You are on page 1of 114

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Bài giảng
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC
(CHƯƠNG TRÌNH GÌÁO DỤC PHO THONG 2018)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

TS. Đinh Thị Xuân Thảo

Bài giảng
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC
(CHƯƠNG TRÌNH GÌÁO DỤC PHO THONG 2018)

Đắk Lắk, năm 2022


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ ......................... 4
I. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ................ 4
II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ........................................ 5
III. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC .......................................... 5
IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC ................................................................................................. 6
V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT CHỦ YẾU CỦA HỌC SINH ......................... 11
VI. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ......................................................... 22
VII. ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .............................................. 23
Chương 2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN HÓA HỌC ................... 24
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HOÁ HỌC ................................................................................... 24
1. Vị trí và tên môn học trong chương trình Giáo dục phổ thông ....................................... 24
2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn Hóa học trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề
nghiệp .................................................................................................................................. 24
3. Quan hệ với môn học/hoạt động giáo dục khác .............................................................. 25
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ............................................................... 25
1. Bảo đảm tính kế thừa và phát triển .................................................................................. 25
2. Bảo đảm tính thực tiễn..................................................................................................... 25
3. Thực hiện yêu cầu định hướng nghề nghiệp ................................................................... 25
4. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh .................................................................... 26
III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH............................................................................... 26
1. Căn cứ xác định mục tiêu chương trình ........................................................................... 26
2. Mục tiêu cụ thể của chương trình .................................................................................... 26
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC ........................................... 26
1. Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt ............................................................................... 26
2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn Hoá học trong việc bồi
dưỡng phẩm chất cho học sinh ............................................................................................ 27
3. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học trong việc hình thành,
phát triển các năng lực chung cho học sinh ......................................................................... 27
4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn học trong việc hình thành,
phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh ....................................................................... 28
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC .................................................................................................... 29
1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn Hóa học .............................. 29
2. Nội dung giáo dục cụ thể của chương trình..................................................................... 29
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ...................................................................................... 35
1. Căn cứ xác định phương pháp giáo dục của chương trình môn Hóa học ....................... 35
2. Phương pháp giáo dục của chương trình môn Hóa học .................................................. 35

1
CHƯƠNG 3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN KHOA HỌC TỰ
NHIÊN........................................................................................................................................ 37
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC ............................................................................................. 37
1. Vị trí môn học trong chương trình Giáo dục phổ thông .................................................. 37
2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn học trong giai đoạn giáo dục cơ bản ..................... 37
3. Quan hệ với môn học/hoạt động giáo dục khác .............................................................. 37
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ........................................... 38
III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ........................................................... 39
1. Căn cứ xác định mục tiêu chương trình........................................................................... 39
2. Mục tiêu cụ thể của chương trình .................................................................................... 39
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC ........................................... 40
1. Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt ............................................................................... 40
2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn học trong việc bồi dưỡng
phẩm chất cho học sinh ....................................................................................................... 40
3. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học trong việc hình thành,
phát triển các năng lực chung cho học sinh ......................................................................... 40
4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn học trong việc hình thành,
phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh ....................................................................... 41
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC .................................................................................................... 43
1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học ...................................... 43
2. Nội dung giáo dục cụ thể của chương trình môn học ...................................................... 43
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC .......................................................................................... 48
1. Căn cứ xác định phương pháp giáo dục của chương trình môn học ............................... 48
2. Phương pháp giáo dục của chương trình môn học .......................................................... 49
Chương 4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM
CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN HÓA HỌC ........................................ 53
I. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC
SINH ........................................................................................................................................ 53
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ................................................................ 54
1. Phương pháp dạy học theo góc ....................................................................................... 54
Người học có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung. Các hoạt
động của người học có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất. ......................................... 54
2. Phương pháp dạy học theo hợp đồng .............................................................................. 63
3. Phương pháp dạy học theo dự án .................................................................................... 74
III. CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ........................................................................ 81
1. Kĩ thuật đặt câu hỏi .......................................................................................................... 81
2. Kĩ thuật khăn trải bàn ...................................................................................................... 82
3. Kĩ thuật mảnh ghép.......................................................................................................... 84
4. Sơ đồ tư duy..................................................................................................................... 85
5. Kĩ thuật “KWL”............................................................................................................... 86

2
6. Kĩ thuật học tập hợp tác ................................................................................................... 87
7. Động não.......................................................................................................................... 87
8. Động não viết................................................................................................................... 88
9. Động não không công khai .............................................................................................. 89
10. Kĩ thuật XYZ ................................................................................................................. 89
11. Kĩ thuật “bể cá” ............................................................................................................. 90
12. Kĩ thuật “ổ bi”................................................................................................................ 90
13. Tranh luận ủng hộ – phản đối ........................................................................................ 90
14. Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học .................................................................. 91
15. Kĩ thuật tia chớp ............................................................................................................ 92
16. Kĩ thuật “3 lần 3” ........................................................................................................... 92
CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT VÀ HÌNH THỨC DẠY
HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT.......................................................................... 93
I. CÁC DẠNG CHỦ ĐỀ/ BÀI LÊN LỚP MÔN HÓA HỌC ................................................. 93
II. ĐẶC ĐIỂM CÁC DẠNG CHỦ ĐỀ/ BÀI LÊN LỚP MÔN HOÁ HỌC ........................... 93
1. Dạng bài hình thành khái niệm, nội dung thuyết và định luật......................................... 93
2. Dạng bài chất và nguyên tố hóa học ................................................................................ 93
3. Dạng bài hóa hữu cơ ........................................................................................................ 94
4. Dạng bài ôn tập, luyện tập, tổng kết ................................................................................ 94
5. Dạng bài thực hành .......................................................................................................... 94
III. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC ................... 95
IV. KẾ HOẠCH DẠY HỌC MINH HỌA.............................................................................. 96

3
CHƯƠNG 1. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TỔNG THỂ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1. Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông,
quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương
pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo
dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống
và từng cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà
nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm
của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu
nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát
triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất
nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con
người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân
loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ
hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe,
tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền
vững và phồn vinh.
3. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người
học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài
hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn
đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên;
thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng
của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp
giáo dục để đạt được mục tiêu đó.
4. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp
học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề
nghiệp và chương trình giáo dục đại học.
5. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là:
a) Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi,
bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa
phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế
hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường,
góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
b) Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt

4
về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh
giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa
và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.
c) Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện
cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế.
II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học
sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời
sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát
triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ
đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân
loại.
Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn
bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực;
định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen,
nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực
đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực
chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ
năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp
tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm
chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự
học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở
thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào
cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách
mạng công nghiệp mới.
III. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
1. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm
chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
2. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực
cốt lõi sau:
a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và
hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo;
b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn
học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa
học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ

5
thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.
3. Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định
tại Mục IX Chương trình tổng thể và tại các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ
bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các
môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp
(gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.
Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể
tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và
2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ
sở giáo dục trong cả nước.
1. Giai đoạn giáo dục cơ bản
1.1. Cấp tiểu học
a) Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1
(ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4,
lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể
chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).

b) Thời lượng giáo dục


Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35
phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo
dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

6
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp tiểu học
Số tiết/năm học
Nội dung giáo dục Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Môn học bắt buộc
Tiếng Việt 420 350 245 245 245
Toán 105 175 175 175 175
Ngoại ngữ 1 140 140 140
Đạo đức 35 35 35 35 35
Tự nhiên và Xã hội 70 70 70
Lịch sử và Địa lí 70 70
Khoa học 70 70
Tin học và Công nghệ 70 70 70
Giáo dục thể chất 70 70 70 70 70
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70 70
Hoạt động giáo dục bắt buộc
Hoạt động trải nghiệm 105 105 105 105 105
Môn học tự chọn
Tiếng dân tộc thiểu số 70 70 70 70 70
Ngoại ngữ 1 70 70
Tổng số tiết/năm học (không kể các môn 875 875 980 1050 1050
học tự chọn)
Số tiết trung bình/tuần (không kể các 25 25 28 30 30
môn học tự chọn)

1.2. Cấp trung học cơ sở


a) Nội dung giáo dục: Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán;
Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin
học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

7
b) Thời lượng giáo dục
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.
Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo
hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học cơ sở
Số tiết/năm học
Nội dung giáo dục Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Môn học bắt buộc
Ngữ văn 140 140 140 140
Toán 140 140 140 140
Ngoại ngữ 1 105 105 105 105
Giáo dục công dân 35 35 35 35
Lịch sử và Địa lí 105 105 105 105
Khoa học tự nhiên 140 140 140 140
Công nghệ 35 35 52 52
Tin học 35 35 35 35
Giáo dục thể chất 70 70 70 70
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70
Hoạt động giáo dục bắt buộc
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 105 105 105
Nội dung giáo dục của địa phương 35 35 35 35
Môn học tự chọn

8
Tiếng dân tộc thiểu số 105 105 105 105
Ngoại ngữ 2 105 105 105 105
Tổng số tiết học/năm học (không kể các 1015 1015 1032 1032
môntiết
Số họchọc
tự trung
chọn) bình/tuần (không kể các 29 29 29,5 29,5
môn học tự chọn)
2. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
2.1. Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo
dục
thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp;
Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn:
– Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
– Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học.
– Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc,
Mĩ thuật).
Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học.

Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh
tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số
chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu
phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng
nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời
lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10,
11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng

9
của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề
học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện
về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
2.2. Thời lượng giáo dục
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.
Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày
theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung
học phổ thông
Nội dung giáo dục Số tiết/năm
học/lớp
Ngữ văn 105
Môn học bắt buộc Toán 105
Ngoại ngữ 1 105
Giáo dục thể chất 70
Giáo dục quốc phòng và an ninh 35
Môn học lựa chọn
Lịch sử 70
Nhóm môn khoa học xã hội Địa lí 70
Giáo dục kinh tế và pháp luật 70
Vật lí 70
Nhóm môn khoa học tự nhiên Hoá học 70
Sinh học 70
Công nghệ 70
Nhóm môn công nghệ và nghệ Tin học 70
thuật Âm nhạc 70
Mĩ thuật 70
Chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề) 105
Hoạt động giáo dục bắt buộc Hoạt động trải nghiệm, hướng 105
nghiệp
Nội dung giáo dục của địa phương 35
Môn học tự chọn
Tiếng dân tộc thiểu số 105
Ngoại ngữ 2 105
Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn) 1015
Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 29

10
V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT CHỦ YẾU CỦA HỌC SINH

Phẩm chất Cấp tiểu học Cấp trung học cơ Cấp trung học
sở phổ thông
Yêu nước
– Yêu thiên nhiên và – Tích cực, chủ – Tích cực, chủ
có những việc làm động tham gia các động vận động
thiết thực bảo vệ hoạt động bảo vệ người khác tham
thiên nhiên. thiên nhiên. gia các hoạt động
– Yêu quê hương, – Có ý thức tìm hiểu bảo vệ thiên nhiên.
yêu Tổ quốc, tôn truyền thống của gia – Tự giác thực hiện
trọng các biểu trưng đình, dòng họ, quê và vận động
của đất nước. hương; người khác thực
– Kính trọng, biết ơn tích cực học tập, hiện các quy định
người lao động, rèn luyện để phát của pháp luật, góp
người có công huy truyền thống phần bảo vệ và xây
với quê hương, đất của gia đình, dòng dựng Nhà nước xã
nước; tham gia các họ, quê hương. hội chủ nghĩa Việt
hoạt động đền ơn, – Có ý thức bảo vệ Nam.
đáp nghĩa đối với các di sản văn hoá, – Chủ động, tích cực
những người có tích cực tham gia tham gia và vận
công với quê hương, các hoạt động bảo động người khác
đất nước. vệ, phát huy giá trị tham gia các hoạt
của di sản văn hoá. động bảo vệ, phát
huy giá trị các di sản
văn hoá.
11
Phẩm chất Cấp tiểu học Cấp trung học cơ Cấp trung học
sở phổ thông
– Đấu tranh với
các âm mưu, hành
động xâm phạm
lãnh thổ, biên giới
quốc gia, các vùng
biển thuộc chủ
quyền và quyền chủ
quyền của quốc gia
bằng thái độ và việc
làm phù hợp với lứa
tuổi, với quy định
của pháp luật.
- Sẵn sàng thực hiện
nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc.
Nhân ái
Yêu quý mọi người – Yêu thương, quan – Trân trọng danh – Quan tâm đến mối
tâm, chăm sóc dự, sức khoẻ và quan hệ hài hoà với
người thân trong gia cuộc sống riêng tư những người khác.
đình. của người khác. – Tôn trọng quyền
– Yêu quý bạn bè, – Không đồng tình và lợi ích hợp pháp
thầy cô; quan tâm, với cái ác, cái xấu; của mọi người; đấu
động viên, khích lệ không cổ xuý, tranh với những
bạn bè. không tham gia các hành vi xâm phạm
– Tôn trọng người hành vi bạo lực; sẵn quyền và lợi ích hợp
lớn tuổi; giúp sàng pháp của tổ chức, cá
đỡ người già, người bênh vực người yếu nhân.
ốm yếu, người thế, thiệt thòi,... – Chủ động, tích cực
khuyết tật; nhường – Tích cực, chủ vận động người
nhịn và giúp đỡ em động tham gia các khác tham gia các
nhỏ. hoạt động từ thiện hoạt động từ thiện
– Biết chia sẻ với và hoạt động phục và hoạt động phục
những bạn có hoàn vụ cộng đồng. vụ cộng đồng.
cảnh khó khăn, các
bạn ở vùng sâu,
vùng xa, người
khuyết tật và đồng
bào bị ảnh hưởng
của thiên tai.
Tôn trọng sự khác – Tôn trọng sự khác – Tôn trọng sự khác – Tôn trọng sự khác
biệt giữa mọi người biệt của bạn bè trong biệt về nhận thức, biệt về lựa chọn
lớp về cách ăn mặc, phong cách cá nhân nghề nghiệp, hoàn
tính nết và hoàn của những người cảnh sống, sự đa
cảnh gia đình. khác. dạng văn hoá cá
– Tôn trọng sự đa nhân.
dạng về văn hoá của
12
Phẩm chất Cấp tiểu học Cấp trung học cơ Cấp trung học
sở phổ thông
– Không phân biệt các dân tộc trong – Có ý thức học hỏi
đối xử, chia rẽ các cộng đồng dân tộc các nền văn hoá trên
bạn. Việt Nam và các thế giới.
– Sẵn sàng tha thứ dân tộc khác. – Cảm thông, độ
cho những hành vi – Cảm thông và sẵn lượng với những
có lỗi của bạn. sàng giúp đỡ mọi hành vi, thái độ có
người. lỗi của người khác.
Chăm chỉ
Ham học – Đi học đầy đủ, – Luôn cố gắng – Có ý thức đánh giá
đúng giờ. vươn lên đạt kết quả điểm mạnh, điểm
tốt trong học tập. yếu của bản thân,
– Thường xuyên – Thích đọc sách, thuận lợi, khó khăn
hoàn thành nhiệm báo, tìm tư liệu trên trong học tập để xây
vụ học tập. mạng Internet để dựng kế hoạch học
– Ham học hỏi, mở rộng hiểu biết. tập.
thích đọc sách để – Có ý thức vận – Tích cực tìm tòi
mở rộng hiểu biết. dụng kiến thức, và sáng tạo trong
– Có ý thức vận kĩ năng học được ở học tập; có ý chí
dụng kiến thức, kĩ nhà trường, trong vượt qua
năng học được ở nhà sách báo và từ các khó khăn để đạt kết
trường vào đời sống nguồn tin cậy khác quả tốt trong học
hằng ngày. vào học tập và đời tập.
sống hằng ngày.
Chăm làm – Thường xuyên – Tham gia công – Tích cực tham gia
tham gia các công việc lao động, sản và vận động mọi
việc của gia đình xuất trong gia đình người tham gia các
vừa sức với bản theo yêu cầu thực tế, công việc phục vụ
thân. phù hợp với khả cộng đồng.
– Thường xuyên năng và điều kiện – Có ý chí vượt qua
tham gia các công của bản thân. khó khăn để đạt kết
việc của trường lớp, – Luôn cố gắng đạt quả tốt trong lao
cộng đồng vừa sức kết quả tốt trong lao động.
với bản thân. động ở trường lớp, – Tích cực học tập,
cộng đồng. rèn luyện để chuẩn
– Có ý thức học tốt bị cho nghề nghiệp
các môn học, các tương lai.
nội dung hướng
nghiệp; có hiểu biết
về một nghề phổ
thông.
Trung thực
– Thật thà, ngay – Luôn thống nhất – Nhận thức và hành
thẳng trong học tập, giữa lời nói với việc động theo lẽ phải.
lao động và sinh làm.
hoạt hằng ngày; – Nghiêm túc nhìn – Sẵn sàng đấu tranh
nhận những khuyết bảo vệ lẽ phải, bảo
13
Phẩm chất Cấp tiểu học Cấp trung học cơ Cấp trung học
sở phổ thông
mạnh dạn nói lên ý điểm của bản thân vệ người tốt, điều
kiến của mình. và chịu trách nhiệm tốt.
– Luôn giữ lời hứa; về mọi lời nói, hành –Tự giác tham gia
mạnh dạn nhận lỗi, vi của bản thân. và vận động người
sửa lỗi và bảo vệ cái – Tôn trọng lẽ phải; khác tham gia phát
đúng, cái tốt. bảo vệ điều hay, lẽ hiện, đấu tranh với
– Không tự tiện lấy phải trước mọi các hành vi thiếu
đồ vật, tiền bạc của người; khách quan, trung thực trong học
người thân, bạn bè, công bằng trong tập và trong cuộc
thầy cô và những nhận thức, ứng xử. sống, các hành vi vi
người khác. – Không xâm phạm phạm chuẩn mực
– Không đồng tình của công. đạo đức và quy định
với các hành vi –Đấu tranh với các của pháp luật.
thiếu trung thực hành vi thiếu trung
trong học tập và thực trong học tập
trong cuộc sống và trong cuộc sống.
Trách nhiệm
Có trách nhiệm với – Có ý thức bảo – Quan tâm đến các – Có ý thức làm tròn
gia đình quản, giữ gìn đồ công việc của gia bổn phận với người
dùng cá nhân và gia đình. thân và gia đình.
đình. – Có ý thức tiết kiệm – Quan tâm bàn bạc
– Không bỏ thừa đồ trong chi tiêu của cá với người thân, xây
ăn, thức uống; có ý nhân và gia đình. dựng và thực hiện
thức tiết kiệm tiền kế hoạch chi tiêu
bạc, điện nước trong hợp lí trong gia
gia đình. đình.
Có trách nhiệm với – Tự giác thực hiện – Quan tâm đến các – Tích cực tham gia
nhà trường và xã hội nghiêm túc nội quy công việc của cộng và vận động người
của nhà trường và đồng; tích cực tham khác tham gia các
các quy định, quy gia các hoạt động hoạt động công ích.
ước của tập thể; giữ tập thể, hoạt động – Tích cực tham gia
vệ sinh chung; bảo phục vụ cộng đồng. và vận động người
vệ của công. – Tôn trọng và thực khác tham gia các
– Không gây mất hiện nội quy nơi hoạt động tuyên
trật tự, cãi nhau, công cộng; chấp truyền pháp luật.
đánh nhau. hành tốt pháp luật – Đánh giá được
– Nhắc nhở bạn bè về giao thông; có ý hành vi chấp hành
chấp hành nội quy thức khi tham gia kỉ luật, pháp luật
trường lớp; nhắc các sinh hoạt cộng của bản thân và
nhở người thân chấp đồng, lễ hội tại địa người khác; đấu
hành các quy định, phương tranh phê bình các
quy ước nơi công – Không đồng tình hành vi vô kỉ luật, vi
cộng. với những hành vi phạm pháp luật.
– Có trách nhiệm không phù hợp với
với công việc được nếp sống văn hoá và
giao ở trường, ở lớp.
14
Phẩm chất Cấp tiểu học Cấp trung học cơ Cấp trung học
sở phổ thông
– Tích cực tham gia quy định ở nơi công
các hoạt động tập cộng.
thể, hoạt động xã – Tham gia, kết nối
hội phù hợp với lứa Internet và mạng xã
tuổi. hội đúng quy định;
không tiếp tay cho
kẻ xấu phát tán
thông tin ảnh hưởng
đến danh dự của tổ
chức, cá nhân hoặc
ảnh hưởng đến nếp
sống văn hoá, trật tự
an toàn xã hội.
Có trách nhiệm với – Có ý thức chăm – Sống hoà hợp, – Hiểu rõ ý nghĩa
môi trường sống sóc, bảo vệ cây xanh thân thiện với thiên của tiết kiệm đối với
và các con vật có nhiên. sự phát triển bền
ích. – Có ý thức tìm hiểu vững; có ý thức tiết
– Có ý thức giữ vệ và sẵn sàng tham kiệm tài nguyên
sinh môi trường, gia các hoạt động thiên nhiên; đấu
không xả rác bừa tuyên tranh ngăn chặn
bãi. truyền, chăm sóc, các
– Không đồng tình bảo vệ thiên nhiên; hành vi sử dụng bừa
với những hành vi phản đối những bãi, lãng phí vật
xâm hại thiên nhiên. hành vi xâm hại dụng, tài nguyên.
thiên nhiên. – Chủ động, tích cực
– Có ý thức tìm hiểu tham gia và vận
và sẵn sàng tham gia động người khác
các hoạt động tuyên tham gia các hoạt
truyền về biến đổi động tuyên truyền,
khí hậu và ứng phó chăm sóc, bảo vệ
với biến đổi khí hậu. thiên nhiên, ứng phó
với biến đổi khí hậu
và phát triển bền
vững.

Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ Cấp trung học
sở phổ thông
Năng lực tự chủ và tự học
Tự lực Tự làm được những Biết chủ động, tích Luôn chủ động, tích
việc của mình ở cực thực hiện những cực thực hiện những
nhà và ở trường công việc của bản công việc của bản
theo sự phân công, thân trong học tập thân trong học tập
hướng dẫn. và trong cuộc sống; và trong cuộc sống;
không đồng tình với biết giúp đỡ người
những hành vi sống sống ỷ lại vươn lên
dựa dẫm, ỷ lại. để có lối sống tự lực.
15
Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ Cấp trung học
sở phổ thông
Tự khẳng định Có ý thức về quyền Hiểu biết về Biết khẳng định và
và bảo vệ quyền, và mong muốn của quyền, nhu cầu cá bảo vệ quyền, nhu
nhu cầu chính đáng bản thân; bước đầu nhân; biết phân biệt cầu cá nhân phù hợp
biết cách trình bày quyền, nhu cầu với đạo đức và pháp
và thực hiện một số chính đáng và luật.
quyền lợi và nhu cầu không chính đáng.
chính đáng.
Tự điều chỉnh tình – Nhận biết và bày – Nhận biết tình – Đánh giá được
cảm, thái độ, hành vi tỏ được tình cảm, cảm, cảm xúc của những ưu điểm và
của mình cảm xúc của bản bản thân và hiểu hạn chế về tình cảm,
thân; biết chia sẻ được ảnh hưởng của cảm xúc của bản
tình cảm, cảm xúc tình cảm, cảm xúc thân; tự tin, lạc
của bản thân với đến hành vi. quan.
người khác. – Biết làm chủ tình – Biết tự điều chỉnh
– Hoà nhã với mọi cảm, cảm xúc để có tình cảm, thái độ,
người; không nói hành vi phù hợp hành vi của bản
hoặc làm những trong học tập và đời thân; luôn bình tĩnh
điều xúc phạm sống; không đua và có cách cư xử
người khác. đòi ăn diện lãng đúng.
– Thực hiện đúng kế phí, nghịch ngợm, – Sẵn sàng đón nhận
hoạch học tập, lao càn quấy; không cổ và quyết tâm vượt
động; không mải vũ hoặc làm những qua thử thách
chơi, làm ảnh việc xấu. trong học tập và
hưởng đến việc học – Biết thực hiện kiên đời sống.
và các việc khác. trì kế hoạch học tập, – Biết tránh các tệ
lao động. nạn xã hội.
Thích ứng với cuộc – Tìm được những – Vận dụng được – Điều chỉnh được
sống cách giải quyết khác một cách linh hoạt hiểu biết, kĩ năng,
nhau cho cùng một những kiến thức, kinh nghiệm của cá
vấn đề. kĩ năng đã học nhân cần cho hoạt
– Thực hiện được hoặc kinh nghiệm động mới, môi
các nhiệm vụ khác đã có để giải quyết trường sống mới.
nhau với những yêu vấn đề trong – Thay đổi được
cầu khác nhau. những tình huống cách tư duy, cách
mới. biểu hiện thái độ,
– Bình tĩnh trước cảm xúc của bản
những thay đổi bất thân để đáp ứng với
ngờ của hoàn cảnh; yêu cầu mới, hoàn
kiên trì vượt qua khó cảnh mới
khăn để hoàn thành
công việc cần thiết
đã định.
Định hướng nghề – Bộc lộ được sở – Nhận thức được – Nhận thức được
nghiệp thích, khả năng của sở thích, khả năng cá tính và giá trị
bản thân. của bản thân. sống của bản thân.

16
Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ Cấp trung học
sở phổ thông
– Biết tên, hoạt động – Hiểu được vai trò – Nắm được những
chính của các hoạt thông tin chính về
và vai trò của một số động kinh tế trong thị trường lao động,
nghề nghiệp; liên hệ đời sống xã hội. về yêu cầu và triển
được những hiểu – Nắm được một số vọng của các ngành
biết đó với nghề thông tin chính về nghề.
nghiệp của người các ngành nghề ở – Xác định được
thân trong gia đình. địa phương, ngành hướng phát triển
nghề thuộc các lĩnh phù hợp sau trung
vực sản xuất chủ học phổ thông; lập
yếu; lựa chọn được được kế hoạch, lựa
hướng phát triển chọn học các môn
phù hợp sau trung học phù hợp với
học cơ sở. định hướng nghề
nghiệp của bản thân.
Tự học, tự hoàn – Có ý thức tổng kết – Tự đặt được mục – Xác định được
thiện và trình bày được tiêu học tập để nỗ nhiệm vụ học tập
những điều đã học. lực phấn đấu thực dựa trên kết quả đã
– Nhận ra và sửa hiện. đạt được; biết đặt
chữa sai sót trong – Biết lập và thực mục tiêu học tập chi
bài kiểm tra qua lời hiện kế hoạch học tiết, cụ thể, khắc
nhận xét của thầy tập; lựa chọn được phục những hạn chế.
cô. các nguồn tài liệu – Đánh giá và điều
– Có ý thức học hỏi học tập phù hợp; lưu chỉnh được kế
thầy cô, bạn bè và giữ thông tin có hoạch học tập;
người khác để củng chọn lọc bằng ghi hình thành cách
cố và mở rộng hiểu tóm tắt, bằng bản đồ học riêng của bản
biết. khái niệm, bảng, các thân; tìm kiếm, đánh
– Có ý thức học tập từ khoá; ghi chú giá và lựa chọn được
và làm theo những bài giảng của giáo nguồn tài liệu phù
gương người tốt. viên theo các ý hợp với mục đích,
chính. nhiệm vụ học tập
– Nhận ra và điều khác nhau; ghi chép
chỉnh được những thông tin bằng các
sai sót, hạn chế của hình thức phù hợp,
bản thân khi được thuận lợi cho việc
giáo viên, bạn bè ghi nhớ, sử dụng, bổ
góp ý; chủ động tìm sung khi cần thiết.
kiếm sự hỗ trợ của – Tự nhận ra và điều
người khác khi gặp chỉnh được những
khó khăn trong học sai sót, hạn chế của
tập. bản thân trong quá
– Biết rèn luyện, trình học tập; suy
khắc phục những ngẫm cách học của
hạn chế của bản thân mình, rút kinh
hướng tới các nghiệm để có thể
17
Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ Cấp trung học
sở phổ thông
giá trị xã hội. vận dụng vào các
tình huống khác;
biết tự
điều chỉnh cách học.
– Biết thường xuyên
tu dưỡng theo mục
tiêu phấn đấu cá
nhân và các giá trị
công dân.
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Xác định mục đích, – Nhận ra được ý – Biết đặt ra mục – Xác định được
nội dung, phương nghĩa của giao tiếp đích giao tiếp và mục đích giao tiếp
tiện và thái độ giao trong việc đáp ứng hiểu được vai trò phù hợp với đối
tiếp các nhu cầu của bản quan trọng của việc tượng và ngữ cảnh
thân. đặt mục tiêu trước giao tiếp; dự kiến
– Tiếp nhận được khi giao tiếp. được thuận lợi, khó
những văn bản về – Hiểu được nội khăn để đạt được
đời sống, tự nhiên dung và phương mục đích trong giao
và xã hội có sử dụng thức giao tiếp cần tiếp.
ngôn ngữ kết hợp phù hợp với mục – Biết lựa chọn nội
với hình ảnh như đích giao tiếp và biết dung, kiểu loại văn
truyện tranh, bài viết vận dụng để giao bản, ngôn ngữ và
đơn giản. tiếp hiệu quả. các phương tiện
– Bước đầu biết sử – Tiếp nhận được giao tiếp khác phù
dụng ngôn ngữ kết các văn bản về hợp với ngữ cảnh và
hợp với hình ảnh, cử những vấn đề đơn đối tượng giao tiếp.
chỉ để trình bày giản của đời sống, – Tiếp nhận được
thông tin và ý tưởng. khoa học, nghệ các văn bản về
– Tập trung chú ý thuật, có sử dụng những vấn đề khoa
khi giao tiếp; nhận ngôn ngữ kết hợp học, nghệ thuật phù
ra được thái độ của với biểu đồ, số liệu, hợp với khả năng
đối tượng giao tiếp. công thức, kí hiệu, và định hướng
hình ảnh. nghề nghiệp của bản
– Biết sử dụng ngôn thân, có sử dụng
ngữ kết hợp với biểu ngôn ngữ kết hợp
đồ, số liệu, công với các loại phương
thức, kí hiệu, hình tiện phi ngôn ngữ đa
ảnh để trình bày dạng.
thông tin, ý tưởng – Biết sử dụng ngôn
và thảo luận những ngữ kết hợp với các
vấn đề đơn giản về loại phương tiện phi
đời sống, khoa ngôn ngữ đa dạng để
học, nghệ thuật. trình bày thông tin,
– Biết lắng nghe và ý tưởng và để thảo
có phản hồi tích cực luận, lập luận, đánh
trong giao tiếp; nhận giá về các vấn đề
18
Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ Cấp trung học
sở phổ thông
biết được ngữ cảnh trong khoa học,
giao tiếp và đặc nghệ thuật phù hợp
điểm, thái độ của đối với khả năng và
tượng giao tiếp. định hướng nghề
nghiệp.
– Biết chủ động
trong giao tiếp; tự
tin và biết kiểm soát
cảm xúc, thái độ khi
nói trước nhiều
người.
Thiết lập, phát triển – Biết cách kết bạn – Biết cách thiết lập, – Nhận biết và thấu
các quan hệ xã hội; và giữ gìn tình bạn. duy trì và phát triển cảm được suy nghĩ,
điều chỉnh và hoá – Nhận ra được các mối quan hệ với tình cảm, thái độ của
giải các mâu thuẫn những bất đồng, các thành viên của người khác.
xích mích giữa bản cộng đồng (họ hàng, – Xác định đúng
thân với bạn hoặc bạn bè, hàng nguyên nhân mâu
giữa các bạn với xóm,...). thuẫn giữa bản
nhau; biết nhường – Nhận biết được thân với người
bạn hoặc thuyết mâu thuẫn giữa bản khác hoặc giữa
phục bạn. thân với người khác những người khác
hoặc giữa những với nhau và biết
người khác với cách hoá giải mâu
nhau; có thiện chí thuẫn.
dàn xếp và biết cách
dàn xếp mâu thuẫn.
Xác định mục đích Có thói quen trao Biết chủ động đề Biết chủ động đề
và phương thức hợp đổi, giúp đỡ nhau xuất mục đích hợp xuất mục đích hợp
tác trong học tập; biết tác khi được giao tác để giải quyết một
cùng nhau hoàn nhiệm vụ; biết xác vấn đề do bản thân
thành nhiệm vụ học định được những và những người
tập theo sự hướng công việc có thể khác đề xuất; biết
dẫn của thầy cô. hoàn thành tốt nhất lựa chọn hình thức
bằng hợp tác theo làm việc nhóm với
nhóm. quy mô phù hợp với
yêu cầu và nhiệm
vụ.
Xác định trách Hiểu được nhiệm vụ Hiểu rõ nhiệm vụ Phân tích được các
nhiệm và hoạt động của nhóm và trách của nhóm; đánh giá công việc cần thực
của bản thân nhiệm, hoạt động được khả năng của hiện để hoàn thành
của bản thân trong mình và tự nhận nhiệm vụ của
nhóm sau khi được công việc phù hợp nhóm; sẵn sàng
hướng dẫn, phân với bản thân. nhận công việc
công. khó khăn của nhóm.

19
Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ Cấp trung học
sở phổ thông
Xác định nhu cầu và Nhận biết được một Đánh giá được Qua theo dõi, đánh
khả năng của người số đặc điểm nổi bật nguyện vọng, khả giá được khả năng
hợp tác của các thành viên năng của từng hoàn thành công
trong nhóm để đề thành viên trong việc của từng thành
xuất phương án nhóm để đề xuất viên trong nhóm để
phân công công việc phương án tổ chức đề xuất điều chỉnh
phù hợp. hoạt động hợp tác. phương án phân
công công việc và tổ
chức hoạt động hợp
tác.
Tổ chức và thuyết Biết cố gắng hoàn Biết chủ động và Biết theo dõi tiến độ
phục người khác thành phần việc gương mẫu hoàn hoàn thành công
mình được phân thành phần việc việc của từng thành
công và chia sẻ giúp được giao, góp ý viên và cả nhóm để
đỡ thành viên khác điều chỉnh thúc điều hoà hoạt động
cùng hoàn thành đẩy hoạt động phối hợp; biết khiêm
việc được phân chung; khiêm tốn tốn tiếp thu sự góp ý
công. học hỏi các thành và nhiệt tình chia sẻ,
viên trong nhóm. hỗ trợ các thành
viên trong nhóm.
Đánh giá hoạt Báo cáo được kết Nhận xét được ưu Căn cứ vào mục
động hợp tác quả thực hiện điểm, thiếu sót của đích hoạt động của
nhiệm vụ của cả bản thân, của từng các nhóm, đánh giá
nhóm; tự nhận xét thành viên trong được mức độ đạt
được ưu điểm, thiếu nhóm và của cả mục đích của cá
sót của bản thân nhóm trong công nhân, của nhóm và
theo hướng dẫn của việc. nhóm khác; rút kinh
thầy cô. nghiệm cho bản
thân và góp ý được
cho từng người
trong nhóm.
Hội nhập quốc tế – Có hiểu biết ban – Có hiểu biết cơ – Có hiểu biết cơ
đầu về một số nước bản về quan hệ giữa bản về hội nhập
trong khu vực và Việt Nam với một số quốc tế.
trên thế giới. nước trên thế giới và – Biết chủ động, tự
– Biết tham gia một về một số tổ chức tin trong giao tiếp
số hoạt động hội quốc tế có quan hệ với bạn bè quốc tế;
nhập quốc tế theo thường xuyên với biết chủ động, tích
hướng dẫn của nhà Việt Nam. cực tham gia một
trường. – Biết tích cực tham số hoạt động hội
gia một số hoạt động nhập quốc tế phù
hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và
hợp vớibản thân và đặc điểm của nhà
đặc điểm của nhà trường, địa phương.
trường, địa phương. – Biết tìm đọc tài
liệu nước ngoài
20
Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ Cấp trung học
sở phổ thông
phục vụ công việc
học tập và định
hướng nghề nghiệp
của mình và bạn bè.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Nhận ra ý tưởng mới Biết xác định và Biết xác định và làm Biết xác định và làm
làm rõ thông tin, ý rõ thông tin, ý tưởng rõ thông tin, ý tưởng
tưởng mới đối với mới; biết phân tích, mới và phức tạp từ
bản thân từ các tóm tắt những thông các nguồn thông tin
nguồn tài liệu cho tin liên quan từ khác nhau; biết phân
sẵn theo hướng dẫn. nhiều nguồn khác tích các nguồn
nhau. thông tin độc lập để
thấy được khuynh
hướng và độ tin
cậy của ý tưởng
mới.
Phát hiện và làm rõ Biết thu nhận thông Phân tích được tình Phân tích được tình
vấn đề tin từ tình huống, huống trong học tập; huống trong học tập,
nhận ra những vấn phát hiện và nêu trong cuộc sống;
đề đơn giản và đặt được tình huống có phát hiện và nêu
được câu hỏi. vấn đề trong học tập. được tình huống có
vấn đề trong học
tập, trong cuộc
sống.
Hình thành và triển Dựa trên hiểu biếtPhát hiện yếu tố Nêu được nhiều ý
khai ý tưởng mới đã có, biết hình mới, tích cực trong tưởng mới trong học
thành ý tưởng mới những ý kiến của tập và cuộc sống;
đối với bản thân và
người khác; hình suy nghĩ không theo
dự đoán được kết thành ý tưởng dựa lối mòn; tạo ra yếu
quả khi thực hiện.trên các nguồn tố mới dựa trên
thông tin đã cho; đề những ý tưởng khác
xuất giải pháp cải nhau; hình thành và
tiến hay thay thế các kết nối các ý tưởng;
giải pháp không còn nghiên cứu để thay
phù hợp; so sánh và đổi giải pháp trước
bình luận được về sự thay đổi của bối
các giải pháp đề cảnh; đánh giá rủi ro
xuất. và có dự phòng.
Đề xuất, lựa chọn Nêu được cách thức Xác định được và Biết thu thập và làm
giải pháp giải quyết vấn đề biết tìm hiểu các rõ các thông tin có
đơn giản theo hướng thông tin liên quan liên quan đến vấn
dẫn. đến vấn đề; đề xuất đề; biết đề xuất và
được giải pháp giải phân tích được một
quyết vấn đề. số giải pháp giải
quyết vấn đề; lựa

21
Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ Cấp trung học
sở phổ thông
chọn được giải pháp
phù hợp nhất.
Thiết kế và tổ chức – Xác định được nội – Lập được kế hoạch – Lập được kế hoạch
hoạt động dung chính và cách hoạt động với mục hoạt động có mục
thức hoạt động để tiêu, nội dung, hình tiêu, nội dung, hình
đạt mục tiêu đặt ra thức hoạt động phù thức, phương tiện
theo hướng dẫn. hợp. hoạt động phù hợp;
– Nhận xét được ý – Biết phân công – Tập hợp và điều
nghĩa của các hoạt nhiệm vụ phù hợp phối được nguồn lực
động. cho các thành viên (nhân lực, vật lực)
tham gia hoạt động. cần thiết cho hoạt
– Đánh giá được sự động.
phù hợp hay không – Biết điều chỉnh kế
phù hợp của kế hoạch và việc thực
hoạch, giải pháp và hiện kế hoạch, cách
việc thực hiện kế thức và tiến trình
hoạch, giải pháp. giải quyết vấn đề
cho phù hợp với
hoàn cảnh để đạt
hiệu quả cao.
– Đánh giá được
hiệu quả của giải
pháp và hoạt động.
Tư duy độc lập Nêu được thắc mắc Biết đặt các câu hỏi Biết đặt nhiều câu
về sự vật, hiện khác nhau về một sự hỏi có giá trị, không
tượng xung quanh; vật, hiện tượng, vấn dễ dàng chấp nhận
không e ngại nêu ý đề; biết chú ý lắng thông tin một chiều;
kiến cá nhân trước nghe và tiếp nhận không thành kiến
các thông tin khác thông tin, ý tưởng khi xem xét, đánh
nhau về sự vật, hiện với sự cân nhắc, giá vấn đề; biết quan
tượng; sẵn sàng thay chọn lọc; biết quan tâm tới các lập luận
đổi khi nhận ra sai tâm tới các chứng cứ và minh chứng
sót. khi nhìn nhận, đánh thuyết phục; sẵn
giá sự vật, hiện sàng xem xét, đánh
tượng; biết đánh giá giá lại vấn đề.
vấn đề, tình huống
dưới những góc
nhìn khác nhau.
VI. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích
cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt
động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để
khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực,

22
nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và
những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.
Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường
thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò
chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh
hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
VII. ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá
trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để
hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển
chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định
trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi
đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên đề học
tập lựa chọn và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn
luyện của học sinh.

23
Chương 2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN
HÓA HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HOÁ HỌC
1. Vị trí và tên môn học trong chương trình Giáo dục phổ thông

Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành
phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất. Hoá học có sự kết
hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác
như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực hoá học gắn
liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học,
y học và vật lí. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào
sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng dụng vào các ngành
vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông - lâm - ngư nghiệp và nhiều lĩnh
vực khác.
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) môn Hóa học là môn học thuộc giai
đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp ở cấp Trung học phổ thông (THPT), được học
sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân.
2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn Hóa học trong giai đoạn giáo dục định hướng
nghề nghiệp
Môn Hoá học đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn giáo dục định hướng
nghề nghiệp.Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Hoá học là môn học thuộc
nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp THPT, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề
nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được những
tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có
mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác.
Nội dung môn Hoá học được thiết kế thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố các
mạch nội dung, phát triển kiến thức và kĩ năng thực hành đã hình thành từ cấp học dưới,
vừa giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở hóa học chung làm cơ
sở để học tập, làm việc, nghiên cứu.
Trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng kiến
thức hoá học chuyên sâu được chọn ba chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng của
bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường. Các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu
cầu phân hoá sâu, giúp HS tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định
hướng nghề nghiệp.

24
3. Quan hệ với môn học/hoạt động giáo dục khác

Môn Hóa học là môn học có quan hệ mật thiết với các môn học và hoạt động giáo
dục khác, cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp
phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng
ở nhiều quốc gia trên thế giới.
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình môn Hoá học tuân thủ đầy đủ các quy định được nêu trong Chương
trình Giáo dục phổ thông tổng thể, đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh
các quan điểm sau:
1. Bảo đảm tính kế thừa và phát triển

- Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện
hành, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước có nền giáo
dục tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; đồng thời, tiếp cận những thành tựu của khoa
học giáo dục, khoa học hoá học phù hợp với trình độ nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi của
học sinh, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.
- Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục của môn
Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở theo cấu trúc đồng tâm kết hợp cấu trúc tuyến
tính nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Ở cấp trung học cơ sở,
thông qua môn Khoa học tự nhiên, học sinh mới làm quen với một số kiến thức hoá học
cơ bản ở mức độ định tính, mô tả trực quan. Ở cấp trung học phổ thông, môn Hoá học
chú trọng trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở hoá học chung về cấu tạo, tính chất
và ứng dụng của các đơn chất và hợp chất để học sinh giải thích được bản chất của quá
trình biến đổi hoá học ở mức độ cần thiết.
2. Bảo đảm tính thực tiễn

Chương trình môn Hoá học đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về
tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ,
đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức
hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn,
đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
3. Thực hiện yêu cầu định hướng nghề nghiệp

Chương trình môn Hoá học cụ thể hoá mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Trên cơ sở xác định các lĩnh vực ngành nghề và quá trình công nghệ đòi hỏi tri thức hoá
học chuyên sâu, chương trình lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi và các chuyên đề học
tập, giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức hoá học có nhiều ứng dụng trong thực
tiễn, có tác dụng chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp.
25
4. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh

Các phương pháp giáo dục của môn Hoá học góp phần phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh, nhằm hình thành năng lực hoá học và góp phần hình
thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương
trình tổng thể.
III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Căn cứ xác định mục tiêu chương trình

 Căn cứ Luật giáo dục


 Căn cứ Nghị quyết 29/NQ-TW.
 Nghị quyết 88/2014/QH13
 Chương trình giáo dục phổ thông Tổng thể.
 Yêu cầu xã hội phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công
nghệ hoá, hiện đại hoá.
 Tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
 Căn cứ kinh nghiệm phát triển chương trình của Việt Nam,
đặc biệt là kế thừa chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
 Điều kiện, bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể của chương trình

Môn Hoá học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hoá học; đồng thời góp
phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các
phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng thú học
tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử
với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp
phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
Phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù được thực hiện thông
qua nội dung dạy học hoá học. Theo đó, nội dung vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện
hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực. Phẩm chất và năng lực vừa là đầu ra của
chương trình môn Hoá học vừa là điều kiện để học sinh tự học, tự khám phá chiếm lĩnh
hiệu quả kiến thức hoá học.
1. Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt

Chương trình môn Hoá học xác định các yêu cầu cần đạt dựa vào các căn cứ sau
đây:
 Mục tiêu chung, mục tiêu 2 giai đoạn, các yêu cầu về phẩm chất năng lực
trong Chương trình giáo dục phổ thông Tổng thể.

26
 Mục tiêu cấp học.
 Các điều kiện thực tiễn đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình.
 Tính hiện đại, cập nhật nội dung khoa học môn học.
 Đặc điểm tâm sinh lí học sinh.
2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn Hoá học trong việc
bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh
Môn Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ
yếu đó là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên giúp học sinh hình thành
và phát triển thế giới quan khoa học, rèn luyện tính trung thực, tình yêu lao động và tinh
thần trách nhiệm; dựa vào các hoạt động thực nghiệm, thực hành, đặc biệt là tham quan,
thực hành ở phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất và các địa bàn khác nhau để góp phần nâng
cao nhận thức của học sinh về việc bảo vệ và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, tinh thần trách nhiệm của người lao động và nguyên tắc bảo đảm an toàn trong
lao động sản xuất, đặc biệt trong các ngành liên quan đến hoá học. Giáo viên vận dụng
các hình thức học tập đa dạng để bồi dưỡng cho học sinh hứng thú và sự tự tin trong học
tập, tìm tòi khám phá khoa học, thái độ trân trọng thành quả lao động khoa học, khả năng
vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống.
3. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học trong việc hình thành,
phát triển các năng lực chung cho học sinh
Môn Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực chung
đó là các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng
tạo, theo các mức độ phù hợp với môn Hóa học, cấp học đã được quy định tại Chương
trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018.
Đóng góp của môn Hóa học trong việc hình thành, phát triển các năng lực chung
cho học sinh như sau:
 Trong dạy học môn Hoá học, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt
động tìm tòi, khám phá, thực hành khoa học, đặc biệt là tra cứu, xử lí các nguồn tài
nguyên hỗ trợ tự học (trong đó có nguồn tài nguyên số), thiết kế và thực hiện các thí
nghiệm, các dự án học tập để nâng cao năng lực tự chủ và tự học ở học sinh.
 Môn Hoá học có nhiều lợi thế trong hình thành và phát triển năng lực giao tiếp
và hợp tác khi học sinh thường xuyên được thực hiện các dự án học tập, các bài thực
hành thí nghiệm theo nhóm được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập,
tạo cơ hội để giao tiếp và hợp tác.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo là đặc thù của việc tìm hiểu, khám phá thế giới
khoa học.Thông qua các hoạt động học tập môn Hoá học, giáo viên tạo cơ hội cho học

27
sinh vận dụng kiến thức hoá học, từ đó tìm tòi, khám phá, phát hiện vấn đề trong thế giới
tự nhiên và đề xuất cách giải quyết, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để giải quyết vấn
đề một cách sáng tạo. Vận dụng phương pháp học tập theo dự án và hình thức làm việc
nhóm để giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực
trên cơ sở phân tích khoa học.
4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn học trong việc hình
thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh
Môn Hoá học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hoá học – một biểu
hiện đặc thù của năng lực khoa học tự nhiên với các thành phần: nhận thức hoá học; tìm
hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Bảng 1. Bảng mô tả các biểu hiện cụ thể của năng lực hóa học
Thành phần Biểu hiện
năng lực
Nhận thức hoá học Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quá
trình hoá học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng;
một số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học; một số
ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất. Các biểu
hiện cụ thể:
– Nhận biết và nêu được tên của các đối tượng, sự kiện, khái
niệm hoặc quá trình hoá học.
– Trình bày được các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các đối
tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học.
– Mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, công
thức, sơ đồ, biểu đồ, bảng.
– So sánh, phân loại, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm
hoặc quá trình hoá học theo các tiêu chí khác nhau.
– Phân tích được các khía cạnh của các đối tượng, khái niệm
hoặc quá trình hoá học theo logic nhất định.
– Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các các
đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học (cấu tạo - tính
chất, nguyên nhân - kết quả,...).
– Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết
nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi
đọc và trình bày các văn bản khoa học.
– Thảo luận, đưa ra được những nhận định phê phán có liên
quan đến chủ đề.
Tìm hiểu thế giới tự Quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích;
nhiên dưới góc độ hoá dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng
học trong tự nhiên và đời sống. Các biểu hiện cụ thể:
– Đề xuất vấn đề: nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến
vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu đạt
được vấn đề.
– Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được
vấn

28
đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giải
thuyết nghiên cứu.
– Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội
dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan
sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn,...); lập được kế hoạch
triển khai tìm hiểu.
– Thực hiện kế hoạch: thu thập được sự kiện và chứng cứ
(quan sát, ghi chép, thu thập dữ liệu, thực nghiệm); phân tích
được dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết; rút ra
được kết luận và và điều chỉnh được kết luận khi cần thiết.
– Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn
ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả
tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác với
đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan
điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích
cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách
thuyết phục.
Vận dụng kiến Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một
thức, kĩ năng đã học số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình
huống cụ thể trong thực tiễn. Các biểu hiện cụ thể:
– Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích
được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong
cuộc sống.
–Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, đánh giá ảnh
hưởng của một vấn đề thực tiễn.
– Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng
của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phương pháp, biện
pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề.
– Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp
trung học phổ thông.
– Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản
thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền
vững xã hội và bảo vệ môi trường.
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn Hóa học
Chương trình môn Hoá học xác định nội dung giáo dục dựa vào các căn cứ sau đây:
- Mục tiêu, yêu cầu cần đạt.
- Phân hoá, định hướng ngành nghề thực hiện cuộc cách mạng 4.0.
- Tính hiện đại, cập nhật nội dung khoa học môn học.
- Kiến thức cốt lõi, nền tảng HS đã học ở các cấp dưới.
- Đặc điểm môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm.
- Đối tượng hoá học gần gũi với HS và đa dạng vùng miền.
- Kế thừa chương trình hiện hành và tiếp cận xu thế phát triển hoá học của thế giới.
2. Nội dung giáo dục cụ thể của chương trình
2.1. Giải thích cách trình bày nội dung giáo dục trong chương trình môn học
Từ các căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương tình môn Hóa học đã nêu ở

29
trên, cách trình bày nội dung giáo dục chương trình sẽ chia thành 2 phần:
(1) Giới thiệu định hướng nội dung giáo dục cốt lõi và các chuyên đề học tập
(2) Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở từng lớp
Trong phần nội dung giáo dục cốt lõi (thời lượng 70 tiết/ lớp/năm học) sẽ giới thiệu
tổng quát các chủ đề theo mạch nội dung chính và cách sắp xếp trong từng lớp. Các chuyên
đề học tập dành cho những học sinh có thiên hướng khoa học tự nhiên được chọn học một
số chuyên đề học tập (thời lượng 35 tiết/ lớp/năm học) sẽ giới thiệu tên các chuyên đề và
cách sắp xếp ở các lớp.
Trong nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt được trình bày thành 2 cột: cột về mạch
nội dung và cột yêu cầu cần đạt. Cột về mạch nội dung nêu tên các chủ đề cần được nghiên
cứu. Cột yêu cầu cần đạt được mô tả dựa vào bảng mô tả các biểu hiện năng lực được trình
bày trong Chương trình tổng thể và Chương trình môn Hóa học.
2.2. Định hướng nội dung giáo dục của chương trình môn học
2.1.1. Nội dung giáo dục cốt lõi
Nội dung hoá học cốt lõi bao gồm bao gồm 3 mạch nội dung chính là: Kiến thức cơ
sở hoá học chung; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ.
Các chủ đề được sắp xếp trong chương trình như sau (Dành cho đối tượng học sinh
lựa chọn trong 3 nhóm ngành; Thời lượng 70 tiết / lớp):

30
2.3. Kế thừa chương trình hiện hành trong chương trình môn học
2.3.1. Kế thừa về mục tiêu
Chương trình hiện hành giáo dục trung học phổ thông vừa nhằm hoàn chỉnh tri thức
hoá học phổ thông tương đối hoàn chỉnh về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua
lại giữa công nghệ hoá học, môi trường và con người vừa định hướng học sinh lựa chọn
học tiếp các ngành nghề về công nghệ hóa học, y - dược học, sư phạm Hóa học…
Chương trình giáo dục phổ thông mới chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2 cấp
THPT giáo dục phân hóa định hướng ngành nghề. Như vậy, về cơ bản chương trình Hóa
học THPT mới kế thừa quan điểm giáo dục định hướng ngành nghề của chương trình hiện
hành. Điểm khác nhau là, nếu như chương trình giáo dục phổ thông hiện hành phân hóa
rộng theo 3 ban KHTN, KHXH, KHKT (từ 2006 SGK chỉ còn SGK cơ bản và SGK nâng
cao), thì chương trình giáo dục phổ thông mới phân hóa ngành nghề theo phương thức tự
chọn linh hoạt hơn bằng các tổ hợp môn học đa dạng từ các lĩnh vực KHTN, KHXH, Mĩ
thuật - Công nghệ, trên cơ sở các môn học chung nền tảng phổ thông, bắt buộc.
2.3.2. Kế thừa về cấu trúc và thành phần nội dung
Chương trình mới kế thừa chương trình hiện hành ở mạch nội dung chính gồm có
ba mạch là: Kiến thức cơ sở hóa học chung; Hóa học vô cơ và Hóa học hữu cơ.
Việc đề cao vai trò chủ đạo của lí thuyết trong dạy học được thể hiện ở việc đưa các
lí thuyết lên đầu chương trình, ở việc tăng cường mức độ lí thuyết của nội dung, tăng cường
chức năng giải thích, khái quát hoá và dự đoán. Vì vậy phần kiến thức cơ sở hoá học chung
được đặt chủ yếu ở lớp 10, đầu chương trình lớp 11 (chủ đề cân bằng hoá học) sẽ trang bị
kiến thức nền tảng để HS tiếp cận có bản chất, có quy luật đến những vấn đề thuộc chương
trình hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ. Kiến thức phần này gồm 2 phần chính:
+ Cấu tạo chất: Cấu tạo nguyên tử, phân tử (liên kết hoá học): Từ cấu tạo sẽ suy
luận được tính chất (vật lí, hoá học) của các chất.
31
+ Quá trình hoá học: Xem xét phản ứng có xảy ra hay không, mức độ phản ứng. Để
đảm bảo tính sư phạm, chương trình đã sắp xếp nhóm VIIA vào cuối lớp 10 nhằm giúp HS
vận dụng được kiến thức cơ sở hoá học chung làm cơ sở để vận dụng giải thích được quy
luật biến đổi hoá học vào nhóm chất cụ thể. Chương trình hiện hành đưa 2 nhóm: Nhóm
Halogen và Nhóm Oxi- Lưu huỳnh. Chương trình mới không nghiên cứu nguyên tố oxi,
nguyên tố phot pho và gộp thành một chủ đề “Niơ và lưu huỳnh (Nitrogen và Sulfur)” sắp
xếp ở lớp 11 sau khi học “Cân bằng hoá học”.
Chương trình đảm bảo sự phối hợp logic giữa cấu trúc tuyến tính kết hợp với cấu
trúc “đồng tâm”, xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Cơ sở kiến thức hoá học
chung; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ, từ cấp THCS lên cấp THPT.
Ở môn Khoa học tự nhiên, bậc Trung học cơ sở, học sinh đã làm quen và tích luỹ
kiến thức hoá học một cách cơ bản và trải rộng. Mức độ cơ bản và sự trải rộng kiến thức
ấy giúp học sinh cảm nhận được hoá học gần gũi với cuộc sống. Tuy nhiên, các kiến thức
dù rộng nhưng chỉ ở mức độ định tính, mô tả trực quan và chưa được giải thích cặn kẽ trên
cơ sở của cấu tạo chất và bản chất của quá trình biến đổi hoá học. Vì vậy, theo quy luật
của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn thì chương trình Hoá học lớp 10 cần có nhiệm vụ hệ thống hoá các kiến thức hoá
học về cấu tạo chất và các quá trình biến đổi; tránh việc tiếp tục cung cấp kiến thức hoá
học chỉ ở mức độ mô tả các tính chất.
2.3.3. Kế thừa phương pháp, hình thức dạy học
Chương trình mới cũng như chương trình hiện hành đều nhấn mạnh học gắn với
hành, ứng dụng thực tiễn, đa dạng các hình thức tổ chức dạy học: trên lớp, ngoại khóa,
trong phòng thí nghiệm, quan sát ngoài thiên nhiên.
2.3.4. Kế thừa về nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá
Chương trình mới và hiện hành đều đánh giá kết quả học tập về kiến thức, kĩ năng,
thái độ, đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết; với các công cụ trắc nghiệm khách quan, tự
luận. Tuy nhiên, chương trình giáo dục phổ thông mới đặc biệt nhấn mạnh đánh giá năng
lực chung và năng lực hóa học.
Những nội dung kế thừa nêu trên trong chương trình giáo dục phổ thông mới nói
chung và chương trình Hóa học nói riêng cấp THPT đều phải được cụ thể hóa triển khai
trong SGK Hóa học.
2.4. Tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài trong chương trình môn học
2.4.1. Về mục tiêu
Chương trình mới tiếp thu tư tưởng giáo dục phân hóa định hướng nghề nghiệp ở
cấp THPT trên nền tảng tri thức phổ thông cơ bản đã được lĩnh hội ở giáo dục cấp THCS.
Việc thiết kế chương trình giáo dục phổ thông theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn giáo
dục cơ bản từ lớp 1 đến lớp 9 tạo tri thức cơ bản, phổ quát làm cơ sở cho phân hóa sâu, mở
ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến 12 là một đột phá dựa trên kinh
nghiệm nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

32
Chương trình Hóa học mới đã quán triệt sâu sắc tính mở, tính phân hóa sâu, trong
đó việc lựa chọn nội dung luôn luôn bám sát các ngành nghề liên quan. Các chuyên đề tự
chọn ở mỗi lớp tạo thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu, hứng thú của từng HS. Phát triển
phẩm chất và năng lực là mục tiêu cơ bản được cụ thể hóa bằng chuẩn đầu ra, hệ thống các
phẩm chất, năng lực chung và năng lực môn Hóa học.
2.4.2. Về nội dung môn học
Nội dung kiến thức hoá học được lựa chọn đưa vào chương trình giáo dục phổ thông
môn học là những kiến thức cơ bản nhất về hoá học nhưng vẫn phải bảo đảm tính thiết
thực, cơ bản và hiện đại của chương trình tức là phải đưa trình độ của môn học đến gần
trình độ của khoa học, sử dụng trong môn học những ý tưởng và học thuyết khoa học chủ
yếu, làm sáng tỏ trong đó những phương pháp nhận thức Hoá học và các quy luật của nó,
những hệ thống quan điểm cơ bản của kiến thức Hoá học (về thành phần, về cấu tạo các
hợp chất hoá học, về các quá trình hoá học…), tính đúng đắn và tính hiện đại của các sự
kiện được lựa chọn, quan điểm biện chứng đối với việc xem xét các hiện tượng hoá học,
sự phát triển biện chứng các kiến thức.
Tham khảo chương trình của một số nước như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Singapore, Hàn
Quốc, Nhật Bản…, đặc biệt chương trình Hóa học của Singapore thì thấy hầu hết các nước
chương trình môn Hóa học được sắp xếp như sau: Các kiến thức cơ sở hóa học chung xếp
trước, sau đó là Hóa học vô cơ và Hóa học hữu cơ
Kế thừa chương trình hiện hành và học tập kinh nghiệm của chương trình một số
nước có xem xét đến yếu tố phù hợp với điều kiện Việt Nam, nội dung Chương trình môn
Hóa học được sắp xếp như đã trình bày ở trên.
Điểm mới quan trọng nhất trong chương trình môn Hóa học là đề cao tính thực tiễn;
tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị kiến thức nền tảng cơ sở, về
phương pháp phân tích công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm,
kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định
một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
(1) Về nội dung kiến thức:
Về cấu trúc, chương trình mới cũng giống như chương trình hiện hành vì vẫn có ba
mạch nội dung gồm: Kiến thức cơ sở hóa học chung, Hóa học vô cơ và Hóa học hữu cơ.
Tuy nhiên các mạch kiến thức này sẽ được xây dựng theo chủ đề. Trong đó, từng chủ đề
được quy định về tổng thời lượng mà không quy định chi tiết cho từng nội dung bài học.
Để tăng cường sự hiểu biết về bản chất hóa học, tăng cường tính quy luật, chương trình
môn Hóa học 2018 bổ sung thêm kiến thức về quá trình hóa học (bên cạnh các nội dung
về cấu tạo chất như chương trình hiện hành). Về quá trình hóa học, có xem xét ảnh hưởng
của yếu tố năng lượng đến khả năng phản ứng có thể xảy ra hay không, thông qua việc bổ
sung thêm chủ đề mới “Năng lượng hóa học”, chủ yếu là tính enthalpy của một phản ứng
hóa học (enthalpy của một phản ứng hóa học (kí hiệu ∆rH) chính là nhiệt kèm theo phản
ứng đó trong điều kiện nhiệt độ và áp suất xác định, không đổi. Nếu phản ứng tỏa nhiệt thì

33
∆rH < 0; thu nhiệt ∆rH > 0) chỉ ở mức độ áp dụng công thức từ bảng số liệu cho sẵn. Như
vậy HS chỉ cần nhớ công thức tính là vận dụng được ngay.
Như vậy: Các kiến thức cơ sở hóa học là cơ sở lí thuyết chủ đạo để học sinh giải
thích được bản chất của quá trình biến đổi hoá học ở mức độ cần thiết.
Trong phần Hóa học vô cơ:
+ Chương trình đã có sự lựa chọn các nhóm nguyên tố hóa học thể hiện rõ tính quy
luật, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn và gắn liền với cuộc sống như: Nguyên tố nhóm
VIIA; Nitrogen- Sulfur (Nitơ- Lưu huỳnh); Đại cương về kim loại; Nguyên tố nhóm IA và
nhóm IIA; Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất
+ Sự giảm tải thể hiện ở việc: Không lựa chọn học riêng các nguyên tố oxygen,
phosphorus, carbon-silicon; Lược bỏ bài nhôm - sắt; nitric acid; Phân biệt một số chất vô
cơ ; Hóa học và vấn đề KTXHMT; Các nội dung thiết thực liên quan đến các nguyên tố,
hợp chất trên … đã được lồng ghép trong các chủ đề.
+ Sự cập nhật thể hiện ở việc bổ sung chủ đề: Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp
thứ nhất và phức chất
Trong phần Hóa học hữu cơ về cơ bản giống chương trình hiện hành gồm: Đại
cương về hóa học hữu cơ; Hydrocarbon; Dẫn xuất halogen, Alcohol -Phenol; Hợp chất
carbonyl (Aldehyde - Ketone); Carboxylic acid - Ester - Lipid; Carbohydrate; Tuy nhiên
nội dung có lược bỏ một số nội dung của đại cương hữu cơ (phân tích nguyên tố), bỏ
cycloalkane, terpene và một số nội dung của alkyne (chỉ chú trọng vào acetylene),
hydrocarbon thơm (styrene, naphthalene). Bổ sung phổ khối, phổ hồng ngoại.
Phương pháp phổ khối lượng (MS) được biết từ giữa thế kỉ XIX khi các nhà khoa
học nghiên cứu bản chất của vật chất liên quan đến hiện tượng tia âm cực và tia dương cực.
Kể từ đó phương pháp phổ MS được sử dụng để nghiên cứu đồng vị của các nguyên tố.
Đến giữa thế kỉ XX, phương pháp phổ MS được phát triển kết hợp với phương pháp sắc kí
khí. Kể từ đó nó được sử dụng một cách rất hữu ích trong việc nghiên cứu các hợp chất
hữu cơ. Trước đây, việc xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ dựa vào việc đo độ hạ
nhiệt độ đông đặc (phương pháp nghiệm lạnh) hay dựa vào việc đo độ tăng của nhiệt độ
sôi (phương pháp nghiệm sôi). Các phương pháp này mất nhiều thời gian, công sức và sai
số lớn. Nhờ dựa vào khối lượng các đồng vị cho nên phương pháp phổ MS cho biết chính
xác khối lượng chất cần xác định và đưa ra chính xác công thức phân tử của chất nghiên
cứu. Phương pháp phổ MS tự động, dựa trên các thiết bị máy móc hiện đại nên việc phân
tích đơn giản, nhanh và chính xác. Nhờ phương pháp MS mà việc xác định được phân tử
khối của chất nghiên cứu nhanh và chính xác.
Trong chương trình Hóa học các nước tiên tiến (Anh, Mỹ, Singapore, Úc…),
phương pháp phổ MS đã được đưa vào từ lâu. Học sinh THPT được trang bị thêm các
phương tiện nghiên cứu, đáp ứng một phần nhu cầu nghiên cứu khoa học của các em.
Ngoài ra, đưa phương pháp phổ MS góp phần đưa hóa học trở về đúng bản chất của
nó, hạn chế những bài tập kiểu đốt cháy tràn lan và thiếu thực tế hiện nay.
(2) Về việc sử dụng thuật ngữ:

34
Việc sử dụng thuật ngữ hoá học và danh pháp hoá học trong văn bản Chương trình
môn Hoá học tuân theo các nguyên tắc sau:
Việc sử dụng thuật ngữ hoá học và danh pháp hoá học trong văn bản chương trình
môn Hoá học tuân theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc khoa học: Khái niệm mà thuật ngữ biểu thị phải được cập nhật phù
hợp với sự phát triển của khoa học thế giới; hình thức của thuật ngữ phải bảo đảm tính hệ
thống.
- Nguyên tắc thống nhất: Thuật ngữ phải có cách hiểu thống nhất trong toàn bộ
Chương trình môn Hoá hoc và Chương trình giáo dục phổ thông nói chung.
- Nguyên tắc hội nhập: Danh pháp hoá học sử dụng theo khuyến nghị của Liên
minh Quốc tế về Hoá học thuần tuý và Hoá học ứng dụng IUPAC (International Union of
Pure and Applied Chemistry) có tham khảo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5529:2010 và
5530:2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Quyết định số 2950-
QĐ/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ), phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bước
đáp ứng yêu cầu thống nhất và hội nhập.
- Nguyên tắc thực tế: Sử dụng tên 13 nguyên tố đã quen dùng trong tiếng Việt:
vàng, bạc, đồng, chì, sắt, nhôm, kẽm, lưu huỳnh, thiếc, nitơ, natri, kali và thuỷ ngân; đồng
thời có chú thích thuật ngữ tiếng Anh để tiện tra cứu. Hợp chất của các nguyên tố này được
gọi tên theo khuyến nghị của IUPAC.
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
1. Căn cứ xác định phương pháp giáo dục của chương trình môn Hóa học
Căn cứ vào định hướng về phương pháp giáo dục trong chương trình Giáo dục phổ
thông Tổng thể;
Căn cứ vào đặc thù môn Hóa học và chú trọng quan điểm dạy học tích hợp
Để tiếp cận tích hợp phát huy hiệu quả trong hình thành, phát triển các phẩm chất,
năng lực chung và năng lực hóa học, giáo viên cần thiết kế các chủ đề kết nối được nhiều
kiến thức với phạm vi càng rộng càng tốt trong việc phát triển năng lực cho học sinh. Cùng
với các chủ đề đó, giáo viên cần xây dựng các tình huống đòi hỏi học sinh vận dụng kiến
thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề nhận thức, thực tiễn và công nghệ.
2. Phương pháp giáo dục của chương trình môn Hóa học
2.1. Định hướng chung
Phương pháp giáo dục môn Hoá học được thực hiện theo các định hướng chung sau
đây:
a) Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tránh áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để học sinh có thể tiếp
tục tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực sau khi tốt
nghiệp trung học phổ thông.
b) Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học để phát hiện và giải quyết các
vấn đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, sáng

35
tạo trên cơ sở tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập, tìm tòi, khám phá, vận
dụng.
c) Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với
mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Tuỳ theo yêu cầu cần
đạt, giáo viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề. Các
phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) được sử dụng theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy
học đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (dạy học thực hành, dạy học dựa trên giải
quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học
phân hoá,... bằng những kĩ thuật dạy học phù hợp).
d) Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện một cách đa dạng và linh hoạt;
kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo dự án học tập, tự học,...
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hoá học. Coi trọng
các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa và hệ thống các thiết bị dạy học được trang bị; khai
thác triệt để những lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học trên các
phương tiện kho tri thức - đa phương tiện, tăng cường sử dụng các tư liệu điện tử (như
phim thí nghiệm, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng,...).

36
CHƯƠNG 3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC
1. Vị trí môn học trong chương trình Giáo dục phổ thông
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học tự nhiên được dạy ở trung
học cơ sở và là môn học bắt buộc, phát triển từ môn Khoa học ở lớp 4, 5 (cấp tiểu học),
được dạy ở các lớp 6, 7, 8 và 9, trong 35 tuần/năm học, tổng số 140 tiết/năm học, 4 tiết/tuần.
2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn học trong giai đoạn giáo dục cơ bản
Khoa học tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện
của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học
của học sinh cấp trung học cơ sở.
Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên nền tảng của khoa học vật
lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất,... Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên
là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế
giới tự nhiên. Vì vậy, trong môn Khoa học tự nhiên những nguyên lí và khái niệm chung
nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung. Trong quá trình
dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên,
vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung.
Khoa học tự nhiên là khoa học có sự kết hợp nhuần nhuyễn lí thuyết với thực
nghiệm. Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành, phòng học bộ môn, ngoài
thực địa có vai trò và ý nghĩa quan trọng, là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này.
Qua đó, năng lực khoa học tự nhiên của học sinh được hình thành và phát triển. Nhiều kiến
thức khoa học tự nhiên rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh, đây là điều kiện
thuận lợi để tổ chức cho học sinh trải nghiệm, nâng cao năng lực nhận thức khoa học tự
nhiên, năng lực tìm hiểu tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
Khoa học tự nhiên luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Do vậy
giáo dục phổ thông cần phải liên tục cập nhật những thành tựu khoa học mới, phản ánh
được những tiến bộ của các ngành khoa học, công nghệ và kĩ thuật. Đặc điểm này đòi hỏi
chương trình môn Khoa học tự nhiên phải tinh giản các nội dung có tính mô tả để tổ chức
cho học sinh tìm tòi, nhận thức các kiến thức khoa học có tính nguyên lí, cơ sở cho quy
trình ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống.
3. Quan hệ với môn học/hoạt động giáo dục khác
Môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được
hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hình thành phương pháp học tập, hoàn chỉnh tri
thức và kĩ năng nền tảng để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia
vào cuộc sống lao động.

37
Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên nền tảng của khoa học vật
lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất cho nên quan hệ chặt chẽ và là cơ sở để học sinh
lựa chọn học các môn Vật lí, Hoá học và Sinh học ở cấp THPT.
Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn Khoa học tự nhiên góp
phần thúc đẩy giáo dục STEM (Science, Technology, Engineering, Mathematics) – một
trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp
hóa và hiện đại hóa của đất nước.
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
1. Chương trình môn Khoa học tự nhiên cụ thể hóa những mục tiêu và yêu cầu của
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở quan
điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, bao gồm: a)
Định hướng chung cho tất cả các môn học như: quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế
hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh
giá kết quả, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình; b) Định hướng xây dựng chương
trình môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở.
2. Hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Chương trình môn Khoa học tự nhiên góp phần hình thành và phát triển phẩm chất
và năng lực học sinh thông qua nội dung giáo dục với cốt lõi là những kiến thức cơ bản,
thiết thực, thể hiện tính hiện đại, cập nhật; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải
quyết vấn đề trong học tập và đời sống; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo
dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh; các phương pháp kiểm tra,
đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục. Chương trình đảm bảo sự phát triển năng lực của
người học qua các cấp và các lớp; tạo cơ sở cho học tập tiếp lên, học tập suốt đời; tạo thuận
lợi cho việc chuyển đổi giữa các giai đoạn trong giáo dục.
3. Dạy học tích hợp
Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp. Khoa
học tự nhiên là một lĩnh vực thống nhất bởi đối tượng, phương pháp nhận thức, những khái
niệm và nguyên lí chung nên việc dạy học khoa học tự nhiên cần tạo cho học sinh nhận
thức được sự thống nhất đó. Mặt khác, định hướng phát triển năng lực, gắn với các tình
huống thực tiễn cũng đòi hỏi tiếp cận quan điểm dạy học tích hợp. Nhiều nội dung giáo
dục cần được lồng ghép vào giáo dục khoa học: tích hợp giáo dục khoa học với kĩ thuật,
với giáo dục sức khoẻ, giáo dục bảo vệ môi trường, phát triển bền vững,...
4. Kết hợp lí thuyết với thực hành
Thông qua hoạt động thực hành trong phòng thực hành và trong thực tế, học sinh
có thể nắm vững lí thuyết, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên
vào thực tiễn đời sống, sản xuất và bảo vệ môi trường, đáp ứng được yêu cầu phát triển
bền vững của đất nước.
5. Giáo dục phát triển bền vững và gắn với thực tiễn của Việt Nam

38
Quan điểm này được xác định nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế
– xã hội và phát triển giáo dục hiện nay. Môn Khoa học tự nhiên góp phần gắn kết học khoa
học với cuộc sống, quan tâm tới những nội dung kiến thức gần gũi với cuộc sống hàng ngày
của học sinh, tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào các tình huống thực tế. Thông
qua đó, học sinh thấy được khoa học rất thú vị, gần gũi và thiết thực với cuộc sống con người.
Chương trình giáo dục môn Khoa học tự nhiên góp phần phát triển ở học sinh năng lực thích
ứng trong một xã hội biến đổi không ngừng, góp phần phát triển bền vững xã hội.
6. Chương trình môn Khoa học tự nhiên đảm bảo tính phù hợp với trình độ phát
triển của học sinh, sự tiến bộ của học sinh trong việc học tập, phát triển năng lực qua các
cấp và các lớp học, phù hợp với thực tiễn của các nhà trường Việt Nam cấp trung học cơ
sở.
7. Chương trình môn Khoa học tự nhiên đảm bảo tính khả thi, liên quan tới các
nguồn lực để thực hiện chương trình như số lượng và năng lực nghề nghiệp giáo viên, thời
lượng, cơ sở vật chất,...
III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
1. Căn cứ xác định mục tiêu chương trình
Chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên những căn cứ pháp
lí, điều kiện và bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước và tham khảo kinh nghiệm quốc tế,
cụ thể:
- Căn cứ Luật Giáo dục
- Căn cứ Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
- Yêu cầu xã hội phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghệ hóa, hiện đại hóa
- Tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới
- Căn cứ kinh nghiệm phát triển chương trình của Việt Nam, trong đó có kế thừa
chương trình giáo dục phổ thông hiện hành
- Điều kiện, bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam
2. Mục tiêu cụ thể của chương trình
Thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông: Cùng với các môn học khác, môn Khoa
học tự nhiên góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển
hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có năng lực học tập
suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có
trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của
cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa
và cách mạng công nghiệp mới.

39
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
1. Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt
Chương trình môn môn Khoa học tự nhiên xác định các yêu cầu cần đạt dựa vào các
căn cứ sau đây:
a. Mục tiêu chung, mục tiêu 2 giai đoạn, các yêu cầu về phẩm chất năng lực trong
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
b. Mục tiêu của giai đoạn giáo dục cơ bản
c. Các điều kiện thực tiễn đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình
d.Tính hiện đại, cập nhật nội dung khoa học tự nhiên
e. Đặc điểm tâm- sinh lí học sinh
2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn học trong việc bồi
dưỡng phẩm chất cho học sinh
a. Cùng với các môn học khác, môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển các
phẩm chất chủ yếu đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bao gồm
những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Môn Khoa học tự
nhiên góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học
sinh; đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh phẩm chất tự tin, trung thực,
khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để
từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
b. Học môn Khoa học tự nhiên sẽ giúp cho học sinh biết trân trọng, giữ gìn và bảo vệ
tự nhiên; có thái độ và hành vi tôn trọng các quy định chung về bảo vệ tự nhiên; hứng thú
khi tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức vào bảo vệ thế giới tự nhiên của quê
hương, đất nước.
c. Thông qua dạy học, môn Khoa học tự nhiên sẽ giáo dục cho học sinh biết yêu lao
động, có ý chí vượt khó; có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ của bản thân, của người thân
trong gia đình và cộng đồng.
3. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học trong việc hình thành,
phát triển các năng lực chung cho học sinh
Môn Khoa học tự nhiên góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung quy
định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể:
a. Năng lực tự chủ và tự học
Thông qua phương pháp giáo dục rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự
khám phá để chiếm lĩnh kiến thức khoa học. Năng lực tự chủ và tự học được hình thành và
phát triển thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế các hoạt động thực nghiệm
trong phòng thí nghiệm, ngoài thực địa, đặc biệt trong tổ chức tìm tòi khám phá thế giới tự
nhiên.
b. Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động
như quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả
40
thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.
Đó là những kĩ năng thường xuyên được rèn luyện trong dạy học các chủ đề của môn học.
Môn Khoa học tự nhiên góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác khi người học
thường xuyên thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành, thực tập theo nhóm, các hoạt
động trải nghiệm. Khi thực hiện các hoạt động đó học sinh cần làm việc theo nhóm, trong
đó mỗi thành viên thực hiện các phần khác nhau của cùng một nhiệm vụ, người học được
trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập.
c. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Giải quyết vấn đề và sáng tạo là hoạt động đặc thù trong quá trình tìm hiểu và khám phá
thế giới tự nhiên. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được thể hiện trong việc tổ chức
cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm tòi, khám
phá các hiện tượng đa dạng của thế giới tự nhiên, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Trong
chương trình giáo dục khoa học tự nhiên, thành tố tìm tòi khám phá được nhấn mạnh xuyên
suốt từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông và được hiện thực hóa thông qua các mạch
nội dung dạy học, các bài thực hành và hoạt động trải nghiệm từ đơn giản đến phức tạp.
4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn học trong việc hình
thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh
Môn Khoa học tự nhiên góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế
giới quan khoa học của học sinh; đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh
phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, hiểu, tôn trọng và biết vận
dụng các quy luật của thế giới tự nhiên để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp
với yêu cầu phát triển bền vững; đồng thời hình thành và phát triển được các năng lực tự
chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển cho học sinh năng lực Tìm hiểu tự
nhiên, bao gồm các thành phần năng lực:
– Nhận thức khoa học tự nhiên
Trình bày, giải thích và vận dụng được những kiến thức phổ thông cốt lõi về thành phần
cấu trúc, sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến đổi của thế giới
tự nhiên; với các chủ đề khoa học: chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự
biến đổi vật lí, Trái Đất và bầu trời; vai trò và cách ứng xử phù hợp của con người với môi
trường tự nhiên.
– Tìm hiểu tự nhiên
Bước đầu thực hiện được một số kĩ năng cơ bản trong tìm tòi, khám phá một số sự vật,
hiện tượng trong thế giới tự nhiên và trong đời sống: quan sát, thu thập thông tin; dự đoán,
phân tích, xử lí số liệu; dự đoán kết quả nghiên cứu; suy luận, trình bày.
c. Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học
Bước đầu vận dụng kiến thức khoa học và kĩ năng để giải quyết vấn đề của một số tình
huống đơn giản trong thực tiễn; mô tả, dự đoán, giải thích được các hiện tượng khoa học
đơn giản. Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của

41
bản thân, gia đình và cộng đồng. Trình bày được ý kiến cá nhân nhằm vận dụng kiến thức
đã học vào bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững.
Bảng 1. Biểu hiện cụ thể của năng lực Khoa học tự nhiên
Thành phần năng
Biểu hiện
lực
– Nhận thức khoa (1.1) Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm,
học tự nhiên quy luật, quá trình của tự nhiên.
(1.2) Trình bày được các sự vật, hiện tượng; vai trò của các sự vật,
hiện tượng và các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt
như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ,….
(1.3) So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá
trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.
(1.4) Phân tích được các đặc điểm của một sự vật, hiện tượng, quá
trình của tự nhiên theo logic nhất định.
(1.5) Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối
được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và
trình bày các văn bản khoa học.
(1.6) Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng
(quan hệ nguyên nhân - kết quả, cấu tạo - chức năng, ...).
(1.7) Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được; đưa ra được những nhận
định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.
2. Tìm hiểu tự (2.1) Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề
nhiên - Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề.
- Phân tích bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối
tri thức và kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của
mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.
(2.2) Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết
- Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán.
- Xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.
(2.3) Lập kế hoạch thực hiện
A. Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu
B. Lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm,
điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu, ...).
C. Lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.
(2.4) Thực hiện kế hoạch
Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực
nghiệm, điều tra.
Đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu
bằng các tham số thống kê đơn giản.
So sánh kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra được kết luận
42
Thành phần năng
Biểu hiện
lực
và điều chỉnh khi cần thiết.
(2.5) Viết, trình bày báo cáo và thảo luận
 Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt
quá trình và kết quả tìm hiểu.
 Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.
 Hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn
trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp
thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu
một cách thuyết phục.
(2.6) Ra quyết định và đề xuất ý kiến
– Đưa ra được quyết định và đề xuất ý kiến xử lí cho vấn đề
đã tìm hiểu.
3. Vận dụng kiến (3.1) Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức
thức, kĩ năng đã khoa học tự nhiên.
học (3.2) Dựa trên hiểu biết và các cứ liệu điều tra, nêu được các giải
pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ tự nhiên; thích
ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ phù hợp với yêu cầu
phát triển bền vững.
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học
Chương trình môn Khoa học tự nhiên xác định nội dung giáo dục dựa vào các căn cứ sau
đây:
– Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông và
chương trình môn học.
– Tính hiện đại, cập nhật của nội dung khoa học tự nhiên và yêu cầu của cuộc cách
mạng 4.0.
– Kiến thức cốt lõi, nền tảng học sinh đã học ở các cấp dưới.
– Đặc điểm môn Khoa học tự nhiên là môn khoa học thực nghiệm.
– Đối tượng của môn Khoa học tự nhiên gần gũi với học sinh và đa dạng vùng miền.
– Kế thừa chương trình hiện hành và tiếp cận xu thế phát triển khoa học tự nhiên trên
thế giới.
– Định hướng dạy học tích hợp, trên tinh thần tích hợp nội dung sâu ở lớp học dưới và
phân hóa dần ở các lớp học trên.
2. Nội dung giáo dục cụ thể của chương trình môn học
2.1. Giải thích cách trình bày nội dung giáo dục trong chương trình môn học
a. Khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của khoa
học về vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất,... Đối tượng nghiên cứu của Khoa
43
học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận
động của thế giới tự nhiên. Vì vậy, trong môn Khoa học tự nhiên những nguyên lí/khái
niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung.
b. Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp
theo nguyên lí của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung.
c. Chương trình môn Khoa học tự nhiênđược xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3 trục
cơ bản là: Chủ đề khoa học - Các nguyên lí/khái niệm chung của khoa học - Hình thành và
phát triển năng lực. Trong đó, các nguyên lí/khái niệm chung sẽ là vấn đề xuyên suốt, gắn
kết các chủ đề khoa học của chương trình.
d. Môn khoa học có mục tiêu là cung cấp cho học sinh công cụ để khám phá môi trường
xung quanh, nâng cao năng lực phân tích, tìm hiểu và phát triển tư duy phê phán về hàng
loạt các vấn đề liên quan đến môi trường sống, sức khỏe con người, quan hệ giữa con người
với thế giới xung quanh, hiểu về tự nhiên và các nguồn lực thiên nhiên, phát triển các kĩ
năng hoạt động khoa học: quan sát, thí nghiệm, thực hành nghiên cứu xác định các vấn đề,
đưa ra các bằng chứng để có những kết luận, nhận định khoa học, sử dụng kiến thức khoa
học để giải quyết những vấn đề trong nhận thức, trong đời sống hàng ngày, phát triển kinh
doanh, công nghệ.Với mục tiêu đó, cấu trúc khái quát nội dung dạy học lĩnh vực khoa học
tự nhiên có thể có các phương án sau:
- Xây dựng các chủ đề cốt lõi:
 Thế giới vô sinh: các thuộc tính, biến đổi, tổ chức.
 Thế giới sống: sự đa dạng, sự tồn tại các loài, các quá trình sống.
 Trái đất và vũ trụ: các đặc điểm chính của Trái Đất, các hiện tượng địa chất, địa vật
lí, khí tượng.
 Thế giới công nghệ: năng lượng, hệ thống công nghệ, lực và vận động.
Trong trường hợp này các chủ đề thể hiện sự tích hợp chặt chẽ, phá vỡ ranh giới giữa
các môn học truyền thống bằng việc xác định tên chủ đề theo các lĩnh vực tồn tại của chất
trong tự nhiên. Giữa các lĩnh vực đó có thể thiết lập các quan hệ tích hợp theo quy luật
quan hệ cấu trúc – chức năng, giữa hệ lớn – hệ nhỏ, giữa cấu trúc vi mô và vĩ mô, giữa thế
giới vô cơ và hữu cơ, giữa các hình thức vận động của vật chất. Quan hệ giữa tri thức khoa
học với công nghệ và ứng dụng trong đời sống hàng ngày là chặt chẽ và có nhiều ưu thể
trong việc dạy học tập trung vào những vấn đề thực tiễn của nhân loại.
- Xây dựng các chủ đề định hướng:
Các lĩnh vực kiến thức chuyên ngành trong môn học tích hợp được trình bày theo từng
mạch logic riêng lẻ nhưng có những chủ đề định hướng tích hợp ở mức chặt chẽ khác nhau,
phạm vi quan hệ giữa các thành phần kiến thức khác nhau. Tích hợp rộng nhất, bản chất
nhất để hình thành tri thức tích hợp giữa các lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên,
công nghệ. Theo mức độ và phạm vi đó, có thể chia tích hợp thành các hình thức sau:
 Sử dụng kiến thức trong một lĩnh vực khoa học để tìm hiểu các chủ đề có tính chuyên
ngành sâu.

44
 Xây dựng các bài tập tổng hợp, các chủ đề liên quan đến các vấn đề thời sự của xã
hội, địa phương, quốc gia, quốc tế.
 Thiết lập quan hệ giữa các nội dung thuộc các chuyên ngành khác nhau.
 Xác định các chủ đề lớn có ý nghĩa lớn cho đời sống cá nhân và xã hội ở phạm vi
quốc gia, quốc tế .
Đây là phương án xây dựng môn Khoa học tự nhiên được sử dụng phổ biến ở nhiều
nước. Với nước ta hiện nay, tích hợp mới được thực hiện ở mức thấp, chủ yếu ở dạng liên
hệ những khía cạnh liên quan đến kiến thức môn học hay thực tiễn cuộc sống. Chương
trình giáo dục phổ thông lần này cũng theo phương án này nhưng định hướng bằng các chủ
đề khoa học ở phạm vi rộng hơn cả về giá trị kiến thức và giá trị ứng dụng.
Giá trị nhận thức là việc bảo đảm cho học sinh có tư duy khái quát về tri thức khoa học
tự nhiên, tức là hiểu biết về quy luật vận động tạo nên thuộc tính chung của các đối tương
trong thế giới khách quan. Giá trị ứng dụng là làm cho học sinh có thể vận dụng kiến thức
tiếp thu được vào cuộc sống hàng ngày, vào hướng nghiệp tương lai.
Với quan điểm đó, môn Khoa học tự nhiên bao gồm kiến thức, kĩ năng chuyên biệt về
vật lí, hóa học, sinh học. Đó là các khoa học nghiên cứu bản chất vật lí, hóa học, sinh học
của các sự vật, hiện tượng tạo nên hành tinh – môi trường bao quanh chúng ta với các thuộc
tính thường xuyên đem lại các giá trị cho sự tồn tại của loài người. Các chủ đề cốt lõi trong
lĩnh vực khoa học tự nhiên đáp ứng định hướng mục tiêu đó có thể là:
– Thuộc tính vật lí, hóa học, sinh học của các đối tượng, hiện tượng trong thế giới
vật chất từ các cấp độ nguyên tử  phân tử  cơ quan  cơ thể  quần thể  quần xã
– hệ sinh thái  trái đất (sinh quyển, khí quyển, thủy quyển, thạch quyển).
– Mối quan hệ con người với thế giới xung quanh
Các chủ đề đó được giải quyết, làm sáng tỏ xuyên suốt nội dung dạy học vật lí, hóa
học, sinh học vừa làm tăng giá trị ứng dụng, vừa nâng hiểu biết của học sinh về thế giới ở
cấp độ nhận thức khoa học có tính triết học, và đặc biệt sẽ có cơ hội thuận lợi cho việc đưa
vào chương trình nội dung tri thức về trái đất, về địa chất, vật lí địa cầu, khí tượng, bảo vệ
môi trường, công nghệ hiện đại: nano, công nghệ hoá học, công nghệ sinh học, kĩ thuật
gen, tế bào, vũ trụ,... Đó là những tri thức mà con người thời đại kinh tế tri thức cần và có
thể có.
2.2. Nội dung giáo dục của chương trình môn học
2.2.1.Chủ đề khoa học chủ yếu của chương trình môn Khoa học tự nhiên gồm:
a. Chất và sự biến đổi của chất: chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá
hoá học các chất;
b. Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống;
con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá;
c. Năng lượng và sự biến đổi: năng lượng, các quá trình vật lí, lực và sự chuyển
động;
d. Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà,
hóa học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh – địa – hóa, Sinh quyển.
45
Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định
với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề tích hợp nhằm hình thành các
nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.
2.2.2. Các nguyên lí chung của khoa học trong chương trình môn Khoa học tự nhiên
gồm:
Tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi. Các
nguyên lí chung, khái quát của khoa học tự nhiên là nội dung cốt lõi của môn Khoa học tự
nhiên. Các nguyên lí chung này được xuyên suốt trong các chủ đề nội dung là những “sợi
dây” kết nối các chủ đề nội dung thành một khối thống nhất của môn học:
 Các nội dung vật lí, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời được tích hợp, xuyên suốt
trong các nguyên lí đó.
 Các kiến thức vật lí, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời là những dữ liệu vừa làm
sáng tỏ các nguyên lí tự nhiên, vừa được tích hợp theo các logic khác nhau trong hoạt động
khám phá tự nhiên, trong giải quyết vấn đề công nghệ, các vấn đề tác động đến đời sống
của cá nhân và xã hội.
 Hiểu biết về các nguyên lí của tự nhiên, cùng với hoạt động khám phá tự nhiên, vận
dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn là yêu cầu cần
thiết để hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên ở học sinh.
Bảng 3: Các mạch nội dung và chủ đề nội dung trong môn Khoa học tự nhiên
Mạch nội dung Chủ đề nội dung
Chất và biến đổi của Các trạng thái của chất (dung dịch; huyền phù, nhũ tương, tách
chất chất ra khỏi hỗn hợp); Cấu trúc của chất (nguyên tử, nguyên tố
hoá học, phân tử; đơn chất, hợp chất,...); Chuyển hoá hoá học,
phản ứng hoá học.
Vật sống Tế bào– đơn vị cơ bản của sự sống; Từ tế bào đến cơ thể; Đa dạng
thế giới sống; Các hoạt động sống của cơ thể sinh vật; Con người
và sức khoẻ; Sinh vật và môi trường, Di truyền và biến dị, Chọn
lọc tự nhiên và tiến hoá.
Năng lượng và sự Đo đại lượng, Lực và chuyển động, Khối lượng riêng và áp suất,
biến đổi vật lí Năng lượng và cuộc sống, Âm thanh, Ánh sáng, Điện, Từ,
Trái Đất và bầu trời Trái Đất và bầu trời (chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt
Trời, Ngân Hà, phía ngoài Ngân Hà); Chu trình carbon, nitơ và nước,
Sinh quyển và các khu sinh học trên Trái Đất; Hoá học vỏ Trái Đất –
Oxygen – Không khí – Nước.

2.3. Kế thừa chương trình hiện hành trong chương trình môn học
Chương trình môn Khoa học tự nhiên bảo đảm kế thừa và phát triển những ưu điểm của
chương trình các môn học hiện hành của Việt Nam về nhiều nội dung kiến thức vật lí, hóa
học, sinh học; tiếp thu kinh nghiệm của những nền giáo dục tiên tiến; bảo đảm kết nối chặt

46
chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình của các môn học
Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp THPT và chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Tuy nhiên, để cho chương trình không bị nặng về kiến thức và đáp ứng yêu cầu phát
triển năng lực học sinh, chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng theo định
hướng giảm các nội dung chi tiết về mô tả hình thái, cấu tạo của các sự vật hiện tượng, tập
trung chủ yếu vào các nguyên lí hoạt động, chức năng và ứng dụng thực tiễn của các sự
vật hiện tượng đó.
2.4. Tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài trong chương trình môn học
Trên thế giới có nhiều nước dạy môn Khoa học tự nhiên (Science) thay cho môn học
riêng rẽ là Vật lí, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. Mỗi nước hoặc mỗi bộ sách có
cách chọn các chủ đề tích hợp và cách tích hợp đặc trưng khác nhau, nhưng tựu chung đều
thể hiện các kiến thức khoa học cơ bản của 3 lĩnh vực Vật lí, Hóa học và Sinh học với các
chủ đề gần gũi, thiết thực với cuộc sống hiện tại và tương lai.
Ở Singapre, học sinh được học môn Khoa học (Science) từ lớp 1 đến lớp 6 ở tiểu học
(primary school) và ở trung học cơ sở (lower secondary). Những bộ sách chiếm thị phần
cao ở Singapore như i-Science, My Pals are here ở cấp tiểu học và nối tiếp bộ sách này
đến cấp trung học cơ sở là những bộ sách mang tên như Interactive Science, Science
Matters, All about Science,… của các nhà xuất bản Panpac Education, Marshall Cavendish
hay Pearson Education,… Môn Khoa học của Singapore được tích hợp sâu ở tiểu học và
trung học cơ sở qua 5 chủ đề: Đa dạng; Chu trình; Hệ thống; Tương tác và Năng lượng.
Các chủ đề này gồm các nội dung khoa học cơ bản của 3 môn học Vật lí, Hóa học và Sinh
học được tích hợp ở mức độ sâu (xuyên môn) và phân hóa thành các môn học riêng rẽ: Vật
lí, Hóa học, Sinh học ở trung học phổ thông (high school).
Ở Anh, một số cuốn sách giáo khoa như Checkpoint, Science Forcus, Science
Success,… thường có các chủ đề về Vật lí, Hóa học và Sinh học để xen kẽ hoặc để riêng
theo từng phân môn và có các chủ đề tích hợp liên môn.
Bảng 4: Ví dụ môn Khoa học tự nhiên ở một số nước trên thế giới
Tên môn học ở từng cấp
STT Tên nước
Tiểu học THCS THPT
1 Hàn Quốc Cuộc sống thông Khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học
minh (lớp 1-2) (là môn học tự chọn)
Khoa học (lớp 3-4)
2 Anh Khoa học Khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học

47
Tên môn học ở từng cấp
STT Tên nước
Tiểu học THCS THPT
3 CH Pháp Khám phá thế giới Khoa học sự Vật lí- Hóa học; KH sự
(lớp 1-2) sống và Khoa sống và KH Trái Đất
Khoa học thực học Trái Đất; (lớp 10); Vật lí – Hóa
nghiệm và công Vật lí – Hóa học (bắt buộc); KH sự
nghệ (lớp 4-5) học sống và KH Trái Đất (tự
chọn) (lớp 11, 12 ban
KH), KH (lớp 11 ban
Văn và ban KT-XH)
4 Singapore Khoa học Khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học
(các môn học tự chọn)
5 Hungari Môi trường (lớp 1- Tự nhiên (lớp Vật lí, Hóa học, Sinh học
4) 7, 8). Vật lí, (các môn học tự chọn)
Tự nhiên (lớp 5, 6) Hóa học, Sinh
học (lớp 9)
6 Thụy Sĩ Khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học
(các môn học tự chọn)
7 Xứ Wales Khoa học Khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học
(các môn học tự chọn)
8 Canada (CT. Khoa học Khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học
một số bang) (Các môn học tự chọn)
9 Mỹ (CT một Khoa học Khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh
số bang) học. (Các môn học tự
chọn)
10 Australia Khoa học Khoa học Môn Khoa học; Vật lí,
Hóa học, Sinh học. (Các
môn học tự chọn)
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
1. Căn cứ xác định phương pháp giáo dục của chương trình môn học
o Căn cứ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
Cụ thể là:
a) Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban chấp hành trung ương Đảng đã khẳng định: “Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thị
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học,…”.
b) Nghị quyết 88 của Quốc hội nêu: “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo

48
hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thù học tập, kĩ năng hợp tác, khả năng
tư duy độc lập; đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, tăng cường sử dụng hiệu quả các
phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông.”
c) Quyết định 404 của Chính phủ yêu cầu: “Chương trình mới, sách giáo khoa mới đáp
ứng yêu cầu và góp phần tạo động lực đẩy mạnh phương pháp dạy và học theo hướng tăng
cường tương tác, phát huy tính tích cực, chủ động và tạo hứng thú học tập cho học sinh,…”.
o Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu cần đạt môn học, mục tiêu phẩm chất, mục tiêu năng
lực chung và năng lực khoa học tự nhiên, mục tiêu và yêu cầu cần đạt nội dung kiến thức.
o Căn cứ nội dung môn học
Nội dung khoa học tự nhiên bao gồm: kiến thức sự kiện, hiện tượng, kiến thức hình
thái, giải phẫu, kiến thức cơ chế, quá trình, quy luật, khái niệm, kiến thức thực hành, vận
dụng thực tiễn,…mỗi loại nội dung yêu cầu vận dụng phương pháp, hình thức dạy học phù
hợp
o Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh cấp THCS, đặc điểm nổi bật ảnh
hưởng đến phương pháp dạy học là khả năng tư duy khái quát để phát triển ở học sinh lứa
tuổi THCS.
2. Phương pháp giáo dục của chương trình môn học
2.1. Định hướng chung
Phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù được thực hiện thông qua nội
dung dạy học khoa học tự nhiên. Do đó, nội dung vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện hình
thành và phát triển phẩm chất và năng lực. Phẩm chất và năng lực vừa là đầu ra của chương
trình môn Khoa học tự nhiên, vừa là điều kiện để học sinh tự học, tự khám phá chiếm lĩnh
hiệu quả kiến thức khoa học tự nhiên.
Các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng sau: dạy học
bằng tổ chức chuỗi hoạt động tìm tòi, khám phá tự nhiên; rèn luyện được cho học sinh
phương pháp nhận thức, kĩ năng học tập, thao tác tư duy; thực hành thí nghiệm, hoạt động
trải nghiệm trong môi trường tự nhiên, thực tiễn đời sống cá nhân và xã hội; tăng cường
phối hợp hoạt động học tập cá nhân với học hợp tác nhóm nhỏ; kiểm tra, đánh giá, đặc biệt
đánh giá quá trình được vận dụng với tư cách phương pháp tổ chức hoạt động học tập. Dạy
học môn Khoa học tự nhiên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó
giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh. Các hoạt động học tập
của học sinh chủ yếu là học tập chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn
của giáo viên.
Phương pháp giáo dục môn Khoa học tự nhiên được thực hiện theo các định hướng
chung sau đây:
a. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tránh áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để học sinh có thể tiếp tục
tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết sau khi
tốt nghiệp trung học cơ sở.
49
b. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học để phát hiện và giải quyết các vấn
đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, sáng tạo
trên cơ sở tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập, khám phá, vận dụng.
c. Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục
tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Tuỳ theo yêu cầu cần đạt,
giáo viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề. Các
phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) được sử dụng theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy
học hiện đại đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (dạy học thực hành, dạy học dựa
trên giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá;
dạy học phân hoá,... cùng những kĩ thuật dạy học phù hợp).
d. Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện một cách đa dạng và linh hoạt; kết hợp
các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo dự án học tập, tự học,... Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hoá học. Coi trọng các
nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa và hệ thống các thiết bị dạy học; khai thác triệt để những
lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học trên các phương tiện kho tri
thức, đa phương tiện, tăng cường sử dụng các tư liệu điện tử (như phim thí nghiệm, thí
nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng,...).
e. Để thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực chung cũng như năng lực đặc thù
của môn Khoa học tự nhiên, giáo viên cần lựa chọn những phương pháp giáo dục phù hợp,
có ưu thế góp phần bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cụ thể.
Phương pháp bồi dưỡng phẩm chất:
Môn Khoa học tự nhiên giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên; tự hào với sự đa
dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật Việt Nam, đồng thời giáo dục các em trách
nhiệm công dân trong việc giữ gìn, phát huy và bảo tồn sự đa dạng, phong phú của tài
nguyên sinh vật trên Trái Đất. Trong các hoạt động thực nghiệm, học sinh sẽ được giáo
dục, rèn luyện các đức tính như chăm chỉ, trung thực trong học tập, trong nghiên cứu khoa
học, những phẩm chất không thể thiếu của học sinh khi học về khoa học tự nhiên. Các lĩnh
vực công nghệ ngày nay đã tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống cá nhân và xã hội,
trong đó cũng nảy sinh những vấn đề liên quan đến quan điểm cá nhân, cộng đồng, đòi hỏi
mỗi người phải có thái độ và trách nhiệm đúng đắn trong bảo vệ môi trường, phát triển bền
vững quốc gia, toàn cầu. Tất cả những phẩm chất đó được giáo dục theo cách tích hợp
xuyên suốt các chủ đề nội dung môn Khoa học tự nhiên.
Phương pháp phát triển các năng lực chung:
Môn Khoa học tự nhiên có nhiều ưu thế hình thành và phát triển các năng lực chung
quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Phát triển các năng lực đó cũng
chính là để nâng cao chất lượng giáo dục khoa học tự nhiên.
- Năng lực tự chủ và tự học
Trong dạy học môn Khoa học tự nhiên, năng lực tự chủ được hình thành và phát triển
thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế các hoạt động thực nghiệm trong

50
phòng thí nghiệm, ngoài thực địa, đặc biệt trong tổ chức tìm hiểu thế giới sống. Định hướng
tự chủ, tích cực, chủ động trong phương pháp dạy học mà môn Khoa học tự nhiên chú
trọng là cơ hội giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
Tìm kiếm, trao đổi thông tin chính là một khâu không thể thiếu của việc tìm hiểu thế
giới sống, một thành tố của năng lực tìm hiểu tự nhiên. Năng lực này được hình thành và
phát triển thông qua các hoạt động như quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực
hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình
bày báo cáo kết quả nghiên cứu. Đó là những kĩ năng thường xuyên được rèn luyện trong
dạy học các chủ đề của môn học. Môn Khoa học tự nhiên có nhiều lợi thế trong hình thành
và phát triển năng lực hợp tác khi người học thường xuyên thực hiện các dự án học tập,
các bài thực hành, thực tập theo nhóm, các hoạt động trải nghiệm. Khi thực hiện các hoạt
động đó học sinh cần làm việc theo nhóm, trong đó mỗi thành viên thực hiện các phần khác
nhau của cùng một nhiệm vụ, người học được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung
học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Giải quyết vấn đề và sáng tạo là hoạt động đặc thù trong quá trình tìm hiểu và khám
phá thế giới sống, vì vậy, phát triển năng lực này là một trong những nội dung giáo dục cốt
lõi của môn Khoa học tự nhiên. Năng lực chung này được thể hiện trong việc tổ chức cho
học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm hiểu các hiện
tượng đa dạng của thế giới sống gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Trong chương trình giáo
dục khoa học ở phổ thông, các hoạt động tìm hiểu thế giới sống được nhấn mạnh xuyên
suốt từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông và được hiện thực hoá thông qua các
mạch nội dung dạy học, các bài thực hành và hoạt động trải nghiệm từ đơn giản đến phức
tạp.
Phương pháp phát triển các năng lực khoa học tự nhiên:
Để phát triển năng lực thành phần “nhận thức khoa học”, giáo viên cần chú ý tạo cho
học sinh cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến
thức mới. Chú ý tổ chức các hoạt động, trong đó học sinh có thể diễn đạt hiểu biết bằng
cách riêng, so sánh, phân loại, hệ thống hoá kiến thức; vận dụng kiến thức đã được học để
giải thích các sự vật, hiện tượng hay giải quyết vấn đề đơn giản; qua đó, kết nối được kiến
thức mới với hệ thống kiến thức.
Để phát triển năng lực thành phần “tìm hiểu tự nhiên”, giáo viên cần tạo điều kiện để học
sinh đưa ra câu hỏi, vấn đề cần tìm hiểu; tạo cho học sinh cơ hội tham gia quá trình hình
thành kiến thức mới, đề xuất và kiểm tra dự đoán, giả thuyết; thu thập bằng chứng, phân tích,
xử lí để rút ra kết luận, đánh giá kết quả thu được.
Giáo viên cần vận dụng một số phương pháp có ưu thế phát triển năng lực thành phần
này như: thực nghiệm, điều tra, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án,... Học sinh có
thể tự tìm các bằng chứng để kiểm tra các dự đoán, các giả thuyết qua việc thực hiện thí
nghiệm, hoặc tìm kiếm, thu thập thông tin qua sách, internet, điều tra,...; phân tích, xử lí

51
thông tin để kiểm tra dự đoán. Việc phát triển năng lực thành phần này cũng gắn với việc
tạo cơ hội cho học sinh hình thành và phát triển kĩ năng lập kế hoạch, hợp tác trong hoạt
động nhóm và kĩ năng giao tiếp qua các hoạt động trình bày, báo cáo hoặc thảo luận. Ngoài
ra, việc thực hiện các bài tập đòi hỏi học sinh phải xử lí được dữ liệu đã cho để rút ra kết
luận cũng giúp người học phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên.
Để phát triển năng lực thành phần “vận dụng kiến thức, kĩ năng” đã học vào thực tiễn,
giáo viên cần chú ý tạo cơ hội cho học sinh đề xuất hoặc tiếp cận với các tình huống trong
đời sống. Học sinh được đọc, giải thích, trình bày thông tin về vấn đề thực tiễn cần giải
quyết, trong đó kiến thức khoa học có thể được sử dụng để giải thích và đưa ra giải pháp.
Cần quan tâm rèn luyện các kĩ năng thành tố của năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh:
phát hiện vấn đề; chuyển vấn đề thành dạng có thể giải quyết bằng vận dụng kiến thức
khoa học; lập kế hoạch nghiên cứu; giải quyết vấn đề (thu thập, trình bày thông tin, xử lí
thông tin để rút ra kết luận); đánh giá kết quả giải quyết vấn đề; nêu giải pháp khắc phục
hoặc cải tiến. Giáo viên cần vận dụng một số phương pháp có ưu thế phát triển thành phần
năng lực này như: dạy học giải quyết vấn đề, thực nghiệm, dạy học dự án,... Cần tạo cho
học sinh những cơ hội để liên hệ, vận dụng phối hợp kiến thức, kĩ năng từ các lĩnh vực
khác nhau trong môn học cũng như với các môn học khác vào giải quyết những vấn đề
thực tế. Cần quan tâm sử dụng các bài tập đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo (câu hỏi mở,
có nhiều cách giải, gắn kết với sự phản hồi trong quá trình học,...).
2.2. Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
những bài học khác nhau trong môn học
Ngoài sử dụng các phương pháp dạy học chung, dạy học môn Khoa học tự nhiên cần
quan tâm và sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học và các kĩ thuật dạy học đặc
trưng như sau:
 Dạy học dự án ứng dụng khoa học tự nhiên; Dự án tìm hiểu các vấn đề khoa học tự
nhiên trong thực tiễn.
 Dạy học bằng các bài tập tình huống trong thực tiễn đời sống.
 Dạy học thông qua thực hành trong phòng thí nghiệm, ngoài thực địa.
 Dạy học sử dụng các thí nghiệm ảo.
 Dạy học thông qua quan sát mẫu vật thật trong phòng thí nghiệm/ngoài thiên nhiên.
 Dạy học thông qua tham quan các cơ sở khoa học, cơ sở sản xuất.

52
Chương 4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG
MÔN HÓA HỌC

I. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CỦA HỌC SINH
PPDH theo quan điểm phát triển NL không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động
trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện NL GQVĐ gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề
nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường
việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan
trọng nhằm phát triển NL xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ
của các môn học chuyên môn, cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển
NL giải quyết các vấn đề phức hợp.
Việc đổi mới PPDH của GV được thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
(i) Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự khám
phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn.
Theo tinh thần này, GV là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập như
nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình
huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,...
(ii) Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc
SGK và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận
để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc,
quy trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có
tính chất dự đoán, giả định (ví dụ: Các bước cân bằng phương trình phản ứng hóa học,
phương pháp giải bài tập toán học,...). Cần rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như phân
tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen,… để dần hình thành
và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ.
(iii) Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo
điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa,
mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình
tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy –
trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong
giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
(iv) Chú trọng ĐG KQHT theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông
qua hệ thống câu hỏi, bài tập (ĐG lớp học). Chú trọng phát triển kĩ năng tự ĐG và ĐG lẫn
nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự
xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai
sót.

53
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. Phương pháp dạy học theo góc
 Dạy học theo góc là gì?
Thuật ngữ tiếng Anh "Working in corners" hoặc "Working with areas" có thể hiểu là
làm việc theo góc, làm việc theo khu vực và có thể hiểu là học theo góc, nhấn mạnh vai trò
của người học trong dạy học.
Dạy học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực
hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều
phong cách học khác nhau.
Phương pháp dạy học theo góc là mỗi lớp học được chia ra thành các góc nhỏ. Ở mỗi
góc nhỏ người học có thể lần lượt tìm hiểu nội dung kiến thức từng phần của bài học.
Người học phải trải qua các góc để có cái nhìn tổng thể về nội dung của bài học. Nếu có
vướng mắc trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học thì học sinh có thể yêu cầu giáo viên
giúp đỡ và hướng dẫn.
Tại mỗi góc, học sinh cần: Đọc hiểu được nhiệm vụ đặt ra, thực hiện nhiệm vụ đặt ra,
thảo luận nhóm để có kết quả chung của nhóm, trình bày kết quả của nhóm trên bảng nhóm,
giấy A0, A4...
Ta nói rằng ở mỗi góc học sinh đã học theo một phong cách khác nhau. Quá trình học
tập được chia thành các khu vực (các góc) bằng cách phân chia nhiệm vụ và tư liệu học tập
nhằm đạt được cùng một kiến thức cụ thể.
Các tư liệu và nhiệm vụ học tập ở mỗi góc, giúp học sinh khám phá xây dựng kiến
thức và hình thành kĩ năng theo các cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ để học bằng cách trải
nghiệm thì ở góc trải nghiệm cần có nhiệm vụ cụ thể, các thiết bị thí nghiệm hóa học, hóa
chất, phiếu học tập ..
Người học có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung. Các
hoạt động của người học có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất.
Nhóm tại mỗi góc được hình thành là do tập hợp các cá nhân có cùng phong cách học
mà không phải là sự áp đặt của giáo viên.
 Các loại góc
+Góc theo phong cách học:
Tại các góc sẽ có tư liệu và hướng dẫn nhiệm vụ giúp người học nghiên cứu một nội
dung theo các phong cách học khác nhau: Quan sát, trải nghiệm, phân tích, áp dụng.
Mỗi góc đều thể hiện sự đa dạng về phong cách học, do đó người học có sở thích và
năng lực khác nhau, nhịp độ học tập và phong cách học khác nhau đều có thể tự tìm cách
để thích ứng và thể hiện năng lực của mình. Điều này cho phép giáo viên giải quyết vấn đề
đa dạng trong nhóm.
HS – SV hướng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm tại các góc khác nhau
giúp học sâu, học thoải mái cùng một nội dung học tập.
Thường đối với một số môn Khoa học tư nhiên như Vật lí, Hóa học, Sinh học, môn
Khoa học ở tiểu học có thể thiết kế góc theo phong cách học.
54
+Góc theo hình thức hoạt động khác nhau:
Tại các góc người học được nghiên cứu cùng một nội dung theo các hình thức khác
nhau: góc mĩ thuật, góc trải nghiệm, góc thảo luận, góc đọc…
Thường các môn Khoa học xã hội, Nghệ thuật có thể thiết kế góc theo cách này.
+ Góc hỗn hợp: Tùy nội dung cụ thể có thể thiết kế góc hỗn hợp khi áp dụng học theo
góc theo các môn học khác nhau thí dụ như: góc mĩ thuật, góc sáng tác, góc quan sát, góc
toán học
 Các bước thực hiện
+ Giai đoạn chuẩn bị :
Bước 1. Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả
- Lựa chọn nội dung bài học phù hợp : không phải bài học nào cũng có thể tổ chức
cho HS học theo góc có hiệu quả. Tùy theo môn học, dạng bài học, GV cần cân nhắc xác
định những nội dung học tập sao cho việc áp dụng dạy học theo góc có hiệu quả hơn so
với việc sử dụng phương pháp dạy học khác.
- Thời gian học tập : Việc học theo góc không chỉ tính đến thời gian học sinh thực
hiện nhiệm vụ học tập mà GV cần tính đến thời gian GV hướng dẫn giới thiệu, thời gian
HS lựa chọn góc xuất phát, thời gian HS luân chuyển góc,…
- Không gian lớp học : Nếu không gian lớp học quá nhỏ sẽ khó có thể bố trí các
góc/khu vực học tập riêng biệt.
- Sĩ số : Nếu số lượng học sinh quá đông thì GV sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tổ
chức và quản lý các hoạt động học tập của HS ở mỗi góc.
- Ý thức và khả năng học độc lập của học sinh : Mức độ tự định hướng và mức độ
học độc lập của học sinh như thế nào chỉ có thể trả lời một cách thỏa đáng khi tổ chức cho
HS học theo góc. Khả năng tự định hướng, tính tự giác của học sinh càng cao thì việc tổ
chức lớp học theo góc càng thuận tiện.
Bước 2. Xác đinh nhiệm vụ và hoạt động cụ thể cho từng góc
- Đặt tên góc sao cho thể hiện rõ đặc thù của hoạt động học tập ở mỗi góc và hấp dẫn
với HS.
- Thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc, quy định thời gian tối đa cho hoạt động ở mỗi góc và
các cách hướng dẫn để học sinh chọn góc, luân chuyển góc cho hiệu quả (nếu bài học yêu
cầu học sinh học theo hệ thống quay vòng các góc).
- Biên soạn phiếu học tập, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, bản hướng dẫn tự
đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đáp án, phiếu hỗ trợ học tập ở các mức độ khác nhau (nếu
cần),….
Ví dụ : Văn bản hướng dẫn cần đề cập đến các việc sau :
+ Những nhiệm vụ HS phải làm và nhiệm vụ HS có thể làm.
+ Ai sẽ chữa bài tập.
+ Có thể tìm tài liệu cần thiết ở đâu.
+ HS làm bài tập cá nhân hay theo nhóm.
+ Sản phẩm HS cần có sau hoạt động tại góc này.

55
+...
- Xác định và chuẩn bị những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho HS hoạt
động.
+ Giai đoạn 2. Tổ chức cho HS học theo góc
Bước 1. Sắp xếp không gian lớp học
- Bố trí góc/khu vực học tập phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập và phù hợp với
không gian lớp học. Việc này cần tiến hành trước khi có tiết học.
- Đảm bảo có đủ tài liệu phương tiện, đồ dùng học tập cần thiết ở mỗi góc.
- Lưu ý đến lưu tuyến di chuyển giữa các góc.
Bước 2. Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập
- Giới thiệu tên bài học/nội dung học tập; Tên và vị trí các góc.
- Nêu sơ lược nhiệm vụ mỗi góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại các góc.
- Dành thời gian cho HS chọn góc xuất phát , GV có thể điều chỉnh nếu có quá nhiều
HS cùng chọn một góc.
- GV có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. Khi HS đã quen với
phương pháp học tập này, GV có thể cho HS lựa chọn thứ tự các góc (xem sơ đồ dưới đây).

Góc dành cho


học sinh có tốc
độ học nhanh

Đường đi của HS A : Đường đi của HS B :

Bước 3. Tổ chức cho HS học tập tại các góc


- HS có thể làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt
động.
- GV cần theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.
- Nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc.
Bước 4. Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần)
+Một số điểm cần lưu ý
- Tổ chức : Có nhiều hình thức tổ chức cho HS học theo góc. Ví dụ :
a. Tổ chức góc theo phong cách học dựa vào chu trình học tập của Kobl:

56
Kinh nghiệm
cụ thể

Bài tập Các câu


Tình hỏi
huống Thảo luận
Thử Quan sát
nghiệm
Lập kế hoạch phản ánh
hành động
Đọc lý
Vận dụng/làm
thuyết
Học theo dự

Khái quát hóa,


trừu tượng
hóa
b. Tổ
chức học theo góc dựa vào việc hình thành các kĩ năng môn học (ví dụ: các kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết trong môn Ngữ văn, Ngoại ngữ).
c. Tổ chức học theo góc liên hệ chặt chẽ với học theo hợp đồng trong đó bao gồm các góc
“phải” thực hiện và góc “có thể” thực hiện.
Đối với môn hóa học thường sử dụng 4 góc:

 Ưu điểm và hạn chế


57
+ Ưu điểm :
- HS được học sâu và hiệu quả bền vững : HS được tìm hiểu nội dung học tập theo các
phong cách khác nhau, theo các dạng hoạt động khác nhau, do đó, HS hiểu sâu, kiến
thức nhớ lâu.
- Tăng cường sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của HS : HS được
chọn góc theo sở thích và tương đối chủ động, độc lập trong việc thực hiện các nhiệm
vụ. Do đó, các em cảm thấy hứng thú và thoải mái hơn.
- Tạo được nhiều không gian cho thời điểm học tập mang tính tích cực : Các nhiệm
vụ và hình thức học tập thay đổi tại các góc tạo cho HS nhiều cơ hội khác nhau
(khám phá, thực hành, áp dụng, sáng tạo, chơi,...). Điều này cũng giúp gây hứng thú
tích cực cho HS.
- Tăng cường sự tương tác cá nhân giữa GV và HS, HS và HS; GV luôn theo dõi trợ
giúp, hướng dẫn khi HS yêu cầu. Điều đó tạo ra sự tương tác cao giữa GV và HS,
đặc biệt là HS TB, yếu. Ngoài ra HS được tạo điều kiện để hỗ trợ, hợp tác với nhau
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Đáp ứng được sự khác biệt của HS về sở thích, phong cách, trình độ và nhịp độ
+ Hạn chế :
- Học theo góc đòi hỏi không gian lớp học rộng với số lượng HS vừa phải.
- Cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập.
- Không phải bài học/nội dung nào cũng áp dụng được phương pháp học theo góc.
- Đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lý và giám sát hoạt
động học tập cũng như đánh giá được kết quả học tập của HS.
Do vậy phương pháp dạy và học theo góc không thể thực hiện thường xuyên mà cần
thực hiện ở những nơi có điều kiện. Với học sinh quá nhỏ thì không nên tổ chức học theo
góc vì khả năng tự đọc các nhiệm vụ, làm việc tự giác, chủ động để xây dựng kiến thức và
rèn luyện kĩ năng còn bị hạn chế.
Ví dụ 1: Khi dạy phần amoniac trong chuyên đề “Amoniac và muối amoni” – Hóa học
11 nâng cao (thời gian 2 tiết). Để nghiên cứu tính chất vật lý và tính chất hóa học của
amoniac, GV có thể phân chia lớp học thành 4 góc: Góc phân tích, góc quan sát, góc trải
nghiệm và góc áp dụng. Ngoài ra, GV có thể bố trí thêm một góc dành cho HS có tốc độ
nhanh.
Góc phân tích
1. Mục tiêu: Nghiên cứu SGK Hóa học 11 nâng cao rút ra tính chất vật lý và tính chất
hóa học của amoniac.
2. Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK Hóa học 11 nâng cao trang 41– 44 và thảo luận sử
dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 : GÓC “PHÂN TÍCH”
Thời gian: 15 phút
Nghiên cứu SGK trang 41 – 44 và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:

58
1. Viết CTCT của amoniac, cho biết đặc điểm liên kết giữa nguyên tử N và H trong NH3?
Từ đặc điểm cấu tạo và số oxi hoá của nguyên tố N trong phân tử amoniac, hãy dự đoán
tính chất hóa học của amoniac?
2. Nêu trạng thái, màu sắc, mùi, tỉ khối so với không khí, tính tan trong nước của
NH3?
3. Nêu tính chất hóa học đặc trưng của NH3? Mỗi tính chất viết 02 PTHH minh họa.
4. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch NH3 loãng vào ống nghiệm
chứa 2 ml dung dịch ZnSO4? Viết PTHH giải thích hiện tượng?

Tại góc phân tích, sau khi nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi số 1, 2, 3 trong
phiếu học tập, HS sẽ vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi số 4. Trong câu hỏi số 4, HS có
thể dự đoán được hiện tượng xảy ra là có kết tủa trắng keo xuất hiện rồi kết tủa tan tạo
dung dịch không màu khi cho dư dung dịch NH3. Tuy nhiên, khi giải thích hiện tượng, HS
thường đưa ra 2 hướng giải thích:
Hướng 1: Dung dịch NH3 có tính bazơ nên tác dụng với dung dịch muối ZnSO4 tạo
Zn(OH)2 không tan (kết tủa trắng keo), sau đó dung dịch NH3 hoà tan Zn(OH)2 do Zn(OH)2
có tính lưỡng tính và dung dịch NH3 có tính bazơ.
Hướng 2: Dung dịch NH3 có tính bazơ nên tác dụng với dung dịch muối ZnSO4 tạo
Zn(OH)2 không tan (kết tủa trắng keo), sau đó dung dịch NH3 hoà tan Zn(OH)2 do phản
ứng tạo phức: Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2.
Ở đây xuất hiện tình huống có vấn đề (đối với HS chọn góc phân tích là góc xuất phát) thể
hiện mâu thuẫn nhận thức giữa kiến thức HS đã biết (Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính và
dung dịch NH3 có tính bazơ) với kiến thức HS chưa biết (dung dịch NH3 có khả năng tạo
phức với ion Zn2+). HS có thể giải quyết được vấn đề khi so sánh hiện tượng quan sát được
tại góc quan sát hoặc góc trải nghiệm từ thí nghiệm cho dung dịch NH3 tác dụng với dung
dịch AlCl3 (kết tủa Al(OH)3 không bị hoà tan khi dùng dư dung dịch dung dịch NH3). Điều
đó cho thấy dung dịch NH3 có tính bazơ yếu nên không hoà tan các hiđroxit lưỡng tính
theo phản ứng axit – bazơ. Như vậy cách giải thích theo hướng 2 là đúng.
Góc quan sát
1. Mục tiêu: Quan sát video thí nghiệm rút ra tính chất vật lý và tính chất hóa học của
amoniac.
2. Nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh về cấu trúc phân tử và video thí nghiệm về tính chất
của amoniac, từ đó nêu hiện tượng và thảo luận theo nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
để hoàn thành phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: GÓC QUAN SÁT
Thời gian: 15 phút
1. Cấu tạo phân tử: Quan sát hình ảnh về cấu trúc phân tử amoniac, hãy viết CTCT của
amoniac, mô tả kiểu liên kết trong TN“Amoniac tan trong nước” và cho biết trạng thái,
màu sắc và tính tan của NH3? Nêu hiện tượng quan sát được và giải thích hiện tượng.

59
2. Tính chất vật lý: Xem video TN “Amoniac tan trong nước” và cho biết trạng thái, màu
sắc và tính tan của NH3? Nêu và giải thích hiện tượng quan sát được.
3. Tính chất hóa học: Quan sát các TN và hoàn thành bảng sau:
Hiện tượng – NH3 thể hiện tính
ST
Tên thí nghiệm PTHH chất gì trong mỗi thí
T
Giải thích nghiệm?
1 Khí NH3 tác dụng với khí HCl
Dung dịch NH3 tác dụng với dung
2
dịch AlCl3
Dung dịch NH3 tác dụng với dung
3
dịch CuSO4
4 Khí NH3 tác dụng với CuO
Kết luận: Amoniac có các tính chất vật lý và tính chất hóa học là:
.....................................................................................................................................
Góc trải nghiệm
1. Mục tiêu: Tiến hành TN để nghiên cứu tính chất vật lý và tính chất hóa học của
amoniac.
2. Nhiệm vụ: Đọc hướng dẫn tiến hành TN, tiến hành các TN và suy luận từ đặc điểm
cấu tạo rút ra được tính chất vật lý và tính chất hóa họccủa amoniac, hoàn thành vào phiếu
học tập số 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: GÓC “TRẢI NGHIỆM”
Thời gian: 15 phút
I. Tính chất vật lí
Tiến hành TN: Tính tan của amoniac
– Quan sát bình đựng khí amoniac cho biết màu sắc, mùi của amoniac?
– Nhỏ vào cốc nước vài giọt dung dịch phenolphtalein. Nhúng nút cao su có ống thủy
tinh vuốt nhọn vào nước. Thay nút bình đựng khí NH3 bằng nút có ống vuốt nhọn xuyên
qua. Úp ngược bình đựng NH3 vào cốc nước có nhỏ dung dịch phenolphtalein. Quan sát
hiện tượng xảy ra, giải thích. Rút ra kết luận về tính tan của amoniac trong nước?
II. Tính chất hóa học
1. Tiến hành làm các thí nghiệm và hoàn thành bảng sau:
TN1:NH3 tác dụng với axit
Lấy 2 đũa thủy tinh đầu cuốn bông. Nhỏ vào đũa thủy tinh thứ nhất vài giọt dung dịch
axit clohiđric đặc, nhỏ tiếp vào đũa thứ 2 vài giọt dung dịch amoniac đặc sau đó đưa 2
đũa thuỷ tinh lại gần nhau. Nêu hiện tượng quan sát được.
Lưu ý: Hai đũa thủy tinh sau khi làm thí nghiệm phải nhúng vào cốc nước cất.
TN 2: Amoniac tác dụng với dung dịch muối.
– Nhỏ vào ống nghiệm thứ nhất 1– 2 ml dung dịch AlCl3, ống nghiệm thứ hai 1– 2
ml dung dịch CuSO4.

60
– Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch amoniac đến dư vào mỗi ống nghiệm, sau đó lắc đều.
Nêu hiện tượng quan sát được, viết PTHH để giải thích.

ST Hiện tượng – PTHH


Tên thí nghiệm Vai trò của NH3
T Giải thích
1 Khí NH3 tác dụng với khí HCl
Dung dịch NH3 tác dụng với dung
2
dịch AlCl3
Dung dịch NH3 tác dụng với dung
3
dịch CuSO4
2. Hãy xác định số oxi hóa của nitơ trong amoniac, nhận định khả năng tham gia phản
ứng oxi hóa – khử của NH3. Dự đoán sản phẩm và hoàn thành PTHH sau:
o
t
…..NH3 + ……O2  ....................................................................
to
.….NH3 + …...CuO  ....................................................................
Kết luận: Amoniac có các tính chất vật lý và tính chất hóa học
.......................................................................……………………………………

Lưu ý: Tại góc trải nghiệm, đối với HS khá, giỏi có kĩ năng thực hành tốt có thể thiết
kế nhiệm vụ đòi hỏi mức độ tư duy cao hơn. Với những bài dạy về chất mà HS chưa được
học, ngoài các TN GV đưa ra, có thể yêu cầu HS đề xuất và tiến hành thêm các TN tương
tự. Đối với những bài dạy về chất mà HS đã được học ở các lớp dưới, có thể yêu cầu HS
tự đề xuất và tiến hành những TN để nghiên cứu tính chất của chất dựa trên hóa chất và
dụng cụ mà GV đã chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, các TN do HS đề xuất phải thông qua GV
(nằm trong tầm kiểm soát của GV) để đảm bảo sự phù hợp của các điều kiện thực tế về
thiết bị, hoá chất trong phòng TN của nhà trường, đảm bảo yếu tố an toàn, thành công của
TN.
Góc áp dụng
1. Mục tiêu: Từ kiến thức đã biết về amoniac, HS áp dụng để giải các bài tập liên quan đến
tính chất của amoniac.
2. Nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập số 4.
Chú ý: Nếu HS chọn góc áp dụng là góc xuất phát thì được sử dụng thêm phiếu hỗ
trợ trước khi hoàn thành phiếu học tập số 4. Tuy nhiên, đối với một số HS đã biết tính chất
của amoniac trước khi học bài này có thể không cần sử dụng phiếu hỗ trợ.

PHIẾU HỖ TRỢ
– Amoniac là chất khí dễ tan trong nước tạo thành dung dịch amoniac.
– Dung dịch amoniac có tính bazơ yếu, có khả năng đổi màu quỳ tím thành xanh và làm
hồng dung dịch phenolphtalein.
– Amoniac dễ dàng tác dụng với axit tạo thành muối amoni: NH3 + H+ → N H 4

61
– Dung dịch amoniac có khả năng tạo kết tủa nhiều hiđroxit kim loại khi tác dụng với
dung dịch muối của chúng:
VD: Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3 N H 4
– Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại
như đồng, kẽm, bạc,... tạo thành các dung dịch phức chất:
VD: Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH–
AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]+ + Cl–
– NH3 cháy trong khí O2 với ngọn lửa màu vàng:
0
VD: 4NH3 + 3O2  t 2N2 + 6H2O
– NH3 có thể khử một số oxit kim loại trung bình và yếu thành kim loại:
0
VD: 3CuO + 2NH3  t 3Cu + N2 + 3H2O

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4: GÓC “ÁP DỤNG”


Thời gian: 15 phút
Bài 1: Dẫn một luồng khí NH3 dư qua một ống đựng sắt (III) oxit nung nóng. Kết
thúc phản ứng thu được 2,80 gam chất rắn. Tính khối lượng sắt (III) oxit đã dùng?
Bài 2: Chỉ dùng một thuốc thử, hãy trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch mất
nhãn sau: AlCl3, FeCl3, ZnCl2, CuCl2, NaCl.

Lưu ý: Ở góc áp dụng, để phân hoá học sinh sâu hơn, GV có thể thiết kế 2 mức độ
nhận thức khác nhau đối với bài tập 2 và HS được phép lựa chọn 1 trong 2 yêu cầu:
Yêu cầu 1: Yêu cầu HS nêu quy trình nhận biết các dung dịch đó (lựa chọn thuốc thử,
nêu hiện tượng xảy ra khi cho thuốc thử tác dụng với từng dung dịch, viết PTHH minh
hoạ). Yêu cầu này GV vẫn thường sử dụng khi dạy dạng bài nhận biết, tức là chỉ yêu cầu
học sinh nêu cách nhận biết về mặt lí thuyết.
Yêu cầu 2: GV chuẩn bị sẵn các dung dịch muối AlCl3, FeCl3, ZnCl2, CuCl2, NaCl
trong các ống nghiệm đã đánh số và một số thuốc thử phổ biến, ví dụ với bài tập này có thể
là các hoá chất: Dung dịch NaOH, dung dịch NH3, dung dịch AgNO3, quỳ tím, ngoài ra có
các dụng cụ: ống nghiệm, công– tơ hút, cốc, nước cất. GV yêu cầu HS nhận biết muối có
trong các ống nghiệm được đánh số. Như vậy, với yêu cầu này, trước tiên HS phải xây dựng
quy trình nhận biết bằng lí thuyết, sau đó mới tiến hành các thí nghiệm dựa trên quy trình đã
xây dựng để nhận biết từng dung dịch muối. Ở mức độ 2, ngoài việc kiểm tra kiến thức của
HS về cách phân biệt các dung dịch muối, GV còn kiểm tra được kĩ năng thực hành của HS,
đức tính cẩn thận, chính xác. Yêu cầu này thường áp dụng cho những HS khá, giỏi và có kĩ
năng thực hành tốt.

Góc dành cho HS có tốc độ học nhanh


(Sau khi HS đã hoàn thành nhiệm vụ ở các góc)

62
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Câu 1: Quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm: Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 lần lượt vào
4 ống nghiệm chứa riêng biệt 2 ml các dung dịch FeCl3, CuSO4, AgNO3, ZnCl2
NH3

FeCl3 CuSO4 AgNO3 ZnCl2

Cho biết ở (1) (2) (3) (4) ống nghiệm nào thu
được kết tủa?
A. Ống (1). B. Ống (3). C. Ống (2). D. Ống (1) và ống (4).
Câu 2: NH3 khử được dãy oxit kim loại nào trong các dãy sau?
A. Al2O3, CuO, Fe2O3. B. CuO, Fe2O3, PbO.
C. Al2O3, MgO, BaO. D. Fe2O3, MgO, CaO.

Cách 2: HS thực hiện nhiệm vụ tại các góc với các nội dung học tập khác nhau
để hoàn thành mục tiêu học tập.
Với cách thiết kế này, GV nên lựa chọn những bài học có nội dung tương đối độc lập
và đa dạng, có thể áp dụng được nhiều hình thức và tư liệu học tập khác nhau. Trong quá trình
tổ chức dạy học theo góc theo cách 2 này, mỗi HS đều phải trải qua 4 góc để có thể lĩnh
hội toàn bộ kiến thức của bài. Do đó, GV cần xác định nội dung và nhiệm vụ tại mỗi góc
cho phù hợp với thời gian của bài học.
2. Phương pháp dạy học theo hợp đồng
 Dạy học theo hợp đồng là gì ?
Dạy học theo hợp đồng là cách tổ chức học tập, trong đó mỗi HS (hoặc mỗi nhóm
nhỏ) làm việc với một gói các nhiệm vụ khác nhau (nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn)
trong một khoảng thời gian nhất định. Trong học theo hợp đồng, học sinh được
quyền chủ động xác định thời gian và thứ tự thực hiện các bài tập, nhiệm vụ học
tập dựa trên năng lực và nhịp độ học tập của mình.
 Cách tiến hành dạy học theo hợp đồng
+ Giai đoạn chuẩn bị :
Bước 1. Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo hợp đồng đạt hiệu quả
- Lựa chọn nội dung học tập phù hợp : Học theo hợp đồng được xem là một cách thay
thế cho việc giảng bài cho toàn thể lớp học, đồng thời cho phép giáo viên đáp ứng được
yêu cầu dạy học phân hóa trên cơ sở có thể phát huy sự khác biệt của mỗi học sinh để
63
tạo ra cơ hội học tập cho cả lớp. Vì vậy, không phải bài học nào cũng có thể tổ chức
cho HS học theo hợp đồng có hiệu quả. Tùy theo môn học, dạng bài học, GV cần cân
nhắc xác định những nội dung học tập sao cho việc áp dụng dạy học theo hợp đồng có
hiệu quả hơn so với việc sử dụng phương pháp dạy học khác.
- Xác định thời gian : Để đảm bảo đúng phương pháp học theo hợp đồng, học sinh phải
được tự quyết định thứ tự các nhiệm vụ cần thực hiện để hoàn thành bài học. Vì vậy
giáo viên cần phải tính đến thời gian cho học sinh đọc kĩ những nội dung được ghi trên
hợp đồng của các em trước khi các em ký nhận. Tùy độ dài ngắn hay độ phức tạp của
nội dung được học theo hợp đồng mà giáo viên quyết định thời hạn thực hiện hợp đồng.
Việc xác định thời hạn của hợp đồng nên được tính theo số tiết ở trên lớp. Làm như vậy
giáo viên có thể giúp học sinh quản lý thời gian tốt hơn. Tuy nhiên, cũng có thể có
nhiệm vụ/bài tập ghi trong hợp đồng học sinh có thể được thực hiện ở nhà.
- Tài liệu : Học theo hợp đồng chỉ khả thi khi các học sinh có thể đọc, hiểu và thực hiện
các nhiêm vụ một cách tương đối độc lập. Các tài liệu cần được chuẩn bị đầy đủ. Trước
hết, học theo hợp đồng chủ yếu dựa trên những sách bài tập sẵn có: hợp đồng sẽ chỉ
đơn giản chỉ ra số trang và số các bài tập nhất định. Bước tiếp theo bao gồm những
nhiệm vụ được viết trên những tấm thẻ hoặc những phiếu làm bài riêng. Ngay cả khi
có những phần tham khảo trong sách bài tập, rõ ràng là bước thứ hai này cho phép học
sinh độc lập hơn. Giáo viên có thể bổ sung những nhiệm vụ mới hoặc sửa đổi những
bài tập cũ.
Bước 2. Thiết kế các dạng bài tập và nhiệm vụ học theo hợp đồng
- Các dạng bài tập : Một hợp đồng luôn phải đảm bảo tính đa dạng của các bài tập.
Không phải học sinh nào cũng có cách học tập và các nhu cầu giống nhau. Sự đa dạng
bài tập sẽ đảm bảo rằng trong mỗi hợp đồng, tất cả các phương pháp học tập của mỗi
học sinh đều được đề cập. Mặt khác, học sinh cũng cần được làm quen với những bài
tập không đề cập trực tiếp đến quan điểm riêng của mình. Điều này mở rộng tầm nhìn
của các em và cách thức các em nhìn nhận vấn đề.
- Các nhiệm vụ : Có thể phân chia thành nhiều loại nhiệm vụ học theo hợp đồng nhằm
đáp ứng các mục tiêu giáo dục. Ví dụ :
+ Nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn : cho phép học sinh được học theo nhịp độ học tập
khác nhau.
+ Nhiệm vụ mang tính học tập và nhiệm vụ có tính giải trí : Nhiệm vụ học tập đề
cập đến những chủ đề nhất định. Nhiệm vụ mang tính giải trí tạo cơ hội để luyện tập sự
nhanh, nhạy, sáng tạo, cạnh tranh vui vẻ như : Trò chơi ngôn ngữ, toán vui, …
+ Nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ hợp tác : thể hiện một sự kết hợp khéo léo giữa
nhiệm vụ cá nhân với các bạn cùng lớp hay cùng nhóm.
+ Nhiệm vụ độc lập và nhiệm vụ được hướng dẫn : Không phải nhiệm vụ nào cũng
đòi hỏi học sinh tự lực giải bài tập, phát hiện ra kiến thức mới. Trong những trường hợp
gặp khó khăn, học sinh có thể tìm được sự trợ giúp từ giáo viên thông qua các phiếu
“trợ giúp” ở các mức độ khác nhau và học sinh có thể tham khảo chúng để hoàn thành

64
nhiệm vụ được giao trong hợp đồng.
Bước 3. Thiết kế văn bản hợp đồng : Văn bản hợp đồng bao gồm nội dung mô tả
nhiệm vụ cần thực hiện, phần hướng dẫn thực hiện, phần tự đánh giá những hoạt động
học sinh đã hoàn thành và kết quả.
+ Giai đoạn 2. Tổ chức cho HS học theo hợp đồng
Bước 1. Giới thiệu tên chủ đề/ bài học và thông báo ngắn gọn các nội dung,
phương pháp học tập được ghi trong hợp đồng. Giới thiệu và thống nhất các nguyên
tắc học theo hợp đồng với học sinh cả lớp. Phát hợp đồng cho cá nhân hoặc nhóm học
sinh.
Bước 2. Học sinh đọc và đăng ký, thời gian và thứ tự thực hiện các bài tập, nhiệm
vụ học tập ghi trong hợp đồng và ký cam kết với giáo viên.
Bước 3. Học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm để thực các bài tập, nhiệm
vụ trong hợp đồng. Đối với một số loại bài tập nhất định có thể yêu cầu các em làm
việc theo nhóm cùng trình độ hoặc khác trình độ để các em có thể giúp nhau tìm và
sửa các lỗi mắc phải. Khuyến khích các em phát triển các kĩ năng xã hội như học sinh
có thể sử dụng các tín hiệu khi cần trợ giúp mà không làm ảnh hưởng đến việc học
tập của các bạn khác. Ví dụ : Khi một học sinh hoặc nhóm nhỏ, đặt “cờ đỏ” lên bàn
có nghĩa là các em cần sự trợ giúp,…. Nhận được tín hiệu này, không chỉ giáo viên
mà học sinh khác hay nhóm khác có thể tới hỗ trợ.
Trong học theo howpk đồng, giáo viên cần chủ động thể đặt kế hoạch làm việc
với cá nhân hoặc nhóm học sinh nào đó để chữa lỗi hay hướng dẫn trực tiếp. Đồng
thời giáo viên cần quan sát tổng thể không khí làm việc của lớp để phát hiện xem nội
dung/bài tập nào nhiều học sinh gặp khó khăn, cần cải thiện hoặc giải đáp chung,…
+Một số điểm cần lưu ý
Tổ chức : Trong phương pháp học theo hợp đồng, không cần thiết phải sắp xếp lại
lớp học. Giáo viên hoàn toàn có thể tổ chức hình thức này trong lớp học nhỏ với
không gian hạn chế, ít điều kiện di chuyển.
Tuy nhiên, phương pháp học theo hợp đồng sẽ trở nên thoải mái và chuyên sâu hơn
nếu tổ chức sắp xếp trong lớp học được điều chỉnh. Bàn học có thể được kê lại để
thu hút học sinh làm việc tập trung hơn trong nhóm, các góc/khu vực đặt các tài
liệu, đồ dùng học tập, … sẽ tạo ra thách thức đối với học sinh có thể được kết hợp
trong phương pháp học theo hợp đồng.
Thời hạn hợp đồng : Có loại ngắn hạn trong 1 tiết, 2 tiết hoặc có thể kéo dại 1 -
2 tuần tùy theo bài tập và nhiệm vụ của môn học.
+ Ưu điểm và hạn chế
 Ưu điểm
- Cho phép phân hoá nhịp độ và trình độ của học sinh
- Tăng cường tính độc lập của học sinh
- Tạo điều kiện cho học sinh được thày cô giáo hướng dẫn cá nhân
- Tăng cường học tập hợp tác

65
- Hoạt động phong phú hơn
- Lựa chọn đa dạng hơn
- Tránh chờ đợi
- Tạo điều kiện cho trẻ được giao và thực hiện trách nhiệm
 Hạn chế
- Các nhiệm vụ, tài liệu học tập phải được chuẩn bị trước
- Các tài liệu học tập phải được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng
học sinh
- Cả thày và trò đều cần một khoảng thời gian nhất định để làm quen với phương
pháp dạy và học mới.
+ Ví dụ minh họa : PPDH theo hợp đồng
GIÁO ÁN BÀI 33. LUYỆN TẬP VỀ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO (2 tiết)
Những kiến thức HS đã biết Những kiến thức GV cần truyền đạt
Clo và các hợp chất của clo: - Hệ thống hóa kiến thức đã học theo sơ đồ
- Tính chất vật lí của clo. logic. Áp dụng để giải các bài tập: Viết
- Tính chất hóa học và phương pháp điều PTHH, sơ đồ điều chế, bài tập nhận biết,
chế. hiện tượng phản ứng, bài tập có tính toán.
Vận dụng kiến thức để giải bài tập ô chữ.

I. MỤC TIÊU
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PPDH theo hợp đồng, PPDH theo nhóm, phương pháp đàm thoại.
III. CHUẨN BỊ
- GV: tài liệu về bài tập, phiếu hợp đồng, phiếu trợ giúp, máy chiếu.
- HS: chuẩn bị trước những yêu cầu mà GV đã giao như trong HĐ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
2. Giảng bài mới
Thời gian tiến hành: 90 phút

Hoạt động 1: Nghiên cứu và kí kết hợp đồng (5 phút)


- GV: đưa ra bản hợp đồng, giải thích một số nội dung và yêu cầu cần thực hiện trong
hợp đồng
- HS: xem hợp đồng, thắc mắc những điều còn chưa rõ, rồi kí hợp đồng.
- Hoạt động này, cần được tiến hành ở tiết học trước để HS có thời gian chuẩn bị tốt
hơn.
Hoạt động 2: HS thực hiện hợp đồng (60 phút)
Nhiệm vụ 1() 10 phút
- GV: yêu cầu HS trình bày tóm tắc kiến thức tổng kết chương 6 bằng SĐTD.
- GV: chuẩn bị SĐTD bằng trình chiếu power point.
66
- GV: yêu cầu HS khác nhận xét và cho ý kiến.
- GV: nhận xét và hỏi các câu hỏi khác có liên quan (cho điểm HS).
- HS: đã chuẩn bị trước ở nhà.
- HS: trình bày tóm tắc kiến thức.
Nhiệm vụ 2 () 10 phút
- GV: yêu cầu HS làm bài tập 2, quan sát các HS thực hiện và góp ý khi cần thiết.
- Mỗi HS lên bảng viết 1 PTHH và xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.
Nhiệm vụ 3 () 5 phút
- GV: yêu cầu HS làm bài tập 3.
- HS: Tiến hành thực hiện và tự đánh giá vào bảng hợp đồng khi GV cho ngừng nhiệm
vụ.
Nhiệm vụ 4 () 5 phút
- GV: tiến hành chia nhóm, mỗi nhóm 2 người.
- GV: cho HS thảo luận đưa ra ý kiến bài tập 4.
- GV: quan sát các nhóm thực hiện, đưa phiếu trợ giúp khi có nhóm cần trợ giúp.
- HS: tiến hành thảo luận trong nhóm của mình và đưa ra lời giải khi GV yêu cầu.
Hết tiết 1 (GV có thể tiến hành thanh lí một nửa hợp đồng)
Nhiệm vụ 5 () 25 phút
- GV: tiến hành chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm làm bài tập 5 , 6 ,7 và 9 vào
bảng phụ.
- GV: quan sát các nhóm thực hiện, đưa phiếu trợ giúp khi có nhóm gặp khó khăn và
cần trợ giúp.
- GV: khi hết thời gian yêu cầu các nhóm ngừng làm việc khi thực, tự đánh giá vào
bảng hợp đồng sau khi GV đưa ra đáp án.
- HS: các nhóm thảo luận và viết bài giải vào bảng phụ.
- HS: đánh giá vào bản hợp đồng khi GV yêu cầu.
Nhiệm vụ 6 () 5 phút (tự chọn)
- GV: cho HS thực hiện bài tập 10 và 11.
- GV: chuẩn bị nội dung bài tập và trình chiếu bằng power point.
- GV: lấy ý kiến từ nhiều cá nhân.
- GV: đưa ra từ khóa (bài tập ô chữ) cho bài tập.
- HS: với kiến thức đã chuẩn bị ở nhà, tiến hành trả lời những câu hỏi do GV đưa ra.
Hoạt động 3: Thanh lý hợp đồng (10 phút)
- GV: yêu cầu HS đánh giá bài làm của mình vào bản hợp đồng và cũng cho HS đánh
giá theo kiểu đồng đẳng nhau để mang tính khách quan.
- Đối các bài tập khó HS cần hiểu rõ hơn. GV yêu cầu các nhóm mang bảng phụ treo
trên bảng để các lớp theo dõi, nhận xét và cùng đối chiếu với đáp án của GV đưa ra.
Ví dụ. Bài tập 5, 6 và 7.
Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá (5 phút)

67
- GV: thu thập kết quả thực hiện hợp đồng của HS trong lớp, tổng hợp kiến thức cần
nhớ và dặn dò chuẩn bị cho bài sau hay phổ biến cho HS kí hợp đồng cho tiết học sau
(nếu có).
- Có thể cho HS làm bài kiểm tra nhanh từ 5 đến 8 phút.

HỢP ĐỒNG HỌC TẬP

Bài 33: LUYỆN TẬP VỀ CLO VÀ HỢP CHẤT CHỨA OXI CỦA CLO
Họ và tên HS:………………………….. thời gian từ:…………đến:……………

Nhiệm
vụ Nội dung Yêu cầu Nhóm     Tự đánh giá

1 Giải BT 1   10’ 


2 Giải BT 2   10’ 
3 Giải BT 3   5’ 
4 Giải BT 4   5’ 
5 Giải BT 5   5’ 
6 Giải BT 6   5’ 
7 Giải BT 7   7’ 
8 Giải BT 8  
9 Giải BT 9   8’ 
10 Giải BT10   2’ 
11 Giải BT11   3’ 

 Nhiệm vụ bắt buộc  Thời gian tối đa


 Nhiệm vụ tự chọn  Đã hoàn thành
 Hoạt động cá nhân  Gặp khó khăn
  Nhóm đôi  Tiến triển tốt
 Hoạt động theo nhóm đông  Rất thoải mái
Cần GV giảng bài  Bình thường
 Không hài lòng
BT thực hiện ở nhà

68
Tôi cam kết thực hiện đúng theo hợp đồng
Học sinh Giáo viên
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)

Nhiệm vụ 1.
Bài tập 1: Thiết kế sơ đồ tư duy phần kiến thức cần nhớ “bài 33: Luyện tập clo & hợp
chất của clo”

SĐTD hướng dẫn HS soạn “bài 33: Luyện tập clo & hợp chất của clo”
Bài tập 2: Viết các PTHH theo sơ đồ sau:
+ NaOH (7) + Na (1)
NaClO NaCl
+ HCl (8) + đpnc (2)

+ H2SO4 (3) + NaOH (4)


+ H2 (5)
Cl2
HCl
+ KMnO4 (6)

+ Ca(OH)2 (9) + KOH, t0 (11)


CaOCl2
KClO3
+ HCl (10) + HCl (12)
Bài tập 3: Phân biệt các dung dịch mất nhãn sau: NaCl, HCl, AgNO3, Na2CO3 bằng
phương pháp hóa học.
Bài tập 4: Cho bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ sau:

69
khóa K

dung dịch NaOH +


phenolphtalein
khí H2

khí Cl2

a. Hãy viết PTHH xảy ra.


b. Khi mở khóa K sẽ có hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích và viết PTHH của phản ứng.
Bài tập 5: (BT SGK) Cho 11,2 lít hỗn hợp khí A (đkc) gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa hết
16,98 g hỗn hợp B gồm Mg và Al. Sau phản ứng thu được 42,34 g hỗn hợp muối clorua và
oxit của hai kim loại.
a. Tính % thể tích của các khí trong hỗn hợp A.
b. Tính % khối lượng của từng chất trong hỗn hợp B.
Hướng dẫn: a. HS áp dụng định luật bảo toàn khối lượng.
b. HS sử dụng phương pháp bảo toàn electron.
ĐA: 48% Cl2; 52% O2; 77,74% Mg; 22,26% Al.
Bài tập 6: Cho 47,76 g hỗn hợp gồm NaX, NaY (X, Y là hai halogen ở hai chu kì kế tiếp
nhau) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 86,01 g kết tủa.
a. Tìm công thức của NaX và NaY.
b. Tính khối lượng của mỗi muối.
Hướng dẫn: HS sử dụng phương pháp trung bình, đặt công thức trung bình: NaX
ĐA: X: brom (Br) và Y: iôt (I); mNaBr=43,26 g, mNaI =4,5 g.
Bài tập 7: Cho 10,8 g kim loại R hóa trị (III) tác dụng hoàn toàn với khí clo tạo thành 53,4
g muối clorua.
a. Xác định tên kim loại R.
b. Tính khối lượng MnO2 và thể tích dung dịch HCl 37% (d= 1,19g/ml) để điều
chế lượng clo dùng cho phản ứng trên, biết hiệu suất của quá trình điều chế là 80%.
ĐA: R: Al ; mMnO2  52,2 g ;VHCl  248,7 ml
Bài tập 8: Cho 11,5 g hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí
ở (đkc) và 3,2 g chất rắn không tan.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. Nếu cho hỗn hợp trên phản hết với khí clo. Tính thể tích khí clo ở (đkc) tham gia phản
ứng.
ĐA: 23,48% Al ; 48,70%Fe ; 27,82% Cu ; 7,84 lit Cl2.
Bài tập 9: Cho bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ sau:

70
a. Viết PTHH điều chế Clo.
b. Khi mở khóa K sẽ có hiện tượng gì xảy ra. Hãy giải thích hiện tượng và viết
PTHH của phản ứng xảy ra.
 Bài tập 10: Nhiên liệu rắn dùng cho tên lửa tăng tốc của tàu vũ trụ con thoi là một hỗn
hợp amoni peclorat nổ :
2NH4ClO4  N2 + Cl2 + 2O2 + 4H2O. Mỗi một lần
phóng tàu con thoi tiêu tốn 750 tấn amoni peclorat.
Giả sử tất cả oxi sinh ra tác dụng với bột nhôm, hãy
tính khối lượng nhôm đã phản ứng với oxi và khối
lượng nhôm oxit sinh ra.
 Bài tập 11: Ô chữ của bạn
1. Sự nhận electron (quá trình nhận electron).
2. Thuốc thử để nhận biết các dung dịch bazơ.
3. Một dung dịch chứa các hợp chất của clo có tính tẩy trắng.
4. Người ta dùng yếu tố này cho một số phản ứng hóa học
để xảy ra nhanh hơn.
5. Đại lượng được bằng khối lượng của một chất chia cho khối lượng mol chất đó.
6. Hợp chất chứa oxi của clo có tính oxi hóa mạnh.

1
2
3
4
5
6

Các phiếu hỗ trợ cho bài “Luyện tập clo và hợp chất chứa chứa oxi của clo”
Phiếu hỗ trợ “ít” bài tập 5

71
- Áp dụng định luật BTKL tính được khối lượng của Cl2 và O2  số mol Cl2
và O2.
- Viết quá trình nhường electron của Mg và Al, quá trình nhận electron của Cl2
và O2.
- Sử dụng phương pháp bảo toàn số mol electron: n echo
= ne nhaän

Phiếu hỗ trợ “nhiều” bài tập 5


- Áp dụng định luật BTKL tính được khối lượng của Cl2 và O2
M g , A l + O 2 ,C l 2  h o ãn h ô ïp m u o ái v a ø o x it
 mO 2 ,C l 2
= m h h m u o ái v a ø o x it - m M g ,A l  n M g = a ; n Al = b
M g  M g 2+ + 2 e A l  A l 3+ + 3 e
x  2x y  3y
2-
O 2 + 4e  2 O C l2 + 2 e  2 C l-
a 4a b 2b
n e cho
=  n e n h a än
 2x + 3y = 4a + 2b

Phiếu hỗ trợ “ít” bài tập 6


- Sử dụng phương pháp trung bình.
- Đặt công thức trung bình NaX hai muối NaX và NaY.
- Viết PTHH giữa NaX và AgNO3.
- Dựa vào số liệu của bài, tính ra được M X

Phiếu hỗ trợ “nhiều” bài tập 6


- Đặt công thức trung bình NaX hai muối NaX và NaY.
NaX + AgNO3  AgX  + NaNO3
47,76 86,01
a= =  M X  M X vaøM Y
23+M X 108+M X

Phiếu hỗ trợ “ít” bài tập 7


a) Viết PTHH giữa R và Cl2. Dựa PTHH và số liệu của bài ra có thể tìm ra được
R (có thể giải bài bằng PP tăng giảm khối lượng).
b) Viết PTHH giữa HCl và MnO2, từ số mol của Cl2 tính được ở câu a ta có thể
tính được số mol của HCl và MnO2.

72
Phiếu hỗ trợ “nhiều” bài tập 7
a) Viết PTHH giữa R và Cl2.
2R + 3C l2  
 2 R C l3
tö ø P T H H  a  n R  n RCl  M R
3

m 54, 4  10,8 m
PP taêng giaûm khoái löôïng : a    MR  R
M M R  3 x 35,5  M R a
b) Viết PTHH giữa HCl và MnO2
0
t
MnO 2 + 4HCl   MnCl 2 + Cl 2 + 2 H 2 O
töø PTHH nMnO  100 / 80.nCl vaø nHCl  100 / 80.4 nCl
2 2 2

Bài kiểm tra 8 phút


Câu 1: Các hoá chất có thể dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là:
A. NaCl, H2O. B. KMnO4, KClO3, NaCl và HCl.
C. KMnO4, KClO3, MnO2 và HCl. D. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 2: Tìm câu đúng trong các câu sau:
A. Clo là chất khí không tan trong nước. B. Clo có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất.
C. Clo có tính oxi hoá mạnh hơn brôm và iôt.
D. Clo tồn tại trong tự nhiên dưới dạng đơn chất và hợp chất.
Câu 3: Cho 2,7 g Al phản ứng hoàn toàn V lít clo (đkc). Giá trị V là
a) A. 22,4. B. 4,48. C. 5,6. D. 3,36.
b) Số gam MnO2 dùng để điều chế V lít clo ở trên khi cho tác dụng với dung dịch
HCl dư (biết hiệu suất của phản ứng là 85%) là
A. 15,35. B.13,05. C. 11,09. D. 10,35.
Câu 4: Thuốc thử có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2, H2 là
A. dung dịch AgNO3. B. Quì tím ẩm.
C. dung dịch phenolphtalein. D. Không phân biệt được.
Câu 5: Cho các PTHH sau: Cl 2 + KOH   A + B + H 2O
0
t
Cl 2 + KOH   B + C + H2O
Công thức hoá học của A, B, C, lần lược là:
A. KCl, KClO, KClO4. B. KClO, KCl, KClO3.
C. KCl, KClO, KClO3. D. KClO3, KClO4, KCl.
Câu 6: Cho phản ứng sau: Cl 2 + NaOH 
 A + B + H2O . Clo đóng vai trò là
D. chất khử.
E. chất oxi hoá.
F. không phải là chất oxi hoá, không phải là chất khử.
D.vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.
Câu 7: Cho 1,2 g một kim loại R hoá trị II tác dụng hết với clo, thu được 4,75 g muối
clorua. Tên của R là
73
A. Fe. B. Mg. C. Ca. D. Cu.
Câu 8: Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất có thể tác dụng với Clo?
A. Na, H2, N2. B. NaOH(dd), NaBr(dd), NaI(dd).
C. KOH(dd), H2O, KF(dd). D. Fe, K, O2.
3. Phương pháp dạy học theo dự án
 Thế nào là dạy học theo dự án?
Dạy học theo dự án (Project Learning) còn có tên gọi khác là “Học dựa trên mô hình
dự án” (Project based learning). Trong dạy học dự án, học sinh học theo dự án. Có nhiều
các định nghĩa khác nhau về học theo dự án. Tuy nhiên, chúng đều thống nhất ở một số
nhận định:Học theo dự án là một phương pháp học tập mang tính xây dựng, trong đó học
sinh tự đưa ra sáng kiến và thực hiện xây dựng phiếu hỏi, thu thập thông tin, phân tích dữ
liệu và đưa ra nhận định, kết luận về các vấn đề cụ thể.
Học theo dự án (Project Work) là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội chohọc
sinh tổng kợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo
vào thực tế cuộc sống.
Dạy học dự án là một mô hình học tập khác với các hoạt động học tập truyềnthống
với những bài giảng ngắn, tách biệt và lấy giáo viên làm trung tâm.
Trong dạy học dự án, các hoạt động học tập được thiết kế một cách cẩn thận,mang
tính lâu dài, liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật, lấy người học làm trung tâm và gắn
liền với những vấn đề thực tiễn của thế giới thực tại. Xuất phát từ nội dung học, giáo viên
đưa ra một dự án hấp dẫn, kích thích người học tham gia thực hiện. Dự án là một bài tập
tình huống mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung học. Dạy học
dự án đặt người học vào tình huống vấn đề nhưng việc giải quyết vấn đề đòi hỏi sự tự lực
cao của người học. Khi người học nhận được bài tập hoặc những thông tin chi tiết về dự
án của mình, họ sẽquyết định cách thức giải quyết vấn đề được đưa ra. Người học trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao phải tự tìm hiểu những nội dung cần học thông qua
các nguồn tài liệu và thông qua trao đổi một cách có định hướng các nhiệm vụ cần thực
hiện.
Hình thức làm việc chủ yếu trong dạy học dự án là theo nhóm, mỗi người học
cộng tác với các thành viên khác trong nhóm trong một khoảng thời gian nhất định để giải
quyết những vấn đề và cuối cùng trình bày công việc mình đã làm trước nhóm. Bước cuối
cùng có thể là một buổi thuyết trình có sử dụng các phương tiện nghe nhìn, một ấn phẩm
báo chí, một trang Web hoặc một sản phẩm được tạo ra.
Các loại dự án học tập có thể phân chia theo nội dung, theo thời gian thực
hiện hoặc theo hình thức tham gia:
+ Phân theo nội dung
• Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học. Ví dụ: dự
án thiết kế mạng điện trong trường học, dự án thiêt kế mô hình các máy điện (môn
vật lí), dự án tìm hiểu virut cúm gia cầm (môn Sinh), dự án thiết kế mô hình nhà
máy hóa chất (môn Hóa học)
74
• Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau. Ví dụ: dự án cải
tạo hồ bơi của trường (Môn toán-lí-mỹ thuật-kĩ thuật..)
• Dự án ngoài môn học: Là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học,
ví dụ dự án chuẩn bị cho các lễ hội trong trường, dự án tìm hiểu năng lượng mặt
trời, dự án quảng bá du lịch địa phương...
+ Phân theo sự tham gia của người học: dự án cho nhóm HS, dự án cá nhân. Dự án dành
cho nhóm HS là hình thức dự án dạy học chủ yếu. Trong trường phổ thông còn có dự án
toàn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho một lớp học.
+ Phân loại theo quỹ thời gian: K.Frey đề nghị cách phân chia như sau:
• Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học.
• Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”), nhưng giới
hạn là một tuần hoặc 40 giờ học.
• Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ
học), có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”).
 Đặc điểm của dạy học dự án
* Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án gắn với thực tiễn, kết quả dự án phải có ý nghĩa
thực tiễn xã hội. Dạy học dự án tạo ra kinh nghiệm học tập thu hút người học vào những
dự án phức tạp trong thực tiễn xã hội và người học sẽ dựa vào đó để phát triển và ứng dụng
các kĩ năng và kiến thức của mình.
* Định hướng hứng thú: Chủ đề và nội dung của dự án phù hợp với hứng thú của người
học, thúc đẩy mong muốn học tập của người học, tăng cường năng lực hoàn thành những
công việc quan trọng và mong muốn được đánh giá. Khi người học có cơ hội kiểm soát
được việc học của chính mình, giá trị của việc học đối với họ cũng tăng lên. Cơ hội cộng
tác với các bạn cùng lớp cũng làm tăng hứng thú học tập của học sinh.
* Tính tự lực cao của người học: Người học tham gia tích cực và tự lực vào các tất cả các
giai đoạn của quá trình dạy học: đề xuất vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, giải quyết
vấn đề và trình bày kết quả thực hiện.
* Định hướng hành động: Khi thực hiện dự án, đòi hỏi học sinh phải kết hợp giữa lý
thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan. Người học khám phá, giải thích và tổng
hợp thông tin sao cho có được sản phẩm có ý nghĩa.
* Định hướng sản phẩm: Đó là những sản phẩm hành động có thể công bố, giới thiệu
được. Kết quả của dự án có thể là bài báo, bài trình bày, các mô hình vật chất, thí nghiệm…
* Có tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc các
môn học khác nhau. Dạy học dự án yêu cầu người học sử dụng thông tin của nhiều môn
học khác nhau để giải quyết vấn đề.
* Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, việc học mang
tính xã hội. Dạy học dự án thúc đẩy sự cộng tác giữa người học với giáo viên và giữa người
học với nhau. Nhiều khi, sự cộng tác được mở rộng đến cộng đồng. Sự làm việc mang tính
cộng tác của người học có tầm quan trọng làm phong phú và mở rộng sự hiểu biết của
người học về những điều họ đang học.

75
 Vai trò của giáo viên và người học
*Vai trò của giáo viên
- Thúc đẩy vai trò tự chủ của người học và làm sao để gắn sự chủ động của người
học trong việc giải quyết vấn đề.
- Hướng dẫn, tham vấn chứ không phải cầm tay chỉ việc. Không phải dạy kiến thức
mà tạo ra sự hỗ trợ cần thiết. Năng lực, vai trò của giáo viên thể hiện ở các hỗ trợ đối với
người học (không chỉ bằng các chỉ dẫn mà bằng các sản phẩm mẫu, các tài liệu, các nguồn
thông tin, cách chuyển giao công việc, cách xây dựng các phiếu đánh giá...).
* Vai trò của người học
- Tham gia tích cực ở cả ba giai đoạn học tập (thu thập thông tin, xử lí thông tin,
truyền đạt thông tin). Giai đoạn ba là giai đoạn hoạt động quan trọng, thể hiện kết quả của
hai giai đoạn trước và là giai đoạn người học được phát huy khả năng sáng tạo, khả năng
giải quyết vấn đề của mình.
- Người học đóng vai là những “chuyên gia” thuộc những ngành nghề khác nhau
trong xã hội, hoàn thành vai trò của mình dựa trên những kiến thức, kĩ năng nhất định
(người học chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức).
- Người học tự quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động.
- Người học phải hoàn thành dự án và trình bày qua các sản phẩm cụ thể: Bài trình
diễn, sản phẩm, trang web...
 Quy trình thực hiện của dạy học dự án

+ Quyết định chủ đề và xây dựng kế hoạch


Trong giai đoạn này bao gồm
- Lựa chọn chủ đề dự án
- Xây dựng các tiểu chủ đề
76
- Xác định kế hoạch thực hiện dự án.
Chủ đề dự án trước hết phải gắn với các bài học cụ thể trong chương trình
nhằm giải quyết một nhiệm vụ nào đó. Các nhiệm vụ này phải có ý nghĩa với học sinh, gợi
được sự quan tâm và hứng thú của người học. Nó có thể khởi đầu bằng một ý tưởng mà
học sinh quan tâm. Ví dụ: ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng sạch, du lịch địa
phương, nhà trường, gia đình, ...
Khi lựa chọn chủ đề và xây dựng các tiểu chủ đề để thiết kế dự án, sơ đồ tư
duy là công cụ có hiệu quả để xác định, lựa chọn ý tưởng dự án cũng như những vấn đề
cần giải quyết xung quanh chủ đề dự án, nói cách khác là xác định quy mô nghiên cứu của
dự án. Khi thiết kế dự án, sơ đồ KWL sẽ hướng dẫn thực hiện việc lựa chọn chủ đề dự án
một cách
Hình 3:Các giai đoạn của tiến trình thực hiện dự án đơn giản. Sơ đồ này đặc biệt thích
hợp khi sử dụng trong dạy học dự án ở các lớp tiểu học và trung học cơ sở.
Điều đã biết (K) Điều muốn biết (W) Điều đã học được (L)
..... ..... .....
+ Khi xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, trong giai đoạn này, HS với sự hướng dẫn của
GV xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc xây dựng
kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí,
phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. Để thuận lợi khi xây dựng ý
tưởng mới xung quanh chủ đề đã lựa chọn nhằm xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, giáo
viên cũng có thể hướng dẫn học sinh sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H. Trong các câu
hỏi này, câu hỏi Tại sao và Như thế nào là quan trọng nhất.
Ví dụ, sau khi đã xác định chủ đề dự án về vấn đề ô nhiễm không khí, để xây dựng ý tưởng,
từ đó có thể lập kế hoạch cho việc thực hiện dự án, khi sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H.
Hoạt động lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập nhằm giúp cho các thành viên trong
nhóm biết được ai sẽ làm nhiệm vụ gì và thời hạn hoàn thành. Đây là hoạt động hợp tác
giữa các thành viên, đòi hỏi mỗi thành viên phải ý thức phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau
để hoàn thành dự án. Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên có thể mô tả chi tiết qua
bảng sau:
Tên thành viên Nhiệm vụ Thời hạn hoàn thành
Nguyễn Thanh Đạt (Trưởng nhóm) … …
Bùi Thị Thanh Ngân … …
… … …

Ngoài các chủ đề dự án phải gắn liền với các bài học cụ thể trong chương trình.
Khi Bộ giáo dục và đào tạo có quyết định dành quĩ thời gian trong chương trình để tổ chức
dạy học dự án thì chủ đề dự án có thể được lựa chọn do sự hấp dẫn với một nhóm học sinh,
với cả lớp, hay với một học sinh nhất định. Khi đó, bằng việc quan sát và thảo luận trên
lớp, giáo viên sẽ phát hiện ra học sinh quan tâm tới vấn đề gì, vấn đề gì thực sự hấp dẫn
đối với các em.
77
Ngoài ra, cũng còn có các cách làm khác như: hộp thư gợi ý thu thập sáng kiến, đề
nghị của học sinh, báo tường – sự kiện mang tính thời sự – thảo luận lấy ý kiến. Chủ đề
được diễn đạt tốt nhất dưới dạng một vấn đề. Nên bắt đầu bằng mộtvấn đề cần phải giải
quyết. Kết quả cuối cùng của dự án sẽ là lời giải cho vấn đề đó. Điều này kích thích học
sinh hoạt động, lên kế hoạch và đặt mục tiêu đề ra.
Có thể dựa vào các ý tưởng sau để không đi chệch hướng khi lựa chọn chủ đề:
+ Đảm bảo đa số học sinh ủng hộ ý tưởng bằng cách kiểm tra xem các chủ đề nào
có liên quan tới nhau và tại sao
+ Xác định một số tiêu chí mà dự án cần đạt được
Ví dụ:
-Câu hỏi/nhiệm vụ đặt ra có phải là một vấn đề hay không?
-Liệu tất cả học sinh đều có thể tham gia được hay không?
-Có thể đạt được sản phẩm cuối cùng hay không?
- Có thể dành một khoảng thời gian nhất định cho dự án hay không?
-Học sinh có thể hoạt động cùng nhau được hay không?
-Có thể học được điều gì đó từ hoạt động dự án hay không?
-Có thể áp dụng sau ... tuần được hay không?
-Vấn đề có mới mẻ và mang tính thách thức hay không?
-Chi phí như thế nào?
+ Học sinh có thể thuyết phục lẫn nhau. Các em đưa ra ý kiến, lí lẽ để bảo vệ kiến
nghị của mình.
+ Nếu không đạt được thoả thuận, có thể dùng đến biện pháp bỏ phiếu sao cho dân
chủ nhất, học sinh có thể bỏ phiếu kín cho 1, 2 hoặc 3 lựa chọn
• Thực hiện dự án:
Quá trình thực hiện dự án bao gồm:
- Thu thập thông tin
- Thực hiện điều tra
- Thảo luận với các thành viên khác
- Tham vấn giáo viên hướng dẫn
Trong giai đoạn này, dự án được định hình. Người học học bằng cách nghiên cứu,
biến đổi hoặc tạo ra thông tin mới trong sự hợp tác để đi đến kết quả chung. Họ thu thập
dữ liệu, tiến hành các thí nghiệm, gặp gỡ các nhân vật cần thiết, phân tích, so sánh, cân,
đo, tính toán, viết, vẽ, tranh luận... Máy tính cung cấp dữ liệu cập nhật về một số lớn các
thông tin và các vấn đề thực tế, tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các thành viên của cùng
lớp học hoặc với các lớp học khác. Tổng hợp những đóng góp là một hoạt động cần thiết
của việc thực hiện dự án. Hoạt động này thường thể hiện ở hai mặt: việc giới thiệu cho toàn
lớp những đóng góp của nhóm nhỏ, đồng thời là dịp để thành viên này hay thành viên khác
điều chỉnh bởi chính họ để có sản phẩm của tập thể, của cả lớp. Những đóng góp khác nhau
sẽ được giới thiệu và mỗi đóng góp nhằm theo đuổi một câu hỏi để mang đến những sản
phẩm chung.

78
Trong quá trình này, giáo viên tôn trọng về kế hoạch đã xây dựng và sự hợp tác giữa
các cá nhân người học nhằm tạo ra một cộng đồng trong đó trung tâm là việc học tập. Giáo
viên tạo thuận lợi cho sự trao đổi thường xuyên và cởi mở giữa các thành viên, tạo sự tìm
kiếm thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn bên cạnh sự chịu trách nhiệm về những nhiệm
vụ, mời các nhóm thường xuyên đánh giá sự tiến triển của công việc và tận dụng dịp này
để động viên, kích thích, và chỉnh sửa để nhằm đến đích. Những chiến lược người học sử
dụng cần phải trở thành đối tượng của sự quan sát liên tục của giáo viên. Tuy nhiên, tác
động của giáo viên cần mang đến một không khí cởi mở. Những câu hỏi về các hoạt động
của nhóm, về sự chịu trách nhiệm, về phương pháp nghiên cứu, về sự phân biệt giữa cái
đúng và cái sai, ... sẽ dẫn đến những đề nghị hấp dẫn đối với các dự án tương lai.
Khi thực hiện dự án, các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho
nhóm và cá nhân, HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành.
Những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau, như:
- Thu thập các đồ dùng, tài liệu cần thiết
- Nghiên cứu trong lớp
- Nghiên cứu trong thư viện
- Có sự tham gia của phụ huynh học sinh
- Xin “chuyên gia” tư vấn – viết thư - phỏng vấn - gọi điện thoại xin hẹn
- Phiếu hỏi – thu thập tạp chí để tìm thông tin – videos – sách trẻ em
- Thu thập các bài báo, chỉnh sửa và viết lại sao cho dễ hiểu
Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra.
• Tổng hợp kết quả
Tổng hợp kết quả bao gồm:
- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
- Đánh giá dự án:
Kết quả thực hiện dự án có thể được công bố dưới dạng bài thu hoạch, báocáo
bằng văn bản, bài trình diễn powerpoint. Trong nhiều dự án, các sản phẩm vật chất được
tạo ra qua hoạt động thực hành như: mô hình máy phát điện, mô hình mạng điện,... Sản
phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một
vở kịch, việc tổ chức một buổi tuyên truyền nhằm tạo ra các tác động xã hội, phòng triển
lãm trưng bày tranh ảnh...
Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm học sinh trong một lớp,
có thể được giới thiệu trước toàn trường, hay ngoài xã hội.
Đánh giá dự án do cả GV và HS thực hiện nhằm đánh giá quá trình thực hiện và
kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Cần phải trả lời các câu hỏi:
- Dự án vừa thực hiện có cho phép một sự học tập tích cực hay không?
- Trong tương lai dự án có thể thực hiện khác được không?
- Hướng phát triển tiếp theo của dự án là gì?
Do đó cần tiến hành hoạt động xem xét lại dự án: trở lại dự án để thực hiện việc
tổng kết và đưa ra các kết luận rộng hơn. Nó có thể xoay quanh câu hỏi: Mục đích học tập

79
đạt được hay chưa? Liệu sản phẩm của dự án có dùng được hay không? Những thiếu sót
gì đã bỏ qua? Các yếu tố khác như cảm giác thoải mái của học sinh trong quá trình hoạt
động nhóm – thời gian thực hiện dự án – các vấn đề gặp phải và sự hỗ trợ,… đều phải được
đề cập tới và đánh giá một cách chu đáo. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc phát
triển dự án hoặc thực hiện các dự án tiếp theo khác.
Có những phương pháp đánh giá khác nhau như: trao đổi bằng thư, đánh giá toàn
lớp, đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá, học sinh nêu câu hỏi, đánh giá các nhóm… Việc phân
chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen
kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các
giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết
riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án.
Ví dụ một DA lớn như sau:
Nghiên cứu công nghiệp silicat – sản xuất và ứng dụng trong cuộc sống
 Mục tiêu chính:
Kiến thức: HS biết được: Ngành công nghiệp silicat về các vấn đề: Thành phần hoá học của
nguyên liệu, tính chất, quy trình sản xuất và biện pháp kĩ thuật áp dụng trong sản xuất, ứng dụng
của sản phẩm trong công nghiệp và đời sống của gốm, thuỷ tinh, xi măng.
Kĩ năng:
– Viết được các PTHH thể hiện tính chất của silic đioxit.
– Bảo quản, sử dụng được hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi
măng.
Thái độ: – Biết yêu quý lao động và các thành quả lao động.
– Có ý thức tìm kiếm giải pháp cho công nghệ sản xuất.
– Nhận biết nguyên nhân ô nhiễm môi trường ở làng nghề và có ý thức bảo vệ môi
trường.
– Có ý thức tham gia các hoạt động duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống.
 Các câu hỏi định hướng:
– Câu hỏi khái quát: Con người cần những gì cho cuộc sống?
– Câu hỏi bài học: Để thoả mãn nhu cầu nhà ở và sinh hoạt, con người đã tạo ra
những ngôi nhà bằng vật liệu gì, những dụng cụ gì từ vật liệu silicat?
– Câu hỏi nội dung:
+ Công nghiệp silicat chủ yếu bao gồm các ngành sản xuất gì?
+ Phân loại, thành phần hoá học của đồ gốm?
+ Công dụng của từng loại gốm (gạch và ngói; gạch chịu lửa; sành sứ)?
+ Tính chất của từng loại gốm sứ, nguyên liệu và quy trình sản xuất?
+ Các làng nghề sản xuất đồ gốm sứ ở Việt Nam và định hướng phát triển?
+ Phân loại, thành phần hoá học của thuỷ tinh?
+ Tính chất của từng loại thuỷ tinh?
+ Quy trình công nghệ sản xuất thuỷ tinh? Nguyên liệu sản xuất?
+ Ứng dụng của các loại thuỷ tinh? Các loại dụng cụ làm từ thuỷ tinh?

80
+ Thành phần hoá học của xi măng?
+ Nguyên liệu và quy trình sản xuất xi măng?
+ Các phản ứng hoá học xảy ra trong quy trình đông cứng xi măng?
+ Ứng dụng của xi măng trong đời sống?
+ Những nhà máy xi măng Việt Nam nào sản xuất vật liệu silicat tương ứng mà em
biết?
+ Trong sản xuất công nghiệp silicat, có những giai đoạn nào gây nên vấn đề ô nhiễm
môi trường? Đó là những loại ô nhiễm nào?
+ Đề xuất các giải pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường có liên quan?
+ Trong khuôn khổ của DA học tập, em hãy đề xuất biện pháp để hạn chế tác hại của
vấn đề gây ô nhiễm môi trường ở các làng nghề?
+ Qua quá trình thực hiện DA, em đã rút ra được những kinh nghiệm gì?
 Đề xuất thực hiện: HS làm việc theo nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tìm hiểu lí thuyết về các loại vật liệu silicat (phân loại, thành phần, tính chất vật lí,
hoá học, ứng dụng, sản xuất thủ công và công nghiệp).
+ Tìm hiểu lí thuyết về quy trình sản xuất tại các làng nghề, nhà máy.
+ Tìm hiểu về các quá trình khai thác nguyên liệu, sử dụng nhiên liệu tạo ra sản phẩm
là các vật liệu silicat.
+ Tìm hiểu về các phụ phẩm đi kèm sản xuất hoặc chính sản phẩm gây ảnh hưởng tới
ô nhiễm môi trường của các làng nghề, nhà máy sản xuất công nghiệp silicat.
+ Tìm hiểu về các biện pháp đã được áp dụng trong thực tế để hạn chế tác hại của ô
nhiễm môi trường. Phân tích cơ sở hoá học (nếu có).
+ Sử dụng kiến thức hoá học và các kiến thức liên môn khác, đề xuất các giải pháp
nhằm hạn chế tác hại của ô nhiễm môi trường.
+ Phân tích, tổng hợp, xây dựng bản báo cáo kết quả thực hiện DA, trong đó có tổng
kết quá trình hoạt động và đánh giá các kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện DA,
đồng thời dự kiến các hoạt động sẽ thực hiện trong thời gian tới.
Việc đánh giá DA là cả một quá trình. DA được coi là đạt yêu cầu khi đạt được các
mục tiêu đã xác định, đồng thời mở ra đề tài mới cho HS có hướng nghiên cứu tiếp tục về
việc xử lí môi trường.
III. CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
Các kĩ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong
việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự
sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. Các kĩ thuật dạy học tích cực được trình bày sau
đây có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm. Tuy nhiên chúng cũng có thể
được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp nhằm phát huy tính tích cực
của HS.
1. Kĩ thuật đặt câu hỏi
Khi trả lời câu hỏi học sinh phải động não, suy nghĩ, ua đó nâng cao nhận thức và
phát triển tư duy. Mức độ phát triển tư duy của học sinh phụ thuộc cấp độ nhận thức mà
81
câu hỏi đặt ra. Có thể chia các câu hỏi đóng và mở theo cấp độ nhận thức của Blooom:
Biết, Hiểu, Áp dụng, Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo.
* Câu hỏi “Biết”:
Mục tiêu: nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ kiện, số liệu, các định nghĩa,
định luật, quy tắc, khái niệm...
 Giúp học sinh tái hiện lại những gì đã biết, đã trải qua.
* Câu hỏi “Hiểu”:
Mục tiêu: nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ, kết nối các số liệu, đặc điểm... khi
tiếp nhận thông tin.
 Giúp học sinh có khả năng nêu ra được những kiến thức cơ bản trong bài học và
biết cách so sánh những điểm khác nhau giữa các kiến thức có liên quan.
* Câu hỏi “Áp dụng”:
Mục tiêu: nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin đã thu được vào tình
huống mới, các dạng bài tập hoặc lựa chọn câu trả lời đúng.
 Giúp học sinh hiểu được nội dung bài học và biết cách lựa chọn nhiều phương
pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
* Câu hỏi “Phân tích”:
Mục tiêu: nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó tìm ra mối liên
hệ hoặc chứng minh luận điểm, đi đến kết luận. Câu hỏi phân tích thường có nhiều câu trả
lời.
 Đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, giải thích, nhận xét và diễn giải câu trả lời của
mình. Qua đó phát triển được tư duy logic cho học sinh.
* Câu hỏi “Đánh giá”:
Mục tiêu: nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của học sinh
trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, hiện tượng,...
 Thúc đẩy học sinh tìm tòi tri thức.
* Câu hỏi “Sáng tạo”:
Mục tiêu: nhằm kiểm tra khả năng của học sinh có thể đưa ra dự đoán, cách giải
quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có sáng tạo thông qua các tình huống, câu hỏi
mang tính suy đoán.
 Kích thích sự sáng tạo của học sinh.
Câu hỏi ở mức độ nhận thức càng cao thì mức độ phát triển tư duy của học sinh
càng cao. Hệ thống câu hỏi trong giờ học phải giúp học sinh đạt dần tới mục tiêu chung
của bài học. Câu hỏi không dễ quá để buộc học sinh phải suy nghĩ hoặc không quá khó để
đa số học sinh có thể trả lời được.
2. Kĩ thuật khăn trải bàn
* Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp
giữa hoạt động cá nhân và nhóm.
* Mục tiêu:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh.
82
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh.
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
* Tác dụng đối với học sinh:
- Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau.
- Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề.
- Giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng nhau để
đạt được mục tiêu chung của nhóm.
- Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hội nhiều hơn
cho học tập có sự phân hóa.
- Nâng cao mối quan hệ giữa học sinh với học sinh. Tăng cường sự hợp tác, giao
tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.
- Nâng cao hiệu quả học tập.
* Cách tiến hành:
- Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0.
- Trên giấy A0 chia thành các phần: phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần
xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng
với phần xung quanh.
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu
hỏi/ nhiệm vụ theo cách hiểu riêng và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0.
- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý
kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn trải bàn”.

Hình 1: Kĩ thuật khăn trải bàn


* Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn:
- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở.
- Trong trường hợp số học sinh trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trên “khăn trải
bàn”, có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi ý kiến cá nhân, sau
đó đính vào phần xung quanh “khăn trải bàn”.
- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính những ý kiến thống nhất vào
giữa “khăn trải bàn”. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau.
- Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại ở phần
xung quanh của “khăn trải bàn”.

83
3. Kĩ thuật mảnh ghép
* Kĩ thuật mảnh ghép là Kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá
nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm.
* Mục tiêu:
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
- Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm.
- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác: vừa hoàn thành nhiệm vụ
học tập, vừa phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao
hơn.
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân.
* Tác dụng đối với học sinh:
- Học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức.
- Học sinh được phát triển kĩ năng trình bày, giao tiếp hợp tác.
- Thể hiện khả năng, năng lực cá nhân.
- Tăng cường hiệu quả học tập.
* Cách tiến hành:
- Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”
+ Thành lập “nhóm chuyên sâu”: mỗi nhóm gồm 3 – 6 học sinh, mỗi nhóm được
giao một nhiệm vụ cụ thể.
+ Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi và trình
bày lại được các nội dung trong nhiệm vụ được giao. Mỗi học sinh trở thành “chuyên sâu”
của lĩnh vực đã tìm hiểu.
- Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
+ Thành lập “nhóm mảnh ghép”: mỗi học sinh từ các “nhóm chuyên sâu” khác nhau
hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”.
+ Từng học sinh từ các “nhóm chuyên sâu” trong “nhóm mảnh ghép” lần lượt trình
bày lại nội dung vừa tìm hiểu cho các thành viên trong nhóm mới và đảm bảo rằng các
thành viên trong nhóm phải hiểu được nội dung vừa trình bày.
+ Giao nhiệm vụ mới cho “nhóm mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát,
tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu ở “nhóm chuyên sâu”.

Hình 2: Kĩ thuật mảnh ghép


* Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo Kĩ thuật mảnh ghép:

84
- Các nhiệm vụ được giao cho mỗi thành viên phải có liên kết chặt chẽ với nhau.
- Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả mọi học sinh đều hiểu rõ và
có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
- “Nhóm mảnh ghép” phải có đầy đủ các thành viên trong “nhóm chuyên sâu”.
- Giáo viên quan sát và có sự hỗ trợ kịp thời cho học sinh.
4. Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hỉnh ảnh để mở
rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với
nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng.

Hình 3: Kĩ thuật sơ đồ tư duy


* Mục tiêu: Nhằm phát triển tư duy logic, khả năng phân tích, tổng hợp, học sinh
hiểu bài, nhớ lâu thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, “học vẹt”.
* Tác dụng đối với học sinh: Giúp học sinh trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng,
suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt đày đủ thông tin của một bài học, hệ
thống lại kiến thức, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới,...
* Cách tiến hành:
- Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay
khái niệm/ chủ dề/ nội dung chính.
- Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính
và thường tô đậm nét.
- Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm/ chủ đề/ nội dung/ vấn đề
luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô
tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
* Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo sơ đồ tư duy:
- Học sinh cần được giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạng sơ đồ tư duy:
sơ đồ chuỗi, sơ đồ khối, sơ đồ quan hệ toàn bộ/ một phần,...
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi để gợi ý học sinh lập sơ đồ tư duy.
- Khuyến khích học sinh phát triển, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành sơ đồ.
- Một số học sinh thích sắp theo hàng, một số khác thích dạng hình học, lại có người
thích sắp xếp một cách tự do hơn. Điều này liên quan rất nhiều đến cách học của mỗi cá

85
nhân cũng như kinh nghiệm của người học. Do đó không có cách nào là tốt nhất hoặc phù
hợp nhất với mọi người.
5. Kĩ thuật “KWL”
* Là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn
biết và các kiến thức học được sau bài học. Trong đó:
K (Know) – Những điều đã biết
W (Want to know) – Những điều muốn biết
L (Learned) – Những điều đã học được
* Mục tiêu:
- Rèn cho học sinh kĩ năng thu thập thông tin, quản lí thông tin, tự quản lí quá trình
học tập và điều chỉnh quá trình học tập của chính mình.
- Tăng cường tính độc lập của học sinh.
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
- Giáo viên có thể đánh giá được kết quả của giờ học thông qua tự đánh giá, thu
hoạch của học sinh. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp.
* Tác dụng đối với học sinh:
- Giúp học sinh nhận thức được sự tiến bộ trong quá trình học, phân tích những
thông tin nào mới được biết sau khi nghiên cứu.
- Giúp người học nắm bắt được các thông tin và biết cách tự học thông qua việc
đánh giá những gì đã có, xác định mục tiêu học tập cá nhân cũng như nhìn lại quá trình
học tập.
- Giúp học sinh nâng cao mối quan hệ, giao tiếp sự cộng tác giữa các học sinh trong
nhóm. Học sinh học cách chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau.
* Cách tiến hành:
Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, giáo viên phát phiếu học
tập “KWL” sau:
Tên bài học: .......................................
Tên học sinh: ...................................... Lớp: .................. Trường: ...................
L
K W
(Những điều đã học được
(Những điều đã biết) (Những điều muốn biết)
sau bài học)
- - -
- - -

- Yêu cầu học sinh viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội dung bài học
hoặc chủ đề.
- Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học hoặc chủ đề.
- Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, học sinh điền vào cột L của phiếu những gì
vừa học được. Lúc này học sinh xác nhận về những điều các em đã học được qua bài học

86
đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá được kết quả học tập, sự tiến bộ của mình
qua giờ học.
* Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo Kĩ thuật KWL:
- Yêu cầu học sinh trao đổi thống nhất ý kiến trong nhóm trước khi điền thông tin
vào cột K. Có thể sử dụng Kĩ thuật khăn trải bàn để thống nhất ý kiến, những gì được ghi
vào giữa khăn trải bàn cũng chính là nội dung ghi ở cột K.
- Có thể dùng các câu hỏi gợi ý để học sinh có thể viết những gì các em đã biết,
muốn biết và đã học được vào các cột tương ứng.
6. Kĩ thuật học tập hợp tác
* Mục tiêu: Giúp nâng cao mối quan hệ của học sinh, học sinh học cách chia sẻ và tôn
trọng lẫn nhau, phối hợp với nhau theo nhóm tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân
hóa.
Để đảm bảo học tập hợp tác có hiệu quả cần quan tâm đến 5 yếu tố sau:
- Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên một cách tích cực: nghĩa là thành công
của cả nhóm sẽ phụ thuộc vào thành công của cá nhân. Những đóng góp của cá nhân cần
được thể hiện rõ.
- Trách nhiệm của cá nhân: Mỗi học sinh phải chịu trách nhiệm về những đóng góp
của mình trong toàn bộ kết quả của cả nhóm. Làm việc cùng nhau sẽ giúp nỗ lực của từng
cá nhân hoàn thiện hơn.
- Khuyến khích sự tương tác: thể hiện thông qua cách bố trí bàn ghế, các nhiệm vụ
học tập. Các nhiệm vụ học tập cần phải thách thức học sinh để học sinh khám phá, chia sẻ,
phản hồi và hỗ trợ lẫn nhau.
- Rèn luyện các kĩ năng xã hội: như kĩ năng nghe và nói, học sinh biết tôn trọng ý
kiến của người khác, biết tin tưởng, chấp nhận và hỗ trợ lẫn nhau, biết cách giải quyết các
vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Rèn luyện cho học sinh cách nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân và
các thành viên trong nhóm.
7. Động não
Động não (công não) là một kĩ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc
đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia
một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). Kĩ thuật
động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kĩ thuật truyền thống từ Ấn độ.

87
* Quy tắc của động não:
 Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên.
 Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày.
 Khuyến khích số lượng các ý tưởng.
 Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
* Các bước tiến hành:
Bước 1: Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề.
Bước 2: Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không
đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau.
Bước 3: Kết thúc việc đưa ra ý kiến.
Bước 4: Đánh giá.
• Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng.
- Có thể ứng dụng trực tiếp.
- Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm.
- Không có khả năng ứng dụng.
• Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn.
• Rút ra kết luận hành động.
* Ứng dụng:
 Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề.
 Tìm các phương án giải quyết vấn đề.
 Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau.
* Ưu điểm:
 Dễ thực hiện.
 Không tốn kém.
 Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể.
 Huy động được nhiều ý kiến.
 Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia.
* Nhược điểm:
– Có thể đi lạc đề, tản mạn.
– Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp.
– Có thể có một số HS „quá tích cực“, số khác thụ động.Kĩ thuật động não được áp dụng
phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kĩ thuật khác dựa trên kĩ thuật này, có thể coi là
các dạng khác nhau của kĩ thuật động não.
8. Động não viết
Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết thì
những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý
kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề.Trong động não viết, các đối tác sẽ giao tiếp
với nhau bằng chữ viết. Các em đặt trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề
ở dạng dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy. Các em thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ

88
về chủ đề đó, trong im lặng tuyệt đối. Trong khi đó, các em xem các dòng ghi của nhau và
cùng lập ra một bài viết chung. Bằng cách đó có thể hình thành những câu chuyện trọn vẹn
hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa. Các HS luyện tập có thể thực hiện các cuộc nói chuyện
bằng giấy bút cả khi làm bài trong nhóm. Sản phẩm có thể có dạng một bản đồ trí tuệ.
* Cách thực hiện:
– Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên.
– Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó.
– Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục
phát triển ý nghĩ.
– Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng trong nhóm.
* Ưu điểm:
– Ưu điểm của phương pháp này là có thể huy động sự tham gia của tất cả HS trong
nhóm.
– Tạo sự yên tĩnh trong lớp học.
– Động não viết tạo ra mức độ tập trung cao. Vì những HS tham gia sẽ trình bày những
suy nghĩ của mình bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơn so với các cuộc nói chuyện
bình thường bằng miệng.
– Các HS đối tác cùng hoạt động với nhau mà không sử dụng lời nói. Bằng cách đó, thảo
luận viết tạo ra một dạng tương tác xã hội đặc biệt.
– Những ý kiến đóng góp trong cuộc nói chuyện bằng giấy bút thường được suy nghĩ đặc
biệt kĩ.
* Nhược điểm:
– Có thể HS sa vào những ý kiến tản mạn, xa đề.
– Do được tham khảo ý kiến của nhau, có thể một số HS ít có sự độc lập.
9. Động não không công khai
– Động não không công khai cũng là một hình thức của động nãoviết. Mỗi một thành viên
viết những ý nghĩ của mình về cách giải quyết vấn đề, nhưng chưa công khai, sau đó
nhóm mới thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển.
– Ưu điểm: mỗi thành viên có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình mà không bị ảnh
hưởng bởi các ý kiến khác.
– Nhược điểm: không nhận được gợi ý từ những ý kiến của người khác trong việc viết ý
kiến riêng.
10. Kĩ thuật XYZ
Là một kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người
trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người.
Ví dụ kĩ thuật 635 thực hiện như sau:
– Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách
giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh.
– Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại
vòng khác.
89
– Con số X-Y-Z có thể thay đổi,
– Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.
11. Kĩ thuật “bể cá”
Là một kĩ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và
thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi
cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng
xử của những HS thảo luận. Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người
ngồi. HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo
luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo
luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận “bể
cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như
xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát
và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.
Bảng câu hỏi cho những người quan sát
– Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không?
– Họ có nói một cách dễ hiểu không?
– Họ có để những người khác nói hay không?
– Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?
– Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không?
– Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?
– Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?
12. Kĩ thuật “ổ bi”
Là một kĩ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm ngồi
theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện
cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác.
* Cách thực hiện:
– Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài, đây
là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác.
– Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều
kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.
13. Tranh luận ủng hộ – phản đối
Tranh luận ủng hộ – phản đối là một kĩ thuật dùng trong thảo luận, trong đó đề cập
về một chủ đề có chứa đựng xung đột. Những ý kiến khác nhau và những ý kiến đối lập
được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Mục
tiêu của tranh luận không phải là nhằm “đánh bại” ý kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề
dưới nhiều phương diện khác nhau.
Cách thực hiện:

90
– Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lập nhau về một
luận điểm cần tranh luận. Việc chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu nhiên hoặc theo
nguyên vọng của các thành viên muốn đứng trong nhóm ủng hộ hay phản đối.
– Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu thập những luận
cứ phản đối đối với luận điểm tranh luận.
– Sau khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thông qua đại diện của hai
nhóm. Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình: Nhóm ủng hộ đưa ra một lập luận
ủng hộ, tiếp đó nhóm phản đối đưa ra một ý kiến phản đối và cứ tiếp tục như vậy. Nếu
mỗi nhóm nhỏ hơn 6 người thì không cần đại diện mà mọi thành viên có thể trình bày
lập luận.
– Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và đánh giá, kết
luận thảo luận.
14. Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học
Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học là GV và HS cùng nhận xét, đánh giá, đưa
ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới quá trình học tập nhằm mục đích là
điều chỉnh, hợp lí hoá quá trình dạy và học.
Những đặc điểm của việc đưa ra thông tin phản hồi tích cực là:
 Có sự cảm thông.
 Có kiểm soát.
 Được người nghe chờ đợi.
 Cụ thể.
 Không nhận xét về giá trị.
 Đúng lúc.
 Có thể biến thành hành động.
 Cùng thảo luận, khách quan.
Sau đây là những quy tắc trong việc đưa thông tin phản hồi:
 Diễn đạt ý kiến của bạn một cách đơn giản và có trình tự (không nói quá nhiều).
 Cố gắng hiểu được những suy tư, tình cảm (không vội vã).
 Tìm hiểu các vấn đề cũng như nguyên nhân của chúng.
 Giải thích những quan điểm không đồng nhất.
 Chấp nhận cách thức đánh giá của người khác.
 Chỉ tập trung vào những vấn đề có thể giải quyết được trong thời điểm thực tế.
 Coi cuộc trao đổi là cơ hội để tiếp tục cải tiến.
 Chỉ ra các khả năng để lựa chọn. Có nhiều kĩ thuật khác nhau trong việc thu nhận
thông tin phản hồi trong dạy học. Ngoài việc sử dụng các phiếu đánh giá, sau đây là
một số kĩ thuật có thể áp dụng trong dạy học nói chung và trong thu nhận thông tin
phản hồi.

91
15. Kĩ thuật tia chớp
Kĩ thuật tia chớp là một kĩ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với
một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp
và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn
và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
Quy tắc thực hiện:
– Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị.
– Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận, ví dụ: Hiện
tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?
– Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình.
– Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.
16. Kĩ thuật “3 lần 3”
Kĩ thuật “3 lần 3“ là một kĩ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia
tích cực của HS.
Cách làm như sau:
– HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội dung buổi thảo luận,
phương pháp tiến hành thảo luận...).
– Mỗi người cần viết ra: - 3 điều tốt;- 3 điều chưa tốt;- 3 đề nghị cải tiến.
– Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.
 Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.
 Phát huy tính tự lực, tính trách nhiêm, sáng tạo.
 Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, mang tính tích hợp.
 Phát triển năng lực cộng tác làm việc và kĩ năng giao tiếp.
 Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn.
 Phát triển năng lực đánh giá.
Hạn chế:
 Đòi hỏi có thời gian để học sinh nghiên cứu, tìm hiểu.
 Đòi hỏi phương tiện vật chất phù hợp.
 Yêu cầu giáo viên phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, tích cực,
yêu nghề.

92
CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP,
KĨ THUẬT VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở
TRƯỜNG THPT

I. CÁC DẠNG CHỦ ĐỀ/ BÀI LÊN LỚP MÔN HÓA HỌC

II. ĐẶC ĐIỂM CÁC DẠNG CHỦ ĐỀ/ BÀI LÊN LỚP MÔN HOÁ HỌC
1. Dạng bài hình thành khái niệm, nội dung thuyết và định luật
- Nội dung các khái niệm, thuyết và định luật thường khó, trừu tượng
- Khi tổ chức dạy học cần tổ chức cho học sinh:
 Đưa ra được các khái niệm, nội dung thuyết và định luật bằng cách quy nạp từ
các sự vật, hiện tượng cụ thể.
 Chỉ ra dấu hiệu đặc trưng của khái niệm
 Phát biểu một cách chính xác nội dung khái niệm, thuyết, định luật.
 Giải thích bản chất/cơ sở của nội dung thuyết, định luật.
 Sử dụng tối đa các phương tiện trực quan
2. Dạng bài chất và nguyên tố hóa học
- Được phân bố sau lí thuyết chủ đạo, do đó cần vận dụng lí thuyết chủ đạo để dự
đoán/ giải thích làm rõ mối liên hệ giữa cấu tạo và tính chất.
- Các nguyên tố và hợp chất của chúng được nghiên cứu theo nhóm nguyên tố, cần
so sánh làm rõ tính chất của chúng có sự tương tự và biến đổi theo quy luật.
- Chỉ ra mối liên hệ giữa tính chất với phương pháp điều chế và ứng dụng của các
chất
- Liên hệ kiến thức bài học/chủ đề với các vấn đề thực tiễn để học sinh hiểu được
bản chất, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn

93
3. Dạng bài hóa hữu cơ
- Cấu tạo phân tử hữu cơ thường phức tạp, các phản ứng xảy ra theo nhiều giai đoạn,
nhiều hướng, các chất trong dãy đồng đẳng có tính chất chung nhưng cũng có nhiều trường
hợp đặc biệt
- Chỉ rõ bản chất, nguyên nhân của các tính chất, phản ứng hóa học để khái quát hóa
thành tính chất chung của dãy đồng đẳng
- Vận dụng cơ sở lí thuyết để dự đoán/giải thích cấu trúc, tính chất của các chất
- Chỉ ra mối liên hệ giữa tính chất với phương pháp điều chế và ứng dụng của các
chất
- Liên hệ kiến thức với các vấn đề thực tiễn để HS hiểu được bản chất, biết vận dụng
kiến thức vào thực tiễn
4. Dạng bài ôn tập, luyện tập, tổng kết
- Tái hiện lại các kiến thức đã học, hệ thống hóa các kiến thức hóa học được nghiên
cứu rời rạc, tản mạn qua một số bài, một chương hoặc một phần thành một hệ thống kiến
thức có quan hệ chặt chẽ với nhau theo logic xác định
- Xác định được những kiến thức cơ bản nhất và các mối liên hệ bản chất giữa các
kiến thức đã thu nhận được để ghi nhớ và vận dụng chúng trong việc giải quyết các vấn đề
học tập…
- So sánh, hệ thống hoá để xâu chuỗi các nội dung đã học, hiểu rõ mối liên hệ cấu
tạo – tính chất- Ứng dụng và điều chế
5. Dạng bài thực hành
- Thí nghiệm thực hành là hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thiện
kiến thức nhằm minh hoạ, ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng,
kĩ xảo hoá học.
1. Giúp học sinh nắm vững kiến thức và thiết lập được lòng tin vào khoa học, hình
thành và nâng cao hứng thú học tập bộ môn.
2. Phát triển tốt hơn hoạt động của các giác quan, hoạt động tư duy và tư duy sáng
tạo.
3. Rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo hoá học cho học sinh nhất là các kĩ năng, thao tác
sử dụng hoá chất, dụng cụ thí nghiệm, kĩ năng quan sát mô tả hiện tượng thí nghiệm và kĩ
năng vận dụng kiến thức hoá học.

94
4. Giúp học sinh hình thành phương pháp nghiên cứu hoá học như phát hiện, đề xuất
vấn đề nghiên cứu, dự đoán lý thuyết, lựa chọn dụng cụ hoá chất và xây dựng phương án
tiến hành thí nghiệm, quan sát màu sắc các chất tham gia phản ứng, tiến hành các thao tác
thí nghiệm và quan sát mô tả hiện tượng thí nghiệm, đối chiếu với dự đoán và giải thích
hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận.
5. Rèn luyện cho học sinh các đức tính và phẩm chất của người nghiên cứu khoa
học như: trung thực, cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp…
III. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
TT Dạng bài Định hướng phương pháp và kĩ thuật dạy học
1 Hình thành khái niệm, - PPDH:
nội dung thuyết và định + Đàm thoại gợi mở/tìm tòi/phát hiện
luật + Trực quan (sử dụng thí nghiệm, mẫu vật, tranh,
ảnh, mô hình, video thí nghiệm, thí nghiệm mô
phỏng, thí nghiệm ảo...)
+ Giải quyết vấn đề
-KTDH: công não, KWL, mảnh ghép, khăn trải bản…
2 Chất và nguyên tố hóa - PPDH:
học + Đàm thoại gợi mở/ tìm tòi/phát hiện
+ Giải quyết vấn đề
+ Dạy học hợp tác
+ Dạy học dự án
+ Dạy học theo góc
+ Dạy học theo hợp đồng
+ Trực quan (sử dụng thí nghiệm, mẫu vật, tranh,
ảnh, mô hình, video thí nghiệm, thí nghiệm mô
phỏng, thí nghiệm ảo...)
-KTDH: công não, KWL, mảnh ghép, khăn trải bản…
3 Hóa học hữu cơ - PPDH:
+ Đàm thoại gợi mở/ tìm tòi/phát hiện
+ Giải quyết vấn đề
+ Dạy học hợp tác
+ Dạy học dự án
+ Dạy học theo góc
+ Dạy học theo hợp đồng
+ Trực quan (sử dụng thí nghiệm, mẫu vật, tranh,
ảnh, mô hình, video thí nghiệm, thí nghiệm mô
phỏng, thí nghiệm ảo...)
-KTDH: công não, KWL, mảnh ghép, khăn trải bản…

95
4 Ôn tập, luyện tập, tổng - PPDH:
kết + Phương pháp trực quan: sử dụng sơ đồ, biểu
bảng…
+ Sử dụng bài tập hóa học; Bài tập gắn với thực tiễn
và các dạng bài tập mở. Ngoài ra có thể áp dụng các
PPDH hợp tác, trò chơi, đóng vai, dạy học theo hợp
đồng…
KTDH: Sơ đồ tư duy, phòng tranh,…
5 Thực hành - Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên
cứu
- Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp giải
quyết vấn đề
- Sử dụng thí nghiệm kiểm chứng
- Sử dụng thí nghiệm minh họa
IV. KẾ HOẠCH DẠY HỌC MINH HỌA
TÊN BÀI DẠY: AMONIAC VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT AMONI
Môn học: Hóa học; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết (90 phút)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức ( trình bày theo chuẩn kiến thức trong chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương
trình hiện hành)
- Mô tả được công thức Lewis và hình học của phân tử amoniac.
- Giải thích được tính chất vật lí (tính tan), tính chất hoá học (tính bazơ, tính khử)
của amoniac. Viết được phương trình hóa học minh họa.
- Trình bày được ứng dụng của amoniac (chất làm lạnh; sản xuất phân bón như:
đạm, ammophos; sản xuất nitric axit; làm dung môi…).
- Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản
ứng tổng hợp amoniac từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber.
- Trình bày được tính chất cơ bản của muối amoni (dễ tan và phân li, chuyển hoá
thành amoniac trong kiềm, dễ bị nhiệt phân) và nhận biết được ion amoni trong dung dịch.
- Trình bày được ứng dụng của amoni nitrate và một số muối amoni tan như: phân
đạm, phân ammophos…
2. Năng lực
2.1. Năng lực hóa học
a) Năng lực nhận thức hóa học ( giống mục 1)

96
(1) Mô tả được công thức Lewis và hình học của phân tử amoniac.
(2) Giải thích được tính chất vật lí (tính tan), tính chất hoá học (tính bazơ, tính khử)
của amoniac. Viết được phương trình hóa học minh họa.
(3) Trình bày được ứng dụng của amoniac (chất làm lạnh; sản xuất phân bón như:
đạm, ammophos; sản xuất nitric axit; làm dung môi…).
(4) Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho
phản ứng tổng hợp amoniac từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber.
(5) Trình bày được tính chất cơ bản của muối amoni (dễ tan và phân li, chuyển hoá
thành amoniac trong kiềm, dễ bị nhiệt phân) và nhận biết được ion amoni trong dung dịch.
(6) Trình bày được ứng dụng của amoni nitrate và một số muối amoni tan như: phân
đạm, phân ammophos…
b) Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
(1) Thực hiện được các thí nghiệm về tính tan và tính bazơ của amoniac.
(2) Thực hiện được thí nghiệm nhận biết được ion amoni trong phân đạm chứa ion
amoni.
c) Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
(1) Vận dụng kiến thức đã học về amoniac để chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất
và ứng dụng của amoniac; xử lý được tình huống ngộ độc khí amoniac trong thực tiễn.
(2) Vận dụng kiến thức đã học về muối amoni để chỉ ra được mối liên hệ giữa tính
chất và ứng dụng của muối amoni trong thực tiễn.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ tự học: Thực hiện được thí nghiệm thông qua việc đọc trước phiếu
hướng dẫn tiến trình làm thí nghiệm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi báo cáo kết
quả hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất chủ yếu
- Chăm chỉ: Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm; tích cực tìm tòi
và sáng tạo nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân do GV đưa ra.
- Trung thực: Khách quan, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm và hoạt động
nhóm, viết và nói đúng với kết quả thu thập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:

97
- Bài giảng powerpoint.
- Mô hình phân tử amoniac.
- Dụng cụ, hóa chất:
❖Thí nghiệm: Trứng chui vào lọ (1 bộ/lớp):
+ Bình cầu cổ dài (250 mL) thu đầy khí amoniac (2 bình); Cốc thủy tinh 100 mL (1 cái).
+ Nước cất; Dung dịch phenolphthalein; Trứng luộc (2 quả).
❖Thí nghiệm: Tính tan và tính bazơ của amoniac (1 bộ/nhóm):
+ Ống vuốt nhọn (1 cái); Kẹp gỗ (2 cái); Quỳ tím (1 cuộn); Ống nghiệm (6 cái); chậu thủy
tinh (1 cái).
+ Dung dịch NH3 loãng; Bình thu đầy khí NH3 (1 bình); Dung dịch AlCl3; Dung dịch
phenolphthalein.
❖Thí nghiệm: Nhận biết ion amoni (1 bộ/1 nhóm):
+ Kẹp gỗ (1 cái); Ống nghiệm (2 cái); Đèn cồn ( 1 cái); Diêm (1 hộp).
+ Mẫu phân đạm amoni; Dung dịch Ba(OH)2; Dung dịch NaOH; Nước cất; Quì tím (1
cuộn).
- Các video thí nghiệm
+ Video thí nghiệm amoniac tác dụng với oxygen:
https://www.youtube.com/watch?v=cRK67pnHiNE
+ Video thu khí amoniac trong phòng thí nghiệm:
(https://www.youtube.com/watch?v=F3vA3pWzIFc
+ Mô hình động về quá trình sản xuất amoniac:
(https://www.youtube.com/watch?v=IMTY7XCBL-U ).
- Sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh
+ Sơ đồ chu trình Haber sản xuất amoniac trong công nghiệp.
+ Sơ đồ tư duy tổng kết về amoniac.
+ Trò chơi vòng quay may mắn.
- Phiếu học tập
- Các phiếu học tập số 1, số 2, phiếu hướng dẫn thí nghiệm (xem phụ lục).
- Bảng kiểm để HS tự đánh giá trong hoạt động 3.
2. Chuẩn bị của HS
- SGK, vở và các dụng cụ học tập cá nhân khác.
- Giấy A0, bút dạ (1 tờ A0 + 2 bút dạ/nhóm).
98
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mô tả chung các hoạt động học
Hoạt động học Phương pháp và kĩ Phương pháp và công cụ đánh
(Thời gian) thuật dạy học giá
HOẠT ĐỘNG 1: - PPDH: Trực quan; Phương pháp: Vấn đáp.
Mở đầu (5 phút) đàm thoại gợi mở. Công cụ: Câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG 2: - PPDH: Trực quan, Phương pháp: Quan sát, vấn
Tìm hiểu cấu tạo phân tử đàm thoại gợi mở. đáp.
amoniac (10 phút) - KT: Think – pair – Công cụ: Câu hỏi.
share.
- PPDH: Giải quyết Phương pháp: Quan sát, vấn
HOẠT ĐỘNG 3: vấn đề, dạy học hợp đáp; HS tự đánh giá.
Tìm hiểu tính chất của tác, trực quan. Công cụ: Phiếu học tập, câu hỏi,
amoniac (30 phút) - KT: Khăn trải bàn; bảng kiểm.
phòng tranh.
HOẠT ĐỘNG 4: - PPDH: Dạy học Phương pháp: Vấn đáp, quan
Tìm hiểu về ứng dụng và hợp tác, trực quan, sát.
điều chế amoniac đàm thoại gợi mở. Công cụ: Câu hỏi và phần trả lời
(15 phút) - KT: Sơ đồ tư duy. của HS.
- PPDH: Dạy học Phương pháp: Vấn đáp, quan
HOẠT ĐỘNG 5: hợp tác, trực quan, sát.
Tìm hiểu về amoni (20 đàm thoại gợi mở. Công cụ: Câu hỏi và phần trình
phút) - KT: Think – pair – bày của học sinh.
share.
HOẠT ĐỘNG 6: Tổ chức trò chơi Phương pháp: Vấn đáp (qua trò
Luyện tập, mở rộng vòng quay may mắn. chơi).
(10 phút) Công cụ: Câu hỏi.
2. Các hoạt động dạy học cụ thể
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5 phút)
1. Mục tiêu: Hoạt động này nhằm tạo tình huống có vấn đề giới thiệu nội dung chính
của bài học mới.
2. Nội dung:
HS quan sát thí nghiệm, dự đoán khí trong bình là khí gì và giải thích hiện tượng.
99
3. Sản phẩm:
Các dự đoán của học sinh về khí trong bình.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV giới thiệu tiết mục ảo thuật “Trứng tự chui vào bình” yêu cầu HS xem và giải thích.
- GV thực hiện thí nghiệm và đặt các câu hỏi: Tại sao quả trứng tự chui được vào bình?
Khí trong bình cầu và nước nhúng quả trứng là chất gì? Vì sao quả trứng lại đổi thành
màu hồng?
- HS quan sát hiện tượng và đưa ra dự đoán, giải thích.
(Đây là hoạt động khởi động kết nối vào bài mới nên GV không kết luận đúng sai mà
chỉ chỉ ghi nhận, khuyến khích HS đưa ra các đề xuất đoán chất và giải thích hiện tượng).
- GV ghi nhận các ý kiến của HS, cho biết khí trong lọ có tên là amoniac. Bài học hôm
nay sẽ đi tìm hiểu về amoniac và muối amoni, từ đó chúng ta sẽ quay lại xem dự đoán
và lời giải thích của bạn nào vừa rồi là đúng.
- HS nghe, tạo tâm thế bước vào bài học.

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CẤU TẠO PHÂN TỬ AMONIAC (15 phút)
1. Mục tiêu: Hoạt động này nhằm đạt mục tiêu a(1) của bài học, góp phần phát triển
năng lực hợp tác thông qua hoạt động thảo luận theo cặp để dự đoán tính chất của
amoniac. Cụ thể:
- Viết được công thức cấu tạo, công thức electron của amoniac.
- Nêu được đặc điểm cấu tạo của phân tử amoniac.
- Từ cấu tạo, dự đoán tính chất của amoniac.
2. Nội dung:
HS thảo luận theo cặp để trình bày cấu tạo của phân tử amoniac.
3. Sản phẩm:
- Viết được công thức electron và công thức cấu tạo của amoniac:

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của phân tử amoniac: nguyên tử N liên kết với 3
nguyên tử H bằng 3 liên kết cộng hóa trị có cực, ở nguyên tử N còn một cặp electron
chưa liên kết; Ngyên tử N có số oxh là -3 (số oxi hóa thấp nhất của N); phân tử NH3 phân
cực.
- Đưa ra được dự đoán về tính chất của amoniac:
+ Tan nhiều trong nước do phân tử NH3 phân cực, nước là dung môi phân cực.
+ Tính bazơ do N còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.
+ Tính khử: do nguyên tử N trong phân tử NH3 có số oxi hóa -3 (thấp nhất của N).
4. Tổ chức hoạt động:
❖ Chuyển giao nhiệm vụ học tập ❖ Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo
cáo kết quả
100
- GV nêu mục đích của hoạt động: Tìm hiểu cấu tạo - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
phân tử của NH3. - GV gọi một HS trình bày kết quả của
- GV giới thiệu công thức phân tử của amoniac (NH3), mình và HS khác nhận xét, bổ sung.
yêu cầu HS viết công thức electron và công thức cấu
tạo của phân tử NH3.
- GV giới thiệu mô hình phân tử amoniac, yêu cầu HS
mô tả đặc điểm liên kết phân tử amoniac.
- GV chiếu bảng dự đoán, sử dụng kĩ thuật think – pair
– share, yêu cầu HS đưa ra các dự đoán.
Bảng dự đoán tính chất của amoniac - HS kết hợp làm việc cá nhân và thảo
Dự đoán Cơ sở đưa ra dự đoán luận theo cặp để đưa ra dự đoán.
Tính tan: - Từ những dự đoán của HS, GV chuyển
tiếp sang hoạt động tiếp theo nhằm
Tính chất hóa học: kiểm tra các dự đoán.

❖ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và tổng kết hoạt động:
- GV đánh giá thông qua kết quả trình bày của HS; vấn đáp (qua đặt câu hỏi làm rõ đặc
điểm cấu tạo của amoniac).
- HS đánh giá đồng đẳng qua nhận xét.
- GV nhận xét, chữa câu trả lời của HS cho chính xác.
- GV chốt lại công thức đúng của amoniac, giải thích thêm về sự phân cực và các nhận
xét về cấu tạo của amoniac.

HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU TÍNH CHẤT VẬT LÍ,


TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AMONIAC (30 phút)
1. Mục tiêu: Hoạt động này nhằm đạt được mục tiêu a(2), b(1) của bài học, đồng thời
góp phần phát triển năng lực tự chủ tự học và năng lực năng lực giao tiếp khi báo cáo
kết quả hoạt động nhóm. Cụ thể:
- Nêu được một số tính chất vật lí của amoniac.
- Giải thích được tính chất hóa học (tính bazơ yếu, tính khử mạnh) và viết được
phương trình minh họa tính chất của amoniac.
- Thực hiện được các thí nghiệm về tính tan, tính bazơ của amoniac.
2. Nội dung:
HS thực hiện các bài thí nghiệm, xem video về tính chất vật lý và tính chất hóa học của
amoniac.
3. Sản phẩm:
- Nêu được tính chất vật lí của amoniac: Là chất khí không màu, mùi khai xốc, nhẹ hơn
không khí, tan nhiều trong nước, tạo thành dung dịch có tính kiềm.

101
- Thực hiện và mô tả được các hiện tượng thí nghiệm về tính tan và tính bazơ của
amoniac. Viết được PTHH và giải thích.




Tác dụng với nước tạo dung dịch bazơ: NH3+ H2O NH4+ + OH-
Tác dụng với axit tạo muối amoni: NH3(k)+HCl(k)  NH4Cl(R)
Tác dụng với dung dịch muối tạo hydroxide không tan:
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O  Al(OH)3 + 3NH4Cl
- Mô tả được hiện tượng, viết được PTHH và nêu được vai trò amoniac là chất khử.
to
4NH3 + 3O2  2N2 + 6H2O
C.Kh C.Oxh
- Giải thích được nguyên nhân trứng chui vào bình là do khí amoniac tan nhiều trong
nước làm giảm áp suất trong bình và tạo thành dung dịch bazơ.
4. Tố chức thực hiện:
❖ Chuyển giao nhiệm vụ học tập ❖Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm khoảng 5-6 HS. - HS di chuyển về nhóm, nhận phiếu học tập,
- GV chiếu phiếu học tập số 1, mô tả thứ tự các dụng cụ hóa chất.
nhiệm vụ, cách thức, thời gian và yêu cầu HS - HS làm việc cá nhân, kết hợp với thảo luận
thực hiện. nhóm đọc cách tiến hành TN, thực hiện b
- GV đặt thêm một số câu hỏi kiểm tra để đảm 1 trong phiếu học tập số 1 và ghi lại v
bảo HS đã hiểu rõ nhiệm vụ, cách thức cần thực chung (A0 hoặc A3).
hiện. - Sau đó, HS tiến hành thí nghiệm v
- GV phát phiếu học tập số 1, phiếu hướng dẫn video ghi lại hiện tượng, giải thích, viết PTHH
thực hiện thí nghiệm (xem phần phụ lục) và dụng và kết luận về tính chất chung vào phi
cụ, hóa chất cho các nhóm. của nhóm.
- GV quan sát các nhóm làm việc, ghi lại những
điểm tốt, những thiếu sót trong quá tr
việc của các nhóm dùng để nhận xét, thảo luận
sau đó.
❖Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, chuẩn hóa kiến thức:
- Sử dụng kĩ thuật phòng tranh: Các nhóm treo kết quả hoạt động chung của nhóm lên
bảng.
- GV phát bảng kiểm (xem ở phần phụ lục) cho các nhóm, chiếu bảng mô tả hiện tượng,
giải thích, viết PTHH và kết luận để HS tự đánh giá. Các nhóm thảo luận tự đánh giá
theo bảng kiểm và kết quả GV.
- GV gọi các nhóm thông báo kết quả tự đánh giá của mình, sau đó mời 1 nhóm trình
bày chi tiết đánh giá theo từng tiêu chí và gọi các nhóm khác tự nhận xét những thiếu sót
cần bổ sung sửa chữa của nhóm mình.
- GV nhận xét, giải thích, lưu ý chữa mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết
PTHH chính xác.
- GV đối chiếu kết quả thí nghiệm với dự đoán trong hoạt động 2 để đi đến kết luận về
các tính chất của amoniac.

102
- GV nhắc lại thí nghiệm trứng chui vào bình và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao quả
trứng nhúng ướt thì tự chui được vào bình khí amoniac?
* Đánh giá quá trình:
- GV đánh giá thông qua quan sát (bài làm trên phiếu học tập, thảo luận, trình bày); thông
qua vấn đáp (đặt câu hỏi kiểm tra HS hiểu nhiệm vụ, khi HS trình bày tự đánh giá, giải
thích thí nghiệm vui đầu giờ học).
- HS tự đánh giá bằng bảng kiểm và đối chiếu với đáp án của GV.

HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ AMONIAC (10 PHÚT)
1. Mục tiêu: Hoạt động này nhằm đạt mục tiêu a(3), a(4), c(1). Cụ thể:
- Nêu được các ứng dụng chủ yếu của amoniac (chất làm lạnh, làm dung môi, sản xuất nitric
axit, sản xuất phân bón như đạm, ammophos…)
- Trình bày được phương pháp điều chế amoniac trong công nghiệp.
- Vận dụng kiến thức về cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản
ứng tổng hợp amoniac trong quá trình Haber.
2. Nội dung:
HS đọc sách giáo khoa, thảo luận theo cặp để trình bày các ứng dụng, phương pháp điều chế
ammoia trong công nghiệm.
HS vận dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích điều kiện tổng hợp
amoniac trong công nghiệp.
3. Sản phẩm:
- Nêu được các ứng dụng của amoniac: chất làm lạnh, làm dung môi, sản xuất nitric axit, sản
xuất phân bón như đạm, ammophos…
- Trình bày và giải thích được các biện pháp trong chu trình Haber tổng hợp amoniac trong
công nghiệp.
o
xt Fe, 200-300 atm, 450-500 C

 
N2 + 3H2 2NH3 ∆H= -92kJ
Biện pháp: Tăng áp suất: 200-300 atm.
Giảm nhiệt độ: 450-500oC.
Chất xúc tác: Fe/Al2O3.K2O.
4. Tổ chức thực hiện:
❖ Chuyển giao nhiệm vụ học tập ❖ Thực hiện và báo cáo nhiệm vụ học
tập
- GV yêu cầu HS đọc SGK/tài liệu và trình bày - HS làm việc cá nhân, đọc SGK/ tài liệu
những ứng dụng của amoniac? Dựa vào những trả lời câu hỏi.
tính chất nào mà amoniac có ứng dụng để sản - GV nhận xét và chiếu sơ đồ tổng hợp
xuất axit nitric, phân đạm? một số ứng dụng của amoniac: chất làm
- GV đặt vấn đề: Là một hóa chất có nhiều ứng lạnh, làm dung môi, sản xuất nitric axit,
dụng thực tiễn, vậy trong công nghiệp, sản xuất phân bón như đạm, ammophos…
amoniac được sản xuất như thế nào? - HS làm việc theo cặp để trả lời câu hỏi.

103
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc - GV gọi đại diện 1 cặp trình bày kết quả,
SGK/tài liệu và cho biết: Trong công nghiệp, một số cặp khác nhận xét.
amoniac được tổng hợp bằng cách nào? Viết + Phản ứng tổng hợp amoniac:
o
PTHH, nêu đặc điểm của phản ứng và rút ra xt Fe, 200-300 atm, 450-500 C
 
 
biện pháp để tăng hiệu suất phản ứng tổng N2 + 3H2 2NH3
hợp. ∆H= -92kJ
- GV chiếu bảng các yếu tố cần khảo sát đặc + Đây là phản ứng thuận nghịch, trong đó
điểm của phản ứng và gợi ý HS vận dụng chiều thuận là chiều tổng hợp NH3.
nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier Yếu tố Đặc điểm Biện pháp
để rút ra biện pháp. phản ứng để tăng
Yếu tố Đặc điểm Biện pháp thuận hiệu suất
phản ứng để tăng Nhiệt độ Tỏa nhiệt ↓T
thuận hiệu suất Áp suất Giảm ↑P
Nhiệt độ
Áp suất Điều kiện tối ưu thường là 200-300 atm,
- GV đặt thêm câu hỏi để làm rõ: 450-500oC và có chất xúc tác Fe trộn
+ Vì sao không hạ nhiệt độ thấp mà dùng nhiệt Al2O3.K2O để tăng tốc độ phản ứng.
độ 450 – 500oC? - GV chiếu video mô hình động về quá
+ Vì sao phải dùng chất xúc tác? trình sản xuất amoniac, giới thiệu thêm về
Giải thích: Ở nhiệt độ thấp quá thì tốc độ phản chu trình tổng hợp là một chu trình khép
ứng xảy ra rất chậm và áp suất cao quá thì đòi kín: hóa lỏng và tách NH3 (do NH3 dễ hóa
hỏi thiết bị cồng kềnh, phức tạp. lỏng) còn N2 và H2 chưa phản ứng đưa trở
lại tháp tổng hợp.
❖ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động:
- HS đánh giá đồng đẳng bằng cách nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung, chữa những câu trả lời chưa đúng, đặc biệt chú ý
điều kiện tổng hợp amoniac trong công nghiệp. GV thực hiện đánh giá bằng phương pháp
vấn đáp thông qua các câu hỏi.
❖ GV tổng kết các hoạt động nghiên cứu về amoniac:
- GV dùng sơ đồ tư duy tổng kết toàn bộ nội dung nghiên cứu về amoniac.

104
- GV chiếu slide giới thiệu về sự nguy hiểm và cách sơ cứu khi bị ngộ độc khí amoniac.
( Có thể giao cho HS tự tìm hiểu và trình bày ở tiết sau)
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM HIỂU MUỐI AMONI (25 phút)
1. Mục tiêu: Hoạt động này nhằm đạt được mục tiêu a(5), a(6), b(2), c(2). Cụ thể:
- Nêu được tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan) của muối amoni.
- Trình bày được tính chất hoá học: Tác dụng với dung dịch kiềm và kém bền với nhiệt.
- Viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh họa cho tính chất hoá học.
- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.
2. Nội dung:
- HS thảo luận theo cặp về tính chất cơ bản của muối amoni.
- HS thực hiện thí nghiệm nhận biết ion amoni (tiến hành theo nhóm).
3. Sản phẩm:
- Nêu được tên và công thức phân tử một số muối amoni như NH4Cl, NH4NO3,
NH4HCO3…
- Nêu được ứng dụng của một số muối amoni như:
+ Phân bón: NH4Cl, NH4NO3…
+ Bột nở để làm bánh: NH4HCO3
- Trình bày được tính chất cơ bản của muối amoni (dễ tan và phân li, tác dụng với dung
dịch kiềm, dễ bị nhiệt phân). Viết được các phương trình minh họa cho các tính chất này.
+ Tác dụng với bazơ kiềm:
(NH4)2SO4 + 2 NaOH →Na2SO4 +2 NH3↑+ 2H2O
NH4+ + OH- →NH3↑ + H2O
→ điều chế NH3 trong PTN và nhận biết muối amoni.
+ Phản ứng nhiệt phân:
* Muối amoni tạo bởi gốc axit không có tính oxi hóa (HCl, H2CO3) → NH3 + axit
o
t
Ví dụ: NH4Cl  NH3 + HCl
o
t
(NH4)2CO3  2 NH3 + CO2 + 2H2O

105
o
t
NH4HCO3  NH3 + CO2 + H2O
* Muối amoni tạo bởi gốc axit có tính oxi hóa (HNO3, HNO2 ):
o
t
NH4NO3  N2O + 2H2O
o
t
NH4NO2  N2 + 2H2O
+ Thực hiện được thí nghiệm nhận biết ion amoni.
4. Tổ chức thực hiện:
❖ Chuyển giao nhiệm vụ học tập ❖ Thực hiện, báo cáo và đánh giá kết
quả nhiệm vụ học tập:
- GV sử dụng kĩ thuật Think – pair – share - HS đọc nội dung và thảo luận theo cặp
yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc các để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập
thông tin trong các đoạn văn bản của phiếu số 3.
học tập số 2 (xem phần phụ lục) và trả lời - GV gọi HS đại diện cho 1 cặp viết các
câu hỏi vào bảng làm việc nhóm. PTHH lên bảng và trình bày các câu trả
lời còn lại trước lớp. Các HS khác quan
sát, lắng nghe, nhận xét và góp ý.
- GV nhận xét, bổ sung lưu ý về sản phẩm
- GV giới thiệu mẫu phân đạm amoni, yêu nhiệt phân của muối amoni phụ thuộc vào
cầu các nhóm (5 – 6 HS) thảo luận để đề đặc điểm gốc axit của nó.
xuất phương án nhận biết ion amoni trong - Các nhóm thảo luận đưa ra phương án.
mẫu phân này. - GV nhận xét, phân tích những phương
- GV lần lượt phát hóa chất cho các nhóm. án chưa hợp lí, chọn những phương án
Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm hợp lí như dùng NaOH, KOH, Ca(OH)2,
theo phương án đã đề xuất và được duyệt, Ba(OH)2.
nêu hiện tượng, viết PTHH, phương trình - Các nhóm tiến hành thí nghiệm nhận biết
ion thu gọn và rút ra kết luận tổng quát về ion amoni, ghi lại hiện tượng, viết PTHH
cách nhận biết ion amoni. và phương trình ion thu gọn. Từ đó rút ra
- Lấy một thìa nhỏ mẫu phân đạm amoni kết luận về cách nhận biết ion amoni. Đặc
cho vào ống nghiệm, sau đó hóa tan bằng biệt lưu ý phản ứng giữa ion NH4+ và OH-
nước cất. Thêm tiếp 2 mL dung dịch kiềm cũng là nguyên tắc dùng để điều chế
và hơ nóng nhẹ ống nghiệm, đặt 1 mẫu quì amoniac trong phòng thí nghiệm.
tím ẩm lêm miệng ống nghiệm. Quan sát
hiện tượng. - GV tổng kết các nội dung về muối
amoni, liên hệ một số ứng dụng của muối
amoni (bột nở, phân bón…) và sự kiện
thực tế (vụ nổ ở Liban do sự phân hủy
amoni nitrate; Hiện tượng nhiễm amoni
trong mạch nước ngầm ở cùng đồng bằng
Bắc bộ: những tác hại và phương án khắc
phục) để nhắc nhở HS chú ý sử dụng và
bảo quản hóa chất một cách an toàn. (Có

106
thể giao cho HS tự tìm hiểu và trình bày ở
tiết học sau).
* Phương án đánh giá:
GV đánh giá bằng phương pháp quan sát, vấn đáp thông qua phần trình bày trên phiếu học tập
và phần trả lời, nhận xét của HS.
Hoạt động 6: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, MỞ RỘNG (10 phút)
1. Mục tiêu:
Tái hiện và vận dụng những kiến thức đã học trong bài về cấu tạo phân tử, tính chất
vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của amoniac và muối amoni trong thực tiễn.
2. Nội dung:
HS tham gia trò chơi vòng quay may mắn.
3. Sản phẩm:
Trả lời được các câu hỏi trong trò chơi.
4. Tổ chức thực hiện:
Tổ chức luyện tập bằng trò chơi vòng quay may mắn:
❖ Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phổ biến luật chơi: có 9 ô chọn câu hỏi, người chơi xung phong chọn. Nếu
người chơi trả lời và giải thích đúng thì được quay phần thưởng. Nếu trả lời sai thì HS khác
được quyền trả lời và quay chọn phần thưởng. Con số trên vòng quay là số kẹo nhận
thưởng. Trong 9 ô sẽ có 2 ô may mắn, người chơi không phải trả lời câu hỏi vẫn được quay
thưởng.
❖ Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS lắng nghe luật chơi và tham gia trò chơi, tham gia nhận xét câu trả lời các bạn.
- GV theo dõi câu trả lời của HS, trao phần thưởng và nhận xét thêm những câu trả
lời chưa chính xác.
Bộ câu hỏi của trò chơi vòng quay may mắn:
Câu 1: Amoniac có những tính chất nào trong số các tính chất sau đây?
(a) Tan tốt trong nước. (b) Nặng hơn không khí.
(c) Tác dụng với axit (d) Khử được một số oxide kim lọai.
(e) Khử được hydrogen. (g) Làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
A. (a), (b), (c). B. (a), (b), (g).
C. (a), (c), (d), (g). D. (c), (d), (e).
Câu 2: Ô may mắn.

107
Câu 3: Amoniac có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các
điều kiện coi như có đủ)?
A. HCl, O2, CuO, dd AlCl3. B. H2SO4, PbO, FeO, NaOH.
C. HCl, KOH, FeCl3, Cl2. D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2.
Câu 4: Trong công nghiệp amoniac được điều chế theo PTHH:
N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3 (k); △H= -92 kJ.
Hai biện pháp nào sau đây đều làm cân bằng phản ứng tổng hợp NH3 chuyển dịch theo
chiều thuận?
A. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất. B. Tăng nhiệt p suất.
C. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất. D. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất.
Câu 5: Nghe câu thơ, đoán xem đây là hai khí gì?
Cả hai đều khí không màu
Gặp nhau tỏa khói một màu trắng phau
Một axit, một bazơ
Hãy mau mau đoán còn chờ hỏi ai?
Đáp án: Khí NH3 và khí HCl.
Câu 6: Có thể dùng chất nào để làm khô khí amoniac?
A. H2SO4 đặc. B. CaO. C. CuSO4 khan. D. P2O5.
Câu 7: Có 2 mẫu phân: mẫu thứ nhất là phân kali (KCl), mẫu thứ hai là đạm amoni chloride
(NH4Cl). Em hãy chọn một hóa chất có thể phân biệt 2 mẫu phân này. Giải thích.
Đáp án: Dùng dung dịch kiềm: NaOH hoặc KOH,…
Câu 8: Ô may mắn.
Câu 9: Giải thích vì sao không nên bón vôi và đạm amoni (NH4Cl, NH4NO3) cùng lúc?
Đáp án: Do ion OH- kết hợp với ion NH4+ giải phóng NH3 gây mất đạm.
❖ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động:
- Nhận xét mức độ nhớ kiến thức của HS, chữa những nhận định, câu trả lời sai của HS.
- GV dặn dò HS chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
* Phương án đánh giá
Phương pháp hỏi đáp thông qua câu hỏi bằng hình thức trò chơi và bài tập.
IV. PHỤ LỤC: Hồ sơ dạy học
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Làm việc nhóm, thời gian 20 phút)

108
Bước 1: Đọc cách tiến hành các thí nghiệm 1 đến 4 (trong phần hướng dẫn tiến hành thí
nghiệm) và viết dự đoán hiện tượng vào các ô “Dự đoán hiện tượng” trong bảng dưới.
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm 1 đến 4 theo hướng dẫn, ghi lại hiện tượng, so sánh kết
quả thí nghiệm với dự đoán, giải thích và viết PTHH (nếu có)
Bước 3: Xem video thí nghiệm 5 ghi lại hiện tượng, viết PTHH và giải thích.
Bước 4: Rút ra kết luận về tính chất của amoniac.
TT Thí nghiệm Dự đoán Mô tả hiện Giải thích/
hiện tượng tượng khi làm viết PTHH
thí nghiệm
1 TCVL và tính tan của
NH3 trong nước.

2 NH3 với chất chỉ thị

3 NH3 tác dụng với HCl

4 NH3 tác dụng với AlCl3

5 NH3 tác dụng với O2

PHIẾU HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


(GV thống nhất thời gian làm thí nghiệm 1-4 là 10 phút sau khi các nhóm làm thí nghiệm
xong, GV chiếu video thí nghiệm 5 cho cả lớp cùng xem)
TT Thí nghiệm Cách tiến hành
Tính chất - Trước khi tiến hành thí nghiệm, quan sát bình chứa và cho biết
vật lí và tính trạng thái, màu sắc khí amoniac.
tan của NH3 - Chuẩn bị chậu nước, cho vài giọt phenolphthalein vào, mở nút
1
trong nước cắm ống vuốt nhọn vào bình, bịt tay vào đầu ống vuốt sau đó đưa
vào chậu nước. Quan sát TN mô tả hiện tượng, từ đó giải thích và
rút ra kết luận về tính tan của NH3 trong nước.
NH3 với chất + Nhỏ vài giọt dung dịch NH3 vào một mẩu giấy quỳ tím  quan
chỉ thị sát hiện tượng.
2 + Lấy khoảng 1mL dd NH3 loãng cho vào ống nghiệm, sau đó nhỏ
1-2 giọt phenolphthalein vào ống nghiệm  quan sát hiện tượng.

NH3 tác Lấy 2 cái tăm bông, mỗi cái nhúng vào 1 dung dịch NH3 đặc và HCl
3 dụng với đặc, nhanh chóng thả vào 1 ống nghiệm rồi đậy nút lại. Quan sát
HCl hiện tượng.

109
NH3 tác Lấy vào một ống nghiệm 2-3 mL dd AlCl3.
4 dụng với Nhỏ từ từ từng giọt NH3 vào ống nghiệm cho đến dư NH3.
AlCl3 Quan sát hiện tượng thí nghiệm.

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ


HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ HÓA HỌC CỦA AMONIAC
Ghi chú
Không (Các thiếu sót cần
TT Tiêu chí Đạt
đạt sửa chữa, bổ
sung)
1 Ghi lại được hiện tượng dự đoán của 4 thí
nghiệm 1 – 4.
2 Mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết
luận đúng, đủ về tính chất của amoniac
(thí nghiệm 1).
3 Mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết
luận đúng, đủ về tính chất của amoniac
(thí nghiệm 2).
4 Mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết
luận đúng, đủ về tính chất của amoniac
(thí nghiệm 3).
5 Mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết
luận đúng, đủ về tính chất của amoniac
(thí nghiệm 4).
6 Mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết
luận đúng, đủ về tính chất của amoniac
(thí nghiệm 5).

ĐÁP ÁN GV CHIẾU ĐỂ HS TỰ ĐÁNH GIÁ THEO BẢNG KIỂM


Thí nghiệm Hiện tượng và giải thích PTPƯ và vai trò của các chất
tham gia phản ứng
1. Tính chất vật- Chất khí, không màu.
lí và tính tan - Nước phun vào bình thành tia có
của NH3 trong màu hồng do khí NH3 tan nhiều NH3+ H2O ⇄ NH4+ + OH-
nước trong nước và tạo thành dung dịch Bazơ
có tính bazơ.
2. NH3 với chất - Quì tím hóa xanh
chỉ thị - Phenolphthalein hóa hồng NH3+ H2O ⇄ NH4+ + OH-
Do dung dịch NH3 có tính bazơ Bazơ

110
3. NH3 tác dụng Có khói trắng tạo thành NH3(k)+HCl(k) NH4Cl(R)
với HCl Khói trắng là những tinh thể Bazơ axit
NH4Cl.
4. NH3 tác dụng Có kết tủa trắng keo tạo thành, đó AlCl3 + 3NH3 + 3H2O 
với AlCl3 chính là Al(OH)3. Al(OH)3 + 3NH4Cl
o
5. NH3 tác dụng Amoniac cháy với ngọn lửa màu 4NH + 3O  t
2N2 + 6H2O
3 2
với O2 vàng do phản ứng với oxygen tạo C.Kh C.Oxh
thành N2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


Đọc các đoạn văn bản sau và hoàn thành nội dung câu hỏi của phiếu học tập.
MỘT SỐ MUỐI AMONI
1. Amoni chloride (NH4Cl) là chất bột màu trắng, dễ tan trong nước. Khi được đun nóng
trong ống nghiệm sẽ phân hủy thành khí NH3 và khí HCl. Ứng dụng chính của amoni
chloride làm phân bón cho cây và trong y học nó được sử dụng như một chất long đờm
trong thuốc ho.
2. Amoni bicarbonate (NH4HCO3) là chất bột màu trắng, dễ tan trong nước. Ứng dụng
phổ biến của amoni bicarbonate dùng làm men nở. Khi làm các loại bánh (bánh quy, bánh
bao...) người ta thường cho ít bột nở có chứa NH4HCO3 vào bột mì và ủ một thời gian.
Khi đun nóng, nó giải phóng khí amoniac, carbon dioxide và hơi nước làm cho bánh nở
và xốp. Ngoài ra amoni bicarbonate còn được sử dụng để sản xuất các thiết bị chữa cháy;
chất xúc tác trong tổng hợp chất hữu cơ, vô cơ; làm chất phụ gia hỗ trợ trong các ngành
công nghiệp cao su, gốm sứ, dệt nhuộm, da giày…
3. Amoni nitrate (NH4NO3)
Vào chiều ngày 4 tháng 8 năm 2020, tại cảng của thành phố Beirut, thủ đô của Liban đã
xảy ra một vụ nổ rất mạnh đã khiến ít nhất 190 người chết, 6.500 người bị thương. Nguyên
nhân của vụ nổ được cho là 2.750 tấn amoni nitrate từ con tàu bỏ hoang đã phân hủy và
phát nổ. Amoni nitrate là một hợp chất hóa học dạng tinh thể màu trắng, dễ tan trong
nước, không bền với nhiệt. Ở nhiệt độ cao, nó rất dễ bị phân hủy tạo ra hỗn hợp nhiều sản
phẩm. Ở nhiệt độ dưới 300oC, amoni nitrate phân hủy chủ yếu tạo thành khí nitrous oxide
và hơi nước. Tuy vậy lượng lớn amoni nitrate trong thực tế được dùng làm phân bón.
Câu hỏi:
1. Kể tên, công thức một số muối amoni và nêu một số ứng dụng của muối amoni. .
2. Nhận xét về tính tan của muối amoni. Viết phương trình điện li của muối NH4Cl.
3. Nhận xét về tính bền với nhiệt của các muối amoni. Viết phương trình nhiệt phân của
muối NH4Cl, NH4HCO3. Nhận xét về sản phẩm của các phản ứng nhiệt phân.
4. Viết PTHH dạng phân tử và ion thu gọn xảy ra giữa các cặp chất sau đây (nếu có):
NH4Cl + NaOH  NH4Cl + CuSO4 
NH4Cl + Ba(OH)2  NH4Cl + AgNO3 
Cho biết ion NH4+ có phản ứng với ion nào? Sản phẩm là gì?

111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy học môn hoá học ở trường
phổ thông, NXB Đại học sư phạm.
[2]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học, Ban
hành kèm theo thông tư 32/2018/TT-BGDDT, Hà Nội.
[3]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự
nhiên, Ban hành kèm theo thông tư 32/2018/TT-BGDDT.
[4]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2019), Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt
cán - Module 1 môn Hóa học
[5]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2019), Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt
cán - Module 1 môn Khoa học tự nhiên
[6]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2020), Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt
cán - Module 2 môn Hóa học
[7]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2020), Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt
cán - Module 4 môn Hóa học
[8]. Đặng Thị Oanh, Phạm Thị Bình, Nguyễn Ngọc Hà, Vũ Quốc Trung, Dương Bá Vũ
(2019), Hướng dẫn dạy học môn Hóa học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, NXB Đại
học sư phạm.

112

You might also like