You are on page 1of 36

2022

Hướng dẫn Sử dụng Hệ


thống amfori BSCI

Phần 1: Phương
pháp Thẩm định
(Due Diligence)
amfori BSCI

Phiên bản cập nhật của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống


amfori BSCI này được công bố vào tháng 12 năm 2022.
Phiên bản này cùng tồn tại với các tài liệu liên quan do
amfori ban hành cho đến nay.
Giới thiệu

Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI đã được cập nhật vào năm 2022. Đối tượng của tài liệu này chủ yếu là các thành
viên amfori, đối tác kinh doanh của họ và các đối tác giám sát của amfori và đánh giá viên. Bản cập nhật Hướng dẫn sử
dụng Hệ thống amfori BSCI này có bốn phần chính và các tài liệu Hướng dẫn để cung cấp thông tin chi tiết cho các đối
tượng trên và người dùng hệ thống.

Trong từng phần có các thông tin về các quy tắc và quy trình kinh doanh của Hệ thống amfori BSCI.

Phần 1 / giải thích phương pháp và các bước triển khai thẩm định (Due Diligence) của amfori BSCI trong thực tế cùng với
các công cụ và dịch vụ thực tế mà amfori cung cấp cho các thành viên và đối tác kinh doanh của họ.

Phần 2 / hướng đến các thành viên amfori, đối tác kinh doanh, công ty đánh giá và đánh giá viên của họ. Phần này cung
cấp cả cái nhìn tổng quan về cách phương pháp đánh giá toàn diện của amfori BSCI và giải thích về toàn bộ quy trình đánh
giá của amfori BSCI, từ việc yêu cầu, lên lịch đến thực hiện đánh giá và theo dõi.

Phần 3 / hỗ trợ cho các thành viên amfori và đánh giá viên trong việc diễn giải thích các câu hỏi của bảng câu đánh giá
amfori BSCI.

Phần 4 / có bốn chương diễn giải cho các đối tác kinh doanh về tất cả các tài liệu và hướng dẫn liên quan mà amfori BSCI
cung cấp cho họ và các hướng dẫn cụ thể về những kỳ vọng trong mọi lĩnh vực hoạt động.

18 tài liệu hướng / dẫn được biên soạn để hỗ trợ các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ trong việc triển
khai các Hoạt động Đánh giá amfori BSCI: Tự đánh giá, Đánh gíá Xã hội amfori và Cải thiện Liên tục.

P 2 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Lời nói đầu

Phiên bản cập nhật của Hướng dẫn sử dụng Hệ thống amfori BSCI này được công bố vào tháng 12 năm 2022. Phiên bản
này cùng tồn tại với các tài liệu liên quan do amfori ban hành cho đến nay.

Các tài liệu dưới đây tiếp tục được áp dụng vì vẫn còn hiệu lực:

Tài liệu amfori BSCI

Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI (v.2021)


Quy định Báo cáo Đánh giá amfori BSCI (có trên Nền tảng Bền vững amfori Sustainability Platform)
Điều lệ phối hợp của amfori a.i.s.b.l.
Hướng dẫn giản lược: Luật Phòng chống Nô lệ thời hiện đại của Vương quốc Anh
Tuyên bố Quan điểm: Luật Lao động Trẻ em Mới ở Ấn Độ
Hướng dẫn: Công dân Syria làm việc trong chuỗi cung ứng của Thổ Nhĩ Kỳ
Người tị nạn trong Chuỗi Cung ứng: Hướng dẫn Xác định và Quản lý Rủi ro
Sổ tay Đối thoại Xã hội về Giới tính
Thực hành mua sắm có trách nhiệm trong Đại dịch COVID-19
Hướng dẫn để các thành viên amfori Đánh giá hoạt động Bóc lột Tiềm
ẩn liên quan đến Lao động Cưỡng bức của Nhà nước
Kinh doanh có trách nhiệm trong các Khu vực bị Ảnh hưởng bởi Xung đột và Rủi ro Cao –
Hướng dẫn dành cho các Thành viên amfori
Hành trình trả lương sinh hoạt của amfori: Dự trữ và thiết lập con đường phía trước
Hướng dẫn diễn giải đánh giá amfori BSCI cho các trang trại lớn,
Hướng dẫn diễn giải đánh giá amfori BSCI cho các trang trại nhỏ và rất nhỏ

MEMOs dành cho Giám sát viên và Đánh giá viên, vui lòng xem Trang web amfori.

MEMO (ACs 2016/03 - 1): Auditing Arrangements under BSCI 2.0


MEMO (ACs 2016/11 - 2): Child Labour Amendment Act in India
MEMO (ACs 2017/03 - 1): Evaluating Double Book Keeping- Turkey
MEMO (ACs 2018/05 - 1): Social Insurance and Welfare in PRC
MEMO (ACs 2018/06 - 2): Minimum Content for amfori BSCI Audit Report
MEMO (MPs 2019/10 - 1): Fire Safety in India
MEMO (ACs 2021/05 - 1): Fair Recruitment
MEMO (ACs 2021/07 - 1): Supply Chain Grievance Mechanism
MEMO (ACs 2021/09 - 2): Audit Errors
MEMO (ACs 2021/10 - 3): Building & Fire Safety in PRC
MEMO (ACs 2022/01 - 1):Combined Audits Procedure
MEMO (ACs 2023/01 - 1): Audit Durations
MEMO (ACs 2023/01 - 2): Recruitment Fee
MEMO (ACs 2023/01 - 3): Türkiye Building Safety & Earthquake Readiness
MEMO (ACs 2023/02 - 1): Working Hours
MEMO (ACs 2023/02 - 2): Living Wage

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 3


Contents

Phương pháp Thẩm định (Due Diligence) amfori BSCI 5

Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI 6

Triển khai thành công Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI 10

Yêu cầu tuân thủ luật pháp 12

Hành động cùng với Thẩm định (Due Diligence) - Lý thuyết 13

Hành động cùng với Thẩm định (Due Diligence) – Thực hành 16

Bước 1. T
 ích hợp Hành vi Kinh doanh có trách nhiệm vào các
Chính sách & Hệ thống Quản lý 18

Bước 2. X
 ác định và đánh giá các tác động bất lợi thực tế và tiềm ẩn liên quan
đến hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp 20

Bước 3. Ngừng, ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động bất lợi 24

Bước 4. Theo dõi việc Thực hiện và Kết quả 32

Bước 5. Truyền đạt cách giải quyết các Tác động 33

Bước 6. Triển khai hoặc hợp tác trong việc Khắc phục khi thích hợp 34

P 4 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Phương pháp Thẩm định
(Due Diligence) amfori BSCI
Các công ty đã chấp thuận Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI (CoC) cam kết thực hiện các hoạt động kinh doanh của họ
một cách có trách nhiệm và xác định, ngăn chặn, giảm thiểu, giải trình và khắc phục các tác động bất lợi đến nhân quyền
cũng như tác động môi trường trong chuỗi cung ứng của họ.

Trong hệ thống amfori BSCI, cả các công ty lớn và nhỏ đều nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp và khả năng tiếp cận các
công cụ để hỗ trợ họ thực hiện các cam kết của họ về các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm. Cụ thể, các công ty với mọi
quy mô và vị trí trong chuỗi cung ứng có thể được hưởng lợi bằng cách:

• tạo và duy trì mối quan hệ đáng tin cậy với khách hàng, đối tác chuỗi cung ứng và các bên liên quan

• thể hiện giá trị gia tăng, họ mang đến cho khách hàng của mình trong việc hỗ trợ đạt được các mục tiêu của chính
khách hàng về hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, thông qua việc vận dụng hiệu quả hệ thống amfori BSCI trong
công ty của họ

• đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư và của xã hội rộng lớn hơn.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 5


Bộ Quy tắc Ứng xử của
amfori BSCI
Hệ thống amfori BSCI hỗ trợ các doanh nghiệp:

• giám sát và tăng cường các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ

• xây dựng năng lực và kiến thức với các nhóm của riêng họ và trong chuỗi cung ứng của họ

• tham gia đối thoại mang tính xây dựng với các bên liên quan

Cơ sở của hệ thống này được thiết lập dựa trên Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI, trong đó:

• yêu cầu tuân thủ luật pháp

• phù hợp với Các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền (UNGP) và Hướng dẫn
của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

• được xây dựng dựa trên các Công ước Cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

• khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh tuân theo phương pháp thẩm định (Due Diligence) có hệ thống trong
chuỗi cung ứng của họ

• xác định các giá trị và nguyên tắc cho hoạt động kinh doanh có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng

• đảm bảo các thành viên amfori BSCI có quyền yêu cầu thông tin về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của đối tác
kinh doanh của họ

Các thành viên hành động có trách nhiệm bằng cách:

• công khai đồng ý và ký tên vào Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

• truyền đạt các mong muốn được đặt ra trong Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI cho các đối tác kinh doanh của họ

P 6 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Bộ Quy tắc Ứng xử của
amfori BSCI
Hệ thống amfori BSCI hỗ trợ các doanh nghiệp:
• giám sát và tăng cường các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ
• xây dựng năng lực và kiến thức với các nhóm của riêng họ và trong chuỗi cung ứng của họ

• tham gia đối thoại mang tính xây dựng với các bên liên quan

Cơ sở của hệ thống này được thiết lập dựa trên Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI, trong đó:
• yêu cầu tuân thủ luật pháp
• phù hợp với Các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Nhân quyền (UNGP) và Hướng dẫn của
OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)
• được xây dựng dựa trên các Công ước Cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
• khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh tuân theo phương pháp thẩm định (Due Diligence) có hệ thống trong chuỗi
cung ứng của họ
• xác định các giá trị và nguyên tắc cho hoạt động kinh doanh có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng
• đảm bảo các thành viên amfori BSCI có quyền yêu cầu thông tin về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của đối tác kinh
doanh của họ

Các thành viên hành động có trách nhiệm bằng cách:


• công khai đồng ý và ký tên vào Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
• truyền đạt các mong muốn được đặt ra trong Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI cho các đối tác kinh doanh của họ
• liên tục cải thiện hiệu suất hoạt động và chuỗi cung ứng của họ

• duy trì trách nhiệm đối với những nỗ lực thẩm định (Due Diligence) của chính họ

CẤU TRÚC CỦA BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA AMFORI BSCI


Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI là một bộ tài liệu phải được đọc cùng nhau:

• bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI: Bộ Quy tắc này trình bày các giá trị và nguyên tắc mà các công ty tuân thủ và cách
thức mà hệ thống amfori BSCI sẽ được thực hiện bởi các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ. Các thành
viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ, bao gồm các nhà sản xuất đầu vào và đầu ra, các bên trung gian và các
bên tham gia vào quá trình tuyển dụng người lao động, có thể trở thành các bên ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.

• tài liệu tham khảo của amfori BSCI: Các tài liệu này bao gồm tất cả các Công ước và khuyến nghị của ILO cũng như các
chính sách quan trọng khác cần được xem xét khi triển khai hệ thống amfori BSCI.

• bảng thuật ngữ của amfori BSCI: Bảng thuật ngữ này trình bày tất cả các định nghĩa liên quan đến việc triển khai hệ
thống amfori BSCI.

• bảng áp phích: Để nâng cao nhận thức và truyền thông, Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI có thể được trình bày dưới
dạng áp phích.

Những thay đổi trong Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI: Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI có thể được thay đổi trong
một số trường hợp nhất định, để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan khác nhau và hỗ trợ phân tầng nội dung của Bộ Quy tắc
trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Đây là những thay đổi được amfori yêu cầu và chấp nhận nhiều nhất:

• tích hợp Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào các tài liệu hiện có của công ty (ví dụ: hợp đồng thương mại)

• việc liên kết Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI với hình ảnh doanh nghiệp của công ty và do đó thay đổi bố cục

Nếu thực hiện thay đổi, cần xem xét những điều sau:

• toàn bộ nội dung của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI phải được tôn trọng nhưng có thể được bổ sung bằng nội dung
khác trong các yêu cầu của riêng các bên ký đối với đối tác kinh doanh của họ.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 7


• sác bên ký amfori BSCI không được loại bỏ bất kỳ phần nào của phiên bản mở rộng của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori
BSCI, cũng như không được đưa ra các thay đổi có thể mâu thuẫn hoặc không phù hợp với tinh thần của Bộ Quy tắc Ứng
xử của amfori BSCI.

mọi điều chỉnh cần phải được tham vấn với bộ phận liên quan của amfori để liên hệ theo địa chỉ info@amfori.org

TIÊU ĐIỂM. GẮN KẾT CÁC ĐỐI TÁC KINH DOANH VÀ TRUYỀN ĐẠT TẦNG BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ
Để gắn kết các đối tác kinh doanh, các thành viên amfori BSCI nên:
• yêu cầu các đối tác kinh doanh của họ ký vào Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI và chia sẻ các tài liệu Bảng thuật ngữ và
Tài liệu tham khảo có liên quan, đồng thời truyền đạt cho các đối tác kinh doanh của họ
• mời đối tác kinh doanh của họ tham gia Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) cho những đối tác kinh
doanh sẽ được đánh giá

• trao quyền cho họ thực hiện các cam kết được nêu trong Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

Có nhiều cách để truyền đạt kỳ vọng thông qua chuỗi cung ứng, bao gồm:
• bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI là một tài liệu độc lập được đính kèm với các điều khoản mua hàng hoặc hợp đồng
• tham chiếu đến Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI trong điều khoản của hợp đồng thương mại

• tích hợp đầy đủ hợp đồng hoặc các điều khoản mua hàng

Tất nhiên, các thành viên amfori cũng có thể sử dụng quy tắc ứng xử của riêng mình để hợp tác với nhà cung cấp, nếu các quy
tắc này tương thích với Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI (xem phần trước).

Các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ nên thể hiện cam kết của họ đối với Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
bằng cách đăng tải toàn bộ nội dung trên các trang web của công ty hoặc tích hợp nội dung hoặc tham chiếu nội dung đó trong
các bộ quy tắc ứng xử công khai.

QUAN TRỌNG: Các Thành viên amfori cũng nên tích cực gắn kết các đối tác kinh doanh của mình theo những
cách khác ngoài việc truyền đạt trong hợp đồng. Ví dụ: hỗ trợ xây dựng năng lực cho các đối tác kinh doanh
hoặc hợp tác với các đối tác kinh doanh để phát triển và triển khai các giải pháp nhằm giải quyết và giảm thiểu
rủi ro đã xác định trong hoạt động của họ.

Trong trường hợp một thành viên amfori BSCI tích hợp Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào hợp đồng mua hàng của mình,
cần thêm điều khoản pháp lý sau đây để đảm bảo các đối tác kinh doanh chấp thuận Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI:

[đối tác kinh doanh] theo đây xác nhận rằng

• [đối tác kinh doanh] đã được thông báo về nội dung và yêu cầu của phiên bản mới nhất của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori
BSCI và tất cả các tài liệu hỗ trợ (sau đây được gọi là “tài liệu khung BSCI”)

• tài liệu khung amfori BSCI


 đã được cung cấp cho [đối tác kinh doanh], a.o.

 [trong phụ lục của hợp đồng này]

 [thông qua cổng thông tin nhà cung cấp của thành viên amfori – thêm url]

 [thông qua cổng thông tin đối tác kinh doanh của amfori – thêm url]
 ít nhất là phiên bản mới nhất được cung cấp cho [Đối tác Kinh doanh]

P 8 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


 khi có yêu cầu gửi [Thành viên amfori]

 [thông qua cổng thông tin nhà cung cấp của thành viên amfori – thêm url]

 [thông qua cổng thông tin đối tác kinh doanh của amfori – thêm url]

• [Đối tác Kinh doanh] đã tham vấn và hiểu rõ tài liệu khung BSCI

• [Đối tác Kinh doanh] hiểu và chấp nhận rằng tài liệu khung BSCI là một phần không thể thiếu của [Thỏa thuận] này

• [Đối tác Kinh doanh] hiểu và chấp nhận rằng tài liệu khung BSCI có thể được amfori sửa đổi vào bất kỳ thời điểm nào theo
một quy trình thay đổi và những thay đổi đó được áp dụng cho mối quan hệ giữa [Thành viên amfori] và [Đối tác Kinh
doanh] kể từ ngày các thay đổi đó có hiệu lực theo quyết định của amfori, và do đó có thể ảnh hưởng và thay đổi cam kết
của [Đối tác Kinh doanh] theo điều khoản này

Bằng cách ký [Thỏa thuận] này, [Đối tác Kinh doanh] cam kết tuân thủ đầy đủ nội dung và yêu cầu của tài liệu khung BSCI
có hiệu lực, được sửa đổi vào bất kỳ thời điểm nào.”

Nếu một thành viên amfori BSCI thay đổi bố cục, đoạn sau đây phải được nêu ở đầu tài liệu:

• “Tài liệu ở đây là bản dịch theo nghĩa đen của phiên bản mới nhất của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI. Là một đối tác
kinh doanh đã chấp thuận Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI, chúng tôi đã điều chỉnh tài liệu theo bố cục của riêng mình
để đóng góp tốt hơn vào hiệu ứng truyền tải amfori BSCI.”

Nếu một thành viên amfori BSCI có bộ quy tắc ứng xử khác, cần xem xét những điều sau:

• Khả năng so sánh: bộ quy tắc riêng của thành viên đó phải tương thích và không mâu thuẫn với Bộ Quy tắc Ứng xử của
amfori BSCI

• Tính mạch lạc: Việc có các tiêu chí khác nhau cho hoạt động kinh doanh của riêng mình (bộ quy tắc ứng xử riêng) và đối
tác kinh doanh (Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI) có thể được coi là thiếu cam kết thực sự của các bên liên quan.

Từ chối ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI


amfori BSCI không quy định cách cụ thể để giải quyết tình huống này, vì đó là quyết định của thành viên amfori BSCI. Tuy nhiên,
nên:

• Chính sách nội bộ: Các thành viên amfori BSCI nên xây dựng các chính sách nội bộ về cách ứng xử với các đối tác kinh
doanh từ chối ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.

• Sự minh bạch: Các chính sách này phải được công khai cho các đối tác kinh doanh tiềm năng và thực tế, để họ nhận thức
được hậu quả của việc từ chối của họ.

• Ngoài ra, đây là một số yếu tố có thể được xem xét:

• Từ chối của một thương hiệu có uy tín: thành viên amfori BSCI có thể không yêu cầu họ ký vào Bộ Quy tắc Ứng xử
của amfori BSCI nếu thương hiệu đó có Bộ Quy tắc Ứng xử tương tự và bằng chứng về phương pháp thẩm định (Due
Diligence) hiệu quả.

• Từ chối của một công ty sản xuất: thành viên amfori BSCI sẽ đánh giá các khía cạnh sau:

ƒ Có thể liên lạc với các thành viên amfori BSCI khác cũng có nguồn cung ứng từ đối tác kinh doanh đó để thúc đẩy
đối tác kinh doanh đó ký Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI không?

ƒ Có thể nhận được thông tin đáng tin cậy và kịp thời về rủi ro xã hội và hiệu suất của đối tác kinh doanh đó theo
những cách khác nhau (ví dụ: các đánh giá xã hội khác) không?

ƒ Có thể tiếp tục dùng nguồn cung ứng từ một đối tác kinh doanh không muốn hợp tác không?

Các bên ký cần lưu ý rằng có nhiều cách để thúc đẩy, và các trường hợp ở trên chỉ là ví dụ, chứ không phải là danh sách cách thức
đầy đủ. Các bên ký có trách nhiệm xác định cách thức tốt nhất đế sử dụng, căn cứ vào vị thế của họ trong chuỗi cung ứng cũng
như quy mô và phạm vi của bên ký (có thể ảnh hưởng đến cách thúc đẩy mà bên ký có thể áp dụng).

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 9


Triển khai thành công Bộ Quy
tắc Ứng xử của amfori BSCI
Sơ đồ dưới đây tóm tắt các bước chính trong việc triển khai Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI phù hợp với các tiêu chuẩn
thẩm định (Due Diligence) quốc tế.

Bước 1. Đưa hành vi kinh doanh có trách nhiệm vào các chính sách & hệ thống quản lý
Bước 2. Xác định và đánh giá các tác động bất lợi thực tế và tiềm ẩn liên quan đến hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ
của doanh nghiệp
Bước 3. Ngừng, ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động bất lợi
Bước 4. Theo dõi việc thực hiện và kết quả
Bước 5. Truyền đạt cách giải quyết các tác động
Bước 6. Triển khai hoặc hợp tác trong việc khắc phục khi thích hợp (thiếu hình 6 bước thẩm định)

BƯỚC 1. BƯỚC 2. BƯỚC 3. BƯỚC 4. BƯỚC 5. BƯỚC 6.


Đưa hành vi kinh Xác định và đánh Ngừng, ngăn chặn Theo dõi việc thực Truyền đạt cách Triển khai hoặc
doanh có trách giá các tác động hoặc giảm thiểu hiện và kết quả giải quyết các tác hợp tác trong việc
nhiệm vào các bất lợi thực tế và tác động bất lợi động khắc phục khi thích
chính sách & hệ tiềm ẩn liên quan hợp (thiếu hình 6
thống quản lý đến hoạt động, sản bước thẩm định)
phẩm hoặc dịch vụ
của doanh nghiệp

Hình 1: Các bước thẩm định (Due Diligence) amfori BSCI

Có một số yếu tố hỗ trợ triển khai thành công:

1. Sự hỗ trợ của Quản lý Cấp cao


Việc thực hiện thành công phụ thuộc vào sự ủng hộ và hỗ trợ từ Ban giám đốc và quản lý cấp cao (hoặc chủ sở hữu, nếu
là trường hợp doanh nghiệp nhỏ) như điều này cho thấy:

• Mức độ nghiêm túc của cam kết

• Mức độ mà các giá trị cốt lõi của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI đã được lồng ghép vào văn hóa kinh doanh và
trong toàn bộ hoạt động, bao gồm cả các bộ phận mua hàng

2. Nỗ lực để vượt qua những thách thức nội bộ


Các đối tác kinh doanh phải đối mặt với những thách thức nội bộ và bên ngoài, khi đưa Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
vào thực tiễn kinh doanh. Dưới đây là một số ví dụ phổ biến:

• Sự hạn chế của đồng nghiệp khi phải hỗ trợ những thay đổi cần thiết trong nội bộ

• Thiếu nguồn nhân lực và tài chính

• Thiếu nguồn lực truyền thông và/hoặc ảnh hưởng để thuyết phục các đối tác kinh doanh của họ thực hiện Bộ Quy
tắc Ứng xử của amfori BSCI

P 10 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


3. Đồng minh nội bộ và bên ngoài
Các công ty không thể áp dụng thành công Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI nếu những người chịu trách nhiệm về việc
này làm việc độc lập. Họ cần tìm các đồng minh sẽ hỗ trợ họ trong quá trình này.

• Các đồng minh nội bộ có thể là các thành viên hội đồng quản trị, các nhóm mua hàng và bền vững hoặc các bộ
phận pháp lý.

• Các đồng minh bên ngoài có thể là các tổ chức xã hội dân sự (CSOs) hoặc mạng lưới thành viên như amfori.

4. Lợi ích của mạng lưới amfori


Các thành viên amfori BSCI đại diện cho một cộng đồng vững mạnh gồm các doanh nghiệp có cùng chí hướng:

• Nhận và chia sẻ với các nhóm amfori những lời khuyên của chuyên gia và các công cụ đáng tin cậy để xác định, đánh
giá và khắc phục các tác động bất lợi trong chuỗi cung ứng của họ.

• Hợp lực với các doanh nghiệp khác đang phải đối mặt với các vấn đề tương tự.

• Trao đổi thông tin và kinh nghiệm trên Nền tảng Cộng đồng amfori.

5. Thẩm định (Due Diligence) liên quan đến Quy mô và Loại hình của Công ty
Tất cả các doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ thực hiện thẩm định (Due Diligence) ở mức độ phù hợp với quy mô và phạm vi
hoạt động của họ. Do đó, các doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp vừa và nhỏ không nhất thiết phải xây dựng và thực
hiện các phương pháp tương tự như các doanh nghiệp đa quốc gia.

6. amfori BSCI cung cấp các Công cụ để giúp xác định và quản lý các Rủi ro và Tác
động phức tạp
Sự phức tạp của thị trường toàn cầu và những thay đổi địa chính trị đòi hỏi phải cải thiện liên tục để đạt được tác động tích
cực lâu dài. Điều này đặc biệt quan trọng bất cứ khi nào các thành viên amfori BSCI phải đối mặt với rủi ro sắp xảy ra hoặc
vi phạm nhân quyền rõ ràng trong chuỗi cung ứng của họ.

amfori BSCI cung cấp các công cụ để giúp các công ty ở mọi quy mô đạt được điều này.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 11


Yêu cầu tuân thủ luật pháp

Nghĩa vụ đầu tiên của một công ty


Tuân thủ luật pháp là nghĩa vụ đầu tiên của các công ty, cả các luật áp dụng cho trụ sở chính của công ty cũng như luật sở
tại của các quốc gia nơi họ hoạt động và/hoặc nơi họ lấy nguồn cung.

Sự phù hợp của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI


Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI phản ánh các chuẩn mực toàn cầu về ứng xử kinh doanh có trách nhiệm mà nhiều quốc
gia đã tích hợp vào luật pháp sở tại của họ.

Mâu thuẫn giữa Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI và Luật pháp sở tại
Nếu có mâu thuẫn theo nhận thức hoặc thực tế giữa Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI và luật pháp sở tại, thì các điều
khoản đảm bảo mức độ bảo vệ cao nhất cho người lao động và môi trường sẽ được ưu tiên áp dụng.

Điều này cần được xem xét dựa trên sự hiểu biết tốt về bối cảnh địa phương và các hạn chế có thể xảy ra. Các thành viên
amfori BSCI phải thận trọng để tránh đẩy các đối tác kinh doanh của họ vào tình huống khó xử khi phải vi phạm luật pháp
trong nước để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Các thành viên amfori BSCI nên tận dụng cơ hội để đánh giá và xác định cùng với các đối tác kinh doanh của mình:

• những khó khăn gặp phải khi cố gắng thực hiện Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

• những cách tốt nhất để bảo vệ người lao động mà không vi phạm luật pháp sở tại

P 12 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Hành động cùng với Thẩm định
(Due Diligence) - Lý thuyết
GIỚI THIỆU
Các thành viên amfori BSCI được kỳ vọng sẽ hành động cùng với thẩm định (Due Diligence).

Điều này có nghĩa là các thành viên nên thiết lập các quy trình liên tục nhằm xác định, ngăn chặn, giảm thiểu và giải thích
cách họ giải quyết các tác động của các hoạt động của chính họ hoặc có thể được liên kết trực tiếp với các hoạt động, sản
phẩm hoặc dịch vụ của họ bằng các mối quan hệ kinh doanh của họ. Tuy nhiên, các thành viên amfori phải chịu trách
nhiệm về các quy trình quản lý này.

Thẩm định (Due Diligence) hiệu quả phải bao gồm:

• Đặt ra cam kết và trách nhiệm rõ ràng.

• Đánh giá các tác động thực tế và tiềm ẩn.

• Tích hợp và hành động dựa trên các phát hiện.

• Theo dõi tiến độ.

• Truyền đạt cách giải quyết các tác động.

• Khắc phục tình huống nếu xác định được tác động bất lợi thực tế.

Các thành viên amfori được hỗ trợ để đạt được điều này với sự trợ giúp của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI và tất cả
các tài liệu bổ sung. Những quy trình này đã được phát triển để hỗ trợ các thành viên đáp ứng các kỳ vọng về thẩm định
(Due Diligence) theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Các thành viên amfori được khuyến khích tiến hành nghiên cứu thêm về hệ thống quản lý thẩm định (Due Diligence) tốt
sẽ như thế nào trong lĩnh vực của họ bằng cách tham khảo các ấn phẩm sau của OECD:
OECD (2016), OECD Hướng dẫn thẩm định về chuỗi cung ứng khoáng sản có trách nhiệm từ các khu vực bị ảnh hưởng bởi
xung đột và có rủi ro cao: Phiên bản thứ ba
OECD/FAO (2016), OECD-FAO Hướng dẫn về chuỗi cung ứng nông nghiệp có trách nhiệm
OECD (2017), OECD Hướng dẫn thẩm định chi tiết về chuỗi cung ứng có trách nhiệm trong lĩnh vực may mặc và da giày
OECD (2018), OECD Hướng dẫn thẩm định về Ứng xử Kinh doanh có trách nhiệm

CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THẨM ĐỊNH (DUE DILIGENCE)


Các quy trình thẩm định (Due Diligence) cần đáp ứng các kỳ vọng được đặt ra theo 11 đặc điểm cơ bản của thẩm định (Due
Diligence), được xác định bởi OECD. Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI (2021) đề cập đến các đặc điểm thẩm định (Due
Diligence) đó, bao gồm cả các giá trị và nguyên tắc. Các đặc điểm cơ bản này là:

1. Thẩm định (Due Diligence) là biện pháp phòng ngừa


Đầu tiên và trước hết, mục đích của thẩm định (Due Diligence) là để tránh gây ra hoặc góp phần vào các tác động bất lợi
đến con người, môi trường và xã hội, và để tìm cách ngăn chặn các tác động bất lợi trực tiếp liên quan đến hoạt động, sản
phẩm hoặc dịch vụ thông qua các mối quan hệ kinh doanh. Khi không thể tránh được việc liên quan đến các tác động bất
lợi, thẩm định (Due Diligence) sẽ giúp các công ty giảm thiểu tác động, ngăn chặn sự tái diễn của các tác động và, nếu có
liên quan, đưa ra các biện pháp khắc phục.

2. Thẩm địnhDue Diligence) liên quan đến nhiều Quy trình và Mục tiêu
Khái niệm thẩm định (Due Diligence) liên quan đến các quy trình liên quan đến nhau là một phần không thể thiếu trong
việc ra quyết định và quản lý rủi ro của công ty.

3. Thẩm định (Due Diligence) tương xứng với Rủi ro (dựa trên rủi ro)
Thẩm định (Due Diligence) được tiến hành căn cứ vào rủi ro. Các biện pháp mà một công ty thực hiện để tiến hành thẩm
định (Due Diligence) cần phù hợp với mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra tác động bất lợi.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 13


4. Thẩm định (Due Diligence) có thể liên quan đến việc xác định ưu tiên (dựa trên rủi ro)
Trong trường hợp không thể giải quyết tất cả các tác động đã xác định cùng một lúc, công ty nên ưu tiên thứ tự hành động
dựa trên mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra tác động bất lợi.

5. Thẩm định (Due Diligence) có tính động


Quá trình thẩm định (Due Diligence) không phải là tĩnh, mà là liên tục và đáp ứng với các tình huống thay đổi.

6. Thẩm định (Due Diligence) không làm thay đổi Trách nhiệm
Mỗi công ty trong mối quan hệ kinh doanh có trách nhiệm riêng trong việc xác định và giải quyết các tác động bất lợi.

7. Thẩm định (Due Diligence) liên quan đến các Tiêu chuẩn được quốc tế công nhận
Ở các quốc gia có luật pháp và quy định sở tại mâu thuẫn với các nguyên tắc và tiêu chuẩn thẩm định (Due Diligence) có
hiệu quả, các hệ thống thẩm định (Due Diligence) cần tuân thủ Hướng dẫn của OECD và các nguyên tắc của Nguyên tắc
Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc ở mức độ cao nhất nhưng vẫn đảm bảo họ không vi phạm pháp luật sở tại.

8. Thẩm định (Due Diligence) phù hợp với Hoàn cảnh của doanh nghiệp
Bản chất và mức độ thẩm định (Due Diligence) có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như quy mô của công ty, bối cảnh hoạt
động, mô hình kinh doanh, vị trí trong chuỗi cung ứng và bản chất của các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

9. Thẩm định (Due Diligence) có thể được điều chỉnh để xử lý những hạn chế khi làm việc với các Mối
quan hệ kinh doanh
Các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những hạn chế thực tế và pháp lý về cách họ có thể ảnh hưởng hoặc tác động
đến các mối quan hệ kinh doanh để chấm dứt, ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro. Các công ty có thể tìm cách vượt qua
những thách thức này để tác động đến các mối quan hệ kinh doanh thông qua các thỏa thuận hợp đồng, các yêu cầu sơ
tuyển, ủy thác bỏ phiếu, thỏa thuận cấp phép hoặc nhượng quyền thương mại và thông qua các nỗ lực hợp tác để huy
động nguồn lực trong các hiệp hội ngành hoặc các sáng kiến liên ngành như amfori.

10. Thẩm định (Due Diligence) được thực hiện thông qua sự hợp tác với các Bên liên quan
Sự tham gia của các bên liên quan là một phần cốt lõi của quá trình thẩm định (Due Diligence) hiệu quả và được đặc trưng
bởi việc trao đổi thông tin hai chiều. Thẩm định (Due Diligence) phải bao gồm việc chia sẻ kịp thời các thông tin liên quan
cần thiết cho các bên liên quan để đưa ra quyết định, theo phương thức mà họ có thể hiểu và tiếp cận.

11. Thẩm định (Due Diligence) liên quan đến việc Trao đổi thông tin liên tục
Trao đổi thông tin về các quy trình, phát hiện và kế hoạch thẩm định (Due Diligence) giúp công ty xây dựng lòng tin trong
các hành động và ra quyết định của mình và thể hiện thiện chí.

TIÊU ĐIỂM: CẢI THIỆN LIÊN TỤC


Thẩm định (Due Diligence) cần được coi là một hành trình, với điểm đến là tất cả các rủi ro trong chuỗi cung ứng của công
ty được xác định, quản lý, giảm thiểu và/hoặc loại bỏ. Theo thời gian, điều này yêu cầu các công ty liên tục xử lý các rủi ro
đã biết trong chuỗi cung ứng của họ và theo dõi và thường xuyên đánh giá lại xem các phương pháp hiện có hiệu quả hay
không.

Cuối cùng, có thể không công ty nào có nguồn lực, đòn bẩy, năng lực hoặc khả năng để đạt được đích đến của họ. Đây là
lúc các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ phải hiểu khái niệm cải thiện liên tục.

Để hiểu được sự cải thiện liên tục, một công ty nên xem xét các tuyên bố sau đây, mặc dù các tuyên bố đó có phần mâu
thuẫn:

• Không bao giờ có thể xác định, quản lý, giảm thiểu và loại bỏ toàn bộ các rủi ro trong chuỗi cung ứng

P 14 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


• Tuy nhiên, thụ động không bao giờ là một lựa chọn

• Và “đủ tốt” là chưa đủ

Điều này có nghĩa là các công ty, ít nhất là trên cơ sở hàng năm (tốt nhất là thể hiện trong báo cáo thẩm định (Due
Diligence) công khai của họ) có thể chứng minh các bước hoặc hành động bổ sung mà họ đã thực hiện trong 12 tháng
trước đó để cải thiện các nỗ lực thẩm định (Due Diligence) của họ.

Các bước này cần được liên kết chặt chẽ với loại hình công ty và các nguồn lực sẵn có một công ty đa quốc gia toàn cầu sẽ
được kỳ vọng sẽ làm nhiều hơn một doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặc dù điều này không có nghĩa là một doanh nghiệp vừa
và nhỏ không thể tìm thấy các giải pháp sáng tạo để cải thiện nỗ lực của họ mà không phụ thuộc vào các nguồn lực quan
trọng hoặc năng lực nội bộ.

QUAN TRỌNG : Điều này cũng có nghĩa là các thành viên amfori BSCI và đối tác kinh doanh của họ không nên
chỉ dựa vào kết quả đánh giá của amfori BSCI để quản lý rủi ro chuỗi cung ứng của họ. Trên thực tế, việc tiếp
tục hợp tác với các đối tác kinh doanh để cải thiện liên tục nhằm giảm nhẹ và khắc phục rủi ro là một cách làm
tốt. Hơn nữa, các thành viên amfori BSCI không nên chỉ dựa vào báo cáo đánh giá của các đối tác kinh doanh
để xác định xem mối quan hệ kinh doanh nên bắt đầu hay kết thúc.

Nền tảng bền vững amfori (amfori Sustainability Platform) hỗ trợ cải thiện liên tục với hướng dẫn, công cụ và biểu mẫu
amfori cũng khuyến khích các thành viên và đối tác kinh doanh của họ sử dụng các tài nguyên từ bên ngoài Nền tảng của
chúng tôi, nếu cần.

THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH (DUE DILIGENCE)


Tất cả các thành viên amfori BSCI được kỳ vọng sẽ có các quy trình thẩm định (Due Diligence) cho các lĩnh vực hoạt động
như đã xác định trong Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI. Để đạt được điều này, các thành viên nên phát triển các hệ
thống quản lý cho từng lĩnh vực hoạt động, hoặc, nếu khả thi, các hệ thống quản lý cho hai hoặc nhiều lĩnh vực rủi ro.

Ở mức độ thấp nhất, hệ thống quản lý phải có

• Chính sách hoặc tiêu chuẩn xác định kỳ vọng của các thành viên amfori và đối tác kinh doanh của họ

• Các quy trình xác định các yêu cầu của chính sách sẽ được thực hiện như thế nào

• Phân công trách nhiệm xác định ai chịu trách nhiệm triển khai hệ thống

• Cơ chế thu thập bằng chứng hoặc dữ liệu về tiến độ hoặc hiệu suất thực hiện

Hệ thống quản lý của các thành viên amfori có thể được áp dụng cho các lĩnh vực chưa được xác định trong Bộ Quy tắc
Ứng xử của amfori BSCI và các thành viên amfori BSCI được khuyến khích xem xét liệu có nên thiết lập thêm các quy trình
thẩm định (Due Diligence) cho doanh nghiệp của họ hay không.

Vui lòng truy cập các khóa đào tạo của Học viện amfori (amfori Academy) về cách phát triển một hệ thống quản lý hiệu quả
phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của amfori BSCI.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 15


Hành động cùng với Thẩm định
(Due Diligence) – Thực hành
Xét rằng thẩm định (Due Diligence) phải tương xứng với rủi ro và phù hợp với hoàn cảnh và bối cảnh của một công ty cụ
thể, phần sau đây phác thảo khuôn khổ sáu bước của OECD để áp dụng thẩm định (Due Diligence) vào các hệ thống quản
lý của công ty.

Trong các trang sau, các bước này được thảo luận chi tiết hơn.

QUAN TRỌNG: Cần lưu ý rõ ràng rằng kỳ vọng ở đây là các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ
sẽ chịu trách nhiệm về các bước này, với sự hỗ trợ của amfori nếu khả thi và phù hợp.
amfori kỳ vọng các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ sẽ có một hệ thống thẩm định (Due
Diligence). Hơn nữa, việc triển khai khung này được giám sát trong quá trình giám sát của amfori BSCI.

P 16 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 17
Bước 1. Tích hợp Hành vi Kinh doanh có trách nhiệm vào các
Chính sách & Hệ thống Quản lý
Để tích hợp hành vi kinh doanh có trách nhiệm vào các chính sách & hệ thống quản lý, cần phải

• Thiết lập phạm vi lãnh đạo và trách nhiệm giải trình rõ ràng ở các cấp cao nhất của tổ chức.

• Đảm bảo rằng mọi người ở tất cả các cấp đều đóng góp vào mục tiêu của công ty bằng năng lực và vai trò, trách
nhiệm và trách nhiệm giải trình rõ ràng của họ.

• Đảm bảo có một chu kỳ đánh giá liên tục và cải thiện các hoạt động và quy trình.

• Xây dựng quy trình ra quyết định dựa trên bằng chứng thông qua phân tích dữ liệu và thông tin được thu thập
thông qua một hệ thống kiểm soát và minh bạch.

• Xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan, và đặc biệt là gắn kết với các đối tác kinh doanh và nâng cao kỳ vọng,
để nâng cao khả năng của cả công ty và đối tác kinh doanh để đạt được các mục tiêu chung.

• Soạn thảo và công bố chính sách của công ty, tối thiểu phải bao gồm

ƒ Cam kết của công ty trong việc thực hiện quy trình thẩm định (Due Diligence) được xác định trong Hướng
dẫn của OECD.

ƒ Cam kết để xác định, đánh giá và ứng phó với rủi ro của tác động bất lợi và tác động bất lợi thực tế trong
chuỗi cung ứng.

ƒ Mô tả quy trình quản lý rõ ràng và mạch lạc để quản lý rủi ro của tác động bất lợi và tác động bất lợi thực tế.

ƒ Ngày bắt đầu có hiệu lực của chính sách đó.

QUAN TRỌNG : Các thành viên amfori phải đồng ý, ký tên, truyền đạt kỳ vọng của Bộ Quy tắc Ứng xử của
amfori BSCI và làm việc với các đối tác kinh doanh của họ để xây dựng năng lực. Tuy nhiên, việc ký Bộ Quy tắc
Ứng xử của amfori BSCI không tương đương với việc soạn thảo chính sách riêng của công ty về hoạt động kinh
doanh có trách nhiệm. Tuy nhiên, chính sách của công ty có thể vận dụng Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI
hoặc các phần của bộ Quy tắc Ứng xử đó, nếu thích hợp.

BƯỚC 1. Làm việc với Bộ phận mua hàng trong Giao hàng Hàng ngày
Việc mời nhiều nhân viên công ty tham gia là một cách làm tốt để đảm bảo triển khai hiệu quả quy trình thẩm định (Due
Diligence). Từ quan điểm của bên ký amfori BSCI, các bộ phận mua hàng cần tham gia triển khai amfori BSCI theo một số
bước:

• Truyền đạt các yêu cầu về chính sách cho các đối tác kinh doanh

• Xác định và lập bản đồ các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng

• Cộng tác với các bộ phận nội bộ để hỗ trợ và triển khai đánh giá rủi ro

• Tạo điều kiện hoặc dẫn dắt sự tham gia với các đối tác kinh doanh về rủi ro hoặc kế hoạch hành động khắc phục

• Đánh giá hiệu suất của các đối tác kinh doanh trong việc thực hiện các hành động khắc phục

• Áp dụng đòn bẩy thương mại để tác động đến hành vi và sự tham gia của đối tác kinh doanh

• Thực hiện các hành động để tạm dừng hoặc chấm dứt các mối quan hệ thương mại nếu cần

P 18 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Thách thức và Hạn chế
Tuy nhiên, các bộ phận mua hàng thường có các động lực, năng lực và khả năng khác nhau để đảm nhận vai trò này. Biểu
đồ dưới đây làm rõ về những hạn chế và giải pháp có thể có để cùng nhau phát triển một chiến lược amfori BSCI vững chắc.

Các hạn chế có thể xảy ra Các giải pháp khả thi
Bên mua chỉ có thông tin về đối tác trực tiếp của họ (ví dụ:đại Đưa Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào hợp đồng với đối
lý) nhưng họ có ít thông tin về nguồn cung của đại lý (ví dụ: các tác trực tiếp. Việc này sẽ cung cấp khuôn khổ pháp lý để yêu
cơ sở sản xuất) cầu họ cung cấp thêm thông tin về chuỗi cung ứng của họ.

Bên mua có thể đã phân loại đối tác kinh doanh dựa trên giá Mời bên mua tham gia vào việc lập bản đồ và ưu tiên các đối
cả, chất lượng và thời gian giao hàng. Họ có thể không quan tác kinh doanh để họ hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa rủi ro xã
tâm đến việc điều chỉnh phân loại này để tích hợp thêm các hội và rủi ro chất lượng. Cung cấp cho họ Bộ công cụ Thẩm
tiêu chí về rủi ro về xã hội và môi trường. định (Due Diligence) Quốc gia amfori BSCI

Bên mua nhận được ưu đãi khi lựa chọn nguồn rẻ nhất. Tác động đến người ra quyết định đưa ra các ưu đãi cho bên
mua để họ đưa các rủi ro xã hội và hiệu suất vào các tiêu chí
lựa chọn của họ.

Bên mua có thể không có thời gian hoặc chuyên môn để hiểu Đặt ra một quy trình rõ ràng về cách hiểu thông tin về các rủi
thông tin thu thập được về hoạt động và rủi ro xã hội (ví dụ: ro xã hội và hiệu suất của đối tác kinh doanh và/hoặc các chiến
đọc báo cáo đánh giá) lược Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp.
Phát triển một công cụ chuyển các kết quả đánh giá, báo cáo
đánh giá và cải thiện liên tục của amfori BSCI thành các hướng
dẫn cho họ.

Bên mua đến thăm các nhà máy nhưng có thể không có thời Cung cấp cho bên mua danh sách kiểm tra để thực hiện việc
gian hoặc chuyên môn để đặt câu hỏi cho nhà sản xuất về hoạt này.
động và rủi ro xã hội. Hướng dẫn 7 : Cách sử dụng danh sách kiểm tra amfori BSCI
Hướng dẫn 15 : Cách đánh giá trước đối tác kinh doanh tiềm
năng
Ngoài ra, tiến hành đào tạo nội bộ hoặc chia sẻ các video ngắn
về nâng cao nhận thức một cách thường xuyên

Bảng 1 : Những Thách thức và Hạn chế

Sự tham gia của Đối tác Kinh doanh như một phần của việc thúc đẩy sự gắn kết
của nhóm mua
Sự tham gia của đối tác kinh doanh có thể được thúc đẩy bởi các nhóm mua hàng. Điều này có thể bao gồm :

Cập nhật hợp đồng mua hàng : Đưa Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI vào hợp đồng mua hàng để làm việc với nhiều đối tác kinh
doanh nhất có thể.

Hỗ trợ lập bản đồ chuỗi cung ứng : Phân loại thông tin về chuỗi cung ứng bằng cách phân biệt các nguồn cung trực tiếp và gián
tiếp cũng như vị trí và mức độ ổn định của mối quan hệ thương mại. Khi các thành viên amfori BSCI đã lập bản đồ thông tin này,
họ tiếp tục xây dựng chiến lược, ưu tiên và ngân sách cần thiết để thực hiện phương pháp thẩm định (Due Diligence) hiệu quả. Sử
dụng các chức năng trên Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform).

Đánh giá hợp tác rủi ro xã hội : Xác định với các bên liên quan nội bộ được xác định (mua sắm, tuân thủ, pháp lý, v.v.) quy trình trao
đổi thông tin giữa các phòng ban về việc xác định các rủi ro tiềm ẩn hoặc thực tế liên quan đến các đối tác kinh doanh.

Hậu quả kinh doanh : Xác định với các bên liên quan nội bộ về các hậu quả kinh doanh có thể có đối với các đối tác kinh doanh
không thực hiện bất kỳ hành động nào trong việc cải thiện thẩm định (Due Diligence) và hoạt động xã hội của họ (như là thời điểm
thích hợp để ngừng kinh doanh với đối tác kinh doanh ?).
Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 19
Bước 2. Xác định và đánh giá các tác động bất lợi thực tế và
tiềm ẩn liên quan đến hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của
doanh nghiệp
Để đảm bảo có thể quản lý, giảm thiểu, loại bỏ và khắc phục rủi ro, các thành viên amfori cần:

• Lập sơ đồ chuỗi cung ứng của họ đầy đủ nhất có thể.

• Triển khai một hoạt động diện rộng để xác định tất cả các lĩnh vực kinh doanh mà rủi ro có nhiều khả năng xuất
hiện và có tác động lớn nhất.

• Thực hiện đánh giá rủi ro lặp đi lặp lại và ngày càng chuyên sâu để xác định và đánh giá các tác động bất lợi thực tế
và tiềm ẩn cụ thể trong chuỗi cung ứng.

• Xác định các chiến lược quản lý rủi ro, giảm thiểu, loại bỏ và khắc phục thích hợp.

• Ưu tiên các rủi ro và tác động đáng kể nhất để hành động, dựa trên mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra.

Tất cả các đối tác kinh doanh mới phải trải qua quá trình đánh giá rủi ro trước khi được thiết lập. Khi các đối tác kinh doanh
được thiết lập, các bước này nên được lặp lại thường xuyên (tối đa trên cơ sở hai năm một lần, hoặc khi hoàn cảnh thay
đổi).

BƯỚC 2. Lập Bản đồ Chuỗi cung ứng


Lập bản đồ chuỗi cung ứng là bước cần thiết trước khi đánh giá rủi ro. Mặc dù có vẻ khó khăn, các thành viên amfori BSCI
nên nỗ lực xác định các nhân tố khác nhau trong chuỗi cung ứng của họ, trước tiên tập trung vào các đối tác kinh doanh
quan trọng của họ, sau đó tiến dần về đầu vào chuỗi cung ứng.

Các đối tác kinh doanh quan trọng được định nghĩa là các đối tác (đặc biệt là nhà sản xuất) là nhà cung cấp chính của một
loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, chiếm một phần lớn trong khối lượng mua hàng hoặc có uy tín ; hoặc được xác định
là có khả năng liên quan đến những rủi ro đáng kể về tác động bất lợi đến nhân quyền.

Bản đồ chuỗi cung ứng có thể đơn giản chỉ là một bảng tính, hoặc có thể được lập bằng các nền tảng chuỗi cung ứng
chuyên dụng như amfori Sustainability Platform Nền tảng Bền vững amfori.

Thông qua bài tập này, các thành viên amfori sẽ tìm hiểu :

Ai : các nhân tố khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng

Cách thức : bản chất của mối quan hệ và mức độ liên quan hoặc tầm quan trọng của những nhân tố này đối với hoạt
động kinh doanh cốt lõi và danh tiếng

Nội dung : mức đòn bẩy cũng như loại hành động cần được ưu tiên, sau khi hoàn thành đánh giá rủi ro

Có các chiến lược tìm nguồn cung ứng và ký hợp đồng khác nhau để xem xét chiến lược nào có thể xác định cấu trúc của
chuỗi cung ứng. Dựa trên kết quả lập bản đồ chuỗi cung ứng, các thành viên amfori BSCI sẽ xác định mô hình triển khai
amfori BSCI phù hợp nhất với họ.

Trực tiếp : Thành viên amfori BSCI trực tiếp lấy nguồn cung từ các đối tác sản xuất hoặc các đơn vị sản xuất của chính
mình (bao gồm cả trang trại). Cũng có thể là nguồn cung gián tiếp (ví dụ, thông qua một thương nhân), nhưng thành
viên có tất cả thông tin về các cơ sở sản xuất. Trong trường hợp này, thành viên amfori BSCI sẽ xác định những nhà
sản xuất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mình và mời họ tham gia vào Nền tảng Bền vững amfori (amfori
Sustainability Platform)

P 20 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Gián tiếp : Thành viên amfori BSCI ký hợp đồng thông qua một bên giao dịch (đại lý hoặc nhà nhập khẩu) để tìm nguồn
cung ứng từ các doanh nghiệp sản xuất hoặc thông qua một nhà cung cấp dịch vụ để cung cấp dịch vụ (bao gồm cả các
cơ quan tuyển dụng và hợp tác xã). Thành viên không có thông tin về họ. Trong trường hợp này, thành viên amfori BSCI
sẽ yêu cầu các bên giao dịch trở thành thành viên amfori BSCI. Các thành viên amfori nên làm việc với các bên giao dịch
của họ về việc triển khai amfori BSCI.

Kết hợp : Thành viên amfori BSCI kết hợp cả mô hình trực tiếp và gián tiếp.

BƯỚC 2. Đánh giá Rủi ro và Ưu tiên


Các phương pháp khác nhau để đánh giá rủi ro
Các doanh nghiệp có thể sử dụng một số nguồn lực để :

• phân loại rủi ro

• xác định các đối tác kinh doanh quan trọng của họ

• chọn những đối tác cần phải có kế hoạch quản lý rủi ro, thẩm định (Due Diligence) nâng cao và/hoặc đánh giá
amfori BSCI (hoặc các hành động khác).

Các thành viên amfori BSCI nên lưu ý rằng mặc dù đánh giá có thể cung cấp thông tin cho các quy trình đánh giá
rủi ro, nhưng điều này không bắt buộc và trên thực tế đánh giá nên được coi là một hoạt động riêng biệt, sẽ được
thực hiện sau khi đánh giá rủi ro và kế hoạch quản lý rủi ro đã được thực hiện.

Đánh giá cấp độ vĩ mô: Hệ thống quản trị của một quốc gia có tác động đến mức độ mà một đối tác kinh doanh có trụ
sở tại quốc gia đó có thể đưa trách nhiệm xã hội vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình. Đây là những ví dụ về các
công cụ và tài nguyên liên quan:

ƒ Công cụ Thẩm định (Due Diligence) amfori: Phân loại này tuân theo các Chỉ số Quản trị Ngân hàng Thế giới.
Trong phân loại này, amfori đưa ra các tư vấn bổ sung đối với các quốc gia có rủi ro cực cao.

ƒ Các nước kém phát triển nhất (LDC): Phân loại này do Liên Hợp Quốc (UN) phát triển. Các quốc gia có trong
danh sách này có thể được hưởng lợi từ các ngoại lệ giảm kỳ vọng về việc tuân thủ một số Công ước của ILO
(tức là, với Công ước 138 của ILO về Lao động Trẻ em, LDC có thể có độ tuổi lao động tối thiểu thấp hơn).

ƒ Mối quan tâm của công chúng: Thông tin từ các bên liên quan như các báo cáo điều tra hoặc bộ dữ liệu của
các tổ chức phi chính phủ.

Đánh giá theo ngành và chuỗi cung ứng: Cấu trúc của ngành kinh tế và sự phức tạp của chuỗi cung ứng tác động đến
cách một đối tác kinh doanh có thể kết hợp trách nhiệm xã hội vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình. Đây là những
ví dụ về các công cụ liên quan:

ƒ Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform): cho phép các thành viên amfori lập bản đồ chuỗi
cung ứng của họ, trực quan hóa các đối tác kinh doanh quan trọng, kiểm tra kết quả đánh giá của amfori
BSCI, liên hệ với các thành viên amfori BSCI khác để tạo liên minh hướng tới khắc phục và cải thiện liên tục.

Xem để biết thêm thông tin:


ƒ Hướng dẫn 1: Cách bắt đầu với Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform)

ƒ Bảng điều khiển thông minh về tính bền vững của amfori (amfori Insights): Đây là một công cụ được thiết kế
để hỗ trợ các thành viên amfori trong việc giải quyết sự phức tạp của quản lý chuỗi cung ứng và hỗ trợ những
nỗ lực của họ để cải thiện hiệu suất bền vững.

ƒ Tự đánh giá amfori BSCI: Các đối tác kinh doanh có thể thường xuyên điền vào bản tự đánh giá để cung cấp
mức độ đánh giá rủi ro cho doanh nghiệp của họ và cho các thành viên amfori. Mục đích là hỗ trợ các đối tác
kinh doanh để tránh những khó khăn trong đánh giá và tập trung vào việc đánh giá rủi ro của họ và khắc
phục những yếu kém.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 21


ƒ Cải thiện Liên tục amfori: Các Đối tác Kinh doanh được kỳ vọng sẽ tham gia vào quá trình cải thiện liên tục và
hành động để cải thiện các điều kiện cho nhân viên của họ. Các thành viên cũng có thể cải thiện liên tục cho
công ty của mình và xác định các hoạt động cải thiện.

ƒ Cảnh báo Không Dung thứ amfori BSCI: Thông tin được đánh giá viên cung cấp thông qua Nền tảng Bền
vững amfori (amfori Sustainability Platform) trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm đánh giá amfori BSCI diễn ra.

ƒ Để biết thêm thông tin, xem Hướng dẫn 5: Cách để thực hiện Quy định Không Dung thứ.

Thăm quan Thương mại: Thông tin được thu thập thông qua các nhóm mua hàng, đại lý hoặc các bên liên quan tương tự.

Kinh nghiệm tích lũy: Thành viên amfori BSCI có thể dựa vào kinh nghiệm tích lũy của nhân viên mua hàng để xây dựng
danh sách rủi ro cụ thể theo ngành. Ví dụ:

ƒ Sử dụng đại lý để ký hợp đồng phụ với công nhân trong các lĩnh vực cụ thể

ƒ Sản xuất hoặc trang trí hàng hóa thường được thực hiện bằng cách sử dụng lao động tại nhà, như thêu hoặc
hàng thủ công khác

ƒ Sản phẩm đến từ các khu vực không đảm bảo giáo dục cho trẻ em

ƒ Các sản phẩm phụ thuộc nhiều vào lao động canh tác thủ công

ƒ Tìm nguồn cung ứng khoáng sản hoặc kim loại từ các khu vực có xung đột hoặc có rủi ro cao

ƒ Tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia có tỷ lệ lao động nhập cư cao trong lực lượng lao động

ƒ Tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia nơi có số lượng lớn người tị nạn cư trú hoặc quá cảnh.

Cơ chế Khiếu nại: Tận dụng thông tin từ các khiếu nại hoặc đề xuất mà các thành viên amfori BSCI có thể đã nhận được
thông qua cơ chế khiếu nại của riêng mình hoặc cơ chế khiếu nại của amfori.

Đánh giá: Thông tin được thu thập bằng các đánh giá, kiểm tra hoặc hoạt động tương tự của bên thứ ba. amfori khuyến
nghị rằng các thành viên không nên chỉ dựa vào chứng chỉ mà nên thu thập thông tin quan trọng hơn có thể giúp đưa
ra quyết định thông báo rõ ràng về việc có nên làm việc với hay cách làm việc với các đối tác kinh doanh quan trọng hay
không

Để nắm bắt thông tin cần thiết, hệ thống amfori BSCI cung cấp cho các đối tác kinh doanh một bộ tự đánh giá và hướng
dẫn có sẵn trên amfori Sustainability Platform để thu thập thông tin về các đối tác kinh doanh tiềm năng hoặc hiện tại.

• Phần Tự Đánh giá của Hồ sơ cho Đối tác Kinh doanh

• Hướng dẫn 7: Cách sử dụng danh sách kiểm tra amfori BSCI

• Hướng dẫn 12: Cách đánh giá một nhà sản xuất nhỏ

• Hướng dẫn 14: Cách tích hợp bình đẳng giới trong chiến lược thẩm định (Due Diligence)

• Hướng dẫn 15: Cách đánh giá trước đối tác kinh doanh tiềm năng

Tiếp cận ưu tiên


1. Khả năng xảy ra và Mức độ nghiêm trọng
Các công ty nên phát triển một quy trình ưu tiên để giải quyết rủi ro theo cách phù hợp với công ty của họ và đáp ứng nhu
cầu của chủ bản quyền trước tiên. Quy trình ưu tiên phải dựa trên các yếu tố khác nhau:

• Đầu tiên và quan trọng nhất, khả năng xảy ra tổn hại và mức độ tác động.

ƒ Khi hoạt động ở các khu vực có xung đột và có rủi ro cao, việc hiểu được bối cảnh trở nên rất quan trọng và
cung cấp thông tin cho cả phân tích khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng.

ƒ Khi khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của tác động bất lợi ở mức cao, thì thẩm định (Due Diligence)
nên được mở rộng hơn và do đó các đối tác kinh doanh có khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của rủi
ro cao hơn nên được ưu tiên

P 22 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


• Mức độ nghiêm trọng của các tác động được đánh giá theo quy mô, phạm vi và tính chất không thể khắc phục.
ƒ Quy mô là mức độ nghiêm trọng của tác động bất lợi.
ƒ Phạm vi là phạm vi tác động, ví dụ: số lượng cá nhân đang hoặc sẽ bị ảnh hưởng hoặc mức độ thiệt hại môi
trường.
ƒ Tính chất không thể khắc phục là các giới hạn về khả năng đưa các cá nhân hoặc môi trường bị ảnh hưởng về
một tình huống tương đương với tình huống của họ trước tác động bất lợi
• Sau khi các tác động quan trọng nhất được xác định và xử lý, doanh nghiệp nên tiếp tục giải quyết các tác động ít
quan trọng hơn.

2. Gây ra, góp phần hoặc liên quan đến


Khi đánh giá rủi ro, ưu tiên các đối tác kinh doanh và, trong giai đoạn tiếp theo, quản lý rủi ro, các công ty nên xem xét
thêm các khái niệm chính về “gây ra, góp phần hoặc liên quan đến” các tác động bất lợi.

Khuôn khổ này cho phép các công ty xác định những rủi ro liên quan nhất đến công ty đang được xem xét, đối tác kinh
doanh nào nên được ưu tiên quản lý rủi ro và loại quản lý rủi ro nào nên được xem xét.

Mặc dù không có khuôn khổ cố định

Gây ra: các tác động bất lợi đang bắt nguồn trực tiếp từ hành động của công ty (những tác động này luôn phải được
ưu tiên).

Góp phần: hành động của công ty làm tăng khả năng rủi ro trở thành tác động bất lợi thực tế (ví dụ: nếu công ty khuyến
khích vi phạm luật lao động để hoàn thành đơn hàng đúng hạn).

Liên quan đến: một công ty có mối quan hệ với một đối tác kinh doanh mà hành động của bên đó có thể làm tăng khả
năng xảy ra tác động bất lợi, nhưng những hành động này không được khuyến khích hoặc liên kết với các hoạt động
kinh doanh của công ty ban đầu.

3. Xem xét thêm về ưu tiên


Để hỗ trợ thêm việc ưu tiên các hành động quản lý rủi ro, sau khi đánh giá rủi ro và thực hiện vòng ưu tiên đầu tiên, các
thành viên amfori có thể coi việc xác định các đối tác kinh doanh quan trọng là bước tiếp theo tiềm năng.
Về mặt chức năng, đây là câu hỏi về xác định đòn bẩy để xác định các bước tiếp theo là gì, nếu có.
Các đối tác kinh doanh quan trọng được xác định là những đối tác:
• Là nhà cung cấp chính của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định
• Chiếm một phần lớn trong khối lượng mua hàng của thành viên amfori; hoặc

• Có khả năng liên quan đến rủi ro của các tác động bất lợi về nhân quyền

Họ có (hoặc có khả năng có) ảnh hưởng hoặc tác động đến hoạt động kinh doanh của các thành viên amfori BSCI.

Trong bối cảnh các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, các thành viên amfori cũng có thể coi những đối tác
kinh doanh có thể ảnh hưởng theo cách tích cực đến mô hình kinh doanh và danh tiếng của thành viên amfori BSCI là các
các đối tác kinh doanh quan trọng.

Trong một số trường hợp, tất cả các đối tác kinh doanh sẽ được xác định là quan trọng. Trong mọi trường hợp, trạng thái
đối tác kinh doanh quan trọng không được thay thế các trường hợp có nguy cơ tác động bất lợi nghiêm trọng.

Cuối cùng, sau khi các tác động quan trọng nhất được xác định và xử lý, các thành viên amfori cùng với các đối tác kinh
doanh của mình nên tiếp tục giải quyết các tác động ít quan trọng hơn.

Không có cách nào chính xác để xác định ưu tiên. Tuy nhiên, các công ty nên giải thích và bảo vệ một cách đáng tin
cậy cách tiếp cận của họ và, trong mọi trường hợp, mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra sẽ là một khía cạnh
quan trọng của quy trình.
Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 23
Bước 3. Ngừng, ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động bất lợi
Sau khi xác định được rủi ro và ưu tiên các bước tiếp theo, các thành viên nên:

• Dừng các hoạt động gây ra hoặc góp phần gây ra tác động bất lợi.

• Xây dựng và thực hiện các kế hoạch để ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động bất lợi tiềm ẩn (trong tương lai).

• Xây dựng và triển khai các kế hoạch quản lý rủi ro

BƯỚC 3. Quản lý Rủi ro


Để quản lý rủi ro, sau khi đã xác định được, công ty nên xác định các quy trình nội bộ để xử lý các mối quan hệ với các đối
tác kinh doanh có liên quan theo cách hiệu quả nhất. Các quy trình này sẽ phải:

• Được quản lý cấp cao phê duyệt

• Được thường xuyên đánh giá và điều chỉnh khi cần thiết để phù hợp với các mối quan hệ kinh doanh mới (ví dụ: nếu
vào giữa năm tài chính, một công ty quyết định đưa dòng sản phẩm hoặc dịch vụ mới vào chiến lược thẩm định (Due
Diligence) chuỗi cung ứng của mình, một số quy trình có thể cần được điều chỉnh)

Tất cả các kế hoạch quản lý rủi ro phải tuân thủ ba lựa chọn được xác định theo Hướng dẫn của OECD:

• tiếp tục mối quan hệ trong suốt quá trình nỗ lực giảm thiểu rủi ro

• tạm dừng mối quan hệ trong khi vẫn tiếp tục giảm thiểu rủi ro

• rời khỏi mối quan hệ kinh doanh sau những nỗ lực giảm thiểu thất bại hoặc khi doanh nghiệp cho rằng việc giảm
thiểu không khả thi hoặc do mức độ nghiêm trọng của tác động bất lợi

Trong khuôn khổ đó, các thành viên amfori BSCI có thể quyết định phương pháp quản lý rủi ro phù hợp nhất với tầm nhìn
của họ về việc triển khai hệ thống amfori BSCI và quản lý và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả.

Các phương pháp quản lý rủi ro thường được sử dụng bao gồm:

Trách nhiệm
• Các thành viên amfori thừa nhận rằng một đối tác kinh doanh nhất định có thể gây rủi ro cho các thành viên amfori

• Các thành viên amfori chủ động chấp nhận rủi ro và hành động, nếu có thể, để quản lý rủi ro, ngay cả khi chỉ có ít
lựa chọn về đòn bẩy hoặc các hành động có thể được thực hiện

• Quản lý cấp cao cần phê duyệt quyết định và chịu hậu quả nếu có vấn đề xảy ra

Quản lý
• Thành viên amfori nhận thức được các rủi ro

• Thành viên amfori xác định các nỗ lực bổ sung để xử lý rủi ro

• Thành viên amfori thực hiện các hành động để giảm thiểu tác động hoặc khả năng rủi ro mà đối tác kinh doanh gây
ra với con người hoặc môi trường

• Thành viên amfori phân bổ các nguồn lực tài chính để hỗ trợ các nỗ lực đã xác định

• Thành viên amfori đánh giá sự thành công của việc quản lý rủi ro và điều chỉnh phù hợp

• Một cá nhân hoặc nhóm chịu trách nhiệm quản lý

P 24 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Cộng tác
• Thành viên amfori chia sẻ trách nhiệm và thẩm quyền của mình với các thành viên amfori khác để thành viên thứ
hai kiểm soát rủi ro thay cho họ

• Đây là một số ví dụ:

ƒ Một thương hiệu yêu cầu nhà nhập khẩu thay mặt họ kiểm soát rủi ro của đối tác kinh doanh.

ƒ Một đối tác kinh doanh yêu cầu đơn vị tuyển dụng thay mặt họ chịu trách nhiệm về lực lượng lao động

• Việc ủy quyền có thể rất hiệu quả nếu cả hai bên trao đổi thông tin thường xuyên và chia sẻ trách nhiệm và nguồn
lực

Không được phép chuyển giao toàn bộ trách nhiệm. Các thành viên amfori và đối tác kinh doanh của họ được kỳ
vọng sẽ biết và thể hiện cách họ hành động phù hợp, để tránh tác động bất lợi mà họ có thể liên quan cũng như tác
động bất lợi đến chính các chủ sở hữu quyền.

Tránh
• Thành viên amfori điều chỉnh các yêu cầu đối tác kinh doanh của mình để loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro.

ƒ Một thương hiệu dừng kinh doanh với một nhà nhập khẩu không tiết lộ thông tin thỏa đáng về địa điểm
nguồn cung ứng

ƒ Một thành viên amfori chỉ tìm nguồn cung ứng từ các đối tác địa phương và nổi tiếng

Việc tránh hoàn toàn là không khả thi. Các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ luôn chấp nhận
những rủi ro nhất định và phải luôn chấp nhận việc có thể được yêu cầu thực hiện một số hình thức quy trình thẩm
định. (Due Diligence).

Khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột và có nguy cơ cao (CAHRA)
Trong một số trường hợp, các thành viên amfori sẽ hoạt động ở hoặc tìm nguồn cung ứng từ CAHRA. Trong những tình
huống này, các thành viên nên:

• Đảm bảo họ không chỉ quản lý rủi ro mà còn tích cực đảm bảo họ không góp phần vào các tác động bất lợi trong
các khu vực này.

• Xây dựng các chính sách cụ thể nhằm xác định, ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro về tác động bất lợi liên quan đến
các hoạt động và mối quan hệ của các nhà cung cấp hoạt động ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc có
rủi ro cao. Trong các quy trình này, cần đặc biệt chú ý đến các tác động nhân quyền đối với các nhóm hoặc dân cư
có nguy cơ dễ bị tổn thương hoặc bị gạt ra bên lề xã hội.

BƯỚC 3. Hợp tác


Từ góc độ hệ thống amfori BSCI, hợp tác có thể là một cách tiếp cận hiệu quả để tạo ra tác động tích cực và nền tảng của
chúng tôi khuyến khích sự hợp tác.

Hợp tác là một cách tiếp cận có thể được sử dụng hiệu quả để giải quyết rủi ro và đạt được đòn bẩy trong chuỗi cung
ứng. Sự hợp tác có thể được thực hiện với các bên liên quan khác của amfori BSCI hoặc các bên liên quan khác, chẳng
hạn như các viên chức chính phủ quốc gia hoặc địa phương, các tổ chức xã hội dân sự, công đoàn hoặc các sáng kiến
ngành.

Ngoài ra, hợp tác là chìa khóa để đạt được thành công với các đối tác kinh doanh trong chuỗi cung ứng. Thẩm định
(Due Diligence) có hiệu quả nhất khi được thực hiện một cách hợp tác.

Tuy nhiên, trách nhiệm cuối cùng trong việc thực hiện thẩm định hiệu quả vẫn thuộc về từng thành viên amfori BSCI

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 25


Hợp tác với các đối tác kinh doanh
Đây là những ví dụ về sự gắn kết mang tính xây dựng với các đối tác kinh doanh:

• Theo dõi những thách thức và cải thiện liên quan đến rủi ro xã hội và hiệu suất của họ một cách thường xuyên

• Xây dựng chuyên môn chung về hiệu quả của việc thẩm định (Due Diligence)

• Trao đổi thông tin về các chiến lược và kết quả tương tác của các bên liên quan

• Hỗ trợ họ phát triển và thực hiện các kế hoạch cải thiện liên tục và các kế hoạch khắc phụ

Hợp tác với các thành viên amfori khác


Đây là những ví dụ về hợp tác mang tính xây dựng với các thành viên amfori khác:

THAM GIA LỰC LƯỢNG:


gửi tín hiệu mạnh mẽ đến các chính
phủ không bảo vệ công dân

KHUYẾN KHÍCH:
Các đối tác kinh doanh
TRAO ĐỔI:
hoàn thành các khóa học thông tin về cách tiếp cận
liên quan trong Học viện tương ứng của họ để hợp tác
amfori (amfori Academy) với các bên liên quan

amfori collaboration
of members

TÔN TRỌNG: YÊU CẦU:


chiến lược giám sát được một đối tác kinh doanh
xác định bởi thành viên chung ký Bộ Quy tắc Ứng
amfori BSCI nắm giữ RSP xử của amfori BSCI

HỖ TRỢ:
thực hiện các hành động cải
thiện và khắc phục liên tục

Hình 2: Sự hợp tác của các thành viên amfori BSCI (thiếu hình 2)

amfori cung cấp hai nền tảng để hỗ trợ sự hợp tác của các thành viên:

• Nền tảng Cộng đồng amfori: Cổng thông tin liên lạc để các Thành viên amfori thảo luận và so sánh kinh nghiệm

• Nền tảng Bền vững amfori (amfori Sustainability Platform): một cách đơn giản để chia sẻ và trao đổi thông tin
với các thành viên amfori khác.

P 26 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Hợp tác với các bên liên quan bên ngoài
Đây là những ví dụ về sự hợp tác hiệu quả với các bên liên quan bên ngoài, một khía cạnh cốt lõi của thẩm định (Due
Diligence): :

• Các bên liên quan tại địa phương như cộng đồng địa phương và các tổ chức xã hội dân sự sẽ hỗ trợ quản lý rủi ro
hiệu quả. Để hợp tác hiệu quả với các cộng đồng địa phương, các kênh truyền thông đầy đủ (biển hiệu hoặc trang
web với các thông tin sau: email, điện thoại di động, hộp thư) cần được cung cấp và được cộng đồng địa phương
biết đến

• Chính phủ và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): sự hợp tác có thể hỗ trợ việc áp dụng luật lao
động tại quốc gia có nguồn cung ứng

• Công đoàn ở các quốc gia có nguồn cung ứng: hợp tác có thể giúp nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của
người lao động; có thể hữu ích trong việc xử lý khiếu nại

• Các Tổ chức Xã hội Dân sự: sự hợp tác có thể mang lại kiến thức về các rủi ro, nguyên nhân gốc rễ của các rủi ro đó
và thông tin có giá trị và tư vấn về cách đảm bảo rằng nhân quyền được tôn trọng ngay từ đầu

Việc hợp tác với các bên liên quan bên ngoài tạo điều kiện cho việc đạt được một giải pháp bền vững, đặc biệt là khi đã xác
định được là nguyên nhân gốc rễ của rủi ro xã hội và hiệu suất nằm ngoài chuỗi cung ứn

QUAN TRỌNG: Mặc dù thành viên amfori BSCI có thể không có công cụ để giải quyết riêng các bên liên quan
bên ngoài này, các nhóm amfori có thể hỗ trợ trong việc điều phối..

BƯỚC 3. Ngừng Hợp tác kinh doanh một cách Có trách nhiệm
Các lý do để ngừng hợp tác với các đối tác kinh doanh có thể khác nhau và tích tụ theo thời gian, nhưng ngừng hợp tác
nên được coi là một biện pháp phải thực hiện vì những tác động nghiêm trọng nhất xảy ra (ví dụ: đối tác kinh doanh tham
gia vào các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng) hoặc là một biện pháp cuối cùng sau nhiều lần cố gắng giảm thiểu rủi ro
đã xác định.

Việc ngừng hợp tác kinh doanh có thể là một phản ứng thích hợp nếu có sự thiếu tin tưởng nghiêm trọng do hành vi của
đối tác kinh doanh gây ra.

Niềm tin có thể bị phá vỡ đột ngột, nhưng thường được kiểm chứng sau một số cảnh báo rằng niềm tin có thể bị đe dọa,
bởi vì đối tác kinh doanh:

• Không cung cấp thông tin liên quan và chính xác về các cơ sở sản xuất của mình

• Không hợp tác với các đối tác kinh doanh của chính mình để cung cấp thông tin một cách thường xuyên

• Không xác thực rằng các đối tác kinh doanh của mình thực hiện kế hoạch khắc phục của họ

• Thể hiện rõ rệt sự miễn cưỡng trong việc tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI

• Thể hiện rõ ràng rằng không có khả năng khắc phục các vấn đề hoặc thể hiện sự cải thiện theo thời gian.

• Gây tổn hại đến tính toàn vẹn của việc đánh giá bằng các hình thức hối lộ, giả mạo hoặc xuyên tạc trong chuỗi cung
ứng.

Những ví dụ này có thể xảy ra ở cấp độ thương mại hóa (ví dụ: bên trung gian vi phạm mối quan hệ tin cậy) hoặc ở cấp độ
sản xuất (ví dụ: công ty sản xuất).

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 27


Những vi phạm về lòng tin này có thể được xác định:

• trong quá trình đánh giá amfori BSCI và được đánh giá viên coi là đủ nghiêm trọng để đưa ra cảnh báo không dung
thứ

• trong các chuyến thăm đặc biệt hoặc quy trình thuê nhà cung cấp

• theo thời gian, vì kết quả từ các hoạt động đánh giá được xem xét và không có tiến bộ hoặc cải thiện nào được xác
định.

Để biết thêm thông tin, xem Hướng dẫn 5: Cách để thực hiện Quy định Không Dung thứ.

Ngừng hợp tác kinh doanh là biện pháp cuối cùng


Các doanh nghiệp không nên dừng kinh doanh đột ngột và việc ngừng hợp tác nên được coi là biện pháp cuối cùng, sau
khi các giải pháp khác đã được kiểm chứng. Điều quan trọng là các thành viên amfori và các đối tác kinh doanh của họ nên
tiến hành thực hành mua hàng có trách nhiệm nhiều nhất có thể.

Đây là một số khía cạnh cần xem xét trước khi ngừng kinh doanh hoặc chấm dứt hợp đồng với một đối tác kinh doanh, tất
cả đều phải có sự hợp tác của các bên liên quan:

• Ngừng kinh doanh có phải là phương án thay thế tốt nhất không?

• Những tác động bất lợi có thể có đối với doanh nghiệp nếu dừng quan hệ đối tác là gì?

• Những tác động bất lợi có thể có đối với người lao động của nhà sản xuất nếu dừng quan hệ đối tác là gì?

• Vấn đề có thể được giải quyết theo cách khác không?

• Có đối tác kinh doanh thay thế nào tốt hơn không?

• Vấn đề đã xác định có phải là chỉ riêng ở khu vực đó không?

Các vấn đề hệ thống


Một số thiếu sót về hoạt động xã hội liên quan đến các vấn đề hệ thống trong lĩnh vực, khu vực hoặc quốc gia. Điều này
khiến việc tìm kiếm các lựa chọn thay thế khác khó khăn hơn. Điều quan trọng là phải hợp tác với các bên liên quan, để
họ có thể hỗ trợ phương pháp cải thiện liên tục và cuối cùng hiểu được lý do dài hạn tại sao công ty của bạn ngừng kinh
doanh hoặc duy trì kinh doanh với một đối tác có vấn đề.

Quy trình dừng Kinh doanh


Mỗi thành viên amfori BSCI phải chọn cách thức và thời điểm đưa ra quyết định dừng kinh doanh. Tuy nhiên, quyết định
phải luôn dựa trên các thủ tục đã được thống nhất trước, bao gồm:

Lý do được truyền đạt rõ ràng: Các thành viên amfori BSCI nên hướng đến việc cung cấp cho các đối tác kinh doanh
tiềm năng và thực tế những lý do có thể được coi là một hành vi vi phạm niềm tin. Điều này nên được thể hiện bằng
điều khoản hủy bỏ hoặc chấm dứt trong hợp đồng càng rõ ràng càng tốt, đây sẽ là cách nghiêm ngặt nhất để thực thi
Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI.

Quy trình cảnh báo: Các thành viên amfori BSCI nên thiết lập một quy trình để đưa ra các cảnh báo trước khi dừng kinh
doanh. Điều này cũng sẽ giúp công ty trong quá trình tìm kiếm các đối tác kinh doanh thay thế.

Quy trình truyền thông: Các thành viên amfori BSCI nên đặt mục tiêu có một quy trình truyền thông để giải quyết các
trường hợp mà đối tác kinh doanh liên quan đã bị phương tiện truyền thông nhắm đến. Trong trường hợp như vậy,
quyết định dừng kinh doanh cần được phân tích một cách cực kỳ cẩn trọng vì quyết định đó có thể hoàn toàn phản tác
dụng và gây ra mối quan ngại của các bên liên quan.

P 28 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Sự tham gia của các bên liên quan: Các thành viên amfori BSCI nên thường xuyên hợp tác với người tiêu dùng và các
bên liên quan khác để minh bạch về mô hình kinh doanh của họ và lý do tại sao họ có thể dừng kinh doanh với các đối
tác dựa trên hoạt động xã hội.

Dừng kinh doanh hoặc hợp đồng: Hợp đồng kinh doanh và/hoặc quan hệ kinh doanh nên được chấm dứt theo các điều
khoản đã thỏa thuận và sau các cảnh báo đã thỏa thuận. Dừng kinh doanh vì đối tác kinh doanh không sẵn sàng thực
hiện một biện pháp cần thiết để tôn trọng nghĩa vụ của Bộ Quy tắc Ứng xử của amfori BSCI không làm thay đổi các thỏa
thuận hợp đồng (ví dụ: các nghĩa vụ tài chính từ các hợp đồng hiện tại cần phải được thực hiện).

QUAN TRỌNG: amfori không khuyến khích các thành viên amfori BSCI dừng kinh doanh chỉ dựa trên đánh giá
của amfori BSCI, vì điều này mâu thuẫn với các giá trị và nguyên tắc của hệ thống amfori BSCI.

BƯỚC 3. Sự Hợp tác có Ý nghĩa của Các bên liên quan


Các bên liên quan là các cá nhân, cộng đồng hoặc tổ chức bị ảnh hưởng và có thể ảnh hưởng đến sản phẩm, hoạt động,
thị trường, ngành và kết quả của tổ chức. Lập bản đồ và hợp tác với các bên liên quan, bao gồm những người làm việc
trong một đối tác kinh doanh, là những phần không thể thiếu trong quá trình thẩm định (Due Diligence) của các thành
viên amfori và đối tác kinh doanh của họ.

Sự hợp tác có ý nghĩa phụ thuộc vào:

Năng khiếu: Không bên nào có ý định thuyết phục bên kia về quan điểm hoặc cách tiếp cận của họ, mà thay vào đó họ
tập trung vào các mục tiêu chung

Lợi ích: Họ tìm kiếm các giải pháp lâu dài thay vì nhu cầu ngắn hạn

Thường xuyên: Chương trình làm việc đã thỏa thuận được thực hiện liên tục và không chỉ trong trường hợp xảy ra
khủng hoảng tức thời

Xác định các Nhóm Các bên liên quan


Từ quan điểm của một thành viên amfori BSCI, bảng dưới đây cho thấy các nhóm bên liên quan tiềm năng (tổ chức và cá
nhân) và sự liên quan của họ ở các giai đoạn riêng biệt của việc triển khai hệ thống amfori BSCI.

Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể dựa vào công việc hợp tác của các bên liên quan amfori BSCI. Điều quan trọng
cần lưu ý là các tiêu chuẩn quốc tế kỳ vọng tất cả các doanh nghiệp hợp tác một cách có ý nghĩa với các bên liên quan. Tuy
nhiên, thừa nhận rằng điều này có thể dẫn đến một số khó khăn, các tiêu chuẩn này cho phép các công ty ưu tiên những
người sẽ hợp tác và sử dụng các bên trung gian khi tham gia trực tiếp có thể không khả thi.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 29


Các giai đoạn của amfori BSCI Các bên liên quan trong công ty Các bên liên quan bên ngoài

Chính sách, xác định phạm vi và • Quản lý cấp cao • Đối tác Kinh doanh
đánh giá • Bộ phận tìm nguồn cung ứng/mua • amfori
(dựa trên các quy tắc và định hàng • Liên đoàn công đoàn
hướng chiến lược) • Bộ phận Tuân thủ/pháp lý • Các tổ chức xã hội dân sự
• Văn phòng mua hàng tại địa phương

Hành động và hòa nhập •B  ộ phận tìm nguồn cung ứng/mua • Đối tác Kinh doanh
(theo định hướng nhiệm vụ) hàng • amfori
• Nhân viên văn phòng mua hàng tại địa • Các Thành viên amfori khác
phương • Đại diện amfori Quốc gia
• Các vấn đề của công ty và chính phủ • Các cơ quan chuyên trách của Liên
Hợp Quốc (ILO, UNICEF, UNHCR,
UNWOMEN, IOM)
• Các cơ quan chính phủ
• Các công đoàn địa phương

Biết và thể hiện (truyền thông • Bộ phận CSR • Các nhóm vận động
và định hướng trách nhiệm giải • Phòng tuân thủ • Người tiêu dùng
trình) • Bộ phận truyền thông • Mạng amfori
• Đối tác Kinh doanh
• Công đoàn
• Công nhân của đối tác kinh doanh hoặc
bên trung gian của họ
• Các cơ quan chính phủ

Bảng 2: Các nhóm bên liên quan tiềm năng hỗ trợ triển khai amfori BSCI

Mức độ hợp tác của các bên liên quan


Bảng dưới đây cho thấy phân loại được sử dụng nhiều nhất để xác định mức độ hợp tác tùy thuộc vào:
• Ảnh hưởng của họ đối với cộng đồng và các bên liên quan khác

• Sự quan tâm của họ đối với hoạt động của công ty

Hình 3: Cách để hợp tác với các bên liên quan

P 30 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Lợi ích của sự hợp tác của bên liên quan
Các bên liên quan nội bộ và bên ngoài có thể là đồng minh tốt cho các công ty, bởi vì họ có thể giúp tập trung vào hầu hết
các vấn đề có liên quan, do đó tối đa hóa nguồn lực. Thật vậy, các bên liên quan có thể:

• chú ý đến các vấn đề cụ thể, thị trường và các tác nhân trong chuỗi cung ứng

• ảnh hưởng đến nhận thức của công chúng về hoạt động và rủi ro xã hội trong chuỗi cung ứng

• nắm giữ kiến thức riêng và cụ thể về các tác nhân, vấn đề và hoàn cảnh địa phương mà thành viên amfori BSCI có
thể khó hoặc không thể có được

• bổ sung hoặc thách thức thông tin thu thập được thông qua đánh giá xã hội và các công cụ đánh giá amfori

• cộng tác để tìm ra nguyên nhân gốc và xây dựng năng lực để thu hẹp khoảng trống hiện có

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 31


Bước 4. Theo dõi việc Thực hiện và Kết quả
Để đảm bảo rủi ro được quản lý, giảm thiểu, loại bỏ và khắc phục một cách hiệu quả, các công ty nên theo dõi và theo dõi
việc thực hiện cũng như hiệu quả của các cam kết, hoạt động và mục tiêu nội bộ của chính doanh nghiệp về thẩm định
(Due Diligence).

Điều này có thể bao gồm:

• Kiểm tra, đánh giá và giám sát do bên thứ ba thực hiện hoặc nội bộ (bao gồm đánh giá xã hội amfori BSCI)

• Đánh giá dữ liệu liên quan cụ thể về amfori Insights, dữ liệu bên ngoài và các tài liệu khác

• Đánh giá định kỳ các mối quan hệ kinh doanh

• Tham vấn hoặc hợp tác với các chủ bản quyền bị ảnh hưởng hoặc có khả năng bị ảnh hưởng.

P 32 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Bước 5. Truyền đạt cách giải quyết các Tác động
Tối thiểu mỗi năm các thành viên amfori phải báo cáo công khai thông tin liên quan đến các quy trình thẩm định (Due
Diligence), liên quan đến tính bảo mật thương mại và các mối quan ngại về cạnh tranh hoặc bảo mật khác. Những báo
cáo này nên bao gồm:

• Phương pháp để xác định và đánh giá rủi ro

• Kết quả của quá trình đánh giá rủi ro và ưu tiên

• Các bước được thực hiện để quản lý, giảm thiểu và loại bỏ rủi ro và hỗ trợ nạn nhân

Việc tuân thủ khuôn khổ sáu bước có thể hữu ích để lập báo cáo và các cơ chế báo cáo khác (chẳng hạn như Sáng kiến Báo
cáo Toàn cầu) cũng có thể hữu ích để bổ sung cho việc báo cáo thẩm định (Due Diligence).

Thông tin phải được công bố theo cách dễ dàng tiếp cận và phù hợp với hoạt động của công ty. Cần nỗ lực để đảm bảo các
bên liên quan tại địa phương cũng có thể tiếp cận thông tin này (ví dụ: bằng cách đảm bảo báo cáo được viết bằng ngôn
ngữ thích hợp và được cung cấp qua các kênh mà các bên liên quan tại địa phương có thể tiếp cận).

Việc báo cáo và công bố thông tin bền vững, bao gồm cả thẩm định (Due Diligence), cũng có thể được yêu cầu theo luật.

Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 33


Bước 6. Triển khai hoặc hợp tác trong việc Khắc phục khi
thích hợp
Để hỗ trợ khắc phục hiệu quả và kịp thời, các thành viên nên:

• Cam kết triển khai hoặc hợp tác trong các trường hợp cần khắc phục

• Hợp tác với thiện chí với các cơ chế tư pháp hoặc phi tư pháp

• Thiết lập cơ chế khiếu nại cấp hoạt động (OLGM) phù hợp với Nguyên tắc UNGP 31

• Hợp tác với đại diện của người lao động và công đoàn để thiết lập một quy trình thông qua đó họ có thể khiếu nại
với doanh nghiệp

• Khuyến khích và hỗ trợ các đối tác kinh doanh sử dụng chức năng cải thiện liên tục của Nền tảng bền vững amfori
(amfori Sustainability Platform)

BƯỚC 6. Cơ chế Khiếu nại


Trách nhiệm giải trình có thể được định nghĩa là nghĩa vụ của một cá nhân hoặc tổ chức trong việc giải trình các hoạt động
của mình và chấp nhận trách nhiệm đối với họ. Thiếu trách nhiệm giải trình (nhận thức hoặc thực tế) có thể làm giảm sự
tôn trọng của công chúng đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và doanh nghiệp.

Việc thiết lập và duy trì một cơ chế khiếu nại hiệu quả là một yếu tố thiết yếu của một công ty có trách nhiệm và thực hiện
trách nhiệm giải trình. Một số khu vực pháp lý cũng quy định trong luật rằng các công ty phải thiết lập quy trình khiếu nại.

Các cơ chế khiếu nại phải được thiết lập với cam kết thực sự để lắng nghe tiếng nói của người lao động và các mối quan
ngại của cộng đồng. Chúng phải được liên kết với việc theo dõi và khắc phục công bằng khi cần thiết. Nếu không, hiệu quả
của việc thiết lập cơ chế khiếu nại có thể phản tác dụng và tạo ra sự nghi ngờ. Khi được thực hiện đúng cách, các cơ chế
này là một kênh giao tiếp bổ sung với cả các bên liên quan nội bộ (nhân viên) và các bên liên quan bên ngoài (ví dụ: cộng
đồng) để lường trước các rủi ro hoặc tổn hại trước khi các vấn đề đó trở nên nghiêm trọng.

Nếu một cơ chế khiếu nại được thiết lập một cách thích hợp, cơ chế đó sẽ dẫn đến:

Sự hợp tác: Củng cố mối quan hệ công ty với người lao động. Nếu người lao động nhận ra rằng họ không chỉ có thể chia
sẻ mối quan ngại mà còn nhận được các giải pháp kịp thời, họ sẽ cảm thấy có động lực hơn và sẵn sàng làm việc tốt hơn.
Điều này có thể dẫn đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt hơn và năng suất được cải thiện.

Sự tự tin: Cơ chế này củng cố sự tự tin về cách quản lý doanh nghiệp kinh doanh và liên quan đến lực lượng lao động,
điều này sẽ nhận thấy rõ trong bất kỳ cuộc đánh giá nào và/hoặc chuyến thăm của các khách hàng hiện tại và tiềm năng.

Nhận thức: Đây là phương tiện tuyệt vời để nâng cao nhận thức của người lao động về các quyền và nghĩa vụ của họ.
Người lao động có thể tìm hiểu xem một số khiếu nại nhất định có hợp lý hay không, hoặc kết luận có được chia sẻ công
khai (tôn trọng tính bảo mật cần thiết của người lao động) hay không.

Ngoài những nỗ lực cụ thể mà mỗi thành viên amfori BSCI có thể thực hiện để thiết lập và duy trì văn hóa trách nhiệm
giải trình, amfori đã thiết lập cơ chế khiếu nại riêng để giải quyết mối quan ngại của các bên liên quan một cách kịp thời
và hiệu quả.

Hơn nữa, các thành viên amfori BSCI nên khuyến khích tất cả các bên trong chuỗi cung ứng của họ thiết lập cơ chế khiếu
nại của riêng họ. amfori cung cấp hướng dẫn chi tiết cho các thành viên amfori BSCI và các đối tác kinh doanh của họ về
cách thiết lập cơ chế khiếu nại cấp hoạt động (OGM) hiệu quả: Hướng dẫn 4: Cách Thiết lập Cơ chế Khiếu nại ở Cấp độ Hoạt
động Hiệu quả.

P 34 - Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1


Hướng dẫn Sử dụng Hệ thống amfori-BSCI – Phần 1 - P 35
amfori
The Gradient Building
Avenue de Tervueren 270
1150 Brussels
Fax: +32 2 762 75 06
Phone: +32 2 762 05 51
E-mail: info@amfori.org

Find and follow us: /amfori

You might also like