You are on page 1of 88

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Bài giảng học phần

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÝ – HÓA

Đắk Lắk - Năm 2023


ii

MỤC LỤC
Chương 1. PHÂN TÍCH QUANG HỌC .........................................................................4
1.1. Bức xạ điện từ. Tính chất của bức xạ điện từ .......................................................5
1.1.1. Bản chất của bức xạ điện từ ............................................................................5
1.1.2. Tương tác bức xạ điện từ với vật chất và năng lượng các bước chuyển trong
phân tử, nguyên tử ....................................................................................................6
1.2. Các định luật cơ bản về hấp thụ bức xạ điện từ ....................................................7
1.3. Máy đo và các phương pháp phân tích phổ hấp thụ ...........................................11
1.3.1. Các bộ phận chính của máy đo quang ..........................................................11
1.3.2. Các máy so màu bằng mắt, so màu quang điện ............................................12
1.3.3. Các máy quang phổ kế ..................................................................................16
1.4. Các phương pháp đo phổ hấp thụ phân tử ..........................................................17
1.4.1. Nguyên tắc của phép đo UV-Vis ..................................................................17
1.4.2. Các phương pháp định lượng bằng UV – VIS .............................................18
1.5. Các phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử ......................................................23
1.5.1. Sự xuất hiện phổ hấp thụ nguyên tử ............................................................. 23
1.5.2. Các bước đo và trang thiết bị của phép đo phổ AAS ...................................25
1.5.3. Các kỹ thuật nguyên tử hóa ..........................................................................29
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo AAS ............................................................ 35
1.6.1. Tối ưu hóa các thông số của máy đo ............................................................ 36
1.6.2. Tối ưu hóa các điều kiện nguyên tử hóa mẫu ...............................................36
1.6.3. Ảnh hưởng của nồng độ axit, loại axit trong dung dịch mẫu .......................37
1.6.4. Ảnh hưởng của cation ...................................................................................37
1.6.5. Ảnh hưởng của anion ....................................................................................38
1.7. Phân tích trắc quang ............................................................................................ 38
1.7.1. Cơ sở lí thuyết của phương pháp ..................................................................38
1.7.2. Các định luật cơ bản của sự hấp thu ánh sáng ..............................................38
1.7.3. Tính chất cộng tính của độ hấp thụ quang ....................................................41
1.7.4. Thuốc thử ......................................................................................................42
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỆN HOÁ ..............................................47
2.1. Khái niệm chung .................................................................................................47
2.2. Nguyên tố ganvani .............................................................................................. 48
2.3. Các loại điện cực .................................................................................................48
iii

2.3.1. Điện cực chỉ thị ............................................................................................. 48


2.3.2. Điện cực so sánh ........................................................................................... 50
2.4. Các phương pháp phân tích điện hoá ..................................................................51
2.4.1. Các phương pháp phân tích điện thế ............................................................ 51
2.4.2. Các phương pháp phân tích điện khối lượng ................................................54
2.4.3. Các phương pháp phân tích điện lượng ........................................................56
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ .........................................................................58
3.1. Đại cương về các phương pháp tách và làm giàu chất........................................58
3.1.1. Các khái niệm chung ....................................................................................58
3.1.2. Bản chất của quá trình tách ...........................................................................58
3.2. Các phương pháp tách gián đoạn ........................................................................59
3.2.1. Tách bằng phương pháp kết tủa ....................................................................59
3.2.2. Các phương pháp chiết .................................................................................61
3.3. Các phương pháp sắc ký .....................................................................................63
3.3.1. Khái niệm về phân tích sắc ký ......................................................................63
3.3.2. Các giai đoạn của quá trình sắc ký ............................................................... 67
3.3.3. Các phương pháp sắc ký thường dùng .........................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 84
iv

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

AAS - Atomic Absorption Quang phổ hấp thụ nguyên tử


Spectrophotometry
ACP - Alternating Current Polarography Cực phổ dòng xoay chiều
AdSV - Adsorptive Stripping Voltammetry Phương pháp Von-Ampe hòa tan hấp phụ
AES - Atomic Emission Spectrophotometry Quang phổ phát xạ nguyên tử
AFS- Atomic Fluorescence Spectrometry Quang phổ huỳnh quang nguyên tử
ASV - Anodic Stripping Voltammetry Phương pháp Von-Ampe hòa tan anot
CP - Chronopotentiometry Phương pháp điện thế - thời gian
CRM - Certified Reference Material Vật liệu chuẩn được chứng nhận
CSV - Cathodic Stripping Voltammetry Phương pháp Von-Ampe hòa tan catot
CV - Cyclic Voltammetry Phương pháp Von-Ampe vòng
DPP - Differential Pulse Polarography Cực phổ xung vi phân
ECD - Electron Capture Detector Detectơ cộng kết điện tử
EDL - Electronic Discharge Lamp Đèn phóng điện không điện cực
ETA-AAS - Electro - Thermal Atomization Phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa
Atomic Absorption Spectrophotometry:
EMD - Electron Mulltiplier Detector Detectơ nhân electron
ERMS - Energy-Resolved Mass Cộng hưởng từ electron
Spectrometry
F - AAS: Flame Atomic Absorption Phổ hấp thụ nguyên tử trong ngọn lửa
Spectrophotometry
FID - Flame Ionization Detector Detectơ ion hoá ngọn lửa
GLC - Gas Liquid Chromatography Sắc ký khí lỏng
GSC - Gas Solid Chromatography Sắc ký khí rắn
HPLC-High Performance Liquid Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Chromatography
LLC - Liquid - Liquid Chromatography Sắc ký lỏng - lỏng
LOD - Limit Of Detection Giới hạn phát hiện
LOQ - limit of Quantitation Giới hạn định lượng
PAD - Photodiode Aray Detector Detectơ mảng diot phát quang
RI - Refractive Index Detectơ đo chỉ số khúc xạ
GC - Gas Chromatography Sắc ký khí
TLC Thin Layer Chromatography Sắc ký lớp mỏng
1

MỞ ĐẦU
Phân loại các phương pháp phân tích lý hóa:
A. Dựa vào bản chất chung
Dựa vào bản chất chung người ta chia phương pháp phân tích thành ba nhóm
phương pháp sau đây:
- Các phương pháp phân tích hóa học: Các phương pháp này ra đời sớm nhất nên
thường được gọi là nhóm các phương pháp phân tích cổ điển. Trong phương pháp này
thường sử dụng các thiết bị, dụng cụ đơn giản (như buret, pipet, cân...) để thực hiện phản
ứng hóa học. Nhóm phương pháp này thường áp dụng định lượng các chất có hàm lượng
lớn (đa lượng) nhưng chính xác qua việc xác định khối lượng hay thể tích, cho đến nay
đây vẫn là phương pháp được dùng nhiều trong các phòng thí nghiệm phân tích. Nhóm
phương pháp này cũng có thể sử dụng cho mục đích định tính (qua màu sắc, chất chỉ
thị, điểm sôi, mùi...) và bán định lượng, dựa trên bốn loại phản ứng cơ bản là: phản ứng
axit - bazơ; phản ứng oxi hóa - khử; phản ứng tạo phức; phản ứng tạo chất ít tan.
- Các phương pháp phân tích vật lý: Đó là những phương pháp phân tích dựa trên
việc đo các tín hiệu vật lý của các chất phân tích như phổ phát xạ, phổ hấp thụ, độ phóng
xạ, cộng hưởng từ hạt nhân,...Các phương pháp này cần những máy đo phức tạp.
- Các phương pháp phân tích hóa lý: Đó là những phương pháp kết hợp việc thực
hiện các phản ứng hóa học sau đó đo các tín hiệu vật lý của hệ phân tích như sự thay đổi
màu sắc, độ đục, độ phát quang, độ dẫn điện...
- Các phương pháp phân tích hóa - lý cũng như các phương pháp phân tích vật lý
đòi hỏi phải dùng những máy đo phức tạp, vì vậy chúng có tên chung là các phương
pháp phân tích hóa lý.
Như vậy các phương pháp phân tích hóa lý được hiểu là một lĩnh vực của hóa học
phân tích để khảo sát các đối tượng mẫu bằng cách sử dụng các công cụ đặc biệt. Các
phương pháp phân tích công cụ ra đời sau các phương pháp phân tích hóa học, chúng
cho phép phân tích nhanh, có thể xác định được lượng nhỏ chất phân tích khá chính xác,
có độ chọn lọc cao, phân tích được hàng loạt mẫu trong thời gian ngắn nên được ứng
dụng rộng rãi.
B. Dựa vào tính chất vật lý đặc trưng
Dựa vào tính chất vật lý đặc trưng, có các phương pháp phân tích công cụ sau đây:
Tính chất Phương pháp
Phổ phát xạ huỳnh quang, lân quang, phát
Phát bức xạ
quang
2

Quang phổ hấp thụ, trắc quang, cộng


Hấp thụ bức xạ hưởng từ hạt nhân, cộng hưởng electron -
spin
Tán xạ bức xạ Độ đục, Raman
Khúc xạ các bức xạ Đo độ khúc xạ
Nhiễu xạ X-ray, electron
Thế điện cực Điện thế
Điện tích Điện lượng
Dòng - thế điện cực Von-Ampe, cực phổ
Điện trở Đo độ dẫn điện
Khối lượng Trọng lượng
Tỷ lệ khối lượng: điện tích Phổ khối lượng
Nhiệt Nhiệt trọng lượng, phép đo nhiệt lượng
Tốc độ phản ứng Phép phân tích tiêm dòng, ngắt dòng
Phóng xạ Phép đo phóng xạ, đồng vị

C. Dựa vào kỹ thuật đo các tính chất hóa - lý


Đây là cách phân loại khá phổ biến thường được áp dụng trong hóa học phân tích,
theo cách này các phương pháp phân tích công cụ được chia ra 4 nhóm sau đây:
a. Nhóm các phương pháp đo quang
- Nhóm đo quang phân tử: Phương pháp đo phổ hấp thụ phân tử UV - Vis, phổ
huỳnh quang, lân quang phân tử, phép đo độ đục hấp thụ và khuếch tán, chuẩn độ đo
quang, động học đo quang.
- Nhóm các phương pháp đo quang nguyên tử: Phương pháp quang phổ phát xạ
nguyên tử (AES), hấp thụ nguyên tử (AAS), huỳnh quang nguyên tử (AFS).
- Ngoài ra còn có phương pháp đo phổ hồng ngoại (IR), đo phổ Raman.
b. Nhóm các phương pháp phân tích điện hóa
Nhóm này bao gồm các phương pháp:
- Phương pháp đo độ dẫn điện;
- Phương pháp đo điện thế;
- Các phương pháp điện phân;
- Phương pháp đo điện lượng;
- Phương pháp cực phổ, Von-Ampe;
- Phương pháp chuẩn độ Am pe.
3

c. Nhóm các phương pháp phân tích sắc ký


Đây là nhóm phương pháp kết hợp phân chia, làm giàu và xác định, có thể phân loại
theo nhiều cách khác nhau.
- Theo pha động có phương pháp sắc ký lỏng, sắc ký khí.
- Theo thiết bị có phương pháp sắc ký cột, sắc ký giấy, sắc ký bản mỏng.
- Theo cơ chế tách chất có phương pháp sắc ký hấp phụ, trao đổi ion, phân bố, sắc
ký gel.
d. Nhóm các phương pháp phân tích công cụ khác
- Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân (NMR);
- Phổ cộng hưởng spin - electron;
- Phổ khối lượng;
- Phổ hấp thụ, nhiễu xạ, huỳnh quang, phát xạ tia Rơnghen (Tia X);
- Phổ tia gama;
- Phương pháp kích hoạt phóng xạ (RAM).
4

Chương 1. PHÂN TÍCH QUANG HỌC

MỤC TIÊU HỌC TẬP


Sau khi nghiên cứu Chương 1, sinh viên có khả năng:
1. Vận dụng được bản chất của bức xạ điện từ để giải thích tương tác của bức xạ
với vật chất và các ứng dụng của các tương tác này.
2. Nắm được vai trò, nguyên lý hoạt động của một số thiết bị đo quang phổ.
3. Trình bày được bản chất và các ứng dụng của phương pháp phân tích quang phổ
hấp thụ phân tử UV - Vis, đọc được một số quy trình phân tích đơn giản sử dụng phương
pháp này..
4. Phân biệt được các phương pháp phân tích chuẩn độ đo quang, phương pháp
trắc quang đo độ đục với các phương pháp phân tích quang học khác.
5. Mô tả được bản chất phương pháp phân tích huỳnh quang phân tử và hồng ngoại.
6. Vận dụng được các kiến thức phương pháp phân tích quang phổ phát xạ nguyên
tử, hấp thụ nguyên tử, huỳnh quang nguyên tử để đọc được một số quy trình phân tích
đơn giản khi sử dụng các phương pháp này.
7. So sánh được bản chất và các ứng dụng của phương pháp phân tích phổ khối
lượng ghép nối nguồn plasma cao tần cảm ứng với các phương pháp phân tích khác.

Phân tích quang phổ là tên gọi chung cho một hệ các phương pháp phân tích dựa
trên cơ sở ứng dụng những tính chất quang học của nguyên tử, ion, phân tử, nhóm phân
tử. Tùy theo quan niệm, dựa theo điều kiện phân tích phổ, phương tiện thu ghi và quan
sát phổ cũng như bản chất của quá trình sinh phổ mà người ta có một số cách phân chia
thành những phép đo khác nhau. Sau đây là hai cách phân chia phổ phổ biến.
Theo đặc trưng phổ:
Theo cách này có những phương pháp phân tích quang học sau:
- Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, bao gồm:
+ Phổ phát xạ nguyên tử;
+ Phổ hấp thụ nguyên tử;
+ Phổ huỳnh quang nguyên tử.
Đây là do sự chuyển mức năng lượng của các nguyên tử ở trạng thái hơi tự do khi
bị kích thích tạo ra.
- Phương pháp phân tích phổ phân tử, bao gồm:
+ Phổ hấp thụ phân tử trong vùng UV -Vis;
+ Phổ hồng ngoại (IR và NIR);
5

+ Phổ tán xạ Raman;


- Phổ Rơn- ghen (tia X) là phổ electron nội của nguyên tử, bao gồm:
+ Phổ phát xạ tia X;
+ Phổ huỳnh quang tia X;
+ Phổ nhiễu xạ tia X.
- Phổ cộng hưởng từ, bao gồm:
+ Cộng hưởng từ electron (ERMS);
+ Cộng hưởng từ proton (NRMS).
- Phương pháp phân tích khối phổ: phổ này được quyết định bởi khối lượng của các
ion hay các mảnh ion của chất phân tích (tỷ số m/z)
Theo vùng bức xạ:
Bảng 1.1. Sự phân chia phổ theo vùng bức xạ
TT Tên vùng phổ Độ dài sóng
1 Tia gamma (γ) <0,1nm
2 Tia X 0,1÷5nm
3 Tử ngoại 80÷360nm
4 Khả kiến 360÷800nm
5 Hồng ngoại 1÷400μm
6 Sóng ngắn 400÷1000μm
7 Sóng Rađa 0,1÷1cm
8 Sóng cực ngắn 0,1÷50cm
9 Tivi - FM 1÷10m
10 Sóng radio 10÷1500m
Trong bảng 1, vùng phổ từ 3-5 là vùng phổ quang học.
1.1. Bức xạ điện từ. Tính chất của bức xạ điện từ
1.1.1. Bản chất của bức xạ điện từ
Trong quang phổ học, bức xạ điện từ (từ tia γ đến sóng vô tuyến) đều có cùng bản
chất, đều được gọi là bức xạ điện từ, đều có bản chất sóng và hạt. Theo quan điểm hạt,
bức xạ điện từ gồm những chùm hạt mang năng lượng gọi là photon. Năng lượng mỗi
photon được thể hiện bằng hệ thức Planck:
E = hν = hc/λ = hc𝜈̅
Trong đó: h: Hằng số Planck: 6,626.10-27 ec.s hay 6,626. 10-34 J.s
λ: Độ dài sóng, là quảng đường bức xạ đi được sau 1 dao động đầy đủ
(1cm = 108 Å = 107 nm = 104 μm).
ν: tần số, là số dao động trong một đơn vị thời gian - giây (Hz)
6

𝜈̅ : số sóng, là số dao động trong 1 đơn vị độ dài cm, 𝜈̅ =1/ λ (cm-1)


c: vận tốc ánh sáng, 3.108 m/s

Hình 1.1. Sóng điện từ


1.1.2. Tương tác bức xạ điện từ với vật chất và năng lượng các bước chuyển trong
phân tử, nguyên tử
Bức xạ điện từ (sóng, hạt) tương tác với vật chất sẽ truyền một phần năng lượng,
năng lượng này làm biến đổi trạng thái phân tử, nguyên tử dưới dạng năng lượng của
electron, dao động, quay phân tử. Năng lượng này gọi là năng lượng kích thích: E kt =
hc/λkt. λkt càng bé thì Ekt lớn, có thể gây ra phản ứng hóa học, hoặc dao động phân tử,
nguyên tử...
Sau khi bị kích thích, năng lượng tách ra theo 3 dạng:
- EUV: có thể làm biến đổi hóa học (ta có lĩnh vực hóa quang);
- E huỳnh quang: photon tách ra có E bé hơn Ekt (ta có lĩnh vực huỳnh quang);
- Ekt làm chuyển động quay, dao động của nguyên tử, electron chuyển sang kích
thích, rồi biến thành chuyển động nhiệt (ta có lĩnh vực trắc quang).
Đối với các phân tử và nguyên tử khi tiếp nhận Ekt, trạng thái năng lượng phân tử
thường gồm 3 số hạng:
- Năng lượng electron: Là năng lượng gắn sự dịch chuyển electron từ obitan phân
tử này đến obitan phân tử khác (Eel).
- Năng lượng dao động: Là năng lượng dao động hạt nhân nguyên tử quanh vị trí
cân bằng của chúng trong phân tử (Edđ).
- Năng lượng quay: Là năng lượng quay phân tử quanh trục nào đó của phân tử
(Eqy).
Một cách gần đúng, năng lượng chung của phân tử gồm 3 dạng năng lượng Eel, Edđ,
Eqy:
Eptử = Eel + Edđ + Eqy (Eel > Edđ >Eqy)
Khi Ekt tăng lên từ 0,03 đến 0,3kcal/mol (tương ứng với năng lượng bức xạ vi sóng,
hồng ngoại xa) thì sự quay bắt đầu diễn ra và lúc đó tần số tương ứng của bức xạ để cho
sự quay diễn ra là νquay = ΔEqy/h.
7

Khi Ekt tăng lên từ 0,3 đến 12 kcal/mol, electron chưa bị kích thích, λ = 2,5 - 100μm
(tương ứng bức xạ hồng ngoại gần), lúc đó sẽ có dao động phân tử và tần số bức xạ gây
nên sự dao động phân tử là:
νdđ = ΔEdđ/h, lúc đó tần số chung là ν = νquay + νdđ
Khi λkt = 190 - 800nm, Ekt lớn hàng chục, hàng trăm Kcal/mol(tương ứng các bức
xạ tử ngoại - khả kiến), phân tử hấp thụ bức xạ lớn hơn Ekt các electron, ta có:
ν = νel +νdđ + νqy
(với ν là tần số chung tương ứng các đám vạch phổ gây nên bởi các tần số νel, νdđ,
νqy).
Phổ thu được trong trường hợp này là phổ hấp thụ electron hay phổ electron. Vì phổ
electron thể hiện khi bức xạ kích thích ở vùng tử ngoại - khả kiến nên cũng được gọi là
phổ tử ngoại khả kiến (UV -Vis).
1.2. Các định luật cơ bản về hấp thụ bức xạ điện từ
Định luật Bughe-Lambe (Bouguer -Lambert):
Cường độ màu được đo bằng độ giảm cường độ chùm sáng có λ nhất định, cường
độ chùm sáng tới ký hiệu là Io (ec: cm2/sec), cường độ chùm sáng sau khi bị hấp thụ ký
hiệu là I, độ hấp thụ ánh sáng là (Io- I) hoặc Io/I hoặc là một hàm số khác. Với phân tích
đo quang, thuận tiện nhất là biểu thị độ hấp thụ ánh sáng bằng đại lượng: A (hoặc D) =
lg(Io/I)
D: mật độ quang (Optical Density - mật độ quang), A: Absorption (sự hấp thụ)
Xét sự hấp ánh sáng bởi dung dịch chất màu trong cuvet có thành song song, bề dày
lớp dung dịch là l, chia thành l phần; Khi qua lớp thứ nhất (lớp 1), cường độ dòng sáng
yếu đi n lần, ta có I1=I0/n (n>1) (1)
Sau khi đi qua lớp thứ 2: I2 = I1/n (2)
Từ (1) và (2) suy ra: I2 = Io/n2.
Khi qua hết bề dày l: I = Io/nl ↔ Io/I = nl→ A = lg(Io/I) = l.lg n = 𝑘′.l (3)
Trong đó: lg n đặc trưng cho chất nghiên cứu.

Hình 1.2. Đường đi của ánh sáng trong cuvet


Phương trình (3) có thể thu được bằng cách xét độ hấp thụ ánh sáng ở lớp có bề dày
vô cùng mỏng dl, rồi tích phân cho toàn bộ cuvet. Độ giảm tương đối cường độ chùm
sáng dI/I tỷ lệ với bề dày chùm sáng đi qua dl.
8

𝑑𝐼
− = 𝑘′. 𝑑𝑙 (4)
𝐼
k: hệ số đặc trưng cho sự hấp thụ ánh sáng của chất và chỉ phụ thuộc tính chất chất
ấy. Lấy tích phân phương trình (4) ta có:
𝐼1 𝑙
𝑑𝐼
∫ = −𝑘 ∫ 𝑑𝑙
𝐼0 𝐼 0

Vậy: lnIl - lnIo = - k'.l Il = Ioe-k'l


Logarit 2 vế phương trình này được:
I0 k′. 𝑙
lg =
I 2,303
k′
Với lgn = = k (5),
2,303
Từ đó ta có: A = lgIo /I = k.l (6), là biểu thức định luật Bughe-Lambe
Ý nghĩa của đại lượng vật lý k:
- k: hệ số hấp thụ ánh sáng của dung dịch màu.
- k là đại lượng nghịch đảo của bề dày lớp dung dịch có khả năng làm yếu cường
độ dòng sáng ban đầu 10 lần.
- k phụ thuộc bản chất của chất hấp thụ, phụ thuộc vào λ của ánh sáng đi qua dung
dịch.
Định luật Bughe-Lambe chỉ đúng cho tia sáng đơn sắc.
Năm 1729 Bughe thiết lập sự phụ thuộc giữa sự giảm cường độ chùm sáng đơn sắc
hướng song song vào bề dày lớp dung dịch hấp thụ. Năm 1760 Lambe đã xác nhận sự
phụ thuộc này và thiết lập định luật thứ nhất của sự hấp thụ ánh sáng, nội dung định luật
như sau: "Lượng tương đối của chùm sáng bị hấp thụ bởi môi trường mà nó đi qua không
phụ thuộc vào cường độ của tia tới. Mỗi lớp bề dày như nhau hấp thụ một phần dòng
sáng đơn sắc đi qua dung dịch như nhau"
Bảng 1.2. Ví dụ về sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ bức xạ vào bề dày lớp hấp thụ
(Với Io = 100)
l (cm) 1 2 3 4

I 50 25 12,5 6,25

A 0,3010 0,6021 0,9030 1,2040

Định luật Bia (Beer):


Năm 1852, Beer đã thiết lập định luật thứ 2 như sau:
"Độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch màu tỷ lệ bậc nhất với nồng độ dung dịch chất
hấp thụ ánh sáng".
9

Biểu thức định luật: A = lg(Io/I) = K1C (7)


C: nồng độ chất màu
K1: Hằng số phụ thuộc vào các điều kiện thực nghiệm
Định luật hợp nhất Bughe - Lambe-Bia:
Từ 2 phương trình (6) và (7) có:
A = ε.l.C (8)
Ở đây ε (lit.mol-1cm-1): gọi là hệ số hấp thụ phân tử gam (hệ số hấp thụ phân tử
mol). Biểu thức (8) dùng cho tính toán các kết quả phân tích.
Ý nghĩa của ε:
- ε đặc trưng cho bản chất chất màu, phụ thuộc λ và không phụ thuộc thể tích dung
dịch, bề dày lớp dung dịch và cường độ dòng sáng. Vì tích ε.l phản ánh hệ số góc của
đường thẳng A = ε.l.C nên ε là tiêu chuẩn khách quan đánh giá độ nhạy của phép định
lượng đo quang.
- A = ε khi l = 1cm, c = 1 mol/lít
- εmax rất khác nhau, có thể 104÷105, nhưng cũng có khi rất thấp như phức của Ni,
Cu ở vùng khả kiến (phức aquơ) có ε = 10. Phức có ứng dụng trong UV- Vis phải có ε
≥103
Độ truyền quang T:
Tỷ số: I/Io gọi là độ truyền quang của bức xạ, ký hiệu là T
Vì vậy T = I/Io = 10-εlc hoặc T% = I/Io x 100
Mối liên hệ giữa A và T là: A = -lgT. Giá trị T và A giao động trong khoảng:
T = 0 - 100 %, A = 0 -2.
Công thức định luật Bia mở rộng:
Trong dung môi xác định, lớp dung dịch hấp thụ có giá trị bề dày là l cm (giá trị này
được xem là bề dày của cuvet) và có độ hấp thụ quang A tại một giá trị λ nhất định là:
A = k.l.(CX)b; A = K.Cb (9)
Theo công thức (9), với một chất phân tích trong một dung dịch, lý thuyết và thực
nghiệm chỉ ra rằng, với mọi chất có phổ UV- Vis, ta luôn tìm được một giá trị nồng độ
Co của nó, mà chúng ta luôn có:
a) Với mọi CX < C0: thì b =1, và quan hệ giữa A và CX của chất trong cuvet là tuyến
tính, có dạng y = ax.
b) Với mọi CX > C0: thì b <1 (b tiến về 0, khi CX tăng), A và nồng độ CX không
tuyến tính (hình 1.3).
10

Hình 1.3. Mối quan hệ giữa A và C


Định luật cộng tính:

Hình 1.4. Đường đi của ánh sáng qua dung dịch chứa 2 cấu tử mang màu A, B
Bản chất của định luật cộng tính là tính độc lập của đại lượng hấp thụ ánh sáng của
một chất riêng biệt khi có mặt của chất khác cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng riêng.
Giả sử có 2 cấu tử A, B có khả năng hấp thụ ánh sáng, theo định luật Bughe-Lambe-Bia,
tại một giá trị λ chiếu tới có cường độ I0, sau khi qua cấu tử A, cường độ bức xạ là I1, I1
đóng vai trò tia tới hợp phần mang màu chứa cấu tử B, sau đó ló ra còn lại cường độ I2,
độ hấp thụ quang của 2 chất A, B lần lượt là AA, AB, của hợp phần gồm 2 chất A và B
là AAB.
AA = lg(Io/I1); AB = lg(I1/I2).
Mặt khác: AAB = lg(Io/I2), đem cộng AA và AB ta có:
AA+AB = lg(Io/I1) + lg(I1/I2) = lg(Io/I2) → AAB = AA + AB
Một cách tổng quát: nếu hệ chứa n cấu tử có khả năng hấp thụ ánh sáng tại một giá
trị λ nhất định, ta có:
A = A1 + A2 +…+ An = ∑𝑛1 A𝑖
A = ε1lC1 + ε2lC2 +...+εnlCn
Tại các λ khác nhau ta có:
A1 = (11C11 + 12C12 +... + 1nC1n).l (1)
A2 = (21C21 + 22C22 +... + 2nC2n).l (2)
....... ....
An = (n1Cn1 + n2Cn2 +... + nnCnn).l (n)
Giải hệ n phương trình có n ẩn số hoặc sử dụng phổ đạo hàm, phương pháp sai số
tương đối và tuyệt đối, phương pháp cải tiến Vierode, phương pháp lọc Karlman,
phương pháp mạng nơron nhân tạo ta tìm được các giá trị nồng độ chất màu.
Lúc này độ truyền quang: TA = I1/Io; TB = I2/I1
11

TAB = I2/Io = TA.TB


1.3. Máy đo và các phương pháp phân tích phổ hấp thụ
- Nhóm các thiết bị quang phân tử, là các thiết bị phân tích chất ở trạng thái phân
tử. Nhóm này gồm các máy đo: Máy quang phổ hấp thụ phân tử UV- Vis; máy đo huỳnh
quang phân tử; máy hồng ngoại; máy đo khúc xạ …
Đặc điểm chung của các thiết bị này là sử dụng sóng điện từ nghiên cứu mẫu ở trạng
thái phân tử dạng lỏng hoặc rắn. Các máy đo có ba phần chức năng cơ bản: Nguồn phát
sóng điện từ; phân giải phổ; xử lý tín hiệu
- Nhóm các thiết bị quang nguyên tử, là các thiết bị nghiên cứu các chất phân tích
ở trạng thái nguyên tử. Nhóm này gồm các máy đo:
+ Máy quang phổ phát xạ nguyên tử;
+ Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử;
+ Máy huỳnh quang nguyên tử hay có thể gọi phát xạ huỳnh quang nguyên tử.
1.3.1. Các bộ phận chính của máy đo quang
Phân giải phổ bằng lăng kính

Hình 1.5. Phân giải phổ bằng lăng kính


Công thức đặc trưng cho lăng kính là:
AD A dD dn 2sin(A/2)
Sin  n.sin và  .
2 2 dλ dλ 1  n 2 sin 2 (A/2)

Nếu góc A là 60o thì độ tán sắc góc có thể tính theo công thức:
dD dn 2
 .
dλ dλ (1  n 2 )
Lăng kính ABC có chiết suất n, khác với chiết suất của môi trường. Khi chiếu chùm
sáng có bước sóng  và góc tới  vào lăng kính có chiết suất n, tia ló có góc lệch  đi
qua lăng kính. D là góc lệch giữa tia tới và tia ló ra khỏi lăng kính.
12

Phân giải phổ bằng cách tử


Cách tử có hai loại là phản xạ và truyền qua. Cách tử phản xạ được chế tạo bằng
tấm nhôm phẳng hoặc lõm, khắc rất nhiều các rãnh nhỏ song song (650-3600 vạch trên
1mm). Để bảo vệ cách tử sau khi tạo rãnh, người ta phủ một lớp mỏng SiO2.

Hình 1.6. Cách tử phân giải phổ



Sinr  trong đó r là góc phản xạ, d là độ rộng khe hẹp trên cách tử,  là bước
d
sóng tới (cm), m là bậc nhiễu xạ, là các số nguyên.
Cách tử được điều chế như vậy giống những khe hẹp cỡ nm. Khi chiếu chùm sóng
điện từ vào cách tử, gặp những khe hẹp cỡ nm xảy ra hiện tượng nhiễu xạ. Tùy thuộc
vào độ rộng của khe hẹp và tùy thuộc vào bước sóng của tia tới, góc phản xạ r có giá trị
khác nhau.
Thiết bị khuếch đại, nhân quang điện (photomultiplier tube)
Thiết bị dạng ống, có chức năng chuyển tín hiệu quang (hν) thành tín hiệu điện,
đồng thời khuếch đại tín hiệu lên có thể đạt hàng triệu lần.

Hình 1.7. Thiết bị nhân quang điện

Tín hiệu quang học là những photon đi vào nhân quang điện được chuyển thành
electron. Các cực 2,3,4,5,6 thường là các kim loại kiềm, có thế ở cực sau cao hơn cực
trước để tăng tốc cho e. Những thiết bị hiện nay có thể nhân 107 electron cho mỗi photon
1.3.2. Các máy so màu bằng mắt, so màu quang điện
Trong các máy so màu bằng mắt thì nguồn bức xạ liên tục chính là ánh sáng mặt
trời; đetectơ chính là mắt và bộ não của con người. Tuy nhiên mắt và bộ não chỉ có khả
năng so sánh màu chứ không có khả năng cho thông báo về giá trị cường độ hấp thụ hay
13

mật độ quang do vậy chúng ta cần có các dung dịch chất chuẩn để so sánh màu của
chúng với màu của các dung dịch cần phân tích.
Như vậy nguyên tắc chung ở đây là việc so màu của mẫu với màu của một dãy
dung dịch chuẩn để tìm ra các màu bằng nhau, tức là có nồng độ chất cần xác định như
nhau. Trong phương pháp này người ta dùng các ống nghiệm so màu Nexxler, được
chuẩn hóa sao cho bề dày của các dung dịch đều giống nhau. Với nguyên tắc này người
ta cũng tiến hành quá trình chuẩn độ so màu.
Các phương pháp so màu bằng mắt có nhiều hạn chế nhưng chúng cũng có ứng
dụng rộng rãi đối với các phép phân tích hàng loạt nếu nhu cầu về độ chính xác không
cần thật cao. Máy so màu quang điện có cấu tạo đơn giản, tương đối rẻ tiền để thực hiện
phép phân tích định lượng bằng phương pháp đo quang. Ưu điểm của chúng so với các
máy quang phổ phức tạp chính là sự đơn giản trong cấu tạo và cách sử dụng. Một máy
so màu quang điện thường có 2 chức năng đo là độ truyền quang T hoặc mật độ quang
D và bộ phận chỉ thị kết quả chỉ là thang đo hoặc màn hình digital hiện số.
• Nguồn bức xạ:
Nguồn bức xạ hay sử dụng nhất trong máy so màu quang điện để nhận được bức
xạ vùng khả kiến là sợi chỉ của đèn vonfram mà tính chất của nó gần với tính chất của
vật đen tuyệt đối, khi nung nóng đến sáng trắng sẽ phát ra bức xạ liên tục, bức xạ này
có năng lượng phụ thuộc vào nhiệt độ ở lũy thừa bậc bốn và công suất bức xạ ở một
nhiệt độ nhất định lại phụ thuộc vào độ dài sóng ở lũy thừa bậc năm. Nói chung nhiệt
độ làm việc của sợi vonfram đạt được gần đến 2870K, phần chính của năng lượng do
vậy được phát xạ trong vùng hồng ngoại, người ta dùng đèn với sợi vonfram trong
khoảng bước sóng từ 320nm đến 2500nm. Để đèn cho bức xạ liên tục và ổn định trong
vùng khả kiến phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt về hiệu thế, thường dùng máy biến thế
có hiệu thế cố định hoặc một ắc quy để cung cấp cho đèn một nguồn ổn định.
• Bộ phận tạo bức xạ đơn sắc:
Kính lọc sáng có khả năng hấp thụ một phần xác định của phổ và tách ra một
chùm bức xạ, coi như tạo được một chùm tia đơn sắc, tuy nhiên độ đơn sắc là không
cao. Các kính lọc sáng hay dùng là các thủy tinh màu hay các bản thủy tinh mà ở giữa
các bản này người ta đặt những chất nhuộm được pha trong gelatin, tùy theo máy đo sẽ
có các bộ kính lọc sáng (kính màu) với số lượng nhất định.
Kính lọc giao thoa ánh sáng có thể tạo được dải sóng hẹp hơn (khoảng 10nm),
được làm từ vật liệu trong suốt từ CaF2 hay MgF2, được đặt giữa hai bản thủy tinh mà
bề mặt của chúng được phủ bằng các màng kim loại nửa trong suốt. Bề dày của lớp vật
liệu xác định độ dài sóng của bức xạ đi ra, được kiểm tra chặt chẽ. Sự giao thoa ánh sáng
thực hiện nhờ hai lớp kim loại, tạo dải truyền quang hẹp hơn, có nghĩa là có khả năng
14

lớn hơn để tạo ra bước sóng mong muốn so với kính lọc hấp thụ. Các kính lọc giao thoa
ánh sáng được sản xuất với các giải truyền quang trong khoảng từ vùng tử ngoại cho
đến gần 6μm trong vùng hồng ngoại.
• Cuvet đựng dung dịch đo:
Các cuvet được dùng trong các máy so màu quang điện thường được chế tạo từ
thủy tinh, mặc dù các cuvet chất dẻo trong suốt cũng có một số ứng dụng. Các cuvet
phải được đặt hoàn toàn vuông góc với chùm sáng để làm giảm sự mất mát do phản xạ.
Độ tin cậy của phép đo cũng phụ thuộc nhiều vào cách làm việc đúng với cuvet. Dấu
vân tay, dầu mỡ và các chất bẩn làm thay đổi đáng kể khả năng truyền quang của chúng.
Do vậy nhất thiết phải làm sạch cuvet trước và sau khi dùng. Không được sấy cuvet
trong tủ sấy hay hơ trên ngọn lửa. Các cuvet thường phải được chuẩn hóa có hệ thống
so với nhau nhờ dung dịch so sánh.
• Detector:
Detector có nhiệm vụ biến đổi năng lượng bức xạ thành tín hiệu điện, trong các
máy so màu quang điện hay dùng tế bào quang điện hay nhân quang điện. Đêtectơ của
bức xạ cần phải tác động lên bức xạ trong một vùng rộng của bước sóng; phải nhạy với
bức xạ có cường độ nhỏ và phản ứng nhanh với bức xạ cho tín hiệu điện có thể dễ dàng
khuyếch đại lên. Quan trọng nhất là làm sao cho tín hiệu nhận được tỉ lệ thuận với cường
độ của chùm sáng đến, cụ thể như sau: S = I.k + d
Trong đó: S là tín hiệu của đêtectơ trong các đơn vị cường độ dòng, điện trở hay
hiệu điện thế. Hằng số k là số đo độ nhạy của đêtectơ trong các đơn vị của tín hiệu điện
trên một đơn vị cường độ bức xạ. Đại lượng d còn gọi là dòng tối (dark current), là một
tín hiệu hằng định đối với detector khi không có bức xạ. Giá trị của d thường không lớn,
về nguyên tắc các máy với đêtectơ có dòng tối được trang bị một điện kế cho phép nhờ
một tín hiệu ngược lại dẫn đến giá trị d bằng không. Như vậy: I = S/k, I0 = S0/k
Trong đó S và S0 là các tín hiệu điện của detector khi bức xạ đi qua dung dịch
phân tích và dung dịch so sánh (dung dịch trống). Thay các phương trình này vào phương
trình định luật Lambe - Bia ta có: lg( I0/I ) = lg( S0/S ) = D
Với nguyên tắc hoạt động như vậy, có một số loại tế bào quang điện được đề cập
dưới đây. Tế bào quang điện lớp chắn: được cấu tạo từ điện cực đồng hay sắt trên đó có
đưa vào vật liệu bán dẫn, bề mặt của chất bán dẫn được phủ một lớp màng trong suốt từ
vàng bạc hay chì, màng này cũng chính là điện cực thứ hai hay điện cực thu nhận, tất cả
hệ được bảo vệ bằng một vỏ bọc trong suốt. Cơ chế hoạt động như sau: Khi chiếu một
chùm sáng thì một số electron trong lớp chất bán dẫn có một năng lượng đủ lớn để vượt
qua bản chắn và thâm nhập vào màng kim loại. Nếu nối màng với bản theo một phía
khác của lớp bán dẫn bằng sợi chỉ bên ngoài và nếu điện trở không quá lớn thì xuất hiện
15

dòng điện, dòng điện này thường là đủ lớn hoặc có thể được khuyếch đại để đo bằng
một điện kế hay một microampe kế. Như vậy lực của dòng điện tỉ lệ với cường độ của
bức xạ chiếu vào tế bào quang điện, nói chung các dòng cỡ từ 10 đến 100μA. Các tế bào
quang điện lớp chắn chủ yếu được sử dụng để đo bức xạ trong vùng khả kiến, độ nhạy
cực đại với bước sóng khoảng 550nm và giảm cho đến bước sóng khoảng 250nm và
750nm. Tế bào quang điện chân không (Tế bào quang điện với hiệu ứng quang điện
ngoài):
Tế bào quang điện bao gồm một catot nửa hình ống và một anot dây được đặt
giữa một bình chân không. Bề mặt lõm của catôt được phủ một lớp vật liệu nhạy ánh
sáng và phát ra electron dưới tác dụng của bức xạ. Sơ đồ trên Hình 1.8.

Hình 1.8. Sơ đồ tế bào quang điện với hiệu ứng quang điện ngoài
1- Chỉ anot; 2- Catot nhạy quang; 3- Acquy; 4- Điện trở; 5- Bộ phận chỉ thị
Nếu đặt một hiệu điện thế vào các điện cực thì các electron bắn ra được hướng
đến anôt, kết quả sẽ xuất hiện một dòng điện quang, sẽ được khuyếch đại và cho tín hiệu
đo. Dòng điện nhận được gây ra sự giảm hiệu thế dọc theo điện trở R sau đó được
khuyếch đại và đo nhờ bộ phận chỉ thị. Bề mặt của catôt nhạy quang của tế bào quang
điện được cấu tạo từ một kim loại kiềm hay oxyt của nó, có khi là sự tổ hợp với oxyt
của các kim loại khác; Vật liệu catôt xác định đặc tính quang phổ của tế bào quang điện.
Các máy so màu quang điện do các hãng khác nhau sản xuất sẽ khác nhau về độ phức
tạp, các đặc tính làm việc và giá thành. Không một máy nào có thể xem là toàn năng mà
việc chọn máy được xác định bằng loại công việc mà máy phải phục vụ. Dưới đây là sơ
đồ máy so màu quang điện một chùm tia và hai chùm tia.
16

Hình 1.9. Sơ đồ máy so màu quang điện một và hai chùm tia
a) Máy một chùm tia: 1- Đèn vofram; 2- Màng di động để chuẩn hóa 100%T; 3-
Cuvet chứa dung dịch so sánh; 4- Microampe kế; 5- Kính lọc sáng; 6- Cuvet
chứa dung dịch phân tích; 7- Tế bào quang điện với hiệu ứng quang điện ngoài.
b) Máy hai chùm tia: 8- Gương; 9- Tế bào quang điện; 10- Điện kế để chuẩn
hóa 100%T
Ở máy hai chùm tia dòng sáng được phân giải nhờ gương, một phần đi qua dung
dịch phân tích, phần thứ hai đi qua dung dịch so sánh. Bộ phận chỉ thị tín hiệu là thang
đo của độ truyền quang trong các đơn vị tuyến tính từ 0 đến 100, hoặc cũng có thể là
thang đo mật độ quang D.
1.3.3. Các máy quang phổ kế
- Quang phổ kế (Spectrophotometer) là các thiết bị hoạt động dựa trên phân tích
quang phổ của ánh sáng, nhằm thu được các thông tin về thành phần, tính chất hay trạng
thái của những khối vật chất liên quan đến chùm ánh sáng đó. Phân tích quang phổ là
phương pháp hàng đầu trong hóa phân tích.
- Thông thường thì Quang phổ kế xác định phân bố cường độ ánh sáng theo bước
sóng của ánh sáng do khối vật chất nào đó tự phát ra, hoặc phản xạ hay truyền qua nó.
Những khối vật chất khác nhau có đặc tính phát quang hay hấp thụ ánh sáng với các
bước sóng, hay mức năng lượng của photon, xác định. Chúng thường được nói đến là
các vạch quang phổ. Đo cường độ ánh sáng ở các bước sóng (hay các vạch phổ) đặc
trưng này cho phép xác định tỷ lệ (hay hàm lượng) của chất tương ứng trong mẫu vật
cần nghiên cứu.
- Máy quang phổ hồng ngoại khả kiến VIS
- Máy quang phổ UV-VIS
17

- Máy quang phổ biến đổi hồng ngoại Fourier FT/IR


- Máy quang phổ huỳnh quang
- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS
- Máy quang phổ huỳnh quang tia X X-ray
- Máy quang phổ phát xạ ICP
- Máy quang phổ định lượng DNA/Protein
- Quang kế ngọn lửa
1.4. Các phương pháp đo phổ hấp thụ phân tử
1.4.1. Nguyên tắc của phép đo UV-Vis
Phương pháp UV - Vis là phương pháp phân tích quang học dựa trên việc đo độ
hấp thụ năng lượng ánh sáng của một chất xác định ở một vùng phổ xác định có bước
sóng từ 190nm đến 800nm. Vùng bức xạ có bước sóng từ 190nm đến 360nm gọi là vùng
tử ngoại (UV - Ultra Violet) thường được sử dụng đo các chất không màu hoặc các chất
có cường độ màu yếu. Vùng bức xạ có bước sóng từ 360nm đến 800nm là vùng ánh
sáng nhìn thấy gọi là vùng khả kiến (Vis - visible) sử dụng đo độ hấp thụ các hợp chất
mang màu. Hàm lượng của các chất được xác định dựa trên việc đo độ hấp thụ năng
lượng của hợp chất đó tại vùng phổ thích hợp. Đây là phương pháp hóa lý phổ biến,
quan trọng trong phân tích hàm lượng các nguyên tố, các hợp chất trong nhiều đối tượng
ở hàm lượng lớn, bé, trung bình.
Phương pháp UV - Vis có độ nhạy, độ chính xác và độ chọn lọc cao, dùng để xác
định nhanh, thuận lợi, thiết bị đơn giản và dễ dàng tự động hóa, vì vậy được dùng rộng
rãi để nghiên cứu khoa học và phân tích tại các nhà máy.
Theo tiến trình của sự xuất hiện phương pháp, phương pháp UV - Vis đầu tiên xuất
hiện được gọi là phương pháp so màu bằng mắt, sau đó phát triển lên thành phương pháp
so màu quang điện và hiện nay phương pháp được hoàn thiện nhờ hệ thống thiết bị
quang phổ gọi là phương pháp so màu quang phổ.
Phương pháp so màu bằng mắt:
Bản chất của phương pháp: Chuẩn bị một dãy dung dịch tiêu chuẩn có nồng độ đã
biết cho đến lúc có sự cân bằng về cường độ màu của dung dịch nghiên cứu với dung
dịch chuẩn, từ đó có thể xác định nồng độ của chất cần xác định. Sự cân bằng màu có
thể thực hiện theo một trong các phương pháp: phương pháp pha loãng, phương pháp
thang chuẩn, phương pháp chuẩn độ so màu, và phương pháp cân bằng màu. Ưu điểm
của phương pháp là nhanh, đơn giản, nhưng phương pháp này mang tính chủ quan vì
phụ thuộc vào mắt người quan sát.
Phương pháp so màu quang điện:
18

Bản chất: dựa trên sự cân bằng cường độ dòng sáng, dựa trên hiệu ứng quang điện,
thực hiện bằng máy chứa tế bào quang điện.

(2,2’): Kính hội tụ; (3,3’): Kính lọc sáng; (5,5’): Tế bào quang điện
Hình 1.10. Sơ đồ thiết bị so màu quang điện
Ưu, nhược điểm: Phương pháp có độ nhạy và độ chọn lọc cao hơn so màu bằng
mắt, kết quả đo bằng máy khách quan hơn, phân tích được hàng loạt.
Phương pháp so màu quang phổ:
Bản chất phương pháp: sự yếu đi của cường độ dòng sáng khi đi qua dung dịch màu
được đo bằng các máy quang phổ hoàn chỉnh, có cấu tạo phức tạp. Các kính lọc sáng
thay bằng lăng kính thạch anh hoặc các cách tử, cho phép ánh sáng hoàn toàn đơn sắc
đi qua. Phương pháp có độ nhạy, độ chọn lọc, độ chính xác cao, các máy thường là CΦ-
4, CΦ-4D, CΦ-4A, Hitachi, UV- Vis -Spekord, Agilent...
1.4.2. Các phương pháp định lượng bằng UV – VIS
Gồm nhóm phương pháp định lượng đơn giản sử dụng quan sát màu sắc bằng mắt
(phương pháp dãy tiêu chuẩn, phương pháp cặp đôi, phương pháp cân bằng) và nhóm
phương pháp định lượng phức tạp, đo độ hấp thụ bằng thiết bị phức tạp (phương pháp
đường chuẩn, phương pháp thêm chuẩn, phương pháp vi sai).
Phương pháp dãy tiêu chuẩn
Chuẩn bị dung dịch các mẫu chuẩn chứa chất tương ứng với chất cần phân tích và
mẫu phân tích X, các dung dịch được chuẩn bị trong cùng điều kiện về thuốc thử, dung
môi, pH...
Dãy chuẩn gồm các dung dịch chuẩn có nồng độ biết trước tăng dần: C 1, C2,
C3...Cn.
Mẫu phân tích có nồng độ Cx chưa biết.
Đem so sánh màu của các mẫu phân tích với dãy chuẩn, nếu màu của dung dịch
phân tích nằm trong khoảng màu của hai dung dịch chuẩn nào thì nồng độ Cx của dung
dịch phân tích nằm trong khoảng nồng độ của hai dung dịch chuẩn đó. Giả sử màu dung
dịch phân tích Cx trong khoảng màu 2 dung dịch chuẩn có nồng độ C2, C3 thì C2< Cx <
C3
19

Ưu điểm của phương pháp: sử dụng được cả vùng nồng độ không tuân theo định
luật Bia, tiến hành đơn giản.
Nhược điểm: dung dịch chuẩn không bền màu, nếu có thể phải pha lại khi định
lượng.
Phương pháp cặp đôi hay chuẩn độ
Lấy 2 cốc:
Cốc 1: Cho dung dịch phân tích, thuốc thử R, điều chỉnh về pH cần thiết để chuyển
cấu tử cần định lượng X thành hợp chất hấp thụ bức xạ hay hợp chất màu.
Cốc 2: Chứa thuốc thử R, các ion (muối...) và pH như cốc 1. Thêm H2O để thể tích
dung dịch trong 2 cốc bằng nhau, khuấy đều và nhỏ dung dịch tiêu chuẩn của chất cần
xác định X tới khi màu 2 cốc bằng nhau, thì nồng độ trong hai cốc bằng nhau. Màu dung
dịch 1 đóng vai trò chỉ thị.
Ưu nhược điểm: Chỉ dùng với những phản ứng tạo được phức màu tức thời, không
có phản ứng phụ, giới hạn nồng độ xác định phương pháp khá rộng, cũng còn mang tính
chất chủ quan.
Phương pháp cân bằng
Lấy 2 xi lanh như nhau, chia độ, có khoá ở sườn đáy.
Xilanh 1: chứa VX ml mẫu phân tích có nồng độ CX, thêm thuốc thử R,.. khuấy
đều.
Xilanh 2: V0 ml dung dịch chuẩn X (C0), thêm R, như trên.
Đặt 2 xilanh sát nhau, nhìn từ trên xuống, xilanh nào có màu đậm hơn, mở khoá
cho dung dịch chảy ra đến khi màu như nhau.
Ta có: hX.CX = h0C0 nên: CX = C0 (h0/hX)
Trong đó: hX, h0: chiều cao dung dịch trong mỗi ống xilanh.
Ưu nhược điểm của phương pháp: Phương pháp xác định gần đúng hàm lượng chất,
và là phương pháp phân tích nhanh. Phương pháp đơn giản, không cần máy đo phổ. Tuy
nhiên phương pháp chỉ phát hiện ngưỡng, trong vùng nồng độ nhất định, để kiểm tra
giới hạn cho phép về chất lượng và mang tính chất chủ quan, phụ thuộc vào mắt người
quan sát.
Phương pháp đường chuẩn
Pha dãy mẫu chuẩn của chất X có nồng độ đã biết và tăng dần: C1,C2,...Cn, mẫu
phân tích CX chuẩn bị như mẫu chuẩn. Đo phổ các mẫu chuẩn và mẫu phân tích theo
cùng một quy trình.
Dựng đường chuẩn thể hiện mối qua hệ giữa A và C (mối quan hệ tuyến tính) có
dạng:
20

A = kC + b
Mẫu phân tích có độ hấp thụ AX, thay vào phương trình đường chuẩn tính được
nồng độ Cx.

Hình 1.11. Ví dụ về đường chuẩn xác định Ni bằng phức Ni - Dimethylglioxim


Đây là phương pháp định lượng phổ biến nhất, vì dễ thực hiện, phân tích hàng loạt
mẫu cùng chất, tiêu tốn ít dung dịch chuẩn, đường chuẩn có thể lưu lại. Là phương pháp
định lượng nhanh, độ chính xác cao, có tính kinh tế. Tuy nhiên mẫu phân tích thành
phần phức tạp, ta không biết chính xác, sẽ pha dãy chuẩn không phù hợp, dẫn đến sai số
lớn.
Phương pháp thêm tiêu chuẩn
Dùng một mẫu phân tích có nồng độ CX làm nền pha dãy chuẩn, thêm các lượng
dung dịch tiêu chuẩn khác nhau Ci chuẩn bị các mẫu phân tích khác cùng điều kiện
(theo Bảng 1.3), sau đó đo phổ tất cả các mẫu gồm mẫu phân tích và mẫu thu được sau
mỗi lần thêm chuẩn. Dựng đường chuẩn toạ độ A - C (Hình 1.12), xác định CX (ngoại
suy tuyến tính).
Phương pháp này dùng ngay cả khi mẫu thành phần phức tạp, xác định lượng vết
chất, loại trừ được ảnh hưởng của thành phần và nền, có độ chính xác cao.
Bảng 1.3. Dãy chuẩn của phương pháp thêm chuẩn
STT dãy chuẩn Dãy mẫu chuẩn Độ hấp thu đo được
M0 (không thêm chuẩn) C0 = Cx + 0 A0
M1 C1 = Cx + ∆C1 A1
M2 C2 = Cx + ∆C2 A2
M3 C3 = Cx + ∆C3 A3
M4 C4 = Cx + ∆C4 A4
M5 C5 = Cx + ∆C5 A5
M6 C6 = Cx + ∆C6 A6
21

… … …
Các mẫu phân tích
Cx1 Ax1
Cx2 Ax2
Cx3 Ax3
….. ….

Hình 1.12. Đồ thị phương pháp thêm chuẩn (a)- Đồ thị gốc (b)- Đồ thị ngoại suy
Phương pháp một điểm chuẩn
- Khi có một mẫu chuẩn riêng biệt: Pha mẫu chuẩn, mẫu phân tích và đo phổ
Ta có: Mẫu chuẩn: Ach= kCch (a)
Mẫu phân tích: Ax = kCx (b)
Từ (a) và (b) ta có: CX = (AX/Ach).Cch
- Khi không dùng mẫu chuẩn riêng biệt:
Pha mẫu chuẩn và mẫu phân tích từ mẫu phân tích và đo phổ
Mẫu thêm chuẩn: Ach= k(CX+ C) (c)
Mẫu phân tích: Ax = kCx (d)
Từ (c) và (d) ta có: CX = (AX. C)/(Ach-AX)
Phương pháp này đơn giản, tuy nhiên chỉ sử dụng 2 mẫu, không có xử lý số liệu
phân tích và đã chấp nhận sự phụ thuộc giữa A và C là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Phương pháp chỉ áp dụng xác định nồng độ CX trong vùng tuyến tính.
Phương pháp vi sai:
Phương pháp này áp dụng xác định được với nồng độ lớn ngoài khoảng nồng độ
tuân theo định luật Bughe-LamBe-Bia.
Giả sử có 2 dung dịch có nồng độ C1, C2 và dung dịch phân tích có Cx, sao cho: C1
< Cx < C 2 :
- Đo độ hấp thụ của dung dịch nồng độ C1 với dung dịch so sánh là dung môi được
A1 .
22

- Đo độ hấp thụ của dung dịch nồng độ C2 với dung dịch so sánh là dung môi được
A2 .
- Đo độ hấp thụ của dung dịch nồng độ C2 với dung dịch so sánh có nồng độ C1
được A2TĐ
- Đo độ hấp thụ của dung dịch nồng độ Cx với dung dịch so sánh là dung dịch có
nồng độ C1 được:AxTĐ
A2TĐ = A2 - A1 = εlC2 - εlC1 = εl(C2-C1) (1)
AxTĐ = Ax - A1 = εlCx - εlC1 = εl(Cx-C1) (2)
Từ (1) và (2) ta có:
𝐴𝑥𝑇Đ (𝐶2 − 𝐶1 )
𝐶𝑥 = + 𝐶1
𝐴2𝑇Đ

Các phương pháp xác định thành phần phức màu hấp thụ
Trong phản ứng tạo phức hấp thụ mang màu:
mM + nR MmRn
Việc xác định thành phần phức hấp thụ là xác định m, n hay tỷ lệ m:n
Phương pháp hệ đồng phân tử gam (phương pháp biến đổi liên tục)
- Phương pháp do Ostromuslenco đề xuất vào năm 1910.
- Cách làm: chuẩn bị các dung dịch gồm 2 cấu tử có nồng độ phân tử giống nhau và
trộn chúng theo các tỷ lệ ngược nhau (thường 1:9), giữ nguyên thể tích chung của dung
dịch (VM + VR = const), lúc này tổng nồng độ CM + CR = C = không đổi.
- Đo độ hấp thụ A ở hằng định lực ion, pH, dung dịch đệm của các dung dịch trên.
- Xây dựng đồ thị: A = f(CR/CM); A = f(VR/VM); A=f(CR/CM+CR)
Xác định vị trí cực đại, tương ứng với hàm lượng phức màu cực đại, phản ứng
mM + nR MmRn

Hình 1.13. Đồ thị xác định thành phần phức bằng phương pháp hệ đồng phân tử gam
xmax = CR/(CM+CR) = n/(m+n)
- Điều kiện áp dụng:
+ Phản ứng hóa học xảy ra theo phương trình, không có phản ứng phụ, phức bền.
23

+ Trong hệ chỉ tạo một phức.


+ Lực ion hằng định.
Phương pháp tỷ số mol (phương pháp bão hòa):
Bản chất của phương pháp là nghiên cứu sự phụ thuộc độ hấp thụ A hay (ΔA) vào
nồng độ của một trong các cấu tử ở nồng độ hằng định của cấu tử kia và ngược lại. Giả
sử A(ΔA) = f(CM/CR) ở CM hằng định, có đồ thị dưới đây:

Hình 1.14. Đồ thị xác định thành phần phức bằng phương pháp tỷ số mol
(1) đối với phức bền; (2) đối với phức không bền
M + nR MRn
mM + R MmR
Khi R thay đổi, M cố định thu được Agh, Khi M thay đổi, R cố định thu được A'gh.
𝐴𝑔ℎ 𝐴′𝑔ℎ
𝐶𝑅 𝐶𝑀
Khi đó: 𝑛 = 𝐴′𝑔ℎ và 𝑚 = 𝐴𝑔ℎ
𝐶𝑀 𝐶𝑅

Phương pháp xác định thành phần phức màu này áp dụng cho phức bền.
Ngoài hai phương pháp xác định thành phức: hệ đồng phân tử gam và tỷ số mol còn
có nhiều phương pháp khác như: Phương pháp chuyển dịch cân bằng, phương pháp
chuẩn độ, phương pháp điểm đẳng quang, phương pháp tỷ số các độ dốc, phương pháp
đường thẳng Asmus, phương pháp logarit giới hạn (phương pháp Bent - Ferch)...
1.5. Các phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử
1.5.1. Sự xuất hiện phổ hấp thụ nguyên tử
Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử và nguyên tử là phần tử cơ bản nhỏ nhất
còn giữ được tính chất của nguyên tố hóa học. Trong điều kiện bình thường nguyên tử
không thu và cũng không phát ra năng lượng dưới dạng các bức xạ và tồn tại ở trạng
thái cơ bản (trạng thái bền vững, nghèo năng lượng). Khi được cung cấp bởi một nguồn
năng lượng đủ lớn bằng cách chiếu một chùm tia sáng có những bước sóng (tần số) xác
định vào đám hơi nguyên tử đó, thì các nguyên tử tự do sẽ hấp thụ các bức xạ có bước
sóng nhất định ứng đúng với những tia bức xạ mà nó có thể phát ra được trong quá trình
24

phát xạ của nó trong phổ AES. Lúc này nguyên tử nhận năng lượng của các tia bức xạ
chiếu vào nó và chuyển lên trạng thái kích thích có năng lượng cao hơn trạng thái cơ
bản. Đó là tính chất đặc trưng của nguyên tử ở trạng thái hơi. Quá trình đó được gọi là
quá trình hấp thụ năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi và tạo ra phổ hấp thụ
nguyên tử của nguyên tố đó. Phổ sinh ra trong quá trình này được gọi là phổ hấp thụ
nguyên tử. Nếu gọi năng lượng của tia sáng đã bị nguyên tử hấp thụ là ∆E thì ta có:
ΔE = (Cm- E0) = hν
hay là ΔE = h.c / λ
trong đó:
E0 và Cm là năng lượng của nguyên tử ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích
m;
h là hằng số Plank = 6,626.10 J.s;
c là tốc độ của ánh sáng trong chân không (3.10-8 m/s);
λ là độ dài sóng của vạch phổ hấp thụ.
Tương ứng với mỗi giá trị năng lượng ΔE mà nguyên tử đã hấp thụ ta sẽ có một
vạch phổ hấp thụ với độ dài sóng đặc trưng cho quá trình đó, nghĩa là phổ hấp thụ của
nguyên tử cũng là phổ vạch. Nhưng nguyên tử không hấp thụ tất cả các bức xạ mà nó
có thể phát ra được trong quá trình phát xạ. Quá trình hấp thụ chỉ xảy ra đối với các vạch
phổ nhạy, các vạch phổ đặc trưng và các vạch cuối cùng của các nguyên tố. Cho nên đối
với các vạch phổ đó quá trình hấp thụ và phát xạ là hai quá trình ngược nhau. Nếu giá
trị năng lượng ΔE là dương ta có quá trình phát xạ; ngược lại khi giá trị ΔE là âm ta có
quá trình hấp thụ. Chính vì thế, tùy theo từng điều kiện cụ thể của nguồn năng lượng
dùng để nguyên tử hóa mẫu và kích thích nguyên tử mà quá trình nào xảy ra là chính,
nghĩa là nếu kích thích nguyên tử sử dụng năng lượng nhiệt ta thu phổ phát xạ nguyên
tử; nếu nguyên tử sử dụng năng lượng của chùm tia đơn sắc ta thu được phổ hấp thụ
nguyên tử.
Môi trường kích thích phổ hấp thụ được tạo ra trong ngọn lửa hoặc trong lò graphit,
trong thuyền Tantan hay trong cuvet thạch anh. Trong môi trường có năng lượng cao
này sẽ kích thích tạo ra đám hơi nguyên tử tự do, các nguyên tử tự do này hấp thụ năng
lượng của tia bức xạ hν. Do đó, muốn có phổ hấp thụ nguyên tử trước hết phải tạo ra
được đám hơi nguyên tử tự do, và sau đó chiếu vào nó một chùm tia sáng có những bước
sóng nhất định ứng đúng với các tia phát xạ nhạy của nguyên tố cần nghiên cứu. Khi đó
các nguyên tử tự do sẽ hấp thụ năng lượng của chùm tia đó và tạo ra phổ hấp thụ nguyên
tử của nó.
Phương trình thực nghiệm thể hiện mối quan hệ phụ thuộc độ hấp thụ bức xạ Aλ vào
nồng độ chất phân tích C thể hiện theo phương trình:
25

Aλ = lg (I0/I) = 2,303 KvNL = aCb


I0: Cường độ bức xạ đơn sắc tới.
I: cường độ bức xạ ló ra sau khi qua đám hơi nguyên tử tự do.
Kv: hệ số hấp thụ nguyên tử của vạch tần số v và Kv đặc trưng riêng cho từng vạch
phổ hấp thụ.
N: số nguyên tử trong đám hơi.
a: hằng số thực nghiệm (phụ thuộc điều kiện hóa hơi và nguyên tử hóa).
b: hằng số bản chất (phụ thuộc vào từng vạch phổ của từng nguyên tố: 0 < b ≤ 1).
Khi C nhỏ: Aλ = a C - đây là phương trình cơ sở cho phép định lượng trong phương
pháp AAS.
1.5.2. Các bước đo và trang thiết bị của phép đo phổ AAS
Để tiến hành phân tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ta phải
chiếu một chùm bức xạ đơn sắc đặc trưng tương ứng của nguyên tố có thể phát ra trong
phổ AES vào đám hơi nguyên tử tự do trong môi trường hấp thụ. Vì thế muốn thực hiện
được phép đo phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố cần thực hiện các quá trình (các
bước) sau đây:
- Bước 1 (hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu): Chọn các điều kiện và một loại trang bị
phù hợp để chuyển mẫu phân tích từ trạng thái ban đầu (rắn hay dung dịch) thành trạng
thái hơi của các nguyên tử tự do (Hình 2.46).Những trang bị để thực hiện quá trình này
được gọi là hệ thống nguyên tử hóa mẫu (dụng cụ để nguyên tử hóa mẫu). Nhờ đó chúng
ta có được đám hơi của các nguyên tử tự do của các nguyên tố trong mẫu phân tích.
Đám hơi chính là môi trường hấp thụ bức xạ và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử.
- Bước 2 (kích thích phổ): Chiếu chùm tia sáng bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần
phân tích qua đám hơi nguyên tử vừa điều chế được ở trên. Các nguyên tử của nguyên
tố cần xác định trong đám hơi đó sẽ hấp thụ những tia bức xạ nhất định và tạo ra phổ
hấp thụ của nó. Ở đây, phần cường độ của chùm tia sáng đã bị một loại nguyên tử hấp
thụ phụ thuộc vào nồng độ của nó ở môi trường hấp thụ. Nguồn cung cấp chùm tia sáng
phát xạ của nguyên tố cần nghiên cứu gọi là nguồn phát bức xạ đơn sắc hay bức xạ cộng
hưởng.
- Bước 3 (ghi đo phổ): Nhờ một hệ thống máy quang phổ người ta thu toàn bộ chùm
sáng, phân li và chọn một vạch phổ hấp thụ của nguyên tố cần nghiên cứu để đo cường
độ của nó. Cường độ đó chính là tín hiệu hấp thụ của vạch phổ hấp thụ nguyên tử. Trong
một giới hạn nhất định của nồng độ C, giá trị cường độ này phụ thuộc tuyến tính vào
nồng độ C của nguyên tố ở trong mẫu phân tích.
- Bước 4: Tiến hành đánh giá, định lượng chất phân tích.
26

Bốn bước trên chính là nguyên tắc của phép đo phổ hấp thụ nguyên tử. Vì vậy, trang
thiết bị đo phổ hấp thụ nguyên tử phải bao gồm các phần cơ bản sau đây:
- Phần 1: Nguồn phát tia phát xạ cộng hưởng của nguyên tố phân tích (vạch phổ
phát xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích), để chiếu vào môi trường hấp thụ chứa
các nguyên tử tự do của nguyên tố. Đó là các đèn catôt rỗng (HCL), các đèn phóng điện
không điện cực (EDL), hay nguồn phát bức xạ liên tục đã được biến điệu.
+ Đèn catot rỗng HCL (Hollow Cathode Lamp): Là nguồn phát bức xạ cộng hưởng
được dùng phổ biến nhất hiện nay. Thân đèn gồm có vỏ đèn, cửa sổ và bệ đỡ các điện
cực anot và catot. Bệ đỡ bằng nhựa PVC. Thân và vỏ đèn bằng thuỷ tinh hay thạch anh,
phía trong chứa khí trơ như Ar, He... Trên catot tráng nguyên tố phân tích, khi cung cấp
nguồn điện, catot nóng đỏ và phát ra các λ tương ứng của nguyên tố cần phân tích gọi
là các bức xạ cộng hưởng, qua cửa sổ hướng tới đám hơi chứa chất phân tích (Hình
2.48). Đèn HCL có thể là đèn đơn nguyên tố (chỉ tráng 1 nguyên tố) hoặc đèn đa nguyên
tố (tráng nhiều nguyên tố phân tích) như V đèn kép đôi là (Ca+Mg), (Cu+Mn),
(Cu+Cr), (Co+Ni), (K+Na), (Cu+Pb); các đèn kép ba như (Cu+Pb+Zn) và đèn kép sáu
là (Cu+Mn+Cr+Fe+Co+Ni).
+ Đèn phóng điện không điện cực EDL (Electrodeless Discharge Lamp): Về cấu
tạo, đèn EDL thực chất cũng là một ống phóng điện trong môi trường khí trơ có chứa
nguyên tố cần phân tích với một nồng độ nhất định phù hợp để tạo ra được chùm tia
phát xạ chỉ bao gồm một số vạch phổ nhạy đặc trưng của nguyên tố phân tích. Đèn EDL
cũng gồm các bộ phận:
Thân đèn: Một ống thạch anh chịu nhiệt, dài 18 - 15 cm, đường kính 6 - 5 cm. Cửa
sổ cho chùm sáng đi qua cũng phải trong suốt với chùm sáng đó. Ngoài ống thạch anh
là cuộn cảm bằng đồng (Hình 1.17). Cuộn cảm có công suất từ 800 - 400 W, tùy loại
đèn của từng nguyên tố, và được nối với nguồn năng lượng cao tần (HF) phù hợp để
nuôi cho đèn EDL làm việc. Ngoài cùng là vỏ chịu nhiệt. Chất trong đèn là vài miligam
kim loại hay muối kim loại dễ bay hơi của nguyên tố phân tích, để làm sao khi toàn bộ
chất hóa hơi bảo đảm cho áp suất hơi của kim loại đó trong đèn ở điều kiện nhiệt độ từ
800 - 550oC là khoảng từ 1 - 1,5 mmHg. Chất này thay cho catot trong đèn HCL, nó là
nguồn cung cấp chùm tia phát xạ của nguyên tố phân tích khi chúng bị kích thích trong
quá trình đèn EDL hoạt động. Khí trong đèn là khí trơ Ar, He hay Nitơ có áp suất thấp.
Nguồn nuôi đèn làm việc là nguồn năng lượng cao tần để nuôi đèn EDL làm việc được
chế tạo theo hai tần số. Tần số sóng ngắn 450 MHz và tần số sóng rađio 27,12 MHz, có
công suất dưới 1 kW.
+ Nguồn phát liên tục có biến điệu:
27

Trong khoảng vài năm lại đây, một loại nguồn phát xạ phổ liên tục cũng được dùng
làm nguồn phát bức xạ cộng hưởng cho phép đo AAS. Đó là đèn deuterium (D2-lamp),
các đèn xenon áp suất cao (Xe-lamp), các đèn hoạt của kim loại W. Đó là các loại đèn
phát phổ liên tục trong vùng tử ngoại và vùng khả kiến (UV- Vis). Đèn này tuy phát ra
phổ liên tục, nhưng nhờ hệ thống biến điệu và hệ lọc giao thoa, nên chùm sáng phát xạ
đó đã bị biến điệu và lượng tử hóa thành chùm sáng không liên tục hay các chùm sáng
đơn sắc.
- Phần 2. Hệ thống nguyên tử hóa mẫu phân tích.
Hệ thống này được chế tạo theo hai loại kĩ thuật nguyên tử hóa mẫu. Đó là kĩ thuật
nguyên tử hóa bằng ngọn lửa đèn khí (lúc này ta có phép đo F-AAS) và kỹ thuật nguyên
tử hóa không ngọn lửa, lúc này ta có phép đo ETA-AAS (Hình 1.16).
Trong kĩ thuật nguyên tử hóa bằng ngọn lửa, hệ thống này bao gồm:
+ Bộ phận dẫn mẫu vào buồng aerosol hóa và thực hiện quá trình aerosol hóa mẫu
(tạo thể sol khí).
+ Đèn để nguyên tử hóa mẫu (Burner head) để đốt cháy hỗn hợp khí có chứa mẫu
ở thể huyền phù sol khí.
Ngược lại, khi nguyên tử hóa mẫu bằng kĩ thuật không ngọn lửa, người ta thường
dùng một lò nung nhỏ bằng graphit (cuvet graphit) hay thuyền Tantan (Ta) để nguyên
tử hóa mẫu nhờ nguồn năng lượng điện có thế thấp (nhỏ hơn 12 V) nhưng có dòng rất
cao (50-800 A).
- Phần 3. Hệ thống máy quang phổ hấp thụ, nó là bộ đơn sắc, có nhiệm vụ thu, phân
li và chọn tia sáng (vạch phổ) cần đo hướng vào nhân quang điện để phát hiện tín hiệu
hấp thụ AAS của vạch phổ.
- Phần 4. Hệ thống chỉ thị tín hiệu hấp thụ của vạch phổ (tức là cường độ của vạch
phổ hấp thụ hay nồng độ nguyên tố phân tích). Hệ thống có thể là các trang bị:
+ Đơn giản nhất là một điện kế chỉ năng lượng hấp thụ (E) của vạch phổ;
+ Một máy tự ghi cường dộ của vạch phổ; bộ hiện số digital;
+ Hay bộ máy tính và máy in (printer); máy tích phân (lntegrator), phần mềm. Loại
trang bị này có nhiệm vụ điều khiển quá trình đo và xử lí các kết quả đo đạc, vẽ đồ thị,
tính nồng độ của mẫu phân tích, v.v...
28

Hình 1.15. Nguyên tắc của phép đo AAS

(a) (b)
Hình 1.16. Hệ thống nguyên tử hóa trong phương pháp AAS
(a) Hệ thống nguyên tử hóa bằng ngọn lửa
(b) Hệ thống nguyên tử hóa bằng lò graphit
29

Hình 1.17. Hệ thống nguồn phát bức xạ cộng hưởng


1.5.3. Các kỹ thuật nguyên tử hóa
Mục đích và nguyên tắc
Nguyên tử hóa mẫu phân tích là quá trình hết đóng một vai trò quan trọng của phép
đo phổ hấp thụ nguyên tử vì trong quá trình này các nguyên tử tự do ở trạng thái hơi sẽ
được hình thành để tạo phổ hấp thụ nguyên tử, nghĩa. Số nguyên tử tự do trong trạng
thái hơi là yếu tố quyết định độ hấp thụ của vạch phổ hấp thụ và quá trình nguyên tử hóa
mẫu thực hiện tốt hay không tốt đều có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích một
nguyên tố. Để nguyên tử hóa mẫu phân tích, ngày nay người ta thường dùng hai kĩ thuật.
Kỹ thuật thứ nhất là kĩ thuật nguyên tử hóa mẫu trong ngọn lửa đèn khí, kĩ thuật này ra
đời đầu tiên cùng với sự ra đời của phép đo phổ hấp thụ nguyên tử. Nhưng kĩ thuật này
có độ nhạy không cao, thường là trong vùng 0,05 - 1 ppm. Sau đó là kỹ thuật nguyên tử
hóa không ngọn lửa. Kĩ thuật này ra đời sau, nhưng lại có độ nhạy rất cao đạt đến 0,1ng
và hiện nay lại được ứng dụng nhiều hơn kĩ thuật nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa.
Chính vì có hai kĩ thuật nguyên tử hóa mẫu khác nhau nên chúng ta cũng có hai phép
đo tương ứng. Đó là phép đo phổ hấp thụ nguyên tử trong ngọn lửa (F - AAS: Flame
Atomic Absorption Spectrophotometry) và phép đo phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn
lửa (Electro - Thermal Atomization - Atomic Absorption Spectrophotometry: ETA -
AAS).
Ngoài ra hiện nay còn có kỹ thuật nguyên tử hóa hơi lạnh (Cold Vapour: CV -
AAS) và kỹ thuật hiđrua hóa (Hydride Generation: HG - AAS) dùng xác định các
nguyên tố dễ bay hơi.
30

Kĩ thuật nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa


Tương tự như phép đo phổ phát xạ nguyên tử AES, dùng năng lượng nhiệt của
ngọn lửa đèn khí để hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu phân tích. Vì thế mọi quá trình xảy
ra trong khi nguyên tử hóa mẫu phụ thuộc vào các đặc trưng và tính chất của ngọn lửa
đèn khí, nhưng chủ yếu là nhiệt độ của ngọn lửa. Đó là yếu tố quyết định hiệu suất
nguyên tử hóa mẫu phân tích, và mọi yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ của ngọn lửa đèn
khí đều ảnh hưởng đến kết quả.
Cấu tạo của ngọn lửa, các loại khí tạo nên ngọn lửa, trang thiết bị và các quá trình
chính, phụ của mẫu phân tích trong ngọn lửa đều tương tự như trong phương pháp AES.
Yêu cầu và nhiệm vụ của ngọn lửa:
Ngọn lửa là môi trường hấp thụ của nguyên tử, nó thực hiện quá trình hóa hơi và
nguyên tử hóa mẫu phân tích, tạo ra đám hơi của các nguyên tử tự do có khả năng hấp
thụ bức xạ đơn sắc để tạo ra phổ hấp thụ nguyên tử. Vì thế ngọn lửa đèn khí muốn dùng
vào mục đích để hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu phân tích cần phải thoả mãn một số yêu
cầu nhất định sau đây:
- Ngọn lửa đèn khí phải làm nóng đều được mẫu phân tích, hóa hơi và nguyên tử
hóa mẫu phân tích với hiệu suất cao, để bảo đảm cho phép phân tích đạt độ chính xác
và độ nhạy cao.
- Năng lượng (nhiệt độ) của ngọn lửa phải đủ lớn và có thể điều chỉnh được tùy theo
từng mục đích phân tích mỗi nguyên tố. Đồng thời lại phải ổn định theo thời gian và có
thể lặp lại được trong các lần phân tích khác nhau để đảm bảo cho phép phân tích đạt
kết quả đúng đắn. Yêu cầu này có lúc không được thỏa mãn, vì nhiệt độ cao nhất của
ngọn lửa cũng chỉ đến 3300oC. Do đó với những nguyên tố tạo thành hợp chất bền nhiệt
thì hiệu suất nguyên tử hóa của ngọn lửa là kém.
- Ngọn lửa phải thuần khiết, nghĩa là không sinh ra các vạch phổ phụ làm khó khăn
cho phép đo hay tạo ra phổ nền quá lớn cản trở phép đo. Quá trình Ion hóa và phát xạ
phải không đáng kể vì quá trình này làm mất các nguyên tử tự do tạo ra phổ hấp thụ
nguyên tử.
- Ngọn lửa phải có bề dày đủ lớn để có được lớp hấp thụ đủ dày làm tăng độ nhạy
của phép đo. Đồng thời bề dày của lớp hấp thụ lại có thể thay đổi được khi cần thiết, để
đo ở nồng độ lớn. Trong các máy hiện nay, bề dày này có thể thay đổi được từ 2 đến 10
cm.
- Ngọn lửa phải đảm bảo tiêu tốn ít mẫu phân tích: người ta có thể đốt cháy nhiều
hỗn hợp khí khác nhau, bao gồm một khí oxy hóa và một khí cháy, trong các đèn khí
thích hợp để tạo ra ngọn lửa. Bảng 2.21 là ví dụ về một số đèn khí tạo ra bởi một số hỗn
hợp khí thường được ứng dụng.
31

Bảng 1.4. Quan hệ giữa thành phần khí đốt và nhiệt độ ngọn lửa
Loại khí Tỷ lệ khí Nhiệt độ (0C)
Khí oxi hóa Khí nhiên liệu
Không khí Propan 6/1,4 2200
Không khí Hydro 4/3 2050
Oxy Axetilen 1/1 3000
N2O Axetilen 2/1,8 2900
Không khí Axetilen 4,2/0,7 1800
Không khí Axetilen 4,2/0,9 2000
Không khí Axetilen 4,2/1,1 2300
Không khí Axetilen 4,2/1,2 2450
Không khí Axetilen 4,2/1,5 2400
Không khí Axetilen 4,2/1,6 2300

Kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa


Đây là kỹ thuật chuyển chất phân tích thành nguyên tử mà không sử dụng ngọn
lửa, nó ra đời sau kĩ thuật nguyên tử hóa ngọn lửa. Đây là một kỹ thuật được phát triển
rất nhanh và hiện nay đang được ứng dụng rất phổ biến, vì kĩ thuật này cung cấp cho
phép đo AAS có độ nhạy rất cao (mức nanogam, ppb); có khi gấp hàng trăm đến hàng
nghìn lần phép đo trong ngọn lửa. Đây là ưu điểm chính của kỹ thuật nguyên tử hóa
không ngọn lửa. Do đó, khi phân tích lượng vết các kim loại trong nhiều trường hợp
không cần thiết phải làm giàu sơ bộ các nguyên tố cần xác định. Đặc biệt là khi xác định
các nguyên tố vi lượng trong các loại mẫu của y học, sinh học, dược phẩm, thực phẩm,
nước giải khát, máu, sêrum. Mặt khác nếu kỹ thuật nguyên tử hóa bằng ngọn lửa phù
hợp để phân tích các kim loại kiềm và kiềm thổ thì kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn
lửa có thể tiến hành nguyên tử hóa với hầu hết các nguyên tố kim loại.
Tuy có độ nhạy cao nhưng trong một số trường hợp, độ ổn định của phép đo không
ngọn lửa thường kém phép đo trong ngọn lửa, ảnh hưởng của phổ nền thường rất lớn.
Đó là đặc điểm và cũng là nhược điểm của phép đo này. Song với sự phát triển của vật
lý và của kĩ thuật đo hiện đại, ngày nay người ta có thể khắc phục được nhược điểm này
không khó khăn lắm. Vì thế các hệ thống máy đo phổ hấp thụ theo kĩ thuật không ngọn
lửa của những năm 1980 luôn luôn có kèm theo hệ thống bổ chính nền và độ ổn định
của nó cũng không kém các hệ thống của phép đo trong ngọn lửa và đảm bảo độ nhạy
cao cỡ ppb đối với nhiều nguyên tố.
32

Đặc điểm nữa của phép đo không ngọn lửa là đòi hỏi một lượng mẫu tương đối
nhỏ. Thông thường mỗi lần đo chỉ cần lượng mẫu từ 20 đến 50 μL. Do đó không cần
nhiều lượng mẫu phân tích, việc chuẩn bị mẫu cũng dễ dàng và không tốn nhiều hóa
chất cũng như các dung môi tinh khiết cao đắt tiền. Về nguyên tắc, kĩ thuật nguyên tử
hóa không ngọn lửa là quá trình nguyên tử hóa tức khắc trong thời gian rất ngắn nhờ
năng lượng của dòng điện công suất lớn và trong môi trường khí trơ. Quá trình nguyên
tử hóa xảy ra theo ba giai đoạn kế tiếp nhau: sấy khô, tro hóa luyện mẫu, nguyên tử hóa
để đo phổ hấp thụ và cuối cùng là làm sạch cuvet. Trong đó hai giai đoạn đầu là chuẩn
bị cho giai đoạn nguyên tử hóa để đạt kết quả tốt. Nhiệt độ trong cuvet graphit là yếu tố
chính quyết định mọi sự diễn biến của quá trình nguyên tử hóa mẫu.
Yêu cầu của trang thiết bị nguyên tử hóa mẫu:
- Hệ thống nguyên tử hóa phải hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu phân tích với hiệu
suất cao và ổn định, để đảm bảo cho phép đo có độ nhạy cao và độ lặp lại tốt.
- Phải cung cấp được năng lượng (nhiệt độ cao) đủ lớn, để có thể nguyên tử hóa
được nhiều loại mẫu và phân tích được nhiều nguyên tố.
- Cuvet chứa mẫu để nguyên tử hóa phải có độ tinh khiết cao. Không làm nhiễm
bẩn mẫu, không có phổ phụ gây khó khăn cho phép đo nguyên tố cần phân tích.
- Hạn chế, có ít hay không có các quá trình phụ trong quá trình nguyên tử hóa mẫu
thực hiện phép đo.
- Tiêu tốn ít mẫu.
Nguyên tắc:
Nguyên tắc và cách thực hiện của kĩ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa là hoàn
toàn khác với kĩ thuật nguyên tử hóa trong ngọn lửa. Ở đây người ta thường dùng năng
lượng nhiệt của một nguồn năng lượng phù hợp để nung nóng, hóa hơi và nguyên tử hóa
mẫu phân tích trong ống cuvet graphit hay trong thuyền tantan (Ta) nhỏ. Nguồn năng
lượng thường được dùng hiện nay là dòng điện có cường độ dòng rất cao (từ 50 - 600A)
và thế thấp (dưới 12V) hay là năng lượng của dòng điện cao tần cảm ứng. Dưới tác dụng
của các nguồn năng lượng này, cuvet chứa mẫu phân tích sẽ được nung nóng đỏ tức
khắc và mẫu sẽ được hóa hơi và nguyên tử hóa để tạo ra các nguyên tử tự do ở trạng thái
hơi có khả năng hấp thụ bức xạ đơn sắc, tạo ra phổ hấp thụ nguyên tử của nó. Dụng cụ
để nguyên tử hóa mẫu theo kĩ thuật này hiện nay có rất nhiều loại khác nhau được chế
tạo tùy thuộc theo từng hãng và từng phòng thí nghiệm như: cuvet graphit; cốc graphit;
thuyền kim loại chịu nhiệt, như Ta…
Dùng phổ biến nhất là các cuvet graphit, vì nó thoả mãn được những yêu cầu chính
của phép đo không ngọn lửa. Về cuvet graphit, mỗi hãng chế tạo máy quang phổ hấp
33

thụ nguyên tử đều có cuvet graphit riêng cho các máy của họ và hệ thống nguyên tử hóa
không ngọn lửa tương ứng.
Hệ thống nguyên tử hóa mẫu theo kĩ thuật không ngọn lửa gồm có:
+ Buồng nguyên tử hóa và cuvet graphit chứa mẫu phân tích để thực hiện quá trình
nguyên tử hóa;
+ Nguồn năng lượng để nung nóng đỏ lò graphit đến nhiệt độ nguyên tử hóa mẫu
và bộ điều khiển hay bộ chương trình (programer) để đặt chương trình và chỉ huy quá
trình nguyên tử hóa mẫu theo các giai đoạn nhất định. Tuy mỗi hãng có những dụng cụ
khác nhau, nhưng quá trình nguyên tử hóa trong các dụng cụ đó đều xảy ra theo 4 giai
đoạn kế tiếp nhau trong thời gian tổng cộng từ 80 - 60 giây.
Các giai đoạn nguyên tử hóa mẫu:
a, Sấy khô mẫu
Mục đích của giai đoạn này nhằm đảm bảo cho dung môi hoà tan mẫu bay hơi nhẹ
nhàng và hoàn toàn, nhưng không làm bắn mẫu, mất mẫu. Đây là giai đoạn đoạn đầu
tiên của quá trình nguyên tử hóa mẫu. Nếu không thực hiện sấy tốt, mẫu sẽ bị bắn làm
sai lệch kết quả phân tích. Để thực hiện quá trình sấy tốt, đối với mỗi một loại mẫu cần
phải tiến hành nghiên cứu, phát hiện và chọn nhiệt độ và thời gian sấy cho phù hợp.
Nhiệt độ và thời gian sấy khô của mỗi loại mẫu phụ thuộc vào bản chất của các chất ở
trong mẫu và dung môi hoà tan nó. Thực nghiệm cho thấy rằng, không nên sấy mẫu ở
nhiệt độ cao và sấy khô nhanh. Nói chung nhiệt độ sấy khô phù hợp đối với các mẫu vô
cơ trong dung môi nước nằm trong khoảng từ 100 - 150oC trong thời gian từ 25-40 giây
với lượng mẫu được bơm vào cuvet nhỏ hơn 100 μl. Tất nhiên quá trình sấy khô chậm
ở nhiệt độ thấp bao giờ cũng cho kết quả ổn định. Việc tăng nhiệt độ khi sấy, từ nhiệt
độ phòng đến nhiệt độ sấy mong muốn cũng cần được thực hiện từ từ, với tốc độ tăng
nhiệt độ từ 8 đến 50C trong một giây là phù hợp.
Đối với các mẫu có chứa các chất hữu cơ hay hoà tan trong dung môi hữu cơ, thường
phải sấy ở nhiệt độ thấp hơn và tốc độ tăng nhiệt độ phải chậm hơn dung môi nước. Với
loại mẫu này, nhiệt độ sấy thường là dưới 1000C.
Mỗi nguyên tố cũng có một nhiệt độ sấy tối đa cho nó (bảng 2.22), nghĩa là nếu sấy
mẫu ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ đó thì kết quả phân tích kém ổn định và sẽ mắc sai số
rất lớn.
Bảng 1.5. Nhiệt độ sấy, tro hóa luyện mẫu, nguyên tử hóa mẫu giới hạn của một số nguyên tố
Nhiệt độ tới hạn của quá trình
Nguyên tố
Sấy mẫu Tro hóa Nguyên tử hóa
Al 130 1100 2850
Ba 150 1100 2900
34

Be 130 1100 2750


Ca 130 1100 2800
Cu 120 650 2650
Fe 120 1000 2700
Pb 100 0600 2500
Mg 150 1100 2850
Mn 130 1000 2700
Si 150 1200 2850
Na 139 800 2200
Sr 130 1100 2800
Zn 110 600 2500
Co 110 1100 2750
Cr 110 1100 2750

b, Tro hoá luyện mẫu:


Mục đích của giai đoạn này là tro hóa (đốt cháy) các hợp chất hữu cơ và mùn có
trong mẫu sau khi đã sấy khô, đồng thời nung luyện ở một nhiệt độ thuận lợi cho giai
đoạn nguyên tử hóa tiếp theo đạt hiệu suất cao và ổn định. Đây là giai đoạn thứ hai của
quá trình nguyên tử hóa mẫu. Nó có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả phân tích, nếu
chọn nhiệt độ tro hóa không tối ưu hoá thì một số hợp chất có thể bị phân huỷ mất trong
giai đoạn này, nếu nhiệt độ tro hóa là quá cao. Lí thuyết và các kết quả thực nghiệm xác
nhận rằng, tro hóa mẫu từ từ và ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn thì phép đo luôn
luôn cho kết quả ổn định, và mỗi nguyên tố đều có một nhiệt độ tro hóa luyện mẫu giới
hạn trong phép đo ETA- AAS.
Nhiệt độ tro hóa giới hạn là nhiệt độ mà sự tro hóa mẫu ở nhiệt độ đó và nhỏ hơn
nó, thì cường độ vạch phổ hấp thụ là không đổi. Còn nếu tro hóa mẫu ở nhiệt độ lớn hơn
nhiệt độ đó thì cường độ vạch phổ bị giảm và không ổn định. Nhiệt độ tro hóa giới hạn
của mỗi nguyên tố rất khác nhau, nó phụ thuộc vào bản chất của mỗi nguyên tố và phụ
thuộc vào dạng hợp chất mà nguyên tố đó tồn tại, cũng như matrix (chất nền) của mẫu.
Thông thường, các nguyên tố bền nhiệt và tồn tại trong các dạng hợp chất bền nhiệt
thường phải tro hóa luyện mẫu ở nhiệt độ tương đối cao. Như Si có nhiệt độ tro hóa giới
hạn là 1100oC, Ni là 1000oC, còn Pb là 600oC. Ngay đối với một nguyên tố nhiệt độ tro
hóa giới hạn cũng có thể khác nhau, khi chúng tồn tại trong các chất nền khác nhau của
mẫu (matrix effect), nhất là các chất nền bền nhiệt.
c, Nguyên tử hoá:
35

Mục đích của giai đoạn này là chuyển chất phân tích thành nguyên tử tự do, chuẩn
bị cho quá trình kích thích phổ hấp thụ. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nguyên
tử hóa mẫu, nhưng lại là giai đoạn quyết định cường độ của vạch phổ. Song nó lại bị
ảnh hưởng bởi hai giai đoạn trên. Giai đoạn này được thực hiện trong thời gian rất ngắn,
thông thường từ 3 đến 6 giây, rất ít khi đến 8-10 giây. Nhưng tốc độ tăng nhiệt độ lại là
rất lớn để đạt ngay tức khắc đến nhiệt độ nguyên tử hóa và thực hiện phép đo cường độ
vạch phổ. Tốc độ tăng nhiệt độ thường là từ 1800 - 2500oC/giây, thông thường người ta
sử dụng tốc độ tối đa, tốc độ nguyên tử hóa của một nguyên tố rất khác nhau. Đồng thời
mỗi nguyên tố cũng có một nhiệt độ nguyên tử hóa giới hạn Ta của nó. Nhiệt độ Ta này
phụ thuộc vào bản chất của mỗi nguyên tố và cũng phụ thuộc ở mức độ nhất định vào
trạng thái và thành phần của mẫu mà nó tồn tại, nhất là chất nền của mẫu.

Hình 1.18. Các quá trình nguyên tử hóa mẫu


(1): Sấy; (2): Tro hóa; (3) nguyêt tử hóa;(4) Làm sạch; (5): làm lạnh.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo AAS


Sự hấp thụ nền: Vạch phổ được chọn để đo nằm trong vùng khả kiến thì yếu tố
này thể hiện rõ ràng. Còn trong vùng tử ngoại thì ảnh hưởng này ít xuất hiện. Để loại
trừ phổ nền ngày nay người ta lắp thêm vào máy quang phổ hấp thụ nguyên tử hệ thống
bổ chính. Trong hệ thống này người ta dùng đén W (W: habit lamp) cho vùng khả kiến.
Sự chen lấn vạch phổ: Yếu tố này thường thấy khi các nguyên tố thứ ba trong
mẫu phân tích có nồng độ lớn và đó là nguyên tố cơ sở của mẫu. Để loại trừ sự chen lấn
vạch phổ của các nguyên tố khác cần phải nghiên cứu và chọn những vạch phân tích
phù hợp. Nếu bằng cách này mà không loại trừ được ảnh hưởng này thì bắt buộc phải
tách bỏ bớt nguyên tố có vạch phổ chen lấn ra khỏi mãu phân tích trong một chừng mực
nhất định, để các vạch chén lấn không xuất hiện nữa.
Sự hấp thụ của các hạt rắn: Các hạt này hoặc hấp thụ hoặc chắn đường đi của
chùm sáng từ đèn HCL chiếu vào môi trường hấp thụ. Yếu tố này được gọi là sự hấp
thụ già. Điều này gây sai số cho kết quả đo cường độ vạch phổ. Để loại trừ sự hấp thụ
36

này cần chọn đúng chiều cao của đèn nguyên tử hóa mẫu và chọn thành phần hỗn hợp
không khí cháy phù hợp.
1.6.1. Tối ưu hóa các thông số của máy đo
Các thông số này cần được khảo sát và chọn cho từng trường hợp cụ thể. Thực
hiện công việc này chính là quá trình tối ưu hóa các thông số của máy đo cho một đối
tượng phân tích.
Chọn bước sóng ánh sáng tới thích hợp với nguyên tố cần xác định. Nguồn ánh
sáng đơn sắc phải có cường độ ổn định, lặp lại được trong các lần đo khác nhau trong
cùng điều kiện và phải điều chỉnh được để có cường độ cần thiết trong mỗi phép đo.
Cường độ dòng điện làm việc của đèn catot rỗng (HCL): Nên chọn cường độ
dòng nằm trong vùng 60% đến 80% so với cường độ dòng cực đại ghi trên đèn HCL.
Khi cần độ nhạy cao thì chọn cận dưới còn khi cần độ ổn định cao thì chọn cận trên.
Khe đo: Khe đo có ảnh hưởng đến độ nhạy và vùng tuyến tính của phép đo, do đó cần
phải chọn khe đo có giá trị phù hợp nhất cho phép đo định lượng cần xác định theo bước
sóng đã chọn.
Thời gian đo: Yếu tố này phụ thuộc và đặc trưng kỹ thuật của máy đo và của kỹ
thuật nguyên tử hóa mẫu. Xác định vùng tuyến tính của A theo C tại các bước sóng đo
đã chọn. Có xác định được vùng này thì mới có thể xác định các mẫu đầu phù hợp với
khoảng tuyến tính, bởi vì các kết quả thi được khi đo ở vùng tuyến tính bao giờ cũng có
độ chính xác cao.
Lượng mẫu: là tốc tộ dẫn mẫu, lượng mẫu bơm vào
Bổ chính nền khi đo: Nếu nền của phổ có ảnh hưởng đến phép đo thì phải có bổ chính
nền để loại trừ các ảnh hưởng, nếu không ảnh hưởng thì không cần thiết.
Hệ nhân quang điện nhận tín hiệu AAS: Phải điều chỉnh núm GAIN để kim chỉ
thang năng lượng nằm trong vùng 70-100 là vùng làm việc phù hợp của thế nuôi nhân
quang điện cho máy đo phổ hấp thụ.
1.6.2. Tối ưu hóa các điều kiện nguyên tử hóa mẫu
Các yếu tố này thể hiện rất khác nhau tùy thuộc vào kĩ thuật được chọn để thực hiện
quá trình nguyên tử hóa mẫu.
- Môi trường khí trơ thực hiện quá trình nguyên tử hóa:
Khí trơ thường được dùng làm môi trường cho quá trình nguyên tử hóa là argon
(Ar), nitơ N2) và heli (He), nghĩa là quá trình nguyên tử hóa thực hiện trong môi trường
không có oxy. Do đó không xuất hiện hợp chất bền nhiệt loại MeO hay MeOX. Nhưng
bản chất, thành phần và tốc độ dẫn khí trơ vào trong cuvet graphit đều ảnh hưởng đến
cường độ của vạch phổ và nhiệt độ trong cuvet graphit. Trong ba loại khí trơ nói trên,
37

thì Ar là khí tốt nhất, sau đó đến N2. Đồng thời khi tăng tốc độ dẫn khí vào cuvet graphit
thì cường độ vạch phổ luôn luôn giảm và mức độ giảm cũng khác nhau đối với mỗi
nguyên tố. Do đó trong phân tích, khi đo cường độ vạch phổ bắt buộc phải giữ cho tốc
độ dẫn không đổi, hoặc có thể tắt khí môi trường trong giai đoạn nguyên tử hóa để đo
cường độ vạch phổ.
Độ nhớt và sức căng bề mặt của dung dịch mẫu: Để loại trừ ảnh hưởng này chúng
ta có thể dùng các biện pháp sau: Đo và xác định theo phương pháp thêm chuẩn, pha
loãng mẫu bằng một dung môi hay một nền mẫu phù hợp. Thêm vào mẫu chuẩn một
chất chuẩn có nồng độ đủ lớn, dùng bơm để đẩy mẫu với một tốc độ xác định mà chúng
ta mong muốn.
Hiệu ứng lưu lại: Khi nguyên tử hóa mẫu để đo cường độ vạch phổ thì một lượng
nhỏ của nguyên tố phân tích không bị chueyenr hóa chúng được lưu lại trên bề mặt cuvet
và cứ thế tích tụ lại qua một số lần nguyên tử hóa mẫu. Nhưng đến một lần nào đó thì
chúng lại bị nguyên tử hóa theo và do đó tạo ra số nguyên tử tự do của nguyên tố phân
tích tăng đột ngột không theo nồng độ của nó trong mẫu. Cách khắc phụ là làm sạch
cuvet sau mỗi lần nguyên tử hóa mẫu, để làm bay hơi hết các chất còn lại trong cuvet.
Sự ion hóa: Để loại trừ sự ion hóa của một nguyên tố phân tích có thể sử dụng các biện
pháp sau: Chọn các điều kiện nguyên tử hóa có nhiệt độ thấp, mà trong điều kiện đó
nguyên tố phân tích hầu như không bị ion hóa. Thêm vào mẫu phân tích một chất đém
cho sự ion hóa của nguyên tố phân tích với một nồng độ lớn phù hợp. Như vậy, trong
điều kiện đó, nguyên tố phân tích sẽ không bị ion hóa nữa. Yếu tố này xuất hiện thường
làm giảm nồng độ của các nguyên tử trung hòa có khả năng hấp thụ bức xạ trong môi
trường hấp thụ.
1.6.3. Ảnh hưởng của nồng độ axit, loại axit trong dung dịch mẫu
Các axit càng khó bay hơi thì thường làm giảm đến cường độ vạch phổ. Các axit
dễ bay hơi gây ảnh hưởng nhỏ. Nói chung các axit làm giảm cường độ vạch phổ theo
thứ tự: HClO4 < HCl < HNO3 < H2SO4 < H3PO4 < HF Nghĩa là các axit HClO4, HCl,
HNO3 gây ảnh hưởng nhỏ nhất trong vùng nồng độ nhỏ. Chính vì thế trong thực tss phân
tích của phép đo phổ hấp thụ nguyên từ người ta thường dùng môi trường là axit HCl
hay HNO3 1-2%. Vì ở nồng độ này ảnh hưởng của 2 axit là không đáng kể.
1.6.4. Ảnh hưởng của cation
Các cation có thể làm tăng, có thể làm giảm cũng có thể không gây ảnh hưởng gì
đến cường độ vạch phổ của nguyên tố phân tích. Để loại trừ ảnh hưởng của các cation
chúng ta có thể sử dụng các biện pháp sau đây hoặc riêng biệt hoặc tổ hợp chúng lại với
nhau. Đó là chọn điều kiện xử lý mẫu phù hợp để loại trừ các yếu tố ảnh hưởng ra khỏi
38

dung dịch mẫu phân tích để đo phổ, chọn các thông số của máy đo thích hợp và thêm
vào mẫu phân tích những chất phụ gia thích hợp để loại trừ ảnh hưởng
1.6.5. Ảnh hưởng của anion
Các anion của các axit dễ bay hơi thường làm giảm ít đến cường dộ vạch phổ.
Cần giữ cho nồng độ các anion trong mẫu phân tích và mẫu chuẩn là như nhau và ở một
giá trị nhất định không đổi. Mặt khác không nên chọn axit H2SO4 làm môi trường của
mẫu cho phép đo mà chỉ nên chọn HCl hay HNO3 nồng độ dưới 2%.
1.7. Phân tích trắc quang
1.7.1. Cơ sở lí thuyết của phương pháp
Phân tích trắc quang là tên gọi chung của các phương pháp phân tích quang học
dựa trên sự tương tác chọn lọc giữa chất cần xác định với năng lượng bức xạ thuộc vùng
tử ngoại, khả kiến hoặc hồng ngoại. Nguyên tắc của phương pháp trắc quang là dựa vào
lượng ánh sáng đã bị hấp thu bởi chất hấp thu để tính hàm lượng của chất hấp thu.
Ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn 200nm, bị hấp thu bởi oxi không khí, hơi nước
và nhiều chất khác, vì vậy chỉ có thể đo quang ở bước sóng nhỏ hơn 200 nm bằng máy
chân không. Ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn 200nm, bị hấp thu bởi oxi không khí, hơi
nước và nhiều chất khác, vì vậy chỉ có thể đo quang ở bước sóng nhỏ hơn 200 nm bằng
máy chân không. Ánh sáng có bước sóng từ 200 – 400 nm, được gọi là ánh sáng tử ngoại
(UV), trong đó vùng từ 200 – 300 nm được gọi là miền tử ngoại xa, còn vùng từ 300 –
400 nm gần miền khả kiến được gọi là miền tử ngoại gần.
Ánh sáng có bước sóng trong khoảng từ 800 – 2000 được gọi là ánh sáng hồng
ngoại (IR). Sự hấp thu ánh sáng ở miền phổ này ít được sử dụng để giải quyết trực tiếp
các nhiệm vụ phân tích, nhưng được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu cấu tạo của phân
tử.
Ánh sáng vùng UV có bước sóng trong khoảng: 200 – 400 nm. Ánh sáng vùng
IR có bước sóng trong khoảng: 800 – 2000 nm. Ánh sáng vùng VIS có bước sóng trong
khoảng: 396 – 760 nm. Trong phương pháp trắc quang – phương pháp hấp thu quang
học, chúng ta thường sử dụng vùng phổ UV – VIS có bước sóng từ 200 – 800 nm
1.7.2. Các định luật cơ bản của sự hấp thu ánh sáng
Định luật Bughe-Lambe (Bouguer -Lambert):
Cường độ màu được đo bằng độ giảm cường độ chùm sáng có λ nhất định, cường
độ chùm sáng tới ký hiệu là Io (ec: cm2/sec), cường độ chùm sáng sau khi bị hấp thụ ký
hiệu là I, độ hấp thụ ánh sáng là (Io- I) hoặc Io/I hoặc là một hàm số khác. Với phân tích
đo quang, thuận tiện nhất là biểu thị độ hấp thụ ánh sáng bằng đại lượng: A (hoặc D) =
lg(Io/I)
39

D: mật độ quang (Optical Density - mật độ quang)


A: Absorption (sự hấp thụ)
Xét sự hấp ánh sáng bởi dung dịch chất màu trong cuvet có thành song song, bề dày
lớp dung dịch là l, chia thành l phần;
Khi qua lớp thứ nhất (lớp 1), cường độ dòng sáng yếu đi n lần, ta có I 1=I0/n (n>1)
(1)
Sau khi đi qua lớp thứ 2: I2 = I1/n (2)
Từ (1) và (2) suy ra: I2 = Io/n2.
Khi qua hết bề dày l: I = Io/nl ↔ Io/I = nl→ A = lg(Io/I) = l.lg n = 𝑘′.l (3)
Trong đó: lg n đặc trưng cho chất nghiên cứu.
Phương trình (3) có thể thu được bằng cách xét độ hấp thụ ánh sáng ở lớp có bề dày
vô cùng mỏng dl, rồi tích phân cho toàn bộ cuvet. Độ giảm tương đối cường độ chùm
sáng dI/I tỷ lệ với bề dày chùm sáng đi qua dl.
𝑑𝐼
− = 𝑘′. 𝑑𝑙 (4)
𝐼
k: hệ số đặc trưng cho sự hấp thụ ánh sáng của chất và chỉ phụ thuộc tính chất chất
ấy. Lấy tích phân phương trình (4) ta có:
𝐼1 𝑙
𝑑𝐼
∫ ∫
= −𝑘 𝑑𝑙
𝐼0 𝐼 0

Vậy: lnIl - lnIo = - k'.l Il = Ioe -k'l

Logarit 2 vế phương trình này được:


I0 k′. 𝑙
lg =
I 2,303
k′
Với lgn = = k (5),
2,303
Từ đó ta có: A = lgIo /I = k.l (6), là biểu thức định luật Bughe-Lambe
Ý nghĩa của đại lượng vật lý k:
- k: hệ số hấp thụ ánh sáng của dung dịch màu.
- k là đại lượng nghịch đảo của bề dày lớp dung dịch có khả năng làm yếu cường
độ dòng sáng ban đầu 10 lần.
- k phụ thuộc bản chất của chất hấp thụ, phụ thuộc vào λ của ánh sáng đi qua dung
dịch.
Định luật Bughe-Lambe chỉ đúng cho tia sáng đơn sắc.
Năm 1729 Bughe thiết lập sự phụ thuộc giữa sự giảm cường độ chùm sáng đơn sắc
hướng song song vào bề dày lớp dung dịch hấp thụ. Năm 1760 Lambe đã xác nhận sự
phụ thuộc này và thiết lập định luật thứ nhất của sự hấp thụ ánh sáng, nội dung định luật
như sau: "Lượng tương đối của chùm sáng bị hấp thụ bởi môi trường mà nó đi qua không
40

phụ thuộc vào cường độ của tia tới. Mỗi lớp bề dày như nhau hấp thụ một phần dòng
sáng đơn sắc đi qua dung dịch như nhau"
Bảng 1.6. Ví dụ về sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ bức xạ vào bề dày lớp hấp thụ
(Với Io = 100)
l (cm) 1 2 3 4

I 50 25 12,5 6,25

A 0,3010 0,6021 0,9030 1,2040

Định luật Bia (Beer):


Năm 1852, Beer đã thiết lập định luật thứ 2 như sau:
"Độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch màu tỷ lệ bậc nhất với nồng độ dung dịch chất
hấp thụ ánh sáng".
Biểu thức định luật: A = lg(Io/I) = K1C (7)
C: nồng độ chất màu
K1: Hằng số phụ thuộc vào các điều kiện thực nghiệm
Định luật hợp nhất Bughe - Lambe-Bia:
Từ 2 phương trình (6) và (7) có:
A = ε.l.C (8)
Ở đây ε (lit.mol-1cm-1): gọi là hệ số hấp thụ phân tử gam (hệ số hấp thụ phân tử
mol). Biểu thức (8) dùng cho tính toán các kết quả phân tích.
Ý nghĩa của ε:
- ε đặc trưng cho bản chất chất màu, phụ thuộc λ và không phụ thuộc thể tích dung
dịch, bề dày lớp dung dịch và cường độ dòng sáng. Vì tích ε.l phản ánh hệ số góc của
đường thẳng A = ε.l.C nên ε là tiêu chuẩn khách quan đánh giá độ nhạy của phép định
lượng đo quang.
- A = ε khi l = 1cm, c = 1 mol/lít
- εmax rất khác nhau, có thể 104÷105, nhưng cũng có khi rất thấp như phức của Ni,
Cu ở vùng khả kiến (phức aquơ) có ε = 10. Phức có ứng dụng trong UV- Vis phải có ε
≥103
Độ truyền quang T:
Tỷ số: I/Io gọi là độ truyền quang của bức xạ, ký hiệu là T
Vì vậy T = I/Io = 10-εlc hoặc T% = I/Io x 100
Mối liên hệ giữa A và T là: A = -lgT. Giá trị T và A giao động trong khoảng:
T = 0 - 100 %, A = 0 - 2.
41

Công thức định luật Bia mở rộng:


Trong dung môi xác định, lớp dung dịch hấp thụ có giá trị bề dày là l cm (giá trị này
được xem là bề dày của cuvet) và có độ hấp thụ quang A tại một giá trị λ nhất định là:
A = k.l.(CX)b; A = K.Cb (9)
Theo công thức (9), với một chất phân tích trong một dung dịch, lý thuyết và thực
nghiệm chỉ ra rằng, với mọi chất có phổ UV- Vis, ta luôn tìm được một giá trị nồng độ
Co của nó, mà chúng ta luôn có:
a) Với mọi CX < C0: thì b =1, và quan hệ giữa A và CX của chất trong cuvet là tuyến
tính, có dạng y = ax.
b) Với mọi CX > C0: thì b <1 (b tiến về 0, khi CX tăng), A và nồng độ CX không
tuyến tính (hình 2.12).

Hình 1.19. Mối quan hệ giữa A và C


1.7.3. Tính chất cộng tính của độ hấp thụ quang

Hình 1.20. Đường đi của ánh sáng qua dung dịch chứa 2 cấu tử mang màu A, B
Bản chất của định luật cộng tính là tính độc lập của đại lượng hấp thụ ánh sáng của
một chất riêng biệt khi có mặt của chất khác cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng riêng.
Giả sử có 2 cấu tử A, B có khả năng hấp thụ ánh sáng, theo định luật Bughe-Lambe-Bia,
tại một giá trị λ chiếu tới có cường độ I0, sau khi qua cấu tử A, cường độ bức xạ là I1, I1
đóng vai trò tia tới hợp phần mang màu chứa cấu tử B, sau đó ló ra còn lại cường độ I2,
độ hấp thụ quang của 2 chất A, B lần lượt là AA, AB, của hợp phần gồm 2 chất A và B
là AAB.
AA = lg(Io/I1); AB = lg(I1/I2).
Mặt khác: AAB = lg(Io/I2), đem cộng AA và AB ta có:
AA+AB = lg(Io/I1) + lg(I1/I2) = lg(Io/I2) → AAB = AA + AB
Một cách tổng quát: nếu hệ chứa n cấu tử có khả năng hấp thụ ánh sáng tại một giá
trị λ nhất định, ta có:
42

A = A1 + A2 +…+ An = ∑𝑛1 A𝑖
A = ε1lC1 + ε2lC2 +...+εnlCn
Tại các λ khác nhau ta có:
A1 = (11C11 + 12C12 +... + 1nC1n).l (1)
A2 = (21C21 + 22C22 +... + 2nC2n).l (2)
....... ....
An = (n1Cn1 + n2Cn2 +... + nnCnn).l (n)
Giải hệ n phương trình có n ẩn số hoặc sử dụng phổ đạo hàm, phương pháp sai số
tương đối và tuyệt đối, phương pháp cải tiến Vierode, phương pháp lọc Karlman,
phương pháp mạng nơron nhân tạo ta tìm được các giá trị nồng độ chất màu.
Lúc này độ truyền quang: TA = I1/Io; TB = I2/I1
TAB = I2/Io = TA.TB
1.7.4. Thuốc thử
Trong phép đo UV - Vis, nếu chất cần xác định không hấp thụ bức xạ vùng UV -
Vis hoặc hấp thụ yếu, ta thường cho chất cần xác định tác dụng với một chất khác (thuốc
thử) để chuyển thành hợp chất có khả năng hấp thụ bức xạ.
Các thuốc thử là các hợp chất vô cơ, muối tan trong nước, các axit, hay bazơ hữu
cơ, phân tử của nó có nhiều liên kết pi, pi liên hợp, đôi electron tự do chưa liên kết n,
phản ứng với chất phân tích có tính định lượng tạo ra 1 sản phẩm bền.
M + R  MR
M: ion, chất cần xác định;
R: Thuốc thử;
MR: Chất có khả năng hấp thụ bức xạ.
Thuốc thử R có thể là các chất vô cơ hay hữu cơ, thông thường thuốc thử hữu cơ
được sử dụng rộng rãi hơn.
Các thuốc thử vô cơ: Là các muối kim loại kiềm tan trong nước (như KCNS,
NH4CNS, K2CrO4, KMnO4, Na2[Co(NO2)2]), hay các kiềm yếu NH4OH (NH3) cho
phép xác định Cu(II), Ni(II), hoặc có thể là dung dịch H2O2 làm thuốc thử cho phép xác
định Ti, V, Nb...
Thuốc thử vô cơ chiếm một số lượng không lớn, tạo ra các phức chất có nhiều phối trí
như Fe(III)(CNS)n, với n: 1 - 6, phức có độ nhạy UV- Vis không cao (vì  nhỏ), độ bền
phức sinh ra không cao.
Các thuốc thử hữu cơ: Có nhiều loại thuốc thử hữu cơ và luôn được tổng hợp phát
triển thêm. Loại thuốc thử này trong phân tử thường có nhiều liên kết pi, pi liên hợp, sản
phẩm phức sinh ra có độ hấp thụ quang cao ( lớn) và được chia thành các nhóm sau:
43

Nhóm các thuốc thử thông thường: Là các axit hay bazơ hữu cơ yếu, chủ yếu mạch
cacbon thẳng, cũng có nhiều liên kết pi, giá trị  < 300, độ nhạy thấp nên ít được sử dụng
như hệ các α, β, γ- aminoaxit
Nhóm thuốc thử chelat (vòng càng): Là các axit, bazơ hữu cơ yếu, và các muối tan
của chúng, ngoài mạch cacbon, còn có thêm nhóm: -NH2, -NH-OH, H2N-COOH,
O=CHOH, … Phân tử có nhiều liên kết pi, liên kết pi liên hợp và có cả các đôi electron
chưa liên kết n. Chất hấp thụ tạo ra có hệ số hấp thụ phân tử mol  khá lớn (10.000-
20.000), nên độ nhạy cao.
Đây là thuốc thử được ứng dụng nhiều trong việc xác định ion kim loại như EDTA,
catechol, ephinephrine, eriocrom đen T, eriocianyl R.

Phức chất Ca - EDTA


Nhóm thuôc thử oxim: Mạch cácbon thẳng, có thêm nhóm oxim, -OH, -NOH,
nhóm này tạo chất hấp phụ có  khá lớn (8.000-15.000), nên độ nhạy tương đối cao như:
formaldoxim, dimetylglioxim, 8 - Oxi hydroquinone, được dùng ít (xác định vài kim
loại, Ni, Mn, Be).
Nhóm thio và dithio: Trong phân tử có: -N-C-S-C=, -S-S-C=, -N=N-S-C,..
Phần hữu cơ là các nhân phenyl, biphenyl, đây là nhóm thuốc thử có nhiều liên kết
pi, pi liên hợp, các đôi electron n, có độ nhạy khá cao (: 18.000-35.000) vì có mạch
thio và dithio nên phức kém bền nhiệt và ánh sáng (như APDC, DPDC, DZ, NDC,
DPCZ,…), thường sử dụng để xác định các kim loại nặng: Cd, Cu, Pb, Zn,..
Nhóm thuốc thử liên hợp: Phức hấp thụ là sản phẩm liên hợp, phức không bền.
kém đặc trựng,  nhỏ (9.000-15.000), chỉ dùng trong một số trường hợp.

Phức chất oxiquinolinat Đithizon và phức của nó với Ni(II)


44

Nhóm thuốc thử diazo


Trong phân tử có thêm mạch diazo (-N=N-), các liên kết khác cũng như nhóm thuốc
thử chelat, phức sinh ra thường kém bền với ánh sáng và nhiệt độ, có  khá lớn (15.000-
30.000), nên độ nhạy rất cao như: PAN, PAR, arsenazo, lumogallone,..

Arsenazo III Methylene blue

Rhodamine B Rhodamine 6G

Thuốc thử PAN Thuốc thử PAR


Bảng 1.7. Ví dụ về thuốc thử PAR và phức của nó
M:PAR λ max (nm) ε.10-3
Au (III) 1:1 540 8,3 (tert-butanol+xylene)
Bi 1:1 515 10,7
Cd 1:2 495 57,8
Co(III) 1:2 510 5,5
Cu(II) 1:1 (pH 2,3-5) 522 12,1
Cu(II) 1:2 (pH >5) 505 -510 58,9
Ga 1:1 (pH 1,5-3) 490 -95 21,2
Ga 1:2 (pH 3-5) 500 -505 9,9
Hf 1:4 (pH 2,5) 510 37,5 (isoamyl alcohol)
In 1:1 500-510 32,8
45

Mn 1:2 496 86,5


Nb 1:1 (0,1-0,2N H2SO4) 530 18
Nb 1:1 (pH~ 6) 555 38,7; 31,2
Pb 1:1 512 10,8
Pb 1:2 522 50,2
Pd 1:1 440 18,4
Pt(II) 1:1 450,660 22,9
Đất hiếm 1:2 515 16-50
Sc 1:1 (pH 2) 505(515) 14,7 (22,1)
Ta 1:1 515 20,4
Th 1:4 500 38,9
Tl(III) 1:1 520 18 - 19,4
U (VI) 1:1 510(530) 38,5
V (V) 1:1 550
Zn 495 81
Zr 1:1 (pH 4) 535 21

Bảng 1.8. Ví dụ về thuốc thử PAN và phức của nó


M: PAN λ max (nm) ε.10-3
Bi 1:1 580 21
Cd 1:2 550 50
Co(II) 1:2 525 30
Co(III) 1:2 580, 630 23,1; 19,6
Cu(II) 1:2 (CHCl3) 550 45
Cu(II) 1:1 (H2O) 550 22
Fe(III) 775 16
Ga 1:1; 1:2 550 21,7
Hg(II) 560
In 1:2 560 19,6
Ir 1:2 550 10,3
Mn(II) 1:2 550 40
Ni 1:2 575 51
Os 560 11
Pd 1:1 620(675), 626, 678 16; 14,1 (678nm)
Pt(II) 1:1 460, 690 4,9
46

Đất hiếm 1:2 530,560 57- 80


Rh 1:2 598 19,5
Tl(III) 1:1(H2O) 560 21,7
U (VI) 570 23(dichlorobenzene)
V(V) 1:1 615 16,9
Y 560
Zn 1:1 515, 514, 550 22,6; 20,8
Zr 555 32
47

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỆN HOÁ

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi nghiên cứu Chương 2, sinh viên có khả năng:


1. Vận dụng được phương pháp đo thế điện cực vào việc xác định pH của dung dịch
khi sử dụng các điện cực chỉ thị khác nhau.
2. Mô tả được bản chất phương pháp đo thế điện cực trực tiếp xác định các ion, vận
dụng được kiến thức đo thế điện cực để tiến hành chuẩn độ điện thế.
3. Trình bày được các phương pháp điện phân và đo điện lượng, các yếu tố ảnh
hưởng, nắm được ứng dụng của phương pháp đo độ dẫn điện.
4. Vận dụng được các kiến thức về phương pháp cực phổ, Von - Ampe hòa tan để
đọc được một số quy trình phân tích đơn giản.

Các phương pháp phân tích điện hóa là các phương pháp ứng dụng các qui luật liên
quan tới phản ứng điện hóa xảy ra trên ranh giới tiếp xúc giữa các điện cực và dung dịch
phân tích. Có 4 phương pháp sau đây thuộc về nhóm các phương pháp phân tích điện
hóa:
- Phương pháp phân tích đo điện thế;
- Phương pháp phân tích điện phân và đo điện lượng;
- Phương pháp phân tích đo độ dẫn điện;
- Phương pháp phân tích Von-Ampe.
2.1. Khái niệm chung
Phương pháp điện hóa là một trong những kĩ thuật ra đời từ rất sớm và có nhiều
ứng dụng trong cuộc sống. Ngay từ khoảng 2000 năm trước, những “viên pin của
người Parthian” có khả năng tạo ra dòng điện từ 1,5 – 2V giữa trụ sắt và tấm đồng đã
xuất hiện dưới bàn tay chế tạo của những người Parthian, một dân tộc miền bắc Ba Tư.
Tuy nhiên phải tới thế kỉ 19, pin điện hóa mới bắt đầu được nghiên cứu có hệ
thống, “pin Volta” ra đời vào năm 1800 bởi nhà bác học Alessandro Volta (1745 –
1827) là giáo sư Vật lí tại Đại học Pavia, Italy. Với một loạt các nghiên cứu, phát
minh, sáng chế sau này, pin điện trở thành một trong những phát minh quan trọng nhất
với cuộc sống con người ngày nay.
Các phương pháp phân tích điện hóa là dựa trên cơ sở ứng dụng các tính chất,
quy luật và các hiện tượng điện hóa có liên quan đến các phản ứng điện hóa học xảy ra
trên bề mặt hay trên ranh giới tiếp xúc giữa các cực (điện cực) và dung dịch phân tích
48

hay là các tính chất điện hóa của dung dịch điện hóa của môi trường giữa các cực
trong bình phản ứng (bình điện hóa).
Các phương pháp phân tích điện hóa là những phương pháp phân tích công cụ
vừa là để xác định các chất vừa là phương tiện để nghiên cứu lí thuyết điện hóa và các
phản ứng hóa học của các chất vô cơ (ion kim loại, muối) và các chất hữu cơ.
2.2. Nguyên tố ganvani
a/ Khái niệm: Nguyên tố điện hóa hay nguyên tố Ganvani còn được gọi là nguồn
điện hóa học là một hệ điện hóa cho phép biến đổi năng lượng của phản ứng hóa học
trên điện cực thành điện năng
b/ Cấu tạo: Nguyên tố điện hóa gồm hai điện cực bằng kim loại được nhúng vào
dung dịch điện phân. VD : Điển hình cho nguyên tố điện hóa là nguyên tố Đanien-Jacobi
hay Pin Daniell gồm :
- Bản đồng và kẽm được dùng làm điện cực và nhúng vào dung dịch đồng sunfat
và kẽm sunfat tương ứng có nồng độ xác định.
- Hai dung dịch này được ngăn cách bằng vách ngăn xốp để tránh sự pha trộn của
chúng.
c/ Hoạt động:
Nếu hai điện cực này được nối nhau bằng dây dẫn ở mạch ngoài thì :
- Khi đó hiệu thế đo được E sẽ được gọi là suất điện động (viết tắt là sđđ) của
nguyên tố ganvani. Điện cực Zn được gọi là anod, tại đó xảy ra quá trình : Cực âm : ⇒
Điện cực Cu là catot, tại đó xảy ra quá trình : Cực dương : ⇒  Đối vơi toàn bộ nguyên
tố, quá trình oxi hóa khử bằng tổng các quá trình xảy ra trên từng điện cực (bán nguyên
tố).
d/ Sơ đồ pin Sơ đồ nguyên tố điện hóa Đanien-Jacobi được viết một cách ngắn gon như
sau : (-) Zn|ZnSO4||CuSO4|Cu (-)
- Ranh giới phân chia điện cực và dung dịch được ghi bằng một vạch dọc, còn
ranh giới hai dung dịch được ghi bằng hai vạch.
- Anot được viết ở bên trái, catot ở bên phải. Electron (tích điện âm) dời cực Zn
(cực âm) tới cực Cu (cực dương).
2.3. Các loại điện cực
2.3.1. Điện cực chỉ thị
Là điện cực có thế phụ thuộc vào nồng độ ion cần phân tích trong dung dịch.
Điện cực chỉ thị đáp ứng một số yêu cầu sau đây:
- Thế điện cực chỉ thị phải lặp lại và cân bằng điện hóa thiết lập nhanh.
49

- Đối với điện cực là thanh kim loại thì thanh kim loại nhúng vào dung dịch muối
của kim loại đó phải thuận nghịch.
- Điện cực phải có độ bền hóa học để điện cực không tác dụng với các cấu tử
khác trong dung dịch nghiên cứu. Trong phương pháp đo điện thế người ta dùng điện
cực kim loại và điện cực màng làm điện cực chỉ thị.
 Điện cực kim loại loại một
Là điện cực được chế tạo từ bản hoặc dây kim loại, nhúng vào dung dịch muối
tan của kim loại đó.

Các điện cực kim loại chế tạo từ bạc, thủy ngân, cađimi... là thuận nghịch và
kết quả lặp lại. Tuy nhiên nhiều kim lại như crom, coban... không cho kết quả lặp lại,
điện cực nhôm không thuận nghịch do có lớp oxit mỏng trên bề mặt điện cực, các loại
điện cực như vừa nêu không thích hợp cho phương pháp đo điện thế.
Với nhiều điện cực, độ lặp lại sẽ tốt hơn khi dùng hỗn hống kim loại thay cho
kim loại tinh khiết. Đó là điện cực hỗn hống. Trong các loại điện cực chỉ thị thì loại
điện cực để đo điện thế oxi hóa - khử có vị trí đặc biệt.
Người ta thường dùng các kim loại quý như Pt, Au, Ir hay graphit làm điện cực
chỉ thị để đo điện thế oxi hóa khử. Thế điện cực của loại điện cực này phụ thuộc tỉ lệ
nồng độ dạng oxi hóa và dạng khử của cặp oxi hóa - khử.
 Điện cực kim loại loại hai
Được chế tạo từ các bản hoặc dây kim loại có phủ bên ngoài một lớp muối ít
tan của kim loại đó và được nhúng vào muối chứa anion cùng tên trong lớp phủ.
Các điện cực calomel, điện cực bạc clorua là điện cực kim loại loại hai. Điện
cực kim loại loại hai cũng thường được dùng làm điện cực so sánh.
 Điện cực màng chọn lọc ion
Điện cực màng chọn lọc ion là một bán pin điện hóa. Trong loại điện cực này,
hiệu số điện thế trên mặt ngăn cách của các pha của vật liệu chế tạo điện cực - chất
điện li phụ thuộc nồng độ (hay chính xác hơn là hoạt độ) các ion xác định trong dung
dịch. Vật liệu chế tạo điện cực là màng chất rắn hoặc là màng chất lỏng có chứa các
ion xác định. Khi vật liệu màng tiếp xúc với dung dịch nước các ion có thể chuyển vào
dung dịch, hoặc các ion cần xác định có thể chuyển từ dung dịch nước vào màng. Do
đó trên bề mặt của màng có điện tích trái dấu với điện tích các ion có trong dung dịch
và trên mặt ngăn cách các pha sẽ xuất hiện một hiệu điện thế mà giá trị của hiệu điện
thế phụ thuộc hoạt độ các ion trong dung dịch.
50

Như vậy điện cực màng làm việc không phải do phản ứng điện hóa vận chuyển
ion mà là do hiệu số điện thế xuất hiện trên bề mặt ngăn cách các pha và sự trao đổi
cân bằng dung dịch nghiên cứu với dung dịch phụ ở bên trong màng. Điện cực thủy
tinh để đo pH các dung dịch là điển hình của loại điện cực này. Trong những năm gần
đây đã xuất hiện nhiều loại điện cực màng chọn lọc ion để xác định hoạt độ (hoặc
nồng độ) các ion hoặc để chuẩn độ điện thế. Ví dụ có các loại điện cực để xác định các
ion natri, kali, canxi, magie, kẽm, chì, lantan, clo, brom, iot, florua, nitrat, sunfua...
2.3.2. Điện cực so sánh
- Điện cực so sánh là điện cực có thế không đổi (ổn định), không phụ thuộc vào
thành phần dung dịch đo và đã được xác định theo thế của điện cực tiêu chuẩn.
- Yêu cầu của loại điện cực so sánh là phải bền theo thời gian, điện thế phải lặp
lại và không thay đổi khi có dòng điện nhỏ chạy qua.
- Các loại điện cực bạc clorua, điện cực calomel thường được dùng làm điện cực
so sánh.
Ví dụ: Điện cực bạc clorua
Điện cực bạc clorua được chế tạo bằng dây bạc hoặc một bản bạc kim loại có
phủ lớp bạc clorua nhúng vào dung dịch KCl.
Áp dụng phương trình Nernst cho điện cực bạc clorua và coi hoạt độ bằng nồng
độ ta có:

Ta thấy thế điện cực AgCl phụ thuộc vào hoạt độ hay nồng độ của ion Cl- trong
dung dịch. Thường người ta hay dung KCl bão hòa làm dung dịch phụ bên trong.
Ví dụ: Điện cực calomel
Điện cực calomel là điện cực loại hai, gồm thuỷ ngân kim loại tiếp xúc với muối
ít tan Hg2Cl2 và dung dịch KCl có nồng độ xác định (0,1M; 1M hoặc bão hoà).
Áp dụng phương trình Nernst cho điện cực calomen ta có:

Vậy thế điện cực calomel chỉ phụ thuộc vào nồng độ Cl- trong dung dịch.
Thông thường để giữ thế điện cực của điện cực AgCl và calomel không thay đổi
người ta thường chuẩn bị các điện cực này ở điều kiện trong dung dịch KCl bão hòa
hay dung dịch KCl 2M.
51

2.4. Các phương pháp phân tích điện hoá


2.4.1. Các phương pháp phân tích điện thế
Phương pháp đo thế trực tiếp
- Nguyên tắc: Đo thế điện cực chỉ thị đối với ion cần xác định, từ đó xác định
nồng độ ion phân tích. Thực hiện bằng cách so sánh thế của điện cực chỉ thị trong
dung dịch thử với thế của nó trong dung dịch chuẩn của chất phân tích.
- Ứng dụng: Điện cực thủy tinh calomel dùng để đo pH, điện cực chọn lọc ion
ứng dụng định lượng các ion trong dung dịch như: Đo độ cứng nước sinh họat, đo
nồng độ nhiều ion kim loại trong nước thải, nước thiên nhiên…, đo hàm lượng F- trong
nước biển, kem đánh răng…
Ngày nay người ta còn chế tạo các loại màng là các cấu tử có khả năng trao đổi
ion được gắn vào một nền trơ là các polime như cao su silicon, polietilen, polistyrol,...
Nền polime tạo cho màng có độ bền cơ thích hợp. Tính chọn lọc của màng dựa vào
các nhựa trao đổi ion gắn vào nền trơ tương ứng. Loại màng chế tạo theo kiểu này có
độ chọn lọc với nhiều loại ion khác nhau tùy thuộc các yếu tố có hoạt tính trao đổi
trong màng. Người ta cũng dùng biện pháp khuếch tán các bột mịn của muối ít tan, các
chelat (các hợp chất nội phức) vào nền trơ để làm yếu tố hoạt tính trong màng chọn lọc
ion. Ví dụ người ta có thể cho khuếch tán AgCl, AgBr vào nền trơ để chế tạo các màng
trao đổi ion chọn lọc cho các ion Cl-, Br-.
Ngoài loại màng rắn, trong thực tế người ta còn dùng loại màng lỏng là một
hợp chất hữu cơ lỏng không hòa lẫn trong nước. Trong các loại điện cực này dung dịch
so sánh phân cách với dung dịch phân tích bằng một lớp ionit lỏng không hòa lẫn với
nước nhưng có phản ứng trao đổi chọn lọc với một ion xác định. Ionit lỏng cũng có thể
được tẩm vào một màng xốp chế tạo bằng một loại chất dẻo ưa dung môi.

Hình 2.1. Sơ đồ một điện cực chọn lọc ion dạng màng lỏng.
Ở bên trong người ta đặt một điện cực AgCl 1 nhúng vào dung dịch MCl2, M là
cation cần xác định. Màng xốp 3 một phía tiếp xúc với dung dịch so sánh của điện cực
52

AgCl, phía kia tiếp xúc với dung dịch phân tích. Chất lỏng chứa trong bình 2 gồm có
ionit lỏng hữu cơ có nhóm chức axit, bazơ hoặc tạo phức hòa tan trong dung môi
không trộn lẫn với nước. Loại điện cực kiểu này thường được dùng để xác định ion
Ca2+ trong các đối tượng sinh vật (thử chức năng canxi). Trong điện cực này, ionit
lỏng là muối canxi của axit ankylphotphoric hòa tan trong điankylphotphat. Dung dịch
so sánh ở bên trong tiếp xúc với điện cực là CaCl2. Ở một phía của màng trao đổi ion
chọn lọc có cân bằng: CaR2 (hữu cơ)  2R- (hữu cơ) + Ca2+ (nước)
Vì nồng độ ion Ca2+ trong dung dịch so sánh không đổi nên thế điện cực sẽ chỉ
phụ thuộc nồng độ ion Ca2+ trong dung dịch nghiên cứu. Sự phụ thuộc này được biểu
diễn bằng phương trình: E = E0 - 0,029lgCCa2+
Dựa vào điện cực chọn lọc ion, người ta đã chế tạo được các loại máy đo trực
tiếp ion (ionometer) như kiểu pH - met để đo pH. Điện cực chọn lọc ion thường có vận
tốc phản hồi đủ nhanh nên có thể dùng vào mục đích chuẩn độ điện thế.
Phương pháp chuẩn độ điện thế
Chuẩn độ điện thế là một phương pháp phân tích mà việc xác định điểm tương
đương của quá trình định phân được thực hiện bằng cách đo điện thế của dung dịch phân
tích trong quá trình định phân. Tại gần điểm tương đương xảy ra sự thay đổi đột
ngột của thế điện cực chỉ thị nhờ đó xác định được điểm tương đương. Tuy nhiên việc
xác định điểm tương đương theo phương pháp chuẩn độ điện thế chỉ được thực hiện
khi có ít nhất một cấu tử tham gia phản ứng định phân có tham gia quá trình điện cực.
Ví dụ: Để xác định điểm tương đương của quá trình định phân theo phương pháp axit -
bazơ ta dùng điện cực thuỷ tinh làm điện cực chỉ thị. Để xác định các halogenua ta
dùng điện cực bạc clorua. Các phản ứng dùng cho phương pháp chuẩn độ điện thế phải
có vận tốc đủ lớn, xảy ra cho đến cùng ...
Để tiến hành phương pháp chuẩn độ điện thế người ta lắp một mạch đo gồm điện
cực chỉ thị, dung dịch phân tích - điện cực so sánh. Điện cực so sánh thường dùng là
điện cực calomel, điện cực bạc clorua.
Để xác định điểm tương đương trong phương pháp chuẩn độ điện thế, người ta
thường dựa vào các số liệu thực nghiệm đo điện thế của dung dịch trong quá trình định
phân rồi xây dựng trên đồ thị theo hệ trục tọa độ E/V hoặc AE/AV - V. Trường hợp đầu
người ta gọi là đường tích phân, còn trong trường hợp hai người ta gọi là đường vi phân.
V là thể tích dung dịch chuẩn.
53

Hình 2.2. a- Đường định phân dạng tích phân, b-Đường định phân dạng vi phân
Trên Hình 2.2 trình bày các kiểu đường định phân trong phương pháp chuẩn độ
điện thế. Trong phương pháp chuẩn độ điện thế người ta cũng dùng các phản ứng phân
tích thông thường là: phản ứng axit - bazơ, phản ứng oxi hóa - khử, phản ứng tạo phức
và complexon, phản ứng tạo kết tủa.
a. Định phân theo phương pháp axit — bazơ
Trong phương pháp chuẩn độ điện thế dùng phản ứng axit - bazơ, điện cực chỉ
thị thường dùng là điện cực thủy tinh. Khi định phân các axit bằng dung dịch NaOH
người ta có thể dùng điện cực quinhidron làm điện cực chỉ thị. Điện cực quinhidron là
điện cực bản platin nhúng vào dung dịch quinhidron là hợp chất gồm hai hợp chất quinon
và hidroquinon C6H4O2.C6H4(OH)2. Trong dung dịch quinhidron phân hủy thành cặp
oxi hóa - khử theo phương trình tạo thành điện cực có điện thế: Q + 2H+ + 2e = QH2
(aQ và aQH2 là hoạt độ của dạng quinon và hidroquinon tương ứng).
Vì quinhidron có lượng quinon và hidroquinon tương đương nên có thể xem aQ
=aQH2, và phương trình có dạng: E = E0 + 0,059lgH+ Hay E = E0 - 0,059pH
Vì vậy thế điện cực quinhidron là hàm tuyến tính theo pH. Thế điện cực của
điện cực quinhidron không ổn định khi pH > 8 vì khi pH > 8 hidroquinon dễ bị oxi
không khí oxi hóa thành quinon gây sự sai lệch cho chỉ số điện thế điện cực. Vì vậy
điện cực quinhidron chỉ được sử dụng khi chuẩn axit bằng NaOH mà không được
dùng trong trường hợp ngược lại.
Trong quá trình định phân theo phản ứng axit - bazơ điện cực so sánh thường là
điện cực calomel hay điện cực bạc clorua. Với phương pháp chuẩn độ điện thế, người
ta có thể xác định các axit trong một hỗn hợp khi hằng số phân li của chúng không
khác nhau ít hơn ba bậc. Đặc biệt phương pháp này cũng được sử dụng để xác định
các hỗn hợp nhiều cấu tử khi dùng dung môi không nước.
b. Định phân bằng phản ứng oxi hóa — khử
Quá trình định phân có thể được thực hiện với điện cực chỉ thị là kim loại quý
nhúng vào dung dịch oxi hóa - khử. Ví dụ điện cực dây Pt. Điện cực chỉ thị cũng có
54

thể là điện cực kim loại loại một thuận nghịch, bền và có tốc độ phản hồi đủ lớn. Điện
cực so sánh thường là điện cực calomel hay điện cực bạc clorua. Đường định phân được
xây dựng theo hệ tọa độ E/V, AE/AV - V hoặc pM - V. Trong đó V là thể tích dung dịch
định phân; E điện thế đo được; pM = log[M], ([M] nồng độ ion kim loại nghiên cứu).
c. Định phân dùng phản ứng tạo kết tủa
Trong phương pháp này người ta dùng điện cực kim loại, điện cực chọn lọc ion
làm điện cực chỉ thị. Điện cực so sánh là điện cực calomel hoặc điện cực bạc clorua.
Các điện cực này phải nhạy với ion cần xác định hoặc với thuốc kết tủa.
Dùng phản ứng kết tủa người ta có thể xác định các cation Ag+, Hg2+2 , Zn2+, Pb2+,...
các anion clorua, bromua, iodua, và vài ion khác, có thể xác định các halogenua trong
hỗn hợp không cần tách chúng ra khỏi nhau.
d. Định phân theo phản ứng tạo complexon
Trong phương pháp chuẩn độ điện thế dùng phản ứng complexon với complexon
III, người ta có thể dùng điện cực kim loại tương ứng làm điện cực chỉ thị. Như khi
định phân dung dịch muối đồng người ta dùng điện cực kim loại Cu, khi định phân
muối kẽm, người ta dùng điện cực Zn làm điện cực chỉ thị. Người ta cũng có thể dùng
các điện cực chọn lọc làm điện cực chỉ thị.
Để định phân theo phương pháp complexon người ta có thể dùng loại điện cực
chỉ thị vạn năng Hg/HgY hay Au(Hg)/HgY , trong đó Au(Hg) là hỗn hống vàng. HgY2-
là ion thủy ngân complexon.
Ví dụ: Khi định phân ion Ca2+ ta có thể lắp mạch đo kiểu: Hg/Hg2Cl2, KCl/Ca2+,
HgY2- (10-4)/Hg
2.4.2. Các phương pháp phân tích điện khối lượng
Dựa trên sự đo chính xác các khối lượng của các chất xác định được tách ra ở
trạng thái tinh khiết hóa học hoặc dưới dạng kết tủa ở trên các điện cực được nhúng
vào dung dịch phân tích khi có dòng điện một chiều đi qua. Mối liên hệ giữa lượng
chất thoát ra với điện lượng đi qua một dung dịch điện phân được thể hiện trong định
luật Faraday: “Khối lượng chất được tách ra trên bề mặt điện cực tỉ lệ thuận với điện
lượng đi qua dung dịch nghiên cứu và tỉ lệ thuận với đương lượng của chất”.
m = AIt / Nf
Trong đó m là khối lượng các chất được tách ra trên điện cực, I là cường độ dòng
điện (A), t là thời gian điện phân (s), F là hằng số Faraday = 96500, A/n đương lượng
gam cho chất cần xác định.
55

Trong phép phân tích điện hóa, dấu hiệu phân tích được dựa trên sự biến đổi thế
điện cực, cường độ dòng điện, điện lượng. Các dấu hiệu phân tích này được phát hiện,
điều khiển thông qua vôn kế, ampe kế, điện lượng kế và cả những thuốc thử hóa học.
Đối với phân tích điện phân hai phương pháp thương được sử dụng nhất là điện
phân với cường độ dòng điện không đổi và điện phân với thế điện cực không đổi.
Trong phương pháp phân tích điện khối lượng dung dịch phân tích được điện
phân trong điều kiện nhất định để toàn bộ ion của chất phân tích kết tủa trên bề mặt của
điện cực làm việc. So sánh khối lượng của điện cực làm việc trước và sau khi điện phân,
khối lượng chất cần phân tích sẽ được xác định. Điện cực làm việc trong phương pháp
điện khối lượng phải là điện cực trơ, thường là platin, đôi khi bằng bạc. Các điện cực
làm việc trong phân tích điện khối lượng thường có hình dạng sao cho thuận lợi nhất
cho việc kết tủa ion chất phân tích trên bề mặt như hình đĩa, hình trống hay hình trụ lưới.
Trước khi phân tích khối lượng chất người ta tiến hành xác định định tính các
chất có trong mẫu phân tích. Trong phân tích điện phân, người ta có thể đồng thời xác
định cả định tính và định lượng. Đối với mẫu dung dịch phức tạp thì người ta cố định
thế rồi điện phân để xác định từng ion trong dung dịch. Đối với các mẫu phân tích
không quá phức tạp người ta thường tiến hành điện phân dung dịch với cường độ dòng
điện không đổi.
Các điều kiện khác như thành phần dung dịch chất điện li nền, loại điện cực,
nhiệt độ, cường độ dòng,… được lựa chọn thích hợp để khi điện phân, chất cần phân
tích kết tủa bám chắc vào bề mặt điện cực làm việc, đều và mịn nhất.
Hiện nay trên thị trường các máy phân tích điện phân có nhiều loại trong đó có một số
loại tương đôi rẻ tiền và gọn nhẹ, tuy nhiên mức độ chính xác của từng loại máy có thể
khác nhau tùy vào công nghệ chế tạo.

(Máy AVL 9180 của ROCHE - Mỹ có khả năng làm việc tự động hoàn toàn các kim
loại Na, Ca và Li).
56

2.4.3. Các phương pháp phân tích điện lượng


Nguyên tắc
- Dựa vào việc đo điện lượng tiêu tốn cho quá trình oxi hóa hay khử (điều kiện hiệu
suất dòng đạt 100%) để xác định hàm lượng cấu tử khảo sát.

- Dựa vào định luật Faraday:


+ Nghĩa là khối lượng chất thoát ra ở điện cực trong quá trình điện phân tỉ lệ
thuận với điện lượng Q. Xác định được Q sẽ tính được m.
+ Nếu I giữ nguyên không đổi trong quá trình điện phân thì m sẽ tỉ lệ thuận với
thời gian điện phân t (giây). Để biết t phải xác định chính xác thời điểm kết thúc điện
phân.
Phân loại
- Phương pháp đo trực tiếp điện lượng (dựa vào định luật Faraday để tính):
Lượng điện chạy qua dung dịch phân tích chính là lượng điện chạy qua máy đo.
Lượng điện tiêu thụ cho phản ứng điện hóa được xác định bằng bộ phân tích dòng,
máy đo Culong và tính toán trực tiếp.
- Phương pháp chuẩn độ điện lượng: Chất cần phân tích sẽ tác dụng với lượng
thuốc thử xác định sinh ra từ bình điện phân. Tính lượng điện tiêu tốn cho quá trình điện
phân tạo thuốc thử. Số điện lượng của chất khảo sát bằng số điện lượng của thuốc thử,
từ đó suy ra được hàm lượng khảo sát.
57

TÓM TẮT CHƯƠNG 2


- Phương pháp điện hóa là một trong những kĩ thuật ra đời từ rất sớm và có nhiều
ứng dụng trong cuộc sống. Các phương pháp phân tích điện hóa là những phương pháp
để xác định các chất vừa là phương tiện để nghiên cứu lí thuyết điện hóa và các phản
ứng hóa học của các chất vô cơ (ion kim loại, muối) và các chất hữu cơ.
- Phương pháp đo điện thế là phương pháp định lượng điện hóa dựa vào việc đo
thế của điện cực nhúng vào dung dịch phân tích.
- Việc đo thế điện cực được thực hiện bằng cách đo sức điện động của 1 pin
galvanic có 2 điện cực:
+ Điện cực chỉ thị: có thế phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào nồng độ chất
nghiên cứu.
+ Điện cực so sánh: có thế luôn ổn định ở một giá trị xác định, nó dùng để xác
định thế điện cực của điện cực chỉ thị.
- Các phương pháp đo thế:
+ Phương pháp đo thế trực tiếp
+ Phương pháp chuẩn độ điện thế
- Các phương pháp phân tích điện khối lượng:
+ Dựa trên sự đo chính xác các khối lượng của các chất xác định được tách ra ở
trạng thái tinh khiết hóa học hoặc dưới dạng kết tủa ở trên các điện cực được nhúng
vào dung dịch phân tích khi có dòng điện một chiều đi qua.
+ Mối liên hệ giữa lượng chất thoát ra với điện lượng đi qua một dung dịch điện
phân được thể hiện trong định luật Faraday.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG


1. Nêu đặc điểm các loại điện cực trong phân tích điện hóa?
2. Trình bày các trường hợp xảy ra khi sử dụng phương pháp chuẩn độ điện thế?
3. Trình bày các phương pháp phân tích điện khối lượng?
4. Nêu nguyên tắc và phân loại trong phương pháp phân tích điện khối lượng?
5. Phân tích những ưu điểm của phương pháp chuẩn độ điện thế?
6. Có mấy loại phương pháp chuẩn độ điện thế? Trình bày ví dụ về phương pháp
chuẩn độ kết tủa.
58

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ

MỤC TIÊU HỌC TẬP


Sau khi nghiên cứu Chương 3, sinh viên có khả năng:
1. Phân loại được các phương pháp phân tích sắc ký và nắm được các đại lượng đặc
trưng của peak sắc ký.
2. Vận dụng được bản chất, cách tiến hành và các ứng dụng của phương pháp sắc ký
lớp mỏng (TLC) để đọc được một số quy trình phân tích đơn giản khi sử dụng phương
pháp này.
3. Vận dụng được bản chất, cách tiến hành và các ứng dụng của phương pháp sắc ký
cột (CC) để đọc được một số quy trình phân tích đơn giản khi sử dụng phương pháp
này.
4. Vận dụng được bản chất, cách tiến hành và các ứng dụng của phương pháp sắc ký
khí (GC) để đọc được một số quy trình phân tích đơn giản khi sử dụng phương pháp
này.
5. Vận dụng được bản chất, cách tiến hành và các ứng dụng của phương pháp sắc ký
lỏng hiệu năng cao (HPLC) để đọc được một số quy trình phân tích đơn giản khi sử
dụng phương pháp này.
6. Nắm được bản chất, phạm vi ứng dụng của một số phương pháp phân tích sắc ký
khác như sắc ký ion, sắc ký giấy.
3.1. Đại cương về các phương pháp tách và làm giàu chất
3.1.1. Các khái niệm chung
- Tách: Là nhóm các phương pháp hóa học, vật lí và hóa lí nhằm đi từ một hỗn
hợp phức tạp thành hỗn hợp đơn giản, từ hỗn hợp đơn giản thành từng chất riêng biệt
hay từ hỗn hợp phức tạp tách thành một chất hoặc một nhóm chất.
- Làm giàu chất: Dùng các biện pháp vật lý, hóa học để tăng hàm lượng hoặc
nồng độ chất phân tích trong mẫu đo.
3.1.2. Bản chất của quá trình tách
Đặc điểm chung của phân chia là sự phân bố các cấu tử của hỗ hợp pha, sau đó
các pha này được tách cơ học ra khỏi nhau. Sản phẩm của sự phân chia là các nhóm chất
được phân chia riêng biệt. Người phân tích quan tâm đến hai yếu tố của phân chia đó là
sự tách hoàn toàn các chất xác định và mức độ tách các chất cần xác định. Sự phân chia
có thể thực hiện được dựa trên hệ số phân bố của các cấu tử trong các pha. Quá trình
phân chia của các chất mà hệ số phân bố của chúng.
59

Tất cả mọi quá trình tách đều có một cơ sở chung là sự phân bố các cấu tử trong
một hỗn hợp giữa hai pha và sau đó có thể tách biệt chúng ra một cách cơ học. Nếu tỉ số
về lượng của một cấu tử riêng biệt trong các pha (tỷ số phân bố) khác nhau lớn với tỷ số
đó của một cấu tưe khác thì phương pháp tách hai cấu tử có thể được thực hiện. Chắc
chắn rằng, độ phức tạp của phương pháp tách phụ thuộc vào độ lớn của sự khác nhau
giữa các tỷ số phân bố. Khi sự khác nhau lớn, đủ đảm bảo cho một quá trình đơn giai
đoạn xảy ra. Ví dụ như kết tủa bằng ion bạc, tỷ số lượng ion clorua trong pha rắn và
trong pha nước là rất lớn so với các tỷ số khác, ví dụ như đối với các ion nitrat, peclorat
là rất gần với số không. Một tình huống phúc tạp hơn thường xảy ra khi tỷ số phân bố
đối với một cấu tử gần với số không như trong ví dụ dẫn ra trên đây nhưng tủ số đó đối
với một cấu tử khác lại không lớn. Trong trường hợp này cần một quá trình đa giai đoạn.
Ví dụ như uran (VI) có thể bị chiết vào ete từ một dung dịch axit nitric trong nước. Mặc
dù rằng, tỷ số phân bố hợp thức duy nhất với phép chiết đơn, tuy nhiên uran (VI) vẫn có
thể bị tách định lượng bằng phép chiết lặp, hoặc một cách triệt để hơn, chiết dung dịch
nước bằng một phần ete mới.
Khi các tỷ số phân bố của hai chất cần tách biệt cùng lớn hơn 0 và gần nhau về
giá trị, cần phải sử dụng những quy trình phức tạp nhất, nghĩa là kỹ thuật phân đoạn
nhiều giai đoạn như sắc ký. Kỹ thuật phân đoạn dựa trên sự khác nhau về hệ số phân bố
của chất tan. Có hai yếu tố có giá trị tăng cường hiệu suất tách phân đoạn. Thứ nhất là
số lần phân đoạn xuất hiện giữa hai pha được tăng lên nhiều. Thứ hai là sự phân bố xuất
hiện giữa các phần mới của hai pha. Chiết triệt để khác phân đoạn ở chỗ những phần
mới của chỉ một pha xuất hiện pha ở chỗ cũ.
3.2. Các phương pháp tách gián đoạn
3.2.1. Tách bằng phương pháp kết tủa
Muốn tách bằng kết tủa, sự khác nhau về độ tan của chất cần phân tích và chất
gây cản trở phải lớn. Cơ sở lý thuyết của phương pháp tách loại này là những tính toán
độ tan. Có một số yếu tố cản trở sử dụng thành công phương pháp kết tủa để tách.
Ví dụ: Hiện tượng cộng kết có thể gây nhiễm bẩn mạnh kết tủa do một hợp phần bất
thường nào đó ngay cả khi độ tan của sản phẩm nhiễm bẩn không lớn. Hơn nữa, tốc độ
tạo thành kết tủa của một kết tủa khác cũng có khả năng nhưng lại quá chậm sẽ có lợi
cho sự tách biệt. Cuối cùng, khi kết tủa tạo thành ở dạng keo huyền phù, sự keo tụ có
thể khó khăn và chậm, đặc biệt là khi có ý định tách lượng nhỏ của pha rắn. Nhiều thuốc
thử tạo kết tủa đã được ứng dụng để tách định lượng các chất vô cơ.
60

Tách dựa trên sự kiểm tra độ axit


Có sự cách biệt rất lớn về độ tan của hiđroxit, hiđrat oxit và các nguyên tố trong
axit. Hơn nữa, nồng độ của ion hiđro hoặc ion hiđroxyl có thể dao động với hệ số 10
hoặc lớn hơn và có thể giữ được ổn định bằng cách sử dụng các dung dịch đệm. Hệ
quả là, nhiều cách tách dựa trên sự kiểm tra pH tỏ ra có hiệu quả. Chia chúng thành 3
loại:
- Các cách tách được thực hiện trong dung dịch axit mạnh có nồng độ tương đối cao.
- Các cách tách được thực hiện trong các dung dịch đệm ở các giá trị pH trung bình.
- Các cách tách được thực hiện trong các dung dịch natri hoặc kali hiđroxit đậm đặc.
Tách bằng sunfua
Ngoài các ion kim loại kiềm và kiềm thổ, hầu hết các cation đều tạo thành các
sunfua ít tan; độ tan của các sunfua lại khác nhau rất lớn. Có thể kiểm tra nồng độ ion
sunfua trong dung dịch nước khá dễ dàng thông qua việc điều chỉnh pH vì vậy tách
dựa trên sự tạo thành các sunfua được sử dụng rộng rãi trong thực tế.
Tách bằng các chất kết tủa vô cơ khác
Nói chung không có ion vô cơ khác được dùng để tách như hiđroxit và ion
sunfua. Các ion photphat, cacbonat và oxalat thường được dùng để kết tủa các cation
nhưng tính chất củachúng không lựa chọn nên cần xem xét trước khả năng ứng dụng
phương pháp tách loại này. Clorua và sunfat đều có tính chất lựa chọn cao nên thường
được sử dụng trong thực tế. Clorua thường được dùng để tách bạc ra khỏi hầu hết các
kim loại khác và sunfat thườngđược dùng để tách riêng nhóm các kim loại chì, bari,
stronti.
Tách bằng các chất kết tủa hữu cơ
Một số các thuốc thử hữu cơ lựa chọn để tách các ion vô cơ, ví dụ như,
đimetylglyoxim có độ lựa chọn rất cao khi tạo thành các kết tủa với một số ít kim loại
nên thường được sử dụng. Một thuốc thử khác là 8 - hiđroxiquinolin tạo thành hợp
chất ít tan với số lớn các cation. Độ lựa chọn của loại hợp chất này của thuốc thử là do
độ tan của sản phẩm phản ứng của nó dao động trong một giới hạn rộng và đồng thời
cũng là do thuốc thử kết tủa - một anion - là bazơ liên hợp của một axit yếu. Vì thế cho
nên những cách tách dựa trên sự kiểm tra pH có thể được thực hiện hoàn toàn giống
như trường hợp H2S.
Tách các chất tồn tại ở dạng lượng vết bằng kết tủa
Một vấn đề chung của phân tích lượng vết là tách biệt lượng microgam của chất
được quan tâm ra khỏi các hợp phần lượng lớn của mẫu. Mặc dù rằng biện pháp tách
61

như thế đôi khi được thực hiện dựa trên một phản ứng kết tủa nhưng kỹ thuật đòi hỏi
phải khác với kỹ thuật được dùng khi phân tích lượng lớn.
Phương pháp chưng cất, thăng hoa
Phương pháp chưng cất
- Chưng cất là một phương pháp tách dùng nhiệt để tách hỗn hợp đồng thể (dung
dịch) của các chất lỏng khác nhau.
- Nguyên tắc: Chưng cất dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng tham
gia. Các chất lỏng có áp suất hơi khác nhau tại cùng một nhiệt độ. Nếu đưa năng lượng
vào hệ thống, vì có áp suất hơi khác nhau, chất có áp suất hơi cao hơn (nhiệt độ sôi thấp
hơn) bốc hơi nhiều hơn các chất khác. Vì thế mà nồng độ của chất có nhiệt độ sôi thấp
hơn trong phần cất cao hơn là ở trong hỗn hợp ban đầu.
- Phân loại:
+ Chưng cất phân đoạn là một trong những phương pháp kinh điển dùng để tách
các chất bay hơi ra khỏi một hỗn hợp dựa vào sự khác biệt nhiệt độ sôi của các chất
trong hỗn hợp. Quá trình chưng cất có thể thực hiện ở áp suất khí quyển hay áp suất
giảm. Phương pháp chưng cất phân đoạn được thực hiện với những bình cất có lắp
cột phân đoạn và thường được nối với máy hút chân không để giảm nhiệt độ chưng
cất, giảm ảnh hưởng tới các chất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ và áp suất được
theo dõi trong quá trình chưng cất. Phương pháp này thường áp dụng để tách các chất
thành phần của tinh dầu.
+ Chưng cất lôi cuốn: chỉ dùng khi các chất lỏng cần phải tách hòa tan với nhau
ví dụ như dung dịch cồn và nước. Nếu hỗn hợp là của những chất không hòa tan vào
nhau, ví dụ như nước và dầu thì lệ thường là có thể tách các chất lỏng bằng cách lắng
và gạn đi.
3.2.2.2. Phương pháp thăng hoa
- Thăng hoa là quá trình làm bay hơi chất rắn rồi ngưng tụ thành tinh thể không
qua giai đoạn hóa lỏng.
- Thăng hoa có thể thực hiện trực tiếp trên dược liệu như tách caffein từ chè hoặc
có thể sử dụng để tách và tinh chế các hợp chất có trong dịch chiết thô. Các thiết bị hiện
đại cho phép sử dụng áp suất giảm và kiểm soát được nhiệt độ trong quá trình thăng
hoa.
3.2.2. Các phương pháp chiết
Chiết lỏng - lỏng
Các mẫu nước thường được sử dụng các chất lỏng để tách chiết (LLE). Thể tích
mẫu nước được tách chiết nhiều lần bằng chất lỏng (dung môi hưữ cơ) không trộn lẫn.
62

Nguyên tắc của phương pháp dựa trên sự phân bố chất tan khi được tạo thành ở dạng
phức liên hợp hay ion phức vòng càng không mang điện tích giữa hai pha không trộn
lẫn, thường là các dung môi hữu cơ và nước. Sự lựa chọn các dung môi hữu cơ phải đáp
ứng các yêu cầu sau:
- Không trộn lẫn với nước.
- Các chất ô nhiễm hữu cơ phải hòa tan trong dung môi này (khả năng hòa tan
của chúng phải lớn hơn trong nước).
- Tỷ trọng của dung môi này phải lớn hơn nước khi chiết rút được tách ra trong
phễu chiết hoặc một dụng cụ tách chiết liên tục chất lỏng - chất lỏng, ngược lại dung
môi phải có tỷ trọng nhỏ hơn nước khi sự tách chiết vi phân trong bình thủy tinh nhỏ.
Phụ thuộc vào sự trộn lẫn của mẫu chất lỏng với dung môi, các chất ô nhiễm sẽ hòa
tan vào trong dung môi chiết rút.
Hệ số phân bố sẽ tương ứng tỷ lệ của các chất hòa tan trong dung môi theo công
thức: P = Cdung môi/Cnước
Vì P không phụ thuộc vào tỷ lệ thể tích và là hằng số ở nhiệt độ nhất định nên
tăng thể tích dung môi chiết rút thì các chất hòa tan vào chúng sẽ tăng. Trong trường
hợp thể tích dung môi chiết rút không thay đổi, thì chia nhỏ và chiết nhiều lần cũng sẽ
tăng hiệu quả của quá trình tách chiết.
Ví dụ: Tách chiết các chất bán bay hơi hữu cơ sẽ có hiệu quả cao hơn khi sử dụng
chiết rút ba lần với 60 ml metylen clorua so với chiết 1 lần bằng 180ml.
Chiết rút pha rắn
Các chất hữu cơ có thể được tách chiết từ chất lỏng bằng cách tách chiết chất
lỏng - chất rắn. Quá trình này rất đơn giản, nhanh chóng và giá thành rẻ. Phương pháp
này cần lấy một thể tích đã biết chất lỏng cho chảy qua một ống có chứa các chất hấp
phụ thích hợp, các chất ô nhiễm hữu cơ trong mẫu sẽ được hấp phụ trên bề mặt chất rắn
hấp phụ, sau đó được giải hấp bằng một chất dung môi thích hợp. Mẫu sẽ được cho vào
từ phía trên ống hấp phụ và điều chỉnh cho tốc độ chảy 1-2 giọt/giây. Nếu ống hấp phụ
lớn có thể cho tăng tốc độ chảy. Ống sẽ được rửa bằng dung môi không phân cực cho
các chất phân tích phân cực và ngược lại. Cuối cùng các chất phân tích sẽ được giải hấp
bằng dung môi thích hợp. Dung môi phân cực sẽ dùng cho chất phân tích phân cực và
ngược lại. Mẫu có thể được cô đặc bằng cách làm bay hơi dung môi. Sự lựa chọn các
chất hấp phụ dựa vào tính phân cực của các chất phân tích (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Các chất chiết rút pha rắn
Octađexyl (C-18) liên kết với silic, octyl
Hợp phần không có cực
(C-8) liên kết với silic
63

Phenyl-, etyl- và xiclohexyl liên kết với


Hợp phần có cực trung bình
silic
Silic, florisil, silicagen, xiano-, điclo- và
Hợp phần phân cực nhóm amin liên kết với silic, silicat và
nhôm
Tách chiết Soxhlet (Soxhlet extration)
Phương pháp này thích hợp cho chiết các chất hữu cơ không bay hơi hoặc bán
bay hơi. Mẫu được cho vào dụng cụ tách chiết rồi ngâm vào dung môi. Quá trình tách
chiết được thực hiện nhờ hàng loạt các thao tác bao gồm cả bay hơi và cô đặc. Chiết rút
Soxhlet với dung môi florocacbon thường được sử dụng để tách các hiđrocacbon của
dầu mỏ từ đất. Tuy nhiên, phương pháp này ít sử dụng vì phương pháp này cần nhiều
thời gian và tốn nhiều dung môi.
Ngoài ra còn có phương pháp tách chiết chất lỏng vượt quá giới hạn. Chất lỏng
vượt quá mức tới hạn là các chất nằm trên nhiệt độ và áp suất tới hạn. Ví dụ như CO2,
NO2 thường sử dụng các chất lỏng vượt quá mức tới hạn để tách. Các mẫu rắn được
đưa vào bình chiết rồi dùng hệ thống bơm để tạo áp suất cao. Chất hữu cơ phân tích sẽ
hình thành chất lỏng và tách ra. Áp suất sẽ được điều chỉnh về mức bình thường nhờ các
van, chất lỏng vượt qua mức tới hạn này sẽ chuyển thành dạng khí và được hấp thụ
bằng các dung môi thích hợp như metylenclorua.
Quá tình tách chiết này cũng có thể được đẩy nhanh khi cho thêm một lượng nhỏ
chất đồng dung môi (như axeton hoặc metanol). Phương pháp này có ưu điểm là nhanh,
hiệu quả cao, không cần phải làm giàu mẫu và không đòi hỏi lượng lớn dung môi hữu
cơ.
3.3. Các phương pháp sắc ký
3.3.1. Khái niệm về phân tích sắc ký
Sắc ký là một nhóm các phương pháp hoá lý dùng để tách các thành phần của
một hỗn hợp. Sự tách sắc ký được dựa trên sự phân chia khác nhau của các chất khác
nhau vào hai pha luôn tiếp xúc và không hoà lẫn vào nhau: một pha tĩnh và một pha
động (Trong thí nghiệm của Tswett: pha tĩnh là canxi cacbonat, pha động là ete dầu
hoả). Pha tĩnh trì hoãn sự di chuyển của các thành phần trong mẫu. Khi các thành phần
này di chuyển qua hệ thống sắc ký với tốc độ khác nhau, chúng sẽ được tách khỏi nhau
theo thời gian. Mỗi một thành phần đi qua hệ thống trong một khoảng thời gian riêng
biệt, gọi là thời gian lưu.
Trong kỹ thuật sắc ký, hỗn hợp được chuyên chở trong chất lỏng hoặc khí và các
thành phần của nó được tách ra do sự phân bố khác nhau của các chất hòa tan khi chúng
64

chảy qua pha tĩnh rắn hoặc lỏng. Nhiều kỹ thuật khác nhau đã được dùng để phân tích
hợp chất phức tạp dựa trên ái tính khác nhau của các chất trong môi trường động khí
hoặc lỏng và đối với môi trường hấp phụ tĩnh mà chúng di chuyển qua như giấy, gelatin
hay gel magnesium silicate,...
Lịch sử phát triển của các phương pháp sắc ký
Năm 1903 nhà thực vật Nga Txvet đã tách các sắc tố của lá cây xanh thành các
vùng màu riêng biệt, 1931 Vinterstin dùng phương pháp của Txvet tách caroten thành
 và  - caroten.
Khi đó Chroma có nghĩa là "Màu sắc"; "Graphy" có nghĩa là "Ghi", đây là cơ sở
cho cụm từ "Chromatography" có nghĩa là sắc ký hay là phương pháp ghi lại màu sắc ra
đời. Từ đó các năm sau lần lượt các phương pháp sắc ký đã xuất hiện:
Năm 1938 Izmalov đưa ra phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Năm 1941 Martin đề ra phương pháp sắc ký giấy.
Năm 1952. Máy sắc ký khí đầu tiên ra đời dưới sự chủ trì của giáo sư Keulemann
và các cộng sự.
Năm 1954 Martin & Synge đề ra lý thuyết đĩa.
1965. Máy sắc ký lỏng ra đời.
Từ đó đến nay các phương pháp phân tích sắc ký đã trở thành một trong những
nhóm phân tích công cụ phổ biến tách và phân tích các chất, đặc biệt là các chất hữu cơ.
Peak sắc ký và các đại lượng đặc trưng của nó
Giả sử khi tiến hành sắc ký, ta thu nhận được tín hiệu đo từ detectơ và được đồ thị
thể hiện mối quan hệ giữa tín hiệu đo đó theo thời gian đo sắc ký có dạng như Hình 3.1.
Đường cong BDF, B’D’F’ là được gọi là peak sắc ký, đường ABF, A’B’F’ được
gọi là đường không hay đường chân, đường nền; toàn bộ đồ thị được gọi là sắc ký đồ.
Hình dáng lý tưởng của peak sắc ký là đối xứng, nhưng trong thực tế chỉ gần đối
xứng.

Hình 3.1. Hình dạng sắc ký đồ


Các đại lượng đặc trưng của peak sắc ký gồm: Chiều cao, độ rộng, diện tích peak.
Chiều cao của peak h: là khoảng cách từ đường chân đến đỉnh peak, hoặc có thể
hiểu theo h': là khoảng cách từ đường chân đến giao điểm của các tiếp tuyến vẽ từ điểm
uốn của đường cong.
65

Độ rộng (CE): Khoảng cách giữa 2 điểm trên đường cong ứng với nửa chiều cao,
đây là đại lượng có ý nghĩa khi phân tích đồng thời các chất. Độ rộng peak quá lớn hay
quá nhỏ đều ảnh hưởng tới khả năng phân tích, khả năng chen lấn peak.
Diện tích của peak: là vùng diện tích ứng với đường nối 2 chân peak.
Trong số các đại lượng đặc trưng cho peak sắc ký thì chiều cao và diện tích peak là
quan trọng nhất vì chiều cao và diện tích peak tỷ lệ thuận với nồng độ của cấu tử được
tách ra. Ứng dụng một trong hai đại lượng này để xác định hàm lượng của các cấu tử
sau khi đã tách (phân tích định lượng).

Hình 3.2. Các đại lượng đặc trưng của pic sắc ký
Sắc đồ (Sắc ký đồ)
Sắc đồ là đồ thị mô tả sự liên hệ giữa tín hiệu detectơ với thời gian hoặc nồng độ
cấu tử ra khỏi cột (C) với thể tích pha động đi vào cột (V)
Trường hợp 1: Nếu sắc đồ mô tả sự liên hệ tín hiệu detectơ và thời gian thì có các
đại lượng đặc trưng là thời gian lưu (tR), thời gian chết (tM) và thời gian hiệu chỉnh (tR’).
Thời gian lưu tR: Là thời gian từ khi bơm mẫu vào pha tĩnh đến khi xuất hiện điểm
cực đại của peak. Nếu tR càng lớn thì chất đó lưu giữ càng mạnh và tốc độ di chuyển của
nó càng chậm.
Thời gian chết tM: Là thời gian lưu của 1 chất không bị lưu giữ, được tính từ khi
bơm mẫu đến khi pha động đi qua pha tĩnh.
Thời gian lưu hiệu chỉnh tR’: tR’ = tR - tM

Hình 3.3. Sắc ký đồ - mối quan hệ tín hiệu đo và thời gian lưu
66

Trường hợp 2: Nếu sắc đồ biểu thị mối liên hệ nồng độ cấu tử ra khỏi cột (C) với
thể tích pha động đi vào cột (V). Sắc ký đồ loại này được đặc trưng thể tích lưu V R, thể
tích chết VM và thể tích lưu hiệu chỉnh VR’: VR’= VR- VM;

Hình 3.4. Sắc ký đồ - mối quan hệ nồng độ và thể tích pha động
Các đại lượng này có ý nghĩa tương tự như trường hợp 1:
Thể tích lưu: Là thể tích từ khi bơm mẫu vào pha tĩnh đến khi xuất hiện điểm cực
đại của peak. Nếu VR càng lớn thì chất đó lưu giữ càng mạnh và tốc độ di chuyển của
nó càng chậm.
Thể tích chết VM: Là thể tích lưu của 1 chất không bị lưu giữ, được tính từ khi bơm
mẫu đến khi pha động đi qua pha tĩnh.
Trong thực tế phân tích sắc ký người ta thường biễu diễn mối liên hệ giữa tín hiệu
detectơ với thời gian và thể tích lưu.
Ứng dụng các đại lượng tR và VR trong phân tích:
Mỗi chất khác nhau sẽ có thời gian lưu và thể tích lưu khác nhau. Vì vậy, thời gian
lưu tR và thể tích lưu VR là đại lượng đặc trưng để phát hiện các chất (phân tích định
tính).
Trong sắc ký đồ, ngoài các đại lượng đặc trưng cho phép phân tích định tính là thời
gian lưu, thể tích lưu; đại lượng đặc trưng cho phép phân tích định lượng là chiều cao
peak, diện tích peak sắc ký thì còn một đại lượng quan trọng khác đó là hệ số tách RS
đặc trưng cho độ phân giải của quá trình tách sắc ký, cho khả năng tách các chất ra khỏi
nhau trong một hỗn hợp.

TR1: Thời gian lưu của peak 1; tR2: Thời gian lưu của peak 1;
W1,W2: là độ rộng 2 peak tương ứng.
RS = 0,75 2 peak tách không tốt, còn xen phủ nhau nhiều
RS = 1,0 2 peak tách khá tốt, còn xen phủ nhau 4%
Rs = 1,5 2 peak tách hoàn toàn, chỉ xen phủ 0,3%
67

Phân loại các phương pháp sắc ký


Có nhiều cách phân loại sắc ký khác nhau như dựa vào các pha động, pha tĩnh; dựa
vào cơ chế phân tách, dựa vào thiết bị.
Trường hợp 1: Phân loại theo trạng thái liên hợp của pha động và pha tĩnh, các
phương pháp sắc ký được chia thành 2 nhóm lớn theo pha động.
- Nếu pha động là một chất lỏng thì phương pháp sắc ký được gọi là sắc ký lỏng
(Liquid Chromatography). Nếu trạng thái liên hợp của pha tĩnh là lỏng thì ta có phương
pháp sắc ký lỏng - lỏng (L-L), nếu trạng thái liên hợp của pha tĩnh là rắn thì ta có phương
pháp sắc ký lỏng - rắn (L-S).
- Nếu pha động là một chất khí thì phương pháp sắc ký được gọi là sắc ký khí (Gas
Chromatography).
Trường hợp 2: Phân loại theo cơ chế của quá trình tách
Chia thành 4 nhóm lớn theo pha tĩnh:
- Nếu pha tĩnh là chất rắn có khả năng hấp phụ, thì phương pháp sắc ký được gọi là
sắc ký hấp phụ (adsorption chromatography).
- Nếu pha tĩnh là chất lỏng không hoà tan với pha động thì phương pháp sắc ký
được gọi là sắc ký phân bố (Partition Chromatography), chất lỏng này được bao trên bề
mặt một chất rắn được gọi là chất mang.
- Nếu pha tĩnh là nhựa trao đổi ion (hợp chất cao phân tử) thì phương pháp sắc ký
được gọi là sắc ký trao đổi ion (Ion Exchange Chromatography).
- Nếu pha tĩnh sử dụng các vật liệu có độ xốp lớn, các lỗ với kích thước nhất định
để chọn lọc các cấu tử tuỳ theo kích thuớc và hình dạng phân tử thì phương pháp sắc ký
được gọi là sắc ký rây phân tử (sắc ký gel) (Molecular Exclusion Chromatography).
Trường hợp 3: Phân loại theo kỹ thuật và phương tiện sắc ký
- Nếu pha tĩnh được chứa trong một cột bằng thuỷ tinh hay kim loại thì phương
pháp sắc ký được gọi là sắc ký cột (Column - Chromatography)
- Nếu pha tĩnh lỏng được tẩm trên một loại giấy lọc đặc biệt thì phương pháp sắc ký
gọi là sắc ký giấy (Paper-Chromatography)
- Nếu pha tĩnh được tráng thành lớp mỏng, đều trên một mặt phẳng của bản thuỷ tinh,
tấm nhựa hay nhôm thì phương pháp sắc ký được gọi là sắc ký lớp mỏng (Thin Layer
Chromatography).
3.3.2. Các giai đoạn của quá trình sắc ký
Phương pháp sắc ký gồm 3 giai đoạn chính:
68

Giai đoạn 1: Đưa hỗn hợp các chất cần tách lên pha tĩnh (stationary phase), các chất
sẽ được giữ trên pha tĩnh, các chất khác nhau sẽ có ái lực hấp phụ khác nhau trên pha
tĩnh.
Giai đoạn 2: Giải hấp phụ các chất ra khỏi pha tĩnh.
Cho pha động (mobil phase) chạy liên tục qua pha tĩnh, các chất có ái lực lớn với
pha tĩnh sẽ chuyển động với tốc độ chậm hơn qua hệ thống sắc ký và ngược lại.
Từ hỗn hợp ban đầu chúng đã tách ra khỏi nhau và có vị trí khác nhau trên pha tĩnh,
khi đó tạo thành một sắc đồ.

Hình 3.5. Sắc đồ và sự tách chất của phương pháp phân tích sắc ký
Giai đoạn 3: Phát hiện các chất, định tính và định lượng các chất.
- Phát hiện và định tính các chất:
Nếu là các chất có màu, chúng được phát hiện dễ dàng trên sắc đồ, nếu các chất
không màu được phát hiện bằng các cách khác nhau như cho hiện hình bằng các thuốc
thử hay bằng các tín hiệu của detectơ như thời gian lưu, thể tích lưu.
- Định lượng các chất bằng cách đo diện tích hoặc chiều cao của peak sắc ký (các
đại lượng này tỷ lệ thuận với nồng độ).
Như vậy, sắc ký là quá trình tách liên tục hỗn hợp các chất do sự phân bố khác nhau
của các chất giữa pha tĩnh và pha động khi cho pha động đi xuyên qua pha tĩnh.
Nếu so sánh 2 phương pháp sắc ký và chiết ta thấy có điểm giống nhau đều là quá trình
tách các cấu tử dựa trên sự phân bố giữa 2 pha khác nhau nhưng khác nhau là: quá trình
tách bằng phương pháp chiết có tính chất gián đoạn, phương pháp sắc ký có tính chất
liên tục.
3.3.3. Các phương pháp sắc ký thường dùng
Sắc ký lớp mỏng - Thin Layer Chromatography (TLC)
Sắc ký lớp mỏng là hay còn gọi là sắc ký phẳng (planar chromatography), dựa chủ
yếu vào hiện tượng hấp thụ trong đó pha động là dung môi hoặc hỗn hợp các dung
môi, di chuyển ngang qua một pha tĩnh là một chất trơ (thí dụ như: silicagel hay oxit
69

alumin). Pha tĩnh được tráng thành một lớp mỏng, đều, phủ lên nền phẳng như tấm
kiếng, tấm nhôm hay tấm plastic. Do chất hấp thu được tráng thành một lớp mỏng nên
phương pháp này được gọi là sắc ký lớp mỏng.
Bản chất của phương pháp
Phương pháp do I.Z.Mailov và Sraiber đề ra năm 1938 dùng để tách và phân tích
ancaloit chiết được từ cây thuốc trên lớp mỏng là bột nhôm oxit. Năm 1958 Stahl tiêu
chuẩn hoá quy trình phân tích và tách các chất.
TLC là một phương pháp sắc ký, trong đó pha tĩnh là chất hấp phụ được trải thành
lớp mỏng, mịn và đồng nhất, được cố định trên phiến kính hoặc phiến kim loại, nhựa;
Pha động là một hệ gồm một dung môi đơn thuần hay hỗn hợp nhiều dung môi phối
hợp với nhau theo tỷ lệ xác định. Sắc ký được tiến hành khi cho pha động di chuyển qua
pha tĩnh trên đó đã đặt các chất cần tách. Trong quá trình di chuyển qua chất hấp phụ,
các cấu tử (thành phần) trong hỗn hợp mẫu thử di chuyển trên lớp mỏng theo hướng pha
động với những tốc độ khác nhau dẫn đến việc tách và phân bố khác nhau trên lớp mỏng.
Kết quả thu được một sắc ký đồ trên lớp mỏng, ở đó, các thành phần của mẫu thử phân
bố rải rác dọc theo đường đi của dung môi động. Cơ chế của sự tách có thể là hấp phụ,
phân bố, trao đổi ion, sàng lọc phân tử hay phối hợp nhiều cơ chế, trong đó, một loại
nào đó trội lên ít hoặc nhiều, tuỳ thuộc vào tính chất của chất làm pha tĩnh và dung môi
làm pha động.
Pha tĩnh: Là các chất rắn được rải thành lớp mỏng trên các bản kính, tấm nhựa. Lớp
mỏng pha tĩnh thường sử dụng là: silicagel, nhôm oxit, xenlulozơ, nhựa trao đổi ion ….
có chiều dày khoảng 0,2 - 0,5mm.
Pha động: Sử dụng các dung môi là các chất lỏng, đây là hệ sắc ký lỏng - rắn.
Cách tiến hành sắc ký lớp mỏng gồm 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Đưa chất phân tích lên bản mỏng, giai đoạn này sử dụng micropipet
chấm 1 giọt dung dịch chứa hỗn hợp các chất cần tách lên điểm xuất phát cách rìa bản
mỏng từ 2 - 3cm.
Giai đoạn 2: Khai triển sắc đồ
Trong giai đoạn này, nhúng bản mỏng (phía rìa) vào một dung môi thích hợp, dung
môi này đóng vai trò pha động. Dưới tác dụng của lực mao quản, dung môi này sẽ
chuyển động dọc theo lớp chất hấp phụ và chuyển vận các cấu tử của hỗn hợp với vận
tốc khác nhau. Kết quả là mỗi chất trong hỗn hợp được phân chia thành từng vùng riêng
gọi là sắc đồ.
Giai đoạn 3: Hiện hình, định tính và định lượng các chất
Định tính: Nếu các chất không màu, hoặc có màu rất nhạt người ta hiện sắc đồ bằng
phương pháp hoá học, quang học hoặc phóng xạ (đối với các đồng vị phóng xạ). Nếu các
70

chất có màu đặc trưng thì tiến hành nhận biết trực tiếp trên sắc đồ. Nếu các chất không
màu hoặc có màu rất nhạt thì dựa vào giá trị hệ số dịch chuyển Rf đặc trưng cho mỗi chất
trong một hệ sắc ký nhất định.
Định lượng: có thể tiến hành định lượng trực tiếp trên sắc đồ bằng cách đánh giá
diện tích hoặc cường độ màu của vệt sắc ký hoặc tách chất khỏi sắc đồ sau đó tổ hợp
với các phương pháp phân tích công cụ như đo quang, điện hoá….

Hình 3.6. Các giai đoạn thực hiện của phương pháp sắc ký lớp mỏng (a): Giai đoạn 1; (b):
giai đoạn 2; (c): giai đoạn 3
Ưu điểm và ứng dụng của phương pháp sắc ký lớp mỏng
Ưu điểm:
- Các dụng cụ và thiết bị đơn giản
- Thời gian phân tích nhanh, việc tách các cấu tử có thể tiến hành dễ dàng
- Có thể tổ hợp với 1 phương pháp phân tích công cụ làm tăng độ nhạy, độ chọn lọc
của phương pháp.
Ứng dụng:
-Tách và phân tích các chất hữu cơ (chủ yếu): Sử dụng sắc ký lớp mỏng có thể tách
và phân tích các họ: axit, rượu, ancaloit, carotenoit, clorophin, amin, aminoaxit, protein,
lipit, các chất kháng sinh, vitamin, dược phẩm, thực phẩm và độc chất…Sắc ký lớp
mỏng được sử dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm, dược học, y học…
- Tách và phân tích các ion vô cơ: cation kim loại kiềm, kiềm thổ, và một số kim
loại khác, các anion halogenua, nhóm hidrosunfua….
Sắc ký cột
Nguyên tắc, cấu tạo
Sắc ký là một kỹ thuật tách trong đó các cấu tử cần tách trong một hỗn hợp mẫu
được vận chuyển bởi pha động đi qua pha tĩnh. Sự tương tác xảy ra giữa các cấu tử với
pha tĩnh nhờ đó các cấu tử sẽ phân bố giữa pha động và pha tĩnh. Sự ái lực khác nhau
của các chất tan trên pha tĩnh làm chúng di chuyển với những vận tốc khác nhau trong
71

pha động của hệ thống sắc ký. Cấu tử di chuyển chậm (tương tác yếu) ra trước, cấu tử
bị lưu giữ mạnh hơn ra sau dưới dạng các đỉnh (peak) tách riêng rẻ (hoặc bậc thang) tùy
thuộc vào cách tiến hành sắc ký và được hiển thị dưới dạng sắc ký đồ.
Trong sắc ký cột, pha động là dung môi được cho chảy qua pha tĩnh được nhồi trong
cột. Cột là những ống làm bằng thủy tinh hoặc bằng thép, đầu dưới có khóa, đầu trên có
nút mài để nối với một phễu chứa dung môi, loại này thường được bán sẵn trên thị
trường với nhiều loại kích cỡ lớn nhỏ.

Hình 3.7. Mô hình chung của phương pháp sắc ký cột


Hoặc cột cũng có thể tự lắp bằng một ống thủy tinh thường, đầu dưới nhỏ và được
điều chỉnh tốc độ chảy bằng khóa. Pha tĩnh nhồi trong sắc ký cột thường dùng là
aluminium oxide, silicagel, than hoạt tính, polyamide, … Oxide nhôm trung tính
(Merck), cỡ hạt 0,063-0,200 mm (70-200 mesh). Trong nghiên cứu tách các hợp chất tự
nhiên, silicagel là pha tĩnh được dùng rộng rãi nhất. Dung môi dùng trong sắc ký cột có
thể là từng loại riêng biệt hoặc hỗn hợp 2, 3 loại dung môi với tỉ lệ thích hợp. Mẫu cần
phân tách được đặt ở phần trên đầu cột, phía trên pha tĩnh (có một lớp bông thủy tinh
che chở để lớp mặt không bị xáo trộn), bình chứa dung môi giải ly được đặt ở phía trên
cao. Dung môi giải ly ra khỏi cột ở phần bên dưới cột, được hứng vào những lọ nhỏ đặt
ngay ống dẫn ra của cột. Sắc ký cột có ưu điểm là pha tĩnh và các dụng cụ thí nghiệm rẻ
tiền, dễ kiếm, có thể triển khai với một lượng lớn mẫu chất.
Phân loại sắc ký cột hở
72

Phân loại sắc ký dựa vào tính chất của pha tĩnh chia làm các loại:
+ Sắc ký hấp phụ:
Các chất trong hỗn hợp mẫu sẽ hấp phụ hoặc dính lên bề mặt của chất rắn pha tĩnh.
Các chất khác nhau sẽ có những mức độ hấp thu khác nhau, hệ quả là trong quá trình
pha động di chuyển chúng sẽ tác xa nhau ra.
+ Sắc ký trao đổi ion:
Pha tĩnh là các hạt nhựa, bề mặt của nó là các hạt mang các nhóm chức hóa học ở
dạng ion. Có 2 loại nhựa trao đổi anion và trao đổi cation. Nhựa trao đổi anion mang
nhóm chức có điện tích dương nên bắt giữ các ion âm của pha động, nhựa trao đổi cation
mang nhóm chức có điện tích âm nên bắt giữ các ion dương của pha động. Các loại nhựa
trao đổi ion dùng để tách các ion vô cơ hoặc hữu cơ.
+ Sắc ký rây phân tử:
Pha tĩnh là các hạt hình cầu bằng polymer, trên bề mặt có nhiều lỗ rỗng. Mỗi loại
hạt nhựa có kích cỡ nhất định. Sự tách riêng các hợp chất của một hỗn hợp dựa vào
những phân tử có kích thước nhỏ dễ dàng chui vào các lỗ rỗng và bị giữ lại lâu hơn, các
phân tử có kích thước lớn không thể lọt vào các lỗ, giải ly ra khỏi cột.
+ Sắc ký phân bố:
Hình thức sắc ký này dựa trên một màng mỏng được tạo thành trên bề mặt của giá
đỡ rắn bởi pha tĩnh lỏng. Chất tan cân bằng giữa pha động và chất lỏng tĩnh. Sự phân
tách các thành phần của hỗn hợp mẫu xảy ra do có sự phân vùng. Pha tĩnh được phủ một
lớp chất lỏng không thể trộn lẫn trong pha động. Sự phân chia thành phần của mẫu giữa
mẫu và pha tĩnh lỏng/khí làm chậm một số thành phần của mẫu hơn so với những thành
phần khác. Điều này tạo cơ sở cho việc phân tách. Pha tĩnh làm bất động lớp bề mặt chất
lỏng, lớp này trở thành pha tĩnh. Pha động đi qua chất hấp phụ được phủ và tùy thuộc
vào độ hòa tan tương đối trong chất lỏng được phủ, sự phân tách xảy ra. Thành phần của
hỗn hợp mẫu có vẻ tách biệt do sự khác biệt về hệ số phân vùng của chúng.
+ Sắc ký ái lực:
Là phương pháp tách riêng biệt và đặc hiệu sinh chất, dựa vào khả năng đặc hiệu
của chúng vào nền sắc ký thông qua tương tác giữa kháng nguyên-kháng thể, enzyme-
cơ chất... Sau đó dùng đệm phù hợp để rửa trôi sinh chất mong muốn ra khỏi cột. Các
tay nối đặc hiệu sinh học thường là các chất có trong các phản ứng sinh hóa.
Sơ đồ tách chất trên sắc ký cột:
73

Hình 3.8. Quá trình tách sắc ký trên cột

Hình 3.9. Quá trình tách sắc ký trên cột của hai chất A và B
Các yếu tố ảnh hưởng đế quá trình tách chất
+ Ảnh hưởng của quá trình nạp pha tĩnh lên cột: khi nạp pha tĩnh lên cột ta lựa
chọn nạp ướt hoặc nạp dạng khô. Khi tiến hành nạp lên cột cần chú ý không được để
khô đầu cột và có bọt khí ở trong cột. Nếu có bọt khí phải tiến hành nạp lại. Để quá trình
tách được tốt ta dùng búa cao su gõ hoặc dùng bơm nén để cột nén chặt. Sau khi nạp
74

pha tĩnh, nên để cột ngâm qua đêm để ổn định cột.


+ Ảnh của pha tĩnh: Tùy theo từng loại mẫu mà chúng ta lựa chọn loại pha tĩnh,
kích thước hạt pha tĩnh cho phù hợp. Thường thì mẫu cao tổng ta sử dụng silica gel hạt
thường, đường kính 0,04-0,063 nm hoặc 0,063-0,200 mm. Đối với phân đoạn ít chất,
hoặc tinh chế ta lựa chọn loại silicagel có cỡ hạt nhỏ hơn. Đối với các hợp chất khó tách
ta sử dụng gel pha đảo C18.
+ Ảnh hưởng của dung môi pha động: Dung môi pha động ta lựa chọn cần có độ
phân cực kém hơn khi ta triển khai sắc ký lớp mỏng. Bởi vì độ nén của silica gel trên
cột kém hơn trên bản mỏng.
+ Ảnh hưởng của việc xử lý mẫu cần tách và tính chất của mẫu: Mẫu ban đầu loại bỏ
được bớt các hợp chất màu, chất béo thì quá trình sắc ký cột tiến hành đạt hiệu quả tốt. Dựa vào
đặc điểm của mẫu mà chúng ta lựa chọn hệ dung môi pha động, tỷ lệ silica gel phù hợp.
Ứng dụng sắc ký cột hở
Sắc ký cột được ứng dụng trong lĩnh vực hóa học để phân tách các chất từ hỗn hợp
cao chiết. Sắc ký cột thường được sử dụng trong các nhà máy dược để làm giàu hoặc
điều chế một lượng lớn các dược chất từ nguồn dược liệu.
- Ưu điểm: Pha tĩnh và các dụng cụ rẻ tiền, dễ kiếm, có thể triển khai với một lượng
mẫu tương đối lớn.
- Nhược điểm: Mất thời gian, tốn kém (mẫu, pha tĩnh, dung môi), tách hỗn hợp phức
tạp kém hiệu quả
Sắc ký khí (Gas Chromatography - GC)
Nguyên tắc
Sắc ký khí là một phương pháp chia tách trong đó pha động là một chất khí (được
gọi là khí mang) và pha tĩnh chứa trong cột là một chất rắn hoặc chất lỏng phủ bề mặt
chất mang trơ dạng rắn hay phủ đều lên thành phía trong của cột. Tuỳ thuộc bản chất
pha tĩnh chia thành hai loại sắc ký khí:
- Sắc ký khí rắn (Gas Solid Chromatography - GSC): Chất phân tích được hấp
phụ trực tiếp trên pha tĩnh là các tiểu phân rắn.
- Sắc ký khí lỏng (Gas Liquid Chromatography - GLC): pha tĩnh là một chất lỏng
không bay hơi.
75

Hình 3.10. Sơ đồ thu gọn của thiết bị sắc ký khí


Khí mang từ bom khí (1) (pha động) liên tục được đưa vào hệ thống và được điều
chỉnh bằng bộ phận chỉnh áp suất (2). Mẫu phân tích được đưa vào qua bộ phận bơm
mẫu (3) rồi được đưa vào buồng hoá hơi (4), sau đó được khí mang dẫn vào cột tách (5)
nằm trong buồng điều nhiệt (6). Quá trình sắc ký xảy ra tại đây. Các cấu tử rời khỏi cột
tách ở các thời điểm khác nhau lần lượt đi vào detectơ (7), chúng được chuyển thành tín
hiệu điện. Tín hiệu này được khuếch đại rồi chuyển sang bộ ghi, tích phân kế hoặc máy
tính (8). Sau đó chúng được xử lí rồi chuyển sang bộ phân in và lưu kết qủa dưới dạng
các peak của các cấu tử gọi là sắc đồ.

Hình 3.11. Sắc ký đồ trong phương pháp GC


 Khí mang
Khí mang là một khí trơ như nitơ, heli, agon, hiđro,... .trong đó heli là khí mang
phổ biến nhất. Khí được chứa trong bom khí có gắn van giảm áp và điều chỉnh. Khí
mang cần có độ tinh khiết cao và phải không tương tác với mẫu, chỉ mang mẫu đi qua
cột. Tín hiệu detector có phụ thuộc vào sự khác nhau về tính chất giữa khí mang và
chất phân tích
Bộ bơm mẫu
Thường dùng bơm tiêm để bơm mẫu trực tiếp mẫu qua một vách polime Silicon
chịu nhiệt cao vào cột hoặc vào phòng đun mẫu để mẫu lỏng có thể bay hơi trong
76

phòng mẫu. Nhiệt độ phòng mẫu có thể cao hơn nhiệt độ trong cột một chút để quá
trình bay hơi được thực hiện dễ dàng.
Cột sắc ký
Cột được đặt trong lò có thể điều chỉnh nhiệt độ trong quá trình thực hiện. Cột
thông dụng nhất trong phân tích là những ống bằng thép không gỉ (đồng,
thép) hoặc bằng thủy tinh dài từ 1 đến 10m và có đường kýnh từ 2 đến 4 mm. Chúng
được uốn hoặc cuộn tròn cho khớp với phòng lò. Cột được nhồi bằng những phần tử
rắn hoạt động như một pha tĩnh (GSC): đó là những hạt nhỏ xếp gắn trên mặt trong cột
hoặc pha tĩnh được tẩm trên các hạt nhỏ đó. Trong sắc ký lỏng (GLC), pha tĩnh được
giữ trên chất mang, đó là những hạt chất rắn nhỏ, bền nhiệt, trơ về mặt hóa học, có lỗ
cỡ 1-5  m, có bề mặt riêng lớn từ 1-10m2/g. Pha tĩnh phải chịu nhiệt, hóa lỏng ở nhiệt
độ phân tích, trơ về mặt hóa học. Thường hay sử dụng các polime xốp hoặc
aluminosilicat khử nước.
Detector
Yêu cầu về detector rất nghiêm ngặt: Mọi hợp phần có trong 0,1  l mẫu phải
được phát hiện ở mức 1%, cho nên phải nhanh chóng phát hiện được 0,002  l (có khối
lượng cỡ 10-6g) mẫu. Các detecto hiện nay đo được những lượng nhỏ hơn đến mấy
bậc. Hiện nay trong phương pháp GC người ta sử dụng những loại detector sau:
- Detector dẫn nhiệt (TCD): Việc vận hành của detector dựa trên sự cân bằng
nhiệt của một dây dẫn đun nóng. Khi có chất cần phân tích đi qua thì độ dẫn điện của
hợp chất khí sẽ thấp đi, dây sẽ nóng lên, xuất hiện một tín hiệu điện. Detector dẫn
nhiệt thích hợp được với rất nhiều chất khí.
Detector ion hóa ngọn lửa (FID): Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ trong ngọn
lửa, chúng sẽ tạo ra các ion. Các điện cực ở gần ngọn lửa sẽ phát hiện ra sự có mặt của
các ion bằng sự xuất hiện một dòng điện nhỏ chạy qua mạch điện. Có thể đo được những
dòng ngay cả khi chúng chỉ xấp xỉ bằng 10-12A. Đây là detector được dùng nhiều nhất,
phát hiện được đến 10-9g.
- Detector hấp thụ electron (detector bắt electron - ECD): Nhờ có một nguồn
phóng xạ như 3H hoặc 63Ni, khí mang bị ion hóa tạo nên một “dòng nhất định” trong
mạch detector. Khi một chất phân tích hấp thụ electron được giải hấp nó sẽ làm giảm
dòng này, đặc biệt khi hấp chất có chứa nguyên tố có độ âm điện cao. Dòng sẽ giảm
đi, tạo ra tín hiệu ghi được. Detector đặc biệt nhạy cảm với những hợp chất chứa
holegen. Dectector hấp thụ electron rất thuận lợi cho việc phân tích môi trường. Độ
nhạy cao, đạt tới 10-12g.
Thông tin GC
77

Sắc đồ thông thường biểu thị trên hai trục x và y, trong đó tín hiệu detector ghi
trên trục y và thời gian ghi trên trục x. Khi một hợp phần của mẫu được giải hấp và phát
hiện nhờ detector thì tín hiệu đó sẽ được ghi lại. Thời gian ghi được ở pic tín hiệu là
hàm của KD và vì thế nó cung cấp thông tin định tính về mẫu giống như thế bán sóng
trong cực phổ, sẽ nhận biết được một hợp phần trong mẫu.
Thông tin định lượng từ sắc đồ được rút từ chỗ tín hiệu detector là hàm của thời
gian. Diện tích dưới pic tỉ lệ với lượng chất phân tích. Lượng này có thể biểu thị bằng
đơn vị mol hoặc đơn vị khối lượng, tuy nhiên hằng số tỉ lệ sẽ khác nhau:
SA = diện tích dưới pic = RA
Trong đó: R là diện tích trên một mol khi A được biểu thị bằng mol hoặc là diện tích
trên một gam khi A biểu thị bằng gam.
Ứng dụng sắc ký khí trong phân tích
Với ưu điểm về độ nhạy, độ phân giải và độ lặp lại cao, ngày nay sắc ký khí được
áp dụng rộng rãi trong phân tích nói chung và phân tích dược phẩm nói riêng.
Định tính
Thời gian lưu hoặc thể tích lưu của một hợp chất là đại lượng đặc trưng cho phép
định tính chất đó trong hỗn hợp. Chất phân tích được xác định bằng cách so sánh thời
gian lưu với chất chuẩn hoặc sử dụng phương pháp đối chứng (Đưa chất chuẩn vào mẫu
phân tích, rồi đo sắc đồ đối với 2 mẫu, kết quả sẽ chính xác khi có cùng thời gian lưu,
diện tích và chiều cao của peak sẽ tăng).
Với detectơ khối phổ (MSD), ngoài ra thời gian lưu các chất còn được xác định
tương đối chính xác cấu trúc qua phổ khối của nó.
Định lượng
Mỗi chất được xác định bằng peak trên sắc ký đồ, qua hệ thống phân tích xử lý số
liệu, các peak sẽ được tính diện tích, chiều cao. Chiều cao, diện tích peak tỷ lệ thuận với
nồng độ chất phân tích. Dựa vào các số liệu đó ta có thể tính toán được hàm lượng của
mỗi chất theo một số phương pháp định lượng khác nhau.
Ưu điểm
- Tự động hóa, đa năng, hiệu quả tách tốt, nhanh chóng.
- Có khả năng phát hiện và phân tích rất nhiều chất và hỗn hợp phức tạp.
- Thiết bị đơn giản và rẻ, dễ dàng kết nối với phổ khối.
 Nhược điểm
Thiết bị đắt tiền, người vận hành phải có kiến thức chuyên sâu
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Khái niệm, phân loại và nguyên tắc quá trình sắc ký trong cột
78

Khái niệm:
Sắc ký lỏng hiệu năng cao: Là phương pháp chia tách trong đó, pha động là chất
lỏng, pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu phân hoặc
một chất lỏng phủ lên một chất mang rắn hay một chất mang đã được biến đổi bằng liên
kết hoá học với các nhóm chức hữu cơ.
Phân loại:
Quá trình sắc ký lỏng dựa trên cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi Ion hay phân loại
theo kích cỡ (rây phân tử).
Pha tĩnh quyết định bản chất của quá trình sắc ký và loại sắc ký.
- Nếu pha tĩnh là chất hấp phụ: ta có sắc ký hấp phụ pha thuận hoặc pha đảo
(adsorption liquid chromatography)
- Nếu pha tĩnh là chất trao đổi ion có khả năng trao đổi ion với chất phân tích thì ta
có sắc ký trao đổi ion (ion chromatography).
- Nếu pha tĩnh là chất lỏng có khả năng phân bố trên pha tĩnh thì ta có sắc ký phân
bố hay sắc ký chiết (partition chromatography)
- Nếu pha tĩnh là gel thì ta có sắc ký gel hay rây phân tử (Size Exclusion/Gel
Permeation Chromatography): Pha tĩnh là các hạt chất rắn có các kích thước lỗ xốp khác
nhau, các phân tử mẫu có kích thước nhỏ sẽ chui sâu vào bên trong của lỗ xốp nên được
pha động rửa giải ra sau. Các phân tử mẫu có kích thước lớn nằm ở ngoài nên được rửa
giải ra trước.
Trong các cơ chế trên thì sắc ký hấp phụ được ứng dụng nhiều nhất vì có thể phân
tích được những hợp chất không phân cực, phân cực, hay rất phân cực, hợp chất ion có
khối lượng phân tử không quá lớn (<3000).
* Trong sắc ký hấp phụ:
Quá trình sắc ký dựa trên sự hấp phụ mạnh yếu khác nhau của pha tĩnh đối với các
chất tan và sự rửa giải của pha động. Có 2 trường hợp:
- Sắc ký hấp phụ pha thuận (NP-HPLC: Normal Phase Chromatography): Trong
phương pháp này pha tĩnh phân cực, pha động không phân cực hoặc kém hơn chất phân
tích. Pha tĩnh loại này sẽ có ái lực với các hợp chất phân cực. Phương pháp này dùng để
tách và phân tích các hợp chất có độ phân cực cao với phân tử lượng không lớn lắm.
- Sắc ký hấp phụ pha đảo (RP - HPLC Reversed Phase Chromatography):
Trong phương pháp này pha tĩnh không phân cực hoặc phân cực ít hơn pha động.
Phương pháp này phân tích các hợp chất từ không phân cực đến phân cực, thích hợp các
hợp chất hữu cơ có mạch cacbon dài (ít phân cực). Dung môi sử dụng trong phương
pháp này là các dung môi phân cực, trong đó dung môi nước đóng vai trò quan trọng
79

mà lại rẻ tiền. Do đó sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo được ứng dụng nhiều và phổ
biến hơn sắc ký lỏng hiệu năng cao pha thường.
Nguyên tắc:
Để đo sắc ký lỏng HPLC, mẫu phân tích gồm hỗn hợp chất phân tích A,B,C.. được
nạp vào cột phân tích, kết quả các chất A,B,C.. sẽ được tách ra khỏi nhau sau khi đi qua
cột. Quyết định hiệu quả của sự tách sắc ký ở đây là tổng hợp các tương tác F1, F2, F3.

Hình 3.12. Các tương tác quyết định cho sự tách chất trong cộtTổng 3 tương tác F1, F2, F3
quyết định chất nào được rửa rải ra khỏi cột trước tiên khi lực lưu giữ trên cột là nhỏ nhất
(F1). Hai lực F1 và F2 ngược chiều nhau, F1 là lực giữ chất phân tích lại trên pha tĩnh, F2 là lực
kéo chất phân tích vào pha động. Hai lực F1 và F3 là hai tương tác cạnh tranh của chất phân
tích và pha động lên pha tĩnh. Nếu pha động có thành phần không đổi (không chạy gradient
pha động) thì F3 = 0 thì F1 và F2 giữ vai trò quyết định.
Chất tan nào có lực tương tác tổng cộng lớn nhất sẽ bị giữ lại trong cột tách lâu nhất,
nghĩa là nó được rửa giải ra sau cùng. Ngược lại chất tan nào có lực tương tác tổng cộng
nhỏ nhất sẽ được rửa giải ra trước tiên trong quá trình sắc ký.
Như vậy, các chất khác nhau thì F1 và F2 là khác nhau nên các chất khác nhau sẽ di
chuyển trong cột với tốc độ khác nhau và tách ra khỏi nhau khi ra khỏi cột theo thời gian
khác nhau.
Hệ thống sắc ký HPLC
Hệ thống dung môi đóng vai trò pha động được trộn với nhau theo tỷ lệ thích hợp
(điều khiển bằng máy tính) và có thể thay đổi thành phần bởi hệ thống gradient. Pha
động được bơm liên tục qua cột tách bằng hệ thống bơm cao áp sau khi đã qua bộ khử
khí. Mẫu phân tích được đưa vào cột tách bằng bộ phận tiêm mẫu, sau đó được pha động
đẩy qua hệ thống cột tách (column), quá trình tách các chất xảy ra tại đây.
Các chất sau khi ra khỏi cột tách tại các thời điểm khác nhau lần lượt đi vào detectơ
thích hợp và được chuyển thành tín hiệu điện rồi được khuyếch đại và chuyển đến bộ
phận tự ghi và xử lí kết quả (máy tính, máy in).
80

Hình 3.13. Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC


a. Bình chứa dung môi pha động:
Có thể 4 kênh (4 bình) cũng có thể 2 kênh (2 bình), nhưng thực tế hay dùng 2 kênh.
Tổng tỷ lệ dung môi các đường này là 100%, hệ pha động phải đơn giản để quá trình
rửa giải ổn định.
b. Bộ phận khử khí:
Để loại trừ bọt khí sót lại trong dung môi pha động. Nếu còn sót khí nhiều thì bơm
sẽ không hút được dung môi hoặc thời gian lưu thay đổi.
c. Bơm cao áp (Pump): Dùng để bơm pha động vào cột.
Bơm tạo áp suất 3000-6000 PSI hoặc 250 at - 500 at (1at = 0,98 Bar), bơm phải tạo
dòng liên tục, có loại bơm với áp suất rất cao 1200 bar. Lưu lượng bơm từ 0,1 - 9,999
ml/phút, hiện nay thường áp suất cực đại 412 Bar và tốc độ dòng 0,1-9,999 ml/phút.
d. Bộ phận tiêm mẫu:
Để đưa mẫu vào cột phân tích theo phương pháp không ngừng dòng chảy với dung
tích là 5 - 100l. Có 2 cách lấy mẫu vào trong cột: Bằng tiêm mẫu thủ công (tiêm bằng
tay) và tiêm mẫu tự động (Autosample).
e. Hệ thống máy tính: gắn phần mềm nhận, tín hiệu, xử lý dữ liệu và điều khiển hệ
thống HPLC, sau đó in dữ liệu bằng máy in.
g. Cột sắc ký (Pha tĩnh):
Cột sắc ký là trái tim của hệ thống sắc ký nói chung và sắc ký lỏng hiệu năng cao
nói riêng. Cột thường làm bằng thép không rỉ, trơ với hóa chất, chịu áp suất cao đến vài
trăm bar, có khi đến 1000 bar. Chiều dài cột 10 - 30cm, đường kính trong 1-10mm, hạt
chất nhồi cỡ  = 5-10 m (ngoài ra còn có một số trường hợp đặc biệt về kích thước và
kích cỡ hạt....). Nếu cỡ hạt  = 1,8 - 5 m có thể dùng cột ngắn (3-10 cm) và nhỏ (đường
kính trong 1 - 4,6 mm) loại cột này có hiệu năng tách cao.
- Thông thường chất nhồi cột là silicagel (pha thuận) hoặc là silicagel đã được silan
hóa hoặc được bao một lớp mỏng hữu cơ (pha đảo).
81

- Ngoài ra người ta còn dùng các loại hạt khác như: nhôm oxit, polyme xốp, chất
trao đổi ion.
Có khi phải sử dụng tách chất trên trên 2 cột kế tiếp nhau khi mẫu phân tích chứa
nhiều chất tan có độ phân cực và tính chất rất khác nhau và đã sử dụng các biện pháp
như thay đổi thành phần pha động, gradient pha động, nhiệt độ mà hiệu quả tách vẫn
kém.
- Đối với một số phương pháp phân tích đòi hỏi phải có nhiệt độ cao hoặc thấp hơn
nhiệt độ phòng thì cột được đặt trong bộ phận điều nhiệt (Oven column).
h. Detectơ:
Detectơ dùng để phát hiện các chất khi chúng ra khỏi cột và cho các tín hiệu.
Các yêu cầu của detectơ sử dụng trong kỹ thuật HPLC:
- Có tính chất chọn lọc đối với chất phân tích
- Có độ nhạy cao đối với chất phân tích
- Hoạt động ổn định và bền vững trong các điều kiện phân tích
- Có vùng tuyến tính rộng
- Không bị ảnh hưởng hoặc ít bị ảnh hưởng bởi các tác động của môi trường như độ
ẩm, áp suất, nhiệt độ.
- Độ nhiễu tự thân của detectơ nhỏ
Tùy theo tính chất của các chất cần phân tích để chọn detectơ thích hợp. Tín hiệu
có thể là: độ hấp thụ quang, cường độ phát xạ, cường độ dòng điện, độ dẫn điện, độ dẫn
nhiệt, chiết suất...
- Detectơ UV vùng 200 - 380 nm phát hiện chất hấp thụ vùng UV
- Detectơ UV - Vis vùng 190 - 900 nm phát hiện các chất hấp thụ quang vùng UV
- Vis, đây là loại thông dụng nhất.
- Detectơ huỳnh quang phát hiện các chất hữu cơ phát huỳnh quang, là loại detectơ
có độ chọn lọc cao nhất.
- Loại hiện đại đại hơn có detectơ Diod Array, ELSD (detectơ tán xạ bay hơi) các
detectơ này có khả năng quét chồng phổ để định tính các chất theo độ hấp thu cực đại
của các chất.
- Detectơ điện hóa: Đo dòng, cực phổ, độ dẫn, điện lượng...
- Detectơ chiết suất vi sai: detectơ đo khúc xạ (thông thường dùng cho đo các chất
đường)
- Detectơ đo độ dẫn nhiệt, hiệu ứng nhiệt..
Trong ứng dụng phân tích bằng HPLC, detectơ tử ngoại và tử ngoại- khả kiến chiếm
60%, detectơ huỳnh quang chiếm 15%.
82

k. Bộ phận ghi tín hiệu: Hệ thống máy tính gắn phần mềm nhận tín hiệu, xử lý dữ
liệu và điều khiển hệ thống HPLC.
Thế hệ máy cũ: máy ghi đơn giản là vẽ sắc ký đồ, thời gian lưu, diện tích của peak,
chiều cao peak...
Thế hệ máy mới dùng phần mềm chạy trên máy tính nó có thể lưu tất cả các thông
số, phổ đồ và các thông số của peak như tính đối xứng, hệ số phân giải.... trong quá trình
phân tích đồng thời xử lý, tính toán các thông số theo yêu cầu của người sử dụng như:
Nồng độ, RSD,...
 Ưu điểm
- Có độ nhạy cao, khả năng định lượng tốt, áp dụng được với các mẫu không bay
hơi và không bền nhiệt.
- Áp dụng được cho các ion vô cơ.
- Có thể phân tích được rất nhiều loại hợp chất khác nhau, khả năng phân tích
rộng.
- Tính linh hoạt của sắc kí lỏng HPLC cao hơn các phương pháp khác do pha tĩnh
và pha động đa dạng phong phú.
- Tiện lợi, đơn giản, hiệu lực cao và hạn chế được thể tích ngoài cột.
 Nhược điểm
- Độ lặp lại không cao vì thể tích mỗi lần bơm khác nhau.
- Tắt kim ngưng dòng chảy khi mỗi lần đưa mẫu vào cột, đợi đến khi áp suất bằng
áp suất không khí rồi mới thêm mẫu.
 Ứng dụng
- Ứng dụng trong nghiên cứu các hợp chất tự nhiên nói chung và nghiên cứu dược
liệu nói riêng.
- Ứng dụng rất rộng như phân tích các hợp chất thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh,
các chất phụ gia thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, môi trường…
Cụ thể như trong y học (ví dụ: phát hiện nồng độ vitamin D trong huyết thanh;
phát hiện các thuốc làm tăng lực trong nước tiểu…), trong nghiên cứu (ví dụ: tính khiết
chất từ mẫu sinh học phức hợp, hoặc tách các chất tổng hợp giống nhau từ các
chất khác) và trong sản xuất (ví dụ: trong tiến trình sản xuất các chế phẩm sinh học
hoặc dược liệu)…
83

TÓM TẮT CHƯƠNG 3


- Sắc ký là một nhóm các phương pháp hoá lý dùng để tách các thành phần của một
hỗn hợp.
- Phân loại và các giai đoạn của quá trình sắc ký gồm 3 giai đoạn chính:
a) Đưa hỗn hợp lên pha tĩnh
b) Cho pha động chạy qua pha tĩnh
c) Phát hiện các chất
- Các phương pháp tách:
+ Tách bằng phương pháp kết tủa
+ Phương pháp chưng cất, thăng hoa
+ Các phương pháp chiết
- Các phương pháp sắc ký:
Các phương pháp sắc kí cổ điển:
+ Sắc ký cột (CC)
+ Sắc ký bản mỏng (TLC)
Các phương pháp sắc kí hiện đại
+ Sắc kí khí (GC)
+ Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Phương pháp sắc kí thường dùng: Sắc ký khí, sắc ký lỏng hiệu năng cao vì chúng
có nhiều ưu điểm và ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Khái niệm và các giai đoạn của quá trình sắc ký?
2. Trình bày các phương pháp tách?
3. Phân loại trong phương pháp sắc kí?
4. Trình bày đặc điểm, ưu nhược điểm của các phương pháp sắc ký cổ điển?
5. Trình bày đặc điểm, ưu nhược điểm của các phương pháp sắc ký hiện đại?
6. So sánh các phương pháp sắc kí cột với sắc kí bản mỏng; sắc kí khí với sắc kí lỏng
hiệu năng cao?
7. Nêu các bộ phận của máy sắc kí khí (GC)?
8. Nêu các bộ phận của máy sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)?
84

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoàng Minh Châu (chủ biên), Từ Văn Mặc, Từ Vọng Nghi, Cơ sở Hoá học phân
tích, NXB KHKT, HN, 2002.
2. Trần Tứ Hiếu, Hoá học phân tích, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
3. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Xuân Trung, Hóa học
phân tích, NXB ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN, 2003
4. Nguyễn Việt Huyến, Cơ sở các phương pháp phân tích điện hoá, Trường Đại
học Khoa học tự nhiên, Hà Nội,(1999).
5. Hồ Viết Quý, Các phương pháp phân tích công cụ trong Hoá học hiện đại, NXB
Đại học Sư phạm, 2005.
6. Hồ Viết Quý, Phân tích lý hóa, NXB GD, Hà Nội, 2000.
7. Hồ Viết Quý, Các phương pháp phân tích hiện đại ứng dụng trong hoá học, NXB
ĐHQG, Hà Nội,1998.
8. Phạm Luận, Bài giảng phương pháp phân tích phổ ICP - MS, ĐHQG Hà Nội,
2004
9. Phạm Luận, Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB ĐHQG Hà nội, 2003.
10. Từ Vọng Nghi, Phạm Luận, Cơ sở lý thuyết của một số phương pháp phân tích
điện hoá hiện đại, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1990.
11. Nguyễn Khắc Nghĩa, Phương pháp phân tích hoá - lý, Đại học Vinh, 2000.
12. Nguyễn Đình Triệu, Các phương pháp phân tích vật lý và hoá lý, T1, NXB
KHKT, 2001.
13. Đào Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Dũng, Phạm Hùng Việt, Các phương pháp sắc
ký, NXBKH và KT, 1990
14. Phạm Hùng Việt, Cơ sở lý thuyết của phương pháp sắc ký khí, NXB KHKT,
2003.
15. Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Thẩm định phương pháp
trong phân tích hóa học và vi sinh vật, NXBKHKT HN, 2010
16. L.Ebdon; E.H.Evans; A.S.Fisher; S.J.Hill, An Introduction to Analytical Atomic
Spectrometry, John Wiley & Sons, 1998
17. Metrohm Ltd,Monograph - introduction to polarography and voltammetry,
Switzerland, 2001.
18. David Harvey, Modern analytical chemistry, Depaw university, 2000.
19. Joseph Wang, analytical chemistry, John Wiley & Sons, 2000.
20. Petr Zuman, Organic polarographic analysis, Pergamon Press, 1964.

You might also like