You are on page 1of 33

RỐI LOẠN THĂNG BẰNG

ACID – BASE

1
2
CƠ SỞ HÓA LÝ CỦA
THĂNG BẰNG ACID-BASE

3
pH
Nước là một chất phân ly rất yếu:

H 2O H+ + OH- (1)

[H+] x [OH-]
KH2O = = 1,8 x 10-16 (2)
[H2O]
KH2O: hằng số cân bằng của nước.
[H2O] tinh khiết = 1000/18 = 55,5mol/ L
Từ phương trình (2):
[H+] x [OH-] = KH2O x [H2O]
= 1,8 x 10-16 x 55,5
= 10-14
Trong nước tinh khiết: [H+] = [OH-] = 10-7 mol/ L 4
pH

• [H+] > 10-7 mol/ L: dung dịch acid


• [H+] < 10-7 mol/ L: dung dịch base

 Trạng thái acid, base của một dung dịch được quyết định
bởi nồng độ của ion H+ và OH-

pH = - log [H+]

-pH máu được ổn định vào khoảng 7,38-7,42.

5
Phương trình Henderson – Hasselbalch
• Chất điện giải mạnh phân ly hầu như hoàn toàn

NaCl Na+ + Cl-

• Acid yếu hoặc base yếu chỉ phân ly một phần


HA H + + A-

• PHƯƠNG TRÌNH HENDERSON – HASSELBALCH


[A-]
pH = pKa + log
[HA]
• Tăng nồng độ [A-] bằng cách cho thêm vào muối của
chính acid HA
6
Dung dịch đệm
 Là hỗn hợp của một acid yếu và một base liên hợp của
nó, có khả năng chống lại sự thay đổi của pH khi thêm
vào một acid mạnh hoặc base mạnh (acid acetic /
acetat natri)

 Thêm vào một acid mạnh: phần base của hệ đệm (anion
của acid yếu) sẽ kết hợp với acid mạnh để tạo thành một
acid yếu ít phân ly  lượng ion H+ tạo nên rất ít, không làm
ảnh hưởng nhiều đến pH dung dịch.

 Thêm vào một base mạnh: base sẽ bị trung hòa bởi


phần acid yếu của hệ đệm  anion của acid yếu  pH
dung dịch ít bị biến đổi.
7
CÁC HỆ ĐỆM CỦA CƠ THỂ

8
Hệ đệm của huyết tương và dịch gian bào
Hệ đệm bicarbonat (HCO 3-/ H2CO3)

• Hệ thống đệm chủ yếu của huyết tương

• CO2: pha khí (CO2 của phế nang), pha nước (CO2 hòa
tan trong máu và dịch dưới dạng H2CO3).
CO2 + H2O H2CO3 H+ + HCO3-

[HCO3-]
pH = pKa + log
[H2CO3]

[HCO3-]
= 6,1 + log
[CO2 hòa tan] 9
Hệ đệm bicarbonat (HCO3-/ H2CO3)

• Định luật Henry: nồng độ khí hòa tan trong dung dịch
tỷ lệ thuận với áp lực riêng phần của khí đó trên bề mặt
dung dịch.
• CO2 hòa tan = a x pCO2
pCO2: áp lực riêng phần của CO2 (mmHg)
a: hệ số hòa tan của CO2 trong huyết tương ở 370C = 0,03
mmol/lít/mmHg
[HCO3-]
pH = 6,1 + log
0,03 x pCO2

• Hệ thống mở do pCO2 luôn được đều chỉnh để phù hợp


với yêu cầu cơ thể.
10
Hệ đệm bicarbonat (HCO3-/ H2CO3)
Cơ chế tác dụng

Khi acid mạnh xâm nhập vào cơ thể:

H+ + HCO3- H2CO3 CO2 + H2O

Khi base mạnh xâm nhập vào cơ thể:

NaOH + H2CO3 NaHCO3 + H2O

 Hệ đệm bicarbonat rất hiệu quả về mặt sinh lý học


11
Hệ đệm phosphat (HPO42-/ H2PO4-)

• pK = 6,8

• Muối phosphat của natri: Na2HPO4 (acid yếu) và


NaH2PO4 (base)

• giúp thận đào thải H+

• Nồng đoä của hệ đệm này thấp trong huyết tương.

H+ + HPO42- H2PO4-

OH- + H2PO4- HPO42- + H2O


12
Hệ đệm protein (proteinat / protein)

• Hệ đệm có nhiều nhất trong tế bào và huyết tương

• Protein thể hiện tính acid hoặc base tùy thuộc vào
pH môi trường

- nhóm carboxyl (-COOH) phân ly thành H+


 tính acid
- nhóm amin (-NH2) kết hợp với H+ tạo NH3+
 tính base

• Khả năng đệm không lớn, nhất là ở khu vực gian


bào vì ở đó nồng độ protein thấp.
13
Hệ đệm Hemoglobin
• Hệ đệm quan trọng nhất trong tế bào hồng cầu (82%
dung tích đệm toàn phần, hệ đệm bicarbonat và phosphat
ít quan trọng) gồm:

-hemoglobin (Hb)  ký hiệu: HHb tác dụng


-oxyhemoglobin (HbO2)  ký hiệu: HHbO2 như những
acid yếu
 dạng muối tương ứng là KHb và KHbO2
• Cơ chế tác động có liên quan mật thiết với quá trình
trao đổi khí ở phổi và tổ chức
14
Hệ đệm Hemoglobin
PHỔI MÁU TỔ CHỨC

HCO3- HCO3- HCO3-


HHb HHb HHb
O2
CA O2 CA
H+ H+
HbO2 HbO2 HbO2

H2CO3 H2CO3
CA
CA

H2O CO2 CO2 H2O

Thở ra Tạo thành do chuyển hóa

Hình 1: Cơ chế tác dụng của hệ đệm hemoglobin


15
Hệ đệm Hemoglobin

• Một phần CO2 của máu (khoảng 5%) được gắn với
nhóm base của Hb tạo thành carbamin hemoglobin:

R-NH2 + CO2 R-NH-COO- + H+

• Sự oxygen hóa sẽ giải phóng CO2 từ carbamin


hemoglobin.

16
17
Hệ đệm của dịch trong tế bào

• Hệ đệm protein với nồng độ cao

• Hệ đệm phosphat: chủ yếu là các phosphat hữu cơ


(ATP, DPG, các chất chuyển hóa trung gian của quá
trình đường phân…)

 Có khả năng đệm tốt với những biến đổi pH khi pCO2
thay đổi.

18
SỰ ĐIỀU HÒA THĂNG BẰNG
ACID-BASE

19
Tác dụng của hệ đệm
• Hệ đệm của huyết tương và dịch gian bào:
-Hệ đệm bicarbonat (HCO3-/ H2CO3)
-Hệ đệm ngoài bicarbonat
• Khi cơ thể nhận một lượng acid mạnh (HA): 53%
kết hợp với HCO3-, 47% kết hợp với anion của hệ đệm
khác.
• Khi cơ thể nhận một lượng base mạnh: 53% sẽ kết
hợp với acid carbonic, 47% kết hợp với acid yếu của
hệ đệm khác.
 Sự tăng acid hay base không làm ảnh hưởng đến
pH của cơ thể 20
Cơ chế sinh lý
Sự hô hấp ở phổi
• Cơ thể người là một hệ thống mở: CO2 vừa được tạo
thành liên tục trong các mô, vừa được đào thải liên tục bởi
phổi.
 -pCO2 của máu và các dịch không đổi
-pH ổn định
• Phổi là cơ quan thải trừ acid carbonic hữu hiệu

• Trung tâm hô hấp ở hành tủy điều hòa pCO2 và pH của


máu theo cơ chế:
-pCO2/máu tăng, pH máu giảm, tốc độ hô hấp tăng
-pCO2/máu giảm, pH máu tăng, tốc độ hô hấp giảm
21
Sự bài tiết ở thận
Duy trì nồng độ sinh lý của ion bicarbonat (HCO3-) trong
huyết tương và dịch gian bào

Tái hấp thu ion bicarbonat (HCO3-) ở ống thận

• HCO3- lọc qua cầu thận được tái hấp thu ở ống thận.
Khi thận bị tổn thương (tái hấp thu HCO3-)  nhiễm acid
chuyển hóa
• Các yếu tố ảnh hưởng sự tái hấp thu HCO3-:
-pCO2 tăng làm tăng hấp thu HCO3- và ngược lại.
-Sự tái hấp thu Na+ ở ống thận
-Nồng độ Cl- và K+ trong máu giảm
Trường hợp trong máu và dịch ngoài tế bào thừa HCO3-,
thận sẽ bài xuất HCO3- 22
Sự bài tiết ở thận

 Tân tạo bicarbonat


Bù lượng HCO3- nội mô bị mất (trung hòa H+ tạo ra trong
quá trình chuyển hóa)
• Cơ chế:
-HCO3- được tạo bởi phản ứng giữa CO2 sinh ra trong tế
bào và nước (carbonic anhydrase xúc tác) sẽ khuếch tán
vào máu
-H+ được vận chuyển ra khoang ống thận, kết hợp với NH3
(sản phẩm chuyển hóa ở thận) tạo NH4+ đào thải ra ngoài
theo nước tiểu.
• Sự bài tiết NH4+ đặc biệt quan trọng trong nhiễm acid
23
Sự bài tiết ở thận

 Đào thải các acid không bay hơi ra nước tiểu

• NH3, các muối phosphat (HPO42-), creatinin, urat… là chất


nhận H+ để tạo thành các dạng acid.

• Các sản phẩm chuyển hóa dạng acid: acid lactic, acid
citric, acid pyruvic, các chất cetonic (acid 3--
hydroxybutyric) được gọi là acid không bay hơi của nước
tiểu..

24
 Đào thải các acid không bay hơi ra nước tiểu

Ví dụ: Cơ chế đào thải acid 3- hydroxybutyric

• H+ được trung hòa bởi NaHCO3  Na 3- hydroxybutyrat


được lọc qua cầu thận, nhận H+ biến thành acid 3-
hydroxybutyric để đào thải.

• HCO3- nhận H+  CO2 + H2O. C.A

• CO2 quay trở lại tế bào ống thận + H2O  H+ + HCO3-

• HCO3- và Na+ được tái hấp thu vào máu; H+ bị đào thải ra
dịch ống thận  Quá trình tân tạo HCO3-

25
CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ THĂNG BẰNG
ACID-BASE
• pH máu: 7,35 – 7,45

• PCO2: 35 – 45mmHg

• HCO3-: 24-26 mEq/L

• Base dư (Excess base): liên quan đến nồng độ HCO3-


EB = BB – NBB (Bình thường, EB= ± 2)
 Buffer base (BB): toàn bộ nồng độ base của các hệ
đệm trong máu (HCO-3, KHb, Pr-, HPO42-)
 Normal buffer base (NBB): đo ở đk bình thường của
cơ thể # 46mmol/L 26
RỐI LOẠN THĂNG BẰNG ACID – BASE

• Rối loạn thăng bằng acid-base do nguyên nhân hô hấp


-Nhiễm acid hô hấp
-Nhiễm base hô hấp

• Rối loạn thăng bằng acid-base do nguyên nhân chuyển


hóa
-Nhiễm acid chuyển hóa
-Nhiễm base chuyển hóa

27
RỐI LOẠN THĂNG BẰNG
ACID – BASE DO NGUYÊN
NHÂN HÔ HẤP

28
Nhiễm acid hô hấp
• Sự giảm thông khí của phế nang dẫn đến tăng CO2 trong các
dịch ngoại bào (pCO2 trong máu động mạch > 45mmHg).

• Nguyên nhân
-Thở không khí có nồng độ CO2 cao
-Xẹp phổi, viêm phổi, phù phổi
-Tổn thương trung tâm hô hấp, liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn
đường thở…
• Phản ứng cơ thể:
-Huy động hệ đệm của máu và dịch thể, tăng tạo HCO3- của
thận.
-Nếu nhiễm acid hô hấp kéo dài, thận tăng đào thải ion H+
và các acid không bay hơi (phản ứng bù trừ của thận)
• Xét nghiệm: pH máu , pCO2 và CO2 tòan phần , HCO3- máu
29
Nhiễm base hô hấp

Sự tăng thông khí của phế nang dẫn đến giảm CO2
trong các dịch ngoại bào (pCO2 trong máu động mạch
< 35mmHg).
• Nguyên nhân
Trung tâm hô hấp bị kích thích (viêm não) hay bệnh về phổi

• Phản ứng của cơ thể:


Huy động hệ đệm của máu và dịch nội bào, chậm hơn là
hoạt động bù trừ của thận (giảm sự tạo thành amoniac và
tân tạo HCO3-, tăng đào thải HCO3-).

• Xét nghiệm
pH máu tăng, pCO2 và CO2 toàn phần giảm, HCO3- máu
giảm 30
RỐI LOẠN THĂNG BẰNG
ACID – BASE DO NGUYÊN
NHÂN CHUYỂN HÓA

31
Nhiễm acid chuyển hóa

• Sự thiếu hụt HCO3- trong máu và dịch ngoại bào (nồng độ


HCO3- < 22mEq/L) hoặc tăng acid không bay hơi trong cơ
thể.
• Nguyên nhân
-Mất ion HCO3- do tiêu chảy kéo dài (Cl- huyết tăng).
-Suy thận, rối loạn chức năng ống thận (giảm đào thải các acid
chuyển hóa như acid lactic, ceton, giảm tân tạo HCO3-, giảm tái
hấp thu HCO3-).
- Bệnh tiểu đường, đói kéo dài gây tăng sự tạo thành các acid
cetonic
• Phản ứng của cơ thể
Thận tăng bài tiết H+ và sự bù trừ do hô hấp (nhiễm acid hô hấp
kích thích hệ thống hô hấp làm tăng thông khí, dẫn đến giảm
pCO2).
• Xét nghiệm
pH máu hạ, HCO3- hạ, pCO2 hạ do hoạt động bù trừ của phổi, các 32
thành phần đệm giảm
Nhiễm base chuyển hóa

Là trình trạng bệnh lý dẫn đến thiếu acid hoặc thừa HCO3- ở máu
và dịch ngoại bào (nồng độ HCO3- > 26mEq/L).

• Nguyên nhân
-Nôn mửa kéo dài gây mất acid dịch vị
-Tăng tân tạo HCO3- ở tế bào ống thận
-Giảm Cl- trong máu, thận tăng tạo HCO3- để cân bằng về lượng
anion
-Các bệnh gây tăng sản xuất aldosterol hoặc cortisol
-Dùng thuốc lợi tiểu kéo dài (Furosemid…), thuốc ức chế bơm
H+…
• Phản ứng của cơ thể
Giảm thông khí phế nang, tăng bài tiết HCO3- của ống thận
• Xét nghiệm
pH máu tăng, pCO2 tăng do hoạt động bù trừ của phổi, các thành
33
phần đệm tăng

You might also like