You are on page 1of 4

77

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC


(Ban hành theo Quyết định số 2423/QĐ-ĐHCT ngày 05 tháng 6 năm 2023
của Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ)
Ngành: Kinh doanh quốc tế (International Business) Mã ngành: 7340120
Thời gian đào tạo: 4 năm Danh hiệu: Cử nhân
Đơn vị quản lý: Khoa Kinh doanh quốc tế, Trường Kinh tế
1. Mục tiêu đào tạo
1.1 Mục tiêu đào tạo chung:
Đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế có kiến thức, kỹ năng, và thái độ chuyên nghiệp
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bản thân, phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia phù hợp với
bối cảnh hội nhập quốc tế để trở thành công dân toàn cầu.
1.2 Mục tiêu đào tạo cụ thể:
a. Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về kinh tế, luật pháp và chính sách đối ngoại
của Đảng và nhà nước đáp ứng được yêu cầu hoàn thiện của bản thân và phục vụ phát
triển KT-XH;
b. Trang bị cho người học kiến thức vững vàng về kinh doanh quốc tế, kinh tế quốc tế,
nghiệp vụ ngoại thương, vận tải và bảo hiểm ngoại thương, logistics, thanh toán quốc tế,
quản trị tài chính trong các công ty đa quốc gia nhằm thích ứng tốt với bối cảnh hội nhập
quốc tế để trở thành công dân toàn cầu;
c. Rèn luyện cho người học có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, có ý thức rèn luyện sức
khỏe để phục vụ ngành nghề và có trách nhiệm với xã hội;
d. Rèn luyện cho người học kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên
môn, kỹ năng phân tích và làm việc nhóm, kỹ năng thích nghi tốt với sự thay đổi của môi
trường sống và sự đa dạng về văn hóa.
2. Chuẩn đầu ra
2.1 Kiến thức
2.1.1 Khối kiến thức giáo dục đại cương
a. Trình bày được chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; chính
sách quốc phòng toàn dân và các vấn đề cơ bản của pháp luật Việt Nam;
b. Vận dụng có hiệu quả kiến thức cơ bản về các lĩnh vực tự nhiên và xã hội để phát triển
chuyên môn;
2.1.2 Khối kiến thức cơ sở ngành
a. Vận dụng được quy luật hoạt động thị trường, luật kinh tế, luật thương mại quốc tế vào
điều hành chính sách, tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
b. Phân tích được các mối quan hệ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng phương pháp
thống kê và định lượng;
2.1.3 Khối kiến thức chuyên ngành
a. Vận dụng được kiến thức chuyên môn về chiến lược kinh doanh quốc tế, nghiệp vụ ngoại
thương, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, quản trị
tài chính quốc tế của các loại hình công ty;
b. Phân tích được kiến thức về tổ chức, quản trị trong các hoạt động kinh doanh quốc tế,
hoạt động xuất nhập khẩu, kinh tế số, tiếp thị quốc tế, quản lý nhân sự và bán hàng.
2.2 Kỹ năng
2.2.1 Kỹ năng cứng
a. Vận hành được nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiệp vụ ngoại thương, logistics
trong ngoại thương, quản lý chuỗi cung ứng; thực hiện hiệu quả việc soạn thảo, đàm phán
và ký kết hợp đồng ngoại thương;
77

b. Thành thạo chiến lược kinh doanh (quốc tế) và quản lý tài chính trong tất cả các loại hình
doanh nghiệp, đặc biệt là công ty có vốn đầu tư nước ngoài; sử dụng được các phần mềm
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics, quản lý chuỗi cung ứng và thương mại điện tử.
2.2.2 Kỹ năng mềm
a. Vận hành tốt chiến lược giao tiếp trong môi trường đa văn hóa, cách thuyết trình hiệu quả và
phát triển khả năng giao tiếp trong môi trường đa văn hóa; thực hiện tốt việc quản lý nhóm
và làm việc nhóm; và việc giải quyết các vấn đề trong công việc mang tính toàn cầu;
b. Sử dụng được tiếng Anh một cách tự tin và lưu loát ở mức độ B1 (theo khung tham chiếu
Châu Âu hoặc mức 3 theo Khung năng lực tiếng Anh của Việt Nam) trở lên; và sử dụng
thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Powerpoint) để làm việc trong môi trường
toàn cầu.
2.3 Thái độ/mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân
a. Thể hiện được phẩm chất chính trị, chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của
Đảng, Pháp luật của Nhà nước;
b. Thể hiện được ý thức, trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, đạo đức cá nhân, và đạo đức
nghề trong môi trường toàn cầu; thể hiện được thái độ tự học và tự nghiên cứu để làm
việc và phát triển bản thân; thể hiện được ý chí trở thành công dân toàn cầu.
3. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu/thương mại trong tất cả các loại hình doanh nghiệp,
đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Quản lý và giám sát bán hàng trong các công ty đa quốc gia/doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
- Phòng thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại.
- Chuyên viên các Sở, Ban, Ngành của nhà nước: chẳng hạn như, Sở công thương, Sở kế
hoạch và đầu tư, Ban quản lý khu chế xuất khu công nghiệp, Phòng thương mại công
nghiệp Việt Nam, Hải quan và cảng vụ, bộ phận/cơ quan quản lý đầu tư trực tiếp nước
ngoài, các bộ phận thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bảo hiểm xuất khẩu, tiếp thị quốc
tế, tại các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của các loại hình doanh nghiệp, bộ phận
thanh toán quốc tế thuộc mọi thành phần kinh tế và ngân hàng, công ty vận tải biển, các
công ty giao nhận hàng hóa (logistic), bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) cho mọi
thành phần kinh tế.
- Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học, Trung học
chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên
cứu về lĩnh vực kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế.
- Nhân viên cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như: Ngân hàng thế giới (WB),
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tổ chức phi
chính phủ (NGO).
4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Hình thành thói quen học suốt đời, có khả năng cập nhật kiến thức, tiếp tục nghiên cứu và
học tập chuyên sâu về kinh doanh thương mại, kinh tế và quản trị kinh doanh.
- Đáp ứng được với các yêu cầu học tập ở các trình độ thạc sĩ, tiến sỹ trong lĩnh vực kinh
doanh quốc tế và kinh tế quốc tế.
5. Các chương trình đào tạo, tài liệu, chuẩn quốc gia và quốc tế tham khảo
- Chuẩn đầu ra (cấp III) trường đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
- Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Groningen - Hà Lan.
- Các tài liệu hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra theo đề cương CDIO.
- Tài liệu kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA (phiên bản 3.0)
77

6. Khung chương trình đào tạo


Mã số Số Số Số HP HK
Bắt Tự Học phần
TT học Tên học phần tín tiết tiết tiên thực
buộc chọn song hành
phần chỉ LT TH quyết hiện
Khối kiến thức Giáo dục đại cương
1 QP010E Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 (*) 2 2 37 8 Bố trí theo nhóm ngành
2 QP011E Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 (*) 2 2 22 8 Bố trí theo nhóm ngành
3 QP012 Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 (*) 2 2 24 21 Bố trí theo nhóm ngành
4 QP013 Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 (*) 2 2 4 56 Bố trí theo nhóm ngành
5 TC100 Giáo dục thể chất 1+2+3 (*) 1+1+1 3 90 I,II,III
6 XH023 Anh văn căn bản 1 (*) 4 60 I,II,III
7 XH024 Anh văn căn bản 2 (*) 3 45 XH023 I,II,III
8 XH025 Anh văn căn bản 3 (*) 3 45 XH024 I,II,III
AV
9 XH031 Anh văn tăng cường 1 (*) 4 60 XH025 I,II,III
10 XH032 Anh văn tăng cường 2 (*) 3 10 45 XH031 I,II,III
11 XH033 Anh văn tăng cường 3 (*) 3 AV 45 XH032 I,II,III
12 FL001 Pháp văn căn bản 1 (*) 4 hoặc 60 I,II,III
13 FL002 Pháp văn căn bản 2 (*) 3 PV 45 FL001 I,II,III
14 FL003 Pháp văn căn bản 3 (*) 3 45 FL002 I,II,III
PV
15 FL007 Pháp văn tăng cường 1 (*) 4 60 FL003 I,II,III
16 FL008 Pháp văn tăng cường 2 (*) 3 45 FL007 I,II,III
17 FL009 Pháp văn tăng cường 3 (*) 3 45 FL008 I,II,III
18 TN033 Tin học căn bản (*) 1 1 15 I,II,III
19 TN034 Thực hành Tin học căn bản (*) 2 2 60 TN033 I,II,III
20 ML014 Triết học Mác - Lênin 3 3 45 I,II,III
21 ML016 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2 2 30 ML014 I,II,III
22 ML018 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 2 30 ML016 I,II,III
23 ML019 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 2 30 ML018 I,II,III
24 ML021 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 30 ML019 I,II,III
25 KL001E Pháp luật đại cương 2 2 30 I,II,III
26 KT105 Toán kinh tế 1 3 3 45 I,II,III
27 KT022 Kỹ năng giao tiếp 2 2 30 I,II,III
28 TN010 Xác suất thống kê 3 3 45 I,II,III
29 XH014 Văn bản và lưu trữ học đại cương 2 30 I,II,III
30 XH028 Xã hội học đại cương 2 2 30 I,II,III
31 KT210 Tâm lý quản lý 2 30 I,II,III
Cộng: 47 TC (Bắt buộc 32 TC; Tự chọn: 15 TC)
Khối kiến thức cơ sở ngành
32 KT101 Kinh tế vi mô 1 3 3 45 I,II
33 KT102 Kinh tế vĩ mô 1 3 3 45 KT101 I,II
34 KT471 Thống kê trong kinh tế và kinh doanh 3 3 45 TN010 I,II
35 KT144 Phương pháp nghiên cứu và viết báo cáo khoa học 3 3 30 30 KT471 I,II
36 KL369 Luật kinh tế 2 2 30 I,II
37 KT103 Quản trị học 3 3 45 I,II
38 KT106 Nguyên lý kế toán 3 3 45 I,II
39 KT104 Marketing căn bản 3 3 45 I,II
40 KT113 Kinh tế lượng 3 3 45 KT471 I,II
41 KT138 Anh văn thương mại 3 3 45 I,II
42 KT119 Phương pháp tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề 2 2 30 I,II
43 KT303E Kinh tế quốc tế 3 3 45 KT102 I,II
44 KT330 Thuế 3 45 I,II
45 KT111 Tài chính - tiền tệ 3 45 I,II
46 KT197 Ứng dụng toán trong kinh doanh 2 6 30 I,II
47 KT339 Kế toán quản trị 1 3 45 KT106 I,II
48 KT431E Hành vi tổ chức 2 30 KT103 I,II
Cộng: 40 TC (Bắt buộc 34 TC; Tự chọn: 6 TC)
Khối kiến thức chuyên ngành
49 KT316 Kinh doanh quốc tế 3 3 45 I,II
50 KT307E Kinh tế đối ngoại 3 3 45 I,II
51 KT280 Kinh doanh quốc tế 2 3 3 45 I,II

You might also like