You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

BẮC GIANG NĂM HỌC 2022 - 2023


MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10 - THPT
Thời gian làm bài: 45 phút,không kể thời gian giao đề
(Đề gồm có 02 trang)

Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ...................

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)


Câu 1. Các loại chữ viết như: Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ,... được sáng tạo trên cơ sở học tập loại chữ viết nào?
A.Chữ Hán của người Trung Quốc.
B.Chữ Phạn, chữ Pa-li của người Ấn Độ.
C.Chữ tượng hình của người Ai Cập.
D.Chữ Nôm của người Việt.
Câu 2. Dựa trên nền tảng nào, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra kho tàng văn học dân gian phong phú, đa
dạng?
A.Tiếp thu văn học Trung Hoa. B.Văn minh nông nghiệp lúa nước.
C.Tiếp thu văn minh Ấn Độ. D.Ảnh hưởng văn minh bên ngoài.
Câu 3. Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là
A.nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc.
B.bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền.
C.nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.
D.bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận.
Câu 4. Thời nhà Nguyễn đã thành lập cơ quan nào chuyên sưu tầm, lưu giữ và biên soạn các bộ sử chính
thống?
A.Quốc sử viện. B.Quốc Tử Giám. C.Cục Bách tác. D.Quốc sử quán.
Câu 5. Tác phẩm nào sau đây viết bằng chữ Nôm?
A.Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác). B.Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
C.Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi). D.Chiếu dời đô (Lý Thái Tổ).
Câu 6. Ngày 4/4/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ hội nàocủa người Chăm vào danh
mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?
A.Lễ hội Nghinh Ông. B.Lễ hội Lồng Tồng.
C.Lễ hội đền Hùng. D.Lễ hội Katê.
Câu 7. Thời kì tồn tại của quốc gia Đại Việt (Việt Nam), thời kì Ăng-co (Cam-pu-chia), Vương quốc Su-
khô-thay (Thái Lan), Pa-gan (Mi-an-ma)…phản ánh giai đoạn lịch sử nào của khu vực Đông Nam Á?
A.Giai đoạn bị xâm lược và nô dịch.
B.Giai đoạn phát triển rực rỡ.
C.Giai đoạn hình thành quốc gia đầu tiên.
D.Giai đoạn suy vong.
Câu 8. Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á?
A.Hin-đu giáo, Công giáo. B.Phật giáo, Hin-đu giáo.
C.Phật giáo, Công giáo. D.Hồi giáo, Nho giáo.
Câu 9. Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của nền văn minh nào?
A.Phương Tây. B.Đông Nam Á. C.Trung Quốc. D.Ấn Độ.
Câu 10. Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo, nhìn chung các tôn giáo ở đây
A.không thể cùng tồn tại, phát triển lâu dài.
B.phát triển độc lập, đôi lúc có xung đột.
C.cùng tồn tại và phát triển hòa hợp.
D.cùng tồn tại, phát triển nhưng ít hòa hợp.

1/2 - Mã đề 503
Câu 11. Hình ảnh dưới đây khiến em nhớ tới quốc gia cổ đại nào?

A.Phù Nam. B.Cham-pa. C.Âu Lạc. D.Văn Lang.


Câu 12. Công trình kiến trúc nào dưới đây là của Cam-pu-chia?
A.Đền Ăng-coVat. B.Tháp Thạt Luổng.
C.Đền Bô-rô-bu-đua. D.Khu đền tháp Mỹ Sơn.
Câu 13. Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Thừa Thiên Huế) là những làng nghề nổi
tiếng trong lĩnh vực nào?
A.Điêu khắc gỗ. B.Tranh dân gian. C.Gốm sứ. D.Đúc đồng.
Câu 14. “Tam giáo đồng nguyên” là sự kết hợp hài hoà giữa các tư tưởng, tôn giáo nào?
A.Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.
B.Nho giáo, Phật giáo, Công giáo.
C.Phật giáo, Bà La Môn giáo, Nho giáo.
D.Phật giáo, Ấn Độ giáo, Công giáo.
Câu 15. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào?
A.Văn hóa Đông Sơn. B.Văn hóa Sa Huỳnh.
C.Văn hóa Đồng Nai. D.Văn hóa Óc Eo.
Câu 16. Thời nhà Lý đã ban hành bộ luật nào dưới đây?
A.Hoàng Việt luật lệ. B.Quốc triều hình luật.
C.Hình luật. D.Hình thư.
Câu 17. Nhận xét nào dưới đây là đúng về đặc điểm của các nền văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam?
A.Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ.
B.Chỉ chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa.
C.Chỉ có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.
D.Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa bên ngoài.
Câu 18. “Những kẻ ăn trộm trâu của công thì xử 100 trượng, 1 con phạt thành 2 con". (Trích Chiếu của vua
Lý Thánh Tông trong Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, NXB Khoa học xã hội, 1967, tr. 232)
Đoạn trích trên thể hiện chính sách nào của Vương triều Lý?
A.Quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
B.Nhà nước độc quyền trong chăn nuôi trâu bò.
C.Bảo vệ trâu bò cho các gia đình nghèo.
D.Bảo vệ nguồn nguyên liệu cho nghề thủ công.
Câu 19. Thời văn minh Đại Việt, làng Thổ Hà (Bắc Giang) đã nổi tiếng với nghề gì?
A.Nấu rượu. B.Làm gốm. C.Dệt vải. D.Đúc đồng.
Câu 20. Hình thành trên địa bàn chủ yếu các tỉnh miền Trung ngày nay, trên sơ sở nền văn hóa Sa Huỳnh, là
những người nói tiếng Môn cổ. Những thông tin trên nhắc đến quốc gia cổ đại nào?
A.Âu Lạc. B.Văn Lang. C.Phù Nam. D.Cham-pa.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
Nêu những nét chính về đời sống tinh thần (tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật, âm nhạc) của cư dân
Văn Lang - Âu Lạc. Em biết gì về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việt?
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử? Nêu những điểm nổi bật của nền giáo
dục, khoa cử của Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX.
b) Văn Miếu - Quốc Tử Giám có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đại Việt?
------ HẾT ------

2/2 - Mã đề 503

You might also like