You are on page 1of 2

Câu 2: Phân tích tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận cho sự

ra đời của CNXHKH:


a, Tiền đề khoa học tự nhiên:
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn
trên lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội, tạo nền tảng cho phát triển tư duy lý
luận. Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vượt thời đại trong vật lý học
và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng: Học thuyết
Tiến hoá; Định luật Bảo toàn và chuyển hoá năng lượng; Học thuyết tế bào.
Những phát minh này là tiền đề khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở phương pháp luận cho các nhà
sáng lập Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị -
xã hội đương thời.

b, Tiền đề tư tưởng lý luận:


Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch
sử mà còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong
đó trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế – chính trị cổ điển Anh và chủ
nghĩa xã hội không tưởng ở các nước Pháp và Anh.
+ Với Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Ph.Hêghen là
L.Phoibac đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương
pháp luận triết học của Chủ nghĩa Mác.
Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác đã kế thừa những nội dung cơ bản trong
phép biện chứng của Hêghen, chủ nghĩa duy vật của Phoiobac. Đồng thời, các
ông cũng khắc phục những hạn chế cơ bản của hai học thuyết ấy; đó là thế giới
quan duy tâm trong triết học Hêghen và phương pháp siêu hình trong triết học
của Phoiobac.
Trên cơ sở đó các ông đã sáng lập ra một thế giới quan triết học mới là:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật. Nhờ thế giới quan
mới này các ông đã vận dụng nó vào việc nghiên cứu một cách khoa học những
quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội, đặc biệt là nghiên cứu những quy
luật ra đời, phát triển, suy tàn của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ
nghĩa xã hội.
+ Với kinh tế – chính trị cổ điển Anh, đặc biệt là với các học thuyết của
những đại biểu lớn của nó (A.Xmit và Đ.Ricacdo), C.Mác và Ph.Ăngghen kế
thừa những quan điểm hợp lý khoa học của những học thuyết này. Đó là: Quan
điểm duy vật trong nghiên cứu lĩnh vực khoa học kinh tế chính trị và học thuyết
giá trị về lao động. Đồng thời, các ông cũng phê phán và khắc phục tính chất
chưa triệt để trong học thuyết giá trị về lao động và phương pháp siêu hình
trong nghiên cứu của các nhà kinh tế học cổ điển Anh. Trên cơ sở đó các ông đã
xây dựng thành công học thuyết về giá trị lao động và học thuyết giá trị thặng
dư.
+ Với Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở nước Anh và Pháp, đặc biệt là
với những biểu lớn của nó là H.Xanh Ximong, S.Phurie và R.Ooen, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã kế thừa những tư tưởng nhân đạo và những sự phê phán hợp lý
của các nhà tư tưởng này đối với những hạn chế cảu Chủ nghĩa tư bản. Đồng
thời, các ông cũng khắc phục và vượt qua những hạn chế trong học thuyết của
họ. Đó là tính chất không tưởng trong các học thuyết ấy. Từ đó, các ông xây
dựng nên một lý luận mới – lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội.

You might also like