You are on page 1of 11

LỊCH SỬ MÔN BÓNG RỔ

1. Khái niệm
- Trong các bộ môn thể thao, Bóng rổ là môn thể thao bộc lộ rõ rệt
những đức tính tốt, cần thiết cho con người trong hoàn cảnh sống của xã hội
như: nhạy bén, cần cù, triệt để, linh hoạt, kỷ luật và ý thức được tinh thần
tập thể và biết quên mình trong những vai trò cần thiết khi thể hiện chung.
- Phải hiểu môn Bóng rổ là môn thể thao đối kháng tập thể trực tiếp
được mọi người tham gia và thể hiện trong góc độ kỷ thuật, chiến lược và
đẳng cấp; vì vậy, lối chơi của môn Bóng rổ phải được nghiên cứu kỹ càng tỉ
mỉ hơn so với nhiều môn thể thao khác. Có thể vì đó, người ta quan niệm
môn Bóng rổ là một môn thể thao linh hoạt vừa khôn ngoan vừa nhạy cảm,
cho nên tạo thành tiền đề cho việc giáo dục, định hướng và huấn luyện cho
chiến thuật, chiến lược và ý đồ thể hiện của cá nhân hay toàn đội bóng.
- Ở môn Bóng rổ, trước tiên cần phải được hướng dẫn, tập luyện, thực
hiện một cách bài bản, thuần thục nhằm để chuyên môn hóa các động tác và
tạo cho người chơi có thể xử lý mọi tình huống cần có trong việc phát triển
các yếu tố cần thiết của môn Bóng rổ.
2. Thế giới

- Ngày 21/12/1891, ông Jame Naismith người Canada, sinh tại


Almonte (Ontario) là giáo viên thể dục Trường Trung Học YMCA.
Springfield, Tiểu bang Massachusetts (Hoa Kỳ) đã sáng lập ra môn bóng rổ.
- Ông J. NAISMITH nhận thấy một số môn thể thao hoạt động ở
ngoài trời sẽ khó hoạt động vào mùa đông. Nên ông có ý tưởng đưa một số
môn thể thao ngoài trời vào tập luyện trong nhà như: bóng bầu dục, nhưng
hướng xoáy của bóng quá mạnh khó có thể tiến hành trong nhà, sau đó ông
lại thử đưa bóng đá vào thi đấu trong nhà, nhưng lại gặp vấn đề là có nhiều
vận động viên bị thương và cửa kính bị bể; việc tiến hành thử nghiệm chơi
trong nhà môn khúc gôn cầu cũng thất bại vì sân quá hẹp nên thường đụng
gậy vào nhau. Cuối cùng ông mới nghĩ đến việc sáng chế một lối chơi bóng
bằng tay lạ hơn và ít nguy hiểm hơn, nhưng vẫn có hiệu năng hoạt động cao

1
cho người chơi và đem lại lợi ích cho cá nhân và tập thể. Ban đầu, ông đã
sử dụng quả bóng đá để chơi môn này và cầu thủ có thể dễ dàng bắt và
chuyền bóng.
- Điều cốt yếu trong buổi sơ khai của luật chơi như sau:
+ Chơi bóng bằng tay với 1 quả bóng tròn.
+ Cầu thủ không được vừa chạy vừa mang bóng trong tay.
+ Mỗi cầu thủ được quyền đứng hay chạy bất cứ lúc nào và bất cứ
ở vị trí nào.
+ Cầu thủ hai bên không được đụng chạm nhau.
+ Gôn là hai cái rổ được đặt nằm ngang cao hơn mặt sân.

- Ngay buổi đầu ông J.NAISMITH có ý định lấy 02 cái thùng treo lên
cao để dùng làm 2 nơi để ném, nhưng rồi một ý kiến mới lại được nảy sinh
là ông gắn 2 cái rổ mà người dân địa phương dùng để hái đào vào ban công
của phòng tập; ban công của phòng tập thể dục lúc đó có chiều cao 3,05m
(bằng với chiều cao tính từ sân tới mép trên của vòng rổ hiện nay). Vì trong
lớp có 18 học sinh cả nam cả nữ nên ông đã chia ra làm 2 đội, mỗi đội thi
đấu với 9 người trên sân; sau một thời gian số lượng người chơi giảm dần
xuống còn 7 người, sau đó là 5 người, vì ông thấy số lượng 5 người trên sân
là hợp lý. Khi chơi môn này, người chơi sẽ phải ném được bóng vào rổ
càng nhiều càng tốt, những bài tập này rất sinh động thu được kết quả cao
và đó cũng là điểm khởi đầu của môn bóng rổ.
- Sau một thời gian tập luyện, ông thấy rằng cái rổ hái đào rất bất tiện,
vì mỗi khi bóng vào rổ thì lại phải có một người đứng ở đó lấy bóng ra. Vì
vậy ông đã cho thay bằng một vòng sắt và có treo túi lưới (túi lưới đó có
một cái dây buộc vào, khi bóng vào rổ chỉ cần dật cái dây đó là quả bóng sẽ
tung ra); nhưng rồi cái túi lưới đó vẫn bị bất tiện, bởi khi bóng vào rổ, vẫn
phải có người kéo dây thì mới lấy được quả bóng. Do vậy J.NAISMITH
cho cắt thủng cái túi lưới ra để khi bóng vào rổ, thì rơi ngay xuống. Như
vậy là tác dụng chính của lưới chỉ là để xác định một cách chính xác xem
quả bóng có vào rổ hay không mà thôi.
- Tháng 12/1891 J.NAISMITH đã soạn thảo những điều luật đầu tiên
cho môn bóng rổ và dùng nó để tổ chức các trận đấu.

2
- Năm 1892 ông đã cho xuất bản “Sách luật chơi Bóng rổ” gồm 15
điều mà phần lớn những điều ấy dưới hình thức này hay hình thức khác vẫn
được tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay; sau khi đưa vào thi đấu và hoàn
thiện dần các điều luật thì môn Bóng rổ đã được tiếp nhận một cách tích
cực, nhanh chóng được phổ biến trên toàn nước Mỹ và được công nhận là
một môn thể thao.
- Môn Bóng rổ nhanh chóng được phổ biến tập luyện, thi đấu ở nhiều
nước trên thế giới. Qua năm 1892 môn Bóng rổ được du nhập vào đất Pháp
do Giáo sư RIDEOUT một trong những cầu thủ tiên phong của đội cầu
Springfield dẫn dắt.
- Tên gọi của môn Bóng rổ cũng được xuất phát từ đây: từ gốc tiếng
Anh là Basketball trong đó Basket – rổ, Ball – bóng.
2.1. Giai đoạn 1891 -1918
- Đây là giai đoạn hình thành và phát triển môn bóng rổ, từ một trò chơi
đơn giản ném bóng vào vòng, đã được con người cải tiến, sửa đổi và trở
thành môn thể thao quốc tế mang sắc thái riêng của nó.
- Ngày 02/03/1892 Trận đấu công khai đầu tiên của bóng rổ đã được thi
đấu giữa sinh viên và giáo viên tại trường cao đẳng Springfield; đội sinh viên
đã thắng 5-1 trước hơn 200 khán giả. Từ đó phong trào Bóng rổ được lan tỏa
sang các nước Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Kéo theo sự thay
đổi nhiều điều luật thi đấu như trang thiết bị, dụng cụ, trang phục của vận
động viên Bóng rổ.
- Năm 1892, Ông Lew Allen của trường Hartfort thuộc tiểu bang
Connecticut đã làm cái rổ hình trụ được đan bằng dây chắc chắn đề loại bỏ
cái rổ bằng gổ cứng của Naismith. Vòng rổ treo ở ban công và một số khán
giả đã bật cười khi bóng nẩy ra khỏi vòng sắt, để bóng không trúng khán giả,
hai tấm bảng đã được sử dụng lần đầu tiên.
- Ngày 22/03/1893, trận thi đấu đầu tiên của nữ đã được tổ chức tại
Northampton, không có người đàn ông nào được xem trận đấu này.
- Năm 1894, quả bóng đá chính thức được thay thế bằng 1 quả bóng
rổ, Chu vi của quả bóng rổ là 30-32 Inch (76,2 cm - 81,3cm).
- Năm 1895 Áp dụng các quả ném phạt được thực hiện ở khoảng cách

3
15 foot (4,572 m).
- Năm 1896 Ông James Naismith đã điều chỉnh lại luật, bàn thắng
được thay đổi là 2 điểm, quả ném phạt 1 điểm. Kể từ năm 1896, liên đoàn
thể thao nghiệp dư được giao nhiệm vụ xây dựng và thay đổi các điều luật,
qui định người chơi được quyền dẫn bóng trong mọi trường hợp
- Năm 1897 Liên đoàn có điều luật: Một đội gồm có 5 đấu thủ và luật
này đã được mọi người đồng ý. Trước khi có điều luật này, trên sân đôi khi
đã xảy ra là có hơn 50 đấu thủ ở mỗi bên cạnh sân.
- Năm 1904 bóng rổ được đưa vào thi đấu biểu diễn trong Thế Vận
Hội Olympic lần thứ 3 tại Mỹ.
- Năm 1905 Bóng rổ đã đựơc truyền bá rộng rãi trong các trường
trung học, trường đại học, các dòng tu và trong các trại lính, nhiều học sinh
ngoại quốc đã học ở trường thể thao Springfield trong thời gian khi bóng rổ
được khai sinh; những học sinh này đã truyền bá môn thể thao mới vượt
qua đại dương, bóng rổ đã được mang đến Châu Âu, đặc biệt hơn là đến
Pháp bởi ông Mel Rideout sinh viên của Springfield.
- Năm 1910 Tấm bảng trong suốt đã được chấp thuận trong điều luật,
một đấu thủ bị trục xuất khi phạm trên 4 lỗi cá nhân.
- Năm 1913, giải vô địch Bóng rổ châu Á lần đầu tiên được tổ chức ở
Manila nước Phillippines.
- Sau khi xuất hiện không lâu, Bóng rổ trở thành môn thể thao phổ
biến trên đất Mỹ, những điều luật thi đấu chính thức có mặt và dựa vào đó
người ta bắt đầu tiến hành tổ chức các cuộc thi đấu. Đồng thời với việc phổ
biến môn Bóng rổ thì các kỹ, chiến thuật và các động tác kỹ thuật đã xuất
hiện như: bắt bóng, chuyền bóng, dẫn bóng, và ném bóng vào rổ đã được
thể hiện cách rõ nét. Tuy nhiên, trong kỹ thuật còn thiếu tính năng động như
tất cả các lần chuyền bóng và ném rổ đều được thực hiện tại chổ và bằng
hai tay; trong chiến thuật đã xác định các nhiệm vụ thi đấu của các thành
viên trong đội và phân chia nhiệm vụ cho người tấn công lẫn phòng thủ,
chính vào những yếu tố này môn bóng rổ đã bắt đầu phổ biến rộng khắp các
nước Châu Âu và Nam Mỹ.
- Từ 1986 tới 2014 giải bóng rổ nữ vô địch thế giới được tổ chức theo

4
chu kỳ 4 năm và được tổ chức cùng năm với sự kiện dành cho nam nhưng ở
một quốc gia khác.
2.2. Giai đoạn 1919 - 1931
- Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, mà đặc điểm tiêu biểu là sự
thành lập các Liên đoàn Bóng Rổ của các quốc gia, do vậy đã có sự ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển tiếp theo của môn bóng rổ.
- Năm 1919 Giải Bóng Rổ Quốc Tế đầu tiên đã được tổ chức giữa các
đội quân đội của Mỹ, Ý và Pháp; trong thời gian này các nước đã bắt đầu tổ
chức nhiều cuộc thi đấu quốc tế giữa các quốc gia.
- Năm 1923 Cuộc thi đấu Bóng rổ hữu nghị của nữ lần đầu tiên được
tổ chức tại Pháp, gồm các đội Pháp, Ý và Tiệp Khắc tham gia.
- Tháng 10 năm 1927, tại Gèneve ( Thụy Sĩ ) đã thành lập trường Thể
Dục thể Thao và một giáo viên của trường Springfield, Tiến sĩ Elmer Berri
được cử làm lãnh đạo của trường; việc thành lập trường này là nhằm mục
đích phát triển môn bóng rổ tại Châu Âu và ở những Châu lục khác. Môn
bóng rổ đã bắt đầu phát triển rộng ở Tiệp Khắc (cũ), Litva, Estonia, Latvia,
Italia, France vv…; trong những năm này, Liên Hiệp Hội Bóng Rổ Nam
Mỹ đã tổ chức các giải Châu lục của mình, các cuộc thi đấu tương tự cũng
đã diễn ra ở các nước Đông Á.
- Năm 1927 Abel Saperstein thành lập Harlem Globetrotters, những
đấu thủ này đến từ Chicago và họ đã thi đấu trận đầu tiên ở Hinckley,
Illinois; kể từ đó họ đã góp phần to lớn trong việc phổ biến rộng rãi môn
bóng rổ ở khắp nơi trên toàn thế giới. Bóng rổ được chơi ở khoảng 100
quốc gia khác nhau, những kỹ năng và trình độ cao của đội Harlem thường
gây sự thích thú, bóng rổ tiếp tục lôi kéo sự chú ý của mọi giới.
2.3. Giai đoạn 1932 - 1948
- Giai đoạn này là giai đoạn phát triển bóng rổ rộng rãi trên toàn Thế
giới. Sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử môn Bóng rổ là vào ngày 18 tháng
06 năm 1932 Liên Đoàn Bóng Rổ Quốc Tế được thành lập tên viết tắt bằng
tiếng Anh là FIBA. Tham dự cuộc họp Quốc tế lần đầu tiên gồm các nhà
lãnh đạo của Liên Đoàn 8 nước: Argentina, Hy Lạp, Ý, Latvia, Bồ Đào
Nha, Rumani, Thụy Sĩ và Tiệp Khắc và thông qua những điều luật thi đấu

5
thống nhất trong giải đấu.
- Môn bóng rổ đã được phổ cập rộng khắp thế giới; năm 1935, Ủy ban
Olympic Quốc Tế đã đưa ra quyết định công nhận môn bóng rổ là môn thể
thao Olympic.
- Năm 1935, giải bóng rổ vô địch Châu Âu được tổ chức tại Thụy Sỹ.
- Năm 1936, bóng rổ lần đầu tiên được đưa vào thi đấu ở Thế Vận Hội
Olympic XI được tổ chức tại Berlin có 21 nước tham dự, đội tuyển Mỹ đoạt
vô địch; ông NAISMITH đã tham dự giải Olympic với tư cách là khách mời
danh dự.
- Năm 1938: Giải bóng rổ nữ Châu Âu được tổ chức tại Roma và đội
bóng Ý đã đoạt được chức vô địch.
- Ngày 28/11/1939, James Naismith người sáng lập ra môn bóng rổ,
đã qua đời ở Lawrence.
- Năm 1947 đội bóng của Liên xô cũ và các nước XHCN bắt đầu tham
gia các Đại Hội thể thao OLYMPIC, phong trào và lực lượng vận động viên
bóng rổ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của môn bóng rổ ở châu Âu và
thế giới.
- Đã có 1 khoảng thời gian dài sau thế vận hội Olympic Berlin, và do
chiến tranh thế giới lần thứ 2, hội nghị tiếp theo chỉ được họp vào năm 1948
ở London.
- Luật 3 giây đã được giới thiệu (Ở Mỹ áp dụng năm 1944), Sự thay
đổi này đã bắt buộc những đấu thủ cao lớn không được đứng ở dưới rổ và
cũng bảo đảm cho trận đấu được nhanh hơn; Các đấu thủ dự bị được tăng từ
5 lên 7 người và được tạm dừng 4 lần. Trong 3 phút cuối của trận đấu, đội
giữ bóng được quyền chọn lựa phát bóng biên thay cho ném phạt, luật bàn
chân trụ và được phép nhấc bàn chân trụ trước khi ném rổ, chuyền bóng
hoặc bắt đầu dẫn bóng. Các đấu thủ châu Á đã giới thiệu kỹ thuật nhảy ném
rổ; Tuy nhiên song song đó cũng có thành kiến cho rằng kỹ thuật nhảy ném
rổ chỉ cần thiết cho các đấu thủ thấp bé.
- Năm 1948 Liên đoàn Bóng Rổ nghiệp dư quốc tế đã được thành lập
và có 50 nước tham gia, đồng thời họ thống nhất luật chơi trên toàn thế
giới. Trong thời gian này học giả các nước đã tổng kết thực tiễn bóng rổ
thành lý luận tương đối hoàn thiện giúp cho kỹ thuật, chiến thuật, chiến

6
lược bóng rổ được lý luận hóa và hệ thống hóa; việc nâng cao trình độ bóng
rổ, sự xuất hiện của các vận động viên cao lớn và việc hoàn thiện không
ngừng luật chơi đã giúp cho bóng rổ không ngừng được nâng cao.
2.4. Giai đoạn 1949 đến nay
- Một sự tiến bộ đặc biệt là áp dụng các động tác ném rổ bằng một tay,
đó là những động tác phức tạp về kỹ thuật thực hiện và khó khăn đối với
việc phòng thủ của đối phương. Nếu như trước kia, các đội thi đấu chỉ ghi
được từ 20 đến 30 điểm, thì với sự xuất hiện các động tác ném một tay, kết
quả thi đấu được nâng lên thành 50 đến 60 điểm.
- Môn bóng rổ mini dành cho trẻ em lứa tuổi từ 8-12 lần đầu tiên do
một người Mỹ là T. Artrer tổ chức.
- Năm 1950 Giải vô địch Bóng Rổ Thế Giới của nam được tổ chức tại
Argentina và đội chủ nhà đã giành chức vô địch.
- Năm 1951 Trận thi đấu của những Ngôi Sao NBA lần thứ 1 được tổ
chức ở Boston. đội Miền Đông thắng đội Miền Tây với tỉ số 111 - 94. Cũng
trong năm đó tại sân vận động Olympic Berlin, đội Harlem Globetrotters đã
thi đấu biểu diễn trước một đám đông 75.000 người, một kỷ lục về số khán
giả của mọi thời đại bóng rổ.
- Năm 1952 Sau thế vận hội Olympic Helsinki, có rất ít luật được thay
đổi. Lỗi cá nhân của đấu thủ được tăng lên 5 lỗi thay vì 4 lỗi; đôi khi trận
đấu trở nên buồn chán vì đội dẫn điểm thường hay giữ bóng quá lâu trong
khi đang thi đấu để bảo đảm tỷ số, để chống lại lối chơi này, đội Liên xô lần
đầu tiên đã trình diễn 1 lối chơi kèm người toàn sân ở Helsinki nước Phần
Lan.
- Năm 1953, giải Bóng Rổ Thế Giới dành riêng cho nữ được tổ chức
tại Chile, các vận động viên nữ của Mỹ đã giành danh hiệu vô địch; từ đó
đến nay thường kỳ cứ 4 năm lại tổ chức giải vô địch Bóng Rổ Thế Giới một
lần.
- Năm 1954 Ông Danny Biaston đã đưa ra một giải pháp hay và NBA
giới thiệu 1 luật mới: Một đội phải ném rổ trong vòng 24 giây.
- Năm 1958 Cúp các CLB vô địch châu Âu cho Nam đã được tổ chức
và năm 1959 tổ chức cho nữ.

7
- Năm 1965 Liên Đoàn Bóng Rổ Quốc Tế có 122 nước là thành viên,
cho đến hiện nay có tổng cộng 215 nước là thành viên của FIBA. Giai đoạn
phát triển tiếp theo của bóng rổ thế giới bắt đầu từ năm 1966, được thể hiện
rõ ở sự khắc phục khủng hoảng và sự hưng thịnh tiếp theo của mình
- Đầu những năm 1970 đến cuối năm 1980 của thế kỷ 20, đây là giai
đoạn phát triển toàn diện, lúc này sự phát triển về chiều cao đạt tới mức
kinh người vừa có tốc độ, vừa giỏi tấn công, vừa mạnh phòng thủ, kỹ thuật
toàn diện khiến những pha tranh cướp bóng trên không hay cướp bóng dưới
đất trở nên kịch tính hơn, sự lấn lướt giữa độ cao và tốc độ trở nên sắc bén
hơn.
- Năm 1972: Bóng rổ nữ được đưa vào thế vận hội.
- Tháng 7 năm 2010, giải vô địch U17 thế giới dành cho 12 đội nam
và 12 đội nữ được tổ chức.
- Tháng 10 năm 2010, giải vô địch các câu lạc bộ thế giới với 8 đội
được tổ chức.
- Giải đấu FIBA toàn cầu mới nhất dành cho các đội tuyển quốc gia là
giải đấu nửa sân ba người 3x3.
- Năm 2011, giải U18 vô địch bóng rổ 3x3 thế giới được tổ chức và
được tổ chức thường niên với 32 đội tham dự .
- Năm 2012, giải bóng rổ 3x3 vô địch thế giới được tổ chức và được tổ
chức thường niên với 24 đội tham dự.
- Năm 2013, FIBA tổ chức lại giải vô địch thế giới các câu lạc bộ ban
đầu ( FIBA Intercontinental Cup ).
- Bóng rổ là môn thể thao phát triển thể chất cho con người và bóng
rổ được tạo nên để là môn thể thao trong nhà. Những ngày này thì bóng rổ
được chơi trong nhà lẫn ngoài trời và các giải bóng rổ được tổ chức quanh
năm, và mỗi mùa vì vậy các bạn không cần phải lo là không có giải bóng
rổ để các bạn giao lưu học hỏi và chiến thắng chính mình .
- Ở các quốc gia tiến bộ trên thế giới còn có giải All Star, tựu tập ngôi
sao và trình diễn những kỹ thuật đẹp mắt, kỹ năng điêu luyện được các
VĐV tô vẽ trên sân bóng rổ .
3. Việt Nam

8
- Bóng rổ được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Thời kì đầu
bóng rổ chỉ phát triển ở phạm vi hẹp trong một số trường học, công sở và
trong hàng binh ngũ binh lính Pháp và cũng chỉ ở một số thành phố lớn: Hà
Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Huế… Các môn thể thao nói chung và môn bóng
rổ nói riêng trong thời kì này nhìn chung chỉ phục vụ riêng cho giai cấp
thống trị - chiến thuật thì non kém, tư tưởng thi đấu thì cay cú ăn thua.

- Trong năm 1936 chính thức có đội bóng rổ đầu tiên có người Việt,
nhưng chỉ là một đội nghiệp dư rất nhỏ ở Gia Định (Sai Gòn cũ ngày xưa).

- Cách mạng tháng tám thành công, phong trào thể dục thể thao nói
chung và môn bóng rổ nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được quan
tâm phát triển đúng mức ngay từ đầu; song cuộc kháng chiến chống pháp
lại nổ ra nên phòng trào này tạm phải lắng xuống để tập trung cho kháng
chiến giành thắng lợi.

- Sau năm 1954 hòa bình lặp lại ở miền Bắc phong trào bóng rổ được
phát triển rộng khắp ở các trung tâm: Hà Nội, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng
Sơn các nghành lực lượng vũ trang. Hàng trăm đều có tổ chức giải vô địch
bóng rổ toàn miền Bắc: giải hạng A, giải hạng B nam nữ, giải vô địch các
đội mạnh, giải thanh thiếu niên.

- Trong thời gian này ở niềm Nam, bóng rổ được phát triển ở một số
trường học nhưng không được chú trọng như bóng đá, xe đạp, quần vợt…,
chính xác bóng rổ do người Trung Quốc mang sang miền Nam Việt Nam;
lúc đó, những trận đấu do người ngoại quốc (người Hoa, người Pháp là chủ
yếu) tổ chức chơi với nhau, những đội bóng rổ chính quy đầu tiên khi đó tất
cả điều là của người Pháp thành lập. Những năm sau này, bóng rổ miền
nam có một giai đoạn khá thịnh vượng; ngoài phong trào bóng rổ ở Sai
Gòn, còn có các đội ở Sóc Trăng, Cần Thơ, Đà Nẵng và Đà Lạt xuất
hiện, tuy nhiên đa phần là những đội mang tính nghiệp dư, cùng lúc này
ở miền Bắc cũng có một đội bóng rổ tồn tại rất ngắn thuộc quản lý của quân
đội. Mặc dù được cho tập huấn tại Liên Xô, nhưng không có thành tích gì
hết và chỉ 2 năm tồn tại rồi bị giải thể .

- Ngày 19 tháng 4 năm 1962, Hội bóng rổ Việt Nam tiền thân
của Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam được thành lập theo quyết định số 161-
NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

9
- Năm 1975, từ sau ngày đất nước thống nhất, phong trào bóng rổ
ngày càng phát triển mạnh mẽ và có sức hút đông đảo thanh niên tham gia
tập luyện.

- Phong trào bóng rổ tại các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề được phát triển mạnh mẽ. Hàng năm bộ giao
dục và Đào tạo đều tổ chức giải bóng rổ học sinh , sinh viên toàn Quốc.
Ngoài ra còn có các giải học sinh, sinh viên của các khu vực do hội thể thao
đại học các khu vực tổ chức. Những trường có điều kiện và truyền thống
như: trường Đại học Y, Dược, Thủy lợi, Mỏ Địa chất, Kinh tế Quốc Dân…
đã phát triển mạnh phong trào tập luyện môn bóng rổ.

- Tuy hiện nay chúng ta còn có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất
nhưng việc giảng dạy bóng rổ đã bước đầu được đưa vào chương trình thể
dục của các trường phổ thông.

- Năm 1966, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã đưa môn
bóng rổ vào giảng dạy chương trình chính khóa cho học sinh, hàng năm sở
giáo dục và đào tạo của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức giải bóng rổ
cho học sinh phổ thông toàn thành phố.

- Trên phạm vi toàn quốc, hàng năm chúng ta đều tổ chức các giải vô
địch hạng nhất, hạng nhì, các giải trẻ thanh thiếu niên. Các trung tâm có
phong trào bóng rổ phát triển mạnh nhất hiện nay là: Tp Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Quân đội, Yên Bái, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Sóc Trăng,
Cần Thơ, Lâm Đồng…

- Tháng 11 năm 1992, Hội bóng rổ Việt Nam được đổi tên thành Liên
đoàn bóng rổ Việt Nam có tên viết tắt bằng tiếng anh là VBF (Vietnam
Basketball Federation) .
- Năm 1992, Liên đoàn bóng rổ Việt Nam là thành viên chính thức của
Liên đoàn bóng rổ Quốc tế đưa bóng rổ Việt Nam sang một thời kỳ mới.
- Hiện nay bóng rổ Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ, với phong cách
chơi hiện đại thể hiện một môn thế thao đầy cá tính, năng động kết hợp với
sự mềm dẻo, khéo léo, sự thông minh sáng tạo, luôn thế hiện được sự lôi
cuốn và sức hấp dẫn cho người chơi và người xem; đặc biệt là các thành
phần tổ chức của xã hội, bởi đây là môn thể thao đang được giới trẻ yêu

10
thích và quan tâm không chỉ với nam mà còn nữ giới.

- Trong xu hướng phát triển ngày càng lớn mạnh cũng như sự chuyên
nghiệp hóa việc tổ chức nền bóng rổ nước nhà, tháng 09/2016 đã ra mắt giải
bóng rổ nhà nghề Việt Nam có 6 đội bóng tham gia, gồm có: TP Hồ Chí
Minh có 2 đội, Cần Thơ, Gia Lai, Đà Nẵng, Hà Nội).

11

You might also like