You are on page 1of 43

LA COMPARAISON

Huệ Nhàn - Anh Thơi - Phương Tiến


Mục lục
1. Định nghĩa phép so sánh
2. So sánh đối với tính từ và trạng từ
3. So sánh đối với danh từ
4. So sánh đối với động từ
5. So sánh với từ dùng để so sánh
6. So sánh ẩn dụ
1

Định nghĩa phép so sánh


“ Về định nghĩa của phép so sánh, cả 3 ngôn ngữ Pháp - Anh
- Việt đều giống nhau:
So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự
vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau
trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi
cảm khi diễn đạt.
2
So sánh đối với tính từ
và trạng từ
So sánh hơn
Marie est plus belle que Sophie
Marie is more beautiful than Sophie
Marie (thì) đẹp hơn Sophie

Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc so sánh hơn của 3 thứ tiếng:
● Tiếng Pháp: N1 + V + plus + Adj/Adv + que + N2
● Tiếng Anh: N1 + V + more + Adj/Adv + than + N2
● Tiếng Việt: CT1 + (ĐT) + tính từ/trạng từ + hơn + CT2
=> Tiếng Anh và tiếng Pháp có sự giống nhau về cấu trúc. Tiếng Việt khác ở chỗ có thể
có động từ hoặc không và không có phó từ plus hoặc more như tiếng Anh và tiếng Pháp.
* Lưu ý:
Ở tiếng Anh, có 2 dạng cấu trúc so sánh hơn của tính từ và trạng từ:
● Với tính từ và trạng từ ngắn: N1 + V + (Adj/Adv) + “-er” + than + N2
Ví dụ: Today is colder than yesterday.
● Với tính từ và trạng từ dài: N1 + V + more + Adj/Adv + than + N2
Ví dụ: This hat is more expensive than the others.
So sánh bằng
Marie est aussi belle que Sophie
Marie is as beautiful as Sophie
Marie (thì) đẹp như Sophie

Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc so sánh bằng của 3 thứ tiếng:
● Tiếng Pháp: N1 + V + aussi + Adj/Adv + que + N2
● Tiếng Anh: N1 + V + as + Adj/Adv + as + N2
● Tiếng Việt: CT1 + (ĐT) + tính từ/trạng từ + như,... + CT2
=> Tiếng Anh và tiếng Pháp có sự giống nhau về cấu trúc. Tiếng Việt khác ở chỗ có thể có
động từ hoặc không và không có phó từ aussi hoặc as như tiếng Anh và tiếng Pháp, ngoài
ra từ “như” ở tiếng Việt có thể thay thế bằng một số từ khác như bằng, cỡ,...
So sánh kém
Marie est moins belle que Sophie
Marie is less beautiful than Sophie
Marie (thì) ít đẹp như Sophie

Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc so sánh hơn của 3 thứ tiếng:
● Tiếng Pháp: N1 + V + moins + Adj/Adv + que + N2
● Tiếng Anh: N1 + V + less + Adj/Adv + than + N2
● Tiếng Việt: CT1 + (ĐT) + không,... + tính từ/trạng từ + như,... + CT2
=> Ở 3 thứ tiếng có sự giống nhau nhất định về cấu trúc (đều có 6 thành phần), tiếng
Việt có thể có hoặc không có động từ, phó từ như có thể được thay thế bằng một số từ
khác như bằng, cỡ,... từ không cũng có thể thế bằng từ kém,...
* Lưu ý:
Ở tiếng Việt, có 2 dạng cấu trúc so sánh kém của tính từ và trạng từ:
● CT1 + (ĐT) + tính từ + kém hơn, không bằng,… + CT2
Ví dụ: Mặt trăng sáng không bằng mặt trời.
● CT1 + (ĐT) + không,... + tính từ/trạng từ + như,... + CT2
Ví dụ: Hân không hiền như Lan.
Trường hợp đặc biệt của so sánh đối với
tính từ và trạng từ ở tiếng Pháp
1. Plus bon(s) → meilleur(s)
Plus bonne(s) → meilleure(s)
Ví dụ: Trang a une note (plus bonne) - > meilleure que la note de Mai.
Moins bon/ bonne → moins bon/ bonne
Aussi bon/ bonne → aussi bon/ bonne
2. Plus mauvais/ mauvaise(s) → pire(s)
Ví dụ: La situation de Pierre est (plus mauvaise) → pire que la situation de Paul.
Moins/ aussi mauvais → moins/ aussi mauvais
3. Plus bien → mieux
Ví dụ: Nathalie travaille (plus bien que) → mieux que Marie
Moins/ aussi bien → moins/ aussi bien
3

So sánh đối với danh từ


So sánh hơn
1. Trường hợp có: 2 đối tượng so sánh và 1 phương diện so sánh.
VD: Nhan a plus de livres que Tien.
Nhan has more books than Tien.
Nhàn có nhiều sách hơn Tiến.
Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc so ở trường hợp 1 của 3 thứ tiếng:
● Tiếng Pháp: S1 + V + plus + de + N + que + S2
● Tiếng Anh: S1 + V + more + N + than + S2
● Tiếng Việt: CT1 + ĐT + nhiều + DT + hơn + CT2
=> Tiếng Anh và Tiếng Việt có sự giống nhau về cấu trúc. Tiếng Pháp chỉ khác ở chỗ
sau phó từ plus có thêm « de »
So sánh hơn
2. Trường hợp có 1 đối tượng so sánh và 2 phương diện so sánh.
VD: Nhan a plus de livres Francais que livres Vietnamiens.
Nhan has more French books than Vietnamese books.
Nhàn có nhiều sách tiếng Pháp hơn sách tiếng Việt.
Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc so ở trường hợp 2 của 3 thứ tiếng:
● Tiếng Pháp: S1 + V + plus + de + N1+ que + de + N2
● Tiếng Anh: S1 + V + more + N1 + than + N2
● Tiếng Việt: CT1 + ĐT + nhiều + DT1 + hơn + DT2
=> Tiếng Anh và Tiếng Việt có sự giống nhau về cấu trúc. Tiếng Pháp chỉ khác ở chỗ
sau phó từ plus có thêm « de »
So sánh bằng
1. Trường hợp có 2 đối tượng so sánh và 1 phương diện so sánh.
VD: Nhan a autant de livres Vietnamiens que Tien.
Nhan has the same Vietnamese books as Tien.
Nhàn có sách tiếng Việt (nhiều) bằng Tiến.
Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc so ở trường hợp 1 của 3 thứ tiếng:
● Tiếng Pháp: S1 + V + autant + de + N + que + S2
● Tiếng Anh: S1 + V + the same + ( many/ a few...) + N + as + S2
● Tiếng Việt: CT1 + ĐT + DT + ( Nhiều/Ít) + bằng/cỡ/như + CT2
=> Tiếng Anh và Tiếng Pháp có sự giống nhau về cấu trúc. Tiếng Việt có danh từ đứng
trước từ so sánh.
So sánh bằng
2. Trường hợp có 1 đối tượng so sánh và 2 phương diện so sánh.
VD: Nhan a autant (beaucoup) de livres Vietnamiens que de livres Francais.
Nhan has the same (many) Vietnamese books as French books .
Nhàn có sách tiếng Việt (nhiều) bằng sách tiếng Pháp.
Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc so ở trường hợp 1 của 3 thứ tiếng:
● Tiếng Pháp: S + V + autant + (beaucoup/un peu) de + N1 + que + de N2
● Tiếng Anh: S1 + V + the same + ( many/ a few...) + N1 + as + N2
● Tiếng Việt: CT1 + ĐT + DT1+ ( Nhiều/Ít) + bằng/cỡ/như... + DT2
=> Tiếng Anh và Tiếng Pháp có sự giống nhau về cấu trúc. Tiếng Việt có danh từ đứng
trước từ so sánh.
Lưu ý:
- Trong tiếng Việt, đối với hai trường hợp ta có thể đảo phó từ ( Nhiều/ít) ra
trước danh từ, mà nghĩa vẫn không thay đổi.
- Cấu trúc:
CT1 + ĐT + DT + ( Nhiều/Ít) + bằng/cỡ/như + CT2
CT1 + ĐT + ( Nhiều/Ít) + DT1+ bằng/cỡ/như... + DT2
- VD: Nhàn có nhiều sách tiếng Việt cỡ Tiến.
Nhàn có nhiều sách tiếng Việt cỡ sách tiếng Pháp.
So sánh kém.
1. Trường hợp có 2 đối tượng so sánh và 1 phương diện so sánh.
VD: Nhan a moins de livres Francais que Tien.
Nhan has less French books than Tien.
Nhàn có ít sách tiếng Pháp hơn Tiến.
Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc so ở trường hợp 1 của 3 thứ tiếng:
● Tiếng Pháp: S1+ V + moins + de + N + que + S2
● Tiếng Anh: S1 + V + less + N + than + S2
● Tiếng Việt: CT1 + ĐT + Ít + N + hơn + CT2
=> Tiếng Anh và Tiếng Việt có sự giống nhau về cấu trúc. Tiếng Pháp chỉ khác
ở chỗ sau phó từ moins có thêm « de »
So sánh kém.
2. Trường hợp có 1 đối tượng so sánh và 2 phương diện so sánh.
VD: Nhan a moins de livres Francais que de livres Vietnamiens.
Nhan has less French books than Vietnamese books.
Nhàn có ít sách tiếng Pháp hơn sách tiếng Việt.
Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc so ở trường hợp 1 của 3 thứ tiếng:
● Tiếng Pháp: S+ V + moins + de + N1 + que + de + N2
● Tiếng Anh: S + V + less + N1 + than + N2
● Tiếng Việt: CT1 + ĐT + Ít + N1 + hơn + N2
=> Tiếng Anh và Tiếng Việt có sự giống nhau về cấu trúc. Tiếng Pháp chỉ khác
ở chỗ sau phó từ moins có thêm « de »
4

So sánh đối với động từ


So sánh hơn
1. Trường hợp có: 2 đối tượng so sánh và 1 phương diện so sánh.
VD: Lan travaille plus que Mai.
Lan works more than Mai.
Lan làm việc nhiều hơn Mai.
Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc so ở trường hợp 1 của 3 thứ tiếng:
● Tiếng Pháp: S1 + V + plus + que + S2
● Tiếng Anh: S1 + V + more + than + S2
● Tiếng Việt: CT1 + ĐT + nhiều + hơn + CT2
=> Cả 3 tiếng đều giống nhau.
So sánh hơn
2. Trường hợp có: 1 đối tượng so sánh và 2 phương diện so sánh.
VD: Lan travaille plus que dormir.
Lan works more than sleep.
Lan làm việc nhiều hơn đi ngủ.
Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc so ở trường hợp 1 của 3 thứ tiếng:
● Tiếng Pháp: S + V1 + plus que + V2
● Tiếng Anh: S + V1 + more than + V2
● Tiếng Việt: CT + ĐT1 + nhiều hơn + ĐT2
=> Cả 3 tiếng đều giống nhau.
So sánh bằng
1. Trường hợp có: 2 đối tượng so sánh và 1 phương diện so sánh.
VD: Lan travaille autant que Mai.
Lan works the same as Mai.
Lan làm việc như Mai.
Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc so ở trường hợp 1 của 3 thứ tiếng:
● Tiếng Pháp: S1 + V + autant + que + S2
● Tiếng Anh: S1 + V + the same + as + S2
● Tiếng Việt: CT1 + ĐT + ( nhiều/ít) + bằng/như/cỡ + CT2
=> Cả 3 tiếng đều giống nhau.
So sánh bằng
2. Trường hợp có: 1 đối tượng so sánh và 2 phương diện so sánh.
VD: Lan travaille autant que sortir
Lan works as much as go out.
Lan làm việc nhiều như đi chơi.
Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc so ở trường hợp 2 của 3 thứ tiếng:
● Tiếng Pháp: S + V1 + ( beaucoup/un peu ) autant que + V2
● Tiếng Anh: S1 + V1 + the same/as + ( much/ many.. ) + as + V2
● Tiếng Việt: CT + ĐT1 + ( nhiều/ít) + bằng/như/cỡ + ĐT2
=> Cả 3 tiếng đều giống nhau.
So sánh kém
1. Trường hợp có: 2 đối tượng so sánh và 1 phương diện so sánh.
VD: Lan travaille moins Mai.
Lan works more than Mai.
Lan làm việc ít hơn Mai.
Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc so ở trường hợp 1 của 3 thứ tiếng:
● Tiếng Pháp: S1 + V + moins que + S2
● Tiếng Anh: S1 + V + less than + S2
● Tiếng Việt: CT1 + ĐT + ít + hơn + CT2
=> Cả 3 tiếng đều giống nhau.
So sánh kém
2. Trường hợp có: 1 đối tượng so sánh và 2 phương diện so sánh.
VD: Lan travaille moins que dormir.
Lan works less than sleep.
Lan làm việc ít hơn đi ngủ.
Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc so ở trường hợp 2 của 3 thứ tiếng:
● Tiếng Pháp: S + V1 + moins que + V2
● Tiếng Anh: S + V1 + less than + V2
● Tiếng Việt: CT + ĐT1 + ít hơn + ĐT2
=> Cả 3 tiếng đều giống nhau.
5
So sánh với từ dùng
để so sánh
So sánh với những từ: Như, giống,…

● Ma mère est douce comme un ange.


● My mother is gentle like an angel.
● Mẹ tôi (thì) hiền dịu như một thiên thần.
 Từ ví dụ trên, ta có thể suy ra cấu trúc của câu so sánh bằng những từ mang
nghĩa so sánh của ba thứ tiếng:
 TIẾNG PHÁP: S+V+ADJ+COMME/TEL+N
 TIẾNG ANH: S+V+ADJ+LIKE+N
 TIẾNG VIỆT: CHỦ TỪ+(V)+TÍNH TỪ+NHƯ/GIỐNG+DANH TỪ
* LƯU Ý:
Tiếng Anh có sự đa dạng về từ so sánh:
● So sánh với những từ đặc biệt như : like, as, same, equal, similar, parallel, analogy,... (Như,
giống như, tương tự, bằng nhau, tương tự, giống nhau, song song, tương tự,...)
Cấu trúc:
1.S+V+ADJ+LIKE+N
Ví dụ :
She is pretty like an angel
2.S+V+AS+N
Ví dụ :
She works as a teaching assistant
3.N+V+THE SAME
Ví dụ :
The two girls are born at the same time
4.N+HAVE/HAS+EQUAL+N
● The two girls have equal salaries
5. ADJ+N+V+SIMILAR+CLAUSE
● Diligent high school students are similar to university students
6. THERE IS/ARE+ MẠO TỪ+PARALLEL+GIỚI TỪ+N
● There is a parallel between the two films
7. S+V+MẠO TỪ + ANALOGY+ GIỚI TỪ+ N1+N1
● She draws an analogy between politics and soccer.
TIẾNG VIỆT CŨNG CÓ CÁC TỪ DÙNG ĐỂ SO SÁNH

● So sánh với những từ đặc biệt (như, giống như, tương tự...)
● Cấu trúc:
1. Chủ từ+tính từ+như+danh từ
Ví dụ: Cô ấy xinh đẹp như thiên thần
2. Chủ từ+động từ+giống như+danh từ
Cô ấy làm việc giống như một giáo viên
3. Chủ từ 1+tương tự+chủ từ 2
Bài tập này tương tự bài tập kia
KẾT LUẬN

● Ở 3 thứ tiếng có sự giống nhau nhất định về cấu trúc, tiếng Việt có
thể có hoặc không có động từ.
● Tiếng Anh và tiếng Việt có sự đa dạng hơn tiếng Pháp về cấu trúc
câu so sánh với từ so sánh. (TA>TV>TP)
6

So sánh ẩn dụ
Định nghĩa
● Về định nghĩa của phép so sánh ẩn dụ, cả ba ngôn ngữ đều giống nhau,
đều gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng
khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình,
gợi cảm. Trong Tiếng Pháp, so sánh và ẩn dụ tương tự nhau, đều dùng
để kết hợp hai điều giống nhau.
● Tuy nhiên ở phép ẩn dụ, ta không dùng các liên từ, phó từ như “comme,
tel, ainsi que,…”hay “like, as, similar,…” trong tiếng Anh và “như,
giống,…” trong tiếng Việt. Mà ta sử dụng những danh từ được nhiều
người biết đến nhằm mục đích ngầm so sánh hoặc nói giảm nói tránh về
một nhân vật, hiện tượng,…
● Điều kiện cần của ẩn dụ là người nói, người nghe, người viết và
người đọc đều có chung một kiến thức nền về ẩn dụ, nghĩa là phải
hiểu hàm nghĩa có trong từ ẩn dụ đó.  Mỗi dân tộc đều có sự ghi
nhận riêng về ngôn ngữ và văn hóa bản xứ. Ẩn dụ thuộc lĩnh vực
ngôn ngữ, do đó nó cũng có sắc thái riêng thuộc về văn hóa, ngôn
ngữ bản xứ.
Cấu trúc và ví dụ
● La rossignole Anglais a nouveau remporté le grand prix
● An England nightingale won the grand prize again
● Họa mi nước Anh lại giành được giải thưởng lớn
Từ ví dụ trên chúng ta có thể suy ra cấu trúc chung của câu ẩn dụ cả ba ngôn ngữ
đó là
- S ( chủ từ ở đây được mọi người biết đến và ngầm hiểu được) + V +
Préposition (Clause/Mệnh đề)
Phân loại:
● Trong Tiếng Việt, nhìn chung thì lối ẩn dụ được coi là sinh động và có tính chủ
động hơn lối suy diễn thông thường (trong khi lối ẩn dụ dùng với hai chủ thể
có những điểm tương đồng thì lối suy diễn lại dùng cho hai chủ thể tương đối
độc lập
● Một cách chi tiết nhất thì ẩn dụ có thể chia làm các loại sau:
● Ẩn dụ hình thức: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hình thức giữa các sự
vật, hiện tượng. 
Ví dụ:
Về thăm quê Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
-> Về hình thức, màu đỏ của hoa râm bụt tương đồng với “lửa hồng”
● Ẩn dụ cách thức: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức thực hiện
hành động
Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
-> Ăn quả tương đồng với cách thức hưởng thành quả lao động, trồng cây tương
đồng về cách thức tạo ra thành quả.
● Ẩn dụ phẩm chất: Là dựa trên sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật,
hiện tượng.
Ví dụ : Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
● Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cảm giác
Ví dụ : Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào
-> Ngọt ngào là sự cảm nhận của vị giác. (chuyển đổi từ thính giác sang vị giác).
Phân loại:

● Trong Tiếng Anh chúng ta có ba loại hình ẩn dụ cụ thể như sau:


 1. Ẩn dụ cấu trúc (Structural metaphor): đây là những ẩn dụ mà trong đó,
1 khái niệm này được diễn tả bằng trường từ vựng của một khái niệm khác.
Ví dụ:
  LOVE IS A JOURNEY
Trong trường hợp này, khái niệm về TÌNH YÊU sẽ được miêu tả bằng trường
từ vựng của CHUYẾN DU HÀNH.
2. Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphor) là sử dụng hướng để thể
hiện tính chất của sự vật, sự việc.
● Ví dụ: His work is of low quality. (His work is bad)

3. Ẩn dụ bản thể (Ontological metaphor)


 
Ẩn dụng này biến cái mình cần nói thành một thứ đồ vật, một vật có cảm xúc,
năng lực (đại khái là nhân hóa), hoặc một thứ đồ chứa.
Ví dụ: We need to combat inflation (Go grab a knife and kill it)
Phân loại:

● Trong Tiếng Pháp chúng ta có dạng ẩn dụ Métaphore. Đây là dạng so sánh


không sử dụng các công cụ so sánh, mà là liên hệ 2 sự vật, hiện tượng có nét
tương đồng lại với nhau để làm nổi bật sự vật hiện tượng so sánh.
Ví dụ:
● Ma jeunesse ne fut qu’un ténébreux orage. (Tuổi trẻ của tôi chỉ là một cơn bão
tăm tối)
Bảng tổng kết
Tiếng Pháp Tiếng Anh Tiếng Việt

Định nghĩa X X X
So sánh đối với tính từ
và trạng từ X X

So sánh đối với danh


từ X X
So sánh đối với động
từ X X X

So sánh với từ dùng để


so sánh X X X

So sánh ẩn dụ X X X
Cảm ơn sự chú ý của thầy
và các bạn!

You might also like