You are on page 1of 2

NHỮNG THAY ĐỔI TÂM LÍ “ĐÁNG SỢ” CỦA NGƯỜI GIÀ

Người cao tuổi hay cảm thấy rằng mình bị bỏ rơi và quên lãng
Nguyên nhân đến từ sự khác biệt về lối sống – lối suy nghĩ giữa các thế hệ trong gia đình. Bạn cần luôn lắng
nghe, thấu hiểu sự khác biệt đó để có thể xua tan đi những nỗi lo bị bỏ rơi của cha mẹ. Hãy tạo không khí gần
gũi và hỏi han ý kiến để cha mẹ không cảm thấy mình trở thành người thừa trong gia đình.
Người già hay cảm thấy tự ái
Hầu hết khi về già, sức khỏe người cao tuổi bị giảm sút, đi lại chậm chạp, không còn khả năng lao động, quan
niệm sống khác với thế hệ sau, lúc này dù chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho tâm lý
người già trở nên thay đổi hay tự ái, tủi thân, bỏ bữa ăn, không muốn nói chuyện và tệ hơn có thể là bỏ đi lang
thang.
Người già thường hay hoài niệm về quá khứ
Khi về già các cụ thường sống với những hoài niệm về quá khứ, những nuối tiếc về tuổi trẻ của mình. Vì lẽ đó,
họ nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại và tự hào về kinh nghiệm sống đã qua. Họ muốn trở về với quá khứ để
được sống với những kỉ niệm cũ của một thế giới thu hẹp. Cũng bởi vì điều này mà giới trẻ thường cho rằng
ông bà của chúng ta đã cổ hủ, lỗi thời. Vô hình chung tạo ra một khoảng cách vô định giữa tuổi già và lớp trẻ.
Chúng ta nên nhẹ nhàng, quan tâm đến người già trong gia đình để cho các cụ cảm thấy mình luôn có giá trị và
quan trọng đối với con cháu chứ không phải giống như những suy nghĩ tiêu cực mà bản thân vốn mặc định.
Người già luôn mong được quan tâm chăm sóc
Một trong những bí quyết sống khỏe mỗi ngày của những người cao tuổi trên thế giới đó là họ thường xuyên
được người thân quan tâm nhiều hơn. Tưởng chừng như đơn giản nhưng sự quan tâm đối với người già lúc này
trở nên vô cùng quan trọng. Người già mong muốn và khát khao được săn sóc, hỏi han mỗi ngày, được con
cháu đáp ứng những nhu cầu mình đang cần. Người già như cỗ máy đã gần tàn tạ, khô dầu nhớt có thể ngừng
hoạt động bất cứ lúc nào vì thế họ sẽ có những thay đổi chóng mặt so với tính cách thời trẻ.
Người già sợ cô đơn
Thực tế cho ta thấy, ở những thành phố phát triển của Việt Nam, giới trẻ vì mưu sinh mà chấp nhận cuộc sống
tự do phiêu bạt, còn ở một khung cửa khác có những người cha, người mẹ đang sống lặng lẽ chờ đợi đứa con
trở về.
Hiện ở các nước phát triển trên thế giới, tình trạng người già cô đơn xảy ra ngày càng nhiều. Nguyên nhân dẫn
đến tính trạng trên đa phần là do con cái thiếu quan tâm, mải mê, bận rộn với công việc trong cuộc sống, phó
mặc, giao người già đến các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. Ở nơi đây người già không thích nghi được với
môi trường, cuộc sống thay đổi.

1
Lúc này tâm lý người già cô đơn chỉ mong muốn được người thân hiểu và chia sẻ mỗi ngày, muốn được con
cháu coi mình như một thành viên trong gia đình vẫn còn "giá trị". Vì thế khi về già, người già rất sợ sự cô
đơn, sợ phải ở nhà một mình.
Một trong những lời khuyên dành cho thế hệ trẻ là hãy quan tâm chăm sóc và trò chuyện với bố mẹ, ông bà của
bạn nhiều hơn. Bởi, trong khi bạn bận rộn với trăm nghìn công việc thì cũng sẽ có người nhàn rỗi, lặng lẽ chờ
đợi cả ngày mong bóng con về.
Trong cuộc sống, nhiều khi bạn bắt gặp người già trở nên kiệm lời hơn và dường như là không nói nhưng lại có
những người trở nên nói rất nhiều và nói liên tục một mình, đôi khi làm cho người thân cảm thấy khó chịu.
Nhưng ít ai biết rằng, khi người già nói nhiều chính là lúc họ cần được chia sẻ và quan tâm nhất, họ trở nên sợ
cảm giác đơn độc trong sự ghẻ lạnh của người thân.
Châu Anh (th)
Đọc ngữ liệu trên và trả lời các câu hỏi sau:
1. Luận đề của bài viết trên là gì?
2. Theo tác giả, vì sao người già thường hay hoài niệm về quá khứ?
3. Đoạn văn sau cho thấy sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của sự kết hợp này
trong việc bộc lộ quan điểm, thái độ của người viết là gì?
Một trong những bí quyết sống khỏe mỗi ngày của những người cao tuổi trên thế giới đó là họ thường
xuyên được người thân quan tâm nhiều hơn. Tưởng chừng như đơn giản nhưng sự quan tâm đối với người
già lúc này trở nên vô cùng quan trọng. Người già mong muốn và khát khao được săn sóc, hỏi han mỗi
ngày, được con cháu đáp ứng những nhu cầu mình đang cần. Người già như cỗ máy đã gần tàn tạ, khô dầu
nhớt có thể ngừng hoạt động bất cứ lúc nào vì thế họ sẽ có những thay đổi chóng mặt so với tính cách thời
trẻ.
4. Tác giả viết bài với mục đích gì? Thể hiện quan điểm như thế nào về vấn đề nghị luận?
5. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Người già như cỗ máy đã gần tàn tạ, khô dầu
nhớt có thể ngừng hoạt động bất cứ lúc nào vì thế họ sẽ có những thay đổi chóng mặt so với tính cách
thời trẻ.”
6. Sau khi đọc xong bài viết, một bạn trẻ cho rằng người già cô đơn vì con cái là không đúng vì thế hệ trẻ
có quá nhiều vấn đề cần giải quyết như kinh tế, công việc, lo âu riêng… Cha mẹ cần thông cảm thay vì
trách móc con cái. Anh/Chị có đồng ý với bạn trẻ này không? Vì sao?
7. Ngoài những thay đổi tâm lí “đáng sợ” mà tác giả bài viết đã đề cập, anh/chị còn nhận thấy thêm vấn đề
gì ở người già nữa không? Hãy viết một đoạn văn trình bày câu trả lời của mình (kết hợp lí lẽ và dẫn
chứng).

You might also like