You are on page 1of 58

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

Bài giảng
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
Chương 4.
Bảng tính điện tử Excel

 Giới thiệu về BTĐT Excel


 Xử lý bảng biểu trong Excel
 Tạo lập bảng tính
 Kiểu dữ liệu trong Excel
 Các thao tác cơ bản trong bảng tính
 Định dạng bảng tính
 Các hàm trong Excel
 Nhóm các hàm toán học
 Nhóm các hàm thống kê
 Nhóm các hàm chuỗi
 Nhóm các hàm logic
 Nhóm các hàm tìm kiếm và tham
chiếu
 Sắp xếp & lọc dữ liệu
 Đồ thị trong Excel
 In ấn
1.1. Giới thiệu về bảng tính điện tử Excel
(1/7)
 Giới thiệu chung
 Excel là một chương trình bảng tính điện tử chạy trong môi trường
Windows, được dùng phổ biến trong công tác văn phòng, trong
quản lý nói chung và trong quản lý kinh tế nói riêng.
 Những chức năng cơ bản của Excel:
• Tổ chức dữ liệu ở dạng bảng tính;
• Biểu diễn dữ liệu ở dạng biểu đồ, sơ đồ;
• Tính toán các hàm;
• Sắp xếp, phân nhóm, và đặt lọc dữ liệu;
• Phân tích dữ liệu và tiến hành dự báo;
• …
1.1. Giới thiệu về bảng tính điện tử Excel
(2/7)
 Màn hình giao diện của Excel 2010 (1/2)
Thanh công thức

Tab File
Ribbon

Vùng worksheet

Thanh trạng thái


1.1. Giới thiệu về bảng tính điện tử Excel
(3/7)
 Màn hình giao diện của Excel 2010 (2/2)

Khung BackStage View


1.1. Giới thiệu về bảng tính điện tử Excel
(4/7)
 Một số khái niệm trong bảng tính (1/4)

 Tệp tài liệu – Workbook


 là một tập hợp các tài liệu có liên hệ với nhau, được nhóm
chung lại thành nhóm;
 Mỗi workbook, khi lưu trên đĩa sẽ tồn tại ở dạng một tệp tin
có phần mở rộng là .XLSX (Excel 2003 về trước: .XLS).
 Tên tập tin có thể dài tới 255 kí tự bao gồm cả khoảng trắng,
không được dùng các kí hiệu \ ? : * “ < > |
 Bảng tính – Sheet
 Có cấu trúc dòng/cột;
 1 bảng gồm 16.384 cột và 1.048.576 dòng;
 Mỗi bảng tính có một tên gọi cụ thể. Tên mặc định của bảng
tính là Sheet# (#: số thứ tự bảng tính trong WorkBook)
1.1. Giới thiệu về bảng tính điện tử Excel
(5/7)
 Một số khái niệm trong bảng tính (2/4)
 Cột – Column
 Là tập hợp của những ô trong bảng tính theo chiều dọc.
 Có tổng cộng 16.384 cột trong mỗi bảng tính.
 Dòng – Row
 Là tập hợp của những ô trong bảng tính theo chiều ngang.
 Có tổng cộng 1.048.576 dòng trong mỗi bảng tính.
 Ô – cell
 Một ô là giao điểm của một cột và một dòng.
 Mỗi ô được xác định bằng một địa chỉ dựa theo kí hiệu của cột và số
thứ tự của dòng.
 Ô hiện hành (địa chỉ được hiển thị trên thanh công thức ): là ô sẽ
chịu tác động của những gì người dùng gõ vào và những lệnh người
dùng thực hiện.
1.1. Giới thiệu về bảng tính điện tử Excel
(6/7)
 Một số khái niệm trong bảng tính (3/4)
 Địa chỉ ô

Địa chỉ tương đối Địa chỉ tuyệt đối Địa chỉ hỗn hợp

• <kí hiệu cột><số • $<kí hiệu là sự sử dụng trộn


thứ tự dòng> cột>$<số thứ tự lẫn giữa địa chỉ
• Ví dụ: A1, D90 dòng> tuyệt đối và địa chỉ
• Được thay đổi • Ví dụ: $D$10. tương đối:
mỗi khi sao chép • Được cố định, • tương đối cột và
công thức đến vị không thay đổi mỗi tuyệt đối dòng (vd:
trí mới. khi sao chép công A$3, G$7,…)
thức đến vị trí mới • tuyệt đối cột và
tương đối dòng
(vd: $B3, $C5,…)
1.1. Giới thiệu về bảng tính điện tử Excel
(7/7)
 Một số khái niệm trong bảng tính (4/4)
 Vùng – Range
 là một tập hợp những ô kế cận nhau, mỗi vùng được xác định bằng
một cặp:
<toạ độ ô trên bên trái>: <toạ độ ô dưới bên phải>
 Đặt tên cho một vùng:
 Chọn vùng cần đặt tên
 tab Formulas  Defined Names  Define Name  hộp thoại
New Name:
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (1/18)

 Tạo lập bảng tính (1/3)


 Trình tự các bước triển khai bài toán trên Excel:
- Thiết kế các trang bảng tính:
+ Xác định số lượng các trang bảng tính cần dùng, chức năng
quản lý dữ liệu từng trang
+ Xác định các bảng dữ liệu có trong một trang bảng tính,
cấu trúc mỗi bảng
- Triển khai các bảng dữ liệu trên các trang bảng tính theo thiết
kế đã định.
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (2/18)

 Tạo lập bảng tính (2/3)


 Trình tự các bước triển khai bảng dữ liệu trong Excel
• Chọn font chữ cho trang bảng tính
• Nhập tiêu đề (tiêu đề chung cho bảng và tiêu đề các cột của bảng)
• Cập nhật các ô dữ liệu cơ sở
• Tính toán giá trị cho các ô thứ sinh theo công thức định trước
• Định dạng bảng tính
• Lưu trữ bảng tính
Lưu ý:
 Để tạo bảng tính được nhanh chóng và hiệu quả, nên cập nhật dữ liệu trước,
định dạng bảng tính sau, không nên vừa cập nhật vừa định dạng.
 Chỉ nhập dữ liệu cho những ô cơ sở, còn đối với những ô tính toán được, chỉ
cần nêu công thức và chính chương trình Excel sẽ thực hiện yêu cầu tính toán đó.
Tuyệt đối người dùng không tính tay và nhập kết quả vào
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (3/18)

 Tạo lập bảng tính (3/3)


 Cách cập nhật dữ liệu cơ sở cho bảng tính:
- Nhập nội dung cho một ô:
+ Đặt trỏ chuột vào ô đó
+ Tiến hành cập nhật các dữ liệu theo quy ước của từng loại
+ Kết thúc nhập: gõ Enter/ sử dụng các phím di chuyển/ phím
TAB
- Xoá dữ liệu trong ô: đặt trỏ chuột vào ô cần xoá và ấn phím
Delete (Del), hay Space Bar và Enter
- Điều chỉnh dữ liệu trong ô:
+ Vào trong ô chứa dữ liệu cần hiệu chỉnh (kích đôi chuột lên
ô/ ấn phím F2/ kích chuột lên thanh công thức tại vị trí cần điều chỉnh)
+ Thực hiện hiệu chỉnh
+ Gõ Enter để hoàn tất việc điều chỉnh hoặc gõ phím ESC để
huỷ bỏ điều chỉnh
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (4/18)
 Kiểu dữ liệu (1/4)
a. Dữ liệu kiểu văn bản
- Là tổ hợp của số, khoảng trắng, và các ký tự không phải là số
- Tự động được căn trái
- Excel cung cấp 2 công cụ tiện dụng để nhập dữ liệu kiểu văn
bản: AutoComplete & Pick From List
- Xuống dòng cứng: ALT + ENTER
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (5/18)
 Kiểu dữ liệu (2/4)
b. Dữ liệu kiểu số
- Trong 1 số có thể chứa các kí tự sau: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 + - ( )
,$%.Ee
- Mặc nhiên được căn phải và có dạng số tự nhiên (General
Number).
- Nếu muốn một số được xử lý như văn bản: cần bắt đầu bằng 1
dấu nháy đơn (‘)
- Khi nhập dữ liệu kiểu số không đúng theo quy ước thì Excel tự
động chuyển sang dạng văn bản.
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (6/18)

 Kiểu dữ liệu (3/4)


c. Dữ liệu kiểu ngày, giờ
- Phải được nhập theo định dạng có thông số đã lựa chọn trong
Control Panel của windows
- Excel xem ngày như là số, chúng chỉ thể hiện trên màn hình
dưới dạng ngày, giờ mà thôi  dữ liệu ngày, giờ tự động được căn phải
trong ô
- Khi nhập ngày giờ không hợp lệ, Excel tự động chuyển dữ liệu
thành dạng văn bản.
- Có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế có nhu cầu sử dụng và xử lý các
dữ liệu kiểu ngày tháng, ví dụ: hạn thanh toán giấy nợ, ngày đặt hay
ngày giao hàng, …
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (7/18)
 Kiểu dữ liệu (4/4)
d. Công thức
- Được bắt đầu bằng một dấu bằng (=) hoặc dấu cộng (+), tiếp
theo là một biểu thức
Tập hợp
Biểu thức tính toán Toán tử & toán hạng

 Toán tử: các phép toán số học (+, -, *, /, %, ^); các toán tử
so sánh (<, >, =, <=, >=, <>), toán tử nối chuỗi (&)
 Toán hạng: giá trị hằng (nếu là hằng chuỗi phải được bao
trong cặp dấu nháy kép “”), một địa chỉ ô, một nhãn, tên, hoặc
một hàm bảng tính
- Công thức nhập vào chỉ hiển thị trên thanh công thức, còn trị
số kết quả của công thức xuất hiện trong ô được nhập (sau khi nhấn
Enter)
- Nếu trong công thức có chứa hàm bảng tính, cần sử dụng dấu
ngăn cách các đối số của hàm đúng như đã đặt trong Control Panel.
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (8/18)
 Các thao tác cơ bản (1/3)
a. Các thao tác chọn
• Chọn ô hiện hành
• Chọn cột
• Chọn dòng
• Chọn vùng
• Chọn một nhóm các ô/ cột/ dòng không liền kề nhau
• Chọn bảng tính
• Chọn nhóm bảng tính liền nhau trong tệp tin WorkBook
• Chọn nhóm bảng tính không liền kề nhau trong tập tin
WorkBook
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (9/18)

 Các thao tác cơ bản (2/3)


b. Chèn/xóa các ô/ hàng/ cột/trang bảng tính (1/2)
• Chọn ô/ hàng/ cột/ trang bảng tính cần tác động
• tab Home  nhóm Cells
• Chọn lệnh thích hợp:
 Insert: chèn ô/hàng/cột/trang bảng tính
 Delete: xóa ô/hàng/cột/trang bảng tính
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (10/18)

 Các thao tác cơ bản (3/3)


c. Thay đổi độ rộng cột & chiều cao dòng
• Chọn dòng/cột cần hiệu chỉnh
• Tab Home  nhóm Cells  Format
• Chọn lệnh phù hợp:
- Row Height: quy định chiều cao dòng
- AutoFit Row Height: Excel tự canh
chỉnh chiều cao dòng cho phù hợp với nội
dung
- Column Width: quy định độ rộng cột
- AutoFit Column Width: Excel tự canh
chỉnh độ rộng cột cho phù hợp với nội
dung
- ...
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (11/18)

 Định dạng (1/8)


 Định dạng chung
• Chọn ô/nhóm ô cần định dạng
• tab Home  chọn lệnh phù hợp:
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (12/18)

 Định dạng (2/8)


 Định dạng phức tạp (1/7)
• tab Home  nhóm Cells  Format  Format Cells...
• Định dạng số (tab Number) (1/3)
 Number: định dạng các con số
 Currency: dạng tiền tệ
 Date, Time: dạng ngày giờ
 Percentage: dạng phần trăm
 Fraction: dạng phân số
 Text: dạng văn bản
 Custom: là dạng đặc biệt, cho
phép người dùng tự điều chỉnh việc
định dạng
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (13/18)

 Định dạng (3/8)


 Định dạng phức tạp (2/7)
• Định dạng số (tab Number) (2/3)
 Một số mã định dạng thường dùng
Mã định dạng số:
Mã Kết quả Ý nghĩa
0 3149 Làm tròn đến hàng đơn vị

0.00 3149.46 Lấy 2 chữ số lẻ

#,##0 3,149 Có ký tự phần cách nhóm 3 số và làm tròn

0.00% 314945.70% Theo dạng % có hai số lẻ

0.00 “vnd” 3149.46 vnd Thêm chuỗi vào kết quả (trong cặp “”)

(ví dụ: số cần định dạng là 3149.457)


1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (14/18)

 Định dạng (4/8)


 Định dạng phức tạp (3/7)
• Định dạng số (tab Number) (3/3)
 Một số mã định dạng thường dùng
Mã định dạng ngày:
Mã Kết quả Ý nghĩa

dd/mm/yy 17/08/09 ngày/tháng/năm, mỗi vị trí có 2 số

mm/dd/yy 08/17/09 tháng/ngày/năm, mỗi vị trí có 2 số

mm/dd/yyyy 08/17/2009 Năm có 4 chữ số

dd-mmm-yy 17-Aug-09 Tên tháng có 3 kí tự viết tắt

(ví dụ:ngày cần định dạng là ngày 17 tháng 8 năm 2009)


1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (15/18)

 Định dạng (5/8)


 Định dạng phức tạp (4/7)
• Căn chỉnh dữ liệu trong ô (tab
Alignment)
• …
• Wrap text: dữ liệu trong ô
tự động xuống hàng khi
chiều dài lớn hơn độ rộng ô
• Shrink to fit: tự động điều
chỉnh cỡ chữ trong ô sao cho
thấy được toàn bộ dữ liệu
trong ô mà không cần điều
chỉnh lại độ rộng ô
• Merge cells: trộn các ô
trong khối ô lựa chọn thành

• …
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (16/18)

 Định dạng (6/8)


 Định dạng phức tạp (5/7)
• Định dạng kí tự (tab Font)
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (17/18)

 Định dạng (7/8)


 Định dạng phức tạp (6/7)
• Kẻ khung (tab Border)
1.2. Xử lý bảng biểu trong Excel (18/18)

 Định dạng (8/8)


 Định dạng phức tạp (7/7)
• Định dạng nền dữ liệu (tab Patterns)
1.3. Một số hàm chuẩn trong Excel

 Giới thiệu

 Cách thực hiện một hàm trong Excel

 Nhóm các hàm toán học

 Nhóm các hàm thống kê

 Nhóm các hàm chuỗi

 Nhóm các hàm logic

 Nhóm các hàm tìm kiếm & tham chiếu


Giới thiệu hàm trong Excel (1/2)

 Hàm trong Excel được hiểu là một chương trình con thực hiện chức
năng tính toán và trả lại một giá trị xác định cho người dùng.
 Trong xử lý thông tin kinh tế nói chung có rất nhiều chỉ tiêu cần
được xác định dựa trên những dữ liệu cơ sở đã biết. Ví dụ: tính
khấu hao tài sản cố định, tính hiệu quả vốn đầu tư, …
 Để hỗ trợ quá trình xác định các chỉ tiêu, người ta sử dụng các
hàm mẫu chuẩn đã có sẵn trong Excel hoặc tự xây dựng các hàm
để xử lý các yêu cầu tính toán chuyên biệt.
 Cú pháp của một hàm trong Exel:
<Tên hàm>(<danh sách các đối số>)
Giới thiệu hàm trong Excel (2/2)

 Những nhóm hàm cơ bản trong Excel:


• Các hàm toán học và lượng giác (Math & Trig): ABS, COS, LN,
MDETERM, MINVERSE, …
• Các hàm thống kê (Statistical): AVERAGE, MAX, MIN, FREQUENCY,
INTERCEPT, SLOPE, …
• Các hàm logic (Logical): AND, OR, IF, …
• Nhóm hàm chuỗi (Text): LOWER, UPPER, PROPER, ...
• Các hàm tài chính (Financial): DB, DDB, PMT, RATE, NPV, IRR, …
• Các hàm tìm kiếm và tham chiếu (Lookup & Reference): VLOOKUP,
HLOOKUP, MATCH, …
• Các hàm cơ sở dữ liệu (Database): DCOUNT, DMAX, DMIN,
DPRODUCT, …
• ...
Cách thực hiện một hàm trong Excel

• Cách 1:
 Bước 1: click chuột vào ô cần tính
 Bước 2: nhập trực tiếp hàm

= tên hàm(danh sách đối số)


• Cách 2:
 Bước 1: click chuột vào ô cần tính
 Bước 2: vào thanh Ribbon, chọn
tab Formulas
 Bước 3: Chọn nhóm hàm  chọn
hàm
 Bước 4: gõ vào các tham số cần
thiết trong cửa sổ của hàm tương
ứng.
Nhóm các hàm toán học & lượng giác (1/3)

 Hàm ABS
ABS(number)
Hàm cho ra giá trị tuyệt đối của number
 Hàm INT
INT(number)
Hàm trả lại giá trị là phần nguyên của number
 Hàm MOD
MOD(number, divisor)
Hàm trả lại giá trị là số dư trong phép chia (number/divisor)
 Hàm SQRT
SQRT(number)
Hàm tính căn bậc hai của number, nếu number âm thì SQRT
sẽ cho ra giá trị lỗi #NUM!
Nhóm các hàm toán học & lượng giác (2/3)

 Hàm ROUND
ROUND(number, num_digits)
Hàm làm tròn số number đến các chữ số được ấn định
trước
(num_digits: chỉ định số các chữ số muốn làm tròn
+ num_digits > 0: number được làm tròn sang số các chữ số thập
phân được chỉ định
+ num_digits = 0: số được làm tròn đến số nguyên gần nhất
+ num_digits < 0: số được làm tròn số bên trái của dấu chấm thập
phân)
 Hàm SUM
SUM(number1, number2, …)
Hàm cộng tất cả các số trong danh sách đối số
 Hàm SUMIF
SUMIF(range, criteria, sum-range)
Khi các ô trong range thỏa mãn criteria thì hàm tính tổng
các ô tương ứng được chỉ ra trong sum-range.
Nhóm các hàm toán học & lượng giác (3/3)

 Hàm MDETERM
MDETERM(array)
Hàm cho ra giá trị định thức ma trận được lưu trong mảng
array.
 Hàm MINVERSE
MINVERSE(array)
Hàm cho ra ma trận nghịch đảo của ma trận được lưu giữ
trong mảng array
 Hàm MMULT
MMULT(array1, array2)
Hàm cho ra tích của 2 ma trận lần lượt được lưu trong hai
mảng array1 & array2.
Ma trận Kết quả có số hàng = số hàng của array1 và số cột bằng
số cột của array2.
Nhóm các hàm thống kê (1/4)

 Hàm AVERAGE
AVERAGE(number1, number2, …)
Hàm cho ra giá trị trung bình (trung bình số học) của các đối số
number1, number2, …
 Hàm MAX
MAX(number1, number2, …)
Hàm cho ra giá trị lớn nhất trong một tập hợp các giá trị
number1, number2,…
 Hàm MIN
MIN(number1, number2, …)
Hàm cho ra giá trị bé nhất trong một tập hợp các giá trị
number1, number2,…
Nhóm các hàm thống kê (2/4)

 Hàm COUNT
COUNT(value1, value2, …)
Hàm trả về số ô chứa giá trị số trong dãy các đối số value1,
value2,…
 Hàm COUNTIF
COUNTIF(range,criteria)
Hàm đếm xem có bao nhiêu ô trong vùng range thoả mãn tiêu
chuẩn criteria.
Nhóm các hàm thống kê (3/4)

 Hàm RANK
RANK(number, ref[, order])
Hàm cho ra hạng (rank) của số number trong một danh sách các
đối sốref.
- number: số mà ta muốn tìm hạng của nó
- ref: là một dãy hay một tham chiếu đến một danh sách các số
- order: số chỉ định cách đánh hạng của số
+ order=0 (ngầm định): xếp hạng theo giá trị số giảm
dần (số lớn được xếp hạng trước)
+ order=1: xếp hạng theo giá trị số tăng dần (số nhỏ
được xếp hạng trước)
Nhóm các hàm thống kê (4/4)

 Hàm FREQUENCY
FREQUENCY(data_array, bins_array)
Hàm cho ra tần số xuất hiện của từng giá trị có mặt trong dãy
dưới dạng thẳng đứng
- data_array: mảng/ tham chiếu đến một tập hợp các giá trị mà
trên đó cần đếm tần xuất
- bins_array: mảng/ tham chiếu đến các mức mà ta có nhu cầu
nhóm các giá trị trong data_array
Nhóm các hàm chuỗi (1/4)

 Hàm LEFT
LEFT(text, n)
Hàm trả về n ký tự bên trái nhất trong chuỗi text (ngầm định:
n=1).
 Hàm RIGHT
RIGHT(text, n)
Hàm trả về n ký tự nằm bên phải nhất trong chuỗi text (ngầm
định: n=1).
 Hàm MID
MID(text, m, n)
Hàm trả về n ký tự trong chuỗi text và bắt đầu được lấy từ ký
tự thứ m.
Nhóm các hàm chuỗi (2/4)

 Hàm UPPER
UPPER(text)
Hàm chuyển chuỗi ký tự sang dạng chữ in hoa.
 Hàm LOWER
LOWER(text)
Hàm chuyển đổi tất cả mẫu tự ở dạng chữ in hoa sang chuỗi ký
tự ở dạng chữ thường.
 Hàm PROPER
PROPER(text)
Hàm viết hoa mẫu tự đầu tiên trong mỗi từ của chuỗi text và
chuyển đổi tất cả mẫu tự khác sang dạng mẫu tự chữ thường.
Nhóm các hàm chuỗi (3/4)

 Hàm TRIM
TRIM(text)
Hàm xoá bỏ tất cả khoảng trống khỏi text ngoại trừ các
khoảng trống đơn giữa các từ
 Hàm LEN
LEN(text)
Hàm trả về chiều dài của chuỗi text, tức là số ký tự có trong
chuỗi.
 Hàm VALUE
VALUE(text)
Hàm chuyển chuỗi số text thành giá trị số
Nhóm các hàm chuỗi (4/4)

 Hàm FIND

FIND(find_text, within_text, start_num)


Hàm tìm find_text trong within_text bắt đầu từ start_num.

 Hàm REPLACE

REPLACE(old_text, start_num, num_chars, new_text)


Hàm thay thế một phần biểu thức ký tự trong old_text bằng
new_text bắt đầu từ vị trí được xác định bằng start_num, số lượng ký
tự sẽ thay thế được xác định bằng num_chars, biểu thức ký tự thay
thế là new_text.
Nhóm các hàm logic (1/2)

 Hàm AND
AND(logical1, logical2, …)
Hàm trả về TRUE nếu tất cả các tham số của nó có giá trị là
TRUE (đúng), trả về FALSE nếu có ít nhất một tham số của nó có giá trị
là FALSE (sai).
 Hàm OR
OR(logical1, logical2, …)
Hàm trả về TRUE nếu có ít nhất một tham số của nó có giá trị
là TRUE (đúng), trả về FALSE nếu tất cả các tham số của nó có giá trị
là FALSE (sai).
Nhóm các hàm logic (2/2)

 Hàm IF
IF(logical test, value-if-true, value-if-false)
Hàm trả về value-if-true nếu logical test đúng hoặc là value-if-
false nếu logical test sai.
Trong đó:
         + logical test: là biểu thức logic
         + value-if-true: là giá trị trả về khi logical test là TRUE
         + value-if-false: là giá trị sẽ trả về khi logical test là FALSE
Chú ý: các hàm If có thể lồng nhau đến 7 cấp
Nhóm hàm tìm kiếm & tham chiếu (1/3)

 Hàm VLOOKUP (1/2)


VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, range_lookup)
Hàm tìm kiếm giá trị tìm kiếm lookup_value trong cột bên trái
của vùng dữ liệu table_array và trả về giá trị trên cột thứ col_index_num
nếu tìm thấy hoặc #N/A nếu không tìm thấy
Trong đó:
- lookup_value: là giá trị được tìm kiếm
- table_array: là vùng chứa dữ liệu được tìm kiếm cho trước
- col_index_num: là số thứ tự của cột trong vùng dữ liệu nơi mà hàm
VLOOKUP sẽ lấy giá trị trả về (=1, 2,…)
- range_lookup: là giá trị logic xác định kiểu dò tìm
+ range_lookup=0 (false): tìm kiếm chính xác & dữ liệu trong cột đầu
tiên của table_array không cần được sắp xếp
+ range_lookup=1 (true, không ghi): tìm kiếm xấp xỉ & dữ liệu trong cột
đầu tiên của table_array phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần
Nhóm hàm tìm kiếm & tham chiếu (2/3)

 Hàm VLOOKUP (2/2)


• Ví dụ:
Nhóm hàm tìm kiếm & tham chiếu (3/3)

 Hàm HLOOKUP
HLOOKUP(lookup_value,table_array,row_index_num,range_lookup)
Hàm tìm kiếm giá trị tìm kiếm lookup_value trong dòng đầu tiên
của vùng dữ liệu table_array và trả về giá trị trên dòng thứ
row_index_num nếu tìm thấy hoặc #N/A nếu không tìm thấy
Trong đó:
- lookup_value: là giá trị được tìm kiếm
- table_array: là vùng chứa dữ liệu được tìm kiếm cho trước
- row_index_num: là số thứ tự của dòng trong vùng dữ liệu nơi mà
hàm HLOOKUP sẽ lấy giá trị trả về (=1, 2,…)
- range_lookup: là giá trị logic xác định kiểu dò tìm
+ range_lookup=0 (false): tìm kiếm chính xác & dữ liệu của dòng đầu
tiên của table_array không cần được sắp xếp
+ range_lookup=1 (true, không ghi): tìm kiếm xấp xỉ & dữ liệu của dòng
đầu tiên của table_array phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần
Sắp xếp & lọc dữ liệu (1/3)

 Sắp xếp (1/2)


 Sắp xếp dữ liệu trong danh sách theo nội dung của một cột
• Chọn 1 ô bất kì trong cột có nội dung cần sắp xếp
• tab Home  nhóm Editing  Sort & Filter
• Kích nút Sort Ascending (A-Z) hay Sort Descending (Z-A)
Sắp xếp & lọc dữ liệu (2/3)

 Sắp xếp (2/2)


 Sắp xếp dữ liệu trong danh sách theo nội dung của nhiều
cột
• Chọn 1 ô bất kì trong danh sách cần sắp xếp
• tab Home  nhóm Editing  Sort & Filter  Custom sort...
Sắp xếp & lọc dữ liệu (3/3)

 Lọc dữ liệu


 Mục đích: kết xuất từ bảng tính những thông tin có ích cho quá
trình quản trị
 Quy trình:
• Chọn 1 ô bất kì trong danh sách cần lọc dữ liệu
• tab Home  nhóm Editting  Sort & Filter  Filter
1.4. Đồ thị trong Excel (1/2)

 Đồ thị là một đối tượng (object) của Excel, đối tượng này chứa các dữ
liệu và biểu diễn thành hình ảnh với màu sắc và kiểu dáng rất phong
phú.
 Quy trình:
 Chọn vùng dữ liệu cần vẽ đồ thị (chọn luôn cả dòng chứa tiêu đề);
 tab Insert  nhóm Charts  Chọn kiểu biểu đồ;
 Chọn cách bố trí đ̀ồ thị: Chọn đồ thị  Chart Tools  Design
 Chart Layout;
 Đảo các chuỗi số liệu từ dòng thành cột và ngược lại (nếu cần):
chọn đồ thị  Chart Tools  Design  Data  Switch
Row/Column
1.4. Đồ thị trong Excel (2/2)

 Ví dụ:
1.5. In ấn (1/6)

 Thiết lập thông số cho trang in (1/5)


 tab Page Layout  nhóm Page Setup:

Tùy chọn lề trang Tùy chọn vùng in Tùy chọn chèn hình nền

Tùy chọn hướng trang Tùy chọn ngắt trang


Tùy chọn khổ giấy
Tùy chọn in tiêu đề lặp lại trên mỗi trang
1.5. In ấn (2/6)

 Thiết lập thông số cho trang in (2/5)


 Sử dụng hộp thoại Page Setup: tab Page Layout  nhóm Page
Setup  nhấn vào nút
1.5. In ấn (3/6)

 Thiết lập thông số cho trang in (3/5)


 Quy định lề trang & Canh giữa dữ liệu Worksheet trên trang giấy in:

Lề trang in

Canh giữa dữ liệu


Worksheet
1.5. In ấn (4/6)

 Thiết lập thông số cho trang in (4/5)


 Tạo tiêu đề đầu (Header) và tiêu đề cuối (Footer):
• Chọn Header hoặc Footer có sẵn trong các hộp Header và Footer
• Hoặc, click vào nút Custom Header hoặc Custom Footer để tạo tiêu đề
của người dùng
1.5. In ấn (5/6)

 Thiết lập thông số cho trang in (5/5)


 In các kí hiệu cột/số thứ tự dòng, in lặp lại các tiêu đề hàng và cột
trên mỗi trang, in các đường kẻ lưới,… :

Lặp lại tiêu đề dòng


In/không in
Lặp lại tiêu đề cột
các kí hiệu
In/không in lưới cột/số thứ tự
dòng
1.5. In ấn (6/6)

 In bảng tính
 File  Print… Hoặc, Ctrl + P

You might also like