụng của tia X.
2. Hai loại phụ
2.1. Phim chụp răng
Loại này được đóng gói riêng từng tờ một có thể đưa vào trong miệng bệnh nhân để
chụp từng răng. Đây cũng là phim không dung bìa tăng quang.
2.2. Phim huỳnh quang
Chỉ dung cho các máy chụp huỳnh quang. Cấu tạo gần giống với phim ảnh tin tức là
chỉ tráng 1 mặt thuốc của phim và được cuộn thành cuộn khi tráng hoặc tháo lắp không được
để dưới ánh sáng đèn đỏ như phim chụp ảnh. Phim này hiện nay ít dung.
3. Sử dụng và bảo quản
a. Sử dụng
Khi sử dụng phải lưu ý những điểm sau:
- Tránh làm lộ sang: Phải tháo lắp phim trong buồng tối hoàn toàn. Chỉ có ánh sang
đèn đỏ nhưng cường độ sáng cũng không được quá mạnh.
- Xem phim dưới ánh sáng đèn đỏ cũng phải xem nhanh.
- Khi thực hiện thao tác tháo lắp phim tay phải khô.
- Chỉ rút phim từ trong hộp ra và lắp vào cassette đều phải thao tác nhẹ nhàng trách
làm xước phim.
b. Bảo quản phim
* Bảo quản phim chưa chụp
Phim phải được để xa nguồn tia xạ, hóa chất mặc dù những nguồn này đều được đảm
bảo an toàn xong nếu phim để gần thời gian dài cũng bị giảm chất lượng.
Phim phải được để nơi khô ráo, tránh nhiệt độ trên 240C.
Hộp phim khi để phải để đứng hộp tránh làm gẫy phim và tránh lớp hóa chất bị tác
dụng bởi trọng lực khi phim để nằm.
* Bảo quản phim đã chụp
- Phim đã chụp là phim được dùng để làm tài liệu.
- Những phim này trước hết phải được ngâm nước kĩ để rửa sạch thuốc rửa phim. Thời
gian ngâm nước khoảng 15 phút qua dòng nước chảy lien tục.
- Các thuốc rửa phim sau khi tác dụng trên phim để tạo thành hình ảnh sẽ tạo thành các
muối.
- Đặc điểm của các muối là rất dễ dàng hút nước, do đó nếu không loại trừ được hết
muối ra khỏi phim thì dù ta có sấy đến như thế nào phim cũng không có độ khô đạt tiêu
chuẩn và sau đó sẽ hút nước trở lại từ không khí rất nhanh. Nước được hút vào sẽ làm hỏng
lớp nhũ tương đang chứa hình ảnh trên phim bong ra rất nhanh.
Như vậy khi ngâm phim với thời gian và điều kiện như trên sẽ loại bỏ gần như hoàn
toàn các sản phẩm của thuốc rửa phim.
- Sau khi phim được rửa sạch thì phải được sấy khô hoàn toàn.
- Phim phải được đậy trong túi riêng.
- Để nơi khô ráo.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày cấu tạo của phim.
Lớp cốt.
Lớp keo dính.
Lớp nhũ tương
Lớp bảo vệ.
2. Trình bày phân loại phim.
3. Trình bày sử dụng và bảo quản phim
4. Chọn ý đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau:
Lớp cốt của phim được cấu tạo bằng
A. Muối KBr
B. Bìa các tông
C. Xenlulo acetat
D. Xenlulo sulfat
E. Xenlulo nitrat
5. Khẳng định đúng sai vào các câu sau:
Lớp keo dính của phim ở ngoài lớp nhũ tương
Lớp muối bạc ở ngoài lớp keo dính
Khi xem phim có thể xem lâu dưới ánh sang đèn đỏ
Phim phải để ở nhiệt độ dưới 240C
Phim có thể gần hóa chất mà không bị ảnh hưởng.

Bài 3
BÌA TĂNG SÁNG ( BÌA TĂNG QUANG )
MỤC TIÊU
1. Trình bày được cấu tạo bìa tăng quang.
2. Trình bày được phân loại bìa, cách sử dụng bìa tăng quang.

NỘI DUNG
I. Mục đích dùng bìa tăng sáng
Tia X tác dụng vào phim nhưng so với ánh sáng bình thường thì sự tác dụng này kém
rất nhiều. Hơn nữa tia X lại có tác dụng huỳnh quang một số chất. Dựa vào tính chất này
người ta dùng nó để khuyếch đại tia X bằng cách chế tạo bìa tăng quang.
1. Cấu tạo của bìa tăng quang
Gồm 4 lớp :
1.1. Lớp cốt
Được cấu tạo bằng nhựa hoặc các tông bên trong phải thuần nhất không được lẫn các
hạt xenlulo. Độ dày phải thật đều để tránh sự phát tia X của bìa. Bìa tăng quang hiện nay lớp
cốt được cấu tạo bằng chất dẻo.
1.2. Lớp hấp thụ
Được cấu tạo bằng oxyd titan ( TiO2 ) trộn thêm oxyd Bari ( BaO ) hoặc sunfat Bari
( BaSO4 ). Một số bìa tăng quang có trộn thêm chất bột màu. Màu tốt nhất là màu vàng vì
vậy ta thấy bìa tăng quang có một số màu hanh vàng.
Tác dụng của lớp hấp thụ bớt tia thứ do chính bìa tăng quang gây nên làm giảm bớt độ
mờ mà người ta gọi là độ mờ vật liệu.
1.3. Lớp phát xạ
Được cấu tạo bằng calci tungstat ( CaWO2 ) và kẽm sulfit ( ZnS ) đây là một lướp mỏng.
Tùy theo từng loại bìa mà có các hạt tinh thể có độ lớn từ 3 - 12µm các hạt này được trộn
trong chất dẻo. PVC trong suốt. Độ phát xạ của bìa tùy thuộc vào lớp phát xạ.
1.4. Lớp bảo vệ
Mục đích để bảo vệ những lướp dưới tránh các tác động cơ học, lớp này được cấu tạo
bởi một lớp dẫn cứng.
II. Phân loại
1. Bìa tăng quang lẻ ( không theo cặp ) và bìa tăng quang theo cặp.
1.1. Bìa tăng quang lẻ
Dùng khi chụp bằng giấy ảnh hoặc phim có một mặt thuốc.
1.2. Bìa tăng quang cặp
Gồm 2 bìa 1 cặp dùng cho phim có 2 mặt thuốc gồm có bìa trước mỏng và bìa sau dày.
1.3. Quyển bìa tăng quang
Dùng cho cắt lớp thường quy chụp nhiều lớp. Người ta xếp nhiều cặp bìa chồng lên
nhau cách nhau một khỏng nhất định.
2. Phân loại bìa tăng quang theo độ nhạy
2.1. Bìa tăng quang hạt nhỏ FF
Loại này cho độ nét của phim tốt nhưng độ đen ít.
2.2. Bìa tăng quang phổ thông UF
Loại này cho độ nét của phim và độ đen ngang nhau.
2.3. Bìa tăng quang phát xạ mạnh
Cho độ đen lớn do đó giảm được nhiều tia X nhưng độ nét không cao. Như chúng ta
đã biết khi chụp Xquang độ đen của phim chỉ đạt 5% do tia X. Còn 95% do bìa quang nên
nếu chụp không có bìa tăng quang. Tiêu chuẩn chụp phải đưa lên rất cao theo độ nhạy của
bìa ta giảm dần tiêu chuẩn chụp theo thứ tự sử dụng bìa như sau OF, FF, UF, HF ( OF là
không có bìa tăng quang ).
Bìa tăng quang có tác dụng tốt trong việc giảm liều tia X tuy nhiên nó vẫn có những
đặc điểm sau :
Từ một điểm phát xạ ánh sáng huỳnh quang phát ra xung quanh. Nhữnng tia sáng in
xuống phim từ điểm phát xạ là hình nón. Hình nón càng rộng nếu bìa càng dày từ đó tạo nên
độ mờ của phim cho bìa tăng quang. Do đó bìa tăng quang phải có các điều kiện sau :
- Đủ mỏng để khoảng cách từ điểm phát xạ đến phim gần.
- Phải được nhuộm màu để tránh độ mờ.
3. Bảo quản bìa tăng quang
Việc giữ gìn bảo quản bìa tăng quang rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tính chất của
phim chụp. Bìa phải sạch sẽ, có độ sáng đồng đều không bị vết bẩn. Không có những vật lạ
như kim loại hoặc bụi bẩn dính trên mặt bìa. Nên ta phải tuân thủ những quy định bảo quản
sau :
- Luôn giữu bìa tăng quang khô ráo tránh ẩm ướt.
- Nếu có vết xước phải tẩy bằng bông thấm nước lã sạch. Không được tẩy bằng ete
hoặc xăng. Nếu tẩy bằng cồn phải lau khô thật nhanh.
- Không phơi bìa tăng quang ra nắng mà chỉ phơi trong dâm có quạt.
- Không sờ tay vào bìa tăng quang. Nếu có bụi bám vào thì chỉ được lau bằng bông
khô sạch.
- Khi sử dụng xong phải đóng chặt cassette để không có bụi và hơi nước chui vào.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày cấu tạo bìa tăng quang
Lớp cốt
Lớp hấp thụ
Lớp phát xạ
Lớp bảo vệ
2. Trình bày phân loại bìa tăng quang
Bìa tăng quang hạt nhỏ
Bìa tăng quang phổ thông
Bìa tăng quang phát xạ mạnh
3. Chọn ý đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau :
Lớp phát xạ của bìa tăng quang được cấu tạo bằng :
A. Oxyd titan
B. Oxy Bari
C. Bari sulfat
D. Kẽm sulfit
E. Calci tungstat và kẽm sulfit
4. Khẳng định đúng sai vào các câu sau
Bìa tăng quang có thể phơi dưới nắng
Bìa tăng quang có tác dụng khuyếch đại tia X
Bìa tăng quang hạt nhỏ kí hiệu là HF
Có thể dùng ete để tẩy bẩn bìa tăng quang

Bài 4

THUỐC RỬA PHIM

MỤC TIÊU
1. Trình bày được công thức thuố hiện hình và tác dụng của từng chất trong thuốc hiện hình.
2. Trình bày được những công thức thuốc hãm hình và tác dụng của từng chất trong thuốc
hãm hình.
3. Trình bày được cách bảo quản thuốc rửa phim.

NỘI DUNG
Hiện nay có nhiều hãng sản xuất thuốc rửa phim đã được pha chế sẵn thành các dung
dịch mẹ. Khi sử dụng ta chỉ việc pha thêm nước lã tinh khiết theo tỉ lệ nhất định được hưởng
dẫn. Dưới đây chúng tôi chỉ giới thiệu công thức chung nhất khi ta pha thuốc rửa phim từ
những hóa chất riêng lẻ.
I. Tác dụng của từng chất trong thuốc rửa phim
1. Tác dụng của từng chất trong thuốc hiện hình
1.1.Metol
Tác dụng khử muối bạc, phản ứng xảy ra chậm từ từ, tạo nên phim có đối quang thấp (
dịu ) nhưng ít bỏ qua các chi tiết nhỏ.
1.2. Hydroquynol
Tác dụng khử muối bạc xảy ra nhanh tạo nên phim có đối quang rõ làm phim có độ gắt
do đó dễ bỏ qua chi tiết nhỏ. Sự phối hợp giữa metol và hydroquynol tạo nên trạng thái trung
gian làm chop him nét và rõ rang.
1.3. Natri sulfit
Có công thức là Na2SO3 nó dễ dàng nhận oxy để trở thành NaSO4 ( Natri sulfat). Khi
thuốc hiện tiếp xúc với không khí, oxy dễ oxy hóa metol và hydroquynol làm hai chất này
mất tác dụng. Natri sulfit có tác dụng chiếm oxy của không khí trên bề mặt tiếp xúc với
thuốc hiện để bảo vệ metol và hydroquynol ( bảo vệ thuốc hiện ).
1.4. Natri cacbonat ( Na2CO3 )
Chất này mang kiềm, khi ở môi trường kiềm gelatin ở phim dễ bị lỏng ra tạo điều kiện
cho chất khử tham gia vào phản ứng một cách nhanh chóng. Cho nên Na2CO3 có tác dụng
thúc đẩy quá trình hiện hình nhanh. Khi thời tiết lạnh Gelatin ở phim bị đông cứng hơn nên
phải cho tăng chất này. Natri carbonat còn có tác dụng trung hòa acid sinh ra trong quá trình
hiện hình.
\1.5. Kali Bromid
Chất này có tác dụng làm cho phản ứng khử muối bạc xảy ra từ từ đồng đều để không
làm mất đi các chi tiết nhỏ của phim.
2. Tác dụng của thuốc hãm hình
Tác dụng cố định hình sau khi đã hiện hình. Cơ chế tác dụng của nó là tẩy muối bạc ở
phần không bị tia X tác dụng. Vì nếu không tẩy đi thì những muối bạc này khi ra ánh sáng bị
ánh sáng tác dụng và dưới tác dụng của thuốc hiện còn ngấm trong phim tạo ra bạc tự do gây
đen phim ở những chỗ không được phép đen, do đó làm mất đi hình ảnh của phim. Tác dụng
của từng chất như sau:
2.1. Natri hyposulfite
Chất này có tác dụng khử muối bạc bằng hai cách:
+ Phản ứng trực tiếp với muối bạc bromide để tạo thành một muối tan trong nước và
được loại khỏi phim.
+ Hòa tan muối bạc bromide.
Kết quả là sau khi hãm hình natri hyposufit đã loại bỏ bạc bromid còn dư ra khỏi
phim.
2.2. Natri bisulifit ( NaHSO3 )
Vì nó còn một gốc hydro nên nó mang tính acid, chất này có hai tác dụng.
+ Trung hòa độ kiềm do thuốc hiện mang sang.
+ Ở môi trường acid gelatin sẽ bị đông cứng lại, do đó làm cho phim cứng hơn, không
dính và chảy sau khi tráng rửa.
3. Công thức thuốc rửa phim
3.1. Công thức thuốc hiện hình
1. Metol 3.5 Gram
2. Natri sulfit 60 Gram
3. Hydroquynol 9,0 Gram
4. Natri cacbonat 40 Gram
5. Kali Bromid 3,5 Gram
6. Nước lã tinh khiết 100ml
Cách pha: Dùng nước ấm 50 – 600C cho thuốc vào theo thứ tự từ 1 đến 5, khuấy đều,
chất trước tan hết rồi mới cho chất sau vào.
3.2. Công thức thuốc hãm hình
1. Natri hyposulfite 230 Gram
2. Natri bisulfit 15 Gram
3. Nước 100ml
Mùa hè nóng nếu gelatin bị rộp lên, phải cho thêm vào thuốc định hình Alun crom
hoặc formol.
Hãng Agfa đề nghị dùng một công thức định hình làm cứng phim bằng chất toan với
công thức sau:
Dung dịch A: Natri hyposulfite = 500g + Nước = 2000ml
Dung dịch B: Na sulfit tinh thể 60g
0
Acid acetic ( 30 ) 90g
Kali alum 30g
Nước 1500ml
Hòa theo thứ tự như trên rồi trộn hai dung dịch với nhau.
3.3. Một số công thức bổ trợ trong một số trường hợp.
a. Công thức dung để tráng phim nhanh cần thiết trong phẫu thuật, sử dụng công thức sau:
Thuốc hiện hình
1. Metol 14g
2. Hydroquynol 14g
3. Natri hydroxit 8,8g
4. Calci bromide 8,8g
5. Natri sulfit aldehyt 52,5g
6. Rượu metylic 48ml
0
7. Nước ấm 50 C 750ml
8. Thêm nước lạnh cho đủ 1000ml
* Nhúng phim vào thuốc hiện hình trong 18 – 45 giây.
Thuốc hãm hình
1. Natri hyposulfite 250g
2. Amoni clorid 50g
* Thời gian định hình trong vòng 15 – 20 giây
b. Thuốc rửa phim làm giảm đen các phim chụp già quá
Khi phim chụp đen quá, muốn làm chop him sáng ra, sau khi hiện hình ta ngâm phim
vào kali feroxyanua. Kali feroxyanua kết hợp với bạc biến thành feroxyanua và bị hòa tan
trong hyposulfite.
Nếu cần làm giảm đen phim đã khô thì người ta nhúng phim đó vào thuốc sau đây
( dung dịch Famer ).
Dung dịch A
1. Natri hypoosulfit 100g
2. Nước cất 1000ml

Dung dịch B
1. Kali feroxyanua 100g
2. Nước cất 1000ml
Khi dung pha 20 phần dung dịch A vào 2 phần dung dịch B. Tác dụng càng mạnh nếu
pha lẫn càng nhiều dung dịch B.
Cần theo dõi phim vì phim có thể bị giảm đen quá mức. Sau đó ngâm nước lưu thông
2 giờ.
4. Bảo quản thuốc rửa phim
Tuyệt đối không để thuốc hãm lẫn sang thuốc hiện dùng dù chỉ là một lượng rất nhỏ vì
như vậy sẽ làm hỏng thuốc hiện ngay lập tức.
Thuốc hiện trong quá trình sử dụng bị hao hụt nhưng chất lượng vẫn tốt, muốn sử
dụng tiếp thì không nên cho them nước mà cần thêm một ít thuốc mới pha.
Không để thuốc hiện tiếp xúc với không khí nhiều vì như vậy thuốc hiện sẽ nhanh
chóng bị oxy hóa.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày công thức của thuốc rửa phim
Công thức thuốc hiện
Công thức thuốc hãm
2. Trình bày tác dụng của từng chất trong thuốc rửa phim:
Các chất trong thuốc hiện hình
Các chất trong thuốc hãm hình
Công thức dùng để tráng phim nhanh cần thiết dung trong phẫu thuật
Thuốc rửa phim làm giảm đen các phim chụp già quá
3. Trình bày các yêu cầu trong bảo quản thuốc rửa phim
Chọn ý đúng nhất để trả lời cho các câu sau:
Metol có tác dụng:
A. Là thuốc khử muối bạc nhanh
B. Là thuốc khử muối bạc chậm.
C. Là thuốc oxy hóa.
D. Là thuốc làm cứng phim.
E. Là thuốc làm mềm Gelatin
Bài 5
CÁC PHƯƠNG PHÁP RỬA PHIM

MỤC TIÊU
1. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hiện hình và định hình.
2. Trình bày được các phương pháp rửa phim.

NỘI DUNG
Hiện nay đa số các cơ sở Xquang lớn đều có máy rửa phim tự động. Quy trình rửa
phim tự động là rất đơn giản nếu như chúng ta thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật khi chụp
Xquang. Trong phạm vi bài này chỉ giới thiệu các phương pháp rửa phim thủ công.
I. Phương pháp hiện hình
Hiện hình là một quá trình khử muối bạc đã bị tia X tác dụng để tạo nên bạc nguyên
chất làm đen phim.
Hình Xquang được tạo nên bởi trên phim có chỗ đen nhiều chỗ đen ít và có chỗ trong
suốt.
Qúa trình thực hiện thao tác hiện hình phải lưu ý những yếu tố sau.
1. Thời gian hiện hình
Thời gian hiện hình có ảnh hưởng đến số lượng bạc được tạo ra trên phim. Thời gian
hiện hình tùy thuộc vào lớp nhũ tương và chiều dày của nó.
Thời gian hiện hình liên quan trực tiếp đến chất lượng của thuốc hiện hình ( cũ hay
mới ). Thuốc đã sử dụng cũ thời gian hiện hình lâu hơn thuốc mới.
Để có thời gian hiện hình tương đối hằng định người ta có thể thường xuyên châm
thêm vào thuốc hiện dung dịch thuốc mới.
Ở đây ta có khái niệm thời gian hiện hình căn bản. có hai loại hiện hình căn bản.
a. Thứ nhất : Để tạo nên hình ảnh với tốc độ tương phản trung bình.
b. Thứ hai : Để tạo nên hình ảnh với tốc độ tương phản cao nhất.
Thời gian hiện hình đủ thời gian cần thiết với thuốc hiện hình đạt tiêu chuẩn sẽ cho ta
đầy đủ hình ảnh đẹp hơn với thời gian hiện hình ngắn vì nó đảm bảo sự hiện hình đầy đủ và
tạo nên hình phim có độ trong.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thuốc hiện hình
Các phản ứng khử muối bạc diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ
thuốc hiện hình cao hay thấp. Khi nhiệt độ thay đổi cần điều chỉnh thời gian hiện hình thích
hợp để phim có một độ đen đạt tiêu chuẩn.
Nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến thời gian hiện hình. Kết quả là sự hiện hình không
đầy đủ làm phim bị xấu.
Nhiệt độ cao thì tốc độ hiện hình diễn ra quá nhanh, thêm vào đó là lớp nhũ tương có
thể chảy ra và kết quả làm phim bị xấu.
3. Những yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt tính thuốc hiện hình
Nồng độ hóa chất hoạt động trong thuốc hiện hình chỉ được gọi là mới khi nồng độ của
những hóa chất hoạt động trong thuốc hiện hình tương đương với nồng độ hóa chất trong
thuốc hiện hình lúc mới pha.
Mỗi lần rửa phim, phim sẽ hấp thụ thuốc làm hao bớt thuốc và làm cho hóa chất hoạt
động trong thuốc yếu đi, như vậy càng những phim về sau độ đen càng giảm và thời gian
hiện hình càng tăng lên.
Cần lưu ý rằng dù cho rửa một lượng phim rất ít cũng không nên dùng thuốc kéo dài
quá ba tháng vì các hóa chất bị oxy hóa từ từ bởi không khí.
a. Mức thuốc
Qúa trình rửa phim sẽ làm hao đi thuốc hiện và làm cho mực thuốc hiện tụt thấp, khi
chi phim vào để hiện hình phim không ngập thuốc hoàn toàn làm cho phần trên của thuốc
không được hiện hình, do đó cần duy trì mực thuốc ỏ mức ban đàu bằng cách bổ sung thêm
thuốc mới, không bao giờ được cho nước lã vào để nâng cao mực thuốc.
b. Khuấy đều thuốc hiện hình.
Nếu thuốc hiện hình không sử dụng được trong nhiều giờ, làm cho nồng độ hóa chất
và nhiệt độ trong thuốc không đồng đều giữa các phần, do đó trước khi rửa phim phải khuấy
đều thuốc lên.
Hoặc trong khi làm hiện hình ta có thể lay động thuốc bằng cách nhấc lên, hạ xuống
kẹp rửa phim nhiều lần.
Về mặt lý thuyết khi rửa phim ta căn cứ vào độ cũ mới của thuốc, nhiệt độ của thuốc
để định thời gian rửa phim, nhưng thực tes khi rửa phim bằng phương pháp thủ công người
ta rửa phim thường đánh giá mức độ hiện hình bằng cách soi phim qua đèn an toàn.
II. Phương pháp rửa sạch thuốc hiện hình
Khi phim Xquang được vớt ra khỏi thuốc hiện hình thì chất keo của nhũ tương phù
lên, giống như miếng bọt biển chứa đầy hóa chất. Những chất này gồm có những chất hiện
hình không bị oxy hóa và những chất được sinh ra do sự oxy hóa của những quá trình hiện
hình gây nên. Ngoài những chất này chất keo còn chứa đựng hình ảnh của chất bạc kim khí
đen, tinh thể bạc không nhiễm tia X và không hiện hình.
Tất cả hóa chất của thuốc hiện hình cần phải được tẩy sạch trước khi đưa phim vào
thuốc định hình, bằng cách ngâm phim vào trong nước lạnh hoặc nước acid. Việc làm này rất
cần thiết, để làm ngưng hoạt động hiện hình, trung hòa kiềm tính của thuốc dính trên phim,
đồng thời tẩy sạch những chất bị oxy hóa của thuốc hiện hình. Có hai phương pháp tẩy sạch
những chất bị oxy hóa này là : rửa sạch phim trong nước lạnh và rửa phim trong nước acid.
1.1. Rửa sạch phim trong nước lạnh
Sau khi hiện hình phải rửa sạch phim trong nước lạnh đang chảy khoảng 30 giây để
tẩy sạch không những chỉ các hóa chất của thuốc hiện hình trên mặt phim mà còn tẩy sạch
những hóa chất trong những lỗ nhũ tương. Để làm ngưng hoạt động hiện hình, thuốc hiện
hình dính trên phim cần phải được hòa tan trong nước.
Việc rửa sạch thuốc hiện hình là rất cần thiết vì nếu phim không được rửa sạch khi
ngâm vào thuốc định hình, sự cân xứng của những hóa chất trong thuốc định hình sẽ bị hỗn
loạn và thời gian hiệu lực của thuốc sẽ bị ngắn lại.
Việc rửa sạch không hoàn toàn là nguyên nhân làm cho nồng độ acid của thuốc định
hình giảm đi nhanh chóng, tác dụng làm cứng phim sẽ yếu đi hoặc mất tác dụng và do đó
những vết bẩn trên phim có thể xuất hiện . Bể nước không chảy thường không rử sạch được
hoàn toàn vì thuốc hiện hình tích tụ trong nước sẽ bị oxy hóa và khi lượng nước này theo
phim rơi vào thuốc định hình phim sẽ có nững vết bẩn vì thuốc định hình bẩn.
Áp dụng thực hành
Đối với thuốc hiện hình cũ, sau khi hiện hình phải cho phim chảy thật sạch thuốc hiện
hình, bằng cách giơ cao phim trên thùng thuốc hiện hình để cho thuốc chảy trở lại.
Đối cới thuốc hiện hình đã được châm thuốc, thuốc phải cho chảy sạch vào nơi khác
ngoài thuốc hiện hình sau đó phim được ngâm trong nước chảy 30 giây tiếp tục sau đó cho
chảy hết nước rửa trước khi cho vào thuốc định hình.
1.2. Rửa bằng nước acid
Việc rửa sạch bằng nước acid sẽ giúp cho tác dụng của thuốc định hình được kéo dài
ra và cũng đảm bảo cho tác dụng làm cứng.
Khi rửa bằng nước acid, không cần nước phải chảy như khi rửa bằng nước lạnh. Việc
cần thiết nhất là pha acid acetic vào nước để làm thành nước acid theo phương pháp sau đây:
cho 2,8 lit acid acetic 28% vào 1 gallon nước khuấy đều sau đó cho thêm nước vừa đủ để làm
thành một dung dịch 5 gallon. Dung dịch này được chứa trong một thùng rửa phim và được
đặt giữa thùng thuốc hiện hình và thùng định hình. Dung dịch acid này có tác dụng làm
ngưng tức khắc hiện hình của nhũ tương và trung hòa kiềm tính của thuốc hiện hình chứa
trong nhũ tương.
Áp dụng thực hành
Ngâm phim vào trong nước acid 30 giây, nhưng nếu ta ngâm một phút rưỡi thì cũng
không có hại gì. Điều quan trọng là không dùng nước acid khi nó hết hiệu lực.
Khi nồng độ của acid yếu nếu tiếp tục sử dụng sẽ gây hỏng phim hơn là tránh cho
phim khỏi bị những sọc và vết bẩn.
Hai phương pháp trên đều có tác dụng tốt nhưng tốt nhất là sự phối hợp giữa hai
phương pháp. Trong bể chứa nước sạch đang chảy ở một phần thùng ta đặt một cái thùng
nhỏ chứa acid. Sauk hi hiện hình phim được ngâm vào nước đang chảy 5 – 10 giây, sau đó
ngâm vào nước acid 15 – 30 giây để trung hòa một cách nhanh chóng kiềm tính của thuốc
hiện hình còn lại trên phim đồng thời chấm dứt hiện tượng hiện hình. Sau đó ta đặt phim vào
thuốc định hình.
2. Phương pháp định hình
Khi phim được tráng trong thuốc hiện hình, chỉ có chất bạc đã nhiễm tia X có tác dụng
làm cho hình hiện lên phim trừ một phần rất nhỏ làm thành mảng mờ, rất nhiều tinh thể bạc
chưa nhiễm tia X còn lại không có tác dụng gì cho việc hiện hình.
Để hoàn thiện việc rửa phim, phim đã được hiện hình xong phải được tẩy sạch những
tinh thể bạc chưa nhiễm tia X nhờ đó sau khi tẩy sạch phim sẽ không có phản ứng với ánh
sang. Những mảng gelatin cũng phải được làm khô cứng lại nhờ đó phim sẽ chống lại được
với sức nóng và có thể phơi khô trong không khí ấm. Việc làm này gọi là sự định hình.
Khi phim được đặt vào thuốc định hình, đầu tiên nó hiện lên đục như sữa, nguyên
nhân của sự hiện diện của những tinh thể bạc không nhiễm tia X và không hiện hình, nhưng
khi ta lay động phim một lát, khi cả hai mặt phim thấm thuốc thật sự đều mờ đục sẽ tan biến
dần.
Tác dụng acid hóa sẽ trung hòa ngay lập tức kiềm tính của thuốc hiện hình dính trên
phim, chấm đứt tất cả các hoạt động hiện hình. Trong lúc chất gelatin vẫn còn phồng lên và
lỗ chỗ, thuốc định hình tẩy sạch những tinh thể bạc không nhiễm tia X và không hiện hình,
chỉ còn lại hình ảnh của chất bạc hiện hình. Hiện tượng này gọi là tác dụng làm trong sáng.
Khi tác dụng làm trong sáng giảm bớt, tác dụng làm cứng bắt đầu kết quả là gelatin của nhũ
tương co lại và cứng hơn.
Tác dụng làm cứng rất quan trọng vì nó tránh cho nhũ tương khỏi bị phồng lên trong
nước rửa sạch sau này ở bất cứ mức độ nào. Người ta khuyên không nên mở ánh sáng trắng
trong phòng rửa phim cho đến khi nào phim được làm trong sáng hoàn toàn, trái lại nếu mở
ánh sáng trắng trong phòng rửa phim sớm hơn sẽ làm hỏng phim hoặc phim sẽ giảm độ trong
sáng hoặc có những vết sọc.
2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Vì việc định hình chính là do những phản ứng hóa học, do đo nhiệt độ càng cao thì tốc
độ định hình càng nhanh, trái lại nhiệt đội càng thấp tốc độ định hình càng chậm. Nhiệt độ
thường áp dụng cho thuốc định hình từ 30 0C – 350C. Khi nhiệt độ cao thời gian tác dụng của
thuốc sẽ ngắn lại.
2.2. Ảnh hưởng của thời gian
Thời gian định hình tùy thuộc vào một số điều kiện chẳng hạn như tính chất của thuốc
định hình được dùng, nhiệt độ của thuốc, chiều dày của nhũ tương và số lượng phim định
hình.
Thời gian định hình gồm có thời gian làm trong sáng và thời gian làm cứng phim.
Mặc dù ngâm phim trong thuốc định hình thêm một khoảng thời gian ngắn vẫn không
có hại gì, nhưng việc làm này không có lợi ích gì cả vì ta sẽ phải mất nhiều thời gian để rửa
sạch những cặn bã của chất bạc và chất muối do việc định hình gây ra. Một điểm quan trọng
cần phải chú ý là tác dụng làm cứng của thuốc giảm khi thuốc cũ và thời gian định hình phải
kéo dài thêm ra để phim được cứng như khi còn mới.
2.3. Ảnh hưởng của tính chất cũ mới của thuốc
Thuốc định hình được coi là cũ khi nó mất tính chất axid hoặc thời gian để tẩy muối
bạc không nhiễm tia X gấp đôi thời gian lúc thuốc còn mới. Trường hợp này thuốc phải được
bỏ đi, nhất là nó trở nên vẫn đục.
Nếu ta định hình trong thuốc cũ nhũ tương sẽ phồng lên một cách bất thường vì không
được làm cứng một cách đầy đủ do đó thời gian phơi khô sẽ kéo dài và nhũ tương sẽ có
những chỗ lấm tấm như tổ ong hoặc bị tróc ra. Sự trung hòa acid của thuốc định hình thường
do một vài chất bẩn của thuốc hiện hình bám trên phim.
Thường là ta nên theo một quy định là thay thuốc định hình khi thay thuốc hiện hình.
Nhưng khi nhiệt độ thời tiết cao thì ta phải thay thuốc định hình hai lần trong khi thay thuốc
hiện hình một lần, việc này đảm bảo cho nhũ tương được làm cưng tối đa và tránh được
những tác hại do thời tiết nóng gây ra.
Thuốc định hình sẽ dần dần mất tính acid của nó nguyên nhân là vì phim mang theo
thuốc hiện hình có tính chất kiềm sang, thuốc cũng bị loãng đi do nước rửa sạch thuốc hiện
hình mang vào. Do những nguyên nhân trên, tính chất làm cứng và tác dụng định hình giảm
dần.
Chất Natri hyposulfite bị cũ sẽ giảm khả năng làm tan muối của bạc. Tuy nhiên tác
dụng của thuốc định hình sẽ được phục hồi bằng cách châm them thuốc vào.
2.3.1. Phương pháp châm thuốc khi dùng thuốc định hình đơn
Phương pháp châm thuốc có những lợi ích sau:
- Ta có thể dung thời gian định hình nhỏ nhất.
- Trong nửa thời gian đầu tác dụng của thuốc, thời gian làm trong sang và định hình
không thay đổi. Trong nửa thời gian sau tác dụng của thuốc, thời gian định hình tăng lên
chầm chậm có giới hạn
- Trong một thùng chứa 20 lít thuốc định hình lấy bớt ra hai lít thuốc cũ và bỏ đi, đổ
vào thùng 2 lít thuốc châm thay thế cho 2 lít vừa vứt bỏ.
2.3.2. Việc sử dụng thùng đựng thuốc định hình kép.
Một trong những phương pháp nhánh chóng và ít tốn kém nhất trong việc tẩy sạch
muối bạc trên phim tia X là dung hai thùng thuốc định hình để định hình kép.
Trong phương pháp định hình này, ta có dung 2 thùng dung tích bằng nhau, cùng chứa
thuốc định hình. Thùng thứ nhất dung để làm trong phim, thùng thứ hai dung để làm cứng
chất nhũ tương. Phim sau khi vớt ra khỏi nơi rửa sạch thuốc hiện hình được đặt vào thùng
thứ nhất và ở đây hầu hết muối bạc được tẩy sạch trong khoảng thời gian làm trong sáng. Khi
phim vừa trong sáng, ta chuyển đến thùng thứ hai và chất nhũ tương sẽ được làm cứng ở đây.
Nhờ phương pháp này lần định hình thứ hai sẽ còn rất ít muối bạc trên phim, do đó việc tẩy
sạch các chất cặn bã của những chất muối rất nhanh chóng, vì còn rất ít chất muối bạc bám
trên phim sau phương pháp định hình này, nên thời gian rửa sạch có thể rút ngắn được.
3. Việc thay thuốc
Khi có khoảng 180 phim 30 x 40 cm hoặc một diện tích tương đương được định hình
trong thùng thứ nhất, thuốc này phải được bỏ đi.
Ta đem thùng thứ hai thế cho thùng thứ nhất sau đó thuốc mới vào thùng thứ nhất, và
thùng thứ nhất bây giờ biến thành thùng thứ hai.
Thùng thứ hai cũ đã làm cứng một lượng phim tương đương với 180 phim 30x40cm,
khi thế cho thùng thứ nhất để làm trong phim, thuốc trong thùng phải được bỏ đi khi nó đã
làm trong sáng một lượng phim tương đương với 180 phim 30 x 40cm, tức là định hình được
180 phim 30 x 40 cm tất cả.
4. Phương pháp làm sạch phim
Rửa sạch phim được xem như là một việc làm có tính cách hóa học. Mục đích để tẩy
sạch cặn bã của những hóa chất ở thuốc rửa phim và chất muối bạc bám trên phim. Việc rửa
sạch đảm bảo cho tính chất của hình ảnh trên phim được hoàn hảo. Nếu những hóa chất này
không được tẩy sạch, nhìn hình ảnh sẽ mất màu, nhợt nhạt và phim có thể bị hư hỏng.
Bình thường phim Xquang phải được rửa trong nước đang chảy với những luồng nước
thay đỏi khác nhau, ngập đều trên tất cả mặt nhũ tương cũng như những phần của thùng.
Có những trường hợp phim không được rửa sạch hoàn toàn, nhưng nếu ta không để
phim ở nơi nóng hoặc ẩm ướt quá, phim có thể được rửa sạch lại thêm một lần nữa trong
khoảng thời gian 3 – 6 tháng sau khi tráng phim mà không bị hoen bẩn.
Với kết quả này người ta có thể rửa phim trong một thời gian ngắn với những điều
kiện tương tự như trên. Nhưng dù sao tốt nhất vẫn là rửa thật sạch phim sau lần rửa đầu tien.
Nơi thùng rửa sạch phim, tay cầm và những mấu của kẹp phim lúc nào cũng phải được dìm
sâu trong nước.
4.1. Nguồn cung cấp nước
Nước máy là nước thong dụng dung để rửa sạch phim. Ở những nơi không có nước
máy có thể dung nước giếng nhưng phải lọc hết chất sắt, những chất cặn bã của thảo mộc
cũng như các chất hữu cơ trong nước.
4.2. Số lượng nước
Số lượng nước phải được cung cấp đầy đủ, điều này đảm bảo cho việc tẩy sạch chất
bạc và những hóa chất do sự định hình bám trên phim. Muối bạc bám trên nhũ tương sẽ làm
cho hình ảnh mất màu, những đốm này của sulfit sẽ xuất hiện, tình trạng này càng gia tăng
khi phim được tồn trữ ở nơi mà nhiệt độ và sự ẩm ướt quá cao.
Việc tẩy sạch những chất muối do sự định hình cũng quan trọng như việc tẩy sạch
những chất muối bạc, vì cặn bã của những chất muối trong thuốc định hình trong một thời
gian sẽ làm cho hình ảnh mất màu và nhợt nhạt.
Rửa sạch cungc có mục đích là phải hoàn thành việc tẩy sạch chất bạc và những hóa
chất của thuốc định hình. Khi thuốc định hình gần cũ, chất muối bạc tích tụ dần nhiều lên
đến mức việc tẩy rửa sạch lúc này cần phải tiến hành thật đúng và cẩn thận.
4.3. Thời gian rửa sạch
Thời gian cần thiết để rửa sạch phim trước khi nước đầy đủ tùy thuộc một phần lớn ở
loại phim tia X được rửa sạch, tốc độ của luồng nước chảy vào thùng, nhiệt độ của nước và
phương pháp định hình áp dụng.
4.3.1. Rửa sạch phim trong một thùng đơn ( chỉ có 1 ngăn)
Phim có thể rửa sạch trong một thùng đơn (Hình 1.4).

Luồng nước chảy qua thùng rất quan trọng vì hầu hết những hóa chất sẽ được thải ra.
Nếu trong một giờ có một luồng nước được thay đổi là 25 lít chảy qua thùng thì thời gian rửa
sạch phim cần thiết là 30 – 40 phút, nếu là 50 lít thì thời gian rửa sạch cần thiết là 15 – 20
phút.
Những phim không dùng bìa tăng quang thì thời gian rửa sạch cần tăng gấp đôi vì nhũ
tương của nó dày hơn. Khi rửa sạch phim ở thùng đơn, đầu tiên ta đặt phim ở gần chỗ nước
chảy, nơi góc thùng. Khi có nhiều phim định hình xong cần đặt vào thùng, những phim đã
rửa sạch một phần trước rồi, được di chuyển đến gần chỗ nước chảy vào những phim mới lại
được đặt gần chỗ nước chảy ra, nhờ thế lần rửa sạch sau cùng của phim được thực hiện trong
nước lạnh sạch.
Hình 1.4. Thùng rửa phim
4.3.2. Rửa sạch phim với luồng nước chảy thật mạnh
Một phương pháp hiệu quả nhất trong việc rửa sạch phim là dùng hệ thống nước chảy
hai chặng. (Hình 1.5).

Hình 1.5. Hệ thống nước chảy thật mạnh

Trong phương pháp này, luồng nước chảy theo hướng đối diện với những băng phim.
Mặt khác luồng nước này phải chảy từ phải sang trái, trong khi có những hàng phim được đặt
từ trái sang phải.
Những phim dính nhiều chất muối do việc định hình được đặt lại ở ngăn thứ nhất. ở
ngăn này chất muối được tẩy sạch 90% và thời gian rửa sạch rất nhanh chóng. Nếu 1 giờ tốc
độ nước chảy qua thùng là 40 lít thì phim chỉ cần ngâm ở ngăn thứ nhất 5 phút sau đó phim
được chuyển đến ngăn thứ hai nơi đây phim được rửa với nước lạnh thêm 5 phút nữa tổng
cộng thời gian rửa sạch là 10 phút.
5. Phương pháp làm khô phim
Làm khô phim là một công việc đơn giản nhất cũng là giai đoạn quan trọng cuối cùng
trong việc rửa phim. Khi việc làm khô phim hoàn tất, ta sẽ có những tấm phim Xquang hoàn
hảo.
Phương pháp đơn giản nhất là dùng một luồng không khí chuyển động trên những mặt
phim với sự trợ lực hay không trợ lực của hơi nóng. Kết quả của phơi khô tùy thuộc vào sự
tẩy sạch nhanh chóng chất nước ở trong và ngoài nhũ tương, và trong việc rửa phim, giai
đoạn phơi khô chiếm nhiều thời gian hơn cả . trong lúc phơi khô phim còn đang ướt và rất dễ
bị hư hại, bụi bặm trong không khí bẩn có thể bám vào mặt nhũ tương, phim có thể bị trầy
xước nếu không cẩn thận trong việc di chuyển. Không nên lấy phim ra khỏi kẹp trừ khi phim
đã khô.
Muốn sấy phim thật khô và nhanh chóng thì công đoạn rửa phim sạch qua nước lã để
loại bỏ hoàn toàn thuốc rửa phim phải dc làm thật tốt.
CÂU HỎI LƯỢNG GI Á
1. Phân tích ảnh hưởng của thời gian đến sự hiện hình.
2. Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hiện hình.
3. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến những hoạt tính của thuốc hiện hình.
4. Trình bày các phương pháp rửa sạch phim.
Rửa sạch phim trong nước lạnh.
Rửa sạch phim trong acid.
5. Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thuốc định hình.
6. Trình bày ảnh hưởng của thời gian đối với sự định hình.
7. Phân tích sự ảnh hưởng của tính chất cũ mới của thuốc định hình đối với sự định hình.
8. Chọn ý đúng nhất cho câu hỏi định hình sau:
Những yếu tố sau không ảnh hưởng đến chất lượng hiện hình:
A. Nhiệt độ thuốc hiện
B. Thời gian ngâm phim trong thuốc hiện
C. Chất lượng thuốc hiện
D. Thuốc cản quang dung cho bệnh nhân
E. Hằng số chụp
9. Khẳng định đúng sai vào các câu sau:
A. Sau khi hiện hình xong không cần cho phim qua nước lã
B. Muốn làm cứng phim phải chop him qua acid acetic
C. Phương pháp châm thuốc có tác dụng làm tăng hiệu lực của thuốc
D. Thuốc định hình dung lâu sẽ có tính kiềm.

PHẦN II

BẢO DƯỠNG MÁY XQUANG


Bài 1

KHÁI NIỆM VỀ BẢO DƯỠNG MÁY XQUANG

MỤC TIÊU
Trình bày được những yêu cầu bảo dưỡng hang ngày và bảo dưỡng định kỳ.

NỘI DUNG
I. Đại cương
Bảo dưỡng là công việc thường xuyên phải làm để đảm bảo cho độ tin cậy của thiết bị
và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. Người làm kĩ thuật viên vận hành, sử dụng thiết bị phải
thường xuyên quan tâm đến thiết bị, công việc này tuy rất đơn giản, nhẹ nhàng không cần
hiểu biết sâu về thiết bị cũng có thể làm được. Việc bảo dưỡng ở đây bao hàm cả việc sử
dụng đúng quy trình kĩ thuật, phòng đặt máy đúng yêu cầu của thiết bị về nhiệt độ, độ ẩm, độ
thong thoáng.
1. Những yêu cầu về bảo dưỡng
a. Bảo dưỡng hang ngày
Hàng ngày sau giờ làm việc, kỹ thuật viên sử dụng thiết bị phải vệ sinh sàn nhà, trần
nhà, buồng máy, buồng làm việc, buồng xử lý phim. Vệ sinh tủ điều khiển, bàn bệnh nhân và
các thiết bị Xquang bằng vải mềm khô. Nghiêm cấm việc dùng nước hoặc các dung dịch có
nồng độ acid để lau lên bề mặt thiết bị Xquang. Trong trường hợp nếu bàn bệnh nhân bị dơ
bẩn có thể di chuyển bàn cách xa các bộ phận khác và dùng xà phòng và nước để vệ sinh.
Chú ý cắt hết các nguồn điện cung cấp cho thiết bị. Việc bảo dưỡng bàn làm việc sử dụng
thiết bị. Sử dụng đúng quy trình kỹ thuật giúp cho thiết bị hoạt động chính xác và kéo dài
tuổi thọ
* Khi chiếu Xquang:
Kỹ thuật viên sử dụng phải chuẩn bị cho mắt quen trong bóng tối rồi mới cho phát tia
Xquang. Trời nắng từ ngoài vào ít nhất phải chuẩn bị mắt từ 10 – 15 phút, trời râm từ 5 – 10
phút. Thời gian cho bóng phát tia 2 phút phải hết sức tranh thủ nhìn và phân tích hình ảnh.
Sau mỗi đợt chiếu từ 15 – 20 bệnh nhân, người sử dụng thiết bị nên sờ tay vào bóng phát tia,
nếu thấy bóng nóng khoảng 480 C – 500 C thì phải nghỉ chiếu cho máy nguội lại.
* Khi chụp Xquang
Trước khi cho máy làm việc ở chế độ chụp, kỹ thuật viên phải chuẩn bị đầy đủ và làm
các công việc cần thiết: cho phim vào cassette, chuẩn bị bệnh nhân, điều chỉnh máy đúng về
vị trí sử dụng, lấy hằng số chụp. Khi thao tác phải thật nhẹ nhàng từ chuẩn bị chụp đến chụp
tuyệt đối không được bắt máy làm việc quá công suất.
* Sau mỗi ngày làm việc:
Kỹ thuật viên phải có sổ sách ghi chép, số giờ làm việc của máy, tình trạng máy. Mỗi
khi có sự cố hư hỏng sửa chữa máy phải ghi chép vào lý lịch máy để theo dõi. Trong khi sử
dụng có sự cố bất thường phải dừng máy báo cáo cho người có trách nhiệm biết. Phải luôn
nâng cao trình độ kỹ thuật, hiểu biết về thiết bị, chấp hành đúng quy trình sử dụng.
b. Bàn giao máy:
Khi bàn giao máy cho người khác sử dụng, phải hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng, bàn
giao cụ thể những điểm yếu của máy cần chú ý. Người nhận máy phải trực tiếp sử dụng thử
dưới giám sát của người sử dụng cũ:
- Phải bàn giao cả các phụ kiện rời kèm theo, vì phần này rất dễ thất lạc.
- Biên bản bàn giao phải ghi thành 2 bản: 1 bản lưu ở khoa, 1 bản báo cáo.
- Ghi chép bàn giao tóm tắt vào lý lịch máy.
- Các máy Xquang bị hỏng thường do chạm chập hoặc cắt mạch điện. Nếu bị chập
biến thế thường rú lên, cầu chì bị đứt. Những chỗ bị chập nóng và có khói. Thiết bị Xquang
là loại phức tạp đắt tiền, sử dụng điện cao thế và phát tia X nguy hiểm cho kỹ thuật viên sử
dụng và bệnh nhân. Việc sử dụng đúng chế độ không những đảm bảo cho máy hoạt động tốt,
mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính làm việc tiết kiệm, quan điểm quần chúng chăm
lo đến người bệnh. Hằng ngày trước buổi làm việc phải kiểm tra lại máy: Về điện, về cơ khí,
các dây cáp mang tạ thăng bằng phải tuyệt đối an toàn. Hằng ngày kiểm tra như vậy sẽ đảm
bảo cho máy hoạt động tốt, có gì trục trặc sẽ phát hiện được ngay, mặt khác đảm bảo lúc
dùng máy tính thì máy sẵn sàng tốt để phục vụ.
2. Bảo dưỡng định kỳ
Công việc bảo quản và bảo dưỡng là việc làm thường xuyên và định kỳ của cơ sở quản
lý trang thiết bị, muốn bảo quản và bảo dưỡng tốt phải am hiểu thiết bị: Độ ẩm, nhiệt độ làm
việc của thiết bị là bao nhiêu? Thời gian máy làm việc tối đa trong một ngày.
Phải định kỳ kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật và có kế hoạch hiệu chỉnh để phát huy được
khả năng tốt trong chẩn đoán và điều trị. Trong thực tế, bảo quản sử dụng, bảo dưỡng có liên
quan mật thiết, nếu làm tốt các khâu này tuổi thọ của máy sẽ cao.
Hình 2.3

Hình 2.4

Hiện nay do những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nhiều nghành được áp dụng vào
thiết bị y tế, thiết bị rất hiện đại có độ bền và tuổi thọ cao. Trình độ bác sỹ, kỹ thuật viên sử
dụng thiết bị cũng cần được đào tạo nâng cao về khai thác sử dụng thiết bị, có như vậy mới
phát huy được tính năng của thiết bị trong việc chẩn đoán và điều trị.
3. Dụng cụ và thiết bị cần thiết cho bảo dưỡng máy Xquang
Công việc tiến hành kiểm tra bảo dưỡng định kỳ do kỹ sư hoặc kỹ thuật viên nghành
trang thiết bị y tế đảm nhiệm. Để cho kỹ sư hoặc kỹ thuật viên nghành thiết bị y tế hoạt động
tốt cần có dụng cụ và trang bị tối thiểu. Ở chúng tôi đưa ra một số dụng cụ và trang bị tham
khảo theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới ( WHO ) (Hình 2.4).
4. Kiểm tra bảo dưỡng định kỳ
Công việc kiểm tra định kỳ thường tiến hành 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này
thường do kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên nghàn về thiết bị kiểm tra và bảo dưỡng. Bắt buộc
phải kiểm tra tất cả các hoạt động về điện, cơ khí, có thể kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số
cơ bản như kV, mAs. Các bộ phận cần được kiểm tra:
a. Kiểm tra tủ điều khiển và thùng cao thế:
Hàng tháng phải kiểm tra các đường dây điện trong tủ điều khiển. Đặc biệt là các bộ
phận hoạt động nhẹ: Rơ le, các ốc, các má tiếp điểm có tiếp xúc tốt không? Nếu thấy không
tốt phải hiệu chỉnh lại.
Kỹ sư, kỹ thuật viên nghành thiết bị y tế phải trực tiếp theo dõi sự hoạt động của máy
tính định kỳ một tháng một lần để kịp thời phát hiện các sự cố trục trặc để có biện pháp xử lý
kịp thời.
Thường xuyên phải kiểm tra dây đất, nghiêm cấm việc nối dây đất vào các đường ống
nước, ống ga, dây đất của đường điện thắp sáng.
b. Kiểm tra các bộ phận cao thế.
Hai tháng một lần phải kiểm tra đầu cáp xem có vết đánh lửa hoặc mỡ silicon bị khô
không.
Hằng năm phải kiểm tra lại chất liệu của dầu cao áp trong thùng xem chất lượng của
dầu còn đảm bảo hay không. Với khoảng cách của dầu 2,5 cm độ cách điện là 45 kV – 50
kV, xem dầu trong thùng có bị vơi đi hay không. Nếu có dầu dự trữ phải bảo quản tốt tránh
ẩm thì không nên để dầu vơi. Các bộ phận di động, cột bóng, Ekrang có hoạt động nhẹ nhàng
hay không ? Thường xuyên bổ sung dầu mỡ vào các vòng bi, đường ray trượt.
Nếu thấy có khả nghi sai số các giá trị kV và S thì cần kiểm tra lại bằng các biện pháp
đơn giản sau.
* Kiểm tra kV
- Dùng dụng cụ bằng nhôm, hình dạng giống cái nêm có các bậc (Hình 2.5).

Hình 2.5. Dụng cụ thử kV


- Cho máy Xquang phát tia ở chế độ chụp: 55 Kv, 90 kV và 120kV với mAs cố định
chúng ta sẽ thấy độ đen trắng trên phim khác nhau
Hình 2.6. Hình ảnh trên phim Xquang

Nếu không có dụng cụ hình dạng cái nêm, ta có thể sử dụng vật có thể cho tia đi qua
không hoàn toàn. Ví dụ như quả cầu có vỏ bằng kim loại như nhôm, chup lên phim với quả
cầu này với giá trị Kv khác nhau. Sau đó so sánh các hình ảnh trên phim với nhau, đưa ra kết
luận. Mỗi lần chụp cách nhau 2 Kv.
* Kiểm tra thời gian chụp:
Để kiểm tra thời gian chụp ta có thể dùng đồng hồ bấm giờ cơ khí kết hợp với điện,
loại đồng hồ này ở thời gian ngắn thường không chính xác.
Để tăng độ chính xác chúng ta dùng máy đo hiện sóng. Dòng nguồn xoay chiều từ 4V
– 24V nối vào tiếp điểm cắt thời gian và dẫn vào máy hiện sóng. Đặt thời gian 0,01 trên máy
hiện sóng xuất hiện 1/2 chu kỳ của điện áp nguồn xoay chiều 50 Hz.

Hình 2.7. Dụng cụ xác định thời gian chụp Xquang

Đặt thời gian 0.02 trên máy hiện sóng xuất hiện một chu kỳ hoàn toàn của điện áp
nguồn xoay chiều. Các máy không đồng cắt điểm “0” của điện áp nguồn dạng sóng xuất hiện
trên máy đo có thể khác 1/2 chu kỳ hoặc cả chu kỳ của điện áp hình sin.
Thuận tiện nhất là dùng đĩa kim loại có thể là đồng, chì. Thiết bị này gọi là “Sprinning
– top” Hình 2.7.
Đường kính của đĩa hình kim loại 2,5 – 3 inch (inch = 2,54 cm) độ dầy của đĩa có đục
một lỗ nhỏ có một trục đặt trên giá đỡ. Đĩa này được quay đều trên phim mỗi lần chụp. Đối
với máy Xquang một pha chỉnh lưu cả sóng đặt chế độ chụp 55 kV, 100mA, 0,1 s.
Trên phim sẽ xuất hiện 12 lỗ tròn. Đây là phương pháp thử thời gian đơn giản nhất
(Hình 2.8).

Hình 2.8. Hình ảnh trên phim Xquang

Hình 2.9. Điện áp đặt trên a - nốt bóng Xquang

* Dòng qua bóng và thời gian phát tia


Phương pháp này hoàn toàn không chính xác đối với máy Xquang 3 pha
Hình2.9. cho thấy sự phân bố điện áp trên bóng Xquang, dòng qua bóng và thời gian
phát tia.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày những yêu cầu của bảo dưỡng hàng ngày:
a. Khi chiếu
b. Khi chụp
c. Sau mỗi ngày làm việc
d. Vấn đề bàn giao máy
2. Trình bày những yêu cầu của bảo dưỡng định kỳ:
a. Dụng cụ và trang thiết bị cần thiết cho việc bảo dưỡng thiết bị y tế
b. kiểm tra bảo dưỡng định kỳ
+ Kiểm tra tủ điều khiển và thùng cao thế
+ Kiểm tra các bộ phận cao thế
3. Chọn ý đúng nhất để trả lời các câu hỏi sau:
Yêu cầu bảo dưỡng máy Xquang hang ngày
A. Không cần cho máy nghỉ khi bong Xquang bị nóng
B. Không cần cho máy về vị trí nghỉ khi máy không làm việc
C. Không cần hướng dẫn cho người sử dụng khi bàn giao
D. Sau mỗi ngày làm việc phải ghi chép tình trạng của máy vào sổ theo dõi
4. Khẳng định đúng sai các câu sau
A. Kiểm tra các đường điện trong tủ điều khiển 1 tháng 1 lần
B. Kiểm tra các bộ phận cao thế hai tháng 1 lần
C. Khi kiểm tra tủ điều khiển không cần kiểm tra Rơle
D. Hai năm 1 lần kiểm tra chất liệu cao áp
E. Thường xuyên phải kiểm tra dây nối đất
Bài 2
ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA

MỤC TIÊU
1. Trình bày được cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha.
2. Trình bày được nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha.

NỘI DUNG
1. Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha
Động cơ gồm hai phần:
- Xtato (phần tĩnh).
- Roto (phần quay).
Xtato gồm vỏ máy, lõi thép Xtato và dây quấn. Vỏ máy để bảo vệ, làm mát và giữ lõi
thép Xtato.
Nắp chắn ở vỏ máy để dỡ trục Roto nhờ các ổ bi.
Lõi thép Xtato gồm 3 dây quấn đặt lệch nhau 1200 (Hình 2.11).
Hình 2.10. Lõi thép Xtato không có dây quấn
Phần quay là Roto. Cả Roto và Xtato đều do các lá thép kĩ thuật điện mỏng ghép lại
(Hình 2.12).

Hình 2.11. Lõi thép Xtato có dây quấn và Roto


Hình 2.12. Lá thép Xtato (b) và Roto (a)

Trong rãnh ở mặt ngoài Roto có đặt các thanh đồng hay nhôm, hai đầu các thanh nối
vào vành kim loại (đồng hay nhôm) tạo thành Roto lồng sóc (Hình 2.13).

Hình 2.13. Roto lồng sóc a) Cấu tạo roto b) Lồng sóc

Ngoài ra còn có loại Roto dây quấn (còn gọi là Roto pha).

2. Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha


Khi cho dòng điện chạy vào dây quấn Xtato của động cơ thì trong lòng Xtato sẽ có từ
trường quay.
Từ thông (số đường sức) của từ trường quay biến thiên qua các khung dây kín của
Roto, làm xuất hiện trong đó các sức điện động và dòng điện cảm ứng.
Lực tương tác giữa từ trường quay và dòng điện cảm ứng này, tạo ra các mô men quay
làm cho Roto quay theo chiều quay của từ trường với tốc độ n nhỏ hơn tốc độ quay n1 của từ
trường. Tốc độ quay của từ trường được tính bằng công thức:

Công thức ??????????????????????????????


Nếu thay đổi số đôi cực từ Xtato, sẽ thay đổi được tốc độ quay của từ trường và từ do
đó cả tốc độ quay của động cơ.
Khi tần số f = 50 Hz tốc độ quay của từ trường ứng với số đôi cực từ khác nhau là:
Số đối cực từ p Tốc độ đồng bộ n1 (vòng/phút)
3000:…………………………………………………………..
1500:…………………………………………………………..
1000:…………………………………………………………..
750:……………………………………………………………
Sự chậm tương đối của Roto đối với từ trường được xác định bằng một đại lượng gọi
là hệ số trượt S
?????????????????????/

Trong đó n là tốc độ quay của Roto.


Đối với động cơ: S = 0,02 – 0,06.
3. Nối dây động cơ không đồng bộ ba pha
Đầu các dây quấn Xtato của động cơ được nối với các chốt đặt trong các hộp đầu dây
trên thân động cơ. Các đầu dây của 3 pha được bố trí theo sơ đồ (Hình 2.14).
Trước khi mắc động cơ vào nguồn, các dây quấn của động cơ phải được nối theo hình
sao (Hình 2.14b). Hay hình tam giác ( Hình 2.14c) tùy thuộc vào điện áp nguồn và điện áp
động cơ.

Hình 2.14a. Hộp đầu dây, b. Nối các dây quấn hình sao
c. Nối các dây quấn hình tam giác

Ba chốt đầu các pha được nối với cáp và qua cầu dao hoặc khởi động từ để nối với
nguồn ba pha.
4. Đổi chiều quay động cơ
Muốn đổi chiều quay động cơ thì ta phải đổi thứ tự hai pha cho nhau. Ví dụ đổi pha B
với pha C.
Hình 2.15
5. Sử dụng và bảo dưỡng động cơ
Mỗi động cơ đều được đặc trưng bằng các đại lượng định mức của nó.
- Công suất định mức (W, KW).
- Điện áp pha và điện áp dây định mức (V).
- Dòng định mức (A).
- Hiệu suất, hiệu số công suất, kích thước, trọng lượng động cơ.
Các giá trị định mức này ghi trên nhãn động cơ. Không được để động cơ làm việc vượt
quá các giá trị định mức của nó.
Thường xuyên lau chùi động cơ sạch sẽ. Sau 2000 giờ làm việc, cần thay mỡ và các ổ
bi. Bảo quản động cơ nơi khô, bôi mỡ chống gỉ ở đầu trục và các vị trí cần thiết.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha.
2. Trình bày nguyên lý làm việc động cơ không đồng bộ ba pha.
3. Trình bày cách nối dây động cơ không đồng bộ ba pha.
4. Vẽ sơ đồ và trình bày cách đổi chiều quay của động cơ không đồng bộ ba pha.
5. Trình bày nguyên tắc sử dụng và bảo dưỡng động cơ không đồng bộ ba pha
6. Chọn ý đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau:
Sử dụng động cơ không đồng bộ ba pha có thể
A. Vượt quá công suất định mức
B. Vượt quá điện áp pha
C. Vượt quá điện áp dây
D. Không vượt quá dòng định mức
Bài 3
APTÔMAT VÀ CÁC LOẠI RƠ-LE

MỤC TIÊU
1. Trình bày được cấu tạo và hoạt động của aptômat.
2. Trình bày được cấu tạo và hoạt động của các loại rơ-le.
3. Trình bày được cấu tạo và hoạt động công tắc tơ, khởi động từ.

NỘI DUNG
1. Rơ-le điện từ
Rơ - le là thiết bị đóng cắt dùng trong mạch bảo vệ và tự động điều khiển. Cấu tạo chủ
yếu của rơ - le điện từ chủ yếu gồm cuộn hút và các tiếp điểm.
Thiết bị điện được nối mạch với các tiếp điểm.
Khi cuộn hút có dòng điều khiển chạy qua nó sẽ điều khiển các tiếp điểm để đóng hoặc
cắt dòng điện qua thiết bị (Hình 2.16 là một rơ-le điện từ).
1. Cuộn dây hút
2. Mạch từ tĩnh
3. Mạch từ động (phần ứng)
4. Tiếp điểm thường đóng thường mở và các lò xo lá
5. Đầu cốt bắt dây để đưa điện vào cuộn hút
6. Đầu cốt dây bắt vào các tiếp điểm
Hình 2.16

2. Công tắc tơ
Công tắc tơ là thiết bị đóng cắt dùng để điều khiển các trang thiết bị có điện áp tới
500V.
- Tiếp điểm của công tắc tơ chịu được dòng điện lớn và số lần đóng ngắt lớn.
- Tiếp điểm chính gồm các má tĩnh (6) và má động (2).
- Các đầu tiếp xúc động (2) gắn trên trục quay (1) bằng vật liệu cách điện.

Hình 2.17. Mô tả cấu tạo một loại công tắc tơ

Trục này còn gắn với cực từ động (3) và các đầu tiếp xúc động của cụm tiếp điểm phụ
(4).
Cụm tiếp điểm phụ có loại thường đóng và loại thường mở.
Công dụng của chúng là thực hiện các chức năng trong mạch điều khiển tự động.
Công tắc tơ đóng mở bằng lực điện từ nhờ cuộn hút (8) được mắc vào điện áp nguồn,
thông qua các nút điều khiển Đ và C.
Khi cuộn dây có điện lực điện từ sẽ hút lõi thép (3) chập vào lõi thép (7) làm trục (1)
theo chiều đóng các tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ thường mở, đồng thời ngắt các tiếp
điểm phụ thường đóng.
Khi cuộn hút bị cắt điện lực lò xo và trọng lực phần động sẽ làm lõi (3) rời khỏi lõi (7)
phần động trở về vị trí cũ, công tắc tơ cắt mạch điện.
3. Rơ-le nhiệt
Rơ-le nhiệt dùng để bảo vệ quá tải cho mạch điện. Hình 2.18 là sơ đồ cấu tạo của rơ -
le nhiệt.
Bộ phận chính là băng kép (bimetal) (2) đặt cạnh cuộn dây đốt nóng (1) và tiếp điểm
(6) – (7).
Dòng điện qua cuộn dây đốt nóng là dòng của máy điện đang làm việc. Khi bị đốt
nóng (do quá tải của máy công tác) băng kép sẽ cong lên phía trên.
Cần quay (3) được lò xo (5) căng, được giải phóng và quay trục (4) làm mở tiếp điểm
(6) – (7) ngắt dòng của các cuộn hút công tắc tơ, khởi động từ hay aptomat… bảo vệ được
máy công tác khỏi bị quá tải. Sau khi rơ-le nhiệt tác động, ta phải để một thời gian đủ cho
băng kép nguội đi mới dùng nút ấn phục hồi lại trạng thái thường đóng của tiếp điểm (6) –
(7)

Hình 2.18

4. Aptômat
Aptômat là thiết bị cắt điện tự động để bảo vệ máy điện khi ngắm mạch hoặc quá tải.
Trong Aptômat có hai rơ - le kết hợp : Rơ - le điện từ (RT) và rơ - le nhiệt (RN).
Khi bị ngắn mạch rơ - le điện từ tác động; khi quá tải rơ - le nhiệt tác động cắt máy
công tác ra khỏi lưới điện.
Aptômat cũng có tiếp điểm phục hồi khi đưa máy trở lại làm việc.
Hình 2.19 là sơ đồ cấu tạo Aptômat.4
1. Nam châm điện, 2. Chốt hãm, 3. Dao tiếp điểm phần động, 4. Lò xo
5. Lá thép động, 6. Thanh tiếp xúc tĩnh

5. Khởi động từ
Khởi động từ là thiết bị đóng cắt dùng để điều khiển động cơ có công suất lớn.
Nó gồm có một công tắc tơ làm nhiệm vụ đóng cắt, hai rơ - le nhiệt làm nhiệm vụ bảo vệ và
hai nút Đ và C để điều khiển.
Các tiếp điểm chính K của công tắc tơ mắc trong mạch động cơ cùng với hai cuộn dây
đốt nóng RN1, RN2 của rơ-le nhiệt.

Hình 2.20 là sơ đồ khởi động từ đơn dùng để đóng cắt động cơ điện

Mạch điện khống chế gồm nút cắt C, nút đóng Đ đấu song song với tiếp điểm động K
đồng thời đóng tiếp điểm tự khóa
Muốn Đ động cơ, ấn nút C, làm mất điện vào cuộn hút. Các tiếp điểm chính K mở để
ngắt mạch điện động cơ. K1 cũng mở để cắt mạch tự khóa. Khi động cơ bị quá tải, các rơ -
le nhiệt 1RN và 2RN tác động mở tiếp điểm ra làm cắt mạch cuộn hút. Cầu dao (C D) làm
nhiệm vụ cách li mạch điện động cơ khỏi lưới điện khi cần thiết. Các cầu chì (C C) để bảo vệ
ngắn mạch cho động cơ.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày cấu tạo, hoạt động của rơ-le điện tử
2. Trình bày cấu tạo, hoạt động của công tắc tơ
3. Trình bày cấu tạo, hoạt động của rơ-le nhiệt
4. Trình bày cấu tạo, hoạt động của Aptômat
5. Trình bày cấu tạo, hoạt động của khởi động từ
6. Chọn ý đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau:
Aptômat không có các bộ phận sau:
A. Nam châm điện
B. Chốt hãm
C. Giao tiếp phần điện
D.Mạch từ động
E.Lá thép động
7. Khẳng định đúng sai vào các câu sau:
Rơ-le nhiệt để bảo vệ quá tải cho mạch điện.
Aptômat là thiết bị để đo dòng điện.
Khởi động từ dung để điều khiển động cơ có công suất lớn.
Công tắc tơ là thiết bị đóng ngắt điện ở điện áp nhỏ.
Rơ-le điện từ là bộ phận để tăng dòng điện.
Bài 4.
KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

MỤC TIÊU
1. Trình bày được cấu tạo các linh kiện điện tử.
2. Trình bày được cấu tạo những mạch điện cơ bản.

NỘI DUNG
1. Khái niệm chung
Điện tử học là nghành kĩ thuật điện hiện đại có ứng dụng quan trọng trong các lĩnh vực
kĩ thuật, sản xuất và đời sống. Các máy điện tử (máy tính máy thu thanh máy thu hình…) Và
ngày nay được ứng dụng rất nhiều trong các máy móc y tế.
Máy Xquang là một loại máy được ứng dụng nhiều các thành tựu điện tử.
Để lắp ráp và sửa chữa các máy điện tử phải dùng các linh kiện điện tử.
1. Các linh kiện điện tử
a. Điện trở
Điện trở dùng để điều chỉnh dòng điện và điện áp trong mạch điện.
Hình 2.21 a. Điện trở không đổi b. Điện trở biến đổi ( chiết áp)
Trên các sơ đồ điện người ta ký hiệu điện trở như hình 2.22
Hình 2.22
a.Điện trở không đổi b. Điện trở thay đổi theo nhiệt độ c. Biến trở
Màu Vòng A,B chỉ con Vòng C chỉ hệ số Vòng D chỉ sai số
số có nghĩa nhân %
0
Đen 0 X10
Nâu
Đỏ 1 X101
Da Cam
Vàng 2 X102
Xanh lục
Lơ 3 X103
Tím
4 X104
Xám
Trắng 5 X105
Kim nhũ
Bạc 6 X106
Màu than điện trở
7 X107

8 X108

9 X109

X10-1 5%

X10-2 10%

20%

Cạnh mỗi kí hiệu điện trở có các chữ số và kèm theo với nội dung như sau:
- Rn – Linh kiện là điện trở thứ n
- Con số sau chữ Rn: số do của điện trở
- Sau số đo là đơn vị đo (Ω hoặc kΩ, MΩ)
- Đơn vị Ω thường không phải ghi.
- Đơn vị kΩ được kí hiệu tắt là K; Đơn vị MΩ được kí hiệu tắt là M.
- 1kΩ = 1000Ω
- 1MΩ = 1000kΩ = 106Ω
* Ví dụ trên hình 2.22 ta thấy: R1 = 4700ΩR3 = 47K
Trên các điện trở có ghi trị số và công suất định mức của nó bằng con số
* Ví dụ: 2K – 5W
Người ta còn dùng vạch màu để biểu thị giá trị điện trở (hình 23) theo quy ước ghi ở
bảng trên.

Hình 2.23
* Ví dụ một điện trở có các vòng A (vàng) B (tím) C (đỏ) D (bạc).
Viết thành số ta có 47 x X102 và 10%.
Vậy trị số của điện trở là 4700Ω - 4,7 K với sai số 10%.
b. Tụ điện
Tụ điện được dùng để phân đường tín hiệu, để nối các tầng khuếch đại, để lọc nguồn.
Hình 2.24 mô tả hình dạng và kí hiệu một vài tụ điện thường gặp.
Trên các sơ đồ cạnh kí hiệu tụ điện có các chữ số và kèm theo với nội dung sau: C n
linh kiện là tụ điện thứ n.
Con số sau chữ Cn là số đo điện dung của tụ điện.
Sau số đo đến đơn vị đo là µn ( microfara ), nF ( nanofara ) hoặc pF ( piropara ).
Hình 2.24
a. Tụ giấy b. tụ khóa c. Tụ có điện dung thay đổi

Hình 2.25

Đơn vị pF thường không ghi mà thường ghi bằng µF. Ví dụ trên hình 2.25.
1 pF = 106 µF lnF = 10-3 µF = 103 pF.
C1 = 470 pF chịu điện áp tới 450V, C 2 = 10 µF chịu điện áp tới 10V. Kiểm tra chất
lượng tụ điện bằng ôm kế.
c. Cuộn cảm
Cuộn cảm là cuộn dây cuốn bằng dây điện từ. Để tăng độ tự cảm người ta đặt vào
trong lòng khung một lõi phe rít. Điều chỉnh độ tự cảm của cuộn bằng cách điều chỉnh vị trí
của lõi phe rít (Hình 2.26).
Hình 2.26

Hình 2.27
Cuộn cảm có điện cảm không đổ

d. Linh kiện bán dẫn


* Đi ốt bán dẫn : Đi ốt ổn áp dùng để ổn định điện áp.
Đi ốt có hai cực : A-nốt ( A ) và ca tôt ( K ) Hình 2.28

Hình 2.28. Cấu tạo của đi ốt bán dẫn


a. Nguyên tắc cấu tạo b. Hình dáng đi ốt c. Kí hiệu chung
Trên các sơ đồ điện người ta kí hiệu các loại đi ốt như hình 2.29.

Hình 2.29
a. Đi ốt thường b. Đi ốt ổn áp c. Đi ốt phát quang
Khi sử dụng cần biết rõ kí hiệu đi ốt (ghi ở vỏ). Từ kí hiệu này ta tra cứu thông số :
Dòng điện, điện áp định mức.
Kiểm tra chất lượng đi ốt bằng ôm kế.
e. Tranzito
Tranzito có ba cực là emitơ (E) ; basơ (B) ; cooléctơ (C)
Tranzito có hai loại : loại p – n - p và loại n – p - n. Chúng có hình dạng kí hiệu như
hình 2.30a.

Hình 2.30.
a. Hình dạng chung b. Kí hiệu Tranzito p – n - p c. Kí hiệu n – p - n
Mắc Tranzito theo sơ đồ hình 2.30b. Điện áp trên Rt có dạng của tín hiệu vào, có biên
độ lớn hơn nhiều lần, nghĩa là tín hiệu dã được khuếch đại. Hoạt động của Tranzito loại n – p
- n cũng giống như loại p – n - p. Song cần chú ý là cực của nguồn điện phải mắc ngược lại
so với sơ đồ hình 2.30.
Khi sử dụng cần biết rõ kí hiệu của Tranzito để tra cứu các chân và các đại lượng đặc
trưng như: hệ số khuếch đại, công suất làm việc, tần số làm việc.
f. Vi mạch
Sự phát triển của kĩ thuật điện tử đã dẫn tới sự thay đổi sự thay đổi căn bản trong kĩ
thuật bán dẫn gắn liền với sự xuất hiện vi mạch (Hình 2.31).

Hình 2.31

Vi mạch là một khối điện tử nhỏ, trong đó chứa nhiều linh kiện (điện trở, tụ điện,
Tranzito). Các vi mạch lớn có thể thay cho cả một khối của máy. Chẳng hạn cơ cấu của đồng
hồ điện tử chỉ gồm một vi mạch.
Theo chức năng các vi mạch chia làm hai nhóm: Vi mạch tương tự ( hay vi mạch
tuyến tính) và vi mạch logic (hay vi mạch số). Vi mạch tương tự dùng để khuếch đại, phát và
biến đổi tín hiệu. Vi mạch logic dùng trong thiết bị tự động, thiết bị số, máy tính điện tử.
3. Các mạch điện cơ bản
3.1. Mạch chỉnh lưu - ổn áp
Mạch chỉnh lưu, còn gọi là mạch nắn điện để biến dòng điện một chiều thành dòng
điện xoay chiều.
3.2. Mạch chỉnh lưu một nửa chu kì (Hình 2.32)
Đi ốt chỉ cho dòng điện xoay chiều đi qua một nửa chu kì tạo nên dòng điện một chiều
I0 gián đoạn qua tải R1.
Hình 2.32
Để dòng điện và điện áp sau khi chỉnh lưu bằng phẳng người ta thường ghép song
song với R1 tụ hóa C (Hình 2.33) gọi là tụ lọc nguồn.

Hình 2.33
3.3. Mạch chỉnh lưu hai chu kì
a. Mạch chỉnh lưu cầu (Hình 2.34)
Hình 2.34 a. Mạch chỉnh lưu cầu
(Sơ đồ tổng quát cả 2 nửa chu kì dòng điện)

Hình 2.34b
Qua tải R1 có dòng điện một chiều I0 từ A tới B. Để lọc bớt độ nhấp nhô ta mắc thêm
tụ hóa (lọc nguồn).
b. Mạch chỉnh lưu hình tia
Mạch chỉnh lưu này gồm hai Đi ốt Đ 1 Đ2 phối hợp với biến áp nguồn có cuộn day thứ
cấp lấy ra điểm giữa.
Hình 2.35 a. Mạch chỉnh lưu hình tia
(Sơ đồ tổng quát hai nửa chu kỳ của dòng điện)

Hình 2.35b
Cả hai nửa chu kỳ dòng điện I 0 qua tải đều có chiều từ A tới B. Đó là dòng điện một
chiều.
3.4. Mạch chỉnh lưu bội áp
Khi thiết bị dung điện một chiều có yêu cầu điện áp cao gấp hai hay nhiều lần điện áp
của các mạch chỉnh lưu đã nói trên, thì ta sử dụng mạch nắn bội áp. Sơ đồ hình 2.36a là mạch
chỉnh lưu nhân đôi.
Hình 2.36
Tương tự nếu ta ghép them đi ốt vị trí kế tiếp (hình 2.36 b) ta sẽ nhận được các điện áp
3U0, 4U0,….nU0.
3.5. Mạch ổn áp
Mạch ổn áp dung để tự động duy trì mức điện áp ổn định. Sau đây ta sẽ xét một vài
mạch ổn áp đơn giản đối với dòng điện một chiều.
a. Mạch ổn áp bằng đi ốt ổn áp
Đi ốt ổn áp có các đặc tính sau: Với tác dụng của điện áp thuận, đi ốt ổn áp cho dòng
điện qua giống đi ốt thường. Với điện áp ngược thì từ một điện áp xác định nào đó ( do nhà
chế tạo quy định) đi ốt bị đánh thủng cho dòng ồ ạt đi qua. Nếu hạ điện áp ngược xuống thì
đi ốt ổn áp lại khôi phục đặc tính như cũ, không bị hỏng như đi ốt thường. Đặc tính quý báu
đó được ứng dụng trong mạch ổn áp (Hình 2.37 a).

Hình 2.37
U1 Điện áp nguồn không ổn định
U2 Điện áp tải ổn định
* Mạch ổn áp dùng một đi ốt ổn áp cấu tạo như hình 2.37b.
Khi vì một lý do nào đó U1 tăng lên, U0 tăng theo và vượt quá ngưỡng đành thủng của
đi ốt ổn áp Đ2. Dòng đi qua Đ2 tăng vọt làm cho I1 tăng theo, sụt áp trên điện trở R ( U R =
IR2 ) tăng lên. Vì U0 = U1 – UR; UR tăng lên làm U0 giảm xuống đến giá trị ban đầu. Nếu U 1
sụt xuống thì Đ2 khóa giảm bớt dòng I1 làm U0 tăng lên trị số quy định. Tóm lại U 0 luôn giữ
giá trị không đổi. Trong mạch U 1 phải lớn hơn U0 và chọn điện áp ngược định mức U n của đi
ốt ổn áp bằng U0.
b.Mạch ổn áp kiểu bù (Hình 2.38)
Hình 2.38
T: Tranzitô công suất bù
R8 : Điện trở định thiên cho tranzito ( thiết kế lập chế độ điện áp cho tranzito )
Đz : Đi ốt ổn áp
Rt : Tải ( thiết bị điện tử cho ổn áp )
U1 : điện áp nguồn không ổn định
U0 : Điện áp ổn định
* Sơ đồ làm việc như sau :
Nếu U1 ( nguồn ngoài ) tăng lên làm cho dòng điện áp định thiên điện áp. U EB tăng
theo Tranzito T mở nhiều. Dòng qua T lớn gây sụt áp trên tiếp giáp CE lớn U 0 = U1 – UEC
làm U0 giảm xuống. Nếu U1 giảm xuống dưới mức yêu cầu làm UEB giảm theo Tranzito T mở
ít, dòng qua T nhỏ làm U0 tăng lên. Tóm lại khi U1 biến động thì U0 vẫn giữ giá trị không đổi.
Tranzito T là loại công suất có dòng định mức lớn hơn dòng không tải.
c. Mạch ổn áp vi mạch ( IC ổn áp )
Mạch ổn áp vi mạch có độ ổn định cao để lắp ráp, gọn nhỏ nên ngày càng được sử
dụng nhiều. IC có nhiều chủng loại, ổn định ở nhiều mức điện áp chuẩn khác nhau.
Ví dụ IC họ 78 có các mức ổn áp sau đây :
Kí hiệu IC Điện áp ổn định
7850 5V
7812 12V
7815 15V
Sơ đồ lắp ráp như hình 2.39. Trong sơ đồ U1 > U0, C1 có điện áp cho phép lớn hơn U1 ;
C2 có điện áp chịu đựng lớn hơn U0.
Hình 2.93

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày cấu tạo cách đọc trị số :
Điện trở
Tụ điện
Cuộn cảm
Linh kiện bán đẫn
2. Trình bày sơ đồ cấu tạo và hoạt động của mạch chỉnh lưu ổn áp :
Mạch chỉnh lưu một nửa chu kỳ
Mạch chỉnh lưu hai chu kỳ
+ Mạch chỉnh lưu hai cầu
+ Mạch chỉnh lưu hình tia
Mạch chỉnh lưu bội áp
Mạch ổn áp
+ Mạch ổn áp bằng đi ốt ổn áp
+ Mạch ổn áp kiểu bù
+ Mạch ổn áp vi mạch
3. Chọn ý đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau :
Màu của vòng A, B trên điện trở của con số có nghĩa
Màu đen chỉ con số 0
Màu nâu chỉ con số 2
Màu xanh lục chỉ con số 4
Màu trắng chỉ con số 8
Màu tím chỉ con số 5

Bài 5

BÓNG X QUANG, KHỐI CAO THẾ VÀ CAO TẦN

MỤC TIÊU
1. Trình bày được cấu tạo của các loại bóng X Quang.
2. Trình bày được biến áp cao thế và sự chỉnh lưu cao thế.
NỘI DUNG
I. Bóng X Quang
1. Nguyên lý chung về cấu tạo bóng X Quang
Như ta đã biết rằng ta X được phát ra khi 1 dòng điện tử chuyển động với một vận tốc
cao. Bị một vật ngan lại đột ngột thì một phần năng lượng sẽ biến thành tia X.
Như vậy điều kiện để bóng X Quang phát tia X bao gồm :
Có một nguồn phát sinh điện từ.
Có một điện trường để đẩy điện tử.
Một mặt kim loại để chặn nguồn điện tử.
Dù loại bóng nào cấu tạo của chúng phải đạt được ba điều kiện trên.
Một vấn đề đặt ra là khi điện tử chạy trong bóng nếu va vào phân tử khí nhiều quá thì
chúng không di chuyển nhanh được, và cũng không ở trạng thái tự do được. Vì vậy trong
bóng quang tuyến X người ta phải rút hết khí, rút đến độ chân không cao hay thấp là tùy loại
bóng.
Hiện nay các máy X Quang dù được cải tiến qua nhiều thế hệ các loại bóng càng ngày
càng hiện đại hơn. Tuy nhiên từ trước tới nay chung quy vẫn chỉ có hai loại bóng.
Bóng khí kém hay ion điện tử, trong đó điện tử phát sinh một số ion của khí còn lại
trong bóng đánh vào âm cực. Như vậy trong bóng này khi nào cũng phải có một ít khí.
Bóng âm cực cháy đỏ hoạt động theo cơ chế nhiệt điện tử, nghĩa là điện tử phát sinh ở
âm cực có một nhiệt độ cao.
a. Bóng khí kém ( Bóng Crooker )
Cấu tạo bao gồm:
Một bình khí kém (Bình đã được hút bớt không khí chỉ để lại một lượng rất nhỏ).
- Một cực của bóng là âm cực không có sợi đốt nóng.
- Một cực là dương cực đồng thời là đối âm cực.
Hiện nay người ta không dùng bóng khí kém nữa mà chỉ dùng trong các máy X Quang
chụp răng.
b. Bóng Coolidge
Hiện nay người ta chỉ dung loại bóng âm cực cháy độ vận chuyển theo nguyên lý hiệu
ứng nhiệt điện từ gọi là bong Coolidge.
Trong đó có độ chân không cao. Áp suất trong bóng chỉ khoảng 1/triệu mmHg. Với
một áp suất khí thấp như vậy trong bóng không đủ ion khí để đánh vào âm cực và phát ra
điện tử như bóng Crooker do đó để tạo ra điện tử âm cực phải được đốt cháy đỏ.
2. Cấu tạo
a. Bóng Coolidge
Là một bóng thủy tinh trong đó người ta thiết lập độ chân không cao khoảng
1/1.000.000 mmHg.
Hai đầu bóng có 2 điện cực: một điện cực âm và một điện cực dương. Điện cực dương
đồng thời đóng vai trò đối âm cực (H2.40).
Hình 2.40. Sơ đồ nguyên lý bóng Coolidge
K: âm cực; A: đối âm cực; e: chum tia điện tử; x: chum tia X.

* Âm cực
Là một sợi Tungsten, cuốn hình xoáy ốc được đốt nóng bởi dòng điện phụ. Nguồn
điện này là một máy giảm thế cung cấp bởi dòng điện thành phố 220V giảm thế thành dòng
điện 6-10V, cho vào âm cực để đốt nóng đỏ, sợi âm cực được đặt trong cái phễu như nòng
súng.
Mục đích để tập trung điện tử lại thành một luồng hướng thẳng về phía đối âm cực
không cho nó tỏa ra và giữ cho sợi âm cực khỏi bị méo mó và chóng hỏng do sức hút của
những phân tử điện dương trong bóng. Bộ phận đó gọi là bộ phận tập trung, nó nối liền với
hai âm cực. Thế hiệu giữa hai điện cực lúc nào cũng cao hơn dòng điện no. Như vậy cường
độ dòng điện lúc nào cũng chỉ phụ thuộc vào độ đốt nóng của sợi âm cực.
* Đối âm cực :
Ta biết rằng khi điện tử oanh tạc vào đối âm cực thì chỉ 1 % năng lượng biến thành
quang tuyến X, còn 99% biến thành nhiệt. Vì vậy đối âm nóng lên rất nhiều và có thể bị cháy
hoặc nóng đỏ rực lên và cũng phát ra điện tử như âm cực. Trong trường hợp này nếu đặt
bóng vào một dòng điện xoay chiều không có bộ phận chỉnh lưu, thì luồng điện tử có thể đi
ngược chiều đánh vào sợi âm cực và làm hỏng bóng. Vì vậy việc chế ra đối âm cực đủ bền
vững để chịu sự oanh tạc của điện tử và phương pháp làm nguội đối âm cực là cả một vấn đề
đối với kỹ thuật chế tạo bằng quang tuyến X.
Tiêu điểm phát ra quang tuyến X của đối âm cực lại phải bé thì hình chụp Xquang và
hình chiếu mới rõ, do đó nhiệt lượng tập trung lại trên một điện tích bé lại càng cao. Để đáp
ứng tất cả các điều kiện trên, đối âm cực cấu tạo là một miếng kim loại hình chữ nhật mỗi
cạnh chỉ 2 – 4mm bằng Tungsten. Tungsten có độ nóng chảy khá cao 3.350 độ. Miếng
Tungsten đó gắn vào đầu một khối đồng hình trụ lớn có nhiệm vụ dẫn nhiệt ra ngoài. Đầu kia
của khối đồng gắn với một ổ làm nguội có cách tỏa nhiệt ra không khí vì vậy loại bóng này
gọi là bóng có ổ nguội có cánh tỏa nhiệt.
Hình 2.41. Bóng Coolidge có ổ nguội
1. Ổ nguội; 2. Đối âm cực; 3. Sợi âm cực; 4. Âm cực;
5. Bộ phận tập trung; 6. Khối đồng; 7. Chắn sang

Đối âm cực của bóng này như vậy luôn luôn nguội nên người ta có thể đặt nó vào giữa
một dòng điện xoay chiều mà dòng điện không qua bóng ngược chiều được.
Bóng hiện đại đều bao bọc xung quanh bởi một cái vỏ chì kín chỉ hở một lỗ bé để cho
chùm quang tuyến X đi ra. Như vậy bảo vệ tốt cho xung quanh tránh được những nguy hiểm
của quang tuyến X.

Hình 2.42. Bóng trong vỏ chì chứa dầu


a. Dây cáp; b. Bóng dương cực cố định; c. Chùm tia X; d. Vỏ chì
Ngoài ra vỏ bóng chứa dầu, dầu có tác dụng làm nguội đồng thời cách điện tốt nhờ vậy
người ta có thể chế ra những bong bé gần như bong điện bình thường. (Hình 2.42).
b. Các loại bóng Côligde
* Bóng có đối âm cực rỗng
Dùng trong quang tuyến trị liệu. Có máy bơm dầu hay nước lưu thong không ngừng
trong đối âm cực. Vì bong chạy lien tục hang giờ nên đối âm cực bị nóng rất nhiều.
* Bóng có hai tiêu điểm
Một tiêu điểm lớn và 1 tiêu điểm bé. Hai tiêu điểm này hình chữ nhật ( 3 x 10 và 3 x
18) nằm nghiêng đối với mặt phẳng ngang của phim để làm cho hình chiếu lên phim ( gọi là
tiêu điểm giả hay tiêu điểm quang học ) thu bé lại.
Nếu độ nghiêng 70 độ thì hình quang học của tiêu điểm thực (hay tiêu điểm nhiệt) sẽ
thu ngắn lại 1/3, nếu nghiêng 80 độ thì ngắn lại 1/6 tại tiêu điểm của đối âm cực ở đây lại có
độ nghiêng khác nhau để tăng hiệu lực lên (Hình 2.43).
Tiêu điểm lớn dùng khi nào cần dùng một công suất cao (Ví dụ: chụp X Quang những
bộ phận dày hay di động cần chụp nhanh). Tiêu điểm bé dùng để chiếu và chụp những bộ
phận tinh vi.

Hình 2.43. Nguyên lý bong có hai tiêu điểm có độ nghiêng khác nhau

* Bóng đối âm cực quay


Đối âm cực hình như cái đĩa úp sấp, bờ xung quanh vát nghiêng. Chùm tia âm cực
phát từ sợi âm cực ra đánh vào bờ đó.
Lúc bóng chạy thì đối âm cực xoay tít ( 50 vòng trong một giây ) nên năng lượng của
nó phải chịu đựng sự phân tán ra trên một diện tích lớn.
Vì vậy sức chịu đựng của nó cao hơn đối với âm cực cố định rất nhiều ( Hình 2.44 và
Hình 2.45 ).
Hình 2.44. Các bộ phận của bong đối âm cực quay

Hình 2.45

II. Khối cao thế


Bóng Xquang chỉ phát ra tia X khi chùm tia điện tử bức xạ từ ca-tốt của nó phải có
động năng đủ lớn.
Muốn vậy ta nối hai cực a-nốt và ca-tốt của bong với một nguồn điện áp cao thế có trị
số khoảng từ 20kV đến 100kV.
Điện áp này được tạo nhờ khối cao thế, thường gọi là thùng cao thế. Thực chất hai tên
gọi này có khác nhau đôi chút.
Khối cao thế bao gồm biến áp cao thế và chỉnh lưu cao thế.
Trong khi đó thùng cao thế ngoài hai cấu kiện trên còn chứa biến thế cấp nguồn sợi
đốt, rơ-le chọn bóng và một vài linh kiện bảo vệ khác nữa cũng như các cực đầu vào, ra.
1. Biến áp cao thế
1.1. Chức năng
Biến áp cao thế có nhiệm vụ tăng điện áp nguồn ( 220V hoặc 300V ) lên tới hàng trăm
kV ( từ 20 kV đến 120 kV), nên đây là loại biến áp tăng áp.
Nó có thể là biến thế một hoặc ba pha tùy theo yêu cầu của chỉnh lưu cao thế.
1.2. Cấu tạo
Gồm hai cuộn dây nếu là biến thế một pha hoặc 6 cuộn dây nếu là biến thế ba pha,
chúng được cuốn quanh lõi sắt silic.
Bao quanh cuộn sơ cấp (nối với nguồn AC) thường có một lớp vỏ bọc kim loại bằng
đồng mỏng không khép kín.
Lớp vỏ này dung với mục đích an toàn phòng khi các lớp cách điện bị hỏng, điện cao
thế sẽ phóng qua lớp này xuống đất.
Cuộn thứ cấp được cuộn làm hai nửa. Điểm giữa của chúng được nối đât. Cách bố trí
này làm giảm về cách điện đi một nửa, do vậy làm giảm được chi phí biến thế và cao áp.
Thực vậy, giả sử hiệu điện thế giữa hai phía cuộn dây thứ là 100kV thì giữa một phía với đất
chỉ còn phải đảm bảo độ cách điện giữa hai đầu biến thế so với đất là 50kV mà thôi.
Các cuộn dây sơ và thứ cấp được cách điện thật tốt với nhau. Tỷ số vòng giữa chúng
bằng tỷ số điện áp.
N2 / N1 = V2 / V1
( N1, N2, V1, V2 số vòng điện áp cuộn sơ cấp và thứ cấp tương ứng )
1.3. Vấn đê cách điện trong khối cao thế
Để đảm cách cách điện giữa các linh kiện trong khối cao thế, giữa các cuộn dây sơ và
thứ cấp, giữa biến thế với chỉnh lưu cao thế và giữa chúng với đất có hai cách giải quyết sau:
- Đối với khối cao thế có công suất lớn, tỏa nhiều nhiệt người ta nhúng toàn bộ linh
kiện và cấu kiện của khối cao thế vào trong thùng chứa dầu cao thế. Ngoài tác dụng cách
điện dầu còn làm mát những cấu kiện này. Khi nạp dầu phải hút hết khí trong thùng dầu để
có thể thâm nhập vào toàn bộ các lỗ rỗng trong các linh kiện và cấu kiện sao cho không còn
bọt khí. Sau đó phải đậy kín thùng cao thế lại.
- Ở các máy Xquang loại nhỏ, di động công suất tiêu hao không lớn, vấn đề tỏa nhiệt
không đặt ra nghiêm trọng, người ta có thể bố trí khối cao thế và bóng Xquang vào chung
trong một thùng. Để cách điện người ta nhúng chúng vào chất dẻo khi đang ở dạng lỏng. Sau
đó chất dẻo khô đi tạo thành vật liệu cách điện rắn bao quanh các cấu kiện.
1.4. Chỉnh lưu cao thế
Bóng Xquang chỉ dẫn dòng theo một chiều từ a-nốt đến ca-tốt. Vì vậy cần phải chỉnh
lưu điện áp cao thế xoay chiều thành một chiều để làm nguồn cấp cho bong hoạt động. Hiện
nay ba loại chỉnh lưu cao thế được dung phổ biến là:
* Chỉnh lưu một pha nửa sóng
* Chỉnh lưu một pha cả sóng
* Chỉnh lưu ba pha cả sóng
1.4.1. Chỉnh lưu cao thế một pha nửa sóng
Đây là loại chỉnh lưu đơn giản nhất. Thực chất nó chính là loại tự chỉnh lưu. Bóng
Xquang kiêm luôn chức năng chỉnh dòng, nó chỉ làm việc trong nửa chu kỳ (nửa sóng) khi
điện thế a-nốt là dương so với ca-tốt, còn trong nửa sóng còn lại bóng không dẫn dòng.
Hình 2.46. Chỉnh lưu một pha nửa sóng

Do chỉ chỉnh lưu nửa chu kì nên nhược điểm cơ bản của máy là công suất của máy
nhỏ.
1.4.2. Chỉnh lưu cao thế một pha cả sóng
Loại chỉnh lưu một pha cả sóng nhằm khắc phục nhược điểm cơ bản của chỉnh lưu nửa
sóng. Trong loại chỉnh lưu này, cả hai nửa chu kì dòng điện xoay chiều (cả sóng) đều được
sử dụng. Nhờ vậy tăng đáng kể công suất phát tia X, hiệu suất nói chung của cả khối cao thế
và mở rộng phạm vi ứng dụng của thiết bị (Hình 2.47).
a. Nguyên lý hoạt động của đi-ốt chỉnh lưu
Mạch chỉnh lưu thuộc loại chỉnh lưu cầu gồm 4 đi-ốt D1, D2, D3, D4. Trong một nửa
chu kỳ D1, và D3 thông. Trong nửa chu kỳ còn lại D2 và D4 thông do đó luôn có dòng chạy
trong bong Xquang trong cả hai chu kỳ của nguồn AC.
Dòng điện đi qua đồng hồ chỉ thị là dòng điện xoay chiều nên muốn đo giá trị của nó
bằng đồng hồ hiện số cần phải chỉnh lưu dòng điện này thành dòng một chiều nhờ sử dụng
các cầu chỉnh lưu.
Những đi-ốt chỉnh lưu trong mạch điện chỉnh lưu một pha cả song cũng như trong
mạch điện bap ha là loại đi-ốt cao thế, chúng phải đạt được những chỉ tiêu cơ bản sau:
- Chịu được dòng tải đủ lớn I thuận từ hang trăm tới 1000 mA.
- Sụt áp trên đi-ốt phải nắm trong giới hạn cho phép cỡ dưới 10 kV.
- Chịu được điện áp từ vài chục tới vài trăm kV tùy theo loại mạch ứng dụng.
Trước đây những thiết bị Xquang cổ điển, người ta sử dụng những bóng đi-ốt điện tử
chân không rất cồng kềnh nặng nề, mạch nung sợi đốt rất phức tạp, tuổi thọ thấp.
Hình 2.47. Chỉnh lưu 1 pha cả song

Ngày nay nhờ sự phát triển của công nghệ vật liệu bán dẫn, trong các máy Xquang
hiện đại đi-ốt bán dẫn được dung phổ biến, chúng có những ưu điểm cơ bản sau:
- Sụt áp trên đi-ốt nhỏ
- Chịu dòng tải lớn cỡ 1000 kV
- Chịu được điện áp ngược rất lớn
- Hoạt động tin cậy tuổi thọ cao
- Không đòi hỏi nguồn sung sợi đốt
Các đi-ốt vẽ trên hình 2.47 là những kí hiệu quy ước. Thực chất đó là những cột đi-ốt
nối tiếp nhau, mỗi cột gồm vài chục tấm đi-ốt riêng lẻ ghép lại, hai đầu cột lò xo để nối
chúng lại với nhau. Mỗi tấm hình chữ nhật hoặc tròn có thiết diện 0,8-1cm 2, dày khoảng 0,4
mm. Mỗi cột chịu được dòng tải từ vài trăm đến khoảng 1000 mA và điện áp ngược tới vài
chục kV.
b. Kiếu chỉnh lưu một pha cả sóng có những đặc trưng cơ bản dưới đây:
Bóng Xquang dẫn dòng trong cả hai nửa chu kỳ của dòng điện, do vậy kV trong cả hai
nửa sóng biến thiên như nhau. Cũng do bóng Xquang thông trong cả hai nửa sóng nên trị số
dòng đỉnh Ip khác biệt dòng trung bình Itb ít hơn so với sự khác biệt trong kiểu chỉnh lưu nửa
sóng
Ip = 1,5 Ip
Do vậy có thể dùng dòng Itb cao hơn và tăng công suất phát tia X. Điện thế a-nốt
luôn luôn dương so với ca-tôt nên không còn nguy cơ của vòng hồi tiếp dương về nhiệt độ do
bức xạ điện tử thứ cấp gây ra.
Điện thế kV giữa ruột và vỏ cáp cao thế luôn thấp hơn hoặc bằng một nửa kV p ví dụ
bằng 50 kV nếu kVp = 100 kV nên yêu cầu về độ cách điện đối với cáp cao thế thấp hơn, cho
phép có thể dung cáp nối giữa biến thế và bóng.
c. Những ưu nhược điểm cơ bản của loại chỉnh lưu cao thế một pha cả sóng
Như đã phân tích ở trên , ta thấy loại chỉnh lưu một pha cả song so với loại chỉnh lưu
nửa sóng có những ưu điểm sau:
- Công suất phát tia X cao hơn.
- Hiệu suất sử dụng bóng Xquang lớn hơn
* Tuy nhiên cũng còn tồn tại những nhược điểm sau:
- Cấu tạo phức tạp hơn.
- Kích thước lớn hơn.
- Trọng lượng nặng và gía thành cao hơn.
d. Phạm vi ứng dụng
Nhờ có những ưu điểm nói trên, kiểu chỉnh lưu một pha cả sóng được ứng dụng chủ
yếu trong các thiết bị Xquang loại lớn, lắp đặt cố định, đáp ứng những yêu cầu xét nghiệm
thong thường và một số loại xét nghiệm đặc biệt.
Dòng điện và điện áp cực đại của bóng Xquang trong kiểu chỉnh lưu này đạt tới
khoảng 5000 mA và 120 – 130 kVp tương ứng.
Đôi khi kiểu chỉnh lưu này cũng được ứng dụng cho một số máy Xquang di động có
công suất tương đối lớn.
Hiển nhiên những bóng Xquang sử dụng trong các thiết bị Xquang nói trên thuộc loại
a-nốt quay.
2. Chỉnh lưu cao thế ba pha
Năng lượng tia X tỷ lệ với mAs, trong hai loại chỉnh lưu trên vì mAs còn thấp nên phải
kéo dài thời gian chụp dẫn tới nhòe ảnh do sự vận động của một số bộ phận cơ thể như tim
phổi đặc biệt đối với trẻ em. Nhằm khắc phục nhược điểm này cần nâng cao hơn nữa về công
suất phát xạ để có thể rút ngắn thời gian phát tia xuống còn cỡ ms. Việc này được thực hiện
nhờ ứng dụng nhờ kiểu chỉnh lưu ba pha.
a. Nguyên lý hoạt động (Hình 2.48)
Trên hình 2.48 là mạch điện đơn giản hóa của loại chỉnh lưu ba pha, trong đó các cuộn
dây sơ cấp được nối thành hình tam giác và được cấp điện từ nguồn điện ba pha còn bên phía
thứ cấp, các cuộn dây thuộc các pha A, B, C tương ứng được đấu thành hình sao, cụm chỉnh
lưu gồm 6 đi-ốt đấu thành từng cặp liên tiếp. Dạng sóng điện áp, điện áp dòng điện chỉnh lưu
và năng lượng tia X được minh họa trên hình 2.48.
* Nguyên lý hoạt động của mạch điện như sau:
Như đã biết trong nguồn cấp điện ba pha, điện áp tại các pha biến đổi không đồng bộ
mà lệch nhau. Gỉa sử trong nửa chu kỳ dương khi điện áp trên pha A đạt giá trị cực đại thì
phải sau đó một thời gian, tương ứng với góc pha bằng 60 0 thì điện áp B mới đạt giá trị lớn
nhất, rồi sau đó tới điện pha C.
Trong nửa chu kỳ âm, sự biến đổi cũng diễn ra tương tự, nhưng lúc này cực tính của
điện áp là âm so với điểm trung tính (điểm nối chung).
Do vậy trong cả chu kỳ, sẽ xuất hiện 6 đỉnh điện áp, mỗi đỉnh cách nhau một góc pha
bằng 600. Nhờ mạch điện chỉnh lưu trên hình 48 mà bóng Xqung luôn luôn được cấp điện từ
một cặp cuộn dây có điện áp cao hơn pha còn lại. Vì điện áp trên các pha tăng và giảm liên
tiếp nhau nên bóng Xquang sẽ được cấp điện lần lượt từ tổ hợp các cặp pha AB hoặc BC
hoặc CA.
Trong nửa chu kỳ dương tại thời khoảng điện áp trên pha A là lớn nhất rồi đến pha B,
còn điện áp trên pha C là nhỏ nhất, mạch điện chỉnh lưu hoạt động như sau.
Từ pha A đi qua đi-ốt D1, qua bóng Xquang, đi-ốt D4 về pha B.
Hình 2.48
a. Sơ đồ mạch điện b. Đồ thị của mạch điện đã được chỉnh lưu

Tiếp đến thời khoảng khi điện áp trên pha A giảm, thì điện áp trên pha B là cực đại rồi
đến pha C, còn điện áp trên A là nhỏ nhất. Lúc này dòng điện từ B qua D3 đến bong X
quang, D6 rồi về pha C.
Sau đó đến thời khoảng pha C và A hoạt động, còn pha B nghỉ. Dòng điện từ C qua
D5, qua bong D2 trở về A.
Trong nửa chu kỳ âm, quá trình diễn ra tương tự, nhưng lúc này cực tính giữa pha đã
đảo. Do vậy:
- Khi A và B hoạt động thì dòng điện qua D3, bong Xquang, D2 tới A.
- Khi B và C hoạt động thì dòng điện qua D5, bong Xquang, D4 tới B.
- Khi C và A hoạt động thì dòng điện qua D1, bong Xquang, D6 tới C.
Tổng hợp các hoạt động của mạch chỉnh lưu tương ứng với các cặp pha trong cả chu
kỳ, ta có thể đi tới kết luận sau: Mạch chỉnh lưu bap ha cả sóng có thể xem như là tổ hợp của
ba mạch chỉnh lưu cầu cả song đó là:
+ Pha AB với cầu D1 D1 D3 D4
+Pha BC với cầu D3 D4 D5 D6
+ Pha CA với cầu D5 D6 D1 D2
Trong thực tế, mạch chỉnh lưu bap ha phức tạp hơn. Trên hình 2.49 là một mạch ứng
dụng máy CGR TRIPLUNIX 1000. Trong đó các cuộn dây pha thứ cấp được chia làm hai
nửa A1, A2 thuộc pha A1-B1, B2 thuộc pha B và C1, C@ thuộc pha C. Điểm giữa của chúng
được nối đất thông qua đi-ốt. Như vậy sẽ giảm nhu cầu về cách điện và khả năng chịu điện
áp cao thế nói chung của khối cao thế đi một nửa. Trong mạch sử dụng tới 12 đi-ốt.

Hình 2.49. Mạch chỉnh lưu ba pha thực tế


b. Đặc trưng cơ bản
Dựa trên sự phân tích nguyên lý hoạt động ta thấy : trong một chu kỳ điện áp xoay
chiều ba pha, có 6 nửa sóng điện áp chỉnh lưu đặt vào bóng Xquang hơn nữa những nửa sóng
này không kế tiếp nhau như trong kiều chỉnh lưu một pha cả sóng mà đặt chồng một phần lên
nhau. Đây là một điểm khác cơ bản giữa hai kiểu chỉnh lưu.
Do vậy, điện áp tại a-nốt bong Xquang không lúc nào sụt xuống giá trị OV như trong
kiểu chỉnh lưu một pha mà chỉ biến đổi từ cực đại xuống một trị số nhất định nào đó. Trị
∆kV này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như : cấu tạo biến thế sự thăng bằng khoảng 20%
trị số đỉnh.
Bằng một số biện phấp đặc biệt, người ta có thể giảm kV gợn sóng này xuống thấp
hơn nữa. Phổ biến trong các biện pháp này là :
- Dùng tụ lọc cao thế mắc song song với bóng Xquang.
- Bổ sung thêm 3 cuộn dây cáp nữa, như vậy phía thứ cấp sẽ có 6 cuộn dây độc lập với
nhau, trong đó 3 cuộn dây đấu thành hình sao, 3 cuộn còn lại đấu thành hình tam giác. Trong
mạch sử dụng 12 đi-ốt chỉnh lưu, nhờ cách bố trí này, trong một chu kỳ điện áp sẽ có 12 nửa
bóng đặt vào bóng Xquang nên gợn sóng. Điện áp chỉnh lưu cao thế trong kiểu mạch này
giảm xuống chỉ còn.
Hiển nhiên khi điện áp chỉnh lưu cao thế bằng phẳng hơn sự khác biệt giữa dòng đỉnh
Ip và dòng trung bình Itb trong kiểu chỉnh lưu này thấp hơn trong kiểu chỉnh lưu một pha cả
sóng rất nhiều.
c. Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng
* Ưu điểm :
+ So với kiểu chỉnh lưu một pha cả sóng, trong kiểu chỉnh lưu 3 pha, dòng tải phân
phối đều trong cả ba pha, sự chênh lệch giữa I p và Itb ít hơn do vậy có thể tăng dòng của bóng
Xquang tới cỡ 1000mA khiến cho phát xạ tia X tăng lên rất nhiều.
+ Với cùng một vị trí số mAs ta có thể rút ngắn thời gian chụp, do vậy có thể nâng cao
chất lượng ảnh khi chụp những cơ quan vận động như tim phổi nhờ giảm nhòe ảnh hưởng do
di động, mặt khác do công suất phát xạ cao nên có thể kéo dài khoảng cách giữa tiêu điểm
phát xạ (bóng Xquang) và phim (FF) nên có thể giảm độ méo hình học nghĩa là ảnh chụp có
kích thước thật.
+ Do có thể duy trì điện áp chỉnh lưu cao thế gần như không đổi trong suốt quá trình
chụp, kết hợp với việc sử dụng những mạch thời gian điện tử thích hợp, có thể giảm thời gian
chụp xuống tới mức tối thiểu cỡ 0,1 ms.
* Nhược điểm :
+ Cấu tạo của khối cao thế bao gồm biến thế, chỉnh lưu và các phụ kiện khác như công
tắc, đầu nối mạch bảo vệ… đều phức tạp.
+ Khối tích và trọng lượng lớn.
+ Chi phí cao.
* Phạm vi ứng dụng :
Do có những nhược điểm trên, kiểu chỉnh lưu 3 pha được ứng dụng chủ yếu trong các
thiết bị Xquang cỡ lớn, lắp đặt cố định trong các buồng xét nghiệm Xquang hiện đại, tinh vi
kết hợp sử dụng nhiều thiết bị chuyên dụng khác như đèn tăng sáng, hệ thống truyền hình,
máy thay phim tự động.
3. Khối cao thế cao tần
3.1. Khái niệm cơ bản
Như đã đề cập, các khối cao thế trong các máy Xquang truyền thống mà ở đó nguồn
điện cung cấp cho khối chỉnh lưu cao thế được lấy trực tiếp từ lưới điện nghĩa là nguồn điện
có tần số 50hz hoặc 60hz, đều có chung một nhược điểm cơ bản sau :
+ Độ ”gợn sóng ’’ của điện áp chỉnh lưu cao thế khi phát tia khá lớn tới hàng chục kV,
sự chênh lệch này khiến cho phổ tia X phân bố trong giải khá rộng dẫn tới ảnh không thật sắc
như mong muốn. Trong một số máy, các nhà sản xuất đã sử dụng điện để giảm độ gợn sóng
này tuy nhiên cũng chỉ cải thiện được phần nào chất lượng ảnh chủ yếu đối với những máy
công suất nhỏ do có những khó khăn trong công nghệ chế tạo vật liệu.
+ Cấu trúc cồng kềnh, nặng nề trọng lượng lên tới hàng trăm ki lô gam, những khối
cao thế có công suất lớn chỉ có thể lắp đặt cố định và chiếm nhiều diện tích còn trong máy di
động chỉ có thể lắp đặt loại nhỏ công suất phát xạ thấp (dòng tối đa cỡ 100mA).
3.2. Nguyên lý cấu tạo
Mạch chỉnh lưu cầu với phụ tải RC. Dạng sóng điện áp ra, để khắc phục hai nhược
điểm cơ bản trên đây nhà sản xuất đã ứng dụng kết hợp giữa nguồn điện xoay chiều có tần số
cao với tụ lọc gợn sóng C và đã sản xuất loại máy Xquang thế hệ mới đó là máy Xquang cao
tần, dưới đây sẽ nghiên cứu chi tiết những đặc điểm của khối cao thế thuộc loại máy này.
Việc sử dụng tụ điện để lọc thành phần gợn sóng không phải là vấn đề mới. Tất cả các
bộ phận đổi từ nguồn xoay chiều (AC) sang nguồn một chiều (DC) đều sử dụng phương
pháp này.

Hình 2.50

Hình 2.50 là một bộ nguồn DC, nguồn điện áp AC cấp cho biến thế hạ áp, điện áp 18
V từ lối ra biến thế, cấp cho mạch chỉnh lưu cầu (một pha cả sóng) điện áp chỉnh lưu cấp cho
tải Rl, một tụ điện C nối song song với tải. Đây là một bọ phận nguồn DC rất đơn giản và
điển hình, ta thấy từ hình vẽ nhờ sự nạp và bóng điện cho điện áp trên tải R bớt gợn sóng rất
nhiều.
Mối quan hệ giữa điện áp một chiều Vdc trên tải ® với dòng điện tải I dc, trị số điện
áp hiệu dụng Vhd và tần số (f) của nguồn AC, trị số điện dụng tụ lọc C như sau :

Vdc = 1,4Vhd – Idc/2fC

Trong biểu thức trên 1,4 Vhd là giá trị cực đại của điện áp nguồn AC (Idc/2fc) là
chênh lệch giữa điện áp DC với điện áp đỉnh nguồn DC. Độ gợn sóng này tỷ lệ thuận với
dòng tải Idc và tỷ lệ nghịch với tần số f cũng như điện dung C có nghĩa là khi dòng tải tăng
thì phải tăng C hoặc f hoặc cả hai để giảm độ gợn sóng của điện áp DC.
Ở các bộ đổi điện AC-DC thong dụng vì tần số lưới điện rất thấp (50 Hz) nên tụ C
phải có trị số rất lớn cỡ từ hàng ngàn tới hàng chục ngàn thậm chí hàng trăm ngàn µ F (1 µ F
= 10-6 F) tương ứng với dòng tải khoảng từ 1000mA đến 10A, những tụ điện có trị số cao
như vậy thường là tụ hóa học (dung môi bằng hóa chất) với điện áp làm việc khá thấp cỡ vài
trăm vôn. Muốn tăng trị số điện áp chịu đựng của tụ điện thì phải dung các loại tụ giấy hoặc
tụ dầu chúng lại cho chỉ số điện dung quá thấp không đủ để giảm gợn sóng xuống tới mức
cần thiết.
* Kết luận:
Để làm giảm độ gợn sóng trong các mạch chỉnh lưu cao thế bằng cách dung tụ lọc có
trị số nhỏ chỉ có cách duy nhất là tăng thật cao tần số nguồn AC. Giả sử tăng tần số nguồn
AC từ 50 Hz đến 30000 Hz (30 KHz), nghĩa là tăng 600 lần thì tụ lọc có trị số 0,1 – 1,0 µ F
cũng yêu cầu giảm đi nhiều độ gợn sóng.
Khi tăng tần số vật liệu chế tạo biến thế cao thế cũng thay đổi. Thay vì sử dụng thép
silic rất nhiều nên dã giảm đáng kể trọng lượng của nó khiến cho trọng lượng của cả khối cao
thế cũng giảm rất nhiều. Mặt khác số vòng dây của biến thế cũng giảm do trở kháng của
vòng dây tăng theo tần số ( Z1 = 2 dẫn tới giảm kích thước các cuộn dây sơ và thứ cấp
cũng như kích thước biến thế (Có nghĩa là giảm kích thước chung của khối cao thế).
Tóm lại nhờ sử dụng nguồn điện cao tần nên đã giảm đáng kể độ gợn sóng điện áp cao
thế (Có nghĩa là giảm độ tản mát của tia X, tăng chất lượng ảnh Xquang) cũng như kích
thước và trọng lượng của khối cao thế.
Khối cao thế cao tần mới được áp dụng vào thiết bị Xquang từ một vài thập kỷ gần
đây.Khi mới xuất hiện, những khối này hoạt động với tần số khoảng vài KHz.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày nguyên lý chung về cấu tạo bong Xquang.
2. Trình bày cấu tạo và hoạt động của bong Crooker.
Cấu tạo:
+ Âm cực
+ Đối âm cực
Hoạt động
3. Trình bày cấu tạo và hoạt động của các loại bong Coolige khác:
Bóng có đối âm cực rỗng
Bóng có hai tiêu điểm
Bóng có đối âm cực quay.
4. Trình bày chức năng, cấu tạo và vấn đề cách điện trong khối cao thế.
5. Trình bày sự chỉnh lưu cao thế một pha nửa sóng.
6. Trình bày sự chỉnh lưu cao thế một pha cả sóng.
Nguyên lý hoạt động của đi-ốt chỉnh lưu.
Những đặc trưng cơ bản của chỉnh lưu một pha cả song
Những ưu nhược điểm cơ bản của chỉnh lưu một pha cả song
Những phạm vi ứng dụng của chỉnh lưu một pha cả song.
7. Chỉnh lưu cao thế ba pha.
Nguyên lý hoạt động
Những đặc trưng cơ bản
Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng.
8. Trình bày nguyên lý cấu tạo của khối cao tàn.
9. Chọn ý đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau:
A. Bóng Xquang khi kém không có bộ phận :
B. Đối âm cực
C. Âm cực
D. Dương cực
E. Sợi đốt nóng âm cực
F. Điện trường
10. Khẳng định đúng sau vào các câu sau:
Chỉnh lưu nửa song là hình thức tự chỉnh lưu.
Chỉnh lưu một pha nửa song công suất lớn.
Chỉnh lưu một pha cả song công suất nhỏ hơn chỉnh lưu một pha nửa song.
Chỉnh lưu một pha cả song I thuận tới 1000mA.
Hiệu suất sử dụng bong có chỉnh lưu cả song cao hơn chỉnh lưu nửa sóng.

Bài 6

SƠ ĐỒ KHỐI MÁY XQUANG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được sơ đồ khối chung nhất của máy Xquang nửa sóng và cả sóng.
2. Trình bày được sơ đồ khối cụ thể của một loại máy Xquang hiện đại hiện nay đang được
sử dụng ở Việt Nam.

NỘI DUNG
I. Sơ đồ khối chung nhất của máy Xquang
1. Máy nửa sóng
Người ta dùng loại bóng Coolige có bộ phận làm nguội đối âm cực. Vì dương cựu lúc
nào cũng nguội nên dòng điện chỉ qua được một chiều, nếu dòng điện chỉ qua được một
chiều thì bị bóng chặn lại. Người ta nói rằng bóng này nó “ tự làm supap” cho nó. Vì chỉ sử
dụng có một nửa chu kỳ dòng điện, nên công suất máy này tương đối thấp: Thường 80kV và
25 – 50 mA.
Sơ đồ dưới ( Hình 2.51 ) Ta thấy có hai biến thế cung cấp dòng điện cho bóng.
Một máy giảm thế T2 cho một dòng điện 10 V và 5A để đốt nóng sợi âm cực. Cường
độ dòng điện này điều chỉnh bằng các biến trở R.
Một máy biến thế cao thế T1 cung cấp dòng điện cao thế cho bóng.
Cả ba bộ phận, bóng và hai máy biến thế, đều đặt cả vào trong một cái hộp chứa dầu.
Như vậy tất cả các bộ phận cao thế đều nằm trong hộp dầu nên tránh được nguy hiểm cho
người dùng
Điểm giữa của mạch thứ (dòng cao thế) nối liền với đất, và một miliampe kế đặt ở
điểm đó. Vì vậy tuy miliampe đặt trên dòng cao thế, nó nằm trên tủ điều khiển ta vẫn sờ vào
được mà không nguy hiểm gì.
Một vôn kế theo mạch rẽ trên dòng sơ cấp: trên thực tế nó đo điện thế của dòng sơ,
nhưng trên vôn kế thì ghi bằng kV vì con số đã nhân với tỉ số biến đổi.
Vì lý do kỹ thuật người ta không điều chỉnh dòng cao thế bằng cái biến trở như trên
dòng điện đốt nóng âm cực, mà người ta dung một máy biến thế tự động AT. Các vòng của
mạch ở máy biến thế nối liền với một tụ.
Mỗi tụ tương ứng với một điện thế và tùy tay quay vặn qua thì điện thế lên dần từ 40 –
50 – 60 – 70 đến 80 kV. Tất cả các bộ phận nằm ngoài hộp dầu đều tập trung ở tủ điều khiển.
Máy này rất đơn giản và nhẹ. Có loại mang đi được để chụp di động.

Hình 2.51. Sơ đồ máy Xquang nửa sóng


2. Máy cả sóng
Máy này dùng được cả hai pha của dòng điện nhờ một hệ thống chỉnh lưu ( bóng
điện tử hoặc đi-ốt). Có thể chỉnh lưu một pha hoặc ba pha tùy theo loại máy. Toàn bộ sự điều
khiển của máy được đặt trong một tủ điều khiển.
Có hai bộ phận điều khiển chủ yếu nhất đó là:
- Điều khiển về thế hiệu
- Điều khiển về cường độ.
a. Bộ phận điều khiển thế hiệu
Đây là một tay quay trên số tụ. Vì lý do kỹ thuật điện nó không đặt trên mạch sơ cấp
của biến thế cao thế, mà lại đặt trên mạch của biến thế đặt giữa máy biến thế cao thế và
nguồn điện lưới mà người ta gọi là biến thế tự động hay biến thế tự điều chỉnh.
Máy biến thế hiệu chỉnh là một máy giảm thế mà mạch sơ cấp chia ra từng khúc ở tủ
điều khiển có bao nhiêu tụ thì dây sơ cấp có bấy nhiêu khúc.
Ví dụ cả mạch sơ cấp có 100 vòng xoắn và mạch thứ cấp chỉ có 20 vòng và có tất cả 5
tụ tương ứng với 5 khúc 20 vòng.
Nếu tay quay ở tụ 1, thì dòng điện lúc nào cũng vào ở a và ra ở b, sẽ chạy tất cả 100
vòng sơ và tỷ lệ biến đổi sẽ là 20/100 = 1/5.
Vậy nếu điện nhà máy là 100V thì ở mạch thứ của máy điện biến thế AT ta có một
dòng điện 20 V x 1000 = 20000 V.

Hình 2.52. Máy cả song 4 kenotron với các bộ phận điều khiển và giám sát
Nếu tay quay ở tụ 2, thì dòng điện chỉ qua có 80 vòng ở mạch sơ, và tỷ số biến đổi ở máy
biến thế AT là 20 / 80 = 1/4. Như vậy ở mạch thứ của HT dòng điện sẽ là 25 V: và ở mạch sơ
của HT cũng có dòng điện 25V. Ở mạch thứ cấp của HT dòng điện sẽ là 25 x 1000 =
25000V.
Nếu tay quay ở tụ 5 thì dòng điện chỉ qua có 20 vòng ở mạch sơ, tỉ số biến đổi sẽ là 20
/ 20 = 1. Như vậy ở mạch thứ của AT và ở mạch sơ của HT đều có dòng điện 100V. Vậy
mạch thứ của HT sẽ có dòng điện 100V x 1000V = 1000000 V = 100kV.
b. Bộ phận điều khiển cường độ của dòng cao thế
Đây là một cái biến trở điều chỉnh. Nó gồm những vòng dây kim loại có điện trở xuất
như crôm hay nickel.
Vặn tay quay ở R, người ta sẽ them hoặc bớt cường độ mạch sơ cấp, nghĩa là cả mạch
thứ cấp của máy giảm thế BT dung để đốt nóng sợi âm cực. Như thế sẽ thay đổi nhiệt độ của
sợi âm cực.
Nếu sợi âm cực nóng nhiều thì sẽ cho nhiều tia âm cực, đồng thời dòng cao thế cũng
qua được nhiều hơn. Do đó lúc ta tăng cường độ dòng điện qua sợi âm cực thì đồng thời ta
cũng tăng cường độ dòng cao thế.
c. Bộ phận giám sát dòng điện cao thế
Cũng có hai bộ phận:
- Một kilôvôn - kế để xem điện thế.
- Một miliampe - kế để xem cường độ
Kilôvôn - kế sự thực chỉ là một vôn kế thường mắc vào mạch sơ cấp của biến thế cao
thế. Vì đã nhân với hệ số biến thế nên số đo ghi bằng kV và biểu diễn cho số kV ở dòng thứ
như đã nói ở trên. Nó đặt theo mạch rẽ trên dòng điện.
Miliampe kế mắc vào điểm giữa cuộn dây thứ cấp và điểm giữa này lại nối liền với
đất, vì vậy điện thế ở đó bằng 0. Nhờ vậy tuy miliampe kế mắc trong dòng cao thế nhưng vẫn
có thể đặt trên tủ điều khiển được, nghĩa là có thể sờ tay vào được khi máy chạy.
Các ngắt điện: cái khóa I đóng cho dòng cao thế vào mạch sơ cấp của máy biến thế,
điều khiển dòng đốt nóng sợi âm cực của bong hay dòng đốt nóng sợi âm cực kenotron, thì
người ta chỉ vặn nơi sơ cấp, chứ tuyệt đối không động tới mạch thứ cấp để tránh nguy hiểm
về điện.
3. Sơ đồ khối máy Xquang cao tần UD150/FH-50 F-320mA SHIMADZU
Như trên đã biết: Toàn bộ hoạt động của máy Xquang được tập trung vào tủ điều khiển
do vậy nghiên cứu sơ đồ khối thực chất là nghiên cứu ở tủ điều khiển.
Những máy Xquang ngày nay rất gọn nhẹ, đặc biệt là tủ điều khiển những tính năng
tác dụng của nó rất nhiều. Sau đây là sơ đồ khối của tủ điều khiển của mấy Xquang cao tần
UD150/ F-320mA SHIMADZU.
3.1. Khối nguồn
Nhận điện 3 pha hay 1 pha từ lưới điện cung cấp và cung cấp các điện áp sau:
DC 560 V cấp cho phần công suất của khối điện tạo cao áp.
DC ± 15V, ± 24 V: cấp nguồn điện các linh kiện làm việc ở chế độ tương tự của mạch điện.
- DC + 5V: cấp nguồn cho các IC Logic kỹ thuật số.
- Điện áp AC 50V,AC 125V cấp cho mạch điều khiển Anôt quay (stater 4 UD).
- Điện áp AC 100V cấp cho bàn chiếu chụp, Diafram.
- Điện áp AC 135V cấp cho nguồn công suất khối đảo điện của mạch đốt tóc bóng phát
tia.
Ngoài ra khối còn cấp điện áp cho mạch thừa hành ( XDU – CONT 95 ) để làm tín
hiệu so sánh cho mạch bù nhằm hạn chế sự thay đổi của điện áp cung cấp.
Nếu tay quay ở tụ 2, thì dòng điện chỉ qua có 80 vòng ở mạch sơ, và tỷ số biến đổi ở
máy biến thế AT là 20/80 = 1/4 . Như vậy ở mạch thứ của TA, ta sẽ có một dòng điện 25 V;
và ở mạch sơ của HT cũng có dòng điện 25V. Ở mạch thứ của HT dòng điện sẽ là 25 x 1000
= 25000V.
Nếu tay quay ở tụ thì dòng điện chỉ qua có 20 vòng ở mạch sơ, tỉ số sẽ là 20 / 20
=1. Như vậy ở mạch thứ của AT và ở mạch sơ của HT đều có dòng điện 100 V. Vậy mạch
thứ của HT sẽ có dòng điện 100 V x 1000V = 10000 V= 100kV.
Gồm 4 Transistor công suất loại cực cửa cách ly IGBT ( Instulated Gate Bipolar
Transistor).
Trong mỗi nửa chu kỳ giao động chỉ có 2 IGBT chéo nhau làm việc. Các Đi ốt mắc
song song với các IGBT làm nhiệm vụ triệt tiêu điện áp cảm ứng dội trở lại của biến áp cao
thế, các đi ốt này được gắn trong các IGBT.
Nhằm đáp ứng được tần số cao ( 30 KHz ) khối công suất mạch đảo điện tạo cao áp
được nối tiếp với các biến áp cao thế bởi tụ điện và cuộn cảm mắc nối tiếp nhau ( mạch LC ).
3.2. Mạch lái IGBT
Nhận tín hiệu xung cao tần từ mạch thừa hành (XUD-CONT 95) và biến đổi thành
những tín hiệu điều khiển cho từ JGBT trong khối công suất đảo điện.
3.3. Thùng cao thế
Thùng cao thế được đổ dầu cách điện và được hút chân không bên trong có các bộ
phận sau:
Biến áp cao thế
+ Có lõi Ferit để làm việc tại tần số cao(30KHZ)
+ Biến áp cao thế được chia làm hai phần giống hệt nhau và được cách li độc lập. Hai
cuốn sơ cấp nối tiếp nhau và được nối ra ngoài ở T1 va T2 còn hai cuộn thứ cấp thì một
cuộn tạo áp cao dương và một cuộn tạo áp cao âm. Điểm chung của hai cuộn co điện áp là 0
được nối tiếp với mạch đo dòng bong phát tia xuống đất của máy. Điện cao thế sau khi
chỉnh lưu ,lọc được cấp cho bong phát tia nhờ áp cao thế. Điện áp cao thế được chích lại
nhằm đưa về mạch hồi tiếp nhờ dãy điện trở mắc nối tiếp nhau đó là các điện áp hồi tiếp cao
thế âm (KVFB) và hồi tiếp cao thế dương (KVFB +). Các điện áp hồi tiếp này được đưa vào
mạch điện điều khiển phát cao thế.
Trong thùng cao thế có các Rơ le làm nhiệm vụ chọn bóng phát tia.
Biến áp đốt tóc bóng phát tia được chia làm hai dành cho tóc lớn và tóc nhỏ.
3.4. Bàn điều khiển
Gồm các công tắc bật, tắt máy, các phím điều khiển, các thong số chụp, chiếu và các
LED 7 thanh, LED báo hiệu nhằm hiển thị trạng thái làm việc của thiết bị.
3.5. Mạch vi xử lý (µ COM 117)
Nhận các tín hiệu điều khiển từ bàn điều khiển.
Đưa các tín hiệu tương tự đến mạch thừa hành (XUD – CONT 95) nhằm điều khiển
các thông số chụp như (kV, Ma..) và nhận các tín hiệu thực tế trở lại để hiện thị trên bàn điều
khiển.
Đưa ra các tín hiệu điều khiển kiểu kỹ thuật số đến mạch thừa hành (XUD – CONT
95) như kỹ thuật chụp, chọn bong phát tia, chọn tiêu điểm chụp, tín hiệu sẵn sang, tín hiệu
phát tia…và nhận xử lý các tín hiệu lỗi rồi hiển thị trên bàn điều khiển.
3.6. Mạch điều khiển a-nốt quay (Carter-4UD)
Khi nhận tín hiệu từ mạch vi xử lý, điện áp AC125V được cấp cho Roto để khởi động,
sau khoảng 0,8 s chuyển sang điện áp AC 50 V để a-nốt quay với tốc độ bình thường
2700pV/phút. Tín hiệu điều khiển với a - nốt quay với tốc độ bình thường được đưa lại về
mạch vi xử lý.
3.7. Mạch đo
Được kết hợp với những mạch hồi tiếp nhằm đo các thông số chụp, chiếu thực tế như
kV, mA, thời gian phát tia.
Nhận lệnh từ mạch vi xử lý nhằm thực hiện chức năng chụp hay chiếu.
Chuyển đổi các tín hiệu điều khiển kV kiểu tương tự thành các xung cao tần để đưa
đến mạch lái IGBT.
Nhận các tín hiệu đo thực tế từ mạch đo để so sánh và điều chỉnh kV.
3.8. Mạch điều khiển kV
3.9. Mạch điều khiển dòng bóng phát tia
Nhận lệnh và tín hiệu điều khiển từ mạch vi xử lý và chuyển thành các tín hiệu điều
khiển sang mạch đốt tóc đèn.
3.10. Mạch đốt tóc đèn
Mạch đốt tóc đèn được áp dungjkyx thuật đảo điện tần số cao (15 KHz). Ban đầu để
khởi động dòng đốt tóc được nâng lên khoảng 4,5 A, khi nhiệt độ đạt đến mức cho phép,
dòng đốt tóc được chuyển sang giá trị tương ứng với dòng phụ đặt trước.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày sơ đồ khối chung nhất của máy Xquang:
Nửa sóng.
Cả sóng.
+ Bộ phận điều khiển thế hiệu.
+ Bộ phận giám sát dòng cao thế.
2. Sơ đồ khối của máy Xquang cao tần UD150/FH – 50 F- 320mA SHIMADZU
Khối nguồn
Khối công suất mạch đảo điện tạo cao áp
Mạch lái IGBT
Thùng cao thế
Bàn điêu khiển
Mạch vi xử lý (µ COM 117)
Mạch điều khiển a-nốt quay (Carter – 4UD)
Mạch đo
Mạch điều khiển kV
Mạch điều khiển dòng bóng phát tia
Mạch đốt tóc đèn

Bài 7
VẬN HÀNH MÁY XQUANG

MỤC TIÊU
1. Trình bày quy trình chung vận hành máy Xquang
2. Trình bày quy trình vận hành máy Xquang MODEL: UD 150/FH – 50 F
NỘI DUNG
I. Quy trình chung vận hành máy Xquang
Quy trình chung vận hành máy Xquang thứ tự theo các bước sau:
Bật, tắt máy
Chuẩn bị chiếu và chiếu Xquang
+ Chọn chế độ chiếu
+ Đặt kV, mAs chiếu
+ Thực hiện thao tác chiếu
Các thao tác chiếu phải nhanh, chính xác làm sao phải phát hiện bệnh với liều chiếu là
nhỏ nhất.
* Chụp Xquang
+ Đặt cassette vào Ekran
+ Chỉnh độ mở Dìafam có độ mở thích hợp
+ Chọn chế độ chụp chiếu
+ Chọn thong số chụp
+ Phát tia
+ Đưa tất cả các chế độ chụp về vị trí nghỉ
1. Quy trình vận hành máy Xquang
1.1. Bật tắt máy
Bật aptômat tổng lên vị trí ON.
Bật aptômat nguồn trên mặt bàn điều khiển lên vị trí ON.
Sau khoảng 30 giây, đèn cho phép làm việc màu xanh sẽ sang lên, máy sẵn sang làm
việc.
Khi làm việc xong bật aptômat nguồn trên mặt bàn điều khiển sang vị trí OFF.
Tắt aptômat tổng sang vị trí OFF.
1.2. Chiếu Xquang
Chọn chế độ chiếu
Ấn phím cho phép thực hiện chế độ chiếu
Đặt kV chiếu: kV chiếu có thể thay đổi trong khoảng 50kV – 115kV.
Tháo cassetee ra khỏi Fkran
Bấm công tắc chiếu
Trong khi chiếu có thể dùng nút đóng mở Diafam để điều chỉnh Diafam theo ý muốn.
1.3. Chụp Xquang
Đặt casetee vào Ekran
Chỉnh chế độ mở của Diafam sao cho phù hợp với sasetee
* Chọn chế độ chụp
+ Chụp thông thường
+ Chụp Xquang với sàng lọc tia đặt trong Ekran
+ Chụp Xquang với sàng lọc tia gắn trong bàn chụp
+ Chụp Tomo
+ Chiếu chọn hình để chụp
+ Chọn các thong số chụp thích hợp cho từng bộ phận như: kV, mA, giây.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày quy trình chung vận hành máy Xquang.
2. Quy trình vận hành máy Xquang MODEL UD 150/FH – 50F.
Quy trình bật máy
Quy trình chiếu Xquang
Quy trình chụp Xquang
PHẦN III

QUẢN LÝ KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH


ẢNH

Bài 1

QUY CHẾ BỆNH VIỆN ĐỐI VỚI KHOA CHẨN ĐOÁN


HÌNH ẢNH

MỤC TIÊU
1. Trình bày được chức trách truongr khoa chẩn đoán hình ảnh.
2. Trình bày được chức trách KTV trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh
3. Trình bày được chức trách BS khoa chẩn đoán hình ảnh
4. Trình bày được chức trách KTV chẩn đoán hình ảnh.

I. NỘI DUNG
* Đại cương
Để làm tốt công tác khám và chữa bệnh mỗi cán bộ y tế phải nắm chắc được nhiệm vụ
của mình trong khoa và trong bệnh viện. Quy chế bệnh viện đã quy định cụ thể trách nhiệm
và quyền hạn của từng người.
1. Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh
Trưởng khoa chấn đoán hình ảnh chịu sự lãnh đạo của giám đốc bện viện, có trách
nhiệm giúp giám đốc tổ chức thực hiện các hoạt động của khoa chẩn đoán hình ảnh và các
nhiệm vụ được giao.
1.1. Nhiệm vụ
Căn cứ vào kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa chẩn đoán
hình ảnh để trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiện tốt các quy định về y đức và
làm theo lời dạy của Bác Hồ “ Lương y phải như từ mẫu:”
Tổ chức các hoạt động của khoa theo quy chế công tác khoa chẩn đoán hình ảnh, chỉ
đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt các nhiệm vụ của khoa và quy chế bệnh viện.
Tổ chức sắp xếp các buồng máy liên hoàn hợp lý đáp ứng yêu cầu khám chuyên khoa.
Kiểm tra sát sao việc thực hiện kỹ thuật chiếu, chụp Xquang, siêu âm và duyệt kết quả
chẩn đoán của các bác sĩ trong khoa, đảm bảo kết quả chính xác, đúng thời gian.
Đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng bảo quản thiết bị, thực hiện các chế độ bảo hộ lao
động, pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ, kiểm tra liều kế của từng người trong khoa theo
quy định.
Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học sinh, sinh viên thực tập tại khoa và các lớp học do
giám đốc phân công.
Làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; sơ kết tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chuyên
môn và quản lý.
Hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu và chỉ đạo tuyến dưới.
Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy chế bệnh viện, quy chế kỹ thuật bệnh viện, quy chế
quản lý và sử dụng vật tư, các thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và thực hiện vệ sinh và
bảo hộ lao động.
Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác báo cáo giám đốc; những diễn biến bất thường đột
xuất phải báo ngay.
1.2. Quyền hạn
Chủ trì giao ban hang ngày và dự giao ban bệnh viện.
Chủ trì các buổi hội chẩn, các buổi kiểm thảo tử vong ở khoa hoặc liên quan.
Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc.
Chỉ định các phương pháp chẩn đoán, điều trị, sử dụng thuốc, chăm sóc người bệnh
toàn diện, xử lý các trường hợp bất thường cho các người bệnh trong khoa.
Ký các giấy tờ cho bệnh nhân vào viện, chuyển khoa, ra viện,chứng nhận tình trạng
tình trạng tình trạng sức khỏe (chưa đến mức phải giám định) cho người bệnh, duyệt bệnh
nhân ra viện.
Ký các kết quả cần chỉnh đoán hình ảnh.
Nhận xét các thành viên trong khoa,kể cả học viên thực tập về tinh thần, trách nhiệm,
thái độ phục vụ, khả năng chuyên môn,báo cáo giám đốc bệnh viện xét đề bạt, đào tạo, nâng
lương, khen thưởng, kỷ luật.
2. Chức trách kỹ thuật viên trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và trưởng phòng Y tá (Điều dưỡng), Kỹ thuật viên
trưởng khoa có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
2.1. Nhiệm vụ
Tổ chức thực hiện các kỹ thuật chuyên môn, kiểm tra đôn đốc kỹ thuật viên và y công
trong khoa thực hiện đúng quy chế bệnh viện và quy chế kỹ thuật bệnh viện.
Quản lý công tác hành chính, quản lý sổ sách, thống kê báo cáo, lập kế hoạch công tác
dựa vào kế hoạch được giao ban. Phân công công việc cho kỹ thuật viên, y công. Chấm công
hằng ngày, tổng hợp ngày công hàng tháng để trình trưởng khoa ký duyệt.
Tham gia thường trực và trực trong khoa.
Tiếp nhận và giải quyết những đề nghị của người bệnh, gia đình người bệnh trong
trường hợp vượt quá khả năng, quyền hạn phải báo cáo trưởng khoa giải quyết.
Tham gia đào tạo kỹ thuật viên, y công trong khoa và học viên đến học tập theo sự
phân công của trưởng khoa.
Lập dự trù y cụ, vật tư tiêu hao sử dụng cho khoa. Thường xuyên kiểm tra việc sử
dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản vật tư theo quy định, viết phiếu sữa chữa dụng cụ hỏng.
Kiểm tra đôn đốc vệ sinh sạch đẹp khoa, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện phòng chống xạ cho nhân viên và bệnh nhân.
Tham gia nghiên cứu khoa học theo sự phân công của trưởng khoa.
2.2. Quyền hạn
Phân công việc cho kỹ thuật viên và y công trong khoa
Phân công cán bộ thường trực trình trưởng khoa và lãnh đạo duyệt.
3. Chức trách BS khoa chẩn đoán hình ảnh
Bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về những công
việc được phân công và có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
3.1. Nhiệm vụ
Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công
tác khoa chẩn đoán hình ảnh và quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công việc được phân công
Tiếp đón người bệnh đến khám theo quy chế công tác khoa khám bệnh
Những trường hợp bệnh khó chẩn đoán, không rõ rang kỹ thuật thực hiện phức tạp
phải báo cáo ngay với trưởng khoa và xin ý kiến giải quyết.
Hướng dẫn các kỹ thuật viên trong khoa giúp người bệnh thực hiện đúng quy định kỹ
thuật bệnh viện về chẩn đoán bằng hình ảnh.
3.2. Quyền hạn
Đọc kết quả chẩn đoán, ký phiếu trả kết quả trong phạm vi được phân công
4. Chức trách đối với kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và kỹ thuật viên trưởng khoa, kỹ thuật viên chẩn
đoán hình ảnh có nhiệm vụ sau:
Điều khiển máy chiếu chụp, rửa phim Xquang theo sự phân công của trưởng khoa.
Đối chiếu giấy yêu cầu chẩn đoán của bác sĩ điều trị với người bệnh để thực hiện đúng
yêu cầu và đảm bảo kỹ thuật.
Trên phim phải ghi rõ tên, tuổi, ngày, tháng, năm thực hiên kỹ thuật, ký hiệu, vị trí
chính xác phải, trái của cơ thể người bệnh.
* Thực hiện:
+ Chế độ bảo dưỡng máy thường xuyên và định kỳ theo quy định.
+ Khi có sự cố phải ngừng máy không được tự động sửa chữa, phải báo cáo ngay cho
kỹ thuật viên trưởng khoa và trưởng khoa.
+ Khi vận hành máy phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ theo pháp lệnh an toàn
và kiểm soát bức xạ.
+ Không được bỏ vị trí làm việc khi máy đang hoạt động.
+ Thực hiện các quy định hiện hành về thời gian làm việc, bồi dưỡng và nghỉ ngơi.
Phải ghi kết quả chiếu chụp vào sổ lưu trữ và chuyển kết quả đến các khoa lâm sang.
Gặp trường hợp chụp chưa đạt yêu cầu hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay trưởng khoa hoặc
kỹ thuật viên trưởng khoa giải quyết.
Lĩnh và bảo quản các dụng cụ hóa chất theo phân công.
Học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tham gia nghiên cứu khoa học.
Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự phân công của trưởng khoa và kỹ
thuật viên trưởng khoa.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày chức trách BS trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh.
2. Trình bày chức trách KTV trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh
3. Trình bày chức trách BS khoa chẩn đoán hình ảnh
4. Trình bày chức trách KTV khoa chẩn đoán hình ảnh
5. Chọn ý đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau:
Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh không có nhiệm vụ:
A. Thực hiện chế độ bảo dưỡng máy thường xuyên theo định kỳ.
B. Điều khiển máy chụp, rửa phim theo sự phân công của trưởng khoa.
C. Khi sửa chữa máy phải luôn có mặt cùng thợ sửa chữa.
D. Không được bỏ vị trí máy khi máy đang hoạt động.
E. Chẩn đoán bệnh và ghi kết quả chẩn đoán vào phiếu chụp phim.
6. Khẳng định đúng sai vào các câu sau:
Kỹ thuật viên trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh được quyền phân công trực cho khoa.
Kỹ thuật viên trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh chủ trì giao ban hang ngày và giao ban
bệnh viện.
Kỹ thuật viên trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh tham gia nghiên cứu khoa học theo sự
phân công của trưởng khoa.
Bác sĩ trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh có quyền bố trí nhân lực trong khoa cho phù
hợp với công việc.
Bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh có quyền ký các kết quả chẩn đoán hình ảnh.

Bài 2.
TỔ CHỨC CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

MỤC TIÊU
1. Trình bày được chức năng nhiệm vụ của khoa chẩn đoán hình ảnh.
2. Trình bày được phương hướng đầu tư trang thiết bị đối với khoa chẩn đoán hình ảnh.
3. Trình bày được các yêu cầu quản lý khoa chẩn đoán hình ảnh.

NỘI DUNG
* Đại cương
Khoa chẩn đoán hình ảnh là một đơn vị chuyên môn của bệnh viện nói chung.
( Bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa ).
Đặc điểm của khoa chẩn đoán hình ảnh là sử dụng các thiết bị đắt tiền, giá trị các máy
móc của khoa chẩn đoán hình ảnh chiếm một tỉ trọng khá lớn của bệnh viện. Hoạt động
chuyên môn của chẩn đoán hình ảnh góp phần rất quan trọng trong việc chẩn đoán, theo dõi
và điều trị bệnh nhân. Việc ứng dụng công nghệ điện tử tin học vào việc tạo ảnh có những
tiến bộ vượt bậc và thay đổi nhanh chóng do đó yêu cầu cập nhật thong tin thường xuyên của
khoa là một việc hết sức cần thiết. Từ những vấn đề trên đòi hỏi phải có một mô hình thống
nhất về tổ chức khoa chẩn đoán hình ảnh.
I. Tổ chức khoa học
1. Tên gọi
Khoa chẩn đoán hình ảnh.
Các tên gọi trước đây như khoa Điện quang, Xquang, siêu âm đều không nói nên đầy
đủ nội dung hoạt động của khoa nên tên gọi ngày nay là khoa Chẩn đoán hình ảnh mang ý
nghĩa bao hàm tất cả công việc chẩn đoán dựa vào việc tạo ảnh và chẩn đoán bệnh bằng hình
ảnh đã tạo được.
2. Chức năng nhiệm vụ
Phục vụ các yêu cầu về chẩn đoán hình ảnh cho các khoa lâm sang và phòng khám của
bệnh viện.
Chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật về chẩn đoán hình ảnh như Xquang, siêu âm… của các
bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến trước, các cơ sở chẩn đoán hình ảnh tư nhân và tập
thể trong địa bàn.
Tổ chức đào tạo đào tạo lại thường xuyên về chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh cho cán
bộ và nhân viên trong bệnh viện và cán bộ chuyên khoa tuyến trước.
Thực hiện các đề tài khoa học của khoa và bệnh viện.
Tư vấn về lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh cho cơ quan quản lý y tế các cấp.
3. Cơ sở
Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện đa khoa nên có các cơ sở về điện quang, siêu âm và
chụp cắt lớp vi tính. Số lượng và trình độ thiết bị phụ thuộc vào mức độ phát triển của các
khoa lâm sàng của các bệnh viện.
Nên có các phòng làm việc và máy như:
- Máy Xquang bao gồm Xquang chụp tổng quát, Xquang truyền hình và Xqquang
chuyên sâu. Tủ điều khiển nên đặt ngoài phòng máy và phải có kính chỉ để quan sát bệnh
nhân.
- Máy siêu âm tổng quát và siêu âm Doppler.
- Máy chụp cắt lớp vi tính.
- Phòng rửa phim.
- Phòng đọc phim và hội chẩn.
- Phòng tiếp đón bệnh nhân.
- Phòng trực đồng thời là phòng của KTV.
- Phòng giao ban kiêm giảng đường nhỏ
- Phòng trưởng khoa
- Phòng bác sĩ
4. Hướng đầu tư trang thiết bị
4.1. Máy Xquang
Hệ thống Xquang truyền hình có dòng cao áp cao tần.Máy này sử dụng chủ yếu cho
các khám xét tiêu hóa ,tim mạch ,tiết niệu,nhi khoa,sản phụ khoa.
Hệ thống chụp Xquang tổng quát với dòng điện cao tần chủ yếu cho khám xét hô hấp
xương khớp thần kinh và cấp cứu.
Máy Xquang di động dùng cho cấp cứu tại dường bệnh.
Máy Xquang chuyên dùng để chụp vú.
Ở những bệnh nhân có yêu cầu trình độ cao về tim mạch, nên có máy Xquang mạch
máu công suất nhỏ để chụp mạch máu và thực hiện các kỹ thuật chụp điện quang can thiệp.
4.2. Máy siêu âm
Máy siêu âm tổng quát
Máy siêu âm Doppler đen trắng hoặc màu.
4.3. Máy rửu phim
4.4. Máy chụp cắt lớp vi tính
Hiện nay các máy chụp cắt lớp vi tính còn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, trong
tương lai mỗi bệnh viện đa khoa tỉnh với dân số trên 1 triệu người, cần có một máy chụp cắt
lớp vi tính. Không nên mua máy cũ vì thiết bị bị lạc hậu không cho phép đạt ảnh chất lượng
cao, lượng nhiễm xạ trên bệnh nhân lớn, thời gian quét dài và đặc biệt là rất khó nâng cấp,
khó có phụ tùng thay thế.
Trong giai đoạn hiện nay nên dùng máy soắn ốc với thời gian quét 1 giây/ lớp cắt ở
bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh.
4.5. Trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh ở bệnh viện đa khoa tuyến huyện
Tùy theo sự phát triển của từng huyện, máy chụp Xquang cao tần với dòng qua bóng
từ 200 – 300 mA cùng với máy siêu âm tổng quát đen trắng có thể coi là một đơn vị chẩn
đoán hình ảnh cơ bản.
4.6. Vật tư chuyên dụng cho Xquang
Nên dùng tấm tăng quang siêu nhậy để giảm liều xạ cho bệnh nhân.
Cần có thiết bị in tên bệnh nhân lên phim.
Yếm chì và đặc biệt là cần có các tấm bảo vệ quang tuyến cho bệnh nhân khi chụp
Xquang.
Cần có dụng cụ đo và theo dõi liều xạ cho nhân viên làm Xquang.
II. Quản lý khoa chẩn đoán hình ảnh
1. Quản lý chuyên môn kỹ thuật và an toàn bức xạ
Chấp hành đầy đủ quy chế chuyên môn do bộ Y tế ban hành. Nhằm phục vụ tốt nhân
dân, cần quan tâm đến việc thường xuyên nâng cao chất lượng chuyên môn bao gồm: chất
lượng phim ảnh và chất lượng chẩn đoán.
Đáp ứng mọi yêu cầu chẩn đoán của các khoa lâm sang và phòng khám bệnh. Hợp tác
chặt chẽ giữa khoa chẩn đoán hình ảnh và các khoa lâm sang trong chỉ định khám xét, chuẩn
bị bệnh nhân trước để khám xét có hiệu quả, thực hiện các xét nghiệm đặc biệt và xử trí tai
biến nếu xảy ra.
Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh khi báo cáo kết quả siêu âm, Xquang phải kết hợp với tư
liệu lâm sàng
Luôn sẵn sàng về nhân lực, thiết bị thuốc men để phục vụ cấp cứu trong và ngoài giờ
làm việc.
Chấp hành các quy định về an toàn bức xạ do Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công nghệ và
Môi trường ban hành; áp dụng các kỹ thuật mới có tác dụng giảm liều tia xạ cho bệnh nhân.
2. Quản lý hành chính
Thực hiện đầy đủ các chế độ chức trách chuyên môn do bộ Y tế ban hành.
Trưởng khoa phải tổ chức việc kiểm tra thường xuyên và có biện pháp giải quyết
những việc thiếu sót.
Trưởng khoa phải căn cứ vào quá trình đào tạo và các chứng chỉ đào tạo của
các bác sĩ, KTV để giao nhiệm vụ thực hiện các giám sát siêu âm, Xquang cho bệnh nhân.
Áp dụng thủ thuật mới, kỹ thuật mới phải được phép của giám đốc bệnh viện qua hội đồng
cơ sở.
Khi làm thủ thuật có can thiệp hoặc tiêm thuốc đối quang cho bệnh nhân phải giải
thích rõ và được bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân) đồng ý bằng văn bản.
Chấp hành những quy định về y đức do bộ Y tế ban hành.
Tổ chức lưu trữ phim ảnh, tư liệu bệnh nhân có giá trị cho công tác đào tạo và nghiên
cứu.
3. Quản lý nhân lực và lao động
Về nhân lực có thể áp dụng 1 cán bộ đại học trên 1,5 y tá – KTV chưa kể y công.
Cần có 1 hoặc ½ biên chế là chuyên viên về điện tử y tế.
Nên phân công cán bộ đại học đi sâu vào 1 hoặc 2 chuyên khoa sâu như thần kinh, tiêu
hóa, hô hấp, tiết niệu, xương khớp…để nâng cao chất lượng công tác và thuận lợi cho công
tác đào tạo nghiên cứu.
Nếu có biên chế là thư ký thì nên là thư ký được đào tạo nghiệp vụ thư ký bệnh viện.
Định kỳ kiểm tra an toàn bức xạ, kiểm tra sức khỏe cho cán bộ nhân viên trong khoa
để đề xuất với các lãnh đạo những biện pháp bảo vệ bức xạ và ngăn ngùa bệnh ngề nghiệp.
4. Quản lý khoa học và đào tạo
Tổ chức đáo tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo trong hoặc ngoài nước để cán bộ nhân viên
của khoa cập nhật được kiến thức và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị mới.
Tổ chức các chương trình hợp tác về khoa học và đào tạo với các cơ sở y tế trong nước
và ngoài nước.
Thực hiện các đề tài khoa học của khoa, của bệnh viện và các chương trình nghiên cứu
của nghành.
Đề xuất và thực hiện chương trình đào tạo cập nhật cho tuyến trước.
Xây dựng sách giáo khoa.
Từng bước áp dụng tin học trong xử lý, lưu trữ và truyền ảnh qua mạng.
5. Quản lý kinh tế
- Quản lý máy móc và vật tư chuyên khoa
+ Thực hiện đúng nội quy sử dụng máy và ghi nhật kí máy cho tất cả máy móc trong
khoa.
+ Thực hiện chế độ bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị.
+ Tôn trọng điện áp và công suất dòng điện cho từng máy, tất cả các máy phải có dây
tiếp đất đúng tiêu chuẩn.
+ Đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm đúng tiêu chuẩn kĩ thuật.
+ Có biện pháp chống chuột và chống bụi tại các phòng đặt máy.
- Nên hạch toán giá thành các loại khám xét và tạo nguồn bệnh nhân để đạt tới khả
năng khấu hao vốn đầu tư máy (5 năm cho máy nhỏ, 8 năm cho máy lớn).
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày tổ chức khoa chẩn đoán hình ảnh
Tên gọi
Chức năng nhiệm vụ
Cơ sở
Hướng đầu tư trang thiết bị
2. Trình bày quản lý khoa chẩn đoán hình ảnh
Quản lý chuyên môn kỹ thuật và an toàn bức xạ
Quản lý hành chính
Quản lý nhân lực và lao động
Quản lý khoa học và đào tạo
Quản lý kinh tế
3. Chọn ý đúng nhất trả lời cho câu hỏi sau:
Những nhiệm vụ sau không thuộc về khoa chẩn đoán hình ảnh
A. Quản lý vật tư máy móc hình ảnh
B. Thực hiện chế độ bảo dưỡng máy móc trong khoa chẩn đoán hình ảnh
C. Thực hiện đúng nội quy sử dụng máy
D. Khi sử dụng máy phải tôn trọng điện áp và công dòng điện cho từng máy
E. Tự ý sửa chữa và thay đổi các thiết bị trong máy Xquang.

Bài 3

NGUYÊN TẮC AN TOÀN LAO ĐỘNG


VÀ CHỐNG PHÓNG XẠ

MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên tác an toàn về điện.
2. Trình bày được các nguyên tắc an toàn phóng xạ cho cán bộ Xquang và cho bệnh nhân.

NỘI DUNG
I. AN TOÀN VỀ ĐIỆN
1. An toàn cho thiết bị điện
Để thiết bị hoạt động tốt cần thiết phải đảm bảo được ba yếu tố:
- Thiết bị phải được an toàn khi sử dụng
- Thiết bị phải làm viêc chính xác có hiệu quả khi cần thiết.
- Người sử dụng phải hiểu một cách đầy đủ về thiết bị, tính năng tác dụng của thiết bị,
giới hạn cho phép sử dụng.
Vấn đề quan trọng nhất để đảm bảo cho thiết bị hoạt động tốt là việc cung cấp điện từ
nguồn vào thiết bị. Việc này rất đơn giản thường chúng ta hay xem nhẹ. Đường dây từ phích
cắm vào thiết bị khoảng 2m, không được cho qua nhà tắm hoặc bồn nước.
Bắt buộc phải có dây nối đất cho thiết bị, nghiêm cấm việc nối dây vào đất ống nước,
ống ga, dây điện thoại, dây đất của đường điện thắp sang.
Trước khi nối vào thiết bị phải kiểm tra các đầu vít nối, dây dẫn điện xem đã tiếp xúc chưa,
đã nối đúng theo màu sắc quy định chưa.
* Chú ý: Trường hợp thiết bị không có dây nối sẵn, khi thay dây nối cần chú ý tải của thiết
bị để chọn dây dẫn cho phù hợp.
- Phải chú ý điện áp danh định của thiết bị là bao nhiêu vôn, xoay chiều hay một chiều
( AC hay DC ). Đây là vấn đề hết sức quan trọng để thiết bị hoạt động an toàn.
- Phích cắm phải được nối đúng đầu dây đã quy định.
2. An toàn cho người sử dụng
Những người làm việc ở nơi có điện thế cao phải được khám sức khỏe.
Những người không có phận sự không được vào buồng Xquang.
Khi làm việc với điện thế cao không được sờ mó vào 2 đầu dây điện thế khác nhau.
Các máy hiện đại có bộ phận bảo vệ chống điện cao thế, bong Xquang cũng đặt trong
thùng dấu cách điện, dây dẫn điện cao thế cũng bọc trong nhiều lớp cách điện. Nhưng dù có
biện pháp ấy cũng phải hết sức cẩn thận trong khi sử dụng điện.
Chỗ yếu nhất là các đầu cáp cao thế cho nên cần phải bảo quản tốt để đảm bảo độ cách
điện. Không để gẫy rạn lớp cao su ngoài. Các đường công phải có đường kính tối thiểu trên
15 lần đường kính của dây.
II. AN TOÀN PHÓNG XẠ
1. An toàn về vật chất và trang thiết bị
Tia X là song điện từ giống như các tia α, β, γ, chúng có khả năng oxy hóa một số chất
và gây nên ảnh hưởng sinh vật học cho cơ thể vì vậy khi sử dụng tia X cần tôn trọng những
quy định về bảo vệ quang tuyến cho bệnh nhân, nhân viên và môi trường xung quanh. Tùy
theo liều chiếu xạ và độ nhậy cảm quang tuyến của một cấu trúc sinh học, các tồn tại sẽ ở các
mức độ khác nhau.
Cán bộ nhân viên làm ở buồng Xquang nếu không chú ý đến công tác bảo vệ an toàn
tia X thì dễ bị nhiễm. Đối với những người xung quanh, ở các buồng lân cận, tầng trên, tầng
dưới cũng bị ảnh hưởng. Theo quy định của một số nước thì liều Rơngen cho phép như sau:
* 1 lần 25 – 30 r.
+ Liều 100 r có thể gây ra nhức đầu khó ngủ.
+ Liều 300 – 600 r gây ra bệnh nhiễm xạ.
+ Liều trên 600 r nguy hiểm cho tính mạng có thể gây chết người.
Liều cho phép trong thời gian dài, nghĩa là liều Rơngen có thể tiếp nhận hàng ngày
trong một thời gian dài mà không gây ra bệnh tật là 0,5r trong không khí trong một ngày làm
việc chiếu vào toàn bộ cơ thể. Nếu chỉ chiếu vào tay liều có thể cao hơn 0,25 r / ngày.
Tuy vậy cũng phải chú ý đến giờ làm việc trong ngày, nếu thời gian làm việc ngắn,
liều cho phép có thể cao hơn một ít, nếu thời gian làm việc dài liều sẽ phải giảm bớt.
Đối với những người làm việc ở buồng lân cận liều cho phép là 0,005r trong một ngày
làm việc 8 giờ.
* Để bảo vệ chống tia X cần chú ý:
- Kết cấu và trang thiết bị phòng Xquang:
+ Khi thiết kế phòng Xquang cần làm cho đủ độ rộng cần thiết, để có thể đặt tủ điều
khiển xa bong Xquang, tường phải đủ dầy cố trát barit để bảo vệ môi trường xung quanh, các
cửa ra vào đều phải được ốp chì.
+ Tất cả cửa ra vào đều phải có đèn báo nguy hiểm.
+ Khi đặt máy phải hướng bong Xquang, tường phải đủ dầy có trát barit để bảo vệ môi
trường xung quanh, các cửa ra vào đều phải ốp chì.
+ Các buồng Xquang nên làm rộng rãi, cao ráo thoáng khí, hang ngày sau giờ làm việc
phải mở các cửa thay đổi không khí trong buồng.
Yêu cầu về trang bị
+ Máy Xquang phải đảm bảo các yêu cầu về các thông số an toàn kỹ thuật , đặc biệt là
không được dung máy quá cũ.
+ Phải có đầy đủ phương tiện bảo vệ tia X là chì: kính chì, áo chì, gắng tay chì, ghế
chì, bình phong chì. Nếu một tấm kính chì dày 5mm thì nó cản tia X tương đương với 1mm
chì.
+ Đối với các máy Xquang có bóng đèn đã được bảo vệ chống tia X trong việc thiết kế
buồng cần chú ý chống các tia khuếch tán, các tường phải bọc lớp chì dày 0,3 – 0,8mm.
+ Định kỳ phải kiểm tra chất lượng các phương tiện bảo vệ. Đo độ nhiễm của buồng
bằng các máy đo xạ để có biện pháp xử lý, các buồng lân cận cũng cần được kiểm tra.
2. Đảm bảo an toàn cho các nhân viên và bệnh nhân
* Đảm bảo an toàn cho nhân viên
+ Nhân viên làm công tác tiếp xúc với phóng xạ phải được khám sức khỏe trước khi
được nhận vào làm việc, phải được khám sức khỏe định kỳ.
+ Phải có kiến thức về an toàn phóng xạ.
+ Phải thường xuyên đeo liều xạ kế.
+ Phải thực hiện tốt các quy chế về an toàn phóng xạ trong quá trình làm việc.
+ Không đứng gần hoặc trước bóng Xquang khi không cần thiết.
+ Kỹ thuật viên phải chú ý sử dụng các phương tiện bảo vệ như găng tay, áo giáp chì.
+ Có chế độ nghỉ ngơi bồi dưỡng hợp lý, nếu có hiện tượng nhiễm quá liều phóng xạ
quy định thì phải bố trí công việc khác.
* Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân:
+ Sắp xếp bệnh nhân ngồi chờ khám bệnh đúng nơi quy định.
+ Phải chụp chiếu cho bệnh nhân phải hạn chế lượng tia X mà bệnh nhân phải hấp thụ
tới mức thấp nhất như: Phải che chắn cho bệnh nhân các bộ phận không cần chụp chiếu, đặc
biệt là các bộ phận sinh dục, chọn phương pháp chụp chiếu thích hợp nhất nhằm giảm liều
hấp thụ cho bệnh nhân.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày an toàn về điện:
An toàn về điện.
An toàn cho người sủ dụng.
2. Trình bày an toàn phóng xạ.
An toàn về cơ sơở ật chất và trang thiết bị.
An toàn cho nhân viên và bệnh nhân.
3. Lựa chọn đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau:
Những việc sau đây không đảm bảo an toàn phóng xạ.
A. Tường có lớp Barit dầy ở mức cần thiết.
B. Nhân viên thường xuyên sử dụng phương tiện phóng xạ.
C. Các cửa ra vào đều có đèn báo nguy hiểm.
D. Không che chắn cho bệnh nhân khi chụp chiếu
E. Chọn phương pháp chụp chiếu thích hợp cho bệnh nhân.
4. Khẳng định đúng sai vào các câu sau:
A. Nên dùng máy Xquang cũ cho rẻ tiền
B. Khi chụp Xquang nên mở rộng Diafam
C. Nhân viên làm việc với phóng xạ phải thường xuyên đeo liều xạ kế.
D.Nhân viên làm việc với phóng xạ phải có kiến thức về an toàn phóng xạ.
Bài 4

CÁC CHẾ ĐỌ CHÍNH SÁCH


LIÊN QUAN ĐẾN CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

MỤC TIÊU
1. Nêu được các thong tư lien quan đến chẩn đoán hình ảnh.
2. Trình bày được những điểm cơ bản trong thông tư liên tịch số 2237 / TTLT / BKHCNMT
– BYT ngày 28 / 12 / 1999.

NỘI DUNG
Có nhiều thông tư văn bản liên quan đến chẩn đoán hình ảnh, nhưng thông tư quan
trọng nhất là: Thông tư liên tịch số 2237/TTLT/BKHCNMT – BYT ngày 28/12/1999 hướng
dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế.
Cho nên trong giới hạn chương trình chúng tôi chỉ đề cập chi tiết đến Thông tư liên tịch số
2237/TTLT/BKHCNMT – BYT ngày 28/12/1999 hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ
trong y tế.
I. CÁC THÔNG TƯ LIÊN QUAN ĐẾN CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Thông tư lien tịch số 2237/TTLT/BKHCNMT – BYT ngày 28/12/1999. Nghị định số
50/1998/NĐ – CP về an toàn và kiểm tra bức xạ. Văn bản của Tổng cục tiêu chuẩn – Đo
ường chất lượng ĐLVN 41: 1999; Máy Xquang thông thường – Quy trình kiểm định, ĐLVN
42:1999: Máy Xquang chụp cắt lớp vi tính – Quy trình kiểm định, ĐLVN 65:2000: Máy tăng
sáng truyền hình – Quy trình kiểm định.
II. THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 2237/TTLT/BKHCNMT – BYT NGÀY 28/12/1999
Căn cứ điều 28 (khoản 2,3) và Điều 29 của Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ
ngày 25/6/1996.
Căn cứ Điều 34 và điều 48 của Nghị định số 50/1998/NĐ – CP ngày 16/7/1998 của
chính phủ quy định chi tiết về việc thực hiện an toàn bức xạ.
Liên bộ KHCNMT - Bộ y tế hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ và kiểm soát
bức xạ.
Liên bộ KHCNMT - Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện an toàn bức xạ trong Y tế như sau:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Thông tư áp dụng đối với các cơ sở khám chữa bệnh, nghiên cứu, đào tạo cán bộ y
dược của nhà nước, tư nhân và các hình thức khác, kể cả các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài
(sau đây gọi chung là các cơ sở y tế) có sử dụng thiết bị phát tia X, thiết bị xạ trị (sau đây gọi
chung là thiết bị bức xạ) nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở để khám bệnh, chữa bệnh
nghiên cứu khoa học và đào tạo.
2. Trách nhiệm đảm bảo an toàn bức xạ
2.1. Người quản lý cơ sở bức xạ trong cơ sở y tế
Cơ sở bức xạ trong cơ sở y tế là các đơn vị ( khoa, phòng, ban, bộ môn, tổ) trực tiếp sử
dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở để khám chữa bệnh, chữa bệnh
nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Người quản lý cơ sở bức xạ trong cơ sở y tế là người đứng đầu hoặc phụ trách cơ sở
bức xạ đó.
Người quản lý cơ sở bức xạ phải có kiến thức về an toàn bức xạ nắm vững và thực
hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.
2.2. Người phụ trách an toàn bức xạ của cơ sở bức xạ
Người phụ trách an toàn bức xạ do người quản lý cơ sở y tế quyết định. Người phụ
trách an toàn bức xạ phải được đào tạo về an toàn bức xạ theo chương trình do Bộ Khoa học
– Công nghệ và Môi trường và Bộ Y tế phối hợp quy định và phải có chứng chỉ đào tạo do
cơ sở được Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường cho phép đào tạo về an toàn bức xạ
cấp. Người phụ trách an toàn bức xạ có thể là người trực tiếp khám chữa bệnh bức xạ kiểm
nghiệm.
Người phụ trách an toàn bức xạ có trách nhiệm thực hiện các quy định nêu tại Điều 11
của Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát Bức xạ.
a. Nhân viên bức xạ của cơ sở y tế
Nhân viên bức xạ là các bác sĩ, y tá, hộ lý, dược lý, dược lý, kĩ sư, kỹ thuật viên làm
việc trực tiếp với các thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ kín, hở hoặc chăm sóc bệnh nhân
được điều trị bằng các đồng vị phóng xạ.
b. Nhân viên bức xạ thực hiện những quy định tại điều 12 của Pháp lệnh An toàn và Kiểm
soát Bức xạ. Nhân viên bức xạ phải tìm mọi biện pháp giảm liều đến mức tối thiểu cho bệnh
nhân trong khi vẫn thu được tất cả các thông tin lâm sàng cần thiết.
III. Các quy định về khai báo, cấp giấy đăng ký, cấp giấy xin phép
1. Khai báo
Các cơ sở bức xạ có sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn bức xạ kín, nguồn bức xạ hở, chất
thải phóng xạ trong vòng 15 ngày có thiết bị phải khai báo với Sở Khoa học – Công nghệ và
Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở y tế theo mẫu quy định (Phụ
lục 1, Biểu 1, 2, 3, 4, 5, 6). Đồng thời gửi bản khai báo cho Sở Y tế tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (để theo dõi). Trường hợp bán hoặc chuyển nhượng thiết bị, cơ sở bán
hoặc chuyển nhượng phải thông báo bằng văn bản cho Sở Khoa học – Công nghệ và Môi
trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trước đây thiết bị đã được khai báo. Cơ sở
mua hoặc nhận chuyển nhượng phải làm thủ tục khai báo với Sở Khoa học – Công nghệ và
Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở của mình.
Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp để quản lý. Trong
vòng 15 ngày sau khi nhận được khai báo, Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường phải gửi
phiếu khai báo về Ban An toàn bức xạ Hạt nhân thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ và môi
trường.
2. Xin cấp giấy đăng ký
Các cơ sở bức xạ có thiết bị bức xạ, thiết bị trị xạ, nguồn phóng xạ kín, địa điểm cất
giữ chất thải phóng xạ phải xin cấp giấy đăng ký, nếu trong vòng 6 tháng chưa có kế hoạch
sử dụng. Nếu có kế hoạch sử dụng ngay thì không cần cấp giấy đăng ký.
* Hồ sơ xin cấp giấy đăng ký bao gồm.
Đơn xin cấp giấy đăng ký ( phụ lục 2)
Bản sao lý lịch của thiết bị, của nguồn hoặc bản sao địa điểm cất giữ chất thải phóng
xạ.
Hồ sơ xin cấp giấy đăng ký thiết bị xạ trị, nguồn phóng xạ kín, địa điểm cất giữ chất
thải phóng xạ gửi về Ban An toàn Bức xạ và Hạt nhân thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường.
3. Xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ ( sau đây gọi là giấy phép ), và làm
công việc bức xạ đặc biệt.
Khi chuẩn bị tiến hành công việc bức xạ, các đối tượng sau phải xin cấp giấy phép.
Các cơ sở có sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở.
Các cơ sở có xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển thiết bị (trừ vận chuyển máy gia tốc),
nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở.
Các nhân viên làm công việc bức xạ đặc biệt như vận hành, lắp đặt, sửa chữa thiết bị
xạ trị.
Hồ sơ xin cấp giấy phép đối với cơ sở có sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ kín,
nguồn phóng xạ hở gồm:
Đơn xin cấp phép (phụ lục 3 mẫu 1)
Giấy phép sản xuất thiết bị bức xạ, nguồn bức xạ kín, nguồn phóng xạ hở của nước
xuất cảng (nếu có).
Bản đánh giá an toàn bức xạ.
Bản sao thiết kế xây dựng phòng thiết đặt bức xạ hoặc phòng thực hành Y học hạt
nhân (hoặc sơ đồ bố trí thiết bị trong phòng, kích thước phòng đối với cơ sở bức xạ đã tồn tại
trước khi thông tư này có hiệu lực).
Danh sách nhân viên bức xạ, người phụ trách an toàn bức xạ, trình độ của từng người.
Riêng trường hợp sử dụng thiết bị xạ trị phải kèm theo bản sao giấy phép làm công việc bức
xạ đặc biệt của người vận hành thiết bị đó.
Hồ sơ xin cấp giấy phép đối với trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị xạ trị ( trừ
vận chuyển máy gia tốc ), nguồn bức xạ kín, nguồn bức xạ hở gồm:
Đơn xin cấp giấy phép ( Phụ lục 3, mẫu 2, mẫu 3)
Phiếu khai báo ( Phụ lục 1)
Hồ sơ xin cấp giấy phép làm công việc bức xạ đặc biệt: Vận hành, lắp đặt, sửa chữa
thiết bị xạ trị của nhân viên bức xạ gồm:
Đơn xin cấp giấy phép làm công việc bức xạ đặc biệt ( Phụ lục 3 mẫu 4 ).
Bản sao các văn bằng chứng chỉ chuyên môn.
Bản sao chứng chỉ về an toàn bức xạ do cơ sở được Bộ khoa học – Công nghệ và Môi
trường cho phép đào tạo về an toàn bức xạ cấp.
Giấy chứng nhận sức khỏe do trung tâm y tế huyện trở lên, phòng khám bệnh nghề
nghiệp của trung tâm y dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc viện Y học Lao
động và Vệ sinh môi trường.
Hồ sơ xin cấp giấy phép đối với việc sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển thiết
bị xạ (trừ vận chuyển gia tốc), nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, làm công việc bức
xạ đặc biệt gửi về Ban An toàn Bức xạ và Hạt nhân thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ và môi
trường.
Hồ sơ xin cấp giấy phép đối với các việc sử dụng thiết bị phát tia X (trừ máy gia tốc)
gửi về Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường phối hợp với Sở Y tế tổ chức thẩm định an
toàn bức xạ trước khi Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường cấp giấy phép.
Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường phải gửi bản thống kê danh sách các giấy
phép đã cấp trong năm và báo cáo tình hình an toàn và kiểm soát bức xạ trong phạm vi địa
phương trong năm đó về an toàn và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường
trước ngày 20/12 hàng năm.
4. Việc khai báo, việc xin cấp giấy đăng ký và cấp giấy phép có thể làm đồng thời.
4.1. Chậm nhất 60 ngày trước khi giấy phép hết hạn các cơ sở bức xạ phải làm thủ tục xin
gia hạn tới nơi đã cấp giấy.
* Hồ sơ xin gia hạn gồm:
Đơn xin gia hạn ( phụ lục 4).
Bản đánh giá an toàn bức xạ.
4.2. Các cơ sở bức xạ khi muốn nâng cấp, mở rộng phạm vi, mục đích hoạt động ngoài các
quy định của giấy phép, hoặc khi muốn nâng cấp các thiết bị bức xạ ngoài nội dung của giấy
đăng kí phải thực hiện các quy định tại Điều 30 của Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16
tháng 7 năm 1998 của Chính phủ.
4.3. Việc thu hồi giấy phép được thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số
50/1998/NĐ-CP ngày 16/7/1998 của Chính phủ.
a. Bộ khoa học – Công nghệ và Môi trường, Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường thực
hiện việc cấp giấy đăng kí, cấp giấy phép theo quy định tại Điều 23,khoản 2 mục b, c và điều
24, khoản 2 mục b, c của pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ.
4.4. Các cơ sở bức xạ xin cấp giấy đăng ký, xin cấp giấy hoặc cấp phép gai hạn, sửa đổi
giấy phép phải nộp phí thẩm định của Bộ Tài chính ( Điều 27 của Pháp lệnh An toàn và
Kiểm soát Bức xạ ).
IV.Những yêu cầu kỹ thuật về thiết bị bức xạ
1. Yêu cầu chung đối với các thiết bị phát tia X và các thiết bị trị xạ chứa nguồn phóng
xạ kín dung để khám và chữa bệnh.
a. Phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế hoặc Việt Nam.
b. Phải có các tài liệu đi kèm với thiết bị như đặc trưng kỹ thuật, hướng dẫn vận hành, bảo
dưỡng kể cả hướng dẫn về an toàn phải được dịch sang tiếng Việt.
c. Phải có cơ cấu kiểm soát tự động chùm tia.
d. Phải giới hạn sự chiếu xạ trong khu vực được khám và chữa bệnh của người bệnh.
2. Yêu cầu đối với thiết bị phát tia X hay thiết bị xạ trị dùng nguồn kín để khám bệnh.
a. Thiết bị phát tia X và các phụ kiện kèm theo phải đảm bảo mức chiếu xạ thấp, hợp lý, phù
hợp với yêu cầu thu nhập thông tin.
b. Các thông số đặt tại thiết bị phát tia X như: Điện áp cao áp (kV, dòng điện cao áp (mA),
thời hạn tia (s), mAs, điểm hội tụ khoảng cách hội tụ, kích thước trường chiếu, tấm lọc phải
được trang bị bộ thời gian để chấm dứt chiếu xạ sau khi đạt mức đã định trước.
Trong chế độ chiếu, máy phải được trang bị bộ hạn chế thời gian.
3. Các yêu cầu đối với thiết bị bức xạ để chữa bệnh
- Thiết bị bức xạ phải được trang bị các phương tiện để kiểm soát các thong số vận
hành như: Loại bức xạ, năng lượng vật điều chỉnh chùm tia ( như tấm lọc ) khoảng cách
chiếu trị, kích thước thường chiếu, định hướng chùm tia và thời gian chiếu trị hoặc liều đã
định.
- Các thiết bị chiếu xa dùng nguồn phóng xạ phải tự động mở về vị trí an toàn khi có
sự cố, nguồn vẫn được duy trì che chắn bảo vệ cho tới khi cơ cấu kiểm soát chùm tia được tái
khởi động từ tủ điều khiển.
Ngoài ra, thiết bị xạ trị từ xa (teletherapy) còn phải cần:
+ Trong phòng đặt thiết bị xạ trị phải lắp dụng cụ kiểm xạ tự động để báo động về tình
trạng bất thường khi sử dụng thiết bị.
+ Đường đi vào nơi đặt thiết bị xạ trị từ xa phải thiết kế đi “ dích dắc “ (zigzag).
+ Cửa ra vào phòng xạ trị từ xa phải có khóa liên động để:
+ Chỉ khởi động được thiết bị xạ trị khi cửa ra đã đóng hoàn toàn.
+ Tự động chấm dứt chiếu xạ khi cửa bị mở bất ngờ.
4. Tín hiệu cảnh báo
- Đặt ở phía trên cửa ra vào phòng thiết bị bức xạ một đèn đỏ, phát sáng khi thiết bị
bức xạ bắt đầu hoạt động.
- Đặt trên cửa ra vào phòng thiết bị bức xạ một biển cảnh cáo bức xạ (Phụ lục 5).
V. Yêu cầu chung bảo đảm an toàn bức xạ đối với khoa y học hạt nhân
1. Khoa y học hạt nhân cần bố trí cách biệt khỏi các khoa khác để người vào khoa khác
không phải đi qua khoa này.
- Ở lối vào khoa này phải có biển cảnh cáo bức xạ (Phụ lục 5).
- Việc bố trí các phòng trong khoa theo nguyên tắc: Liều phóng xạ giảm dần từ trong
ra ngoài hoặc từ dưới lên trên nếu khoa có nhiều tầng ( kho dược chất giải phóng xạ, phòng
pha chế dược chất phóng xạ ở trong cùng). Các phòng có nguồn phóng xạ hở được bố trí kề
cận nhau để tránh nhiễm bẩn phóng xạ diện rộng.
2. Yêu cầu đối với các phòng có nguồn gốc phóng xạ hở
Phải được thông khí tốt.
Chiều dày của tường, sàn, trần, cửa ra vào của phòng phải được tính toán như ‘phòng
đặt thiết bị bức xạ để che chắn bức xạ nhằm đảm bảo giữ giới hạn hàng năm đối với dân
chúng ở ngoài phòng là 1µSv/h.
Tường không gồ ghề,phải phủ một lớp không thấm nước,dễ tẩy xạ.
Sàn của phòng cần phủ lớp nhẵn không thấm nước,có lối thoát nước ra rãnh nước dành
cho nước thải phóng xạ.
Bề mặt bàn làm việc với nhuồn phóng xạ phải làm bằng vật liệu bằng phẳng không
hấp thụ chất phóng xạ,bkhông có vết rạn,kẽ nứt,dễ tẩy xạ.
Phải trang bị tủ hút loại dành riêng cho công việc với chất phóng xạ có phát sinh khí.
Phải sử dụng kẹp (panh) hoặc xi lanh được che chắn để giảm liều ở tay.
3. Phải được trang bị tối thiểu các dụng cụ đo
Máy chuẩn liều dược phẩm phóng xạ.
Máy đo suất liều với độ nhạy thích hợp.
Máy phát hiện nhiễm bẩn bề mặt, đủ nhạy với bức xạ phát ra.
4. Các nguồn phóng xạ hở phải được bảo quản trong kho riêng biệt có khóa.
Nơi dùng để bảo quản các nguồn phóng xạ hở như hốc tường,tủ cần có nhiều ngăn để
khi sắp xếp hoặc lấy các chất phóng xạ ở các ngăn này nhân viên không bị thiếu bởi các ngăn
khác.Mỗi ngăn có cửa mở riêng, có nhãn ghi rõ phải được chứa trong bao bì chắc chắn (lọ
thủy tinh, lọ bằng chất dẻo, hộp kim loại). Khi xuất, nhập đồng vị phóng xạ phải ghi nhật kí
theo dõi.
5. Phải có phòng lưu bệnh nhân sử dụng thuốc phóng xạ: Phòng phải được che chắn để
đảm bảo suất liều ngoài phòng không vượt quá giới hạn liều hàng năm cho dân chúng ( 1µSv
/ năm ). Mỗi phòng chỉ lưu một bệnh nhân, trường hợp có nhiều bệnh nhân trong một phòng
thì phải có bình phong chì di động được che chắn sao cho bệnh nhân này không bị ảnh hưởng
bức xạ từ bệnh nhân kia.
Phải có bình phong chì di động dùng che chắn cho nhân viên khi tiếp xúc với bệnh
nhân.
Bệnh nhân chỉ được xuất viện khi hoạt độ chất phóng xạ trong cơ thể giảm xuống dưới
mức quy định (Phụ lục 6).
6. Khi có sự nhiễm bẩn phóng xạ phải tiến hành tẩy xạ
Các khu vực nhiễm bẩn phóng xạ phải tiến hành tẩy xạ từ ngoài vào trong để làm giảm
tối thiểu sự lan rộng nhiễm bẩn.
Người phụ trách an toàn bức xạ phải có mặt khi tiến hành tẩy xạ.
VI. Quản lý chất thải phóng xạ
1. Các chất thải phóng xạ khí, lỏng, rắn chỉ được đào thải vào môi trường sau khi đã kiểm
tra đạt được các giới hạn cho phép theo quy định của Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi
trường.
2. Các nguồn xạ kín dung trong xạ trị, sau khi hết hiệu dụng trở thành chất thải phóng xạ
phải được bảo quản tại kho riêng biệt được che chắn bức xạ và bảo vệ chống mất cắp.
3. Các cơ sở có chất thải phóng xạ chu kỳ bán rã ngắn (dưới 30 ngày), hoạt độ tổng hay
hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ phải được lưu giữ trong khoảng thời gian cần thiết để chúng tự
phân rã tới mức cho phép mới được thải vào môi trường. Cụ thể là:
a. Đối với chất lỏng: Thải lỏng (kể cả chất bài tiết của bệnh nhân dùng dược phẩm phóng
xạ) được chảy vào 1 trong 2 bể ngầm không thông nhau có độ kín cần thiết chất lỏng không
thấm ra ngoài đủ che chắn bức xạ theo quy định, có mái che mưa, có dung tích đủ để cho
phép lưu giữ chất thải lỏng trong thời gian cần thiết (10 chu kỳ bán rã đồng vị sống dài nhất
trong các đồng vị được thải ra). Một bể nhận thải phóng xạ lỏng hàng ngày, trong khi bể kia
dung lưu trữ chất thải phóng xạ lỏng chờ thải ra môi trường hoặc thải lỏng được tập trung rồi
pha loãng với nước thải thường tại bể trộn theo quy định của Bộ Khoa học – Công nghệ và
Môi trường.
b. Đối với chất thải rắn: Các vật rắn bị nhiễm bẩn phóng xạ: ống tiêm, thủy tinh vỡ… được
thu gom trong các bao bì chất dẻo, bao bì này được đặt trong thùng kim loại, thùng được
đóng mở bằng chân. Các chất này được xây cất tại một nơi riêng biệt, được che chắn và bảo
vệ để chờ phân rã phóng xạ đến mức nhỏ hơn quy định, sau đó được thải ra môi trường như
rác thường.
Việc quản lý xác động vật nhỏ chứa chất phóng xạ ở phòng thí nghiệm theo quy
định riêng.
VII. Kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn bức xạ, đo liều lâm sàng, đảo bảo chất lượng trong
chiếu xạ y tế.

1. Các nguồn phóng xạ, các thiết bị bức xạ dung trong y tế phải được kiểm tra chất lượng
và tiêu chuẩn định kỳ một lần trong năm. Sauk hi lắp đặt, sửa chữa phải được hiệu chuẩn mới
được đưa ra sử dụng. Cơ sở làm công việc kiểm tra chất lượng và hiệu thiết bị bức xạ do Bộ
Khoa học – Công nghệ và Môi trường chỉ định (Các cơ sở này phải đủ điều kiện về người có
trình độ chuyên môn an toàn bức xạ và thiết bị…)
2. Các giá trị đặc trưng của các tham số liều lâm sàng của bệnh nhân phải được xác định
và lưu giữ trong hồ sơ.
3. Các cơ sở bức xạ, ngoài việc thực hiện các quy định về đảm bảo chất lượng quản lý an
toàn bức xạ, còn phải thiết lập một chương trình đảm bảo chất lượng riêng cho chiếu xạ y tế
với sự tham gia của các chuyên gia có trình độ thích hợp trong các lĩnh vực liên quan như vật
lý phóng xạ, dược phẩm phóng xạ và tuần theo các nguyên tắc do Bộ y tế và Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) quy định.
4. Các chương trình đảm bảo chiếu xạ y tế phải bao gồm:
- Định kỳ hàng năm đo đạc các thông số vật lý của các thiết bị bức xạ từ khi bắt đầu
và trong quá trình sử dụng sau đó.
- Kiểm tra các yếu tố vật lý và lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân.
- Kiểm tra việc hiệu chuẩn, các điều kiện vận hành và các thiết bị đo liều và kiểm xạ.
- Đánh giá lại các kết quả kiểm tra chất lượng độc lập và thường xuyên của chương
trình bảo đảm chất lượng đối với các quy trình xạ trị.
VIII. Những yêu cầu kỹ thuật chiếu xạ y tế
1. Quy định chung
- Mọi sự chiếu xạ y tế cần được xem xét dựa trên việc so sánh với các phương pháp
khác về lợi ích và thiệt hại do chúng gây ra và do thầy thuốc chỉ định. Khi hai phương pháp
điều trị cùng đưa đến một hiệu quả như nhau thì không dung phương pháp phóng xạ.
- Chỉ có một bệnh nhân và nếu cần thiết có thêm một vài người giúp đỡ bệnh nhân ở
trong phòng chiếu xạ.
2. Chiếu, chụp để khám và chữa bệnh
* Bác sỹ hoặc kỹ thuật viên tiến hành chiếu, chụp phải:
- Đảm bảo thiết bị được dùng là thích hợp.
- Phải chọn các thông số làm việc sao cho toàn bộ công việc góp lại chỉ tạo ra một liều
chiếu xạ tối thiểu cho bệnh nhân nhưng chất lượng hình ảnh vẫn phù hợp với yêu cầu của
việc chẩn đoán, cần chú ý đặc biệt điều này khi chiếu, chụp cho trẻ em.
- Tham khảo thong tin của những lần khám trước để tránh sự chụp, chiếu lại nếu không
cần thiết.
* Các thiết bị chiếu, chụp xách tay hay cơ động chỉ được dùng khi không thể chuyển bệnh
nhân đến cơ sở cố định do điều kiện của bệnh nhân hoặc điều kiện thực tế khác và chỉ sau
khi có các biện pháp an toàn cho việc sử dụng thiết bị.
- Tránh chiếu xạ vùng bụng và vùng chậu phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai trừ khi
có lý do lâm sàng bắt buộc phải làm, trong trường hợp đó cần sử dụng các biện pháp cần
thiết để chỉ gây liều tối thiểu cho thai nhi.
- Các cơ quan nhạy cảm với bức xạ của cơ thể bệnh nhân ( như tuyến sinh dục, thủy
tinh thể của mắt, vú, tuyến giáp trạng) cần được che chắn thích đáng.
3. Khám và chữa bệnh trong y học hạt nhân
Bác sĩ chỉ định khám, chữa bệnh bằng chất phóng xạ phải:
Đảm bảo liều chiếu cho bệnh nhân là cực tiểu nhưng đủ để đạt mục đích khám chữa
bệnh.
Tham khảo thong tin của những lần khám trước để tránh những lần kiểm tra bổ sung
không cần thiết.
Tham khảo cá mức độ hoạt độ phóng xạ chỉ cần cho chiếu xạ y tế của các cơ quan
trong và ngoài nước như IAEA, WHO…
Tránh dung chất phóng xạ để khám chữa bệnh cho phụ nữ có thai hoặc nghi có thai trừ
khi có chỉ định khám lâm sàng bắt buộc.
Đối với phụ nữ đang cho con bú, cần tạm dừng việc cho con bí cho đến khi thuốc
phóng xạ không ảnh hưởng đến đứa trẻ.
Bệnh nhân phải được thông báo về những rủi ro có thể xảy ra khi dùng dược chất
phóng xạ..
4. Việc giúp đỡ bệnh nhân bị chiếu xạ
- Không ai được phép ở phòng khám, chữa bệnh trong suốt thời gian chiếu xạ, trừ
nhân viên bức xạ cần thiết và những người được cho phép giúp đỡ bệnh nhân khi khám, chữa
bệnh.
- Người có thai, người dưới 18 tuổi không được phép giúp đỡ bệnh nhân khi đang bị
chiếu xạ.
- Người giúp đỡ bệnh nhân trong khi chiếu xạ phải mang dụng cụ bảo vệ thích hợp
( tạp dề cao su chì, găng tay cao su, áo choàng bảo vệ, bình phong chì ). Ngay cả khi đã được
trang bị dụng cụ bảo vệ, không một bộ phận nào của cơ thể họ trên đường đi của chùm tia
hữu ích.
- Những người chăm sóc, giúp đỡ bệnh nhân bị chiếu xạ hay dùng thuốc phóng xạ phải
được kiểm soát liều.
IX. An toàn khi vận hành thiết bị bức xạ
1. Các cơ sở bức xạ phải xây dựng ban hành nội quy sử dụng phòng máy, các quy trình
thao tác đối với từng thiết bị, phác đồ điều trị đối với từng loại bệnh để đảm bảo an toàn cho
nhân viên bức xạ và bệnh nhân.
2. Nhân viên bức xạ phải
Kiểm tra an toàn nguồn trước khi vận hành và sau khi xong công việc.
Đóng cửa ra vào trong suốt quá trình vận hành máy.
Tuân thủ quy trình vận hành máy.
Chú ý những tín hiệu bất thường của các loại thiết bị để kịp thời phát hiện sự cố, ngăn
ngừa tai nạn.
Không được tháo bỏ các bộ phận đang có hư hỏng trong hệ thống bảo vệ chiều sâu để
vận hành trực tiếp bằng tay.
Lưu trữ số liệu vận hành.
Thông báo ngay lập tức cho người quản lý cơ sở bức xạ hoặc người phụ trách an toàn
bức xạ nếu phát hiện mất nguồn phóng xạ, khả năng có thể xảy ra sự cố bức xạ. Trong phạm
vi trách nhiệm của mình phải tham gia khắc phục sự cố bức xạ.
Sử dụng các phương tiện đảm bảo an toàn bức xạ thích hợp với thiết bị bức xạ với công việc.
3. Trang bị phương tiện đảm bảo an toàn bức xạ
Mỗi cơ sở bức xạ cần trang bị thiết bị kiểm xạ phù hợp với thiết bị bức xạ của cơ sở
Những người làm việc trực tiếp với các nguồn xạ phải được trang bị các phương tiện
bảo vệ cần thiết nhu bình phong chì, yếm cao su chì, găng tay cao su chì, kính bảo hộ, áo
choàng thí nghiệm, giầy, liều kế cá nhân thích hợp, các công te nơ chì để chứa đồng vị phóng
xạ khi vận chuyển.
Người quản lý cơ sở y tế phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các phương tiện đó.
X. Điều tra tai nạn do chiếu xạ y tế đối với bệnh nhân
1. Người quản lý cơ sở bức xạ phải cho điều tra ngay lập tức những sự cố sau:
Xạ trị nhầm bệnh nhân, nhầm mô, nhầm thuôc phóng xạ, nhầm liều có giá trị khác
đáng kể so với giá trị chỉ định của bác sĩ.
Liều xạ chẩn lớn hơn đáng kể mức chỉ định hoặc liều do phải lặp đi lặp lại xạ chẩn
vượt đáng kể so với mức chỉ dẫn đã định.
Mọi hư hỏng của thiết bị, mọi tai nạn, sai lầm rủi ro và mọi bất thường khác có khả
năng gây cho bệnh nhân liều chiếu vượt mức đáng kể so với chỉ định.
2. Sau khi điều tra các sự cố nêu trên, người quản lý cơ sở bức xạ phải
Cho tính toán hoặc đánh giá lại liều đã nhận được của bệnh nhân.
Đề ra các biện pháp để khắc phục, cứu chữa bệnh nhân ngăn ngừa sự cố tái diễn.
Báo cáo ngay bằng văn bản cho cơ quan cấp trên sau khi điều tra và kết luận về
nguyên nhân sự cố. Trường hợp gây hiệu quả nghiêm trọng phải báo cáo cho Ban An toàn
Bức xạ và Hạt nhân thuộc Bộ khoa học – Công nghệ và môi trường.
Thông tin cho bệnh nhân về sự cố.
XI. Lưu trữ
1. Các cơ sở bức xạ phải bảo quản và lưu trữ các hồ sơ sau của bệnh nhân trong thời
gian ít nhất năm năm.
a. Trong xạ chẩn: Thông tin cần thiết (điện áp, cường đọ dòng, thời gian) để đánh giá liều
này, kể cả số lần chiếu xạ, ngày, tháng chụp, chiếu.
b. Trong y học hạt nhân: Các loại thuốc phóng xạ đã dùng và hoạt độ của chúng, ngày
tháng sử dụng.
c. Trong xạ trị: Mô tả về vùng bị chiếu, liều ở tâm điểm của vùng bị chiếu, liều ở các tổ
chức liên quan khác, số lần chiếu, ngày tháng chiếu.
2. Các cơ sở bức xạ phải lưu giữ kết quả các lần hiệu chuẩn máy, các lần kiểm tra định
kỳ, các thông số vật lý có lien quan đã chọn trong các lần xạ trị trong thời gian ít nhất là năm
năm.
3. Thời gian lưu trữ hồ sơ sức khỏe và hồ sơ liều chiếu của nhân viên bức xạ theo quy
định tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1998 của
Chính phủ.
XII. Tổ chức thực hiện
1. Sở Khoa học – Công nghệ và môi trường và Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trụng
ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước giám sát, kiểm tra việc thực hiện an toàn bức xạ
ở các cơ sở bức xạ thuộc phạm vi địa phương.
2. Các cơ sở bức xạ đã đưa vào hoạt động hoặc đang cất giữ, sử dụng các thiết bị bức
xạ, nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, chất thải phóng xạ trước khi có thông tư này,
trong thời gian 90 ngày kể từ khi thông tư có hiệu lực, phải làm thủ tục khai báo, sau đó phải
làm thủ tục xin giấp phép như quy định ở mục III của thông tư này.
Trong thời gain chờ đợi được cấp giấy phép, các cơ sở bức xạ này vẫn được sử dụng
các thiết bị bức xạ và chất phóng xạ kể trên.
Trong thời hạn 3 năm kể từ khi Thông tư có hiệu lực, các cơ sở bức xạ nào nếu chưa
đáp ứng các yêu cầu quy định tại mục II, Mục IV, Mục V, Mục VI, Mục VII, Mục VIII, Mục
X và XII thì phải thực hiện theo quy định của thông tư này.
3. Bộ y tế chỉ định cơ sở khám, chữa bệnh, theo dõi sức khỏe những người bị chiếu xạ
quá liều và bị bệnh do phóng xạ gây ra.
4. Sau khi cơ sở bức xạ tư nhân, cơ sỏ bức xạ có vốn đầu tư nước ngoài có đầy đủ giấy
phép an toàn bức xạ theo quy định tai mục III của Thông tư này, Bộ Y tế, Sở Y tế sẽ xem xét
để cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hiện hành nghề theo quy định của pháp
luật về hành nghề y dược tư nhân, pháp luật về khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.
XIII. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị kịp thời phản ánh với Liên Bộ để
giải quyết.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Nêu các thông tư văn bản liên quan đến chẩn đoán hình ảnh.
2. Trình bày các điểm cơ bản trong Thông tư lien tịch số 2237/TTLT/BKH – CNMT – BYT
Ngày 28/12/1999 Hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế.
Trách nhiệm đảm bảo an toàn bức xạ.
Các quy định về khai báo, cấp giấy đăng ký, cấp giấy phép.
Những yêu cầu kĩ thuật về thiết bị bức xạ.
Bố trí phòng để đặt thiết bị bức xạ.
Yêu cầu chung đảm bảo an toàn bức xạ đối với khoa y học hạt nhân
Quản lý chất thải phóng xạ.
Kiểm tra chất lượng, hiệu chuẩn thiết bị bức xạ, do liều lâm sàng, đảm bảo chất lượng
trong chiếu xạ y tế.
Những yêu cầu khi chiếu xạ y tế.
An toàn khi vận hành thiết bị bức xạ.
3. Lựa chọn ý đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau:
A. Bố trí phòng đặt thiết bị bức xạ cần:
B. Gần nơi đông người
C. Phòng có kích thước hẹp dưới 15m2.
D. Phòng không thông khí.
E. Thiết bị được che chắn tốt.
F. Thiết bị không cần phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.
4.Khẳng định đúng sai vào các câu sau.
A. Các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ không phải khai báo.
B. Người phụ trách an toàn phóng xạ ở các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ phải được
học về an toàn phóng xạ.
C. Thiết bị phát ra tia phóng xạ phải có cơ cấu kiểm soát tự động chùm tia.
D. Khởi động thiết bị khi cửa phòng phát tia X mở.
C. Cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ phải được trang bị máy đo liều phóng xạ.

Phần IV

GIẢI PHẪU X QUANG


CHƯƠNG I
GIẢI PHẪU X QUANG
XƯƠNG CHI CỘT SỐNG
Bài 1

ĐẠI CƯƠNG
VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA XƯƠNG
TRÊN CƠ X QUANG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được quá trình phát triển của xương chi biểu hiện trên Xquang và thời gian xuất
hiện các điểm cốt hóa theo lứa tuổi của trẻ.

NỘI DUNG
1. Qúa trình phát triển xương chi biểu hiện trên X quang
Trên phim X quang người ta chia xương chi ra làm 3 phần :
- Thân xương.
- Hai đầu xương.
- Hành xương là phần tiếp theo chiều ngang tức là xương to ra theo lứa tuổi trưởng
thành của trẻ. Điều đó xảy ra do sự bồi đắp canlci xung quanh xương, công việc này được
thực hiện nhờ các tạo cốt bào.
- Đồng thời với việc bồi đắp calci xung quanh xương là hiện tượng ống tủy ngày càng
rộng ra nhờ sự hoạt động của các hủy cốt bào. Trong quá trình phát triển độ dày của vỏ tủy
xương luôn có một tỷ lệ cân đối vơi tủy xương.
- Trên hình ảnh Xquang nhìn rõ cấu trúc thân xương khó có thể đánh giá được tốc độ
phát triển của xương là chậm hay bình thường so với lứa tuổi. Việc đánh giá này chủ yếu dựa
vào chiều dài của cả một xương và các điểm cốt hóa, mà đặc biệt chủ yếu dựa vào các điểm
cốt hóa là chính.
2. Sự phát triển chiều dài của xương.
Song song với sự to ra chiều ngang là sự phát triển chiều dài của xương. Sự phát triển
này được thực hiện bởi quá trình phát triển và lắng đọng calci ở các đĩa sụn : quá trình đó
diễn ra như sau :
* Sự hình thành đĩa sụn :
Khi thân xương đã hình thành thì đầu xương vẫn chỉ là tổ chức sụn, sau đó có sự lắng
đọng calxi ở phần trung tâm sụn tạo thành cốt hóa. Có một số đầu xương điểm cốt hóa được
xuất hiện ngay trong thời kỳ bào thai như đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương đùi….
Nhưng đa số các điểm cốt hóa xuất hiện các tháng và tuổi sau khi đứa trẻ được sinh ra.
Khoảng cách giữa điểm cốt hóa và hành xương là tổ chức sụn được gọi là đĩa sụn.
* Sự phát triển của các điểm cốt hóa :
Các điểm cốt hóa được bao bọc xung quanh tổ chức sụn. Tổ chức sụn này được lắng
đọng calci theo lứa tuổi làm cho các điểm cốt hóa lớn dần và trở thành đầu xương hoàn chỉnh
khi lớp sụn bao quanh được lắng đọng canlci hoàn toàn.
Khi đó chỉ còn một lớp sụn mỏng bao bọc quanh đầu xương. Tuổi để hoàn chỉnh việc
lắng đọng calci của đầu xương tùy theo từng loại xương.
Sự phát triển của xương theo chiều dài :
Cùng với việc lắng đọng calci ở tổ chức lớp sụn ở các đầu xương nhằm hoàn thiện đầu
xương thì đĩa sụn cũng liên tục tăng sinh.
Kèm theo sự tăng sinh là sự lắng đọng calxi tại vùng đĩa sụn tiếp gián với hành xương
làm thân xương dài ra theo lứa tuổi, kết quả lấy đĩa sụn về phía 2 đầu xương. Đĩa sụn này sẽ
mỏng dần theo sự tăng lên về lứa tuổi và mất đi ở tuổi trưởng thành.
Sự mất đi đĩa sụn diễn ra sau khi đĩa sụn ở đầu xương đã được lắng đọng cnlxi hoàn
toàn một thời gian. Như vậy khi trên X quang chúng ta bắt đầu thấy hình ảnh đầy đủ của đầu
xương thì đĩa sụn vẫn còn tồn tại trong một thời giân dài.
Qúa trình bình thường của caccs diểm cốt hóa không phải luôn diễn ra theo một thứ tự
nhất định. Có thể có một điểm cốt hóa hoặc vài điểm cốt hóa xuất hiện cùng một lúc sau đó
gắn liền với nhau thành một khối có đậm cản quang không đều tồn tại trong nhiều tháng
trước khi trở nên đồng nhất về mật độ và có bờ nền nhẵn nhụi.
3.Sự xuất hiện các điểm cốt hóa theo tuổi trẻ
3.1. Thời kỳ bào thai
Thời kỳ này đã xuất hiện các thân xương dài thân đốt bàn ngón, xương góc, xương
hộp, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương cách tay, mâm của xương chày.
3.2. Thời kỳ sau sinh
Sau khi sinh các điểm cốt hóa lần lượt xuất hiện tùy theo loại xương và tùy từng vị trí
trong một xương. Những sơ đồ dưới đây cho thấy những điều đó.
* Xuất hiện lúc
1. Chỏm xương cách tay 3 tháng
2. Củ lớn + nữ : 3 tháng – 1,5 năm
+ nam : 6 tháng đến hai năm
3. Củ bé 3 đến 5 năm
- Các điểm cốt hóa này dính vào nhau lúc 4 – 6 tuổi
- Và dính hoàn toàn vào thân xương lúc 17 – 20 tuổi ở nữ và 18 – 25 tuổi ở nam.

Hình 4.1a. Các điểm cốt hóa ở vai


1. Chỏm con 1-8 tháng
2. Chỏm xương quay 3-6 tuổi
3. Mỏm trên lồi cầu trong 3-7 tuổi
4. Mỏm khuỷu 8-10 tuổi
5. Mỏm trên lồi cầu 11-14 tuổi
Dính vào thân xương lúc 14-18 tuổi cả nam và nữ
Hình 4.1.b. Các điểm cốt hóa khuỷu

Hình 4.1c. Các điểm cốt hóa cổ tay, bàn tay

1. Xương cá………………………………………………………12 tháng


2. Xương móc…………………………………………………….1- 18 tháng
3. Xương tháp...………………......………………………......6 tháng – 4 tuổi
4. Đầu dưới xương quay………………………………………...3 – 18 tháng
5. Xương nguyệt………………………………………………….6 – 9 tuổi
6. Xương thuyền………………………………………………….2 – 9,5 tuổi
7. Xương thang…………………………………………………...2 – 9,,5 tuổi
8. Xương thê………………………………………………………1 – 10,5 tuổi
9. Đầu dưới xương trụ……………………………………………4 – 9 tuổi
10. Xương đậu…………………………………………………..6,5 – 16,5 tuổi
11. Đầu gần đốt xa ngón cái………………………………………1 – 1,5 tuổi
12. Đầu gần đốt gần ngón cái……………………………………..2 – 3 tuổi
13. Đầu gần xương bàn I…………………………………………..1 – 3,5 tuổi
14. Đầu gần đốt giữa của các ngón II-V………………………….2 -3 tuổi
15. Đầu gần đốt từ đốt II-V và đầu xa xương bàn II-V………….2 -3 tuổi
16. Các xương cổ tay cốt hóa hoàn toàn vào tuổi dậy thì.
17. Các điểm cốt hóa của đầu xương quay và xương trụ dính vào thân xương lúc 17 –
19 tuổi.

Hình 4.2a. Các điểm cốt hóa đầu trên xương đùi
Xuất hiện Dính vào thân xương
1. Mới sinh…………………………..Dậy thì
2. Mới sinh…………………………..4 - 8 tuổi
6 - 8 tháng………………………….19 tuổi ( nam ) 18 ( nữ )
1,5 - 3 tuổi ( nam )…………………..17 tuổi ( nam )
2,5 - 4 tuổi…………………………..18 tuổi (nam)
9 - 13 tuổi……………………………17 tuổi (nam), 16 tuổi (nữ)
15 - 20 tuổi…………………………..20 - 25 tuổi
Chòm xương đùi
Mấu chuyển lớn Điểm nào xuất hiện trước thì dính vào sau
Mấu chuyển bé

Hình 4.2b. Các điểm cốt hóa ở khớp gối


Xuất hiện Dính vào thân xương
1. Đầu dưới xương đùi…………….ở bào thai 36 - 38 tuần……….17 - 19 tuổi
2. Đầu trên xương chầy……………ở bào thai 40 - 42 tuần……….16 - 19 tuổi
3. Chỏm xương mác………………..2 - 5,5 tuổi……………………15 - 18 tuần
4. Xương bánh chè…………….3-5 tuổi…………………………….tuổi dậy thì
5. Lồi củ Gerdy…………………7-15 tuổi………………………………19 tuổi
6. Đầu xương mác
7. Đầu dưới xương chầy
8.Xương gót
9.Xương sên
10. Xương hộp
11. Xương thuyền
12. Xương chêm

Hình 4.3. Các điểm cốt hóa ở bàn chân


Tất cả các xương bàn chân đều có ngay sau khi sinh
Xuất hiện Dính vào thân xương
1 và 2………………………6 tháng - 2 tuổi………….…..………16 - 18 tuổi
3…………………………...5 - 12 tuổi…………………………….12 - 22 tuổi
8…………………………….6 tháng - 12 tuổi…………………….13 - 22 tuổi
9……………………………9 tháng – 12 tuổi……………………12 - 22 tuổi
10…………………………12 tháng – 12 tuổi…………………….11 - 12 tuổi

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Nêu sự hình thành đĩa sụn và điểm cốt hóa
2. Ý nghĩa của việc xuất hiện các điểm cốt hóa
3. Nêu quá trình phát triển của xương theo chiều dài
4. Lựa chọn ý đúng để trả lời cho câu hỏi sau.
Chỏm xương cánh tay cốt hóa khi:
A. 3 tháng C. 6 tháng D. 9 tháng
B. 1 năm E. 2 năm
5. Khẳng định đúng sai vào các câu sau:
A. Chỏm con cốt hóa lúc 1 năm tuổi
B. Mỏm khuỷu cốt hóa lúc 2 tuổi
C. Ròng rọc cốt hóa lúc 7 - 10 tuổi
D. Xương gót cốt hóa lúc 5 - 12 tuổi

Bài 2

GIẢI PHẪU X QUANG KHỚP VAI THẲNG

MỤC TIÊU
1. Mô tả được những cấu trúc chính của khớp vai thẳng trên phim chụp
2. Điều chỉnh chính xác chi tiết trên hình vẽ phim chụp khớp vai thẳng.

NỘI DUNG
I. Đại cương
Khớp vai được cấu tạo bởi ổ chảo xương bả vai và chóm xương cánh tay. Chỏm
xương cánh tay tương ứng với 1/3 khối cầu.
Ổ chảo hình bầu dục lõm lòng chảo chỉ bằng 1/3 đến 1/4 diện tích của chỏm xương
cánh tay. Nền ổ chảo là một vòng sụn bám quanh ổ chảo làm cho lòng ổ chảo sâu thêm nhiều
để tăng diện tích tiếp khớp với chỏm. Khi chụp phĩm quang phần diện khớp không cản quang
do đó ta sẽ thấy sự tiếp xúc trực tiếp của chỏm với ổ chảo là nhỏ hơn nhiều so với toàn bộ
diện khớp thực sự.
Xung quanh khớp vai là các dây chằng và đặc biệt có khớp cùng vai đòn ở phía trên,
mỏm quạ ở phía trong. Tất cả những thành phần này khi chụp phim đều có sự lien quan với
khớp vai trên phim chụp.
1. Những cấu trúc chính của khớp vai thẳng trên phim chụp
1.1. Đầu trên xương cánh tay
Khác hẳn thân xương ta thấy có vùng vỏ xương cản quang và ống tủy hình không cản
quang ở đây đầu trên xương cánh tay có những vân xương hình mạng lưới biểu hiện của hình
ảnh xương xốp.
Chỏm xương cánh tay chiếm gần 1/2 hình tròn. Sở dĩ đường viền của chỏm dài ra hơn
so với trên thực tế chỏm chỉ là 1/3 hình cầu vì trên tư thế thẳng chỏm được chụp trực diện ở
mặt cắt rộng nhất. Bờ viền của chỏm nhẵn chỉ tiếp khớp với ổ chảo 1/3 diện tích bề mặt.
Trên tư thế chụp khớp vai thẳng chỏm bao giờ cũng chồng lên một phần nhỏ của ổ
chảo nếu như chồng nhiều quá là có hiện tượng trật khớp vai.
Mấu động lớn ở trên và mấu động nhỏ ở dưới chúng có độ cản quang đậm hơn các
phần khác.
Phía phần rìa ngoài có đường cản quang chạy dọc đó chính là gờ của rãnh liên mấu.
1.2. Xương bả vai
1.2.1. Ổ chảo
Là hình elip dẹp, bản thân ổ chảo cấu tạo là hình elip dẹt đứng. Kết hợp khi ta chụp
theo chiều thẳng tia đi gần song song với mặt phẳng của ổ chảo nên hình của ổ chảo lại càng
dẹt theo chiều ngang.
Diện khớp ổ chảo nhỏ hơn nhiều so với chỏm xương cách tay.
1.2.2. Mỏm quạ
Do tia đi gần như trực diện với mỏm quạ nên mỏm quạ có hình tương đối tròn, cản
quang chậm.
Vị trí: Ở phía trên trong của ổ chảo, khi bị bị chấn thương gãy mỏm quạ ta sẽ thất hình
mỏm quạ dài ra.
1.2.3. Mỏm cùng vai.
Vị trí: Ở ngay phía trên của chỏm.
Nó là phần tận cùng của sống vai (gai vai) nên ta thấy nó là phần cản quang liên tục từ
sống vai nhưng có độ cản quang kém sống vai và càng ra phía ngoài độ cản quang càng kém.
Bờ dưới mỏm cùng cách chỏm khoảng 4mm.
1.3. Đầu ngoài xương đòn
Chồng lên mỏm cùng vai.
Tận cùng của đầu ngoài xương đòn cách tận cùng của mỏm cùng khoảng 2-3
cm.
1.4. Khe khớp vai
Khe khớp vai thực chất không chỉ là phần chỏm tiếp xúc với ổ chảo trên phim chụp mà
nó còn được tính bởi phần chỏm tiếp xúc với vành sụn. Như vậy khe khớp vai được tính từ
phần trên đường mép trên của ổ chảo 2,5 - 3cm và phần dưới của đường mép ổ chảo 2,5 -
3cm. Theo một đường vòng cung song song với chỏm vì phần này được cấu tạo bằng sụn
nên không thấy được trên phim chụp.
Phần khe khớp ta có thể định hình được dễ dàng đó là khoảng sáng giữa bờ trước của ổ
chảo và đường nền trực diện của chỏm.
Phim chụp đúng tư thế chỏm chỉ chồng lên ổ chảo 4mm chiều ngang.
Phần khe khớp nhìn thấy có độ sáng kém vì nó chồng lên ổ chảo.
2. Hình vẽ các chi tiết trên phim chụp khớp vai thẳng
2.1. Khớp cùng vai đòn
1. Mỏm cùng vai
2. Xương đòn
3. Chỏm xương cánh tay 4. Mỏm quạ
5. Khớp vai 6. Góc trong xương bả vai
7. Cạnh ngoài xương bả vai 8. Xương cách tay
9. Góc dưới xương bả

Hình 4.4

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Nêu 5 đặc điểm của đầu trên xương cách tay.
2. Mô tả 3 thành phần của xương bả vai.
3. Nêu 3 đặc điểm của ổ chảo.
4. Điền 10 chi tiết trên hình vẽ khớp vai thẳng.
5. Lựa chọn ý đúng nhất trả lời cho câu hỏi sau:
6. Mỏm quạ có đặc điểm
Xuất phát từ gai vai
Hình tương đối tròn
Tiếp khớp với đầu ngoài xương đòn
Không chồng lên khe khớp vai
7. Khẳng định đúng sai vào các câu sau:
A. Mỏm quạ cản quang đậm.
B. Mỏm cùng ở phía dưới chỏm.
C. Ổ chảo hình tròn
D. Đầu ngoài xương đòn không chồng lên mỏm cùng vai.
E. Mấu động nhỏ cản quang kém các phần khác.
Bài 3.

GIẢI PHẨU X QUANG KHỚP KHUỶU


THẲNG NGHIÊNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được những cấu trúc chính trên phim chụp khớp khuỷu thẳng và nghiêng.
2. Điền chính xác các chi tiết trên phim chụp khớp khuỷu thẳng và nghiêng

NỘI DUNG
I. Đại cương về giải phẫu khớp khuỷu
Khớp khuỷu liên kết đầu dưới xương cánh tay với đầu trên xương quay và xương trụ.
Nó gồm 3 khớp nằm trong một bao chung.
1. Khớp cánh tay trụ
Được tạo bởi diện khớp hình ròng rọc xương cánh tay và khuyết ròng rọc ( hõm sigma
lớn ) của xương trụ. Hõm sigma như hình cờ lê ôm lấy ròng rọc. Khi gấp cẳng tay tối đa thì
mỏm vẹt của xương trụ lấp vào hõm vẹt của đầu dưới xương cánh tay do vậy khi ta chụp
thẳng ở tư thế cẳng tay duỗi thì phần lớn hõm sigma lớn chồng lên ròng rọc.
2. Khớp quay cánh tay
Được thiết lập bởi hõm khớp của chỏm xương quay (đài quay) với chỏm nhỏ xương
cánh tay.
3. Khớp quay trụ trên
Được tạo bởi vành của chỏm xương quay tiếp khớp với khuyết quay (hõm sigma nhỏ)
của xương trụ.
II. Giải phẫu Xquang khớp khuỷu thẳng
1. Những cấu trúc chính
Khi chụp khớp khuỷu thẳng thường ta để bệnh nhân ở tư thế cẳng tay duỗi tối đa trừ
những trường hợp cứng khớp. Nhìn toàn bộ các đầu xương thấy chúng là những xương xốp
có vân xương hình mạng lưới, tuy nhiên xương quay ta thấy vỏ xương đặc đến gần sát chỏm
và ở xương trụ vỏ xương đặc tới gần mỏm vẹt.
1.1. Đầu xương dưới cánh tay
Đầu xương dưới cánh tay thấy phình to gấp 3,0 - 3,5 lần so với thân. Mỏm trên lồi cầu
trong lồi nhiều về phía trong tạo thành một mấu xương lớn cản quang kém. Phía trên diện
khớp ròng rọc có một khoảng sáng đỏ là phần hố khuyết và hố vẹt chồng lên nhau giữa hố
vẹt và hố khuyết chỉ cách nhau một lớp xương mỏng, khi tổn thương lớp xương này có thể bị
thủng tạo thành một khoảng sang rõ.
Từ giữa khoảng sáng hố khuỷu và hố vẹt xuống dưới có hình cân đậm tới tận khe khớp
cánh tay trụ đó là mỏm khuỷu và khuyết ròng rọc.
Chỏm con hình kém cản quang có ranh giới tròn.
Đầu dưới xương cánh tay kém, nhất là ròng rọc, chỏm con và mỏm trên lồi cầu trong.
1.2. Đầu trên xương quay
Chỏm xương quay là một hình kém cản quang hình chữ nhật ( gọi là vành khớp của
chỏm). Phía trên cản quang đậm và hơi lõm gọi là hõm của chỏm xương quay ( đài
quay). Phía trong chỏm tiếp khớp với khuỷu quay của xương trụ.
Dưới chỏm xương quay là phần thắt lại gọi là cổ xương quay.
Dưới cổ xương quay có phần lồi vào trong chồng lên xương trụ đó là lồi củ nhị đầu
xương quay.
Phim chụp khuỷu thẳng đứng thì lồi củ nhị đầu lồi ra rõ và chỉ có lồi củ nhị đầu chồng
vào phía ngoài xương trụ.
1.3. Đầu trên xương trụ
Mỏm khuỷu và khuyết ròng rọc chồng lên ròng rọc tạo thành hình cản quang đậm qua
khuyết ròng rọc ta nhìn thấy khe khớp cánh tay trụ liên tục với khe khớp cánh tay quay.
Đầu trên xương trụ cản quang nhiều hơn đầu trên xương quay.
1.4. Khe khớp
Khe cánh tay trụ và cánh tay quay lien tục với nhau. Đó là khe sáng phía dưới ròng rọc
và chỏm con, có chiều dày khoảng 3mm phần khớp cánh tay trụ mờ hơn do khuyết ròng rọc
che lấp.
Khớp quay trụ trên: là hình sáng mờ nhạt ở phía trong của chỏm xương quay.

Hình 4.5.

Hình vẽ chi tiết phim chụp khớp khuỷu thẳng


1. Mỏm trên lồi cầu ngoài 2. Chỏm con
3. Chỏm xương quay 4. Cổ xương quay
5. Xương cánh tay 6. Hố khuyết
7. Mỏm khuỷu 8. Mỏm trên lồi cầu trong
9. Ròng rọc 10. Bờ dưới khuyết ròng rọc
11. Lồi củ nhị đầu

2. Giải phẫu Xquang khớp khuỷu nghiêng


2.1. Những cấu trúc chính
a. Đầu dưới xương cánh tay
Kích thước: phình to hơn so với thân một ít.
* Hình dáng:
+ Cong về trước như chiếc vợt khúc côn cầu.
+ Ròng rọc là hai vòng tròn chồng lên nhau, vùng trong vòng tròn độ cản quang kém.
+ Trên ròng rọc có hình cản quang hơi đậm là hình cản quang của mõm trên lồi cầu
trong.
+ Chỏm con cản quang kém ròng rọc và bao chum lên ròng rọc cả phía trước và sau
nhưng chủ yếu là phía trước.
b. Đầu trên xương trụ
* Hình dáng:
+ Phình rộng, có hình chiếu mỏ lết ôm lấy ròng rọc. Đó chính là hình Khuyết dọc.
+ Trên phim nghiêng ta nhìn thấy khuyết dọc là đầy đủ nhất.
+ Mỏm vẹt nằm ở phía trước ròng rọc nó tạo nên phần trước của khuyết dọc. Mỏm vẹt
hình tam giác nhô lên cao hơn mỏm khuỷu khoảng 1cm và chồng lên một phần đài quay và
chỏm xương quay.
+ Mỏm khuỷu: chui một phần vào hố khuỷu nếu chụp duỗi thẳng cẳng tay hoặc khe
ròng rọc nếu chụp hơi gấp cẳng tay.
+ Mỏm khuỷu thấp hơn mỏm vẹt và kém cản quang hơn mỏm vẹt.
+ Đầu trên xương trụ cản quang kém trừ mỏm khuỷu, mỏm vẹt và đường viền hõm
sigma.
+ Ống tủy tận hết ở ngang tầm mỏm vẹt.
c. Đầu trên xương quay:
- Phần tận cùng là đài quay là hình ảnh cản quang đậm có mặt lõm hướng ra sau.
- Đài quay chồng lên một phần của lồi cầu và mỏm vẹt.
- Chỏm nằm liên tiếp với đài quay hình trụ dẹt cong về phía trước và kém cản quang.
- Trên phim nghiêng lồi củ nhị đầu bé hơn nhiều so với phim thẳng do tia X đi theo
trực diện với lồi củ nhị đầu.
Hình vẽ chi tiết phim chụp khớp khuỷu nghiêng.
1. Ròng rọc 2. Mỏm khuỷu
3. Thân xương cánh tay 4. Chỏm con
5. Chỏm xương quay 6. Mỏm vẹt
7. Cổ xương quay 8. Lồi củ nhị đầu
9. Khe khớp
Hình 4.6

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


A. PHIM THẲNG
1. Nêu 6 đặc điểm của đầu dưới xương cánh tay.
2. Nêu 4 đặc điểm của đầu trên xương quay và 2 đặc điểm của đầu trên xương trụ.
3. Mô tả khe khớp cánh tay trụ, cánh tay quay và quay trụ trên.
4. Điền 11 chi tiết trên hình vẽ phim chụp khuỷu thẳng.
B. Lựa chọn ý đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau:
A. Xương quay trên phim chụp lớp khuỷu thẳng có đặc điểm:
B. Đài quay là phần thu nhỏ
C. Mặt trên đài quay lồi
D. Lồi củ nhị đầu xoay ra ngoài
E. Đài quay chồng lên một phần của lồi cầu và mỏm vẹt.
C. PHIM NGHIÊNG
1. Nêu 4 đặc điểm về hình dáng đầu dưới xương cánh tay.
2. Nêu 6 đặc điểm đầu trên xương trụ.
3. Mô tả 4 đặc điểm đầu trên xương quay.
4. Điền 9 chi tiết trên hình vẽ phim chụp khớp khuỷu nghiêng.
D. Lựa chọn ý đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau :
A. Xương trụ có đặc điểm
B. Không chồng lên diện khớp đầu xương cánh tay.
C. Hõm xích ma ôm gần hết ròng rọc.
D. Mỏm vẹt chồng lên lồi củ nhị đầu xương quay.
E. Ống tủy tận hết ở ngang tầm mỏm vẹt.
Bài 4

GIẢI PHẪU XQUANG KHỚP CỔ TAY


XƯƠNG BÀN, NGÓN TAY THẲNG NGHIÊNG

MỤC TIÊU
1. Mô tả những cấu trúc chính phim chụp cổ, bàn, ngón tay thẳng, nghiêng, chếch.
2. Điền chính xác các chi tiết trên hình vẽ phim chụp cổ bàn ngón tay thẳng, nghiêng, chếch.
NỘI DUNG
I. Đại cương về giải phẫu khớp cổ tay
Khớp cổ tay bao gồm các khớp sau :
- Khớp quay trụ dưới
- Khớp quay - cổ tay (khớp giữa xương quay với các xương cổ tay)
- Khớp giữa các xương cổ tay với nhau
- Khớp giữa các xương cổ tay với đầu gần xương bàn ngón tay.
1. Khớp quay trụ dưới
Đầu dưới xương trụ có 2 mặt khớp :
+ Mặt ngoài trên chiếm 2/3 chỏm đầu dưới tiếp khớp với khuyết trụ của đầu dưới
xương quay.
+ Mặt dưới hình tam giác tiếp khớp với đĩa khớp quay cổ tay.
Đầu dưới xương quay : mặt trong có khuyết trụ tiếp khớp với chỏm xương trụ.
2. Khớp quay cổ tay
Khớp cổ tay liên kết đầu dưới xương quay với các xương cổ tay, còn đầu dưới xương
trụ tham gia gián tiếp qua đĩa khớp quay cổ tay.
* Các mặt khớp gồm :
- Mặt dưới xương quay lõm chia làm 2 diện khớp, diện ngoài hình tam giác tiếp khớp
với xương thuyền và xương bán nguyệt.
- Đĩa khớp là sụn đệm giữa đầu dưới xương trụ và mặt trên xương thang.
3. Khớp cổ - bàn ngón tay
Các xương cổ tay xếp thành 2 hàng bao gồm các khớp :
Các khớp gian xương cổ tay (giữa các xương cổ tay cùng một hàng).
Khớp giữa cổ tay : giữa các xương cổ tay hàng trên với các xương cổ tay hàng dưới.
Diện khớp phức tạp, hình thể giữa các xương không đều.
Khớp tháp đậu : xương đậu chỉ khớp duy nhất với xương tháp.
Các khớp giữa các xương cổ tay hàng dưới và các xương bàn tay (đầu gần).
Đây thuộc loại khớp phẳng có biên độ hoạt động hạn chế.
Các khớp gian cốt bàn tay : giữa đầu của các xương bàn với nhau cũng thuộc diện
khớp phẳng.
Các khớp bàn đốt
Các khớp giữa các đốt ngón tay.
4. Phim chụp cổ - bàn – ngón tay thẳng
Những cấu trúc cơ bản
a. Khớp cổ tay
- Đầu dưới xương quay :
+ Mặt khớp cong lõm về phía dưới.
+ Bề mặt lớp cản quang đậm
+ Mặt khớp xương quay khớp với xương thuyền và xương nguyệt.
- Đầu dưới xương trụ :
+ Tiếp khớp với xương tháp và xương đậu
+ Mỏm trâm trụ tì lên phía trong xương tháp.
- Các xương cổ tay :
+ Khớp với đầu dưới xương quay, trụ
+ Khớp với nhau
+ Khớp với đầu gần xương bàn tay
+ Cản quang kém cấu trúc xương hình mạng lưới.
- Đặc điểm của các khe khớp :
+ Khe khớp của đầu dưới xương trụ và xương tháp rộng nhất.
+ Khe khớpđầu dưới xương quay và xương thuyền, xương nguyệt là một khe hẹp.
+ Khe khớp giữa các xương cổ tay và giữa xương cổ tay với xương bàn tay những khe
sáng hẹp đều.
- Do vậy trên phim chụp cổ bàn tay thẳng ta nhận rõ được ranh giới giữa các xương cổ
tay.
b. Bàn – ngón tay
- Xương bàn tay :
+ Xương bàn 1 cong hướng chiều cong vào trong.
+ Các xương bàn khác trục thẳng 2 bên mặt bên lõm.
+ Thuộc xương dài và có ống tủy.
+ Đầu gần có mặt khớp lõm.
+ Đầu xa có mặt khớp lồi.
+ Đường viền thân xương lõm.
+ Vỏ xương dày ở thân, mỏng ở 2 đầu cản quang đậm.
- Xương đốt 1:
+ Là loại xương ngắn có ống tủy.
+ Đầu gần có mặt khớp lõm
+ Đầu xa có mặt khớp hình ròng rọc.
+ Vỏ xương mỏng cản quang.
+ Thân xương thắt hẹp ở giữa.
- Xương đốt 2: ngón 2, 3, 4, 5
+ Xương ngắn có ống tủy.
+ Đầu gần có 2 mặt khớp lõm, có gờ ở giữa.
+ Đầu xa có mặt khớp hình ròng rọc.
+ Thân xương nhẵn, vỏ mỏng ít cản quang.
+ Thân xương thắt hẹp ở giữa.
- Xương đốt 2 ngón 1 và đốt 3 ngón 2, 3, 4, 5
+ Là xương ngắn có ống tủy.
+ Đầu gần có 2 mặt không lõm có gờ ở giữa.
+ Đầu xa là xương xốp phình ra hình mỏng.
Hình vẽ chi tiết phim cổ bàn ngón tay thẳng
Cổ tay thẳng
1. Xương bàn tay 1- 5 2. Thân xương trụ
3. Thân xương quay 4. Mỏm tram trụ
5. Mỏm tram quay 6. Xương thuyền
7. Xương nguyệt 8. Xương tháp
9. Xương đậu 10. Xương thang 11.
Xương thê 12. Xương cả 13. Xương móc.

Hình 4.7

1. Xương bàn tay ngón thẳng 2. Xương ngón tay


3. Xương bàn tay 4. Xương móc
5. Xương tháp 6. Xương đậu
7. Mỏm tram trụ 8. Xương nguyệt
9. Xương trụ 10. Xương quay
11. Mỏm tram quay 12. Xương thuyền
13. Xương cả 14. Xương thang
15. Xương thê
Hình 4.8
5. Phim chụp cổ - bàn – ngón tay chếch
* Những cấu trúc cơ bản
a. Khớp cổ tay chếch
* Đầu ưới xương quay:
+ Tương tự như trong phim chụp thẳng nhưng bề ngang thu nhỏ hơn.
+ Bề mặt khớp cản quang đậm hơn do mặt khớp xương quay có độ nghiêng nhất định.
* Đầu dưới xương trụ:
+ Ít có sự thay đổi so với phim thẳng.
+ Mỏm tram trụ chuyển lui về phía trong hơn so với trên phim thẳng.
* Các xương cổ tay:
+ Các khớp giữa các cổ xương tay với nhau mờ hơn do hiện tượng các xương có
chồng một phần lên nhau.
+ Xương thuyền trồi ra ngoài nhiều hơn so với mỏm tram quay.
* Khe khớp:
+ Khe khớp giữa các xương cổ tay không rõ.
+ Khe khớp xương trụ, quay với các xương cổ tay vẫn rõ nhưng không rộng giữa mặt
khớp xương trụ với xương tháp rộng hơn trên phim thẳng.
+ Xương bán nguyệt chồng lên một phần mặt khớp xương quay.
+ Các khớp giữa các xương cổ tay và đầu gần các xương bàn tay vẫn rõ.
b. Xương bàn ngón tay chếch
* Xương bàn tay:
+ Khoảng cách giữa các xương bàn tay gần hơn.
+ Đầu gần của các xương bàn tay chồng lên nhau một phần.
+ Đầu gần mặt khớp cũng hình dạng lõm.
+ Đầu xa mặt khớp lồi
* Xương ngón tay đốt 1:
+ Đầu gần mặt khớp lõm
+ Đầu xa mặt khớp hình ròng rọc nhưng không rõ.
+ Vỏ xương mỏng cản quang
* Xương ngón tay đốt 2 ngón 2, 3, 4, 5
+ Xương ngắn có ống tủy.
+ Đầu gần có 2 mặt khớp lõm chồng lên nhau một phần nên không rõ, mặt khớp và gờ
xương như phim thẳng.
+ Đầu xa có mặt khớp hình ròng rọc không rõ rang.
+ Thân xương cong lõm về trước.
* Xương đốt 2 ngón 1 và đốt 3 ngón 2, 3, 4
+ Là xương ngắn có ống tủy.
+ Đầu gần có 2 mặt khớp lõm cũng không rõ do chúng chồng lên nhâu.
+ Hình xương xốp phình ra hình móng ngựa bị thu nhỏ và chủ yếu phình về phía
trước.

Hình vẽ phim chụp chếch cổ tay:

1. Xương trụ
2. Xương quay
3. Mỏm trâm trụ
4. Mỏm tram quay
5. Xương thuyền
6. Xương nguyệt
7. Xương tháp
8. Xương thang
9. Xương thê
10. Xương cả
11. Xương móc
12. Xương bàn 1
13. Xương vừng
Hình 4.9
Hình vẽ phim chụp chếch bàn- ngón tay:

1. Xương trụ
2. Xương tram trụ
3. Xương tháp
4. Xương móc
5. Xương cả
6. Xương bàn tay
7. Xương thê
8. Xương thuyền
9. Mỏm tram quay
10. Xương bán nguyệt
11. Xương quay

Hình 4.10
6. Phim chụp cổ- bàn- ngón tay nghiêng
Hình vẽ chi tiết phim xương cổ bàn ngón tay nghiêng

1. Xương quay
2. Mỏm tram trụ
3. Xương nguyệt
4. Xương thuyền
5. Xương tháp
6. Xương thang
7. Xương thê
8. Xương cả
9. Xương móc
10. Xương bàn tay
11. Xương ngón tay
Hình 4.11
* Những cấu trúc cơ bản
a. Khớp cổ tay
* Xương đầu dưới quay- trụ:
+ Chồng lên nhau
+ Xương trụ ở sau so với xương quay một ít
+ Đầu dưới xương quay to gấp đôi xương trụ và thấp hơn xương trụ.
+ Mặt khớp đầu dưới xương quay bị xương thuyền và xương nguyệt che lấp.
* Các xương cổ tay:
+ Các xương cổ tay chồng lên nhau rất khó phân biệt.
+ Nhìn rõ được xương thuyền nằm ở trên cùng.
+ Xương thuyền dưới xương nguyệt một ít và có mỏm nhô ra trước nhiều.
+ Xương tháp dưới xương thuyền và chồng lên đầu gần xương bàn tay 1 và cũng nhô
ra trước nhiều.
Khe khớp cổ tay không nhìn rõ các khe khớp.
b. Xương bàn- ngón tay
* Xương bàn tay:
+ Xương bàn 1 trên phim nghiêng có trục thẳng và lõm ở 2 bên khác hẳn các xương
bàn khác.
+ Các xương bàn từ 2 đến 5
+ Chồng lên nhau khó phân biệt được các chi tiết.
+ Cong lõm hướng chiều cong ra trước.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. KHỚP CỔ TAY, BÀN NGÓN TAY NGHIÊNG
1. Nêu 3 đặc điểm của đầu dưới xương quay
2. Nêu 5 đặc điểm của đầu dưới xương trụ
3. Mô tả các đặc điểm của khe khớp cổ tay
4. Bảy đặc điểm của các xương bàn tay
5. Điền các chi tiết trên phim chụp cổ tay thẳng
6. Điền các chi tiết trên phim bàn ngón tay thẳng.
7. Khẳng định đúng sai vào các câu sau:
Đầu trên xương quay mặt khớp lõm xuống
Khe khớp đầu dưới xương trụ và xương tháp rộng nhất.
B. KHỚP CỔ TAY, BÀN NGÓN TAY CHẾCH
1. Mô tả đầu dưới xương quay, trụ
2. Mô tả các xương cổ tay, khe khớp.
3. Điền các chi tiết trên phim bàn ngón tay chếch
4. Điền các chi tiết trên phim bàn ngón tay chếch
5. Khẳng định đúng sai vào các câu sau
Xương thuyền trồi ra ngoài nhiều hơn so với mỏm tram quay
Khe khớp giữa các xương cổ tay thường không rõ
C. KHỚP CỔ TAY- BÀN NGÓN TAY NGHIÊNG
1. Mô tả đầu dưới xương quay, trụ, các xương cổ tay.
2. Mô tả các xương bàn ngón tay
3. Điền các hình vẽ chi tiết phim xương cổ bàn ngón tay nghiêng.
Bài 5

GIẢI PHẪU XQUANG


PHIM CHỤP KHỚP HÁNG THẲNG VÀ NGHIÊNG

MỤC TIÊU
1. Mô tả được những cấu trúc chính trên phim chụp khớp háng thẳng, nghiêng.
2. Điền chính xác các chi tiết trên hình về phim chụp khung chậu thẳng

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG GIẢU PHẨU KHỚP HÁNG
Khớp háng được tạo bởi ổ cối của xương chậu và mỏm xương đùi. Đây là một khớp di
động linh động chỉ sau khớp vai. Đặc điểm cấu tạo của nó được phản ánh hầu hết trên phim
chụp.
1. Ổ cối
- Là nơi tiếp nối 3 xương : cánh chậu, xương ngồi và xương mu. Xương cánh chậu ở
trên ổ cối. Xương ngồi ở sau dưới và xương mu ở trước dưới.
- Ổ cối hình lòng chảo sâu : ổ cối có sụn che phủ phần này gọi là diện nguyên phần
còn gọi lại ở khoảng giữa đáy ổ cối gọi là hố ổ cối.
- Mép ổ cối nhô lên thành một vành, vành này khuyết ở dưới gọi là khuyết ổ cối.
- Trên ổ cối có diện phía ngoài là diện mỏng của xương cánh chậu.
- Dưới ổ cối là lỗ bịt, tạo được bởi xương ngồi và xương mu.
2. Đầu trên xương đùi
- Chỏm:
+ Hình dạng: có hình 2/3 khối cầu hướng lên trên vào trong và ra trước
+ Chỏm có sụn che phủ từ hõm chỏm xương đùi.
- Các thành phần lân cận:
+ Cổ giải phẫu: dưới chỏm là cổ giải phẫu xương đùi, cổ giải phẫu xương đùi hình trụ
dài hơn hẳn cổ xương cánh tay.
+ Mấu chuyển lớn và nhỏ tùy theo cổ giải phẫu là 2 mấu chuyển lớn và nhỏ giữa 2
mấu chuyển là đường liên mấu chuyển. Nơi đặt trên của cổ giải phẫu với mấu chuyển lớn có
chỗ xương lõm gọi là hố ngón tay. Cổ gải phẫu hợp với thân xương một góc 1300.
Cấu trúc: các đầu xương đa số cấu trúc hình xương xốp nhưng đầu trên xương đùi có
một cấu trúc đặc biệt.

1. Chỏm xương; 2. Mấu chuyển lớn; 10. Mấu chuyển bé;


2. Cổ xương đùi; 12. Đường liên mấu chuyển
Hình 4.12. Đầu trên xương đùi: A mặt trước, B mặt sau

+ Lớp vỏ xương đặc ở thân xương lên đến tận cổ khớp ở phía trong, ở ngoài lớp vỏ
xương đặc chỉ dừng lại ở mấu chuyển lớn nhưng được tăng cường bằng một lớp vỏ xương
đặc ở trên cổ.
+ Ở chỏm xương xếp thành hình lan quạt tụ lại ở phần vỏ xương đặc ở cổ
+ Giữa cổ và mấu chuyển có một hệ thống cung xương nhọn mà chân cung xương tựa
vào vỏ xương đặc ở thân. Đỉnh cung hướng lên trên giữa 2 hệ thống này có một chỗ yếu rất
dễ gãy.
II. GIAIR PHẨU XQUANG PHIM CHỤP KHỚP HÁNG THẲNG
* Những cấu trúc cơ bản
1. Xương chậu gồm có 3 phần chính xung quanh ổ cối.
a. Phần xương cánh chậu:
+ Phần này được giới hạn phía trên ổ cối
+ Độ cản quang: càng ra phía ngoài độ cản quang càng kém. Điều này để lưu ý khi
xem phim tránh nhầm lẫn với những trường hợp thiếu xương,
+ Các vân xương mạng lưới.
b. Xương mu:
+ Vị trí: Nằm phía trong ổ cối
+ Có 2 ngành: Ngành chậu mu tạo thành bờ trên lỗ bịt, ngành ngồi mu tạo thành bờ
dưới lỗ bịt.
c. Xương ngồi:
+ Ở dưới trong ổ cối
+ Cùng ngành ngồi mu tạo thành bờ dưới lỗ bịt.
- Ổ cối bao gồm các thành phần:
+ Bờ trước ổ cối nằm ở phía trên và trong
+ Bờ sau nằm ở dưới ngoài
+ Đáy ổ cối là một nửa vòng tròn cản quang đậm, phần trên ngoài gọi là mái ổ khớp,
phía dưới trong ổ cối có phần xương đặc giống như một giọt lệ gọi là giọt lệ Xquang.
+ Đáy giọt lệ Xquang thường tương ứng với phần thấp nhất của chỏm xương đùi.
2. Đầu trên xương đùi
Chỏm: là 2/3 hình tròn nằm gọn trong phần lớn ổ cối. Có một khuyết nhỏ ở phía trong
đó là chỗ bám dây chằng trong.
Ở khớp vai chỏm xương cánh tay hầu như nằm ngoài ổ chảo. Nhưng với khớp háng ổ
cối ôm gần hết chỏm xương đùi do vậy trên phim ta thấy ổ cối chồng lên chỏm xương đùi
một diện tích khá lớn tạo thành hình mờ bán nguyệt.
Mấu chuyển lớn nằm ở phí trên và ngoài ít cản quang hơn cả.
Mấu chuyển nhỏ nằm ở phía trong cổ phẫu thuật xương đùi. Nó cũng là thành phần
kém cản quang.
Giữa 2 mấu chuyển có đường cản quang đậm hơn phần khác là đường lien mấu
chuyển.
Cổ giải phẫu được tính từ bờ dưới chỏm đến phần dưới của đường lien mấu chuyển.
Các vân xương ở cổ giải phẫu và chỏm là những thớ xiên chéo đan vào nhau.
3. Khe khớp
Là khe sang giữa chỏm và ổ cối.
Đường viền về phía ổ cối cong lõm hình 1/3 vòng tròn. Ở phần giữa cung tròn lõm sâu
hơn chính là đúng ổ cối nơi bám của dây chằng tròn. Hai đầu của đường viền cản quang đậm.
Đường viền bề mặt chỏm xương đùi cong lồi song song với đường viền ổ cối, đường
viền nhẵn ở giữa khuyết lõm nhỏ chính là chỗ bám dây chằng tròn.
Khe khớp phần mái ổ khớp hẹp hơn ở dưới.
Kích thước phần mái ổ khớp hẹp hơn ở dưới
Kích thước khe khớp ở trên rộng 2-3mm phần dưới rỗng 4- 5mm.
Khe khớp sáng đèn.
4. Các thành phần khác
Trục của thân xương và cổ giải phẫu làm thành một góc 1200 – 1300.
Vòng cung cổ bịt : là đường cong đều được tạo bởi :
+ Bờ dưới ngành mu chậu
+ Bờ dưới cổ giải phẫu
+ Mặt trong đầu trên xương đùi
Vòng cung này mất đi khi bị trật khớp háng hoặc gẫy cổ xương đùi.
Hình vẽ phim chụp khớp háng thẳng
1. Khớp chậu cùng
2. Gai hông
3. Xương cụt
4. Chỏm xương đùi
5. Lỗ bịt
6. Khớp mu
7. Ụ ngồi
8. Cổ giải phẫu
9. Gai chậu trước dưới
10. Mấu chuyển lớn
11. Mấu chuyển lớn
12. Thân xương đùi
13. Bờ sau ổ cối
14. Bờ trước ổ cối
15. Khe khớp háng
Hình 4.13

III. GIAIR PHẨU XQUANG PHIM CHỤP KHỚP HÁNG NGHIÊNG


Những cấu trúc cơ bản
1. Xương chậu
* Xương cảnh chậu :
+ Toàn bộ ở phần trên ổ cối.
+ Cản quang hơn các phần khác.
+ Phần ngoài xương cánh chậu ngang mức ổ cối là khuyết hông lớn trong (kém cản
quang) và bờ trên ngành chậu mu ở ngoài.
* Xương mu và khớp mu
Ở phía trong ngang mức chỏm xương đùi, xương mu là một cung xương cản quang
cong lõm lên trên khớp bị góc xương mu 2 bên chồng lên chỉ còn thấy một khe sáng mờ
nhạt.
* Ụ ngồi :
Ở ngay phía dưới khớp mu mu và xương mu là hình ảnh quay cong vòng xuống dưới.
* Ổ cối :
+ Bờ trước ổ cối ở dưới, nó là một đường nền lượn sóng cắt qua phần trên của chỏm,
hướng từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.
+ Bờ sau cùng là đường nền nhưng thẳng hơn bờ trước ; ở phía trên bờ trước, hướng từ
trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ phần bờ sau trở lên ổ khớp có hình cản quang đậm
hơn.
2. Đầu trên xương đùi
* Chỏm xương đùi
+ Gần như tròn chỉ vẻn vẹn góc một ít ở phần dưới.
+ Chỉ nằm trong ổ cối 1/3.
+ Có độ cản quang đều.
* Mấu chuyển lớn :
+ Chồng lên một phần cổ giải phẫu và chỏm xương đùi.
+ Kém cản quang.
* Mấu chuyển nhỏ :
+ Lồi nhiều vào phía trong.
+ Kém cản quang
* Đường liên mấu chuyển :
+ Là đường cản quang đậm
+ Đi từ mấu chuyển lớn đến mấu chuyển nhỏ.
3. Khe khớp
+ Là khe sáng đồng đều giữa chỏm và ổ cối.
+ Ổ cối tạo thành đường viền trên của khe khớp đó cản quang rất đậm, có một khuyết
lớn ở đáy ổ cối.
+ Đường viền dưới là chỏm xương đùi gần như hình tròn, đường viền nhẵn và đều.
+ Trên tư thế nghiêng, lỗ bám của dây chằng tròn bị che lấp nên không thấy đường.
+ Độ rộng của khe khớp 2- 3mm ở phần……khớp, 4- 5mm phần trong và dưới.

Hình vẽ khớp háng nghiêng


1. Khớp cùng chậu 2. Khớp mu
3. Chỏm xương đùi 4. Mấu chuyển lớp
5. Gai hông 6. Ụ ngồi
7. Đường liên mấu chuyển 8. Mấu chuyển nhỏ
9. Bờ trước ổ cối 10. Khe khớp

Hình 4.14
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. PHIM CHỤP KHỚP HÁNG THẲNG
1. Nêu 3 đặc điểm của xương cánh chậu
2. Mô tả xương mu và xương ngồi
3. Nêu 4 đặc điểm của ổ cối
4. Mô tả 7 đặc điểm đầu trên xương đùi
5. Mô tả 6 đặc điểm khe khớp
B. KHỚP HÁNG NGHIÊNG
1. Nêu 4 đặc điểm của xương cánh chậu
2. Mô tả xương mu và xương ngồi
3. Mô tả ổ cối
4. Nêu 5 thành phần của đầu trên xương đùi
5. Nêu 5 đặc điểm của khe khớp háng
Bài 6

GIẢI PHẪU XQUANG KHỚP GỐI


THẲNG NGHIÊNG

MỤC TIÊU
1. Mô tả được những cấu trúc cơ bản của phim chụp khớp gối thẳng và nghiêng.
2. Điền chính xác các chi tiết trên hình vẽ phim chụp khớp gối thẳng và nghiêng.

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẨU KHỚP GỐI
- Khớp gối gồm 2 khớp :
+ Giữa xương đùi và xương chày
+ Giữa xương đùi và xương bánh chè
1. Đầu dưới xương đùi
Đầu dưới xương đùi có hai mặt lồi gọi là lồi cầu trong và lồi cầu ngoài khớp với 2 mặt
khớp lõm của đầu trên xương chày. Lồi cầu trong hẹp hơn nhưng dài hơn lồi cầu ngoài.
Phía trước 2 lồi cầu dính liền nhau tạo thành 2 má của một hình ròng rọc hướng ra
trước gọi là diện bánh chè.
Phía sau 2 lồi cầu tách xa nhau bởi hố gian lồi cầu.
2. Đầu trên xương chày
Đầu trên xương chày loe rộng thành hai lồi cầu để đỡ lấy xương đùi bằng diện khớp
của nó.
Diện khớp ngoài rộng và nông hơn diện khớp trong
Ở giữa 2 diện khớp có lồi gian lồi cầu chia khoang giữa 2 diện khớp thành vùng gian
lồi cầu trước và vùng gian lồi cầu sau.
3. Sụn chêm
Có 2 sụn chêm nằm ở trên hai mặt khớp trên của 2 lồi cầu xương chày làm cho 2 mặt
khớp này sâu thêm và rộng thêm để khớp với 2 lồi cầu xương đùi. Sụn ngoài hình chữ O, sụn
trong hình chữ C.
Hai sụn dính vào xương chày bởi sừng trước vào vùng gian lồi cầu trước, sừng sau vào
vùng gian lồi cầu sau và nối với nhau bởi dây chằng ngang gối.
Khi ta chụp Xquang phần sụn chêm này không cản quang nên ta sẽ thấy vùng sụn
chêm này trên Xquang khe khớp rộng ra.
4. Xương bánh chè
Mặt sau xương bánh chè tiếp khớp với ròng rọc xương đùi. Đỉnh xương bánh chè là
mốc để định khe khớp giữa xương đùi và xương chày.
II. GIẢI PHẨU XQUANG KHỚP GỐI THẲNG
Những cấu trúc cơ bản
1. Đầu dưới xương đùi
Đầu dưới xương đùi phình rất to gấp ba so với thân xương đùi.
Giới hạn bởi 2 lồi cầu.
Lồi cầu trong to hơn lồi cầu ngoài và hình khối vuông.
Diện khớp với xương chày cong lõm lên trên bởi hố liên lồi cầu.
Phần giữa hai lồi cầu có xương bánh chè chồng lên.
Hai lồi cầu càng ra dìa ngoài càng cản quang kém.
2. Xương bánh chè
Chồng hoàn toàn lên đầu dưới xương đùi
Gần như hình tròn ở trên to hơn ở dưới.
3. Đầu trên xương chày :
Hai lồi cầu phình to ra 2 bên trong cân đối nhau
Mặt trên có 2 diện khớp ở 2 bên còn gọi là mâm chày
Mâm chày trong thấp hơn mâm chày ngoài
Giữa 2 mâm chày 2 lồi gian lồi cầu xuất hiện trên phim tạo thành 2 gai chày hình tam
giác ngăn cách giữa hai mâm chày.
Hai gai chày đối diện tương ứng với hố liên lồi cầu
Các vân xương ở đầu trên xương chày hình mạng lưới không có ống tủy.
4. Đầu trên xương mác
Khớp chày mác ở giải phẫu thường được xếp vào phần khớp của 2 xương cẳng chân.
Trên Xquang khớp chày mác được nằm vào cụm khớp gối nghiên cứu.
Đầu trên xương mác là một thành phần tạo nên không chày mác.
Đầu trên xương mác phình to chồng lên một phần mặt ngoài lồi cầu ngoài xương chày.
Khớp chày mác được tạo bởi chân xương mác và phần dưới mặt ngoài lồi cầu ngoài
xương chày.
Khe khớp chày mác chính là phần chồng lên nhau của chỏm xương mác với hố cầu
ngoài xương chày.
5. Khe khớp
Là khe sáng hình mũi, đường bờ khe khớp nhẵn đều.
Khe khớp rộng khoảng 5mm.
Ở 2 đầu khe khớp rộng hơn do ở đó có sụn nên dày hơn.
Đường viền trên của khe khớp chính là mặt dưới 2 lồi cầu xương chày và hố bên lồi
cầu.
Đường viền nhẵn đều có độ cản quang tương đương lồi cầu.
Đường viền dưới chính là 2 mâm chày và 2 gian lồi cầu.

Hình vẽ phim chụp khớp gối thẳng

Hình 4.15
1. Mỏm trên lồi cầu ngoài 2. Lồi cầu ngoài xương đùi 3. Hố liên lồi cầu 4. Lồi
cầu ngoài xương chày 5. Chỏm xương mác 6. Cổ xương mác
7. Xương đùi 8. Xương bánh chè 9. Mỏm trên lồi cầu trong
10. Lồi cầu trong xương đùi 11. Lồi cầu trong xương chày 12. Xương chày

III. GIẢI PHẨU XQUANG PHIM CHỤP KHỚP GỐI NGHIÊNG


Những cấu trúc cơ bản
1. Đầu dưới xương đùi
Hai lồi cầu phình ra phía sau.
Đường viền 2 lồi cầu là 2 nửa hình tròn nhẵn song song với nhau.
Lồi cầu trong xuống thấp hơn lồi cầu ngoài.
Bờ trên 2 lồi cầu ở phía sau gần như tạo thành đường vuông góc với xương đùi.
Lồi cầu cầu có một lớp xương đặc dầy bao bọc đặc biệt là ở phía sau. Nên ta thấy trên
phim chụp 2 lồi cầu cản quang đều đậm chỉ thấy rõ hình vân xương xốp ở 1 phần phía trước.
2.Xương bánh chè
Trên phim nghiêng xương bánh chè giống hình con thoi. Ở phần giữa và dưới cản
quang kém.
Xương bánh chè áp vào diện xương bánh chè của đầu dưới xương đùi phía trước 2 lồi
cầu.
Vị trí xương bánh chè cao hay thấp so với lồi cầu phụ thuộc vào tư thế chụp cẳng chân
gấp nhiều hay ít. Nếu cẳng chân càng gấp nhiều xương bánh chè càng xuống thấp.
3.Đầu trên xương cẳng chân
* Đầu trên xương chày:
- Phình to
- Cong lõm về phía sau
- Hai mâm chày chồng lên nhau tạo thành hình elip dẹt vào lồi cầu trong xương đùi và
khe khớp.
- Phía trước có hình ảnh cản quang đậm đó là lồi củ của xương chày.
* Đầu trên xương mác:
- Nằm ở sau xương chày và chồng vào một phần mặt sau xương chày.
- Khe khớp chày mác chính là phần chồng lên giữa đầu trên xương mác và đầu trên
xương chày.
4. Khe khớp
Do góc vận động của khớp gối rộng, lồi cầu có kích thước trước sau lớn trong khi đó
khích thước trước sau của mâm chày ngắn hơn nhiều. Nên trên phim không định rõ được vị
trí khe khớp một cách rõ ràng.Nó tùy thuộc vào độ gấp của cẳng chân.
Ta chỉ xác định được vị trí đầu và cuối của khe khớp dựa vào chiều dài trước sau của
diện khớp lồi cầu xương đùi. Do vậy khe khớp được tính từ điểm thấp nhất của xương bánh
chè đến tận hết lồi cầu ở phía sau.
Tại vị trí diện khớp xương chày tiếp xúc với lồi cầu khe khớp cũng không rõ vì gai
chày nằm vào khe liên lồi cầu.

Hình vẽ khớp gối nghiêng

1. Lồi cầu trong


2. Lồi cầu ngoài
3. Xương đùi
4. Xương bánh chè
5. Hố liên cầu lồi
6. Chỏm xương mác
7. Cổ xương mác
8. Xương chày
9. Xương mác
10.Gai chày

Hình 4.16
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. GIẢI PHẪU XQUANG KHỚP GỐI THẲNG
1. Nêu 6 đặc điểm của xương đùi (đầu dưới) và 2 đặc điểm của xương bánh chè.
2. Nên 6 đặc điểm của xương chày.
3. Nêu 6 đặc điểm đầu trên xương mu.
4. Nêu 5 đặc điểm của khe khớp.
5. Điền các chi tiết trên hình vẽ phim chụp khớp gối thẳng.
B. GIẢI PHẪU XQUANG KHỚP GỐI NGHIÊNG
1. Nêu 5 đặc điểm của đầu dưới xương đùi
2. Mô tả xương bánh chè.
3. Nêu 5 đặc điểm đầu trên xương chày.
4. Mô tả khe khớp.
5. Điền chính xác các chi tiết trên hình vẽ phim chụp khớp gối nghiêng.

Bài 7

GIẢI PHẪU XQUANG KHỚP CỔ CHÂN


THẲNG VÀ NGHIÊNG
MỤC TIÊU
1. Trình bày được những cấu trúc cơ bản trên phim chụp cổ chân thẳng và nghiêng.
2. Điền chính xác các chi tiết trên hình vẽ phim chụp cổ chân thẳng và nghiêng.

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẨU KHỚP CỔ CHÂN
Khớp cổ chân ở đây về mặt giải phẫu Xquang ta phải quan niệm bao hàm là một tổ
hợp khớp được tạo bởi đầu dưới xương chày, xương mác, xương sên và các khớp gian cổ
chân đó là:
- Khớp sên - gót
- Khớp sên - ghe (thuyền)
- Khớp gót - hộp
- Khớp chêm - Ghe
1. Khớp chày sên mác
Được tạo bởi các diện khớp sau:
1.1. Diện khớp xương chày (đầu dưới)
- Diện khớp xương chày có hình hơi cong lõm xuống dưới.
- Diện khớp mắt cá trong thẳng vuông góc với diện khớp dưới.
- Diện khớp nối với xương mác gọi là khuyết mác ở mặt ngoài đầu dưới xương chày.
1.2.Diện khớp xương mác
- Mặt trong mắt cá ngoài có diện khớp mắt cá.
- Diện khớp này nằm áp vào mặt trong ngoài xương sên cùng với diện khớp mắt cá
trong của xương chày tạo thành gọng kìm.
1.3. Diện khớp xương sên
- Diện khớp trên: hơi lồi hình vòng cung, nằm khớp với diện khớp dưới xương chày.
- Diện khớp mắt cá trong và mắt cá ngoài phẳng.
+ Diện khớp mắt cá trong choãi xuống dưới và vào trong
+ Diện khớp mắt cá ngoài choãi xuống dưới và ra ngoài.
2. Khớp gian cổ chân
2.1. Khớp sên gót
* Diện khớp của xương sên:
Có 3 diện khớp: diện khớp gót trước, gót giữa, gót sau.
Diện khớp gót trước và gót giữa cách diện khớp sau bởi rãnh sên.
* Diện khớp của của xương gót cũng có 3 diện khớp:
- Diện khớp sên sau: nằm trên hình bầu dục ở mặt trên xương gót.
- Diện khớp sên giữa nằm trên chỏm chân đế mặt trên xương gót.
- Diện khớp sên trước ở phía phía trước mặt trên xương gót, nhìn chung mặt trên
xương gót gồ ghề và có những diện khớp tách rồi nhau. Điều này dẫn đến khe khớp sên góc
trên phim chụp kích thước không đồng đều và độ sang cũng khác nhau.
2.2.Khớp sên- thuyền
- Diện khớp của sên: ở phía trước xương sên hình tròn dài gọn là diện khớp thuyền.
- Diện khớp của xương thuyền: ở mặt sau xương thuyền, diện khớp này lõm hướng
mặt lõm ra sau gọi là diện khớp sên của xương thuyền.
2.3.Khớp gót hộp
* Diện khớp của xương thuyền:
- Mặt trước xương thuyền lồi có 3 diện khớp với 3 xương chêm..
- Các xương chêm. Hình đa giác. Có 3 xương chêm.
- Mặt sau các xương chêm. Lõm để khớp với xương thuyền.
II. GIẢI PHẨU XQUANG PHIM CHỤP KHỚP CỔ CHÂN THẲNG NGHIÊNG
1. Giải phẫu Xquang phim chụp cổ chân thẳng
Những cấu trúc cơ bản
a. Đầu dưới các xương cẳng chân:
* Đầu dưới xương chày:
+ Đầu dưới các xương chày phình to gấp đôi so với thân xương chày.
+ Tận cùng của đầu dưới là mắt cá trong. Đó là hình ảnh của một mấu xương lớn áp
vào phía ngoài xương sên.
Mắt cá trong tạo với mặt trong xương chày một đường cong lõm chêm. khớp mắt cá
trong, diện khớp dưới xương chày, diện khớp mắt cá ngoài cùng với các diện khớp trên và
bên của xương sên tạo thành một khớp hình chữ U lộn ngước.
* Đầu dưới xương mác:
+ Sát đầu dưới, xương mác có phần thắt hẹp và đến đầu dưới thì phình ra như giọt
nước.
+ Mặt ngoài mắt cá ngoài tương đối thẳng khác hẳn mặt ngoài mắt cá trong. Có độ
choãi lớn.
+ Tổ chức xương đầu dưới xương mác xốp hơn xương chày nên các vân xương hình
mạng lưới sáng hơn mắt cá trong.
+ Điểm yếu là điểm Giữa đầu dưới xương mác và thân xương, đây là điểm thắt nhỏ lại.
Khi trẹo chân xương sên bị trật ra ngoài bẩy vào xương mác và làm gãy đầu dưới xương mác
tại điểm yếu nhất.
b. Các xương cổ chân:
Trên phim chụp khớp cổ chân thẳng thực tế chỉ thấy rõ phần trên xương sên và không
rõ khe khớp sên gót.
Các xương khác chồng lên nhau tạo thành một khối cản quang đậm khó phân biệt.
Xương sên có đặc điểm sau:
- Như một hình thang
- Có mặt khớp trên hơi lõm, đường viền xuống dưới, khớp với mắt cá ngoài và mắt cá
trong.
- Tổ chức xương xốp có các vân xương hình mạng lưới.
c. Khe khớp:
* Khe khớp sên chày mác:
+ Khe khớp này được tạo bởi diện khớp dưới xương chày, diện khớp mắt cá trong của
xương chày và diện khớp mắt cá ngoài của xương mác với mặt trên và bên của xương sên.
+ Khe khớp hình chữ U lộn ngược
+ Kích thước tương đối đều, tuy nhiên ở ngoài hẹp hơn ở phía trong và phần giữa là
phần hẹp nhất.
+ Độ sáng của khe khớp: sáng đều
* Khe khớp chày mác dưới:
+ Đó là phần dưới xương chày và đầu dưới xương mác chồng lên nhau.
+ Qua phần chồng lên nhau ta vẫn nhìn thấy hình vân xương nhưng nếu khớp này bị
viêm thì không còn nhìn thấy vân xương nữa.

Hình vẽ phim chụp cổ chân thẳng


3. Xương mác
4. Khớp chày sên
5. Mắt cá ngoài
6. Xương hộp
7. Xương chêm. thứ 3
8. Xương chầy
9. Mắt cá trong
10. Xương sên
11. Khớp sên gót
12. Xương gót
13. Xương thuyền
14. Xương chêm. 1
15. Xương chem. 2
16. Các xương bàn chân.
Hình 4.17

2. Gải phẫu Xquang phim chụp khớp xương cổ chân nghiêng


Những cấu trúc cơ bản
a. Đầu dưới các xương cẳng chân
* Đầu dưới xương chày:
+ Xương chày nằm ở phía trước so với xương mác
+ Tận hết bởi mắt cá trong
+ Mắt cá trong bị phần trên xương mác chồng lên.
+ Phía trên mắt cá trong là diện khớp mặt dưới xương chày, ở đây có tổ chức xương
đặc tạo thành phần cản quang đậm cong đều và lõm xuống dưới.
+ Đầu dưới xương chày phình nhiều ra phía sau.
b. Đầu dưới xương mác:
+ Nằm ở phía sau so với xương chày và tận hết bởi mắt cá ngoài.
+ Mắt cá ngoài xuống thấp hơn mắt cá trong và chồng phần lớn lên mắt cá trong.
+ Mắt cá ngoài có tổ chức xương xốp hoàn toàn các vân xương hình mạng lưới sáng.
c. Các xương cổ chân.
* Xương sên.
+ Nằm dưới mặt khớp dưới của xương chày.
+ Gồm 2 phàn:
. - Phần sau cong đến tiếp khớp với diện khớp mặt dưới xương chày.
. - Phần trước lõm xuống sau đó cong lên thành một mẩu xương trông như mũi hia.
+ Phía dưới có mặt khớp gồ ghề để khớp với xương gót.
+ Trục của xương sên hướng từ sau ra trước và từ trên xuống dưới.
+ Tổ chức xương xốp các vân xương hình mạng lưới.
+ Xương sên khớp với xương chày ở trên và bên trong, với xương mác ở mặt bên
ngoài, xương gót ở dưới và xương thuyền ở trên.
* Xương gót.
+ Xương gót nằm ở dưới xương sên có hình khối phức tạp.
+ Phía sau xương gót hình khối vuông, có lồi củ lớn hơn ở phần phía sau, có lồi củ lớn
ở phía sau và lồi củ bé ở phía trước.
+ Mặt sau xương gót được bao bọc bởi tổ chức xương đặc cản quang đậm.
+ Phần trước xương gót nhỏ dần về trước và mặt trên vát từ trên xuống.
+Phần trước có mặt tren gồ ghề tạo thành những mặt khớp lõm lồi để khớp với những
mặt khớp lồi lõm của xương sên. Những mặt khớp này được bởi lớp xương khá đặc khá dày
tạo thành phần cản quang đậm ở mặt trên phần trước xương gót.
+ Phần trong xương gót cũng là tổ chức xương xốp có vân xương hình mạng lưới.
Nhưng các vân xương có độ đậm dặc hơn các xương xốp khác.
+ Góc Bechler : Là góc được tạo bởi 2 đường thẳng cắt nhau tại lồi củ bé.
. - Đường thẳng qua đỉnh lồi củ lớn và lồi củ bé,
. - Đường thẳng qua mỏm xương gót và lồi củ bé.
. - Góc này mở rộng hoặc mất đi khi bị vỡ xương gót (thường góc này khoảng 1350).
* Xương thuyền.
+ Xương thuyền có hình dáng cong.
+ Mặt lõm hướng ra sau.
+ Một phần xương thuyền chồng lên phần trức xương sên.
+ Có một lớp xương xốp các vân xương hình mạng lưới.
+ Xương thuyền khớp với xương sên, xương hộp và xương chêm..
* Xương hộp.
+ Vị trí: Nằm trước xương gót và dưới xương thuyền.
+ Hình dáng: Hình khối đa giác phía trên nhỏ hơn phía dưới.
+ Phần trước dưới tiếp khớp với đầu gần của xương bàn 5 và bàn 4.
+ Xương hộp tiếp khớp với xương gót ở phía sau. Xương chêm. III và xương thuyền ở
trên.
* Các xương chêm..
+ Các xương chêm chồng lên nhau khó phân biệt.
+ Tuy vậy ta vẫn xác định được phần trên cùng là xương chêm. 1. Kế đến là xương
chêm 2 chồng lên xương chêm 1 và tiếp theo là xương chêm 3 chồng lên xương chêm 2.
d. Khe khớp :
* Khe khớp chày sên.
+ Là khe sang đồng đều.
+ Rộng khoảng 4mm.
+ Vị trí ở phía trên phần sau xương sên.
+ Đây là khe khớp quan trọng và rõ nhất khi ta chụp khớp ở phần nghiêng.
* Khe khớp sên gót.
+ Khe khớp này là phối hợp của nhiều mặt khớp gồ ghề khúc khửu giữa mặt dưới
xương sên và mặt trên phàn trước xương gót.
+ Ta có thể thấy những phần khe khớp chồng lên nhau những phần khe khớp bộc lộ ra
rõ ràng. Đó là những đường sáng rõ tiếp theo đường sáng mờ bị che khuất bởi xương ngoài
khớp.
Khe khớp giữa xương thuyền và xương sên, giữa xương thuyền và các xương chêm,
giữa xương hộp với xương gót, giữa xương hộp với xương thuyền. Chúng là những đường
sáng đều giữa các xương và giới hạn giữa các diện khớp. Ăn khớp với nhau chỉ trên phim
chụp cổ chân nghiêng ta mới nghiêng cứu được rõ các khe các khớp này.

Hình vẽ phim chụp cổ bàn chân nghiêng

2. Xương chày
3. Mắt cá trong
4. Xương sên
5. Xương thuyền
6. Xương chêm 1
7. Xương chêm 2
8. Xương chêm 3
9. Xương mác
10. Mắt cá ngoài
11. Xương gót
12. Xương hộp
13. Xương bàn V

Hình 4.18
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
A. GIẢI PHẪU XQUANG KHỚP CỔ CHÂN THẲNG
1. Mô tả đầu dưới xương chày
2. Nêu 4 đặc điểm đầu dưới xương mác
3. Mô tả xương sên
4. Nêu 4 đặc điểm của khe khớp chầy sên mác
5. Mô tả khe khớp chầy mác dưới
B.GIẢI PHẪU XQUANG PHIM CHỤP XƯƠNG CỔ CHÂN NGHIÊNG
1. Nêu 5 đặc điểm của đầu dưới xương chày
2. Nêu 4 đặc điểm của đầu dưới xương mác
3. Nêu 6 đặc điểm của xương sên
4. Nêu 5 đặc điểm của xương thuyền
5. Nêu 5 đặc điểm của xương thuyền
6. Nêu 4 đặc điểm của xương hộp
7. Mô tả khe khớp chày sên
8. Mô tả khe khớp sên gót
Bài 7

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG


VỀ GIẢI PHẪU XQUANG CÁC XƯƠNG CỘT SỐNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được các điểm chung nhất về giải phẫu Xquang các xương cột sống.
2. Điền được các chi tiết chung của hình vẽ phim cột sống.

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CẤU TẠO CUỘC SỐNG
Cột sống được cấu tạo bởi các đốt sống và đĩa sụn.
1. Các đốt sống
* Mỗi đốt sống gồm 3 phần chính :
Thân đốt sống
Cung đốt sống
Mỏm đốt sống
2. Thân đốt sống
- Vị trí : ở phía trước của cột sống
+ Hình trụ dẹt
+ Có 2 mặt : mặt trên và mặt dưới đều lõm
+ Thân đốt trên khớp với thân đốt dưới qua đĩa sụn trung gian.
3. Cung đốt sống
+ Ở phía sau và 2 bên
+ Cung với thân đốt tạo thành lỗ đốt sống
+ Các lỗ đốt sống chồng lên nhau tạo thành ống sống trong đó chứa tủy sống
+ Phần cuối của cung dính vào thân lõm thành khuyết ở 2 bờ trên và dưới
+ Các khuyết trên và dưới tạo thành lỗ liên hợp để các dây thần kinh chui qua.
4. Mỏm đốt sống : Có 3 loại
+ Mỏm gai : từ giữa mặt sau cung đốt sống dốc xuống dưới.
+ Mỏm ngang : có 2 mỏm ngang từ 2 bên cung chạy ra 2 bên.
+ Mỏm khớp : có 4 mỏm khớp : 2 mỏm khớp trên, 2 mỏm khớp dưới.

Hình 4.19. Đốt sống ngực VIII


1. Mảnh 2. Cuống 3. Diện khớp sườn (trên) 4. Lỗ đốt sống
5. Thân đốt sống 6. Mỏm khớp (trên) 7. Diện khớp sườn (mỏm ngang)
8. Mỏm ngang 9. Mỏm gai

5. Đĩa sụn gian đốt


Các thân đốt sống khớp với nhau bằng đĩa sụn gian đốt
Các đĩa sụn này tròn theo thân đốt sống 2 mặt lồi ở giữa có 1 nhân sụn rắn.
Đĩa sụn khi chạy lên phim không cản quang do đó ta sẽ thấy một khoảng cách giữa
thân và các đốt sống.
II. Đặc điểm chung về giải phẫu Xquang
1. Giải phẫu Xquang về các đốt sống thẳng
a. Thân đôt sống: Hình khối vuông hoặc hình chữ nhật tùy theo ở đoạn cột sống nào.
b. Khe khớp : Hình sáng giữa các thân đốt sống đó chính là phần của sụn gian đốt sống.
c. Cuống sống : Là chỗ bám của cung đốt sống ( trên Xquang cung đốt sống được gọi là lá
sống) hình bầu dục nằm ở 2 bên thân đốt sống.
d. Lá sống (cung đốt sống) : Hình mờ có ranh giới bờ trên và bờ dưới nó đè lên phần cuối
của thân đốt sống và khe khớp.
e. Gai sống nằm giữa trục đốt sống ở phần cuối của lá sống.
f. Mỏm khớp : + Mỏm khớp trên ở ngoài
+ Mỏm khớp dưới ở trong.
h. Mỏm ngang: Mọc từ cung đốt sống ra nhưng trên phim chụp nó đước thấy như mọc ở
thân ra.
III. Giải phẫu Xquang các đốt sống nghiêng
a. Thân đốt sống
b. Hình khối vuông hoặc hình chữ nhật.
c. Khe khớp: Khoảng sang giữa các than đốt sống đó là phần của đĩa sụn.
d. Cuống sống: tiếp theo phía sau thân.
e. Lá sống tiếp theo cuống sống.
f. Gai sống tiếp theo lá sống.
g. Mỏm khớp trên ở dưới.
h. Mỏm khớp dưới ở sau.
i. Lỗ liên hợp: Chính là do khuyết trên và khuyết dưới của cuống đốt sống tạo thành.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Nêu các thành phần thấy được trên phim chụp cột sống thẳng.
2. Nêu các thành phần thấy được trên phim chụp cột sống nghiêng.
3. Điền các chi tiết chung trên hình vẽ phim chụp cột sống thẳng và nghiêng.
Bài 8

GIẢI PHẪU XQUANG PHIM CHỤP


CÁC ĐỐT SỐNG CỔ

A. GIẢI PHẪU XQUANG PHIM CHỤP C1 C2 THẲNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được những cấu trúc cơ bản trên phim chụp C1 C2 thẳng.
2. Điền chính xác các chi tiết trên hình vẽ phim chụp C1 C2 thẳng.

NỘI DUNG
I. Đại cương về giải phẫu C1 C2
1. Đốt sống cổ 1 được gọi là đốt đội - không có thân đốt
- Có 2 cung tước và cung sau.
- Có hai mặt khớp trên lõm, khớp với lồi cầu xương chẩm.
- Hai mặt dưới phẳng khớp với đốt cổ 2.
2. Đốt cổ 2 gọi là đốt trục
- Có một mẩu xương đứng thẳng gọi là mỏm nhọn.
- Mỏm nhọn lồng vào C1 để khớp với cung trước của C1.
Hình 4.20
3. GIẢI PHẨU XQUANG PHIM CHỤP C1 - C2 THẲNG
3.1. Cấu trúc cơ bản
Khi chụp các đốt sống cổ thẳng C 1 C2 bị che lấp hoàn toàn bởi vùng hàm dưới và cằm
nên phải có một kiểu chụp riêng cho C 1 C2 thẳng. Khi chụp tư thế này bệnh nhân phải há
miệng và ta nhìn thấy hình ảnh C1 C2 thông qua kho ảng trống khi há miệng.
3.2. Hình ảnh C1
- Thấy C1 nằm ở trung tâm phim không có thân chỉc ó 2 cung.
- Cung trước là đường mờ dầy khoảng 10 cm đi từ khối bên này sang khối bên kia.
- Cung sau cũng là đường mờ dầy khoảng 10 cm đi từ khối bên này sáng khối bên kia
và nằm dưới cung trước một ít.
- Thực tế cung trước và cung sau phần lớn chồng lên nhau.
- Khối bên gần như hình tam giác cản quang đậm ở 2 bên ôm lấy mỏm nhâ.
- Phía ngoài khối bên là mỏm ngang C1.
- Tại chỗ nối mỏm ngang và khối bên có hình sáng đó là lỗ đốt sống.
- Phía trên khối bên có dải sang hẹp từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Đó là khớp
chẩm đội.
- Phía dưới khối bên có dải sáng khoảng 3 mm từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên đó
là khớp C1 C2.
3.3. Hình ảnh C2
- Nằm ngay ở dưới C1.
- Ngay giữa thân có một mỏm nhô lên cao khoảng 1,5 cm, rộng khoảng 1cm lồng vào
2 khối bên C1 đó là mỏm nhọn.
- Thân C2 ngay dưới gốc mỏm nha có hình mờ cản quang ở giữa đó là mỏm gai.
- Mỏm ngang ở 2 bên than đốt sống.
3.4. Xương chẩm
Lỗ chẩm hình sang rõ chừng 3,5 cm.
Lồi cầu xương chẩm cản quang nằm ở phía trên khớp chẩm đội và khối bên C1.
Xương chẩm: là một đường mờ vắt từ bên nọ sang bên kia nằm ngang qua lỗ chẩm và
mỏm nha.
Hình vẽ phim chụp C1 C2 thẳng
1. Khe khớp châm đội
2. Mỏm nha
3. Khối bên
4. C2
5. Bờ dưới xương chẩm
6. Cung trước
7. Cung sau.

Hình 4.21

B. GIẢI PHẪU XQUANG PHIM CHỤP ĐỐT SỐNG CỔ


THẲNG NGHIÊNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được những cấu trúc cơ bản trên phim chụp cổ thẳng và nghiêng.
2. Điền chính xác các thành phần trên phim chụp cổ thẳng và nghiêng.

NỘI DUNG
I. Đại cương về giải phẫu và các đốt sống cổ
Các đốt sống cổ có các đặc điểm chung của các đốt sống ngoài và có các đặc điểm
riêng.
Đặc điểm riêng của C1 C2 đã được trình bày ở trên. Ở đây chỉ nghiêng cứu các đốt
sống cổ tiếp theo:
Thân đốt bè ngang.
Lỗ đốt sống rộng.
Mỏm gai chẽ đôi và nằm ngang.
Đốt sống cổ 7 mỏm gai không chẽ đôi nhưng nhô ra sau rất rõ, dễ sờ thấy.
1. Gải phẫu Xqung phim chụp C7 C3 thẳng
1.1. Các cấu trúc cơ bản
a. Thân đốt sống
Có các đặc điểm sau:
- Mỏng hơn các đốt sống ngực.
- Hai bên thân cản quang nhiều do được tăng cường nhiều các khối cơ cạnh cột sống.
b. Mỏm ngang
- Cản quang kém
- Có một khoảng sáng tạo khoảng cách giữa mỏm ngang và đốt sống đó chính là lỗ đốt
sống.
c. Mỏm khớp trên
- Như một gai xương nhỏ nằm phía ngoài.
- Mỏm khớp dưới: nằm phía trong
d. Gai sống
- Là hình sáng tròn nằm giữa phần dưới thân đốt sống.
e. Khe khớp
- Khe khớp ở tư thế C1 C2 thẳng kém sáng hơn.C1 C2 nghiêng vì bị nhiễu.
- Nó là đường sáng hẹp hình chữ U.
- Khí quản
- Trên tư thế này ta còn thấy hình khí quản, đó là hình sáng chồng lên chính giữa trục
cột sống cổ.

Hình vẽ phim chụp các đốt sống cổ thẳng C3- C7


1. Lỗ đốt sống
2. Mỏm khớp trên
3. Mỏm khớp dưới
4. Mỏm gai
5. Khe khớp

Hình 4.2

2. Giải phẫu Xquang các đốt sống cổ nghiêng


2.1. Các cấu trúc cơ bản
a. Thân đốt sống
- Có hình bình hành hai mặt lõm
- Chiều dốc từ sau ra trước, từ trên xuống dưới.
- C1 không có thân
- Thân C2 có mỏm nha lồng vào C1.
b. Gai sống
- Gai C1 bé nhất
- Gai C2 to nhất
- Gai C7 dài nhất.
c. Mỏm khớp trên
- Hình tam giác vươn lên trên quá bờ dưới của thân đốt sống trên.
- Nằm ở trước mỏm khớp dưới
d. Mỏm khớp dưới
- Hình tam giác
- Nằm ở phía sau mỏm khớp trên và quay xuống dưới.
e. Mỏm ngang
- Là hình cản quang đậm nằm đè lên phần sau thân đốt sống.
f. Khe khớp
- Là khe sáng rõ đi từ sau ra trước, từ trên xuống dưới

Hình vẽ phim chụp các đốt sống cổ nghiêng

1. Mỏm nha
2. Khe khớp
3. Thân đốt sống
4. Mỏm khớp trên
5. Mỏm khớp dưới
6. Mỏm gai.

Hình 4.23

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Mô tả hình ảnh C1 trên phim C1 C2 thẳng.
2. Mổ tả hình ảnh C2 và xương chẩm trên phim chụp C1 C2 thẳng.
3. Trình bày các cấu trúc cơ bản trên phim chụp C3- C7 thẳng.
4. Trình bày các cấu trúc cơ bản trên phim chụp C1- C7 nghiêng.
Bài 9

GIẢI PHẪU XQUANG


PHIM CHỤP CỘT SỐNG LƯNG THẲNG, NGHIÊNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được những cấu trúc cơ bản trên phim chụp cột sống lưng thẳng và nghiêng.
2. Điền chính xác các chi tiết trên hình vẽ phim chụp cột sống thắt lưng thẳng và nghiêng.

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẨU CÁC ĐỐT SỐNG LƯNG
Các đốt sống lưng có các đặc điểm chung giống như các đốt sống khác nhưng có một
số đặc điểm riêng sau:
Thân đốt sống khá dầy, hai bên chân có 4 diện khớp để khớp với đầu sau các xương
sườn.
Lỗ đốt sống (lỗ tủy) tròn.
Mỏm ngang có diện khớp với củ xương sườn. Mỏm gai to và cấu trúc nhiều xuống
dưới.
1. Giải phẫu Xquang các đốt sống thắt lưng thẳng
Khi chụp các đốt sống lưng thẳng. Điểm hạn chế lớn để ta xem rõ các đốt sống là cột
sống bị trung thất che lấp nhiều. Nên rất khó xem các chi tiết của các đốt sống cũng như khe
khớp.
* Các cấu trúc cơ bản
a. Các đặc điểm khái quát
- Thân các đốt sống gần như hình vuông.
- Các đốt sống cùng ở phía dưới có than rộng hơn các đốt sống ở phía trên.
- 1/3 trên của cột sống lưng có bóng đen của khí quản.
b. Khe khớp
- Nhìn rõ đường viền phía trên và phía dưới khe khớp.
- Các khe khớp không sáng rõ vì bị trung thất che lấp.
c. Mặt khớp với xương sườn
- His cản quang ở dìa thân.
- Chồng một phần lên mỏm ngang.
d. Mỏm ngang
- Tiếp khớp với đầu sau xương sườn
- Kém cản quang
e. Bờ trên là sống
- Là đường cong giữa phần sáng và phần mờ ở 1/3 trên của đốt sống.
- Hướng chủm cong lên trên.
f. Bờ dưới lá sống
- Là đường cong giữa phần mờ và phần sáng.
- Thường trùng với khe khớp
- Hướng chiều cong lên trên.
g. Mỏm gai
- Hình con thoi dài
- Xung quanh mờ
- Ở phía sáng
- Nằm ở phía cuối lá sáng
h. Lỗ tủy
- Là khoảng sáng giữa các lá sống.
- Rất khó nhìn thấy mỏm khớp trên và dưới.

Hình vẽ phim cột sống lưng thẳng

Bờ trên lá sống
Bờ dưới lá sống
Mỏm gai
Cuống sống
Khe khớp

Hình 4.24
2. Giải phẫu Xquang các đốt sống lưng nghiêng
Các đôt sống lưng trên phim chụp nghiêng bị che khuất nhiều bởi đầu sau các sườn
nên việc phân tích các chi tiết trên phim chụp cột sống lưng nghiêng cũng rất khó khăn.
* Các đặc điểm khái quát
Cột sống lưng nghiêng thấy đầu sau các xương sườn chồng lên rất khó nhìn.
Cột sống cong đều hướng chiều lõm về phía trước.
a. Khe khớp
Hình sang được tạo bởi 2 đường nền khớp trên và dưới.
Hai đường nền có chiều cong hướng vào nhau.
Các đốt ở dưới có khe khớp sáng hơn các đốt ở trên vì các đốt ở trên bị các cơ vùng
vai che lấp.
b. Thân đốt sống
Hình chữ nhật
Lõm ở trên và dưới.
c. Mỏm ngang
Là hình tròn đậm
Ở phần trên sau của than đốt.
d. Đầu xương sườn
Bị phóng to hơn so với thực tế.
Tận cùng đầu sau sát mỏm ngang.
e. Mỏm khớp trên
Hình tam giác
Nằm ở trước và dưới mỏm khớp dưới.
f. Mỏm khớp dưới
Cũng hình tam giác quay xuống dưới
Nằm ở sau và trên mỏm khớp trên.
g. Lỗ tủy
Là những khoảng sáng tròn ở phía sau cột sống.

Hình vẽ phim chụp cột sống lưng nghiêng


Mỏm gai
Thân đốt sống
Khe khớp
Mỏm khớp dưới
Mỏm khớp trên
Lỗ tủy
Đầu sau xương sườn
Hình 4.25

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày các cấu trúc cơ bản trên phim chụp cột sống lưng thẳng.
2. Trình bày các cấu trúc cơ bản trên phim chụp cột sống lưng nghiêng.
3. Điền chính xác các chi tiết trên
Phim chụp cột sống lưng thẳng

4. Điền chính xác các chi tiết


Trên phim chụp cột sống
Lưng nghiêng.

Bài 10.

GIẢI PHẪU XQUANG


CỘT SỐNG THẮT LƯNG THẲNG, NGHIÊNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được những cấu trúc cơ bản trên phim chụp cột sống lưng thẳng và nghiêng.
2. Điền chính xác các chi tiết trên hình vẽ phim chụp cột sống lưng thẳng và nghiêng.

NỘI DUNG
I. Đại cương về giải phẫu đốt sống thắt lưng
- Cột sống thắt lưng được tạo thành bởi 5 đốt sống thắt lưng.
- Các đốt sống thắt lưng có các đặc điểm chung của các đốt sống, ngoài ra nó có những
đặc điểm riêng như sau:
- Thân đốt sống rất to.
- Các mỏm ngang dài và nhọn.
- Các mỏm ngang nằm ngang và hướng ra sau.
II. Giải phẫu Xquang cột sống thắt lưng thẳng
1. Những cấu trúc cơ bản
a. Thân đốt sống
- Giống hình chữ nhật nằm ngang
- Hai bên thân cong và hướng ra ngoài.
b. Khe khớp
- Sáng đều, mặt khớp trên và dưới của đốt sống nhẵn.
- Khe khớp là sụn đệm không cản quang
- Qua khe khớp thấy bờ dưới lá sống, gai sống và mỏm khớp trên, mỏm khớp dưới
chồng lên.
c. Lá sống
- Có hình giống như nửa băng tròn.
- Đi từ giữa đốt sống trên đến phần trên đốt sống dưới.
- Lá sống có bờ trên và bờ dưới rất rõ.
- Khoảng cách giữa bờ dưới lá sống trên và bờ trên lá sống dưới là hình lỗ tủy sống.
d. Cuống sống
- Hình cản quang bầu dục
- Nằm ở thân bên đốt sống
- Cuống sống chính là chỗ bám của lá sống.
e. Gai sống
- Giống như hình giọt nước.
- Nằm dọc giữa than đốt sống.
- Thường vượt qua khe khớp xuống tận than đốt sống dưới.
f. Mỏm khớp dưới
- Có hình tam giác đỉnh quay xuống dưới.
- Xuất phát từ bờ dưới lá sống của đốt sống trên.
- Ở phía trong mỏm khớp trên.
g. Mỏm khớp trên
- Có hình tam giác đỉnh quay lên trên.
- Xuất phát từ bờ trên lá sống của đốt sống dưới.
- Ở phía ngoài mỏm khớp dưới.
h. Mỏm ngang
- Hình cản quang kém xuất phát từ hai bờ của thân đốt sống (thực tế nó xuất phát từ
cung đốt sống nhưng khi chụp một phần của chỗ xuất phát nó trùng vào thân đốt sống).
- Mỏm ngang L5 là to nhất.
- Nếu cột sống bình thường thì mỏm ngang L5 không chạm vào xương cánh chậu và
xương cùng.
- Khi đã có hiện tượng chạm vào thì được gọi là cùng hóa L5.

Hình vẽ phim chụp cột sống thắt lưng thẳng


Mỏm ngang
Mỏm khớp trên
Mỏm khớp dưới
Khe khớp
Cuống sống
Bờ trên lá sống
Bờ dưới lá sống

Hình 4.26
III. Giải phẫu Xquang cột sống thắt lưng nghiêng
* Những cấu trúc cơ bản
a. Trục cột sống
Cong đều ra sau cong nhiều nhất từ L4 đến L5.
Hướng chiều cong mở ra sau.
b. Thân đốt sống
Hình chữ nhật.
Có 2 mặt khớp trên và dưới rõ tạo thành hình con thoi dẹt đường viền nhẵn.
Bờ trước thân cong lõm. Hướng chiều lõm ra trước.
Bờ sau cũng cong lõm nhưng lõm ít hơn và hướng chiều lõm ra sau.
c. Cuống sống
Xuất phát từ phía trên sau của thân.
d. Lá sống
Tiếp theo cuống sống
Có mỏm khớp trên ở bờ trên và mỏm khớp dưới ở bờ dưới
e. Gai sống
Tiếp theo lá sống.
Hình chữ nhật, có cạnh sau tròn.
Cản quang kém.
f. Lỗ tủy sống
Là khoảng sang giữa 2 lá sống
Phía sau lỗ tủy là mỏm khớp trên và mỏm khớp dưới chồng vát lên nhau.
Ở đây ta còn thấy được khe khớp của mỏm khớp trên và dưới.
g. Khe khớp
Do không bị che chắn nên ta thấy khe khớp sáng đèn.
Đường mặt khớp trên và dưới nhẵn.
Riêng khe khớp L5 – S1 phía trước rộng, phía sau hẹp, chính vì vậy nơi đây hay xảy ra
thoát vị đĩa đệm.

Hình vẽ phim chụp các đốt sống thắt lưng nghiêng


Khe khớp
Bờ trước thân đốt sống
Lỗ tủy sống
Mỏm khớp dưới
Gai sống
Mỏm khớp trên
Cuống sống
Hình 4.27

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


A. GẢI PHẪU XQUANG CỘT SỐNG THẮT LƯNG THẲNG
1. Trình bày những cấu trúc cơ bản cột sống thắt lưng thẳng.
Thân đốt sống
Khe khớp
Lá sống
Cuống sống
Gai sống
Mỏm khớp dưới
Mỏm khớp trên
Mỏm ngang
2. Điền chính xác các chi tiết
Trên hình vẽ cột sống thắt lưng
thẳng

Hình vẽ Cột sống thắt lưng nghiêng


B. GIẢI PHẪU XQUANG CỘT SỐNG THẮT LƯNG NGHIÊNG
1. Trình bày những cấu trúc cơ bản trên phim cột sống thắt lưng nghiêng.
Trục cột sống
Thân đốt sống
Cuống sống
Lá sống
Gai sống
Lỗ tủy sống
Khe khớp
2. Điền chính xác các chi tiết
Trên phim chụp cột sống thắt lưng nghiêng.
Bài 11.

GIẢI PHẪU XQUANG


CÁC CỘT SỐNG CÙNG CỤT THẲNG NGHIÊNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được những cấu trúc cơ bản của các đốt sống cùng cụt trên phim chụp thẳng và
nghiêng.
2. Điền chính xác các chi tiết trên hình vẽ phim chụp cột sống cùng cụt thẳng và nghiêng.

NỘI DUNG
I. Đại cương về giải phẫu các đốt sống cùng cụt
Năm đốt sống xương cùng dính lại với nhau tạo thành hình tháp 4 mặt, đáy ở trên và
đỉnh ở dưới. Trong xương cùng có ống cùng là đoạn cuối cùng của ống sống.
+ Hai bên xương cùng có mặt khớp với xương chậu tạo thành khớp cùng chậu. Khớp
này là loại khớp vảy (khớp vát).
+ Mặt trước có 4 mào ngang. Hai đầu của mỗi mào có 2 lỗ cùng trước để cho dây thần
kinh cùng trước đi qua.
+ Mặt sau: Chính giữa có gờ gọi là mào cùng và có 4 đôi lỗ cùng sau.
+ Đáy: Chính là mặt trên đốt sống cùng 1, có mặt khớp để khớp với L5.
+ Đỉnh tiếp nối với xương cụt.
Xương cụt có 3 - 4 đốt xương dính với nhau qua các sụn trung gian. Nên trên phim
chụp ta thấy các xương cụt như rời nhau ra.
1. Giải phẫu Xquang các đốt sống cùng cụt trên phim chụp thẳng
* Hình dáng chung
Năm đốt sống cùng và các đốt sống cụt dính liền nhau tạo thành hình tam giác, đáy ở
trên đỉnh ở dưới. Đỉnh là các đốt sống cụt cách nhau một khoảng sáng đó là các sụn trung
gian.
1.1. Khớp cùng chậu
Đây là lớp vảy nên khi chụp các diện khớp chồng lên nhau ta chỉ nhìn thấy ở phần
trước (được gọi là khớp cùng chậu trước) và phần sau (được gọi là khớp cùng chậu sau). Đó
là những đường sáng ngoằn nghèo chồng lên xương cùng và 2 bên xương cùng.
a. Khớp cùng chậu trước
Vị trí nằm phía ngoài so với khớp cùng chậu sau.
Đó là đường ngoằn nghèo rộng 2- 3 mm nằm ở dìa cạnh bên xương cùng.
Hướng đi từ trên xuống dưới vào trong.
b. Khớp cùng chậu sau
Ở phía trong so với khớp cùng chậu trước.
Cũng là đường sáng ngoằn nghèo rộng 2- 3mm .
Vì chồng lên xương cùng nên không rõ bằng khớp cùng chậu trước.
Ngắn hơn khớp cùng chậu trước.
Hướng từ trên xuống dưới và vào trong.
c. Lỗ xương cùng
Là những lỗ sáng xếp thành 2 hàng từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Mỗi hang
có 4 lỗ, lỗ dưới nhỏ hơn lỗ trên.

Hình vẽ phim chụp các đốt sống cùng cụt thẳng.


Khớp L5 – S1
Lỗ xương cùng
Khớp cùng chậu sau
Xương cụt

Hình 4.28

2. Giải phẫu Xquang các đốt sống cùng cụt trên phim chụp nghiêng
a. Các cấu trúc cơ bản
Các đốt sống gắn với nhau thành một khớp hình cong.
Mặt khớp lõm ra trước
Chếch từ trước ra sau, từ trên xuống dưới.
Giữa thân xương cùng và mào xương cùng cách nhau bởi ống xương cùng
Các đốt sống cùng cụt có 2- 3 đốt nhỏ nối tiếp nhau.
Hình vẽ phim chụp đốt sống cùng cụt nghiêng
Khe khớp L5 – S1
Ống xương cùng
Xương cụt
Thân xương cùng
Mào xương cùng

Hình 4.29
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày các cấu trúc cơ bản trên phim chụp cột sống cùng cụt thẳng.
Điền chính xác các chi tiết trên phim chụp cột sống cùng cụt thẳng.

Hình 4.28
2. Trình bày các cấu trúc cơ bản trên phim chụp cột sống cùng cụt nghiêng
3. Điền chính xác các chi tiết trên phim chụp cột sống cùng cụt nghiêng.

Hình 4.29

CHƯƠNG II

GIẢI PHẪU X QUANG BỤNG


HỆ TIẾT NIỆU

MỤC TIÊU
1. Mô tả được những đặc điểm cơ bản trên phim chụp bụng không chuẩn bị, chụp hệ tiết
niệu không chuẩn bị và chụp UIV.
2. Điền chính xác các chi tiết trên sơ đồ hình ảnh phim chụp.
NỘI DUNG
I. PHIM CHỤP Ổ BỤNG KHÔNG CHUẨN BỊ
- Phim chụp bụng không chuẩn bị phải chụp ở tư thế đứng để ta xác định những bệnh
cấp cứu bụng như thủng tạng rỗng, tắc ruột. Cho nên đòi hỏi phải lấy hết được 2 vòm hoành.
1. Vòm hoành
- Ta thấy được vòm hoành phải và trái qua ranh giới ổ bụng và phổi, bản thân vòm
hoành là hình ảnh cản quang nhưng nó lẫn vào các cơ quan trong ổ bụng như gan, dạ dày. Ta
chỉ phát hiện được đường mờ của vòm hoành khi xuất hiện hơi dưới cơ hoành, vòm hoành
phải bao giờ cũng cao hơn vòm hoành trái. Dưới vòm hoành phải có bóng mờ gan, dưới vòm
hoành trái có bóng mờ của dạ dày. Đặc biệt ta thấy được phình vị lớn chứa hơi của dạ dày.
2. Các hình hơi trong ổ bụng
- Là những hình sáng đi theo các ngấn ngang của đại tràng, những hình hơi này xen kẽ
với những hình mờ được tạo bởi do phân của đại tràng.
- Chụp ổ bụng đứng ta dùng hằng số chụp cao hơn hệ tiết niệu nên không thấy được
bóng thận và 2 cơ thắt lưng chậu.
- Ngoài hình mờ do gan và dạ dày tạo nên, ở bụng có hình tương đối sáng qua đó ta
nhìn thấy rõ được cột sống thẳng, xương cánh chậu cũng như khớp cùng chậu, khi có dịch
trong ổ bụng thì phần dưới của phim mờ, hình mờ này sẽ làm mờ xương cánh chậu.
II. PHIM CHỤP HỆ TIẾT NIỆU KHÔNG CHUẨN BỊ
- Phim chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị đòi hỏi phải lấy hết được từ bờ dưới khớp mu
đến đốt sống lưng số 11.
- Thấy được bóng thận ở hai bên cột sống. Cự trên thận trái ở trên xương sườn số 12 và
cực trên thận phải ngang xương sườn số 12.
- Bình thường ta thấy hai thận to đều nhau. Nếu không có sỏi cản quang ở thận thì ta
không thấy hình cản quang nào. Hai cực dưới của thận nằm hơi ra ngoài, phía trong hai thận
là cơ thắt lưng chậu, hai cơ thắt lưng chậu tạo thành hình mờ có chữ V ngược.
- Bàng quang và niệu quản không thấy được trên phim chụp hệ tiết niệu không chuẩn
bị.
1. PHIM CHỤP UIV
1. Thận
- Ta thấy rõ hình dáng thận ở thì nhu mô có hình mờ hạt đậu cao khoảng 13 cm rộng
khoảng 6 cm, thận phải nằm thấp hơn thận trái.
a. Bao thận
- Ta có thể nhìn thấy một khoảng mờ nhạt bao quanh thận: bao này bọc cả tuyến
thượng thận và lớp mỡ quanh thận.
b. Tổ chức mỡ bao quanh thận
- Nó biểu hiện một băng sáng viền xung quanh thận.
c. Vỏ thận
- Dính sát bề mặt thận hình cản quang của nó đồng nhất với nhu mô thận.
d. Nhu mô thận
- Phần vỏ dày khoảng 12mm, nằm ở ngoài cùng của nhu mô thận.
- Phần tủy thận: Gồm từ 8 – 18 tháp thận có hình gai hướng về xoang thận. Tủy thận
có độ đậm kém hơn phần vỏ, có thể thấy hình ảnh đậm lan tỏa hoặc hình nan hoa bánh xe
của các gai thận do hiện tượng tập trung thuốc cản quang ở khu vực này.
e. Các đài và bể thận
- Các đài và bể thận có hình cản quang đậm
- Đáy đài thận có hình nón quay ra phía ngoài bao bọc các nhú thận. Các đài có hình
cổ hẹp có thể đổ thẳng vào bể thận.
- Đài bể thận phân nhánh theo các kiểu sau:
+ Kiểu cành cây: Các đài lớn họp thành bể thận có hình phễu thuôn dài nối với niệu
quản.
+ Kiểu bể thận hình bóng: các đài nhỏ có cổ đài ngắn đổ trực tiếp vào bể thận, thường
bể thận to hơi tròn, không có các đài lớn.
+ Kiểu chuyển tiếp: Một số đài nhỏ đổ thẳng vào bể thận, một số đài khác tạo thành
đài lớn trước khi đổ vào bể thận. Bể thận có thể nằm phần lớn trong Xoang thận hoặc nằm
ngoài đường nối của bờ trong thận. Các bể thận nằm ngoài thận được cơi như một phòng có
thể làm giảm được âp lực trong đài bể thận, niệu quản, có vai trò quan trọng trong bệnh lí bít
tắc đường niệu và trong chấn thương.
- Khi bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa sẽ thấy cực dưới thận nằm ra phía trước hơn là cực
trên thận. Do đó nhóm đài dưới ngấm thuốc kém hơn nhóm đài trên. Trong sóng thận các
động mạch và tĩnh mạch thùy nằm cạnh các đài thận nó có thể bị đè ép bởi hệ thống đài thận
đặc biệt là đài thận lớn của nhóm đài trên. Hình đè gây ra những hình ảnh bất thường về hình
ảnh ngấm thuốc của đài thận dưới dạng một băng sáng mỏng khoảng bề rộng 3 mm, trong
khi những ấn lõm tĩnh mạch thì rộng hơn nhưng không rõ rệt
Hình 4.30. Sơ đồ hình ảnh hệ tiết niệu trên phim chụp UIV
Hình 4.30a. Sơ đồ hình ảnh trên phim chụp UIV

Hình 4.30b. Hệ thống đài bể thận


f. Niệu quản
- Niệu quản là ống cơ dài 25- 35 cm, nằm sau phúc mạc nối liền thận với bàng quang.
Đoạn bụng của niệu quản bắt đầu từ bờ dưới của bể thận đi xuống dọc theo bờ trước của cơ
thắt lưng chậu, hình lồi ra trước và vào trong. Từ đây tiếp đến là đoạn chậu nối với bàng
quang tạo nên hình cong lồi ra sau và ngoài. Từ nguyên ủy của niệu quản người ta có thể
phân biệt được chỗ nối bể thận, niệu quản, đoạn phễu, đoạn eo của niệu quản, ba thành phần
này nhập lại làm một. Trong chụp UIV lòng niệu quản luôn thay đổi kích thước do nhu động,
đôi khi một số đoạn chỉ nhìn thấy tùy từng thời điểm một.
* Niệu quản có 3 chỗ hẹp sinh lý:
+ Eo trên nằm ở vị trí dưới bể thận
+ Eo giữa nằm ở vị trí chỗ giao nhau với động mạch chậu gôc
+ Eo dưới ở vị trí trong thành bàng quang.
- Ba vị trí hẹp này là vị trí rất hay lưu giữ sỏi niệu quản. Những đè ép niệu quản do
nguyên nhân mạch máu đôi khi cũng gặp ở vùng bể thận do động mạch cực phụ. Ở vùng 2/3
trên niệu quản bụng và vị trí nhau với các mạch máu tử cung buồng trứng.
g. Bàng quang
- Bàng quang là một túi cơ rỗng, bình thường có khả năng chứa 4000 – 50000 ml nước
tiểu, nằm ở trên đáy chậu, trên tiền liệt tuyến, sau khớp mu, phía trước trực tràng âm đạo,
phía trên nó được bao bọc bởi tổ chức liên kết cạnh bàng quang, trong đó có hệ thống mạch
máu và chuỗi hạch chặn ngoài. Vỏ bàng quang được phúc mạc che phủ. Tổ chức mỡ bọc
bàng quang có thể nhìn thấy dưới dạng một đường đậm, nhờ đường này người ta có thể xác
định được độ dày của thành bàng quang chếch vào phía trong ở vị trí cách đường giữa
khoảng 2cm. hai lỗ niệu quản ở trong lòng bàng quang cách đường giữa khoảng 1,3 cm. Tam
giác bàng quang nằm giữa hai đoạn cuối của niệu quản ở phía trên sau và lỗ niệu đạo bang
quang ở phía dưới trước. Dải đậm do phì đại cơ bang quang tạo thành gồ lên giữa 2 lỗ niệu
quản gọi là gờ liên niệu quản.
- Hình ảnh điện quang của bàng quang thay đổi tùy thuộc vào tư thế bệnh nhân.
Khi bàng quang với nước tiểu (khoảng 50%) gờ liên niệu quản có thể nhìn thấy dưới dạng
một hình ấn sáng nằm ngang cổ bàng quang nằm ở phía dưới bàng quang trên đương giữa tạo
thành hình tam giác rất đậm có đỉnh hướng về phía dưới.
- Ở rư thế nằm ngửa, thuốc cản quang dồn lên cao và ra sau gờ liên niệu quản làm cản
quang vùng trên của mặt sau bàng quang – vùng này gọi là hố sau niệu quản.
- Ở tư thế nằm sấp: Vùng đáy bàng quang rất đậm do có sự thay đổi và lắng đọng
thuốc cản quang.
- Lòng bàng quang khi có hình cầu, đôi khi hơi bị biến dạng do đè ép của trực tràng,
đại tràng hay tử cung.
- Sau khi đi tiểu còn một lượng rất ít nước tiểu tồn dư nằm phía sau khớp mu, bờ
thường không đều do các nếp niêm mạc bàng quang tạo thành, khối lượng nước tiểu tồn dư
có thể tính toán được. Trên phim chụp ở tư thế trước sau ta đo chiều cao (h) và chiều rộng
(L) của bàng quang. Thể tích V được tính theo công thức:
V = 1,6 x L x L x h.
h. Niệu đạo
- Ở nam giới thường chụp ở tư thế niệu đạo khi đó sẽ thấy niệu đạo bắt đầu từ cổ bàng
quang bao gồm:
+ Niệu đạo tiền liệt tuyến dài từ 2 – 4 cm hơi lõm vào phía trước, phía sau có thể thấy
ụ núi dưới dạng một hình khuyết.
+ Niệu đạo màng là niệu đạo hẹp nhất chui qua cân đáy chậu.
+ Niệu đạo trước gồm niệu đạo hành có hình thoi, niệu đạo đoạn chậu, niệu đạo dương
vật có hình ống.
- Trong trường hợp viêm niệu đạo các tuyến cạnh niệu đạo (tuyến Lirttes) và tuyến
Cowper nhìn thấy dưới dạng hình lồi cản quang dính vào niệu đạo. Ở nữ, đoạn cơ của niệu
đạo có hướng chếch ra trước và xuống dưới, có hình nòng súng khi đái. Đoạn xơ rất ngắn, ít
đổ ra lỗ niệu đạo giãn khi đái.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Mô tả phim chụp bụng không chuẩn bị bình thường
2. Mô tả phim chụp hệ tiết niệu bình thường trên phim chụp UIV.
3. Mô tả hình ảnh thận bình thường trên phim chụp UIV
4. Mô tả niệu quản bình thường trên phim chụp UIV
Mô tả bang quang bình thường trên phim chụp UIV

CHƯƠNG III
GIẢI PHẪU X QUANG HỆ TIÊU HÓA,
GAN MẬT

A. GIẢI PHẪU X QUANG DẠ DÀY – HÀNH TÁ TRÀNG

MỤC TIÊU
1. Mô tả được hình ảnh Xquang của dạ dày hành tá tràng trên phim chụp dạ dày tá tràng.
2. Điền chính xác các chi tiết trên hình vẽ phim chụp dạ dày hành tá tràng.

NỘI DUNG
I. HÌNH ẢNH XQUANG CỦA DẠ DÀY – HÀNH TÁ TRÀNG TRÊN PHIM CHỤP
XQUANGDẠ DÀY HÀNH TÁ TRÀNG
1. Đại cương về giải phẫu dạ dày tá tràng
- Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, chứa thức ăn dài khoảng 25cm rộng
khoảng 12 cm dày 8cm có khả năng co giãn tương đối nhiều dung tích khoảng 1-2 lít.
- Dạ dày gồm 2 phần: phần đứng và ngang, hai mặt trước và sau, hai lỗ: tâm vị ở trên
môn vị dưới.
- Phần đứng chiếm 2/3 dạ dày chếch xuống dưới và ra trước nằm dọc sườn trái cột
sống gồm có:
- Phình vị to: chứa không khí
- Thân vị: nằm giữa hai đường cạnh ức trái và đường nách trước trái.
- Đáy vị: xuống đến rốn có khi tới đường lien mào chậu.
- Phần ngang: chạy chếch sang phải vắt ngang cột sống thắt lưng phần này hẹp dần tới
môn gọi là hang vị.
- Bờ cong nhỏ: nối gan với mạc nối nhỏ.
-Bờ cong lớn nối với tỳ bởi mạc nối vị tỳ và nối với kết tràng ngang bởi mạc nối lớn.
- Hành tá tràng: đó là đoạng đầu của tá tràng phình ra củ hành, niêm mạc ở đây không
có mao tràng như những phần sau của tá tràng.
2. HÌNH ẢNH GIẢI PHẨU XQUANG
2.1. Hình dạ dày
Hình dáng chung khi chụp dạ dày ta cho bệnh nhan uống Barit nên hình ảnh của nó là
hình cản quang. Hình bình thường được mô tả như chữ J. Đó là một ống rộng có hai bờ gần
song song nếu ta chụp đúng vào thời điểm hết một đợt song nhu động nhưng thông thường
bờ cong lớn và bờ cong nhỏ luôn có sóng nhu động. Dạ dày chếch từ trái sang phải từ trên
xuống dưới.
* Hình dạng từng phần
a. Túi hơi
Ta thấy túi hơi ở vùng trên tâm vị, vùng này sáng tạo với phần dưới một mức hơi múc
dịch. Nếu chụp dạ dày ở tư thế nằm thẳng ngửa đầu dốc thì sẽ không thấy được túi hơi.
b. Phần ngang
Đi từ phần đứng xuống tới môn vị, phần này bờ cong lớn và bờ cong nhỏ đều nhẵn và
có hình cản quang của góc Treitz chồng lên.
b. Bờ cong lớn
Có những hình cản quang không đều, đó là những nếp nhăn của niêm mạc dạ dày.
Phần đứng luôn luôn thấy sóng nhu động.
c. Lỗ môn vị và lỗ tâm vị
Có thể chụp được trạng thái mở hoặc đóng, nếu ở trạng thái mở ta thấy hình cản quang
liên tục giữa các phần qua một lỗ hẹp. Nếu ở trạng thái đóng thì ở lỗ đó có phần đứt đoạn.
* Phân biệt dạ dày: Chụp ở từng tư thế
- Tư thế đứng:
+ Có hình túi với mức Barit ngang ngăn cách giữa hơi và Barit.
- Tư thế ngửa đầu dốc:
+ Không thấy được hình túi hơi vì khi đó barit trào nên tận cùng của phình vị tạo thành
bờ tròn như quả cam và hơi bị barit chồng lên cùng một mặt phẳng phim
+ Dạ dày bị cắt làm 2 do cột sống đè vào.
- Chụp ở tư thế nằm sấp:
+ Chỉ thấy một phần túi hơi ở vùng tâm vị.
+ Không có mức barit ngang ở dưới.
2.2. Hành tá tràng (HTT)
- Bình thường hành tá tràng ngấm đày đủ thuốc.
* Hình dáng:
+ Là hình tam giác có cạnh lồi.
+ Hình quả lê.
+ Hình tròn.
+ Hình chuông, hình này do túi mật đè vào
+ Hình vẹt góc do gối trên của tá tràng đè vào.

Hình vẽ
Hình 4.31

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Mô tả giải phẫu dạ dày, HTT bình thường
2. Phân biệt hình ảnh X qaung dạ dày chụp ở các tư thế khác nhau
3. Lựa chọn ý đúng nhất trả lời cho câu hỏi sau
Các hình sau đây là hình HTT không bình thường
A. Hình quả lê
B. Hình ngấn tròn
C. Hình con nhép
D. Hình vẹt góc do túi mật đè vào.
4. Khẳng định đúng sai vào các câu sau
A. Hai bờ cong dạ dày thường thẳng
B. Dạ dày là một ống rộng hai bờ song song
C. Dạ dày chụp ở tư thế nằm ngửa có túi hơi
D. Lỗ môn vị luôn được chụp trong trạng thái mở
E. Dạ dày chụp ở tư thế nằm sấp có hình túi hơi và mức barit..
B. GIẢI PHẨU XQUANG TÁ TRÀNG VÀ RUỘT NON

Mục tiêu
1. Mô tả được hình ảnh Xquang của tá trangf và ruột non thường.

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẨU TÁ TRÀNG RUỘT NON
1. Tá tràng
Về mặt giải phẫu người ta ghép hành tá tràng và những khúc khác nhau của tá tràng là
một bộ phận tạo nên khung tá tràng. Về mặt giải phẫu Xquang hành tá tràng có hình ảnh
bệnh lý như là dạ dày nên được nghiên cứu ở phần giải phẫu Xquang dạ dày hành tá tràng. Ở
đây chúng ta chỉ nghiên cứu phần tá tràng tiếp theo của hành tá tràng.
Tá tràng hình chữ C dài khoảng 22cm ( không kể hành tá tràng ) được chia làm 4
khúc.
Niêm mạc tá tràng có các mao tràng và 2 cục ruột. Cục ruột to và cục ruột nhỏ.
2. Ruột non
- Ruột non dài khoảng 3.5m gồm 2 phần:
- Hỗng tràng tiếp theo tá tràng
- Hồi tràng tiếp theo hỗng tràng
- Toàn bộ ruột non sắp xếp thành các quai ruột, có từ 14 - 16 quai tất cả
- Nửa số quai ruột ở trên sắp xếp nằm ngang
- Nửa số quai ruột ở dưới sắp xếp nằm dọc
- Cấu tạo bên trong niêm mạc ruột non có nhiều, trên mỗi nếp có nhiều mao tràng.
II. HÌNH ẢNH GIẢI PHẨU
1. Cách sắp xếp
- Hình ảnh của ruột non mặc dù có sự chuyển động và thay đổi khi chụp. Nhưng về cơ
bản cách sắp xếp như cách sắp xếp ở giải phẫu.
- Tá tràng sắp xếp thành từng khung tá tràng, (trừ 1 đoạn có HTT chiếm 2/3)
- Đầu trên và dưới đoạn 2 là gối trên và gối dưới.
- Các quai hỗng tràng xếp song song theo chiều ngang.
- Các quai hồi tràng xếp theo chiều dọc.
2. Khấu kính
- Bé dần từ hỗng tràng đến hồi tràng cụ thể là:
- Đoạn đầu hỗng tràng có đường kính d = 25 - 30 mm
- Đoạn cuối hồi tràng có đường kính d = 15- 20 mm
3. Niêm mạc
- Rất khác nhau giữa hỗng tràng và hồi tràng
- Sự thay đổi niêm mạc là rất từ từ nên không thể lấy được ranh giới rõ rệt giữa hỗng
tràng và hồi tràng .
- Ở hỗng tràng hình ảnh niêm mạc các quai ruột như hình lông chim hoặc những hạt
lấm tấm như những hạt tuyết giảm dần thay thế bằng các nếp niêm mạc ngang và cuối cùng
là những nếp dọc.
4. Nhu động
- Bình thường thuốc cản quang đi qua ruột tạo thành một dải liên tục bởi những hình
ảnh cản quang đặc trưng như đã mô tả ở trên. Nếu bị cắt hẳn đoạn ra thành các quai ruột
riêng biệt hoặc ứ đọng thuốc không còn hình lông chim thì có dấu hiệu bệnh lý.
- Khẩu kính cũng có sự thay đổi ở trạng thái sinh lý bình thường.
Ví dụ: Nếu đột nhiên thuốc vào ồ ạt trong ruột non (trong những trường hợp cắt đoạn dạ dày)
thì hỗng tràng giãn to sau ít phút rồi bé trở lại bình thường. Muốn đánh giá điều này ta phải
trực tiếp quan sát trên màn chiếu tăng sáng.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày cách sắp xếp các quai ruột non trên Xquang
2. Trình bày hình ảnh Xquang ruột non về hai khía cạnh.
Hình ảnh của niêm mạc
Hình ảnh của nhu động
3. Khẳng định đúng sai vào các câu sau:
Các quai hỗng tràng xếp song song theo chiều ngang
Các quai hỗng tràng sắp xếp theo chiều dọc
Khấu kính của ruột non lớn dần từ hỗng tràng đến hồi tràng
Niêm mạc giữa hỗng tràng và hồi tràng giống nhau.
Niêm mạc hồi tràng là những nếp ngang.

GIẢI PHẪU XQUANG ĐẠI TRÀNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày cấu trúc cơ bản của đại tràng trên phim Xquang.
2. Điền chính xác các chi tiết của đại tràng trên hình vẽ phim Xquang đại tràng.

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẨU XQUANG ĐẠI TRÀNG
- Đại tràng gồm có: manh tràng, kết tràng, trực tràng.
- Đại tràng có 4 đặc điểm chung như sau:
+ Có dải cơ dọc
+ Có các bướu phình
+ Có các bờm mỡ
+ Màu xám
+ To hơn ruột non
Đại tràng nằm trong ổ bụng tạo thành khung đại tràng. Khi chụp đại tràng bằng
phương pháp thụt Barit vào hậu môn đại tràng sẽ căng đều. Ở đây chúng ta chỉ nghiêng cứu
hình ảnh Xquang của đại tràng thụt Barit, vì nó thể hiện đầy đủ nhất hình dáng của đại tràng.
II. Hình ảnh Xquang đại tràng thụt barit
1. Đại tràng khái quát
* Đại tràng khi được thụt một lượng barit đầy đủ sẽ căng ra thể hiện bằng:
- Hình trụ dài liên tục, không có viền sáng ở đường bờ là biểu hiện tình trạng bệnh lý
xuất hiện ở đại tràng.
- Ở người lớn đại tràng có đường kính 6 - 8 cm
- Hai bờ của đại tràng nhẵn và có các ngấn không sâu.
- Ở một số trường hợp van hồi manh tràng yếu nên barit có thể sáng được hồi tràng,
những trường hợp này vẫn được coi là một hiện tượng bình thường.
- Đoạn đại tràng dài hay ngắn tùy theo từng bệnh nhân. Nhiều trường hợp đại tràng
ngang dài, xa, sâu và có thể chồng lên cả đại tràng xuống.
Hình 4.32

2. Đặc điểm từng đoạn


* Trực tràng
Ít thay đổi
Loại thường gặp hình qảu lê
Một số trường hợp trực tràng ngắn giống như con bài cơ
Thành của trực tràng nhẵn, không có ngấn ngang.
* Quai sigma
Hình chữ S
Ít ngấm ngang và các ngấn ngang không sâu.
Đoạn này là đoạn di động nên có thể trên cùng một bệnh nhân, nếu chụp 2 lần khác
nhau ở hai thời điểm khác nhau, ta thấy vị trí và hình dạng cũng thay đổi.
* Đoạn đại tràng xuống.
Đoạn này ít thay đổi hình dáng ở các lần chụp khác nhau.
Khấu kính bé hơn đoạn đại tràng ngang và đại tràng lên.
Phần dưới có khấu kính bé hơn phần trên.
Đoạn này ở người bình thường có các ngấn ngang đều đặn.
Điểm tiếp nối với quai sigma ở vùng hố chậu trái thường có một vòng nhỏ đầy hơi.
Nhiều khi co hẹp lại rất dễ nhầm với các tổn thương thực thể.
* Đại tràng góc lách
Đây là vùng cố định của đại tràng
Vị trí cao hay thấp tùy thuộc vào dây chằng hoành đại tràng
Nếu đại tràng góc lách ở vị trí thấp phần đại tràng ngang và đại tràng xuống kế tiếp với
đại tràng góc lách nằm sát nhau như hai nòng súng.
* Đại tràng ngang
Dài hay ngắn tùy theo từng người. Nếu dài sẽ làm đại tràng xuống sa võng xuống
nhiều.
Đoạn này di động nhiều.
Có các ngấn ngang đều đặn.
Ở người già yếu dù cho đoạn này không dài nhưng nó cũng võng xuống.
* Đại tràng góc gan
Đây cũng là phần đại tràng cố định.
Phần đại tràng ngang và đại tràng lên kề sát đại tràng góc gan có thể sát nhau hình
nòng súng nhưng ngắn hơn ở đại tràng góc lách.
* Đại tràng lên
Từ đại tràng góc gan đến manh tràng
Là đoạn rộng nhất của đại tràng
Có các ngấn ngang đều đặn
Đoạn này ít thay đổi khi chụp ở những lần chụp khác nhau.
* Manh tràng
Được giới hạn từ van hồi manh tràng trở xuống
Đáy manh tràng tròn đều.
Không thấy được ruột thừa vì barit không vào đến được ruột thừa.
Một số trường hợp thụt tháo không sạch phân ở manh tràng dẫn đến manh tràng có
hình cản quang không đều. Nên những trường hợp này cần thận trọng để phân biệt với những
hình ảnh bệnh lý.
3. Hình ảnh đại tràng đôi quang khép
Sau khi cho bệnh nhân đi ngoài hết barit ta bơm một lượng không khí vừa đủ vào đại
tràng khi đó ta sẽ có một hình ảnh đại tràng đối quang khép. Hình ảnh đó là:
Thấy khung đại tràng là một lớp barit mỏng
Thấy niêm mạc đại tràng lên và đại tràng ngang là các nếp niêm mạc ngang
Đại tràng xuống có nhiều nếp dọc hơn
Đại tràng sigma đa số là các nếp dọc
Trực tràng chỉ có những nếp dọc.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Mô tả hình ảnh Xquang của trực tràng, đại tràng sigma, đại tràng lên
2. Mô tả hình ảnh Xquang của đại tràng góc lách, đại tràng ngang, đại tràng góc gan.
3. Lựa chọn ý đúng nhất cho câu trả lời sau:
A. Đại tràng lên có đặc điểm
B. Được tính từ góc lách
C. Là đoạn đại tràng hẹp nhất
D. Ít có hình bất thường
E. Không có ngấn ngang
4. Khẳng định đúng sai vào các câu sau
A. Đại tràng hình trụ dài liên tục
B. Trực tràng có hình dạng ít thay đổi
C. Hay gặp trực tràng hình quả lê.

GIẢI PHẪU X QUANG GAN MẬT


MỤC TIÊU
1. Trình bày được kích thước gan bình thường trên phim chụp gan xa
2. Trình bày được hình dáng, vị trí và sự bài xuất của túi mật bình thường
3. Điền được vị trí các phân thùy gan và đường dẫn mật trên phim Xquang.

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG GIẢI PHẨU VỀ GAN
1. Hình thể ngoài
- Gan có chiều cao 8cm, chiều ngang 28 cm, chiều trước 16 cm.
- Gan có 3 mặt:
+ Mặt trên đúc theo hình vòm hoành, ở giữa có mạc chăng liềm chia gan làm hai phần
phải và trái
+ Mặt dưới có mạc nối nhỏ nối với bờ cong nhỏ của dạ dày. Có 2 rãnh dọc và 1 rãnh
ngang chia mặt dưới gan ra làm 4 thùy: thùy trái, thùy phải, thùy vuông, thùy đuôi.
+ Mặt sau có rãnh tĩnh mạch chủ dưới.
- Đường dẫn mật chính bao gồm ống gan và ống mật chủ.
- Đường dẫn mật chính bao gồm ống gan và ống mật chủ.
+ Ống gan chia ra làm hai ống: Ống gan phải và ống gan trái. Các ống gan phải và trái
phân nhánh vào trong gan theo các phân thùy gan. Việc đánh giá các phân thùy gan trên X
quang thường quy dựa vào việc phân nhánh đường mật trong gan khi chụp đường mật có
thuốc cản quang.
2. GIẢI PHẨU XQUANG GAN MẬT
* Hình dáng kích thước của gan
A. Hình dáng
Là một hình cản quang ở dưới vòm hoành phải và một phần vòm hoành trái, công gần
như một hình tam giác có :
- Hai góc nhọn và một góc tù
+ Một góc nhọn ở dưới hay còn gọi là đỉnh.
+ Một góc nhọn ở bên trái, góc này khó nhìn thấy vì bị tim che lấp.
+ Một góc tù ở trên.
- Có 3 bờ :
+ Bờ trên hay bờ hoành cong đều theo vòm hoành phải tư góc trên đến bên trái.
+ Bờ sườn : Từ góc trên đến đỉnh
+ Bờ dưới : Từ đỉnh đến bờ trái.
B. Kích thước
- Kích thước hoành đỉnh : từ góc trên tới đỉnh = 14 – 16,5cm.
- Kích thước hoành cột sống : từ góc trên đến giao điểm giữa bờ dưới và cột sống.
C. Hình dáng vị trí và sự bài xuất của túi mật
* Hình dạng
- Thay đổi khác nhau tùy theo thể trạng.
- Người có thế lực khỏe : túi mật tròn cao ngang xương sườn 10, 11 hoặc 12.
- Người có thể lực trung bình mật hình bầu dục.
- Người suy nhược túi mật dài.
* Vị trí
- Người có thế lực khỏe túi mật ở khoang xương sườn 10, 11 hoặc 12 và nằm ở khoảng
giữa cột sống và bờ ngoài lồng ngực.
- Thể lực trung bình : Túi mật nằm ở dưới xương sườn 12 và gần cột sống hơn lá bờ
ngoài lồng ngực.
- Thể lực suy nhược : Túi mật đáy sát mào chậu và cột sống.
* Sự bài xuất của túi mật
- Sau khi sử dụng bữa ăn Boyden túi mật bài xuất 1/2 lượng mật trong nửa giờ và toàn
bộ mật trong 1 giờ hoặc một giờ rưỡi, ở nữ thời gian ngắn hơn 12- 45 phút
- Thời gian kéo dài hơn là thuộc tính túi mật kém.
D. Những đường mật trong gan
- Đường mật trong gan gồm ống gan phải và ống gan trái
- Ống gan nhận mật phân thùy II, III và một phần phân thùy IV.
- Ống gan phải nhận ngay một phân thùy V, VI, VII một phân thùy I và IV.

Túi mật

Ống gan phải Ống gan trái

Hình 4.33
Hình vẽ các phân thùy và đường mật trong gan

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày hình dáng kích thước của gan trên phim chụp gan xa.
2. Trình bày hình dáng vị trí và sự bài xuất của túi mật.
3. Khẳng định đúng sai vào các câu sau :
A. Hình dáng gan hình tam giác
B. Góc nhọn ở dưới gọi là đỉnh
C. Một góc tù ở bên trái
D. Bờ sau từ góc trên đến đỉnh
E. Kich thước hoành đỉnh 20 cm.

Chương IV

GIẢI PHẪU X QUANG


PHIM CHỤP XƯƠNG SỌ VÀ CÁC XOANG

A. GIẢI PHẪU X QUANG PHIM CHỤP SHULLERTZ

MỤC TIÊU
1. Mô tả được những cấu trúc cơ bản trên phim chụp shuller.
2. Điền chính xác các chi tiết trên phim vẽ chụp shuller.

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẨU XƯƠNG ĐÁ
- Xương đá là một phần của xương thái dương.
- Cấu tạo là một hình tháp không đều có 3 mạt 1 đỉnh 1 đáy và 3 bờ.
- Đáy: quay ra ngoài, có lỗ tai ngoài ở phía trước dính với phần trai và phần nhĩ, ở phía
sau dính với mỏm chũm, mỏm chũm hình cầu đỉnh hướng xuống dưới và ra trước.
1. Đỉnh xương đá
- Hướng chếch ra trước và vào trong về phía trung tâm nền sọ đỉnh có lỗ trước của ống
động mạch cảnh và tạo nên bờ sau ngoài của lỗ rách.
2. Mặt trước xương đá
- Mặt trước hay trước trên ngăn cách với mặt sau bởi bờ trên phần đá, đều thuộc mặt
trong nền sọ. Mặt trước có đặc điểm cần lưu ý đó là: ngoài cùng là trần hòm nhĩ, kế tiếp là lồi
cùng tương ứng với vị trí của ống bán khuyên trước.
3. Mặt sau có
- Lỗ tai trong thông với ống tai trong.
- Hố dưới cung ở phía ngoài ống tai trong. Trong hố có:
+ Lỗ ngoài cống tiền đình dẫn vào cống tiền đình tới tiền đình tai trong.
4. Mặt dưới có:
- Lỗ của ống động mạch cảnh trong.
5. Hố tĩnh mạch cảnh.
6. Mỏm trâm
7. Lỗ trâm – chũm
* Các bờ
- Bờ trên ở mặt trong sọ.
- Bờ sau tiếp giáp với xương chẩm.
- Bờ trước được chia làm hai phần.
+ Phần ngoài khớp với phần trai tạo nên khe đá trai.
+ Phần trong khớp bờ sau cánh lớn xương bướm.
II. GIẢI PHẨU XQUANG PHIM CHỤP SHULLER
* Những cấu trúc cơ bản
Mục đích của phim chụp shuller để xem xoang chũm ngoài rat a còn xem khớp thái
dương hàm. Tiêu chuẩn chụp đúng ngoài các yếu tố về độ đen trắng rõ ràng, đòi hỏi hai lỗ tai
ngoài và lỗ tai trong phải chồng lên nhau.
1. Lỗ tai ngoài và lỗ tai trong
- Chúng là những hình sáng chồng lên nhau tạo thành khoảng sáng tròn rõ trên phim
chụp.
- Lỗ tai ngoài to và bao trùm lên lỗ tai trong.
- Lỗ tai trong tròn hơn lỗ tai ngoài.
- Kích thước lỗ tai trong khoảng 4mm.
2. Khớp thái dương hàm
- Nằm ở phía trước lỗ tai ngoài.
- Có hình cóng hướng mặt lõm xuống dưới.
3. Khe khớp sáng
- Độ rộng của khe khớp tùy thuộc vào độ há miệng của bệnh nhân, miệng há càng rộng
khe khớp càng hẹp.
4. Xương hàm dưới
- Ta chỉ nhìn thấy rõ lồi cầu và cổ lồi cầu
- Lồi cầu tròn nằm ngay dưới khớp thái dương hàm.
- Cổ lồi cầu hình trụ cản quang tiếp theo lồi cầu.
5. Đỉnh chũm
- Giống hình tam giác lộn ngược.
- Nằm ở phía dưới so với lỗ tai ngoài.
- Trong dịch chũm có nhiều hốc sáng nhỏ đó là các xoang chũm.
6. Góc Ciltelli
- Đó là một hình cản quang nằm phía trên sau so với lỗ tai ngoài.
- Đỉnh góc Citelli quay lên trên.
- Được tạo bởi hai đường cản quang đậm là bờ trên và bờ sau xương đá
7. Các tế bào chũm
- Là các hốc nhỏ chứa không khí tạo thành những hình sáng nhỏ tổ ong bao gồm các
thành phần sau :
+ Sào bào nằm ở tầng khớp thái dương hàm.
+ Tế bào viền nằm trong góc Citelli.
+ Tế bào chũm nằm trong mỏm chũm.
Tất cả các thành phần trên gọi chung là tế bào chũm. Đa số các tế bào chũm trong
xương đá, chỉ có một số nhỏ nằm trong mỏm chũm.
Hình vẽ phim chụp Shuller

Hình 4.34
1. Lồi cầu xương hàm dưới, 2. Lỗ tai trong 3. Lỗ tai ngoài, 4.
Bờ trên xương đá 5. Góc Citelli, 6. Tế bào viền
7. Tế bào chũm, 8. Đỉnh chũm 9. Sao bào

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Mô tả các thành phần trên phim chụp Shuller
2. Lựa chọn ý đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau:
A. Sào bào nằm ở tầng khớp thái dương hàm
B. Tế bào viền nằm ngoài góc Citelli
C. Tế bào chũm nằm ngoài xương chũm
D. Tế bào chũm là những hình mở
3. Khẳng định đúng sai vào các câu sau:
A. Lỗ tai ngoài và lỗ tai trong lệch nhau
B. Lỗ tai hình sáng
C. Lỗ tai ngoài tròn hơn lỗ tai trong
D. Khớp thái dương hàm nằm gần lỗ tai ngoài
E. Khe khớp thái dương hàm mở

GIẢI PHẪU X QUANG PHIM CHỤP BLONDEAU

MỤC TIÊU
1. Trình bày được những cấu trúc cơ bản trên phim chụp Blondeau
2. Điền chính xác các chi tiết trên hình vẽ phim chụp Blondeau

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẨU CÁC XƯƠNG LIÊN QUAN ĐẾN
PHIM CHỤP BLODEAU
1. Xương trán
a. Trai trán
* Mặt ngoài:
+ Hai bên cung mày, phần ngoài cùng ở hai bên ngoài sọ của trai trán gập ra tạo nên 2
mặt của thái dương.
+ Góc dưới ngoài của trai trán có mỏm gò má.
* Mặt trong: có mào trán
b. Phần mũi: Là phần nhô ra xuống phía dưới từ dải bờ dưới của phần trai.
c. Phần ổ mắt: là phần nằm ngang ở hai bên tạo nên ổ mắt.
d. Xoang trán
Xương trán có hai xoang, nằm trong phần trai trán, tương ứng với đầu trong hai cung
mày. Hai xoang cách nhau bởi vách gian xoang trán
2. Xương hàm trên
a. Thân xương
Thân xương hình tháp có 3 mặt nền quay vào trong tạo nên thành ngoài của ổ mũi,
đỉnh quay ra ngoài khớp với xương gò má. Trong thân có một hốc xương lớn gọi là xoang
hàm trên, đó là thành phần rất quan trọng khi mô tả phim chụp Blondeau.
- Mặt ổ mắt tạo thành phần lớn nền ổ mắt.
- Mặt trước ngăn cách với mặt ổ mắt bởi bờ dưới ổ mắt.
- Mặt thái dương
b. Mặt mũi.
Mỏm: có 4 mỏm đó là
Mỏm trán
Mỏm gò má
Mỏm khẩu cái
Mỏm huyệt răng
II. GIẢI PHẨU XQUANG PHIM CHỤP BLONDEAU
* Các cấu trúc cơ bản
1. Vòm sọ
- Trên phim chụp Blondeau vòm sọ bị khối mặt che gần hết, tuy nhiên ta có thể nhìn
thấy một phần xương trán và xương thái dương, nó bao gồm hai bản.
- Bản ngoài dày và nhẵn.
- Bản trong mỏng và gồ ghề
- Giữa hai bản là khoảng sáng hẹp
2. Các xoang
a. Xoang trán
- Xoang trán là hình sang ở chính giữa phía trên
- Hình mào gà, hai bên không nhất thiết cân đối.
- Xoang trán đè lên một phần của hốc mũi.
- Khi xoang trán bị viêm, hình của xoang trán bị mờ đi
- Một số trường hợp xoang kém phát triển ta thấy xoang trán rất bé thậm chí không
thấy xoang trán làm cho ta rất dễ nhầm với một trường hợp xoang bị viêm.
b. Xoang hàm
- Hình tam giác bờ trong song song với hốc mũi, đỉnh quay xuống dưới.
- Ở trong sáng hơn ở ngoài
- Phía ngoài bị xương gò má che nhiều
- Bình thường xoang hàm là một xoang rất sáng, khi bị viêm xoang bị mờ đi, có thể
xoang bị mờ nhiều làm mất toàn bộ độ sáng của xoang nếu như có nhiều dịch mủ trong
xoang, xoang chỉ mờ nhạt nếu như có ít dịch mủ trong xoang.
- Trường hợp viêm mạn ít dịch mủ xoang chỉ bị mờ xung quanh kèm theo có những
vết cản quang của vách ngăn.
c. Xoang sàng
- Nằm ở trên ngoài hốc mũi và dưới bờ trong hốc mắt.
- Xoang sàng có nhiều hốc sáng hình mạng lưới.
d. Xoang bướm
- Chỉ thấy được trên phim chụp Blondeau há miệng
- Vị trí: Nằm dưới cung răng hàm trên, là hình tròn sáng.
3. Khối mặt
a. Hốc mũi
Là một hình tháp sáng, nằm ngay giữa phim.
Ở giữa có vách ngăn mũi chia hốc mũi ra thành hai phần
Mỗi bên đều có hình cản quang của các xương xoăn.
b. Hốc mắt
Có hai hốc mắt ở dưới 2 bên phía ngoài của xoang trán
Hình bầu dục sáng
Phía ngoài là xương gò má
Trên hốc mắt là trần hốc mắt của xương gò má
Phía dưới là xương hàm trên
Góc trong hốc mắt có một khe sáng đó chính là hình khe bướm.
c. Xương gò má
Là một hình mờ nằm phía ngoài xoang hàm.
d. Xương chũm
Nằm ở ngoài cùng bên trong có nhiều hốc sáng
e. Xương đá
Đi từ xương chũm phía trên, là một hình mờ đậm.
Phía trong có nhiều hốc sáng của tế bào chũm.

Hình vẽ phim chụp Blondeau

Xương trán
Xoang trán
Hốc mắt
Xoang hàm
Xương chũm
Xương đá
Xoang bướm
Xương xoăn
Vách mũi
Xoang sang
Khe bướm
Xương gò má

Hình 4.35

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày hình ảnh Xquang vòm sọ và các xoang trên phim chụp Blondeau.
2. Trình bày hình ảnh X quang khối mặt trên phim chụp Blondeau
3. Điền các chi tiết trên hình vẽ phim chụp Blondeau

4. Lựa chọn ý đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau
Hốc mắt có đặc điểm
A. Giống hình tròn
B. Nằm dưới xương trán
C. Phía ngoài xương gò má
D. Phía ngoài xương hàm trên
5. Khẳng định đúng sai vào các câu sau
A. Vòm sọ bị khối mặt che gần hết
B. Xoang trán hai bên phải cân đối
C. Xoang trán không đè lên hốc mũi.
D. Bờ trong xoang hàm song song với hốc mũi
E. Xoang sàng có nhiều hốc sáng hình mạng lưới

GIẢI PHẪU X QUANG PHIM CHỤP HIRIZ

MỤC TIÊU
1. Trình bày được cấu trúc cơ bản trên phim chụp Hirtz
2. Điền chính xác các chi tiết trên hình vẽ phim chụp Hirtz

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẨU CÁC XƯƠNG LIÊN QUAN ĐẾN
PHIM CHỤP HIRTZ
1. Xương chẩm
* Xương chẩm: Là một xương tạo nên nền sọ, xương chẩm được chia làm 3 phần:
- Phần nền ở trước, có một lỗ lớn để cho hành não đi qua gọi là lỗ chẩm.
- Phần trai chẩm ở phía sau, ở giữa mặt sau có ụ chẩm ngoài
- Phần bên: Mặt ngoài có lồi cầu chẩm tiếp với đốt sống cổ thứ nhất.
- Phần đá xương thái dương ( đã được mô tả ở bài phim chụp Sluller )
2. Xương bướm
* Thân xương bướm có hình hộp vuông: Nằm ở giữa nền sọ, gồm 6 mặt
+ Mặt trên liên quan đến 3 tầng sọ, phần giữa có yên bướm có hố yên cho tuyến yên
nằm.
+ Mặt dưới tạo nên vòm ổ mũi
+ Mặt trước khớp với xương sàng
+ Mặt sau tiếp khớp với xương chẩm.
+ Trong thân xương bướm có hai hốc rỗng ngăn cách nhau bởi một vách xương mỏng,
gọi là xoang bướm.
* Cánh lớn: Có 3 lỗ:
+ Lỗ tròn nhỏ
+ Lỗ bầu dục
+ Lỗ tròn lớn (lỗ gai)
* Cánh nhỏ.
- Mỏm chân bướm: có 2 mỏm chân ở hai bên.
3. Xương sàng: có 3 phần
- Mảnh sàng: là một mảnh xương nằm ngang có nhiều lỗ gọi là lỗ sàng
- Mảnh thẳng đứng.
- Mê đạo sàng: gồm có hai khối xương có nhiều hốc chứa không khí là các tiểu xoang
sàng tạo nên xoang sàng. Xoang sàng được chia thành 3 nhóm: Trước, giữa, sau.
II. GIẢI PHẨU XQUANG PHIM CHỤP HIRTZ
Phim chụp Hirtz là phim mà chủ yếu để xem các thành phần bệnh lý nền sọ, có thể có
những xoang xuất hiện khá rõ như xoang hàm chẳng hạn nhưng những xoang đó thường
được nghiêng cứu trên phim đặc hiệu dành cho những xoang đó hơn là trên phim chụp Hirtz
do đó ở đây chủ yếu nghiên cứu: Hố yên, xoang bướm, xoang sàng và các lỗ ở nền sọ.
- Những cấu trúc cơ bản
1. Hố yên
+ Nằm ở phía trước của hố chẩm, hình dạng gần như hình tròn có 2 mỏm: Mỏm yên
trước và mỏm yên sau, khoảng cách giữa hai mỏm là 0,8cm.
+ Mỏm trước tương đối bằng phẳng và có độ bè ra.
+ Mỏm có hình tam giác đỉnh nhọn hướng về phía mỏm trước.
- Do hố yên nằm đè lên xoang bướm nên có độ cản quang kém.
2. Xương đá
* Đỉnh
+ Đỉnh xương đá bắt đầu xuất phát từ hai bên hố yên đi ra phía ngoài và phía sau tạo
thành hình chữ V ngược.
+ Xương đá cản quang đậm phía ngoài có các hốc sáng của các tế bào xoang chũm.
Như vậy trên phim chụp Hirtz Ta vẫn có thể nghiên cứu được các trường hợp viêm tai xương
chũm tuy nhiên không thể rõ bằng phim chụp Shuller.
3. Lỗ chẩm
+ Là hình tròn sáng bờ nhẵn rõ ràng.
+ Ở phía trước có hình mờ tròn của mỏm nha C2 và một phần thân C2.
+ Hai góc trước lỗ chẩm có hình cản quang của hai lồi cầu xương chẩm.
+ Hai góc sau là hai hình cản quang của mỏm khớp, khớp với đốt đội.
4. Các lỗ
+ Lỗ rách trước là một khe sáng hẹp nằm sát phía trước xương đá.
+ Lỗ tròn lớn nằm ngoài cùng ngay bờ trước xương đá kích thước khoảng 3- 4 mm.
+ Lỗ nằm ở phía trước trong lỗ tròn lớn kích thước khoảng 4- 5 mm.
+ Lỗ tròn nhỏ nằm phía trước trong lỗ bầu dục kích thước khoảng 2 mm.
5. Các xoang
* Xoang sàng
+ Nằm ở 2 bên vách mũi và trước thân xương bướm.
+ Hình sáng lốm đốm do mảnh xương sàng đè lên.
* Xoang bướm
+ Là hai hình sáng hình bầu dục bị hố yên đè lên.
+ Xoang bướm trên tư thế này là thấy đầy đủ hơn cả nhất là về chiều rộng, ngoài tư thế
này ta còn nhìn thấy xoang bướm trên phim Blondeau, tuy nhiên trên tư thế lấp. Do vậy trên
thực tế khi nghiên cứu bệnh lý xoang bướm ta vẫn chủ yếu dựa vào phim chụp Blondeau.
* Xoang hàm
+ Là một hốc sáng hình tam giác.
+ Bị phần sau của hàm trên che lấp.
* Hốc mũi
+ Nằm ở hai bên xương lá mía
+ Bị xương khẩu cái chồng lên.
* Cung tiếp
+ Là hai đường cản quang hình vòng cung.
+ Nằm ở hai bên phía sau xoang hàm.
* Vòm sọ
+ Trên tư thế này vòm sọ bị nền sọ chồng lên gần như hoàn toàn. Ta chỉ thấy một phần
của xương chẩm nhưng cũng bị cột sống cổ che lấp phần giữa.
Hình vẽ phim chụp Hirtz
Xoang sàng
Lỗ chẩm
Mỏm nha
Xương đá

Xoang chũm
Lỗ tròn nhỏ
Lỗ rách trước
Lỗ bầu dục
Xoang hàm
Hồ yên
Vách mũi
Hốc mũi
Cung tiếp
Ngành lên xương hàm dưới
Lỗ tròn to.
Hình 4.36
1. Trình bày giải phẫu Xquang : Hố yên, xương đá hố chẩm và các lỗ ở nền sọ trên phim
chụp H irtz
2. Trình bày giải phẫu Xquang : Các xoang, cung tiếp nghành lên của xương hàm dưới, vòm
sọ trên phim chụp Hirtz.

GIẢI PHẪU X QUANG PHIM CHỤP SỌ


THẲNG - NGHIÊNG

MỤC TIÊU
1. Trình bày được những cấu trúc cơ bản trên phim chụp sọ thẳng
2. Điền chính xác các chi tiết trên hình vẽ phim chụp sọ thẳng.

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẨU XQUANG ĐẦU MẶT
Xương có đầu mặt gồm có hai phần : Xương hộp sọ và xương mặt.
1. Xương hộp sọ
Gồm 8 xương hợp thành : Phần trên của hộp sọ là vòm sọ, phần dưới của hộp sọ là nền
sọ.
a. Xương trán ở phía trước gồm 2 phần :
+ Phần đứng thuộc vòm sọ
+ Phần ngang thuộc nền sọ
b. Xương chẩm ở phía sau gồm hai phần
+Phần đứng thuộc vòm sọ
+Phần ngang thuộc nền sọ và có lỗ chẩm cho hành não đi qua.
c. Xương thái dương
- Hai xương thái dương ở hai bên sọ, hợp bởi xương trai xương đá và xương chũm.
+ Xương trai có một phần đứng thuộc thành bên vòm sọ, và phần ngang thuộc nền sọ.
+ Xương đá và xương chủm thuộc nền sọ. Trong xương đá có thành phần quan trọng
của tai (một phần ống tai ngoài, tai giữa và tai trong).
d. Xương đỉnh
Hai xương đỉnh là hai tấm xương hình vuông ở hai bên đỉnh sọ.
+ Phía trước : Hai xương khớp với xương trán thành đường khớp vành.
+ Phía sau : Hai xương đỉnh khớp với hai xương thái dương thành đường khớp vảy.
e. Xương bướm
+ thẳng nằm giữa nền sọ, gồm thân xương bướm, cánh xương bướm và chân xương
bướm. Trên thân xương bướm có hố yên.
f. Xương sàng
+ Nằm ở giữa phần ngang xương trán góp phần tạo thành một phần lớn hốc mũi.
g. Các xương mặt
+ Gồm 14 xương mặt nằm quanh hàm trên và họp với các xương thuộc nền sọ thành ổ
miệng, ổ mũi và ổ mắt.
h. Các xương kép
- Hai xương hàm trên trong góp phần tạo nên thành hố mũi và vòm miệng. Mặt ngoài
lồi khớp với xương gò má. Bờ dưới có các huyệt răng. Xương hỗng ở giữa tạo nên xoang
hàm trên thông vào ổ mũi bằng khe mũi giữa
- Hai xương gò má hình tứ giác không đều tạo nên phần nhô ở hai bên mặt ngay dưới ổ
mắt gọi là gò má.
- Hai xương mũi góp phần tạo nên sống mũi.
- Hai xương khẩu cái mỗi xương gồm hai phần.
+ Mảnh ngang cùng với vòm khẩu cái của xương hàm trên tạo thành vòm miệng.
+ Mảng xương xoăn dưới : nằm ở thành bên hốc mũi.
i. Các xương đơn
- Xương lá mía
- Xương hàm dưới : Là một xương hình móng ngựa
II. GIẢI PHẨU XQUANG SỌ THẲNG
Các cấu trúc cơ bản
1. Vòm sọ
* Vòm sọ gồm hai bản
+ Bản ngoài dày và nhẵn, dày nhất là khu vực xương đỉnh.
+ Bản trong mỏng phía trong có những nếp lằn đó là dấu ấn của nếp nhăn não. Bản
ngoài có độ cản quang kém hơn bản trong.
2. Xương trán
+ Là xương chiếm một diện tích rộng nhất trên phim. Nó bao trùm lên gần hết vòm sọ.
+ Phía trên của xương trán là hai xương đỉnh có khớp xương đỉnh.
+ Phía dưới là bờ trên hốc mắt và hốc mũi.
+ Phần chính giữa là hình xoang trán.
+ Hai bên xương trán là xương thái dương.
3. Xương đỉnh
+ Ở phía trên của xương trán
+ Mặt trong của xương đỉnh lồi lõm nhiều.
4. Xương thái dương
+ Ở phía dưới hai bên vòm sọ
+ Phía dưới xương thái dương có xương chũm, đỉnh chũm và xoang chũm.
+ Khớp giữa xương thái dương và xương đỉnh là khớp vảy, ta có thể thấy rất rõ khớp
này trên phim chụp sọ thẳng.
5. Xương chẩm
- Bị vòm sọ và khối mặt chê lấp hoàn toàn, tuy nhiên nếu nhìn kĩ ta cũng có thể thấy lỗ
chẩm một cách không rõ ràng sau hốc mũi.
6. Các khớp
- Các khớp trên phim chụp là những đường sáng răng cưa, ta có thể nhìn thấy các
khớp :
a. Khớp đỉnh chẩm : Gần sát và song song với vòm sọ ở hai bên đường giữa.
b. Khớp liên đỉnh : Ở thẳng đường giữa.
c. Khớp trán đỉnh : Bắt đầu từ phía dưới của khớp liên đỉnh đi chéo xuống dưới sang hai
bên và ra ngoài
d. Khớp thái dương đỉnh : Nhìn thấy được ở rìa ngoài phía dưới hai bên vòm sọ.
7. Xương đá
- Bờ trên xương đá bắt ngang qua khe hốc mắt.
- Bờ dưới xương đá ngang bờ dưới hốc mắt.
8. Nền sọ
- Nền sọ trên phim chụp sọ thẳng cũng được chia thành 3 tầng rõ rệt đó là :
- Tầng trên (hay tầng trước) nền sọ tương ứng với bờ trên xương cánh bướm và ngang
với trần hốc mắt.
- Tầng giữa nền sọ tương ứng với bờ trên xương đá ngang giữa hốc mắt.
- Tầng dưới (hay tầng sau) nền sọ tương ứng với bờ dưới xương đá và phần ngang
xương chẩm đi qua bờ dưới hốc mắt.
9. Khối mặt
Từ phần dưới xoang trán được gọi là khối mặt, nó bao gồm các thànhphần sau :
a. Hốc mắt
- Hai hốc mắt hình sáng tương đối tròn ở hai bên phía dưới xoang trán.
- Phần trên hốc mắt chồng lên cánh xương bướm.
- Phần dưới chồng lên bờ dưới xương đá.
- Góc dưới trong hốc mắt có hình ảnh của khe bướm.
b. Hốc mũi
- Hốc mũi có hình tam giác, nằm ở chính giữa phim có đỉnh quay lên trên.
- Ở giữa có hình mờ đậm của hốc mũi những hình cản quang mảnh của các xương
cuốn mũi, khi viêm mũi mạn các xương cuốn mũi sẽ dầy lên và hình ảnh cản quang của nó
cũng tăng đậm và dày lên hơn.
10. Các xoang
a. Xoang trán
Xoang trán ở phần giữa dưới cùng của xương trán sát ngay phía trên đỉnh hốc mũi, đó
là hình ảnh sáng giống như mào gà.
b. Xoang hàm
- Bị phần giữa của xương đá và xương gò má che lấp nên rất khó nhìn.
c. Các tế bào xoang chũm
- Thấy được các tế bào xoang chũm ở phần ngoài của xương đá, tuy nhiên không đầy
đủ được như phim chụp Shuller nên không thể dùng phim sọ thẳng để xem bệnh lý của
xoang chũm.
Hình vẽ phim chụp sọ thẳng
Hình: Giải phẫu x quang sọ thẳng.

1. xương trán; 2. xương hàm dưới; 3. xương hàm trên; 4. xương gò má 5.


hốc mắt 6. lỗ thị; 7. khe bướm; 8. xương mũi

Hình 4.37

III. GIẢI PHẨU XQUANG PHIM CHỤP SỌ NGHIÊNG


Những cấu trúc cơ bản
1. Vòm sọ
- Vòm sọ được bắt đầu từ mào của xương trán ở phía trước, kết thúc ở điểm cuối của
phần xương chẩm, bao gồm :
+ Xương trán ở trước
+ Xương đỉnh ở trên
+ Xương thái dương ở dưới
+ Xương chẩm ở sau.
- Cấu tạo của vòm sọ trên phim nghiêng cũng gồm hai bản :
+ Bản ngoài dày và nhẵn, dày hơn cả là ở vùng xương đỉnh và xương chẩm. Bản ngoài
ít cản quang hơn bản trong.
+ Bản trong mỏng và lồi lõm do các vết lằn của vết nhăn não tạo nên.
2. Các khớp vòm sọ thấy được trên phim sọ nghiêng là :
+ Khớp trán đỉnh ở trước
+ Khớp thái dương đỉnh ở dưới
+ Khớp đỉnh chẩm ở phía sau
3. Nền sọ
Phần trước ra sau gồm có
a. Xoang trán
Là một hình sáng trông như hình ngọn lửa ở phía trước của tầng trước.
Sàn tầng trước nền sọ được tính từ xoang trán đến hố yên, phía dưới sàn có xoang sàng và
hốc mắt.
b. Phần giữa gồm có :
* Hố yên :
+ Có hình cong lõm chữ C ngửa, đáy nhẵn. Phim chụp đúng tiêu chuẩn chỉ là một
đường cản quang.
+ Hai mỏm yên trước và yên sau cách nhau khoảng 0,8 cm.
* Xương đá và xương chũm tiếp theo sau hố yên. Phần cuối của xương đá ta thấy có hình
ảnh của lỗ tai ngoài, phía sau lỗ tai ngoài là các hình sáng của xoang chũm.
c. Phần sau :
Là phần ngang của xương chẩm ở tiếp theo sau xương đá, phần này hơi cong xuống
dưới và kết thúc bởi chỗ tiếp giáp với điểm cuối của vòm sọ.
d. Khối mặt
* Hốc mắt
Ở ngay dưới xoang trán và tầng trước nền sọ, tại đây ta thấy rõ được đáy hốc mắt hai
bên.
* Hốc mũi :
Tiếp theo dưới hốc mắt, nó cũng là khoảng sáng bên trong có cả hình cản quang của
các xương cuống mũi.
e. Xương hàm trên và xương hàm dưới
Ta thấy xương hàm trên và xương hàm dưới chồng lên nhau nên những tổn thương ở
đây khó phát hiện hơn trên phim thẳng. Trong thành phần này ta còn nhìn thấy khớp thái
dương hàm hai bên tuy nhiên chúng cũng chồng lên nhau nên cũng khó phát hiện thấy tổn
thương.
h. Cung tiếp xương gò má
Là hình cản quang đậm đi từ điểm giữa xương đá chéo xuống dưới tới xoang hàm.
4. Các xoang
a. Xoang bướm
Là một hốc sáng nằm ở trước đáy hố yên.
b. Xoang sàng
Là một dải sáng hẹp hướng từ trên xuống dưới từ trước ra sau, nằm ở phía sau hốc mắt
dưới tầng nền sọ.
c. Xoang hàm
Là một hốc sáng lớn hình vuông ở phía dưới hốc mắt và sau hốc mũi, xoang hàm hai
bên cũng chồng lên nhau.

Hình vẽ phim sọ nghiêng

Hình 4.38

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày giải phẫu Xquang vòm sọ trên phim chụp sọ thẳng.
2. Trình bày giải phẫu Xquang vòm sọ, nền sọ trên phim chụp sọ nghiêng.
3. Trình bày giải phẫu Xquang xương đá, nền sọ, khối mặt và các xoang trên phim chụp sọ
thẳng.
4. Trình bày giải phẫu Xquang khối mặt và các xoang trên phim chụp sọ nghiêng.
5. Lựa chọn ý đúng nhất để trả lời cho câu hỏi sau :
Hốc mắt có đặc điểm
B. Nằm dưới xoang trán
C. Phần dưới chồng lên xương cánh bướm
D. Phần trên chồng lên xương đá
E. Bên ngoài có hình khe bướm
6. Lựa chọn ý đúng nhất trả lời cho câu hỏi sau :
Xoang hàm có đặc điểm :
A. Là hốc sáng lớn nhất
B. Tương đương với phần trên hốc mắt
C. Phần dưới hốc mũi
D. Hình tam giác
7. Khẳng định đúng, sai vào các câu sau :
A. Xương trán che hết phần sọ
B. Xương trán là phần hẹp nhất
C. Phía trên xương trán là hốc mũi
D. Khớp trán ở phias trên xương trán
E. Xương đỉnh mặt trong lồi lõm nhiều.
8. Khẳng định đúng sai vào các câu sau
A. Vòm sọ kết thúc bởi xương chẩm
B. Vòm sọ bắt đầu từ xương đỉnh
C. Phần trước nền sọ có xoang trán
D. Xoang trán hình tròn
E. Hố yên ở phần trước nền sọ.4

CHƯƠNG V

GIẢI PHẪU X QUANG TIM PHỔI


GIẢI PHẪU X QUANG TIM

MỤC TIÊU
1. Trình bày được hình ảnh giải phẫu Xquang tim trên phim chụp thẳng, nghiêng, OAD và
OAG.
2. Điền chính xác chi tiết trên hình vẽ phim chụp tim thẳng, nghiêng, OAD và OAG.

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẨU TIM
1. Hình thể ngoài
Tim có ba mặt : Mặt trước, mắt dưới, mặt trái
Một đáy : Đáy là mặt sau của hai tâm nhĩ
Đỉnh : Là mỏm tim
2. Hình thể trong
Tim chia làm hai phần: tim phải và tim trái, mỗi phần lại chia làm hai buồng : tâm nhĩ
ở trên tâm thất ở dưới.
* Tâm nhĩ
+ Giữa hai tâm nhĩ có vách liên nhĩ, vách này có di tích lỗ Botal. Thành tâm nhĩ mỏng
và nhẵn, có lỗ thông với tiểu nhĩ.
+ Tâm nhĩ phải hướng sang phải và lên trên có tĩnh mạch chủ ở trên và tĩnh mạch chủ
dưới đổ vào.
+ Tâm nhĩ trái hướng lên trên và ra sau có 4 tĩnh mạch phổi đổ vào, liên quan trực tiếp
với thực quản nên khi tâm nhĩ trái to đè vào thực quản làm cho khó nuốt.
* Tâm thất :
+ Giữa hai tâm thất có vách liên thất.
+ Thành tâm thất dày xù xì nhất là tâm thất trái có các lỗ thông với tâm nhĩ ở trên, với
các động mạch để dẫn máu đi, mật trong tâm thất có các cột cơ.
+ Tâm thất phải : có 2 lỗ
- Lỗ nhĩ thất phải : thông với tâm nhĩ phải, ở đây có van 3 lá.
- Lỗ động mạch phổi : Có van động mạch phổi.
+ Tâm thất trái : có 2 lỗ
- Lỗ nhĩ thất trái : Thông với tâm nhĩ trái, ở đây có van 2 lá
- Lỗ van động mạch chủ : Có van động mạch chủ.
II. GIẢI PHẨU XQUANG TIM
Tim nằm trong lồng ngực tim có hình dạng hình quả trứng với trục lớn chếch ra trước
về bên trái hướng tư trên xuống dưới. Trên thiết đồ cắt ngang theo kiểu cắt lớp vi tính thì các
tâm thất ở phía trước bên trái, các tâm nhĩ ở phía sau. Trên thiết đồ cắt dọc 2 tâm thất ở phía
dưới.

Hình 4.39 Thiết đồ dạng chụp cắt lớp vi tính, sơ đồ hóa 4 tư thế chụp
Chỉ có bờ ngoài của tim tạo nên bóng tim, trên mỗi tư thế đều ghi chữ viết tắt của các buồng
tim liên quan đến bờ ngoài của tim ở các tư thế chụp khác nhau ; VSC ; Tĩnh mạch chủ trên ;
OD ; Nhĩ phải ;VD ; Thất phải ; inf: Phễu động mạch phổi ; AP : Động mạch phổi ; OG : Nhĩ
trái ; VG : Thất trái ; AO : Động mạch chủ.
Những chữ viết tắt này sẽ được sử dụng cho tất cả các sơ đồ của chương này. Nên luôn nhớ
rằng túi hơi dạ dày luôn nằm bên trái cho phép luôn cắm đứng phim trên đèn soi phim.
1. Tư thế chụp thẳng
Bờ phải tim gồm 3 cung riêng biệt rõ ràng :
+ Cung dưới trái lồi với bán kính rộng tương ứng bờ trái buồng đẩy của thất trái. Mỏm
tim được tách ra khỏi cơ hoành khi hít sâu, tương ứng với mỏm thất trái.
+ Cung giữa trái hơi thụt vào so với 2 cung vành trên và dưới, nó có ranh giới phía
trên rõ, ranh giới phía dưới không cố định. Thông thường cung này thẳng hay hơi lồi và
tương ứng với bờ trái của thân động mạch phổi.
+ Cung trên trái hay nút động mạch chủ : Cũng lồi với bán kính nhỏ, tương ứng với bờ
trái phần của quai động mạch chủ, tiếp theo là bờ trái của động trên thực quản).

Hình 4.40. Các buồng tim ở tư thế thẳng

2. Tư thế nghiêng trái


Bóng tim hình quả trứng phân cách với xương ức bằng khoảng sáng sau xương ức, và
phân cách với cột sống phía sau bởi khỏang sáng sau tim.
Thực quản được uống thuốc cản quang nằm song song với cột sống.
a. Bờ trước bao gồm 3 cung:
+ Cung dưới tương ứng với buồng chứa thất phải, phía trên là phễu động mạch phổi.
+ Cung giữa tương ứng với phần đầu của than động mạch phổi.
+ Cung trên lồi ra trước tương ứng với động mạch chủ lên.
b. Bờ sau gồm hai phần:
+ Cung dưới tương ứng với buồng trứng chứa thất trái.
+ Cung trên tương ứng với bờ sau nhĩ trái.
Hình 4.41. Các buồng tim và tư thế nghiêng

3. Tư thế chếch trước phải (OAD)


Bóng tim có hình tam giác mà đáy là cơ hoành, khối tim nằm trên vòm hoành trái. Bờ
trước có ranh giới rõ và thường đi sát thành ngực, thành sau tách rời khỏi cột sống do có thực
quản ở giữa.
Đây là tư thế chọn lọc để nghiên cứu nhĩ trái.
a. Bờ trước có 3 cung :
+ Cung dưới lồi tương ứng với bờ dưới thất phải hay trái tùy theo mức độ xoay của
bệnh nhân.
+ Cung giữa hơi lồi, được tạo nên bởi phễu và thân động mạch phổi.
+ Cung trên lồi là đoạn cuối của động mạch chủ lên.

Cột sống ngực

Động mạch phổi

Nhĩ trái

Tĩnh Nhĩ
mạchphảichủ dưới Thất
Dạ dàyphải
Động mạch chủ

Hình 4.42. Các buồng tim ở tư thế chụp chếch trước phải (OAD)

b. Bờ sau gần như thẳng:


+ Phần dưới tạo nên 1/3 dưới là nhĩ phải và 2/3 trên là nhĩ trái.
+ Phần trên bờ sau không rõ ràng.
4. Tư thế chếch trước trái (OAG)
Bóng tim không sát thành ngực trước hay sau ( ngay cả các trường hợp tim to), vách
tim vuông với mặt phẳng phim, các buồng tim phải chồng lên nhau ở phía trước còn các
buồng tim trái ở phía sau.
Tư thế chếch trước trái là tư thế để nghiên cứu quai động mạch chủ và thất trái.
a. Bờ trước bao gồm 2 cung:
+ Cung dưới lồi tương ứng với buồng đẩy thất phải, nhĩ phải cũng có thể tham gia
cung này trong lúc tâm thất thu.
+ Cung trên lồi nhiều ra trước tạo nên bởi động mạch chủ lên.
b. Bờ sau gồm 2 cung:
+ Cung trước rất lồi: Đoạn dưới tạo nên bởi buồng đẩy thất trái, kéo dài lên trên bởi
nhĩ trái.
+ Cung trên là các mạch máu lớn không có đường gờ liên tục, quai động mạch chủ
được hoàn thiện hoàn toàn mở rộng và nằm phía trên nhánh trái động mạch phổi, nó nằm
trong cửa sổ động mạch chủ.
Hình 4.43. Các buồng tim ở tư thế chếch trước trái (OAG)

5. Các đường kính của tim


* Trên phim chụp tim thẳng:
- Điểm D: Tiếp điểm của tĩnh mạch chủ trên và nhĩ phải.
- Điểm D: Tiếp của nhĩ phải và cơ hoành.
- Điểm G: tiếp điểm của nhĩ trái và thất trái.
- Điểm G’: Tiếp điểm của thất trái và cơ hoành.
- Đường kính dọc là đoạn DG’.
- Đường kính ngang: Kẻ một đường thẳng đi qua giữa xương ức, sau đó từ điểm lồi
nhất của 2 cung dưới phải và dưới trái kẻ các đường thẳng góc với đường kể trên ta được
các đoạn h và h’.
- Đường kính ngang D = h = h’ bình thường, đường kính ngang của tim không vượt
quá nửa bề ngang của lồng ngực đo ở vị trí rộng nhất.

Hình 4.44. Các đường kính của tim

- D’G là đường kính của đáy tim ≈ 9,9 cm.


- DG’ là trục tim 13.3cm.
- OG (từ G kẻ vuông góc với một đường với trục tim tại O) ≈ 4,2cm: là đường kính nhĩ
trái.
- GG’ là đường kính của nhĩ phải ≈ 7,5cm. D’G’ là đường kính của thất phải ≈
11,5cm.
- D’ là đường kính của nhĩ phải ≈ 5cm.
6. Các hình dạng của hình tim bình thường.
- Tùy theo hình thể tim có các loại khác nhau ở người bình thường
+ Tim thẳng đứng với lồng ngực dài: Tim nhỏ nằm ở giữa ( tim hình giọt nước) mỏm
tim nằm trên cơ hoành, cung giữa trái thường lõm.
+ Loại tim chếch hay gặp ở những người có tầm vóc trung bình, cân đối
+ Tim ở người già: Khối tim xoay ngược chiều kim đồng hồ làm chỗ cung dưới trái lồi
hơn, động mạch chủ mở rộng ra nên đoạn lên của động mạch chủ tham gia tạo nên cung giữa
phải trên phim thẳng. Tim ở người lồng ngực biến dạng, làm cho hình tim cũng biến dạng.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày giải phẫu X quang tim trên phim chụp tim thẳng và nghiêng.
2. Trình bày giải phẫu X quang tim trên phim chụp ở tư thế OAD và OAG.
3. Lựa chọn ý đúng nhất cho câu hỏi sau:
Kích thước đường kính của các cung tim trên phim chụp tim thẳng là:
A. D’G là đường kính của đáy tim ≈ 15cm.
B. DG’ là trục tim ≈ 5cm
C. OG là đường kính nhĩ trái ≈ 4,2cm
D. GG’ là đường kính thất trái ≈ 8cm
E. D’G” là đường kính của thất phải ≈ 6cm
4. Khẳng định đúng, sai vào các câu sau:
A. Cung trên là cung tĩnh mạch chủ trên
B. Cung dưới phải là cung quai động mạch chủ.
C. Cung dưới trái là cung thất trái.

GIẢI PHẪU XQUANG PHỔI


MỤC TIÊU
1. Trình bày được các hình ảnh giải phẫu Xquang phổi trên phim chụp phổi thẳng và
nghiêng.
2. Điền chính xác các chi tiết trên phim chụp phổi thẳng và nghiêng.

NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẨU PHỔI VÀ MÀNG PHỔI
1. Phổi
- Mỗi nười có 2 phổ: Phổi phải và phổi trái
- Phổi có hình nón bổ đôi theo chiều dọc.
a. Hình thể ngoài: Phổi có 1 đỉnh, 3 mặt, 3 bờ
b. Các mặt
- Mặt ngoài uốn theo hình lồng ngực.
- Mặt dưới nằm trên cơ hoành đúc theo hình vòm hoành.
- Mặt trong ( mặt trung thất ), hướng về tim tạo thành hố tim ở bên phải và khuyết tim
ở bên trái. Ở mặt này có rốn phổi.
c. Các bờ
- Bờ trước: Ngăn cách mặt sườn với mặt trung thất ở trước.
- Bờ sau: Ngăn cách mặt sườn với mặt trung thất phía sau.
- Bờ dưới: Gồm hai đoạn
+ Đoạn trong: Ngăn cách mặt hoành với mặt trung thất.
+ Đoạn ngoài: Ngăn cách mặt hoành với mặt sườn.
d. Đỉnh phổi
Đỉnh phổi hẹp nhô lên khỏi đầu trong xương sườn 1 khoảng 2cm đến 3cm.
e. Cấu tạo
- Phổi được chia thành các thùy và phân thùy phổi.
- Phổi phải có 2 rãnh liên thùy chia phổi thành 3 thùy:
+ Thùy trên có 3 phân thùy.
+ Thùy giữa có 2 phân thùy
+ Thùy dưới có 5 phân thùy.
- Phổi trái có một rãnh lien thùy chia phổi thành hai thùy:
+ Thùy trên có 5 phân thùy.
+ Thùy dưới có 4 phân thùy.
2. Màng phổi
Các lá màng phổ: Màng phổi gồm 2 lá: lá thành và lá tạng
a. Lá tạng:
Dính sát vào phổi và quặt ngược lại để liên tiếp với lá thành.
b. Lá thành
Tiếp nối với lá tạng ở phổi và quặt ra để dính vào mặt trong của thành ngực.
c. Các cung đồ màng phổi
Cung đồ màng phổi (hay góc màng phổi) là góc tạo nên khi màng phổi đi từ mặt này
sang mặt kia của phổi. Có 4 cung đồ màng phổi.
- Cung đồ sườn trung thất trước.
- Cung đồ trung thất sau.
- Cung đồ hoành trung thất.
- Cung đồ sườn hoành.
Màng phổi và các cung đồ này bình thường không nhìn thấy trên phim chụp X quang.
Chỉ khi trong khoang màng phổi có dịch khi ấy ta mới thấy dược màng phổi và cung đồ gián
tiếp qua lớp dịch.
II. Giải phẫu Xquang phổi
Những hình ảnh chung
1. Phim chụp thẳng
Trên phim chụp phổi thẳng thấy: Hai phế trương sáng đều. Có hình mờ của các mạch
máu phổi, không thấy rõ hình ảnh của các phế quản ít cản tia X nên nó lẫn vào nhu mô phổi.
Tuy nhiên khi viêm phế quản, do có hiện tượng xung huyết phế quản kèm theo đờm dịch làm
các nhánh huyết quản phổi tăng đậm hơn.
- Phế trường hai bên được chia thành những vùng như sau:
- Vùng đỉnh phổi từ đỉnh đến xương đòn.
- Vùng trên phổi từ xướng đòn đến xương sườn số 2.
- Vùng giữa từ xương sườn số 4 đến cơ hoành.
* Đặc điểm
- Vùng đỉnh phổi thường bị xương sườn thứ nhất và xương sườn thứ 2 che lấp.
- Vùng dưới phổi bị cơ hoành che lấp.
- Vùng trung thất bị rốn phổi và trung thất che lấp.
- Chỉ hai bên bờ thành ngực là nhìn thấy giới hạn đầy đủ của phổi.
2. Phim nghiêng
- Cho ta thấy rõ được vùng sau xương ức và sau tim.
- Phía trên trường phổi bị các bắp thịt ở vai che lấp.
- Phía dưới bị tim che lấp.
* Khí quản và hệ thống phế quản
- Khí quản: dài từ 10- 13cm, rộng từ 1,5- 2cm. Hình sáng, đi từ C6 đến D5.
+ Ta có thể thấy nó ngắn hơn nếu khi chụp bệnh nhân cúi đầu,
+ Dài ra nếu khi chụp bệnh nhân ngửa đầu.
+ Khí quản chia làm 2 phế quản gốc phải và trái ngang mức quai động mạch chủ.
a. Phế quản
* Phế quản gốc phải chia ra:
- Phế quản thùy trên: Gồm có:
+ Phế quản phân thùy trước phế quản số 3.
+ Phế quản phân thùy đỉnh phế quản số 1.
+ Phế quản phân thùy sau phế quản số 2.
- Đoạn phế quản trung gian gồm có:
+ Phế quản phân thùy giữa phải chia ra
+ Phế quản phân thùy trước trong phế quản số 5.
+ Phế quản phân thùy sau ngoài phế quản số 4.
- Phế quản thùy dưới phải chia ra.
+ Phế quản phân thùy đỉnh của thùy dưới phế quản số 6.
+ Phế quản phân thùy cạnh tim phế quản số 7.
+ Phế quản phân thùy trước nền phổi phế quản số 8.
+ Phế quản phân thùy bên nền phổi phế quản số 9.
+ Phế quản phân thùy sau nền phổi phế quản số 10.
* Phế quản gốc trái gồm có:
- Phế quản thùy trên chia ra:
+ Phế quản phân thùy trước phế quản số 3.
+ Phế quản phân thùy đỉnh phế quản số 1.
+ Phế quản phân thùy sau phế quản số 2.
- Phê quản phân thùy dưới trái chia ra:
+ Phế quản phân thùy lưỡi trên phế quản số 4.
+ Phế quản phân thùy lưỡi dưới phế quản số 5.
+ Phế quản phân thùy đỉnh của thùy dưới số 6.
+ Phế quản phân thùy trước nền phổi phế quản số 8.
+ Phế quản phân thùy cạnh nền phổi phế quản số 9.
+ Phế quản phân thùy sau nền phổi phê quản số 10.

Hình vẽ giải phẫu X quang phổi nghiêng


Hình 4.45. Hình vẽ các phân thùy phổi

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày giải phẫu X quang những hình ảnh chung của phổi
2. Trình bày hệ thống phân chia các phân thùy phổi
3. Điền các số ở phân thùy phổ trên hình vẽ phim phổi thẳng và nghiêng.
4. Khẳng định đúng, sai vào các câu sau:
A. Phế trường của phổi bình thường có độ sáng nhất định.
B. Hình rốn phổi trên phim chụp do các phế quản tạo nên.
C. Có thể thấy rõ hình hạch rốn phổi ở phổi bình thường.
D. Vùng đỉnh phổi được tính từ xương đòn trở lên.
E. Vùng giữa phổi từ xương sườn 2 đến xương sườn 4

You might also like