You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mã số đề cương: INE307 TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2019

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT GIẢNG DẠY MÔN HỌC


MÔN HỌC: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Tên tiếng Anh: INTERNATIONAL FINANCE
Mã số môn học: INE307
Trình độ đào tạo: Đại học
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Môn học: Tài chính quốc tế
2. Đối tượng: Sinh viên đại học chính quy năm 3
3. Số tín chỉ: 3 tín chỉ (45 tiết), trong đó
- Lý thuyết : 2 tín chỉ
- Thảo luận và bài tập : 1 tín chỉ
- Tiểu luận : 0 tín chỉ
- Khác (cụ thể là) : Tự học, bài tập cá nhân và thảo luận nhóm.
4. Phân bổ thời gian:
- Trên lớp: 45 tiết
- Khác: Đọc tài liệu, làm bài về nhà, làm bài tập cá nhân và đề tài thảo luận
nhóm chiếm tối thiểu 2 lần so với thời gian học tập trên lớp.
5. Môn học trước:

 Kinh tế học quốc tế


6. Mô tả môn học:
Tài chính quốc tế cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng và kỹ năng nghiên
cứu cơ bản về lĩnh vực tài chính quốc tế theo hướng tiếp cận phân tích kinh tế và ứng
dụng của tài chính quốc tế trong hoạt động kinh doanh ngày nay. Cấu trúc môn học
gồm 3 phần chính. Phần I bao gồm các cơ sở lý thuyết nền tảng của tài chính quốc tế.
Phần này sẽ làm rõ và nhấn mạnh mối liên kết chặt chẽ và tương tác liên tục giữa các
thị trường và nền kinh tế các nước thông qua các lý thuyết về quan hệ ngang bằng
quốc tế giữa giá cả, lãi suất và tỷ giá. Các yếu tố tác động tỷ giá, mô hình tiền tệ về tỷ
giá, và các phương pháp dự báo tỷ giá cũng được làm rõ trong phần I. Phần II khảo sát
khung cảnh và cấu trúc môi trường tiền tệ và tài chính toàn cầu. Trong phần này, hệ
1
thống tiền tệ quốc tế và thể chế tài chính toàn cầu, cũng như hệ thống các thị trường
tiền tệ tài chính toàn cầu là các nội dung sẽ được phân tích. Phần này cũng đề cập vấn
đề lưu chuyển vốn quốc tế và kiểm soát lưu chuyển vốn quốc tế của chính phủ các
nước. Phần III sẽ chú trọng đến thực hành tài chính quốc tế trong kinh doanh toàn cầu,
trong đó hoạt động tài chính của doanh nghiệp quốc tế và quản trị rủi ro tỷ giá sẽ được
làm rõ. Ngoài ra, sinh viên thực hành thảo luận xử lý tình huống phân tích ứng dụng
liên quan đến quan hệ tài chính quốc tế và rủi ro tỷ giá trong các hoạt động thương mại
và đầu tư quốc tế.
Đây là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức ngành và là tiền đề cho môn học
Tài chính quốc tế nâng cao chương trình Thạc sĩ.
7. Mục tiêu và chuẩn đầu ra:
7.1. Mục tiêu:
Mục tiêu môn học thỏa mãn chuẩn đầu ra của chương trình được trình bày bên dưới:

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BỔ CHO MÔN HỌC1

Mức độ
Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 theo Thang
đo

[1] Kiến thức và [1.4] Kiến thức [1.4.1] Phân tích quan hệ kinh tế
lập luận ngành ngành giữa các quốc gia, giữa thị
4
trường các nước và nền kinh tế
toàn cầu

[4] Kỹ năng vận [4.1] Môi [4.1.5] Nắm bắt các vấn đề thời
4
dụng kiến thức trường xã hội sự
để mang lại lợi trong nước và
[4.1.6] Nắm bắt bối cảnh hội
ích cho xã hội quốc tế 3
nhập toàn cầu

1
Các đề mục được sử dụng trong ngoặc vuông […] sử dụng theo đề mục của Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
2018 đã mã hóa
2
Sự phù hợp của mục tiêu môn học với chuẩn đầu ra của chương trình:

Mức độ CĐR của


Mục
Mô tả theo thang chương
tiêu
đo trình

Nhận biết và giải thích các vấn đề cơ bản [1.4.1]


liên quan đến vai trò Tiền tệ-Tài chính trong
G1 2 [4.1.5]
quan hệ kinh tế quốc tế, và môi trường thể
chế tiền tệ-tài chính toàn cầu hiện nay [4.1.6]

Giải quyết các bài tập và các tình huống cơ [1.4.1]


G2 bản trong lĩnh vực Tiền tệ-Tài chính quốc tế 3 [4.1.5]
[4.1.6]

Phân tích, đánh giá và thảo luận các khía [1.4.1]


G3 cạnh thực tiễn về tiền tệ-tài chính quốc tế 4 [4.1.5]
trong môi trường kinh tế toàn cầu hiện nay
[4.1.6]

7.2. Chuẩn đầu ra của môn học:

Chuẩn đầu
Chuẩn đầu
ra của
ra của môn Miêu tả
chương
học
trình

- Nhận biết được các khái niệm cơ bản về tiền tệ - tài


chính quốc tế, và tóm tắt được lịch sử tiến hóa của
môi trường tiền tệ - tài chính toàn cầu
[1.4.1]
G1.1; G1.2; - Hiểu, trình bày và giải thích được nội dung và ý
[4.1.5]
G2.1 nghĩa thực tiễn về các quan hệ cân bằng quốc tế
[4.1.6]
- Giải quyết các bài tập và tình huống về arbitrage
quốc tế, bao gồm kinh doanh chênh lệch tỷ giá và
kinh doanh chênh lệch lãi suất

G1.3; G1.4; - Giải thích được hành vi tỷ giá và các yếu tố tác động [1.4.1]
G2.2 lên tỷ giá [4.1.5]

3
- Trình bày được các mô hình xác định tỷ giá và phương [4.1.6]
pháp dự báo tỷ giá
- Thực hành các kỹ thuật dự báo tỷ giá trên cơ sở ứng
dụng kiến thức về quan hệ ngang bằng và các yếu tố
ảnh hưởng tỷ giá

- Nhận diện được các khía cạnh chủ yếu và trình bày
được những đặc điểm chính của hệ thống tiền tệ - tài
[1.4.1]
chính toàn cầu hiện nay
G1.7; G3.1 [4.1.5]
- Thảo luận nhóm phân tích nguyên nhân dẫn đến sự sụp
[4.1.6]
đổ của các hệ thống tiền tệ, ưu và nhược điểm của các
chế độ tỷ giá

- Nhận diện sự khác biệt và trình bày được cơ chế hoạt


động của các thị trường tài chính quốc tế
[1.4.1]
- Phân biệt thị trường trái phiếu nội địa, trái phiếu nước
G1.5; G1.8 [4.1.5]
ngoài và thị trường Eurobond
[4.1.6]
- Mô tả cách tổ chức thị trường, thủ tục phát hành, niêm
yết và giao dịch cổ phiếu ở thị trường cổ phiếu quốc tế

- Giải thích được đặc điểm sự vận động của các dòng
vốn quốc tế, thuyết minh và thảo luận về tác động của
dòng vốn quốc tế đến môi trường vĩ mô cũng như môi
trường kinh doanh của một quốc gia
- Xác định và mô tả được các biện pháp đơn phương
lẫn phối hợp đa phương trong kiểm soát lưu chuyển
vốn của chính phủ các nước; giải thích và thảo luận [1.4.1]
G1.6; G2.4; về tác động của chúng đối với sự luân chuyển vốn
[4.1.5]
G3.2 quốc tế
[4.1.6]
- Vận dụng kiến thức cơ bản về tài chính quốc tế để
chứng minh tầm quan trọng và tác động 2 mặt của
dòng vốn quốc tế đối với sự ổn định lành mạnh của
môi trường vĩ mô – môi trường kinh doanh các nước
và nền kinh tế toàn cầu trong thực tiễn
- Hoạt động nhóm : phân tích tình huống về tác động
của dòng vốn quốc tế đến sự ổn định vĩ mô của quốc
4
gia đang phát triển và đánh giá hiệu quả của các giải
pháp chính sách đã thực hiện

- Phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động
tài chính của các công ty đa quốc gia
- Ứng dụng quan hệ ngang bằng và các yếu tố tác động
tỷ giá để liên hệ và minh họa các quan hệ tương tác
liên thị trường toàn cầu, sự biến động khó lường của
G2.3; tỷ giá, và cơ chế tác động của rủi ro tỷ giá đến kết quả [1.4.1]
G2.7; kinh doanh - đầu tư quốc tế cũng như tiêu dùng và đời [4.1.5]
G3.4 sống dân cư trong thực tiễn
[4.1.6]
- Giải quyết các bài tập và tình huống về hoạt động
quản trị tài chính trong hoạt động kinh doanh - đầu tư
quốc tế
- Hoạt động nhóm: phân tích tình huống trong hoạt
động và quản lý tài chính doanh nghiệp quốc tế

- Mô tả được vai trò và phương pháp của phòng vệ rủi


ro tỷ giá trong kinh doanh - đầu tư quốc tế; giải thích
được nguyên nhân rủi ro và cơ chế vận hành của biện
pháp phòng vệ rủi ro tỷ giá trong thực tiễn
- Giải quyết các bài tập và tình huống về giao dịch phái
G1.9; sinh như một phương tiện đầu cơ cũng như phòng vệ
[1.4.1]
G2.5; rủi ro tài chính, ứng dụng giao dịch phái sinh trong
[4.1.5]
G2.6; lĩnh vực quản lý rủi ro tỷ giá
[4.1.6]
G3.3 - Giải quyết các bài tập và tình huống về kỹ thuật và
phương pháp quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động
kinh doanh - đầu tư quốc tế
- Hoạt động nhóm: phân tích tình huống rủi ro tỷ giá
trong hoạt động thương mại quốc tế và đánh giá hiệu
quả giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá

8. Phương pháp dạy và học:


Phương pháp “Người học là trung tâm” sẽ được sử dụng trong môn học để giúp
sinh viên tham gia tích cực. Kết quả học tập dự kiến sẽ đạt được thông qua một loạt
các hoạt động học tập ở trường và ở nhà.
5
 60% giảng dạy, 40% thảo luận, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
 Tại lớp, giảng viên giải thích các định nghĩa và nguyên lý cơ bản; đặt ra các vấn
đề, hướng dẫn và khuyến khích sinh viên giải quyết; sau đó tóm tắt nội dung
của bài học. Giảng viên cũng trình bày phân tích và tính toán mẫu.
 Sinh viên cần lắng nghe và ghi chép và được khuyến khích nêu lên các câu hỏi,
giải quyết các vấn đề và thảo luận để hiểu các chủ đề được đề cập dưới sự
hướng dẫn của giảng viên.
 Ở lớp, giảng viên dành một khoảng thời gian đáng kể (10-20%) để thực hiện
các hoạt động trong lớp và đưa ra các câu hỏi để đánh giá khả năng nhận thức
và giải đáp các câu hỏi của sinh viên liên quan đến bài học.
9. Yêu cầu môn học:
- Quy định về giờ giấc, chuyên cần, kỷ luật: Sinh viên phải đến lớp đúng giờ,
đảm bảo thời gian học trên lớp, có thái độ nghiêm túc và chủ động, tích cực
trong học tập, nghiên cứu.
- Quy định liên quan đến các sự cố trong bài thi, bài tập: Theo quy định của
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
- Quy định sử dụng phương tiện học tập: Máy tính cá nhân, giáo trình và các tài
liệu tham khảo phục vụ quá trình học tập.
10. Tài liệu môn học
- Tài liệu chính:
[1] Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Trần Phúc (2015). Giáo trình Tài chính
quốc tế. NXB Phương Đông.
[2] Gitman, L. and Zutter, C. (2015). Principles of Managerial Finance. 14e,
Pearson.
- Tài liệu tham khảo
[3] Madura, J. (2017). International Financial Management, 13e, Cengage
Learning.
[4] Eiteman, D., Stonehill A., and Moffet, M. (2016). Multinational Business
Finance. 14e, Pearson Education.
[5] Melvin, M., and Norrbin, S. (2013). International money and finance. 8e,
Elsevier.

6
B. NỘI DUNG CHI TIẾT GIẢNG DẠY

CĐR
Thời Minh
của Hoạt động dạy và Mục tiêu chương
lượng Nội dung giảng dạy chi tiết chứng
môn học (Kết quả học tập mong đợi)
(tiết) đánh giá
học

NHẬP MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ G1.1; GIẢNG VIÊN: - Chuyên - Trình bày và giải thích được nội
10 Đối tượng nghiên cứu của tài chính quốc tế G1.2; - Giới thiệu mục tiêu cần dung và ý nghĩa thực tiễn về các
G2.1 và nội dung chương - Thuyết quan hệ cân bằng quốc tế
Ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn
- Luận giải và thảo trình và - Giải quyết các bài tập và tình
Tầm quan trọng của tài chính quốc tế
luận nội dung lý thảo luận huống về arbitrage quốc tế, bao
Phương pháp tiếp cận môn học gồm kinh doanh chênh lệch tỷ giá
thuyết, xử lý bài tập nhóm
Sơ lược về các nội dung trong môn học tình huống minh họa - Kiểm và kinh doanh chênh lệch lãi suất

CHƯƠNG 1: CÁC QUAN HỆ NGANG SINH VIÊN: tra viết


BẰNG QUỐC TẾ (giữa kỳ)
+ Tại nhà: Đọc tài
1.1. Quy luật một giá liệu chương 1 và củng - Kiểm
cố lại kiến thức nền tra viết
1.1.1. Giả thiết
(cuối kỳ)
1.1.2. Nội dung + Tại lớp: Nghe
giảng, thảo luận và
1.2. Ngang giá sức mua
làm bài tập
1.2.1. Các mẫu ngang giá sức mua

7
1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về
NGSM
1.2.3. Ứng dụng ngang giá sức mua
1.3. Ngang giá lãi suất có bảo hiểm
1.3.1. Giả thiết
1.3.2. Nội dung
1.4. Ngang giá lãi suất không có bảo
hiểm
1.4.1. Giả thiết
1.4.2. Nội dung
1.5. Hiệu ứng Fisher quốc tế
1.5.1. Giả thiết
1.5.2. Nội dung
1.6. Mối tương tác giữa các điều kiện
cân bằng

5 CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TÁC G1.3; GIẢNG VIÊN: - Chuyên - Giải thích được hành vi tỷ giá và
ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ G1.4; - Giới thiệu mục tiêu cần các yếu tố tác động lên tỷ giá
2.1. Các yếu tố tác động đến tỷ giá G2.2 và nội dung chương - Thuyết - Trình bày được các mô hình xác

8
theo cung cầu ngoại tệ - Luận giải và thảo trình và định tỷ giá và phương pháp dự báo
2.1.1. Lạm phát luận nội dung lý thảo luận tỷ giá
thuyết, xử lý bài tập nhóm - Thực hành các kỹ thuật dự báo tỷ
2.1.2. Lãi suất
tình huống minh họa - Kiểm giá trên cơ sở ứng dụng kiến thức
2.1.3. Thu nhập
SINH VIÊN: tra viết về quan hệ ngang bằng và các yếu
2.1.4. Can thiệp của chính phủ (giữa kỳ) tố ảnh hưởng tỷ giá
+ Tại nhà: Đọc tài
2.1.5. Kỳ vọng của giới đầu cơ liệu chương 2 và củng - Kiểm
2.2. Xác định tỷ giá theo tiếp cận tiền cố lại kiến thức nền tra viết
tệ + Tại lớp: Nghe (cuối kỳ)

2.2.1. Mô hình tiền tệ giá linh hoạt giảng, thảo luận và


đơn giản làm bài tập

2.2.2. Mô hình tiền tệ giá cứng


2.2.3. Mô hình chênh lệch lãi suất
thực
2.2.4. Ý nghĩa của mô hình tiền tệ
xác định tỷ giá
2.3. Các phương pháp dự báo tỷ giá
2.3.1. Phương pháp cơ bản
2.3.2. Phương pháp kỹ thuật

9
2.3.3. Phương pháp hỗn hợp

5 CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG TIỀN TỆ G1.7; GIẢNG VIÊN: - Chuyên - Nhận diện được các khía cạnh chủ
QUỐC TẾ G3.1 - Giới thiệu mục tiêu cần yếu và trình bày được những đặc
3.1. Khái niệm Hệ thống Tiền tệ Quốc tế và nội dung chương - Thuyết điểm chính của hệ thống tiền tệ-tài
chính toàn cầu hiện nay
(HTTTQT) - Tổ chức thuyết trình trình và
3.1.1. Khái niệm HTTTQT cho các nhóm theo thảo luận - Thảo luận nhóm phân tích nguyên
phân công nhóm nhân dẫn đến sự sụp đổ của các hệ
3.1.2. Vai trò của HTTTQT
- Kiểm thống tiền tệ, ưu và nhược điểm
3.1.3. Tiêu chí phân loại HTTTQT của các chế độ tỷ giá; phân tích,
tra viết
3.2. Phân loại chế độ tỷ giá theo mức độ SINH VIÊN:
(giữa kỳ) đánh giá và thảo luận về các
linh hoạt của tỷ giá + Tại nhà: Đọc tài nguyên nhân, đặc điểm và hậu quả
- Kiểm
liệu chương 3 và củng tác động của cuộc khủng hoảng tài
3.2.1. Căn cứ lựa chọn chế độ tỷ giá tra viết
cố lại kiến thức ba chính toàn cầu 2008 đến môi
3.2.2. Chế độ tỷ giá cố định (cuối kỳ)
chương đầu; thực hiện trường và xu thế tiền tệ-tài chính
3.2.3. Chế độ tỷ giá thả nổi bài thuyết trình theo toàn cầu hiện nay

3.2.4. Các chế độ tỷ giá khác phân công

3.3.Quá trình phát triển của HTTTQT + Tại lớp: Thuyết


trình, thảo luận
3.3.1. Hệ thống bản vị vàng cổ điển 1880 –
1914
3.3.2. Hệ thống Bretton Woods 1945 –

10
1971
3.3.3. Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành

5 CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG TÀI G1.5; GIẢNG VIÊN: - Chuyên - Nhận diện sự khác biệt và trình
CHÍNH QUỐC TẾ G1.8 - Giới thiệu mục tiêu cần bày được cơ chế hoạt động của các
4.1. Thị trường các công cụ phái sinh và nội dung chương - Thuyết thị trường tài chính quốc tế

4.1.1. Giao dịch ngoại hối kỳ hạn - Luận giải và thảo trình và - Phân biệt thị trường trái phiếu nội

4.1.2. Giao dịch hoán đổi ngoại hối luận nội dung lý thảo luận địa, trái phiếu nước ngoài và thị
thuyết, xử lý bài tập nhóm trường Eurobond
4.1.3. Giao dịch tiền tệ tương lai
tình huống minh họa - Kiểm - Mô tả cách tổ chức thị trường, thủ
4.1.4. Giao dịch quyền chọn tiền tệ tra viết tục phát hành, niêm yết và giao
4.2. Thị trường tiền tệ quốc tế (giữa kỳ) dịch cổ phiếu ở thị trường cổ phiếu
SINH VIÊN:
- Kiểm quốc tế
4.2.1. Tổng quan
+ Tại nhà: Đọc tài
tra viết
4.2.2. Hình thành và phát triển liệu chương 4 và củng
(cuối kỳ)
4.2.3. Đặc trưng của thị trường cố lại kiến thức nền

4.3. Thị trường trái phiếu quốc tế + Tại lớp: Nghe


giảng, thảo luận và
4.3.1. Tổng quan
làm bài tập; làm bài
4.3.2. Hình thành và phát triển kiểm tra giữa kì
4.3.3. Các công cụ giao dịch trên thị

11
trường
4.4. Thị trường cổ phiếu quốc tế
4.4.1. Tổng quan
4.4.2. Cấu trúc của thị trường
4.4.3. Thực tiễn giao dịch trên thị trường

5 CHƯƠNG 5: LƯU CHUYỂN VỐN G1.6; GIẢNG VIÊN: - Chuyên - Giải thích được đặc điểm sự vận
QUỐC TẾ VÀ KIỂM SOÁT LƯU G2.4; - Giới thiệu mục tiêu cần động của các dòng vốn quốc tế,
CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ G3.2 và nội dung chương - Thuyết thuyết minh và thảo luận về tác
5.1. Lưu chuyển vốn quốc tế và môi động của dòng vốn quốc tế đến
- Luận giải và thảo trình và
môi trường vĩ mô cũng như môi
trường kinh tế toàn cầu luận nội dung lý thảo luận
trường kinh doanh của một quốc
5.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng lưu chuyển thuyết, xử lý bài tập nhóm
gia
vốn quốc tế tình huống minh họa - Kiểm
tra viết - Xác định và mô tả được các biện
5.1.2. Ảnh hưởng kinh tế của dòng vốn SINH VIÊN:
(cuối kỳ) pháp đơn phương lẫn phối hợp đa
quốc tế + Tại nhà: Đọc tài phương trong kiểm soát lưu
5.1.3 Dòng vốn quốc tế và khủng hoảng liệu chương 5 và củng chuyển vốn của chính phủ các
tiền tệ - tài chính toàn cầu cố lại kiến thức nền, nước; giải thích và thảo luận về tác
5.2. Kiểm soát lưu chuyển vốn quốc tế kiến thức các chương động của chúng đối với sự luân
của chính phủ các nước trước chuyển vốn quốc tế

12
5.2.1. Các biện pháp đơn phương và phối + Tại lớp: Nghe - Vận dụng kiến thức cơ bản về tài
hợp đa phương trong kiểm soát lưu giảng, làm bài tập, chính quốc tế để chứng minh tầm
chuyển vốn của chính phủ các nước thảo luận các vấn đề quan trọng và tác động 2 mặt của
5.2.2. Tác động của các biện pháp kiểm của môn học trước dòng vốn quốc tế đối với sự ổn
soát vốn đối với lưu chuyển vốn khi kết thúc môn định lành mạnh của môi trường vĩ
quốc tế mô – môi trường kinh doanh các
nước và nền kinh tế toàn cầu trong
thực tiễn

5 CHƯƠNG 6: HOẠT ĐỘNG TÀI G2.3; GIẢNG VIÊN: - Chuyên - Phân tích các yếu tố chính ảnh
CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP QUỐC G2.7; - Giới thiệu mục tiêu cần hưởng đến hoạt động tài chính của
TẾ G3.4 và nội dung chương - Thuyết các công ty đa quốc gia
6.1. Các yếu tố tác động đến hoạt động - Luận giải và thảo trình và - Ứng dụng quan hệ ngang bằng và
tài chính của doanh nghiệp quốc tế luận nội dung lý thảo luận các yếu tố tác động tỷ giá để liên
6.2. Đặc thù chi phí (thuế) và rủi ro (rủi thuyết, xử lý bài tập nhóm hệ và minh họa các quan hệ tương
ro tỷ giá và rủi ro quốc gia) trong hoạt tình huống minh họa - Kiểm tác liên thị trường toàn cầu, sự
động kinh doanh quốc tế tra viết biến động khó lường của tỷ giá, và
SINH VIÊN:
(cuối kỳ) cơ chế tác động của rủi ro tỷ giá
6.3. Các hoạt động quản lý tài chính dài + Tại nhà: Đọc tài đến kết quả kinh doanh-đầu tư
hạn của doanh nghiệp quốc tế liệu chương 6 và củng quốc tế cũng như tiêu dùng và đời
6.4. Các hoạt động quản lý tài chính cố lại kiến thức nền, sống dân cư trong thực tiễn
ngắn hạn của doanh nghiệp quốc tế kiến thức các chương
- Giải quyết các bài tập và tình
trước
huống về hoạt động quản trị tài
13
+ Tại lớp: Nghe chính trong hoạt động kinh doanh-
giảng, làm bài tập đầu tư quốc tế

10 CHƯƠNG 7: RỦI RO TỶ GIÁ VÀ G1.9; GIẢNG VIÊN: - Chuyên - Mô tả được vai trò và phương
QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ G2.5; - Giới thiệu mục tiêu cần pháp của phòng vệ rủi ro tỷ giá
7.1. Rủi ro biến động tỷ giá G2.6; và nội dung chương - Thuyết trong kinh doanh-đầu tư quốc tế;
G3.3 giải thích được nguyên nhân rủi
7.1.1. Rủi ro giao dịch - Luận giải và thảo trình và
ro và cơ chế vận hành của biện
7.1.2. Rủi ro kinh tế luận nội dung lý thảo luận
pháp phòng vệ rủi ro tỷ giá trong
thuyết, xử lý bài tập nhóm
7.1.3. Rủi ro chuyển đổi thực tiễn
tình huống minh họa - Kiểm
7.2. Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tra viết - Giải quyết các bài tập và tình
SINH VIÊN:
(cuối kỳ) huống về giao dịch phái sinh như
7.2.1. Quản trị rủi ro giao dịch
+ Tại nhà: Đọc tài một phương tiện đầu cơ cũng như
7.2.2. Quản trị rủi ro kinh tế và chuyển đổi liệu chương 7 và củng phòng vệ rủi ro tài chính, ứng
7.3. Thảo luận các tình huống cố lại kiến thức nền, dụng giao dịch phái sinh trong
kiến thức các chương lĩnh vực quản lý rủi ro tỷ giá
trước
- Giải quyết các bài tập và tình
+ Tại lớp: Nghe huống về kỹ thuật và phương
giảng, làm bài tập, pháp quản trị rủi ro tỷ giá trong
thảo luận các vấn đề hoạt động kinh doanh-đầu tư
của môn học trước quốc tế
khi kết thúc môn

14
C. PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
1. Các thành phần đánh giá môn học

Chuẩn đầu ra của Trọng


Thành phần đánh giá Phương thức đánh giá
môn học số

A1.1. Chuyên cần G1, G2, G3 10%

A1.2. Thuyết trình và thảo G1, G2, G3


A1. Đánh giá quá trình 20%
luận nhóm

A1.3. Kiểm tra giữa kỳ G1, G2, G3 20%

A2. Đánh giá cuối kỳ A2.1. Kiểm tra cuối kỳ G1, G2, G3 50%

Cách tính điểm môn học: Trên thang điểm từ 1-10

Nội dung tính điểm Trọng số

Chuyên cần 10%

Thuyết trình và thảo luận nhóm 20%

Kiểm tra giữa kỳ 20%

Thi viết cuối kỳ 50%

Tổng cộng 100%

2. Phương pháp đánh giá:

 Chuyên cần
- Hình thức: Giảng viên lập danh sách sinh viên nhằm theo dõi và đánh giá ý
thức, thái độ tích cực, chủ động của sinh viên trong quá trình học tập
- Nội dung: đánh giá ý thức của sinh viên trong giờ học lý thuyết và thảo luận
nhóm thông qua mức độ tham gia và sẵn sàng tham gia của sinh viên
- Hướng dẫn đánh giá:

15
Tiêu Trọng Điểm
chí số
Dưới 5 5 – dưới 7 7 – dưới 9 9 – 10

Sự 50% Không hoặc rất Tham gia ở Tham gia Tham gia đầy
nghiêm ít tham gia các mức trung bình tương đối đầy đủ các hoạt
túc, chủ hoạt động học các hoạt động đủ các hoạt động học tập:
động tập: giờ học lý học tập: giờ động học tập: giờ học lý
thuyết, thảo học lý thuyết, giờ học lý thuyết, thảo
luận nhóm và thảo luận thuyết, thảo luận nhóm và
bài tập. nhóm và bài luận nhóm và bài tập.
tập. bài tập.

Sự sẵn 50% Không phát Phát biểu ý Phát biểu ý Phát biểu ý
sàng, biểu ý kiến. kiến 1 lần. kiến 2 lần. kiến từ 3 lần
tích cực Không sẵn Chưa thực sự Trả lời tương trở lên.
sàng trả lời các sẵn sàng trả lời đối đầy đủ câu Trả lời đầy đủ
câu hỏi/bài tập. câu hỏi/bài tập. hỏi/bài tập. câu hỏi/bài tập.

 Thuyết trình và thảo luận nhóm


 Làm việc trong 1 nhóm gồm 6 – 8 sinh viên
 Mỗi nhóm nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của các hệ thống tiền
tệ, ưu và nhược điểm của các chế độ tỷ giá; phân tích, đánh giá và thảo luận về
các nguyên nhân, đặc điểm và hậu quả tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu 2008 đến môi trường và xu thế tiền tệ-tài chính toàn cầu hiện nay (nội
dung chương 3) và được phân công thuyết trình từng phần trong nội dung, trả lời
các câu hỏi có liên quan đến phần thuyết trình được yêu cầu đảm nhận.
 Phương thức đánh giá:
Bảng hướng dẫn chi tiết chấm thuyết trình nhóm:

Trọng ĐIỂM
Tiêu chí
số Dưới 5 5 – dưới 7 7 – dưới 9 9 - 10

Nội Bài thuyết Bài thuyết trình Bài thuyết Bài thuyết
dung 40% trình có bố có bố cục đầy trình có bố cục trình có bố cục
thuyết cục không đủ. đầy đủ đầy đủ.

16
trình đầy đủ. Trình bày đầy Trình bày đầy Trình bày đầy
Trình bày đủ những kiến đủ những kiến đủ những kiến
thiếu nhiều thức cơ bản về thức cơ bản về thức cơ bản về
kiến thức cơ vấn đề thuyết vấn đề thuyết vấn đề thuyết
bản về vấn đề trình. trình. trình.
thuyết trình. Thông tin đưa ra Thông tin đưa Thông tin đưa
Thông tin đưa chính xác, khoa ra chính xác, ra chính xác,
ra thiếu chính học. khoa học. khoa học.
xác. Trình bày đôi Trình bày Trình bày
Trình bày lan chỗ còn lan trọng tâm, làm trọng tâm, làm
man, dài man, chưa tập nổi bật vấn đề. nổi bật vấn đề.
dòng, không trung vào vấn đề Mở rộng thêm
tập trung vào chính. thông tin, dẫn
vấn đề chính. chứng ngoài
nội dung lý
thuyết.

Chỉ đọc chữ Phong thái còn Phong thái tự Phong thái tự
trên slide, hơi rụt rè, không tin, có giao lưu tin, có giao lưu
không để ý giao lưu nhiều với người với người
đến người với người nghe. nghe. nghe.
nghe. Nói chưa trôi Nói trôi chảy, Nói trôi chảy,
Tốc độ nói chảy, mạch lạc, mạch lạc, mạch lạc,
quá nhanh còn ngắt quãng. không ngắt không ngắt
Kỹ năng
hoặc quá Tốc độ nói vừa quãng. quãng.
thuyết 40%
chậm. phải. Tốc độ nói vừa Tốc độ nói vừa
trình
phải, dễ nghe. phải, giọng nói
truyền cảm, lên
xuống giọng
hợp lý, nhấn
giọng những
điểm quan
trọng.

17
Hầu như Trả lời được Trả lời tốt và Trả lời tốt và
không trả lời những câu hỏi khá chính xác chính xác
được câu hỏi về các vấn đề những câu hỏi những câu hỏi
Trả lời
20% do giáo viên thảo luận cơ bản thảo luận thêm thảo luận thêm
câu hỏi
hoặc các do giáo viên do giáo viên do giáo viên
nhóm khác hoặc các nhóm hoặc các nhóm hoặc các nhóm
đặt ra. khác đặt ra. khác đặt ra. khác đặt ra.

 Kiểm tra giữa kỳ:


 Làm bài cá nhân, không sử dụng tài liệu, được phép sử dụng máy tính bỏ túi để
tính toán, không được sử dụng các thiết bị điện tử khác hoặc máy tính xách tay.
 Kiểm tra giữa kỳ là để đánh giá kiến thức và kỹ năng chuyên môn của sinh viên
sau khi hoàn thành ba chương đầu tiên. Các câu hỏi kiểm tra bao gồm nội dung
trong 4 chương đầu tiên, bao gồm các câu hỏi liên quan để đánh giá kiến thức
về TCQT trong 4 chương đầu và kỹ năng giải quyết vấn đề.
 Kiểm tra trắc nghiệm 20 câu trắc nghiệm 4 phương án, có 1 phương án đúng
trong mỗi câu. Thời gian làm bài 30 phút, thực hiện sau khi kết thúc chương 4.
 Phương thức đánh giá: 0,5 điểm/câu.
 Kiểm tra cuối kỳ:
 Đề thi cuối kỳ được chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi môn TCQT, mỗi ca
thi 2 đề độc lập.
 Bài kiểm tra tự luận, không sử dụng tài liệu. Không được phép sử dụng thiết bị
điện tử và máy tính xách tay. Bài kiểm tra bao gồm ba phần: 20 câu hỏi trắc
nghiệm 4 phương án, có 1 phương án đúng trong mỗi câu; 1 bài tập hoặc 1 câu
lý thuyết và 1 bài tập lớn.
 Các câu hỏi bao gồm tất cả các chương với tỷ lệ số câu hỏi của từng chương
tương đương với tỷ lệ của số tiết của chương đó so với tổng số tiết của môn
học.
 Thời gian làm bài thi: 60 phút.
 Phương thức đánh giá: Được chấm 2 lượt độc lập bởi 2 giảng viên có tham gia
giảng dạy môn TCQT. Điểm bài thi được chấm theo parem đáp án Ngân hàng
đề thi môn TCQT, theo đó: (i) phần trắc nghiệm: 5/10 điểm, (ii) bài tập và câu
lý thuyết: 5/10 điểm. Tổng cộng 10 điểm.

18
TRƯỞNG BỘ MÔN NGƯỜI BIÊN SOẠN

TS. Phạm Thị Tuyết Trinh TS. Nguyễn Thị Hồng Vinh

TRƯỞNG KHOA HIỆU TRƯỞNG

PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao

19

You might also like