You are on page 1of 9

BÀI TẬP CHƯƠNG 1,2

CHƯƠNG I : KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý


NGHĨA HỌC TẬP MÔN TTHCM

1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn năm 20 20, có
mấy chương?
a. 5 chương
b. 6 chương
c. 7 chương
d. 8 chương

2. Theo quan điểm ĐH XI, luận điểm nào trong các luận điểm sau đúng theo định nghĩa
tư tưởng Hồ Chí Minh?
a. Kết quả của sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.
b. Kết quả của sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta
c. Kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện
cụ thể của nước ta
d. Kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện
cụ thể của Việt Nam

3. Nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí minh là?


a. Hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
c. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
d. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người

4. Quan điểm: “Đảng phải đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống tư
tưởng, đạo đức tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng” được nêu ra tại Đại
hội đại biểu toàn quốc nào?
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (1982)
b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986)’
c. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991)
d. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996)

5. Quan điểm “Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mác-Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh” được nêu ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc nào?
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986)
b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991)
c. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996)
d. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001)
6. Chỉ ra, một trong những điểm mới của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của
Đảng (1991) là:
a. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động
b. Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin
c. Đảng ta phải kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh
d. Đảng phải đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống đạo đức tác
phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh

7. Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động tại đại hội nào của Đảng
ta?
a. Đại hội VI (1986)
b. Đại hội VII (1991)
c. Đại hội VIII (1996)
d. Đại hội IX (2001)

8. Ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh:


a. Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận; giáo dục và thực hành đạo đức cách
mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng; bồi dưỡng
lòng yêu nước; xây dựng và rèn luện phương pháp và phong cách công tác
b. Góp phần nâng cao năng lực thực tiễn
c. Góp phần năng cao năng lực thực tế
d. Góp phần nâng cao phương pháp công tác, rèn luyện bản lĩnh chính trị

9. Có mấy nguyên tắc phương pháp luận cơ bản khi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh?
a. Có 5 nguyên tắc
b. Có 4 nguyên tắc
c. Có 6 nguyên tắc
d. Có 7 nguyên tắc

10. Nội dung chủ yếu của sự thống nhất tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh?
a. Đứng trên lập trường giai cấp công nhân, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; bảo đảm tính khách quan, khoa học
b. Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng lịch sử, cụ thể
c. Mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố trong sự gắn kết tất yếu của hệ thống tư tưởng
d. Kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới

12. Tổ chức Unesco ghi nhận: Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân
văn hóa thế giới vào thời gian nào?
a. 1987
b. 1986
c. 1989
d. 1990

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ


CHÍ MINH

Câu 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là?


A. Cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận và nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh
B. Cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan
C. Cơ sở khách quan, tinh hoa văn hóa phương Đông và tinh hoa văn hóa phương Tây
D. Thiên tài trí tuệ Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – Lênin
Câu 2: Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là?
A. Thực tiễn Việt Nam và thế giới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
B. Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và thiên tài trí tuệ Hồ Chí
Minh
C. Bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin và lòng yêu nước sâu sắc của Hồ Chí Minh
Câu 3: Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những đặc điểm?
A. Nước ta rơi vào tay thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta nổi dậy mạnh
mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại
B. Nước ta rơi vào tay thực dân Pháp, nhiều sỹ phu yêu nước đã tìm được đường lối cứu
nước đúng đắn
C. Đất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp, Phan Bội Châu đã tìm được đường lối đúng đắn
D. Đất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp và Phan Châu trinh, Phan Bội Châu đã tìm được
đường lối cứu nước đúng đắn
Câu 4: Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những đặc điểm?
A. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tiến hành các cuộc xâm lược
thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 thắng lợi, Quốc tế Cộng sản ra đời
B. Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại
C. Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết 1945
D. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền tiến hành các cuộc xâm lược thuộc
địa nhưng thất bại
Câu 5: Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX?
A. Giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng của nó đã suy tàn, bất lực trước nhiệm vụ bảo vệ độc
lập dân tộc
B. Giai cấp tư sản và hệ tư tưởng của nó không đủ khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam
C. Giai cấp công nhân Việt Nam chưa có đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn
D. Triều đình nhà Nguyễn bắt tay với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta
Câu 6: Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng
dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX?
A. Giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu, các tổ chức và người lãnh đạo chưa có đường lối
và phương pháp cách mạng đúng đắn
B. Giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng của nó đã suy tàn, bất lực trước nhiệm vụ bảo vệ độc
lập dân tộc
C. Giai cấp tư sản và hệ tư tưởng của nó không đủ khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam
D. Giai cấp công nhân Việt Nam chưa có đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn
Câu 7: Giai cấp công nhân Việt Nam khi mới ra đời chịu mấy tầng áp bức, bóc lột?
A. 3 C. 2
B. 1 D. 4
Câu 8: Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng diễn ra vào thời gian nào?
A. 1905 – 1909 C. 1900 – 1905
B. 1895 – 1900 D. 1909 – 1910
Câu 9: Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động diễn ra trong thời gian nào?
A. 1906 – 1908 C. 1907 – 1908
B. 1908 – 1910 D. 1905 – 1906
Câu 10: “Chỉ có giai cấp công nhân là………….,………….. luôn luôn gan góc đương đầu
với bọn đế quốc, thực dân.” Những từ nào còn thiếu trong câu nói trên của Chủ tịch Hồ
Chí Minh?
A. Dũng cảm nhất, cách mạng nhất C. Tiên tiến nhất, dũng cảm nhất
B. Yêu nước nhất, triệt để nhất D. Cách mạng nhất, triệt để nhất
Câu 11: Giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là?
A. Chủ nghĩa yêu nước C. Đoàn kết, kiên cường
B. Tương thân, tương ái D. Cần cù, thông minh
Câu 12: Đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX?
A. Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu C. Thực dân Pháp và phong kiến bắt tay
nước diễn ra sâu sắc bóc lột nhân dân ta nặng nề
B. Cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra D. Đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa bị
trầm trọng đảo lộn mọi mặt
Câu 13: Mâu thuẫn lớn nhất trong xã hội Việt Nam sau khi bị thực dân Pháp xâm lược
là?
A. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt C. Mâu thuẫn giữa công nhân Việt Nam
Nam với chủ nghĩa đế quốc Pháp với giai cấp tư sản
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ D. Mâu thuẫn giữa công nhân Việt Nam
phong kiến với chủ nghĩa đế quốc Pháp
Câu 14: Điền vào dấu “….” trong lời nhận xét sau đây của Hồ Chí Minh: “Học thuyết
Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêxu có ưu điểm là lòng
nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là….”
A. Phương pháp làm việc biện chứng C. Thế giới quan duy vật biện chứng
B. Luôn chỉ ra phương pháp cách mạng D. Phương pháp luận siêu hình
cụ thể
Câu 15: Tổng kết kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng
định: “Chúng tôi giành được thắng lợi đó là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn
mạnh rằng – mà không phải chỉ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Lênin - chúng
tôi giành được những thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là
…..”. Trong dấu “…” là?
A. Chủ nghĩa Mác – Lênin C. Truyền thống đoàn kết
B. Tinh thần yêu nước D. Sức mạnh của nhân dân
Câu 16: Những cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại, chủ nghĩa
Mác - Lênin
B. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, Nho giáo, Phật giáo
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin, giá trị văn hóa phương Đông
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin, giá trị văn hóa phương Tây, Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung
Sơn
Câu 17: Nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là?
A. Phẩm chất Hồ Chí Minh, tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận
B. Lòng yêu nước, thương dân và ý chí căm thù giặc sâu sắc của Hồ Chí Minh
C. Thiên tài trí tuệ Hồ Chí Minh và lòng yêu nước, thương dân sâu sắc
D. Khả năng tư duy và trí thông minh sắc sảo của Hồ Chí Minh
Câu 18: Tinh hoa văn hóa phương Đông trong sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là?
A. Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo C. Phật giáo, chủ nghĩa Tam dân của Tôn
B. Nho giáo, Phật giáo và Tuyên ngôn Độc Trung Sơn và Thiên chúa giáo
lập của nước Mỹ D. Nho giáo, Phật giáo và Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền của Pháp
Câu 19: Những cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là?
A. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại, Chủ nghĩa
Mác - Lênin
B. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, Phật giáo, Nho giáo
C. Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin, Thiên chúa giáo, Phật giáo
Câu 20: Chủ nghĩa Mác - Lênin là tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định
trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh vì?
A. Chủ nghĩa Mác- Lênin là thế giới quan và phương pháp luận biện chứng trong nhận thức
và hoạt động cách mạng
B. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ cách mạng Việt Nam cần phải làm cụ thể từng bước
như thế nào
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin vạch rõ lịch sử phát triển loại người trải qua 6 hình thái kinh tế
xã hội; chỉ ra con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam
D. Chủ nghĩa Mác- Lênin là học thuyết chỉ rõ sau khi tiến lên CNXH thì Nhà nước sẽ tự
tiêu vong và con người được phát triển toàn diện
Câu 21: Tháng 6/1925 Hồ Chí Minh sáng lập tổ chức cách mạng nào?
A. Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng C. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á
B. Hội Liên hiệp thuộc địa Đông
D. Hội phản đế đồng minh
Câu 22: Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo các quan điểm về dân tộc, dân quyền, dân
sinh của ai?
A. Tôn Trung Sơn C. Lênin
B. Khổng Tử D. C.Mác
Câu 23: Trước khi trở thành Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã sống, học tập, hoạt động,
công tác ở khoảng bao nhiêu nước?
A. 30 C. 25
B. 15 D. 45
Câu 24: Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào?
A. 5/6/1911 D. 15/9/1910
B. 19/5/1901
C. 6/5/1911
Câu 25: Bác Hồ có tên gọi là Nguyễn Ái Quốc năm nào?
A. 1919 C. 1924
B. 1911 D. 1925
Câu 26: Hồ Chí Minh tham gia phong trào chống thuế ở Trung kỳ vào thời gian nào?
A. 1908 B. 1906
C. 1907 D. 1909
Câu 27: Năm 1910, Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học ở đâu?
A. Trường Dục Thanh - Phan Thiết D. Trường tiểu học Pháp - bản xứ ở
B. Trường Quốc học Huế Vinh
C. Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba
Câu 28: Ngày 19/5/1941, Hồ Chí Minh sáng lập tổ chức nào?
A. Mặt trận Việt Minh C. Mặt trận Việt - Miên – Lào
B. Việt Nam tuyên truyền giải phóng D. Mặt trận Liên Việt
quân
Câu 29: Hồ Chí Minh tích cực sử dụng báo chí Pháp nhằm mục đích gì?
A. Lên án chủ nghĩa thực dân Pháp, thức tỉnh lương tri nhân dân Pháp, khơi dậy lòng yêu
nước của nhân dân thuộc địa
B. Kiếm tiền nhuận bút nhằm phục vụ mục đích cách mạng
C. Phản ánh tình hình cách mạng Việt Nam và Đông Dương
D. Lên án công cuộc xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam
Câu 30: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành qua mấy thời kỳ?
A. 5 thời kỳ C. 4 thời kỳ
B. 6 thời kỳ D. 3 thời kỳ
Câu 31: Thời kỳ nào được xem là thời kỳ hình thành những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ
Chí Minh về cách mạng Việt Nam?
A. Thời kỳ 1920 - 1930 C. Thời kỳ 1930 - 1941
B. Thời kỳ 1911 - 1920 D. Thời kỳ 1941 - 1969
Câu 32: Năm 1911, Nguyễn Tất Thành sang các nước phương Tây để làm gì?
A. Tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
B. Tìm việc làm như chụp ảnh, quét tuyết, đốt lò... ở phương Tây
C. Tìm hiểu những gì ẩn đằng sau khẩu hiệu “không có gì quý hơn độc lập tự do”
D. Tìm hiểu vì sao các nước Phương Tây lại giàu có như vậy
Câu 33: Thời gian nào Hồ Chí Minh bắt gặp được Luận cương của V.I. Lênin?
A. 7/1920 C. 7/1921
B. 7/1919 D. 7/1922
Câu 34: Luận cương của V.I.Lênin đã chỉ ra cho Nguyễn Ái Quốc vấn đề gì?
A. Con đường giải phóng dân tộc đó là C. Con đường đem lại hạnh phúc cho
con đường cách mạng vô sản nhân dân
B. Con đường tiêu diệt chủ nghĩa đế D. Con đường giải phóng dân tộc là bạo
quốc lực cách mạng

Câu 35: Tại sao thời kỳ 1920 - 1930 được xem là thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về
con đường cách mạng Việt Nam?
A. Vì các tác phẩm Bác viết trong thời kỳ này đã xác định rõ con đường cách mạng Việt
Nam cụ thể về: mục tiêu, nội dung, phương pháp cách mạng, lực lượng lãnh đạo cách
mạng...
B. Vì thời kỳ này Bác đã viết rất nhiều tác phẩm về cách mạng
C. Vì thời kỳ này Bác đã có nhiều hoạt động thực tiễn và lý luận phong phú
D. Vì Bác đã soạn thảo ra cương lĩnh thành lập Đảng 1930

Câu 36: Năm 1931, Bác bị bắt giam tại Hồng Kông khi đó Bác có tên gọi là gì?
A. Tống Văn Sơ C. Nguyễn Ái Quốc
B. Hồ Chí Minh D. Lý Thụy
Câu 37: Nguyễn Ái Quốc tham gia vào Đảng Xã hội Pháp năm nào?
A. 1919 C. 1920
B. 1911 D. 1921
Câu 38: Nguyễn Ái Quốc tham gia vào Đảng Cộng sản Pháp năm nào?
A. 1920 C. 1921
B. 1919 D. 1922
Câu 39: Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi
"Bản yêu sách của nhân dân An Nam" tới Hội nghị Vécxây vào thời gian nào?
A. 1919 C. 1920
B. 1918 D. 1921
Câu 40. Hồ Chí Minh đã dẫn lời nói sau của ai: "Chỉ có những người cách mạng chân
chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của đời trước để lại"?
A. V.I. Lênin.
B. Các Mác.
C. Tôn Trung Sơn.
D. Ph. Ăngghen.

You might also like