You are on page 1of 2

TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN 

Khái niệm: là biểu hiện quá trình tiếp nhận, trên tinh thần phê phán, những giá trị nổi
bật trong tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, kinh tế chính trị học Anh và chủ
nghĩa xã hội không tưởng Pháp. 
Sự ra đời của triết học Mác không phải là một hiện tượng biệt lập, tách rời lịch sử triết
học nhân loại, mà là kết quả biện chứng của toàn bộ quá trình đó, Chính
 Ph.Ăngghen, trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, cho rằng từ triết học Hy Lạp
cổ đại, đã chứa đựng các hình thức của thế giới quan sau này. Triết học Mác, hình
thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật, là kết quả của sự phát triển của triết
học duy vật trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học. 
- Với Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của F. Hegel và L. Feuerbach
đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận
triết học của chủ nghĩa Mác. 
+Mác và Ăngghen đã kế thừa phép biện chứng trong triết học của Hegel trên cơ
sở bỏ những yếu tố duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật. 
+Triết học duy tâm khách quan của Hêghen là đỉnh cao của triết học cổ điển
Đức. Ông là người đã trình bày một cách có hệ thống tư tưởng biện chứng duy tâm;
đã triển khai những quy luật và các phạm trù của phép biện chứng xuất phát từ “ý
niệm tuyệt đối”. C.Mác và Ph.Ăngghen đã triệt để phê phán tính chất duy tâm, thần
bí trong triết học Hegel, nhưng đồng thời cũng đánh giá cao tư tưởng biện chứng của
ông. 
- Kinh tế chính trị Anh:  
-C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa và phát triển những học thuyết của những đại
biểu lớn như A.Smith và D. Ricardo:
+Kế thừa quan điểm duy vật trong nghiên cứu lĩnh vực khoa học kinh tế chính
trị và học thuyết giá trị về lao động
+kế thừa học thuyết về giá trị trong học thuyết kinh tế, khẳng định kinh tế có
vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội
+Phê phán và khắc phục tính chất chưa triệt để trong học thuyết giá trị về lao
động và phương pháp siêu hình trong nghiên cứu của các nhà kinh tế học cổ
điển Anh.
-Trên cơ sở đó các ông đã xây dựng thành công học thuyết về giá trị lao động,
học thuyết giá trị thặng dư và học thuyết về kinh tế, chính trị học Mác –
Lênin. 
-Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: 
+đặc biệt là với những biểu lớn của nó là H.Xa, S.Phurie và R.Ooen, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã kế thừa những tư tưởng nhân đạo và những sự phê phán hợp lý của
các nhà tư tưởng này đối với những hạn chế cảu Chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, các
ông cũng khắc phục và vượt qua những hạn chế trong học thuyết của họ. Đó là tính
chất không tưởng trong các học thuyết ấy. 
+Trang bị cho Mác và Ăngghen những tư liệu chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở đó Mác
và Ăngghen đã biến chủ nghĩa xã hội không tưởng thành chủ nghĩa xã hội khoa học. 

You might also like