You are on page 1of 12

1

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC


NGUYÊN LÝ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
NĂM HỌC 2021

1. Thông tin chung


● Mã số môn học:
● Tổng số tín chỉ: 3
● Điều kiện tham dự: sau khi hoàn tất các môn học:
■ Kinh tế vi mô;
■ Kinh tế vĩ mô; và
■ Nguyên lý kế toán.
2. Giới thiệu môn học
Môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản về tài chính – tiền tệ - Ngân hàng như:
Vai trò của tiền tệ và hệ thống tài chính; những hiểu biết về lãi suất; thị trường tài chính
và hiệu quả thông tin; thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính doanh nghiệp; ngân
hàng và các định chế tài chính; các công cụ của chính sách tiền tệ; thị trường ngoại hối và
hệ thống tài chính quốc tế.
3. Mục tiêu môn học
Kết thúc môn học này, sinh viên có khả năng hiểu được các thông tin cơ bản về tài chính
– ngân hàng; mô tả và giải thích được cơ chế vận hành của hệ thống tài chính và thị
trường tài chính, hoạt động ngân hàng và các định chế tài chính; sự luân chuyển các
nguồn tài chính trong hệ thống tài chính; phân tích được lợi ích và chi phí của mỗi nguồn
tài trợ khi lựa chọn cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp. Vận dụng những kiến thức
học được từ môn học này, sinh viên có thể: (i) lý giải các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực
tài chính – ngân hàng (như: sự lựa chọn cấu trúc tài chính, sự biến động lãi suất, quyết
định phân bổ nguồn lực tài chính của các chủ thể tài chính...); (ii) làm cơ sở cho việc
phân tích các vấn đề có liên quan trong những môn học khác. Ngoài ra, thông qua
phương pháp giảng dạy tích cực và việc đề ra các nguyên tắc phải tuân thủ khi tham gia
môn học, sinh viên còn có thể phát triển được khả năng tư duy, hoàn thiện các kỹ năng
mềm cũng như thái độ.
Cụ thể, sau khi kết thúc môn học, sinh viên có thể đạt được các mục tiêu về tư duy, kiến
thức, kỹ năng và thái độ qua các đầu ra như sau:
4. Chuẩn đầu ra của học phần (LO):

KIẾN THỨC

1
2

LO1.1 Có khả năng tư duy hệ thống và tư duy phản biện trong việc phân tích,

tổng hợp, đánh giá các vấn đề tài chính – ngân hàng;

LO1.2 Sử dụng đúng các thuật ngữ tài chính – ngân hàng, nhất là những thuật

ngữ gắn liền với các hoạt động kinh tế diễn ra hàng ngày như tài chính,
nguồn tài chính, hệ thống tài chính, cấu trúc tài chính, cấu trúc vốn, lãi
suất, cổ phiếu, trái phiếu, v.v…;

LO1.3 Giải thích được sự luân chuyển nguồn lực tài chính trong hệ thống tài

chính trong bối cảnh nền kinh tế mở, mô tả được hoạt động của thị
trường tài chính và các định chế tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm,
các quỹ hỗ tương…) và biết vận dụng những kiến thức này trong thực
tiễn cuộc sống và công việc;

LO1.4 Giải thích được sự vận hành các công cụ thực thi chính sách tiền tệ. Nhận

định được truyền dẫn của chúng đến giá cả các tài sản.

LO1.5 Vận dụng được lý thuyết thị trường hiệu quả, lý thuyết thông tin bất cân

xứng … để lý giải và xử lý một số vấn đề và hiện tượng tài chính – tiền


tệ (lựa chọn cấu trúc tài chính; sự hình thành giá chứng khoán trên thị
trường…)

KỸ NĂNG
LO2.1 Có khả năng tư duy phản biện, tư duy hệ thống, phân tích tình huống để

có thể ra quyết định hoặc kết luận các vấn đề trong phạm vi chuyên môn;

LO2.2 Có khả năng phân tích dữ liệu – thông tin kinh tế để đưa ra các nhận

định, đánh giá về tình hình tài chính kinh tế, hỗ trợ cho các quyết định và
đánh giá hiệu quả công việc;

LO2.3 Có khả năng trình bày (nói, viết) để chuyển tải ý tưởng của mình rõ ràng,

2
3

thuyết phục;

LO2.4 Có khả năng làm việc nhóm và kỹ năng làm việc độc lập.

MỨC ĐỘ TỰ CHỦ VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM


LO3.1 Tự đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được qua điểm cá nhân;

LO3.2 Sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

LO3.3 Hợp tác thân thiện với đồng nghiệp và cá nhân bên ngoài tổ chức;

LO3.4 Có ý thức rèn luyện để phát triển năng lực học tập suốt đời.

5. Đề cương tổng quát

Những nội dung tối thiểu mà sinh viên sẽ được cung cấp qua môn học này gồm:
Vai trò của tiền tệ và hệ thống tài chính

● Tại sao phải học/nghiên cứu về tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính?
● Tổng quan về hệ thống tài chính

Tiền tệ và lãi suất

● Khái niệm về tiền


● Khái quát về lãi suất
● Hành vi của lãi suất

Thị trường cổ phiếu, lý thuyết kỳ vọng hợp lý và giả thuyết thị trường hiệu quả

 Định giá cổ phiếu thường

 Thị trường thiết lập giá cổ phiếu như thế nào

 Lý thuyết kỳ vọng hợp lý

 Giả thuyết thị trường hiệu quả

3
4

Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính doanh nghiệp

 Cấu trúc tài chính doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới

 Thông tin bất cân xứng và sự lựa chọn cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Ngân hàng và quản trị các định chế tài chính

 Bảng cân đối kế toán của ngân hàng

 Hoạt động cơ bản của ngân hàng

 Quản trị thanh khoản và vai trò của dự trữ

 Rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất

 Các hoạt động ngoại bảng

Công cụ của chính sách tiền tệ

 Khuôn khổ cho sự thực thi chính sách tiền tệ

 Các công cụ thực thi chính sách tiền tệ

Thị trường hối đoái

 Khái niệm tỷ giá hối đoái

 Tỷ giá hối đoái trong dài hạn

 Tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn

Hệ thống tài chính quốc tế

 Sự can thiệp vào thị trường ngoại hối

 Cán cân thanh toán quốc tế

 Các chế độ tỷ giá hối đoái trong hệ thống tài chính quốc tế

 Kiểm soát dòng vốn

 Vai trò của IMF

4
5

6. Tài liệu
Tài liệu bắt buộc
A. Mishkin, F. S., 2016, The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 11th
Global Edition, Pearson Addison Wesley, Boston.
B. Giáo trình Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ Chủ biên PGS.TS Sử Đình Thành và TS Vũ Thị
Minh Hằng Chủ biên, xuất bản 2008.
C. Frederic S. Mishkin and Stanley G. Eakins, Financial Markets and Institutions, 8th Edition,
Pearson Addison Wesley;
D. Principles of Corporate Finance, 11th Edition, Brealey Myers Allen;
Tài liệu tham khảo
E. Những tài liệu khác về tài chính – tiền tệ.
1. Kế hoạch giảng dạy học phần (Course teaching plan):

Ngày Nội dung giảng dạy Tài liệu đọc Chuẩn bị của Đáp ứng
(số (tên chương, phần, (chương, phần) sinh viên chuẩn đầu
tiết) phương pháp giảng dạy) (bài tập, thuyết ra của
trình, giải quyết môn học
tình huống…) (LO)

Ngày Giới thiệu về môn học và (A) Chapter 1, 2 ● Đọc trước các 1.1
1 thống nhất cách làm (B) Chương 1, 2 tài liệu; tự 2.3
(5 tiết) việc; phân nhóm; giới (C) Chapter 2 nghiên cứu 2.4
thiệu danh sách các vấn (D) - khái niệm về 3.1
đề làm việc nhóm. phạm trù tài 3.2
chính; sự ra 3.3
Vai trò của tiền tệ và hệ đời và phát 3.4
thống tài chính triển phạm trù
 Tại sao phải tài chính; đặc
học/nghiên cứu về điểm các bộ
tiền tệ, ngân hàng phận cấu thành
và thị trường tài HTTC; hệ
chính? thống tiền tệ
 Tổng quan về hệ và hệ thống
thống tài chính ngân hàng.

BT nhóm:
[1] So sánh hệ thống tài
chính của Mỹ với hệ

5
6

thống tài chính Việt


Nam

Ngày Tiền tệ và lãi suất (A) Chapter 3, 4 ● Đọc trước các 1.2
2  Khái quát về tiền (B) Chương 2, 4 tài liệu; 2.1
 Khái quát về lãi (C) Chapter 3,4,8 ● Nộp bài tập [1] 2.2
(5 tiết) suất (D) Chapter 24 theo nhóm. 2.3
2.4
3.1
3.2
3.3
3.4

Ngày Thị trường cổ phiếu, lý (A) Chapter 7 ● Đọc trước các 1.5
3&4 thuyết kỳ vọng hợp lý và (B) - tài liệu 2.3
giả thuyết thị trường (C) - ● Đọc kỹ lý 2.4
(10 hiệu quả (D) Chapter 4 thuyết kỳ vọng 3.1
tiết)  Định giá cổ phiếu hợp lý và giả 3.2
thường thuyết thị 3.3
 Thị trường thiết trường hiệu 3.4
lập giá cổ phiếu quả.
như thế nào
 Lý thuyết kỳ vọng
hợp lý
 Giả thuyết thị
trường hiệu quả

BT nhóm:
[2] Lý thuyết tài chính
hành vi
[3] Tự do hóa tài chính
[4] Vận dụng giả thuyết
thị trường hiệu quả
trong việc ra quyết
định đầu tư.

Ngày Thông tin bất cân xứng (A) Chapter 8 ● Đọc trước các 1.5
5 và cấu trúc tài chính (B) Chương 9, 10 tài liệu; 2.3
doanh nghiệp (C) – ● Suy nghĩ về 2.4
(5 tiết)  Cấu trúc tài chính (D) Chapter 1, 14, 17 & 18 vận dụng LT 3.1
doanh nghiệp ở thông tin bất 3.2
một số quốc gia cân xứng trong 3.3
trên thế giới vài tình huống 3.4
 Thông tin bất cân liên quan.
xứng và sự lựa ● Giải quyết bài
chọn cấu trúc tài tập tình huống

6
7

chính của doanh GV ra buổi


nghiệp học trước.
● Nộp bài tập
BT nhóm: [2], [3],4] theo
[5] Lý thuyết thông tin bất nhóm.
cân xứng và vận dụng ● Chia các nhóm
trong thị trường tài làm hai nhóm
chính. lớn để chuẩn
[6] Khủng hoảng tín dụng bị thuyết trình
dưới chuẩn tại Mỹ bài tập [3]

Ngày Ngân hàng và quản trị (A) Chapter 11 ● Đọc trước các 1.3
6 các định chế tài chính (B) Chương 11, 12 tài liệu; 2.1
 Bảng cân đối kế (C) Chapter 17, 23 ● Chuẩn bị các 2.2
(5 tiết) toán của ngân (D) - thắc mắc từ 2.3
hàng buổi kiểm tra. 2.4
 Hoạt động cơ bản ● Nộp bài tập 3.1
của ngân hàng [5],[6] theo 3.2
 Quản trị thanh nhóm. 3.3
khoản và vai trò 3.4
của dự trữ
 Rủi ro tín dụng và
rủi ro lãi suất
 Các hoạt động
ngoại bảng

BT nhóm:
[7] Nợ xấu của các ngân
hàng thương mại Việt
Nam
[8] Lý thuyết bộ ba bất
khả thi

Ngày Công cụ của chính sách (A) Chapter 16 ● Đọc trước các 1.4
7 tiền tệ (B) Chương 6 tài liệu; 2.1
(5 tiết)  Khuôn khổ cho sự (C) Chapter 9,10  Đọc trước nội 2.2
thực thi chính (D) - dung các đề tài 2.3
sách tiền tệ thuyết trình. 2.4
 Các công cụ thực  Làm việc 3.1
thi chính sách tiền nhóm và 3.2
tệ chuẩn bị bài 3.3
Thuyết trình [2], [8] thuyết trình; 3.4

7
8

BT nhóm:  Chia nhóm lớn


[9] Thực trạng công tác (Nhóm lớn I
điều hành các công thuyết trình 2
cụ thực thi chính + phản biện 8;
sách tiền tệ ở Việt Nhóm lớn II
Nam thuyết trình 8,
phản biện 2),
thống nhất
kịch bản.

Ngày Thị trường hối đoái (A) Chapter 18 ● Đọc trước các 1.4
8  Khái niệm tỷ giá (B) Chương 13 tài liệu; 2.1
(5 tiết) hối đoái (C) - ● Chuẩn bị các 2.2
 Tỷ giá hối đoái (D) - câu hỏi thảo 2.3
trong dài hạn luận. 2.4
 Tỷ giá hối đoái ● Nộp bài tập 3.1
trong ngắn hạn [7], [9] theo 3.2
nhóm. 3.3
BT nhóm: 3.4
[10] Thực trạng thị
trường hối đoái Việt
Nam

Ngày Hệ thống tài chính quốc (A) Chapter 19 ● Đọc trước các 1.4
9 tế (B) Chương 13 tài liệu 2.1
 Sự can thiệp vào (C) - 2.2
(5 tiết) thị trường ngoại (D) - ● Nộp bài tập 2.3
hối [10] 2.4
 Cán cân thanh 3.1
toán quốc tế 3.2
 Các chế độ tỷ giá 3.3
hối đoái trong hệ 3.4
thống tài chính
quốc tế
 Kiểm soát dòng
vốn
 Vai trò của IMF

Tổng cộng: 45 tiết

7. Đánh giá
Điểm học phần bao gồm các thành phần như sau:

8
9

Nội dung đánh giá Tỷ lệ đánh giá

1. Đánh giá quá trình 50%

25%
(1a) Hoạt động cá nhân:

● Phát biểu trên lớp

● Các hình thức khác theo qui định của giảng viên

15%
(1b) Hoạt động nhóm:

● Bài tập nhóm, giải quyết tình huống theo nhóm

● Thuyết trình theo nhóm

● Các hình thức khác theo qui định của giảng viên

(Lưu ý:

■ Đánh giá mức độ đóng góp của từng cá nhân đối với
hoạt động nhóm;

■ Lịch trình chuẩn bị, nộp bài tập nhóm và thuyết trình
xem chi tiết ở Mục 6)

(1c) Kiểm tra giữa kỳ 10%

50%
2. Thi cuối kỳ

● Hình thức: Vấn đáp online.


● Nội dung: toàn bộ các nội dung trong chương trình môn học.

Tổng cộng 100%

9
10

Thang điểm: (Scoring guide/Rubric)


Rubric 1. Đánh giá chuyên cần (tham dự lớp)
Tiêu chí Trọngsố Tốt Khá Trung bình Kém
(%) (100%) (75%) (50%) (0%)
Tích cực tham Không tham
Thái độ tham dự Có tham gia Ít tham gia
50 gia các hoạt gia các hoạt
tích cực các hoạt động các hoạt động
động động
Hoàn thành đầy đủ Vắng không Vắng không
Không vắng Vắng từ 40%
các phần việc trên 50 quá 20% số quá 40% số
buổi nào trở lên
LMS tiết tiết

. Trường hợp sinh viên không hoàn thành bất kỳ phần việc nào trên LMS, Sinh viên không được ghi
nhận điểm dự lớp.
Rubric 2. Đánh giá thảo luận nhóm
Tiêu chí Trọngsố Tốt Khá Trung bình Kém
(%) (100%) (75%) (50%) (0%)
Khơi gợi vấn
Tham gia Ít tham gia Không tham
Thái độ tham gia 20 đề và dẫn dắt
thảo luận thảo luận gia thảo luận
cuộc thảo luận
Phân tích,
Phân tích, Phân tích,
Phân tích đánh đánh giá khi
Kỹ năng thảo luận 40 đánh giá khá đánh giá chưa
giá tốt tốt, khi chưa
tốt tốt
tốt
Có khi phù
Chất lượng đóng Sáng tạo, phù Không phù
40 Phù hợp hợp, có khi
góp ý kiến hợp hợp
chưa phù hợp

Rubric 3. Đánh giá thuyết trình theo nhóm


Tiêu chí Trọngsố Tốt Khá Trung bình Kém
(%) (100%) (75%) (50%) (0%)
Khá đầy đủ,
Thiếu nhiều
Phong phú hơn Đầy đủ theo còn thiếu 1
10 nội dung quan
yêu cầu yêu cầu nội dung quan
trọng
trọng
Nội dung Tương đối
Khá chính Thiếu chính
chính xác,
Chính xác, xác, khoa xác, khoa học,
20 khoa học, còn
khoa học học, còn vài nhiều sai sót
1 sai sót quan
sai sót nhỏ quan trọng
trọng
Cấu trúc và tính Cấu trúc bài
Cấu trúc bài và Cấu trúc bài Cấu trúc bài
trực quan và slides
10 slides rất hợp và slides khá và slides chưa
tương đối hợp
lý hợp lý hợp lý

10 Rất trực quan Khá trực quan Tương đối Ít/Không trực
và thẩm mỹ và thẩm mỹ trực quan và quan và thẩm

10
11

thẩm mỹ mỹ
Trình bày
Trình bày rõ Khó theo dõi không rõ ràng,
Dẫn đắt vấn đề
ràng nhưng nhưng vẫn có người nghe
và lập luận lôi
Kỹ năng trình bày 10 chưa lôi cuốn, thể hiểu được không thể hiểu
cuốn, thuyết
lập luận khá các nội dung được các nội
phục
thuyết phục quan trọng dung quan
trọng
Có tương tác
Tương tác Tương tác Không tương
bằng mắt, cử
Tương tác cử chỉ 10 bằng mắt và cử bằng mắt và tác bằng mắt
chỉ nhưng
chỉ tốt cử chỉ khá tốt và cử chỉ
chưa tốt
Hoàn toàn
Làm chủ thời đúng thời Hoàn thành
gian và hoàn gian, thỉnh đúng thời
Quản lý thời gian 10 toàn linh hoạt thoảng có linh gian, không Quá giờ
điều chỉnh theo hoạt điều linh hoạt theo
tình huống chỉnh theo tình huống
tình huống
Trả lời đúng
Trả lời đúng
đa số câu hỏi
đa số câu hỏi
Các câu hỏi nhưng chưa
đặt đúng và
đặt đúng đều nêu được định Không trả lời
nêu được định
Trả lời câu hỏi 10 được trả lời hướng phù được đa số câu
hướng phù
đầy đủ, rõ ràng hợp đối với hỏi đặt đúng
hợp đối với
và thỏa đáng những câu hỏi
những câu hỏi
chưa trả lời
chưa trả lời
được
Nhóm phối Nhóm có phối
hợp tốt, thực hợp khi báo Nhóm ít phối
Không thể
Sự phối hợp trong sự chia sẻ và cáo và trả lời hợp trong khi
10 hiện sự kết nối
nhóm hỗ trợ nhau nhưng còn vài báo cáo và trả
trong nhóm
trong khi báo chỗ chưa lời
cáo và trả lời đồng bộ

8. Trang thiết bị hỗ trợ:


● Bảng, viết, micro.

● Projector.

9. Các thông tin khác:


■ Yêu cầu sinh viên vào lớp đúng giờ, tham dự lớp tối thiểu 80% số buổi học; làm bài tập
nhóm và các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ một cách nghiêm túc, tuyệt đối không copy
bài của người khác, nhóm khác;
■ Sinh viên phải chuẩn bị bài trước mỗi buổi lên lớp để nắm bắt được bài giảng trên lớp và
để có thể tham gia một cách tích cực vào các hoạt động trên lớp;
11
12

■ Trên lớp sinh viên tham gia vào bài giảng bằng cách đặt các câu hỏi, trả lời các câu hỏi
của giảng viên, trình bày quan điểm của mình về các vấn đề trong bài giảng, tham gia
thảo luận nhóm về các chủ đề mà giảng viên đặt ra, thảo luận 2 chiều giữa sinh viên và
giảng viên, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết của mình về các vấn đề có liên
quan đến bài học…
■ Trong một số buổi học, sinh viên hoặc một nhóm sinh viên sẽ được yêu cầu nghiên cứu,
và thuyết trình trước lớp về bài học của buổi hôm đó. Sinh viên hoặc nhóm sinh viên đó
sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi của các sinh viên khác cũng như của giảng viên để làm rõ
các vấn đề của bài học. Giảng viên sẽ chốt lại các vấn đề chính, liên hệ với các sự kiện có
tính thời sự liên quan và đặt ra hướng nghiên cứu sâu hơn cho sinh viên;
■ Lớp học sẽ được tổ chức theo hướng tự học và tự tìm tòi nghiên cứu; cụ thể, các câu hỏi
của sinh viên hoặc các vấn đề sinh viên còn thắc mắc, trước tiên giảng viên sẽ cung cấp
tài liệu hoặc các nguồn thông tin (internet, sách, báo chí,…) có liên quan để sinh viên
nghiên cứu tự mình tìm ra câu trả lời./-

12

You might also like