You are on page 1of 24

CHƯƠNG 8.

TRUYỀN ĐỘNG ĐAI


8.1. Khái niệm chung
8.1.1. Cấu tạo chính của bộ truyền đai

.
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI

- Gồm 4 bộ phận chính:


+ Bánh đai dẫn số 1
+ Bánh đai bị dẫn số 2
+ Dây đai 3: Mắc vòng qua hai bánh đai.
+ Bộ phận căng đai
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
- Do có sự ma sát giữa đai với bánh đai, bánh dẫn quay sẽ truyền chuyển động và cơ
năng sang bánh bị dẫn
- Công dụng của bộ truyền đai:
+ Dùng để truyền chuyển động giữa 2 trục song song với nhau và quay cùng chiều
+ Nếu bắt chéo dây đai, bộ truyền có thể truyền chuyển động giữa 2 trục song song và
quay ngược chiều
+ Nếu bắt nửa chéo vòng đai ta được bộ truyền đai truyền chuyển động giữa các trục
chéo nhau
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
8.1.2. Phân loại bộ truyền đai
- Tùy theo hình dạng tiết diện của đai, đai được chia làm các loại
+ Đai dẹt: Có tiết diện là hình chữ nhật
+ Đai thang: Có tiết diện là hình thang
+ Đai hình lược: Là trường hợp đặc biệt của đai thang
+ Đai tròn
+ Đai răng
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
8.1.3. Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của bộ truyền đai.
Ưu điểm:
- Có thể truyền chuyển động giữa 2 trục đặt cách xa nhau.
- Làm việc êm, không gây ồn.
- Kết cấu đơn giản, giá thành rẻ.
- Bảo vệ máy khi quá tải do có hiện tượng trượt trơn giữa đai và bánh đai.
Nhược điểm:
- Kích thước lớn, khả năng tải thấp. ( Cùng công suất, tốc độ quay như bộ truyền bánh răng, bộ
truyền xích, bộ truyền trục vít).
- Tỷ số truyền không ổn định do có sự trượt đàn hồi của đai trên bánh đai.
- Lực tác dụng lên trục và ổ lớn do phải căng đai.
- Tuổi thọ thấp khi làm việc với tốc độ cao.
Phạm vi sử dụng:
- Dùng để truyền công suất không quá 40-50 kW.
- Vận tốc thông thường từ 5-30 m/s.
- Tỷ số truyền với đai dẹt u ≤ 5; u ≤ 10 với đai thang.
- Thường được bố trí ở cấp tốc độ nhanh, bánh dẫn lắp vào trục của động cơ.
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
8.1.4. Các loại đai và bánh đai
a. Đai dẹt

- Có tiết diện là hình chữ nhật bxh.


- Đai dẹt có chiều dài không cố định, nó phụ thuộc vào từng bộ truyền cụ thể
- Vật liệu chế tạo đai là: Da, sợi bông, len, sợi tổng hợp
+ Đai da: Cho độ bền, khả năng tải cao, chịu va đập tốt, lâu mòn nên dùng trong các bộ
truyền chéo
Tuy nhiên, giá thành đắt, không làm việc được ở môi trường ẩm ướt hoặc có axit
+ Đai vải cao xu: Được sử dụng rộng rãi do có độ bền cao, đàn hồi tốt, ít chịu ảnh hưởng
của nhiệt độ và độ ẩm
Tuy nhiên, loại đai này không chịu được va đập mạnh
+ Đai sợi bông: Có khối lượng nhỏ, dùng thích hợp với các bộ truyền làm việc có vận tốc
cao, công suất nhỏ, có thể làm việc với các bánh đai có đường kính nhỏ
Khả năng tải, độ bền kém hơn so với đai da và đai cao su. Không nên dùng trong môi trường
ẩm ướt hoặc có nhiệt độ cao
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
+ Đai sợi len: Có tính đàn hồi cao nên có thể làm việc khi tải trọng không ổn định, có va đập
và khi đường kính bánh đai nhỏ. Ít chịu ảnh hưởng của môi trường
Giá thành đắt, khả năng tải kém hơn so với các loại đai khác
+ Đai bằng các loại vật liệu tổng hợp: Có độ bền và tuổi thọ cao, chịu được va đập, có thể
làm việc với vận tốc cao
b. Đai hình thang
- Có tiết diện là hình thang
- Mặt làm việc của đai là 2 mặt bên, ép vào rãnh có tiết diện hình thang của bánh đai
- Đai hình thang được chế tạo thành vòng liền nên làm việc êm hơn so với đai dẹt phải nối
đai
c. Đai hình lược
d. Đai răng
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
b. Bánh đai
- Kết cấu bánh đai gồm 3 phần: Vành, nan hoa và may ơ.
- Tùy thuộc vào kích thước đường kính, vật liệu chế tạo
bánh đai và loại hình sản xuất bánh đai có thể đúc, dập liền
hoặc có thể ghép với nhau bằng hàn.
+ Với bánh đai có đường kính dưới 100mm được chế tạo
bằng dập hoặc đúc, không khoét lõm.
+ Bánh đai có đường kính lớn thường được khoét lõm, có lỗ
hoặc có 4÷6 nan hoa để giảm khối lượng.
+ Trong sản xuất đơn chiếc bánh đai thường được chế tạo từ
phôi cán, phôi rèn hoặc hàn
+ Trong sản xuất hàng loạt bánh đai được chế tạo từ phôi
đúc.
- Hình dạng vành đai phụ thuộc vào loại đai:
Bánh đai dẹt có bề mặt ngoài là mặt trụ hoặc có hình tang
trống để hạn chế khả năng tuột đai khỏi bánh khi làm việc.
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
8.1.5. Các thông số hình học chính

a. Đường kính đai.


Đường kính tính toán của bánh đai dẫn d1, của bánh bị dẫn d2 (mm).
+ Đối với đai dẹt là đường kính ngoài của bánh đai.
+ Đối với đai thang, đai răng lược là đường kính vòng tròn qua lớp trung hòa của đai.
+ Đường kính bánh đai không nên lấy quá nhỏ để tránh cho đai không bị ứng suất uốn
khi đai vòng qua bánh đai.
+ Đường kính bánh đai cũng không nên lấy quá lớn để tránh cồng kềnh.
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
+ Với bộ truyền đai dẹt đường kính d1 được xác định theo công thức thực nghiệm:
P1
d1  (1100  1300). 3
n1
Hoặc:
d1  (5, 2  6, 4). 3 T1

P: Công suất trên trục dẫn (kW)


T1 : Mômen xoắn trên trục dẫn (N.m).
P1
T1  9,55.10 . 6

n1
+ Với bộ truyền đai thang:
Đường kính d1 được tra trong bảng phụ thuộc T1 và tiết diện đai.
Đường kính bánh đai bị dẫn d2:
d 2  d1.u.(1  )
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
u: Tỷ số truyền
ξ: Hệ số trượt.
b. Góc ôm đai.
- Gọi α1, α2: Góc ôm của đai trên bánh dẫn và bánh bị dẫn
α1 = 1800 – γ ; α2 = 180˚ + γ ; γ ≈ 57˚.( d2 – d1 )/a.
a: Khoảng cách giữa 2 trục
- a càng lớn thì α1 càng lớn
+ Đối với đai dẹt: a ≥ 2(d1+d2)
+ Đối với đai thang: amin = 0,55.(d1+d2)+h
- Góc α1 nhỏ ảnh hưởng đến khả năng kéo của đai.
+ Đối với đai dẹt: α1 ≥ 1500
+ Đối với đai thang: α1 ≥ 1200
c. Góc giữa 2 nhánh đai và chiều dài đai
- Góc giữa hai nhánh dây đai γ
- Chiều dài dây đai L
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
8.2. Cơ học bộ truyền đai.
8.2.1. Lực tác dụng lên đai.

F0 F0

- Để tạo nên lực ma sát giữa đai với bánh đai, cần phải căng đai với lực căng ban đầu F 0

- Khi chịu tải trọng T1 trên trục I, T2 trên trục II, xuất hiện lực vòng Ft , làm một nhánh
đai căng thêm, gọi là nhánh căng và 1 nhánh bớt căng.
+ Lực căng trên nhánh căng:
F1 = F0 + Ft /2
+ Lực căng trên nhánh không căng:
F2 = F0 - Ft /2
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
Với qm : Khối lượng của 1 mét đai.
v: Vận tốc vòng của đai.
Lực ly tâm có tác hại làm giảm lực ma sát giữa đai với bánh đai.
- Lực tác dụng lên nhánh căng:
F1 = F0 + Ft /2 + Flt
- Lực tác dụng lên nhánh không căng:
F2 = F0 - Ft /2 + Flt
- Lực tác dụng lên trục và ổ là Fr
+ Có phương vuông góc với đường trục bánh đai
+ Có chiều kéo 2 bánh đai lại gần nhau
Fr  F12  F22  2.F1.F2 .cos   2.F0 .cos(  / 2)

Hoặc: Fr  2.F0 .cos(1 / 2)

8.2.2. Ứng suất trong đai.


- Ứng suất căng ban đầu do F0 gây nên: F0
0 
A
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
Với A: Diện tích tiết diện đai
Lấy σ0 = 1,2÷1,8 Mpa ( Theo kinh nghiệm ).
- Khi đai làm việc, ứng suất trên nhánh căng và nhánh không căng được xác định theo
công thức: F F
1  1
; 2  2
A A
- Ứng suất do lực ly tâm gây lên:
Fv qm .v 2
v    m .v 2
A A
ρm : Khối lượng riêng của vật liệu đai
Đối với đai vải cao su ρm = 1250÷1400 kg/cm3
- Ứng suất có ích: Ft
t 
A
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
8.2.3. Sự trượt trong đai.

- Khi truyền tải trọng giữa đai với bánh đai xảy ra hiện tượng trượt đàn hồi.
- Các phân tố đai chạy trên nhánh dẫn chịu lực F1 , vòng qua bánh dẫn sang nhánh bị
dẫn chịu lực F2 < F1
Kết quả:
Làm cho độ giãn dài tương đối giảm xuống
Xuất hiện sự trượt đàn hồi của đai trên bánh đai
Đai chạy chậm hơn bánh dẫn
- Khi phân tố đai chạy vòng qua bánh bị dẫn, độ giãn dài tương đối của đai tăng lên
F 2 > F1
Kết quả:
Xuất hiện sự trượt đàn hồi, đai chạy chậm hơn bánh bị dẫn.
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
- Nguyên nhân gây ra trượt đàn hồi là do đai có tính đàn hồi, khi làm việc tại những
vùng chịu lực khác nhau, làm cho đai bị biến dạng khác nhau.
- Sự trượt đàn hồi không xảy ra trên toàn bộ cung ôm AB và CD mà xảy ra trên 1 phần
các cung này.
Cung IB và KD gọi là các cung trượt.
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
8.2.4. Đường cong trượt và hiệu suất bộ truyền đai
- Đường biểu diễn quan hệ giữa ξ và ψ
được gọi là đường cong trượt.
- Đường biểu diễn quan hệ giưa η và ψ
được gọi là đường cong hiệu suất.
Qua đồ thị ta thấy:
+ Khi hệ số kéo thay đổi từ 0 đến ψ0 ,
lúc này trong bộ truyền chỉ có trượt đàn
hồi, hệ số kéo ψ tăng, đồng thời hiệu
suất η cũng tăng
+ Khi hệ số kéo biến thiên từ ψ0 đến
ψmax hệ số trượt tăng nhanh, lúc này
trong bộ truyền đai có trượt trơn từng
phần, hiệu suất của bộ truyền giảm
nhanh.
+ Khi ψ = ψmax bộ truyền trượt trơn hoàn toàn, η=0 và ψ=1.
+ Khi ψ=ψ0 bộ truyền có hiệu suất cao nhất, chưa có hiện tượng trượt trơn từng phần.
Đây là trạng thái làm việc tốt nhất của bộ truyền
ψ gọi là hệ số kéo tới hạn của bộ truyền
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
8.2.5. Vận tốc và tỷ số truyền:
a. Vận tốc
v2 = v1 . ( 1- ξ)
v1 , v2 : Vận tốc vòng của bánh dẫn và bánh bị dẫn.
ξ: Hệ số trượt
+ Với đai thang sợi xếp ξ=0,02; đai thang sợi bện ξ=0,01.
+ Với đai dẹt vải cao su ξ=0,01.
- Vận tốc vòng được xác định theo công thức:
 .d1.n1
v1  (m / s)
60.1000
 .d 2 .n2
v2  (m / s)
60.1000
n1 , n2 : Số vòng quay trong 1 phút của bánh dẫn và bánh bị dẫn ( vg/ph).
b. Tỷ số truyền  n d
u 1
 1
 2
2 n2 d1 (1  
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
8.3. Tính truyền động đai
8.3.1. Chỉ tiêu tính toán bộ truyền đai.
a. Các dạng hỏng:
- Trượt trơn: Bánh dẫn quay, bánh bị dẫn và dây đai dừng lại, đai bị mòn cục bộ
- Đứt dây đai: Dây đai bị tách rời ra không làm việc được nữa, có thể gây nguy hiểm
cho người và thiết bị xung quanh.
Đai bị đứt do mỏi
- Mòn dây đai: Do có sự trượt đàn hồi, trượt trơn từng phần nên dây đai bị mòn rất
nhanh. Đai mòn làm giảm ma sát, dẫn đến trượt trơn
- Dão dây đai: Sau 1 thời giãn chịu kéo, đai bị biến dạng dư, giãn dài thêm 1 đoạn, làm
giảm lực căng và tăng sự trượt
- Mòn và vỡ bánh đai:
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
b. Chỉ tiêu tính toán:
Truyền động đai được tính toán theo 2 chỉ tiêu
σt ≤ [σt ]
ψ ≤ ψ0
- Theo ứng suất có ích:
Ft .K đ
t 
A
Kđ : Hệ số tải trọng động
A: Diện tích tiết diện đai
+ Đối với đai thang: A=Z.A1
Z: Số đai
A1 : Diện tích tiết diện 1 đai
+ Đối với đai dẹt: A=b.h
b: Bề rộng đai; h: Chiều dày đai.
+ Đối với đai hình lược: A= Z.A10 /10
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
- Theo khả năng kéo:
Hệ số kéo ψ được tính theo công thức:
t

2.0
+ Đối với đai dẹt ψ0 = 0,4÷ 0,45
+ Đối với đai thang ψ0 = 0,45÷ 0,5
Ứng suất ban đầu:
F0
0 
A
+ Đối vơi đai thang [σ0 ]= 2,0 Mpa
+ Đối vơi đai dẹt [σ0 ]= 1,8 MPa
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
8.3.2. Tính đai dẹt
Ứng suất có ích cho phép của đai dẹt:
[σt ] = [σt ]0 . Cb . C α . Cv
[σt ]0 : Ứng suất có ích cho phép của bộ truyền đai làm việc trong điều kiện thí nghiệm
Cb : Hệ số xét đến sự bố trí bộ truyền và cách căng đai.
C α : Hệ số xét đến ảnh hưởng của góc ôm trên bánh dẫn.
Cv : Hệ số xét đến ảnh hưởng của vận tốc.
- Tất cả các hệ số trên được xác định bằng cách tra bảng.
- Tiết diện đai: Ft .K đ
A  b.h 
 t 

- Thông thường chọn trước: h= (1/30÷1/40).d1


Chiều dày h của đai lấy theo trị số tiêu chuẩn.
Ft .K đ
- Chiều rộng của đai: b
h. t  0 .Cb .Cv .C
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
8.3.3. Tính đai hình thang và đai hình lược
a. Tính đai hình thang
Gọi Z là số dây đai.
Tổng diện tích tiết diện các dây đai A là:
A= Z.A1
A1 : Diện tích tiết diện của 1 đai
Ft .K đ
Z . A1 
 t 
Xem: [Ft ] = A1 . [σ]t - Lực vòng cho phép đối với 1 đai
P= Ft .v - Công suất cần truyền
[P]= [Ft ].v - Công suất cho
Ft .K F phép
.K của
F 1 đai
.v. Kđ P.K đ
Z đ t
 đ t
 
A1. t   Ft   Ft  .v  P 
- Công suất cho phép [P] của 1 đai được xác định theo công thức
[P] = [P0 ] .Cα . Cu . Ct . CL
CHƯƠNG 8. TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
Cα : Hệ số kể đến ảnh hưởng của góc ôm trên bánh dẫn
Cu : Hệ số không kể đến ảnh hưởng của tỷ số truyền
Ct : Hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng
CL : Hệ số kể đến ảnh hưởng của chiều dài đai
P.K đ
Vậy: Z
[ P0 ] .C  . Cu  .Ct . CL

b.Tính đai hình lược


Gọi Z là số gân của đai lược
10.P.K 10.P.K đ
Z  đ

[ P]  [ P0 ] .C  . Cu  .Ct . C L

You might also like