You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

TÊN TIỂU LUẬN:


YẾU TỐ NGOẠI LAI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ÂM NHẠC
VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN NAY
Nhóm thực hiện:
1. Trần Gia Hưng - 2256010170
2. Kiều Thị Minh Hiền - 2256010033
3. Bùi Phương Anh - 2256010004
4. Trần Ngọc Minh Châu - 2256010016
5. Lê Huyền Khánh An - 2256010002
6. Nguyễn Bình Nhân Ái - 2256010001
7. Lê Hoàng Ngọc Ánh - 2256010012

GVHD: TS. Ngô Viết Hoàn


TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU: Giới thiệu về yếu tố ngoại lai và sự phát triển của nền âm nhạc đại
chúng Việt Nam:................................................................................................................................
NỘI DUNG:........................................................................................................................................
1. Ảnh hưởng của yếu tố ngoại lai và hiện trạng của nền âm nhạc đại chúng
Việt Nam từ 1954 - 1975:..............................................................................................................
1.1. Ở miền Bắc:.............................................................................................................
1.2. Ở miền Nam:............................................................................................................
2. Nền âm nhạc đại chúng Việt Nam từ 1975 - 1986:................................................................
2.1. Tình hình chung của nền âm nhạc Việt sau ngày giải phóng miền
Nam:..........................................................................................................................................
2.1.1. Ở miền Bắc:...............................................................................................................
2.1.2. Ở miền Nam:..............................................................................................................
2.2. Quá trình giao lưu tiếp biến âm nhạc đại chúng Việt Nam từ 1975 -
1986:.........................................................................................................................................
3. Yếu tố ngoại lai và sự phát triển của nền âm nhạc đại chúng Việt Nam sau
thời kỳ đổi mới:.............................................................................................................................
3.1. Quá trình giao lưu tiếp biến âm nhạc đại chúng Việt Nam giai đoạn
đầu đổi mới:..............................................................................................................................
3.2. Tổng quan nền âm nhạc đại chúng Việt Nam từ 1990 - nay:..................................
3.2.1. Khái quát chung về thị trường âm nhạc Việt Nam trong quá trình hội
nhập quốc tế và sự phát triển của các chương trình âm nhạc:.............................................
3.2.2. Những chuyển biến tiến bộ trong thị trường nhạc Việt hiện đại:..............................
3.3. Yếu tố ngoại lai trong âm nhạc Việt Nam đương đại:.............................................
3.3.1. Sự lấn át của yếu tố ngoại lai đối với yếu tố truyền thống trong nhạc
Việt:......................................................................................................................................
3.3.2. Nỗ lực trong việc cân bằng giữa tiếp thu các yếu tố ngoại lai và gìn giữ
nét đẹp văn hóa truyền thống trong nền âm nhạc Việt Nam:..............................................
3.4. Ý nghĩa trong việc tiếp thu và gìn giữ nét đẹp văn hóa trong nền âm
nhạc:..........................................................................................................................................
KẾT LUẬN:.......................................................................................................................................
3
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................

MỞ ĐẦU: Giới thiệu về yếu tố ngoại lai và sự phát triển của nền âm nhạc đại
chúng Việt Nam:

Là một quốc gia chịu ảnh hưởng bởi quá trình đô hộ của các đế quốc, Việt Nam
không thể tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài trong suốt quá trình
bảo vệ, xây dựng và phát triển không chỉ riêng lĩnh vực văn hóa mà còn ở các khía
cạnh khác như: kinh tế, chính trị,... Đó là một quy luật tất yếu của thời đại, là nhu cầu
của sự phát triển. Chúng ta tiếp nhận tinh hoa của những nền văn hóa khác rồi điều
chỉnh, cải biến sao cho thích hợp, điều này dẫn đến sự tiếp biến văn hóa. Đặc biệt là ở
lĩnh vực nghệ thuật - một thành tố luôn song hành cùng văn hóa mà cụ thể hơn là về
phương diện âm nhạc. Âm nhạc Việt Nam đã và đang từng bước cho thấy những nỗ lực
trong việc tiếp nhận và học hỏi những chất liệu hiện đại của âm nhạc thế giới. Song,
nhạc Việt vẫn cần duy trì sự cân bằng trong việc gìn giữ những nét đẹp riêng mang giá
trị nghệ thuật đậm đà bản sắc Việt. Bằng cách làm mới những giai điệu của âm nhạc
dân gian truyền thống, ta đã tạo nên một nền âm nhạc sống động, phong phú. Có thể
thấy, đây là một hiện tượng đa diện, đa chiều và có một sự gắn bó mật thiết với vấn đề
bản sắc văn hóa dân tộc.
Âm nhạc thế giới có những tác động tích cực đối với quá trình phát triển và đổi
mới nhạc Việt. Tuy vậy, nếu không đảm bảo được tính cân đối thì yếu tố ngoại lai sẽ
gây nên tình trạng suy thoái nghệ thuật truyền thống, dần dần đánh mất đi sự đặc trưng
và đặc thù văn hóa. Hơn sáu thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến những ảnh hưởng rõ
nét của yếu tố ngoại lai đối với nền âm nhạc Việt: Bắt đầu hình thành từ những năm
cuối của thập niên 40 - những năm đầu thập niên 50 cho tới sự "vươn mình" hội nhập,
không ngừng đi lên và phát triển ở những năm cuối thập kỷ 80 trong giai đoạn đất nước
bước vào thời kỳ đổi mới. Nhìn chung, Việt Nam là quốc gia có một di sản âm nhạc
phong phú với âm điệu mang đặc trưng của văn hóa vùng miền, ví dụ như những bài
dân ca hay những thể loại truyền thống như: Chèo, Tuồng,... Cùng với sự du nhập của
nền âm nhạc đương đại, sự bảo tồn và phát triển những loại hình nghệ thuật âm nhạc
truyền thống cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn; qua đó định hình nền âm nhạc
trong nước phát triển cân bằng, bền vững mà vẫn bắt kịp với xu thế phát triển của văn
hóa đại chúng toàn cầu.

4
NỘI DUNG:
1. Ảnh hưởng của yếu tố ngoại lai và hiện trạng của nền âm nhạc đại chúng Việt
Nam từ 1954 - 1975:

Hiệp định Genève được ký kết đã giải phóng hoàn toàn miền Bắc khỏi ách đô hộ
của thực dân Pháp, tuy vậy, miền Nam Việt Nam vẫn chịu sự quản lý của chế độ ngụy
quyền. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai thể chế chính trị khác
nhau. Từ đây đã dẫn đến sự phát triển khác biệt về mặt văn hóa nói chung và về mặt
âm nhạc nói riêng.

1.1. Ở miền Bắc:

Với quan điểm văn nghệ phục vụ chính trị, âm nhạc miền Bắc chủ yếu tập trung
vào hai đề tài: chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhạc cách mạng
đồng hành cùng nhạc dân ca, trở thành hai dòng nhạc duy nhất được lưu hành và biểu
diễn. Ở giai đoạn đầu, tiếp nối niềm hân hoan khi miền Bắc được giải phóng là những
“Lời ca thống nhất” của Trần Quý, “Liên khu Năm yêu dấu” của Phan Huỳnh Điểu,…
Đến cuối những năm 50, hòa chung bầu không khí vui mừng khi miền Bắc hoàn thành
kế hoạch ba năm và đạt được một số thành tựu nhất định trong công cuộc xây dựng đất
nước là một loạt các sáng tác như: “Mời anh đến thăm quê tôi” của Nguyễn Đức Toàn,
“Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” của Nguyễn Tài Tuệ,... Từ năm 1960, khi miền Nam
tiến hành kháng chiến chống Mỹ với sự chi viện của miền Bắc, nội dung sáng tác chính
trong giai đoạn này là các ca khúc cổ vũ tinh thần và ý chí chiến đấu. Đến năm 1972,
chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã truyền cảm hứng sáng tác cho các
nhạc sĩ đương thời, các sản phẩm âm nhạc ra đời trong bầu không khí hân hoan, vui
mừng: “Tiếng người vang mãi trên đường hành quân” của Phan Khắc Vinh, “Tiếng
hát trên quê hương giải phóng” của Phạm Đình Sáu,… Do bị giới hạn ở chủ đề và thể
loại sáng tác, các nhạc sĩ miền Bắc chủ yếu hướng đến tính sáng tạo trong lĩnh vực
chuyên môn với các kỹ thuật nhạc thính phòng, phô diễn khả năng thanh nhạc nhiều
hơn so với âm nhạc miền Nam cùng thời, vốn được tự do lưu hành hơn: “Sau thắng lợi
kháng chiến chống Pháp, nước ta chia thành hai miền Nam Bắc. Trong khi âm nhạc
miền Bắc đi theo phong cách nghiêm túc, bác học của các nước xã hội chủ nghĩa thì

5
âm nhạc miền Nam tiếp nhận sự lan tràn của nhạc nhẹ Âu Mỹ”.1

1.2. Ở miền Nam:

Trong khi đó, nhằm duy trì chiến dịch quân sự cũng như phục vụ cho nhu cầu
của binh lính và cán bộ quân đội, Mỹ đã cung cấp tài chính để thúc đẩy các hoạt động
kinh tế và văn hóa ở miền Nam, do đó âm nhạc khu vực này có xu hướng tự do hơn là
vì mục đích phục vụ cho nhu cầu giải trí của người Mỹ và người nước ngoài. Sài Gòn,
hay còn được biết với tên gọi "Hòn ngọc Viễn Đông", đã trở thành một trung tâm văn
hóa quan trọng của miền Nam nói riêng và của cả nước nói chung trong giai đoạn này.
Cũng vì lẽ đó mà các hoạt động giải trí phát triển rất đỗi mạnh mẽ với sự hoạt động sôi
động của các vũ trường, phòng trà,... Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các thiết bị âm
nhạc điện tử hiện đại đã đóng góp vào việc tạo ra một phong cách thưởng thức âm
nhạc mới mẻ cho công chúng. Chính vì vậy, nhạc Rock đã có cơ hội du nhập vào Việt
Nam và len lỏi trong các hộp đêm, trên đường phố, trong các đĩa nhạc được xách tay từ
Mỹ và dần trở thành một xu hướng mới trong giới trẻ miền Nam thời bấy giờ. Nổi bật
nhất là vào đầu thập niên 70, là giai đoạn “Việt hóa của nhạc trẻ” - sáng tác lời Việt
cho các ca khúc Pop Rock Âu - Mỹ 2. Đây cũng là thời điểm một ban nhạc Việt Nam
đúng nghĩa đầu tiên được thành lập và trình diễn các sáng tác của mình bằng tiếng
Việt: Ban nhạc Phượng Hoàng (bao gồm Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Nguyễn
Trung Vinh, Lê Huy và Elvis Phương). Nhạc sĩ Quốc Bảo đã từng chia sẻ: “Âm nhạc
Phượng Hoàng điển hình cho tinh thần nhạc trẻ Sài Gòn, tức là rất Âu châu, “thế giới
cũ” vấn vương thật nhiều triết lý hiện sinh” 3. Như bao người trẻ khác khi đối mặt với
một xã hội sa vào chiến tranh và bạo lực không hồi kết, Lê Hựu Hà đã thể hiện khao
khát được sống thật và từ bỏ những điều giả dối với các ca khúc như: “Tôi muốn” hay
“Hãy ngước mặt nhìn đời”.Tiếp bước người bạn cùng nhóm, Nguyễn Trung Cang
cùng “Mặt trời đen” cũng nói về nỗi hoang mang trên hành trình đi tìm chỗ đứng của

1 ThS. Nguyễn Thị Phương Hoa (2021), “Nhạc nhẹ Việt Nam - Quá trình hình thành và phát triển”, Tạp
chí Khoa học Đại học Sài Gòn, số 73, tr. 67.

2 Dạ Ly (2017), “Nhạc ngoại lời Việt thời vang bóng: Trào lưu Việt hóa nhạc trẻ”, Báo Thanh Niên,
Link: Nhạc ngoại lời Việt thời vang bóng: Trào lưu Việt hóa nhạc trẻ.

3 Mi Ly (2021), “Phượng Hoàng - ‘The Beatles Sài Gòn’ lẫy lừng một thuở”, Báo Tuổi Trẻ Online,
Link: Phương Hoàng - 'The Beatles Sài Gòn' lẫy lừng một thuở".

6
tuổi trẻ. Song song cùng những âm hưởng từ văn hóa phương Tây, âm nhạc miền Nam
còn tiếp thu, ảnh hưởng từ âm nhạc ngoại lai ở điểm luôn đa dạng trong thể loại và chủ
đề. Bên cạnh Rock, nền âm nhạc Việt Nam cũng không thiếu những bản tình ca kinh
điển như Ngô Thuỵ Miên với “Niệm khúc cuối”, Từ Công Phụng với “Bây giờ tháng
mấy” hay Lê Uyên Phương với “Dạ khúc cho tình nhân”,...

2. Nền âm nhạc đại chúng Việt Nam từ 1975 - 1986:

Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi đã làm sụp đổ hoàn toàn ách thống trị thực
dân mới của đế quốc Mỹ tại Việt Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất
đất nước. Trong bối cảnh ấy, nền văn hóa nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng đã
có những thay đổi đáng kể ở cả hai khu vực miền Bắc và miền Nam.

2.1. Tình hình chung của nền âm nhạc Việt sau ngày giải phóng miền Nam:

2.1.1. Ở miền Bắc:


Sau khi thống nhất đất nước, tâm lý chung của nhân dân là mong muốn được tận
hưởng niềm vui hòa bình sau nhiều năm chiến đấu: “Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử
dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây
tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới;
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” 4.Chính tâm lý lúc bấy giờ đòi
hỏi âm nhạc Việt Nam cần phải có những chuyển biến mới, đặc biệt là sự chuyển
hướng nội dung đề tài ca khúc từ thời chiến sang thời bình. Vì vậy, trào lưu nhạc Âu -
Mỹ cùng với nhạc trẻ đã du nhập vào miền Bắc và chiếm một vị trí quan trọng trong
đời sống âm nhạc của nhân dân. Các sáng tác của Trịnh Công Sơn với tiếng hát Khánh
Ly đã theo các băng cối AKAI đến từng căn nhà. Những tình khúc vượt thời gian như:
“Biển nhớ”, “Ru tình” hay “Áo lụa Hà Đông” đã ra mắt với công chúng miền Bắc. Từ
năm 1976 trở đi, một số nhóm nhạc trẻ như: Hy Vọng, Đại Dương, Phù Sa,… đã thổi
một luồng gió mới vào miền Bắc với dòng nhạc điện tử. Tuy sự xuất hiện của nhạc điện
tử những ngày đầu có dấy lên nhiều tranh cãi nhưng để đáp ứng các nhu cầu trong đời
sống, thể loại nhạc này dần được hợp thức hóa trong các dàn nhạc chuyên nghiệp và

4 Quý Thích (2022), “Thống nhất đất nước và hòa giải dân tộc”, Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam,
Link: Thống nhất đất nước và hòa giải dân tộc.

7
nghiệp dư, đặc biệt là sự kết hợp giữa nhạc thính phòng và nhạc điện tử đã tạo ra dàn
nhạc semi-classique (bán cổ điển).
2.1.2. Ở miền Nam:

Chế độ ngụy quyền thất bại tại chiến trường Việt Nam và “ra đi” cùng những
đĩa nhạc Rock với lối văn hóa giải trí kiểu Mỹ. Chính vì vậy, các nhạc sĩ miền Nam
buộc phải phá vỡ lối tư duy âm nhạc cũ và chuyển mình sang thời kỳ sáng tác mới.
“Gửi nắng cho em” của Phạm Tuyên, “Em ơi mùa xuân đến rồi đó” của Trần Chung
hay “Chiều trên bến cảng” của Nguyễn Đức Toàn là những minh chứng chân thật trên
hành trình cởi bỏ “tấm áo” âm nhạc không còn vừa vặn.5

2.2. Quá trình giao lưu tiếp biến âm nhạc đại chúng Việt Nam từ 1975 - 1986:
Từ năm 1975 đến năm 1986, Việt Nam đã hoàn toàn độc lập, mở ra “cánh cửa”
tiến tới đổi mới cho dân tộc trên mọi phương diện, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cũng
không ngoại lệ. Nền âm nhạc đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với xu thế: “Nhớ lại
hơn 10 năm hậu chiến: những nếp nghĩ cũ từ thời chiến không còn phù hợp với thời
bình, những xáo trộn bộn bề trong tổ chức, những khái niệm lý luận còn mơ hồ và thực
tế tự phát khó kiểm soát không ít lần đã đẩy các cơ quan quản lý ca nhạc vào tình cảnh
lúng túng bị động. Thêm một minh chứng cho luận điểm Heghen: “Cái gì hợp lý thì
tồn tại”. Đã đến lúc đổi mới tư duy để chấm dứt thói quen suốt những năm chiến
tranh, đó là chỉ chú trọng vai trò giáo dục, tuyên truyền, cổ động, tụng ca của âm nhạc
và cương quyết loại bỏ yếu tố giải trí. Đã đến lúc cần trả lại chức năng giải trí vốn có
trong âm nhạc, trả lại tình ca cho đời sống tinh thần của người dân vừa bước ra khỏi
cuộc chiến tranh ác liệt để đối mặt với hoàn cảnh thiếu hụt mọi thứ của thời hậu
chiến”6. Dám mạo hiểm thay đổi cả về quan điểm nhận thức lẫn thực hành để sao cho
phù hợp với thời cuộc - tinh thần này xứng đáng được quý trọng, bởi lẽ mỗi khi chúng
ta vượt qua được những tư tưởng cũ kĩ và gạt bỏ những giới hạn cứng nhắc thì điều đó
đồng nghĩa với việc ta đã giảm thiểu được phần nào những tác động tiêu cực đến sự
phát triển của thị trường âm nhạc trong nước. Đồng thời, sự thay đổi trong quan điểm

5 Nguyễn Thụy Kha (2017), Thế kỷ âm nhạc Việt Nam: Một thời hòa bình, Hà Nội: NXB Văn học, tr.8.
6 Nguyễn Thị Minh Châu (2020), “Âm nhạc Việt Nam 1975 - 2020: Những đổi thay từ góc nhìn quản lý
âm nhạc”, Trang thông tin điện tử tổng hợp Văn nghệ Đà Nẵng, Link: Âm nhạc Việt Nam 1975 - 2020: Những
thay đổi từ góc độ quản lý âm nhạc.

8
làm nghệ thuật còn góp phần đáng kể đối với việc kế thừa và tiếp nhận các yếu tố âm
nhạc ngoại quốc. "Kế thừa" ở đây là gìn giữ và tiếp nối âm nhạc cổ truyền, trong khi
"tiếp nhận yếu tố âm nhạc ngoại quốc" bao gồm sự chấp nhận cả những bài hát đại
chúng, phổ biến và cả các tác phẩm giao hưởng thính phòng. Mặc dù các bài hát giai
đoạn này được xem là đã "mới", tuy vậy, nếu xem xét từ quan điểm lịch sử, chúng
cũng có thể được coi là một phần “cũ” trước đây. Tiêu biểu có thể kể đến ca sĩ kiêm
nhạc sĩ Trần Tiến với các ca khúc: “Mặt trời bé con”, “Tạm biệt chim én”,...Ông là
nhạc sĩ chịu nhiều ảnh hưởng của phong trào du ca trước năm 1975 nên những tác
phẩm của ông dẫu có tính “mới” thì vẫn có thể dễ dàng tiếp cận, nhận được sự ủng hộ
từ công chúng.
Việt Nam và Liên Xô vốn có tình hữu nghị gắn bó với nhau từ những năm 50
của thế kỉ XX. Sau 1975, các công tác và hoạt động ngoại giao ngày càng kéo gần mối
quan hệ của hai nước. Xuôi theo đó, các hoạt động trao đổi giao lưu văn hóa giữa hai
nước diễn ra ngày càng sôi nổi. Trong giai đoạn này, nhiều cán bộ, chiến sĩ và cả
những sinh viên Việt Nam đã sang Nga để học tập. Người Việt vô cùng say mê các
nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Nga như: A.Puskin, L.Tolstoy, M.Solokhov,… Bên
cạnh lĩnh vực văn học, âm nhạc Nga cũng có sức hút không kém đến đời sống tinh
thần nhân dân ta. Minh chứng là nhiều bản nhạc Liên Xô được dịch ra lời Việt như:
“Triệu đóa hoa hồng”, “Cây thùy dương”,... đã vượt qua mọi khoảng cách về mặt địa
lí để chạm đến trái tim của hàng triệu người Việt Nam, ngay cả khi họ chưa từng đặt
chân đến nước Nga.
Bên cạnh quá trình tiếp biến âm nhạc từ Liên Xô, nước ta còn tiếp nhận nhiều
nền âm nhạc từ các khu vực khác trên thế giới. Những ca khúc nước ngoài du nhập vào
Việt Nam tạo nên làn gió mới, tác động mạnh mẽ vào nền âm nhạc, từ đó dẫn đến sự
biến hóa đa dạng và phong phú hơn. Không còn chỉ gói gọn, “khép mình” trong các thể
loại âm nhạc truyền thống: “Sau 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng bắt đầu công
cuộc xây dựng, khôi phục đất nước, loại hình giải trí như phim ảnh, khiêu vũ, các quán
bar cũng bị hạn chế hoạt động và tất nhiên các loại nhạc nhảy, nhạc nước ngoài trở
thành “nhạc cấm”. Tuy nhiên, tiết tấu, nhịp điệu mà âm nhạc Tây Âu mang vào vẫn
được sử dụng trong các sáng tác của các nhạc sĩ trong giai đoạn này nhưng được

9
chọn lọc để phù hợp với nội dung tác phẩm”7.

3. Yếu tố ngoại lai và sự phát triển của nền âm nhạc đại chúng Việt Nam sau thời
kỳ đổi mới:
3.1. Quá trình giao lưu tiếp biến âm nhạc đại chúng Việt Nam giai đoạn đầu đổi
mới:

Sau giai đoạn 1986, nền âm nhạc Việt Nam ngày càng phát triển lên đỉnh cao cụ
thể là sau đại hội Đảng lần thứ VI, văn hóa nghệ thuật cởi mở hơn. Cụ thể, trong Đại
hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng đã xác nhận vai trò của việc đổi mới văn hóa như
sau: “Văn hóa là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội, thể hiện trình
độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại, là lĩnh vực sản xuất tinh thần tạo
ra những giá trị văn hóa, những công trình nghệ thuật được lưu truyền từ đời này sang
đời khác, làm giàu đẹp thêm cuộc sống con người” 8. Từ đó, âm nhạc Việt Nam đã ra
khỏi khuôn khổ của những ca khúc mang tính chất chính trị - tuyên truyền như thời kì
1945 -1975. Thay vào đó, các ca khúc với những đề tài mang đậm chất trữ tình, về cái
“tôi” riêng bên cạnh cái “ta” chung của đất nước được đón nhận nhiệt tình từ phía công
chúng. Tiêu biểu trong số đó có thể nói đến các nhạc sĩ: Trần Tiến, Dương Thụ, Phú
Quang,... nhưng ghi dấu ấn mạnh mẽ nhất trong lòng của công chúng đến thời điểm
hiện tại, có lẽ là nhạc sĩ Trần Tiến.

Năm 1987, nhạc sĩ Trần Tiến thành lập ban nhạc rock Đen Trắng và du ca với
những ca khúc do chính ông sáng tác khắp các tỉnh từ nam chí bắc ở Việt Nam. Các ca
khúc của Trần Tiến lúc bấy giờ ca ngợi việc đổi mới đất nước. Ghi dấu ấn nhất là
chương trình biểu diễn Đối thoại 87, tại đây ông đã trình diễn ca khúc “Trần trụi 87” -
ca khúc làm dấy lên sự tranh cãi tại thời điểm lúc bấy giờ khi chính quyền Thành phố
Hồ Chí Minh cho rằng có nội dung kích động bạo loạn, nhưng trên hết, ca khúc phê
phán chủ nghĩa yêu nước sáo rỗng và kêu gọi mọi người đứng lên chung tay xây dựng
đất nước đổi mới.

7 ThS. Nguyễn Thị Phương Hoa (2021), “Nhạc nhẹ Việt Nam - Quá trình hình thành và phát triển”, Tạp
chí Khoa học Đại học Sài Gòn, số 73, tr.67.
8 PGS.TS. Bùi Hoài Sơn (2021), “Sự phát triển trong quan điểm của Đảng về văn hóa”, Tạp chí Tuyên
giáo, Link: Sự phát triển trong quan điểm của Đảng về văn hóa.

10
Giai đoạn những ngày đầu đổi mới 1986 cũng đánh dấu việc các băng đĩa ồ ạt
được du nhập vào Việt Nam. Từ đó, công chúng biết đến nhiều hơn với những nghệ sĩ
chuyên trình bày các thể loại Jazz, Pop, Blues như: Paul Mauriat, Richard
Clayderman,... Vì vậy, các thể loại âm nhạc mới dần được biết đến rộng rãi nhiều hơn
với công chúng, tạo tiền đề cho việc phát triển các kỹ thuật băng đĩa, kỹ thuật phòng
thu,...

Tuy thời gian đầu sau đổi mới vẫn chưa tạo quá nhiều dấu ấn đặc biệt trong thị
trường âm nhạc Việt Nam, song, đó lại là những bước tiến đầu tiên, đánh dấu sự thay
đổi về mặt tư duy sáng tạo cho giới nghệ sĩ cũng như thay đổi mạnh mẽ về sở thích âm
nhạc của đại chúng.

3.2. Tổng quan nền âm nhạc đại chúng Việt Nam từ 1990 - nay:

3.2.1. Khái quát chung về thị trường âm nhạc Việt Nam trong quá trình hội nhập
quốc tế và sự phát triển của các chương trình âm nhạc:

Vào thời kì này, nhạc Pop, nhạc Rock, nhạc Hip Hop là những thể loại âm nhạc
thịnh hành ở nước ta trong quá trình hội nhập và bị ảnh hưởng bởi phong cách âm nhạc
nước ngoài như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Âu Mỹ,...

Nhạc Pop trở nên phổ biến và trở thành thể loại nhạc được ưa chuộng nhất. Ở
những năm 90 là sự phát triển của những bản nhạc lãng mạn, dance-pop sống động hay
những bản R&B tinh tế,… hợp thị hiếu của khán giả thế hệ trẻ. Đã có nhiều tên tuổi
đình đám nổi lên trong giai đoạn này, tiêu biểu có thể kể đến là: Thu Minh, Mỹ Linh,
Hồng Nhung, Hà Anh Tuấn, Đan Trường, Lam Trường, Mỹ Tâm,… đều lựa chọn thể
loại âm nhạc này làm nền tảng chủ đạo để phát triển và thành công từ đó. Từ những
gương mặt có kinh nghiệm, quen thuộc với công chúng cho đến những giọng ca trẻ
như: Hương Tràm, Bích Phương, Đức Phúc,... đều dành cho nhạc Pop một sự ưu ái
nhất định, bởi đây là dòng nhạc đa dạng màu sắc, dễ dàng thu hút và đến với khán giả
hơn so với những thể loại âm nhạc khác. Nữ ca sĩ Mỹ Linh chính là một minh chứng
tiêu biểu với những tác phẩm nổi bật như: “Tóc Ngắn”, “Hương Ngọc Lan”,… cô
được xem như là người đi tiên phong cho dòng nhạc R&B tại thị trường Việt Nam, tiếp
thu những yếu tố ngoại lai trong âm nhạc để làm mới mình, làm phong phú nền âm
nhạc: “Không chỉ bổ sung cho nhạc nhẹ Việt Nam những bài hát mới, có sức sống, một
11
số album của Mỹ Linh còn lãnh vai trò tiên phong ở một số dòng nhạc vốn trước đó
chỉ thịnh hành ở phương Tây như: R&B, Funk, Soul…” 9. Không dừng lại với thành
công vang dội ở thị trường Việt Nam, Mỹ Linh thậm chí đưa nhạc Việt ít nhiều đến
gần hơn với thế giới. Vào ngày 19/09/2007, Mỹ Linh đã thành công phát hành ba
album Made in Vietnam, Chat với Mozart và Để tình yêu hát tại thị trường âm nhạc
Nhật Bản, phát hành bởi hãng đĩa Pony Canyon - một trong những công ty phát hành
video, băng đĩa CD/DVD lớn nhất tại Nhật Bản.

Song song với việc kết hợp các yếu tố mới của âm nhạc hiện đại vào các sản
phẩm để phù hợp với sự phát triển của thời đại, các nghệ sĩ Việt còn hướng đến việc tự
tạo ra màu sắc riêng cho chính bản thân mình. Xu hướng tự viết - tự hát được hình
thành từ những năm 1960 - 1970, phổ biến tại thị trường âm nhạc Mỹ và được gọi
bằng cụm từ “Singer - Songwriter” (Ca sĩ kiêm nhạc sĩ), người khởi đầu cho xu hướng
này chính là danh ca Bob Dylan. Sau sự nghiệp lẫy lừng của ông, có rất nhiều nghệ sĩ
như Mariah Carey, Taylor Swift, John Lennon,… đều theo xu hướng này và trở nên
thành công không chỉ nhờ vào giọng hát mà còn bởi tài năng sáng tác của mình. “Sáng
tác nhạc là hành động tốt mà chúng ta nên trân trọng. Ai cũng có thể sáng tác, đừng
phân biệt đây là tác phẩm của ca sĩ, kia là tác phẩm của nhạc sĩ, vì chưa chắc chuyên
nghiệp đã hay và không chuyên đã dở" 10, nhạc sĩ Dương Thụ từng chia sẻ. Ở thị trường
âm nhạc nước nhà, xu hướng này cũng dần trở nên phát triển. Khắc Việt, Giáng Son,
Lưu Thiên Hương,… là những cái tên điển hình cho sự thành công khi chọn con đường
trở thành một “Singer - Songwriter” hay còn gọi là “Ca sĩ kiêm nhạc sĩ”. Có thể nói,
việc lựa chọn hướng đi tự sáng tác - tự hát đang ngày càng trở nên phổ biến. Nối tiếp
thành công của các nghệ sĩ đi trước, lớp nghệ sĩ trẻ như: Lê Cát Trọng Lý, Vũ Cát
Tường, Tiên Tiên,... với tư duy âm nhạc mới mẻ, lời bài hát gần gũi với nội dung nói
về những câu chuyện cuộc sống thường nhật, những mối tình lãng mạn hay những
chuyến đi,... đã khiến cho người hâm mộ, đặc biệt là giới trẻ cực kỳ yêu thích. Ưu điểm
lớn nhất của xu thế này đó chính là các nghệ sĩ thể hiện ca khúc cũng chính là nhạc sĩ
của tác phẩm đó, chính điều này sẽ giúp họ có thể bộc lộ tâm tư, tình cảm, truyền tải

9 Danh Anh (2018), “Ca sĩ Mỹ Linh - ‘vươn tới đỉnh cao và lao xuống vực sâu’?”, Báo Tuổi Trẻ Online,
Link: Ca sĩ Mỹ Linh - 'vươn tới đỉnh cao và lao xuống vực sâu'?

10 Nghiêm Ngọc (2018), “Thế hệ nghệ sĩ mới của Vpop: Tự sáng tác, tự hát nhạc của mình”, Tạp chí
tri thức trực tuyến Zing News, Link: Thế hệ nghệ sĩ mới của Vpop: Tự sáng tác, tự hát nhạc của mình.

12
thông điệp của tác phẩm đến với khán giả một cách chân thành nhất, giàu cảm xúc
nhất. Bên cạnh đó, khi một ca sĩ có khả năng tự sáng tác nhạc cho riêng mình thì họ có
thể nắm bắt được điểm mạnh lẫn điểm yếu trong chính giọng hát của họ để điều chỉnh
quãng âm của ca khúc phù hợp với quãng giọng của chính mình. Những ca khúc do thế
hệ trẻ "nhào nặn" có đề tài đa dạng và mang đậm hơi thở cuộc sống như: “Vì tôi còn
sống”, “Mơ”,...

Ngoài thể loại Pop đã quá quen thuộc thì Rock cũng được xem như là một trong
những thể loại nhạc quan trọng trong thời kì này. Thể loại Rock bắt đầu du nhập và
được biết đến nhiều ở Việt Nam từ rất sớm, vào khoảng cuối những năm 1960 và đầu
những năm 1970. Cho đến đầu thế kỉ XXI, thị trường nhạc Rock mới trở nên sôi động
với sự góp mặt của các ban nhạc như: Bức Tường, Microwave, Black Infinity,… Từ
những năm 2010 đến nay, nhạc Rock gắn liền với những cái tên như: Chillies, Cá Hồi
Hoang,… đã mang đến cho âm nhạc Việt Nam làn gió mới. Tuy chặng hành trình phát
triển của nhạc Rock ở Việt Nam ắt sẽ còn nhiều chông gai và gian nan, như nhạc sĩ
Quốc Trung chia sẻ: “Nhạc Rock Việt Nam không thực sự đang chết mà cũng không
thực sự đang sống. Thật ra chưa bao giờ sống thực sự.”11 nhưng thể loại âm nhạc này
luôn có chỗ đứng trong lòng khán giả trẻ nói chung và những người đã và đang yêu
thích nhạc Rock nói riêng.

Thể loại nhạc Rap và Hip Hop cũng trở nên phổ biến ở Việt Nam với các nghệ sĩ
như: Đen Vâu, Suboi,… với nét cá tính riêng biệt mà họ thể hiện trong các sản phẩm
âm nhạc của mình đã khiến người hâm mộ thích thú. Hip Hop/Rap giờ đây không chỉ là
những tác phẩm sơ khai, gây tranh cãi mà chúng đã chinh phục công chúng bằng sự bắt
mắt, đầu tư về hình ảnh, nội dung đa dạng, âm nhạc bắt tai cùng sự trau chuốt về phần
ca từ. Nhất là khi những yếu tố truyền thống - lịch sử được các rapper đưa vào trong
các sáng tác của mình: “Tia sáng cuối cùng” - sự kết hợp của rapper Wowy và NSND
Bạch Tuyết là sự pha trộn giữa yếu tố Hiphop/Rap và nghệ thuật cải lương truyền
thống của Việt Nam. Hoặc tác phẩm “Chú bé loắt choắt” của chàng rapper Dế Choắt
dược phóng tác từ bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi tinh thần bất khuất
của những thanh thiếu niên xung phong trong chiến tranh. Nhờ sự sáng tạo của các nhà
sản xuất và các rapper, Rap còn có thể kết hợp vừa vặn với các thể loại âm nhạc khác

11 Tiến Vũ (2020), “Rock Việt ‘không chết cũng không sống, thật ra chưa bao giờ sống thực sự’”, Báo
Tuổi Trẻ Online, Link: Rock Việt 'không chết cũng không sống, thật ra chưa bao giờ sống thực sự.

13
mà không làm mất đi chất riêng của Hiphop. Vào năm 2020, khi chương trình “Rap
Việt” diễn ra và trở thành một đề tài được bàn tán sôi nổi trên khắp các diễn đàn, các
trang mạng xã hội đã chứng minh được sức hút mãnh liệt của Rap/Hip Hop với khán
giả và tiềm năng vươn xa trong thị trường âm nhạc của thể loại âm nhạc này.
Bên cạnh đó, sự phát triển của những chương trình âm nhạc cũng chính là một
“điểm sáng”, một yếu tố cho thấy thị trường âm nhạc Việt Nam của chúng ta đã có sự
tiếp thu, học hỏi để phát triển theo xu hướng âm nhạc quốc tế trong việc sản xuất các
cuộc thi âm nhạc với quy mô lớn, có sự đầu tư chỉn chu,... tạo ra nhiều cơ hội hơn cho
những tài năng âm nhạc được thể hiện năng lực của mình. Nhiều cuộc thi, giải thưởng
lớn dành cho lĩnh vực âm nhạc liên tiếp được đón nhận, ít nhiều đánh dấu sự trưởng
thành của nhạc Việt trong giai đoạn này. Đây cũng là một đặc điểm cho thấy thị trường
âm nhạc của chúng ta đang nỗ lực học hỏi và bước đầu “bắt kịp” với xu hướng âm nhạc
toàn cầu. Trong đó, nổi bật và được nhắc đến nhiều nhất chính là giải thưởng “Làn
Sóng Xanh” - lễ trao giải được Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức quy mô và thường niên là sân chơi hội tụ các yếu tố: tự do sáng tạo, sự đổi mới và
sự phá vỡ những giới hạn trong âm nhạc Việt, tạo điều kiện cho các nghệ sĩ trẻ thể hiện
tài năng. Chương trình đã thành công thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng,
mở ra xu hướng thị hiếu đối với dòng nhạc trẻ, nhạc trữ tình và trở thành "bệ phóng"
cho sự phát triển của rất nhiều tên tuổi đình đám sau này như: Hồ Quỳnh Hương,
Quang Vinh, Đan Trường, Cẩm Ly, Mỹ Tâm,… Sau thành công rực rỡ của “Làn Sóng
Xanh” thì rất nhiều chương trình âm nhạc cân bằng yếu tố hàn lâm lẫn thị trường ra
đời. Đa số các chương trình đó được mua bản quyền từ nước ngoài nhưng đã có những
tinh chỉnh để phù hợp với đội ngũ ekip sản xuất, thị hiếu công chúng trong nước có thể
kể đến như: “Sao Mai điểm hẹn” (2004), “Bài hát Việt” (2005), “Thần tượng âm
nhạc: Vietnam Idol” (2007), “The Voice - Giọng hát Việt” (2012),… là những ví dụ
tiêu biểu của những chương trình truyền hình âm nhạc đã nhận được sự quan tâm theo
dõi và yêu thích, ủng hộ của công chúng vì bên cạnh yếu tố giải trí, những chương trình
này còn có tính chuyên môn cao khi những ban giám khảo hầu hết đều là các nghệ sĩ tài
năng, có những đóng góp tích cực cho nền âm nhạc trong quá trình hội nhập, phát triển
như: Thanh Bùi, Mỹ Tâm, Thu Minh,… Những chương trình này đã góp phần đem
những bạn trẻ có niềm đam mê với âm nhạc được đến gần hơn với công chúng, trở
thành thế hệ nghệ sĩ mới đầy tiềm năng như: Uyên Linh, Văn Mai Hương, Đức Phúc,

14
Trúc Nhân,...
Tóm lại, với sự đa dạng hóa thể loại cùng sự học hỏi không ngừng, tiếp thu chọn
lọc những yếu tố ngoại lai từ những thị trường âm nhạc nước ngoài để “bắt kịp” với xu
thế phát triển chung của thời đại,... sự phát triển vượt bậc trong giai đoạn mở cửa hội
nhập và hiện đại hóa ở thị trường âm nhạc Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi
nhận và đạt được những cột mốc đáng nhớ, tạo nền tảng vững chắc cho thế hệ âm nhạc
mai sau phát triển đa dạng, mới mẻ, hiện đại nhưng vẫn đậm chất riêng. Giám khảo
của cuộc thi “Bài hát tôi yêu” - nhạc sĩ Thuận Yến vào năm 2004 đã có những nhận xét
tích cực dành cho nền âm nhạc Việt thời hiện đại: “Một lực lượng sáng tác và ca sĩ trẻ
đầy khả năng, chính họ làm cho đời sống âm nhạc phong phú hơn, đáp ứng nhu cầu
thưởng thức đa dạng của người yêu âm nhạc”12.
3.2.2. Những chuyển biến tiến bộ trong thị trường nhạc Việt hiện đại:
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Việt Nam ta đã đón nhận và tiếp thu những
nét văn hóa tiêu biểu của nhân loại. Chính vì vậy, nghệ thuật nước nhà nói chung và
lĩnh vực âm nhạc nói riêng đã có nhiều biến đổi. Năm 1997 được coi là một cột mốc
quan trọng trong nền âm nhạc Việt Nam vì đây là lúc Việt Nam hòa mạng Internet với
thế giới - đây chính là cơ hội nhưng đồng thời cũng dự báo những thách thức đối với
nền âm nhạc đại chúng Việt Nam. Trước tiên về mặt cơ hội, Internet đã mở ra cánh cửa
để người Việt Nam tiếp cận thông tin, kiến thức và tác động từ các nền văn hóa và âm
nhạc nước ngoài. Người nghe có thể dễ dàng tiếp xúc với âm nhạc quốc tế và theo kịp
các xu hướng âm nhạc toàn cầu. Điều này tạo ra tiền đề để người Việt có thể khám phá,
học hỏi và kết hợp các yếu tố âm nhạc ngoại lai để làm phong phú cho âm nhạc nước
nhà cũng như tạo ra thêm một phương thức mới giúp người nghe có thể dễ dàng tiếp
cận các loại hình âm nhạc khác nhau. Sự phát triển của Internet và công nghệ đã ảnh
hưởng đến âm nhạc Việt Nam theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, việc phát triển các
nền tảng âm nhạc trực tuyến như: Itunes, Spotify,… là một trong những cách giúp khán
giả có thể truy cập dễ dàng để tìm kiếm các bài hát, album được phát hành và các video
âm nhạc. Điều này đã giúp cho nghệ sĩ và ban nhạc có thể tiếp cận nhiều hơn nhiều
khán giả hơn, đặc biệt là những khán giả trẻ. Năm 2019, thời điểm dịch Covid bùng
phát, trước sự điêu đứng của âm nhạc truyền thống, không thể tổ chức và ghi hình các

12 Nhiều tác giả (2006), “Trò chuyện với 100 ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam”, TP. Hồ Chí Minh: NXB Văn
hóa Sài Gòn, tr. 428.

15
show diễn thì những ứng dụng nghe nhạc trực tuyến lại bội thu nhờ chiến lược
marketing hiệu quả và ứng dụng công nghệ hiện đại, tạo nên trải nghiệm nghe nhạc
sống động cho người dùng. Điển hình như Spotify tính từ quý 2/2021 đã có 365 triệu
người nghe hàng tháng13. Nhờ vậy, khán giả đã có thể cập nhật những ca khúc mới nhất
được phát hành, nhanh chóng tiếp cận được với các sản phẩm âm nhạc của những nghệ
sĩ mình yêu thích, chỉ cần ngồi ở nhà với những thao tác đơn giản cùng chiếc
smartphone (điện thoại cảm ứng), laptop (máy tính xách tay),... Ngoài ra, nhờ có công
nghệ mà các nhà sản xuất âm nhạc, các nghệ sĩ có thể phát hành các bài hát, các album
có chất lượng cao hơn về mặt âm thanh nhờ vào những thiết bị sản xuất hiện đại cũng
như hình ảnh, nội dung, đi kèm với đó là sự đa dạng, phong phú của các video quảng
bá về sản phẩm âm nhạc.
Bên cạnh đó, sự hợp tác và ảnh hưởng mạnh mẽ của âm nhạc nước ngoài cũng
là một yếu tố cho thấy sự chuyển biến của nhạc Việt. Các thị trường âm nhạc lớn trên
thế giới như âm nhạc Âu Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,.. ngày càng được phổ biến rộng
rãi, được giới trẻ đón nhận. Với tinh thần hậu hiện đại, người Việt ta đã nâng cao chất
lượng âm nhạc của dân tộc bằng cách tiếp nhận và chắt lọc những thành tựu nghệ thuật
thế giới trong tác phẩm của mình từ khâu sản xuất âm thanh, hình ảnh cho đến cách
trình diễn,… Hàng loạt các ban nhạc, nhóm nhạc được đào tạo từ nước ngoài hay theo
định hướng quốc tế cũng xuất hiện ngày càng nhiều cũng là điểm mới lạ khiến người
hâm mộ quan tâm. Không những vậy, âm nhạc Việt Nam còn mở rộng và kết nối được
với âm nhạc thế giới khi liên tục có những sự hợp tác mang tính quốc tế của các nghệ
sĩ trong nước và nước ngoài. Nói về những sự hợp tác này, nhạc sĩ Dương Khắc Linh
cho biết: “Điều này tốt cho nhạc Việt, sẽ có nhiều người tò mò tìm hiểu nhạc Việt hơn.
Những màn hợp tác này càng ngày càng sòng phẳng, luôn là phương án “cùng có
lợi”: Nghệ sĩ trẻ có nhiều cơ hội học hỏi khi hợp tác cùng các ê kíp chuyên nghiệp, còn
nghệ sĩ quốc tế được tiếp cận người hâm mộ tại Việt Nam - một thị trường âm nhạc
khá tiềm năng”14. Hàng loạt các bài hát như: “Danger” - “cú bắt tay” của Thanh Bùi
cùng nhóm nhạc BTS (Hàn Quốc) hay gần đây, chúng ta có ca khúc “Em đồng ý” -

13 Lâm Tuyết Nhi (2022), “Chiến lược Marketing của Spotify: Cá nhân hóa, lấy người dùng làm trung
tâm”, Trang tin Brands Vietnam, Link: Chiến lược Marketing của Spotify: Cá nhân hóa, lấy người dùng làm
trung tâm.

14 Tiếu Tân (2021), “Nghệ sĩ Việt hợp tác quốc tế: Có nâng tầm nhạc Việt”, Báo Sài Gòn Giải Phóng
Online, Link: Nghệ sĩ Việt hợp tác quốc tế: Có nâng tầm nhạc Việt.

16
màn kết hợp đình đám của Đức Phúc cùng ban nhạc 911 (Anh),…
Tóm lại, việc hòa mạng Internet của Việt Nam vào năm 1997 là một sự kiện
quan trọng không chỉ đối với nền âm nhạc đại chúng mà còn đối với văn hóa Việt
Nam. Qua việc được kết nối với thế giới, tiếp cận kiến thức qua Internet, người Việt đã
có cơ hội được khám phá và học hỏi những tri thức mới, nhưng chính điều đó cũng đặt
ra thách thức trong việc làm thế nào để bảo vệ và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc - đây
là một nhiệm vụ quan trọng, một câu hỏi cần lời giải đáp từ các nghệ sĩ để đảm bảo cho
sự phát triển bền vững của âm nhạc Việt Nam.

3.3. Yếu tố ngoại lai trong âm nhạc Việt Nam đương đại:

3.3.1. Sự lấn át của yếu tố ngoại lai đối với yếu tố truyền thống trong nhạc Việt:

Một số ý kiến đã nêu rằng văn hóa ngoại lai đang len lỏi một cách “độc hại” và
phá hủy “thuần phong mỹ tục” của nền âm nhạc Việt. Âm nhạc quốc tế từ khi tràn đến
thị trường âm nhạc Việt đến nay vẫn luôn mang đến cho khán giả những làn gió tươi
mới và cuốn hút. Với nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc, âm nhạc của họ luôn có điểm
nhấn, đặc sắc, chuyên nghiệp và có sức hút lớn đến khán giả trong - ngoài nước, minh
chứng điển hình là thị trường Kpop sôi động với nhiều ca sĩ, ban nhạc nổi tiếng. Nền
âm nhạc Nhật Bản với những MV âm nhạc độc lập dùng giọng hát của ca sĩ ảo
Vocaloid trên nền anime đặc sắc và độc đáo, tràn đầy cảm xúc, đẹp - hay - mới mẻ đã
đánh động đến nhiều tâm hồn yêu âm nhạc trên trường quốc tế. Dòng nhạc Âu Mỹ thì
lại gây ấn tượng mạnh đến thị trường âm nhạc quốc tế ở sự cá tính, độc đáo riêng ở
mỗi nghệ sĩ, đa dòng nhạc - đa sắc màu. Bởi tính lôi cuốn trong mỗi dòng nhạc ngoại
quốc, không ít nghệ sĩ Việt đã có sự tiếp thu văn hóa ngoại quốc, đưa nó vào trong giai
điệu - lời ca của mình. Nhưng cũng có không người có biểu hiệu lạm dụng các yếu tố
văn hóa ngoại lai, họ bắt đầu “sao chép” lại gu ăn mặc, phong thái, cử chỉ - điệu bộ của
các nghệ sĩ nước ngoài, đến cách đặt nghệ danh cũng phải đặt sao cho thật “ngoại”. Ví
dụ những cái tên na ná Tây, Hàn,... và không có yếu tố Việt nào như: Jaykii, Erik, Mie,
Will,…xuất hiện ngày càng nhiều trong giới giải trí Việt. Ông Phạm Đình Thắng
(nguyên Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch)
cho rằng: “Thực tế chưa có quy định nào cấm việc nghệ sĩ lấy nghệ danh ngoại.
Nhưng nếu các bạn nghệ sĩ trẻ lạm dụng nghệ danh ngoại sẽ trở nên phản cảm. Các

17
bạn hãy cân nhắc khi chọn và nên lấy cái tên nào mà phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ
của nước mình.”15

Ngoài ra, việc lạm dụng tiếng nước ngoài (phần lớn là tiếng Anh) vào các ca
khúc Việt cũng là một hiện tượng bào mòn sự trong sáng của tiếng Việt. Không thể
phủ nhận sự thú vị khi pha trộn một chút yếu tố ngoại ngữ vào các sáng tác Việt và
hiệu ứng mang lại là sự đón nhận và ưa chuộng của khán giả. Lấy ví dụ như ca khúc
“See Tình” của Hoàng Thùy Linh khi pha lẫn một chút tiếng Anh: “Bae, bae, bae,
bae. Em nói từ đầu, baby, can you stay?” đã khiến cho khán giả trong - ngoài nước
“phát sốt” vì độ bắt tai của nó. Tuy nhiên, cũng có không ít những trường hợp những
nghệ sĩ đã đi quá giới hạn, thêm vào đó là những ca từ ngoại ngữ chiếm phần lớn trong
ca khúc có phần nhố nhăng, xem nhẹ tiếng Việt như “Sashimi” của Chi Pu: “Mới đây,
Chi Pu trở lại với hai MV là Black Hickey và Sashimi. Chưa bàn đến kỹ thuật âm
nhạc, một điểm chung của sản phẩm lần này là hàng loạt những hình ảnh gợi cảm
“nặng đô” đến mức dung tục”16. Song song đó, những nghi vấn về việc nghệ sĩ Việt
bắt chước, vay mượn cách điều âm, phối khí, giai điệu đến sao chép ý tưởng video ca
nhạc vẫn luôn tồn tại trong giới âm nhạc Việt. Có thể điểm danh qua một số ca khúc bị
dính nghi vấn “đạo” như: ca khúc “Tình nhân ơi” của Châu Đăng Khoa bị phát hiện có
nhiều điểm tương đồng với “Nước mắt” của nhóm nhạc V4Men (Hàn Quốc),... Nhạc
sĩ Nguyễn Văn Chung nêu lên quan điểm: “Các sáng tác mới của nhiều nhạc sĩ trẻ
hiện giờ đa số là cố tình “vay mượn” ý tưởng hay giai điệu nào đó. Không ít nghệ sĩ
trẻ đang bị cuốn theo xu hướng, trào lưu, bởi khi họ thấy bài hát hay dòng nhạc nào
đó đang nổi thì sẽ sáng tác một bài hát gần giống với bản gốc, hoặc có chỉnh sửa chút
ít, để nhanh chóng được nổi tiếng theo và thu được lợi nhuận cao.” 17 Từ đó, có thể
thấy xu hướng chạy theo thị trường thương mại âm nhạc của các nghệ sĩ Việt. Đây là
một trong những biểu hiện của sự lấn át văn hóa. Không khó để thấy các sáng tác hiện
nay phần lớn dựa trên thị hiếu của khán giả, nhiều sản phẩm âm nhạc không được chau
chuốt về mặt nội dung, bị công nghiệp hóa, thiếu chiều sâu, và tất yếu không có sự

15 Dạ Ly (2018), “‘Quốc tế hóa’ nghệ danh hay sính ngoại?”, Báo Thanh Niên, Link: ‘Quốc tế hóa’
nghệ danh hay sính ngoại?

16 Hồng Hạnh (2022), "Sự lệch lạc "đội lốt" nghệ thuật", Báo Văn hóa, Link: Sự lệch lạc “đội lốt” nghệ
thuật.
17 Phan Cao Tùng (2020), “Nhạc Việt tiếp tục bị tố đạo nhái”, Báo Thanh Niên, Link: Nhạc Việt Tiếp
tục bị tố đạo nhái.

18
sáng tạo nghệ thuật. Cùng với đó, nhiều loại hình âm nhạc cổ truyền dần trở nên thiếu
vắng người nghe, người xem khiến các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực này gặp không
ít khó khăn. Ca sĩ, nhạc sĩ lại “mọc lên như nấm”, không qua đào tạo chính quy, thiếu
chuyên nghiệp, từ đó những tiêu chuẩn của công chúng đối với những người nghệ sĩ ấy
dần trở nên dễ dãi và chuyển sang những yếu tố như ngoại hình, tính khôn khéo,... sau
cùng mới đến giọng ca.
Lại bàn về xu hướng thưởng thức âm nhạc của giới trẻ hiện nay, họ bị ảnh
hưởng và thu hút bởi những phong cách du nhập từ nước ngoài mà “quay lưng” với
kho tàng âm nhạc dân tộc. Và khi họ theo đuổi con đường nghệ thuật lại luôn đặt các
loại hình âm nhạc hiện đại lên hàng đầu thay vì tìm về với những nhạc cụ - âm nhạc
truyền thống. Các loại hình âm nhạc nước nhà như dân ca quan họ, hát xoan, ví dặm,…
vốn là một trong những sản phẩm văn hóa cổ truyền của dân tộc mà đang được những
nghệ sĩ trẻ làm mới trong các sản phẩm âm nhạc của họ nhằm thu hút khán giả. Song,
việc tìm hiểu đa phần lại thiếu chỉn chu, vô tình tuyên truyền những thông tin sai lệch
cho khán giả trẻ về các loại hình này. Vì vậy, bên cạnh những tác động tích cực mà ảnh
hưởng ngoại lai đem lại còn có nguy cơ lấn át bản sắc văn hóa dân tộc đối với âm nhạc
truyền thống.

3.3.2. Nỗ lực trong việc cân bằng giữa tiếp thu các yếu tố ngoại lai và gìn giữ nét
đẹp văn hóa truyền thống trong nền âm nhạc Việt Nam:
Thời buổi hiện đại hóa, toàn cầu hóa bên cạnh việc đem lại những ảnh hưởng
tích cực thì cũng đồng thời mang lại không ít thách thức cho nhạc Việt, đặt dấu chấm
hỏi trong việc làm thế nào để cân bằng giữa duy trì bản sắc văn hóa dân tộc và thu hút
thị hiếu khán giả. Sự truy cập dễ dàng của Internet cùng với lượng thông tin khổng lồ
có thể xảy ra hiện tượng mất mát bản sắc văn hóa dân tộc khi âm nhạc nước ngoài trở
nên phổ biến hơn. Điều này có thể dẫn đến việc âm nhạc nước ngoài trở nên áp đảo
nhạc Việt và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi người Việt dần không còn
yêu nhạc Việt và chính âm nhạc dần mất đi vẻ đẹp đặc trưng của âm nhạc truyền thống
Việt Nam. Để cân bằng giữa yếu tố ngoại lai và bản sắc dân tộc trong âm nhạc Việt
Nam sau khi hòa mạng Internet vào năm 1997, các nghệ sĩ và nhạc sĩ đã tìm cách bản
địa hóa những ảnh hưởng ngoại lai bằng việc kết hợp yếu tố âm hưởng dân gian với
âm nhạc quốc tế, ví dụ ca sĩ Trần Thu Hà đã kết hợp thành công nét đẹp của âm nhạc
truyền thống Việt Nam với thể loại Electronic/Ambient của phương Tây - một chất liệu
19
âm nhạc tuy không mới nhưng ở thị trường âm nhạc Việt Nam thì chưa có, thể hiện tư
duy âm nhạc hết sức khác biệt, độc đáo của một nghệ sĩ chân chính và đầy đam mê
trong album Đối thoại 06: “Sự tương phản trong tính chất âm nhạc là thế mạnh của
Đối thoại 06 - album dùng trip hop/ambient làm phong cách chủ đạo và rất chú trọng
đến chất lượng thu thanh. Tôi vẫn trung thành với ý tưởng sử dụng công nghệ để làm
nền cho âm hưởng nhạc Việt. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được. Tôi tự tin
rằng Đối thoại 06 không giống bất cứ album nào trước đây của tôi và trên thị trường
nhạc Việt lâu nay. Các ca khúc phần lớn của nhạc sĩ Trần Tiến như: “Quê nhà”,
“Mưa bay tháp cổ”, “Ra ngõ”, “Mà yêu”,... ít nhiều quen thuộc nhưng chúng được
vang lên với một cảm xúc khác biệt. Có thể nói rằng chúng gần gũi với kiểu nhạc của
Enigma, Depeche Mode, Goldfrapp,... là những ban nhạc theo dòng
electronic/ambient. Một phong cách nhạc không mới với thế giới nhưng chưa có trong
thị trường nhạc Việt”18.
Hay trong khoảng thời gian gần đây, việc cách tân âm nhạc trong nước bằng
cách dung hòa các yếu tố mới mẻ, hiện đại của âm nhạc nước ngoài đã trở thành một
xu hướng của nền âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là sau năm 2010. Bắt đầu từ việc nhìn
nhận để học hỏi, tiếp thu những điểm tích cực của âm nhạc nước ngoài để sáng tạo, sản
xuất những tác phẩm âm nhạc chỉn chu hơn, đầu tư hơn cho đến sự xuất hiện của một
thế hệ nghệ sĩ trẻ tiềm năng đã cho "ra đời" những tác phẩm kết hợp giữa giai điệu
phương Tây hiện đại với âm nhạc truyền thống, cho đến việc tái hiện và tôn vinh
những giá trị dân tộc. Tất cả đã góp phần tạo nên một nền âm nhạc Việt Nam phát triển
đa dạng, dần hội nhập với các thị trường âm nhạc khác trên thế giới.
Tiêu biểu, ta thấy ca sĩ Hoàng Thùy Linh đã lựa chọn hướng đi tự mình thử
nghiệm, kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại, khai thác những chất liệu văn học
Việt Nam và các yếu tố văn hóa có giá trị truyền thống vào trong sản phẩm của mình.
Điều này làm sống lại những tác phẩm văn học theo phương thức mới, mang dấu ấn
của thời đại mới và cũng là thứ khiến cho người trẻ có một góc nhìn mới lạ hơn về âm
nhạc cũng như về văn hóa, văn học Việt Nam. Từ năm 2016, khi cho ra mắt bài hát
“Bánh trôi nước” - sản phẩm lấy cảm hứng từ bài thơ cùng tên của nữ thi sĩ Hồ Xuân
Hương nhằm tôn vinh và ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam đã khiến giới báo

18 Thùy Trang (2006), “Ca sĩ Trần Thu Hà và Đối thoại 06”, Báo Người Lao Động, Link: Ca sĩ Trần
Thu Hà và Đối thoại 06.

20
chí tốn không ít giấy mực. Sau sự thành công của “Bánh trôi nước”, công chúng lại
tiếp tục bùng nổ khi nữ ca sĩ cho ra mắt album Hoàng với các ca khúc như: “Tứ phủ”,
“Kẻ cắp gặp bà già”, “Duyên âm”,… hàng loạt các yếu tố dân gian và mang đậm màu
sắc văn hóa Việt. Đặc biệt là ca khúc “Để Mị nói cho mà nghe” với sự kết hợp của
một chút nhạc R&B, Rap cùng nhạc điện tử sôi động, mang âm hưởng dân gian Tây
Bắc với tiếng kèn, tiếng sáo cùng các hình ảnh MV được lấy từ các tác phẩm văn học
như: “Vợ chồng A Phủ”, “Chí Phèo”,… đã khuấy đảo cộng đồng mạng. Không dừng
lại ở đó, Hoàng Thùy Linh lại một lần nữa khiến giới mộ điệu âm nhạc Việt Nam “điên
đảo” khi cho ra mắt ca khúc “See tình” với cảm hứng từ những đặc trưng của văn hóa
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cùng giai điệu dance-pop bắt tai, ca từ dễ thuộc,
không quá cầu kỳ. “See tình” còn chứng minh sự thành công của mình khi gây tiếng
vang trên khắp thế giới. Ở Hàn Quốc, nữ vận động viên bóng chuyền Lee Dahyeon đã
ăn mừng bàn thắng của đội mình bằng cách nhảy ca khúc này. Trên nền tảng mạng xã
hội Tiktok, các bạn trẻ từ Thái Lan cho đến Trung Quốc, Nhật Bản,... cũng không thể
thoát khỏi sức hấp dẫn của “See tình” khi có hơn vài trăm, vài nghìn video được quay
trên nền nhạc này đã thu hút hàng triệu lượt xem. Có thể thấy, nữ ca sĩ đã rất nỗ lực
trong mang những âm điệu dân gian đến gần với công chúng hơn. Việc kết hợp yếu tố
truyền thống, văn hóa Việt Nam vào sản phẩm âm nhạc của Hoàng Thùy Linh đã góp
phần tạo nên sự phong phú cho nền âm nhạc Việt Nam. Đồng thời, cô còn góp phần
mang âm nhạc Việt Nam ra thị trường quốc tế, giúp người yêu âm nhạc trên toàn thế
giới có thể tiệm cận gần hơn với âm nhạc Việt Nam. Khi xem các tác phẩm âm nhạc
mà Hoàng Thùy Linh đem đến, giới trẻ như được truyền một nguồn động lực để khám
phá nền văn học Việt Nam nói riêng và nền văn hóa nước nhà nói chung. Hoàng Thùy
Linh đã làm tốt vai trò của một nghệ sĩ khi không ngại tìm hiểu và khai thác các giá trị
văn hóa truyền thống thông qua các sản phẩm âm nhạc của mình.
Hiện nay, có nhiều nghệ sĩ trẻ lựa chọn việc đưa yếu tố văn hóa dân tộc vào sản
phẩm của mình đã tạo nên một làn gió mới mang hơi thở thời đại. Không chỉ có Hoàng
Thùy Linh mà còn rất nhiều ca sĩ như: Hòa Minzy, Bích Phương, Phương Mỹ Chi,...
đã khéo léo mang “hơi thở” của văn hóa dân tộc vào trong các ca khúc của mình. Hàng
loạt các sản phẩm âm nhạc như: “Nói thương nhau thì đừng làm trái tim em đau” của
ca sĩ Bích Phương đã thu hút công chúng không chỉ về phần nhạc mà về mặt hình ảnh
với video ca nhạc đã thể hiện những nét văn hoá đặc trưng của người Dao đỏ từ trang

21
phục bắt mắt, khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở vùng Cao Bằng cho đến việc
tái hiện đám cưới truyền thống của họ,... Hay tác phẩm “Đẩy xe bò” mới vừa ra mắt
ngày 21/06/2023 của Phương Mỹ Chi, lấy cảm hứng từ tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà
văn Kim Lân, kết hợp với nhạc EDM và âm hưởng từ dân ca quan họ. Tất cả đã được
lồng ghép một cách lôi cuốn, nhẹ nhàng và thành công trong việc truyền tải các giá trị
truyền thống của văn hóa dân tộc đến với khán giả,...
Nguồn cảm hứng từ chất liệu dân gian, lịch sử mang đậm yếu tố dân tộc chính là
một kho tàng quý giá. Nếu biết khai thác và đưa vào tác phẩm của mình một cách đúng
đắn và chỉn chu, người nghệ sĩ phần nào đó có thể tạo nên một dấu ấn riêng biệt trên
con đường nghệ thuật. Việc xuất hiện các sản phẩm âm nhạc có lồng ghép chất liệu
dân gian, lịch sử, văn hóa là một điểm đáng mừng cho lĩnh vực âm nhạc đại chúng
Việt Nam. Các nghệ sĩ trẻ đã góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa Việt, bên cạnh đó là
thể hiện lòng yêu nước, truyền cảm hứng cho các bạn trẻ thêm yêu quê hương dân tộc,
tạo được cảm xúc cho người nghe. Việc tạo ra những sản phẩm này chính là góp phần
truyền bá giá trị truyền thống đến gần hơn với thế hệ trẻ. Hướng đi này đã và đang góp
phần phát triển và đưa âm nhạc Việt Nam ra với thế giới và làm giàu thêm những nét
đặc sắc, tinh hoa của âm nhạc bản địa.

3.4. Ý nghĩa trong việc tiếp thu và gìn giữ nét đẹp văn hóa trong nền âm nhạc:

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, trước nguy cơ đánh mất bản sắc văn
hóa và nền âm nhạc cổ truyền, có những người nghệ sĩ trẻ vẫn nuôi hoài bão về sự níu
giữ những giá trị dân tộc và từng bước thực hiện hóa nó. Từ đó, họ mang bản sắc văn
hóa - yếu tố dân gian đi vào âm nhạc đương đại, đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức
thể hiện. Có nhiều sự kết hợp đã diễn ra, dáng dấp của nhiều tác phẩm văn học, mảnh
ghép văn hóa đã xuất hiện trong ca từ của người ca sĩ, âm hưởng âm nhạc truyền thống
lấp ló sau lớp mành giai điệu của nhiều ca khúc. Có thể thấy, âm nhạc không chỉ là nơi
thể hiện những cảm xúc lãng mạn của người nghệ sĩ mà còn là nơi tôn vinh, gợi nhớ về
những vẻ đẹp riêng biệt mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Nhà nghiên cứu Nguyễn
Quang Long cho rằng xu hướng mang yếu tố truyền thống vào âm nhạc đương đại là
một trong những giải pháp để nền âm nhạc Việt Nam thoát ly khỏi cái mác “sao chép”
- vay mượn các yếu tố văn hóa nước ngoài. Đồng thời, điều đó cũng phản ánh một thực
tế rằng chỉ có âm nhạc dân tộc đã qua cải biên cho phù hợp với thị hiếu của thời đại
22
mới tạo nên được sức hút lớn đối với công chúng. Tác giả Trần Mỹ Hiền thực hiện đã
đưa ra một số thực trạng chứng minh rằng khán giả tìm đến âm nhạc cổ truyền vì tò mò
chứ không phải yêu thích: “Người ta đến Huế đi thuyền trên sông Hương để nghe Ca
Huế, hay dịp đầu năm đi Hội Lim để nghe Quan họ, vào miền Nam để nghe Cải lương.
Các trích đoạn chèo được diễn ở sân khấu khu phố cổ dành cho du khách nước ngoài,
người nghệ sĩ biểu diễn hát văn trên phố đi bộ ở khu phố cổ Hà Nội, dăm ba quán trà
đạo trên khu phố cổ Hội An mời nghệ sĩ chơi âm nhạc dân tộc vào mỗi tối… đa phần
âm nhạc cổ truyền đang được gắn với du lịch.” 19. Vậy nên, sự lưu giữ những giá trị
văn hóa trong nền âm nhạc chỉ có thể mang tính tương đối, không thể tránh khỏi việc
bản sắc dân tộc trong nền âm nhạc truyền thống có đôi nét phai mờ đi.
Dù vậy, nếu sự đổi mới, sáng tạo trên nền nhạc dân tộc có thể góp phần lưu giữ
các yếu tố văn hóa, tạo nên sự quan tâm nhất định đến công chúng thì đó chính xác là
giải pháp tất yếu cho vấn đề làm thế nào để cân bằng giữa “cái mới” và “cái cũ”. Có
được suy nghĩ này, nhạc sĩ Trần Hoàn đã có đôi lời nhắn nhủ thế hệ trẻ: “Tôi nghĩ rằng
Nghị quyết Trung ương 5 đã chỉ rõ, chúng ta cần bảo tồn nghệ thuật dân tộc truyền
thống, cần tìm tòi sáng tạo và phát huy chứ không bắt chước phương Tây. Việc luôn
luôn gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc. Tìm cái mới nhưng phải có sàng lọc. Nếu
sáng tạo mà thỏa mãn với chính mình thì sẽ tàn lụi nhanh chóng. Hãy làm sáng tạo
luôn xanh tươi như cây đời vì nghệ thuật vô biên.”20
Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện cho những nghệ nhân đang mang trên mình
nhiệm vụ giữ gìn âm nhạc cổ truyền cũng là một điều cấp thiết. Bởi loại hình âm nhạc
này ngày càng ít người quan tâm, ít người nghe - cảm, dẫn đến thu nhập của người
nghệ sĩ cũng trở nên bèo bọt hơn. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ
bộc bạch: “Muốn phục hồi và lưu giữ phải có kinh phí”21. Vì vậy, để những nghệ nhân
an tâm gắn bó với nghề, giữ lửa nghề, truyền nghệ, truyền nghệ thì cần có sự hỗ trợ đắc
lực không chỉ với một vài cá nhân, vài trung tâm - tổ chức mà là tất thảy những cơ sở
có liên quan đến văn hóa - giáo dục, từ Trung ương đến địa phương.

19 Trần Mỹ Hiền (2002), “Diễn đàn văn học - nghệ thuật âm nhạc dân tộc có lạc lõng trong cuộc sống
hiện đại”, Báo Công An Nhân Dân Online, Link: Diễn đàn văn học - nghệ thuật âm nhạc dân tộc có lạc lõng
trong cuộc sống hiện đại.
20 Nhiều tác giả (2006), Trò chuyện với 100 ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh: NXB Văn hóa
Sài Gòn, tr. 141.
21 Trần Mỹ Hiền (2002), “Diễn đàn văn học - nghệ thuật âm nhạc dân tộc có lạc lõng trong cuộc sống
hiện đại”, Báo Công An Nhân Dân Online, Link: Diễn đàn văn học - nghệ thuật âm nhạc dân tộc có lạc lõng
trong cuộc sống hiện đại.

23
KẾT LUẬN:

Qua quá trình vận động của thời gian, âm nhạc nước ngoài đã, đang và sẽ không
ngừng du nhập vào nước ta, tạo nên màu sắc đa văn hóa và phát triển song hành cùng
âm nhạc bản địa. Vào từng giai đoạn, từng thời kỳ khác nhau, sự tiếp biến của nhạc
ngoại quốc đối với nền văn hóa Việt Nam đều có sự tác động rõ rệt đến thói quen tiếp
nhận âm nhạc của đại chúng. Tuy nhiên, song song với những đổi mới do tiếp nhận
nhạc ngữ nước ngoài vào nền âm nhạc Việt Nam, các thể loại âm nhạc truyền thống
vẫn cần được gìn giữ, bảo tồn để có thể phát triển. Quá trình bản địa hóa dần hình
thành như một quy luật tất yếu cho việc hòa nhập giữa âm nhạc ngoại lai và âm nhạc
truyền thống trong nước, hình thành những sản phẩm âm nhạc độc đáo vừa mang màu
sắc dân tộc, vừa mới mẻ và mang màu sắc cá nhân theo xu thế chung của thời đại.
Mặc dù vậy, hiện tượng lai căng văn hóa trong quá trình tiếp nhận và sáng tạo
âm nhạc vẫn đang diễn ra ngày một trầm trọng. Giới trẻ luôn là đối tượng nhanh nhạy
trong việc tiếp thu những cái mới, đồng thời cũng đang là tầng lớp tinh hoa được kế
thừa nền giáo dục tân tiến của nước nhà trong những năm tháng hòa bình và độc lập.
Bởi vì thế, trách nhiệm đặt lên vai của những người trẻ - kể cả người tiếp nhận và nghệ
sĩ sáng tạo là phải luôn tìm tòi tiếp thu và chọn lọc những điều quý giá từ âm nhạc
quốc tế để chuyển biến và làm giàu cho nền âm nhạc Việt Nam. Trong xã hội 4.0 khi
xu thế toàn cầu đang chi phối gần như mọi mặt của đời sống từ vật chất đến tinh thần,
thì sự cương quyết giữ gìn những bản sắc văn hóa dân tộc, quyết bài trừ những văn hóa
lai căng đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do đó, việc gìn giữ bản sắc và nét đẹp
của văn hóa dân tộc trong âm nhạc, không chỉ là để nâng cao tinh thần dân tộc trong
quá trình tiếp nhận âm nhạc đối với đại chúng, mà còn là để giữ vững đất nước trong
tình thế vẫn đang phải đấu tranh không ngừng đối với các âm mưu “diễn biến hòa
bình” của ngoại bang trên mặt trận văn hóa. Vì vậy, việc cân bằng giữa “cũ” và “mới”,
giữa “truyền thống” và “hiện đại” trong văn hóa âm nhạc hiện hành vẫn luôn là nhiệm
vụ xuyên suốt không ngừng của cả người sáng tạo nghệ thuật, giới nghiên cứu phê bình
và cả đối tượng tiếp nhận thuộc về đông đảo quần chúng. Trích theo lời của nghệ sĩ
Trần Mạnh Tuấn: "Một khi âm nhạc dân gian nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung
bị mai một hoặc bị biến dạng trước các trào lưu đương đại của thế giới, thì tất yếu

24
chúng ta mất sức đề kháng và dễ có nguy cơ bị nô dịch bởi văn hóa ngoại bang"22.

22 Nhiều tác giả (2006), Trò chuyện với 100 ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh: NXB Văn hóa
Sài Gòn, tr. 369.

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Danh Anh (2018), “Ca sĩ Mỹ Linh - ‘vươn tới đỉnh cao và lao xuống vực sâu’?”, Báo
Tuổi Trẻ Online, Link: Ca sĩ Mỹ Linh - 'vươn tới đỉnh cao và lao xuống vực sâu'?
[2] Nguyễn Thị Minh Châu (2020), “Âm nhạc Việt Nam 1975 - 2020: Những đổi thay từ
góc nhìn quản lý âm nhạc”, Trang thông tin điện tử tổng hợp Văn nghệ Đà Nẵng, Link:
Âm nhạc Việt Nam 1975 - 2020: Những thay đổi từ góc độ quản lý âm nhạc.
[3] Hồng Hạnh (2022), "Sự lệch lạc "đội lốt" nghệ thuật", Báo Văn hóa, Link: Sự lệch lạc
“đội lốt” nghệ thuật.
[4] Trần Mỹ Hiền (2002), “Diễn đàn văn học - nghệ thuật âm nhạc dân tộc có lạc lõng
trong cuộc sống hiện đại”, Báo Công An Nhân Dân Online, Link: Diễn đàn văn học - nghệ
thuật âm nhạc dân tộc có lạc lõng trong cuộc sống hiện đại.
[5] ThS. Nguyễn Thị Phương Hoa (2021), “Nhạc nhẹ Việt Nam - Quá trình hình thành và
phát triển”, Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn, số 73.
[6] Nguyễn Thụy Kha (2017), Thế kỷ âm nhạc Việt Nam: Một thời hòa bình, Hà Nội:
NXB Văn học.
[7] Dạ Ly (2017), “Nhạc ngoại lời Việt thời vang bóng: Trào lưu Việt hóa nhạc trẻ”, Báo
Thanh Niên, Link: Nhạc ngoại lời Việt thời vang bóng: Trào lưu Việt hóa nhạc trẻ.
[8] Dạ Ly (2018), “‘Quốc tế hóa’ nghệ danh hay sính ngoại?”, Báo Thanh Niên, Link:
‘Quốc tế hóa’ nghệ danh hay sính ngoại?
[9] Mi Ly (2021), “Phượng Hoàng - ‘The Beatles Sài Gòn’ lẫy lừng một thuở”, Báo Tuổi
Trẻ Online, Link: Phương Hoàng - 'The Beatles Sài Gòn' lẫy lừng một thuở".
[10] Nghiêm Ngọc (2018), “Thế hệ nghệ sĩ mới của Vpop: Tự sáng tác, tự hát nhạc của
mình”, Tạp chí tri thức trực tuyến Zing News, Link: Thế hệ nghệ sĩ mới của Vpop: Tự
sáng tác, tự hát nhạc của mình.
[11] Lâm Tuyết Nhi (2022), “Chiến lược Marketing của Spotify: Cá nhân hóa, lấy người
dùng làm trung tâm”, Trang tin Brands Vietnam, Link: Chiến lược Marketing của Spotify:
Cá nhân hóa, lấy người dùng làm trung tâm.
[12] PGS.TS. Bùi Hoài Sơn (2021), “Sự phát triển trong quan điểm của Đảng về văn hóa”,
Tạp chí Tuyên giáo, Link: Sự phát triển trong quan điểm của Đảng về văn hóa.
[13] Tiếu Tân (2021), “Nghệ sĩ Việt hợp tác quốc tế: Có nâng tầm nhạc Việt”, Báo Sài
Gòn Giải Phóng Online, Link: Nghệ sĩ Việt hợp tác quốc tế: Có nâng tầm nhạc Việt.
[14] Quý Thích (2022), “Thống nhất đất nước và hòa giải dân tộc”, Tạp chí Điện tử Luật
sư Việt Nam, Link: Thống nhất đất nước và hòa giải dân tộc.
[15] Thùy Trang (2006), “Ca sĩ Trần Thu Hà và Đối thoại 06”, Báo Người Lao Động,
Link: Ca sĩ Trần Thu Hà và Đối thoại 06.
[16] Phan Cao Tùng (2020), “Nhạc Việt tiếp tục bị tố đạo nhái”, Báo Thanh Niên, Link:
Nhạc Việt Tiếp tục bị tố đạo nhái.
[17] Tiến Vũ (2020), “Rock Việt ‘không chết cũng không sống, thật ra chưa bao giờ sống
thực sự’”, Báo Tuổi Trẻ Online, Link: Rock Việt 'không chết cũng không sống, thật ra
chưa bao giờ sống thực sự.
[18] Nhiều tác giả (2006), “Trò chuyện với 100 ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam”, TP. Hồ Chí
Minh: NXB Văn hóa Sài Gòn.

26

You might also like