You are on page 1of 36

HỆ THỐNG GẠT NƯỚC TRÊN Ô TÔ

I. Khái niệm – Tổng quan quan sát.

Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn
được rõ bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống
có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính. Vì vậy,
đây là thiết bị cần thiết cho sự an toàn của xe khi chạy.

Gần đây một số kiểu xe có thể thay đổi tốc 110 độ gạt nước theo tốc độ xe và
tự động gạt nước khi trời mưa.

Hệ thống gạt nước trên ô tô

II. Cấu tạo.

Hệ thống gạt nước và rửa kính gồm các bộ phận sau:

1. Cần gạt nước phía trước/Lưỡi gạt nước phía trước

2. Motor và cơ cấu dẫn động gạt nước phía trước

3. Vòi phun của bộ rửa kính trước

4. Bình chứa nước rửa kính (có motor rửa kính)

5. Công tắc gạt nước và rửa kính (Có relay điều khiển gạt nước gián đoạn)

6. Cần gạt nước phía sau/lưỡi gạt nước phía sau

7. Motor gạt nước phía sau

8. Relay điều khiển bộ gạt nước phía sau

9. Bộ điều khiển gạt nước (ECU J/B phía hành khách)


10. Cảm biến nước mưa

Các bộ phận của hệ thống gạt nước thường

Hệ thống gạt nước tự động

A. Cần gạt nước - thanh gạt nước

a. Khái quát chung

Cấu trúc của cần gạt nước là một lưỡi cao su gạt nước được lắp vào thanh kim
loại gọi là thanh gạt nước. Gạt nước được dịch chuyển tuần hoàn nhờ cần gạt.
Vì lưỡi gạt nước được ép vào kính trước bằng lò xo nên gạt nước có thể gạt
được nước mưa nhờ dịch chuyển thanh gạt nước. Chuyển động tuần hoàn của gạt
nước được tạo ra bởi motor và cơ cấu dẫn động.

Vì lưỡi cao su lắp vào thanh gạt nước bị mòn do sử dụng và do ánh sáng mặt
trời và nhiệt độ môi trường v.v... nên phải thay thế phần lưỡi cao su này một cách định
kỳ.

Cấu tạo của cần gạt nước

b. Gạt nước được che một nửa/gạt nước che hoàn toàn:

Gạt nước thông thường có thể nhìn thấy từ phía trước của xe. Tuy nhiên để
đảm bảo tính khí động học, bề mặt lắp ghép phẳng và tầm nhìn rộng nên những gạt
nước gần đây được che đi dưới nắp ca pô. Gạt nước có thể nhìn thấy một phần gọi là
gạt nước che một nửa, gạt nước không nhìn thấy được gọi là gạt nước che hoàn toàn.

Với gạt nước che hoàn toàn: nếu nó bị phủ băng tuyết hoặc ở trong các điều
kiện khác, thì gạt nước không thể dịch chuyển được. Nếu cố tình làm sạch tuyết bằng
cách cho hệ thống gạt nước hoạt động cưỡng bức có thể làm hỏng motor gạt nước.

Để ngăn ngừa hiện tượng này, phần lớn các mẫu xe có cấu trúc chuyển chế độ
gạt nước che hoàn toàn sang chế độ gạt nước che một phần bằng tay. Sau khi bật sang
gạt nước che một nửa, cần gạt nước có thể đóng trở lại bằng cách dịch chuyển nó theo
hướng mũi tên được chỉ ra trên hình vẽ.

Gạt nước che 1 nửa và che hoàn toàn

B. Công tắc gạt nước và rửa kính

a. Công tắc gạt nước

Công tắc gạt nước được bố trí trên trục trụ lái, đó là vị trí mà người lái có thể
điều khiển bất kỳ lúc nào khi cần.

Công tắc gạt nước có các vị trí OFF (dừng), LO (tốc độ thấp) và HI (tốc độ
cao) và các vị trí khác để điều khiển chuyển động của nó. Một số xe có vị trí MIST
(gạt nước chỉ hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí MIST (sương mù), vị trí INT
(gạt nước hoạt động ở chế độ gián đoạn trong một khoảng thời gian nhất định) và một
công tắc thay đổi để điều chỉnh khoảng thời gian gạt nước.
Trong nhiều trường hợp công tắc gạt nước và rửa kính được kết hợp với công
tắc điều khiển đèn. Vì vậy, đôi khi người ta gọi là công tắc tổ hợp.

Ở những xe có trang bị gạt nước cho kính sau, thì công tắc gạt nước sau cũng
nằm ở công tắc gạt nước và được bật về giữa các vị trí ON và OFF. Một số xe có vị trí
INT cho gạt nước kính sau. Ở những kiểu xe gần đây, ECU được đặt trong công tắc tổ
hợp cho MPX (hệ thống thông tin đa chiều).

Công tắc gạt nước

b. Relay điều khiển gạt nước gián đoạn

Relay này kích hoạt các gạt nước hoạt động một cách gián đoạn. Phần lớn các
kiểu xe gần đây các công tắc gạt nước có relay này được sử dụng rộng rãi.

Một relay nhỏ và mạch Transistor gồm có tụ điện và điện trở cấu tạo thành
relay điều khiển gạt nước gián đoạn. Dòng điện tới motor gạt nước được điều khiển
bằng relay theo tín hiệu được truyền từ công tắc gạt nước làm cho motor gạt nước
chạy gián đoạn.

c. Công tắc rửa kính.

Công tắc bộ phận rửa kính được kết hợp với công tắc gạt nước. Khi bật công
tắc này thì motor rửa kính hoạt động và phun nước rửa kính.
Hệ thống phun nước

2.3 Cảm biến gạt mưa

a. Khái niệm

Cảm biến gạt mưa là hệ thống giúp phát hiện nước trên kính chắn gió và tự
động kích hoạt cũng như điều chỉnh tốc độ hoạt động gạt mưa phù hợp

b. Nguyên lý hoạt động

Cảm biến gạt mưa ô tô có 3 bộ phận chính gồm: đèn hồng ngoại (LED), diot
quang học (Photodiode) và module điều khiển điện tử.

Đèn hồng ngoại sẽ phát ra các chùm tia sáng vào kính chắn gió. Nếu bề mặt
kính trong suốt, chùm tia hồng ngoại sẽ được phản xạ lại vào diot quang học với
cường độ gần như cực đại. Nếu kính lái xuất hiện nước, nước sẽ làm thay đổi bề mặt
phản xạ khiến một phần chùm tia hồng ngoại đi xuyên qua thay vì phản xạ lại. Khi
này, diot quang học sẽ nhận lại chùm tia sáng với cường độ thấp hơn.

Cảm biến gạt mưa hoạt động dựa trên hệ thống cảm biến hồng ngoại
Cường độ ánh sáng phản xạ mà diot quang học nhận được sẽ tạo ra một điện áp
bên trong module điện tử. Ánh sáng phản xạ càng mạnh thì điện áp càng lớn. Ánh
sáng phản xạ càng yếu thì điện áp càng nhỏ. Module điện tử được lập trình theo
nguyên lý khi điện áp ở nhỏ hơn ngưỡng thiết lập (ánh sáng phản xạ yếu) thì mô tơ gạt
mưa sẽ được kích hoạt. Ánh sáng phản xạ càng yếu thì tốc độ và tần suất hoạt động
của gạt mưa sẽ càng cao. Một số loại cảm biến gạt mưa hiện đại còn có thêm tính
năng đo độ ẩm trực tiếp trên kính lái.

C. Motor gạt nước

a. Khái quát chung:

Mô tơ gạt mưa là một bộ phận trong hệ thống gạt mưa ô tô có tác dụng tác
động lực giúp thanh gạt mưa di chuyển để làm sạch nước mưa, bụi bẩn bám trên bề
mặt kính lái. Mô tơ gạt mưa được đặt bên trong nắp capo xe, ít bị tiếp xúc với môi
trường bên ngoài, ánh nắng, nước mưa nên thường tương bền. Mỗi xe sẽ có loại mô tơ
gạt mưa riêng được sản xuất theo xe.

Motor gạt nước là dạng động cơ điện một chiều kích từ bằng nam chậm vĩnh
cửu. Bao gồm: motor và bộ truyền bánh răng để làm giảm tốc độ ra của motor

Motor gạt nước có 3 chổi than tiếp điện: chổi tốc độ thấp, chổi tốc độ cao và
một chổi dùng chung (để tiếp Mát). Một công tắc dạng cam được bố trí trong bánh
răng để gạt nước dừng ở vị trí cố định trong mọi thời điểm.

Mô tơ gạt mưa bao gồm các bộ phận:

• Phần cứng

• Nam châm

• Trục vít

• Chổi than

• Đĩa than

• Cuộn dây phần cứng


b. Chuyển đổi tốc độ mô tơ

Một sức điện động ngược được tạo ra trong cuộn dây phần ứng khi motor quay
để hạn chế tốc độ quay của motor.

- Hoạt động ở tốc độ thấp: Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi
than tốc độ thấp, một sức điện động ngược lớn được tạo ra. Kết quả là motor quay với
vận tốc thấp.

- Hoạt động ở tốc độ cao: Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi tiếp
điện tốc độ cao, một sức điện động ngược nhỏ được tạo ra. Kết quả là motor quay với
tốc độ cao.

c. Nguyên lý hoạt động của động cơ gạt nước ô tô

Hoạt động liên kết trong vòi phun nước: Hệ thống này sẽ vận hành các động cơ
gạt nước về phía trước với tốc độ chậm. Ngay khi phun nước rửa kính ra thì công tắc
phun nước cũng được bật lên trong khoảng thời gian từ 0,3 giây trở lên.

Hệ thống gạt nước mưa ô tô trước vận hành có tốc độ chậm hơn trong khoảng
thời gian là 2,2 giây, sau đó sẽ liên tục hoạt động khi hệ thống quy tắc được bật trong
khoảng thời gian từ 1,5 giây trở lên.

d. Công tắc dạng cam

Cơ cấu gạt nước có chức năng dừng thanh gạt nước tại vị trí cố định. Do có
chức năng này thanh gạt nước luôn được bảo đảm dừng ở dưới cùng của kính chắn gió
khi tắt công tắc gạt nước. Công tắc dạng cam thực hiện chức năng này.

Khi công tắc gạt nước ở vị trí LO/HI, điện áp ắc qui được đặt vào mạch điện và
dòng điện đi vào mô tơ gạt nước qua công tắc gạt nước làm cho mô tơ gạt nước quay.
Tuy nhiên, ở thời điểm công tắc gạt nước tắt, nếu tiếp điểm P2 ở vị trí tiếp xúc mà
không phải ở vị trí rãnh thì điện áp của ắc qui vẫn được đặt vào mạch điện và dòng
điện đi vào mô tơ gạt nước tới tiếp điểm P1 qua tiếp điểm P2 làm cho mô tơ tiếp tục
quay
Sau đó bằng việc quay đĩa cam làm cho tiếp điểm P2 ở vị trí rãnh do đó dòng
điện không đi vào mạch điện và mô tơ gạt nước bị dừng lại.Công tắc này có đĩa cam
sẻ rãnh chữ V và 3 điểm tiếp xúc.Phần ứng → Cực (+)1 của mô tơ → công tắc gạt
nước → cực S của mô tơ gạt nước → tiếp điểm P1 → P3→phần ứng. Vì phần ứng tạo
ra sức điện động ngược trong mạch đóng này, nên quá trình hãm mô tơ bằng điện
được tạo ra và mô tơ được dừng lại tại điểm cố định.Tuy nhiên, do quán tính của phần
ứng, mô tơ không dừng lại ngay lập tức và tiếp tục quay một ít. Kết quả là tiếp điểm
P3 vượt qua điểm dẫn điện của đĩa cam. Thực hiện việc đóng mạch như sau:

Phần ứng → Cực (+)1 của mô tơ → công tắc gạt nước → cực S của mô tơ gạt
nước → tiếp điểm P1 → P3→phần ứng. Vì phần ứng tạo ra sức điện động ngược
trong mạch đóng này, nên quá trình hãm mô tơ bằng điện được tạo ra và mô tơ được
dừng lại tại điểm cố định

-Hình ảnh xác định các dây trong motor gạt nước âm trở

Bơm nước rửa kính: Bơm nước là 1 bộ phận trong hệ thống gạt nước mưa ô tô,
được xem là một máy bơm ly tâm hoạt động phụ thuộc vào động cơ điện một chiều.
Bơm nước đảm nhiệm vụ hút nước từ trong bình chứa để phun tới kính chắn gió thông
qua hệ thống ống dẫn nước cùng với vòi phun.

Hoạt động liên kết vào trong vòi phun nước: Hệ thống này sẽ vận hành các
motor gạt nước phía trước với tốc độ thấp. Ngay khi phun nước rửa kính ra thì công
tắc phun nước cũng được bật lên trong khoảng thời gian từ 0.3 giây trở lên.

Hệ thống gạt nước mưa ô tô trước vận hành ở tốc độ thấp hơn trong khoảng
thời gian là 2.2 giây, sau đó sẽ ngừng hoạt động khi hệ thống công tắc đã được bật On
trong khoảng thời gian từ 1.5 giây trở lên.

Hoạt động gián đoạn của motor gạt nước mưa:

• Hệ thống điều khiển cần gạt nước ô tô ở phía trước sẽ gạt 1 lần trong khoảng từ
1.6 – 10.7 giây sau khi bạn đã bật công tắc của cần gạt nước phía trước đi tới vị trí
INT. Bạn có thể điều chỉnh cho chu kỳ gạt có thời gian từ 1.6 – 10.7 giây bằng cách
điều chỉnh vòng xoay và chu kỳ gạt nước gián đoạn.

• Khi công tắc gạt nước đang được bật chế độ INT, dòng điện sẽ chạy từ tụ điện
đã được nạp có tên là C1 qua các cực INT1 và cực INT2 của công tắc điều khiển gạt
nước và đi tới transistor Tr1. Khi Tr1 đang bật ON, dòng điện sẽ chạy từ cực S của
công tắc điều khiển để tới cực 1 của công tắc, tiếp đến cực 1 của motor cần gạt nước,
sau đó tới motor gạt nước và cuối cùng là tới mass của thân xe và làm cho motor gạt
nước mưa của ô tô hoạt động.

• Tại thời điểm này, dòng điện sẽ chạy từ tụ điện C1 đi đến cực INT1 của hệ
thống công tắc điều khiển cần gạt nước và sau đó chạy tới cực INT2. Khi dòng điện
chạy từ tụ điện C1 dừng, Tr1 sẽ bị ngắt để có thể ngừng tiếp điểm rơ le và cả motor
gạt nước. Khi tiếp điểm của rơ le đang tắt, tụ điện C1 sẽ bắt đầu được nạp điện trở lại
và lúc này Tr1 vẫn tắt cho đến khi quá trình nạp điện kết thúc. Thời gian này thường
tương ứng với thời gian motor gạt gián đoạn

Khi tụ điện C1 đã được nạp đầy: Tr1 lúc này sẽ bật lên và sau đó tiếp điểm của
rơ le sẽ đóng nút ON, làm cho motor gạt nước hoạt động trở lại. Chu kỳ này còn được
gọi là chu kỳ hoạt động gián đoạn. Thời gian gạt nước gián đoạn có thể điều chỉnh lại
được bằng cách sử dụng vòng điều chỉnh thời gian để gạt gián đoạn (tức là biến trở)
để có thể thay đổi được thời gian nạp của tụ điện C1

e. Cách xác định các dây trong motor gạt nước

Các loại motor gạt nước có 2 loại chính:

+ loại motor gạt nước âm trở

+ loại motor gạt nước dương trở

Để xác đinh khi mua motor gạt nước thuộc loại nào ta dùng máy đo VOM đo
thông mạch. Cách đo như sau:

+ Ta đo lần lượt các dây của motor gạt nước với với vỏ motor. Nếu 1 trong số
dây đó thông mạch thì đó là motor gạt nước loại âm trở và ngược lại là loại dương trở
Xác định các dây trong motor, ở đây mình dùng motor âm trở có 5 dây gồm có :
dây âm trở , dây dương (+1), dây dương(+2), dây S, dây B

Trong đó dây âm trở, dây dương(+1), dây dương (+2), dây âm trở là 3 dây điều
khiển động cơ còn lại dây S và B điều khiển cơ cấu cam

+ Dây âm trở: ta lấy lần lượt 5 dây nối lần lượt vào 1 đầu máy đo VOM, đầu kia
chạm vào vỏ motor nếu dây nào thông mạch dây đó là âm trở.

+ Dây dương (+1) và (+2): ta nối đầu dây âm trở vào cực âm của acquy còn lại 4
dây ta nối lần lượt vào cực dương của acquy nếu 2 dây nào là dây dương (+1)(+2) thì
làm motor quay

+ Dây dương (+1): ta nối dây âm trở vào cực âm của acquy còn cực dương
acquy ta nối vào 2 dây vừa xác định dây nào làm motor quay chậm hơn so với dây còn
lại thì đó là dây dương (+1)

+ Dây dương (+2): ngược lại với dây dương (+1) dây nào làm motor quay nhanh
hơn so với dây còn lại là dây dương (+2)

+ Dây B: ta nhìn vào sơ đồ mạch điện khi nối vào cơ cấu cam khi mắc dây và để
chế độ high nghĩa là đầu dương acquy ta nối vào dây dương (+2) còn đầu âm acquay
ta nối vào lần lượt 2 dây còn lại và nối về âm acquy dây nào làm motor hoạt động là
dây B.

+ Dây S: dây còn lại

Một số hình ảnh tham khảo


f. Chuyển đổi tốc độ mô tơ

Một sức điện động ngược được tạo ra trong cuộn dây phần ứng khi motor quay
để hạn chế tốc độ quay của motor.

Hoạt động ở tốc độ thấp: Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi than
tốc độ thấp, một sức điện động ngược lớn được tạo ra. Kết quả là motor quay với vận
tốc thấp.

Hoạt động ở tốc độ cao: Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi tiếp
điện tốc độ cao, một sức điện động ngược nhỏ được tạo ra. Kết quả là motor quay với
tốc độ cao.
D. Motor gạt nước rửa kính

Motor rửa kính trên ô tô là một thành phần quan trọng của hệ thống rửa kính. Motor
này có nhiệm vụ bơm nước từ bình chứa lên bề mặt kính để làm sạch kính bằng cách
phun nước ra thông qua đầu phun.

Một số thông tin về motor rửa kính trên ô tô:

Vị trí: Motor rửa kính thường được đặt ở vị trí thuận tiện trong khoang động cơ
hoặc trong khoang hành lý của xe. Điều này giúp dễ dàng tiếp cận để bảo dưỡng và
sửa chữa khi cần thiết.

Nguồn cung cấp: Motor rửa kính được cung cấp năng lượng từ hệ thống điện
của xe. Nó hoạt động khi nhận được tín hiệu từ công tắc hoặc bộ điều khiển để bơm
nước lên bề mặt kính.

Bơm nước: Motor rửa kính được trang bị một bơm nước để tạo áp lực và đẩy
nước từ bình chứa lên đầu phun. Bơm nước này thường là một bơm điện được kích
hoạt khi hệ thống rửa kính được kích hoạt.

Đầu phun: Motor rửa kính được kết nối với đầu phun, nơi nước được phun ra.
Đầu phun có thể có nhiều lỗ nhỏ hoặc một lỗ lớn tuỳ thuộc vào thiết kế của hệ thống.

Điều khiển: Motor rửa kính thường được điều khiển bằng cách sử dụng công
tắc hoặc bộ điều khiển trên bảng điều khiển của xe. Khi công tắc được bật, tín hiệu
được gửi đến motor để kích hoạt bơm nước và phun nước ra từ đầu phun.
Quy trình làm sạch kính thông qua motor rửa kính thường được điều khiển
bằng tay bởi người lái xe. Khi cần thiết, người lái sẽ kích hoạt motor rửa kính để phun
nước lên kính và làm sạch bụi, cặn bẩn hoặc các tạp chất khác trên bề mặt kính.

Motor rửa kính là một thiết bị được sử dụng để điều khiển hoạt động của hệ
thống rửa kính trên ô tô. Nó cung cấp sức mạnh cần thiết để làm hoạt động các bộ
phận khác nhau trong hệ thống, bao gồm bơm nước và đầu phun.

Một số hệ thống rửa kính trên ô tô cũng có thể có nhiều motor rửa kính để điều
khiển riêng biệt các bộ phận rửa kính khác nhau, chẳng hạn như kính trước, kính sau,
hoặc cả hai.

Cấu tạo chính của motor rửa kính bao gồm các thành phần sau đây: động cơ,
bộ truyền động, cánh tay rửa kính, thanh gạt nước, bình chứa nước, hệ thống ống dẫn
nước, bộ điều khiển. Tùy thuộc vào mẫu xe và hãng sản xuất, cấu tạo chi tiết của
motor rửa kính trên ô tô có thể có sự khác biệt nhất định.

a. Motor rửa kính trước/kính sau:

Hình 4.10. Motor rửa kính


Hình 4.11. Hoạt động kết hợp rửa kính và gạt nước

Motor rửa kính trước và kính sau là hai thành phần của hệ thống rửa kính
trên một chiếc xe. Chúng thường được sử dụng để phun nước và chất tẩy rửa lên bề
mặt kính để làm sạch bụi, cặn bẩn và các tạp chất khác.

Motor rửa kính trước thường được đặt gần khu vực cửa capô của xe và dùng
để rửa kính chắn gió. Nó có thể điều khiển bằng một công tắc trên tay lái hoặc thông
qua một nút bấm trên bảng điều khiển bên trong xe. Khi được kích hoạt, motor sẽ bơm
nước từ bình chứa lên bề mặt kính chắn gió thông qua ống dẫn nước và phun nước ra
bằng một đầu phun.

Motor rửa kính sau thường được đặt ở phía sau xe và dùng để rửa kính sau
cùng như kính sau cửa hậu hoặc kính sau cửa sổ. Hoạt động của motor rửa kính sau
tương tự như motor rửa kính trước, nhưng thường có một đầu phun riêng để phun
nước vào kính sau.

Cả hai motor rửa kính trước và kính sau thường được cung cấp năng lượng
từ hệ thống điện của xe. Ngoài ra, hệ thống rửa kính còn có bình chứa nước và chất
tẩy rửa, các ống dẫn nước và các bộ phận kết nối để đảm bảo nước và chất tẩy rửa có
thể được cấp cho motor rửa kính khi cần thiết.
Lưu ý rằng mỗi xe có thể có thiết kế và hệ thống rửa kính riêng, vì vậy các
chi tiết cụ thể về motor rửa kính trước và kính sau có thể khác nhau tùy thuộc vào loại
xe và nhà sản xuất.

Đổ nước rửa kính vào bình chứa trong khoang động cơ. Bình chứa nước rửa
kính được làm từ bình nhựa mờ và nước rửa kính được phun nhờ motor rửa kính đặt
trong bình chứa.

Motor bộ rửa kính có dạng cánh quạt như được sử dụng trong bơm nhiên liệu.
Có hai loại hệ thống rửa kính đối với ô tô có rửa kính sau: Một loại có bình chứa
chung cho cả bộ phận rửa kính trước và sau, còn loại kia có hai bình chứa riêng cho
bộ phận rửa kính trước và bộ phận rửa kính sau. Ngoài ra, còn có một loại điều chỉnh
vòi phun cho cả kính trước và kính sau nhờ motor rửa kính điều khiển các van và một
loại khác có hai motor riêng cho bộ phận rửa kính trước và bộ phận rửa kính sau được
đặt trong bình chứa.

b. Vận hành kết hợp với bộ phận rửa kính :

Hệ thống rửa kính trên ô tô thường được vận hành bằng cách sử dụng các
công tắc và bộ điều khiển có sẵn trong khoang lái hoặc trên bảng điều khiển của xe.
Dưới đây là quy trình thông thường để vận hành hệ thống rửa kính trên ô tô:

1. Bật hệ thống: Tìm công tắc hoặc nút bấm trên bảng điều khiển hoặc trên tay
lái để bật hệ thống rửa kính. Thông thường, công tắc có ký hiệu hoặc biểu tượng cho
hệ thống rửa kính.
2. Chọn chế độ rửa: Hệ thống rửa kính trên ô tô thường có hai chế độ phun
nước: rửa kính trước và rửa kính sau. Chọn chế độ phù hợp bằng cách di chuyển công
tắc hoặc nút bấm tương ứng.

3. Phun nước: Khi đã chọn chế độ rửa kính trước hoặc rửa kính sau, nhấn
công tắc hoặc nút bấm liên quan để kích hoạt motor rửa kính. Motor sẽ bơm nước từ
bình chứa lên bề mặt kính thông qua ống dẫn nước và phun nước ra bằng đầu phun
tương ứng.

4. Sử dụng chất tẩy rửa (tuỳ chọn): Nếu hệ thống rửa kính trên ô tô có chức
năng sử dụng chất tẩy rửa, bạn có thể bổ sung chất tẩy rửa vào bình chứa trước khi
vận hành. Khi phun nước, hệ thống sẽ tự động kết hợp chất tẩy rửa để làm sạch kính
hiệu quả hơn.

5.Tắt hệ thống: Khi đã hoàn thành việc rửa kính, tắt hệ thống bằng cách tắt
công tắc hoặc nút bấm tương ứng trên bảng điều khiển hoặc trên tay lái.

Loại này tự động điều khiển cơ cấu gạt nước khi phun nước rửa kính sau khi
bật công tắc rửa kính một thời gian nhất định, đó là “sự vận hành kết hợp với bộ phận
rửa kính”. Đó là sự vận hành để gạt nước rửa kính được phun trên bề mặt kính trước.

Motor rửa kính trên ô tô vận hành kết hợp với bộ điều khiển, nước rửa, công
tắc rửa kính và có thể cảm biến mưa để đảm bảo rửa kính hiệu quả và thuận tiện cho
người lái.

III. Nguyên lý làm việc

Nguyên lý hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí LOW/MIST

Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ thấp hoặc vị trí gạt sương, dòng
điện đi vào chổi than tiếp điện tốc độ thấp của motor gạt nước (từ nay về sau gọi tắt là
“LO”) như được chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp.

Hoạt động liên kết vào trong vòi phun nước: Hệ thống này sẽ vận hành các
motor gạt nước phía trước với tốc độ thấp. Ngay khi phun nước rửa kính ra thì công
tắc phun nước cũng được bật lên trong khoảng thời gian từ 0.3 giây trở lên.
Hệ thống gạt nước mưa ô tô trước vận hành ở tốc độ thấp hơn trong khoảng
thời gian là 2.2 giây, sau đó sẽ ngừng hoạt động khi hệ thống công tắc đã được bật On
trong khoảng thời gian từ 1.5 giây trở lên.

Nguyên lý hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí HIGH

Khi công tắc gạt nước được bật về vị trí tốc độ cao, dòng điện đi vào chổi tiếp
điện cao của motor gạt nước HI như được chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở
tốc độ cao.

Nguyên lý hoạt động khi tắt công tắc gạt nước OFF

Nếu tắt công tắc gạt nước được về vị trí OFF trong khi motor gạt nước đang
hoạt động, thì dòng điện sẽ đi vào chổi than tốc độ thấp của motor gạt nước như được
chỉ ra trên hình vẽ và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp. Khi gạt nước tới vị trí dừng,
tiếp điểm của công tắc dạng cam sẽ chuyển từ phía P3 sang phía P2 và motor dừng lại.
Nguyên lý hoạt động khi bật công tắc gạt nước đến vị trí “INT”

Hoạt động khi transistor bật ON :Khi bật công tắc gạt nước đến vị trí INT, thì
transistor Tr1 được bật lên một lúc làm cho tiếp điểm relay được chuyển từ A sang B.
Khi tiếp điểm relay tới vị trí B,dòng điện đi vào motor (LO) và motor bắt đầu quay ở
tốc độ thấp.

Hoạt động khi transistor Tr ngắt OFF :Tr1 nhanh chóng ngắt ngay làm cho tiếp
điểm relay chuyển lại từ B về A. Tuy nhiên, khi motor bắt đầu quay tiếp điểm của
công tắc cam chuyển từ P3 sang P2, do đó dòng điện tiếp tục đi vào chổi than tốc độ
thấp của motor và motor làm việc ở tốc độ thấp rồi dừng lại khi tới vị trí dừng cố định.
Transistor Tr1 lại bật ngay làm cho gạt nước tiếp tục hoạt động gián đoạn trở lại. ở
loại gạt nước có điều chỉnh thời gian gián đoạn, biến trở thay đổi giá trị nhờ xoay
công tắc điều chỉnh và mạch điện transistor điều chỉnh khoảng thời gian cấp điện cho
transistor và làm cho thời gian hoạt động gián đoạn được thay đổi.

Rõ hơn thì khi hệ thống cần gạt nước phía trước sẽ gạt một lần tầm từ 1.6 –
10.7 giây sau khi bật công tắc cần gạt nước phía trước đi đến vị trí INT. Lúc này điều
chỉnh chu kỳ gạt từ 1.6 đến 10.7 giây bằng cách điều chỉnh vòng xoay chu kỳ gạt gián
đoạn.Công tắc gạt nước khi bật đến vị trí INT, dòng điện chạy từ tụ điện được nạp C1
qua các cực INT1 và INT2 của công tắc điều khiển gạt nước đến transistor TR1. Theo
đó Tr1 bật On, dòng điện chạy từ cực +S của công tắc điều khiển gạt nước đến cực +1
của công tắc gạt nước, đến cực +1 của motor gạt nước, tới motor gạt nước và cuối
cùng tới mát thân xe khiến cho motor gạt mưa của hệ thống vận hành.Lúc này, dòng
điện chạy từ tụ C1 đến cực INT1 của công tắc điều khiển gạt nước và sau đó đến cực
INT2. Khi dòng điện chạy từ tụ C1 dừng, Tr1 sẽ ngắt để ngừng tiếp điểm rơ le và
ngừng motor gạt nước. Khi tiếp điểm của rơ le tắt , tụ C1 sẽ bắt đầu nạp điện trở lại và
Tr1 vẫn tắt cho đến khi quá trình nạp kết thúc. Lúc này tương ứng với thời gian gạt
gián đoạn.

• Khi công tắc gạt mưa gạt đến vị trí INT rơ le INT hoạt động, dòng điện đi từ
IG2 theo chiều mũi tên đến vận hành mô tơ gạt mưa hoạt động ở tốc độ chậm.

• Khi thời gian dừng đã trôi qua, rơ le INT sẽ ngắt tuy vậy công tắc “Autostop”
tiếp tục hoạt động để cho chổi gạt mưa tiếp tục chuyển động đến đúng điểm dừng.
• Sau khi mô tơ gạt mưa ngừng hoạt động,sự phóng điện từ tụ điện ở trong rơ le
INT sẽ làm cho rơ le trở lại hoạt động sau thời gian nghỉ trôi qua và mô tơ gạt mưa lại
trở lại hoạt động

Cách đọc sơ đồ mạch điện

Khi công tắc phun nước ở vị trí on thì điện từ cầu trì 15A chạy qua mui tơ
điều khiển phun nước, chạy qua chân 11 WF của cụm công tắc gạt mưa chạy xuống
lại dây nối vị trí on của công tắc phun nước sau đó dòng điện chạy xuống lại chân 2
EW đi về mass làm cho mui tơ điều khiển hoạt động và phun nước lên kính. Đồng
thời có thêm dòng điện ở cầu trì 25A chạy xuống chân 2B cấp điện cho mui tơ điện
và 1 dòng điện đi từ cầu trì 25A chạy xuống chân 17 +B chạy lên transito thứ 1 (ở
trên) chạy xuống chân 2 EW đi về mass, lúc này điện chạy qua transito thứ 1 và
kích mở transito, dòng điện đi từ cầu trì 25A đi qua tụ điện đi về mass( tụ điện lúc
này nạp), khi tụ điện nạp đầy dòng điện sẽ không chạy qua tụ điện nữa mà chạy
xuống transito 2 (ở dưới) kích cho transito 2 mở, dòng điện từ cầu trì 25A chạy qua
cuộn dây, chạy qua transito 2 đi về mass. Lúc đó cuộn dây có điện hút tiết điểm lên
trên, dòng điện đi từ cầu trì 25A đi qua tiết điểm:

Nếu công tắc gạt nước ở vi trí LOW thì điện ở cầu trì 25A đi qua dây nối
LOW ở cần gạt mưa sau đó đi xuống chân 7 +1 đi xuống chân 1 +1 của mui tơ sau
đó đi về mass làm cho mui tơ gạt mưa chạy với tốc độ thấp.
 Nếu công tắc gạt nước ở vi trí HIGH thì điện ở cầu trì 25A đi qua dây nối
HIGH ở cần gạt mưa sau đó đi xuống chân 8 +2 đi xuống chân 4 +2 của mui tơ sau
đó đi về mass làm cho mui tơ gạt mưa chạy với tốc độ cao.

 Khi ta để cần gạt mưa ở chế độ INT thì dòng điện đi từ cầu trì 25A đi
xuống chân 17 +B chạy qua điện trở, chạy qua biến trở đi qua tụ điện sô 2 (ở dười)
đi về mass (tụ điện lúc này nạp). Khi tụ điện nạp đầy điện sẽ không chạy qua nữa
mà sẽ chạy qua dây nối INT của cần gạt mưa, dòng điện chạy qua điot, chạy qua
transito 2 kích cho transito 2 mở, dòng điện đi từ cầu trì 25A đi qua cuộn dây đi qua
transito 2 và đi về mass. Lúc đó cuộn dây có điện hút tiết điểm lên trên đi từ cầu tri
25A đi qua tiết điểm lên trên dòng điện đi qua tiết điểm đi qua dây nối INT của cần
gạt mưa, chạy qua chân 7 +1 đi xuống chân 1 +1 của mui tơ gạt mưa đi về mass làm
cho mui tơ gạt mưa chạy ở tốc độ thấp.

 Khi tao để cần gạt mưa ở chế độ off dòng điện ngắt nhưng mui tơ gạt mưa
vẫn còn hoạt động và chạy với tốc độ thấp cho đến khi cần gạt mưa ở vị trí thấp
nhất thì sẽ dừng lại.
Khi công tắc phun nước ở vị trí on thì điện từ cầu trì 15A chạy qua mui tơ điều
khiển

Cụm công tắc điều khiển gạt mưa ô tô thường nằm bên trái hoặc bên phải
vô-lăng tùy từng mẫu xe, đối diện với nút điều chỉnh đèn xi-nhan.

Cách mở cần gạt ô tô rất đơn giản, chỉ cần trượt lên hoặc xuống tương ứng
với các ký hiệu in trên cần điều khiển. Cần gạt nước ô tô sẽ có các chế độ: OFF –
tắt, MIST – dùng trong sương mù, LOW – gạt ở tốc độ thấp, HIGH – gạt ở tốc độ
cao, INT – gạt ngắt quãng.

Trong quá trình sử dụng cần gạt nước ô tô, để điều chỉnh tốc độ của cần gạt
nước, bạn sử dụng nút bấm trên cần điều khiển. Để xịt nước rửa kính, người dùng
phải kéo cần điều khiển này về phía vô lăng.

Một số dòng xe cao cấp được trang bị cảm biến gạt mưa. Sử dụng cảm biến
quang học, hệ thống sẽ nhận biết độ ẩm của kính, từ đó biết lượng mưa và điều
kiện thời tiết cho phù hợp. Lúc này, người lái chỉ cần chuyển sang chế độ Auto – tự
động, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh cường độ gạt mưa phù hợp. Thông thường,
cảm biến thường được lắp bên trong nơi gắn gương chiếu hậu trung tâm của ô tô.

Cần gạt nước kính chắn gió là một bộ phận nhỏ nhưng không thể thiếu trên
bất kỳ chiếc ô tô nào. Ngày nay, cần gạt nước còn trang bị cho xe lửa, tàu thủy và
cả máy bay, điều này cho thấy tầm quan trọng của chi tiết này. Để giữ cho cần gạt
nước bền và hoạt động hiệu quả, cần thường xuyên kiểm tra, làm sạch và sửa chữa
hoặc thay thế khi cần thiết.

IV. Một số kiểu gạt nước phổ biến


Hệ thống gạt nước dải rộng
a. Khái quát

Hệ thống gạt nước dải rộng được trang bị để giữ cho khu vực gạt nước qui định
không phụ thuộc vào tốc độ gạt nước.

Ở hệ thống gạt nước thông thường, khu vực gạt nước có khả năng trở nên rộng
hơn do quán tính nhờ tốc độ gạt nước khi hoạt động ở tốc độ cao. Cần phải quan tâm
tới điều này khi xác lập khu vực gạt nước. Kết quả là khu vực gạt nước sẽ nhỏ đi, đó
là khu vực còn lại sẽ tăng lên khi gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp.

Hệ thống gạt nước dải rộng tự động làm cho khu vực gạt nước giảm đi/tăng lên
để giảm khu vực còn lại ở tốc độ thấp.

a. Cấu tạo

Ở hệ thống gạt nước dải rộng, mô tơ được đặt cạnh mô tơ gạt nước thông
thường và vị trí của của cơ cấu dẫn động gạt nước thay đổi được. Trong kết cấu này,
khi mô tơ gạt nước dải rộng hoạt động, trục vít quay và sau đó bánh vít quay. Kết quả
vì cần không tải hoạt động nên ị trí của cơ cấu điều khiển gạt nước thay đổi.

Vị trí INT/LO của công tác gạt nước


Bộ phận điều khiển gạt nước làm cho mô tơ gạt nước dải rộng thường quay tới
vị tí LO, vị trí trung tâm của cần không tải thay đổi (a tới a’) và cánh tay đòn thay đổi
(b tới b, c tới c’) đồng thời. Kết quả là thanh gạt nước dịch chuyển từ vị trí dừng dưới
kính tới vị trí LO. Sau đó gạt nước hoạt động gián đoạn hoặc ở tốc độ thấp.

Vị trí HIGH của công tác gạt nước

Khi bật công tắc gạt nước đến vị trí HIGH, mô tơ gạt nước dải rộng thường
quay tiếp từ vị trí LO và vị trí tâm của cần không tải và cánh tay đòn thay đổi (a tới a”,
b” tới b”, c tới c”). Kết quả là góc gạt đối với cả vị trí dừng và vị trí quay đảo chiều
cũng giảm xuống. Ở thời điểm này tấm gạt bị ảnh hưởng bởi lực quán tính nên nó
thậm trí vượt qua cả vị trí dừng và vị trí quay đảo chiều. Khu vực gạt thực tế được duy
trì khi hoạt động gián đoạn và ở tốc độ thấp.

2. Gạt nước mưa theo tốc độ xe


a. Ở Chức năng INT điều chỉnh khoảng thời gian gạt theo tốc độ xe

Chức năng này điều khiển khoảng thời gian của gạt nước theo tốc độ xe khi
công tắc gạt nước ở vị trí INT. Dải điều chỉnh khoảng thời gian gạt gồm 3 vị trí và
được lựa chọn bởi bộ điều chỉnh.

Khoảng thời gian gạt có thể được điều khiển vô cấp trong mỗi dải.

b. Ở Chức năng bật theo tốc độ xe

(1)Khái quát chung

Chức năng này cho phép tự động bật sang chế độ hoạt động gián đoạn khi công
tắc gạt nước ở vị trí LO và xe đứng yên.

Để thực hiện chức năng này trạng thái dừng và chạy của xe được xác định như
sau.

• Xác định trạng thái xe chạy

Khi tốc độ của xe khác 0 hoặc đèn phanh và đèn phanh đỗ tắt hoặc cần số ở
ngoài vị trí “P” hoặc “N”.

• Xác định trạng thái xe dừng

Khi trạng thái khác với các trạng thái xe chạy được xác định.

(2) Nguyên lý hoạt động

Khi xe dừng, việc điều khiển công tắc gạt nước từ vị trí INT hoặc HI về vị trí
LO làm cho gạt nước hoạt động 3 lần ở tốc độ thấp và sau đó tự động chuyển về chế
độ hoạt động gián đoạn với khoảng thời gian xấp xỉ 2,5 giây.
Khi xe đang chạy và công tắc ở vị trí LO việc dừng xe sẽ làm cho gạt nước làm
việc hai lần và sau đó chuyển về hoạt động gián đoạn với khoảng thời gian xấp xỉ 2,5
giây.

c. Rửa kính kết hợp với gạt nước có chức năng ngăn đọng nước trên kính
Với chức năng này, khi gạt nước ở vị trí OFF hoặc INT, bật công tắc rửa kính
khoảng 0,2 giây hoặc lâu hơn sẽ làm cho bộ rửa kính hoạt động và sau khi công tắc
rửa kính bị ngắt thì cơ cấu gạt nước sẽ cùng hoạt động 3 lần ở tốc độ thấp.

Tuỳ theo tốc độ xe, sau khi gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp kết thúc khoảng 3
tới 7 giây thì nó lại hoạt động trở lại để gạt hết nước rửa kính còn sót lại.

3. Gạt nước tự động khi trời mưa

Khi công tắc gạt nước ở vị trí AUTO, chức năng này dùng một cảm biến mưa,
nó được lắp ở kính trước để phát hiện lượng mưa và điều khiển thời gian gạt nước tối
ưu tương ứng theo lượng mưa.

a. Cảm biến nước mưa


Với hầu hết xe ô tô ngày nay nếu được trang bị chức năng gạt nước mưa tự
động thì đều sử dụng hệ thống cảm biến hồng ngoại. Bao gồm hai thành phần chính:

• Đèn hồng ngoại (LED): Nhiệm vụ phát đi chùm tia.

• Điốt quang học (photodiode): Nhiệm vụ nhận chùm tia hồng ngoại.

Cụm cảm biến sẽ được đặt ở sau kính chắn gió, và ở vị trí chính giữa cùng với
chỗ đặt các hệ thống khác của xe.

Đèn hồng ngoại sẽ được đặt ở phía sau kính chắn gió với 1 góc nghiêng là 45 độ
để đảm bảo chúng hoạt động đúng với nguyên tắc phản xạ.

• Khi kính chắn gió không bị ướt: Điốt sẽ nhận được chùm tia hồng ngoại sau
phản xạ tới lui với cường độ gần như cực đại và hệ thống “hiểu” được rằng trời đang
không mưa.

• Khi kính chắn gió bị ướt(ở khu vực cảm biến): Khi ấy, những giọt nước trên
kính chắn gió làm thay đổi bề mặt phản xạ ánh sáng dẫn đến chùm tia hồng ngoại
phần nào đó sẽ chiếu ra bên ngoài. Lúc này tại Điốt quang học nhận được một chùm
tia sáng với cường độ thấp hơn thông số thiết lập khi trời nắng và xe hiểu rằng đó là
do nước mưa, hệ thống sẽ kích hoạt cần gạt nước mưa.
Cảm biến nước mưa gồm có 1 điốt phát tia hồng ngoại (LED) và một điốt
quang để nhận các tia này. Phương pháp phát hiện lượng nước mưa dựa trên lượng tia
hồng ngoại được phản xạ bởi kính trước của xe. Ví dụ nếu không có nước mưa trên
khu vực phát hiện, các tia hồng ngoại được phát ra từ LED đều được kính trước phản
xạ và điốt quang sẽ nhận các tia phản xạ này. Một dải của cảm biến nước mưa sẽ điền
vào khe hở giữa thấu kính và kính trước. Nếu có mưa ở khu vực phát hiện, thì một
phần tia hồng ngoại phát ra sẽ bị xuyên thấu ra ngoài do sự thay đổi hệ số phản xạ của
kính xe do mưa.

Do đó lượng tia hồng ngoại do điốt quang nhận được giảm xuống. Đây là tín
hiệu để xác định lượng mưa. Vì vậy đây là chức năng điều khiển chế độ hoạt động của
gạt nước ở tốc độ thấp, tốc độ cao và gián đoạn cũng như thời gian gạt nước tối ưu.

Nếu xe được trang bị tính năng gạt nước mưa tự động thì cần điều khiển gạt
nước thường sẽ có chữ “Auto” hoặc ký hiệu A. Tính năng này có thể tắt, điều chỉnh
tốc độ gạt để phù hợp hơn với điều kiện thực tế.
Dựa theo nguyên lý trên mà hệ thống cũng có thể nhận biết được đang là một
cơn mưa lớn hay nhỏ (nhờ cường độ tín hiệu mà Điốt quang học thu nhận) và cộng
với tốc độ xe di chuyển để từ đó xác định và điều chỉnh tốc độ nhanh hay chậm của
cần gạt nước. Đối với xe ô tô được trang bị tính năng này:

• Trên cần gạt điều khiển thường sẽ có chữ “auto” hoặc ký hiệu “A”.

• Trên kính chắn gió sẽ có một khoang nhỏ chứa cảm biến, chúng thường được
đặt ở chính giữa xe bên cạnh những hệ thống khác (nếu có).

b. Chức năng an toàn khi có sự cố

Nếu bộ phận điều khiển gạt nước phát hiện có sự cố trong bộ phận cảm nhận
nước mưa nó sẽ điều khiển gạt nước hoạt động một cách gián đoạn phù hợp với tốc độ
xe. Đây chính là chức năng an toàn khi có sự cố trong hệ thống cảm biến nước mưa.
Ngoài ra, gạt nước cũng có thể được điều khiển một cách thông thường bằng công tắc
gạt nước ở các vị trí LO và HI.

V. Một số lỗi và cách khắc phục của hệ thống gạt nước mưa ô tô

1. Chổi gạt không làm sạch được bề mặt kính

Đây được xem là sự cố phổ biến nhất nhiều tài xế thường gặp khi sử dụng hệ
thống gạt nước, rửa kính. Hệ thống này khi được bật vẫn hoạt động bình thường tuy
nhiên lại không thể gạt sạch bụi bẩn hay nước mưa đọng trên bề mặt kính.

Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra lại chổi gạt. Nếu thấy chổi gạt đã mòn,
bề mặt cao su bị chai cứng hay rạn nứt thì nên thay đổi chổi gạt mới. Khi thay mới nên
chọn những loại chính hãng. Ngay sau khi thay chổi gạt, nên dùng dung dịch rửa kính
và khăn vải mềm để lau sạch bụi bẩn còn bám trên bề mặt kính.

2. Cần gạt không khớp với kính

Cần gạt là chi tiết để gắn chổi gạt; khi rửa hoặc đỗ xe dưới trời nắng nóng
nhiều tài xế thường có thói quen dựng thẳng cần gạt để vệ sinh, đồng thời tránh làm bề
mặt cao su chổi gạt bị biến dạng khi tiếp xúc tiếp xúc với kính có nhiệt độ cao.

Tuy nhiên, thao tác này nếu không cẩn thận rất dễ làm cong cần gạt khiến chổi
gạt không khít với bề mặt kính. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả khi sử dụng
cần gạt mà còn rất dễ tạo ra các vết bẩn trên mặt kính.

Người dùng nên chỉnh lại cần gạt, nếu độ cong vênh quá lớn nên thay thế cần
gạt mới.

3. Gạt nước theo cả 2 hướng

Nếu như cần gạt nước đẩy nước theo cả 2 hướng thì có thể xe của bạn đã bị
một trong những vấn đề sau: Lưỡi gạt nước mòn; Kính chắn gió hoặc cần gạt nước bị
bẩn; Nước rửa kính có vấn đề.

Lúc này, bạn hãy sử dụng nước rửa kính mới, lau sạch kính chắn gió và lưỡi
gạt trước khi thay lưỡi gạt mới. Để làm sạch lưỡi gạt, bạn chỉ cần lau chúng bằng giẻ
sạch, ẩm. Sau đó, lau các cạnh của cần gạt bằng cồn, điều này sẽ giúp làm giảm các
vệt nước trên kính chắn gió.

4. Nước rửa kính không phun hoặc phun không đủ


Khi thao tác công tắc nước rửa kính không phun, có khả năng bình chứa dung
dịch nước rửa kính đã cạn. Khắc phục tình trạng này bằng cách mở nắp ca-pô khoang
động cơ, tìm vị trí nắp bình để châm thêm nước rửa kính.

Trường hợp châm đầy bình nhưng nước rửa kính không phun hoặc phun chưa
đủ, nên kiểm tra vệ sinh đường ống dẫn và mắt phun. Vì có thể các chi tiết này bị nứt
vỡ hoặc tắc nghẽn khiến nước không thể phun lên được. Đồng thời mở nắp ca-pô, tìm
vị trí đặt máy bơm để kiểm tra, nếu máy bơm không hoạt động nên mang xe đến
garage để kiểm tra.

Nên hạn chế dùng nước lã pha với nước rửa chén, chỉ có nước rửa kính chuyên
dụng mới có thể lau sạch bề mặt kính và tăng tuổi thọ cho chổi gạt.

5. Không lau sạch hạt nước


Về cơ bản, những giọt nước có thể dễ dàng bị gạt đi. Nhưng trong điều kiện
nào đó, những hạt nước vẫn bám trên kính chắn gió và che khuất tầm nhìn của tài xế.

Điều này thường xảy ra ở những nơi có mức độ ô nhiễm cao. Dư lượng chất
thải và khói bụi bám trên kính chắn gió chính là nguyên nhân khiến cho các giọt nước
bám chắc trên kính. Nếu như vậy, bạn hãy làm sạch kính chắn gió của xe.

6. Bộ thanh giằng

Nhiều trường hợp lái xe thấy tiếng kêu phát ra từ hệ thống gạt mưa nên nghĩ
ngay tới việc thay chổi gạt, nhưng nguyên nhân thực ra lại nằm ở bộ thanh giằng.
Tất cả các bạc được sử dụng ở các khớp nối trên bộ thanh giằng được làm
bằng nhựa nên tuổi thọ là không cao, trong quá trình sử dụng sẽ nhanh mòn dẫn tới
hiện tượng rơ lắc và phát ra tiếng kêu khi làm việc.

7. Cháy motor

Việc quá lạm dụng hệ thống gạt nước trong điều kiện thời tiết bình thường,
không bụi bẩn mà bạn vẫn thường xuyên rửa kính thì dẫn đến sự hoạt động quá mức
có thể dẫn đến việc động cơ bị cháy. Khi đó nước sẽ không được dẫn để rửa kính và
việc thay thế motor mới buộc phải diễn ra.

You might also like