You are on page 1of 48

MẠNG NGOẠI VI

Chương 4:
Khảo sát và thiết kế
mạng ngoại vi

LOGO
Huế - 2019
Mạng ngoại vi

Nội dung

Khảo sát mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi

2 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

I.Khảo sát mạng ngoại vi


 Các yêu cầu chung về khảo sát:

- Khảo sát là bước đầu tiên để có các số liệu cần thiết làm cơ sở
cho việc lập Dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật thi công.

- Chủ nhiệm đề án thiết kế công trình mạng ngoại vi là người phải


phụ trách công tác khảo sát. Nếu công trình mạng ngoại vi viễn
thông có liên quan đến các ngành khác như điện lực, giao thông,
quân sự v.v... thì phải có đại diện cơ quan đó tham gia khảo sát.
Ngoài ra công trình xây dựng mạng ngoại vi ở địa phương nào thì
phải có đại diện viễn thông ở địa phương đó tham gia (ví dụ VNPT
huyện).
3 TS. Dương Tuấn Anh
Mạng ngoại vi

Khảo sát mạng ngoại vi

 Các yêu cầu chung về khảo sát:

- Khảo sát để lập dự án, thiết kế dự toán phải cụ thể và chi tiết : từ
việc cấp đất, xác định khối lượng công việc và kinh phí dự toán
tương đối chính xác, tránh trường hợp giá thành công trình không
hợp lý.

- Bản vẽ thiết kế thi công phải rõ ràng, thể hiện đầy đủ, chi tiết các
đặc điểm, đặc thù trên tuyến thi công, xác định rõ cự ly, khoảng
cách tuyến với tim đường,, hình thức thi công, xác định mặt cắt
tuyến (lưu ý các điểm đặc biệt). Phải đầy đủ các bản vẽ thiết kế cấu
trúc mạng cáp, sự phân bố cáp từ giá đấu dây chuyển mạch ( các
tủ, hộp đấu nối cáp đến các thuê bao (cáp trong dự án).

4 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Khảo sát mạng ngoại vi (tt)


Các yêu cầu chung về khảo sát (tt):
- Nội dung thuyết minh thiết kế phải rõ ràng, chi tiết phù hợp
với yêu cầu kỹ thuật. Bảng thống kê số liệu tổng hợp toàn bộ
công trình phải thể hiện rõ : tổng độ dài tuyến cáp, độ dài tuyến
cống bể xây dựng mới và có sẵn; số liệu tuyến cột bê tông
mới, có sẵn, bổ sung; số bể cáp các loại và bảng thống kê khối
lượng vât tư chủ yếu toàn bộ công trình.
- Công trình cáp đồng phải ghi rõ số đôi cáp gốc và phát triển
thêm. Công trình truyền dần cáp sợi quang phải ghi rõ số
luồng E1 phát triển thêm, số trạm lắp đặt mới, nâng cấp mở
rộng v.v... 5 TS. Dương Tuấn Anh
Mạng ngoại vi

Khảo sát mạng ngoại vi (tt)


Các yêu cầu chung về khảo sát (tt):
- Phải xác định suất đầu tư tương đối chính xác,
nhanh chóng và hiệu quả, và việc lập dự toán
phải tính toán cụ thể số liệu :
a) Xây lắp cống bể mới;
b) Lắp đặt cáp trong cống bể (mới và cũ);
c) Xây lắp tuyến cột bê tông treo cáp mới;
d) Lắp đặt cáp treo trên cột bê tông (mới và cũ);
e) Xây lắp tuyến cáp chôn trực tiếp.

6 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Khảo sát mạng ngoại vi (tt)


 Các yêu cầu chung về khảo sát (tt):
- Phải xác định rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật đối vối các loại vật
liệu ,thiết bị để sử dụng lắp đặt trong công trình phù hợp kết cấu
công trình, và nó rất cần thiết khi nghiệm thu bàn giao công trình.

- Trước khi trình phê duyệt thiết kế dự toán, chủ đầu tư phải tiến
hành thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán có đảm bảo mục tiêu và
phù hợp quyết định dự án đã phê duyệt, cấu trúc các bản vẽ thiết
kế thi công phù hợp địa hình thực tế, nội dung thiết kế dự toán
đáp ứng các yêu cầu đã nêu ra.

7 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Khảo sát mạng ngoại vi (tt)

 Các yêu cầu chung về khảo sát (tt):


- Trong khi khảo sát phải thu thập các thông tin chi
tiết và thể hiện trong bản đồ, bản vẽ, biên bản hoặc
các bảng mẫu. Các thông tin chi tiết cần phải thu
thập trong quá trình khảo sát bao gồm:
a) Chọn và định tuyến cáp (cáp treo, chôn trực tiếp
hoặc đi trong cống bế...)
b) Khảo sát công trình ngoại vi viễn thông có đi gần
các đường dây điện lực, khả năng ảnh hưởng và
biện pháp giải quyết;
c) Các đặc điểm địa hình, địa thế (ruộng sâu, đầm lầy,
rừng núi, khu cống nghiệp, khu chế xuất, nông, lâm
trường, vùng trổng cây ăn trái...) nơi sẽ xây dựng
công trình ngoại vi viễn thông;
8 TS. Dương Tuấn Anh
Mạng ngoại vi

Khảo sát mạng ngoại vi (tt)


 Các yêu cầu chung về khảo sát (tt):
d) Hiện trạng đường giao thông hiện tại và khả năng mở
rộng đường dọc theo tuyến cáp xây dựng;
e) Hiện trạng sông ngòi, kênh rạch, chiều rộng, mực
nước, tàu thuyền v.v...Tại những nơi sẽ thi công cáp
dưới sông hoặc treo cáp vượt sông, phải chọn vị trí cáp
qua sông (treo hoặc thả sông) nơi có khoảng sông
hẹp,xa chỗ neo đậu tàu thuyền.
f) Khảo sát tình hình xây dựng, quy hoạch và phát triển
khu dân cư, khu đô thị, đường giao thông dọc theo
công trình ngoại vi viễn thông;
g) Khảo sát tình hình khí tượng thủy văn trong vùng xây
dựng công trình ngoại vi viển thông;
h) Vị trí cống bể hoặc cột treo cáp, chiều dài tuyến
cáp ..v.v...
i) Chiều dài đoạn cáp9 nhập trạm v.v... TS. Dương Tuấn Anh
Mạng ngoại vi

Khảo sát mạng ngoại vi (tt)

 Yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của khảo sát mạng


ngoại vi:

- Khảo sát các hệ thống cống bể.

- Khảo sát các tuyến cáp chôn trực tiếp.

- Khảo sát các tuyến cột treo cáp.

10 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Khảo sát mạng ngoại vi (tt)


 Khảo sát các hệ thống cống bể:
- Xây dựng hệ thống tuyến cống bể là một dự án đầu tư dài hạn
và quan trọng, nên phải có sự lựa chọn an toàn. Phải xem xét các
công trình của các ngành khác để không phải thay đổi thiết kế.
Nếu vì lý do kỹ thuật cần phải dịch chuyển các công trình nghành
khác thì phái có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.
-Khảo sát xây dựng hệ thống cống bể mới hoặc mở rộng mạng
cống bể hiện tại, phải bảo đảm các nội dung :
a) Tuyến cống bể cáp phải thẳng, ít vòng góc và ngắn nhất;
b) Đảm bảo khoảng cách an toàn từ hệ thống cống bể cáp đến
các công trình xây dựng khác, như đường sắt, đường cáp điện
lực, đường ống nước v.v...
11 TS. Dương Tuấn Anh
Mạng ngoại vi

Khảo sát mạng ngoại vi (tt)


c) Chọn tuyên cống bể ở những địa thế có lợi nhất,
giảm bớt khó khăn trong thi công và quản lý sau
này;
d) Tránh chọn tuyến cống bể ở vùng thấp dễ bị ngập
nước hoặc xói lở;
e) Tránh chọn tuyến cống bể nơi có độ dốc lớn; nếu
tuyến cống hể thiết kế và xây dựng tại nơi có độ
dốc lớn phải có biện pháp chống dồn cáp;
f) Tránh tuyến cống bể đi qua vùng có hoa màu, cây
ăn trái, cây công nghiệp, vườn hoa của nhân dân và
nhà nước. Tuyến cống bể xây dựng phải đảm bảo ít
gây ra thiệt hại nhất về hoa màu, cây cối và phải
được sự thoả thuận, chấp nhận của cơ quan hữu
quan và người dân có cây bị chặt;

12 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Khảo sát mạng ngoại vi (tt)


g) Cố gắng tránh tuyến cống bế cắt ngang qua đường
sắt. Trường hợp bắt buộc phải cắt ngang qua đường
sắt phải chọn vị trí thích hợp, cách xa chỗ có mật độ
các phương tiện giao thông lớn;
h) Tránh tuyến cống bể cắt ngang qua đường giao
thông tại các chỗ có nhiều đường giao nhau (ngã
ba, ngã tư...);
i) Tránh bố trí các bể cáp có tại vị trí có các đường
giao nhau. Khoảng bể và vị trí lắp đặt bể cáp phải
tuân theo quy định;
j) Xác định loại đất dọc tuyến cống bể và điều kiện
của bề mặt đất;
k) Vị trí của tủ cáp, hộp cáp phải hợp lý cho hiện tại và
phát triển sau này;
l) Tận dụng khả năng các tuyến cống bể cáp hiện có;
13 TS. Dương Tuấn Anh
Mạng ngoại vi

Khảo sát mạng ngoại vi (tt)


 Khảo sát tuyến cáp chôn trực tiếp:
Khảo sát tuyến cáp chôn trực tiếp phải quan tâm đến các
vấn đề như sau:
1. Khoảng cách từ rãnh chôn cáp đến các công trình xây
dựng khác, như tường nhà, cột điện, đường sắt, đường ống
nước v.v...
2. Chiều dài các đoạn cáp;
3. Loại đất và điều kiện bề mặt đất;
4. Các mạng hiện tại ở gần tuyến cáp chôn trực tiếp (đường
cống, cáp điện lực chôn trực tiếp, các tuyến cột v.v...);
5. Kháo sát kỹ việc thiết kế và thi công trong trường hợp
thay đổi từ cáp treo sang cáp chôn trực tiếp;

14 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Khảo sát mạng ngoại vi (tt)


6. Loại tủ cáp và vị trí tủ cáp;
7. Vị trí các hộp cáp;
8. Vị trí cắt ngang qua đường giao thông;
9. Các biện pháp bảo vệ cần thiết, trong
trường hợp đi gần và giao chéo với các
công trình điện chôn ngầm;
10. Các công trình lắp đặt chung trong một
rãnh đào;
11. Các thủ tục cho phép xây dựng và quyền
sử dụng.

15 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Khảo sát mạng ngoại vi (tt)


 Khảo sát tuyến cột treo cáp:
Khảo sát tuyến cột treo cáp cần phải quan tâm đến:
a) Ranh giới tuyến cột so với các công trình xây dựng khác;
b) Số lượng cột;
c) Điều kiện đất, các thủ tục xây dựng;
d) Vị trí cột (hiện tại, tương lai);
e) Loại và điều kiện cột treo cáp;
f) Sử dung chung cột điện lực;
g) Các mức chênh lệch điện áp;
h) Chiều cao của cột;
i) Chênh lệch chiều cao giữa cột điện thoại và cột điệu lực;
j) Vị trí, khoảng cách giao chéo tuyến cáp thông tin với các
cồng trình xây dựng khác, như giao thông, điện lực, đường
sắt;
k) Các thủ tục cho phép xây dựng và quyền sử dụng quyền
sử dụng. quyền sử dụng. 16 TS. Dương Tuấn Anh
Mạng ngoại vi

Khảo sát mạng ngoại vi (tt)


2. Tuyến cáp treo, ngoài các mục đã đề cập trong
phần khảo sát tuyến cột, cần phải xác định:
a) Điều, kiện, loại, quy mô của công trình hiện tại và
khả năng lắp đặt bổ sung cáp;
b) Dây treo cáp hiện tại và đề xuất bổ sung dây treo
cáp khi lắp đặt thêm cáp;
c) Các nhánh cáp mở rộng sau này;
d) Dây tiếp đất tại các cột;
e) Phòng chống ảnh hưởng của sét và đường dây điện
lực;
f) Loại, vị trí và dung lượng của các tủ cáp;
g) Loại, vị trí và dung lượng của các hộp cáp;
h) Chiều dài của cáp nhánh v.v...

17 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

II.Thiết kế mạng ngoại vi


 Thiết kế mạng ngoại vi phải được tiến hành theo yêu cầu
mạng lưới. Các nguyên tắc thiết kế cơ bản bao gồm:
- Chi phí đầu tư thấp

- Cung cấp chất lượng dịch vụ theo chuẩn quốc tế

- Tuổi thọ lâu dài

- Các kết cấu mạng là đồng nhất

- Tuân thủ các nhu cầu về truyền dẫn và báo hiệu

- Tính linh hoạt dung lượng cáp của mạng tương thích với
các nhu cầu trong tương lai
18 TS. Dương Tuấn Anh
Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Nhiệm vụ thiết kế mạng ngoại vi:
1. Thiết kế mạng ngoại vi chỉ được tiến hành sau khi dự án
đầu tư được phê duyệt.
2. Nhiệm vụ thiết kế phải đề ra những định hướng và yêu cầu
chung về mặt kỷ thuật như sau:
a) Vị trí, tẩm quan trọng và cấp hạng của công trình ngoại vi
viễn thông, mục đích sử dụng và thời hạn bảo đảm sử dụng
công trình trong bao nhiêu năm;
b) Lý do lựa chọn phương thức lắp đặt nêu ra trong thiết kế (đi
trong cống bể, chôn trực tiếp hoặc treo nổi trên bề mặt đất);
c) Định hướng sử dụng các loại vật liệu, vât tư chủ yếu cho
công trình ngoại vi viễn thông nêu ra trong thiết kế;
d) Hướng đi của tuyến cáp gần hay xa đường ô tô, đường sắt,
đi qua các địa hình đặc biệt như rừng núi, đầm lầy, sông ngòi,
vườn cây ăn trái v.v...
19 TS. Dương Tuấn Anh
Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Nhiệm vụ thiết kế mạng ngoại vi (tt):
3. Thiết kế mạng ngoại vi phải bảo đảm các mục tiêu về quy hoạch
mạng (quy hoạch dài hạn, ngắn hạn)
a) Các mục tiêu quy hoạch mạng ngoại vi dài hạn gổm có:
+ Xác định trung tâm của các vùng lắp đặt cáp và vị trí tổng đài
tối ưu cũng như ranh giới các vùng;
+ Minh chứng được tính khả quan của cấu hình mạng trong tương
lai;
+ Định tuyến cáp chính;
+ Định tuyến cống, hể.
Trong quy hoạch dài hạn phải lưu ý:
- Xác định các đôi cáp chính cho mỗi vùng (ở tổng đài hoặc tủ);
- Xác định các đôi cáp chính cho mỗi tuyến;
- Xác định các tuyến chính;
- Xác định các mạng cống, bể.
b) Quy hoạch mạng ngoại vi ngắn hạn phải dựa trên cơ sở các nhu
cầu hiện tại như các danh sách chờ đợi lắp đặt máy điện thoại,
dự báo yêu cẩu, các đề án vể nhà ở hoặc xây dựng đường đi
v.v...

20 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Nhiệm vụ thiết kế mạng ngoại vi (tt):
4. Bảo đảm cấu hình mạng phù hợp với sự phát
triển mạng thế hệ sau.
5. Xác định vùng phục vụ của tổng đài, tủ cáp, hộp
cáp.
6. Xác định mạng cáp chính.
7. Xác định mạng cáp phối ( Cáp thứ cấp ).
8. Xác định cáp dự phòng v.v...

21 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)

 Thiết kế mạng cáp chính


1. Trong các vùng thành phố, mạng cáp chính phải được
thiết kế bằng hệ thống cáp có chất cách điện bằng chất dẻo
và đi trong cống bể. Cáp phải có vỏ bằng PE (PolyElhylcne)
và có chất làm đầy tuân theo các đặc điểm kỹ thuật yêu cầu
và được kết cuối tại các tủ cáp.
2. Cáp chính được thiết kế treo nổi chỉ ở những nơi mà cáp
đi trong cống bể không thực hiện được.
3. Cáp nối từ phòng hầm cáp lên giá MDF của tổng đài phải
sử dụng cáp nhập đài có khả năng chống cháy.

22 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


* Thiết kế mạng cáp phối:
1. Cáp phối được chọn với cỡ đường kính chuẩn bằng 0,4; 0,5;
0,6 mm;
2. Các hộp cáp có dung lượng 10, 20 và 50 đôi dây có thể
trang bị cầu chì bảo vệ;
3. Các măng sông cáp treo phải kín nước và chịu được các tác
động cơ học trong môi trường lắp đặt,
4. Trong các vùng thành phố và thị xã mạng cáp phối có thể
ngẩm hoá. Phải thiêt kế tuyến cống bể phù hợp trong
trường hợp cáp phối đặt chung rãnh với cáp chính.
5. Các đôi cáp chính và các đôi cáp phối chỉ được kết cuối tại
một hộp cáp.
6. Mạng cáp phối, được tính từ đầu cuối xa nhất hướng về
tổng đài.
7. Chiều dài trung bình của cáp (dây) dẫn từ hộp cáp đến nhà
thuê bao là 100 m. Các vùng nông thôn, vùng có thuê bao
rải rác chiều dài dây thuê bao cực đại cho phép bàng 300
m. Trường hợp đặc biệt khó khăn chiều dài của cáp (dây)
dẫn từ hộp cáp đến nhà thuê bao do thiết kế quy định.

23 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Thiết kế vùng phục vụ của tổng đài:
- Thiết kế vùng phục vụ cho bất kỳ tổng đài
nào cũng phải tuân theo dự định truyền
dẫn. Khi sử dụng cáp cỡ 0,4 mm vùng phục
vụ được thiết kế có bán kính xấp xỉ 3,5 km.
- Trong trường hợp đặc biệt có thể thiết kế
vùng phục vụ của một tổng đài có bán kính
lớn hơn 3,5 km.
- Những nơi có nhiều tổng đài, các ranh giới
tổng đài hoặc vùng phục vụ của mỗi tổng
đài phải được giữ nguyên không đổi.

24 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Tính toán đường kính sợi lõi cáp :
1. Đường kính sợi lõi cáp phải được tính toán trên cơ sở
tuyến cáp thực tế và độ dài cáp. Khi tính toán đường kính sợi
lõi cáp phải bảo đảm các tiêu chuẩn giới hạn như sau:
a) Đối với vùng mât độ dân cư cao như các thành phố, thị xã,
suy hao của đường dây từ giá MDF đến hộp cáp kết cuối ở tần
số 800 Hz không quá 7 dB; điện trở mạch vòng của 1 đôi cáp
từ MDF đến hộp cáp không quá 1000 Ohm.
b) Đối với vùng nông thôn, mật độ dân cư thấp, suy hao của
đường dây từ giá MDF đến hộp cáp kết cuối ở tần số 800 Hz
không quá 10 dB; điện trở mạch vòng cùa đôi cáp từ MDF đến
hộp cáp không quá 1200 Ohm.

25 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Tính toán đường kính sợi lõi cáp (tt):
2. Chọn đường kính sợi lõi cáp:
a) Phải có kích thước nhỏ nhất thoả mãn các tiêu chuẩn giới
hạn về điện trở mạch vòng và suy hao truyền dẫn.
b) Đường kính sợi lõi cửa cáp chính bằng hoặc nhỏ hơn 0,4
mm.
c) Các đường kính sợi lõi 0,5 và 0,6 mm cũng như trong
trường hợp ngoại lệ là 0,9 mm phải lựa chọn hợp lý, hạn chế
sử dụng các loại đường kính sợi lõi lớn.
3. Để bảo dưỡng mạng dễ dàng,tránh sử dụng quá hai loại
đường kính dây khác nhau trong một tuyến cáp giữa MDF và
tủ cáp cũng như giữa tủ và hộp cáp.
4. Đối với toàn tuyến, cho phép tối đa là 3 loại đường kính dây
khác nhau.

26 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)

 Xác định số đôi cáp chính: Số đôi cáp chính phải

được lựa chọn bảo đảm nhu cầu phát triển đến 5
năm. Tống số các đôi cáp chính phải được so sánh
với cáp chuẩn và được làm tròn đến số cáp chuẩn
cao hơn tiếp theo.

 Xác định số đôi cáp phối: Số đôi cáp phối dự báo


phải bảo đảm nhu cầu phát triển đến 10 năm.

27 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Thiết kế hệ thống cống bể:
1. Thiết kế tuyến cống bể phải quan tâm đến các vấn đề sau
a) Tính kinh tế và tính khả thi của hệ thống cống bể;
b) Các điều kiện môi trường xã hội và tự nhiên, như điều kiện
địa hình, địa chất, luật lệ, quy định và các điều kiện thuận tiện
khác;
c) Các thủ tục đặc trưng về xây dựng hệ thống cống bể bao
gồm:
- Đào đất (đào rãnh, hầm và hố cáp);
- Xây dựng và lắp đặt hệ thống hầm, hố cáp;
- Đặt các lớp ống;
- Nối các ống;
- Nối các ống với hầm cáp;
- Lấp đất/đầm chặt;
- Quản lý sau xây dựng.
28 TS. Dương Tuấn Anh
Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Thiết kế hệ thống cống bể (tt):
2. Đào đất
a) Các nhân lố quyết định độ sâu và rộng của rãnh đào:
- Loại đất: Đất được phân loại theo cỡ hạt (khoáng
chất); sự phân bố các hạt; cường độ nén; khả năng
truyền lan nước;
- Tải trọng xe cộ;
- Số ống mỗi lớp;
- Vùng thi công;
- Các điều kiện khác.
b) Các phương pháp đào:
- Dùng máy;
- Nhân công.
c) Các nhân tố khác ảnh hưởng đến công tác đào đất:
- Điều kiện thời tiết.

29 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Thiết kế hệ thống cống bể (tt):
3. Đặt các lớp ống
a) Xác định chiều dài ống:
Chiều dài ống lớn nhất là chiều dài từ hầm cáp đến hầm cáp, phụ
thuộc vào chiều dài cáp cung cấp.
b) Định tuyến hệ thống ống:
- Tuyến ống phải thẳng; -Bảo dảm độ uốn cong cho phép của
cáp; -Phải lưu ý sự lắp đặt cáp trong ống sau này;
- Đặt hệ thống ống cách xa các phương tiện nguy hiểm, như điện
lực, đường khí đốt;
c) Bố trí ống và khoảng cách
- Cấu hình bố trí hệ thống ống phải thống nhất; - Giữ khoảng
cách các ống ở đoạn cong; - Phải lựa chọn loại ống sử dụng
thích hợp và một cơ cấu bố trí ống hợp lý.
- Lớp ống trên cùng phải bảo đảm:
+ Cách mặl đất không nhỏ hơn 700 mm khi ống đặt dưới lòng
đường giao thông;
+ Cách mặt đất không nhỏ hơn 500 mm khi ống đặt trên vỉa
hè.

30 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Thiết kế hệ thống cống bể (tt):
4. Yêu cầu về nối các ống
Có thể chọn các phương pháp nối các ống khác nhau, nhưng
phải bảo đảm chắc chắn, không thấm nước và chi phí hợp lý.
5. Yêu cầu nối ống với hầm cáp
a) Chọn điểm dãn ống vào hầm cáp hợp lý;
b) Chống thấm nước chỗ dẫn ống vào hầm, hố cáp.
Chú ý: Đê tránh nước xâm nhập vào hầm cáp tại chỗ nối hầm
cáp và các ống nên thiết kế dùng hầm cáp đúc sẵn kèm ống nối.

6. Lấp đất và dầm chặt rãnh đào


Để tăng cường khả năng chịu tải lớn nhất của ống và ngăn ngừa
lún dường, đề phòng tai nạn giao thông, phải lấp đất và đầm chăt
rãnh đặt ống cáp sau khi đặt ống và nối ống.

31 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Thiết kế hệ thống cống bể (tt):
7. Tác động của áp lực đất và tải trọng xe cộ lên ống cáp
Khi thiết kế phải tính toán tải trọng tác động lên ống cáp.
Các ống cáp chịu tác động không những chỉ của áp lực
đất mà còn chịu tác động của tải trọng xe cộ. Tải trọng
tác động lên ống cáp là tổng tải trọng của đất và tải trọng
của xe cộ. Ông cáp chôn càng sâu tải trọng đất tác động
lên ống càng lớn và tải trọng tác động của xe cộ lên ống
càng nhỏ. Tải trọng tác động lên ống phụ thuộc vào độ
sâu chôn ống được trình bày trong bảng ở Slide tiếp theo.
8. Lựa chọn ống cáp:
Ống cáp phải được lựa chọn và thử theo quy định trong
Tiêu chuẩn Ngành Bưu chính Viễn thông.
9. Các lưu ý khác:
Khi thiết kế các hệ thống cống bể, cần phải lưu ý điều
kiện khí hậu, địa chất, địa thế địa hình nơi làm việc, số
lượng, cách bố trí các ống và góc đào rãnh phải bảo đảm
an toàn.

32 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Sự phụ thuộc áp lực đất và tải trọng xe cộ vào độ sâu đặt
ống cáp:
Độ sâu (cm) Tải trọng đất Tải trọng xe cộ Tải trọng tổng cộng
(kg/cm2) (kg/cm2) (kg/cm2)
10 0,018 4,457 4,475
20 0,037 2,311 2,348
30 0,055 1,418 1,473
40 0,073 0,886 0,959
50 0,091 0,640 0,731
60 0,110 0,484 0,594
80 0,146 0,279 0,425
100 0,183 0,175 0,358
120 0,219 0,127 0,346
140 0,256 0,097 0,353
160 0,292 0,076 0,368
180 0,329 0,062 0,391
200 0,366 0,051 0,417

33 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


Bể cáp (Hầm cáp và hô cáp) :
1. Phải thiết kế các bể cáp (MH/HH) ở những nơi vượt quá chiều
dài lớn nhất của cuộn cáp, tại các chỗ giao nhau của dải đường
ống chính và nhánh và tại các vị trí cần dẫn cáp vào trong một hệ
thống đường ống.
2. Kích thước các bể cáp phải tuân theo quy định trong Tiêu
chuẩn Ngành.
3. Các bể cáp (MH/HH) phải có khả năng chịu tải trọng phù hợp
theo quy định trong Tiêu chuẩn Ngành về cống bể ngầm.
4. Các bể cáp (MH/HH) và các vách ngăn có thiết bị ở lớp dưới
bề mặt trong các phố, tùy thuộc vào đường giao thông phải được
xây dựng để chịu được tải trọng có xét đến các phương tiện giao
thông trên đường quốc lộ. Đáy của hầm cáp phải thỏa mãn theo
quy định trong Tiêu chuẩn Ngành.

34 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)

 Bể cáp (Hầm cáp và hô cáp) (tt):


5. Phải sử dụng các bể cáp bằng bê tông đúc sẵn bất cứ lúc
nào có thể thực hiện được. Các bể cáp đúc tại chỗ có thể
thực hiện khi kích thước cần thiết vượt quá kích thước bê
tông đúc sẵn, các địa điểm có trở ngại cần phải xây dựng
lại các bể cáp băng bê tông đúc sẵn hoặc theo yêu cầu thiết
kế do khách hàng đặt làm.
6. Các hầm cáp phải được định cỡ phù hợp với các yêu cầu
đường ống lớn nhất vì được đặt ở vị trí khả quan sử dụng
cho các tuyến đường ống khác.
7. Tất cả các ống phải được bịt kín trong một hệ thống bể cáp
để tránh nước vào.
8. Cường độ của bè tông làm các hầm cáp (MH) không nhỏ
hơn 250 kg/cm2.

35 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


Bể cáp (Hầm cáp và hố cáp) (tt):
9. Tất cả các thành phần kim loại trong các hầm cáp phải
được mạ kẽm. Các hầm cáp phải được trang bị:
a) Liên kết và tiếp đất các đồ gá lắp và thanh giằng của giá
đỡ cáp;
b) Các mắt kéo có đường kính ít nhất bằng 2 cm, tối thiểu là
một mắt kéo, được đặt đối diện tại điểm vào của mỗi ống;

c) Một rốn nước trong hầm cáp có đường kinh ít nhất bằng
20 cm;
d) Một thang đi xuống.
10. Các hầm cáp (MH) phải dược đánh dấu để dễ nhận biết
(ví dụ T cho điện thoại, S cho tín hiệu và TV cho truyền hình
cáp).
36 TS. Dương Tuấn Anh
Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Bể cáp (Hầm cáp và hố cáp) (tt):
11. Các điểm đường ống dẫn vào bể cáp
a) Đặt tại các đầu đối diện của bể cáp (hầm cáp/hố cáp) và tốt
nhất bố trí ống chính đi vào đầu các vách của bể cáp tại
điểm nằm giữa đáy và trần bể;
b) Đối với giá đỡ cáp trên vách, lưu ý thiết kế lối vào ống đặt
tại đầu các vách để dễ dàng đỡ cáp và mối nối;
c) Ống dùng cho các nhà hoặc các bể cáp khác phải lắp đặt
bằng phương pháp đường ống phụ;
d) Tránh các ống ở bên cạnh đi vào bể cáp;
e) Nếu tổng số ống được đặt ít hơn đáng kể so với dung lượng
của bể cáp hoặc lối vào cáp thì đường ống dẫn vào phải đặt
ở dưới (mức thấp). Khoảng trống ở phía trên được dành cho
việc bổ sung trong tương lai.
f) Các ống được lắp đặt giữa bể cáp và nhà, giữa bể cáp và các
bể cáp khác phải đặt dốc để đảm bảo thoát nước hợp lý;
g) Tất cả các ống trong nhà và bể cáp phải được nút lại (bằng
vật liệu chống cháy, ống bịt) để ngăn nước và khí đi vào.

37 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Bể cáp (Hầm cáp và hố cáp) (tt):
12. Khoảng cách giữa các bể cáp (MH/HH) phải theo quy định.
13. Không được phép có nhiều hơn 1 chỗ uốn hoặc rẽ với góc 90°
giữa nhà và bể cáp và giữa các bể cáp với nhau. Các góc
đường ống thích hợp bằng 45°. Các chỗ uốn và rẽ phải bọc bê
tông để tránh cắt đứt cáp kéo qua đường ống trong quá trình
lắp đặt cáp.
14. Các hố cáp (HH) phải được đặt ở các vị trí có lợi trong một hệ
thống đường ống để cho phép người lắp đặt kéo cáp qua ống ít
khó khăn nhất và để bảo vệ cáp khỏi bị căng quá mức.
a) Các điểm đường ống đi vào phải ở các đầu đối diện của hố cáp;
b) Các hố cáp phải có kích thước theo quy định trong chương 3.
c) Tất cả các nắp hố cáp phải được đánh dấu để dễ nhận biết;
d) Tất cả các nắp hố cáp phải chịu được tải trọng đàn hồi;
e) Tất cả các nắp hố cáp phải phù hợp với khu vực lắp đặt (ví dụ
vỉa hè, làn đường giao thông...);
15. Tất cả cáp ở bên trong bể cáp (MH/HH) phải được gắn nhãn.

38 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Các yêu cầu đối với cáp treo:
1. Các đặc điểm kỹ thuật xây dựng cáp treo được quy định.
2. Các công trình cáp treo phải được thực hiện theo các bản vẽ kỹ
thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các bản vẽ này phải bao
gồm các thông tin như sau:
a) Các số liệu vể cột, bao gồm loại cột, chiều dài cột, độ cao của các
đồ vật gá trên cột, xà ngang, các bệ cột;
b) Các kích thước dây treo cáp, dây co, móng dây co, tỉ lệ chiều
dài/độ cao dây co;
c) Chiều dài khỏang cột, bao gồm các thông tin về độ võng, vể sự
giao nhau, về nơi đỗ xe hoặc bất cứ đề xuất đặc biệt nào khác;
d) Các chỉ dẫn về tiếp đất và liên kết;
e) Các chú thích về xây dựng áp dụng khi thực hiện công việc;
f) Một bảng giải thích các biểu tượng của tất cả các kết cấu có liên
quan;
g) Số lượng, loại, hướng cáp cung cấp;
h) Số lượng hộp cáp, các chi tiết mối nối.
39 TS. Dương Tuấn Anh
Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Các yêu cầu đối với cáp treo (tt):
3. Phải hạn chê cáp treo dẫn vào nhà, tối đa dùng cáp 100 đôi để cung
cấp dịch vụ.
4. Thiết kế công trình cáp treo phải theo các bước như sau:
a) Chọn các vị trí lâu dài cho tuyến cột, có xét đến:
- Sự phát triển mở rộng đường trong tương lai cho các phương tiện khác,
đặc biệt là đường quốc lộ, đường sắt và các điểm giao chéo với
đường dây điện lực;
- An toàn, tiện lợi trong quá trình thi công.
b) Xin các giấy phép cần thiết để xây dựng và bảo dưỡng tuyến cột.
c) Kết hợp với các phương tiện khác nhằm dùng chung và để hạn chế tối
thiểu nhiễu cảm ứng.
d) Thiết kế tuyến cột để đáp ứng những yêu cầu cơ bản, có xét đến loại
tuyến cột, hoạt động dông bão và các yêu cầu về khoảng cách.
.

40 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Các yêu cầu đối với cáp treo (tt):
4. Thiết kế công trình cáp treo phải theo các bước như sau (tt):
e) Độ bền, loại và chiều dài của cột phải phù hợp với trọng lượng
của cáp, dây dẩn và dây treo cáp.
f) Chiều dài khoảng cột phải kinh tế nhất:
- Chiều dài từ cột cuối cùng đến nhà phải không vượt quá 30 m;
- Phải có khoảng võng, Phải dùng cáp tự treo
- Phải đặt dây treo và cáp vể phía đường đi của tuyến cột.
g) Khoảng hở tối thiểu của dây và cáp trên phố, vỉa hè, các vùng
nông nghiệp,đường sắt v.v... trình bày trong phần trước.
h) Cáp treo dẫn vào nhà qua một đường ống, phải được chấp
thuận của người cung cấp dịch vụ.
i) Cáp treo phải được gắn nhãn,lúc đi vào và đi ra ngoài nhà.
.
41 TS. Dương Tuấn Anh
Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Các phương pháp nối cáp và các măng sông nối:
1. Các mối nối cáp đồng :
a) Cáp đồng phải được nối bằng loại đầu nối phù hợp với các mối nôi
cáp đi trong cống bể, cáp chôn trực tiếp, cáp treo và các mối nối trong
nhà.
b) Tất cả các mối nối được thực hiện phải thuận tiện cho bảo dưỡng
sau này.
2. Các mối nối cáp quang:
Các mối nối cáp quang phải tuân theo quy phạm xây dựng cáp quang.
3. Măng sông nối cáp đồng:
a) Các mối nối cáp đồng (đi trong ống ngầm và chôn trực tiếp) phải
được bịt kín bằng loại măng sông thích hợp.
b) Phải chọn kích thước măng sông thích hợp.
c) Tất cả các măng sông nối phải được gá đúng quy cách và được buộc
vào các giá của bể cáp.
d) Tất cả các mối nối phải được kiểm tra độ thông suốt trước khi bịt kín
mối nối.
42 TS. Dương Tuấn Anh
Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)

 Các phương pháp nối cáp và các măng


sông nối:
4. Măng sông nối cáp quang
a) Các mối nối cáp quang phải được bịt kín bằng
măng sông dành cho cáp quang.
b) Tất cả các măng sông nối phải được gá đúng
quy cách và được buộc vào các giá của bể cáp
(MH/HH).
5. Tất cả cáp đồng và cáp quang phải được gắn
nhãn theo quy định.

43 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


* Các kết cuối cáp dẫn vào nhà:
1. Cáp đồng ngoại vi dẫn vào các giá phân phối phải được nối
đến các cực của bộ cầu chì bảo vệ.
2. Các hộp cáp dẫn vào nhà phải có nắp có thể khoá được.
3. Tất cả các hộp cáp phải có lý lịch thuê bao.
* Các yêu cầu về bảo vệ và liên kết/tiếp đất:
1. Mọi hệ thống được lắp đạt phải tuân thủ các yêu cầu về liên
kết/tiếp đất và trang bị bảo vệ chống các ảnh hưởng điện, điện
từ.
2. Các yêu cầu về bảo vệ và liên kết/tiếp đất xem chương 3,
mục 3.8, "Lắp đặt cáp thuê bao".
3. Tất cả các cáp (cáp đồng và cáp quang) đi trong ống ngầm,
chôn trực tiếp và treo phải được liên kết tiếp đất đúng quy
cách tại mỗi đầu và tại mỗi bể cáp, ở bất kỳ chỗ nào có thể
thực hiện.
44 TS. Dương Tuấn Anh
Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)

 Các yêu cầu về thử cáp:


1. Cáp đồng và cáp quang phải được thử lúc
hoàn thành lắp đặt.
2. Tất cả các đôi dây đều được thử và ghi
chép lại.
 Các yêu cầu về gắn nhãn:
Tất cả cáp ngoại vi, cáp dẫn lên và các vỏ
hộp cáp (cáp đồng và cáp quang) phải có
lý lịch theo quy định.

45 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


 Các yêu cầu về số liệu và hồ sơ thiết kế:
Trong thiết kế, phải có tất cả các hồ sơ (cả hồ sơ xây dựng)
và thông tin liên quan như sau:
1. Vùng phục vụ đối với mỗi tổng đài;
2. Các bản đồ vùng phục vụ tỷ lệ 1:1000, 1:2000;
3. Sơ đồ tổng thể;
4. Sơ đồ phối cáp;
5. Các sơ đồ tuyến;
6. Các bản vẽ chi tiết lắp đặt;
7. Các quy định đấu nối
8. Bản liệt kê các thuê bao đang chờ lắp máy/các hồ sơ
thuê bao hiện tại cho mỗi tủ cáp và hộp cáp;

46 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


9. Chương trình phát triển hệ thống chuyển mạch;
10. Các hồ sơ về vùng phục vụ của tổng đài, cách bố trí và sắp
xếp;
11. Các hồ sơ về tủ nối cáp;
12. Các hồ sơ về hộp cáp;
13. Các bản đồ về địa hình.
- Giản đồ cáp phối phải trình bày lộ trình cáp và vị trí các hộp
cáp (điểm phối cáp), đường kính của các đoạn cáp, vị trí thay
đổi đường kính.
- Bản vẽ phải thể hiện các tuyến cáp chính và các tủ cáp.
- Các đặc tính truyền dẫn phải nêu trong hồ sơ bao gồm: điện trỏ
mạch vòng, suy hao và các đường kính dây của các đoạn
cáp và vị trí thay đổi đường kính dây dẫn.
Nếu có nhiều cáp được xây dựng trên cùng tuyến thì phải xem
xét sự đa dạng của các mối nối.

47 TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Thiết kế mạng ngoại vi (tt)


Trình bày chi tiết tuyến cáp chính phải bao gồm:
- Vị trí các tủ cáp;
- Ranh giới các tủ cáp;
- Số tủ cáp;
- Tuyến cáp chôn trực tiếp cụ thể;
- Cáp chôn trực tiếp qua đưòng;
- Loại, số cáp và đường kính dây của mỗi đoạn (giữa các điểm nối);
- Số đôi cáp chính cho mỗi tủ cáp;
- Sơ đồ phân bố tủ cáp ;
- Các mối nối thẳng và rẽ nhánh trong tuyến;
- Phân bố cung cấp nguồn trực tiếp;
- Xác định các phiến nối trong tủ cáp;
- Các đôi dây dự phòng và các đôi dây chờ (không sử dụng);
- Điện trở mạch vòng và suy hao trong mỗi tủ cáp/vùng tủ cáp;

48 TS. Dương Tuấn Anh

You might also like