You are on page 1of 4

HỌ VÀ TÊN:

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HKII MÔN ĐỊA LÍ 12

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Nơi nổi tiếng về trồng rau ôn đới, sản xuất hạt giống rau và trồng hoa xuất khẩu ở
vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là
A. Điện Biên. B. Mộc Châu. C. Sa Pa. D. Nghĩa Lộ.
Câu 2. Kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh không có thế mạnh nổi bật về hoạt động nào sau
đây?
A. Du lịch biển. B. Thủy sản. C. Khai thác khoáng sản. D. Giao thông vận tải.
Câu 3. Sông có trữ năng thuỷ điện lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. sông Gâm. B. sông Đà. C. sông Chảy. D. sông Lô.
Câu 4. Tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có biên giới chung với cả
Lào và Trung Quốc?
A. Lai Châu. B. Điện Biên. C. Lạng Sơn. D. Lào Cai.
Câu 6. Loại đất nào sau đây chiếm phần lớn diện tích ở vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ?
A. Đất phù sa pha cát. B. Đất mùn alit núi cao.
C. Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác. D. Đất phù sa sông.
Câu 7. Đàn lợn của vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh là do
A. sản phẩm phụ của chế biến thủy sản. B. sự phong phú của thức ăn trong rừng.
C. nguồn lúa gạo và phụ phẩm của nó. D. sự phong phú của hoa màu, lương thực.
Câu 8. Định hướng chính trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực I của vùng đồng
bằng sông Hồng là:
A. giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thủy sản.
B. giảm tỉ trọng thủy sản, tăng tỉ trọng trồng trọt và chăn nuôi.
C. giảm tỉ trọng thủy sản và chăn nuôi, tăng tỉ trọng trồng trọt.
D. giảm tỉ trọng chăn nuôi, tăng tỉ trọng trồng trọt và thủy sản.
Câu 9. Đặc điểm nào không đúng với dân cư và lao động của vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ cao.
B. Lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng cây công nghiệp lâu năm.
C. Chất lượng lao động đứng hàng đầu so với cả nước.
D. Đội ngũ lao động có trình độ cao tập trung phần lớn ở đô thị.
Câu 11. Vấn đề quan trọng hàng đầu cần phải giải quyết của vùng ĐBSH là:

1
HỌ VÀ TÊN:

A. thiên tai thiên nhiên. B. đất nông nghiệp khan hiếm.


C. dân số đông. D. tài nguyên không nhiều.
Câu 12. Định hướng chính trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực II của vùng ĐBSH
là:
A. tập trung cho các ngành công nghiệp công nghệ cao.
B. tập trung cho các ngành công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.
C. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.
D. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Câu 13. Bình quân lương thực của vùng ĐB sông Hồng thấp hơn ĐB sông Cửu Long là do
A. sản lượng lương thực thấp. B. nhiều thiên tai thiên nhiên xảy ra.
C. chịu sức ép quá lớn của dân số. D. điều kiện sản xuất khó khăn.
Câu 14. Vùng Đồng bằng sông Hồng trồng được các loại rau vụ đông là do:
A. có một mùa đông lạnh. B. lao động có kinh nghiệm sản xuất.
C. công nghiệp chế biến phát triển. D. đất phù sa màu mỡ, diện tích lớn.
Câu 16. Vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng đường Hồ Chí Minh là gì?
A. Đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. Tạo ra sự phân công theo lãnh thổ hoàn chỉnh hơn.
C. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực phía Tây.
D. Tạo thế mở cho nền kinh tế, thu hút đầu tư.
Câu 25. Loại hình giao thông vận tải thuận lợi nhất để nước ta trao đổi hàng hóa với các
nước khác là
A. đường bộ. B. đường sông. C. đường biển. D. đường hàng không.
Câu 26. Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có
A. dân cư đông. B. kinh tế chậm phát triển.
C. hàng hóa ít. D. giao thông còn khó khăn.
Câu 27. Loại hình vận tải có vai trò không đáng kể về vận chuyển hành khách của nước ta là
A. đường ô tô. B. đường hàng không. C. đường sông. D. đường biển.
Câu 28. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành hàng không của nước ta hiện nay?
A. Cơ sở vật chất hiện đại hóa nhanh chóng. B. Ngành non trẻ nhưng phát triển rất
nhanh.

2
HỌ VÀ TÊN:

C. Mở nhiều đường bay đến các nước. D. Vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn
nhất.
Câu 29. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vai trò của quốc lộ 1?
A. Góp phần thức đẩy sự phân hóa lãnh thổ. B. Nối các vùng kinh tế.
C. Đi qua các trung tâm dân cư. D. Tạo thuận lợi giao lưu với Lào.
Câu 30. Trong những năm qua ngành vận tải đường biển của nước ta phát triển nhanh chủ
yếu do
A. nội thương nước ta phát triển mạnh, nhu cầu tiêu dùng trong nước cao.
B. nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa và ngoại thương phát triển.
C. ngành dầu khí phát triển mạnh, vận chuyển chủ yếu bằng đường biển.
D. nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.
Câu 31. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm
A. khí hậu, nước, sinh vật, lễ hội. B. di tích, lễ hội, làng nghề, ẩm thực.
C. địa hình, khí hậu, nước, sinh vật. D. địa hình, di tích, lễ hội, sinh vật.
Câu 32. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là vùng có tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng vào loại cao nhất cả nước chủ yếu do nguyên nào sau đây?
A. Hoạt động xuất khẩu diễn ra mạnh, dân cư đông đúc, vốn đầu tư rất lớn.
B. Kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống cao, có nhiều chợ lớn, siêu thị.
C. Có mật độ dân số cao, vốn đầu tư rất lớn, nhiều tài nguyên khoáng sản.
D. Vốn đầu tư lớn, nhiều tài nguyên khoáng sản, xuất khẩu nhiều hàng hóa.
Câu 33. Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. nguồn khoáng sản đa dạng, phong phú. B. vùng đồi rộng, có đồng bằng giữa núi.
C. đất feralit rộng, có các cao nguyên lớn. D. có nhiều sông suối, nguồn nước dồi dào.
Câu 34. Điều kiện nào sau đây thuận lợi nhất để phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du
và miền núi Bắc Bộ?
A. Nguồn thức ăn dồi dào từ nông nghiệp. B. Có các đồng cỏ trên các cao nguyên.
C. Thức ăn công nghiệp được đảm bảo. D. Dịch vụ thú y, có trại giống tốt.
Câu 35. Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do
A. nhiều sông ngòi, mưa nhiều. B. đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.
C. địa hình dốc, lắm thác ghềnh. D. địa hình dốc và có lưu lượng nước lớn.

3
HỌ VÀ TÊN:

Câu 36. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ còn hạn chế trong
việc phát triển công nghiệp?
A. Thiếu tài nguyên khoáng sản. B. Nhiều dân tộc ít người.
C. Diện tích giáp biển ít. D. Địa hình núi cao hạn chế.
Câu 37. Thế mạnh nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi nước ta là
A. chăn nuôi gia súc lớn và cây lượng thực. B. cây lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.
C. cây lâu năm và chăn nuôi gia cầm. D. cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

You might also like