You are on page 1of 23

 Nguyên lý: Dựa trên việc ghi nhận sự hấp thu năng

lượng bức xạ trong vùng hồng ngoại của phân tử chất


hữu cơ, sư hấp thu này xảy ra khi lượng tử có tần số
dao động bằng với tần số dao động tự nhiên trong phân
tử
 Sự hấp thu hồng ngoại của các nhóm nguyên tử trong
phân tử không chỉ phụ thuộc vào số dao động mà còn
phụ thuộc vào hướng dao động của chúng và tần số.
Điều này dẫn đến sự khác nhau giữa dao động của liên
kết C-H trong =CH2 với C-H trong nhóm –CH3
 Khi năng lượng liên kết giữa các nguyên tử tăng
thì dao động giãn của các liên kết tăng, làm tăng
tần số của dao động giãn, tức là là giảm bước sóng
hấp thu ánh sáng
 Khi tăng trọng lượng của các nguyên tử thì tần số
dao động của nguyên tử giảm, tức là chiều dài
bước sóng hấp thu tăng
Quang phổ hồng ngoại
đặc trưng cho
cấu tạo phân tử của mỗi chất,
như “vân tay” của mỗi người
Khi dao động điện từ tương tác với vật chất, nếu tần
số của dao động điện từ trùng với tần số dao động
bên trong phân tử, dao động điện từ sẽ bị hấp thu,
làm thay đổi biên độ dao động trong phân tử.
Những dao động làm thay đổi momen lưỡng cực,
làm biến đổi sự phân bố điện tích của nhóm liên
kết sẽ quan sát được trong vùng hồng ngoại
Vậy, quang phổ hồng ngoại của 1 phân tử hữu cơ
là những dao động điên từ làm thay đổi momen lưỡng
cực trong phân tử
Sự hấp thu dao động điện từ trong vùng hồng ngoại
thể hiện thành giải hấp thu chứ không thành đường
hấp thu, vì 1 sự thay đổi năng lượng của mỗi một dao
động cũng kèm theo 1 số những biến đổi về năng
lượng quay của phân tử
Ứng dụng:
 Trong hoá học hữu cơ ứng dụng phổ hồng ngoại để định
tính, phân tích cấu trúc phân tử, phổ hồng ngoại dùng để
phân biệt đặc trưng cấu trúc phân tử mà ta không thể
phân biệt được nếu chỉ dựa vào độ hấp thu cực đại ở vùng
UV-Vis
 Trong hoá hợp chất thiên nhiên và hoá dược: xác định các
dạng động phân hay vị trí của các nhóm chức trong phân
tử
 Trong thực phẩm học, phổ hồng ngoại được ứng dụng
chủ yếu trong nghiên cứu cấu trúc phân tử của các hợp
chất sinh học có phân tử lượng trung bình, thường được
kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như NMR
hay GC-MS, LC- MS
 Sơ đồ nguyên lý của máy quang phổ hồng ngoại
Các bộ phận chính của máy quang phổ hồng ngoại:
1. Nguồn sáng
2. Bộ phận tạo ánh sáng đơn sắc
3. Bộ phận giữ mẫu
4. Detector
5. Bộ phận ghi kết quả
1. Nguồn sáng: đèn hồng ngoại phát ra các bức
xạ có bước sóng tối đa dài 2μm, thường dùng
loại đèn bằng sợi nichrom
 Bộ phận tạo ánh sáng đơn sắc:
 Bộ phận giữ mẫu:
 Detector: cặp nhiệt điện, tế bào Goley hoặc
Balometre sử dụng hiệu ứng nhiệt điện, dựa trên
sự thay đổi nhiệt độ làm thay đổi điện trở và điện
thế
 Ghikết quả: Kết quả được máy ghi thành phổ hấp
thụ hồng ngoại tại số sóng (cm-1), bước sóng (nm)
xác định và tỷ lệ % ánh sáng truyền suốt T
1. Xử lý mẫu:
- Mẫu rắn: có 2 cách đo:
+ Hoà vào dung môi (ethanol, cloroform, vaseline)
+ Ép viên: trộn với KBr với tỷ lệ 1:200. Cho vào
khuôn ép dưới lực khoảng 7kgF/cm2, viên nén
có dạng tròn đường kính 1cm, dày 1mm, sau đó
cho vào bộp phận chứa mẫu và đo
- Mẫu khí: cho mẫu vào bộ phận chứa mẫu chuyên
dùng, đậy kín và đo
- Mẫu lỏng: Cho trực tiếp vào bộ phận chứa mẫu
chuyên dùng
Một số vùng đặc trưng cho các liên kết trong
phân tử chất hữu cơ

You might also like