You are on page 1of 1

Câu 1: Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời chủ nghĩa xã

hội khoa học?


Điều kiện kinh tế xã hội:
Vào những năm 40 thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đã đạt được
những bước phát triển rất quan trọng trong kinh tế. Cuộc cách mạng khoa học –
kỹ thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát
triển mạnh mẽ. Chính sự phát triển đó làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa bộc lộ mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã
hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân
tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy mà chủ nghĩa tư bản tạo ra những khả năng hiện
thực cho những nhà dân chủ cách mạng tiến bộ nhận thức đúng đắn bản chất
của chủ nghĩa tư bản, để đề ra lý luận khoa học và cách mạng.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân hiện đại
trưởng thành bước lên vũ đài đấu tranh chống giai cấp tư sản với tư cách là một
lực lượng xã hội độc lập. Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có khả năng
giải quyết những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra.
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ, đã bắt
đầu có tổ chức và trên quy mô rộng khắp. Nó đòi hỏi có một lý luận khoa học
hướng dẫn. Tiêu biểu cho các phong trào công nhân lúc đó là: cuộc khởi nghĩa
công nhân thành phố Liông (Pháp) 1831 – 1834; cuộc khởi nghĩa công nhân dệt
Xêlidi (Đức) 1844; phong trào Hiến chương (Anh) 1838 – 1848. Những phong
trào đó có tính quần chúng và mang hình thức chính trị. Sự lớn mạnh của phong
trào công nhân đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng một hệ thống lý luận khoa
học và cách mạng.
Đó là những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan cho chủ nghĩa xã hội
khoa học ra đời để thay thế các trào lưu xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
đã tỏ ra lỗi thời, không còn có khả năng đáp ứng phong trào công nhân trong
cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, đồng thời chủ nghĩa xã hội khoa học ra
đời phản ánh bằng lý luận phong trào công nhân.

You might also like