You are on page 1of 12

Đề tài:

Máy rửa sử dụng sóng


siêu âm
Mục Lục

I. Giới thiệu chung ..................................................................................................2

II. Cấu tạo cơ bản ....................................................................................................3

III. Cấu tạo chi tiết và nguyên lý hoạt của máy rửa siêu âm ..............4
1. Đầu dò siêu âm .............................................................................................................5

2. Bể rửa ............................................................................................................................8

3. Máy phát siêu âm ..........................................................................................................9

IV. Video mô phỏng ................................................................................................10

1
I. Giới thiệu chung

Ngày nay nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại các dây chuyền sản xuất ra đời bảo đảm sản xuất
hàng triệu sản phẩm cùng loại trong một năm. Thực tế này đòi hỏi chất lượng, độ đồng đều kích thước,
độ lặp lại rất cao để bảo đảm lắp lẫn một cách dễ dàng, tốn ít thời gian công sức và hạ giá thành sản
phẩm. Để đạt được điều đó các dây chuyền công nghệ thường trang bị nhiều thiết bị rửa siêu âm trong
các công đoạn khác nhau. Bảo đảm làm sạch “tuyệt
đối” bề mặt của các sản phẩm trước khi bước sang công đoạn gia công khác trên sản phẩm đó.

Công nghệ rửa siêu âm đặc biệt rất cần trong


công nghiệp chế tạo các bản mạch điện tử có
mật độ linh kiện cao, trong các thiết bị chế tạo
các chi tiết cơ khí bằng kim loại, có hình dáng
ngóc ngách, nhiều lỗ nhưng, phải có độ sạch,
độ cứng, độ chính xác cao. Công nghệ rửa siêu
âm giúp chúng ta xử lý các bụi bẩn trên bề mặt
chi tiết trên trước khi đưa vào công đoạn phủ
mặt, làm bóng bề mặt. Dưới đây chúng tôi xin mô
tả công nghệ làm sạch bề mặt bằng kỹ thuật và
công nghệ làm sạch siêu âm.

2
2
II. Cấu tạo cơ bản

2
3
III. Cấu tạo chi tiết và nguyên lý
hoạt động của máy rửa siêu âm.
Sơ đồ khối

Để dẫn năng lượng siêu âm vào hệ có bể rửa siêu âm chúng ta cần có một cảm biến siêu âm, bể rửa và
máy phát siêu âm công suất. Máy phát siêu âm công suất truyền một năng lượng điện ở một tần số nhất
định nào đó cho cảm biến siêu âm, cảm biến này biến đổi năng lượng điện sang năng lượng cơ dưới dạng
sóng.
2
4
III. Cấu tạo chi tiết và nguyên lý
hoạt động của máy rửa siêu âm.
1. Đầu dò siêu âm
Hiện nay có hai loại hiệu ứng vật lý có thể tạo ra nguồn sóng siêu âm công suất lớn là: Hiệu ứng từ
rảo(Magnetostrictive) và hiệu ứng áp điện (Piezoelectric).

Nguyên lý hoạt động của cảm biến từ giảo:


Hiệu ứng từ giảo (Magnetostrictive) là hiện tượng dao động
cơ học của vật liệu sắt từ như (permaloy) khi cường độ từ
trường đi qua nó thay đổi. Thực tế cho thấy khi dẫn từ trường
xoay chiều vào tấm vật liệu sắt từ, tấm vật liệu này bị co giãn
về kích thước tạo nên các sóng đứng trên bề mặt vật liệu từ
theo tần số biến đổi của từ trường đi qua nó. Mức độ dao động
này có thể lên tới 1.0 ÷ 10µm ở dải tần số 50kHz.
Như vậy quá trình tạo sóng âm ở hiệu ứng từ giảo là quá trình
biến đổi năng lượng điện sang từ trường và từ trường sang
năng lượng cơ học. Quá trình biến đổi trên tạo ra sự mất mát
về mặt năng lượng do vậy các cảm biến siêu âm từ giảo thường
có hiệu suất thấp. Tuy nhiên các vật liệu sắt từ có các đặc tinh
cơ học cao vì vậy có thể tạo ra các nguồn sóng siêu âm công
suất lớn và khả năng chịu đựng cao các tác động và môi trường khắc nghiệt.

2
5
III. Cấu tạo chi tiết và nguyên lý
hoạt động của máy rửa siêu âm.
Nguyên lý hiệu ứng áp điện (Piezoelectric)
Một số vật liệu nhựa như tinh thể thạch anh, barium titanate có dao động
sóng cơ khi áp nên nó những dòng điện tích xoay chiều. Tuy nhiên những vật
liệu này thường dao động không ổn định và khả năng chịu tải cơ học thấp. Từ
những năm 1940 các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo ra cảm biến Piezoelectric có
công suất lớn, độ bền cao với cơ học và môi trường đặc biệt rất ổn định về mặt
tần số.

Tuy nhiên hiệu ứng biến dạng trong Piezoelectric thường bé hơn nhiều so
biên độ dao động của từ giảo. Thông thường biên độ dao động của Piezoelectric
thường nằm trong khoảng 0.1µm ÷ 7µm. Tuy vậy tần số làm việc của Piezoelectric
có thể lên đến 5MHz.

Xét về phương diện công suất thì cảm biến siêu âm từ rảo có công suất cao
hơn nhiều so với cảm biến siêu âm Piezoelectric.

Xét về phương diện biến đổi năng lượng thì cảm biến Piezoelectric có khả
năng biến đổi thuật nghịch – Điện năng – Cơ năng – Điện năng.

Kích thước vật lý của cảm biến siêu âm gọn nhỏ thường được dùng để chế
tạo máy rửa siêu âm.
2
6
III. Cấu tạo chi tiết và nguyên lý
hoạt động của máy rửa siêu âm.
Cấu tạo của cảm biến siêu âm Piezoelectric:
Dưới tác dụng của điện tích đặt trên hai điện cực của cảm biến, lớp gốm cùng điện cực kim loại chịu
một lực xoắn rất lớn. Do cảm biến có cấu tạo dạng xuyến nên lực có dãn ra biên là không lớn, lực chủ yếu
xuất hiện trên bề mặt hình xuyến tạo ra những dao động sóng đứng.

Nếu ta gắn chặt cảm biến vào một tấm thép – tấm thép sẽ dạo động, tạo ra sóng cơ có công suất lớn
truyền theo phương vuông góc với trục xuyến. Để sóng cơ truyền ra bể rửa hiệu suất cao cần gắn chặt bề
mặt cảm biến với đáy bể thông qua lớp cách điện nhưng có điện trở sóng gần với trở sóng của thành bể.
Các nhà chế tạo đã tạo ra các bể rửa siêu âm dùng vật liệu thép không rỉ 314 –Kết cấu bể, độ dày của nó
đã được tính toán sao có hiệu suất siêu âm là cao
nhất.

Hình ảnh giới thiệu bộ cảm biến siêu âm:


Ultrasonic Cleaning Transducers (Catalog
No. 90-)
- Năng suất cao.
- Tầm hoạt động lớn.
- Nhiệt độ thấp.
- Không bị ảnh hưởng khi tải thay đổi.
- Giá cả cạnh tranh.
Ứng dụng tiêu biểu
- Bộ cảm biến trong máy rửa siêu âm. 2
7
III. Cấu tạo chi tiết và nguyên lý
hoạt động của máy rửa siêu âm.
2. Bể rửa:
Thiết bị rửa siêu âm có nhiều dạng khác nhau: máy rửa siêu âm độc lập, máy rửa siêu âm tách biệt hai
khối, máy rửa siêu âm nhiều khối đa chức năng.

2
8
III. Cấu tạo chi tiết và nguyên lý
hoạt động của máy rửa siêu âm.
3. Máy phát siêu âm
Hiện nay rất nhiều hãng trên thế giới chế tạo nhiều máy phát siêu âm với nhiều chủng loại khác nhau.
Máy phát siêu âm thực chất là một máy điện công suất lớn nhằm tạo ra nguồn điện công suất lớn tần số
sóng siêu âm dải từ 20 kHz cho đến 120kHz có công suất từ vài chục Watts đến hàng kWatts tùy theo mục
đích sử dụng. Máy phát siêu âm bao gồm máy phát tín hiệu và bộ khuếch đại công suất dải rộng nhằm kích
hoạt đầu dò siêu âm. Dưới đây là một số loại máy phát siêu âm do:
- Máy phát siêu âm cung cấp dạng sóng tín hiệu hình vuông:
Nếu ta đặt một sóng hình vuông nên cảm biến siêu âm thì cảm
biên sẽ dao động ở rất nhiều tần số khác nhau xung quanh tần
số cơ bản của sóng hình vuông.
- Dạng xung:
Ở chế độ dạng xung cảm biến siêu âm được kích hoạt ở chế độ
đóng ngắt theo một thời gian nhất định có tần số thấp hơn nhiều
so với tần số cộng hưởng riêng của nó.
- Quét tần số:
Trong một số trường hợp máy phát siêu âm có thể điều biến tần số xung quanh tần số cộng hưởng của nó.

2
9
VIDEO Mô Phỏng

You might also like