You are on page 1of 5

3.1.

Cho nguyên tử có cấu hình electron c) Nguyên tử có số oxy hóa dương cao
nguyên tử là:1s22s22p63s23p64s23d104p3. nhất là +5, số oxy hóa âm thấp nhất
Chọn câu sai: là -3.

a) Vị trí nguyên tử trong bảng HTTH d) Nguyên tử có khuynh hướng thể hiện
là: chu kỳ 4, PN IIIA, ô số 33. tính phi kim nhiều hơn là tính kim
loại.
b) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử có 3 e
độc thân.

3.2. Trong chu kỳ 4, nguyên tố nào ở trạng thái cơ bản có 3 electron độc thân? Cho: 23V; 24Cr;
25Mn: 26Fe; 27Co; 28Ni; 32Ge; 33As; 34Se; 35Br.

a) V, Fe, As. c) V, Co, As.

b) V, Co, As, Br. d) Co, As, Cr.

3.3. Cho các nguyên tử A1 (Z=1), A2 (Z=7), A3 (Z=22), A4 (Z=35), A5 (Z=13), A6 (Z=30). Tiểu
phân nào sau đây có cấu hình e không phải của khí trơ:

a) A 32− ; A 32 + . c) A1− ; A −4 .

b) A 32 + ; A 62 + . d) A −4 ; A 35+ .

3.4. Cho các nguyên tử 20Ca, 26Fe, 33As, 50Sn, 53I. Các ion có cấu hình khí trơ gần nó nhất là:

a) Ca2+, As3-, Sn4+, I-. c) Ca2+,Fe2+, As3-, I-.

b) Ca2+,Fe3+, As3-, Sn4+, I-. d) Ca2+, As3-, I-.

3.5. Cho các nguyên tử: 51Sb, 52Te, 53I, 55Cs, 56Ba. Các ion có cấu hình giống ion I- là:

a) Sb3-, Te2-, Cs+, Ba2+. c) Sb3+, Te2+, Cs-, Ba2-.

b) Sb3-, Te2+, Cs+, Ba2+. d) Sb3+, Te2+, Cs+, Ba2+.

3.6. Cho hai nguyên tử với các phân lớp electron ngoài cùng là: X(3s23p1) và Y(2s22p4). Công
thức phân tử của hợp chất giữa X và Y có dạng:
a) XY2 b) XY3 c) X2Y3 d) X3Y
3.7. Chọn trường hợp đúng:

Cho cấu hình electron của các nguyên tử X , Y , Z , T như sau:

X: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p64f56s2

Y: 1s22s22p63s23p63d104s24p3

Z: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s1
T: 1s22s22p63s23p63d104s2

a) X là kim loại chuyển tiếp f thuộc phân nhóm IIIB.

b) Y là kim loại chuyển tiếp thuộc phân nhóm VB.

c) Z là kim loại kiềm thuộc phân nhóm IA.

d) T là kim loại chuyển tiếp thuộc phân nhóm VIIIB.

3.8. Chọn phương án đúng:

Nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp ngoài cùng và thuộc chu kỳ 4.

1) Cấu hình electron hóa trị của X là 4s23d3.

2) X có điện tích hạt nhân Z = 33.

3) X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm chính VB trong bảng hệ thống tuần hoàn.

4) Số oxy hóa dương cao nhất của X là +5.

a) 1,3 b) 2,4 c) 2,3,4 d) 1,2,3

3.9. Dựa trên quy tắc xây dựng bảng HTTH, dự đoán điện tích hạt nhân của nguyên tố kim loại
kiềm (chưa phát hiện) ở chu kỳ 8. Biết 87Fr là nguyên tố kim loại kiềm thuộc chu kỳ 7.
a) 119 b) 137 c) 105 d) 147
2 6
3.10. Chọn phát biểu sai: Nguyên tố X có cấu hình e lớp cuối cùng là 2s 2p .
a) X là nguyên tố trơ về mặt hóa học ở điều kiện khí quyển.
b) X là chất rắn ở điều kiện thường.
c) X ở chu kỳ 2 và phân nhóm VIIIA.
d) Là nguyên tố cuối cùng của chu kỳ 2.
3.11. Ion X2+ có phân lớp e cuối cùng là 3d5. Hỏi nguyên tử X có electron cuối cùng có bộ 4 số
lượng tử là gì? (Qui ước mℓ từ -ℓ đến +ℓ)

a) n = 3, ℓ = 2, mℓ =+2, ms =-½. c) n = 3, ℓ =2, mℓ = -1, ms =-½.

b) n = 4, ℓ = 0, mℓ = 0, ms = -½. d) n =3, ℓ =2, mℓ =+2, ms =+½.

3.12. Chọn cấu hình e nguyên tử ở trạng thái cơ bản đúng của hai nguyên tố thuộc phân nhóm VIA
và VIB:

1) 1s22s22p63s23p64s23d4. 2) 1s22s22p63s23p4.

3) 1s22s22p63s23p64s13d5. 4) 1s22s22p63s13p5.

a) 1,2. b) 3,4. c) 2,3. d) 1,4.


3.13. Xác định vị trí của các nguyên tử có cấu hình e sau trong bảng hệ thống tuần hoàn và cho biết
chúng là kim loại hay phi kim:

X: 4s23d7. Y: 4s23d104p5. T: 5s1.

a) X(CK3, PN VIIB, KL); Y(CK4, PN VA, PK); T(CK5, PN IA, KL).

b) X(CK4, PN IIB, KL); Y(CK3, PN VIIA, PK); T(CK5, PN IA, KL).

c) X(CK3, PN VIIIB, KL); Y(CK4, PN VIIB, KL); T(CK5, PN IA, KL).

d) X(CK4, PN VIIIB, KL); Y(CK4, PN VIIA, PK); T(CK5, PN IA, KL).

3.14. Ion M3+ và ion X2- có phân lớp cuối cùng lần lượt là 2p6 và 4p6. Hãy xác định vị trí của các
nguyên tử M và X trong bảng phân loại tuần hoàn và bản chất là kim loại hay phi kim.

a) M(CK2, PN IIIB, KL) ; X(CK4, PN VIIIA, Khí hiếm).

b) M(CK3, PN IIIA, KL) ; X(CK4, PN VIA, PK).

c) M(CK2, PN VIIIA, Khí hiếm) ; X(CK2, PN IIA, KL).

d) M(CK3, PN VA, PK) ; X(CK4, PN VIA, KL).

3.15. Chọn phương án không chính xác:

Các nguyên tố có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng ns1:

1) chỉ là kim loại. 3) là nguyên tố họ s.

2) chỉ có số oxy hóa +1. 4) chỉ có 1 e hóa trị.

a) 1,2. b) 1,3,4. c) 2,3,4. d) 1,2,3,4.

3.16. Chọn câu đúng: “Số thứ tự của phân nhóm bằng tổng số electron ở lớp ngoài cùng”. Quy tắc
này:
a) Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính.
b) Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính, phân nhóm IB và IIB, trừ He ở phân nhóm
VIIIA.
c) Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính và phân nhóm phụ, trừ phân nhóm VIIIB.
d) Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính và phân nhóm phụ.
3.17. Chọn phát biểu chưa chính xác:
1) Tất cả các chu kỳ trong bảng hệ thống tuần hoàn đều bắt đầu bằng nguyên tố kim loại kiềm
và kết thúc bằng nguyên tố khí trơ.
2) Tất cả các chu kỳ trong bảng hệ thống tuần hoàn đều bắt đầu bằng nguyên tố s và kết thúc
bằng nguyên tố p.
3) Phân nhóm chứa nhiều nguyên tố nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn là VIIIB.
4) Ái lực electron mạnh nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn là nguyên tố Flor.
a) 1,2,3 b) 1,3 c) 1,3,4 d) 1,2,3,4
3.18. Chọn câu đúng: Cho các nguyên tố 20Ca, 26Fe, 48Cd, 57La. Các ion có cấu hình lớp vỏ electron
giống khí trơ gần nó là:
a) Ca2+, La3+ c) Ca2+, La3+, Cd2+
b) Ca2+, Fe2+ d) Ca2+, Cd2+
3.19. Chọn câu đúng: Dựa trên nguyên tắc xây dựng bảng HTTH, hãy dự đoán số nguyên tố hóa
học tối đa có ở chu kỳ 8 (nếu có)
a) 32 b) 18 c) 50 d) 64

3.20. Chọn câu đúng: Tính thuận từ (có từ tính riêng) của các nguyên tử và ion được giải thích là
do có chứa electron độc thân, càng nhiều electron độc thân thì từ tính càng mạnh. Trên cơ sở
đó hãy chọn trong mỗi cặp hợp chất ion sau, hợp chất ion nào bị nam châm hút mạnh nhất?
(Cho Z của Cℓ, Ti, Fe lần lượt là 17, 22, 26) (TiCℓ2 và TiCℓ4) ; (FeCℓ2 và FeCℓ3)
a) TiCℓ2 và FeCℓ2 c) TiCℓ4 và FeCℓ2
b) TiCℓ2 và FeCℓ3 d) TiCℓ4 và FeCℓ3

3.21. Những nguyên tố có các AO hóa trị có giá trị n+ℓ = 5 thuộc về các chu kỳ:
a) Chu kỳ 4 và 5. c) Chu kỳ 4.
b) Chu kỳ 3. d) Chu kỳ 6.
3.22. Dựa trên đặc điểm nào của cấu tạo nguyên tử mà người ta xếp các nguyên tố sau đây vào
cùng một nhóm trong bảng HTTH: 16S và 24Cr ; 15P và 33V
a) Cùng số e ngoài cùng. c) Cùng số e hóa trị.
b) Cùng số AO hóa trị. d) Cùng số phân lớp ngoài cùng.
.

You might also like