You are on page 1of 9

GIÁO ÁN

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT

Bài 5: GLUCOZƠ (Tiết 1)

Sinh viên thực hiện: Ngô Ngọc Kiên


Lớp : QH – 2011 – Hóa học

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


CTCT: Công thức cấu tạo CN: Công nghiệp
TTTN: Trạng thái tự nhiên PTPƯ: Phương trình phản ứng
TCVL: Tính chất vật lý TN: Thí nghiệm
TCHH: Tính chất hóa học GV: Giáo viên
BT: Bài tập HS: Học sinh
Y/c: Yêu cầu NX: Nhận xét
QS: Quan sát

1
CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT
Bài 5: GLUCOZƠ (Tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này HS có thể:
 Nêu được khái niệm, phân loại cacbohiđrat.
 Nêu được công thức cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lý (trạng thái, màu sắc, t nco,
tso) và ứng dụng của glucozơ.
 Dựa vào đặc điểm CTCT dạng mạch hở, chứng minh được tính chất hóa học của
glucozơ gồm: tính chất của ancol đa chức và tính chất của anđêhit.
2. Kỹ năng
 Viết được CTCT dạng mạch hở của glucozơ.
 Dự đoán được tính chất hóa học của glucozơ dựa vào đặc điểm CTCT.
 Viết được các PTPƯ chứng minh tính chất hóa học của glucozơ.
 Phân biệt glucozơ và glixerol bằng phương pháp hóa học.
 Tính khối lượng của glucozơ trong PƯHH.
3. Thái độ
− Thấy được vai trò của glucozơ trong việc duy trì hoạt động sống của con người.
− Cẩn thận khi tiếp xúc với các hóa chất trong quá trình làm thí nghiệm.
II. Trọng tâm
− CTCT dạng mạch hở và tính chất hóa học của glucozơ.
III. Chuẩn bị
GV:
1. Dụng cụ:
− Chuẩn bị bốn bộ thí nghiệm, trong đó gồm: Ống nghiệm (20 ống chia đều cho 4
nhóm), cặp ống nghiệm, bộ giá thí nghiệm, cốc chịu nhiệt, đèn cồn.
2. Hóa chất:
− TN1: glucozơ, Cu(OH)2.
− TN2: glucozơ, Cu(OH)2, dd NaOH.
− TN3: glucozơ, các dd AgNO3, NH4OH.

2
3. Phương tiện
 Giáo án, máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint, công cụ tạo trò chơi ô chữ, hình
vẽ có liên quan.
 Hệ thống các câu hỏi và bài tập được trình bày trong các phiếu học tập phát cho HS.
CỤ THỂ:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.


1. Làm các TN sau:
Nhóm Thí nghiệm Hướng dẫn
1. Glucozơ tác dụng với Cho dd Glucozơ vào ống nghiệm có chứa Cu(OH)2.
1&2
Cu(OH)2 ở to thường.
Bước 1: Thực hiện như nhóm 1 và 2.
2. Glucozơ tác dụng với
3&4 Bước 2: Nhúng ống nghiệm vừa thu được ở Bước 1
Cu(OH)2 /NaOH ở to cao.
vào cốc nước nóng.
Bước 1: Điều chế phức [Ag(NH3)2]OH.
Cho vào ống nghiệm 2ml dd AgNO 3. Thêm tiếp vào
đó từng giọt dd dd NH4OH đến khi kết tủa vừa tạo
3. Glucozơ tác dụng với dung thành lại tan hết (không cho dư nhiều dd NH4OH).
GV
dịch AgNO3 /NH3OH dư ở to cao Bước 2:
- Cho tiếp dd glucozơ vào ống nghiệm.
- Sau đó nhúng ống nghiệm vào cốc nước nóng
hoặc hơ trực tiếp trên ngọn lửa đèn cồn.

2. Yêu cầu:
a. Quan sát sự biến đổi trạng thái, màu sắc của các chất trước và sau phản ứng
trong 3 thí nghiệm trên và trình bày sản phẩm nhóm theo mẫu .
b. Từ các thí nghiệm, dự đoán công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ có
nhóm chức nào?
3. Trình bày sản phẩm nhóm theo mẫu.

3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.
1. Viết PTHH của các PƯHH xảy ra khi cho glucozơ tác dụng với:

Phản ứng Nhóm


a. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường (TN1)
……………………………………………………………………………………. 1&2
b. Anhyđrit axetic (CH3CO)2O
…………………………………………………………………………………….
c. Cu(OH)2/NaOH ở nhiệt độ cao (TN2)
…………………………………………………………………………………….
d. Dung dịch AgNO3/NH3 dư, to cao (TN3)
……………………………………………………………………………… 3&4
e. H2 (Ni, to)
…………………………………………………………………………………….

2. Cho các dung dịch: glucozơ, etanol, glixerol, axit axetic. Thuốc thử nào sau đây có thể
dung để phân biệt cả 4 dung dịch trên? Giải thích?

A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm C. Nước brom

B. [Ag(NH3)2] OH D. Na kim loại.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.
Gồm các câu hỏi trong phần trò chơi ô chữ để củng cố kiến thức.
HS: Ôn lại tính chất của các dẫn xuất hiđrocacbon: anđehit, ancol, este.
IV. Phương pháp dạy học
Đàm thoại gợi mở kết hợp sử dụng thí nghiệm và phương tiện trực quan.
V. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
HĐ 1:  GV dẫn dắt, giới thiệu  HS: theo dõi các nội  CT chung: Cn(H2O)m.

Giới vào bài mới. dung chính của chương.  Gồm 3 loại:

thiệu 1. Monosaccarit: VD: glucozơ, fructozơ

nội dung (C6H12O6)

chương 2. Đisaccarit: VD: saccarozơ, mantozơ


và (C12H22O11)
bài mới 3. Polisaccarit: VD: tinh bột, xenlulozơ

4
(3 phút) (C6H10O5)n.

HĐ 2:  GV: Cũng như nghiên I. Tính chất vật lý và trạng thái tự


Tính chất cứu các hợp chất cụ thể nhiên
vật lý khác, phần đầu tiên chúng  Trạng thái: kết tinh
(7 phút) ta sẽ tìm hiểu TCVL và  Màu sắc: không màu.
TTTN của glucozơ.  Tính tan: dễ tan trong nước.
 GV chia lớp thành 4  HS hoạt động làm TN  Mùi vị: có vị ngọt nhưng không bằng
nhóm, mỗi nhóm nhận 1 theo nhóm. đường mía.
khay dụng cụ thí nghiệm.
 GV y/c HS quan sát mẫu  HS trả lời
glucozơ ở cốc và cho biết:  Một HS khác NX.
Trạng thái, màu sắc, tính
tan, mùi vị?
 GV NX và bổ sung thêm  HS: ghi bài vào vở.
đặc điểm về tonc, và trạng
thái tự nhiên: glucozơ có
nhiều trong quả chín và có
trong máu người.
 GV liên hệ: Trong thực  HS: chú ý để có những
tế, khi làm xét nghiệm biện pháp phòng tránh
huyết học, sẽ cho biết chỉ số bệnh tiểu đường.
glucozơ trong máu của mỗi
người. Nếu chỉ số glucozơ
bình thường trong máu là
(3.9-6.4 mmol/L), nếu vượt
quá nồng độ cho phép sẽ
dẫn tới các bệnh lý khác
như bệnh tiểu đường.
 GV chuyển ý: Vậy cấu
trúc phân tử glucozơ có ảnh

5
hưởng như thế nào đến các
tính chất của glucozơ.
Chúng ta chuyển sang mục
II.
HĐ3:  GV: Để nghiên cứu cấu II. Cấu trúc phân tử
Cấu trúc trúc phân tử glucozơ dạng 1. Dạng mạch hở
phân tử mạch hở. Các em làm cho  TN1: Glucozơ + Cu(OH)2 (to thường):
(15 phút) thầy Phiếu học tập số 1. Hiện tượng Nhóm chức
 GV: làm TN 3 cho HS  HS: Quan sát và ghi lại Trước:
quan sát và nhận xét. hiện tượng. Sau:
 GV: Nhóm 1&2 làm  HS: Làm TN từ bộ dụng
TN1, nhóm 3&4 làm TN2. cụ đã được phát và dd  TN2: Glucozơ + Cu(OH)2 (to cao):
Mỗi nhóm có 2 phút làm glucozơ vừa điều chế Hiện tượng Nhóm chức
TN và ghi hiện tượng. được từ thí nghiệm thử Trước:
 GV: Hướng dẫn, hỗ trợ tính tan của glucozơ. Sau:
HS làm thí nghiệm. Ngoài
ra, các nhóm nếu làm xong  TN3: Glucozơ + AgNO3/NH3 dư
TN của nhóm, quan sát (to cao):
nhóm khác làm TN để NX. Hiện tượng Nhóm chức
 GV: gọi 2 HS đại diện − 2 HS trình bày sản phẩm Trước:
trình bày sản phẩm thí nhóm. Sau:
nghiệm của nhóm cho cả  Bằng thực nghiệm:
lớp QS. - Khử hoàn toàn glucozơ → hexan→
 GV hỏi: Hiện
tượng − HS trả lời câu hỏi của phân tử có 6C, có cấu tạo mạch hở, ko
trước và sau pư là gì?, dự GV. phân nhánh.
đoán nhóm chức? - Glucozơ tạo este chứa 5 gốc CH 3COO
 GV: Y/c HS 2 nhóm → trong phân tử có 5 nhóm OH.
(1&2), (3&4) so sánh kết
quả TN với nhau.
 GV: NX và giới thiệu  Kết luận: Đặc điểm cấu trúc phân tử

6
thêm: Bằng thực nghiệm, Glucozơ:
khử hoàn toàn glucozơ thu - Cấu tạo: dạng mạch hở, không phân
được hexan, vậy glucozơ có nhánh:
cấu tạo mạch gì?. Ngoài ra, - 2 loại nhóm chức: (có 5 nhóm OH liền
glucozơ tạo este chứa 5 gốc kề và 1 nhóm –CHO) Glucozơ là hợp
CH3COO, chứng tỏ trong chất tạp chức.
phân tử có 5 nhóm OH. CTCT:
 GV: Khái quát các dữ CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-
kiện ở trên và TN1&2, yêu CH=O.
cầu HS rút ra kết luận và  HS: viết CTCT từ các (CH2OH[CHOH]4CHO)
lên bảng viết CTCT. dữ kiện thực nghiệm. 2. Dạng mạch vòng (Tiết 2)
 GV thông báo: ngoài
CTCT dạng mạch hở,
Glucozơ còn ∃ CTCT dạng
mạch vòng. Tuy nhiên,
chúng ta sẽ nghiên cứu ở
tiết 2.
HĐ4:  GV hỏi: Vậy từ đặc điểm  HS trả lời dựa trên đặc III. Tính chất hóa học
Tính chất CTCT dạng mạch hở, em điểm CTCT.  CTCT → t/c của anddehit và ancol đa
hóa học cho biết Glucozơ có những chức:
(12 phút) TCHH tương ứng nào? 1. Tính chất của ancol đa chức.
 GV: y/c HS làm Phiếu  Làm phiếu học tập 2. 2C6H12O6 +Cu(OH)2 → (C6H11O6 )2Cu
học tập số 2 (hoàn thành + 2H2O (1)
mục 1 trong 2 phút) để củng Phức đồng – glucozơ
cố phần TCHH. C6H12O6 + 5(CH3CO)2O →
 GV: gọi 2 HS lên bảng  Lên bảng viết PTPƯ. C6H7O(OCOCH3)5 + 5CH3COOH. (2)
viết PTPƯ. 2. Tính chất của anđehit
 GV NX bài làm của HS  HS trả lời.
và liên hệ: Trong thực tế,

RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH t
0
người ta thường sử dụng

7
glucozơ hay anđehit để RCOONa + Cu2O + 3H2O (3)
tráng gương, ruột phích? ⃗
RCHO+2[Ag(NH3)2OH]t
0

 GV: y/c HS về nhà làm  HS: về nhà làm bài tập RCOONH +2Ag↓+3NH +H O (4)
4 3 2
bài 2 trong phiếu học tập 2. 2 trong phiếu học tập 2.
amoni gluconat
 GV: giới thiệu thêm pư
RCHO + H2 → RCH2OH (Sobitol)
lên men glucozơ.
 GV: Nhắc HS chú ý pư  HS chú ý để vận dụng
(5)

lên men để giải các bài tập làm bài tập. 3. Pư lên men:
tính toán liên quan đến hiệu ⃗
enzim
C6H12O 0 0
6 30 −35 C 2C2H5OH + 2CO2
suất pư, độ rượu,....
 GV: Tổng kết lại kiến
thức đã học bằng cách cho
HS tham gia vào phần trò
chơi ô chữ.
HĐ 5: − GV: Tổ chức trò chơi ô  HS: thảo luận và đưa ra
Củng cố chữ để củng cố kiến thức câu trả lời.
(8 phút) với từ khóa là :
“TIỂU ĐƯỜNG”.
 GV: Nêu các biện pháp  HS: Chú ý để có những
phòng tránh bệnh tiểu biện pháp phòng tránh
đường. bênh tiểu đường.
 GV: Giao bài tập về nhà  HS về nhà làm BT và
và dặn HS chuẩn bị nội chuẩn bị bài mới.
dung bài Glucozơ (Tiết 2). (Glucozo: Tiết 2)
Nội dung trò chơi (Trang 9)

8
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
GV: 4 nhóm tham gia trả lời câu hỏi trong các ô chữ.
GV: Cho các nhóm lần lượt chọn ô chữ tùy ý. Sau đó, GV đọc câu hỏi thuộc nội dung ô chữ.
Hình thức: Các nhóm dành quyền trả lời bằng hình thức dơ tay, nhóm nào dơ tay trước sẽ
dành được quyền trả lời, mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 phần quà.
Chú ý:
Sau mỗi hàng ngang sẽ hiện ra một chữ cái trong từ khóa. Nhóm nào trả lời được từ
khóa trước khi 4 hàng ngang được mở sẽ dành được phần thưởng đặc biệt từ GV.

Số chữ cái Nội dung câu hỏi
u
1 9 Tên gọi khác của saccarit là gì?
2 8 Glucozơ có nhiều trong tự nhiên và trong ..........?
Phản ứng tạo thành rượu etylic và khí cacbonic từ glucozơ được gọi là
3 6
gì?
4 8 Đồng phân của glucozơ là gì?
5 10 Saccarozơ và mantozơ đều cùng thuộc một loại có tên là gì?
6 7 Trong y học, glucozơ được sử dụng làm thuốc có tác dụng gì?
Trong thực tế, để đảm bảo an toàn, người ta thường sử dụng chất nào để
7 7
tráng gương, ruột phích?
8 7 Trạng thái của glucozơ ở điều kiện thường?
Sản phẩm của phản ứng oxi hóa glucozơ bằng dd AgNO 3 trong môi
9 13
trường NH3 ở to cao có tên gọi là gì?

You might also like