You are on page 1of 54

1

Nội Dung
•Tổng quát Excel
1
• Xây dựng và định dạng bảng tính
2
• Công thức và Hàm
3
• CSDL trong excel
4
2
3
Excel là gì?
Excel là trình ứng dụng bảng tính trong Windows,
thuộc bộ công cụ văn phòng Microsoft Office
(MsOffice). Excel được sử dụng để :
 Xử lý số: tạo bảng tính, phân tích kết quả khảo sát,
phân tích tài chính…
 Tạo biểu đồ
 Tổ chức danh sách: dùng dạng dòng cột của
Excel để tổ chức lưu trữ các danh sách 1 cách hiệu
quả.
 Truy cập dữ liệu: có thể nạp dữ liệu
từ rất nhiều nguồn khác nhau.
 Tạo ra các lược đồ và hình ảnh.
 Tự động thực hiện các tác vụ phức tạp:
cùng với sự hỗ trợ của các tính năng của
macro trong Excel.
4
Khởi động Excel
 C1: Start  Programs 
Micrpsoft Office  Microsoft
Excel 2010.
 C2: tại màn hình desktop:
double – Click lên shortcut
của Microsoft Excel 2010.

5
Thoát khỏi Excel
 C1: Nhấn Atl + F4
 C2: Click nút Close
 C3: File  Exit

Chú ý: Khi đóng mà chưa lưu tập tin vào ổ


đĩa thì xuất hiện hộp thông báo:

Lưu lại Không muốn lưu và đóng Từ chối đóng

6
Giao diện

Địa chỉ vùng nhập liệu 5.Thanh ghi công Hệ thống Ribbon
column
thức/ nhập liệu
H
Row 7 Cell H7

WorkSheet

7
Hệ thống Ribbon

với 03 thành phần chính: thẻ (Tab), nhóm (Group) và các nút lệnh
(Command button). Các nút lệnh có liên quan với nhau được gom vào
một nhóm, nhiều nhóm có chung một tác vụ được gom vào trong một thẻ.
1. File: mở, lưu, in, các file quản lý và các thiết lập tùy chọn của chương
trình và sổ tay hướng dẫn đặc biệt về Ribbon.
2. Home: gồm các lệnh cơ bản như: cắt, dán, sao chép, định dạng tài liệu,
các kiểu mẫu có sẵn, chèn hay xóa dòng hoặc cột, sắp xếp, tìm kiếm,
lọc dữ liệu,...
3. Insert: gồm các nút chèn bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ, lưu đồ, ký hiệu
toán học …
4. Page Layout: gồm các chức năng về bảng tính và thiết lập in ấn.

8
Hệ thống Ribbon (tt)

5. Formulas: chèn công thức, đặt tên vùng, công cụ kiểm tra
theo dõi công thức, điều khiển việc tính toán của excel.
6. Data: các nút lệnh thao tác với dữ liệu trong và ngoài
excel, các danh sách, phân tích dữ liệu …
7. Review: kiểm tra lỗi chính tả, hỗ trợ dịch từ, thêm chú
thích, …..
8. View: thiết lập các chế độ hiển thị của trang văn bản,
phóng to, thu nhỏ, chia màn hình, đường lưới, thước, xem
chương trình máy thực hiện một số lệnh hoặc thao tác
nhập từ bàn phím (Macro),…
9
Các khái niệm
 Dữ liệu của Excel 2010(workbook) được lưu lên đĩa thành tập tin có phần kiểu
là .XLSX
 Workbook: có thể chứa nhiều Worksheet (tối đa 255 bảng tính)
 Worksheet (gọi tắt là Sheet)
 Là một tấm bảng hình chữ nhật
 Bao gồm nhiều dòng và nhiều cột
 Chart sheet: cũng là một sheet trong workbook, nhưng nó chỉ chứa một đồ
thị.
 Cấu trúc Worksheet
 Dòng : 1,048,576 dòng được đánh số từ 1,2,3,…
 Cột : 16,384 cột được đánh số từ A, B, C,…
 Ô : giao giữa dòng và cột.
 Vùng : tập hợp nhiều ô. Một ô cũng có thể xem là 1 vùng.

10
Thao tác với Workbook
 Tạo tập tin mới: chọn menu File  New
(hoặc Ctrl + N).

 Mở tập tin: chọn menu File  Open (hoặc


Ctrl + O)  chọn đường dẫn và tên tập tin
thông qua hộp thoại.

 Lưu tập tin: chọn menu File  Save (hoặc


Ctrl + S). Nếu chưa lưu / lưu với tên khác:
chọn Save as…  chọn đường dẫn và đặt tên
tập tin thông qua hộp thoại.

 Đóng tập tin: chọn menu File  Close/ Exit


hoặc nút
11
 Thao tác với WorkSheet
Điều khiển trang tính bằng cách tác động lên sheet tab và shortcut
menu của sheet
 Chọn sheet : Click tab chứa tên trang tính
 Di chuyển (Move): Drag sheet gốc sang vị trí sheet mới
 Sao chép (Copy): Control+Drag sheet gốc sang vị trí mới
 Đặt tên (Rename): D-Click, gõ tên mới
 Thêm trang tính : R-Click, Insert, Worksheet
 Hủy bỏ : R-Click, Delete
 Tô màu: R-Click, Tab Color
 Ẩn/ hiện sheet: R-Click, Hide/ Unhide

12
Khái niệm địa chỉ ô và vùng
 Địa chỉ ô và địa chỉ vùng chủ yếu được dùng trong các công thức để lấy dữ
liệu tương ứng.
 Địa chỉ ô bao gồm:
 Địa chỉ tương đối: gồm tên cột và tên hàng. Ví dụ: A15, C43.
 Địa chỉ tuyệt đối: thêm dấu $ trước tên cột và/hoặc tên hàng nếu muốn
cố định phần đó. Ví dụ: $A3, B$4, $C$5.
 Địa chỉ tương đối thay đổi khi sao chép công thức, địa chỉ tuyệt đối thì
không.
 Dùng phím F4 để thay đổi qua lại giữa 2 địa chỉ.
 Địa chỉ vùng được khai báo theo cách:
Địa chỉ ô cao trái : Địa chỉ ô thấp phải
Ví dụ: A3:A6 $C$5:$D$8
B2:D5

13
KHÁI NIỆM DỮ LIỆU
1. Dữ liệu kiểu văn bản (text) :
 Là một dãy ký tự bất kỳ chứa mô tả, giải thích, định danh đối
tượng.
 Ví dụ : 10AA109, 12-976, 208 4675, Số lượng, Đơn giá,...
 Dữ liệu kiểu text được căn lề bên trái.
 Phép xử lý trên text bao gồm phép kết nối chuỗi (&), và một số
hàm xử lý văn bản.
 Để chèn 1 kí tự xuống hàng vào trong 1 ô, ta đưa con trỏ đến vị
trí cần chèn, nhấn tổ hợp phím Alt + Enter.
 Để nhập 1 chuỗi chỉ chứa số, như 001 ta thêm dấu nháy đơn ‘
phía trước. Do đó, trong Excel: ‘001 = “001”

14
KHÁI NIỆM DỮ LIỆU
2. Dữ liệu kiểu số (number):
 Là giá trị hằng bao gồm các ký số từ 0 đến 9 và ký tự như dấu
+–( ) , / $ % . E e
 Dữ liệu kiểu số được căn lề bên phải.
 Dấu phân cách hàng ngàn phụ thuộc cài đặt trong mục
Regional Setting trong Control Panel. Đơn vị tính được
định dạng trong phần Format\Cells.
 Do đó, khi nhập dữ liệu kiểu số: chỉ nhập chữ số và dấu phân
cách phần thập phân (nếu có) KHÔNG nhập dấu phân cách
hàng ngàn cũng như đơn vị tính.
 Ví dụ: 1,234.56 đồng  nhập: 1234.56

15
KHÁI NIỆM DỮ LIỆU
3. Dữ liệu kiểu ngày giờ (DateTime): dd/mm/yyyy hh:mm:ss
 Ngày và giờ được Excel xử lý như là dữ liệu số.
 Khi nhập đúng dạng ngày và giờ, Excel sẽ tự phát hiện và biểu diễn theo
dạng đã chọn trong Regional Settings của Control Panel.
 Dấu / phân cách ngày tháng và năm
 Dấu : dùng phân cách giờ và phút
 Ví dụ : ngày 1 tháng 6 năm 2012 được nhập là 01/06/2012.
 Hệ thống ngày giờ trong Excel:
 Ngày giờ trong Excel được thể hiện bởi con số thập phân mà phần nguyên
thể hiện số ngày trôi qua kể từ ngày 01/01/1900.
Ví dụ: ngày nhỏ nhất mà Excel hiểu là ngày 01/01/1900 được biểu diễn
bởi số 1, ngày lớn nhât 31/12/9999 được biểu diễn bởi số 2,958,465.
 Các giá trị giờ được biểu diễn ở phần lẻ trong số thập phân.
Ví dụ: số 1.5 (tức là 1 ngày rưỡi) được biểu diễn dưới dạng dd/mm/yyyy
hh:mm:ss là 01/01/1900 12:00:00.
16
KHÁI NIỆM DỮ LIỆU
4. Dữ liệu kiểu luận lý (logic):
 Là một trường hợp đặc biệt, gồm 2 giá trị:
 Giá trị logic đúng (TRUE): 1
 Giá trị logic sai (FALSE): 0
 Giá trị luận lý chủ yếu được dùng bởi các công thức
Excel, người dùng hiếm khi nhập trực tiếp các giá trị luận
lý.
 Canh lề mặc định là canh giữa.

17
CÁC THAO TÁC CƠ BẢN
& ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH

18
Các phím tắt di chuyển trong bảng tính
NHẤN PHÍM DI CHUYỂN
→ hoặc Tab Sang ô bên phải

← hoặc Shift + Tab Sang ô bên trái

↑ Lên dòng

↓ Xuống dòng
Home Đến ô ở cột A của dòng hiện hành
Ctrl + Home Đến địa chỉ ô A1 trong worksheet
Đến địa chỉ ô có chứa dữ liệu sau cùng trong
Ctrl + End
worksheet
Alt + Page Up Di chuyển ô hiện hành qua trái một màn hình

Alt + Page Down Di chuyển ô hiện hành qua phải một mành hình
19
Các phím tắt di chuyển trong bảng tính (tt)
NHẤN PHÍM DI CHUYỂN
Page Up Di chuyển ô hiện hành lên trên một màn hình

Page Down Di chuyển ô hiện hành xuống dưới một màn hình
F5 Mở hộp thoại Go To
Đến ô bên phải đầu tiên mà trước hoặc sau nó là ô
End + → hoặc Ctrl + →
trống
Đến ô bên trái đầu tiên mà trước hoặc sau nó là ô
End + ← hoặc Ctrl + ←
trống
Lên ô phía trên đầu tiên mà trên hoặc dưới nó là ô
End + ↑ hoặc Ctrl + ↑
trống
Xuống ô phía dưới đầu tiên mà trên hoặc dưới nó là
End + ↓ hoặc Ctrl + ↓
ô trống
Ctrl + Page Up Di chuyển đến sheet phía trước sheet hiện hành

Ctrl + Page Down Di chuyển đến sheet phía sau sheet hiện hành
20
Đặt tên vùng
Tên vùng được dùng để tham chiếu đến vùng đó.
 C1: Chọn khối  tab Formulas  chọn Define Name 
nhập tên của khối  OK.

 C2: Chọn khối  Click vào Name box (bên phải Formula
bar)  Nhập tên muốn đặt cho vùng đã chọn  nhấn
Enter ¶

21
Thêm/ hủy bỏ hàng, cột và ô
 Chọn đối tượng (row/ column/ cell) nằm trong vị trí tác động:
 C1: tab Home -> group Cells-> Insert/ Delete -> lựa chọn phù hợp
trong hộp thoại Insert/ Delete
 C2: Right-Click, chọn Insert / Delete

22
Gộp (Merge) và tách các ô (Split)
Gộp các ô Tách ô
B1: Chọn các ô cần gộp lại B1: Chọn những ô đã được gộp
B2: R-Click chọn công cụ B2: R-Click chọn lại công cụ
Merge & Center hoặc vào tab Merge & Center hoặc vào tab
Home group Alignment  Home group Alignment 
chọn Merge & Center. chọn lại Merge &
Center hoặc Unmerge Cells .

23
Di chuyển và sao chép ô
 C1: Chọn ô gốc  tab Home > group
Clipboad  chọn các nút lệnh Cut/ Copy
 Paste đến ô đích
 C2: R-Click ô gốc để xuất hiện hộp thoại
lệnh  chọn lệnh Cut (Ctrl + X)/ Copy
(Ctrl + C)  Paste (Ctrl + V) đến ô đích

R
Lệnh Paste Special… cho phép lựa chọn các
nội dung, tác vụ khi paste ô gốc vào ô đích

24
Lệnh Paste Special…

25
Tự động điền dữ liệu
C1: Tính năng AutoFill: khi Drag tại Fill
handle xuống phía dưới hoặc sang phải,
AutoFill sẽ tạo ra dãy các giá trị tăng dần
dựa theo mẫu trong dãy ô đã được chọn. Fill handle

C2: tab Home  group Editing Fill


 chọn hướng sao chép thích hợp

26
Thay đổi độ rộng cột/ chiều cao hàng

 C1: click chuột đến đường biên giữa tên


cột/hàng  drag chuột để thay đổi kích
thước.
 C2: tab Home  group Cell  chọn Format

 Chọn Row Height/ Column Width 
nhập chỉ số…
 Chọn AutoFit Row Height/ AutoFit
Column Width để tự động điều chỉnh kích
thước vừa với dữ liệu

27
ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH
C1: Chọn các ô cần định C2: Chọn ô cần định dạng 
dạng  R-Click  chọn tab Home  group Cell 
lệnh Format cell chọn Format Cell…

28
ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH
Canh lề

Canh lề theo chiều ngang

Canh lề theo chiều dọc

Điều chỉnh dữ liệu

Định dạng Hướng nằm của dl


nhanh: tab
Home > group
Alignment

29
ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH
Kẻ khung

Chọn kiểu kẻ khung

Kiểu đường kẻ

Chọn kẻ theo
yêu cầu

Màu đường kẻ

Kẻ khung nhanh: tab Home >


group Font > chọn Border

30
ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH
Tô nền

Chọn màu nền

Chọn mẫu nền

Tô màu nhanh: tab Home >


group Font > chọn Fill Color

Hiệu ứng trộn màu nền

31
ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH
Định dạng số  Định dạng đơn vị tính:
Chọn Custom: nhập định dạng #,##0 “đơn vị tính”
vào ô Type

Viết quy
cách hiển thị

Định dạng nhanh: tab


Home > group Number

32
33
CÔNG THỨC (formulas)
Công thức bắt đầu là dấu = theo sau là các toán
hạng và các phép toán số học, luận lý
Toán hạng trong công thức là giá trị hằng, hàm
hoặc tham chiếu đến các ô, vùng trên cùng
sheet, khác sheet hoặc trên workbook khác
Tham chiếu ô
Hằng số
Ví dụ công thức sau
Hàm
cộng giá trị trong ô
=(B4+25)/SUM(D5:F5) B4 với 25 và chia
Tham chiếu vùng
chúng cho tổng giá
Phép chia
trị của vùng D5:F5
34
Phép cộng
Hàm (function)
Hàm là công thức được xây dựng sẵn. Khi thực
hiện hàm sẽ nhận các giá trị – arguments để xử
lý, tính toán và trả về giá trị kết quả.

FUNCTION_NAME(<Arguments List>)
Function_Name : tên hàm được Excel quy định
Arguments List : danh sách đối số phân cách bằng dấu phẩy (,)
hoặc dấu chấm phẩy (;). Các đối số của hàm có thể là giá trị,
công thức, tham chiếu, array hoặc có thể là hàm khác. Một số
hàm có thể có đối số tùy chọn (optional argument)

35
Cách sử dụng hàm
C1: Nhập trực tiếp từ bàn phím
Đặt trỏ chuột tại ô muốn nhập hàm (hoặc tại thanh công thức
Formulas) Nhập dấu = (hoặc @, hoặc +) Nhập tên hàm và
các đối số theo đúng cú pháp Enter để kết thúc
C2: Thông qua hộp thoại Insert Function

36
Các toán tử - Độ ưu tiên
 Toán tử lũy thừa có độ ưu tiên cao nhất và giảm dần theo nguyên tắc nhân chia
trước, cộng trừ sau đến các toán tử logic là có độ ưu tiên thấp nhất.
 Ngoài ra, ta có thể dùng ngoặc đơn để xác định thứ tự tính toán của phép toán,
nghĩa là các phép toán nằm trong dấu ngoặc đơn trong cùng phải được ưu tiên tính
trước.
Toán tử Ý nghĩa
% Phần trăm
^ Lũy thừa
*;/ Nhân và chia
+;- Cộng và trừ
& Kết nối chuỗi văn bản
= < > <= >= So sánh
<>
37
Thông báo lỗi trong Excel
Thông báo lỗi Ý nghĩa
#DIV/0! Lỗi chia cho 0 . Thường xảy ra khi chọn số chia là 1 ô trống

#NAME? Nhập tên hàm không đúng chính tả , sử dụng tên chưa được thông
báo trong định danh của vùng hoặc sử dụng chuỗi mà không kẹp
vào dấu nháy.

#VALUE Sử dụng chuỗi cho các phép tính toán số học

#REF! Lỗi khi địa chỉ ô hoặc các thao tác liên quan đến địa chỉ bị sử dụng
không thích hợp

#N/A Không có thông tin thích hợp cho phép tính được sử dụng.

#NUM! Các tham số đưa vào hàm không đúng hoặc kết quả của hàm không
đủ chỗ để hiển thị trên worksheet

######### Ô không đủ độ rộng để hiển thị thông tin.

38
MỘT SỐ HÀM THƯỜNG DÙNG
 Hàm xử lý chuỗi: Left, Right, Mid, Len, Value

 Hàm số học: Int, Mod, Round

 Hàm thống kê: Max, Min, Average, Rank, Count, Sum…

 Hàm Luận lý: And, Or, If

 Hàm tìm kiếm và tham chiếu: Vlookup, Hlookup

 Hàm thời gian: Today, Day, Month, DayDIf….

39
Hàm xử lý chuỗi
1. Left(text, num_chars):
 Lấy num_chars ký tự đầu (bên trái) của chuỗi text.
Ví dụ: =Left(“ABCD”, 2)  AB

2. Right(text, num_chars):
 Lấy num_chars ký tự cuối (bên phải) của chuỗi text.
Ví dụ: =Right(“ABCD”, 1) D

3. Mid(text, start_num, num_chars):


 Lấy num_chars ký tự của chuỗi text bắt đầu từ chữ thứ start_num.
Ví dụ: =Mid(“ABCDE”, 3, 2) CD

4. Len(text): Tính độ dài chuỗi text.


Ví dụ: =Len(“ABCD”)  4

5. Value(text): Chuyển chuỗi text sang dữ liệu kiểu số.


Ví dụ: =Value (“02”)  2
40
Hàm luận lý
1. AND(logical1, logical2,...): phép VÀ, chỉ đúng khi tất cả các đối số
có giá trị đúng.
Các đối số là các hằng, biểu thức logic.
Ví dụ: =AND(B3>=23,B3<25)  FALSE

2. OR (logical1, logical2,...): phép HOẶC, chỉ sai khi tất cả các đối số
có giá trị sai.
Ví dụ: =OR(B3>=23,B3<24)  TRUE
41
Hàm luận lý (tt)
3. Hàm điều kiện
IF(logical_test,value_if_true,value_if_false)
Trả về giá trị ở đối số thứ 2 nếu điều kiện là đúng, ở đối số thứ 3 nếu điều
kiện sai.
 Logical_test: điều kiện so sánh để kiểm tra đúng (TRUE) hay sai (FALSE)
 value_if_true: giá trị trả về khi điều kiện kiểm tra đúng.
 value_if_false: giá trị trả về khi điều kiện kiểm tra sai.
 Ví dụ 1: Hàm IF đơn
Xác định kết quả thi, biết nếu điểm TB trên 5 là đậu, ngược lại rớt
=IF(C6>=5,“Đỗ”,“Thi lại”)

42
Hàm luận lý (tt)
3.Hàm điều kiện
 Ví dụ 2: Hàm IF lồng nhau, xếp loại kết quả thi:
Giỏi: nếu 9 đ<= điểm thi <=10 đ
• Tbình: nếu 5 đ <= điểm thi <7 đ
Khá: nếu 7 đ <=điểm thi <9 đ
• Yếu: nếu điểm thi <5 đ

 N điều kiện thì thiết lập (N-1) hàm IF


43
Hàm số học
1. Int(number):
 Lấy phần nguyên lớn nhất không vượt quá number (làm tròn xuống).
Ví dụ: =Int (45.678)  45;
=Int(-2.34)  -3
2. Mod(number,divisor):
 Lấy phần dư của số nguyên number chia cho divisor.
Ví dụ: =Mod (10,7)  3
3. Round(number, num_digits):
 Làm tròn number với độ chính xác num_digits số lẻ. Nếu :
 num_digits > 0: làm tròn đến num_digits số lẻ phía sau dấu thập phân.
Ví dụ: =ROUND(21.551 , 1)  21.6
 num_digits = 0: làm tròn đến số nguyên gần nhất.
Ví dụ: =ROUND(21.549 , 0)  22
 num_digits < 0: làm tròn đến num_digits số bên phải dấu phân cách thập
phân.
Ví dụ: =ROUND(3551 , - 2)  3600 44
Hàm tìm kiếm và tham chiếu
1. Hàm dò tìm giá trị theo cột:
=VLOOKUP(lookup_value, Table_array, col_index_num, range_lookup)
 Tìm giá trị lookup_value trong cột đầu tiên của bảng table_array theo chuẩn dò
tìm range_lookup, trả về trị tương ứng trong
- cột thứ col_index_num.

lookup_value: giá trị dò tìm


table_array: bảng dữ liệu dò tìm
col__index_num: số thứ tự của cột giá trị trả về
Range_lookup: loại dò tìm (0 hoặc 1):
 Range_lookup = 0: Tìm chính xác,
ds các giá trị dò tìm của Table_array không cần sắp xếp thứ tự. Nếu tìm
không thấy sẽ trả về lỗi #N/A.
 Range_lookup = 1: Tìm tương đối (tìm trong khoảng giá trị)
ds các giá trị dò tìm của Table_array phải sắp theo thứ tự tăng dần. Nếu
tìm không thấy sẽ trả về giá trị lớn nhất nhưng nhỏ hơn lookup_value.
45
Hàm tìm kiếm và tham chiếu
1. Hàm dò tìm giá trị theo cột:
=VLOOKUP(lookup_value, Table_array, col_index_num, range_lookup)
Tìm chính xác: (range_lookup = 0)  Tìm tương đối: (range_lookup = 1)
Ví dụ: Dựa vào Mã trường và Bảng tra, tìm -Ví dụ: Dựa vào Điểm TB và Bảng tra,
tên trường: xếp loại học sinh:
=Vlookup(“ND”,$A$11:$B$13,2,0) =Vlookup(5.5,$A$10:$B$13,2,1)
 Nguyễn Du  Trung bình

46
Hàm tìm kiếm và tham chiếu
2. Hàm dò tìm giá trị theo dòng:
=HLOOKUP(lookup_value, Table_array, Row_index_num, range_lookup)
Tìm giá trị lookup_value trong hàng trên cùng của bảng table_array theo chuẩn
dò tìm range_lookup, trả về trị tương ứng tại hàng thứ Row_index_num.

 range_lookup = 0 (TRUE):
Tìm chính xác
 range_lookup = 1(FALSE):
Tìm tương đối

Lưu ý:
 Bảng dò thường được chọn là địa chỉ tuyệt đối.
 Lỗi #N/A: dò tìm không có giá trị
 Lỗi #REF: cột tham chiếu không tồn tại trong bảng dò.
47
 Hàm ngày giờ
1. NOW(): cho ngày và giờ ở thời điểm hiện tại.
2. TODAY(): cho ngày hiện tại.
3. DAY(serial_number), MONTH(serial_number), YEAR(serial_number):
lấy ngày / tháng/ năm của biểu thức serial_number.
 Serial_number: là giá trị ngày, tham chiếu ô chứa ngày tháng hay văn
bản trong cặp dấu ngoặc.
 Ví dụ: =DAY(“11/07/2012”)  11 ; =YEAR (“11/07/2012”)  2012
4. Weekday (serial_number,[return_type])
Trả về thứ trong tuần tương ứng với một ngày.

Return_type Số Được Trả Về


1 hoặc bỏ qua Là các số từ 1 (chủ nhật) đến 7 (thứ bảy).
2 Là các số từ 1 (thứ hai) đến 7 (chủ nhật).
3 Là các số từ 0 (thứ hai) đến 6 (chủ nhật).
48
 Hàm ngày giờ
5. HOUR(serial_number), MINUTE(serial_number), SECOND(serial_number):
lấy giờ / phút/ giây của biểu thức thời gian serial_number.
Ví dụ: = HOUR(“11:59:30”)  11
= MINUTE(“11:59:30”)  59
= SECOND(“11:59:30”)  30
6. DATE(yyyy,mm,dd): tạo ngày tháng năm
Ví dụ: =DATE (1975, 04, 30)  30/04/1975

7. DateDif (Từ ngày, Đến ngày, Loại kết quả):


lấy hiệu của 2 biểu thức Từ ngày, Đến ngày.
Loại kết quả: “Y” / “M” / “D”

Ví dụ: =DATEDIF("30/04/1975";"30/4/2015";"Y")40
=DATEDIF("30/04/1975";"30/4/2015";“M")480
49
 Hàm thống kê
1. MAX(number1,number2,…): tìm giá trị lớn nhất.
 Các number1, number2,…: có thể là số hoặc là địa chỉ ô, địa
chỉ vùng.

2. MIN(number1,number2,…): tìm giá trị nhỏ nhất.

50
 Hàm thống kê
3. AVERAGE(number1,number2,…):
tìm giá trị trung bình cộng của các số.

4. RANK(number,ref,order):
tìm thứ hạng của number trong danh sách ref dựa vào cách sắp xếp order.
 Order = 0 thì giá trị lớn nhất có thứ hạng là 1 (xếp theo thứ tự giảm
dần).
 Oder = 1 thì giá trị nhỏ nhất có thứ hạng là 1 (xếp theo thứ tự tăng
dần)
51
 Hàm thống kê
5.Count(value1,value2,…):
 đếm số lượng các giá trị là số trong các đối số.
Ví dụ: =Count(1, 2, 3, “a”, “b”, “c”)  3
=Count(C2:C7)  3
6. CountA(value1,value2,…):
 đếm số lượng các giá trị thuộc kiểu bất kỳ
trong các đối số.
Ví dụ: =CountA(1, 2, 3, “a”, “b”, “c”)  6
=CountA(C2:C7)  5
7. CountBlank(range): đếm số lượng các giá trị rỗng trong khối range.
Ví dụ: =CountBlank(C2:C7)  1
 đối số Value1, Value2, … có thể là những giá trị số, địa chỉ ô hay dãy ô,
công thức.
52
 Hàm thống kê
8. CountIf (range,criteria):
 đếm số ô có giá trị thỏa tiêu chuẩn criteria trong khối range đã cho.
 Tiêu chuẩn = [Phép so sánh]Giá trị
 Phép so sánh: > , <, = (nếu không có thì mặc định là so sánh =)
 Giá trị: là 1 con số hoặc dãy ký tự bất kỳ.
Ví dụ: Đếm số lần bán trái cây có khối lượng từ 54kg trở lên:
=CountIf(C2:C5, “>=54”)  3
Đếm số lần bán Táo và Thơm:
=CountIf(B2:B5, “T*”)  2

Ký tự thay thế trong Giá trị:


• Dấu ? thể hiện 1 ký tự bất kỳ tại vị
trí thay thế;
• Dấu * thể hiện 1 dãy từ 0 đến n
chữ bắt đầu từ vị trí thay thế.
53
 Hàm thống kê
9. SUM (number1, number2,…): tính tổng của các đối số
Ví dụ: =SUM (1,2,3)  6 ;
=SUM (B2:B5)  1000

10. SUMIF (range,criteria,sum_range): tính tổng các ô thỏa mãn điều kiện
range: khối xét
criteria: tiêu chuẩn tính tổng, có thể là số, chữ hoặc biểu thức
sum_range: khối tính tổng
Duyệt trên khối xét range, nếu có ô nào thỏa tiêu chuẩn criteria thì cộng giá trị
của ô trên dòng tương ứng trong khối tổng cộng sum_range vào tổng của hàm.
Ví dụ: Tính tổng tiền lãi của các mặt hàng có tiền nhập lớn hơn 160đ.
=SUMIF(B2:B5,“>160”,C2:C5) 63

54

You might also like