You are on page 1of 95

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


------------------

SỔ TAY
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1


THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LƯU HÀNH NỘI BỘ, 2024

1
MỤC LỤC
PHẦN 1: THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 .............................................................................. 5
1. MỤC TIÊU CỦA THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 ................................................................ 5
2. YÊU CẦU CỦA THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 ................................................................. 5
2.1 Yêu cầu đối với sinh viên ..................................................................................................... 5
2.1.1 Về tinh thần, thái độ .......................................................................................................... 5
2.1.2 Yêu cầu về chuyên môn ..................................................................................................... 5
2.2 Yêu cầu đối với giảng viên hướng dẫn................................................................................. 6
2.3. Yêu cầu về đề tài thực hành nghề nghiệp 1 ......................................................................... 6
2.4. Yêu cầu về chất lượng thực hành nghề nghiệp 1 ................................................................ 6
3. QUY TRÌNH THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1....................................................................... 7
4. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 ................................................ 7
4.1 Kết cấu Thực hành nghề nghiệp 1 ........................................................................................ 7
4.2 Hình thức trình bày .......................................................................................................... 8
4.2.1 Khổ giấy và chừa lề ....................................................................................................... 8
4.2.2 Kiểu và cỡ chữ, khoảng cách dòng ............................................................................... 8
4.2.3 Trình bày tên đề tài ....................................................................................................... 8
4.2.4 Chương, mục ................................................................................................................. 8
4.2.5 Hình, bảng và chữ viết tắt ............................................................................................. 8
4.2.6 Trích dẫn tài liệu tham khảo ......................................................................................... 9
5. ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 ....................................................................... 10
6. CẤU TRÚC BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 ................................................... 10
7. DANH SÁCH ĐỀ TÀI GỢI Ý CHO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 ................................ 12
PHẦN 2: THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2 ............................................................................ 14
1. MỤC TIÊU CỦA THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2 .............................................................. 14
2. YÊU CẦU CỦA THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2 ............................................................... 14
2.1 Yêu cầu đối với sinh viên ................................................................................................... 14
2.2 Yêu cầu đối với giảng viên hướng dẫn............................................................................... 15
2.3. Yêu cầu về đề tài thực hành nghề nghiệp 2 ....................................................................... 15
2.4. Yêu cầu về chất lượng thực hành nghề nghiệp 2 .............................................................. 15
3. QUY TRÌNH THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2..................................................................... 16
4. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2 .............................................. 16
4.1 Kết cấu Thực hành nghề nghiệp 2 ...................................................................................... 16
4.2. Hình thức trình bày............................................................................................................ 17
4.2.1 Khổ giấy và chừa lề ..................................................................................................... 17
2
4.2.2 Kiểu và cỡ chữ, khoảng cách dòng ............................................................................. 17
4.2.3 Trình bày tên đề tài ..................................................................................................... 17
4.2.4 Chương, mục ............................................................................................................... 17
4.2.5 Hình, bảng và chữ viết tắt ........................................................................................... 17
4.2.6 Trích dẫn tài liệu tham khảo ....................................................................................... 18
5. ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2 ....................................................................... 19
6. CẤU TRÚC BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2 ................................................... 19
7. DANH SÁCH ĐỀ TÀI GỢI Ý CHO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2 ................................ 21
7.1 Nhóm đề tài chính .............................................................................................................. 21
7.2 Nhóm đề tài phụ ................................................................................................................. 21
PHẦN 3: THỰC TẬP CUỐI KHÓA ........................................................................................ 22
1. MỤC TIÊU CỦA THỰC TẬP CUỐI KHÓA ......................................................................... 22
2. YÊU CẦU CỦA THỰC TẬP CUỐI KHÓA ........................................................................... 22
2.1. Yêu cầu đối với sinh viên .................................................................................................. 22
2.2. Yêu cầu đối với giảng viên hướng dẫn.............................................................................. 23
2.3. Yêu cầu về đề tài thực tập cuối khóa................................................................................. 23
2.4. Yêu cầu về chất lượng thực tập cuối khóa ........................................................................ 23
3. QUY TRÌNH THỰC TẬP CUỐI KHÓA ................................................................................ 24
4. HÌNH THỨC THỰC TẬP CUỐI KHÓA ................................................................................ 24
4.1. Kết cấu khoá luận .............................................................................................................. 24
4.2. Hình thức trình bày............................................................................................................ 25
4.2.1 Khổ giấy và chừa lề ..................................................................................................... 25
4.2.2 Kiểu và cỡ chữ, khoảng cách dòng ............................................................................. 25
4.2.3 Trình bày tên đề tài ..................................................................................................... 25
4.2.4 Chương, mục ............................................................................................................... 26
4.2.5 Hình, bảng và chữ viết tắt ........................................................................................... 26
4.2.6 Trích dẫn tài liệu tham khảo ....................................................................................... 27
5. ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP CUỐI KHÓA .................................................................................. 27
6. CẤU TRÚC THỰC TẬP CUỐI KHÓA .................................................................................. 28
7. DANH SÁCH ĐỀ TÀI GỢI Ý ................................................................................................. 31
PHẦN 4: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP .................................................................................. 32
1. MỤC TIÊU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP .................................................................... 32
2. YÊU CẦU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ...................................................................... 32
2.1. Yêu cầu đối với sinh viên .................................................................................................. 32
2.2. Yêu cầu đối với giảng viên hướng dẫn.............................................................................. 33
2.3. Yêu cầu về đề tài khoá luận tốt nghiệp ............................................................................. 33
2.4. Yêu cầu về chất lượng khóa luận tốt nghiệp ..................................................................... 33

3
3. QUY TRÌNH THỰC TẬP ....................................................................................................... 34
4. HÌNH THỨC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ........................................................................... 34
4.1. Kết cấu khoá luận .............................................................................................................. 34
4.2. Hình thức trình bày............................................................................................................ 35
4.2.1 Khổ giấy và chừa lề ..................................................................................................... 35
4.2.2 Kiểu và cỡ chữ, khoảng cách dòng ............................................................................. 35
4.2.3 Trình bày tên đề tài ..................................................................................................... 35
4.2.4 Chương, mục ............................................................................................................... 35
4.2.5 Hình, bảng và chữ viết tắt ........................................................................................... 36
4.2.6 Trích dẫn tài liệu tham khảo ....................................................................................... 37
5. ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ............................................................................. 37
6. CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ............................................................................. 38
7. DANH SÁCH ĐỀ TÀI GỢI Ý ................................................................................................. 39
PHỤ LỤC 1: BIỂU MẪU THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 ..................................................... 42
PHỤ LỤC 2: BIỂU MẪU THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2 ..................................................... 45
PHỤ LỤC 3: BIỂU MẪU THỰC TẬP CUỒI KHÓA VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ........ 47
PHỤ LỤC 4: DANH MỤC CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
2, THỰC TẬP CUỒI KHÓA VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ............................................... 56
PHỤ LỤC 5: HƯỚNG DẪN TRÍCH DẪN, TRÍCH NGUỒN VÀ LẬP DANH MỤC TÀI LIỆU
THAM KHẢO.............................................................................................................................. 63

4
PHẦN 1.
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

1. MỤC TIÊU CỦA THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1


- Sinh viên (SV) nhận dạng thực tiễn các chức năng quản trị và các vấn đề liên quan
học phần Quản trị học trong tổ chức, so sánh giữa thực tế và lý thuyết; chỉ ra được những
điểm tương đồng và khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn;
- Thông qua việc thực hiện đề tài, SV biết cách vận dụng kiến thức, kỹ năng học
phần Quản trị học đã được trang bị để giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn quản
trị;
- Sinh viên làm quen với môi trường thực tế tại đơn vị thực hành, học hỏi kỹ năng
tác nghiệp công việc thực tế của đơn vị, tích lũy kinh nghiệm làm việc để chuẩn bị hành
trang cho tương lai;
- Sinh viên hình thành khả năng tương tác và phối hợp làm việc giữa các cá nhân
trong tổ chức, rèn luyện khả năng làm việc độc lập;
- Hình thành ý thức tuân thủ các quy định về pháp luật, chuẩn mực đạo đức, trách
nhiệm xã hội; có khả năng làm việc độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
2. YÊU CẦU CỦA THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 (THNN1)
2.1 Yêu cầu đối với sinh viên
2.1.1 Về tinh thần, thái độ
- Nghiêm túc thực hiện quy định của trường đại học Tài chính – Marketing và Khoa
Quản trị Kinh doanh về thời gian, tiến độ thực hiện các công việc thực hành và viết báo
cáo;
- Tuân thủ nghiêm các quy định của Đơn vị thực tập; có thái độ khiêm tốn, cầu thị,
thể hiện tác phong đúng đắn của một tri thức được đào tạo trong một môi trường văn minh;
- Chấp hành đúng những chỉ dẫn và kế hoạch của giảng viên hướng dẫn, và tuân
thủ sự hướng dẫn của cán bộ nơi thực hành được phân công phụ trách nếu có;
- Phát huy tính năng động, sáng tạo, tinh thần độc lập, tinh thần phản biện khoa học
trong nghiên cứu và viết báo cáo thực tập.
- Đề cao mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính trung thực, tuân thủ pháp luật
trong quá trình thực tập và thực hiện báo cáo kết quả;
- Trong trường hợp không thể thực hiện được công việc theo kế hoạch được giảng
viên quy định, hoặc không thể đến cơ quan thực hành nghề nghiệp theo lịch trình, phải có
báo cáo giải trình và được giảng viên hướng dẫn chấp thuận.
2.1.2 Yêu cầu về chuyên môn
- Sinh viên lựa chọn đề tài thực hành xoay quanh các nội dung đã được trang bị ở
học phần Quản trị học, đặc biệt là các chức năng quản trị hoặc theo sự tư vấn của giảng
viên hướng dẫn;
- Sinh viên biết vận dụng những kiến thức đã được học trong học phần Quản trị học
để nhận dạng, mô tả và so sánh vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực hành;

5
- Sinh viên biết sử dụng phương pháp nghiên cứu và vận dụng những kiến thức đã
được trang bị ở học phần Quan trị học để giải quyết một vấn đề thực tiễn;
- Sinh viên phải nắm vững kỹ năng viết một báo cáo THNN1 để hệ thống lý thuyết,
phân tích tình hình thực tế về đề tài đã chọn tại đơn vị thực hành, từ đó đánh giá và đề xuất
kiến nghị theo quan điểm của mình.
2.2 Yêu cầu đối với Giảng viên hướng dẫn (GVHD)
- Am hiểu các quy định của Trường và Khoa Quản trị Kinh doanh về THNN 1 và
viết báo cáo THNN 1 để hướng dẫn SV hoàn thành;
- GVHD bố trí gặp SV ít nhất mỗi tuần 1 lần để kiểm tra tiến độ THNN của SV,
cho ý kiến xử lý các vấn đề chuyên môn và hướng dẫn SV giải quyết các vấn đề phát sinh
khác trong quá trình THNN. Thời gian làm việc cụ thể sẽ do GVHD ấn định;
- Hướng dẫn sinh viên cách thâm nhập thực tế, vận dụng kiến thức của học phần
Quản trị học để tìm hiểu về các chức năng của quản trị hoặc những nội dung liên quan đến
học phần Quản trị học trong một đơn vị thực tiễn;
- Thể hiện tác phong, đạo đức của người thầy; đặc biệt là sự tận tâm, nghiêm túc,
khoa học trong ứng xử với sinh viên và với đơn vị thực hành của sinh viên;
- Tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên trong quá trình hướng dẫn, bám sát quá trình
thực hành của SV để giúp đỡ SV kịp thời giải quyết những khó khăn nảy sinh, hoàn thành
tốt báo cáo THNN1 đúng thời hạn quy định;
- Đánh giá kết quả thực hành và báo cáo THNN1 của SV đúng qui định với tinh
thần nghiêm túc, công bằng, và chính xác.
2.3. Yêu cầu về đề tài thực hành nghề nghiệp 1
- Đề tài THNN1 phải thuộc nội dung học phần Quản trị học. Sinh viên được khuyến
khích lựa chọn các đề tài có tính cập nhật với tình hình kinh tế - xã hội tại Việt Nam và
trên thế giới; đề tài có tính thực tiễn, ứng dụng cao; đề tài mang tính lý luận sâu sắc, bổ
sung và hoàn thiện cơ sở lý thuyết; đề tài có tính sáng tạo không trùng lặp với các đề tài
đã thực hiện.
- Đề tài thực THNN1 cụ thể, rõ ràng, GVHD là người duyệt tên đề tài cuối cùng
cho sinh viên. Trong quá trình thực hiện thực tập, nếu thấy cần thiết phải chỉnh sửa đề tài
thì GVHD quyết định.
2.4. Yêu cầu về chất lượng thực hành nghề nghiệp 1
Đơn vị thực tập được lựa chọn phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập
và hoạt động ít nhất 3 năm liên tiếp và hiện còn đang hoạt động.
Báo cáo THNN1 phải đảm bảo chất lượng cao về mặt nội dung và hình thức:
- Về nội dung: nội dung nghiên cứu đặt ra phải được giải quyết trọn vẹn, logic và
có tính khoa học. Nội dung của THNN1 phải thể hiện được các kiến thức về lý thuyết và
thực tiễn thuộc học phần Quản trị học. Các kết quả của thực hành phải chứng tỏ tác giả
biết vận dụng lý thuyết để phân tích thực tiễn hoạt động của cơ quan thực tập, nhận
định/đánh giá được thực tiễn và rút ra được các kết luận, giải quyết được các vấn đề đặt
ra, đề xuất được những ý tưởng, giải pháp để xử lý các vấn đề thực tiễn đã tiếp cận được;
- Về hình thức: Báo cáo THNN1 phải được trình bày khoa học, đúng quy định. SV
phải tham khảo ít nhất 3 cuốn sách/giáo trình và 3 bài báo/công trình nghiên cứu có nội
dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, nộp danh sách tài liệu tham khảo cho GVHD cùng
đề cương chi tiết.
6
3. QUY TRÌNH THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
THNN1 được thực hiện cá nhân. Quy trình tổ chức thực hiện đợt thực tập và viết
báo cáo THNN1 theo các bước sau:
Bảng 1. Quy trình thực hiện THNN1

Stt Nội dung Người thực hiện

1 Lập kế hoạch và phổ biến Kế hoạch cho GVHD Lãnh đạo khoa
(LĐK),
BMQTCS, Thư
ký khoa (TKK)

2 Phổ biến kế hoạch cho SV và giảng viên của khoa. BMQTCS,


TKK, SV

3 Sinh viên nhận Giấy giới thiệu. LĐK, BMQTCS,


Phân công GVHD TKK, GVHD, SV

SV đăng ký đề tài thực hành nghề nghiệp với GVHD, TKK


tổng hợp trình Trưởng khoa duyệt đề tài.

4 SV thực hành tại các đơn vị, thiết kế đề cương, xây dựng kế Tất cả sinh viên
hoạch triển khai thực hiện viết & nộp Báo cáo thực hành theo các lớp đăng ký
hướng dẫn của GVHD. và GVHD

5 GVHD chấm Báo cáo thực hành, và nộp bảng điểm về Khoa GVHD, TKK

6 Kiểm tra điểm, tổng hợp điểm gửi về phòng KT&QLCL BMQTCS, TKK

4. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1


4.1 Kết cấu Thực hành nghề nghiệp 1
1) TRANG BÌA CHÍNH, BÌA PHỤ
2) LỜI CAM ĐOAN
3) LỜI CẢM ƠN
4) NHẬN XÉT CỦA NƠI THỰC TẬP (có chữ ký và một đỏ)
5) ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
6) MỤC LỤC (Chỉ liệt kê đến mục cấp 3)
7) DANH MỤC HÌNH
8) DANH MỤC BẢNG
9) DANH MỤC PHỤ LỤC (nếu có)
10) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (nếu có)
11) NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
− Phần mở đầu
− Chương 1. Cơ sở lý thuyết về công tác/chức năng liên quan đến 1 trong 4 chức
năng của Quản trị học (Hoạch định, Tổ chức, Lãnh đạo, Kiểm soát)
7
− Chương 2. Khảo sát công tác/chức năng XYZ tại đơn vị thực tập ABC
− Chương 3. Một số nhận xét, đánh giá công tác/chức năng XYZ tại đơn vị thực
tập ABC
− Kết luận
12) TÀI LIỆU THAM KHẢO (bắt buộc và tuân thủ theo chuẩn APA)
13) PHỤ LỤC (nếu có)
4.2 Hình thức trình bày
4.2.1 Khổ giấy và chừa lề
Báo cáo THNN1 trình bày trên một mặt giấy khổ A4 (21 x 29,7cm), Lề trái: 3,1
cm; Lề phải: 2,1 cm; Lề trên: 2,5 cm, Lề dưới: 2,5 cm. Đánh số trang trên phần lề dưới, vị
trí giữa trang. Số trang được đánh theo số Ả Rập (1,2,3…) từ mục 11: Phần mở đầu đến
hết nội dung kết luận.
4.2.2 Kiểu và cỡ chữ, khoảng cách dòng
- Sử dụng font Times New Roman, cỡ chữ 13. Việc sử dụng cỡ chữ và font chữ
phải nhất quán giữa các chương, mục.
- Khoảng cách dòng: 1,5 lines, cách đoạn (paragraph) trước và sau 3 pt.
- Khi chấm xuống dòng không nhảy thêm hàng. Không để mục ở cuối trang mà
không có ít nhất 2 dòng nội dung tiếp theo.
- Trước và sau mỗi bảng hoặc hình phải cách 1 hàng trống.
4.2.3 Trình bày tên đề tài
Tên đề tài không được viết tắt, không dùng ký hiệu hay bất kỳ chú giải nào. Tên đề
tài được canh giữa, chú ý cách ngắt chữ xuống dòng phải đủ nghĩa chữ đó. Tên đề tài phải
được viết chữ in hoa in trên một trang riêng (Trang bìa ngoài và bìa trong, theo mẫu, không
đánh số trang), cỡ chữ thông thường là 22, có thể thay đổi cỡ chữ tùy theo độ dài của tên
đề tài nhưng dao động trong khoảng từ 20 - 24.
4.2.4 Chương, mục
- Chương: Mỗi chương phải được bắt đầu ở một trang mới. Số chương là số Ả Rập
(1,2,...). Tên chương đặt ở bên dưới chữ “Chương”. Chữ "Chương" được viết hoa, in đậm.
Tên chương viết hoa, in đậm, cỡ chữ 14, đặt cách chữ chương 1 hàng trống và đặt giữa.
- Mục: Các tiểu mục của đề tài được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều
nhất gồm 4 chữ số với chỉ số thứ nhất là chỉ số chương.
+ Mục cấp 1: Số thứ tự mục cấp 1 được đánh theo chương, số thứ tự số Ả Rập sát
lề trái, CHỮ HOA, in đậm.
+ Mục cấp 2: Được đánh theo mục cấp 1, số thứ tự Ả Rập, sát lề trái, chữ thường,
in đậm.
+ Mục cấp 3: Được đánh theo mục cấp 2, số thứ tự Ả Rập, sát lề trái, chữ thường,
in nghiêng đậm.
4.2.5 Hình, bảng và chữ viết tắt
- Quy định hình: Hình vẽ, đồ thị, sơ đồ... đều được gọi chung là Hình, được đánh
theo số thứ tự của chương, và số Ả Rập theo thứ tự hình. Ví dụ: Hình 2.1 (số 2 có nghĩa là
hình ở chương 2, số 1 có nghĩa là hình thứ nhất của chương 2).
+ Tên và số thứ tự của hình được đặt ở phía dưới hình. Tên hình được viết ngắn
gọn, dễ hiểu, thể hiện đúng nội dung của hình. Nếu hình được trích từ tài liệu thì tên tác
8
giả và năm xuất bản được viết trong ngoặc đơn và đặt theo sau tựa hình.
+ Nếu hình trình bày theo khổ giấy nằm ngang, đầu hình quay vào chỗ đóng bìa.
Hình lớn được trình bày một trang riêng. Hình nhỏ trình bày chung với bài viết.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Natoli


Nguồn: Công ty Cổ phần May Natoli, 2023
- Quy định bảng: Việc đánh số thứ tự của bảng cũng tương tự như trình bày hình và
đặt phía trên bảng. Tên bảng được đặt ngay sau số thứ tự của bảng, chữ hoa, in đậm.
+ Việc đánh số bảng và hình là độc lập với nhau. Ví dụ, Hình 2.1 và bảng 2.1 là
không liên quan với nhau về mặt thứ tự).
+ Tên bảng: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và phải chứa đựng nội dung, thời
gian, không gian mà số liệu biểu hiện trong bảng.
Bảng 2.3: Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp ABC giai đoạn 2021 - 2023
Đơn vị tính: ngàn đồng

STT Mặt hàng 2021 2022 2023

1 Mặt hàng A 2.003.000 2.153.015 2.489.215

2 Mặt hàng B 1.265.012 1.265.021 1.561.123

Nguồn: Báo cáo kế toán của doanh nghiệp ABC, năm 2023
+ Nguồn tài liệu của bảng: nêu rõ nguồn, thời gian, không gian, đặt phía dưới bảng,
góc phải. Nếu bảng được trình bày theo khổ giấy nằm ngang thì đầu bảng phải quay vào
chỗ đóng bìa.
- Chữ viết tắt: Hạn chế tối đa viết tắt. Trường hợp cụm từ quá dài, lặp lại nhiều lần
thì có thể viết tắt. Tất cả những chữ viết tắt, phải được viết đầy đủ lần đầu tiên và có chữ
viết tắt kèm theo trong ngoặc đơn. Không được viết tắt ở đầu câu. Trước trang mục lục
phải có bảng danh mục chữ viết tắt đã sử dụng trong bài báo cáo.
4.2.6 Trích dẫn tài liệu tham khảo
Thực hành nghề nghiệp 1 phải tuân thủ nghiêm ngặt việc trích dẫn tài liệu tham
khảo theo chuẩn APA (Xem chi tiết cách thức trích dẫn và liệt kê danh mục tài liệu tham
khảo trong phần phụ lục 5).

9
5. ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
- Kết thúc THNN1, mỗi sinh viên sẽ phải hoàn thành một báo cáo thực hành.
- Điểm đánh THNN1 gồm: điểm đánh giá quá trình thực hành chiếm 40% (Điểm
quá trình) do GVHD chấm và điểm viết báo cáo THNN1 chiếm 60% (điểm KTHP) là trung
bình của điểm GVHD (GV chấm 1) và một GV khác được phân công để chấm (GV chấm
2).
Điểm quá trình và điểm KTHP được chấm theo thang điểm 10 (mười), làm tròn đến
0,5 điểm. Điểm đánh giá của học phần là điểm trung bình có trọng số của các điểm đánh
giá quá trình thực hành và điểm báo cáo thực hành, theo thang điểm 10 (mười), có điểm
lẻ, làm tròn đến một chữ số thập phân theo quy định hiện hành.

Thang điểm Tiêu chí Tỷ lệ phần trăm

Điểm quá trình (40%) Chuyên cần 10%

Thái độ 10%

Năng lực 20%

Điểm bài báo cáo (60%) Nội dung 40%

Hình Thức 20%

Tổng cộng: 100%

Lưu ý: Sinh viên vi phạm quy chế THNN1 sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của
Trường ĐH Tài chính – Marketing. Sinh viên vắng mặt không xin phép liên tục quá 02
buổi làm việc với GVHD, sẽ bị đình chỉ THNN1.
6. CẤU TRÚC BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
Nội dung chính của báo cáo THNN1 dao động từ 25-30 trang, Sinh viên trình bày
thống nhất theo cấu trúc sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC/CHỨC NĂNG XYZ
1.1 KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG
TÁC/ CHỨC NĂNG XYZ
1.1.1 Khái niệm/định nghĩa về công tác/chức năng XYZ
1.1.2 Mục đích của công tác/ chức năng XYZ
1.1.3 Ý nghĩa của công tác/ chức năng XYZ
10
1.1.4 Tầm quan trọng của công tác/chức năng X
1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC/ HOẠT ĐỘNG XYZ
1.2.1 Các mô hình về công tác/chức năng XYZ
1.2.2 Các xu hướng của công tác/chức năng XYZ
1.2.3 Các nguyên tắc công tác/chức năng XYZ
1.2.4 Phương pháp công tác/chức năng XYZ
1.2.5 Quy trình thực hiện công tác/chức năng XYZ
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 2: KHẢO SÁT CÔNG TÁC XYX TẠI CÔNG TY ABC
2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY ABC
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty ABC
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
2.1.1.2 Quá trình phát triển
2.1.2 Quy mô hoạt động của công ty ABC
2.1.2.1 Các yếu tố nguồn lực
- Cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, nhà xưởng
- Nhân sự
- Tài chính
2.1.2.2 Sản phẩm/ dịch vụ
2.1.2.3 Thị trường
2.1.2.4 Bộ máy tổ chức
- Sơ đồ tổ chức bộ máy
- Chức năng nhiệm vụ của các Phòng, Ban, Bộ phận
2.1.3 Sơ nét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ABC trong
3 năm gần đây
2.2 KHẢO SÁT CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ TẠI CÔNG TY XYZ
2.2.1 Mô hình của công tác/hoạt động XYZ đã được áp dụng tại công ty
XYZ
2.2.2 Xu hướng công tác/hoạt động XYZ đã được áp dụng tại công ty XYZ
2.2.3 Các nguyên tắc và phương pháp công tác A đã được áp dụng tại công
ty B
2.2.3.1 Nguyên tắc
2.2.3.2 Phương pháp
2.2.4 Quy trình công tác/ chức năng XYZ đã được áp dụng tại công ty XYZ
2.3 HỆ QUẢ CỦA CÔNG TÁC/ CHỨC NĂNG XYZ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY ABC
11
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC/CHỨC NĂNG XYZ TẠI CÔNG TY ABC
3.1 NHẬN XÉT
3.1.1 Ưu điểm về công tác/chức năng XYZ tại công ty ABC
3.1.2 Tồn tại về công tác/chức năng XYZ đã được áp dụng tại công ty ABC
3.1.3 Nguyên nhân của những ưu điểm và tồn tại công tác/ chức năng XYZ
đã được áp dụng tại công ty ABC
3.2 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC/CHỨC NĂNG XYZ
TẠI CÔNG TY ABC
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN (Kết luận chung cho toàn bài báo cáo)
TÀI LIỆU THAM KHẢO (bắt buộc, và tuân thủ theo APA)
PHỤ LỤC (nếu có)
7. DANH SÁCH ĐỀ TÀI GỢI Ý CHO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
Sinh viên tiến hành tìm hiểu, khảo sát những hoạt động quản trị sau trong tổ chức,
doanh nghiệp:

Nội dung/chức
STT Tên đề tài gợi ý
năng thực hành

1. Công tác lập kế hoạch mua hàng tại doanh nghiệp

2. Công tác lập kế hoạch vận hành tại doanh nghiệp

3. Công tác lập kế hoạch bán hàng tại doanh nghiệp

4. Công tác lập kế hoạch nhân lực tại doanh nghiệp


Hoạch định/ Lập 5. Công tác lập kế hoạch triển khai các chương trình
1
kế hoạch quản trị chất lượng tại doanh nghiệp

6. Hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế của


doanh nghiệp

7. Hoạch định chiến lược khởi sự kinh doanh

8. Hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

9. Công tác tổ chức bộ máy của DN (Tổ chức)


Tổ chức 10. Bộ máy tổ chức của DN (Tổ chức)
2 (công việc, bộ
máy và nhân sự) 11. Bộ máy quản trị của DN (Tổ chức)

12. Công tác tổ chức hoạt động quản trị chuỗi cung ứng

12
13. Công tác tổ chức các chương trình quản trị bán hàng

14. Công tác phân công công việc tại doanh nghiệp

15. Phong cách lãnh đạo của trưởng phòng…, hoặc


3 Lãnh đạo
trưởng chi nhánh …hoặc giám đốc,.. tại doanh nghiệp

16. Chính sách động viên tại một doanh nghiệp.


17. Chính sách tạo động lực làm việc cho người lao
4 Động viên động trong doanh nghiệp

18. Chính sách đãi ngộ tại doanh nghiệp.

19. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc của
nhân viên trong một bộ phận, phòng ban, DN.
5 Kiểm soát 20. Công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm tại doanh
nghiệp.
21. Hoạt động kiểm soát thông tin của doanh nghiệp.

22. Ra quyết định sản xuất sản phẩm mới tại doanh
nghiệp.
6 Ra quyết định
23. Ra quyết định chương trình khuyến mãi tại doanh
nghiệp.

24. Các chương trình truyền thông của doanh nghiệp đối
7 Truyền thông
với các tổ chức bên ngoài.

25. Yếu tố môi trường ngoại vi đến hoạt động của một
doanh nghiệp. Từ đó nhận diện cơ hội cũng như thách thức
Phân tích môi đối với hoạt động của doanh nghiệp.
8
trường
26. Yếu tố nội bộ của doanh nghiệp. Từ đó, xác định
những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

9 Văn hóa tổ chức 27. Văn hóa của một tổ chức và đạo đức kinh doanh.

13
PHẦN 2.
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2

1. MỤC TIÊU CỦA THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2 (THNN2)


- Thực hành nghề nghiệp 2 nhằm giúp SV có khả năng vận dụng lý thuyết quản trị
để đánh giá, phân tích các lĩnh vực hoạt động quản trị cụ thể trong một doanh nghiệp như
quản trị nguồn nhân lực, quản trị vận hành, quản trị chất lượng, quản trị bán hàng, quản trị
chuỗi cung ứng, quản trị kinh doanh quốc tế…, từ đó đưa ra nhận xét và đề xuất những ý
kiến cá nhân về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị từng lĩnh vực của doanh
nghiệp;
- Thông qua việc thực hiện đề tài, SV biết cách đối sánh việc ứng dụng các lý thuyết
quản trị kinh doanh trong thực tiễn của các DN; rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng thu
thập dữ liệu, kỹ năng viết và trình bày báo cáo thực tế của sinh viên; rèn luyện kỹ năng xử
lý các tình huống kinh doanh cho SV;
- Sinh viên làm quen với môi trường làm việc thực tế tại đơn vị thực hành, học hỏi
kỹ năng tác nghiệp công việc thực tế của đơn vị, tích lũy kinh nghiệm làm việc để chuẩn
bị hành trang cho tương lai;
- Hình thành ý thức tuân thủ các quy định về luật pháp, chuẩn mực về đạo đức, trách
nhiệm xã hội; có khả năng làm việc độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
2. YÊU CẦU CỦA THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
2.1 Yêu cầu đối với sinh viên
2.1.1 Về tinh thần, thái độ
- Nghiêm túc thực hiện qui định của Trường Đại học Tài chính - Marketing và Khoa
Quản trị kinh doanh về thời gian, tiến độ thực hiện các công việc thực hành và viết báo
cáo;
- Tuân thủ nghiêm túc các quy định của Đơn vị nơi thực tập; có thái độ khiêm tốn,
cầu thị, thể hiện tác phong đúng đắn của một trí thức được đào tạo trong một môi trường
văn minh;
- Chấp hành đúng những chỉ dẫn và kế hoạch làm việc của giảng viên hướng dẫn,
và tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ nơi thực hành được phân công phụ trách nếu có;
- Phát huy tính năng động, sáng tạo, tinh thần độc lập, tinh thần phản biện khoa học
trong nghiên cứu và viết báo cáo THNN2;
- Đề cao mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính trung thực, tuân thủ luật pháp
trong quá trình thực tập và thực hiện báo cáo kết quả;
- Trong trường hợp không thể thực hiện được công việc theo kế hoạch được giảng
viên qui định, hoặc không thể đến cơ quan thực hành nghề nghiệp theo lịch trình, phải có
báo cáo giải trình và được GVHD chấp thuận.
2.1.2 Yêu cầu về chuyên môn
- Sinh viên phải khảo sát làm rõ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp thực hành trong các lĩnh vực quản trị tại doanh nghiệp (nguồn nhân lực, vận hành,
bán hàng, chuỗi cung ứng, kinh doanh quốc tế, chất lượng; dự án,…);
14
- Phân tích, đánh giá thực trạng các mảng quản trị tại doanh nghiệp, nêu ra được
những mặt còn hạn chế và thông qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản trị của doanh nghiệp;
- Bố cục báo cáo Thực hành nghề nghiệp 2 trình bày theo mẫu quy định.
2.2 Yêu cầu đối với giảng viên hướng dẫn
- Am hiểu các quy định của Trường và Khoa Quản trị Kinh doanh về THNN2 và
viết báo cáo THNN2 để hướng dẫn SV hoàn thành.
- GVHD bố trí gặp SV ít nhất mỗi tuần 1 lần để kiểm tra tiến độ THNN2 của SV,
cho ý kiến xử lý các vấn đề chuyên môn và hướng dẫn SV giải quyết các vấn đề phát sinh
khác trong quá trình thực hành nghề nghiệp. Thời gian làm việc cụ thể sẽ do GVHD ấn
định;
- Hướng dẫn SV cách thâm nhập thực tế, vận dụng kiến thức cơ sở ngành để tìm
hiểu về các hoạt động quản trị trong một đơn vị thực tiễn;
- Thể hiện tác phong, đạo đức của người Thầy; đặc biệt là sự tận tâm, nghiêm túc,
khoa học trong ứng xử với SV và với đơn vị thực hành của SV.
- Tạo điều kiện tốt nhất cho SV trong quá trình hướng dẫn, bám sát quá trình thực
hành của SV để giúp đỡ SV kịp thời giải quyết những khó khăn nảy sinh, hoàn thành tốt
báo cáo THNN2 đúng thời hạn qui định.
- Đánh giá kết quả thực hành và báo cáo THNN 2 của SV đúng qui định với tinh
thần nghiêm túc, công bằng, và chính xác.
2.3. Yêu cầu về đề tài thực hành nghề nghiệp 2
Đề tài THNN2 phải thuộc lĩnh vực Quản trị kinh doanh. SV được khuyến khích lựa
chọn các đề tài có tính cập nhật với tình hình kinh tế - xã hội tại Việt Nam và trên thế giới;
đề tài có tính thực tiễn, ứng dụng cao; đề tài mang tính lý luận sâu sắc, bổ sung và hoàn
thiện cơ sở lý thuyết; đề tài có tính sáng tạo không trùng lặp với các đề tài đã thực hiện.
Đề tài thực hành nghề nghiệp 2 cụ thể, rõ ràng. GVHD là người duyệt tên đề tài cho sinh
viên. Trong quá trình thực hiện thực tập, nếu thấy cần thiết phải chỉnh sửa đề tài thì GVHD
quyết định.
2.4. Yêu cầu về chất lượng thực hành nghề nghiệp 2
Đơn vị thực tập được lựa chọn phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập
và hoạt động ít nhất 3 năm liên tiếp và hiện còn đang hoạt động.
Báo cáo THNN2 phải đảm bảo chất lượng cao về mặt nội dung và hình thức:
− Về nội dung: nội dung nghiên cứu đặt ra phải được giải quyết trọn vẹn, logic và có
tính khoa học. Nội dung của thực hành nghề nghiệp 2 phải thể hiện được các kiến
thức về lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực Quản trị kinh doanh. Các kết quả của
thực hành phải chứng tỏ tác giả biết vận dụng lý thuyết để phân tích thực tiễn hoạt
động của cơ quan thực tập, nhận định/đánh giá được thực tiễn và rút ra được các
kết luận, giải quyết được các vấn đề đặt ra, đề xuất được những ý tưởng, giải pháp
để xử lý các vấn đề thực tiễn đã tiếp cận được;
− Về hình thức: Báo cáo THNN2 phải được trình bày khoa học, đúng quy định. Sinh
viên phải tham khảo ít nhất 5 cuốn sách/giáo trình và 5 bài báo/công trình nghiên
cứu có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, nộp danh sách tài liệu tham khảo
cho GVHD cùng đề cương chi tiết.

15
3. QUY TRÌNH THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
THNN2 được thực hiện cá nhân. Quy trình tổ chức thực hiện đợt thực tập và viết báo

Stt Nội dung Người thực hiện

1 Lập kế hoạch và phổ biến Kế hoạch cho GVHD Lãnh đạo khoa
(LĐK),
BMQTBH, Thư
ký khoa (TKK)

2 Phổ biến kế hoạch cho SV và giảng viên của khoa. LĐK, TKK, SV

3 Sinh viên nhận Giấy giới thiệu. LĐK, BMQTBH,


Phân công GVHD TKK, GVHD, SV

SV đăng ký đề tài thực hành nghề nghiệp với GVHD, TKK


tổng hợp trình Trưởng khoa duyệt đề tài.

4 SV thực hành tại các đơn vị, thiết kế đề cương, xây dựng kế Tất cả sinh viên
hoạch triển khai thực hiện viết & nộp Báo cáo thực hành theo các lớp đăng ký
hướng dẫn của GVHD. và GVHD

5 GVHD chấm Báo cáo thực hành, và nộp bảng điểm về Khoa GVHD, TKK

6 Kiểm tra điểm, tổng hợp điểm gửi về phòng KT&QLCL LĐK, BMQTBH,
TKK

4. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2


4.1 Kết cấu Thực hành nghề nghiệp 2
1) TRANG BÌA CHÍNH, BÌA PHỤ
2) CAM ĐOAN
3) LỜI CẢM ƠN
4) NHẬN XÉT CỦA NƠI THỰC TẬP
5) ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
6) MỤC LỤC (Chỉ liệt kê đến mục cấp 3)
7) DANH MỤC HÌNH
8) DANH MỤC BẢNG
9) DANH MỤC PHỤ LỤC (Nếu có)
10) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (Nếu có)
11) NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
− Phần mở đầu
− Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công tác XYZ
− Chương 2: Thực tiễn công tác XYZ tại công ty ABC
− Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác XYZ tại công ty
16
ABC
− Kết luận
12) TÀI LIỆU THAM KHẢO (bắt buộc, theo chuẩn APA)
13) PHỤ LỤC (nếu có)
4.2. Hình thức trình bày
4.2.1 Khổ giấy và chừa lề
Báo cáo THNN 2 in trên một mặt giấy khổ A4 (21 x 29,7cm), Lề trái: 3,1 cm; Lề
phải: 2,1 cm; Lề trên: 2,5 cm, Lề dưới: 2,5 cm. Đánh số trang trên phần lề dưới, vị trí giữa
trang. Số trang được đánh theo số Ả Rập (1,2,3…) từ Lời mở đầu đến hết nội dung kết
luận.
4.2.2 Kiểu và cỡ chữ, khoảng cách dòng
- Sử dụng font Times New Roman, cỡ chữ 13. Việc sử dụng cỡ chữ và font chữ
phải nhất quán giữa các chương, mục.
- Khoảng cách dòng: 1,5 lines, cách đoạn (paragraph) trước và sau 3 pt.
- Khi chấm xuống dòng không nhảy thêm hàng. Không để mục ở cuối trang mà
không có ít nhất 2 dòng nội dung tiếp theo.
- Trước và sau mỗi bảng hoặc hình phải cách 1 hàng trống.
4.2.3 Trình bày tên đề tài
Tên đề tài không được viết tắt, không dùng ký hiệu hay bất kỳ chú giải nào. Tên đề
tài được canh giữa, chú ý cách ngắt chữ xuống dòng phải đủ nghĩa chữ đó. Tên đề tài phải
được viết chữ in hoa in trên một trang riêng (Trang bìa ngoài và bìa trong, theo mẫu, không
đánh số trang), cỡ chữ thông thường là 22, có thể thay đổi cỡ chữ tùy theo độ dài của tên
đề tài nhưng dao động trong khoảng từ 20 - 24.
4.2.4 Chương, mục
- Chương: Mỗi chương phải được bắt đầu ở một trang mới. Số chương là số Ả Rập
(1,2,...). Tên chương đặt ở bên dưới chữ “Chương”. Chữ "Chương" được viết hoa, in đậm.
Tên chương viết hoa, in đậm, cỡ chữ 14, đặt cách chữ chương 1 hàng trống và đặt giữa.
- Mục: Các tiểu mục của đề tài được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều
nhất gồm 4 chữ số với chỉ số thứ nhất là chỉ số chương.
+ Mục cấp 1: Số thứ tự mục cấp 1 được đánh theo chương, số thứ tự số Ả Rập sát
lề trái, CHỮ HOA, in đậm.
+ Mục cấp 2: Được đánh theo mục cấp 1, số thứ tự Ả Rập, sát lề trái, chữ thường,
in đậm.
+ Mục cấp 3: Được đánh theo mục cấp 2, số thứ tự Ả Rập, sát lề trái, chữ thường,
in nghiêng đậm.
4.2.5 Hình, bảng và chữ viết tắt
- Quy định về hình: Hình vẽ, đồ thị, sơ đồ... đều được gọi chung là Hình, được
đánh theo số thứ tự của chương, và số Á Rập theo thứ tự hình. Ví dụ: Hình 2.1 (số 2 có
nghĩa là hình ở chương 2, số 1 có nghĩa là hình thứ nhất của chương 2).

17
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Natoli
Nguồn: Công ty Cổ phần May Natoli, 2023
+ Tên và số thứ tự của hình được đặt ở phía dưới hình. Tên hình được viết ngắn
gọn, dễ hiểu, thể hiện đúng nội dung của hình. Nếu hình được trích từ tài liệu thì tên tác
giả và năm xuất bản được viết trong ngoặc đơn và đặt theo sau tựa hình.
+ Nếu hình trình bày theo khổ giấy nằm ngang, đầu hình quay vào chỗ đóng bìa.
+ Hình lớn được trình bày một trang riêng. Hình nhỏ trình bày chung với bài viết.
- Quy định về bảng:
+ Đánh số bảng: Việc đánh số thứ tự của bảng cũng tương tự như trình bày hình.
(Lưu ý việc đánh số bảng và hình là độc lập với nhau. Ví dụ: Hình 2.1 và bảng 2.1 là không
liên quan với nhau về mặt thứ tự).
+ Tên bảng: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và phải chứa đựng nội dung, thời
gian, không gian mà số liệu biểu hiện trong bảng. Tên bảng được đặt ngay sau số thứ tự
của bảng, chữ hoa, in đậm, tên bảng được đặt ở phía trên của bảng.
Bảng 2.3: Doanh thu bán hàng của công ty giai đoạn 2021 - 2023
Đơn vị tính: ngàn
đồng

STT Mặt hàng 2021 2022 2023

1 Mặt hàng A 2.003.000 2.153.015 2.489.215

2 Mặt hàng B 1.265.012 1.265.021 1.561.123

Nguồn: Báo cáo kế toán của Công ty, năm 2023


+ Nguồn tài liệu: nêu rõ nguồn, thời gian, không gian, đặt phía dưới bảng, góc phải.
Nếu bảng được trình bày theo khổ giấy nằm ngang thì đầu bảng phải quay vào chỗ đóng
bìa.
- Quy định về viết tắt: Hạn chế tối đa viết tắt, trường hợp cụm từ quá dài, lặp lại
nhiều lần thì có thể viết tắt. Tất cả những chữ viết tắt, phải được viết đầy đủ lần đầu tiên
và có chữ viết tắt kèm theo trong ngoặc đơn. Không được viết tắt ở đầu câu. Trước trang
mục lục phải có bảng danh mục chữ viết tắt đã sử dụng trong bài báo cáo.
4.2.6 Trích dẫn tài liệu tham khảo
Thực hành nghề nghiệp 2 phải tuân thủ nghiêm ngặt việc trích dẫn tài liệu tham
khảo theo chuẩn APA (Xem chi tiết cách thức trích dẫn và liệt kê danh mục tài liệu tham

18
khảo trong phần phụ lục 5).
5. ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
- Kết thúc THNN2, mỗi sinh viên sẽ phải hoàn thành một báo cáo thực hành (SV
làm bài cá nhân từ 1/1/2024 thay vì làm nhóm như trước đây).
- Điểm đánh Thực hành nghề nghiệp 2 gồm có: điểm đánh giá quá trình thực hành
chiếm 40% (Điểm quá trình) do GVHD chấm và điểm viết báo cáo Thực hành nghề nghiệp
2 chiếm 60% (điểm KTHP) là trung bình của điểm GVHD (GV chấm 1) và một GV khác
được phân công để chấm (GV chấm 2).
- Điểm quá trình và điểm KTHP được chấm theo thang điểm 10 (mười), làm tròn
đến 0,5 điểm. Điểm đánh giá của học phần là điểm trung bình có trọng số của các điểm
đánh giá quá trình thực hành và điểm báo cáo thực hành, theo thang điểm 10 (mười), có
điểm lẻ, làm tròn đến một chữ số thập phân theo quy định hiện hành.

Thang điểm Tiêu chí Tỷ lệ phần trăm

Điểm quá trình (40%) Chuyên cần 10%

Thái độ 10%

Năng lực 20%

Điểm bài báo cáo (60%) Nội dung 40%

Hình Thức 20%

Tổng cộng: 100%

Lưu ý: Sinh viên vi phạm quy chế THNN2 sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của
Trường ĐH Tài chính – Marketing. Sinh viên vắng mặt không xin phép liên tục quá 02
buổi làm việc với GVHD, sẽ bị đình chỉ THNN2.
6. CẤU TRÚC BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
Nội dung chính của báo cáo THNN2 dao động từ 30-50 trang, khuyến nghị nên trình
bày bởi các đề mục sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ
1.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ
1.1.1 Khái niệm công tác/hoạt động XYZ
19
1.1.2 Mục đích của công tác/hoạt động XYZ
1.1.3 Ý nghĩa của công tác/hoạt động XYZ
1.1.4 Tầm quan trọng của công tác/hoạt động XYZ
1.1.5 Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu công tác/hoạt động
XYZ
1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ
1.2.1 Cơ sở khoa học của công tác/hoạt động XYZ
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác/hoạt động XYZ
1.2.3 Các nguyên tắc công tác/hoạt động XYZ
1.2.4 Phương pháp công tác/hoạt động XYZ
1.2.5 Quy trình thực hiện công tác/hoạt động XYZ
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 2. PHÂN TÍCH THỰC TIỄN CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ TẠI CÔNG TY
ABC
2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY ABC
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty ABC
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
2.1.1.2 Quá trình phát triển
2.1.2 Quy mô hoạt động của công ty ABC
2.1.2.1 Các yếu tố nguồn lực
a. Cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, nhà xưởng
b. Nhân sự
c. Tài chính
2.1.2.2 Sản phẩm/ dịch vụ
2.1.2.3 Thị trường
2.1.2.4 Bộ máy tổ chức
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy
b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận
2.1.3 Sơ nét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ABC trong
những năm gần đây
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TẾ CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ TẠI CÔNG TY
ABC
2.2.1 Cơ sở khoa học của công tác/hoạt động XYZ đã được áp dụng tại
công ty ABC
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác/hoạt động XYZ của công ty ABC
2.2.3 Những nguyên tắc và phương pháp công tác/hoạt động XYZ đã được
áp dụng tại công ty ABC
20
2.2.3.1 Nguyên tắc
2.2.3.2 Phương pháp
2.2.4 Quy trình triển khai và tổ chức thực hiện công tác/hoạt động XYZ tại
công ty ABC
2.3 TÁC ĐỘNG HỆ QUẢ CỦA CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ ĐỐI VỚI KẾT
QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ABC
2.4 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG
XYZ TẠI CÔNG TY ABC
3.1 Quan điểm
3.2 Một số giải pháp
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN (Kết luận chung cho toàn bài báo cáo)
TÀI LIỆU THAM KHẢO (bắt buộc, theo chuẩn APA)
PHỤ LỤC (nếu có)
7. DANH SÁCH ĐỀ TÀI GỢI Ý CHO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
7.1 Nhóm đề tài chính
Phân tích một trong những nội dung liên quan đến học phần Quản trị chiến lược/
Quản trị vận hành/Quản trị nguồn nhân lực/ Quản trị chất lượng / Quản trị chiến lược/
Quản trị rủi ro/ Quản trị Dự án/ Quản trị chuỗi cung ứng/ Quản trị Kinh doanh Quốc tế/
Quản trị bán hàng/ Quản trị dự án/ Hoạch định và triển khai các hoạt động SX - KD trong
một doanh nghiệp…
7.2 Nhóm đề tài phụ
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp/Nghiên cứu tâm lý khách hàng
của doanh nghiệp/Nghiên cứu đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp/Nghiên cứu về môi
trường kinh doanh của một công ty/Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của bộ máy quản lý tổ
chức/ doanh nghiệp (công ty vừa)/Nghiên cứu hoạt động kiểm soát tổ chức/doanh nghiệp
...

21
PHẦN 3.
THỰC TẬP CUỐI KHÓA

1. MỤC TIÊU CỦA THỰC TẬP CUỐI KHÓA


- Sinh viên củng cố và hệ thống hóa những kiến thức đã được trang bị trong suốt
thời gian học tập tại Trường;
- Thông qua việc nghiên cứu đề tài, sinh viên biết cách vận dụng kiến thức, kỹ năng
được trang bị để giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn quản trị kinh doanh;
- Sinh viên làm quen với các hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh, rèn luyện kỹ
năng tác nghiệp công việc thực tế, tích lũy kinh nghiệm làm việc để chuẩn bị hành trang
cho tương lai;
- Sinh viên thể nghiệm, rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong doanh nghiệp, kỹ năng
ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp công cụ vào giải quyết những vấn đề
thực tiễn;
- Sinh viên rèn luyện khả năng sáng tạo, rèn luyện tinh thần độc lập giải quyết những
vấn đề đặt ra.
2. YÊU CẦU CỦA THỰC TẬP CUỐI KHÓA
2.1. Yêu cầu đối với sinh viên
2.1.1. Về tinh thần, thái độ
- Nghiêm túc thực hiện qui định của Trường ĐH Tài Chính - Marketing và Khoa
QTKD về thời gian, tiến độ thực hiện các công việc thực tập và viết Thực tập cuối khóa;
- Tuân thủ nghiêm các quy định, nội qui của tổ chức, doanh nghiệp - nơi sinh viên
thực tập tốt nghiệp;
- Trong giao tiếp tại nơi thực tập, cần giữa thái độ khiêm tốn, cầu thị; thể hiện tác
phong của một trí thức được đào tạo trong một môi trường văn minh;
- Chấp hành đúng những chỉ dẫn và kế hoạch làm việc của GVHD, tuân thủ sự
hướng dẫn của cán bộ nơi cơ quan thực tập được phân công phụ trách (nếu có);
- Phát huy tính năng động, sáng tạo, tinh thần độc lập, tinh thần phản biện khoa học
trong nghiên cứu và thực hiện Thực tập cuối khóa;
- Đề cao lòng tự trọng, tính trung thực, trong quá trình thực tập và thực hiện Thực
tập cuối khóa.
2.1.2. Về chuyên môn
- Sinh viên phải biết đánh giá tổng quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị thực tập;
- Sinh viên phải biết lựa chọn những vấn đề, những lĩnh vực nghiên cứu phù hợp
với chuyên ngành QTKD (với sự cố vấn của GVHD);
- Sinh viên phải vận dụng tổng hợp những kiến thức đã được trang bị trong nhà
trường để phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp,
cơ quan, hoặc một tổ chức xã hội, trên cơ sở đó nhận diện được những cơ hội kinh doanh
của một tổ chức;
- Sinh viên phải biết vận dụng tổng hợp những kiến thức đã học, để tìm lời giải cho
22
một vấn đề cụ thể của tổ chức mà sinh viên lựa chọn để nghiên cứu;
- Sinh viên phải nắm được phương pháp nghiên cứu và biết cách vận dụng phương
pháp nghiên cứu phù hợp để giải quyết một vấn đề thực tiễn;
- Sinh viên phải nắm được kỹ năng viết một báo cáo khoa học (dưới dạng chuyên
đề) trên cơ sở các kĩ năng phân tích, đánh giá, vận dụng các công cụ thống kê và phần
mềm tin học thích hợp.
2.2. Yêu cầu đối với giảng viên hướng dẫn
- Giảng viên hướng dẫn phải nắm chắc các qui định của Trường về thực tập tốt
nghiệp để hướng dẫn, chỉ đạo sinh viên hoàn thành Thực tập cuối khóa;
- Giảng viên hướng dẫn phải làm tốt công tác cố vấn cho sinh viên trong việc lựa
chọn đề tài thực tập, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, xây dựng đề cương nghiên
cứu và xây dựng chương trình kế hoạch triển khai thực tập và viết báo cáo thực tập cuối
khóa;
- Giảng viên hướng dẫn phải hướng dẫn sinh viên cách thâm nhập thực tế, vận dụng
tổng hợp kiến thức đã học để phân tích tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, áp dụng
các phương pháp nghiên cứu phù hợp để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan
đến thực tập cuối khóa;
- Giảng viên hướng dẫn phải thể hiện đạo đức tác phong của người thầy, đặc biệt là
sự tận tâm, nghiêm túc, khoa học trong ứng xử với sinh viên và ứng xử đúng mực trong
quan hệ với cơ quan thực tập của sinh viên;
- Giảng viên hướng dẫn phải bám sát quá trình thực tập của sinh viên để giúp đỡ
sinh viên kịp thời giải quyết những khó khăn nảy sinh, hoàn thành tốt báo cáo thực tập
cuối khóa đúng thời hạn qui định;
- Giảng viên hướng dẫn phải đánh giá kết quả thực tập và Thực tập cuối khóa của
sinh viên một cách khoa học, nghiêm túc, công bằng, chính xác.
2.3. Yêu cầu về đề tài thực tập cuối khóa
- Đề tài thực tập cuối khóa phải phù hợp với các chuyên ngành đào tạo thuộc khoa
Quản trị kinh doanh.
- Sinh viên được khuyến khích lựa chọn các đề tài có tính cập nhật với tình hình
kinh tế - xã hội tại Việt Nam và trên thế giới; đề tài có tính thực tiễn, ứng dụng cao; đề tài
mang tính lý luận sâu sắc, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý thuyết; đề tài có tính sáng tạo
không trùng lặp với các đề tài đã thực hiện (Sinh viên có thể tham khảo danh mục tên đề
tài trong phần phụ lục 4).
- Đề tài thực tập cuối khóa phải cụ thể, rõ ràng. Giảng viên hướng dẫn là người
duyệt tên đề tài cuối cùng cho sinh viên. Trong quá trình thực hiện thực tập, nếu thấy cần
thiết phải chỉnh sửa đề tài thì giảng viên hướng dẫn quyết định.
2.4. Yêu cầu về chất lượng thực tập cuối khóa
Đơn vị thực tập được lựa chọn phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập
và hoạt động ít nhất 3 năm liên tiếp và hiện còn đang hoạt động.
Thực tập cuối khóa phải đảm bảo chất lượng cao về mặt nội dung và hình thức:
− Về nội dung: nội dung nghiên cứu đặt ra phải được giải quyết trọn vẹn, logic và có
tính khoa học. Nội dung của Thực tập cuối khóa phải thể hiện được các kiến thức
về lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh. Các kết quả của thực
tập cuối khóa phải chứng tỏ tác giả biết vận dụng lý thuyết để phân tích thực tiễn
23
hoạt động của cơ quan thực tập, nhận định/đánh giá được thực tiễn và rút ra được
các kết luận, giải quyết được các vấn đề đặt ra, đề xuất được những ý tưởng, giải
pháp để xử lý các vấn đề thực tiễn đã tiếp cận được;
− Về hình thức: Báo cáo thực tập cuối khóa phải được trình bày khoa học, đúng quy
định. Sinh viên phải tham khảo ít nhất 5 cuốn sách/giáo trình và 5 bài báo/công
trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, nộp danh sách tài liệu
tham khảo cho Giảng viên hướng dẫn cùng đề cương chi tiết.
Thực tập cuối khóa phải do chính sinh viên tự thực hiện, nội dung nào của thực tập
cuối khóa có sử dụng kết quả của các tác giả khác, kế thừa các Thực tập cuối khóa trước
đây hoặc các tài liệu đã được công bố phải được tác giả ghi rõ. Nội dung chính của bài
báo cáo chính thức phải đạt tỷ lệ trùng lắp theo quy định của trường Đại học Tài
chính – Marketing (Dưới 30% trùng lắp khi kiểm tra bằng phần mềm Turnitin mới
được nộp cho giảng viên hướng dẫn để tiến hành chấm điểm).
3. QUY TRÌNH THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Quy trình tổ chức thực hiện đợt thực tập và viết báo cáo thực tập cuối khóa theo các
bước sau:

Bước Quy trình Thực hiện

1. Lập kế hoạch thực tập cuối khóa BMQTBH, LĐK

2. Duyệt kế hoạch Ban Giám hiệu

3. Nhận danh sách SV thực tập, phân công/mời TKK, BMQTBH


GV hướng dẫn

4. Thông báo kế hoạch tới giảng viên, sinh viên TKK

5. Sinh viên nhận giấy giới thiệu và liên hệ đơn vị Sinh viên
thực tập **

6. Sinh viên gặp GVHD Sinh viên, GVHD

7. Thực hiện quá trình thực tập và viết thực tập Sinh viên, GVHD
cuối khóa

8. Phân công giảng viên chấm 2 TKK, BMQTBH

9. Chấm báo cáo thực tập cuối khóa (GVHD chấm GVHD chấm 1, GV chấm 2
1 và một GV khác chấm 2)

10. Tổng hợp điểm, chuyển phòng KT&QLCL Thư ký, BMQTBH

** Sinh viên có thể nhận giấy Giới thiệu thực tập và liên hệ nơi thực tập, có thể
thực tập trước thời gian thực tập chính thức. Thời gian sinh viên bắt đầu thực tập đến khi
báo cáo kết thúc thực tập trong vòng 10 tuần.
4. HÌNH THỨC THỰC TẬP CUỐI KHÓA
4.1. Kết cấu khoá luận

24
Thực tập cuối khóa đề phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, từ 50
đến 60 trang (chỉ tính phần nội dung), theo thứ tự sau:
1) TRANG BÌA CHÍNH, BÌA PHỤ
2) CAM ĐOAN
3) LỜI CẢM ƠN
4) NHẬN XÉT CỦA NƠI THỰC TẬP
5) ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
6) MỤC LỤC (Chỉ liệt kê đến mục cấp 3)
7) DANH MỤC HÌNH
8) DANH MỤC BẢNG
9) DANH MỤC PHỤ LỤC (Nếu có)
10) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (Nếu có)
11) NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
− Phần mở đầu
− Chương 1. Cơ sở lý thuyết về công tác/hoạt động XYZ
− Chương 2. Giới thiệu công ty ABC
− Chương 3. Thực trạng công tác/hoạt động XYZ tại công ty ABC
− Chương 4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác/hoạt động XYZ
tại công ty ABC
− Kết luận
12) TÀI LIỆU THAM KHẢO (bắt buộc, tuân thủ theo chuẩn APA)
13) PHỤ LỤC
4.2. Hình thức trình bày
4.2.1 Khổ giấy và chừa lề
Báo cáo Thực tập cuối khóa trình bày trên một mặt giấy khổ A4 (21 x 29,7cm), Lề
trái: 3,1 cm; Lề phải: 2,1 cm; Lề trên: 2,5 cm, Lề dưới: 2,5 cm. Đánh số trang trên phần lề
dưới, vị trí giữa trang. Số trang được đánh theo số Ả Rập (1,2,3…) từ Phần mở đầu đến
hết nội dung kết luận.
4.2.2 Kiểu và cỡ chữ, khoảng cách dòng
- Sử dụng font Times New Roman, cỡ chữ 13. Việc sử dụng cỡ chữ và font chữ
phải nhất quán giữa các chương, mục.
- Khoảng cách dòng: 1,5 lines, cách đoạn (paragraph) trước và sau 3 pt.
- Khi chấm xuống dòng không nhảy thêm hàng. Không để mục ở cuối trang mà
không có ít nhất 2 dòng nội dung tiếp theo.
- Trước và sau mỗi bảng hoặc hình phải cách 1 hàng trống.
4.2.3 Trình bày tên đề tài
Tên đề tài không được viết tắt, không dùng ký hiệu hay bất kỳ chú giải nào. Tên đề
tài được canh giữa, chú ý cách ngắt chữ xuống dòng phải đủ nghĩa chữ đó. Tên đề tài phải
được viết chữ in hoa in trên một trang riêng (Trang bìa ngoài và bìa trong, theo mẫu, không
25
đánh số trang), cỡ chữ thông thường là 22, có thể thay đổi cỡ chữ tùy theo độ dài của tên
đề tài nhưng dao động trong khoảng từ 20 - 24.
4.2.4 Chương, mục
- Chương: Mỗi chương phải được bắt đầu ở một trang mới. Số chương là số Ả Rập
(1,2,...). Tên chương đặt ở bên dưới chữ “Chương”. Chữ "Chương" được viết hoa, in đậm.
Tên chương viết hoa, in đậm, cỡ chữ 14, đặt cách chữ chương 1 hàng trống và đặt giữa.
- Mục: Các tiểu mục của đề tài được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều
nhất gồm 4 chữ số với chỉ số thứ nhất là chỉ số chương.
+ Mục cấp 1: Số thứ tự mục cấp 1 được đánh theo chương, số thứ tự số Ả Rập sát
lề trái, CHỮ HOA, in đậm.
+ Mục cấp 2: Được đánh theo mục cấp 1, số thứ tự Ả Rập, sát lề trái, chữ thường,
in đậm.
+ Mục cấp 3: Được đánh theo mục cấp 2, số thứ tự Ả Rập, sát lề trái, chữ thường,
in nghiêng đậm.
4.2.5 Hình, bảng và chữ viết tắt
- Quy định hình: Hình vẽ, đồ thị, sơ đồ... đều được gọi chung là Hình, được đánh
theo số thứ tự của chương, và số Á Rập theo thứ tự hình. Ví dụ: Hình 2.1 (số 2 có nghĩa là
hình ở chương 2, số 1 có nghĩa là hình thứ nhất của chương 2).

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Natoli


Nguồn: Công ty Cổ phần May Natoli, 2023
+ Tên và số thứ tự của hình được đặt ở phía dưới hình. Tên hình được viết ngắn
gọn, dễ hiểu, thể hiện đúng nội dung của hình. Nếu hình được trích từ tài liệu thì tên tác
giả và năm xuất bản được viết trong ngoặc đơn và đặt theo sau tựa hình.
+ Nếu hình trình bày theo khổ giấy nằm ngang, đầu hình quay vào chỗ đóng bìa.
+ Hình lớn được trình bày một trang riêng. Hình nhỏ trình bày chung với bài viết.
- Quy định Bảng:
+ Đánh số bảng: Việc đánh số thứ tự của bảng cũng tương tự như trình bày hình.
(Lưu ý việc đánh số bảng và hình là độc lập với nhau. Ví dụ: Hình 2.1 và bảng 2.1 là không
liên quan với nhau về mặt thứ tự).
+ Tên bảng: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và phải chứa đựng nội dung, thời
gian, không gian mà số liệu biểu hiện trong bảng. Tên bảng được đặt ngay sau số thứ tự
của bảng, chữ hoa, in đậm, tên bảng được đặt ở phía trên của bảng. Ví dụ sau:
Bảng 2.3: Doanh thu bán hàng của công ty giai đoạn 2021 - 2023
26
Đơn vị tính: ngàn đồng

STT Mặt hàng 2021 2022 2023

1 Mặt hàng A 2.003.000 2.153.015 2.489.215

2 Mặt hàng B 1.265.012 1.265.021 1.561.123

Nguồn: Báo cáo kế toán của Công ty, năm 2023


- Quy định nguồn: Nguồn tài liệu: nêu rõ nguồn, thời gian, không gian, đặt phía
dưới bảng, góc phải. Nếu bảng được trình bày theo khổ giấy nằm ngang thì đầu bảng phải
quay vào chỗ đóng bìa.
- Quy định viết tắt: Hạn chế tối đa viết tắt, trường hợp cụm từ quá dài, lặp lại nhiều
lần thì có thể viết tắt. Tất cả những chữ viết tắt, phải được viết đầy đủ lần đầu tiên và có
chữ viết tắt kèm theo trong ngoặc đơn. Không được viết tắt ở đầu câu. Trước trang mục
lục phải có bảng danh mục chữ viết tắt đã sử dụng trong bài báo cáo.
4.2.6 Trích dẫn tài liệu tham khảo
Thực hành nghề nghiệp 2 phải tuân thủ nghiêm ngặt việc trích dẫn tài liệu tham
khảo theo chuẩn APA (Xem chi tiết cách thức trích dẫn và liệt kê danh mục tài liệu tham
khảo trong phần phụ lục 5).
5. ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Giảng viên hướng dẫn đánh giá điểm quá trình (40%) và điểm báo cáo (60%). Giảng
viên chấm phản biện đánh giá điểm báo cáo. Điểm chênh lệch giữa 2 GV chấm không quá
1đ. Tiêu chí đánh giá cụ thể như sau:

Tiêu chí đánh giá Tỷ trọng


(mức tối đa)

Điểm quá trình (GVHD đánh giá) 40%

1. Tuân thủ qui định của Trường, của Khoa 1.5

2. Thực hiện tiến độ KLTN và viết báo cáo 3.0

3. Sự năng động, hiểu biết, sáng tạo, vượt khó 3.0

4. Văn hóa ứng xử, đạo đức tác phong, chấp hành những chỉ dẫn 2.5
của GVHD

Điểm báo cáo (Trung bình điểm của GVHD chấm 1 và GV 60%
chấm 2)

1. Hình thức (format đúng qui định, trình bày đẹp, không có lỗi 2.0
chính tả, số trang trong khoảng cho phép, đóng cuốn theo qui
định)

2. Bố cục hợp lý, Trình bày dễ hiểu, văn phong chỉnh chu 1.0

27
3. Phương pháp nghiên cứu và công cụ phân tích phù hợp 1.0

4. Lý thuyết, thông tin, dữ liệu (chính xác, toàn diện, cập nhật) 2.0

5. Phân tích và đánh giá đúng thực tiễn 2.0

6. Giải pháp đề xuất có tính thực tiễn, sáng tạo và phù hợp 2.0

Điểm tổng kết 100%

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG: GVHD và SV thực tập phải liên hệ báo cáo tình hình
viết báo cáo ít nhất 2 tuần/lần, ghi nhận vào Phiếu theo dõi thực tập, hình thức do GVHD
và SV tự quyết định. Khoa thành lập Hội đồng kiểm soát chất lượng, phỏng vấn 2% trên
tổng số SV mỗi đợt theo hình thức chọn ngẫu nhiên để kết luận chất lượng đợt thực tập,
kết quả ghi nhận vào Phiếu Đánh giá chất lượng thực tập.
6. CẤU TRÚC THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Nội dung chính của báo cáo Thực tập cuối khóa dao động từ 50 đến 60 trang, khuyến
nghị nên trình bày bởi các đề mục sau:
Thực tập cuối khóa được trình bày theo cấu trúc: Phần mở đầu, 4 chương nội dung,
và phần Kết luận. Các nội dung chính của từng phần như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
Bắt đầu đánh số trang (trang 1) cho Thực tập cuối khóa từ phần này. Phần mở đầu
dài khoảng 3 – 4 trang, bao gồm những mục chính sau:
1. Lý do chọn đề tài
Trình bày lý do tại sao sinh viên lựa chọn đề tài về công tác/hoạt động XYZ. Cần
chú ý nêu bật được 3 vấn đề chính:
− Đề tài nghiên cứu về vấn đề đang nhận được sự quan tâm, chú ý tại đơn vị thực tập;
− Chưa có công trình nghiên cứu nào tương tự đã được thực hiện tại đơn vị, hoặc nếu
có đề tài tương tự thì đã được thực hiện từ lâu (3 năm trở lên) hoặc đã được thực
hiện nhưng chưa giải quyết được vấn đề như mong đợi của đơn vị thực tập;
− Lợi ích mang lại cho đơn vị thực tập, bản thân người nghiên cứu, kho tàng học thuật
(nếu có) khi thực hiện đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Trình bày mục tiêu nghiên cứu tổng quát (thường có liên quan với tên đề tài). Sau
đó trình bày các mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể được hình thành từ việc
chia nhỏ mục tiêu nghiên cứu tổng quát;
- Nghiên cứu một lĩnh vực hoạt động quản trị cụ thể trong tổ tổ chức dưới góc nhìn
của lý thuyết quản trị, để làm rõ những ưu điểm và hạn chế của tổ chức về hoạt động này;
- Tìm kiếm phương án khắc phục các hạn chế của tổ chức.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu có liên quan đến tên đề tài nghiên cứu;
- Phạm vi nghiên cứu thường được giới hạn bởi không gian, thời gian nghiên cứu
và tập trung vào những nội dung chủ yếu:
28
+ Nghiên cứu lý thuyết (về lĩnh vực sinh viên lựa chọn);
+ Nghiên cứu sự hình thành và phát triển, hoạt động của tổ chức;
+ Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị;
− So sánh giữa thực trạng hoạt động thực tế của tổ chức và lý thuyết quản trị;
− Tìm và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị đó;
− Đề xuất cách giải quyết những vấn đề đặt ra cho tổ chức.
4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Sinh viên có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính hoặc phương pháp nghiên cứu định lượng hoặc phương pháp hỗn hợp tuy vào sở
trường, mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Dữ liệu nghiên cứu: Sinh viên có thể sử dụng dữ liệu thứ cấp, sơ cấp, Khoa khuyến
khích Sinh viên phải sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp khi khảo sát và đánh
giá tình hình hoạt động quản trị mà SV chọn tại địa bàn mình thực tập. Đối với dữ liệu thứ
cấp phải cập nhật, được thu thập trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Sinh viên cần
trình bày rõ phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý dữ liệu.
5. Bố cục của báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết luận, TTCK được trình bày theo 4 chương như sau:
− Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công tác/hoạt động XYZ
− Chương 2: Giới thiệu công ty ABC
− Chương 3: Thực trạng công tác/hoạt động XYZ tại công ty ABC
− Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác/hoạt động XYZ tại công
ty ABC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ
Chương này có độ dài từ 15 – 20 trang, trình bày các nội dung lý thuyết liên quan
trực tiếp đến vấn đề mà sinh viên lựa chọn nghiên cứu. Đây là khung lý thuyết để đánh giá
thực trạng của DN. Các nội dung chính của chương này có thể là:
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ
1.1.1 Khái niệm, bản chất công tác/hoạt động XYZ
1.1.2 Mục đích của công tác/hoạt động XYZ
1.1.3 Ý nghĩa của công tác/hoạt động XYZ
1.1.4 Tầm quan trọng của công tác/hoạt động XYZ
1.1.5 Sự cần thiết triển khai nghiên cứu công tác/hoạt động XYZ
1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ
1.2.1 Các hoạt động liên quan đến công tác XYZ
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác/hoạt động XYZ
1.2.3 Các nguyên tắc/phương pháp của công tác/hoạt động XYZ
1.2.4 Các mô hình/xu hướng của công tác/hoạt động XYZ
1.2.5 Quy trình của công tác/hoạt động XYZ
29
1.3 KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ TẠI MỘT
SỐ ĐƠN VỊ KHÁC
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ABC
Chương này có độ dài từ 10 – 15 trang, thường bao gồm những nội dung chủ yếu
sau:
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TYABC
2.1.1 Lịch sử hình thành
2.1.2 Quá trình phát triển
2.2 ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY ABC
2.2.1 Các yếu tố nguồn lực
2.2.1.1 Cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, nhà xưởng
2.2.1.2 Nhân sự
2.2.1.3 Tài chính
2.2.2 Sản phẩm/ dịch vụ
2.2.3 Thị trường
2.2.4 Bộ máy tổ chức
2.2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy
2.2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận
2.3 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ABC TRONG 03 NĂM
GẦN NHẤT
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ TẠI CÔNG TY ABC
Chương này có độ dài từ 20 – 25 trang, nên có cấu trúc tương ứng với phần nội
dung lý thuyết trong chương 1 (cơ sở lý thuyết) để dễ đối chiếu, đánh giá. Các nội dung
chủ yếu có thể có (tuỳ theo đề tài) bao gồm:
3.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ TẠI CÔNG
TY ABC
3.1.1 Thực tiễn tình hình triển khai công tác/hoạt động XYZ đã được
áp dụng tại công ty ABC
3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác/hoạt động XYZ đã được áp
dụng tại công ty ABC
3.1.3 Các nguyên tắc và phương pháp công tác/hoạt động XYZ đã được
áp dụng tại công ty ABC
3.1.3.1 Nguyên tắc
3.1.3.2 Phương pháp
3.1.4 Quy trình triển khai và tổ chức thực hiện công tác/hoạt động
30
XYZ đã được áp dụng tại công ty ABC
3.2 TÁC ĐỘNG HỆ QUẢ CỦA CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ ĐẾN KẾT QUẢ
KINH DOANH CỦA CÔNG TY ABC
3.3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
3.3.1 Những mặt đạt được
3.3.2 Những hạn chế
3.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế (đây là cơ sở để tác giả
đề xuất giải pháp ở chương sau)
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG
XYZ TẠI CÔNG TY ABC
Chương này có độ dài từ 5 – 7 trang, bao gồm những nội dung chính như:
4.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
B TRONG NHỮNG NĂM TỚI
4.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CÁC ĐƠN VỊ KHÁC
4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ
TẠI CÔNG TY ABC (phần này tác giả phải dựa vào mục 3.3.3 nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế, vì đây là cơ sở để đề xuất giải pháp có kết hợp mục 4.2. Nói ngắn gọn và
bám sát vào Nguyên nhân nào – Giải pháp đó, Sinh viên hay đưa ra nhiều giải pháp mà
thiếu căn cứ khoa học).
KẾT LUẬN
Phần này trình bày tóm lược các nội dung chính của thực tập cuối khóa và các kết
luận rút ra được từ việc thực hiện đề tài.
7. DANH SÁCH ĐỀ TÀI GỢI Ý
7.1 Nhóm đề tài chính
Nghiên cứu hoạt động Quản trị chiến lược/ Quản trị sản xuất/Quản trị nguồn nhân
lực/ Quản trị chất lượng/ Quản trị hành chính văn phòng/ Quản trị rủi ro/ Quản trị Dự án/
Quản trị chuỗi cung ứng/ Quản trị Kinh doanh Quốc tế/ Quản trị bán hàng/ Quản trị lực
lượng bán hàng của DN/ Quản trị bán lẻ hoặc bán hàng B2B hoặc B2C/ Xây dựng và phát
triển thương hiệu/ Hoạch định và triển khai các hoạt động SX - KD trong một doanh
nghiệp.
7.2 Nhóm đề tài phụ
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp/Nghiên cứu tâm lý khách hàng
của doanh nghiệp/ Nghiên cứu đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp/ Nghiên cứu về môi
trường kinh doanh của một công ty/ Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của bộ máy quản lý tố
chức/ doanh nghiệp (công ty vừa)/ Nghiên cứu hoạt động kiểm soát tổ chức/doanh nghiệp.

31
PHẦN 4.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. MỤC TIÊU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


- Sinh viên củng cố và hệ thống hóa những kiến thức đã được trang bị trong suốt
thời gian học tập tại Trường;
- Thông qua việc nghiên cứu đề tài, sinh viên biết cách vận dụng kiến thức, kỹ năng
được trang bị để giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn quản trị kinh doanh;
- Sinh viên làm quen với các hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh, rèn luyện kỹ
năng tác nghiệp công việc thực tế, tích lũy kinh nghiệm làm việc để chuẩn bị hành trang
cho tương lai;
- Sinh viên thể nghiệm, rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong doanh nghiệp, kỹ năng
ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp công cụ vào giải quyết những vấn đề
thực tiễn.
- Sinh viên rèn luyện khả năng sáng tạo, rèn luyện tinh thần độc lập giải quyết những
vấn đề đặt ra.
2. YÊU CẦU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.1. Yêu cầu đối với sinh viên
2.1.1. Về tinh thần, thái độ
- Nghiêm túc thực hiện qui định của Trường ĐH. Tài Chính - Marketing và Khoa
QTKD về thời gian, tiến độ thực hiện các công việc thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp;
- Tuân thủ nghiêm các quy định, nội qui của tổ chức, doanh nghiệp - nơi sinh viên
thực tập tốt nghiệp;
- Trong giao tiếp tại nơi thực tập, cần giữa thái độ khiêm tốn, cầu thị; thể hiện tác
phong của một trí thức được đào tạo trong một môi trường văn minh;
- Chấp hành đúng những chỉ dẫn và kế hoạch làm việc của GVHD, tuân thủ sự
hướng dẫn của cán bộ nơi cơ quan thực tập được phân công phụ trách (nếu có);
- Phát huy tính năng động, sáng tạo, tinh thần độc lập, tinh thần phản biện khoa học
trong nghiên cứu và thực hiện Khóa luận tốt nghiệp;
- Đề cao lòng tự trọng, tính trung thực, trong quá trình thực tập và thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
2.1.2. Về chuyên môn
- Sinh viên phải biết đánh giá tổng quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị thực tập;
- Sinh viên phải biết lựa chọn những vấn đề, những lĩnh vực nghiên cứu phù hợp
với chuyên ngành QTKD (với sự cố vấn của GVHD);
- Sinh viên phải vận dụng tổng hợp những kiến thức đã được trang bị trong nhà
trường để phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp,
cơ quan, hoặc một tổ chức xã hội, trên cơ sở đó nhận diện được những cơ hội kinh doanh
của một tổ chức;
- Sinh viên phải biết vận dụng tổng hợp những kiến thức đã học, để tìm lời giải cho
một vấn đề cụ thể của tổ chức mà sinh viên lựa chọn để nghiên cứu;
32
- Sinh viên phải nắm được phương pháp nghiên cứu và biết cách vận dụng phương
pháp nghiên cứu phù hợp để giải quyết một vấn đề thực tiễn;
- Sinh viên phải nắm được kỹ năng viết một báo cáo khoa học (dưới dạng chuyên
đề) trên cơ sở các kĩ năng phân tích, đánh giá, vận dụng các công cụ thống kê và phần
mềm tin học thích hợp.
2.2. Yêu cầu đối với giảng viên hướng dẫn
- Giảng viên phải nắm chắc các qui định của Trường về thực tập tốt nghiệp để hướng
dẫn, chỉ đạo sinh viên hoàn thành khóa luận;
- Giảng viên phải làm tốt công tác cố vấn cho sinh viên trong việc lựa chọn đề tài
thực tập, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, xây dựng đề cương nghiên cứu và
xây dựng chương trình kế hoạch triển khai thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp;
- Giảng viên phải hướng dẫn sinh viên cách thâm nhập thực tế, vận dụng tổng hợp
kiến thức đã học để phân tích tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, áp dụng các
phương pháp nghiên cứu phù hợp để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan
đến khóa luận tốt nghiệp;
- Giảng viên phải thể hiện đạo đức tác phong của người thầy, đặc biệt là sự tận tâm,
nghiêm túc, khoa học trong ứng xử với sinh viên và ứng xử đúng mực trong quan hệ với
cơ quan thực tập của sinh viên;
- Giảng viên phải bám sát quá trình thực tập của sinh viên để giúp đỡ sinh viên kịp
thời giải quyết những khó khăn nảy sinh, hoàn thành tốt khóa luận đúng thời hạn qui định;
- Giảng viên phải đánh giá kết quả thực tập và khóa luận tốt nghiệp của sinh viên
một cách khoa học, nghiêm túc, công bằng, chính xác.
2.3. Yêu cầu về đề tài khoá luận tốt nghiệp
- Đề tài khóa luận tốt nghiệp phải phù hợp với các chuyên ngành đào tạo thuộc khoa
Quản trị kinh doanh;
- Đề tài khoá luận tốt nghiệp phải cụ thể, rõ ràng.
- Sinh viên được khuyến khích lựa chọn các đề tài có tính cập nhật với tình hình
kinh tế - xã hội tại Việt Nam và trên thế giới; đề tài có tính thực tiễn, ứng dụng cao; đề tài
mang tính lý luận sâu sắc, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý thuyết; đề tài có tính sáng tạo
không trùng lặp với các đề tài đã thực hiện (Sinh viên có thể tham khảo danh mục tên đề
tài trong phần phụ lục 4);
- Giảng viên hướng dẫn là người duyệt tên đề tài cho sinh viên. Trong quá trình
thực hiện khoá luận, nếu thấy cần thiết phải chỉnh sửa đề tài thì GVHD quyết định.
2.4. Yêu cầu về chất lượng khóa luận tốt nghiệp
Đơn vị thực tập được lựa chọn phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập
và hoạt động ít nhất 3 năm liên tiếp và hiện còn đang hoạt động.
Khóa luận tốt nghiệp phải đảm bảo chất lượng cao về mặt nội dung và hình thức:
− Về nội dung: nội dung nghiên cứu đặt ra phải được giải quyết trọn vẹn, logic và có
tính khoa học. Nội dung của khóa luận tốt nghiệp phải thể hiện được các kiến thức
về lý thuyết và thực tiễn thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh. Các kết quả của khóa
luận tốt nghiệp phải chứng tỏ tác giả biết vận dụng lý thuyết để phân tích thực tiễn
hoạt động của cơ quan thực tập, nhận định/đánh giá được thực tiễn và rút ra được
các kết luận, giải quyết được các vấn đề đặt ra, đề xuất được những ý tưởng, giải
pháp để xử lý các vấn đề thực tiễn đã tiếp cận được;
33
− Về hình thức: Khóa luận tốt nghiệp phải được trình bày khoa học, đúng quy định.
Sinh viên phải tham khảo ít nhất 7 cuốn sách/giáo trình và 7 bài báo/công trình
nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, nộp danh sách tài liệu tham
khảo cho Giảng viên hướng dẫn cùng đề cương chi tiết.
Khóa luận tốt nghiệp phải do chính sinh viên tự thực hiện, nội dung nào của khóa
luận tốt nghiệp có sử dụng kết quả của các tác giả khác, kế thừa các khóa luận tốt nghiệp
trước đây hoặc các tài liệu đã được công bố phải được tác giả ghi rõ. Nội dung chính của
bài báo cáo chính thức phải đạt tỷ lệ trùng lắp theo quy định của trường Đại học Tài
chính – Marketing (Dưới 30% trùng lắp khi kiểm tra bằng phần mềm Turnitin mới
được nộp cho giảng viên hướng dẫn để tiến hành chấm điểm).
3. QUY TRÌNH THỰC TẬP
Quy trình tổ chức thực hiện đợt thực tập và viết khoá luận tốt nghiệp theo các bước
sau:

Bước Quy trình Thực hiện

1 Lập kế hoạch TT & viết KLTN BMQTCN, Lãnh đạo Khoa

2 Duyệt kế hoạch Ban Giám hiệu

3 Nhận danh sách SV thực tập, phân công/mời Thư ký, BMQTCN
GV hướng dẫn

4 Thông báo kế hoạch tới giảng viên, sinh viên Thư ký khoa

5 Sinh viên nhận giấy giới thiệu và liên hệ đơn vị Sinh viên
thực tập **

6 Sinh viên gặp GVHD Sinh viên, GVHD

7 Thực hiện quá trình thực tập và viết Khoá luận Sinh viên, GVHD
tốt nghiệp

8 Phân công giảng viên chấm 2 BMQTCN

9 Chấm KLTN (GVHD chấm 1 và một GV khác GVHD chấm 1, GV chấm 2


chấm 2)

10 Tổng hợp điểm, chuyển phòng KT&QLCL Thư ký, BMQTCN

** Sinh viên có thể nhận giấy Giới thiệu thực tập và liên hệ nơi thực tập, có thể
thực tập trước thời gian thực tập chính thức. Thời gian sinh viên bắt đầu thực tập đến khi
báo cáo kết thúc thực tập trong vòng 10 tuần.
4. HÌNH THỨC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
4.1. Kết cấu khoá luận
Khóa luận tốt nghiệp đề phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, từ 60
đến 80 trang (chỉ tính phần nội dung), theo thứ tự sau:
34
1) TRANG BÌA CHÍNH, BÌA PHỤ
2) CAM ĐOAN
3) LỜI CẢM ƠN
4) NHẬN XÉT CỦA NƠI THỰC TẬP
5) ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
6) MỤC LỤC (Chỉ liệt kê đến mục cấp 3)
7) DANH MỤC HÌNH
8) DANH MỤC BẢNG
9) DANH MỤC PHỤ LỤC (Nếu có)
10) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT (Nếu có)
11) NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
− Phần mở đầu
− Chương 1: Cơ sở khoa học về công tác/hoạt động XYZ
− Chương 2: Giới thiệu công ty ABC
− Chương 3: Thực trạng công tác/hoạt động XYZ tại công ty ABC
− Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác/hoạt động XYZ tại công
ty ABC
12) TÀI LIỆU THAM KHẢO (bắt buộc, theo chuẩn APA)
13) PHỤ LỤC (nếu có).
4.2. Hình thức trình bày
4.2.1 Khổ giấy và chừa lề
Báo cáo KLTN trình trên một mặt giấy khổ A4 (21 x 29,7cm), Lề trái: 3,1 cm; Lề
phải: 2,1 cm; Lề trên: 2,5 cm, Lề dưới: 2,5 cm. Đánh số trang trên phần lề dưới, vị trí giữa
trang. Số trang được đánh theo số Ả Rập (1,2,3…) từ Phần mở đầu đến hết nội dung kết
luận.
4.2.2 Kiểu và cỡ chữ, khoảng cách dòng
- Sử dụng font Times New Roman, cỡ chữ 13. Việc sử dụng cỡ chữ và font chữ
phải nhất quán giữa các chương, mục.
- Khoảng cách dòng: 1,5 lines, cách đoạn (paragraph) trước và sau 3 pt.
- Khi chấm xuống dòng không nhảy thêm hàng. Không để mục ở cuối trang mà
không có ít nhất 2 dòng nội dung tiếp theo.
- Trước và sau mỗi bảng hoặc hình phải cách 1 hàng trống.
4.2.3 Trình bày tên đề tài
Tên đề tài không được viết tắt, không dùng ký hiệu hay bất kỳ chú giải nào. Tên đề
tài được canh giữa, chú ý cách ngắt chữ xuống dòng phải đủ nghĩa chữ đó. Tên đề tài phải
được viết chữ in hoa in trên một trang riêng (Trang bìa ngoài và bìa trong, theo mẫu, không
đánh số trang), cỡ chữ thông thường là 22, có thể thay đổi cỡ chữ tùy theo độ dài của tên
đề tài nhưng dao động trong khoảng từ 20 – 24.
4.2.4 Chương, mục

35
- Chương: Mỗi chương phải được bắt đầu ở một trang mới. Số chương là số Ả Rập
(1,2,...). Tên chương đặt ở bên dưới chữ “Chương”. Chữ "Chương" được viết hoa, in đậm.
Tên chương viết hoa, in đậm, cỡ chữ 14, đặt cách chữ chương 1 hàng trống và đặt giữa.
- Mục: Các tiểu mục của đề tài được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều
nhất gồm 4 chữ số với chỉ số thứ nhất là chỉ số chương.
+ Mục cấp 1: Số thứ tự mục cấp 1 được đánh theo chương, số thứ tự số Ả Rập sát
lề trái, CHỮ HOA, in đậm.
+ Mục cấp 2: Được đánh theo mục cấp 1, số thứ tự Ả Rập, sát lề trái, chữ thường,
in đậm.
+ Mục cấp 3: Được đánh theo mục cấp 2, số thứ tự Ả Rập, sát lề trái, chữ thường,
in nghiêng đậm.
4.2.5 Hình, bảng và chữ viết tắt
- Quy định hình: Hình vẽ, đồ thị, sơ đồ... đều được gọi chung là Hình, được đánh
theo số thứ tự của chương, và số Á Rập theo thứ tự hình. Ví dụ: Hình 2.1 (số 2 có nghĩa là
hình ở chương 2, số 1 có nghĩa là hình thứ nhất của chương 2).

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Natoli


Nguồn: Công ty Cổ phần May Natoli, 2023
+ Tên và số thứ tự của hình được đặt ở phía dưới hình. Tên hình được viết ngắn
gọn, dễ hiểu, thể hiện đúng nội dung của hình. Nếu hình được trích từ tài liệu thì tên tác
giả và năm xuất bản được viết trong ngoặc đơn và đặt theo sau tựa hình.
+ Nếu hình trình bày theo khổ giấy nằm ngang, đầu hình quay vào chỗ đóng bìa.
+ Hình lớn được trình bày một trang riêng. Hình nhỏ trình bày chung với bài viết.
- Quy định bảng:
+ Đánh số bảng: Việc đánh số thứ tự của bảng cũng tương tự như trình bày hình.
(Lưu ý việc đánh số bảng và hình là độc lập với nhau. Ví dụ: Hình 2.1 và bảng 2.1 là không
liên quan với nhau về mặt thứ tự).
+ Tên bảng: Yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng và phải chứa đựng nội dung, thời
gian, không gian mà số liệu biểu hiện trong bảng. Tên bảng được đặt ngay sau số thứ tự
của bảng, chữ hoa, in đậm, tên bảng được đặt ở phía trên của bảng.
Bảng 2.3: Doanh thu bán hàng của công ty giai đoạn 2021 - 2023
Đơn vị tính: ngàn đồng

STT Mặt hàng 2021 2022 2023

36
1 Mặt hàng A 2.003.000 2.153.015 2.489.215

2 Mặt hàng B 1.265.012 1.265.021 1.561.123

Nguồn: Báo cáo kế toán của Công ty, năm 2023


- Nguồn tài liệu: nêu rõ nguồn, thời gian, không gian, đặt phía dưới bảng, góc phải.
Nếu bảng được trình bày theo khổ giấy nằm ngang thì đầu bảng phải quay vào chỗ đóng
bìa.
- Viết tắt: Hạn chế tối đa viết tắt, trường hợp cụm từ quá dài, lặp lại nhiều lần thì có
thể viết tắt. Tất cả những chữ viết tắt, phải được viết đầy đủ lần đầu tiên và có chữ viết tắt
kèm theo trong ngoặc đơn. Không được viết tắt ở đầu câu. Trước trang mục lục phải có
bảng danh mục chữ viết tắt đã sử dụng trong bài báo cáo.
4.2.6 Trích dẫn tài liệu tham khảo
Khóa luận tốt nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt việc trích dẫn tài liệu tham khảo
theo chuẩn APA (Xem chi tiết cách thức trích dẫn và liệt kê danh mục tài liệu tham khảo
trong phần phụ lục 5).
5. ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD đánh giá điểm quá trình (40%) và điểm báo cáo (60%). Giảng viên chấm
phản biện đánh giá điểm báo cáo. Điểm chênh lệch giữa 2 GV chấm không quá 1đ. Tiêu
chí đánh giá cụ thể như sau:

Tiêu chí đánh giá Tỷ trọng


(mức tối đa)

Điểm quá trình (gvhd đánh giá) 40%

5. Tuân thủ qui định của Trường, của Khoa 1.5

6. Thực hiện tiến độ KLTN và viết báo cáo 3.0

7. Sự năng động, hiểu biết, sáng tạo, vượt khó 3.0

8. Văn hóa ứng xử, đạo đức tác phong, chấp hành những chỉ dẫn 2.5
của GVHD

Điểm báo cáo (Trung bình điểm của GVHD chấm 1 và GV 60%
chấm 2)

7. Hình thức (format đúng qui định, trình bày đẹp, không có lỗi 2.0
chính tả, số trang trong khoảng cho phép, đóng cuốn theo qui
định)

8. Bố cục hợp lý, Trình bày dễ hiểu, văn phong chỉnh chu 1.0

9. Phương pháp nghiên cứu và công cụ phân tích phù hợp 1.0

10. Lý thuyết, thông tin, dữ liệu (chính xác, toàn diện, cập nhật) 2.0

37
11. Phân tích và đánh giá đúng thực tiễn 2.0

12. Giải pháp đề xuất có tính thực tiễn, sáng tạo và phù hợp 2.0

Điểm tổng kết 100%

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG: GVHD và SV thực tập phải liên hệ báo cáo tình hình
viết khoá luận ít nhất 2 tuần/lần, ghi nhận vào Phiếu theo dõi thực tập, hình thức do GVHD
và SV tự quyết định. Khoa thành lập Hội đồng kiểm soát chất lượng, phỏng vấn 2% trên
tổng số SV mỗi đợt theo hình thức chọn ngẫu nhiên để kết luận chất lượng đợt thực tập,
kết quả ghi nhận vào Phiếu Đánh giá chất lượng thực tập.
6. CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Nội dung chính của báo cáo KLTN dao động từ 50-70 trang, khuyến nghị nên trình
bày bởi các đề mục sau:
Khoá luận tốt nghiệp được trình bày theo cấu trúc: Phần mở đầu, 4 chương nội
dung, và phần Kết luận. Các nội dung chính của từng phần như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
Bắt đầu đánh số trang (trang 1) cho Khoá luận tốt nghiệp từ phần này. Phần mở đầu
dài khoảng 3 – 5 trang, bao gồm những mục chính sau:
1. Lý do chọn đề tài
Trình bày lý do tại sao sinh viên lựa chọn đề tài về công tác/hoạt động XYZ. Cần
chú ý nêu bật được 3 vấn đề chính:
− Đề tài nghiên cứu về vấn đề đang nhận được sự quan tâm, chú ý tại đơn vị thực tập;
− Chưa có công trình nghiên cứu nào tương tự đã được thực hiện tại đơn vị, hoặc nếu
có đề tài tương tự thì đã được thực hiện từ lâu (3 năm trở lên) hoặc đã được thực
hiện nhưng chưa giải quyết được vấn đề như mong đợi của đơn vị thực tập;
− Lợi ích mang lại cho đơn vị thực tập, bản thân người nghiên cứu, kho tàng học thuật
(nếu có) khi thực hiện đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trình bày mục tiêu nghiên cứu tổng quát (thường có liên quan với tên đề tài). Sau
đó trình bày các mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể được hình thành từ việc
chia nhỏ mục tiêu nghiên cứu tổng quát.
Nghiên cứu một lĩnh vực hoạt động quản trị cụ thể trong tổ tổ chức dưới góc nhìn
của lý thuyết quản trị, để làm rõ những ưu điểm và hạn chế của tổ chức về hoạt động này;
Tìm kiếm phương án khắc phục các hạn chế của tổ chức.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu có liên quan đến tên đề tài nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu thường được giới hạn bởi không gian, thời gian nghiên cứu và
tập trung vào những nội dung chủ yếu:
− Nghiên cứu lý thuyết (về lĩnh vực sinh viên lựa chọn);
− Nghiên cứu sự hình thành và phát triển, hoạt động của tổ chức;
− Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị;
38
− So sánh giữa thực trạng hoạt động thực tế của tổ chức và lý thuyết quản trị;
− Tìm và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị đó;
− Đề xuất cách giải quyết những vấn đề đặt ra cho tổ chức.
4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Sinh viên có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính hoặc phương pháp nghiên cứu định lượng hoặc phương pháp hỗn hợp tuy vào sở
trường, mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Dữ liệu nghiên cứu: Sinh viên có thể sử dụng dữ liệu thứ cấp, sơ cấp, Khoa khuyến
khích Sinh viên phải sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp khi khảo sát và đánh giá
tình hình hoạt động quản trị mà SV chọn tại địa bàn mình thực tập. Đối với dữ liệu thứ cấp
phải cập nhật, được thu thập trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Sinh viên cần trình
bày rõ phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý dữ liệu.
5. Bố cục Khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận tốt nghiệp được trình bày theo 4 chương
như sau:
− Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công tác/hoạt động XYZ
− Chương 2: Giới thiệu công ty ABC
− Chương 3: Thực trạng công tác/hoạt động XYZ tại công ty ABC
− Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác/hoạt động XYZ tại công
ty ABC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC A
Chương này có độ dài từ 20 – 25 trang, trình bày các nội dung lý thuyết liên quan
trực tiếp đến vấn đề mà sinh viên lựa chọn nghiên cứu. Đây là khung lý thuyết để đánh giá
thực trạng của DN. Các nội dung chính của chương này có thể là:
1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ
1.3.1 Khái niệm, bản chất công tác/hoạt động XYZ
1.3.2 Mục đích của công tác/hoạt động XYZ
1.3.3 Ý nghĩa của công tác/hoạt động XYZ
1.3.4 Tầm quan trọng của công tác/hoạt động XYZ
1.3.5 Sự cần thiết triển khai nghiên cứu công tác/hoạt động XYZ
1.4 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ
1.4.1 Các hoạt động liên quan đến công tác XYZ
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác/hoạt động XYZ
1.4.3 Các nguyên tắc/phương pháp của công tác/hoạt động XYZ
1.4.4 Các mô hình/xu hướng của công tác/hoạt động XYZ
1.4.5 Quy trình của công tác/hoạt động XYZ
1.3 KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ TẠI MỘT
SỐ ĐƠN VỊ KHÁC

39
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ABC
Chương này có độ dài từ 10 – 15 trang, thường bao gồm những nội dung chủ yếu
sau:
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TYABC
2.1.1 Lịch sử hình thành
2.1.2 Quá trình phát triển
2.2 ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY ABC
2.2.1 Các yếu tố nguồn lực
2.2.1.1 Cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, nhà xưởng
2.2.1.2 Nhân sự
2.2.1.3 Tài chính
2.2.2 Sản phẩm/ dịch vụ
2.2.5 Thị trường
2.2.6 Bộ máy tổ chức
2.2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy
2.2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận
2.3 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ABC TRONG 03 NĂM
GẦN NHẤT
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ TẠI CÔNG TY ABC
Chương này có độ dài từ 20 – 25 trang, nên có cấu trúc tương ứng với phần nội
dung lý thuyết trong chương 1 (cơ sở lý thuyết) để dễ đối chiếu, đánh giá. Các nội dung
chủ yếu có thể có (tuỳ theo đề tài) bao gồm:
3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ TẠI CÔNG
TY ABC
3.1.1 Thực tiễn tình hình triển khai công tác/hoạt động XYZ đã được
áp dụng tại công ty ABC
3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác/hoạt động XYZ đã được áp
dụng tại công ty ABC
3.1.3 Các nguyên tắc và phương pháp công tác/hoạt động XYZ đã được
áp dụng tại công ty ABC
3.1.3.1 Nguyên tắc
3.1.3.2 Phương pháp
3.1.4 Quy trình triển khai và tổ chức thực hiện công tác/hoạt động
XYZ đã được áp dụng tại công ty ABC
3.2 TÁC ĐỘNG HỆ QUẢ CỦA CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ ĐẾN KẾT QUẢ
40
KINH DOANH CỦA CÔNG TY ABC
3.3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
3.3.1 Những mặt đạt được
3.3.2 Những hạn chế
3.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế (đây là cơ sở để tác giả
đề xuất giải pháp ở chương sau)
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG
XYZ TẠI CÔNG TY ABC
Chương này có độ dài từ 5 – 7 trang, bao gồm những nội dung chính như:
8.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
B TRONG NHỮNG NĂM TỚI
8.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CÁC ĐƠN VỊ KHÁC
4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC/HOẠT ĐỘNG XYZ
TẠI CÔNG TY ABC (phần này tác giả phải dựa vào mục 3.3.3 nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế, vì đây là cơ sở để đề xuất giải pháp có kết hợp mục 4.2. Nói ngắn gọn và
bám sát vào Nguyên nhân nào – Giải pháp đó, Sinh viên hay đưa ra nhiều giải pháp mà
thiếu căn cứ khoa học).
KẾT LUẬN
Phần này trình bày tóm lược các nội dung chính của thực tập cuối khóa và các kết
luận rút ra được từ việc thực hiện đề tài.
7. DANH SÁCH ĐỀ TÀI GỢI Ý
7.1. Nhóm đề tài chính
Nghiên cứu hoạt động Quản trị chiến lược/ Quản trị sản xuất/Quản trị nguồn nhân
lực/ Quản trị chất lượng/ Quản trị chiến lược/ Quản trị rủi ro/ Quản trị Dự án/ Quản trị
chuỗi cung ứng/ Quản trị Kinh doanh Quốc tế/ Quản trị bán hàng/ Quản trị bán lẻ hoặc bán
hàng B2B hoặc B2C/ Xây dựng và phát triển thương hiệu/ Hoạch định và triển khai các
hoạt động SX - KD trong một doanh nghiệp.
7.2. Nhóm đề tài phụ
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp/Nghiên cứu tâm lý khách hàng
của doanh nghiệp/Nghiên cứu đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp/Nghiên cứu về môi
trường kinh doanh của một công ty/Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của bộ máy quản lý tố
chức/ doanh nghiệp (công ty vừa)/Nghiên cứu hoạt động kiểm soát tổ chức/doanh nghiệp.

41
PHỤ LỤC 1: BIỂU MẪU THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
Biểu mẫu 01
TRANG BÌA (CHÍNH VÀ PHỤ)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

TÊN CHỦ ĐỀ
KHẢO SÁT CÔNG TÁC A TẠI CÔNG TY B

GVHD: <Học vị> NGUYỄN VĂN A


SVTH: LÊ THỊ B
MSSV: xxxxxxx
HỆ: CHÍNH QUY

TP. Hồ Chí Minh, năm 2024

42
Biểu mẫu 02
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN/ NƠI THỰC TẬP

Công ty/ Doanh nghiệp xác nhận:

Sinh viên……………….., MSSV: ……, trường ĐH Tài chính – Marketing


đã thực tập tại bộ phận … của Công ty/ doanh nghiệp………từ ngày ... đến ngày
...
- Về thái độ thực tập:
- Về năng lực & kiến thức:
- Về kỹ năng làm việc:
- Nội dung:
Người hướng dẫn tại nơi thực tập: ……………………….

Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng…..năm…..


Người nhận xét
(Ký, ghi rõ họ tên)

43
Biểu mẫu 03

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


1. NHẬN XÉT
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………
2. THANG ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí Nội dung đánh giá Điểm: 100

Quá trình (40%) Chuyên cần 10

Thái độ 10

Năng lực 20

Điểm bài báo cáo Nội dung 30


(60%)
Bố cục 20

Hình thức 10

Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng…..năm 2024


Giảng viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)

44
PHỤ LỤC 2: BIỂU MẪU THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2

BM 01: TRANG BÌA (CHÍNH VÀ PHỤ)


MẪU BÌA NGOÀI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Cỡ chữ 14)

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2


(Cỡ chữ 16)

PHÂN TÍCH CÔNG TÁC A TẠI CÔNG TY B


(Cỡ chữ từ 20-24 tuỳ theo độ dài tên đề tài)

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN A MSSV

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: <HỌC VỊ> NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2024


(Cỡ chữ 14)

45
(MẪU BÌA TRONG)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Cỡ chữ 14)

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2


(Cỡ chữ 16)

PHÂN TÍCH CÔNG TÁC A TẠI CÔNG TY B


(Cỡ chữ từ 20-24 tuỳ theo độ dài tên đề tài)

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN A MSSV

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: <Học vị> NGUYỄN VĂN C

TP. Hồ Chí Minh, năm 2024

46
PHỤ LỤC 3: BIỂU MẪU THỰC TẬP CUỒI KHÓA VÀ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Biểu mẫu 01: TRANG BÌA CỦA THỰC TẬP CUỐI KHÓA
BÌA NGOÀI CỦA THỰC TẬP CUỒI KHÓA

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Cỡ chữ 14)

NGUYỄN VĂN A
MSSV: ………

THỰC TẬP CUỐI KHÓA


(Cỡ chữ 16)

PHÂN TÍCH CÔNG TÁC A TẠI CÔNG TY B


(Cỡ chữ từ 20-24 tuỳ theo độ dài tên đề tài)

TP. Hồ Chí Minh, năm 2024


(Cỡ chữ 14)

47
BÌA TRONG CỦA THỰC TẬP CUỒI KHÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Cỡ chữ 14)

NGUYỄN VĂN A
MSSV: ………

THỰC TẬP CUỐI KHÓA


(Cỡ chữ 16)

PHÂN TÍCH CÔNG TÁC A TẠI CÔNG TY B


(Cỡ chữ từ 20-24 tuỳ theo độ dài tên đề tài)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: <Học vị> Nguyễn Văn B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2024


(Cỡ chữ 14)
48
Biểu mẫu 02: TRANG BÌA CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÌA NGOÀI CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Cỡ chữ 14)

NGUYỄN VĂN A
MSSV: ………

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


(Cỡ chữ 16)

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC A TẠI CÔNG TY B


(Cỡ chữ từ 20-24 tuỳ theo độ dài tên đề tài)

TP. Hồ Chí Minh, năm 2024


(Cỡ chữ 14)

49
50
BÌA TRONG CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Cỡ chữ 14)

NGUYỄN VĂN A
MSSV: ………

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


(Cỡ chữ 16)

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC A TẠI CÔNG TY B


(Cỡ chữ từ 20-24 tuỳ theo độ dài tên đề tài)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: <Học vị> Nguyễn Văn B

TP. Hồ Chí Minh, năm 2024


(Cỡ chữ 14)

51
Biểu mẫu 03: NHẬN XÉT CỦA NƠI THỰC TẬP

Tổ chức ABC xác nhận:

Sinh viên Nguyễn Văn A, MSSV: XXXX, trường ĐH Tài chính –


Marketing đã thực tập tại bộ phận A của tổ chức ABC từ ngày ... đến ngày ...
- Về thái độ thực tập:
- Về năng lực & kiến thức:
- Về kỹ năng làm việc:
- Nội dung SV nghiên cứu:
- Xác nhận các số liệu, thông tin trong bài báo cáo do công ty cung
cấp.
- Đánh giá chung về đề xuất, kiến nghị của SVTT:
Người hướng dẫn tại nơi thực tập: Nguyễn Thị B, số ĐT liên hệ:

Ngày…. tháng….. năm…..


Người nhận xét
(Ký tên, đóng dấu công ty, chức vụ của người NX)

52
Biểu mẫu 04: PHIẾU THEO DÕI THỰC TẬP
TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHIẾU THEO DÕI THỰC TẬP

Ngày Hình thức/ Nội dung Xác nhận


liên hệ Địa điểm của SV

53
Biểu mẫu 05: ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN (GV CHẤM 1)
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1. NHẬN XÉT
Quá trình thực tập:……………………………………………
Báo cáo thực tập: ……………………………………………
2. ĐIỂM
(Theo thang điểm 10)

ĐIỂM QUÁ TRÌNH Điểm

1. Tuân thủ qui định của Trường, của Khoa …/1.5

2. Thực hiện tiến độ THNN và viết báo cáo …/3.0

3. Sự năng động, hiểu biết, sáng tạo, vượt khó …/3.0

4. Văn hóa ứng xử, đạo đức tác phong, chấp hành những chỉ dẫn của …/2.5
GVHD

Tổng cộng …/10

ĐIỂM BÁO CÁO Điểm

1. Hình thức (format đúng qui định, trình bày đẹp, không có lỗi chính …/3.0
tả, số trang trong khoảng cho phép, đóng cuốn theo qui định)

2. Bố cục hợp lý, Trình bày dễ hiểu, văn phong chỉnh chu …/1.0

3. Phương pháp nghiên cứu và công cụ phân tích phù hợp …/1.0

4. Lý thuyết, thông tin, dữ liệu (chính xác, toàn diện, cập nhật) …/2.0

5. Phân tích và đánh giá đúng thực tiễn …/2.0

6. Giải pháp đề xuất có tính thực tiễn, sáng tạo và phù hợp …/1.0

Tổng cộng …/10

Giảng viên hướng dẫn


(Ký và ghi rõ họ tên)

54
Biểu mẫu 06: ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM 2

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM 2

1. NHẬN XÉT
Hình thức:

Nội dung:

2. ĐIỂM
(Theo thang điểm 10)

ĐIỂM BÁO CÁO Điểm

1. Hình thức (format đúng qui định, trình bày đẹp, không có lỗi chính …/3.0
tả, số trang trong khoảng cho phép, đóng cuốn theo qui định)

2. Bố cục hợp lý, Trình bày dễ hiểu, văn phong chỉnh chu …/1.0

3. Phương pháp nghiên cứu và công cụ phân tích phù hợp …/1.0

4. Lý thuyết, thông tin, dữ liệu (chính xác, toàn diện, cập nhật) …/2.0

5. Phân tích và đánh giá đúng thực tiễn …/2.0

6. Giải pháp đề xuất có tính thực tiễn, sáng tạo và phù hợp …/1.0

Tổng cộng …/10

Giảng viên chấm 2


(Ký và ghi rõ họ tên)

55
PHỤ LỤC 4: DANH MỤC CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2, THỰC TẬP CUỒI KHÓA VÀ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Nghiên cứu Chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp
2. Nghiên cứu Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp
3. Nghiên cứu tình hình tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp
4. Nghiên cứu công tác động viên nhan viên trong tổ chức/doanh nghiệp
5. Nghiên cứu việc trả lương và thù lao trong tổ chức/doanh nghiệp
6. Nghiên cứu Tái cấu trúc bộ máy tổ chức quản lý của tổ chức/doanh nghiệp
7. Nghiên cứu văn hóa tổ chức / doanh nghiệp
8. Nghiên cứu đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp
9. Hoạch định Kế hoạch nhân lực của tổ chức/ doanh nghiệp
10. Hoạch định Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức của tổ chức/doanh nghiệp
11. Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của doanh nhân Việt Nam
12. Nghiên cứu hoạt động kiểm soát tổ chức/doanh nghiệp
13. Nghiên cứu hoạt động quản trị sản xuất trong một doanh nghiệp.
14. Nghiên cứu hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp.
15. Nghiên cứu hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp.
16. Nghiên cứu hoạt động quản trị chất lượng trong một doanh nghiệp.
17. Nghiên cứu hoạt động quản trị hành chính văn phòng trong tổ chức/doanh nghiệp.
18. Nghiên cứu hoạt động Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
19. Nghiên cứu hoạt động quản trị hệ thống thông tin trong tổ chức/doanh nghiệp.
20. Nghiên cứu về môi trường kinh doanh của một công ty
21. Nghiên cứu Chiến lược giá của doanh nghiệp
22. Nghiên cứu Chiến lược phân phối của doanh nghiệp
23. Nghiên cứu Chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp
24. Nghiên cứu việc xây dựng thương hiệu của tổ chức/doanh nghiệp
25. Nghiên cứu việc phát triển thương hiệu của tổ chức/doanh nghiệp
26. Nghiên cứu Chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp
27. Nghiên cứu Chiến lược thâm nhập thị trường của doanh nghiệp
28. Hoạch định Kế hoạch phát triển sản phẩm của doanh nghiệp
29. Hoạch định Kế hoạch phát triển hệ thống phân phối của doanh nghiệp
30. Hoạch định Kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp

56
31. Hoạch định Chương trình marketing – mix của doanh nghiệp
32. Hoạch định Kế hoạch phát triển thị trường của doanh nghiệp
33. Hoạch định Kế hoạch thâm nhập thị trường của doanh nghiệp
34. Hoạch định Kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp
35. Hoạch định Kế hoạch PR của doanh nghiệp
36. Hoạch định Kế hoạch quảng cáo của doanh nghiệp
37. Hoạch định Kế hoạch khuyến mãi của doanh nghiệp
38. Hoạch định chương trình phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
39. Nghiên cứu tình hình Quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp
40. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
41. Nghiên cứu hoạt động quản trị marketing trong doanh nghiệp.
42. Nghiên cứu hoạt động quản trị cung ứng trong doanh nghiệp.
43. Nghiên cứu một lĩnh vực trong hoạt động Quản trị quan hệ khách hàng (CRM)
44. Nghiên cứu một lĩnh vực trong hoạt động Quản trị bán hàng của DN
45. Nghiên cứu quản trị lực lượng bán hàng của DN
46. Nghiên cứu quản trị bán lẻ của DN
47. Nghiên cứu hoạt động bán hàng công nghiệp của DN
48. Nghiên cứu tâm lý khách hàng
Ghi chú:
• Các đề tài nghiên cứu chiến lược, hoạch định chương trình phát triển dài hạn cần
xác định khoảng thời gian hoạch định từ 2018-2020, hoặc 2018-2022
• Các đề tài hoạch định kế hoạch, cần xác định khoảng thời gian là 1-2 năm (kế
hoạch cho năm 2018, hoặc 2018-2019)
• Sinh viên có thể chia nhỏ nội dung các chủ đề trên để nghiên cứu
• Ngoài ra các chủ đề trên, sinh viên có thể chọn các chủ đề khác thuộc lĩnh vực quản
trị kinh doanh để làm đề tài thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp.

CỤ THỂ:
I. QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
1. Thực trạng hoạt động quản trị nhân sự quốc tế tại các công ty đa quốc gia (MNCs).
2. Thực trạng hoạt động tuyển dụng/đào tạo/trả lương/ đãi ngộ nhân viên tại MNCs.
3. Phân tích công tác hồi hương cho nhân viên.
4. Phân tích việc vận dụng các chính sách nhân sự quốc tế tại MNCs.
57
5. Phân tích công tác quan hệ lao động quốc tế.
6. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro hối đoái của DN trong kinh doanh quốc tế.
7. Phân tích/ xây dựng kế hoạch/chiến lược kinh doanh quốc tế cho DN trong giai đoạn
ngắn/ trung hạn.
8. Phân tích việc vận dụng các chiến lược kinh doanh quốc tế tại DN.
9. Thực trạng hoạt động quản trị sản xuất trong kinh doanh quốc tế tại DN.
10. Phân tích hoạt động quản trị marketing trong kinh doanh quốc tế tại DN.
II. QUẢN TRỊ DỰ ÁN
1. Khảo sát chu kỳ/quy trình quản tri dự án trong doanh nghiệp: Marketing/ mở rộng thị
trường sản phẩm;
2. Khảo sát quy trình quản trị dự án phát triển sản phẩm mới trong doanh nghiệp;
3. Đánh giá dự án “khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng” đối với sản phẩm và dịch
vụ của doanh nghiệp;
4. Khảo sát chu kỳ quản trị dự án xây dựng trong thực tế mà sinh viên biết;
5. Khảo sát quy trình đấu thầu của gói thầu mua sắm hàng hoá trong thực tế;
6. Khảo sát quy trình đấu thầu của gói thầu xây lắp trong thực tế;
7. Thực trạng quản trị dự án đầu tư xây dựng giai đoạn “Chuẩn bị đầu tư”;
8. Thực trạng quản trị dự án đầu tư xây dựng giai đoạn “Thực hiện dự án”;
9. Khảo sát quản trị dự án đầu tư xây dựng giai đoạn “Vận hành dự án”;
10. Khảo sát công tác lựa chọn địa điểm trong các dự án: đầu tư xây dựng/kinh doanh;
11. Khảo sát công tác lựa chọn công nghệ trong dự án đầu tư;
12. Khảo sát công tác đánh giá tác động môi trường trong dự án đầu tư;
13. Khảo sát công tác tính toán xác định các chi phí của dự án đầu tư;
14. Khảo sát công tác phân phối ngân sách trong dự án đầu tư;
15. Công tác đánh giá dự án đầu tư: xây dựng/kinh doanh.
16. Thực trạng công tác lập dự án… tại công ty…
17. Thực trạng công tác thẩm định dự án… tại công ty…
18. Thực trạng công tác quản lý tiến độ dự án… tại công ty…
19. Thực trạng công tác quản lý chi phí dự án… tại công ty…
20. Thực trạng công tác quản lý rủi ro dự án… tại công ty…
21. Thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án… tại công ty…
22. Thực trạng công tác đấu thầu dự án… tại công ty…
23. Thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường của dự án… tại công ty…
58
24. Thực trạng công tác phân bổ nguồn lực cho dự án… tại công ty…
25. Thực trạng công tác lập hồ sơ dự thầu dự án… tại công ty…
26. Thực trạng mô hình quản lý dự án… tại công ty…
27. Thực trạng các loại hình đầu tư tại công ty…và hiệu quả của các loại hình đầu tư đó
28. Thực trạng các loại dự án tại công ty…và hiệu quả của các loại hình đó.
29. Thực trạng sự biến động chi phí của dự án… tại công ty…
30. Thực trạng sự hài lòng của các bên liên quan đến dự án… tại công ty…
III. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
1. Thực trạng hoạt động Quản trị chất lượng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
2. Thực trạng hoạt động Quản trị chất lượng và đề xuất các giải pháp cải tiến chất lượng.
3. Thực trạng hoạt động hoạch định chất lượng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
4. Thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
5. Thực trạng hoạt động cải tiến chất lượng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
6. Thực trạng hoạt động áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và đề
xuất quy trình giải quyết sự không phù hợp.
7. Thực trạng hoạt động áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO -22000 và đề xuất
quy trình giải quyết sự không phù hợp.
8. Thực trạng hoạt động áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 14001 và đề xuất
quy trình giải quyết sự không phù hợp.
9. Thực trạng hoạt động Quản trị chất lượng và đề xuất quy trình giải quyết sản phẩm
không phù hợp.
10. Tìm hiểu về chi phí chất lượng và đề xuất giải pháp giảm thiểu chi phí chất lượng tại
công ty X.
11. Tìm hiểu về hoạt động và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cải tiến chất
lượng (Kaizen) tại công ty X.
12. Tìm hiểu về hoạt động và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình áp dụng
5S tại công ty X.
13. Khảo sát việc áp dụng các công cụ QLCL trong sản xuất tại công ty X và đề xuất sự
phối hợp các công cụ trong việc tìm và phân tích lỗi.
14. Tìm hiểu về QFD (Quality function deployment) trong việc thiết kế sản phẩm tại công
ty X.
15. Đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống QLCL tại công ty X.
IV. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
59
1. Khảo sát về chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp/ngành cụ thể và đưa ra các khuyến
nghị cần thiết
2. Khảo sát mối quan hệ giữa doanh nghiệp thu mua và nhà cung cấp và tác động của mối
quan hệ này đối với hiệu quả hoạt động của các bên
3. Khảo sát và đề xuất các hướng giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng của một doanh
nghiệp cụ thể
4. Khảo sát hoạt động thu mua của doanh nghiệp và tác động của hoạt động này đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp
5. Khảo sát về trào lưu thu mua xanh (Green purchasing) và thu mua bền vững (sustainable
sourcing) và các tác động tích cực của xu hương này đối với sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp.
6. Đạo đức trong thu mua: Thực trạng và tác động của vấn đề này đối với doanh nghiệp
7. Khảo sát về hoạt động phát triển trung gian phân phối và các tác động tích cực của hoạt
động này đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
8. Khảo sát về sự tham gia của nhà cung cấp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp thu mua và các tác động của hoạt động này.
9. Khảo sát hoạt động vận tải của một doanh nghiệp cụ thể và đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác này.
10. Khảo sát về hệ thống kho bãi của một doanh nghiệp cụ thể và đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác quản trị kho bãi của doanh nghiệp.
11. Khảo sát công tác đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp
cụ thể và đưa ra các kiến nghị.
12. Khảo sát về Logistic ngược (Reverse logistics) tại một doanh nghiệp cụ thể.
13. Khảo sát về những cơ hội và thách thức trong việc xây dựng các liên minh trong chuỗi
cung ứng
14. Những thách thức trong việc thúc đẩy hợp tác trong các chuỗi cung ứng.
15. Khảo sát về các công cụ trong quản trị chuỗi cung ứng như Cross docking, RFID và
CPFR – Các lợi ích và thách thức khi thực thi các công cụ này.
V. QUẢN TRỊ VẬN HÀNH
1. Khảo sát quy trình vận hành của doanh nghiệp ABC
2. Khảo sát cân bằng chuyền của doanh nghiệp ABC
3. Khảo sát bố trí mặt bằng của doanh nghiệp ABC
4. Khảo sát công tác quản trị tồn kho doanh nghiệp ABC
60
5. Khảo sát công tác quản trị chất lượng doanh nghiệp ABC
6. Khảo sát công tác MRP của doanh nghiệp ABC
7. Khảo sát công tác quản trị bảo trì của doanh nghiệp ABC
8. Khảo sát công tác quản trị an toàn lao động doanh nghiệp ABC
9. Khảo sát các giải pháp tăng năng suất của doanh nghiệp ABC
10. Khảo sát công tác lập kế hoạch vận hành của doanh nghiệp ABC
11. Khảo sát công tác lập KH tác nghiệp doanh nghiệp ABC
12. Khảo sát công tác triển khai 01 đơn hàng cụ thể của doanh nghiệp ABC
13. Khảo sát công tác điều độ vận hành của doanh nghiệp ABC
14. Khảo sát công tác cải tiến vận hành doanh nghiệp ABC
15. Khảo sát công tác dự báo trong vận hành của doanh nghiệp ABC
16. Khảo sát công tác chọn địa điểm xây dựng nhà máy
17. Khảo sát việc chọn lựa quy trình vận hành của DN ABC
VI. QUẢN TRỊ BÁN HÀNG
1. Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng tại công ty…
2. Thực trạng hoạt động bán hàng online tại công ty…
3. Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng kênh siêu thị tại…
4. Khảo sát hoạt động Bán hàng (B2B, B2C) tại…
5. Thực trạng công tác quản trị quan hệ khách hàng tại…
6. Thực trạng công tác quản trị bán lẻ tại…
7. Nghiên cứu công tác phát triển kênh bán hàng tại…
8. Công tác quản trị kênh phân phối tại…
9. Thực trạng công tác quản trị xúc tiến thương mại tại…
10. Công tác quản trị lực lượng bán hàng tại công ty…
11. Thực trạng công tác chăm sóc khách hàng tại công ty…
12. Nghiên cứu hoạt động cung ứng bán lẻ tại…
13. Nghiên cứu quy trình lựa chọn địa điểm bán lẻ tại Công ty…
14. Nghiên cứu việc sử dụng các kỹ năng bán hàng của NVBH tại công ty…
15. Công tác trưng bày hàng hoá tại cửa hàng/siêu thị…
16. Công tác marketing hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty…
17. Thực trạng công tác quản trị hàng hoá tại siêu thị/cửa hàng/công ty…
18. Nghiên cứu công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng tại…
19. Thực trạng đánh giá thành tích lực lượng bán hàng tại…
61
20. Công tác thiết kế cửa hàng bán lẻ tại…
21. Công tác xây dựng chương trình lực lượng bán hàng và lập kế hoạch bán hàng tại…

62
PHỤ LỤC 5: HƯỚNG DẪN TRÍCH DẪN, TRÍCH NGUỒN VÀ
LẬP DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GIỚI THIỆU TRÍCH DẪN
Trích dẫn tài liệu tham khảo trong các tác phẩm được hình thành trong quá trình
học tập, đào tạo và nghiên cứu tại Trường Đại học Tài chính – Marketing được biên soạn
theo chuẩn APA (Publication Manual, Seventh Edition, năm 2020) của Hội Tâm lý học
Hòa Kỳ (the American Psychological Association).
1.1. Khi nào tác giả cần tham khảo?
Tác giả phải tham khảo bất kỳ thông tin, lập luận hoặc ý tưởng nào mà tác giả sử
dụng trong các bài tập của mình không phải của riêng tác giả và không phải là kiến thức
phổ biến.
Ngay cả khi tác giả đã viết lại nội dung thành lời nói của riêng mình, tác giả vẫn
cần bao gồm các tài liệu tham khảo! Tham khảo cho phép người đọc của tác giả kiểm tra
các nguồn của tác giả nếu họ thấy chúng thú vị và đó là một phần quan trọng của việc trở
thành thành viên của một cộng đồng học thuật như Trường Đại học.
Tham khảo bao gồm cả tài liệu tham khảo trong văn bản được đặt trong suốt bài
viết của tác giả và danh sách tham khảo vào cuối tác phẩm của tác giả bao gồm mọi nguồn
tác giả đã trích dẫn được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái
1.2. Hình thức trích dẫn tài liệu tham khảo
Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,
hình ảnh, sơ đồ, quy trình, … của bản gốc vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải bảo
đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được
trích dẫn. “Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông.
Không nên dùng quá nhiều cách trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và đơn điệu.
Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả
lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc. Đây là cách
trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Khi trích dẫn theo cách
này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung
của bài gốc.
Trích dẫn thứ cấp là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong
một tài liệu của tác giả khác. Ví dụ khi người viết muốn trích dẫn một thông tin có nguồn
gốc từ tác giả A, nhưng không tìm được trực tiếp bản gốc tác giả A mà thông qua một tài
liệu của tác giả B. Khi trích dẫn theo cách này không liệt kê tài liệu trích dẫn của tác giả
63
A trong danh mục tài liệu tham khảo. Một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng
hạn chế trích dẫn thứ cấp mà phải tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt.

1.3. Ví trí tài liệu tham khảo trong văn bản


Tài liệu tham khảo trong văn bản phải được
đặt trong một câu. Đó là, chúng phải được đặt
trước khi dừng lại hoàn toàn.
Có hai cách định dạng tài liệu tham khảo
trong văn bản: (Tác giả, Năm) và Tác giả
(Năm).

(Tác giả, Năm)

64
Định dạng này được sử dụng để chỉ ra Ví dụ:
nguồn gốc của ý tưởng hoặc thông tin tác CEO là những nhà quản trị và công việc của CEO
giả đang sử dụng (khi điều đó là quan càng thuận lợi khi họ được giao quyền điều hành và
trọng). Tài liệu tham khảo nên được đặt khả năng tự quyết cao (Donaldson & Davis, 1991),
ngay sau ý tưởng hoặc thông tin mà tác giả nghĩa là khi họ cùng giữ vai trò chủ tịch hội đồng
quản trị thì họ sẵn lòng làm việc nhiều hơn, làm gia
đã sử dụng. Nó thường được đặt ở cuối
tăng giá trị công ty (Yang & Zhao, 2014).
một câu. Khi sử dụng nhiều hơn một ý
tưởng hoặc nguồn trong một câu, mỗi tài
liệu tham khảo nên được đặt sau ý tưởng
hoặc thông tin tác giả đã sử dụng.

Tác giả (Năm)

Định dạng này được sử dụng để nhấn Ví dụ:


mạnh tác giả chứ không chỉ là ý tưởng của Barro (1989) cho rằng
họ. Nó thường được sử dụng khi so sánh
các nghiên cứu hoặc thông tin từ các Như lập luận của Cavallo và Daude (2011) …..
nguồn khác nhau. Thông thường, tên của
tác giả gần đầu một câu.

1.4. Cấu trúc cơ bản của trích dẫn APA

Họ tác giả, chữ cái đầu tiên tên tác giả, Ví dụ:
tên đệm. (Năm phát hành). Tên tác phẩm. Nguyễn Thành Đạt (2021). Tác động của
Đơn vị phát hành. Nguồn URL/DOI. tăng trưởng cho vay bất thường đến rủi ro
ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp Chí
Nghiên cứu Tài chính - Marketing, 66(6),
52-63.https://doi.org/10.52932/jfm.vi66-
.223

65
Tuy nhiên, tùy vào loại tài liệu (bài báo, sách, chương sách, bài trình bày hội thảo, bài báo
đại chúng…) và số lượng tác giả mà có cách trình bày trích dẫn và tài liệu tham khảo khác
nhau. Cụ thể như sau:
2. Trích dẫn trong tác phẩm

2.1. Tóm tắt (Paraphrase) một nguồn

Ví dụ:
Khi tác giả tóm tắt một nguồn, tham khảo trong văn
bản nên được đặt gần đầu câu đầu tiên của đoạn văn.
Câu đầu tiên và câu thứ hai phải chỉ rõ rằng tác giả Ghosh và Maji (2014) chỉ ra tác động của
vốn trí tuệ và các thành phần của vốn trí tuệ
đang viết về nguồn tham khảo. đối với rủi ro tín dụng ngân hàng và mất
khả năng thanh toán. Kết quả của họ cho
thấy, vốn trí tuệ có liên quan với khủng
hoảng tín dụng ngân hàng. Trong số các
Tóm tắt liên quan đến việc đưa các ý tưởng chính thành phần cấu thành, hiệu quả sử dụng vốn
của một tác phẩm khác vào tác phẩm của chính tác con người có ý nghĩa quan trọng và tương
quan nghịch với rủi ro tín dụng ngân hàng.
giả. Đây là một cách hữu ích để đảm bảo rằng tác Tuy nhiên, họ không đưa ra được kết luận
giả hiểu những gì mình đã đọc.. chắc chắn về tác động của vốn trí tuệ đối
với rủi ro mất khả năng thanh toán của các
ngân hàng.
Tài liệu tham khảo:
Ghosh, S. K., & Maji, S. G. (2014). The
impact of intellectual capital on bank risk:
Evidence from Indian banking sector. IUP
Journal of Financial Risk Management,
11(3), 18-38. https://ssrn.com/abstract=-
2633458

2.2. Diễn giải (Paraphrase) một nguồn


Diễn giải là một kỹ năng học thuật quan trọng để phát
triển. Nó liên quan đến việc lấy những ý tưởng và lập Ví dụ:
luận tác giả đã đọc trong một nguồn và đặt chúng vào
lời nói của riêng tác giả. Khi viết một bài luận, tác
giả nên tham khảo các ghi chú và tóm tắt của riêng Phung và Mishra (2016) cho rằng, mô hình
tác giả về một nguồn chứ không phải là văn bản gốc. Kothari và cộng sự (2005) là mô hình phù
hợp nhất tại thị trường Việt Nam.
Điều này sẽ giúp tác giả mô tả ý tưởng của tác giả mà
không cần sử dụng từ chính xác của họ. Khi tác giả Tài liệu tham khảo:
diễn giải một nguồn, tham chiếu trong văn bản không Phung, D. N., & Mishra, A. V. (2016).
bao gồm số trang trừ khi tác giả đang đề cập đến một Ownership structure & firm performance:
phần cụ thể của nguồn. Evidence from Vietnamese listed firms.
Australian Economic Papers, 55(1), 63–
98. https://doi.org/10.1111/1467-
8454.12056

66
2.3 Trích dẫn ngắn (ít hơn 40 từ)

Khi tác giả đang sử dụng một trích dẫn trực tiếp từ Ví dụ:
một nguồn, hãy kết hợp nó vào câu của tác giả bằng
cách sử dụng dấu ngoặc kép, bao gồm trang tham
khảo. Vốn trí tuệ là “kiến thức và khả năng của một
tập thể xã hội, chẳng hạn như tổ chức hữu cơ,
cộng đồng trí thức hoặc thực hành nghề
nghiệp” (Nahapiet & Ghoshal, 1998, tr.16)

2.4 Trích dẫn dài (từ 40 từ trở lên)

Khi cần trích dẫn từ một nguồn dài hơn 40 từ thì Ví dụ:
phải coi đây là một trích độc lập, bắt đầu trích dẫn Taleb (2012) lưu ý rằng, các công nghệ phức
trên một dòng mới và thụt lề toàn bộ khối văn bản. tạp có thể dẫn đến chi phí vượt mức và các
Tác giả có thể trích dẫn nguồn ở cuối phần trích dẫn vấn đề:
bằng cách sử dụng định dạng (Tác giả, Ngày tháng) Tuy nhiên, mọi người muốn có nhiều dữ
hoặc kết hợp cách tiếp cận tường thuật trong câu liệu hơn để “giải quyết vấn đề”. Tôi đã
trước. từng làm chứng tại Quốc hội chống lại
một dự án tài trợ cho một dự án dự báo
Hãy nhớ rằng ngay cả trích dẫn cũng cần có ý nghĩa khủng hoảng. Những người liên quan đã
trong tác phẩm của tác giả: Câu trước và sau phải mù quáng trước một nghịch lý rằng
kết nối phần trích dẫn với lập luận của tác giả để chúng ta chưa bao giờ có nhiều dữ liệu
hơn hiện tại, nhưng lại có khả năng dự
người đọc hiểu tại sao phần trích dẫn khối lại được
đoán kém hơn bao giờ hết. (tr. 307)
đưa vào.
Cố gắng không dựa vào các trích dẫn khối, đặc biệt
là trong các bài luận ngắn. Tốt hơn là tác giả nên
tóm tắt và thảo luận nội dung bằng lời của mình.

67
2.5. Trích dẫn thứ cấp (trích dẫn trong trích dẫn)

Khi cần phải trích dẫn một nguồn mà chính tác giả Ví dụ:
chưa đọc, nhưng lại được trích dẫn từ một nguồn Graeber (2019, trích dẫn trong Churcher &
khác mà tác giả đã đọc. Talbot, 2020, trang 31) lập luận rằng nhân
viên 'có nghĩa vụ giả vờ rằng đây không
Trong những trường hợp này, cách tốt nhất là tìm phải là trường hợp' như một phần của 'điều
kiếm nguồn gốc, đọc nó (hoặc phần được tham kiện làm việc' của họ.
khảo bởi nguồn thứ cấp), sau đó trích dẫn tài liệu
gốc.
Trong trường hợp tác giả không thể tìm thấy tài liệu Tài liệu tham khảo:
gốc, thì tác giả có thể sử dụng định dạng được cung Churcher, M., & Talbot, D. (2020). The
Corporatisation of Education:
Bureaucracy, Boredom, and
Transformative Possibilities. New
Formations, 100(100-101), 28- 42.
https://doi.org/10.3898/
NewF:100- 101.03.2020

68
2.6. Nhiều nguồn
Ví dụ:
Nếu tác giả đang sử dụng một số nguồn để lập luận Các nghiên cứu thực nghiệm thừa nhận CEO
có khả năng tham gia vào quản trị lợi nhuận
của mình (được gọi là 'tổng hợp'), tác giả có thể
và gian lận kế toán (Dechow và cộng sự,
trích dẫn các nguồn khác nhau này trong văn bản 1996; Le và cộng sự, 2020; Farber, 2005).
bằng cách sử dụng cùng một bộ dấu ngoặc. Đặt các
nguồn này theo thứ tự bảng chữ cái và phân tách
từng nguồn bằng dấu chấm phẩy.

2.7. Tổ chức/nhóm tác giả

Khi trích dẫn các báo cáo, tác giả thường sẽ tìm Ví dụ:
thấy tên nhóm hoặc tác giả. Đôi khi tác giả có thể
không tìm thấy tác giả cá nhân (ví dụ: trên một số
- Sử dụng lần đầu: …(Bộ Giáo dục và Đào
trang web) và có thể sử dụng tổ chức làm tác giả sẽ tạo [MOET], 2021) hoặc Bộ Giáo dục và
phù hợp hơn. Đào tạo (MOET, 2021) nêu…
Luôn sử dụng tên đầy đủ của nhóm hoặc tổ chức
trong danh mục tham khảo. Đối với các tài liệu
- Sử dụng từ lần tiếp theo: …(MOET,
tham khảo trong văn bản, tác giả có thể sử dụng tên 2021) hoặc MOET (2021) nêu…
nhóm viết tắt (ví dụ: GSO cho Cục Thống kê Việt
Nam) nếu nó được biết đến nhiều hoặc nếu nó xuất
hiện nhiều hơn ba lần trong tác phẩm của tác giả. Hoặc
Tác giả có thể không cần nhà xuất bản khi sử dụng Trong số các công ty niêm yết tại Việt Nam,
tác giả là tổ chức. Nhà nước thường chiếm nhiều cổ phiếu nên
quyền kiểm soát thường thuộc về các đại
diện được chỉ định bởi Nhà nước
(WorldBank, 2005).

Tài liệu tham khảo:

Worldbank (2005). Báo cáo phát triển thế


giới 2005, Nhà xuất bản Văn hóa -
Thông tin.
http://thuvien.ajc.edu.vn:8080-
/dspace/handle/123456789/6830.
2.8. Các nguồn có cùng tác giả và cùng năm

Nếu tác giả trích dẫn nhiều tác phẩm của cùng một Ví dụ:
tác giả trong cùng một năm, hãy sử dụng một chữ Học tập chuyên môn có thể là một thách thức
cái sau năm để phân biệt từng nguồn. trong các điều kiện kiểm toán và trách nhiệm
giải trình (Mockler, 2013a, 2013b).
Hoặc

69
Mockler (2013a, 2013b) cho rằng,….

(Phạm Minh Tiến, 2019, 2020)


Hoặc
Nếu trích dẫn các tác phẩm từ các năm khác nhau
nhưng được đưa vào cùng một trích dẫn trong văn Phạm Minh Tiến (2019, 2020)
bản, thì không bao gồm các chữ cái.

Tài liệu tham khảo:


2.9. DOIs (Digital Object Identifier)
DOI là một liên kết nhận dạng duy nhất cho các tác
Mockler, N. (2013a). Teacher professional
phẩm điện tử. Hầu hết các bài báo trên tạp chí học learning in a neoliberal age: Audit,
thuật sẽ bao gồm DOI, vì vậy chúng nên được đưa professionalism and identity.
vào cuối tài liệu tham khảo, bắt đầu bằng
Australian Journal of Teacher
https://doi.org/… Tuy nhiên, nếu tác giả không thể Education, 38(10), 35-47. https://doi.-
tìm thấy DOI cho một bài báo tác giả đã tìm thấy, org/10.14221/ ajte.2013v38n10.8
tác giả có thể bỏ qua thành phần này.
Mockler, N. (2013b). The slippery slope to
efficiency? An Australian perspective
on school/university partnerships for
teacher professional learning.
Cambridge Journal of Education,
43(3), 273- 289. https://doi.org/10.10-
80/0305 764X.2013.818103

2.10. URLs

Đối với các tác phẩm truy xuất từ internet (ngoại Ví dụ:
trừ các bài báo trên tạp chí học thuật và sách được
truy xuất từ cơ sở dữ liệu), tác giả sẽ cần phải bao
gồm một URL. URL phải liên kết trực tiếp đến Tài liệu tham khảo:
trang được trích dẫn khi có thể.
Các liên kết nên được trình bày dưới dạng siêu liên
kết bắt đầu bằng http: //. Tuy nhiên, nếu trích dẫn Worldbank (2005). Báo cáo phát triển thế
giới 2005, Nhà xuất bản Văn hóa -
của tác giả sẽ được đọc trực tuyến, liên kết phải hoạt Thông tin. http://thuvien.ajc.edu.vn-
động để người đọc của tác giả có thể nhấp vào
nguồn. :8080/dspace/handle/123456789/6830.

2.11. Số trang

Khi trích dẫn thông tin từ một trang hoặc phần cụ Ví dụ:
thể của nguồn.

70
Đối với một trang: số trang ở cuối trích dẫn trong Vốn trí tuệ là “kiến thức và khả năng của một
văn bản, trước nó là chứ tr. tập thể xã hội, chẳng hạn như tổ chức hữu cơ,
cộng đồng trí thức hoặc thực hành nghề
Đối với nhiều trang (hơn 1 trang), hãy bao gồm số nghiệp” (Nahapiet & Ghoshal, 1998, tr.16)
trang ở cuối trích dẫn trong văn bản trước trang. Số Có hai nhóm lợi ích: Lợi ích xã hội (cảm xúc,
trang cụ thể không bắt buộc trong mục nhập danh ảnh hưởng xã hội) hoặc lợi ích kinh tế (tiền
sách tài liệu tham khảo, ngoại trừ khi đề cập đến tệ, hàng hóa, thông tin) (Muthusamy &
một bài báo hoặc chương sách (trong trường hợp đó White, 2005, tr. 420-422).
bao gồm phạm vi trang của toàn bộ nguồn) Tài liệu tham khảo:
Muthusamy, S. K., & White, M. A. (2005).
Learning and Knowledge Transfer in
Strategic Alliances: A Social Exchange
View. Organization Studies, 26(3), 415–
441. https://doi.org/10.1177/017084060-
5050874

3. Trích dẫn theo thể loại nguồn

3.1 Bài báo trên tạp chí học thuật


Một bài báo là một phần nghiên cứu mang tính học thuật đã được xuất bản trên một tạp chí học
thuật. Thông thường, điều này có nghĩa là chúng đã được đánh giá ngang hàng bởi các chuyên gia
khác trong lĩnh vực này. Một số bài báo tóm tắt nghiên cứu học thuật hiện có về một chủ đề (nghiên
cứu thứ cấp), trong khi những bài báo khác chia sẻ những phát hiện của các dự án và nghiên cứu
mới (nghiên cứu sơ cấp).
Các yếu tố trích dẫn

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Surname, I. (Year). Title of the article. Title of Journal, volume (Surname, Year)
number (issue number), page-page. DOI

Họ tên tác giả (Năm). Tên bài báo. Tên của Tạp chí, tập(kỳ), (Họ tên, Năm)
trang. DOI
Ví dụ

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Một tác giả

Strangfeld, J. A. (2019). I just don’t want to be judged: Cultural (Strangfeld, 2019)


capital’s impact on student plagiarism. SAGE Open, 9(1), 1-14.
Hoặc
https://doi.org/10.1177/2158244018822382
Strangfeld (2019)

71
Nguyễn Thị Cành (2019). Đo lường lợi thế cạnh tranh, sản phẩm Nguyễn Thị Cành (2019)
trọng yếu (chủ lực) và một số kết quả tính toán cho các sản Hoặc
phẩm công nghiệp chế biến TP.HCM. Tạp chí Phát triển
Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(3), 176 (Nguyễn Thị Cành (2019)
- 189. https://doi.org/10.32508/-stdjelm.v3i3.558

Hai tác giả

Vezzani, V., & Gonzaga, S. (2017). Design for social sustainability: (Vezzani & Gonzaga, 2017)
An educational approach for insular communities. The Design
Hoặc
Journal, 20(1), 937-951. https://doi.org/10.1080/14606925.2
Vezzani và Gonzaga
017.1353038
(2017)

Nguyễn Phạm Hạnh Phúc, Trương Quốc Dũng (2021). Các yếu tố tác (Nguyễn Phạm Hạnh Phúc &
động đến ý định quay trở lại của khách du lịch nội địa: Trương Quốc Dũng, 2021)
Trường hợp các điểm du lịch tại tỉnh An Giang. Tạp Chí Hoặc
Nghiên cứu Tài chính - Marketing, 66(6), 64-74.
Nguyễn Phạm Hạnh Phúc và
https://doi.org/10.52932/jfm.vi66.224
Trương Quốc Dũng (2021)

72
Từ 3 tác giả trở lên

Lưu ý: Liệt kê tất cả các tác giả trong danh mục tham khảo của tác giả, Tác giả đầu tiên và theo
với dấu ‘&’ trước tác giả cuối cùng. Nếu có hơn 21 tác giả, hãy bao gồm sau là cộng sự
19 tác giả đầu tiên, tiếp theo là “…” và sau đó là tác giả cuối cùng.

Nielsen, M., Haun, D., Kartner, J., & Legare, C. H. (2017). The persistent
sampling bias in developmental psychology: A call to action. Journal
of Experimental Child Psychology, 162(1),
(Nielsen và cộng sự, 2017)
31-38. https://doi.org/10.1016/j.jecp.2017.04.017 Hoặc
Nielsen và cộng sự (2017)

Mai Xuân Đào, Nguyễn Thị Cẩm Loan & Trần Thị Lan Nhung (2021). Mối quan
hệ giữa nhận thức rào cản xuất khẩu, đặc điểm doanh nghiệp và lựa chọn (Mai Xuân Đào và cộng sự,
thị trường xuất khẩu ASEAN+3 của SMEs: Trường hợp các doanh 2017)
nghiệp xuất khẩu nông sản. Tạp Chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing,
66(6), 90-103. https://doi.org/10.52932/jfm.vi66.226 Hoặc
Mai Xuân Đào và cộng sự
(2017)

73
3.2 Sách
Chương sách, sách điện tử
Sách là nguồn hữu ích để cung cấp thông tin chuyên sâu về một chủ đề. Tác giả cũng có thể gặp
một cuốn sách đã được chỉnh sửa mà mỗi chương được viết bởi các tác giả khác nhau. Đối với
ngày của sách, hãy sử dụng ngày bản quyền được hiển thị trên trang bản quyền của tác phẩm.
Các yếu tố trích dẫn

DANH MỤC THAM KHẢO


TRÍCH DẪN TRONG BÀI
Sách
Surname, I. (Year). Book title: Subtitle. Publisher (Surname, Year)

Họ tên tác giả (Năm). Tiêu đề sách: Tiêu đề phụ. Nhà xuất bản (Họ tên, Năm)

Chương sách
Surname, I. (Year). Title of Chapter. In I. Editor (Ed.), Title of (Surname, Year)
book (pp. xx-xx). Publisher.

Họ tên (Năm). Tên chương. Người biên tập (biên tập), Tên sách Họ tên, Năm)
(các trang trong chương). Nhà xuất bản.

Sách biên tập lại


Surname, I. (Ed.). (Year). Title of book. Publisher. (Surname, Year)

Họ tên (biên tập) (Năm). Tên sách. Nhà xuất bản ( Họ tên, Year)

Sách đã được ủy quyền với DOI


Surname, I. (Year). Title of book. Publisher. https://doi.org/xxxxx (Surname, Year)

Họ tên (Năm). Tên sách. Nhà xuất bản. https://doi.org/xxxxx (Họ tên, Năm)

Ví dụ

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Sách có tác giả không có DOI - bản in hoặc sách điện tử (Một tác giả)

Frier, S. (2020). No filter: The inside story of Instagram. Simon & Schuster. (Frier, 2020)
Hoặc
Frier (2020)

Nguyễn Văn Tuấn (2014). Phân Tích Dữ Liệu Với R. Nhà Xuất bản Tổng Hợp (Nguyễn Văn Tuấn, 2014)
Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc
Nguyễn Văn Tuấn (201

74
Sách có tác giả không có DOI - bản in hoặc sách điện tử (Hai tác giả)

Moses, J. W., & Knutsen, T. L. (2019). Ways of knowing: Competing methodologies (Moses & Knutsen, 2019)
in social and political research (3rd ed.). Red Globe Press.
Hoặc
Moses và Knutsen (2019)

Nguyễn Minh Hà, Vũ Thành (2020). Phân tích dữ liệu áp dụng mô hình PLS-SEM.
Nhà Xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguyễn Minh Hà & Vũ Thành,
2020)
Hoặc
Nguyễn Minh Hà và Vũ Thành
(2020)

Sách có tác giả không có DOI - bản in hoặc sách điện tử (Từ 3 tác giả trở lên *)

Lưu ý: Nếu có 21 tác giả trở lên, hãy bao gồm tên của 19 tác giả đầu
tiên trong danh sách tham khảo, tiếp theo là “…” và sau đó là
tên của tác giả cuối cùng. Không nên có nhiều hơn 20 tên.

Berman, A., Frandsen, G., Snyder, S., Levett-Jones, T., Burston, A.,
Dwyer, T., Hales, M., Harvey, N., Moxham, L., Langtree, T., Reid-Searl,
K., Rolf, F., & Stanley, D. (2020). Kozier and Erb’s fundamentals of (Berman và cộng sự, 2020)
nursing (5th ed., Vol. 2). Pearson Australia. Hoặc
Berman và cộng sự. (2020)

Tác giả Tổ chức / Doanh nghiệp

Australian Institute of Health and Welfare. (2009). Indigenous housing needs Lần đầu:
2009: A multi-measure needs model (AIHW cat. no. HOU 214).
(Australian Institute of
Canberra, Australia: Author. Health and Welfare
[AIHW], 2009)

Trích dẫn tiếp theo:


(AIHW, 2009)

Sách tái bản

Alderfer, C. P., & Jones, A. L. (2000). Existence, relatedness, and growth (5th ed.). (Alderfer & Jones, 2000)
New York: Free Press.. Hoặc
Alderfer và Jones (2001)

Sách được biên tập lại (edited books) có DOI

Gair, S., & van Luyn, A. (Eds.). (2016). Sharing qualitative research: Showing lived (Gair & van Luyn, 2016)
experience and community narratives. Routledge. https://doi.org/10.4324-
Hoặc
/9781315660875
Gair và van Luyn (2016)

Chương trong 1 cuốn sách biên tập lại

75
Richards, K. C. (1997). Views on globalization. In H. L. Vivaldi (Ed.), Australia in a (Richards, 1997))
global world (pp. 29-43). Century.
Hoặc
Richards (1997)

Sách có tác giả với DOI

Stewart, P. J., & Strathern, A. J. (2019). Sustainability, conservation, and (Stewart & Strathern,
creativity: Ethnographic learning from small-scale practices. 2019)
Routledge. https://doi. Hoặc
org/10.4324/9780429456312
Stewart và Strathern
(2019)

76
Bài báo / Chương trong Sách biên tập lại có DOI

Hancox, D. (2016) Amplified stories: digital technology and (Hancox, 2016)


representations of lived experiences. In S. Gair & A. van
Hoặc
Luyn (Eds.), Sharing qualitative research: Showing lived
experience and community narratives. Routledge. https://doi. Hancox (2016)
org/10.4324/9781315660875

Từ điển, Bách khoa toàn thư - bản in

VandenBos, G. R. (Ed.). (2007). APA dictionary of psychology. American (VandenBos, 2007)


Psychological Association.
Hoặc
VanDenBos (2007)

Từ điển, Bách khoa toàn thư - offline

Arcus, D. (2001). Attention deficit/hyperactivity disorder (ADHD). In B. Strickland (Arcus, 2001)


(Ed.), The Gale encyclopedia of psychology. http:// www.gale.cengage.com/
Hoặc
Arcus (2001)

Tài liệu quảng cáo - tác giả cũng là nhà xuất bản

NSW Health. (n.d.). Guide to equipment and service [Brochure]. (NSW Health, n.d.)
Hoặc
NSW Health (n.d.)

Sách dịch

Gaarder, J. (1994). Sophie's World: A novel about the history of (Gaarder, 1994)
philosophy (P. Moller, Trans.) Phoenix House. (Original work
Hoặc
published 1991).
Gaarder (1994)

77
3.3 Các nguồn tin tức
Báo và Tạp chí (Magazines)
Báo chí có thể tồn tại ở định dạng bản cứng hoặc trực tuyến. Báo chí có thể là một nguồn thông tin tốt
về các sự kiện hiện tại và nhận thức của công chúng. Hãy nhớ rằng báo chí có thể thiên về quan điểm
chính trị hoặc xã hội đặc biệt và tin tức có thể bị giật gân để thu hút sự chú ý.
Các yếu tố của tài liệu

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Surname, I. (Year, Month Day). Title of the article. Title of the


newspaper. Page No. URL (if online) (Surname, Year)

Họ tên (Năm, Tháng Ngày). Tên bài báo. Tên Tạp chí. Số trang. (Họ tên, Năm)
URL (Nếu online)

Ví dụ

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Báo hoặc Tạp chí - in hoặc cơ sở dữ liệu thư viện

McIlroy, T. (2021, March 24). Medical device research gets big funding jab. The (McIlroy, 2021)
Australian Financial Review, pp.8-9.
Hoặc
McIlroy (2021)

Báo hoặc Tạp chí - từ trang web

Yeates, C., & Gulati, R. (2019, March 2). Yellow Brick Road’s accounts (Yeates & Gulati, 2019)
could have $30 million pothole. The Sydney Morning Herald.
Hoặc
https://www.smh.com.au/business/banking-and-finance/ yellow-brick-road-
Yeates and Gulati (2019)
s-accounts-could-have-30-million-pothole20190301-p5117q.html

Bài viết trên trang web tin tức

Doran, M. (2019, November 25). Aged care royal commission interim findings (Doran, 2019)
prompt $500 million in additional funds. ABC News. https://www.-
Hoặc
abc.net.au/news/2019-11-25/federalgovernment-aged-care-royal-
commission/11734754 Doran (2019)

Báo hoặc Tạp chí - không có tác giả

Free exchange: Regression to the memes. (2021, February 27). The Economist, (“Free Exchange”, 2021)
438(9234), 69.

78
3.4 Nguồn tin tức
Đài phát thanh và truyền hình
Như với báo chí, tin tức phát thanh và truyền hình có thể là một nguồn thông tin tốt về các sự kiện
hiện tại và dư luận - nhưng có thể dễ bị thiên vị và báo cáo giật gân..
Như một lưu ý, luôn luôn đảm bảo sử dụng bảng điểm for báo giá trực tiếp nơi có sẵn.
Các yếu tố của tài liệu

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Surname, I. (Presenter or reporter). (Year, Month Day). Title of


theprogram. [Type of broadcast]. Location of broadcast: Title of the (Surname, Year)
Channel, URL (if online)

Họ tên (Người dẫn chương trình hoặc phóng viên). (Năm, Tháng
Ngày). Tiêu đề của chương trình. [Loại phát sóng]. Địa điểm phát (Họ tên, Năm)
sóng: Tiêu đề của kênh, URL (nếu trực tuyến)

Ví dụ

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Tin tức truyền hình – phát sóng

Jones, T. (Presenter). (2019, November 25). International Power. Q&A. [Television (Jones, 2019)
broadcast]. Australian Broadcasting Corporation.
Hoặc
Jones (2019)

Tin tức truyền hình – bản chép lời (transcript)

Barry, P. (Presenter). (2019, November 25). Media Watch. [Television program (Barry, 2019)
transcript]. Australian Broadcasting Corporation.
Hoặc
https://iview.abc.net.au/show/media-watch/series/0/…
Barry (2019)

Tin tức phát thanh – phát sóng

Barclay, P. (Presenter). (2019, 25 November). Do unions help HOẶC harm the (Barclay, 2019)
economy? [Radio broadcast]. ABC Radio National.
Hoặc
Barclay (2019)

Tin tức phát thanh – bản chép lời (transcript)

Griffiths, M. (Reporter). (2019, November 24). No water, no us. In (Griffiths, 2019)


Background Briefing [Radio program transcript]. ABC Radio National. Hoặc
https://www.abc.net.au/radionational/programs/ backgroundbriefing/nsw-
Griffiths (2019)
big-dry/11725046

79
3.5 Nguồn Web
Websites, Webpages, Tài liệu Web
Thể loại này bao gồm bất kỳ nội dung nào được tìm thấy trên một trang web như trang web
(Webpages), chính trang web (Websites) và bất kỳ tài liệu / tệp nào được tìm thấy trên trang web.
Các yếu tố của tài liệu

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Webpage – với tác giả cá nhân

Surname, I. (YYYY, Month DD). Title of work. Site Name. (Surname, Year)
https://xxxxx

• Cung cấp ngày cụ thể nhất có thể. Nếu tác giả chỉ có thể tìm thấy năm, sau đó
chỉ cần bao gồm năm. Nếu không tìm thấy ngày, hãy sử dụng n.d.

Webpage – không có tác giả cá nhân

Organisation name. (YYYY, Month DD). Title of webpage. (Organisation name,


https://xxxxx Year)

Webpage – với nội dung thay đổi thường xuyên

Surname, I. (YYYY, Month DD). Title of work. Site Name. (Surname, Year)
Retrieved

• Bao gồm ngày truy xuất.


• Sử dụng tên tổ chức nếu không có tác giả cá nhân nào được liệt
kê. Tác giả không cần phải bao gồm tên trang web nếu nó giống
như tên tổ chức.

Web Document – chẳng hạn như pdf, word doc, xlsx vv

Author, I. (YYYY, Month DD). Title of work. Site Name.


(Surname, Year)
https://xxxxx

• Khi tác giả và tên trang web giống nhau, tác giả không cần phải bao gồm tên trang web.

80
Ví dụ

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Webpage – với tác giả cá nhân

Adeney, R. (2018, March 15). Structural change in the Australian economy. (Adeney, 2018)
Reserve Bank of Australia. https://www.rba.gov. Hoặc
au/publications/bulletin/2018/mar/structural-change-in-theaustralian-
Adeney (2018)
economy.html

Webpage – không có tác giả cá nhân


World Health Organization. (2018). Climate change and health. (World Health
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/climatechange-and- Organization, 2018)
health Hoặc
World Health Organization
(2018)

(Telstra, n.d.)
Telstra. (n.d.). EME research and science monitoring. https://www.
Hoặc
telstra.com.au/consumer-advice/eme/eme-research
Telstra (n.d.)

Webpage – với nội dung thay đổi thường xuyên

Australian Bureau of Statistics. (n.d.). Population clock. (Australian Bureau of


Retrieved January 17, 2020, from https://www. Statistics, n.d.)
abs.gov.au/AUSSTATS/abs@.nsf/Web+Pages/
Hoặc
Population+Clock?opendocument&ref=HPKI
Australian Bureau of
Statistics (n.d.)

Web Document – chẳng hạn như pdf, word doc, xlsx vv

Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation. Lần đầu trong bài:
(2019). Annual report 2018-2019. https://www.csiro.au/en/
(Commonwealth Scientific
About/Our-impact/Reporting-our-impact/Annual-reports/1819-annual-
and Industrial Research
report/Overview-and-downloads
Organisation [CSIRO],

2019)

Hoặc

Commonwealth Scientific
and Industrial Research
Organisation (CSIRO, 2019)

Các lần tiếp theo:

(CSIRO, 2019)

Website – Toàn bộ trang web

81
Không đưa vào danh mục tham khảo. Bao gồm tên của trang
web trong tác phẩm
của tác giả và cung cấp
Nếu tác giả chỉ đề cập đến một trang web nói chung, tác giả không cần phải tạo URL trong ngoặc/dấu
một danh mục tham khảo. ngoặc đơn:

Tổng Cục Thống kê Việt

Nam (https://www.gso.gov-

.vn/) công bố …

82
3.6 Báo cáo
Báo cáo là một nguồn thông tin phổ biến được tìm thấy trực tuyến, thường được viết bởi các tổ chức
hoặc chuyên gia tư vấn. Nếu tác giả không thể tìm thấy một tác giả cá nhân trên một báo cáo, hãy
làm theo các quy ước được mô tả trong mục 1.7.
Các yếu tố của tài liệu
DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG

Surname, I. (Year). Title of report. Name of organisation. Surname, Year)


https://xxxxx

Ví dụ

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Báo cáo chung

Bradshaw, S. & Steffen, W. (2021). Hitting home: The compounding costs of (Bradshaw & Steffen,
climate inaction. Climate Council. https://www. 2021)
climatecouncil.org.au/resources/hitting-home-compoundingcosts-
Hoặc
climate-inaction/
Bradshaw và Steffen
(2021)

Báo cáo thường niên của công ty

Qantas Airways Limited. (2020). Qantas annual report 2020. https:// (Qantas Airways Limited,
investor.qantas.com/FormBuilder/_Resource/_module/ 2020)
doLLG5ufYkCyEPjF1tpgyw/file/annual-reports/2020-Annual-
Hoặc
Report-ASX.pdf
Qantas Airways Limited
(2020)

Báo cáo ngành/thị trường (bao gồm từ cơ sở dữ liệu)

Vuong, B. (2018, November). Coffee shops in Australia: IBISWorld industry (Vuong, 2018)
report (OD5381). IBISWorld. http://www.ibisworld. com
Hoặc
Vuong (2018)

Hồ sơ/Báo cáo công ty (bao gồm từ cơ sở dữ liệu)

Billion. (n.d.). Platypus Shoes (Australia) Pty Ltd [Company profile]. Retrieved (Billion, n.d.)
March 22, 2021, from Company360. https:// company360.com.au/
Hoặc
Billion (n.d.)

Báo cáo quốc gia (bao gồm từ cơ sở dữ liệu)

Euromonitor International. (2020, October 19). Income and expenditure: Japan (Euromonitor
International, 2020)
[Country report]. Passport. https://www. portal.euromonitor.com/
Hoặc
Euromonitor International
(2020)

83
Báo cáo được ủy quyền

Cooper, R., Coles, A., & Hanna-Osborne, S. (2017). Skipping a beat: (Cooper và cộng sự, 2017)
Assessing the state of gender equality in the Australian music
Hoặc
industry. University of Sydney.
http://doi.org/10.25910/5db1292d585d4 Cooper và cộng sự (2017)

84
3.7 Ấn phẩm chính phủ
Bất kỳ ấn phẩm nào được sản xuất bởi một cơ quan hoặc cơ quan chính phủ, bao gồm các báo cáo,
giấy tờ và hồ sơ chính thức.
Các yếu tố của tài liệu

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG


Báo cáo cơ quan/tổ chức Chính phủ
Organisation name (Year). Title of report. https://xxxxx (Organisation name,
Year)
Báo cáo cơ quan/ tổ chức Chính phủ - với các tác giả cá nhân
Surname, I. (Year). Title of report (Report number). Publisher
(Surname, Year)
Name.https://xxxxx
• Tên nhà xuất bản là tên tổ chức của tác giả. Tác giả chỉ cần trích
điều này nếu các tác giả cá nhân được liệt kê. Bao gồm số báo cáo
nếu có, nếu không, tác giả không cần đưa vào.

Thông cáo báo chí

Surname, I. (YYYY, Month DD). Title of press release [Press


(Surname, Year)
release].https://xxxxx

Ví dụ

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Báo cáo của Cơ quan / Tổ chức Chính phủ

Australian Institute of Health and Welfare. (2019). Hospitals at a glance Lần đầu trong bài:
2017-18. https://www.aihw.gov.au/reports/hospitals/ hospitals-at-a- (Australian Institute of
glance-2017-18/report-editions Health and Welfare
[AIHW], 2019)
Hoặc
Australian Institute of
Health and Welfare (AIHW, 2019)

Các lần tiếp theo:


(AIHW, 2019)

Báo cáo của Cơ quan / Tổ chức Chính phủ - với các tác giả cá nhân

Jenner, K., & Tulip, P. (2020). The apartment shortage (Research Discussion (Jenner & Tulip, 2020)
Paper RDP 2020-04). Reserve Bank of Australia.
Hoặc
https://www.rba.gov.au-/publications/rdp/2020/pdf/rdp202004.pdf
Jenner and Tulip (2020)

Tài liệu Chính phủ - với số nhận dạng như số báo cáo, số danh mục, v.v.

85
Australian Bureau of Statistics. (2019). International trade in goods and services, (Australian Bureau of Statistics,
Australia (Cat. No. 5368.0). https://www.abs.gov. 2019)
au/ausstats/abs@.nsf/mf/5368.0
Hoặc
Australian Bureau of Statistics
(2019)

(NSW Department of
NSW Department of Education. (2018). Information security policy (Ref.
Education, 2018)
No. PD/2015/0465/V01). https://education. nsw.gov.au/policy-
Hoặc
library/policies/information-securitypolicy?refid=285851
NSW Department of Education
(2018)

Thông cáo báo chí

Department of the Environment and Energy. (2019, August 26). Environment (Department of the
takes action on synthetic greenhouse gas offenders [Press release]. Environment and Energy, 2019)
https://www.environment.gov. au/mediarelease/environment-takes- Hoặc
action-syntheticgreenhouse-gas-offenders
Department of the Environment
and Energy (2019)

3.8 Số liệu, Bảng và Dữ liệu


Đồ thị, Biểu đồ, Bản đồ, Thống kê, v.v.
Nếu tác giả xây dựng bảng bằng cách sử dụng dữ liệu tác giả đã tìm thấy, tác giả cần trích dẫn nguồn
dữ liệu. Tương tự như vậy, tham khảo một biểu đồ hoặc hình trong công việc của tác giả đòi hỏi phải
ghi công. Nếu tác giả đang sao chép một con số, hãy xem Chương 7 của Hướng dẫn sử dụng ấn phẩm
APA chi tiết hơn.
Các yếu tố của tài liệu
DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Hình, Bảng, Đồ thị, Bản đồ hoặc Biểu đồ


Surname, I. (Year). Title of figure. [Type]. In source where you (Surname, Year)
found it (p.X). Publisher.

Dữ liệu hoặc Thống kê


Organisation Author. (Year). Title of document: subtitle if provided
(Report Number if provided). Retrieved from http://… (Surname, Year)

Ví dụ

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Hình, Bảng, Đồ thị, Bản đồ hoặc Biểu đồ

86
Lưu ý: Trích dẫn từng điều này như cách bạn làm cho một cuốn sách.
Bao gồm, trong dấu ngoặc vuông, loại mục nhập ngay sau tiêu đề:
[Hình]. [Bảng]. [Bản đồ]. [Đồ thị]. [Biểu đồ].

Kaplan, R. S., & Norton, D. P. (2004). Internal processes deliver value over
different time horizons [Graph]. In Strategy maps: Converting intangible (Kaplan & Norton, 2004)
assets into tangible outcomes (p. 48). Harvard Business School.
Hoặc
Kaplan và Norton (2004)

87
Dữ liệu hoặc Thống kê

Lưu ý: Giống như trích dẫn từ một trang web.

Australian Bureau of Statistics. (2017). 2071.0 - Census of Population and (ABS, 2017).
Housing: Reflecting Australia - Stories from the Census, 2016: Religion Hoặc
in Australia. https://www.abs.gov.au/ausstats/abs@.nsf/Lookup/by+-
Subject/2071.0~2016~Main+Features~R eligion+Data+Summary~70 ABS (2017)

3.9 Luận án và luận án


Nếu tác giả đang truy cập luận án bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu như ProQuest, hãy bao gồm tên
của cơ sở dữ liệu thay cho Vị trí.
Các yếu tố của tài liệu

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Surname, I. (Year). Title of the thesis. (Publication number) [Thesis (Surname, Year)
type, Institution of study]. Location.

Ví dụ

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Luận văn in

Fryer, L. (2013). Motivated study/learning strategies: cross-sectional and (Fryer, 2013)


longitudinal investigations. [Doctoral thesis, University of Sydney].
Hoặc
Australia.
Fryer (2013)

Luận văn kỹ thuật số

Jones, C. (2019). An evaluation of training to prepare nurses in a home-based (Jones, 2019)


service to care for children and families. (Publication no. 20958) [Doctoral
Hoặc
thesis, University of Sydney]. University of Sydney e-Repository.
Jones (2019)

3.10 Tài liệu hội nghị/hội thảo


Các yếu tố của tài liệu

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Surname, I. (Year, Month, Days). Title of paper [Type of paper]. (Surname, Year)
Conference Name, Location. URL (if available)

Ví dụ

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

88
Bài báo hội nghị hoặc hội thảo trong kỷ yếu đã xuất bản - bản in

89
Lưu ý: Nếu bài báo là từ một cuốn sách, hãy sử dụng định dạng trích dẫn chương
sách. Nếu đó là từ các thủ tục tố tụng được công bố thường xuyên (ví dụ: hàng
năm), hãy sử dụng định dạng trích dẫn bài báo trên tạp chí.

Edge, M. (1996). Lifetime prediction: Fact or fancy? In M. S. Koch, T.


Padfield, J. S. Johnsen, & U. B. Kejser (Eds.), Proceedings of the
(Edge, 1996)
Conference on Research Techniques in Photographic
Conservation (pp. 97-100). Royal Danish Academy of Fine Arts. Hoặc
Edge (1996)

Bài báo hội nghị hoặc hội thảo trong kỷ yếu đã xuất bản – online

Kappel, T. (2020). Fundamentals of music copyright. In Jazz Education Network (Kappel, 2020)
2020 proceedings. https://www.eventscribe.
Hoặc
com/2020/JEN/agenda.asp?pfp=FullSchedule
Kappel (2020)

Tài liệu hội nghị không được xuất bản

Hovorka, D., Boell, S. (2017). Contribution in Information Systems: Insights from (Hovorka & Boell, 2017)
the Disciplinary Matrix. The 28th Australasian Conference on Information
Hoặc
Systems ACIS 2017, Hobart: Australasian Association for Information
Systems (AAIS). Hovorka và Boell (2017)

3.11 Tài liệu học tập đại học


Trường đại học cung cấp các tài liệu như slide bài giảng, tài liệu phát tay hoặc hướng dẫn có sẵn trực
tuyến.
Các yếu tố của tài liệu

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Surname, I. (Year, Month DD). Title of work [Format]. Site Name.


https://xxxxx (Surname, Year)

Ví dụ

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Slide bài giảng / tài liệu phát tay / tài liệu hướng dẫn - có sẵn trực
tuyến

Whittington, C. (2018). NURS1001 Health and human biology, lecture 7, week (Whittington, 2018)
4, module 1: Fuel for life - break it down and build it up [PowerPoint
Hoặc
slides]. Sydney Nursing School, University of Sydney Canvas.
https://canvas.sydney.edu.au/courses/11496/ pages/week-four-read-me- Whittington (2018)
fuel-for-life-metabolism-storageand-release
Tài liệu phát tay / ghi chú lớp học cá nhân - không có sẵn trực tuyến
Cite as personal communication – see page 35.

90
3.1. Phim ảnh, Âm nhạc, Truyền hình, Phương tiện truyền thông
Cách tiếp cận để trích dẫn phương tiện truyền thông khác nhau tùy thuộc vào nguồn. Hãy ghi nhớ các
thành phần cơ bản khi tham khảo các tác phẩm này: author (có thể là nhà soạn nhạc, nhà văn, đạo diễn),
tiêu đề, loại nguồn và vị trí.
Các yếu tố của tài liệu

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Writer/Director/Composer. (Year). Title. [Source type]. Location.


(eg. URL) (Surname, Year)

Ví dụ

DANH MỤC THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

Hình ảnh - trực tuyến


Voros, B. (2018). snow mountain under stars [Photo]. Unsplash. (Voros, 2018)
https://unsplash.com/photos/phIFdC6lA4E
Hoặc
Voros (2018)

Ghi chú lót

Weiner, D. J. (1995). [Liner notes]. J. Teagarden (Composer), Big ‘T’ jump [CD]. (Weiner, 1995)
Jass Records. Hoặc
Weiner (1995)

Score

Scott, C. (2013). C minor waltz: For jazz quintet [Score]. Craig Scott (Scott, 2013)
Hoặc
Scott (2013)

Song

Beyonce. (2016). Hold Up [Song]. On Lemonade. Parkwood; Columbia. (Beyonce, 2016)


Hoặc
Beyonce (2016)

Phỏng vấn - Đài

Mitchell, N. (Presenter). (2009, October 16). Interview with the Prime Minister, (Mitchell, 2009)
Kevin Rudd. In Mornings with Neil Mitchell [Radio broadcast]. Radio 3AW.
Hoặc
Mitchell (2009)

Phỏng vấn - Truyền hình

Denton A. (Producer and Interviewer). (2006, September 25). (Denton, 2006)


Interview with Raelene Boyle. In Enough Rope with Andrew Denton. Hoặc
[Television broadcast]. Australian Broadcasting Corporation.
Denton (2006)

91
Bộ phim

Jackson, P. (Director), & Pyke, S. (Producer). (2003). The lord of the rings: The (Jackson & Pyke, 2003)
return of the king [Motion picture]. Imagine Films.
Hoặc
Jackson and Pyke (2003)

Tệp âm thanh

Reed, B. (Host). (2017, March 28). Tedious and brief [Audio podcast episode]. In S- (Reed, 2017)
Town. https://stownpodcast.org/chapter/3
Hoặc
Reed (2017)

92
Chương trình phát thanh - phát sóng

Koval, R. (Presenter). (2009, November 19). The Book Show [Radio broadcast]. ABC (Koval, 2009)
Radio National.
Hoặc
Koval (2009)

Chương trình phát thanh - bản ghi

Mascall, S. (Reporter). (2005, February 14). Are we hardwired for creativity? In (Mascall, 2005)
Innovations [Radio program] [Transcript]. Melbourne, Australia: ABC
Hoặc
Radio Australia. http://www.abc.
Mascall (2005)
net.au/ra/innovations/stories/s1302318.htm

Bài phát biểu - trực tuyến

Clark, H. (2007, April 25). Prime Minister’s 2007 ANZAC Day message [Transcript]. (Clark, 2007)
http://www.anzac.govt.nz
Hoặc
Clark (2007)

Quảng cáo trên Truyền hình

Beyondblue (Producer). (2009, November 29). Beyondblue: Anxiety [Television (Beyondblue, 2009)
advertisement]. WIN TV.
Hoặc
Beyondblue (2009)

Chương trình truyền hình - phát sóng

Kimball, C. (Presenter). (2009, September 4). Stateline [Television broadcast]. ABC (Kimball, 2009)
TV.
Hoặc
Kimball (2009)
Lưu ý: Luôn luôn kiểm tra trang web của đài truyền hình và sử dụng bảng điểm,
nếu có sẵn, for báo giá trực tiếp.

Chương trình truyền hình - bản ghi


McLaughlin, M. (Presenter). (2004, November 7). Cyclone Tracy. In Rewind (McLaughlin, 2004)
[Television program] [Transcript]. ABC TV. http://www.
Hoặc
abc.net.au/tv/rewind/txt/s1233697.htm
McLaughlin (2004)

Hội thảo trên web

Norman, P. (2020). Introduction to Endnote [Webinar]. University of Sydney (Norman, 2020)


Library. https://…
Hoặc
Norman (2020)

3.2. Tài liệu pháp lý


APA 7 không bao gồm các tài liệu pháp lý. Chúng tôi khuyên tác giả nên tham khảo
Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2020 của Chính phủ về công tác
văn thư.
Tài liệu tham khảo
American Psychological Association. (2019). Publication Manual of the American Psychological Association,
(2020) (p.428). American Psychological Association.
American Psychological Association. (2020). Publication manual of the American Psychological
Association (7th ed.). https://doi.org/10.1037/0000165-000
University of Pittsburgh. (n.d.). Citation styles: APA, MLA, Chicago, Turabian, IEEE.
https://pitt.libguides.com/citationhelp
Thông tin trong hướng dẫn này được biên soạn theo Sổ tay được xuất bản của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ:
Hướng dẫn Chính thức về trích dẫn theo chuẩn APA (xuất bản lần thứ 7) được xuất bản vào năm 2020.
Nguồn tham khảo bổ sung: APA Style website: https://apastyle.apa.org
Hướng dẫn chủ đề về cách trích dẫn và lập danh mục tham khảo: https://libguides.library.usyd.edu.au/citation.

You might also like