You are on page 1of 4

I.

Điều kiện lịch sử phát sinh chủ nghĩa marx :


Mâu thuẫn sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa với
quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ qua
cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 và hàng loạt cuộc đấu tranh của
công nhân chống lại chủ tư bản. tiêu biểu là: cuộc khởi nghĩa của
công nhân ở Lyông (Pháp) năm 1831, 1834; phong trào Hiến chương
(Anh) từ năm 1835 đến năm 1848; cuộc khởi nghĩa của công nhân ở
Xilêdi (Đức) năm 1844, V.V.. Đó là những bằng chứng lịch sử thể
hiện giai cấp vô sản đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiên
phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã
hội.
Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Đây là thời
kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu đã phát
triển mạnh mẽ trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp đưực
thực hiện trứơc tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII. Cuộc cách
mạng công nghiệp không những đánh dấu bước chuyển biến từ nền
sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp
tư bản chủ nghĩa, mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trước
hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản.
Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi mà chủ
nghĩa tư bản ở châu Âu đang trên đà phát triển mạnh mẽ đã tạo ra
những điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội thuận lợi cho sự ra đời
của chủ nghĩa Mác.
+ Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa mới tạo ra điều kiện thực
tiễn tuyệt đối cần thiết cho sự thoát khỏi lý tưởng không tưởng xã hội
chủ nghĩa cho Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng, bởi
lẽ chính sự phát triển của kinh tế tư bản chú nghĩa mới tạo ra cơ sở
vật chất – kỹ thuật cho việc thực hiện những nguyên lý của chủ nghĩa
Cộng sản.
+ Chính sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản đã đặt ra nhiều vấn đề
thực tiễn, lý luận, chính trị, xã hội… đòi hỏi các nhà lý luận phải giải
trả lời, nghĩa là nó kích thích cho các trào lưu tư tưởng triết học ra đời
+ Chính sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa làm cho giai cấp
công nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân ngày càng phát triển chuyển từ tự phát
lên tự giác.
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi hỏi phải có một lý luận
khoa học, cách mạng dẫn đường, trong khi đó có rất nhiều các trào
lưu tư tưởng phản khoa học tìm cách len lỏi vào phong trào công
nhân.
Điều này đã thúc đẩy cho sự ra đời của triết học Mác. Có thể nói, sự
xuất hiện của giai cấp công nhân trên vũ đài lịch sử cùng với cuộc
đấu tranh mạnh mẽ của họ là điều kiện chính trị – xã hội quan trọng
nhất thúc đẩy sự ra đời của Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác
nói riêng.

chủ nghĩa Mác sinh ra là sự tiếp tục trực tiếp triết học cổ điển Đức
kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng pháp
Lênin coi đó là 3 nguồn gốc lý luận chủ nghĩa Mác. đồng thời Chủ
nghĩa Mác gồm 3 bộ phận là triết học kinh tế chính trị học và chủ
nghĩa xã hội khoa học.
triết học mác xít là sự kế tục triết học duy vật của và triết học biện
chứng duy tâm của Hegel
kinh tế chính trị học mác xít đưa ra những luận chứng kinh tế có tính
chất quá độ lịch sử của chủ nghĩa tư bản và tất yếu của cách mạng xã
hội chủ nghĩa và chuyển tới chủ nghĩa cộng sản.
lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học của K.marx - Engels là sự chỉnh lý
sáng tạo lý luận chủ nghĩa xã hội không tưởng pháp
lý luận chủ nghĩa Mác bảo vệ lợi ích của giai cấp vô sản có tính giai
cấp và tính đảng cao Vì vậy từ khi ra đời đến nay nó là đối tượng phê
phán của tư tưởng tư sản.
quá trình phát triển của chủ nghĩa Mác nói chung và kinh tế chính trị
học mác xít nói riêng chia thành 3 giai đoạn.
+ Giai đoạn trước những năm 1848 là giai đoạn xây dựng các cơ sở lý
luận của chủ nghĩa Mác
+Giai đoạn 1848 đến năm 1867 là giai đoạn xây dựng và hoàn chỉnh
các quan điểm lý luận
+ Giai đoạn năm 1887 là giai đoạn tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác

II. Giai đoạn hoàn thành kinh tế chính trị Marxit ( 1867-
1895) :
Trong giai đoạn này, các vấn đề lý luận chung và dự đoán về mô hình
của xã hội cộng sản đã được K.Marx và F.Engel đề cập trong các tác
phẩm “ phê phán cương lĩnh Goota , chống During ,nguồn gốc của
gia đình , chế độ tư hựu và nhà nước” ………….
Sau khi K.marx mất F.Engels đã có công lao to lớn trong việc hoàn
thiện kinh tế chính trị Marxit . Ông là người tập hợp , biên soạn , bổ
sung và cho xuất bản quyển II năm 1885 và quyển III bộ “ Tư bản”
năm 1894 và viết nhiều bài báo giới thiệu bộ “ tư bản”.

You might also like