You are on page 1of 6

“Vậy, ai giữ mình cho khỏi những điều ô uế đó, thì sẽ như cái bình quý trọng, làm

của
thánh, có ích cho chủ mình và sẵn sàng cho mọi việc lành” (câu 22).

Câu hỏi suy ngẫm: Hình ảnh ngôi nhà lớn, bình vàng và bình bạc, bình gỗ và bình đất
chỉ về gì? Tại sao trong Nhà Chúa có sự hiện diện của bình sang lẫn bình hèn? Cơ Đốc
nhân thật cần làm gì để trở nên chiêc bình quý trọng cho Chúa sử dụng? Làm thế nào
để nhận biết những chiếc bình gỗ, bình đất trong Hội Thánh?

Sau khi nêu tên hai giáo sư giả là Hy-mê-nê và Phi-lết mà sự dạy dỗ của họ phá đổ đức
tin của con dân Chúa (câu 17), Sứ đồ Phao-lô đưa ra hình ảnh bình vàng và bình bạc,
bình gỗ và bình đất trong một ngôi nhà lớn. Trong ví dụ này, ngôi nhà lớn chỉ về Hội
Thánh của Chúa; những chiếc bình vàng và bình bạc là bình quý trọng dùng vào những
việc sang, chỉ về những tôi con thật của Chúa; và những bình gỗ và bình đất dùng vào
việc hèn, chỉ về các giáo sư giả. Chúa Giê-xu cũng dạy Hội Thánh trên đất bao gồm cả
chiên lẫn dê, đến ngày cuối cùng chính Ngài sẽ chia chiên với dê ra. Vì vậy việc xuất
hiện những giáo sư giả làm những việc hèn hạ trong Hội Thánh là điều Chúa đã nói
trước. Vấn đề quan trọng là những Cơ Đốc nhân thật phải thanh tẩy mình cho sạch
những điều ô uế, người đó sẽ là chiếc bình quý trọng dành riêng cho chủ sử dụng, có
ích cho chủ và sẵn sàng cho mọi việc lành.

Hội Thánh Chúa được xây dựng trên nền vững chắc của Đức Chúa Trời (câu 19), nhưng
hiện tại vẫn còn là một tổ chức ở trần thế, nên chúng ta không ngạc nhiên khi trong tổ
chức này vẫn còn có sự hiện diện của đủ hạng người, từ những người bất toàn cho đến
những giáo sư giả; từ những người tội lỗi cho đến những người vô luân. Câu 22 dạy
chúng ta điều phải làm, đó là không phải chúng ta xét đoán hay loại trừ những người
xấu, vì đó không phải là việc của chúng ta nhưng là sống chung cho đến ngày cuối
cùng, và điều quan trọng là cần phải nhờ Chúa Thánh Linh soi sáng để giữ mình khỏi
những ảnh hưởng xấu của những chiếc bình bằng gỗ, bằng đất đó. Khi chúng ta quyết
không dự phần vào những điều ô uế như vậy chúng ta sẽ trở nên quý trọng, được thánh
hóa, và hữu dụng cho Chúa để Ngài sử dụng vào mọi việc lành.

Làm chiếc bình quý trọng không phải để khoe khoang nhưng để sẵn sàng cho Chúa
dùng. Hãy để Lời Chúa thanh tẩy và đổ đầy trong chiếc bình của mình để trở thành bình
vàng, bình bạc quý trọng cho Chúa sử dụng. Tình trạng Hội Thánh bạn thế nào? Bạn
cần làm gì để trở nên người hữu ích cho Chúa và Hội Thánh?

Lạy Chúa, tạ ơn Ngài vì bài học này giúp con an lòng khi đối diện với những nan đề
trong Hội Thánh. Nguyện Chúa vui dùng con trong mọi việc lành Ngài sắm sẵn.

Phẩm Giá Của Người Phục Vụ


Chúa
2 Ti-mô-thê 2:20-26
20 Trong một nhà lớn, không những có bình vàng bình bạc mà thôi, cũng có cái bằng
gỗ bằng đất nữa, thứ thì dùng việc sang, thứ thì dùng việc hèn.

21 Vậy, ai giữ mình cho khỏi những điều ô uế đó, thì sẽ như cái bình quí trọng, làm của
thánh, có ích cho chủ mình và sẵn sàng cho mọi việc lành.

22 Cũng hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ, mà tìm những điều công bình, đức tin, yêu
thương, hòa thuận với kẻ lấy lòng tinh sạch kêu cầu Chúa.

23 Hãy cự những lời bàn luận điên dại và trái lẽ, vì biết rằng chỉ sanh ra điều tranh
cạnh mà thôi.

24 Vả, tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh; nhưng phải ở tử tế với mọi người,
có tài dạy dỗ, nhịn nhục,

25 dùng cách mềm mại mà sửa dạy những kẻ chống trả, mong rằng Đức Chúa Trời ban
cho họ sự ăn năn để nhìn biết lẽ thật,

26 và họ tỉnh ngộ mà gỡ mình khỏi lưới ma quỉ, vì đã bị ma quỉ bắt lấy đặng làm theo ý
nó.

Trong các câu Kinh Thánh này ta sẽ nghiên cứu về các điểm sau đây:

1. Phương pháp sống và phục vụ Chúa trong Hội Thánh .

2. Phương pháp sống đạo của thanh niên.

3. Phương pháp đối đầu với những nan đề do kẻ chống nghịch gây ra.

1. Trước tiên ta nói về : Phương pháp sống và phục vụ Chúa trong Hội Thánh .

Trong một nhà lớn, không những có bình vàng bình bạc mà thôi, cũng có cái bằng gỗ
bằng đất nữa, thứ thì dùng việc sang, thứ thì dùng việc hèn.

Vậy, ai giữ mình cho khỏi những điều ô uế đó, thì sẽ như cái bình quí trọng, làm của
thánh, có ích cho chủ mình và sẵn sàng cho mọi việc lành.

Thoạt tiên đọc câu này nhiều người cho rằng Phao-lô ví sánh những người trong Hội
Thánh như những chiếc bình khác nhau, tất cả đều phải giữ mình cho xứng đáng được
phục vụ trong tư cách của mình. Thật ra câu này có hai lời khuyên khác nhau:

a. Lời khuyên thứ nhất: Trong một nhà lớn, không những có bình vàng bình bạc mà
thôi, cũng có cái bằng gỗ bằng đất nữa, thứ thì dùng việc sang, thứ thì dùng việc hèn.
Ta phải để ý đến hai chữ: Sang và Hèn ở đây.

Dùng vào việc sang có nghĩa là được tôn trọng, dùng vào việc hèn có nghĩa là không
được tôn trọng. Trong xã hội cũng như trong Hội Thánh có nhiều hạng người. Có những
người thánh thiện hiền lành, lại có những người nham hiểm độc ác. Phao-lô đã kể tên
hai người trong câu 17: Hy-mê-nê và Phi-lết là hai người như vậy. Đây là những người
làm các hành động không đáng khen ngợi, cần phải tránh xa.

Phương pháp phục vụ Chúa trong Hội Thánh là phải đề phòng những phần tử gieo rắc
chia rẽ và làm hại tình thân trong Chúa. Những người ấy có những hành động không
đáng ca ngợi, nên không nên kết hợp với họ, e rằng chính ta bị hại lây.

b. Lời khuyên thứ hai: Vậy, ai giữ mình cho khỏi những điều ô uế đó, thì sẽ như cái bình
quí trọng, làm của thánh, có ích cho chủ mình và sẵn sàng cho mọi việc lành.

Câu này có ba phần: Giữ mình cho khỏi ô uế, thì sẽ như như cái bình quí trọng, làm của
thánh.

Đây không những là phải ø giữ cho bình của mình được tinh sạch, nhưng còn là tránh
xa những phần tử làm các điều tai hại cho Hội Thánh. Cái bình quý trọng, thánh khiết là
tiêu chuẩn của người phục vụ Chúa. Chúa là Đấng thánh khiết nên Ngài không thể sử
dụng những con người có tội hay làm những điều xấu xa tàn hại. Cái bình quý trọng thì
mới dùng vào việc quý trọng được.

Phần thứ hai: có ích cho chủ. Câu này có nghĩa là mặt khác, ta cần trau giồi khả năng
để trở nên hữu dụng cho Chúa, đó là điều quan trọng, không nên bỏ thì giờ đào sâu
những chuyện chỉ gây hại.

Phần thứ ba: sẵn sàng cho mọi việc lành. Việc lành đây không phải chỉ là những việc
mang tính chất từ thiện, nhưng bao gồm mọi cơ hội đem lợi ích cho Chúa và cho người
khác. Người phục vụ Chúa cần chuẩn bị sẵn sàng và luôn luôn tình nguyện làm công
việc cuả Chúa dành cho mình.

Đây không những áp dụng cho người truyền đạo, nhưng còn cho mọi người trong Hội
Thánh nữa. Ai cũng cần sống thánh thiện, tốt lành, tránh xa mọi thói xấu, luôn luôn học
tập trau giồi để sẵn sàng ứng phó cho mọi công tác phục vụ Chúa và đồng bào.

2. Phương pháp sống đạo của thanh niên.

Cũng hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ, mà tìm những điều công bình, đức tin, yêu
thương, hòa thuận với kẻ lấy lòng tinh sạch kêu cầu Chúa.

Đây không phải là lời khuyên về chuyện vô luân về tình dục nam nữ, vì dĩ nhiên là
người tin Chúa tất phải tránh, nhưng trong bối cảnh của đoạn Kinh Thánh, tình dục trai
trẻ đây là tính nóng nẩy mà Phao-lô liệt kê ra sau đó, như: biện luận điên dại trái lẽ,
tranh cạnh v.v. Thanh niên thường nóng tính và phản ứng rất nhanh, nhưng người phục
vụ Chúa cần chú trọng vào các nguyên tắc: thánh thiện (công bình), đức tin, thương
yêu, hòa thuận, và kết thân với những người tín hữu chân chính, những ai ưa thích cầu
nguyện. Phương pháp sống đạo này rất quan trọng, vì tạo cho ta kiên nhẫn, biết quan
sát và quyết định khôn ngoan, cũng như góp phần tạo hòa khí trong Hội Thánh.

3. Phương pháp đối đầu với những nan đề do kẻ chống nghịch gây ra.
Nan đề là chuyện ở đâu cũng có. Hơn thế nữa, trong một cộng đoàn, ít khi người ta
đồng ý một trăm phần trăm, và luôn luôn có những phần tử ưa thích chống đối. Trong
các câu này Phao-lô dạy:

23 Hãy cự những lời bàn luận điên dại và trái lẽ, vì biết rằng chỉ sanh ra điều tranh
cạnh mà thôi.

24 Vả, tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh; nhưng phải ở tử tế với mọi người,
có tài dạy dỗ, nhịn nhục,

25 dùng cách mềm mại mà sửa dạy những kẻ chống trả, mong rằng Đức Chúa Trời ban
cho họ sự ăn năn để nhìn biết lẽ thật,

27 và họ tỉnh ngộ mà gỡ mình khỏi lưới ma quỉ, vì đã bị ma quỉ bắt lấy đặng làm theo ý
nó.

Đặc tính của các thành phần phản chống trong Hội Thánh: “bàn luận điên dại và trái lẽ,
chống trả, đã bị ma quỷ bắt lấy đặng làm theo ý nó.” Những đặc tính này không cần
giải thích nhiều, vì thường có mặt trong bất cứ cộng đoàn nào, nhưng điểm chủ yếu là
họ đã nằm trong bàn tay sử dụng của ma quỷ. Đây không phải khuyến giục ta hễ gặp ai
không đồng ý với mình là gán ép cho là do ma quỷ xui giục hay tay sai của ma quỷ,
nhưng người tin Chúa cần phân tích vấn đề cho rõ trước khi kết luận. Những ý kiến
chống đối nhưng xây dựng bao giờ cũng khác hẳn những biện luận điên dại, trái lẽ,
nghĩa là sai nguyên tắc và chỉ đưa đến tranh cãi và bất hòa.

Phao-lô dạy là hãy cự. Chữ “cự” trong nguyên văn là từ chối, không tham gia vào, gạp
bỏ đi, chứ không có nghĩa là chống cự lại. Thái độ được xác định rõ trong câu 24: Vả,
tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh; nhưng phải ở tử tế với mọi người, có tài
dạy dỗ, nhịn nhục, dùng cách mềm mại mà sửa dạy những kẻ chống trả, mong rằng
Đức Chúa Trời ban cho họ sự ăn năn để nhìn biết lẽ thật.

Như thế không phải là chống cự, nhưng phải gạt sang một bên, đừng quan tâm đến mà
cần lấy đức độ đối xử: Tức là dạy bảo với thái độ nhịn nhục, dùng lời mềm mỏng mà
sửa dạy với mục đích đưa họ trở về với chân lý, với Chúa. Tóm lại, khi gặp khó khăn vì
những thành phần phá hoại trong Hội Thánh, người tin Chúa cần cầu nguyện, học tập
thái độ khiêm nhường, mềm mỏng với thiện chí đưa các thành phần ấy đến chỗ hoàn
thiện, và trở về với Chúa, chứ không đạp đổ làm cho họ ra ngoài Hội Thánh.

Nhưng phần cuối cùng của đoạn văn này rất đáng cho ta quan tâm: Đó là mục đích của
việc giáo huấn các thành phần chống trả phá hoại là cho họ thấy được cơ mưu của ma
quỷ và họ tỉnh ngộ mà gỡ mình khỏi lưới ma quỉ, vì đã bị ma quỉ bắt lấy đặng làm theo
ý nó. Cho đến khi nào ta cho người phá hoại biết được rõ ma quỷ hành động như thế
nào qua hành vi của họ, thì lúc ấy mới mong thành phần ấy ăn năn hối lỗi. Tuy nhiên
không dễ gì khi ta nói với một người rằng người ấy là tay sai của ma quỷ. Chính vì vậy
mà Phao-lô dạy là phải khiêm nhừơng, mềm mỏng với thái độ xây dựng.

Dĩ nhiên trong mọi việc đối xử này, ta phải nhờ Thánh Linh hướng dẫn và hoàn toàn
đầu phục ý muốn của Chúa.
Trên đây là một số phân tích về lời dạy của các câu Kinh Thánh này. Xin Chúa hướng
dẫn mỗi chúng ta để được hữu ích trong Hội Thánh của Chúa nhưng đồng thời biết cảnh
giác đối với những thành phần xấu xa gây hư hỏng trong Hội Thánh, cũng như biết cách
đối xử, sao cho họ ăn năn hối lỗi và ra khỏi mạng lưới xảo quyệt của ma quỷ.

"Ta sắp làm một việc mới...Ta đặt dòng nước trong đồng vắng và các sông trong sa
mạc, đặng cho dân ta đã chọn được uống" (câu 19a , 20b ).

Câu hỏi suy ngẫm: Danh xưng nào của Chúa được nếu ra ở đây? Tại sao Chúa cần xác
nhận Danh này với dân Ngài? Những điều nào Chúa ĐÃ làm cho dân Ngài? VIỆC MỚI
Chúa sẽ làm là gì? Tại sao? Bạn nhận ra ân sủng Chúa dành cho bạn thế nào qua phần
Kinh Thánh này? Bạn cần làm gì?

Các nhà thần học thường ví sánh sách Ê-sai là sách Phúc Âm thứ 5. Lý do như 4 sách
Phúc Âm Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng, chủ đề của các sách Ê-sai là sự cứu rỗi. Đọc Ê-
sai chúng ta khám phá ra được nhiều hình ảnh về Đấng Cứu Thế, và trong phần Kinh
Thánh hôm nay, hình ảnh Chúa Cứu Thế được mô tậu như là một "con đường trong
đồng vắng", "sông chảy trong nơi sa mạc", "các dòng nước trong đồng vắng, trong sa
mạc" (c.20). Đúng như vậy, thế giới loài người tội lỗi là đồng vắng, là sa mạc khô khan,
cằn cỗi chết chóc. Chúa Cứu Thế đã đến với loài người như một dòng sông trong lành
tươi mát và đem lại sự sống.

Trước hết, chúng ta thấy ơn cứu rỗi xuất phát từ Đức Chúa Trời, mà danh hiệu của Ngài
là "Đức Giê -hô-va" (có nghĩa là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu), "Đấng Thánh của các ngươi"
(c.15 Ngài là Đấng thánh khiết tuyệt đối), và "Đấng tạo thành Y-sơ-ra-ên, tức là Vua
các ngươi" (Ngài dựng nên chúng ta và có quyền tuyệt đối trên chúng ta).

Đức Chúa Trời từng lấy quyền năng vô hạn của Ngài tiêu diệt kẻ thù của con dân Ngài
(c.16, 17). Đó là lúc Chúa tiêu diệt đạo quân Ai Cập để tiến về Đất Hứa Ca-na-an lập
quốc (xem Xuất Ê-díp-tô 14:21-31). Như Đức Chúa Trời đã mở lối trong biển, dọn
đường vượt qua dòng nước vào thời Môi-se để giải thoát dân Ngài như thế nào, Chúa
cũng ban ơn cứu rỗi cho loài người như một con sông được vạch ra trong đồng vắng,
như một dòng sông chảy qua sa mạc, để giải phóng những ai tin Ngài khỏi sự hủy diệt
của tội lỗi mà bước vào sự sống đời đời.

Thế giới loài người chẳng khác gì sa mạc khô khan và đầy giẫy chết chóc. Trong sa mạc
tội lỗi, loài người đều quằn quại đau đớn, chết dần chết mòn, và cuối cùng đi vào cõi hư
vong đời đời. Người trong sa mạc khát nước thế nào, thì nhân loại cũng khao khát nước
sống của Đức Chúa Trời thể ấy.

Câu 20 nhấn mạnh ơn cứu rỗi của Chúa ban cho nhân loại như dòng sông trong sa mạc
"đặng cho dân ta đã chọn được sống", cũng vậy, chúng ta phải tiếp nhận ơn cứu rỗi ấy,
phải uống nước của dòng sông cứu rỗi. Và chỉ những ai đã uống nước của dòng sông
cứu rỗi của Đức Chúa Trời, mới có thể "hát ngợi khen" Chúa như câu 21.
Lạy Chúa Nhân Từ, khi con sống giữa sa mạc khô cằn và đầy sự chết, Ngài đã đến đem
nguồn sống làm tươi mát cuộc đời con. Cảm tạ Chúa, ân sủng Ngài kỳ diệu quá cho
con. Xin nguồn sống này tràn đầy trong con và đến với những người chung quanh con.

You might also like