You are on page 1of 241

BÀI GIẢNG

ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH

PGS.TS TRẦN TUẤN NAM

Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh

Ngày 16 tháng 12 năm 2022

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Tài liệu tham khảo

1 Hoffman, Kunze. Linear algebra (2ed, PH, 1971)(415s).


2 J. S. Robinson, A course in linear algebra.
3 T.T.Nam (Chủ biên), Một số ứng dụng của Đại số hiện đại
vào giải toán sơ cấp, NXB ĐHSP Tp.HCM.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Mục lục

1 Lý thuyết tập hợp, ánh xạ và logic


Bài 1: Logic mệnh đề
Bài 2: Logic vị từ
Bài 3: Tập hợp
Bài 4: Ánh xạ
Bài 5: Quan hệ hai ngôi
2 Ma trận và định thức
Bài 1: Ma trận
Bài 2: Các phép toán trên các ma trận
Bài 3: Phép thế bậc n
Bài 4: Định thức
Bài 5: Hạng của ma trận
Bài 6: Ma trận khả nghịch
3 Hệ phương trình tuyến tính
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 1: LÝ THUYẾT TẬP HỢP,
ÁNH XẠ VÀ LOGIC

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 1: Lý thuyết tập hợp, ánh xạ và logic

Bài 1: LOGIC MỆNH ĐỀ

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề

1. Mệnh đề
Một phát biểu mà có thể đúng hoặc sai được gọi là một mệnh
đề.
Ví dụ
Những phát biểu nào sau đây là mệnh đề?
a) 2 là một số chẫn,
b) Trái đất quay quanh mặt trời,
c) Mặt trời mọc ở hướng tây, lặn ở hướng đông.
d) Bạn có khỏe không?
e) Tìm x thỏa mãn 5x + 7 = 2.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề

Mệnh đề phải thỏa mãn các luật sau đây:


1. Mỗi mệnh đề là đúng hoặc sai, không có mênh đề nào
không đúng cũng không sai (luật bài trung).
2. Không có mệnh đề nào vừa đúng vừa sai (luật phi mâu
thuẫn).
Trong logic mệnh đề, người ta chỉ quan tâm đến tính đúng, sai
của mệnh đề.
Nếu mệnh đề p đúng, ta gán cho p giá trị 1 (p ≡ 1).
Nếu mệnh đề p sai, ta gán cho p giá trị p ≡ 0).
1 và 0 được gọi là các giá trị chân lý (chân trị) của mệnh
đề p.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề
2. Các phép toán trên mệnh đề
a) Phép phủ định: Phủ định của mệnh đề p là mệnh đề p
(không p) đúng nếu p sai và sai nếu p đúng. Bảng chân trị:

p p
1 0
0 1

b) Phép hội: Hội của hai mệnh đề p và q là mệnh đề p ∧ q (p


và q) đúng khi cả p và q đều đúng, sai trong các trường
hợp còn lại. Bảng chân trị:

p q p∧q
1 1 1
1 0 0
0 1 0
0 0 0
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề

c) Phép tuyển: Tuyển của hai mệnh đề p và q là mệnh đề


p ∨ q (p hoặc/hay q) sai khi cả p và q đều sai, đúng trong
các trường hợp còn lại. Bảng chân trị:

p q p∨q
1 1 1
1 0 1
0 1 1
0 0 0

Ví dụ
"1 + 1 = 3 và π là số hữu tỉ" là mệnh đề sai.
"1 + 1 = 2 hay π là số hữu tỉ" là mệnh đề đúng.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề

d) Phép kéo theo. Cho hai mệnh đề p và q. Khi đó mệnh đề


p ⇒ q (p kéo theo q, nếu p thì q) sai nếu p đúng và q sai,
đúng trong các trường hợp còn lại. Bảng chân trị:

p q p⇒q
1 1 1
1 0 0
0 1 1
0 0 1

Ví dụ
"Nếu 1 + 1 = 2, thì π là số hữu tỷ" là mệnh đề sai.
"Nếu π là số hữu tỷ, thì 1 + 1 = 2" là mệnh đề đúng.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề

e) Phép tương đương: Cho hai mệnh đề p và q. Khi đó mệnh


đề p ⇔ q (p tương đương q) đúng khi p và q cùng đúng hoặc
cùng sai, sai trong các trường hợp còn lại. Bảng chân trị:

p q p⇔q
1 1 1
1 0 0
0 1 0
0 0 1

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề

3. Biểu thức mệnh đề


Các mệnh đề p, q, . . . nối với nhau bởi các phép toán mênh
đề được gọi là một biểu thức mệnh đề (Biểu thức mệnh đề
là một mệnh đề ghép).
Hai biểu thức mệnh đề được gọi là đồng nhất với nhau
(tương đương logic), ký hiệu ≡ nếu chúng có cùng bảng
chân trị ứng với các bộ chân trị của các mệnh đề thành
phần.
Biểu thức mệnh đề được gọi là hằng đúng nếu nó luôn
đúng ứng với các bộ chân trị của các mệnh đề thành phần.
Biểu thức mệnh đề được gọi là hằng sai nếu nó luôn sai
ứng với các bộ chân trị của các mệnh đề thành phần.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề

Ví dụ
Chứng minh p ∨ p là hằng đúng.

Giải.
Lập bảng chân trị

p p p∨p
1 0 1
0 1 1

Vậy p ∨ p là hằng đúng.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề

Ví dụ
Chứng minh (p ∧ q) ∧ (p ∨ q) là hằng sai.

Ví dụ
Chứng minh p ∧ (q ∨ r) ≡ (p ∧ q) ∨ (p ∧ r).

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề

Giải.
Lập bảng chân trị:

p q r q ∨ r p ∧ q p ∧ r p ∧ (q ∨ r) (p ∧ q) ∨ (p ∧ r)
1 1 1 1 1 1 1 1
1 1 0 1 1 0 1 1
1 0 0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 0 0
0 1 1 1 0 0 0 0
0 0 1 1 0 0 0 0
1 0 1 1 0 1 1 1
0 1 0 1 0 0 0 0

Từ bảng chân trị suy ra đồng nhất thức trên đúng.


avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề
Một số đồng nhất thức cơ bản:
i) Luật lũy đẳng:

p ∨ p ≡ p, p∧p≡p

ii) Luật giao hoán:

p ∨ q ≡ q ∨ p, p ∧ q ≡ q ∧ p, p⇔q≡q⇔p

iii) Luật kết hợp:

(p ∨ q) ∨ r ≡ p ∨ (q ∨ r)
(p ∧ q) ∧ r ≡ p ∧ (q ∧ r)
(p ⇔ q) ⇔ r ≡ p ⇔ (q ⇔ r)

iv) Luật hấp thụ:

p ∧ (p ∨ q) ≡ p, p ∨ (p ∧ q) ≡ p
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề
v) Luật phân phối:

p ∧ (q ∨ r) ≡ (p ∧ q) ∨ (p ∧ r)
p ∨ (q ∧ r) ≡ (p ∨ q) ∧ (p ∨ r)

vi) Luật đối hợp:

p≡p

vii) Luật De Morgan:

p ∧ q ≡ p ∨ q, p∨q ≡p∧q

viii) Luật đồng nhất:

p ∧ 1 ≡ p, p∨0≡p
p ∧ 0 ≡ 0, p∨1≡1
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề

ix) Luật bù:

p ∨ p ≡ 1, p ∧ p ≡ 0
0 ≡ 1, 1≡0

x) Một số đồng nhất thức khác:

p ⇔ q ≡ (p ⇒ q) ∧ (q ⇒ p)
p⇒q ≡p∨q
p⇒q≡q⇒p

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề

Ví dụ
Chứng minh (p ∧ q) ∨ (p ∨ q) ≡ p.

Chứng minh.

overlinep ∧ q) ∨ (p ∨ q) ≡ (p ∧ q) ∨ (p ∧ q)
≡ p ∧ (q ∨ q)
≡p∧1
≡p

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề
4. Một số quy tắc suy luận
a) Phương pháp khẳng định

(p ⇒ q) ∧ p ⇒ q

Cách viết khác:


p ⇒ q, p
q

b) Quy tắc tam đoạn luận



(p ⇒ q) ∧ (q ⇒ r) ⇒ (p ⇒ r)

Cách viết khác:


p ⇒ q, q ⇒ r
p⇒r
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề

c) Phương pháp phủ định

((p ⇒ q) ∧ q) ⇒ p

Cách viết khác:


p ⇒ q, q
p

d) Quy tắc tam đoạn rời

((p ∨ q) ∧ p) ⇒ q

Cách viết khác:


p ∨ q, p
q
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Logic mệnh đề

e) Quy tắc mâu thuẫn (chứng minh phản chứng)

((p1 ∧ p2 ∧ ... ∧ pn ) ⇒ q) ⇔ ((p1 ∧ p2 ∧ ... ∧ pn ∧ q) ⇒ 0)

f) Quy tắc chứng minh theo trường hợp

((p ⇒ r) ∧ (q ⇒ r)) ⇒ ((p ∨ q) ⇒ r)

Cách viết khác:


p ⇒ r, q ⇒ r
(p ∨ q) ⇒ r

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 1: Lý thuyết tập hợp, ánh xạ và logic

Bài 2: LOGIC VỊ TỪ

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Logic vị từ

1. Định nghĩa
Định nghĩa
Vị từ n ngôi là một khẳng định p(x1 , x2 , . . . , xn ) với
x1 , x2 , . . . , xn là các biến lấy giá trị trên các tập hợp
,A1 , A2 , . . . An tương ứng cho trước sao cho khi thay
x1 , x2 , . . . , xn bởi các giá trị cụ thể trên các tập hợp
A1 , A2 , . . . An thì trở thành một mệnh đề.
Đặc biệt: Mệnh đề là vị từ không ngôi.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Logic vị từ

Ví dụ
a) p(x) = "x là số nguyên tố" là vị từ một ngôi với biến
x ∈ N. Khi lấy x = 2, 3, 7 thì p(2), p(3), p(7) là mệnh đề
đúng; với x = 4, 6 thì p(4), p(6) là mệnh đề sai.
b) p(x, y, z) = "x + y = 3z, x − y = z" là vị từ 3 ngôi với biến
x, y, z ∈ R. Khi lấy x = 2, y = 1, z = 1 thì p(2, 1, 1) là mệnh
đề đúng; với x = 1, y = 1, z = 2 thì p(1, 1, 2) là mệnh đề sai.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Logic vị từ

Tập hợp tất cả các bộ giá trị của các biến x1 , x2 , . . . , xn sao cho
p(x1 , x2 , . . . , xn ) trở thành mệnh đề đúng được gọi là miền đúng
của vị từ p(x1 , x2 , . . . , xn ), ký hiệu: Ep(x1 ,x2 ,...,xn ) .
Vị từ p(x1 , x2 , . . . , xn ) được gọi là hằng đúng nếu nó luôn
nhận giá trị 1 trên mọi bộ giá trị của các biến
x1 , x2 , . . . , xn .
Vị từ p(x1 , x2 , . . . , xn ) được gọi là hằng sai nếu nó luôn
nhận giá trị 0 trên mọi bộ giá trị của các biến
x1 , x2 , . . . , xn .

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Logic vị từ

2. Các phép toán logic trên các vị từ


Cho hai vị từ p(x1 , x2 , . . . , xn ) và q(x1 , x2 , . . . , xn ) với x1 ∈ A1 ,
x 2 ∈ A2 , . . . , x n ∈ An .
a) Phủ định của vị từ p(x1 , x2 , . . . , xn ) là một vị từ, ký hiệu
p(x1 , x2 , . . . , xn ) nhận giá trị 1 trên tất cả các bộ giá trị của
các biến mà p(x1 , x2 , . . . , xn ) nhận giá trị 0 và ngược lại.
b) Hội của hai vị từ p(x1 , x2 , . . . , xn ) và q(x1 , x2 , . . . , xn ) là
một vị từ, ký hiệu p(x1 , x2 , . . . , xn ) ∧ q(x1 , x2 , . . . , xn ) nhận
giá trị 1 trên tất cả các bộ giá trị của các biến mà
p(x1 , x2 , . . . , xn ) và q(x1 , x2 , . . . , xn ) cùng nhận nhận giá trị
1 và nhận giá trị 0 trong các trường hợp còn lại.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Logic vị từ
c) Tuyển của hai vị từ p(x1 , x2 , . . . , xn ) và q(x1 , x2 , . . . , xn ) là
một vị từ, ký hiệu p(x1 , x2 , . . . , xn ) ∨ q(x1 , x2 , . . . , xn ) nhận
giá trị 0 trên tất cả các bộ giá trị của các biến mà
p(x1 , x2 , . . . , xn ) và q(x1 , x2 , . . . , xn ) cùng nhận giá trị 0 và
nhận giá trị 1 trong các trường hợp còn lại.
d) Kéo theo của hai vị từ p(x1 , x2 , . . . , xn ) và p(x1 , x2 , . . . , xn )
là một vị từ, ký hiệu p(x1 , x2 , . . . , xn ) ⇒ q(x1 , x2 , . . . , xn )
nhận giá trị 0 trên tất cả các bộ giá trị của các biến mà
p(x1 , x2 , . . . , xn ) nhận giá trị 1 và q(x1 , x2 , . . . , xn ) nhận giá
trị 0 và nhận giá trị 1 trong các trường hợp còn lại.
e) Tương đương của hai vị từ p(x1 , x2 , . . . , xn ) và
q(x1 , x2 , . . . , xn ) là một vị từ, ký hiệu
p(x1 , x2 , . . . , xn ) ⇔ q(x1 , x2 , . . . , xn ) nhận giá trị 1 trên tất
cả các bộ giá trị của các biến mà p(x1 , x2 , . . . , xn ) và
q(x1 , x2 , . . . , xn ) cùng nhận giá trị như nhau và nhận giá trị
0 trong các trường hợp còn lại. avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Logic vị từ

3. Các lượng từ
Lượng từ tồn tại ∃ (có một). Lượng từ phổ biến ∀ (mọi, tất cả).

Ví dụ
∃x1 ∈ A1 p(x1 , x2 , . . . , xn ) lúc này x1 là biến ràng buộc, còn
x2 , . . . , xn là các biến tự do. ∃x1 ∈ A1 p(x1 , x2 , . . . , xn ) là vị từ
n − 1 ngôi.

Ví dụ
∃x1 ∈ A1 ∀x3 ∈ A3 p(x1 , x2 , . . . , xn ) lúc này x1 và x3 là các biến
ràng buộc, còn x2 , x4 , . . . , xn là các biến tự do.
∃x1 ∈ A1 ∀x3 ∈ A3 p(x1 , x2 , . . . , xn ) là vị từ n − 2 ngôi.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Logic vị từ

Ví dụ
∀x ∈ A∃y ∈ Bp(x, y) là một mệnh đề.

Ví dụ (Giả thiết GOLDBACH))


Mọi số tự nhiên chẵn lớn hơn 2 là tổng của hai số nguyên tố.

∀n ∈ N\{0, 1}, ∃p, q là số nguyên tố, 2n = p + q.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Logic vị từ

Một số đồng nhất thức và mệnh đề hằng đúng:


A(x) là biểu thức chứ biến tự do x, B không chứa x. A(x, y)
chứa các biến tự do x, y.
i) ∀xA(x) ≡ ∃xA(x)
ii) ∃xA(x) ≡ ∀xA(x)
iii) ∀xA(x) ∧ B ≡ ∀x(A(x) ∧ B)
iv) ∃xA(x) ∧ B ≡ ∃x(A(x) ∧ B)
v) ∀xA(x) ∨ B ≡ ∀x(A(x) ∨ B)

vi) ∃xA(x) ∨ B ≡ ∃x A(x) ∨ B

vii) ∀(B ⇒ A(x)) ≡ B ⇒ ∀x(A(x)

viii) ∃(B ⇒ A(x)) ≡ B ⇒ ∃x(A(x)

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Logic vị từ

ix) ∀x∀yA(x, y) ⇔ ∀y∀xA(x, y)


x) ∃x∃yA(x, y) ⇔ ∃y∃xA(x, y)
xi) ∃x∀yA(x, y) ⇒ ∀y∃xA(x, y)
xii) ∀xA(x) ⇒ ∃xA(x)

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 1: Lý thuyết tập hợp, ánh xạ và logic

Bài 3: TẬP HỢP

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

1. Khái niệm tập hợp


Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học, không định
nghĩa.

Ví dụ
a) Tập hợp các số tự nhiên N = {0, 1, 2, . . .}.
b) Tập hợp sinh viên lớp Toán 1.
c) Tập hợp các điểm trên mặt phẳng.

Tập hợp gồm cos các phần tử. Ký hiệu phần tử a thuộc tập hợp
X: a ∈ X, phần tử b không thuộc X: b ∈
/ X.

Ví dụ
1 ∈ N, −1 ∈
/ N.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

2. Các cách mô tả tập hợp


Liệt kê các phần tử của tập hợp.

A = {a, b, c, d}, N = {0, 1, 2, . . .}.

Nêu tính chất đặc trưng của phần tử tạo tập hợp thành
tập hợp. Thường ký hiệu: X = {x | x có tính chất T }.

Ví dụ
L = {x | x ∈ N, 1 < x < 4} có thể ký hiệu

L = {x ∈ N | 1 < x < 4}.

N T HBP = {x | x là SV nữ lớp tiểu học BP }

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3. Tập hợp

3. Tập hợp rỗng Tập hợp không có phần tử nào cả gọi là tập
hợp rỗng (trống), ký hiệu: ∅.

Ví dụ
Tập hợp nghiệm (thực) của phương trình: x2 + x + 1 = 0 là tập
hợp rỗng.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp
4. Quan hệ giữa các tập hợp
a) Tập hợp con: Tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập
hợp B nếu mọi phần tử của A đều là phẩn tử của B, ký
hiệu A ⊂ B. Ta còn nói A bao hàm trong B hay B bao
hàm A.
Ký hiệu A ̸⊂ B nếu A không phải tập hợp con của B. Như
vậy: A ⊂ B ⇔ (x ∈ A ⇒ x ∈ B).

Ví dụ
A = {x ∈ N | 2 < x < 7}, B = {2, 3, 4, 5}, C = {2, 3, 4, 5, 6, 7}.
Khi đó A ⊂ C, B ⊂ C, A ̸⊂ B.

Chú ý
Qui ước ∅ ⊂ A với mọi tập hợp A.
A ⊂ A với mọi tập hợp A. A ⊂ B và B ⊂ C thì A ⊂ C.
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

b) Tập hợp bằng nhau: Hai tập hợp A và B được gọi là bằng
nhau nếu chúng có cùng các phần tử. Nghĩa là mọi phần tử
của tập hợp A đều thuộc tập hợp B và ngược lại. Như vậy:

A = B ⇔ (x ∈ A ⇔ x ∈ B)
⇔ (A ⊂ B và B ⊂ A)

Ví dụ
A = {x ∈ N | 2 < x < 7}, B = {3, 4, 5, 6} thì A = B.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

5. Biểu đồ Venn
Ta thường dùng một vòng phẳng khép kín để biểu diễn (hình
học) tập hợp gọi là biểu đồ Ven.
Điểm nằm trong vòng là phần tử thuộc tập hợp, điểm nằm
ngoài vòng không phải phần tử của tập hợp.

A
x

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

6. Các phép toán về tập hợp


a) Phép hợp: Hợp của hai tập hợp A và B là tập hợp gồm các
phần tử thuộc ít nhất một trong hai tập hợp đó, ký hiệu
A ∪ B.

A ∪ B = {x | x ∈ A hay x ∈ B}.

Như vậy x ∈ A ∪ B ⇔ (x ∈ A hay x ∈ B).

Chú ý
A ⊂ A ∪ B, A ⊂ B ⇔ A ∪ B = B.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

Ví dụ
A = {1, 2, 3, 4}, B = {2, 4, 5, 6} ta có

A ∪ B = {1, 2, 3, 4, 5, 6}

A∪B
A B

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

b) Phép giao: Giao của hai tập hợp A và B là tập hợp gồm
các phần tử thuộc đồng thời cả hai tập hợp A và B, ký
hiệu A ∩ B.

A ∩ B = {x | x ∈ A và x ∈ B}

Như vậy x ∈ A ∩ B ⇔ (x ∈ A và x ∈ B)

Chú ý
A ∩ B ⊂ A, A ⊂ B ⇔ A ∩ B = A.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

Ví dụ
A = {1, 2, 3, 4}, B = {2, 4, 5, 6} ta có

A ∩ B = {2, 4}

A∩B
A B

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

c) Phép hiệu: Hiệu của hai tập hợp A và B là tập hợp gồm
các phần tử thuộc A nhựng không thuộc B, ký hiệu A\B.

A\B = {x | x ∈ A và x ∈
/ B}

Như vậy x ∈ A\B ⇔ (x ∈ A và x ∈/ B).


Đặc biệt: Nếu B ⊂ A thì A\B còn được gọi là phần bù của
B trong A, ký hiệu CA (B).

Chú ý
A\B ⊂ A, A ⊂ B ⇔ A\B = ∅
A ∩ B = ∅ ⇔ A\B = A.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

Ví dụ
A = {1, 2, 3, 4}, B = {2, 4, 5, 6} ta có A\B = {1, 3},
B\A = {5, 6}

A B

A−B

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

d) Hiệu đối xứng: Hiệu đối xứng của hai tập hợp A và B là tập
hợp gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B, hoặc
thuộc B nhưng không thuộc A, ký hiệu A∆B. Như vậy

A∆B = A\B ∪ B\A

Chú ý
A ∩ B = ∅ ⇔ A∆B = A ∪ B.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

Ví dụ
A = {1, 2, 3, 4}, B = {2, 4, 5, 6} ta có

A∆B = {1, 3, 5, 6}

A∆B
A B

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp
Tính chất các phép toán
Cho A, B, C, X là các tập hợp trong đó A ⊂ X
Tính chất kết hợp:

(A ∪ B) ∪ C = A ∪ (B ∪ C)
(A ∩ B) ∩ C = A ∩ (B ∩ C)

Tính chất giao hoán:

A∪B =B∪A
A∩B =B∩A

Tính chất phân phối:

A ∩ (B ∪ C) = (A ∩ B) ∪ (A ∩ C)
A ∪ (B ∩ C) = (A ∪ B) ∩ (A ∪ C)

Tính chất lũy đẳng: A ∪ A = A, A ∩ A = A avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

Tính chất đồng nhất:

A∪∅=A
A∩∅=∅
A∪X =X
A∩X =A

Tính chất bù:

CX (CX (A)) = A
A ∪ CX (A) = X
A ∩ CX (A) = ∅
CX (X) = ∅
CX (∅) = X
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

Tính chất đối ngẫu De Morgan

A\(B ∪ C) = (A\B) ∩ (A\C)


A\(B ∩ C) = (A\B) ∪ (A\C)
CX (A ∪ B) = CX (A) ∩ CX (B)
CX (A ∩ B) = CX (A) ∪ CX (B)

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

7. Tập hợp các tập hợp con của tập hợp


Cho tập hợp X, ta thành lập một tập hợp mới mà các phần tử
là các tập hợp con của X, ký hiệu P(X).

P(X) = {A | A ⊂ X}

Ví dụ
a) X = {1, 2}
P(X) = {∅, {1}, {2}, X}
b) X = ∅
P(∅) = {∅}
c) X = {∅}
P(∅) = {∅, {∅}}
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

7. Tích Đêcac (Descartes)


a) Tích Đêcac của hai tập hợp
Cho hai tập hợp A và B. Tích Đêcac của A và B là một
tập hợp, ký hiệu A × B, gồm các cặp phần tử (a, b) với
a ∈ A, b ∈ B.

A × B = {(a, b) | a ∈ A, b ∈ B

Đặc biệt A × A được ký hiệu là A2 .

Ví dụ
Xét A = {a, b}, B = {1, 2, 3}

A × B = {(a, 1), (a, 2), (a, 3), (b, 1), (b, 2), (b, 3)}.
A2 = {(a, a), (a, b), (b, b), (b, a)}
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

b) Tích Đêcac của n tập hợp


Cho n tập hợp X1 , x2 , . . . , xn . Tích Đêcac của n tập hợp
X1 , X2 , . . . , Xn là một tập hợp gồm các bộ n phân tử
(x1 , x2 , . . . , xn ) với x1 ∈ X1 , x2 ∈ X2 , . . . , xn ∈ Xn .
Yn
Ký hiệu: X1 × X2 × . . . × Xn hay Xi .
t=1

X1 × X2 × . . . × Xn =

(x1 , x2 , . . . , xn ) | x1 ∈ X1 , x2 ∈ X2 , . . . , xn ∈ Xn .

Đặc biệt khi X1 = X2 = . . . = Xn = X, ta ký hiệu


X1 × X2 × . . . × Xn = X n và gọi là lũy thừa Đêcac bậc n
của tập hợp X.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

8. Lực lượng của một tập hợp


Cho tập hợp A. Lực lượng của A, ký hiệu |A|, được xác định
như sau:


 0, khi A = ∅
|A| = n, khi A có n phần tử
∞, khi A có vô hạn phần tử

Định lý
Cho A và B là hai tập hữu hạn. Ta có:

|A ∪ B| = |A| + |B| − |A ∩ B|

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

Chứng minh.
Gợi ý: Giả sử |A| = m, |B| = n, xét 2 trường hợp
Trường hợp 1. A ∩ B = ∅

|A ∪ B| = m + n = |A| + |B|

Trường hợp 2. A ∩ B = {c1 c2 . . . , ck }. Suy ra

A = {c1 c2 . . . , ck , ak+1 . . . , am }

B = {c1 c2 . . . , ck , bk+1 . . . , bn }
A ∪ B = {c1 c2 . . . , ck , ak+1 . . . , am , bk+1 . . . , bn } .
Vậy |A ∪ B| = m + n − k = |A| + |B| − |A ∩ B|.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

Hệ quả
Cho A và B là hai tập hữu hạn. Ta có
a) |A\B| = |A| − |A ∩ B|;
b) |A∆B| = |A| + |B| − 2| A ∩ B|.

Chứng minh.
Gợi ý: a) A = (A\B) ∪ (A ∩ B).

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp ánh xạ

Ví dụ
Lớp có 50 học sinh, trong đó có 25 học sinh giỏi văn, 30 học
sinh giỏi toán, 10 học sinh giỏi cả văn và toán. Hỏi lớp có bao
nhiêu học sinh
a) Giỏi ít nhất một môn văn hoặc toán?
b) Không giỏi môn nào trong hai môn văn và toán?
c) Chỉ giỏi văn hoặc toán?

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp
Giải.
Gọi X: Tập tất cả học sinh của lớp, A: Tập các học sinh giỏi
văn, B: Tập các học sinh giỏi toán.

B A

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Tập hợp

Giải.
a) |A ∪ B| = |A| + |B| − |A ∩ B| = 25 + 30 − 10 = 45.
|X\A ∪ B| = |X| − |X ∩ (A ∪ B)|
b)
= |X| − |A ∪ B| = 50 − 45 = 5.
c) |A∆B| = |A| + |B| − 2|A ∩ B| = 25 + 30 − 20 = 35.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 1: Lý thuyết tập hợp, ánh xạ và logic

Bài 4: ÁNH XẠ

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Ánh xạ

1. Định nghĩa và các ví dụ


Định nghĩa
Cho hai tập hợp X, Y tùy ý cho trước. Một ánh xạ f từ X đến
Y là qui tắc tương ứng mỗi phần tử x của X với một phần tử
duy nhất, kí hiệu f (x) của Y , ta viết:

f (x) : X → Y
hay f : X → Y, x 7→ f (x).
x 7→ f (x)

X được gọi là tập nguồn hay tập xác định, Y được gọi là tập
đích. Với mỗi x ∈ X, f (x) ∈ Y được gọi là ảnh của x bởi f hay
giá trị của f tại x. x được gọi là tạo ảnh của f (x).

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Ánh xạ

Ví dụ
a) Cho X = {1, 2, 3, 4}, Y = {a, b, c, d, e}.
Tương ứng: 1 7→ a, 2 7→ a, 3 7→ c, 4 7→ d cho ta ánh xạ
f :X →Y.
Tương ứng: 1 7→ a, 2 7→ b, 3 7→ c không là ánh xạ vì 4 phần
tử không tương ứng.
Tương ứng: 1 7→ a, 2 7→ b, 3 7→ c, 3 7→ d, 4 7→ e không là ánh
xạ vì 3 phần tử không tương ứng với 2 phần tử c, d (không
duy nhất).
b) Tương ứng với mỗi x ∈ R mỗi phần tử x2 ∈ R cho ta ánh
xạ f : R → R.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Ánh xạ

Với tập hợp X tùy ý, tương ứng với mỗi phần tử x ∈ X với
chính phần tử x là ánh xạ gọi là ánh xạ đồng nhất, ký hiệu
1x : X → X (hay idx : X → X).
Hai ánh xạ f : X → Y và g : X → Y được gọi là bằng nhau, kí
hiệu f = g, nếu f (x) = g(x) với mọi x ∈ X.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Ánh xạ

2. Ảnh và ngược ảnh


Cho ánh xạ f : X → Y , A là tập con của X và B là tập con của
Y .
Tập hợp các ảnh tất cả các phần tử x ∈ A được gọi là ảnh của
A bởi f (qua f ), ký hiệu là f (A):

f (A) = {y ∈ Y |∃x ∈ A, f (x) = y} = {f (x) ∈ Y |x ∈ A}

Tập hợp các tạo ảnh của tất cả các phần tử y ∈ B được gọi là
ảnh ngược (nghịch ảnh) của B bởi f (qua f ), ký hiệu f −1 (B):

f −1 (B) = {x ∈ X|f (x) ∈ B}

Đặc biệt, khi tập hợp B chỉ gồm một phần tử B = {b} ta viết
gọn f −1 ({b}) = f −1 (b) và gọi là ảnh ngược của b bởi f .
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Ánh xạ

Ví dụ
Trong ví dụ a) ở trên X = {1, 2, 3, 4}, Y = {a, b, c, d, e}. Ánh xạ
f : X → Y , 1 7→ a, 2 7→ a, 3 7→ c, 4 7→ d.
Xét tập hợp A = {1, 2, 4} ⊂ X, B = {a, b, c, d} ⊂ Y , khi đó:

f (A) = {a, d}, f −1 (B) = {1, 2, 3, 4}

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Ánh xạ

Các tính chất


Cho ánh xạ f : X → Y , A, A1 , A2 là các tập con của X,
B, B1 , B2 là các tập con của Y . Ta có: A ⊂ f −1 (f (A)),
f (f −1 (B)) ⊂ B. (minh họa bằng ví dụ trên).

f (A1 ∪ A2 ) = f (A1 ) ∪ f (A2 )


f (A1 ∩ A2 ) ⊂ f (A1 ) ∩ f (A2 )
−1
f (B1 ∪ B2 ) = f −1 (B1 ) ∪ f −1 (B2 )
f −1 (B1 ∩ B2 ) = f −1 (B1 ) ∩ f −1 (B2 )

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Ánh xạ

3. Đơn ánh, toàn ánh, song ánh


Định nghĩa
Cho ánh xạ f : X → Y .
f được gọi là đơn ánh nếu với mọi phần tử x, x′ ∈ X,
x ̸= x′ ⇒ f (x) ̸= f (x′ ). Nói cách khác:

f (x) = f (x′ ) ⇒ x = x′

f được gọi là toàn ánh nếu mọi phần tử y ∈ Y đều có tạo


ảnh (có phần tử x ∈ X sao cho y = f (x)). Nói cách khác:
Với mọi y ∈ Y , phương trình f (x) = y có nghiệm thuộc X
(hay f (X) = Y ).
f được gọi là song ánh nếu f vừa là đơn ánh vừa là toàn
ánh.
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Ánh xạ
Trong ví dụ a) ở trên X = {1, 2, 3, 4}, Y = {a, b, c, d, e}.
f : X 7→ Y , 1 7→ a, 2 7→ a, 3 7→ c, 4 7→ d ánh xạ f không là đơn
ánh cũng không là toàn ánh.

Ví dụ
Ánh xạ f : R → R, x 7→ x3 .
f là đơn ánh, thật vậy với mọi phần tử x, x′ ∈ R,
f (x) = f (x′ ) ⇒ x3 = x′3 ⇒ x = x′ .
f là toàn ánh, thật vậy với mọi phần tử y ∈ R, xét phương

trình f (x) = y ⇒ x3 = y ⇒ x = 3 y.
Do đó f là song ánh.

Ví dụ
Ánh xạ f : R → R, x 7→ x2 .
f không đơn ánh, vì: −2 ̸= 2, f (−2) = 4 = f (2).
f không toàn ánh, vì: không tồn tại x ∈ R, x2 = −1. avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Ánh xạ
4. Hợp thành của các ánh xạ
Cho các tập hợp X, Y, Z và các ánh xạ f : X → Y , g : Y → Z.
Ánh xạ h : X → Z, x 7→ g(f (x)) được gọi là ánh xạ hợp (tích)
của các ánh xạ f, g , ký hiệu là h = g ◦ f

Ví dụ
Cho hai ánh xạ:

f : R → R, x 7→ x3
g : R → R, y 7→ y + 1

Khi đó f ◦ g : R → R, x 7→ (x + 1)3

Chú ý
Nói chung f ◦ g ̸= g ◦ f .
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Ánh xạ

Bài tập
Xét hai ánh xạ

f : R → R, x 7→ 2x + 1
g : R → R, y 7→ x2 − 1

Tìm g ◦ f , f ◦ g.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Ánh xạ

Các tính chất


Cho các ánh xạ f : X → Y , g : Y → Z, h : Z → T . Ta có:

h ◦ (g ◦ f ) = (h ◦ g) ◦ f
(g ◦ f )(A) = g(f (A)), với mọi A ⊂ X
(g ◦ f )−1 (B) = f −1 (g −1 (B)) với mọi B ⊂ Z

Nếu f, g là đơn ánh (toàn ánh) thì g ◦ f là đơn ánh (toàn ánh).

g ◦ f là đơn ánh thì f đơn ánh.


g ◦ f là toàn ánh thì g toàn ánh.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Ánh xạ

5. Thu hẹp và mở rộng ánh xạ


Cho ánh xạ f : X → Y và A là tập hợp con của tập hợp X, ánh
xạ g : A → Y , x 7→ g(x) = f (x) được gọi là thu hẹp của f trên
A, ký hiệu f|A còn f được gọi là mở rộng của f|A trên X.

Chú ý
A ⊂ X, ánh xạ IA : A → X, x 7→ IA (x) = x là một đơn ánh gọi
là đơn ánh chính tắc từ A vào X, ta có f ◦ IA = f|A .

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Ánh xạ

6. Ánh xạ ngược
Cho ánh xạ f : X → Y , f được gọi là khả nghịch nếu có một
ánh xạ g : Y → X sao cho: g ◦ f = idX và f ◦ g = idY
Khi đó g được gọi là ánh xạ ngược của f , ký hiệu: g = f −1 .

Các tính chất


Ánh xạ f : X → Y là khả nghịch khi và chỉ khi f là song
ánh.
Ánh xạ ngược (nếu có) của một ánh xạ là duy nhất.
Nếu f : X → Y và g : Y → Z là hai ánh xạ khả nghịch thì
ánh xạ hợp g ◦ f cũng khả nghịch và (g ◦ f )−1 = f −1 ◦ g −1
(do đó tích của hai song ánh cũng là song ánh).

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Ánh xạ

Ví dụ
f : R → R, x 7→ x3 song ánh.

Ánh xạ ngược: f −1 : R → R, x 7→ 3 x.

Ví dụ
f : R → R, x 7→ 3x + 2 song ánh.
y−2
Tìm ánh xạ ngược: 3x + 2 = y ⇔ x = 3
Vậy ánh xạ ngược: f −1 : R → R, x 7→ x−2
3 .

Ví dụ
Tìm ánh xạ ngược: f : [0; +∞) → [1; +∞), x 7→ x2 + 1.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 1: Lý thuyết tập hợp, ánh xạ và logic

Bài 5: QUAN HỆ HAI NGÔI

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Quan hệ hai ngôi

1. Khái niệm quan hệ hai ngôi


Định nghĩa
Cho tập hợp X, quan hệ hai ngôi của X là một tập con R của
tập hợp X 2 = X × X
Nếu (x, y) ∈ ℜ, ta nói x có quan hệ ℜ với y và viết xℜy, Như
vậy (x, y) ∈ ℜ ⇔ xℜy.

Ví dụ
Cho tập hợp số tự nhiên N.
Quan hệ "chia hết cho" là quan hệ hai ngôi trên N.
ℜ = {(x, y)| x chia hết cho y}
Các quan hệ "=", "<", "≤" cũng là quan hệ hai ngôi trên N.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Quan hệ hai ngôi

6. Các tính chất thường gặp


Cho quan hệ hai ngôi ℜ trên X.
Tính chất phản xạ: ℜ là tính chất phản xạ nếu xℜx với
mọi x ∈ X.
Tính chất đối xứng: ℜ gọi là có tính chất đối xứng nếu
xℜy ⇒ yℜx với mọi x, y ∈ X.
Tính chất phản đối xứng: ℜ được gọi là có tính chất phản
đối xứng nếu xℜy và yℜx ⇒ x = y
Tính chất bắc cầu: ℜ được gọi là có tính chất bắc cầu nếu:
xℜy và yℜz ⇒ xℜz.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Quan hệ hai ngôi

Ví dụ
Cho tập hợp số tự nhiên N.
Quan hệ ” ≤ ” có tính chất phản xạ, phản đối xứng, bắc cầu
nhưng không đối xứng.
Quan hệ ” = ” có tính chất phản xạ, đối xứng, bắc cầu (và
phản đối xứng - tầm thường).

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Quan hệ hai ngôi

3. Quan hệ tương đương


Định nghĩa 1
Quan hệ hai ngôi ℜ trên tập X được gọi là quan hệ tương
đương nếu nó thỏa mãn 3 tính chất sau:
Tính chất phản xạ: xℜx với mọi x ∈ X.
Tính chất đối xứng: xℜy ⇒ yℜx với mọi x, y ∈ X.
Tính chất bắc cầu: xℜy và yℜz ⇒ xℜz.
Ta thường dùng kí hiệu ∼ thay cho ℜ.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Quan hệ hai ngôi

Ví dụ
a) Trên tập hợp số tự nhiên N, quan hệ "=" là quan hệ tương
đương.
b) Trên tập số nguyên Z, quan hệ đồng dư mod 5 (m và n
được gọi là đồng dư mod 5 nếu m và n có cùng số dư khi
chia cho 5) là quan hệ tương đương.

Định nghĩa 2
Cho quan hệ tương đương ∼ trên X và phần tử a ∈ X. Tập hợp
[a] = {x ∈ X | x ∼ a} = ā được gọi là lớp tương đương của a
theo quan hệ tương đương ∼. Dễ thấy a ∈ [a].

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Quan hệ hai ngôi

Các tính chất


Cho quan hệ tương đương ∼ trên X và a, b ∈ X.
a) [a] ̸= ∅,
b) x, y ∈ [a] ⇒ x ∼ y,
c) [a] ∩ [b] = ∅ hay [a] = [b].

Chứng minh ý c)
Giả sử [a] ∩ [b] ̸= ∅, có phần tử z ∈ [a] ∩ [b]. Lấy x ∈ [a], khi đó

x ∼ a, a ∼ z ⇒ x ∼ z, z ∼ b ⇒ x ∼ b ⇒ x ∈ [b] ⇒ [a] ⊂ [b]

Tương tự [b] ⊂ [a], do đó [a] = [b].


Mỗi phần tử x ∈ [a] được gọi là một đại diện của lớp tương
đương đó.
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Quan hệ hai ngôi

Định nghĩa 3
Mộtphân hoạch trên tập hợp X là S một họ các tập con của
X : Xi ⊂ X | i ∈ I sao cho: X = i∈I Xi , Xi ̸= ∅ với mọi
i ∈ I, Xi ∩ Xj = ∅ với mọi i ̸= j.

Định lý
Mỗi quan hệ tương đương trên X xác định một phân hoạch của
x bởi các lớp tương đương.

Chứng minh.
Thật vậy mọi x ∈ X, x ∈ [x], ngoài ra [x] ̸= ∅ và hai lớp tương
đương khác nhau thì rời nhau.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Quan hệ hai ngôi

Định nghĩa 4
Cho tập hợp X với quan hệ tương đương ∼. Tập hợp gồm các
lớp tương đương theo quan hệ ∼ gọi là tập thương của X theo
quan hệ ∼.
Ký hiệu: X/ ∼= {[a] | a ∈ X}.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Quan hệ hai ngôi

4. Quan hệ thứ tự - Bổ đề Zorn


Định nghĩa 1
Quan hệ hai ngôi ℜ trên tập hợp X được gọi là quan hệ thứ tự
nếu nó thoả mãn ba tính chất sau:
Tính chất phản xạ: xℜx với mọi x ∈ x.
Tính chất phản đối xứng: xℜy và yℜx ⇒ x = y.
Tính chất bắc cầu: xℜy và yℜz ⇒ xℜz.

Tập hợp X được trang bị một quan hệ thứ tự gọi là tập được
sắp thứ tự.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Quan hệ hai ngôi

Ví dụ
a) Trên tập hợp số tự nhiên N, quan hệ "≤" thông thường là
quan hệ thứ tự. Nhưng quan hệ "<" (nhỏ hơn hẳn) không
là quan hệ thứ tự.
b) Cho tập hợp X, ký hiệu P(X) là tập hợp gồm tất cả các
tập hợp con của X. Quan hệ bao hàm ⊂ là quan hệ thứ tự
trên P(X).

Ta thường dùng ký hiệu ≤ (đọc: bé hơn hay bằng) thay cho ℜ.


Nếu a ≤ b và a ̸= b thì ta còn viết a < b.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Quan hệ hai ngôi

Định nghĩa 2
Cho X là tập hợp được sắp thứ tự. Một phần tử a ∈ X được
gọi là phần tử tối đại (cực đại) của X nếu quan hệ a ≤ x kéo
theo a = x. Phần tử b ∈ X được gọi là phần tử tối tiểu (cực
tiểu) của X nếu quan hệ x ≤ b kéo theo x = b.

Ví dụ
a) Trên tập hợp N1 các số tự nhiên lớn hơn 1 , với quan hệ
thứ tự | (chia hết): a | b ⇔ a là ước của b. Các số nguyên
tố là phần tử tối tiểu.
b) Trên tập hợp N1 các số tự nhiên lớn hơn 1 , với quan hệ
thứ tự : (chia hết cho). Các số nguyên tố là phần tử tối đại.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Quan hệ hai ngôi

Định nghĩa 3
Cho X là tập hợp được sắp thứ tự. Một phần tử a ∈ X được
gọi là phần tử lớn nhất của X nếu x ≤ a với mọi x ∈ X. Phân
tử b ∈ X được gọi là phần tử nhỏ nhất của X nếu b ≤ x với mọi
x ∈ X.

Chú ý
Phần tử lớn nhất (nhỏ nhất) là phần tử cực đại (cực tiểu),
điều ngược lại không đúng.
Phần tử lớn nhất (nhỏ nhất) nếu có là duy nhất.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Quan hệ hai ngôi

Định nghĩa 4
Cho X là tập hợp được sắp thứ tự và Y ⊂ X.
Phần tử a ∈ X được gọi là một chặn trên của Y nếu y ≤ a với
mọi y ∈ Y .
Y gọi là được sắp toàn phần nếu với mọi x, y ∈ Y ta có hoặc
x ≤ y hoặc y ≤ x.
X gọi là tập được sắp qui nạp nếu mọi tập con được sắp toàn
phần của của nó đều có chặn trên.

Bổ đề Zorn
Nếu tập hợp khác rỗng X được sắp qui nạp thì trong X tồn tại
ít nhất một phần tử tối đại.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Mục lục

1 Lý thuyết tập hợp, ánh xạ và logic


Bài 1: Logic mệnh đề
Bài 2: Logic vị từ
Bài 3: Tập hợp
Bài 4: Ánh xạ
Bài 5: Quan hệ hai ngôi
2 Ma trận và định thức
Bài 1: Ma trận
Bài 2: Các phép toán trên các ma trận
Bài 3: Phép thế bậc n
Bài 4: Định thức
Bài 5: Hạng của ma trận
Bài 6: Ma trận khả nghịch
3 Hệ phương trình tuyến tính
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Ví dụ mở đầu

Một cửa hàng bán xe gắn máy:


Air
" blade Wave α Jupiter
#
Tháng 8 20 30 25
Tháng 9 25 35 30

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 2: MA TRẬN VÀ
ĐỊNH THỨC

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 2: Ma trận và định thức

Bài 1: MA TRẬN

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Ma trận

1. Định nghĩa
Định nghĩa
Cho các số nguyên dương m, n. Ma trận a cỡ m × n là một
bảng hình chữ nhật gồm m.n số aij (i = 1, . . . , m; j = 1, . . . , n)
được sắp thành m dòng, n cột:
 
a11 a12 · · · a1n
 a a22 · · · a2n   
 
A =  21

 = aij m×n = aij m×n
 ··· ··· ··· ··· 
am1 am2 . . . amn

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Ma trận

aij là phần tử (số hạng) nằm ở dòng thứ i, cột thứ j.


Khi m
h = 1, A được gọi là ma
i trận dòng:
A = a11 a12 . . . a1n .
 
a11
a21
 
 
Khi n = 1, A được gọi là ma trận cột A =  .. .
.
 
 
am1
Đặc biệt khi m = n = 1, A gồm chỉ một phần tử:
h i
A = a11

Ta có thể đồng nhất a với phần tử đó.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Ma trận

Ví dụ
 
  1
3 −2 4 0
−3
 
A= 1 3 0 −5  , B= ,
   
2
2 1 1 3
 
0
" #
h i 0 0 0
C= 2 0 0 −3 4 , D= .
0 0 0

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Ma trận

2. Ma trận không
Là ma trận có tất cả các phần tử đều bằng 0.
Ký hiệu Om×n hay O.

Ví dụ
 
" # 0 0
0 0 0
O2×3 = , O3×2 = 0 0 
 
0 0 0
0 0

Chú ý
Có nhiều ma trận không khác nhau.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Ma trận

3. Ma trận bằng nhau


Hai ma trận A và B cùng cỡ m × n gọi là bằng nhau nếu tất cả
các phần tử ở các vị trí tương ứng bằng nhau. Ký hiệu A = B.

Ví dụ
   
3 −2 4 0 3 −2 4 0
A= 1 3 0 −5  , E= 1 3 0 −5  ⇒ A = E.
   
2 1 1 3 2 1 1 3

So sánh O2×3 và O3×2 ?

O2×3 ̸= O3×2

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Ma trận

4. Ma trận vuông  
Khi số hàng bằng số cột (m = n), a = aij n gọi là ma trận
vuông cấp n.  
a11 a12 · · · a1n
 a a22 · · · a2n
 
A =  21

 ··· ··· ··· ···


an1 an2 . . . ann

Trong đó a11 , a22 , . . . , ann là đường chéo chính và


a1n , a2(n−1) , . . . , an1 là đường chéo phụ.
Một số ma trận vuông đặc biệt.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Ma trận

a) Ma trận đơn vị. Ma trận đơn vị: Là ma trận vuông có


các phần tử trên đường chéo chính bằng 1:
a11 = a22 = . . . = ann = 1 và tất cả các phần tử nằm ngoài
đường chéo chính bằng 0.
Ký hiệu In hay I.
 
1 0 ... 0
 0 1 ... 0 
  
In =   = δij n
 ... ... ... ... 
0 0 ... 1

Trong đó
(
1 khi i = j
δij = (ký hiệu Kronecker)
0 ̸ j
khi i =
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Ma trận

Ví dụ
Viết các ma trận đơn vị cấp 2 và cấp 3?
 
" # 1 0 0
1 0
I2 = , I3 =  0 1 0 
 
0 1
0 0 1

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Ma trận

 
b) Ma trận đối xứng. Là ma trận vuông A = aij n thỏa
mãn: aij = aji với mọi i, j.

Ví dụ
 
2 3 −1
A= 3 4 5 
 
−1 5 0

Chú ý
Các phần tử đối xứng nhau qua đường chéo chính bằng nhau.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Ma trận

 
c) Ma trận phản đối xứng. Là ma trận vuông A = aij n
thỏa mãn: aij = −aji với mọi i, j.

Ví dụ
Tìm aii =?

aii = −aii ⇒ 2aii = 0 ⇒ aii = 0 (i = 1, 2, . . . , n)

Chú ý
Các phần tử đối xứng nhau qua đường chéo chính đối nhau, các
phần tử trên đường chéo chính bằng 0.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 1: Ma trận

Ví dụ
 
0 2 −3
A =  −2 0 1 
 
3 −1 0

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận

Bài 2: CÁC PHÉP TOÁN TRÊN


CÁC MA TRẬN

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận

1. Phép cộng    
Cho các ma trận A = aij m×n và B = bij m×n cùng cỡ m × n
 
A ± B = aij ± bij m×n

Ví dụ
" # " #
1 0 3 −2 1 4
A= ,B =
−2 1 2 0 2 1

Suy ra
" # " #
−1 1 7 3 −1 −1
A+B = ,A − B = .
−2 3 3 −2 −1 1
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận
2. Phép nhân một
  số với một ma trận
Cho ma trận A = aij m×n
cỡ m× n và một số k
 
kA = kaij m×n

Ví dụ
" # " #
1 0 3 −2 1 4
A= , B=
−2 1 2 0 2 1
" # " #
2 0 6 −6 3 12
Suy ra 2A = , 3B =
−4 2 4 0 6 3
Khi đó
" #
8 −3 −6
2A − 3B =
−4 −4 1
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận

Ví dụ
Tìm ma trận X sao cho 4X + 3B = 2A
 
3 3
1  2 −4 −2 
4X = 2 A − 3B ⇔ X = (2A − 3B) =  1 
4 −1 −1
4

Chú ý
Ký hiệu (−1)A = −A gọi là ma trận đối của ma trận A.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận

3. Phép nhân
 hai ma trận  
Cho A = aij n×n
cỡ m × n và B = bij n×p cỡ n × p.

Số cột A = số hàng B = n
 
Tích của A với B là ma trận AB = C = cij m×p trong đó các
phần tử cij được xác định như sau:

cij = ai1 b1j + ai2 b2j + · · · + ain bnj

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận

Xét các ví dụ đặc biệt



h i 1
2 −1 3  0  = [2.1 + (−1) · 0 + 3.4] = [14]
 
4
 
h i 1 −2 h i
2 −1 3  0 5  = 14 −6
 
4 1
 
" # 1 −2 " #
2 −1 3 14 −6
 0 5 =
 
0 −3 6 24 −9
4 1

Hàng nhân cột


avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận

Ta có sơ đồ phép nhân:

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận

Ví dụ
Cho các ma trận
 
" # 2 0 " #
1 0 3 1 −1
A= B =  −3 1  C=
 
−2 1 2 2 3
1 4

Các ma trận nào có thể nhân được với nhau?

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận
Giải.
Các ma trận nhân được với nhau là AB, BC, CA, BA.
 
" # 2 0 " #
1 0 3  5 12
AB = −3 1 =

−2 1 2 −5 9

1 4
   
2 0 " # 2 −2
 1 −1
BC =  −3 1  =  −1 6 
  
2 3
1 4 9 11
" #" # " #
1 −1 1 0 3 3 −1 1
CA = =
2 3 −2 1 2 −4 3 12
   
2 0 " # 2 0 6
1 0 3
BA =  −3 1  =  −5 1 −7 
   
−2 1 2
1 4 −7 4 11
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận

Một cửa hàng bán xe gắn máy:


Air blade Wave α Jupiter  
"
30
# 58
Tháng 8 20 25
 23 
 
Tháng 9 25 35 30
30
" #
2600
=
3155

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận vuông
Lũy thừa của ma trận vuông A
Nếu A là ma trận vuông cấp n và p là số tự nhiên, ta định
nghĩa luỹ thừa bậc p của ma trận A, ký hiệu Ap , là ma trận
vuông cấp n xác định như sau:
A0 = In (A ̸= O),
A2 = A · A
A3 = A2 · A = A · A · A
Ap = Ap−1 A(p ≥ 1)
= A · A . . . A (p lần)

Ví dụ
" #
1 1
A=
1 1

Tính A2 , A3 , A4 . avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận vuông

Giải.
" #" # " #
2 1 1 1 1 2 2
A = =
1 1 1 1 2 2
" #" # " #
2 2 1 1 4 4
A3 = A2 A = =
2 2 1 1 4 4
" #" # " #
4 4 1 1 8 8
A4 = A3 A = =
4 4 1 1 8 8

Tổng quát: " #


p 2p−1 2p−1
A =
2p−1 2p−1

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận

Ví dụ
" #
1 1
B=
−1 1

Tính B 2 , B 3 , B 4 , B 2009 . Tương tự tính B 2019 .

Trước hết ta có nhận xét:

I.I = I
I.B = B

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận
Giải.
" #" # " #
1 1 1 1 0 2
B2 = =
−1 1−1 1 −2 0
" #" # " #
0 2 1 1 −2 2
B3 = B2B = =
−2 0 −1 1 −2 −2
" #" # " #
−2 2 1 1 −4 0
B4 = B3B = = = −4I2
−2 −2 −1 1 0 −4

Khi đó
 502
B 2009 = B 4.502+1 = B 4.502 B = B 4 B
" #
4502 4502
= (−4I)502 B = (−4)502 IB = 4502 B =
−4502 4502 avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận
4. Chuyển vị ma
 trận

Cho ma trận A = aij m×n cỡ m × n. Ma trận cỡ n × m có được
từ ma trận A bằng cách đổi hàng thành cột (cột thành hàng)
gọi là ma trận chuyển vị của A, ký hiệu At .

Ví dụ
 
" # 1 −2
1 0 3
A= ⇒ At =  0 1 
 
−2 1 2
3 2

Chú ý

A đối xứng ⇔ At = A
A phản đối xứng ⇔ At = −A
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 2: Các phép toán trên các ma trận

5. Các tính chất của các phép toán


Các tính chất
A, B, C, P, Q, R : các ma trận, k, l : các số

(A + B) + C = A + (B + C) (AP )R = A(P R)
A+O =O+A=A A(P + Q) = AP + AQ
A + (−A) = (−A) + A = O (A + B)P = AP + BP
A+B =B+A k(AP ) = (kA)P = A(kP )
k(A + B) = kA + kB AI = A = IA
(k + l)A = kA + lA (A + B)t = At + B t
(kl)A = k(lA) (kA)t = k At
t
1A = A At = A
(AP )t = P t At

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 1
Cho các ma trận:
   
1 0 2 −3 −1 2 0 3
A =  2 −1 1 0  , B =  0 4 1 2  ,
   
4 2 3 −1 −3 0 3 1
 
2 1 3 −1
C =  4 0 1 −2 
 
3 2 0 2

a) Tính (A + B) + C, (A + 2 B) − 3C.
b) Tính At , B t , C t , At + B t + C t .
c) Tìm ma trận X cỡ 3 × 4 sao cho 2X − 3A = 2B.
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 2
Cho các ma trận:
   
1 0 2 −1 2 0 3
A =  −2 3 1 , B =  0 4 1 2 ,
   
0 −1 2 −3 0 3 1
 
1 2 " #
0 −1  0 1 −2
 
C= , D=

 3 1  −1 2 0
−2 0

Tính: AB, BC, CD, DA, ABC, A2 , A3 .

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 3
" #
−1 2
Cho f (x) = 3x2 − 2x + 4 và A = .
3 1
Tìm
 f (A) ? " #
Hướng dẫn: f (A) = 3A2 − 2A + 4I, I = 1 0 
0 1

Bài tập 4
Giả sử A là ma trận vuông cấp 2 thoả mãn với mọi ma trận
vuông X cấp 2 ta có (XA)2 = O. Chứng minh A = O.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 5
Cho ma trận: " #
cos α − sin α
Aα =
sin α cos α

a) Chứng minh Aα · Aβ = Aα+β từ đó suy ra (Aα )n = Anα .


" √ #2001 " #n
3 √1 1 1
b) Tính , .
−1 3 −1 1

Bài tập 6
Cho A ma trận vuông cấp n. Chứng minh tồn tại duy nhất ma
trận đối xứng B và ma trận phản đối xứng C sao cho
A = B + C.
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 7
" #
a b
Cho A =
c d
a) Chứng minh A là nghiệm đa thức:

p(x) = x2 − (a + d)x + (ad − bc)

b) Chứng minh nếu

Ak = O ⇒ A2 = O(k = 1, 2, . . .)

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 8
Tính:
" #n " #n " #n " #n
1 1 λ 1 1 1 2 1
a) b) c) d)
0 1 0 λ 1 1 1 2
 n
" #n " #n 2 1 0
a b 1 1
e) f) g)  0 1 0 
 
b a −1 3
0 0 2

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 9
Tổng của tất cả các số hạng trên đường chéo chính của một ma
trận vuông A cấp n được gọi là vết của ma trận
A : Tr(A) = a11 + a22 + . . . + ann . Chứng minh rằng với hai ma
trận vuông cùng cấp n tuỳ ý A và B ta có:
a) Tr(AB) = Tr(BA); Tr(A + B) = Tr(A) + Tr(B).
b) Không tồn tại các ma trận vuông A, B cấp n sao cho:
AB − BA = I.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 10
Cho A và B là các ma trận vuông cấp n thỏa mãn: AB = BA.
Chứng minh:
 
An − B n = (A − B) An−1 + An−2 B + . . . + AB n−2 + B n−1
n
X
(A + B)n = Cnk Ak B n−k
k=0

Bài tập 11
Cho A là ma trận vuông cấp n. Chứng minh rằng A giao hoán
với mọi ma trận vuông B cấp n khi chỉ khi A = cI.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 12
Cho A là ma trận vuông cấp n. Chứng minh rằng A giao hoán
với mọi ma trận chéo B cấp n khi chỉ khi A là ma trận chéo.

Bài tập 13
Tích AB của hai ma trận A và B sẽ thay đổi như thế nào nếu:
a) Đổi vị trí hai dòng i và j của A cho nhau?
b) Cộng dòng j sau khi đã nhân với c vào dòng i của A?
c) Đổi vị trí hai dòng i và j của B cho nhau?
d) Cộng cột j sau khi đã nhân với c vào cột i của B?

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 14
Tính:  3
1 1 ··· 1
0 1 ··· 1 
 

 .. .. . . .. 

 . . . . 

0 0 ··· 1

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 2: Ma trận và định thức

Bài 3: PHÉP THẾ BẬC N

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Phép thế bậc n

1. Định nghĩa
Định nghĩa
Cho số nguyên dương n. Một cách sắp xếp các phần tử của tập
hợp {1, 2, ..., n} được gọi là phép thế (hay là một hoán vị) bậc
n. Nói cách khác, đó là một là một song ánh từ tập {1, 2, ..., n}
lên chính nó.
Ký hiệu Sn là tập hợp các phép thế bậc n, tập hợp này có n!
phần tử. Giả sử α là một phép thế bậc n, ta viết:
!
1 2 ... n
α=
α(1) α(2) . . . α(n)

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Phép thế bậc n

Ví dụ
Cho phép thế bậc 5
!
1 2 3 4 5
α=
3 5 4 1 2

. Ta có α(1) = 3, α(2) = 5, α(3) = 4, α(4) = 1, α(5) = 2.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Phép thế bậc n

2. Chuyển trí và vòng xích


Định nghĩa 1
Một phép thế α bậc n được gọi là chuyển trí nếu có i ̸= j sao
cho α(i) = j, α(j) = i và α(k) = k với mọi k ̸= i, j.

Ví dụ
Cho phép thế bậc 5
!
1 2 3 4 5
α=
1 4 3 2 5

Ta có α(2) = 4, α(4) = 2, α(1) = 1, α(3) = 3, α(5) = 5.


α là chuyển trí.
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Phép thế bậc n

Định nghĩa 2
Giả sử x1 , x2 ,..., xk là k phần tử đôi một khác nhau của tập
hợp T = {1, 2, 3, ..., n}. Phép thế α thoả mãn α(x1 ) = x2 ,
α(x2 ) = x3 ,..., α(xk−1 ) = xk , α(xk ) = x1 và α(xj ) = xj với mọi
j = k + 1, ..., n được gọi là vòng xích độ dài k trên tập nền
{1, 2, 3, ..., n}, ta ký hiệu

α = (x1 , x2 , ..., xk )

Ví dụ
Cho phép thế bậc 6
!
1 2 3 4 5 6
α= = (1, 5, 2, 4) = (2, 4, 1, 5)
5 4 3 1 2 6
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Phép thế bậc n

3. Tích của các phép thế


Định nghĩa 3
Cho hai phép thế α và β bậc n. Phép thế γ bậc n được xác định
như sau: γ(i) = β α(i) (i = 1, 2, . . . , n) được gọi là tích của hai
phép thế α và β, ký hiệu γ = βα (tích được thực hiện từ phải
qua trái).

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Phép thế bậc n

Ví dụ
Cho các phép thế bậc 5
! !
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
α= , β=
1 4 3 2 5 3 2 1 5 4
! !
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
βα = , αβ =
3 5 1 2 4 3 4 1 5 2

Chú ý
Nói chung βα ̸= αβ.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Phép thế bậc n

Định lý 1

Mọi phép thế bậc n đều là tích của những vòng xích độc lập (có
tập nền rời nhau).

Ví dụ
Phép thế bậc 5 !
1 2 3 4 5
α=
3 5 4 1 2

có thể phân tích thành α = (1, 3, 4)(2, 5).

Chú ý
Tích của các vòng xích độc lập giao hoán được với nhau.
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Phép thế bậc n

Định lý 2

Mọi vòng xích độ dài k ≥ 2 đều phân tích được thành tích của
các chuyển trí như sau:

(x1 , x2 , ..., xk ) = (x1 , xk )(x1 , xk−1 )...(x1 , x2 )

(Tích được tính từ phải qua trái).

Ví dụ
Phép thế bậc 5 α = (2, 4, 5) có thể viết α = (2, 5)(2, 4) (Tính từ
phải qua trái).

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Phép thế bậc n

Từ các Định lý 1 và Định lý 2 ta có hệ quả sau:

Hệ quả
Mọi phép thế bậc n ≥ 2 không đồng nhất đều là tích của các
chuyển trí.

Ví dụ
Phép thế bậc 5 !
1 2 3 4 5
α=
3 5 4 1 2

có thể phân tích thành α = (1, 3, 4)(2, 5) = (1, 4)(1, 3)(2, 5).

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Phép thế bậc n

4. Dấu của phép thế


Định nghĩa
Cho phép thế α bậc n, cặp số phân biệt (không thứ tự)
⊂= {1, 2, 3, ..., n} gọi là một nghịch thế của α nếu i − j và
α(i) − α(j) trái dấu, tức là

i−j
<0
α(i) − α(j)

α được gọi là phép thế chẵn nếu số các nghịch thế là chẵn và
gọi là phép thế lẻ nếu số các nghịch thế là lẻ. Dấu của α, ký
hiệu sgn (α) là +1 hay −1 tuỳ thuộc vào α là phép thế chẵn hay
phép thế lẻ.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Phép thế bậc n

Ví dụ
Phép thế bậc 5 ở trên
!
1 2 3 4 5
α=
3 5 4 1 2

Có các nghịch thế là {1, 4}, {1, 5}, {2, 3}, {2, 4}, {2, 5}, {3, 4},
{3, 5}. Như vậy α là phép thế lẻ.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Phép thế bậc n

Tính chất
1 Với mọi α, β ∈ Sn thì sgn (α · β) = sgn (α) · sgn (β).
2 Mọi chuyển trí α bậc n là một phép thế lẻ. Vì giả sử i < j,
tất cả các nghịch thế của α là {i, k} (i < k ≤ j) và {l, j}
(i < l < j) do vậy có tất cả là
(j − i) + (j − i − 1) = 2(j − i) − 1 nghịch thế.
3 Phép thế là chẵn (hay lẻ) khi và chỉ khi nó phân tích được
thành tích của một số chẵn (hay lẻ) các chuyển trí.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 3: Phép thế bậc n

Ví dụ
Phép thế bậc 5 ở trên
!
1 2 3 4 5
α=
3 5 4 1 2

α = (1, 3, 4)(2, 5) = (1, 4)(1, 3)(2, 5) (α là phép thế lẻ).

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 1
Biểu diễn các phép thế sau dưới dạng tích những xích rời rạc
!
1
1 2 3 4 5 6
4 3 6 1 2 5
!
2
1 2 3 4 5 6
5 4 2 3 1 6
!
3
1 2 3 4 5 6
6 5 3 2 4 1
Sau đó biểu diễn thành tích của các chuyển trí.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 2
Biểu diễn các tích sau dưới dạng tích những xích rời rạc (phép
thế bậc 7)
1 (1, 3, 5, 4)(2, 4, 6)(1, 7, 6, 3)
2 (2, 3, 5, 4, 7)(1, 5, 2, 3)(1, 4, 6)
Sau đó biểu diễn thành tích của các chuyển trí.

Bài tập 3
Tìm dấu của phép thế sau
!
1 2 3 ... n − 1 n
n n − 1 n − 2 ... 2 1

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 2: Ma trận và định thức

Bài 4: ĐỊNH THỨC

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

1. Định nghĩa định thức  


Định nghĩa 1. Định thức của ma trận vuông A = aij n cấp n
là một số, ký hiệu det(A) hay |A|, được xác định như sau:
a) n = 1:
A = [a11 ]
det(A) = a11
b) n = 2
" #
a a
A = 11 12
a21 a22
a11 a12
det(A) = = a11 a22 − a21 a12 .
a21 a22

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

c) n = 3

a11 a12 a13


det(A) = a21 a22 a23
a31 a32 a33
= (a11 a22 a33 + a12 a23 a31 + a13 a32 a21 )
− (a13 a22 a31 + a23 a32 a11 + a33 a21 a12 ).

Cách nhớ: Quy tắc tam giác

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Ví dụ
Tính

1 2 3 
0 −3 1 = 1 · (−3) · 4 + 2 · 1 · 2 + 3 · 1 · 0
2 1 4

− 3 · (−3) · 2 + 1 · 1 · 1 + 4 · 0 · 2
= 9.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

d) n tuỳ ý
X
det A = sgn(σ)a1σ(1) a2σ(2) . . . anσ(n)
σ∈Sn

Như vậy tổng gồm n! số hạng, với các dấu + hay − phù
hợp.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

2. Các tính chất của định thức


Tính chất 1. det(A) = det(At )
Tính chất 2*. Nếu đổi chỗ hai dòng (cột) bất kỳ của ma trận
vuông thì định thức đổi dấu.
Tính chất 3*. Nếu nhân một dòng (cột) nào đó của ma trận
vuông A với một số k thì ta thu được định thức mới bằng định
thức cũ nhân với k. Do đó det(kA) = k n det(A) (trong đó A
vuông cấp n).

Nhận xét
Khi các phần tử của một hàng (cột) có thừa số chung thì ta có
thể đưa thừa số chung đó ra ngoài.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Ví dụ
A là ma trận vuông cấp 3, thì:

det(−2A) = (−2)3 det(A) = −8 det(A)


det(−A) = (−1)3 det(A) = − det(A)

Tương tự với A là ma trận vuông cấp 2 thì

det(−2A) = (−2)2 det(A) = 4 det(A)


det(−A) = (−1)2 det(A) = det(A)

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức
Tính chất 4. Định thức có một dòng (cột) gồm toàn số 0 thì
bằng 0.
Tính chất 5. Định thức có hai dòng (cột) bằng nhau hoặc tỉ lệ
thì bằng 0.
Tính chất 6. Nếu các phần tử của một hàng (cột) thứ i có
dạng tổng của hai số hạng thì định thức phân tích được thành
tổng của hai định thức trong đó hàng (cột) thứ i của mỗi định
thức được lấy từ các số hạng tương ứng còn các hàng (cột) khác
thì giữ nguyên.

Ví dụ

a b + b′ c a b c a b′ c
d e + e′ f = d e f + d e′ f
g h + h′ k g h k g h′ k
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức
Tính chất 7. Nếu định thức của một hàng (cột) là tổ hợp
tuyến tính của các hàng (cột) khác thì định thức bằng 0.
Tính chất 8*. Nếu ta cộng một bội k của một hàng (cột) vào
một hàng (cột) khác thì định thức không đổi.

Ví dụ
−3d1 + d2
1 2 −1 3 2d1 + d3 1 2 −1 3
3 1 1 −2 −4d1 + d4 0 −5 4 −11
=
−2 2 1 1 0 6 −1 7
4 −1 2 1 0 −9 6 −11

Chú ý
Các phép biến đổi trong các tính chất: 2, 3, 8 gọi là các phép
biến đổi sơ cấp (trên ma trận) và có thể dùng để tính định thức.
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

3. Định thức con và phần bù đại số


Định nghĩa 2 (Phần bù đại số ứng với một phần tử
Cho ma trận vuông A cấp n: A = [aij ]n . Phần bù đại số của
phần tử aij (trong A) là

Aij = (−1)i+j det(Mij )

Trong đó Mij là ma trận cấp n − 1 thu được từ A bằng cách bỏ


đi dòng i và cột j.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Ví dụ
Xét  
1 2 3
A = 2 5 3
 
1 0 8

5 3 2 3
A11 = (−1)1+1 = 40, A12 = (−1)1+2 = −13
0 8 1 8

2 5
A13 = (−1)1+3 = −5
1 0

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

2 3 1 3
A21 = (−1)2+1 = −16, A22 = (−1)2+2 =5
0 8 1 8

1 2
A23 = (−1)2+3 =2
1 0

2 3 1 3
A31 = (−1)3+1 = −9, A32 = (−1)3+2 =3
5 3 2 3

1 2
A33 = (−1)3+3 =1
2 5

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Định lý 1
Cho ma trận vuông A = [aij ]n và Aij là phần bù đại số của
aij , i, j = 1, . . . , n. Ta có:
n
P
i) det(A) = ai1 Ai1 + ai2 Ai2 + · · · + ain Ain = aij Aij ,
j=1
(i = 1, 2, . . . , n)
n
P
ii) det(A) = a1j A1j + a2j A2j + · · · + anj Anj = aij Aij ,
i=1
(j = 1, 2, . . . , n)

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Ví dụ
Tính

2 0 0 3
0 1 4 −1
(Khai triển theo dòng 1)
−1 −1 −2 2
0 5 0 1

1 4 −1 0 1 4
1+1 1+4
= 2(−1) −1 −2 2 + 0 + 0 + 3(−1) −1 −1 −2
5 0 1 0 5 0
= 2((−2 + 40 + 0) − (10 + 0 − 4)) − 3((0 + 0 − 20) − (0 + 0 + 0))
= 2(38 − 6) − 3(−20) = 64 + 60 = 124.
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Cách khác (Khai triển theo cột 1)

2 0 0 3
0 1 4 −1
−1 −1 −2 2
0 5 0 1

1 4 −1 0 0 3
= 2(−1)1+1 −1 −2 2 + 0 + (−1)(−1)3+1 1 4 −1 + 0
5 0 1 5 0 1
= 2((−2 + 40 + 0) − (10 + 0 − 4)) − 1((0 + 0 − 0) − (60 + 0 + 0))
= 2(38 − 6) − 1(−60) = 64 + 60 = 124.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Cách khác (Khai triển theo dòng 4)

2 0 0 3
0 1 4 −1
−1 −1 −2 2
0 5 0 1

2 0 3 2 0 0
= 0 + (−1)4+2 5 0 4 −1 + 0 + (−1)4+4 1 0 1 4
−1 −2 2 −1 −1 −2
= 5((16 + 0 + 0) − (−12 + 4 + 0)) − ((−4 + 0 + 0) − (0 − 8 + 0))
= 5.24 + 4 = 124.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Cách khác (Khai triển theo cột 3)

2 0 0 3
0 1 4 −1
−1 −1 −2 2
0 5 0 1

2 0 3 2 0 3
= 0 + (−1)2+3 4 −1 −1 2 + (−1)3+3 (−2) 0 1 −1 + 0
0 5 1 0 5 1
= 4((−2 + 0 − 15) − (0 + 20 + 0)) − 2((2 + 0 + 0) − (0 − 10 + 0))
= −4.(−37) − 24 = 124.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Hệ quả 1
(
n
P det A, khi i = k
i) aij Akj = δik det(A) =
j=1 0, khi i ̸= k
(i, k = 1, 2, . . . , n)
(
n
P det A, khi j = k
ii) aij Aik = δjk det(A) =
i=1 0, khi j ̸= k
(j, k = 1, 2, . . . , n)
Trong đó δik , δjk là ký hiệu Kronecker.

Hệ quả 2
Định thức của ma trận tam giác bằng tích của các phần tử trên
đường chéo chính.
(Ma trận tam giác trên (dưới) là ma trận vuông có tất cả các
phần tử nằm phía dưới (trên) đường chéo chính bằng 0).
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Ví dụ
Tính định thức:
x 1 1 1
1 x 1 1
1 1 x 1
1 1 1 x

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

(Cộng tất cả các dòng vào dòng 1)

x 1 1 1 x+3 x+3 x+3 x+3 1 1 1 1


1 x 1 1 1 x 1 1 1 x 1 1
= = (x + 3)
1 1 x 1 1 1 x 1 1 1 x 1
1 1 1 x 1 1 1 x 1 1 1 x
−d1 + d2
−d1 + d3 1 1 1 1
−d1 + d4 0 x−1 0 0
= (x + 3) = (x + 3)(x − 1)3
0 0 x−1 0
0 0 0 x−1

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Bài tập tương tự


Tính định thức cấp n

x 1 ··· 1
1 x ··· 1
.. .. . . .
. . . ..
1 1 ··· x

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Định nghĩa 3
Cho ma trận vuông A = [a]n có D = det(A). Lấy k dòng
i1 , ..., ik và k cột j1 , ..., jk của A ta thu được ma trận con
Si1 ...ik j1 ...jk cấp k của A và Di1 ...ik j1 ...jk = det(Si1 ...ik j1 ...jk ) được
gọi là định thức con cấp k của D (và của A). Ma trận
Mi1 ...ik j1 ...jk cấp n − k có được sau khi xóa đi k dòng i1 , .., ik và
k cột j1 , ..., jk của A được gọi là ma trận con bù của Si1 ...ik j1 ...jk
(trong A) và det(Mi1 ...ik j1 ...jk ) được gọi là định thức con bù của
định thức con Di1 ...ik j1 ...jk (trong D).

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Định nghĩa 4
Cho ma trận A cấp n. Phần bù đại số của định thức con
Di1 ...ik j1 ...jk (trong A), ký hiệu Ai1 ...ik j1 ...jk được xác định bởi:

Ai1 ...ik j1 ...jk = (−1)i1 +...+ik +j1 +...+jk det(Mi1 ...ik j1 ...jk )

Đặc biệt: Khi k = 1, i = i1 , j = j1 , ta có:


Aij = (−1)i+j det(Mij ) là phần bù đại số của aij đã biết.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Ví dụ
 
0 0 2 1 4
0 0 3 −5 0 
 

A= 0 0 1 0 0 
 
0 1 2 1 −4 
 

−2 8 6 3 9
 
2 1 4 2 1 4
S123 345 =  3 −5 0  ⇒ D123 345 = 3 −5 0 = 20
 
1 0 0 1 0 0
" #
0 1 0 1
M123 345 = ⇒ A123 345 = (−1)1+2+3+3+4+5 =2
−2 8 −2 8

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Định lý 2 (Laplace)
Cho A là ma trận vuông cấp n và trong A ta chọn ra k dòng tùy
ý. Khi đó tổng tất cả các tích của định thức con cấp k lấy trong
k dòng trên và phần bù đại số tương ứng của nó bằng det(A).

Định lý 3
det(A.B) = det A. det B

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Ví dụ
Tính det A với
 
0 0 2 1 4
0 0 3 −5 0
 
 
A= 0 0 1 0 0
 

0 1 2 1 −4
 
 
−2 8 6 3 9

Dùng Định lý Laplace khai triển theo 3 dòng đầu:

2 1 4
0 1
det(A) = 3 −5 0 (−1)1+2+3+3+4+5
−2 8
1 0 0
= 20.2 = 40
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 1
Tính các định thức

1 0 2 2 1 0 1 1 1 0 1 1
a) −2 3 1 b) −1 1 2 c) −1 0 1 d) 1 0 1
0 −1 2 3 0 2 −1 −1 0 1 1 0

2 −1 1 1 0 1 1 1 2 −5 1 2
1 0 1 1 1 0 1 1 −3 7 −1 4
e) f) g)
0 1 0 −3 1 1 0 1 5 −9 2 7
1 0 1 0 1 1 1 0 4 −6 1 2

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 2
Tính các định thức

1 1 1 0 0
x 1 1 1 0 1 1 a
1 2 3 0 0
1 x 1 1 1 0 1 b
a) b) c) 0 1 1 1 1
0 0 x 1 1 1 0 c
0 x1 x2 x3 x4
0 0 1 x a b c d
0 x21 x22 x23 x24

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 3
Tính các định thức cấp n

1 2 3 ··· n
x 1 ··· 1 a x ··· x
−1 0 3 ··· n
1 x ··· 1 x a ··· x
a) . . . b) . . . c) −1 −2 0 ··· n
.. .. . . ... .. .. . . ... .. .. .. . . .
. . . . ..
0 0 ··· x x x ··· a
−1 −2 −3 · · · 0

1 2 2 ··· 2
2 2 2 ··· 2
d) 2 2 3 · · · 2
.. .. .. . . ..
. . . . .
2 2 2 ··· n
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 4: Định thức

Bài tập 4
Giải phương trình (vế trái là định thức cấp n)

x x 2 x3 x4 x x2 · · · xn
2 4 8 16 a1 a21 · · · an1
a) = 0 b) .. .. .. .. = 0
3 9 27 81 . . . .
4 16 64 256 2 n
an−1 an−1 · · · an−1

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 5
Tính các định thức

1 + x 1 y1 1 + x1 y2 · · · 1 + x 1 yn
1 + x 2 y1 1 + x2 y2 · · · 1 + x 2 yn
a) .. .. .. ..
. . . .
1 + xn y1 1 + xn y2 · · · 1 + x n yn

1 a a2 · · · an
x11 1 a · · · an−1
x
b) 21 x22 1 · · · an−2
.. .. .. .. ..
. . . . .
xn1 xn2 xn3 ··· 1
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 5
0 1 1 1 ··· 1 1
x1 a1 0 0 ··· 0 0
x2 x2 a2 0 ··· 0 0
c) x x3 x3 a3 ··· 0 0
3
.. .. .. .. .. .. ..
. . . . . . .
xn xn xn xn · · · xn an

x + a1 a2 a3 ··· an
a1 x + a2 a3 ··· an
d) a1 a2 x + a3 ··· an
.. .. .. .. ..
. . . . .
a1 a2 a3 · · · x + an
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 5

a 0 0 ··· b
x1 a2 · · · an
0 a 0 ··· 0
a1 x2 · · · an
e) . .. . . . f) 0 0 a · · · 0 (cấp 2n)
.. . . .. .. .. .. . . ..
. . . . .
a! a2 · · · xn
b 0 0 ··· a

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 5

a1 x1 x21 · · · xn−1
1 1 x1 x21 · · · xn−2
1 xn1
a2 x2 x22 · · · xn−1
2 1 x2 x22 · · · xn−2
2 xn2
g) . .. .. . . .. h) . . . .
.. . . . . .. .. .. . . . ..
an xn x2n · · · xn−1
n 1 xn x2n · · · xn−2
n xnn

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 6
Định thức của 2 ma trận vuông cấp n sẽ thay đổi như thế nào
nếu:
a) Đổi dấu mọi phần tử?
b) Viết các dòng theo thứu tự ngược lại?
c) Quay định thức quanh tâm góc 90◦ ( theo chiều kim đồng
hồ).
d) Cộng cột j sau khi đã nhân với c vào cột i của B?

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 7
Định thức cấp n sẽ thay đổi như thế nào nếu ta thực hiện các
phép biến đổi sau:
a) Đổi dấu mội phần tử của định thức?
b) Viết các dòng của định thức theo thứ tự ngược lại?
c) Quay định thức quanh tâm góc 90◦ ( ngược chiều kim đồng
hồ).
d) Nhân vị trí (i, j) với 2012i−j (∀i, j = 1, n).
e) Đổi dấu tất cả các vị trí lẻ của định thức (vị trí (i, j) là
chẵn hay lẻ phụ thuộc vào i + j là chẵn hay lẻ).
f) Đổi dấu tất cả các vị trí chẵn của định thức.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Ví dụ mở đầu
Hãy tìm một định thức con khác không cấp cao nhất của ma
trận sau:

 
2 1 2 1 2 1
0 1 4 3 1 7
 
 
A= 0 0 −3 5 2 6
 

0 0 0 0 0 0
 
 
0 0 0 0 0 0

Ta có:

2 1 2
0 1 4 = −6 ̸= 0
0 0 −3

Ta nói ma trận A có hạng bằng 3. avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 2: Ma trận và định thức

Bài 5: HẠNG CỦA MA TRẬN

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Hạng của ma trận

1. Định nghĩa hạng ma trận


Định nghĩa
Cho ma trận A cỡ m × n. Hạng của ma trận A là cấp cao nhất
của các định thức con khác không của A, ký hiệu rank(A) hay
r(A).

Chú ý
r(A) ≤ min{m, n}
r(A) = 0 nếu A = O
r(At ) = r(A).

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Hạng của ma trận

2. Ma trận bậc thang


Định nghĩa
Ma trận A cỡ m × n được gọi là bậc thang (dòng) nếu thỏa
mãn các điều kiện sau:
Các hàng khác không (có phần tử khác không) luôn nằm
phía trên các hàng không (có tất cả các phần tử đều bằng
không) nếu có.
Trên hai hàng khác không thì phần tử khác không đầu tiên
ở hàng dưới (tính từ trái qua) luôn nằm ở bên phải cột
chứa phần tử khác không đầu tiên của hàng trên.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Hạng của ma trận

Ví dụ
 
  2 3 1 4 0
1 2 3 4
0 0 0 3 1
 
A = 0 −1 0 1 B=
 
0 0 1 2 3

0 0 0 8
0 0 0 0 0
   
0 3 1 4 0 0 3 −1 4 0
0 0 1 2 3 0 0 0 −2 3
   
C= D=
0 0 0 3 1 0 0 0 3 1
 
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Hạng của ma trận bậc thang bằng số dòng khác không của nó.
Suy ra r(A) = 3, r(C) = 3.
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Hạng của ma trận

3. Tính hạng ma trận bằng cách sử dụng các phép


biến đổi sơ cấp
Các phép biến đổi sau trên các ma trận được gọi là các phép
biến đổi sơ cấp:
Đổi chỗ hai dòng (cột).
Nhân một dòng (cột) với một số k khác 0.
Nhân một dòng (cột) với một số k rồi cộng ngay vào dòng
(cột) khác.

Chú ý
Các phép biến đổi sơ cấp không làm thay đổi hạng của ma
trận.
Mọi ma trận đều có thể đưa về ma trận bậc thang bằng các
phép biến đổi sơ cấp.
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Hạng của ma trận
Ví dụ
Tìm hạng ma trận sau:

   
3 4 5 7 d ↔d 1 2 3 5
 1 2 
A = 1 2 3 5 −→ 3 4 5 7
 
2 3 4 6 2 3 4 6
−3d1 + d2  
−2d1 + d3 1 2 3 5
−→ 0 −2 −4 −8

0 −1 −2 −4
 
− 21 d2 + d3 1 2 3 5
−→ 0 −2 −4 −8

0 0 0 0

Vậy r(A) = 2. avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Hạng của ma trận

Ví dụ
Tìm hạng ma trận sau:
   
3 2 2 3 4 1 3 5−1 1
2 −1 −3 4 3 −d2 + d1 2 −1 −3 4 3
   
A= −→
5 1 −1 7 2 5 1 −1 7 2
  
7 7 9 1 7 7 7 9 1 7
−2d1 + d2  
−5d1 + d3 1 3 5 −1 1
−7d1 + d3 
0 −7 −13 6 1

−→
0 −14 −26 12 −3
 
0 −14 −26 8 0

Vậy r(A) = 4.
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Hạng của ma trận

Ví dụ
 
−2d2 + d3 1 3 5 −1 1
−2d2 + d4 
0 −7 −13 6 1

−→
0 0 0 0 −5
 
0 0 0 −4 −2
 
1 3 5 −1 1
d3 ↔ d4 0 −7 −13 6

1

−→
0 0 0 −4 −2
 
0 0 0 0 −5

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 1
Tìm hạng của các ma trận:
 
  4 3 −5 2 3
1 2 3 4 5
8 6 −7 4 2
 
2 4 6 8 11
 
A= B = 4 3 −8 2 7
 
3 6 9 12 14

4 3 1 2 −5
 
4 8 12 16 20
8 6 −1 4 −6
   
3 λ 1 2 −1 2 1 −1 1
1 4 7 2  λ −1 1 −1 −1
   
C= D =
1 10 17 4 1 λ 0 1 1
 
4 1 3 3 1 2 2 −1 1

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 1
 
2 1 3 4 2 8
1 0 1 1 0 0
 
E=
3 4 2 4 1 −1

5 5 5 8 3 λ

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Hạng của ma trận

Bài tập 2
Với giá trị nào của λ thì hạng cảu ma trận sau bằng 3:
 
3 1 1 4
λ 4 10 1
 
A=
1 7 17 3

2 2 4 3

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 5: Hạng của ma trận

Bài tập 3
Tìm hạng của ma trận cấp n sau
 
1+a a a a
 a 1+a a a 
 
M =
 a a 1+a a 

a a a 1+a

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Ví dụ mở đầu

Cho các ma trận

 
−2 1
" #
1 2
A= , 3 1
3 4 −
2 2

Tính AB và BA.
Ta có
# "
1 0
AB = BA = = I2
0 1

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 2: Ma trận và định thức

Bài 6: MA TRẬN KHẢ NGHỊCH

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 6: Ma trận khả nghịch

1. Định nghĩa
Định nghĩa
Ma trận vuông A cấp n được gọi là khả nghịch nếu có ma trận
vuông B cấp n sao cho:

AB = BA = In

B được gọi là ma trận nghịch đảo của A. Ký hiệu: B = A−1 .

Ma trận không khả nghịch được gọi là ma trận suy biến, trong
khi đó ma trận khả nghịch được gọi là ma trận không suy biến.
Chú ý. AA−1 = A−1 A = I.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 6: Ma trận khả nghịch

2. Tính chất
1 Ma trận nghịch đảo của A nếu có thì là duy nhất.
2 A khả nghịch ⇔ det A ̸= 0 (A không suy biến, r(A) = n
(cấp của A)).
3 Nếu A khả nghịch thì A−1 cũng khả nghịch và
(A−1 )−1 = A.
4 Nếu A khả nghịch thì Am cũng khả nghịch và
(Am )−1 = (A−1 )m (m nguyên dương).
5 Nếu A khả nghịch thì kA (k ̸= 0) cũng khả nghịch và
1
(kA)−1 = A−1
k
6 (AB)−1 = B −1 A−1 .

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 6: Ma trận khả nghịch
3. Cách tìm ma trận khả nghịch
Phần bù đại số. Cho ma trận vuông A cấp n, phần bù đại số
của phần tử aij là

Aij = (−1)i+j det(Mi+j )

Định lý
Cho ma trận vuông A cấp n. Nếu det A ̸= 0 thì A có ma trận
nghịch đảo và
 
A11 A21 · · · An1
A12 A22 · · · An2 
 
−1 1  1
A =  .. .. . ..  = adj(A).
det A  .

. . . .  det A

A1n A2n · · · Ann

(Chú ý: phần bù đại số của hàng viết thành cột) avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 6: Ma trận khả nghịch

Ma trận  
A11 A21 · · · An1
 A12 A22 · · · An2 
 
adj(A) = 
 .. .. .. .. 
 . . . . 

A1n A2n · · · Ann

được gọi là ma trận phụ hợp (liên hợp) của A.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 6: Ma trận khả nghịch

Ví dụ
Tìm ma trận nghịch đảo của
 
1 2 3
A = 2 5 3
 
1 0 8

Trước hết ta có det A = −1 ̸= 0

5 3 2 3
A11 = (−1)1+1 = 40 A12 = (−1)1+2 = −13
0 8 1 8

2 5
A13 = (−1)1+3 = −5
1 0

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 6: Ma trận khả nghịch

2 3 1 3
A21 = (−1)2+1 = −16 A22 = (−1)2+2 =5
0 8 1 8

1 2
A23 = (−1)2+3 =2
1 0

2 3 1 3
A31 = (−1)3+1 = −9 A32 = (−1)3+2 =3
5 3 2 3

1 2
A33 = (−1)3+3 =1
2 5
Suy ra
   
40 −16 −9 −40 16 9
1 
A−1 = −13 5 3  =  13 −5 −3
  
−1
−5 2 1 5 −2 −1 avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 6: Ma trận khả nghịch

Ví dụ
Tìm ma trận nghịch đảo của
" #
a b
A=
c d

Ta có det(A) = ad − bc. A khả nghịch ⇔ ad − bc ̸= 0

A11 = (−1)1+1 d = d A12 = (−1)1+2 c = −c


A21 = (−1)2+1 b = −b A22 = (−1)2+2 a = a
−b
 
" # d
a d −b  − bc ad − bc 
A−1 = =  ad−c a 
ad − bc −c a
ad − bc ad − bc
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 6: Ma trận khả nghịch

Áp dụng
Cho các ma trận
" # "# " #
1 3 1 2 2 1
A= ; B= ; C=
2 4 0 3 −2 4

a) Tìm các ma trận nghịch đảo của A; B; C.


b) Tìm ma trận X sao cho AX + B = C.
c) Tìm ma trận Y sao cho Y A + B = C.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 6: Ma trận khả nghịch

Giải
a) Tìm các ma trận nghịch đảo của A; B; C.
Ta có
 
" # " # 3
1 4 −3 1 4 −3 −2
A−1 = = = 2 
1 ;

4 − 6 −2 1 −2 −2 1 1 −
  2
" # 2
1 3 −2 1 − 3 
B −1 = = 1 ;
3 0 1 0
3 
" # 2 1
1 4 −1 − −
C −1 = =  13 6.

8−2 2 2 1

3 3
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 6: Ma trận khả nghịch

Giải
b) Tìm ma trận X sao cho AX + B = C.
Ta có:

AX + B = C ⇔ AX = C − B ⇔ X = A−1 (C − B)
 
3 " # " #
−2 2 1 1 2
⇒X=
 2  −
1
 
1 − −2 4 0 3
 2  
3 " # 7
−2 2  1 −1 −5 2 
= 1 = 3 .
−2 1
 
1 − 2 −
2 2

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 6: Ma trận khả nghịch

Giải
c) Tìm ma trận Y sao cho Y A + B = C.
Ta có

Y A + B = C ⇔ Y A = C − B ⇔ Y = (C − B) A−1
 
" # " # 3
2 1 1 2  −2
⇒Y = − 2 
−2 4 0 3
 1
1 −
   2
3 
−3
" #
1 −1  −2 2
= 2 
1 = 5 −7 .
 
−2 1

1 − 2
2

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 6: Ma trận khả nghịch

4. Tìm ma trận nghịch đảo bằng biến đổi sơ cấp


Các phép biến đổi sau đây gọi là phép biến đổi sơ cấp trên
dòng:
1 Đổi chổ 2 dòng.
2 Nhân một dòng với một số k ̸= 0.
3 Nhân một dòng với một số k rồi cộng vào một dòng khác.

Cách tìm
 
Lập ma trận ghép A | I (đặt ma trận cùng cấp ở bên phải A).
Dùng phép biến đổi sơ cấp trên các dòng, đưa ma trận A về đơn
vị I. Khi đó, ma trận I trở thành ma trận nghịch đảo của A.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 6: Ma trận khả nghịch
Ví dụ
 
1 2 3
Tìm ma trận nghịch đảo của A = 2 5 3 .
 
1 0 8

  −2d + d  
1 2
1 2 3 1 0 0 1 2 3 1 0 0
 −d1 + d3 
[A | I] = 2 5 3 0 1 0  −→ 0 1 −3 −2 1 0 
 
1 0 8 0 0 1 0 −2 5 −1 0 1

   
2d2 + d3 1 2 3 1 0 0 1 2 3 1 0 0
 (−1)d3 
−→ 0 1 −3 −2 1 0  −→ 0 1 −3 −2 1 0 
 
0 0 −1 −5 2 1 0 0 1 5 −2 −1
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài 6: Ma trận khả nghịch

−3d3 + d1  
3d3 +2 1 2 0 −14 6 3
−→ 0 1 0 13 −5 −3 
 
0 0 1 5 −2 −1
 
−2d2 + d1 1 0 0 −40 16 9
−→ 0 1 0 13 −5 −3 
 
0 0 1 5 −2 −1
 
−40 16 9
Suy ra A−1 =  13 −5 −3 .
 
5 −2 −1

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 1
Tìm ma trận nghịch đảo (nếu có):
     
1 0 1 1 1 −1 −1 0 2
A =  0 0 2 ; B = 0 0 1  ; C =  1 1 −1 ;
     
−1 3 1 1 1 0 0 1 1
 
  1 2 3 4
2 2 3
1 3 1 8 
 
D = 1 −1 0 ; E =  .
  
−3 −6 −7 −12
2 −1 0
2 4 6 11

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 2
Tìm a để ma trận sau khả nghịch:
 
−1 2 −3
A =  a −2 3  .
 
−7 −2 5

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 3
Tìm X và Y thỏa AX + B = C và Y A + B = C, biết
     
1 2 1 2 5 −3 0 −1 5
A = 0 1 3 ; B= 0 0 2 ; C = 3 2 7 .
     
0 2 4 −3 1 6 6 −3 6

Bài tập 4
Cho A là ma trận vuông cấp n thỏa A2 = 0. Chứng minh rằng
I − A khả nghịch và tìm ma trận nghịch đảo của nó.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Mục lục

1 Lý thuyết tập hợp, ánh xạ và logic


Bài 1: Logic mệnh đề
Bài 2: Logic vị từ
Bài 3: Tập hợp
Bài 4: Ánh xạ
Bài 5: Quan hệ hai ngôi
2 Ma trận và định thức
Bài 1: Ma trận
Bài 2: Các phép toán trên các ma trận
Bài 3: Phép thế bậc n
Bài 4: Định thức
Bài 5: Hạng của ma trận
Bài 6: Ma trận khả nghịch
3 Hệ phương trình tuyến tính
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: HỆ PHƯƠNG TRÌNH
TUYẾN TÍNH

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính

1. Định nghĩa
Định nghĩa
Hệ phương trình tuyến tính với m phương trình,n ẩn số có dạng



 a11 x1 + a12 x2 + · · · + a1n xn = b1

a x + a x + · · · + a x = b
21 1 22 2 2n n 2
,


 ···

a x + a x + · · · + a x = b
m1 1 m2 2 mn n m

trong đó, aij , i = 1, m, j = 1, n là các hệ số của ẩn; bi , i = 1, m


là hệ số tự do; x1 , x2 , . . . , xn là ẩn số.
Khi b1 = b2 = . . . = 0 ta gọi là hệ phương trình tuyến tính bậc
nhất.
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính
2. Dạng ma trận của hệ phương trình tuyến tính Đặt
     
a11 a12 ... a1n b1 x1
 a21 a22 ... a2n 
 
b  x 
   
A=
 .. .. ;
..  B =  2; X =  2 .
 . .
... .  . . . . . .
am1 am2 . . . amn bm xn

Khi đó, A gọi là ma trận hệ số, B gọi là ma trận hệ số tự do và


X gọi là ma trận ẩn số.
Dạng ma trận của hệ phương trình tuyến tính:

AX = B.

Dạng ma trận của hệ phương trình tuyến tính thuần nhất:

AX = O.
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính

3. Điều kiện có nghiệm 


a11 a12 ... a1n b1
 a21 a22 ... a2n b2 
 
Đặt A = [A | B] = 
 .. .. .. . . . 
 . . ... .


am1 am2 . . . amn bm
Nhận xét: r(A) ≤ r(A).

Định lý (Kronecker-Capelli)
Hệ phương trình tuyến tính có nghiệm ⇔ r(A) = r(A).

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính
4. Giải và biện luận hệ phương trình tuyến tính
tổng quát
Từ định lí Kronecker - Capelli ta có kết luận:
(i) r(A) < r(A) : Hệ vô nghiệm.
(ii) r(A) = r(A) = n (n là số ẩn): Hệ có 1 nghiệm duy nhất.
(iii) r(A) = r(A) = r < n : Hệ có vố số nghiệm (có n − r
nghiệm tự do).

Phương pháp khử Gauss


Dùng các phép biến đổi sơ cấp trên dòng đưa ma trận bổ sung
A (và A) về dạng bậc thang, so sánh r(A), r(A). Từ đó suy ra
kết quả.

Nhận xét
Trong quá trình biến đổi nếu xuất hiện dòng 0 thì bỏ đi, nếu
xuất hiện hai dòng tỉ lệ thì bỏ bớt 1 dòng. avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính

Ví dụ 1
Giải hệ phương trình



 2x − 3y − 4z + 5t = −13

4x − 6y + z − t = 14


 6x − 9y + z + 2t = 13

2x − 3y − 2z − 4t = 9

  −2d1 + d2  
2 −3 −4 5 −13 −3d1 + d3 2 −3 −4 5 −13
 −d1 + d4
4 −6 1 −1 14  0 0 9 −11 40 
  
A= −→
6 −9 1 2 13  0 0 13 −13 52 
  
2 −3 −2 −4 9 0 0 2 −9 22
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính

 
1 2 −3 −4 5 −13
d3 ↔ d2
0 0 1 −1 4 
 
13
−→
0 0 9 −11 40 
 
0 0 2 −9 22

  bỏ d4
−9d2 + d3 2−3 −4 5 −13 1
 
−2d2 + d4   − d3 2 −3 −4 5 −13
00 1 −1 4  2
−→  −→ 0 −0 1 −1 4 
 
0 0 0 −2 4 

0 0 0 1 −2
0 0 0 −7 14

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính

Ta thấy: r(A) = r(A) = 3 < 4 (số ẩn)


Hệ có vô số nghiệm và hệ trở thành:

5 + 3a
  
x=
2x − 3y − 4z + 5t = −13 2x − 3y = 5 2
  

  

z−t=4 ⇔ z=2 ⇔ y = a (a ∈ R)

t = −2
 
t = −2
 


z=2
t = −2

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính

Ví dụ 2
Giải và biện luận hệ phương trình theo tham số m



 x + 2y + 3t = 7

2x + 5y + z + 5t = 16
3x + 7y + z + 8t = 23



5x + 12y + 2z + 13t = m

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính

  −2d1 + d2  
1 2 0 3 7 −3d1 + d3 1 2 0 3 7
2 5 1 5 16  −5d1 + d4 0 1 1 −1 2 
   
A= −→
3 7 1 8 23  0 1 1 −1 2 
  
5 12 2 13 m 0 2 2 −2 m − 35
−2d2 + d4  
bỏ d3 1 2 0 3 7
−→ 0 1 1 −1 2 
 
0 0 0 0 m − 39

Ta thấy:

r(A) = 2
(
2, m = 39
r(A) =
3, m ̸= 39
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính

Kết luận:
Khi m = 39: Hệ vô nghiệm vì r(A) < r(A).
Khi m ̸= 39: r(A) = r(A) = 2 < 4. Hệ có vô số nghiệm
Hệ trở thành:

(


x = 3 + 2a − 5b

y = 2 − a + b
x + 2y + 3t = 7

y+z−t=2 

z=a

t = b

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính

5. Hệ Cramer
Hệ phương trình tuyến tính gồm n phương trình và n ẩn sốđược
gọi là hệ Cramer nếu định thức của ma trận hệ số khác 0.

Cách giải 1
Dùng ma trận nghịch đảo

AX = B ⇔ X = A−1 B

Như vậy hệ Cramer có duy nhất 1 nghiệm.

Chú ý
Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất AX = O ⇔ X = O.
Có thể tìm ma trận nghịch đảo bằng cách giải hệ Cramer.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính

Ví dụ
Giải hệ phương trình tuyến tính:

x1 − x2 + x3 = 1


x1 + x2 − x3 = 1

x1 + x2 + x3 = 3

     
1 −1 1 1 x1
A = 1 1 −1 B = 1 X = x2 
     
1 1 1 3 x3

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính

 
1 1
 2 0
2
 −1 1
 
Ta có det A = 4 ̸= 0 và A−1 = 0 .
 2 2
 −1 1 
0
2 2
 
1 1 
  0    
x1 = 1
 2 2
x1  1 1


 −1 1    

X = x2  = A−1 B =  0  1 = 1 ⇔ x2 = 1
 
 2 2 3
x3 1

 −1 1 x3 = 1

0
2 2

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính

Cách giải 2: Dùng định thức


Định lý (Cramer). Hệ Cramer có duy nhất một nghiệm:

Dj
xj = (j = 1, 2, ..., n)
D
Trong đó D = det(A), Dj nhận được từ D bằng cách thay cột
thứ j bởi cột hệ số tự do (j = 1, 2, ..., n).

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tính

Ví dụ
Giải hệ sau:

x1 − x2 + x3 = 1


x1 + x2 − x3 = 1

x1 + x2 + x3 = 3

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính

Ta có

1 −1 1 1 −1 1
D = 1 1 −1 = 4, D1 = 1 1 −1 = 4
1 1 1 3 1 1

1 1 1 1 −1 1
D2 = 1 1 −1 = 4, D3 = 1 1 1 = 4
1 3 1 1 1 3

Suy ra x1 = x2 = x3 = 1.

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 1
Giải hệ phương trình tuyến tính
 


 x − y + 2t = 1 

2x − 3y − 4z + 5t = −13

x − z + 2t = 3 
4x − 6y + z − t = 14
a) b)


 x−y+z+t=4 

−2x + 3y − 3t = 1

2x − y + 3t = 7 
8x − 12y − z − 2t = 22




3x + 6y + 9z + 12t = 14

2y + z − t = 3



c) 4x + 8y + 12z + 16t = 20

x + 2y + 3z + 4t = 5





2x + 4y + 6z + 8t = 11

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập
Bài tập 2
Giải và biện luận hệ phương trình tuyến tính

x + 2y − 2z = 0


a) 2x + 4y − 5z = 1

3x + 6y + mz = 1

  −2d + d  
1 2
1 2 −2 0 1 2 −2 0
 −3d1 + d3 
A = 2 4 −5 1  −→ 0 0 −1 1 
 
3 6 m 1 0 0 m+6 1
 
(m + 6)d2 + d3  1 2 −2 0
−→ 0 0 −1 1 

0 0 0 m+7
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Với m ̸= −7: Hệ vô nghiệm


Với m = −7: Hệ trở thành

x = −2a − 2
( ( 

x + 2y − 2z = 0 x + 2y = −2
⇔ ⇔ y = a (a ∈ R)
−z = 1 z = −1 
z = −1

(hệ có vô số nghiệm)

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 2



6x + 14y + 2z + 26t = 7 + m

2x + 5y + z + 5t = 16
b)


3x + 7y + z + 8t = 23

7x + 17y + 3z + 18t = m + 16

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 2



g4x1 + (m − 5)x2 − x3 + 8mx4 = 9

3x + (m − 4)x − x + 6mx = 7
1 2 3 4
c) 2 x = 2m


mx 1 − mx 2 + (m + 1)x 3 + 2m 4
(m + 2)x − (m + 2)x + (m + 1)x + (3m2 + 4m − 1)x = 3m +

1 2 3 4

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

 
4 m−5 −1 8m 9
 3 m−4 −1 6m 7 
 
 m −m m+1 2m2 2m 
 
m + 2 −m − 2 m + 1 3m2 + 4m − 1 3m + 5
 
1 −1 0 2m 2
−d2 + d1  3

m−4 −1 6m 7 

−→
 m −m m+1 2m2 2m 
 
m + 2 −m − 2 m + 1 3m2 + 4m − 1 3m + 5
−3d1 + d2  
−m.d1 + d3 1 −1 0 2m 2
−(m + 2)d1 + d4 
0 m − 1 −1 0 1 

−→
0 0 m+1 0 0 
 
0 0 m + 1 m2 − 1 m + 1
avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

 
1 −1 0 2m 2
−d3 + d4 0 m − 1

−1 0 1 

−→
0 0 m+1 0 0 
 
0 0 0 m2 − 1 m + 1

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập
Với m = 1: Hệ vô nghiệm
Với m = −1: Hệ trở thành

3 − a + 4b
x1 =


2



1+a
( 
x1 − x2 − 2x4 = 2 
=−
⇔ x2 2 (hệ có vô số nghiệm)
−2x2 − x3 = 1
= a (a ∈ R)



x3

= b (b ∈ R)

x
4

Với m ̸= ±1 : Hệ có nghiệm duy nhất



1
 
x1 =

x1 − x2 + 2mx4 =2 

 1−m


(m − 1)x − x


x 1
2 3 =1 2 =
⇔ m−1


(m + 1)x 3 =0 

x3 =0
(m2 − 1)x

=m+1

 1
4 
x4
 =
m−1 avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Bài tập

Bài tập 2
 


x+y+z =m 

2x − y + z + t = 1

x + y + mz = 1 
x + 2y − z + 4t = 2
d) e)


x + my + z = 1 

x + 7y − 4z + 11t = m

mx + y + z = 1 
4x + 8y − 4z + 16t = m + 1

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính


Giới hạn ôn tập cuối kỳ

1) Logic mệnh đề, Ánh xạ, quan hệ 2 ngôi.


2) Ma trận nghịch đảo (điều kiện khả nghịch, tìm ma
trận nghịch đảo cấp 3, tìm X biết AX + B = C,
XA + B = C).
3) Tính định thức cấp 3, cấp 4, cấp n.
4) Hệ phương trình tuyến tính (giải, biện luận).

avatar

PGS.TS Trần Tuấn Nam Đại số tuyến tính

You might also like