You are on page 1of 26

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...

TRƯỜNG THPT...
----------  ----------

KẾ HOẠCH BÀI DẠY


Chương 7: Nguyên tố nhóm VIIA
Halogen
Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học
các đơn chất nhóm VIIA

GV thực hiện : ….
Năm học : ….

…, 2022
Chân trời sáng tạo

Người soạn:
Ngày soạn:
Lớp dạy:
Chương 7: NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA - HALOGEN
Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học. Lớp: 10.
Thời gian thực hiện: …tiết

I. Mục tiêu bài học


1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ tự học: HS nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi tìm hiểu
về nhóm halogen. (1)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ kiến thức đã học HS vận dụng giải
quyết các nhiệm vụ học tập và câu hỏi bài tập. (2)
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ hóa học đọc tên các nguyên tố và
đơn chất halogen. Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc. Thông qua làm việc
nhóm nâng cao khả năng trình bày ý kiến của bản thân, tự tin thuyết trình trước đám
đông. (3)
1.2. Năng lực Hóa học
- Năng lực nhận thức kiến thức hóa học:
+ Phát biểu được trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen. (4)
+ Mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất
halogen. (5)
+ Trình bày được xu hướng nhận thêm 1 electron (từ kim loại) hoặc dùng chung
electron (với phi kim) để tạo hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hóa trị dựa theo cấu hình
electron. (6)
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Giải thích được sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất
halogen dựa vào tương tác van der Waals. (7)
Chân trời sáng tạo

+ Giải thích được xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen theo
khả năng hoạt động của halogen và năng lượng liên kết H – X (điều kiện phản ứng, hiện
tượng phản ứng và hỗn hợp chất có trong bình phản ứng). (8)
+ Viết được phương trình hóa học của phản ứng tự oxi hóa – khử của chlorine
trong phản ứng với dung dịch sodium hydroxide ở nhiệt độ thường và khi đun nóng; ứng
dụng của phản ứng này trong sản xuất chất tẩy rửa. (9)
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
+ Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm chứng minh được xu hướng giảm
dần tính oxi hóa của các halogen thông qua một số phản ứng: Thay thế halogen trong
dung dịch muối bởi một halogen khác; Halogen tác dụng với hydrogen và với nước. (10)
+ Thực hiện được (hoặc quan sát video) một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa
mạnh của các halogen và so sánh tính oxi hóa giữa chúng (thí nghiệm tính tẩy màu của
khí chlorine ẩm; thí nghiệm nước chlorine; nước bromine tương tác với dung dịch
sodium chlorine, sodium bromide, sodium iodide). (11)
2. Phẩm chất
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm. (12)
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân
công. (13)
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch dạy học.
- Bài giảng powerpoint.
- Dụng cụ: Cốc 100 mL, 2 ngòi bút chì, 2 đoạn dây điện 20 cm, pin.
- Hóa chất: Muối ăn, nước lọc, nước màu (pha loãng).
- Giấy A0, bút lông, nam châm.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
- Đọc trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Chân trời sáng tạo

Hoạt động 1: Mở đầu

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu
- Kích thích hứng thú, tạo tư thế sẵn sàng học tập và tiếp cận nội dung bài học.
b. Nội dung
- Nêu vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.
c. Sản phẩm

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Ổn định lớp.
- Tiến hành thí nghiệm: Hòa tan một muỗng nhỏ - HS quan sát thí nghiệm và
muối ăn vào 50 mL nước lọc, nối 2 đoạn dây điện lắng nghe câu hỏi.
với 2 ngòi bút chì, đầu còn lại gắn vào 2 điện cực
của pin. Lưu ý: Không để dây điện tiếp xúc với
dung dịch muối, 2 ngòi bút chì không chạm nhau.
Có bọt khí thoát ra 2 điện cực của pin. Tiến hành
trong 2 phút. Rót vài giọt nước màu vào dung dịch
sau điện phân, nước màu sẽ nhạt hoặc mất màu.
- Yêu cầu HS xem thí nghiệm và trả lời các câu hỏi
sau:
Chân trời sáng tạo

+ Thành phần chính của muối ăn là gì?


=> NaCl.
+ Nêu hiện tượng xảy ra khi cắm dây hai cực vào
nguồn.
=> Có xuất hiện bọt khí thoát ra ở hai điện cực - HS trả lời.
của pin.
+ Sau khi rót vài giọt nước màu vào dung dịch sau
điện phân, có hiện tượng gì xảy ra?
=> Nước màu sẽ nhạt dần.
+ Mời một số HS giải thích lí do nước màu sẽ nhạt
dần (theo suy nghĩ của HS).
- GV dẫn dắt việc điện phân dung dịch NaCl
không có màng ngăn:
Phương trình điện phân:
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2
Do không có màng ngăn nên:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
- Liên hệ đến việc dùng chlorine để khử trùng hồ
- HS lắng nghe.
bơi…. Vì sao nước chlorine được sử dụng phổ
biến để khử trùng, sát khuẩn?
- GV mời HS trả lời câu hỏi: Trong bảng tuần hoàn
hóa học, chlorine thuộc nhóm nào? Nêu các
nguyên tố cùng nhóm với chlorine.
- GV dẫn dắt vào bài.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1. Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn

a. Mục tiêu
- Trình bày được vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.
b. Nội dung
Chân trời sáng tạo

- Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để tìm hiểu về vị trí nhóm halogen trong
bảng tuần hoàn.
c. Sản phẩm

Nhóm halogene bao gồm các nguyên tố: fluorine (F), chlorine (Cl),
bromine (Br), iodine (I) và hai nguyên tố phóng xạ là astatine (At),
tennessine (Ts).

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV: Mời HS nêu lại vị trí của nhóm halogen - HS trả lời câu hỏi.
trong bảng tuần hoàn. - Lắng nghe và ghi chép kiến
Nhóm halogene bao gồm các nguyên tố: thức.
fluorine (F), chlorine (Cl), bromine (Br),
iodine (I) và hai nguyên tố phóng xạ là
astatine (At), tennessine (Ts).
Chân trời sáng tạo

- GV: Nhìn vào BTHH các em có thể xác định


được nhóm halogene có 5 nguyên tố, tuy nhiên
nguyên tố At không được nghiên cứu ở đây vì
nó thuộc nhóm nguyên tố có tính phóng xạ.
Chân trời sáng tạo

Hoạt động 2.2. Trạng thái tự nhiên của các halogen

a. Mục tiêu
- Phát biểu được trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen. (4)
b. Nội dung
- Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để tìm hiểu về trạng thái tự nhiên của các
halogen.
c. Sản phẩm

Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Hợp chất chủ yếu
của halogen là muối halide.

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV:
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu về một số dạng - HS trả lời câu hỏi
tồn tại trong tự nhiên của các nguyên tố nhóm
halogen.

Nguyên Một số dạng tồn tại trong tự


tố nhiên

Fluorine CaF2 là thành phần chính của


quặng fluorite.
Na3AlF6 là thành phần chính của
quặng cryolite.
Ca5(PO4)3F là thành phần chính
của quặng fluorapatite.

Chlorin NaCl trong muối mỏ. - Lắng nghe và ghi bài vào vở.
e Các hợp chất chloride (chứa Cl -)
tan trong nước niển, nước sông,
trong máu động vật.
KCl.MgCl2.6H2O là thành phần
Chân trời sáng tạo

chính của khoáng vật carnallite.


NaCl.KCl là thành phần chính
của khoáng vật sylvinite.
HCl trong dịch dạ dày.

Bromin Các hợp chất bromide (chứa Br-)


e tan trong nước biển, nước sông.

Iodine Các hợp chất iodide, iodate


(chứa I-, IO3-) có trong nước
biển, nước sông, rong biển.

- Mời HS trả lời.


- GV giới thiệu thêm.

Hoạt động 2.3. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố
halogen. Đặc điểm cấu tạo phân tử halogen.

a. Mục tiêu
- Trình bày được xu hướng nhận thêm 1 electron (từ kim loại) hoặc dùng chung
electron (với phi kim) để tạo hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hóa trị dựa theo cấu
hình electron. (6)
b. Nội dung
- Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để tìm hiểu về cấu hình electron lớp ngoài
cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen. Đặc điểm cấu tạo phân tử halogen.
c. Sản phẩm

- Đơn chất halogen tồn tại ở dạng phân tử X 2, liên kết trong phân tử là
liên kết cộng hóa trị không phân cực

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV yêu cầu HS viết cấu hình electron lớp - Lắng nghe và trả lời câu hỏi.
Chân trời sáng tạo

ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố


halogen.
- GV: Từ cấu hình electron nguyên tử của
các nguyên tố halogene. Bây giờ, chúng ta
mới đặt ra câu hỏi: “Tại sao các nguyên tử
halogene không đứng riêng rẽ mà hai
nguyên tử liên kết với nhau tạo ra phân tử
X2?”.
=> Nguyên tử halogene có 7 e lớp ngoài
cùng (ns2np5) nên có xu hướng góp chung - HS trả lời câu hỏi.
electron để tạo thành phân tử halogene có
cấu tạo phân tử X-X hay X2. Liên kết hóa
học trong phân tử halogen là liên kết cộng
hóa trị không phân cực.

+ Các em quan sát SGK và trình bày tính


tuần hoàn về sự biến đổi độ âm điện của
các nguyên tố trong nhóm halogene, trình
bày các số oxi hóa mà các nguyên tố
halogene có thể có.
=> Độ âm điện tương đối lớn so các
nguyên tố nhóm khác.
- Từ fluor đến iodine độ âm điện giảm dần.
- Độ âm điện lớn nhất nên số oxi hoá F
trong mọi hợp chất chỉ có -1. Các nguyên
tố khác ngoài số oxi hóa -1 còn có số oxi
hóa +1,+3,+5, +7.
+ Độ âm điện là khả năng hút electron của
1 nguyên tử khi nó tham gia tạo thành liên
kết hóa học.
Vậy vì sao trong nhóm halogene, độ âm
Chân trời sáng tạo

điện lại giảm dần khi đi từ fluor đến iodine?


=> Vì từ fluor đến iodine, số lớp electron
tăng dần, bán kính nguyên tử tăng dần, do
đó khả năng thu thêm 1 electron giảm dần,
nghĩa là tính oxi hóa giảm dần. - HS trình bày đáp án.

- Mời HS trả lời và nhận xét. - Lắng nghe nhận xét và chỉnh
sửa.
- GV chốt kiến thức:
- HS lắng nghe và ghi bài.
- Đơn chất halogen tồn tại ở dạng phân tử
X2, liên kết trong phân tử là liên kết cộng
hóa trị không phân cực

- GV mời HS trả lời câu hỏi:


+ Xác định số oxi hóa của các halogene
trong các hợp chất sau và cho biết chúng có
thể có những số oxi hóa nào?
HF, HCl, HBr, HI
NaCl, NaF, NaI, NaBr
KClO3, KBrO3, KIO3
HBrO, HClO , HIO - HS trả lời câu hỏi.
HClO4, HBrO4,HIO4,
OF2, Cl2O7, Br2O7, I2O7
+ Vì sao trong các hợp chất, nguyên tố
fluor chỉ có số oxi hoá -1, còn các nguyên
tố halogene còn lại, ngoài số oxi hoá -1 còn
có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7 khi tạo hợp
chất với các nguyên tố có độ âm điện lớn - HS trả lời câu hỏi.
hơn như F, O và N.
=> Nguyên nhân của điều này là do trong
nguyên tử của F có độ âm điện lớn nhất
nên chỉ có số oxi hóa là -1.
Chân trời sáng tạo

Trong khi các nguyên tử Cl, Br, I có độ âm


điện bé hơn và có obitan d trống nên khi bị
kích thích có thể chuyển 1, 2, 3 electron
sang phân lớp d, nên có thể tạo các số oxi
hóa +1, +3, +5, +7 khi kết hợp với các
nguyên tố có độ âm điện lớn hơn như F, O
và N.

- HS lắng nghe và chỉnh sửa.

- Mời HS trả lời và nhận xét.

Hoạt động 2.4. Tính chất vật lí

a. Mục tiêu
- Giải thích được sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất
halogen dựa vào tương tác van der Waals. (7)
b. Nội dung
- Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp trực quan, kĩ thuật khăn trải
bàn để tìm hiểu về tính chất vật lí của các nguyên tố nhóm halogen.
c. Sản phẩm

Từ fluorine đến iodine:


+ Trạng thái tập hợp của đơn chất ở 20 oC thay đổi: Khí → lỏng →rắn.
+ Màu sắc đậm dần từ fluorine đến iodine.
Chân trời sáng tạo

+ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần.


Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sối của đơn chất halogen bị ảnh hưởng
bởi tương tác van deer Waals giữa các phân tử. Từ fluorine đến iodine,
khối lượng phân tử và bán kính nguyên tử tăng, làm tăng tương tác van
deer Waals, dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Quan sát Bảng 17.1 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét về tính chất vật lí khi đi từ fluorine đến iodine.
Thể ở điều kiện thường: Khí → lỏng →rắn.
Màu sắc: Đậm dần.
Nhiệt độ nóng chảy: Tăng dần.
Nhiệt độ sôi: Tăng dần.
+ Dựa vào xu hướng biến đổi tính chất của các đơn chất halogen trong
bảng 17.3, hãy dự đoán về thể (trạng thái) của đơn chất astatine ở điều
kiện thường. Giải thích.
Astatine ở trạng thái rắn. Theo quy luật thì thể ở điều kiện thường biến
đổi từ khí đến lỏng đến rắn phù hợp với xu hướng tăng khối lượng phân
tử và sự tương tác giữa các phân tử.
+ Trong điều kiện thường, halogen nào ở thể rắn? Vì sao?
Trong điều kiện thường halogen ở thể rắn là: iodine và astatine. Do theo
quy luật của nhóm halogen.

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm có 4 - HS nhận nhiệm vụ và làm
thành viên). Sử dụng phương pháp khăn trải việc nhóm.
bàn để cho HS tìm hiểu kiến thức này.
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0, các
thành viên sẽ động não, suy nghĩ ra lời giải rồi
Chân trời sáng tạo

sau đó viết lên 1 cạnh của tờ giấy (vùng


1,2,3,4 được đánh số sẵn). Sau khoảng thời
gian từ 1-2 phút, thì các thành viên sẽ tổng
hợp lại ý kiến và viết nội dung vào giữa tờ
giấy.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Quan sát Bảng 17.1 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét về tính chất vật lí, bán kính
nguyên tử, độ âm điện khi đi từ fluorine đến
iodine.
+ Dựa vào xu hướng biến đổi tính chất của
các đơn chất halogen trong bảng 17.3, hãy
dự đoán về thể (trạng thái) của đơn chất
astatine ở điều kiện thường. Giải thích.
+ Trong điều kiện thường, halogen nào ở thể
rắn? Vì sao?
Chân trời sáng tạo

- GV mời một số nhóm bất kì trình bày câu trả


lời, các nhóm còn lại góp ý và bổ sung.
- GV chốt đáp án.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời
câu hỏi sau:
- HS trình bày đáp án của
+ Giải thích nguyên nhân nhiệt độ nóng chảy nhóm.
và nhiệt độ sôi của các phân tử halogen tăng
dần khi đi từ F2 đến I2? - Lắng nghe nhận xét và chỉnh
sửa.
=> Khối lượng phân tử tăng dần khi đi từ F 2
đến I2.
=> Lực van der Waals tương tác giữa các - HS trả lời câu hỏi.
phân tử tăng lên.
=> Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của
halogen phân tử tăng dần khi đi từ F2 đến I2.
- GV mời HS trả lời câu hỏi, các HS khác
nhận xét và góp ý.
- GV chốt kiến thức

Từ fluorine đến iodine:


+ Trạng thái tập hợp của đơn chất ở 20 oC
thay đổi: Khí → lỏng →rắn.
- HS lắng nghe và chỉnh sửa
+ Màu sắc đậm dần từ fluorine đến iodine. đáp án.
+ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng
dần.
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sối của đơn
chất halogen bị ảnh hưởng bởi tương tác van
deer Waals giữa các phân tử. Từ fluorine
đến iodine, khối lượng phân tử và bán kính
nguyên tử tăng, làm tăng tương tác van deer
Waals, dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ
sôi tăng.
Chân trời sáng tạo

Hoạt động 2.5. Tính chất hóa học

a. Mục tiêu
- Giải thích được xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen theo
khả năng hoạt động của halogen và năng lượng liên kết H – X (điều kiện phản ứng,
hiện tượng phản ứng và hỗn hợp chất có trong bình phản ứng). (8)
- Viết được phương trình hóa học của phản ứng tự oxi hóa – khử của chlorine trong
phản ứng với dung dịch sodium hydroxide ở nhiệt độ thường và khi đun nóng; ứng
dụng của phản ứng này trong sản xuất chất tẩy rửa. (9)
- Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm chứng minh được xu hướng giảm
dần tính oxi hóa của các halogen thông qua một số phản ứng: Thay thế halogen trong
dung dịch muối bởi một halogen khác; Halogen tác dụng với hydrogen và với nước.
(10)
- Thực hiện được (hoặc quan sát video) một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa
mạnh của các halogen và so sánh tính oxi hóa giữa chúng (thí nghiệm tính tẩy màu
của khí chlorine ẩm; thí nghiệm nước chlorine; nước bromine tương tác với dung
dịch sodium chlorine, sodium bromide, sodium iodide). (11)
b. Nội dung
- Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và phương pháp trực quan để tìm hiểu về
tính chất hóa học của các nguyên tố nhóm halogen.
c. Sản phẩm

Halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng nên nguyên tử halogen có xu


hướng nhận thêm 1 electron để tạo hợp chất ion hoặc dùng chung
electron để tạo hợp chất cộng hóa trị.
Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là tính oxi hóa mạnh, tính oxi
hóa giảm dần từ flourine đến iodine.

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Tác dụng với kim loại - Xem video và trả lời câu hỏi.
- GV cho HS xem video thí nghiệm
chlorine tác dụng với dây sắt (iron) ở nhiệt
Chân trời sáng tạo

độ cao.
- Yêu cầu quan sát, nêu hiện tương và viết
PTHH xảy ra.
- Xác định chất oxi hóa, chất khử trong
phản ứng vừa ghi.
- GV mời HS trả lời và nhận xét.
2. Tác dụng với hydrogen
- HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS trả lời các câu hỏi:
+ Từ Bảng 17.2, nhận xét mức độ phản ứng
với hydrogen từ fluorine đến iodine.
=> Mức độ phản ứng với hydrogen giảm từ
fluorine đến iodine, phù hợp với xu hướng
giảm tính oxi hoá của dãy halogen từ
fluorine đến iodine.
+ Giải thích tại sao độ biền nhiệt của các
phân tử giảm từ HF đến HI.
=> Giá trị năng lượng liên kết H-X giảm
dần làm cho độ bền nhiệt của các phân tử
giảm từ HF đến HI
+ Tại sao, phản ứng hydrogen và iodine
được trình bảy trong Bảng 21.3 là phản ứng
hai chiều hay phản ứng thuận nghịch?
=> Phân tử HI có độ bền nhiệt thấp, dễ bị
phân huỷ một phần để tái tạo lại iodine và
hydrogen theo phản ứng: 2HI(g)  H2(g)
+I2(g) x
- Lắng nghe và chỉnh sửa bài.
- Mời HS trả lời, nhận xét và chỉnh sửa.
3. Tác dụng với nước, với dung dịch
sodium hydroxide.
- GV: Ngoại trừ fluorine, các halogen còn - HS lắng nghe.
lại khi phản ứng với nước hoặc dung dịch
sodium hydroxide (NaOH) đều thể hiện cả
Chân trời sáng tạo

tính oxi hoá và tính khử.


Khi cho các halogen vào nước thì fluorine
phản ứng mạnh, chlorine và bromine có
phản ứng thuận nghịch với nước, còn iodine
tan rất ít và hầu như không phản ứng.
2F2(aq) + 2H2O(1) → O2(g)+ 4HF(aq)
Cl2(aq) + H2O() HCI (aq) + HCIO (aq)
Br2(aq) +H2O(I)  HBr (aq) + HBRO (aq) - HS nhận nhiệm vụ và làm việc
nhóm.
Thảo luận nhóm 4 người:
Câu 1: Khi cho khí fluorine vào dung dịch
sodium chloride thì fluorine phản ứng với
nước mà không phản ứng với sodium
chloride.
Vậy, hãy dự đoán giá trị biến thiên enthalpy
chuẩn của phản ứng nào dưới đây có thể âm
hơn so với phản ứng còn lại.
F2(aq) + H2O(l) –> 2HF(aq) + ½ O2(g)
F2(aq) + 2NaCI(aq) –> 2NaF(aq) + Cl2(g)
Câu 2: Giả sử có thí nghiệm sau:
Nhỏ nhanh vài giọt bromine màu nâu đỏ
vào ống nghiệm chứa nước, đậy kín, lắc
đều.
Trong dung dịch bromine có những chất
nào? Vì sao?
=> Sau khi nhỏ nhanh vài giọt bromine vào
ống nghiệm chứa nước, dung dịch bromine
có những chất: Br2, H2O, HBr, HBrO.
Br2(aq) + H2O(l) ⇌⇌ HBr(aq) +
HBrO(aq)
- Vì phản ứng xảy ra thuận nghịch nên
trong dung dịch có cả chất tham gia và
chất sản phẩm
Chân trời sáng tạo

- Xem thí nghiệm ảo: Thí nghiệm tính tẩy


màu của khí chlorine.

+ Nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH


xảy ra.
=> Hiện tượng: Xuất hiện khí màu vàng và
giấy màu ẩm bị nhạt màu dần rồi mất màu
- Giải thích:
+ Khi nhỏ HCl đặc vào tinh thể KMnO4,
sản phẩm tạo thành có khí chlorine:
2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl +
5Cl2 + 8H2O
+ Khí chlorine tác dụng với nước ở giấy
màu ẩm tạo thành hỗn hợp có tính tẩy màu:
HCl và HClO
Cl2(aq) + H2O(l) ⇌⇌ HCl(aq) +
HClO(aq)
=> Dung dịch này còn được gọi là dung
dịch nước chlorine, có tính tẩy màu, sát
khuẩn.
+ Giải thích vì sao các halogen không tồn
tại tự do ở trong tự nhiên?
=> Halogen là những chất oxi hóa mạnh,
dễ dàng tác dụng với các chất khác trong - HS trình bày đáp án của nhóm.
tự nhiên: tác dụng với nước, hydrogen,… - Lắng nghe nhận xét và chỉnh
=> Trong tự nhiên, các halogen không tồn sửa.
tại ở dạng đơn chất mà tồn tại ở dạng hợp
chất.
Chân trời sáng tạo

- Mời HS trả lời và nhận xét chỉnh sửa. - HS xem video thí nghiệm.
4. Tác dụng với dung dịch halide
- GV cho HS xem video thí nghiệm, yêu
cầu HS quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng
và viết PTHH xảy ra.
Thí nghiệm 1: Dung dịch sodium bromide
tác dụng với nước chlorine.
=> Hiện tượng: Khi cho nước chlorine
màu vàng rất nhạt vào dung dịch sodium
bromide không màu thì tạo ra dung dịch
màu vàng nâu.
Cl2(aq) + 2NaBr(aq)→2NaCl(aq) +
Br2(aq)
Như vậy, nguyên tố chlorine đã thay thể
bromine trong muối sodium bromide.
Thí nghiệm 2: Dung dịch sodium iodine tác
dụng với nước bromide.
- HS trả lời câu hỏi.
=> Khi cho nước bromine màu vàng vào
dung dịch sodium iodine không màu thì tạo
ra dung dịch màu vàng:
Br2(aq) + 2NaI(aq) → 2NaBr(aq) + I2(aq)
+ Khi cho thêm 2 mL cyclohexane thấy
màu dung dịch nhạt dần do bromine tham
gia phản ứng với cyclohexane:
Br2 + C6H12 → HBr + C6H11Br
+ Khi thêm tiếp vài giọt hồ tinh bột thì
- HS lắng nghe và chỉnh sửa bài.
thấy dung dịch từ màu vàng chuyển sang
màu xanh tím do iodine tác dụng với hồ
tinh bột.
- Mời HS trả lời, nhận xét và chỉnh sửa.\
5. Tính tẩy màu của khí chlorine ẩm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện thí
Chân trời sáng tạo

nghiệm theo các bước SGK.


Yêu cầu: nêu hiện tượng và viết PTHH xảy
ra.
- GV mời một số nhóm trình bày, các nhóm
còn lại chỉnh sửa.
- GV chốt đáp án.

Hoạt động 2.5. Ứng dụng của các halogen

a. Mục tiêu
- Trình bày được ứng dụng của các halogen.
b. Nội dung
- Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và phương pháp trò chơi để tìm hiểu về
ứng dụng của các halogen.
- Chơi trò chơi “Ô chữ”
c. Sản phẩm

Halogen có nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống.


Chân trời sáng tạo

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV: Em hãy nêu một số ứng dụng của các - HS trả lời câu hỏi
nguyên tố halogen trong cuộc sống mà em biết.

- HS trả lời.
Chân trời sáng tạo

- Tổ chức trò chơi “Ô chữ”


LUẬT CHƠI:
- Cả lớp chia thành 5 đội theo thứ tự 1, 2, 3, 4
mỗi đội cử ra một đội trưởng đại diện chọn câu
hỏi và trả lời.
- Ô chữ gồm 8 cụm từ hàng ngang và một cụm
từ khóa hàng dọc.
- Mỗi đội sẽ có tối đa hai lượt lựa chọn cụm từ
hàng ngang, theo thứ tự từng đội.
- Lắng nghe và ghi bài vào vở.
- Thời gian suy nghĩ trả lời cho mỗi cụm từ
hàng ngang là 20 giây.
- Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang được 10
điểm , nếu sai hoặc sau 20 giây chưa có câu trả
lời thì quyền trả lời dành cho đội còn lại nào
đưa ra tín hiệu sớm nhất.
- Các đội có thể đưa ra tín hiệu trả lời từ khóa
hàng dọc bất kỳ lúc nào sau khi mở được một
cụm từ hàng ngang.
- Trả lời đúng từ khóa được 30 điểm trả lời sai
sẽ bị loại khỏi trò chơi.
- Từ khóa tìm ra lúc nào trò chơi sẽ dừng lại tại
thời điểm đó.

Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập

Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập


Chân trời sáng tạo

a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức (nhấn mạnh các kiến thức cần lưu ý) phần nhóm halogen.
b. Nội dung
- GV củng cố lại kiến thức bài nhóm halogen.
- Tổ chức trò chơi: “Hỏi nhanh đáp nhanh”.
c. Sản phẩm

Các nguyên tố halogen tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất, phổ
biến là muối của fluorine và chlorine.
Các đơn chất halogen từ fluorine đến iodine:
+ Nhiệt độ nóng chảy tăng dần, nhiệt độ sôi tăng dần.
+ Là phi kim điển hình, tính oxi hóa giảm dần.

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV chốt kiến thức bài học. - HS lắng nghe tổng kết.


- GV tổ chức nhanh trò chơi: “Hỏi nhanh đáp
nhanh” - HS tham gia chơi trò chơi.
Luật chơi:
- Chia lớp thành 2 đội. GV lần lượt đọc các
câu hỏi và mời các đội trả lời. Đội trả lời đúng
sẽ được một sao, đội trả lời sai sẽ nhường
quyền trả lời cho đội kia. Hết câu hỏi, đội nào
có nhiều sao hơn thì đội đó sẽ thắng.

Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà.

a. Mục tiêu
- Nhận xét kết quả học tập và nhắc nhở HS khắc phục.
Chân trời sáng tạo

- Hướng dẫn tự rèn luyện và tìm tài liệu liên quan đến nội dung của bài học.
b. Nội dung
- Đọc và tìn hiểu bài: “HYDROGEN HALIDE VÀ MỘT SỐ PHẢN ỨNG CỦA
ION HALIDE”
c. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV nhận xét tiết học và giao BTVN. - HS lắng nghe nhiệm vụ về nhà.
- Đọc và tìn hiểu bài: “HYDROGEN HALIDE
VÀ MỘT SỐ PHẢN ỨNG CỦA ION
HALIDE”.

IV. PHỤ LỤC


1. Bộ câu hỏi trò chơi “Ô chữ”
Câu 1: Thuốc để gây mê toàn thân có liên quan đến halogene tên gọi là gì? (9 chữ cái)
(Halothane)
Câu 2: Dung dịch chứa hợp chất có oxi của chlorine thường dùng để tẩy màu, sát trùng?
(9 chữ cái) (Nước Javel)
Câu 3: Acid nào ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh? (12 chữ cái) (Hydroflouric)
Câu 4: Dung dịch 5% Iodine trong etanol dùng để sát trùng vết thương gọi là gì? (9 chữ
cái) (Cồn iodine)
Câu 5: Hợp chất Tefluorinen được phủ lên bề mặt của dụng cụ nào có trong nhà bếp? (5
chữ cái) (Xoong)
Câu 6: Tên một chất nhạy cảm với ánh sáng, dùng để tráng lên phim ảnh? (13 chữ cái)
(Silver bromide)
Câu 7: Nguyên tố halogene có trong hợp chất được sử dụng trong kem đánh răng? (8 chữ
cái) (Fluorine)
Câu 8: Thiếu nguyên tố gì gây ra bệnh bướu cổ? (6 chữ cái) (Iodine)
Câu hỏi hàng dọc: Nhóm VIIA có tên gọi khác là gì? (8 chữ cái) (Từ khóa:
HALOGENE)
2. Bộ câu hỏi trò chơi “Hỏi nhanh đáp nhanh”
Chân trời sáng tạo

1. Kể tên các nguyên tố halogene? Nguyên tố nào là tiêu biểu và quan trọng nhất?
(Fluorine, Chlorine, Bromine, Iodien) (Chlorine)
2. Trong những hợp chất nào các halogene đều có số oxi hóa là -1? (Fluorine)
3. Tính chất hóa học đặc trưng của các halogene là gì? Quy luật biến đổi tính chất đó?
(Oxi hóa. Giảm dần từ F đến I)
4. Khác với F, trong hợp chất các halogene Cl, Br, I ngoài số oxi hóa -1 còn có những số
oxi hóa nào? Vì sao có sự khác nhau đó? (+1, +3, +5, +7. F có độ âm điện lớn nhất)
5. Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là sự hủy diệt, chết chóc? (F)
6. Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là vàng lục? (Cl)
7. Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là nâu đỏ? (Br)
8. Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là màu tím? (I)
9. Khi bị ngộ độc chlorine (ở mức độ nhẹ) do uống phải các nước tẩy rửa hoặc do sự
thiếu cẩn thận trong các phòng thí nghiệm… Nạn nhân cảm thấy đau nhói ở cổ và ngực.
Lúc này nạn nhân cần phải làm gì? (đưa đến nơi thoáng khí, uống sữa hoặc nước)
10. Tại các nhà máy cấp nước sinh hoạt hoặc bể bơi người ta thường dùng hợp chất của
nguyên tố nào để diệt trùng nước sinh hoạt trước khi sử dụng ? (Cl)
11. Cấu hình electron lớp ngoài cùng chung của các halogene? (ns2np5)
12. Số oxi hoá của chlorine trong các chất: NaCl, NaClO, KClO 3, Cl2, KClO4 lần lượt
là ...(-1, +1, +5, 0, +7)

You might also like