You are on page 1of 173

BẢO DƯỠNG VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRẠM

THU PHÁT GỐC (BTS)-CẤP ĐỘ 2

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM


MỤC ĐÍCH

Chương trình đào tạo trọng điểm “Bảo dưỡng và khắc


phục sự cố trạm thu phát gốc (BTS)” cấp đô 2, cấp độ
tiếp theo và nâng cao của cấp độ 1, cung cấp cho cán bộ
kỹ thuật của các VNPT tỉnh các kiến thức và kỹ năng để
có thể thực hiện tốt công tác quản lý, bảo dưỡng và khắc
phục sự cố của các trạm BTS.
MỤC ĐÍCH

Sau khóa học, học viên có thể:


 Mô tả được quy trình bảo dưỡng các thiết bị trên trạm BTS
hiện đang được sử dụng trên mạng thông tin di động của VNP
 Thực hiện tốt công tác bảo dưỡng thiết bị BTS theo đúng quy
trình của VNPT
 Nêu được cấu trúc phần cứng, phần mềm và hoạt động của
thiết bị BTS
 Liệt kê được các sự cố thường gặp của thiết bị BTS
 Xử lý được các lỗi đơn giản thường xảy ra với thiết bị BTS
 Phối hợp tốt với VNP để khai thác hiệu quả trạm BTS
 Tham gia vào nhóm bảo dưỡng BTS định kỳ tại đơn vị.
ĐỐI TƯỢNG CỦA KHÓA HỌC

Các cán bộ quản lý kỹ thuật, khai thác hệ thống mạng viễn


thông của các VNPT tỉnh, thành sẽ được giao quản lý, bảo
dưỡng và ứng cứu trạm BTS. Cụ thể gồm:
 Các cán bộ kỹ thuật đang vận hành khai thác mạng
tại các đơn vị.
 Các cán bộ, công nhân kỹ thuật đang phối hợp với
VNP quản lý, khai thác, bảo dưỡng các trạm BTS tại
đơn vị.
NỘI DUNG KHÓA HỌC

LÝ THUYẾT (02 ngày):

 Quy trình lắp đặt trạm BTS

 Quy trình bảo dưỡng trạm BTS

 Quy trình xử lý một số sự cố thường gặp

 Đo kiểm tra thiết bị trong quá trình bảo dưỡng và


khắc phục sự cố
NỘI DUNG KHÓA HỌC

THỰC HÀNH (03 ngày):

 Bài 1: Tham quan trạm BTS mẫu trong phòng LAB

 Bài 2: Lắp đặt trạm BTS

 Bài 3: Bảo dưỡng trạm BTS

 Bài 4: Thực hành một số bài đo kiểm tra thiết bị


ĐIỀU KIỆN THỰC HÀNH

Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn, Vinaphone 2 đã trang bị


cho khóa học điều kiện thực hành đầy đủ, bao gồm:
 Trạm BTS trong phòng Lab với đầy đủ thành phần
cho học viên thực hành lắp đặt, đo kiểm, bảo
dưỡng
 Các trang thiết bị đo phục vụ thực hành đo kiểm
BTS
QUY TRÌNH LẮP ĐẶT TRẠM BTS

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM


MỤC ĐÍCH

 Giúp học viên nắm được các quy định về chuẩn hóa
nhà trạm của Tập đoàn.

 Giúp học viên nắm được quy trình lắp đặt BTS đang
được áp dụng tại Công ty Vinaphone.
NỘI DUNG BÀI HỌC

1. QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN HÓA NHÀ TRẠM

2. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT TRẠM BTS

 Chuẩn bị lắp đặt

 Quy trình lắp đặt các thành phần chính của nhà trạm
BTS

 Các mục kiểm tra sau lắp đặt


QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN HÓA NHÀ TRẠM

Yêu cầu chung:


 Tất cả các trạm được thiết kế và xây dựng theo quy
phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuổi thọ vỏ trạm thiết kế
trên 15 năm.
 Diện tích của trạm đảm bảo xây dựng công trình trạm
BTS/NodeB bao gồm : vỏ trạm, cột anten, diện tích đi lại
nội bộ, diện tích làm các công trình ngầm (hệ thống tiếp
đất, cống cáp).
 Trạm nằm ở vị trí thuận lợi ra vào, không nằm ở những
khu vực có nguy cơ bị thiên tai cao, cháy nổ, bị ảnh
hưởng hoá chất độc hại.
 Trạm BTS/NodeB phải có biển hiệu ghi đầy đủ các thông
tin: Đơn vị sở hữu/Đơn vị khai thác quản lý/Tên
trạm/Năm đưa vào khai thác.
QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN HÓA NHÀ TRẠM

CÁC HẠNG MỤC ĐƯỢC CHUẨN HÓA


1. Nhà trạm
2. Vỏ trạm chế tạo sẵn (Shelter)
3. Phòng máy phát điện
4. Phòng accu
5. Cột anten
6. Cầu cáp, cống cáp feeder
7. Tiếp đất
8. Chống sét
9. Nguồn điện
QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN HÓA NHÀ TRẠM

CÁC HẠNG MỤC ĐƯỢC CHUẨN HÓA (tiếp)


10. Cầu cáp phòng máy
11. Điện nội thất, chiếu sáng
12. Điều hòa, thông gió
13. Phòng cháy chữa cháy
14. An ninh đài trạm
15. Tem nhãn
16. Hồ sơ quản lý trạm
1. NHÀ TRẠM

Diện tích nhà trạm:


 Diện tích nhà trạm bao gồm mặt bằng chứa thiết bị
(BTS/NodeB, truyền dẫn…), thiết bị nguồn.
 Nhà trạm có thể lắp đặt chung các tủ BTS, tủ nguồn
DC, giá accu hoặc tách riêng phòng accu tùy theo điều
kiện cụ thể.
 Diện tích nhà trạm được xác định theo yêu cầu số lượng
tủ BTS, NodeB, hệ thống truyền dẫn, tủ nguồn DC, tủ
accu với cấu hình tối đa của các hãng sản xuất.
1. NHÀ TRẠM

Yêu cầu diện tích nhà trạm:


1. NHÀ TRẠM

Quy định tải trọng:

Sàn phòng máy phải chịu được tải trọng của các thiết bị
trạm, truyền dẫn, nguồn điện và accu. Cụ thể áp lực
lên mặt sàn như sau:
 Phần sàn lắp đặt thiết bị: ≥ 600 kg/m2
 Phần sàn lắp đặt accu, nguồn điện: ≥ 1.200 kg/m2
1. NHÀ TRẠM

Môi trường phòng thiết bị:


 Nhiệt độ trong phòng ≤ 25oC vào mùa đông, ≤ 27oC
vào mùa hè.
 Độ ẩm tương đối ≤ 80%.
 Nền, tường, trần nhà đảm bảo kín, khó bắt bụi, không
thấm nước.
 Hạn chế bức xạ mặt trời lọt vào trong phòng máy.
 Phòng máy đảm bảo kín đáo và kết cấu thích hợp để
bảo vệ khỏi sự đột nhập, phát triển của các loại mối
mọt, côn trùng, loài gặm nhấm.
 Vật liệu làm nội, ngoại thất trạm phải sử dụng loại khó
bắt cháy.
2. VỎ TRẠM CHẾ TẠO SẴN (SHELTER)

 Diện tích phòng trạm đảm bảo yêu cầu lắp đặt các
thiết bị BTS, nguồn cung cấp, thiết bị hỗ trợ như đã
qui định trong mục diện tích phòng máy.
 Trang bị đồng bộ các phần sau cùng Shelter: Phần
điện nội thất trong vỏ trạm, hệ thống cảnh báo ngoài,
điều hòa không khí và quạt thông gió khẩn cấp, bộ
chuyển đổi tự động và giám sát điều hòa; Bảng đồng
tiếp đất chính và bảng đồng tiếp đất phía ngoài vỏ
trạm dưới lỗ nhập feeder; Bộ vào cáp có thể tương
thích với các loại cáp đồng trục 7/8” và 1/2”,
 Lắp đặt dễ dàng.
3. PHÒNG MÁY PHÁT ĐIỆN

 Khi trạm có trang bị máy phát điện dự phòng cố định


phải có phòng đặt máy nổ riêng. Diện tích tùy thuộc
vào từng loại công suất máy nổ, có cửa sổ thoát khí,
đối lưu tốt và được bảo vệ chắc chắn, an toàn, chống
cháy nổ. Phòng máy phát điện xây mới phải có tường
bao kiên cố.
 Diện tích phòng máy phát điện tại trạm nút truyền dẫn:
3m x 3m, các loại trạm còn lại: 2,5m x 2,5m.
 Máy phát điện loại dùng ngoài trời có thể không cần
các kết cấu che chắn, tuy nhiên phải lắp đặt mái che
mưa cho máy phát điện và người vận hành.
4. PHÒNG ACCU

 Trong trường hợp cụ thể có thể tách phòng accu riêng,


nhưng chiều dài cáp nguồn từ accu tới thiết bị
(BTS/NodeB,…) ≤ 30m.
 Nhiệt độ phòng accu ≤ 27oC, độ ẩm 0-70%. Đối với loại
accu nước cần có hệ thống thông khí phù hợp.
 Phòng accu được quy định như sau:
 Diện tích từ 4-8 m2: tùy theo loại, cấu hình lắp đặt
accu .
 Đối với phòng xây mới, tải trọng sàn là 1.000kg/m2.
Đối với phòng cải tạo phải có tải trọng sàn phù hợp
với loại và cấu hình lắp đặt accu.
 Có quạt thông gió và lưới chống chuột, bọ hoặc điều
hòa nhiệt độ tùy theo yêu cầu của loại acquy cụ thể.
5. CỘT ANTEN

 Kiểu cột anten có thể là cột tự đứng dạng giàn không


gian, cột dây co hoặc cột đơn thân.
 Tính toán chịu lực của cột anten phải tính đến các tải
tối thiểu sau đây:
 Anten thông tin di động
 Anten vi ba
 Bộ khuyếch đại thu phát
 Sàn thao tác (chỉ áp dụng đối với cột cao >45m)
 Người làm việc trên cột
 Tải trọng bản thân cột
 Áp lực gió cực đại (tính theo vùng gió cụ thể)
 Cáp lắp đặt trên cột
 Hệ thống thang, gá lắp cáp
6. CẦU CÁP, CỐNG CÁP FEEDER

 Hệ thống cầu cáp nhằm mục đích dẫn các cáp thông
tin từ phòng máy tới cột anten hoặc anten trên cột:
 Kết cấu vững chắc. Sản xuất bằng thép hình có tiết
diện phù hợp cho từng vị trí, được cố định chắc chắn
vào tường, cột anten , sàn cột anten bằng giá đỡ, ke
đỡ, bu lông.
 Nếu cầu cáp dài hơn 10m phải có thanh chống cầu cáp
 Hệ thống cầu cáp phải được tiếp đất, tại các điểm nối
của cầu cáp phải có dây đấu nhảy hoặc hàn cố định.
6. CẦU CÁP, CỐNG CÁP FEEDER (tiếp)

 Cầu cáp phải lắp đặt thấp hơn 100mm so với mép dưới
của lỗ feeder vào phòng máy;
 Đủ chiều rộng (300 ~ 500 mm) và các điểm cố định cáp
thông tin;
 Chịu mưa nắng, ăn mòn hóa học: mạ nhúng hoặc sơn
chống gỉ, sau đó sơn màu 2~3 lượt.
 Có đủ vị trí để uốn cong feeder đảm bảo độ cong ≥
25cm, đảm bảo trước khi vào phòng máy feeder phải
được uốn cong về phía dưới để nước mưa không chảy
vào phòng.
 Giữa các đoạn của cầu cáp phải tiếp xúc tốt về điện với
nhau, và toàn bộ cầu cáp phải được tiếp đất.
7. TIẾP ĐẤT

 Hệ thống tiếp đất của trạm phải đảm bảo ba chức năng sau:
 Tiếp đất công tác.
 Tiếp đất bảo vệ.
 Tiếp đất chống sét.
 Tiếp đất công tác cho hệ thống vô tuyến được nối với:
 Cực dương của nguồn cung cấp một chiều;
 Cực đấu đất của anten, vỏ feeder;
 Điểm nối đất của thiết bị bảo vệ cáp đồng trục;
 Tiếp đất bảo vệ phải được nối tới khung giá máy của thiết bị
điện, thiết bị hỗ trợ, cầu cáp trong phòng máy.
 Tiếp đất chống sét: nối cột anten và thiết bị anten, feeder, vỏ
cáp đi từ bên ngoài vào nhà trạm, máng cáp, các điện cực thu
sét, các bộ phận kim loại của nhà trạm với hệ thống tiếp đất
để đề phòng sét đánh trực tiếp vào anten, nhà trạm.
7. TIẾP ĐẤT (tiếp)

Điện trở tiếp đất:


 Điện trở tiếp đất công tác trạm BTS/NodeB phải có giá
trị: ≤ 4Ω.
 Điện trở bảo vệ trạm BTS/NodeB phải có giá trị ≤ 4 Ω .
 Điện trở tiếp đất xung cho cột anten và vỏ trạm phụ
thuộc vào điện trở suất đất khu vực xây lắp trạm và áp
dụng theo bảng sau:
7. TIẾP ĐẤT (tiếp)
Điện trở tiếp đất:
 Trạm BTS có thể gồm một hoặc hai hệ thống tiếp đất phụ thuộc vào
khoảng cách từ nhà trạm đến chân cột anten.
 Nếu cột anten cách nhà trạm một khoảng < 15m hoặc cột anten lắp
đặt ngay trên nóc nhà trạm: Dùng một hệ thống tiếp đất chung cho
cả chức năng tiếp đất công tác, bảo vệ trạm và tiếp đất chống sét.
 Nếu cột anten cách nhà trạm một khoảng ≥ 15m: dùng 2 hệ thống
tiếp đất độc lập như sau:
 Hệ thống tiếp đất cho nhà trạm thực hiện chức năng tiếp đất công
tác, tiếp đất bảo vệ cho thiết bị và chống sét cho nhà trạm;
 Hệ thống tiếp đất chống sét cho cột anten .
 Khi dùng chung một hệ thống tiếp đất thì điện trở tiếp đất chung
phải ≤ 4Ω.
8. CHỐNG SÉT

Hệ thống chống sét đánh trực tiếp:

Hệ thống chống sét đánh trực tiếp dùng điện cực Franklin
được dùng để bảo vệ trạm BTS/NodeB bao gồm các thành
phần sau:
 Điện cực thu sét
 Dây thoát sét (dây dẫn sét)
 Hệ thống điện cực tiếp đất
8. CHỐNG SÉT (tiếp)

Hệ thống chống sét lan truyền qua dây dẫn kim loại:
 Chống sét lan truyền từ bên ngoài đi vào nhà trạm:
 Lan truyền từ đường dây thông tin
 Lan truyền từ đường dây điện
 Chống sét lan truyền và cảm ứng điện từ bên trong nhà
trạm
 Thực hiện liên kết đẳng thế tại ranh giới giữa các
vùng chống sét (LPZ) đối với các thành phần và hệ
thống kim loại (các đường ống dẫn kim loại, các
khung giá cáp, khung giá thiết bị).
 Thực hiện các biện pháp che chắn điện từ
 Lắp đặt các thiết bị chống sét tại giao diện dây - máy
8. CHỐNG SÉT (tiếp)

Chống sét cho nhà trạm:


 Nếu nhà trạm không nằm trong phạm vi vùng bảo vệ của
kim thu sét trên cột anten thì phải có biện pháp chống
sét cho vỏ trạm theo yêu cầu chống sét đánh trực tiếp
điện cực frankling.
 Nối đất vỏ các tủ thiết bị và các bộ phận kim loại trong
nhà trạm tới tổ tiếp đất bảo vệ hoặc tổ đấu đất chung
của trạm.
 Tiếp đất vỏ cáp hoặc lắp thiết bị chống sét cho các dây
cáp dẫn nguồn và tín hiệu trước khi nhập trạm.
8. CHỐNG SÉT (tiếp)

Chống sét cáp feeder:


 Phải lắp đặt thiết bị chống sét cho các dây feeder, cáp
đồng trục tại các giao diện dây-máy.
 Feeder phải được tiếp đất tại 3 điểm: điểm trước khi vào
anten, điểm trước khi rời cột và điểm trước khi vào
phòng máy. Nếu 2 điểm tiếp đất cách nhau quá 60m cần
phải bổ sung thêm 1 điểm tiếp đất ở giữa.
 Thiết bị chống sét cho feeder được lắp đặt tại vị trí trước
dây nhẩy đấu vào thiết bị vô tuyến, chống sét cho cáp
đồng trục 75Ω lắp tại giá phối tuyến (DF).
 Nối đất thiết bị chống sét feeder tới bảng đấu đất ngoài
bằng dây đồng M35 bọc PVC.
8. CHỐNG SÉT (tiếp)

 Chống sét cho đường dây tín hiệu.


 Chống sét nguồn điện AC
 Chống sét cáp nguồn DC và các thiết bị RF lắp đặt
ngoài trời
9. NGUỒN ĐIỆN

Nguồn điện mạng lưới:


 Sử dụng nguồn:
 3 pha 380V ± 10% 50Hz, các pha không được lệch
quá 10%, hoặc
 1 pha 220V ± 10% 50Hz,
 Điện áp giữa dây trung tính với đất nhỏ hơn 5V .
 Công suất nguồn phải đảm bảo cung cấp đủ cho toàn
bộ thiết bị trong trạm BTS.
 Phải có thiết bị cắt lọc sét
 Phải tách biệt hệ thống cung cấp nguồn AC cho thiết bị
viễn thông và nguồn cho ánh sáng, điều hòa…
9. NGUỒN ĐIỆN (tiếp)

Hệ thống cung cấp nguồn điện AC bao gồm:


 Tủ phân phối điện AC
 Phụ tải
 Thiết bị bảo vệ (MCB, khởi động từ...)
 Thiết bị chuyển đổi điện
 Dây, cáp điện
 Thiết bị ổn áp
ĐẤU ĐIỆN AC CHO TRẠM BTS

Phòng máy
Điện lưới Chống BTS
sét AC
Tủ nắn
DC

Phòng máy nổ

Dao đảo

Trường hợp chống


Máy nổ sét AC đặt ở phòng
máy
ĐẤU ĐIỆN AC CHO TRẠM BTS (tt)

Phòng máy
BTS
Điện lưới

Tủ nắn
Phòng máy nổ DC

Chống
sét AC

Dao đảo

Trường hợp chống sét


Máy nổ AC đặt ở phòng máy nổ
9. NGUỒN ĐIỆN (tiếp)

Nguồn accu:
 Điện áp DC-48V, (trừ trường hợp đặc biệt +24V),
 Cực dương đấu đất;
 Tổ accu có thể được tổ hợp từ các bình accu có điện áp
là 2V, 6V hoặc 12V
 Dung lượng accu phải đảm bảo thời gian duy trì hoạt
động toàn bộ thiết bị BTS và thiết bị truyền dẫn sau khi
mất điện lưới theo yêu cầu cụ thể từng trạm (4-8 giờ).
9. NGUỒN ĐIỆN (tiếp)

Nguồn điện máy phát điện dự phòng:


 Phải có máy nổ dự phòng cung cấp nguồn điện cho trạm
BTS/NodeB trong trường hợp xảy ra sự cố điện lưới vượt
quá thời gian backup của nguồn accu trạm.
 Công suất, điện áp, pha, tần số của máy nổ dự phòng
phải phù hợp với yêu cầu cụ thể của trạm.
 Điện áp 220 V AC, 50 Hz
 Máy nổ dự phòng cho các trạm gồm 2 loại:
 Máy phát điện xoay chiều cố định riêng cho từng trạm,
 Máy phát điện xoay chiều di động cho một cụm trạm.
10. CẦU CÁP PHÒNG MÁY

 Cầu cáp phải được lắp đặt phía trên nóc thiết bị, ngang
bằng với mép dưới của lỗ feeder
 Kích cỡ chiều rộng 30~50cm, được bắt chặt vào tường,
trần phòng máy
 Cầu cáp được sản xuất theo dạng từng đoạn, liên kết
bulông; mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện bảo vệ
 Dây cáp lắp trên máng phải ngay ngắn, không chồng
chéo, buộc cố định vào máng, dễ thao tác kiểm tra sửa
chữa
 Đảm bảo khoảng cách giữa cáp tín hiệu và cáp nguồn
tối thiểu 10cm
 Tất cả cầu cáp phải được tiếp đất, các điểm nối giữa hai
cầu cáp phải có dây đấu nhảy tiếp đất
 Các cáp phải có nhãn mác rõ ràng
11. ĐIỆN NỘI THẤT, CHIẾU SÁNG

Ổ cắm điện phòng máy:


 Phòng máy phải có ít nhất 4 ổ cắm 10~15A loại 3 chấu
có đường dẫn đất bảo vệ (PE), trong đó có 02 ổ cắm
công nghiệp
 Công tắc, ổ cắm bố trí tại nơi dễ sử dụng
Chiếu sáng phòng máy:
 Trong phòng lắp tối thiểu 02 đèn tại các vị trí chiếu sáng
hiệu quả nhất
 Ánh sáng phải phân bố đều trong toàn phòng
Hệ thống dây dẫn:
 Dây dẫn dùng loại chất lượng tiêu chuẩn, có kích thước
2*2.5+1*1.0 mm cho ổ cắm, dây 2*1.0 mm cho các loại
đèn. Dây dẫn phải đi trong gen nhựa khó cháy.
12. ĐIỀU HÒA, THÔNG GIÓ

Điều hòa:
 Lắp đặt 02 máy lạnh với công suất lạnh từ 9000 BTU tới
18000 BTU tùy theo diện tích và số lượng thiết bị BTS.
 Chế độ điều khiển nhiệt độ đặt ở mức tốt nhất để đảm
bảo nhiệt độ trong phòng máy luôn ở mức 25 - 280C.
 Vị trí lắp đặt máy lạnh tốt nhất đối diện với tủ thiết bị.
 Máy lạnh được lắp đặt ở vị trí toả đều không khí lạnh
khắp phòng nhưng không thổi trực tiếp vào thiết bị gây
đọng sương trên vỏ thiết bị.
 Phía dưới khối lạnh phải có máng hứng nước và đường
thoát nước tốt.
 Mỗi máy lạnh phải có một MCB cấp nguồn riêng. Các
máy lạnh phải được dán nhãn tương ứng với nhãn của
MCB.
12. ĐIỀU HÒA, THÔNG GIÓ

Quạt thông gió làm mát khẩn cấp DC:


 Quạt làm mát bằng gió khẩn cấp sử dụng nguồn DC dự
phòng (quạt thông gió DC) của trạm
 Hệ thống bao gồm 2 cụm : 1 cụm hút và một cụm thổi.
Cụm thổi được lắp cách trần khoảng 20 cm để đẩy không
khí nóng ra ngoài, cụm hút lắp cách sàn khoảng 20 cm
để hút không khí từ ngoài vào.
 Nên dùng quạt chạy nguồn DC cùng điện áp với hệ thống
accu trạm, công suất 20~40W.
 Quạt vận hành như sau:
 Quạt hoạt động khi: nhiệt độ phòng tăng ≥ 34 0C
 Quạt dừng hoạt động khi nhiệt độ phòng giảm ≤ 32 0C
 Phải có thêm công tắc bật tắt hệ thống quạt bằng tay
13. PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Phòng cháy:
 Trong phòng máy phải dùng các loại vật liệu, dụng cụ,
trang bị khó cháy hoặc không cháy
 Lắp đặt hệ thống thiết bị, dây dẫn, khí cụ điện công suất
theo đúng tiêu chuẩn, tránh quá tải, chập điện gây cháy
 Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, phát hiện sớm các
biểu hiện cháy
 Ngoài việc truyền thông tin báo cháy qua đường cảnh
báo ngoài của BTS/NodeB, hệ thống báo cháy nên có
đường truyền thông tin cảnh báo qua cuộc gọi điện thoại
tự động đến ít nhất 2 thuê bao điện thoại cài sẵn.
 Trạm cần tối thiểu 01 đầu báo nhiệt và 01 đầu báo khói.
 Thiết lập hệ thống thông tin báo cháy tới OMC và tới
người có trách nhiệm tại khu vực gần trạm nhất
13. PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Phương tiện chữa cháy tại chỗ:


 Tại mỗi nhà trạm phải có 02~04 bình chữa cháy loại khí
CO2, tại phòng máy phát điện phải có ít nhất 02 bình
bọt hoặc bột hệ MFZ. Bình chữa cháy loại 4kg hoặc lớn
hơn.
 Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ
tại vị trí thoáng mát, dễ nhìn, dễ lấy, thuận tiện khi sử
dụng.
 Phải lắp bảng tiêu lệnh, nội qui phòng chữa cháy tại
phía trước phòng máy hoặc vị trí thích hợp, dễ thấy.
 Các cầu dao đóng ngắt điện trạm phải được thiết kế tại
vị trí thích hợp để đóng mở khi có cháy.
14. AN NINH ĐÀI TRẠM

 Đối với nhà trạm xây dựng mới độc lập nên có hàng rào
bảo vệ xung quanh nếu điều kiện cho phép.
 Nhà trạm độc lập hoặc không người trực phải lắp đặt hệ
thống cảnh báo đột nhập tự động có khả năng cảnh
báo tại chỗ và truyền thông tin cảnh báo về OMC
và/hoặc đơn vị quản lý đài trạm khu vực.
 Hệ thống cảnh báo đột nhập phải có nguồn điện backup
riêng, thời gian duy trì lớn hơn 02 ngày sau khi mất
điện.
 Nên lắp đèn bảo vệ trước cửa trạm và khu vực cột
anten.
15. TEM NHÃN

 Tất cả các loại dây cáp nguồn, truyền dẫn, cảnh báo …
đều phải được dán nhãn ở cả 2 đầu.
 Nhãn của feeder phải được dán ở đầu lên anten và trước
chống sét feeder. Sử dụng nhãn bằng nhôm hoặc nhựa.
 Nhãn của dây jumper cùng qui luật với nhãn feeder.
 Nhãn của feeder phải thể hiện được sector và anten theo
nguyên tắc SEC##ANT##.
 Tất cả các BTS phải được dán nhãn : BTS ####
 Tất cả các CB của tủ nguồn đều phải được dán nhãn
theo nguyên tắc BTS##CAB##
 Phía ngoài trạm phải có biển ghi đầy đủ tên đơn vị quản
lý, công ty di động, số hiệu tên trạm và địa chỉ nơi đặt
trạm.
16. HỒ SƠ QUẢN LÝ TRẠM

Tại trạm BTS/NodeB phải có và lưu giữ thường xuyên các


tài liệu sau đây:
 Hồ sơ hoàn công lắp đặt trạm.
 Sơ đồ, cấu hình đường truyền dẫn từ BTS về BSC.
 Sơ đồ phân phối hệ thống điện AC, DC, accu, máy nổ.
 Sổ ghi chép và hướng dẫn xử lý các sự cố thông thường
như : nguồn AC/DC, cảnh báo, điều hoà, điều khiển
thiết bị hỗ trợ;
 Qui định phân quyền truy nhập xử lý thiết bị hạ tầng cơ
sở trạm.
NỘI DUNG TRÌNH BÀY

1. QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN HÓA NHÀ TRẠM

2. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT TRẠM BTS


 Chuẩn bị lắp đặt
 Quy trình lắp đặt các thành phần chính của trạm BTS
 Các mục kiểm tra sau lắp đặt
QUY TRÌNH LẮP ĐẶT TRẠM BTS

 Chuẩn bị lắp đặt

 Quy trình lắp đặt các thành phần chính của


nhà trạm BTS

 Các mục kiểm tra sau lắp đặt


CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

 Hệ thống chống sét và nối đất

 Bố trí thiết bị trong phòng máy

 Phần nguồn điện AC

 Một số lưu ý
HỆ THỐNG CHỐNG SÉT VÀ NỐI ĐẤT
BỐ TRÍ THIẾT BỊ TRONG PHÒNG MÁY

Nguyên tắc bố trí các thiết bị trong phòng máy phải tuân
theo bản vẽ đã khảo sát. Ví dụ :
PHẦN NGUỒN ĐIỆN AC
PHẦN NGUỒN ĐIỆN AC

 Các hộp cáp dùng để đi dây nguồn có kích thước


100x60mm.
 Các loại cáp nguồn đi vào tủ điện AC dùng 1 lỗ lớn ở vị trí
gần tường để cáp nguồn AC luôn nằm trong hộp cáp và
được bọc bảo vệ bằng một lớp vỏ bọc ở vị trí tiếp xúc với
vỏ hộp của tủ điện AC (xem hình vẽ).
 Bố trí tủ cắt lọc sét ở bên phải, tủ điện AC ở vị trí bên trái
Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt có thể bố trí ngược
lại.
 Phần điện AC phải đi cách cáp thoát sét từ cột anten ít
nhất 30cm, nếu khó thực hiện cáp AC phải bọc kim loại
hoặc đi trong ống kim loại.
MỘT SỐ CHÚ Ý

 Feeder đi trên thang cáp xếp chồng lên nhau theo từng
cặp để dành phần cho việc mở rộng trong tương lai. Lưu
ý không để feeder của sector này xếp đôi cùng feeder
của sector khác.
 Dây thoát sét trên đỉnh cột anten nối vào kim chống sét
phải đi thẳng xuống dưới.
 Kiểm tra lắp đặt cột để dây co không chùng và tránh đi
qua búp sóng chính của anten.
QUY TRÌNH LẮP ĐẶT TRẠM BTS

 Chuẩn bị lắp đặt

 Quy trình lắp đặt các thành phần chính của


nhà trạm BTS
 Các mục kiểm tra sau lắp đặt
CÁC QUY TRÌNH LẮP ĐẶT

 Quy trình lắp đặt anten và feeder


 Chuẩn bị lắp đặt
 Các bước tiến hành

 Quy trình lắp đặt cầu cáp


 Chuẩn bị lắp đặt
 Các bước tiến hành

 Quy trình lắp đặt BTS


 Chuẩn bị lắp đặt
 Các bước tiến hành

 Quy trình lắp đặt hệ thống nguồn DC


 Chuẩn bị lắp đặt
 Các bước tiến hành
CHUẨN BỊ LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

 Kiểm tra cột phụ dùng để lắp các anten GSM xem có
đứng thẳng không, nếu không phải chỉnh lại .

 Kiểm tra đã có đủ dụng cụ lắp đặt, các loại vật tư dùng


để lắp đặt (feeder, dây nhảy, connector, trang thiết bị
an toàn lao động …) .

 Chuẩn bị sẵn các tham số vô tuyến liên quan đến anten:


độ cao, góc phương vị, góc ngẩng mỗi anten GSM,
anten viba (nếu có).
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bắt đầu

Chuẩn bị trước khi lắp anten lên cột

Kéo anten lên cột

Lắp anten lên cột, cố định dây nhảy

Kéo feeder lên cột

Nối feeder và dây nhảy

Tiếp đất chống sét cho anten và feeder

Cố định feeder

Kết thúc
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LẮP ANTEN LÊN CỘT

 Lắp bộ chỉnh góc ngẩng anten (downtilt) và bộ


gá cố định.

 Bắt bộ Gá cố định lên downtilt.

 Đấu nối dây nhảy vào anten.

 Làm đầu connector cho feeder.

 Lắp bộ tiếp đất cho feeder.


BƯỚC 1: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LẮP ANTEN LÊN CỘT

1. Lắp bộ chỉnh góc ngẩng anten (downtilt) và bộ gá cố định.

Yêu cầu:
ốc vít cố
 Downtilt nằm ở phía dưới định
chân anten, không phải phía Downtilt
trên. lên
Anten
 Lắp downtilt thật chắc chắn.

 Lắp đúng vị trí của downtilt


theo chỉ dẫn trên anten.

 Dùng 2 ốc vít M8 ngắn để cố


định downtilt lên thân anten
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LẮP ANTEN LÊN CỘT

2. Bắt bộ Gá cố định lên downtilt bằng 2 ốc vít M8 ngắn


và 2 ốc vít M8 dài.
ốc vít cố định mounting ốc vít kẹp mounting
clamp lên anten. clamp lên cọc phụ.
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LẮP ANTEN LÊN CỘT

Đẩy đầu
3. Đấu nối dây nhảy vào connector
anten vào lỗ của
anten
Yêu cầu
Vặn chặt đầu
 Dây nhảy có chiều dài connector vào lỗ
khoảng 2m, không quấn
vòng. Bọc cao
su non
 Mối nối tiếp xúc tốt và bảo vệ
được bảo vệ tốt . mối nối
 Dán nhãn lên từng dây Dán nhãn lên
nhảy theo quy định: SECT từng dây
1_A, SECT 1_B. nhảy (A: +45,
B: -45)
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LẮP ANTEN LÊN CỘT

4. Làm đầu connector cho feeder


BƯỚC 1: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LẮP ANTEN LÊN CỘT

5. Lắp bộ tiếp đất do hãng cung cấp cho feeder


Yêu cầu:
 Phải đảm bảo tiếp xúc tốt cho tiếp
đất.
 Phải bảo vệ tiếp xúc bằng cách
dùng ống gen co nhiệt, cao su non,
băng keo điện.
 Làm tiếp đất cho feeder cách đầu
connector khoảng từ 30 cm đến
60cm.
 Cách 20m phải làm làm tiếp đất
cho feeder.
 Dùng dao trổ để cắt bỏ vỏ feeder
rộng khoảng 5 đốt cáp (vừa bằng
bề rộng của bộ tiếp đất cho feeder
khoảng 4cm) .
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LẮP ANTEN LÊN CỘT
BƯỚC 2: KÉO ANTEN LÊN CỘT

Yêu cầu:
 Anten đã được lắp downtilt, bộ gá cố định và dây nhảy
truớc khi kéo lên cột.
 Phải đảm bảo các đầu connector của dây nhảy đã nối
vào anten phải đuợc bảo vệ bằng cao su non và đầu
còn lại phải được bọc nilông thật kín trong lúc kéo lên
cột tránh gây bụi bẩn lên connector.
 Phải đảm bảo thật an toàn cho nguời và thiết bị.
BƯỚC 3: LẮP ANTEN TRÊN CỘT, CỐ ĐỊNH DÂY NHẢY

1. Cố định anten lên cột anten thông qua


downtilt và bộ gá cố định..

2. Cố định dây nhảy lên cột bằng kẹp cáp thật


chắc chắn và thẩm mỹ.

3. Xác định chính xác góc ngẩng của anten (từ


thiết kế vô tuyến). Tính góc ngẩng của anten
bằng cách đo khoảng cách giữa hai vít trên bộ
chỉnh downtilt rồi tra bảng ghi trên anten.

4. Tiếp đất cho vỏ anten.


BƯỚC 4: KÉO FEEDER LÊN CỘT

Yêu cầu:

 Bảo vệ các đầu connector của feeder (bịt kín bằng


nilông)

 Phải đảm bảo thật an toàn cho nguời và thiết bị.


BƯỚC 5: NỐI FEEDER VÀ DÂY NHẢY

1. Đo chiều dài của feeder đến đầu dây nhảy từ tủ BTS,


cắt feeder vừa đủ để nối vào dây nhảy. Phải dùng bộ
chống sét feeder (do hãng cung cấp) để nối đầu
connector của feeder với đầu connector của dây nhảy
rồi dùng 02 cờ-lê vặn chặt.
2. Quấn cao su non và dùng gen co nhiệt để bảo vệ các
mối nối, nếu cẩn thận nên quấn thêm 1 lớp băng keo.
Yêu cầu:
• Làm sạch các đầu connector bằng giấy mềm hoặc cây
bông có tẩm cồn .
• Vặn chặt 2 đầu connector bằng 02 cờ-lê
BƯỚC 6: TIẾP ĐẤT CHỐNG SÉT CHO ANTEN, FEEDER

Yêu cầu:
 Phải tiếp đất cho feeder tại ít nhất 3 điểm (trường hợp
đặc biệt có thể có 2 hoặc 4 điểm): Sau mối nối giữa top
jumper với anten 30cm tới 60 cm, chỗ feeder uốn cong ở
chân cột và trước khi vào lỗ cáp nhập trạm.

 Tiếp xúc giữa vỏ feeder và bộ tiếp đất phải chặt, đảm bảo
tiếp xúc tốt.

 Mối nối phải được bảo vệ chống lại mọi ảnh hưởng của
thời tiết: bọc cao su non

 Tiếp đất cho tấm lỗ cáp nhập trạm, đảm bảo làm kín các
lỗ cáp bằng silicon
BƯỚC 7: CỐ ĐỊNH FEEDER

Cố định feeder lên thang cáp trên cột bằng các kẹp cáp
Yêu cầu:
 Phải đảm bảo cứ sau khoảng 1m đến 1,2m có một bộ kẹp cáp.
 Tránh vặn kẹp cáp quá chặt có thể làm móp méo feeder gây
suy hao lớn.
 Không kẹp feeder của 2 sector chung 1 kẹp cáp.
 Cáp đi trên thang phải nằm sát nhau về một phía để dành vị trí
cho phát triển sau này.
CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

1. Khi lắp dựng cột anten dây co, cần kiểm tra việc lắp đặt để
đảm bảo các dây co không chùng
2. Khi lắp dựng cột anten tự đứng, cần lưu ý lắp chặt các thang
trên cột để đảm bảo an toàn trong khi lắp đặt anten và viba
3. Giữa kim chống sét và cột anten phải đảm bảo tiếp xúc tốt
(cần hàn dây thoát sét vào kim chống sét).
4. Phần tiếp đất chống sét bên ngoài phòng thiết bị phải cách li
với phần nối đất trong phòng máy
5. Gá đỡ để lắp anten GSM phải đứng thẳng.
CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

6. Phần feeder đi trên thang cáp phải thẳng, thít dây buộc.
7. Nối đất cho feeder : Dây tiếp đất cần được duỗi thẵng.
8. Phải tiếp đất cho cáp ở những chỗ bị uốn cong, trước
khi vào lỗ cáp nhập trạm và tại chân cột.
9. Không được kẹp cáp quá chặt tránh tình trạng làm móp
méo cáp (gây suy hao lớn)
10. Bán kính cong của feeder không được nhỏ hơn 25cm.
CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

 Đối với trạm Single band hay dual band anten phải nằm
trong vùng chống sét của kim thu lôi ( Vùng chống sét
45 độ)
CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

 Feeder trước khi đưa vào phòng máy phải có độ võng để


không bị nước vào phòng máy như hình sau:
CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

 Khi lắp đặt jumper outdoor phải có độ võng để giảm


nước theo feeder xuống như hình vẽ sau.
CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

 Jumper kết nối vào anten phải chắc chắn và quấn cao su
non cẩn thận.
CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

 Phải lắp đặt hướng và tilt anten phải theo đúng thiết kế
một cách chính xác nhất
 Dụng cụ kiểm tra hướng và tilt của anten.
CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

Cẩn thận khi làm


đầu connector,dùng
đồng hồ đo điện
kiểm tra lại sau khi
làm xong.
CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

Chú ý khi làm bảo vệ chống nước cho các đầu connector
CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

W TR X 11 W TR X21

W R X 12 W R X 22

W TR X 31

W R X 32

Khi đưa feeder qua lỗ feeder vào


phòng có 2 chú ý :
1. Thứ tự các sợi feeder phải đúng
tránh chéo nhau, nhầm lẫn
2. Phải uốn cong tạo bụng tránh nước
cho các sợi feeder đi vào phòng.
CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

Bán kính cong ≥ 20 lần đường kính, các sợi feeder


phải chạy song song và cùng bán kính cong
CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

Chú ý :
Có bốn điểm cần làm nhãn đánh dấu
sợi feeder :
1. Điểm gần kết nối antenna
2. Điểm trước khi vào phòng máy
3. Điểm sau khi vào phòng máy
4. Điểm trước khi kết nối vào tủ BTS
CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

Anten phải lắp thẳng đứng, không Đánh dấu hai đầu feeder trước khi
nghiêng, vặn. Hướng anten và độ kéo lên cột tránh nhầm lẫn, chéo
nghiêng (downtilt) lắp theo đúng thiết feeder. Đây là lỗi nghiêm trọng và
kế. Sai số cho phép với hướng là 50 thường xuyên xảy ra. Lỗi này ảnh
với độ nghiêng là 0.50. Toàn bộ anten hưởng rất lớn đễn chất lượng vùng
nằm trong vùng bảo vệ 450 của kim phủ sóng.
chống sét.
450
CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

 Phải làm bụng cắt nước trước khi


đưa feeder vào lỗ feeder. Bán kính
cong của điểm uốn feeder > 20
đường kính feeder.

 Sau khi chạy hết dây feeder, dây


jumper cho anten, cần dùng Silicol
bịt các chỗ hở trên cửa sổ feeder.
CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER

Bảo vệ chống thấm nước tại các Anten GPS phải được lắp đặt ở chỗ
conector và các điểm tiếp địa thoáng với góc mở > 900 theo
feeder cần phải làm cẩn thận, phương thẳng đứng. Conector của
theo đúng quy cách. GPS phải có bảo vệ chống thấm
nước.

Wind the secondly -layer of the tape opposite to


the direction of feeder routing
LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER HUAWEI
Trước khi lắp đặt anten phải kiểm tra loại anten.
 Anten loại nào? Tilt điện là ‘KHÔNG độ hay là SÁU độ điện’ để có
cách lắp đặt phù hợp.
 Với loại anten không độ điện : bộ cùm để điều chỉnh tilt cơ nằm
phía trên.
 Với loại anten sáu độ điện bộ cùm để điều chỉnh tilt cơ nằm phía
dưới.

Hình ảnh anten không có tilt điện Hình ảnh anten có tilt điện
LẮP ĐẶT ANTEN, FEEDER HUAWEI
• Khi kéo feeder cần kéo thẳng, không bắt
• Làm tiếp địa cho feeder tại các điểm :
chéo, kẹp feeder vơi khoảng cách 1m. Khi o Đầu feeder trên đỉnh cột, trong phạm vi 1m từ
kẹp feeder tuân theo quy tắc từ dưới lên conector.
trên, từ trái qua phải.Với loại kẹp cáp o Trước điểm uốn từ cột xuống cầu cáp (trong
Huawei 3 lỗ: Hai sợi dưới cùng dùng cho phạm vi 1m).
hướng 0 (Sector 0) hai sợi ở giữa dùng cho o Trong khoảng 1m trước khi vào phòng.
hướng 1, hai sợi trên cùng dùng cho hướng o Nếu độ dài feeder trên cột > 60m cần làm tiếp
2. (áp dụng cho loại 3 lỗ). địa cho feeder tại điểm giữa cột.
• Nếu độ dài cầu cáp > 20m, cần làm tiếp địa cho
• Hướng 0 Hướng 1 feeder tại điểm giữa cầu cáp.
• Chú ý khi bắt dây tiếp địa cho feeder dây tiếp địa
Hướng 2 phải chạy xuôi xuống dưới với góc < 15 0. Đầu dây
tiếp địa phải bắt chắc chắn vào dây đồng hoặc cột.
CÁC QUY TRÌNH LẮP ĐẶT

 Quy trình lắp đặt anten và feeder


 Chuẩn bị lắp đặt
 Các bước tiến hành

 Quy trình lắp đặt cầu cáp


 Chuẩn bị lắp đặt
 Các bước tiến hành

 Quy trình lắp đặt BTS


 Chuẩn bị lắp đặt
 Các bước tiến hành

 Quy trình lắp đặt hệ thống nguồn DC


 Chuẩn bi
 Các bước thực hiện
CHUẨN BỊ LẮP ĐẶT CẦU CÁP

 Kiểm tra tường, trần nhà trạm.

 Kiểm tra thiết kế cầu cáp, đảm bảo đúng


yêu cầu, đúng kỹ thuật.

 Kiểm tra các dụng cụ và loại vật tư dùng


để lắp đặt.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LẮP ĐẶT CẦU CÁP

Bắt đầu

Cố định các đầu nối vào tường, các


chân đỡ với sàn

Dựng cầu cáp, cố định cầu cáp

Nối đất cầu cáp

Kiểm tra độ vững chắc của cầu cáp

Kết thúc
LẮP ĐẶT CẦU CÁP

 Cầu cáp phải lắp đặt chắc chắn và nằm trên bảng đất indoor. Phải
có cầu cáp đứng sau tủ nguồn, tủ BTS và phải có cầu cáp để đi dây
nguồn đến accu như hình dưới.
LẮP ĐẶT CẦU CÁP

Lưu ý:
 Khi lắp cầu cáp indoor phải lắp phía trên bảng đất
indoor. Nếu bảng đất indoor phía trên lỗ feeder phải dời
xuống dưới cầu cáp.
 Phải đấu dây đất link giữa cầu cáp
 Phải đấu dây link từ cầu cáp đến bảng đất.
ĐI DÂY

 Lắp đặt dây cáp (cáp điện, cáp tín


hiệu, cáp đất,…)
 Cáp đi một bên và cáp tín hiệu đi
một bên.
 Feeder được sắp xếp giữa thang
cáp, cáp tín hiệu đi một bên và cáp
nguồn, cáp đất đi một bên
 Dây Jumper nếu còn thừa phải
quấn lại
CÁC QUY TRÌNH LẮP ĐẶT

 Quy trình lắp đặt anten và feeder


 Chuẩn bị lắp đặt
 Các bước tiến hành

 Quy trình lắp đặt cầu cáp


 Chuẩn bị lắp đặt
 Các bước tiến hành

 Quy trình lắp đặt thiết bị BTS MOTOROLA


 Chuẩn bị lắp đặt
 Các bước tiến hành

 Quy trình lắp đặt hệ thống nguồn DC


 Chuẩn bi
 Các bước thực hiện
CHUẨN BỊ LẮP ĐẶT

 Sơ đồ, bản vẽ thiết kế mặt bằng nhà trạm.

 Danh mục thiết bị cần kiểm tra (checklist).

 Đầy đủ công cụ, vật dụng cần thiết cho việc lắp đặt:
bộ tuốc-nơ-vit, cờ-lê, kềm, búa, khoan, level, ...

 Kiểm tra để đảm bảo thiết bị không bị hư hại trong


quá trình vận chuyển đến trạm.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bắt đầu

Kiểm tra thiết bị BTS

Cố định tủ thiết bị BTS

Tiếp đất và đấu nguồn DC cho BTS

Nối cáp truyền dẫn PCM

Nối cáp cảnh báo

Nối dây nhảy với BTS

Kiểm tra phần lắp đặt

Kết thúc
BƯỚC 1 : KIỂM TRA THIẾT BỊ

 Thiết bị nhận được phải đầy đủ và đúng chủng loại


theo danh mục kèm theo.
 Thiết bị không bị trầy xước, hư hỏng trong quá trình
vận chuyển.
 Nếu có sai sót phải liên hệ ngay với những nguời có
liên quan và đại diện của hãng cung cấp thiết bị.
BƯỚC 2 : CỐ ĐỊNH TỦ THIẾT BỊ

 Đặt chân đế tủ BTS lên sàn nhà, đánh dấu các vị trí rồi khoan.
 Lắp chân đế tủ trên sàn và bắt vít M12 cố định.
 Đẩy trượt tủ BTS lên chân đế và bắt vít M10 cố định.
BƯỚC 2 : CỐ ĐỊNH TỦ THIẾT BỊ

Lưu ý :
 Tối đa 2 tủ Horizon-2 có thể
chồng lên nhau.
 Tủ nằm bên dưới phải được bắt
chặt xuống sàn trước khi chồng
tủ thứ hai lên trên.
 Sàn nhà phải có khả năng chịu
tải 290 kg
BƯỚC 2 : CỐ ĐỊNH TỦ THIẾT BỊ

Lắp đặt, kết nối các module RF,


digital :
 Lắp đặt các module RF, digital vào
đúng vị trí như hình bên dưới.
 Có thể kết nối tối đa 4 tủ Horizon-2
với nhau để cấu thành một trạm
BTS.
MỘT SỐ CẤU HÌNH RF THÔNG DỤNG

BTS cấu hình Omni 2 :


 1 tủ Horizon-2
 1 CTU-2
 1 DUP
 1 SURF
 1 Anten lưỡng cực
MỘT SỐ CẤU HÌNH RF THÔNG DỤNG

BTS cấu hình Omni 4 :


 1 tủ Horizon-2
 2 CTU-2
 2 DUP
 1 SURF
 1 Anten lưỡng cực
MỘT SỐ CẤU HÌNH RF THÔNG DỤNG

BTS cấu hình 4/4/4 :


 Cần 1 tủ Horizon-2
 6 CTU-2
 6 DUP
 1 SURF
 3 Anten lưỡng cực
MỘT SỐ CẤU HÌNH RF THÔNG DỤNG

BTS cấu hình 4/4/4 :


 1 tủ Horizon-2
 6 CTU-2
 6 DUP
 1 SURF
 3 Anten lưỡng cực
BƯỚC 3 : ĐẤU ĐẤT VÀ NGUỒN DC CHO BTS
ĐẤU ĐẤT :
1. Nối một đầu cáp GND (màu vàng/xanh) vào bảng tiếp đất chung trong
phòng máy.
2. Nối đầu cáp GND còn lại vào điểm đất trên đầu tủ BTS.

Lưu ý:
• Các điểm tiếp xúc phải tốt, có bọc
gen co nhiệt.
• Đi dây phải gọn gàng, ngay ngắn
và được buộc dây gút cố định trên
thang cáp.
• Mỗi tủ BTS cần được đấu đất riêng
biệt vào bảng đất, không được đấu
tắt với nhau.
• Phải tiếp đất cho tủ trước khi nối
nguồn.
BƯỚC 3 : ĐẤU ĐẤT VÀ NGUỒN DC CHO BTS

ĐẤU NGUỒN DC :
1. Nối cáp nguồn DC màu ĐỎ 0 volt (+ve)
vào cực 0V và kéo cáp đến tủ nguồn DC.
2. Nối cáp nguồn DC màu ĐEN -48 volt (-ve)
vào cực VIN và kéo cáp đến tủ nguồn DC.
3. Siết chặt các cực nguồn (ốc M6)
BƯỚC 4 : ĐẤU CÁP TRUYỀN DẪN
1. Đấu cáp tại BTS Motorola
 Chuẩn bị đầu cáp và dán nhãn cho cáp
 Bắt cố định đầu cáp vào card T43 (75ohm) hoặc BIB (120 ohm)
trên đầu tủ BTS.

2. Đấu cáp tại DDF


 Chuẩn bị cáp
 Bắn cáp lên phiến Krone hộp DDF
BƯỚC 4 : ĐẤU CÁP TRUYỀN DẪN

T43 BIB
75 ohm 120 ohm
BƯỚC 5 : ĐẤU CÁP CẢNH BÁO
1. Đấu cáp tại BTS Motorola
 Chuẩn bị đầu cáp và dán nhãn cho cáp
 Bắt cố định đầu cáp vào PIX 0 trên đầu tủ BTS.

2. Đấu cáp tại DDF


 Chuẩn bị cáp
 Bắn cáp lên phiến Krone hộp DDF
BƯỚC 5 : ĐẤU CÁP CẢNH BÁO

Opto Chân cảnh Khe Krone : Màu dây Tên cảnh báo
báo PIX

1 1,20 Khe 1: Trắng dương – Xám đỏ Major-mất điện AC

2 2,21 Khe 2: Dương trắng – Đen dương Minor-hỏng REC

3 3,22 Khe 3: Trắng cam – Dương đen Nhiệt độ cao

4 4,23 Khe 4: Cam trắng – Đen cam Cửa phòng mở

5 5,24 Khe 5: Trắng lục – Cam đen Máy lạnh 1 hỏng

6 6,25 Khe 6: Lục trắng – Đen lục Máy lạnh 2 hỏng

7 7,26 Khe 7: Trắng nâu – Lục đen Điện áp DC thấp-LVA2

8 8,27 Khe 8: Nâu trắng – Đen nâu Điện áp DC cao-HVA2


BƯỚC 6 : NỐI DÂY NHẢY (JUMPER)

1. Dãn nhãn ở mỗi đầu


jumper
2. Nối một đầu của jumper
vào đầu tủ BTS.
3. Nối đầu còn lại của jumper
vào feeder theo đúng sector
3. Sử dụng dây gút để bó các
dây nhảy với nhau.
BƯỚC 6 : NỐI DÂY NHẢY (JUMPER)
BƯỚC 7 : KIỂM TRA LẮP ĐẶT

1. Kiểm tra đảm bảo tủ BTS đã được lắp chắc chắn, ngay
ngắn và ở đúng vị trí theo thiết kế.

2. Kiểm tra việc đấu đất và nguồn DC cho tủ BTS.

3. Kiểm tra việc đấu nối cảnh báo và truyền dẫn trên DDF.

4. Kiểm tra việc lắp đặt, đấu nối các module RF, card
digital trong tủ BTS.

5. Kiểm tra việc đấu nối jumper, feeder gọn gàng, ngay
ngắn và đúng sector.
CÁC QUY TRÌNH LẮP ĐẶT

 Quy trình lắp đặt anten và feeder


 Chuẩn bị lắp đặt
 Các bước tiến hành

 Quy trình lắp đặt cầu cáp


 Chuẩn bị lắp đặt
 Các bước tiến hành

 Quy trình lắp đặt thiết bị BTS


 Chuẩn bị lắp đặt
 Các bước tiến hành

 Quy trình lắp đặt hệ thống nguồn DC


 Chuẩn bị lắp đặt
 Các bước tiến hành
CHUẨN BỊ

 Bản vẽ thiết kế mặt bằng phòng máy để xác định vị trí


đặt BTS, vị trí tủ nguồn .

 Dụng cụ lắp đặt.

 Găng tay, kính, khẩu trang bảo hộ dùng trong quá


trình vận chuyển và lắp đặt thiết bị .
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bắt đầu

Kiểm tra thiết bị

Cố định tủ thiết bị

Tiếp đất cho tủ nguồn

Lắp đặt các khối chỉnh lưu (rectifier)

Lắp đặt hệ thống accu

Nối dây AC vào tủ nguồn và dây DC đến các


thiết bị

Nối dây cảnh báo đến DDF

Kiểm tra phần lắp đặt

Kết thúc
QUY TRÌNH LẮP ĐẶT NGUỒN POSTEF MỚi
(VPRS-400)
TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
THÔNG SỐ KỸ THUẬT

ĐẦU VÀO :
 Điện áp danh định: 1pha-3 dây-220Vac/1 pha-4 dây-
380Vac
 Điện áp làm việc : 90V – 290V
 Tần số : 45Hz-70Hz
 Dòng khởi động : ≤ 30A (với mỗi chỉnh lưu)
ĐẦU RA :
 Điện áp đầu ra danh định : 48V
 Dải điện áp đầu ra : 44V – 60V (cài mặc định 54.5V)
 Dòng tải MAX : 400A (50A x 8 REC)
 Điện áp ngắt cao : 59V-60V
 Điện áp ngắt thấp : 42V
LẮP ĐẶT TỦ NGUỒN POSTEF MỚI

Đặt tủ nguồn Postef vào


đúng vị trí thiết kế mặt
bằng của phòng máy.

Hình dáng bên ngoài tủ nguồn Postef mới


ĐẤU NỐI CÁP

Nối đất tủ nguồn :


 Dùng dây đất vàng xanh 14mm2 nối từ điểm nối đất của tủ
(trên nóc tủ) đến bảng đất chính của trạm
ĐẤU NỐI CÁP

Nối đất đầu ra :


 Đất đầu ra của chỉnh lưu phải được nối tới bảng đất chính
của trạm bằng cáp màu vàng xanh thiết diện 60mm2.
ĐẤU NỐI CÁP

Nối đất chống sét :


 Nối đất chống sét phải được nối tới bảng đất chính của
trạm bằng cáp màu vàng xanh thiết diện 14mm2
ĐẤU NỐI CÁP

Đấu nối đầu vào AC :


 Cáp điện AC phải được bố
trí cách xa cáp điện DC để
giảm thiểu ảnh hưởng của
nhiễu điện từ (EMI)
 Nếu nguồn điện lưới là 1
pha 220V, phải đấu nối liền
dây L của 3 pha R, S, T và
3 dây N.
 Cáp điện AC có thiết diện
tối thiểu 60mm2
ĐẤU NỐI CÁP

Đấu nối đầu vào AC 3 pha


 Nếu nguồn điện lưới là 3 pha
380V-4 dây, phải đấu riêng
các pha R, S, T và đấu liền 3
dây N.
 Cáp điện AC có thiết diện tối
thiểu 16mm2
CÔNG TẮC LVD

Công tắc LVD :


 Dùng để đóng ngắt rơ le accu LVD (Low
Voltage Disconnect) ra khỏi tủ nguồn:
phục vụ lắp đặt, bảo dưỡng, thay thế
accu.
 Ngắt Rơ le : gạt công tắc về OPEN
 Đóng Rơ le : gạt công tắc về NORMAL
ĐẤU NỐI CÁP

Đấu nối đầu ra DC


 Mở cửa phía trước tủ Postef, tháo ốc vít của thanh phân phối
và nối các đầu cáp LOAD (-), LOAD (+) với cọc tương ứng.
 Đầu coss cáp accu : 60mm2, đầu coss cáp DC khác : 22mm2
ĐẤU NỐI CÁP

Nối cáp accu :


 Accu nên đấu sau cùng khi các cáp khác đã được đấu xong.
 Trước khi đấu accu, CB accu phải ở vị trí OFF. Đồng thời công
tắc LVD phải ở vị trí OPEN.
 Khi đã đấu dây xong, cần kiểm tra cực tính của accu. Sau đó
bật CB accu về vị trí ON.
ĐẤU NỐI CÁP

Nối cáp DC cho các tải :


 Phân phối đầu ra DC của tủ Postef có thể cung cấp 15 ngõ ra.
ĐẤU NỐI CÁP

Nối cáp cảnh báo :


 Mỗi tín hiệu cảnh báo có tiếp điểm thường đóng và thường hở.
 Tín hiệu cảnh báo được đưa ra qua jack cắm CN1 trên bảng
mạch phía sau ngăn điều khiển
SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY TỦ NGUỒN POSTEF
MODULE ĐiỀU KHIỂN

Công tắc ON/OFF board đk

Nút nhấn thay đổi thông số nguồn


(mũi tên xuống, EDIT, ENT và mũi
tên lên)
MODULE ĐiỀU KHIỂN

Số Rec đang hoạt động OK


Điện áp DC hiện tại ở Tải hiện nay của = MAX/50
ngõ ra tủ nguồn = 54.5V tủ nguồn = 10 A Trong Vd này tủ nguồn có
8 Rec hoạt động tốt
KiỂM TRA CÁC THÔNG SỐ TỦ NGUỒN

Xem điện AC và DC
Màn hình chính

Nhấn
Enter

Nhấn phím ENT lần nữa sẽ xuất hiện thông số về dòng nạp hay xả
của accu,

Dòng nạp (+)


accu hay xả
accu (-). Trong Dòng tải BTS
vd này accu
đang nạp
KiỂM TRA CÁC THÔNG SỐ TỦ NGUỒN

Xem thông số Rectifier

Màn hình chính

Nhấn
mũi tên xuống

Thông tin về Rec 1


Điện áp ngõ ra Rec1 = 54.5V
Tải của Rec1 = 10A
Nhiệt độ của Rec1 = 23 độ

Để xem tiếp thông tin về Rec2, 3,…. Thì nhấn tiếp mũi tên xuống (F1)

Ghi chú : F1 là phím mũi tên xuống, F2 là phím EDIT,


F3 là phím ENT, F4 là phím mũi tên lên
KiỂM TRA CÁC THÔNG SỐ TỦ NGUỒN

Xem thông số Rectifier


Nhấn F1 cho đến khi màn hình hiển thị ra như sau :

Dòng tải từng Rec

Nhấn mũi tên xuống (F1).


Xem thông số Accu Trở về trước nhấn mũi tên lên (F3)
Điện áp tải

Điện áp nạp accu

Nhấn mũi tên xuống (F1).


Trở về trước nhấn mũi tên lên (F3)
KiỂM TRA CÁC THÔNG SỐ TỦ NGUỒN

Xem thông số DC
OV : điện áp cao
UV : điện áp thấp

Nhấn mũi tên xuống (F1).


Trở về trước nhấn mũi tên lên (F3)

OV : điện áp cao
nghiêm trọng

Nhấn mũi tên xuống (F1).


Trở về trước nhấn mũi tên lên (F3)

OV : điện áp cao
Shutdown
KiỂM TRA CÁC THÔNG SỐ TỦ NGUỒN

Xem thông số DC Nhấn mũi tên xuống (F1).


Trở về trước nhấn mũi tên lên (F3)

UV : điện áp thấp
nghiêm trọng
Lúc này accu xả gần hết

Nhấn mũi tên xuống (F1).


Trở về trước nhấn mũi tên lên (F3)

Điện áp xả 50% accu

Nhấn mũi tên xuống (F1).


Trở về trước nhấn mũi tên lên (F3)
KiỂM TRA CÁC THÔNG SỐ TỦ NGUỒN

Xem thông số DC

Dòng ngõ ra
Lớn nhất = 105%
= 105% x 50 A
= 52,5 A

Đang ở chế độ tự động


nạp accu

Dòng nạp accu đầu = 150A


Dòng kết thúc nạp = 10A
KiỂM TRA CÁC THÔNG SỐ TỦ NGUỒN

Xem thông số DC
Giới hạn dòng nạp accu.

Dung lượng accu 440AH

Ngày tháng năm hiện


tại

Trở về màn hình chính


MODULE RECTIFIER

• Nhấn nút xanh để bật/tắt REC


• Bình thường thì chỉ có đèn PWR
sáng xanh.
• Khi có đèn đỏ MAJ thì Rec bị
mất nguồn AC hoặc Rec hỏng
QUY TRÌNH LẮP ĐẶT TỦ NGUỒN EMERSON

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM


MỘT SỐ LOẠI NGUỒN EMERSON

Emerson Emerson Emerson


PS48165/3200 PS48300/2900 PS48300/1800
THÔNG SỐ KỸ THUẬT

 Tủ nguồn Emerson PS48165/3200 :


 Điện áp/dòng điện danh định ngõ ra : 48V/165A
 Công suất danh định của Rectifier : 3200W (67A)
 Module điều khiển : M500D
 Tủ nguồn Emerson PS48300/2900 :
 Điện áp/dòng điện danh định ngõ ra : 48V/300A
 Công suất danh định của Rectifier : 2900W (60A)
 Module điều khiển : M500F
 Tủ nguồn Emerson PS48300/1800 :
 Điện áp/dòng điện danh định ngõ ra : 48V/300A
 Công suất danh định của Rectifier : 1800W (37A)
 Module điều khiển : M501D
CÁC MODULE CỦA TỦ NGUỒN EMERSON

Module Module
Rectifier điều khiển
MODULE ĐiỀU KHIỂN

Áp DC hiện tại Dòng DC hiện tại


XEM ĐIỆN ÁP AC VÀO TỦ NGUỒN

Màn hình chính

Nhấn
Mũi
tên
xuống

Nhấn
Mũi
tên
xuống
XEM ĐIỆN ÁP RA CỦA RECTIFIER

Trên module điều khiển, nhấn phím ENT để vào MAIN MENU

Nhấn
ENT

Nhấn Nhấn
ENT Mũi
tên
xuống
XEM ĐIỆN ÁP RA CỦA RECTIFIER

Rec 1

Áp DC hiện Dòng DC hiện


tại của Rec 1 tại của Rec 1

Điện áp AC
vào Rec1

Để trở về màn hình trước, nhấn nút ESC


XEM CẢNH BÁO

Nhấn
ENT

Nhấn Nhấn
Mũi ENT
tên
xuống
XEM CẢNH BÁO
CÀI ĐẶT THÔNG SỐ TỦ NGUỒN

Nhấn
Mũi tên xuống

Level Default Password


User 1
Operator 2
Administrator 640275
CÀI ĐẶT THÔNG SỐ ACCU

 Thông số cài đặt phải phù hợp với Accu đang sử dụng.

Nhấn Nhấn
Mũi ENT
tên
xuống

 Dùng các phím mũi tên để thay


Nhấn
ENT
đổi dung lượng Accu.
 Nhấn phím ENT để chấp nhận.
CÀI ĐẶT THÔNG SỐ NẠP ACCU

Nhấn Nhấn
Mũi ENT
tên
xuống

Điện áp nạp nổi (bình thường)


Nhấn Điện áp nạp thúc
ENT
Giới hạn dòng nạp (30A)
Ngưỡng cảnh báo (90A)
dòng nạp quá mức
CÀI ĐẶT THÔNG SỐ ĐIỆN ÁP THẤP
CÀI ĐẶT THÔNG SỐ ĐIỆN ÁP THẤP
ĐẤU NỐI CẢNH BÁO NGUỒN EMERSON

 Dùng cáp 4 đôi nối từ tủ BTS đến tủ nguồn Emerson (thông qua hộp
DDF)
 Đôi dây : Trắng–dương: nối vào chân 1-2 trên card cảnh báo nguồn
phần AC fail
 Đôi dây : Trắng–cam: nối vào chân 1-2 trên card cảnh báo nguồn
phần DC high/low voltage
 Đôi dây : Trắng–lục : nối vào chân 1-2 trên card cảnh báo nguồn
phần Rect fail
 Đôi dây : Trắng–nâu: nối vào chân 1-2 trên card cảnh báo nguồn
phần BLVD
QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ACCU FIAMM

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM


ACCU FIAMM
THÔNG SỐ ACCU FIAMM
NOMINAL CAPACITY in Ah at 20°C DIMENSIONS (mm)
No. of
CELL Nominal Terminal
10 hrs to 5 hrs to 3 hrs to 1 hr to Length Width Height
Voltage WEIGHT (kg) pos.+neg. type (threaded
TYPE 1.80 VPC 1.80 VPC 1.80 VPC 1.65 VPC L W H male)
(V)
Poles

12 SLA 12 12 12 10.5 9.5 7.6 200 77 138 5.6 1+1 M6

12 SLA 25 12 25 21.7 19.5 16.3 218 129 166 11.3 1+1 M8

12 SLA 30 12 30 26.1 23.4 19.6 201 138 190 14 1+1 M8

12 SLA 37 12 37 32.2 28.9 24.2 288 173 202 18 1+1 M8

12 SLA 50 12 50 43.5 39 32.7 288 173 202 22 1+1 M8

12 SLA 75 12 75 65.5 58.5 49 360 164 228 32.2 1+1 M8

6 SLA 100 6 100 87 78 65 271 173 202 21 1+1 M8

6 SLA 125 6 125 109 97.5 81 268 172 230 26 1+1 M8

4 SLA 150 4 150 130 119 98 271 173 202 20.2 1+1 M8

6 SLA 160 6 160 139 128 109 298 202 226 33.8 1+1 M8

6 SLA 180 6 180 156 140 117 387 173 251 37.4 1+1 M8

4 SLA 200 4 200 174 160 125 250 202 226 26 1+1 M8

2 SLA 200 2 200 174 156 131 271 173 202 15.3 1+1 M8

2 SLA 250 2 250 217 195 163 271 173 202 17.7 1+1 M8

2 SLA 300 2 300 261 234 196 271 173 202 20.5 1+1 M8

2 SLA 330 2 330 300 270 214 208 195 230 22 2+2 M8

2 SLA 405 2 400 347 320 250 250 202 226 26 2+2 M8

2 SLA 500 2 500 435 390 323 387 173 251 36.5 2+2 M8

2 SLA 580 2 580 505 453 374 387 173 251 41 2+2 M8

2 SLA 800 2 800 745 663 541 254 510.5 210 64 2+2 M12

2 SLA 1000 2 1000 930 831 677 254 510.5 210 74 2+2 M12

2 SLA 1500 2 1500 1270 1116 809 275 660 210 110 2+2 M12

2 SLA 2000 2 2000 1690 1488 1078 368 660 218 143 2+2 M12
THÔNG SỐ ACCU FIAMM

Capacity Internal Resistance Short circuit current


CELL TYPE
( Ah ) (mΩ) (Amps.)

12 SLA 12 12 24 500
12 SLA 25 25 11 1150
12 SLA 30 30 9 1300
12 SLA 37 37 8 1520
12 SLA 50 50 6 2030
12 SLA 75 75 4 3000
6 SLA 100 100 1.7 3800
6 SLA 125 125 1.4 4300
4 SLA 150 150 0.7 5000
6 SLA 160 160 1.96 3050
6 SLA 180 180 1.75 3400
4 SLA 200 200 1 3800
2 SLA 200 200 0.4 5100
2 SLA 250 250 0.35 5900
2 SLA 300 300 0.32 6300

2 SLA 330 330 0.310 6600


2 SLA 405 400 0.26 7600
2 SLA 500 500 0.21 9700
2 SLA 580 580 0.19 10800
2 SLA 800 800 0.206 9700
2 SLA 1000 1000 0.165 12000
2 SLA 1500 1500 0.125 16000
2 SLA 2000 2000 0.102 20000
LẮP ĐẶT ACCU FIAMM
LẮP ĐẶT ACCU FIAMM

Cố định accu vào vị trí :


 Lắp cell đầu tiên vào đúng vị trí mặt bằng, đúng sơ
đồ điện. Bắt đầu từ phần kệ thấp của giá đỡ accu để
đảm bảo sự vững vàng. Lắp các cell theo tuần tự :
dương, âm, dương, âm cho đến hết 24 cell và kết nối
các cell trên cùng kệ bằng các thanh nối accu. Dùng
cáp mềm để kết nối kệ trên và kệ dưới.
 Dùng cờ-lê định lực (Nm) : để đảm bảo tiếp xúc điện
tốt giữa đáy của cực accu với thanh nối accu mà
không làm tuông răng của cực
 7-8 Nm cho accu có dung lượng lên đến 580Ah
 20-25 Nm cho accu có dung lượng từ 800Ah-
2000Ah
LẮP ĐẶT ACCU FIAMM

Kết nối accu với tủ nguồn DC:


 Dùng cáp accu màu đỏ để kết nối cực dương (+) của
accu với cực dương ngõ ra của tủ nguồn DC.
 Dùng cáp accu màu đen để kết nối cực âm (-) của
accu với cực âm ngõ ra của tủ nguồn DC.
 Sử dụng cáp accu có tiết diện phù hợp để tránh sụt
áp và quá nhiệt. Dùng dây gút để giữ chặt cáp accu
vào thang cáp hoặc tường gần vị trí accu để giảm lực
tác động lên cực accu (gây bởi trọng lượng của cáp).
QUY CÁCH DÁN NHÃN DÂY NGUỒN - 48V

Kiểu nhãn

Dùng cho
dây nguồn Dùng cho dây
-48V màu nguồn 0V màu
đen xanh
Số 1 thể hiện số tổ
Vị trí acquy

Tại vị trí accqui, cách Trong tủ nguồn cách Trên thang cầu cáp đứng
đầu connector 2cm đầu connnector 2cm phía trên tủ nguồn
QUY CÁCH DÁN NHÃN ACQUY

Kiểu nhãn
Đánh dấu cực -48V Đánh dấu cực 0V

Đánh dấu số của bình acquy

Vị trí
Đánh dấu cực acquy Đánh dấu số bình acquy
QUY CÁCH DÁN NHÃN CÁP

Kiểu nhãn
Số phân biệt các sợi cáp

Khoảng trống để viết


thêm thông tin

Vị trí
Nhãn cáp luồng E1 Nhãn cáp luồng E1 và
và cáp cảnh báo cáp cảnh báo trên Nhãn cáp trên thang
trên nóc tủ BTS hộp DDF cầu cáp
QUY CÁCH DÁN NHÃN DÂY TIẾP ĐỊA

Kiểu nhãn
Ô trống ghi số cáp
Nhãn trắng ghi đầy đủ
thông tin trước khi dán

Vị trí
Trên bảng đồng tiếp địa Vị trí dán nhãn trên
(Cùng hướng với nhau, Vị trí dán nhãn tiếp địa thang cầu cáp
cách điểm đầu 2cm)
QUY CÁCH DÁN NHÃN CÁP NGUỒN BTS VÀ TRUYỀN DẪN

Kiểu nhãn Nhãn cho cáp nguồn


màu xanh -48V
Ô ghi số cáp
Nhãn cho cáp
nguồn màu đen 0V

Nhãn cho cáp nguồn


màu xanh -48V
Phải ghi đầy đủ thông
tin trước khi dán nhãn
Vị trí
QUY CÁCH DÁN NHÃN CHO FEEDER VÀ DÂY NHẢY

Outdoor:
Dán nhãn cho feeder tại 3 điểm :
 Tại vị trí kết nối feeder và jumper
outdoor.
 Tại vị trí cầu cáp đứng và cầu cáp
ngang.
 Trước khi vào lỗ feeder.
Indoor:
 Tại vị trí đấu nối feeder và jumper
indoor.
 Tại vị trí jumper phía gần tủ BTS
NỘI DUNG TRÌNH BÀY

1. QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN HÓA NHÀ TRẠM


2. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT TRẠM BTS
 Chuẩn bị lắp đặt
 Quy trình lắp đặt các thành phần chính của trạm BTS
 Các mục kiểm tra sau lắp đặt
CÁC HẠNG MỤC CẦN KIỂM TRA

 Kiểm tra lắp đặt anten, feeder, jumper.

 Kiểm tra lắp đặt cầu cáp indoor.

 Kiểm tra lắp đặt và cấu hình phần cứng BTS.

 Kiểm tra lắp đặt tủ nguồn DC, accu .

 Kiểm tra đấu nối truyền dẫn.

 Kiểm tra đấu nối cảnh báo ngoài.

You might also like