You are on page 1of 9

ĐỀ SỐ 6

Câu 1: Số oxi hoá của crom trong hợp chất K2Cr2O7 là:

A. +3. B. +6.

C. +12. D. +2.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Các nguyên tố nhóm IA trong hợp chất thường có số oxi hóa +1.

B. Trong hợp chất Hidro thường có số oxi hóa là +1.

C. Oxi hóa luôn có số oxi hóa là +2 trong hợp chất.

D. Số oxi hóa của nitrogen trong hợp chất KNO3 là +5.

Câu 3: Những nguyên tố nào bị thụ động đối với HNO3 đặc nguội:

A. Fe, Na C. Mg, Al.

B. Fe, Al. D.Na, Ba.

Câu 4: Chất bị oxi hóa là:

A. chất nhận electron.

B. chất nhường electron.

C. chất có số oxi hoá tăng lên sau phản ứng.

D. chất có số oxi hoá không đổi sau phản ứng.

Câu 5: Chất xúc tác là chất

A. làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.

B. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.

C. làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.

D. làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
Câu 6: Cho phản ứng ở dạng đơn giản: aA + bB → cC + dD. Nhận xét nào về tốc độ
phản ứng tức thời là đúng ?

A. Biểu thức tốc độ tức thời theo định luật tác dụng khối lượng là v = k.C aA CbB.

B. Hằng số tốc độ phản ứng k chỉ phụ thuộc vào bản chất phản ứng và áp suất.

C. Định luật phản ứng đúng cho tất cả các loại phản ứng.

D. Khi nồng độ CA và CB bằng 1, thì k được gọi là tốc độ riêng.

Câu 7: Cho phản ứng sau: 2CO(g) + 2NO(g) → 2CO2(g) + N2 (g) . Biểu thức tốc độ
trung bình của phản ứng là

1 ∆ CCO 1 ∆ C NO 1 ∆ CC O 1 ∆ CN
A. v = . = . = . = . 2 2

2 ∆t 2 ∆t 2 ∆t 2 ∆t

1 ∆ CCO 1 ∆ C NO 1 ∆ CC O 1 ∆ CN
B. v = . = . = . =- .2 2

2 ∆t 2 ∆t 2 ∆t 2 ∆t

1 ∆ CCO −1 ∆ C NO 1 ∆ CC O ∆ CN
C. v = - . = . = . = 2 2

2 ∆t 2 ∆t 2 ∆t ∆t

1 ∆ CCO 1 ∆ C NO −1 ∆ CC O 1 ∆ CN
D. v = . = . = . = . 2 2

2 ∆t 2 ∆t 2 ∆t 2 ∆t

Câu 8: Khi sản xuất rượu, người ta cho nước vào củ khoai, củ sắn rồi nấu chín. Sau
đó cho men vào ủ một thời gian rồi nấu thành rượu. Các yếu tố làm cho phản ứng xảy ra
nhanh hơn là

A. Nhiệt độ, xúc tác, áp suất.

B. Nhiệt độ, xúc tác.

C. Nhiệt độ, xúc tác, kích thước củ.

D. Nhiệt độ, xúc tác, khối lượng củ.


Câu 9: Cho a gam kim loại Mg dạng hạt vào lượng dư dung dịch HCl 2M, phương
trình hóa học xảy ra như sau: Mg(s) + 2HCl (aq) → MgCl2 (aq) + H2 (g). Khi thay đổi các
yếu tố nào dưới đây thì tốc độ khí H2 thoát ra nhanh hơn

A. Thay a g Mg bột bằng a g hạt Mg.

B. Thay dung dịch HCl 2M bằng dung dịch HCl 1M.

C. Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch
HCl.

D. Thêm vào 2 lít dụng dịch HCl 2M.

Câu 10: Ở điều kiện thường, đơn chất halogen ở trạng thái rắn, có màu đen tím là

A. Cl2. B. I2. C. Br2 . D. F2.

Câu 11: Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất
halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine,

A. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.

B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.

C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.

D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.

Câu 12: Cho phản ứng sau: SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr . Trong phản ứng trên
xảy ra

A. Sự khử Br2 và sự oxi hóa SO2.

B. Sự oxi hóa H2SO4 và sự khử Br2.

C. Sự khử SO2 và sự oxi hóa Br- .

D. Sự khử SO2 và sự oxi hóa Br2.

Câu 13: Cho các nhận định sau:

1. Quá trình khử là quá trình nhường e.


2. Quá trình oxi hóa là quá trình nhường e.

3. Chất bị khử là chất nhường e, có số oxi hóa tăng sau phản ứng

4. Chất bị oxi hóa là chất nhường e, có số oxi hóa tăng sau phản ứng

Nhận định không đúng là:

A. 1, 3. B. 2, 4.

C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4.

Câu 14: Quá trình Ostwald dùng để sản xuất nitric acid từ ammonia được đề xuất vào
năm 1902. Ở giai đoạn đầu của quá trình, ammonia bị oxi hoá bởi oxygen ở nhiệt độ cao
khi có chất xúc tác:

4NH + 5O
3 2 t∘→→t° 4NO + 6H O 2

Chất bị oxi hoá trong quá trình trên là:

A. NH . 3 B. O .2

C. NO. D. H O.2

Câu 15: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

A. Phản ứng đốt cháy than trong không khí.

B. Phản ứng tạo gỉ sắt.

C. Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể.

D. Phản ứng trong lò nung clinker xi măng.

Câu 16: Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền là

A. biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với hydrogen.

B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với oxygen.

C. bằng 0.

D. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.


Câu 17: Cho phản ứng tạo thành propene từ propyne:

CH3−C≡CH(g)+H2(g) t ∘ , Pd /→PbCO 3CH3−CH=CH2(g)

Cho giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:

Liên kết C–H C–C C=C C≡C H-H

Eb (kJ/mol) 413 347 614 839 432

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là

A. -169 kJ.

B. +169 kJ.

C. -196 kJ.

D. +196 kJ.

Năng lượng liên kết của chất tham gia là : 3270 kj/mol
Năng lượng liên kết của sản phẩm là: 3439 kj/mol

Câu 18: Hydrogen peroxide phân hủy theo phản ứng sau: 2H O → 2H O + O .
2 2 2 2

Tại thời điểm ban đầu, thể tích khí oxygen là 0 cm , sau thời gian 15 phút thể tích
3

khí oxygen là 16 cm . Tốc độ trung bình của phản ứng trong 15 phút đầu tiên là
3

A. 1,067 M/ s.

B. 1,067 M/ phút.

C. 1,067 cm / s.
3

D. 1,067 cm / phút.
3

Câu 19: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các nguyên tố halogen thuộc
nhóm

A. IA. B. IIA.
C. VIIA. D. VIIIA.

Câu 20: Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?

A. Br + Cu → CuBr .
2 2

B. 2HCl + Na CO → 2NaCl + CO + H O.
2 3 2 2

C. NaBr + AgNO → AgBr + NaNO .


3 3

D. Cl + Fe → FeCl .
2 2

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá –1, fluorine còn có các số oxi hoá +1, +3,
+5, +7.

B. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.

C. Fluorine có tính oxi hóa mạnh hơn chlorine

D. Dung dịch HF hòa tan được SiO . 2

Câu 22: Xét phản ứng của acetone với iodine:

CH COCH + I → CH COCH I + HI
3 3 2 3 2

Phản ứng có hệ số nhiệt độ γ trong khoảng từ 30 C đến 50 C là 2,5. Nếu ở 35 C


o o o

phản ứng có tốc độ là 0,036 mol/ (L.h) thì ở 45 C phản ứng có tốc độ là
o

A. 0,060 mol/ (L.h).

B. 0,090 mol/ (L.h).

C. 0,030 mol/ (L.h).

D. 0,036 mol/ (L.h).

Giải: γ = 2.5
5

Câu 23: Hãycho biết yếu tố nồng độ đã được áp dụng cho quá trình nào sau đây?
A. Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm
lại.

B. Phản ứng oxi hóa SO thành SO diễn ra nhanh hơn khi có mặt V O .
2 3 2 5

C. Bột nhôm (aluminum) phản ứng với dung dịch HCl nhanh hơn so với dây
nhôm.

D. Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy mạnh hơn.

Câu 24: Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là

A. tính khử. C. tính acid.

B. tính base. D. tính oxi hóa.

Câu 25: Halogen nào sau đây thể lỏng ở điều kiện thường?

A. Fluorine.

B. Chlorine.

C. Bromine.

D. Iodine.

Câu 26: Hydrogen halide nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. HF. B. HCl.

C. HBr. D. HI.

Câu 27: Dung dịch silver nitrate không tác dụng với dung dịch nào sau đây?

A. KI.

B. NaF.

C. HCl.

D. NaBr.
Câu 28: Cho 10 gam CaCO tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí
3

CO (đkc). Giá trị của V là


2

A. 2,24 L. B. 2,479 L.

C. 3,36 L. D. 3,719 L.

Câu 29: Cho sodium iodide (NaI) tác dụng với potassium permanganate (KMnO ) 4

trong dung dịch sulfuric acid (H SO ) thu được 3,02 gam manganese(II) sulfate (MnSO ),
2 4 4

I ; K SO và Na SO .
2 2 4 2 4

a) Viết phương trình hoá học xảy ra, chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử,
quá trình oxi hoá.

b) Tính khối lượng I tạo thành.


2

Câu 30: Cho Fe tác dụng vừa đủ với 500 mL dung dịch HCl 4M ở điều kiện thường.

a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra, chỉ rõ chất khử, chất oxi
hoá.

b) Xác định nồng độ mol/ L của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết
rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.

You might also like