You are on page 1of 64

Thuật ngữ Cắn khớp

ThS BS NGUYỄN HỮU NHÂN


MỤC TIÊU
• Hiểu và giải thích được các thuật ngữ chính trong Cắn
khớp.
• Sử dụng được các thuật ngữ Cắn khớp chính xác và
đúng ngữ cảnh.
• Sử dụng thuật ngữ xuyên suốt thống nhất trong các
chuyên ngành nha khoa, ít nhất là trong Cắn khớp và
Phục hình.
Định nghĩa Cắn khớp
• Tương quan giữa tất cả các thành phần của hệ thống nhai trong
vận động chức năng bình thường, loạn năng và cận chức năng,
bao gồm cả các đặc điểm về hình thái cũng như chức năng giữa
các răng đối nhau (kể cả các phục hồi), sinh lý thần kinh cơ, chức
năng khớp thái dương hàm cùng cơ nhai và các cơ liên quan, chức
năng nhai và nuốt, tình trạng tâm sinh lý, cũng như các chẩn đoán,
phòng ngừa và điều trị các rối loạn chức năng hệ thống nhai.
• (Jablonski – 1982)
Thuật ngữ Cắn khớp

• vị trí hàm dưới (8 khái niệm)


• vận động hàm dưới (12 khái niệm)
Liên quan đến • bộ răng (5 khái niệm)
• mặt phẳng tham chiếu (4 khái niệm)
• quan điểm cắn khớp (9 khái niệm)
THUẬT NGỮ LIÊN QUAN VỊ TRÍ HÀM DƯỚI

• Lồng múi tối đa • Kích thước dọc (cắn khớp)


• Tương quan trung tâm • Vị trí nghỉ
• Tiếp xúc lui sau • Kích thước dọc nghỉ
• Tiếp xúc cơ • Khoảng gian khớp cắn
LIÊN QUAN VỊ TRÍ HÀM DƯỚI

LỒNG MÚI TỐI ĐA


(MI-Maximal Intercuspation)

• Khi các R hàm trên và R hàm dưới có nhiều tiếp xúc nhất
• Do R quyết định (cần có số R tối thiểu)
• Không phụ thuộc vào vị trí lồi cầu.
• Đồng nghĩa: KC tập nhiễm, KC thói quen, KC thuận tiện

Được xem là vị trí có sự ăn khớp tốt nhất của R hai hàm


bất kể vị trí lồi cầu
LIÊN QUAN VỊ TRÍ HÀM DƯỚI

LỒNG MÚI TỐI ĐA


(MI-Maximal Intercuspation)

LMTĐ = Vị trí LMTĐ = Vị trí lồng múi


LIÊN QUAN VỊ TRÍ HÀM DƯỚI

LỒNG MÚI TỐI ĐA


(MI-Maximal Intercuspation)
LIÊN QUAN VỊ TRÍ HÀM DƯỚI

TƯƠNG QUAN TRUNG TÂM


(CR = Centric Relation)

• Tương quan trung tâm là tương quan hai hàm, trong đó lồi
cầu tiếp khớp với sườn sau lồi khớp ở vị trí cao nhất và trước
nhất, độc lập với trạng thái tiếp xúc nhai. Tại vị trí này hàm
dưới giới hạn ở vận động quay thuần tuý. Từ tương quan vị trí
hai hàm sinh lý, không căng này, hàm dưới có thể vận động
há đóng, sang bên và ra trước. Đây là vị trí tham chiếu lâm
sàng hữu ích, có thể tái lập được.
• Theo GPT-9(2017)
LIÊN QUAN VỊ TRÍ HÀM DƯỚI

TƯƠNG QUAN TRUNG TÂM


(CR = Centric Relation)

Lồi cầu ở vị trí :


- (X) = cao nhất và trước nhất trong
hõm khớp (TQTT)
- (Y ) = ra trước khi cơ chân bướm
ngoài không thư giãn
- (Y) = đẩy lui ra sau trong trường hợp
giãn dây chằng thái dương hàm
LIÊN QUAN VỊ TRÍ HÀM DƯỚI

TƯƠNG QUAN TRUNG TÂM & CẮN KHỚP TRUNG TÂM


(CR = Centric Relation & CO = Centric Occlusion)

TQTT có nhiều vị trí của hàm dưới ở tình trạng lui


sau quay quanh trục ngang tận cùng.
CẮN KHỚP TRUNG TÂM là 1 trường hợp đặc
biệt của TQTT:
- Là vị trí tiếp xúc của R trên đường đóng hàm
lui sau (RCP=Retruded Contact Position) – VỊ
TRÍ TIẾP XÚC LUI SAU
- Là LMTĐ theo định nghĩa cũ
LIÊN QUAN VỊ TRÍ HÀM DƯỚI

TƯƠNG QUAN TRUNG TÂM & CẮN KHỚP TRUNG TÂM


(CR = Centric Relation & CO = Centric Occlusion)
LIÊN QUAN VỊ TRÍ HÀM DƯỚI

VỊ TRÍ TIẾP XÚC CƠ

• Vị trí tiếp xúc khớp cắn đầu tiên với tư thế đầu thẳng khi co cơ
chủ động.
• Trường hợp cơ khớp bình thường, vị trí tiếp xúc cơ thường sẽ
trùng với vị trí lồng múi tối đa.
• Vị trí này có thể thực hiện lặp lại chính xác nhiều lần nếu cơ
khớp ổn định
LIÊN QUAN VỊ TRÍ HÀM DƯỚI

KÍCH THƯỚC DỌC CẮN KHỚP


(OVD=Occlusal Vertical Dimension)

• Khoảng cách giữa hai điểm mốc giải phẫu


theo chiều đứng giữa hai hàm (thường là
đỉnh mũi và đỉnh cằm) ở lồng múi tối đa.
• Thường ổn định theo thời gian và tuổi.
• Quy ước: khi “kích thước dọc” đứng một
mình thì có nghĩa là “kích thước dọc cắn
khớp”
LIÊN QUAN VỊ TRÍ HÀM DƯỚI

VỊ TRÍ NGHỈ LUI SAU

• Vị trí nghỉ của HD ở tư thế đầu thẳng,


• Do cơ và mô bám vào HD quy định.
• Các cơ nâng hàm vẫn co với mức độ nhỏ để
duy trì vị trí HD.
• Vị trí nghỉ với hoạt động cơ tối thiểu trên
điện cơ đồ thường hơi mở hơn so với vị trí
nghỉ lui sau.
• Đồng nghĩa: Vị trí nghỉ - Vị trí nghỉ sinh lý –
Vị trí lui sau-Vị trí nghỉ lâm sàng
LIÊN QUAN VỊ TRÍ HÀM DƯỚI

KÍCH THƯỚC DỌC NGHỈ


(RVD=Rest Vertical Dimension)

• Kích thước dọc của mặt khi hàm


dưới ở vị trí nghỉ lui sau (A)
• Kích thước dọc nghỉ có thể thay đổi
theo tư thế và thời gian .
LIÊN QUAN VỊ TRÍ HÀM DƯỚI

KHOẢNG GIAN KHỚP CẮN


(Interocclusal Distance)

• KGKC = KT dọc nghỉ - KT dọc cắn khớp


• Không ổn định do kích thước dọc nghỉ
có thể thay đổi
• Trung bình từ 2-4 mm tại R cửa (B).
• Thay đổi KT dọc cắn khớp do điều trị sẽ
làm thay đổi KGKC.
• Thuật ngữ đồng nghĩa: khoảng nghỉ
sinh lý, khoảng nghỉ gian khớp
THUẬT NGỮ LIÊN QUAN VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI

• Trục bản lề • Bên làm việc & Bên không làm việc
• Vận động bản lề • Vận động Bennett
• Vận động trượt • Hướng dẫn lồi cầu và độ dốc lồi cầu
• Vận động ra trước • Góc Bennett
• Vận động lui sau • Hướng dẫn trước
• Vận động sang bên • Nhả khớp.
LIÊN QUAN VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI

TRỤC BẢN LỀ

• Đường tưởng tượng đi qua tâm


hai lồi cầu mà hàm dưới có thể
xoay quanh trong mặt phẳng
đứng dọc.
• Đồng nghĩa: trục bản lề hàm
dưới, trục ngang hàm dưới
LIÊN QUAN VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI

VẬN ĐỘNG BẢN LỀ

• Vận động quay xung quanh trục


bản lề tận cùng.
• Trục bản lề tận cùng là trục mà
tại đó chỉ có vận động quay thuần
tuý (không có trượt).
• Vạch 1 cung khoảng 25 mm, tính
tại điểm giữa trên cạnh cắn của 2
R cửa giữa dưới.
LIÊN QUAN VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI

VẬN ĐỘNG TRƯỢT

• Lồi cầu trượt từ sườn sau lồi khớp đến


đỉnh hoặc vượt qua đỉnh lồi khớp.
• Lồi cầu có thể chỉ vận động:
• Trượt đơn thuần ≡ vận động ra trước hoặc
sang bên của hàm dưới.

• Vừa trượt vừa quay ≡ vận động há đóng


của hàm dưới.
LIÊN QUAN VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI

VẬN ĐỘNG RA TRƯỚC

• Vận động ra trước với lồi cầu cả 2 bên trượt ra


trước:
• Không có tiếp xúc nhai
• Có tiếp xúc nhai ≡ cắn ra trước. Có 2 giai đoạn
• Từ lồng múi tối đa đến cắn đối đầu (L-D)
• Sau đó R cửa dưới nhảy nấc lên trên để tiếp tục
ra trước tối đa. (D-T)

• Khoảng cách vận động ra trước L-T: 10 – 12 mm


LIÊN QUAN VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI

VẬN ĐỘNG LUI SAU

• Vận động chủ động của HD từ bất kỳ vị trí nào


lui ra sau, ngoại trừ từ vị trí TQTT.
• Có tiếp xúc nhai từ LMTĐ
• Vị trí tận cùng phía sau có tiếp xúc nhai gọi là
cắn khớp trung tâm (S).
• Trường hợp LMTĐ trùng với cắn khớp trung tâm
(L ≡ S)  HD không thể vận động lui sau
LIÊN QUAN VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI

VẬN ĐỘNG SANG BÊN

• HD từ LMTĐ đưa sang bên


(P) hoặc (T),
• Lồi cầu cùng bên (B) chỉ xoay
tại chỗ và có thể ra ngoài
hoặc lui sau
• Lồi cầu đối bên (D) di chuyển
ra trước, vào trong & xuống
dưới
LIÊN QUAN VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI

BÊN LÀM VIỆC

• Bên phần hàm cùng bên phía


hàm dưới đưa sang (B)
• Bên có lồi cầu xoay tại chỗ
(hoặc vừa xoay vừa ra ngoài
hoặc lui sau).
• Bên có tiếp xúc nhai
• Bên thực hiện chức năng nhai.
LIÊN QUAN VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI

BÊN KHÔNG LÀM VIỆC

• Đối bên với bên làm việc trong


vận động sang bên (D)
• Bên có lồi cầu di chuyển ra
trước, vào trong & xuống dưới .
• Không có tiếp xúc nhai.
• Còn gọi là bên thăng bằng
LIÊN QUAN VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI

VẬN ĐỘNG BENNETT

• Vận động sang bên hoặc lui


sau của lồi cầu bên làm
việc, có thể xãy ra trong
vận động sang bên
• Hoạt động sinh lý bình
thường
LIÊN QUAN VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI

GÓC BENNETT

• Góc giữa đường đi lồi cầu bên


thăng bằng với mặt phẳng dọc
giữa.
• Được chuyển vào giá khớp
điều chỉnh.
• Trên giá khớp bán điều chỉnh,
góc Bennett được giả lập theo
độ dốc lồi cầu hoặc tính trung
bình là 150.
LIÊN QUAN VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI

KHÔNG LÀ VẬN ĐỘNG BENNETT

• Vận động Bennett cần phân


biệt với vận động sang bên
của toàn bộ cả hai lồi cầu
trong vận động sang bên
• Đây là trường hợp bệnh lý
LIÊN QUAN VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI

HƯỚNG DẪN LỒI CẦU & ĐỘ DỐC LỒI CẦU

• Hướng dẫn lồi cầu = sườn


sau lồi khớp.
• Kiểm soát & hướng dẫn vận
động hàm dưới.

• Độ dốc lồi cầu = góc giữa


đường hướng dẫn lồi cầu và
mặt phẳng trục-ổ mắt.
• Được ghi nhận và chuyển vào
giá khớp
LIÊN QUAN VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI

HƯỚNG DẪN TRƯỚC

• Được xác định bởi mặt trong các R


trước hàm trên và bờ cắn hoặc mặt
ngoài các R trước hàm dưới
• Phụ thuộc vào độ cắn phủ của các
R trước
• Liên hệ mật thiết và tương đồng với
độ dốc lồi cầu
LIÊN QUAN VẬN ĐỘNG HÀM DƯỚI

HƯỚNG DẪN TRƯỚC


H.dẫn R cửa H dẫn R nanh

Trong vận động ra trước Trong vận động sang bên


có nhả khớp R sau có nhả khớp bên không làm việc
* Nhả khớp: Tình trang không có tiếp xúc giữa các R đối diện trong vận động ra trước hay sang bên
THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ RĂNG

• Múi chịu & Múi hướng dẫn


• Mặt phẳng nhai
• Đường cong bù trừ
• Cắn phủ & Cắn chìa
• Ổn định khớp cắn
LIÊN QUAN ĐẾN BỘ RĂNG

Múi chịu & Múi hướng dẫn

Múi chịu:
• Có 2 sườn chức năng có
tiếp xúc nhai.
• Tiếp xúc chủ yếu ở LMTĐ
• Giúp nâng đỡ kích thước
dọc cắn khớp,
• Thường là các múi trong R
trên và múi ngoài R dưới
LIÊN QUAN ĐẾN BỘ RĂNG

Múi chịu & Múi hướng dẫn


Múi hướng dẫn
• Chỉ có một sườn chức năng
• Có vai trò hướng dẫn trong
vận động sang bên làm việc,
• Không nâng đỡ kích thước
dọc cắn khớp ở LMTĐ
• Thường là các múi ngoài R
trên và các múi trong R dưới.
LIÊN QUAN ĐẾN BỘ RĂNG

Mặt phẳng nhai

• Mặt phẳng tưởng tượng


đi qua bờ cắn R cửa, đỉnh
múi R nanh và các R sau
• Thực sự là một mặt cong.
• Cũng là mặt phẳng gối
sáp, giúp hướng dẫn sắp
R trong phục hình toàn
hàm.
LIÊN QUAN ĐẾN BỘ RĂNG

Đường cong bù trừ


Đường cong Spee
• Nối từ đỉnh múi R nanh dưới qua các đỉnh múi ngoài R cối dưới (1890).
• Do sự sắp xếp các R theo hướng gần xa tạo nên
LIÊN QUAN ĐẾN BỘ RĂNG

Đường cong bù trừ


Đường cong Wilson
• Do sự sắp xếp các R theo hướng ngoài trong tạo nên
• Nối các đỉnh múi ngoài và trong các R cùng tên đối bên trên cung hàm.
LIÊN QUAN ĐẾN BỘ RĂNG

Cắn phủ & Cắn chìa

Cắn phủ
• Là mức độ R trên phủ ngoài R dưới theo
chiều đứng khi các R sau ở lồng múi tối
đa, tính ở R trước.
• Trung bình khoảng 3 mm.
• > 3mm  cắn sâu
• = 0mm + có tiếp xúc  cắn đối đầu
• = 0mm + không có tiếp xúc  cắn hở.
LIÊN QUAN ĐẾN BỘ RĂNG

Cắn phủ & Cắn chìa

Cắn chìa
• Là mức độ phủ theo chiều ngang của R
trên đối với R dưới khi các R sau ở lồng
múi tối đa, tính ở R trước.
• Độ cắn chìa bình thường khoảng 3 mm.
• Trường hợp R dưới phủ ngoài R trên gọi
là cắn chéo hay cắn ngược.
• Cắn đối đầu: Cắn phủ = Cắn chìa = 0 mm
LIÊN QUAN ĐẾN BỘ RĂNG

Cắn phủ & Cắn chìa


LIÊN QUAN ĐẾN BỘ RĂNG

Cắn phủ & Cắn chìa


LIÊN QUAN ĐẾN BỘ RĂNG

Cắn phủ & Cắn chìa


LIÊN QUAN ĐẾN BỘ RĂNG

Ổn định khớp cắn

• Ổn định khớp cắn là tình trạng thăng bằng trong tiếp xúc nhai
• Giúp ngăn ngừa sự di chuyển của R.
• Khớp cắn mất ổn định :
• Thường dẫn đến rối loạn khớp cắn
• Khả năng gây rối loạn cơ khớp.
• Do đó, trong điều trị phục hồi khớp cắn, việc tái lập khớp cắn ổn
định là rất quan trọng
THUẬT NGỮ VỀ MẶT PHẲNG THAM CHIẾU

• Mặt phẳng Frankfort


• Mặt phẳng trục - ổ mắt.
• Mặt phẳng hàm trên & Mặt phẳng hàm dưới
• Mặt phẳng nhai
MẶT PHẲNG THAM CHIẾU

Mặt phẳng Frankfort

• MP nằm ngang đi qua


điểm thấp nhất của bờ
dưới ổ mắt (Or) và điểm
cao nhất của bờ trên ống
tai ngoài (Po).
• Được xác định trên phim
đo sọ.
• Làm cơ sở đánh giá tương
quan theo chiều đứng các
cấu trúc hệ thống nhai
MẶT PHẲNG THAM CHIẾU

Mặt phẳng hàm trên

• MP nằm ngang đi qua


điểm gai mũi trước ANS
(Anterior Nasal Spine) và
điểm gai mũi sau PNS
(Posterior Nasal Spine)
• Sử dụng để khảo sát
tương quan với mặt phẳng
hàm dưới và với nền sọ
MẶT PHẲNG THAM CHIẾU

Mặt phẳng hàm dưới

• MP nằm ngang đi qua đi


qua điểm dưới nhất vùng
giữa cằm Me (Menton) và
điểm góc hàm Go (Gonion)
• Sử dụng để khảo sát
tương quan với mặt phẳng
hàm trên và với nền sọ
MẶT PHẲNG THAM CHIẾU

Mặt phẳng trục-ổ mắt

• MP ngang đi qua trục


bản lề (tâm quay lồi
cầu) và điểm dưới ổ
mắt.
• Sử dụng chủ yếu để lên
giá khớp thông qua
cung mặt
• Càng trên của giá khớp
được thiết kế song song
với MP này
MẶT PHẲNG THAM CHIẾU

Mặt phẳng nhai

• Mặt phẳng nhai thông thường :


Là MP đi qua điểm giữa độ cắn phủ R
cối lớn thứ 1 và độ cắn phủ R cửa.
• Mặt phẳng nhai hàm trên:
Là MP đi qua mặt nhai RCL hàm trên
và cạnh cắn R cửa giữa hàm trên .
• Mặt phẳng nhai hàm dưới :
Là MP đi qua mặt nhai RCL hàm dưới
và cạnh cắn R cửa giữa hàm dưới.
THUẬT NGỮ LIÊN QUAN QUAN ĐIỂM KHỚP CẮN

• Khớp cắn lý tưởng


• Khớp cắn bảo vệ hỗ tương
• khớp cắn lệch lạc
• Khớp cắn hướng dẫn R nanh
• Khớp cắn sinh lý.
• Khớp cắn hướng dẫn nhóm.
• Khớp cắn không sinh lý
• Khớp cắn thăng bằng
• Khớp cắn điều trị
LIÊN QUAN QUAN ĐIỂM KHỚP CẮN

Khớp cắn bảo vệ hỗ tương

• KC với tiếp xúc tối đa trên 1 R hoặc 1 nhóm R trong khi những R khác
tiếp xúc nhẹ hoặc không tiếp xúc ở LMTĐ hoặc trong vận động HD
• Quan điểm này được áp dụng cho bộ R tự nhiên ở người trưởng thành
• Ở LMTĐ, các R sau tiếp xúc tối đa còn R trước chỉ chạm nhẹ  Bảo vệ
các R trước.
• Trong vận động ra trước, các R trước tiếp xúc và các R sau nhả khớp 
Bảo vệ các R sau.
• Trong vận động sang bên, các R bên làm việc tiếp xúc trong khi các R
bên không làm việc nhả khớp.
LIÊN QUAN QUAN ĐIỂM KHỚP CẮN

Khớp cắn hướng dẫn răng nanh

• Là một biến thể từ KC bảo


vệ hỗ tương,
• R nanh bên làm việc giúp
nhả khớp tất cả các R còn
lại khi hàm dưới vận động
sang bên làm việc
LIÊN QUAN QUAN ĐIỂM KHỚP CẮN

Khớp cắn hướng dẫn nhóm

• Là một biến thể từ KC bảo vệ hỗ tương


• R nanh cùng với các R kế cận bên làm việc,
tiếp xúc đồng thời khi HD vận động sang bên
làm việc.
• Được tính từ R cửa giữa đến múi gần RCL
thứ nhất hàm trên.
• Trường hợp toàn bộ các R này trong vận
động sang bên  KC hướng dẫn toàn phần.
• Trường hợp chỉ R nanh và một vài R tiếp xúc
trong vận động sang bên làm việc  KC
hướng dẫn một phần
LIÊN QUAN QUAN ĐIỂM KHỚP CẮN

Khớp cắn thăng bằng

• Các R tiếp xúc nhau trong mọi trạng thái khớp cắn và vận động hàm.
• Không có nhả khớp R sau trong vận động ra trước (thăng bằng ra
trước)
• Không có nhả khớp bên không làm việc trong vận động sang bên
(thăng bằng cung R).
• Được áp dụng trong
• Phục hình toàn hàm nhằm giúp thăng bằng hàm phục hình toàn bộ. T
• Có nha chu viêm nặng các R trước, khớp cắn thăng bằng cũng được xem
xét nhằm bảo vệ các R trước
LIÊN QUAN QUAN ĐIỂM KHỚP CẮN

Khớp cắn lý tưởng

• Là quan điểm trước đây về tương quan


cấu trúc và chức năng KC, bao gồm các
nguyên tắc và đặc điểm lý tưởng mà
một KC nên đạt được.
• KC lý tưởng đôi khi chỉ đạt được ở một
số cá thể và không có ý nghĩa thống kê.
• Quan điểm này được sử dụng như các
tham số lý tưởng để so sánh và cố gắng
hướng tới trong điều trị.
LIÊN QUAN QUAN ĐIỂM KHỚP CẮN

Khớp cắn lệch lạc


(Malocclusion)

• Là bất kỳ KC nào mà các đặc điểm cấu trúc khác với KC lý tưởng.
• Tiền tố “lệch lạc” (mal) mang nghĩa xấu hay bệnh,
• Nhưng thuật ngữ “Khớp cắn lệch lạc” không có nghĩa là KC cần
phải điều trị.
• Trường hợp KC lệch lạc :
• Không cần điều trị = khớp cắn sinh lý
• Cần phải điều trị = khớp cắn không sinh lý.
LIÊN QUAN QUAN ĐIỂM KHỚP CẮN

Khớp cắn sinh lý

• Khớp cắn sinh lý là tình trạng khớp cắn không đạt được các tiêu
chuẩn khớp cắn lý tưởng (tức khớp cắn lệch lạc),
• Nhưng không có biểu hiện bệnh lý
• Bệnh nhân hài lòng về phương diện thẩm mỹ.
• Khớp cắn sinh lý thể hiện sự hài hòa và không cần điều trị.
LIÊN QUAN QUAN ĐIỂM KHỚP CẮN

Khớp cắn không sinh lý

• Khớp cắn không sinh lý là tình trạng khớp cắn lệch lạc
• Có các dấu hiệu hay bệnh lý rối loạn chức năng
• Hoặc bệnh nhân có nhu cầu điều trị vì lý do thẩm mỹ.
• Khớp cắn không sinh lý là khớp cắn cần điều trị vì lý do
chức năng hay thẩm mỹ.
LIÊN QUAN QUAN ĐIỂM KHỚP CẮN

Phân loại KC lệch lạc (Angle)

• Angle I
LIÊN QUAN QUAN ĐIỂM KHỚP CẮN

Phân loại KC lệch lạc (Angle)

• Angle II
LIÊN QUAN QUAN ĐIỂM KHỚP CẮN

Phân loại KC lệch lạc (Angle)

• Angle III
LIÊN QUAN QUAN ĐIỂM KHỚP CẮN

Khớp cắn điều trị

• Là khớp cắn được thay đổi nhờ các phương pháp điều trị thích hợp
• Nhằm chuyển khớp cắn không sinh lý sang tình trạng, ít nhất là nằm
trong các giới hạn bình thường của một khớp cắn sinh lý, nếu không
đạt được khớp cắn lý tưởng,
• Mục đích là tối ưu hóa tình trạng khỏe mạnh và khả năng thích
nghi của hệ thống nhai
Tài liệu tham khảo
1) Hoàng Tử Hùng. Cắn khớp học. Nhà xuất bản Y học- 2005.
2) Trần Ngọc Quảng Phi. Đại cương về cắn khớp. Tài liệu giảng dạy lưu hành nội bộ - 2018.
3) Edward F.Wright. Manual of Temporomandibular Disorders. Blackwell Munksgaard – 2005.
4) Keith J. Ferro. The Glossay of Prosthodontic Terms - The Academy of Prosthodontics – JPD -
9th Edition (GPT-9) – Elsevier - 2017
5) Normal D.Mohl et al. A Textbook of Occlusion. Quintessence Puplishing Co., Inc. - 1988.
6) Robin J.M. Gray; M.Ziad Al-Ani. Temporomandibular Disorders. Wiley-Blackwell – 2011
7) Sanjivan Kandasamy et al, TMD and Orthodontics. Springer International Publishing
Switzerland - 2015.
* Bài giảng này chủ yếu được soạn từ TLTK số 2 của Trần Ngọc Quảng Phi

You might also like