You are on page 1of 5

ĐÁP ÁN BÀI TẬP

LUYỆN TẬP BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

TopClass iLearn Toán 10 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Biểu diễn miền nghiệm của hai bất phương trình x − 3y ≤ 6 và 5x + 2y > 3 trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

Hướng dẫn giải:


Phân tích đề
Dạng toán: Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Dấu hiệu nhận biết: “Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình”.
Phương pháp giải: Có ba bước để biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn:
Bước 1: Vẽ đường thẳng d : ax + by = c . Đường thẳng d chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng.
Bước 2: Lấy điểm M (x ; y ) không nằm trên d (ta thường lấy gốc tọa độ O nếu c ≠ 0 ). Tính ax + by và so sánh với c .
0 0 0 0

Bước 3: Kết luận


- Nếu ax + by < c thì nửa mặt phẳng (không kể đường thẳng d ) chứa điểm M là miền nghiệm của bất phương trình ax + by < c .
0 0

- Nếu ax + by ≤ c thì nửa mặt phẳng (kể cả đường thẳng d ) chứa điểm M là miền nghiệm của bất phương trình ax + by ≤ c .
0 0 0 0

- Nếu ax + by > c thì nửa mặt phẳng (không kể đường thẳng d ) chứa điểm M là miền nghiệm của bất phương trình ax + by > c .
0 0

- Nếu ax + by ≥ c thì nửa mặt phẳng (kể cả đường thẳng d ) chứa điểm M là miền nghiệm của bất phương trình ax + by ≥ c .
0 0

+) x − 3y ≤ 6
Vẽ đường thẳng d : x − 3y = 6 .
1

Lấy điểm O (0; 0) . Ta có 0 − 3.0 ≤ 6 .


+) 5x + 2y > 3
Vẽ đường thẳng d : 5x + 2y = 3 .
2

Lấy điểm O (0; 0) . Ta có 5.0 + 2.0 < 3 .


+) Biểu diễn

+) Kết luận:
Miền nghiệm của bất phương trình x − 3y ≤ 6 là nửa mặt phẳng (kể cả đường thẳng d ) chứa điểm O (0; 0) .
1

Miền nghiệm của bất phương trình 5x + 2y > 3 là nửa mặt phẳng (không kể đường thẳng d ) không chứa điểm O (0; 0) .
2

2. Anh Nam dự định thi lấy bằng tiếng Anh TOEIC hai kĩ năng (Nghe và Đọc) sau một tháng, do đó anh cần lập một kế hoạch luyện đề thi
hợp lý. Để việc học có hiệu quả tốt nhất thì anh Nam cần ít nhất 2 giờ học tiếng Anh mỗi ngày. Biết mỗi bài Nghe cần 45 phút và mỗi bài
Đọc cần 75 phút để hoàn thành. Hãy viết bất phương trình bậc nhất hai ẩn để biểu diễn thời gian cần thiết để anh Nam tự học mỗi ngày và
chỉ ra 3 cách phân bổ thời gian mà anh Nam có thể làm.

Hướng dẫn giải:


Phân tích đề
Dạng toán: Xác định bất phương trình bậc nhất hai ẩn và tìm nghiệm của nó.
Dấu hiệu nhận biết: “Xác định bất phương trình”, “chỉ ra nghiệm”.
Phương pháp giải:
- Đọc đề bài, xác định các ẩn;

Trang 1/5
- Biểu diễn các ẩn đó theo dữ kiện của đề bài.
Gọi x, y lần lượt là số giờ anh Nam nên dành ra để luyện bài Nghe và Đọc mỗi ngày.
Đổi 45 phút = 0, 75 giờ; 75 phút = 1, 25 giờ.
Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y để biểu diễn thời gian cần thiết để anh Nam tự học mỗi ngày là: 0, 75x + 1, 25y ≥ 2 .
Ba nghiệm của bất phương trình 0, 75x + 1, 25y ≥ 2 là (0; 2) ; (3; 0) ; (1; 1) .
Vậy anh Nam có thể thử 3 cách phân bổ thời gian ôn tập 1 ngày như sau:
- Làm 2 bài Đọc.
- Làm 3 bài Nghe.
- Làm 1 bài Đọc và 1 bài Nghe.
3. Bác Trung dự định trồng những khóm hoa hồng và những cây hoa giấy trên khu vườn rộng 50 m của mình. Diện tích để trồng 1 khóm
2

hoa hồng là 0, 75 m , diện tích để trồng 1 cây hoa giấy là 1, 2 m .


2 2

a) Gọi x, y lần lượt là số khóm hoa hồng và số cây hoa giấy được trồng. Viết bất phương trình biểu thị mối liên hệ giữa x, y biết diện tích
vườn dành cho lối đi lại tối thiểu là 10 m .
2

b) Biểu diễn bất phương trình ở câu a) trên mặt phẳng tọa độ.

Hướng dẫn giải:


Phân tích đề
Dạng toán: Xác định bất phương trình bậc nhất hai ẩn và biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình đó.
Dấu hiệu nhận biết: “Viết bất phương trình”, “biểu diễn bất phương trình”.
Phương pháp giải:
- Đọc đề bài, biểu diễn các ẩn đó theo dữ kiện của đề bài;
- Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ.
a) Do khu vườn rộng 50 m và diện tích vườn dành cho lối đi lại tối thiểu là 10 m nên bất phương trình biểu thị mối liên hệ giữa x, y là
2 2

0, 75x + 1, 2y ≤ 40 hay 15x + 24y ≤ 800 với x, y ≥ 0 .

b) Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình 15x + 24y ≤ 800 :
+) Vẽ đường thẳng d : 15x + 24y = 800 .
+) Điểm O (0; 0) không nằm trên đường thẳng d . Ta có 15.0 + 24.0 ≤ 800 .
+) Kết luận: Miền nghiệm của bất phương trình 15x + 24y ≤ 800 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d ) chứa điểm O (0; 0) .
Kết hợp với điều kiện x, y ≥ 0 , miền nghiệm thỏa mãn là miền tam giác OAB (kể cả các cạnh).

4. Một cửa hàng tạp hóa bán hai loại nước khoáng là Aquafina và Lavie. Biết rằng, một chai nước khoáng Aquafina bán ra lãi a nghìn đồng
và một chai nước khoáng Lavie bán ra lãi 1, 25a nghìn đồng. Nếu cửa hàng bán được 1 chai nước Aquafina và 8 chai nước Lavie thì cửa
hàng lãi 11 nghìn đồng. Vẽ miền nghiệm của bất phương trình biểu diễn lượng mỗi loại nước khoáng cần bán để tiền lãi ít nhất cho việc
bán nước khoáng là 500 nghìn đồng?

Hướng dẫn giải:


Phân tích đề
Dạng toán: Viết bất phương trình bậc nhất hai ẩn, tìm miền nghiệm, biểu diễn miền nghiệm.
Dấu hiệu nhận biết: “Vẽ miền nghiệm của bất phương trình biểu diễn”.
Phương pháp giải:
- Đọc đề bài, xác định các ẩn;

Trang 2/5
- Biểu diễn các ẩn đó theo dữ kiện của đề bài.
- Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình thu được.
Gọi x, y lần lượt là số lượng chai nước Aquafina và Lavie mà cửa hàng cần bán được (x, y ∈ N) .
Bất phương trình biểu diễn số tiền lãi từ việc bán nước khoáng ít nhất là 500 nghìn đồng: ax + 1, 25ay ≥ 500 .
Do cửa hàng bán được 1 chai nước Aquafina và 8 chai nước Lavie thì cửa hàng lãi 11 nghìn đồng, nghĩa là: a. 1 + 1, 25a. 8 = 11 ⇒ a = 1
.
Do đó bất phương trình cần tìm có dạng x + 1, 25y ≥ 500 .
Miền nghiệm của bất phương trình x + 1, 25y ≥ 500 là nửa mặt phẳng bờ x + 1, 25y = 500 (tính cả bờ) không chứa điểm O (0; 0) (phần
tô màu).
Kết hợp với điều kiện x, y ∈ N , tập hợp những điểm có tọa độ (x; y) với x, y ∈ N nằm trong phần tô màu.

5. Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
A. 2x + y 3
≤ 0 . B. x − 2y ≥ 96 . C. x − z ≤ 2y . D. xy − x > 1 .

Ta có:
+) 2x + y 3
≤ 0 không phải là bất phương trình bậc nhất hai ẩn vì bậc của y là 3.
+) x − z ≤ 2y không phải là bất phương trình bậc nhất hai ẩn vì có 3 ẩn là x, y, z .
+) xy − x > 1 không phải là bất phương trình bậc nhất hai ẩn vì không có dạng ax + by > c .
+) x − 2y ≥ 96 là bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
6. Trong các cặp số sau đây, cặp nào không là nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn 5x − 2y > 9 ?
A. (2; 0) . B. (1; −2) . C. (0; −6) . D. (4; −3) .

Thay các cặp số vào bất phương trình ta được:


+) 5.1 − 2. (−2) > 9 ⇔ 9 > 9 sai nên (1; −2) không phải là nghiệm của 5x − 2y > 9 .
+) 5.2 − 2.0 > 9; 5.0 − 2. (−6) > 9; 5.4 − 2. (−3) > 9 đúng nên (2; 0) , (0; −6) , (4; −3) là các nghiệm của 5x − 2y > 9 .
7. Biểu diễn hình học tập nghiệm của bất phương trình −4x + y < 2 là
A. nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng Δ : −4x + y − 2 = 0 và
B. nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng Δ : −4x + y − 2 = 0 .
chứa điểm O (0; 0) không kể đường thẳng Δ .
C. nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng Δ : −4x + y − 2 = 0 và D. nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng Δ : −4x + y − 2 = 0 và
không chứa điểm O (0; 0) không kể đường thẳng Δ . chứa điểm O (0; 0) kể cả đường thẳng Δ .

Xét đường thẳng −4x + y − 2 = 0


Thay tọa độ điểm O (0; 0) vào bất phương trình ta được: −4.0 + 0 < 2 ⇔ 0 < 2 (đúng).
Vậy nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng Δ : −4x + y − 2 = 0 và chứa điểm O (0; 0) không kể đường thẳng Δ là biểu diễn hình học tập
nghiệm của −4x + y < 2 .
8. Miền nghiệm của bất phương trình 3x + 2 (y + 3) ≥ 4 (x + 1) − y + 3 là phần mặt phẳng chứa điểm
A. A (3; 0) . B. B (−1; 0) . C. C (1; −2) . D. O (0; 0) .
3x + 2 (y + 3) ≥ 4 (x + 1) − y + 3 ⇔ x − 3y + 1 ≤ 0
Trang 3/5
Thay tọa độ các điểm vào bất phương trình thấy B (−1; 0) nghiệm đúng.
9. Miền nghiệm của bất phương trình x − 2y ≤ 2 là phần tô màu nào sau đây?

A. B.

C. D.

Trước hết vẽ đường thẳng d : x − 2y = 2 . Ta thấy d đi qua (2; 0) và (0; −1) .


Lấy điểm O (0; 0) ∉ d . Ta có 0 − 2.0 ≤ 2 là mệnh đề đúng.
Vậy miền nghiệm của bất phương trình x − 2y ≤ 2 là nửa mặt phẳng (kể cả đường thẳng d ) chứa điểm O .
10. Cặp số nào sau đây là nghiệm của bất phương trình 2x − 3y ≤ 12 ?
A. { (3a; 2a − 4)| a ∈ R} . B. { (−6a; −4a − 13)| a ∈ R} .
C. { (3a; 2a − 5)| a ∈ R} . D. { (−6a; −4a − 10)| a ∈ R} .

Thay lần lượt tọa độ các điểm vào 2x − 3y ≤ 12 ta được:


+) 2.3a − 3 (2a − 4) ≤ 12 là mệnh đề đúng nên { (3a; 2a − 4)| a ∈ R} là một nghiệm của 2x − 3y ≤ 12 .
+) 2. (−6a) − 3. (−4a − 13) ≤ 12; 2.3a − 3. (2a − 5) ≤ 12; 2. (−6a) − 3. (−4a − 10) ≤ 12 là các mệnh đề sai.
11. Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn 3x − y ≤ 6 . Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của x thỏa mãn (x; 0) là nghiệm của bất phương
trình đã cho?
A. 0 B. 1. C. 2. D. Vô số.

Thay y = 0 vào bất phương trình ta được: 3x − 0 ≤ 6 ⇔ x ≤ 2 .


Vì x nguyên dương nên có 2 giá trị của x thỏa mãn là 1 và 2.
12. Miền in đậm (không kể đường thẳng d ) trong hình dưới đây là miền nghiệm của bất phương trình nào sau đây?

A. 6x − 5y < 4 . B. 5x − 6y > 4 . C. 6x + 5y ≥ 4 . D. 5x − 6y ≤ 4 .

Giả sử đường thẳng d có phương trình là

Trang 4/5
ax + by = c (a 2
+ b
2
> 0).
2 4
Đường thẳng d trong hình đi qua hai điểm (0; − ) , ( ;0 ).
3 5

Thay tọa độ hai điểm này vào phương trình đường thẳng d ta được:
⎧ a. 0 + b. (− ) = c2
b = − c
3

⎨ ⇔ {
3 2

⎩ 4
a = c
5
a. + b. 0 = c 4
5

Chọn c = 4 ⇒ b = −6; a = 5 .
Phương trình đường thẳng d : 5x − 6y = 4 .
Điểm O (0; 0) ∉ d và 5.0 − 6.0 < 4 nên miền in đậm (không kể đường thẳng d ) là miền nghiệm của bất phương trình 5x − 6y > 4 .
13. Phần tô đậm của hình sau (kể cả đường thẳng d ) biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình nào?

A. x + 2y ≥ 8 . B. x + 2y ≤ 8 . C. x − 2y ≥ 8 . D. x − 2y > 8 .

Viết phương trình đường thẳng d : ax + by = c (a 2


+ b
2
> 0 ).
Đường thẳng d đi qua hai điểm là (0; 4) , (8; 0) .
Thay tọa độ hai điểm này vào phương trình đường thằng d ta được:
c
a, 0 + b. 4 = c b =
{ ⇔ { 4

c
a, 8 + b. 0 = c a =
8

Chọn c = 8 ⇒ b = 2, a = 1 .
Phương trình đường thằng d : x + 2y = 8 .
Lấy điểm O (0; 0) ∉ d . Ta có 0 + 2.0 ≤ 8 nên phần tô đậm (kể cả đường thẳng d ) là miền nghiệm của bất phương trình x + 2y ≤ 8 .
14. Tìm bất phương trình ax + by ≤ 0 biết đường thẳng d : ax + by = 0 đi qua điểm M (6; −8) và miền nghiệm của nó chứa điểm N (0; 8)
và đường thẳng d .
A. 4x − 3y ≥ 0 . B. 4x − 3y ≤ 0 . C. 4x + 3y ≥ 0 . D. 4x + 3y ≤ 0 .
3
Vì đường thẳng ax + by = 0 đi qua điểm M (6; −8) nên ta có 6a − 8b = 0 ⇒ b = a .
4
3
Bất phương trình cần tìm có dạng ax + ay ≤ 0 .
4
3
Miền nghiệm của bất phương trình này chứa điểm N (0; 8) nên a. 0 + a. 8 ≤ 0 ⇔ a ≤ 0 .
4

Hiển nhiên a ≠ 0 (để a, b không đồng thời bằng 0), chọn a = −4 ⇒ b = −3 .


Vậy bất phương trình cần tìm là −4x − 3y ≤ 0 ⇔ 4x + 3y ≥ 0 .

Trang 5/5

You might also like