You are on page 1of 42

Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

BÀI 1: BẮT ĐẦU VỚI MICROSOFT OFFICE EXCEL


I. LÀM QUEN VỚI MICROSOFT OFFICE EXCEL
Microsoft Office Excel là chương trình thuộc bộ phần mềm Microsoft Office được sử dụng
trong hầu hết tất cả các văn phòng trên toàn thế giới. Excel là chương trình bảng tính có thể ứng
dụng cho các công việc quản lý, kế toán, thống kê ...
1. Khởi động.
Cách 1: Nhấn nút Start, Chọn Programs, chọn Microsoft Office, chọn Microsoft Office
Excel 2003.

Hình 1. Khởi động chương trình Excel

Cách 2: Nhấn chuột vào biểu tượng Microsoft Office Excel 2003 trên màn
hình nền.
2. Giới thiệu bảng tính Excel
- Sau khi khởi động
chương trình Excel, chúng
ta có một sổ bảng tính
(Workbook). Trong một sổ
bảng tính có rất nhiều trang
bảng tính.
- Một bảng tính
gồm có 256 cột được đánh
chỉ số theo chữ cái A, B,
C…Z, AA, AB, AC… và
65536 dòng được đánh chỉ
số theo số thứ tự
1,2,3…65536 Hình 2. Cửa sổ chương trình Excel
- Theo mặc định, mỗi lần tạo
bảng tính mới thì Excel tạo 3 trang bảng tính trắng đặt tên là Sheet1, Sheet2, Sheet3. Sau này chúng
ta có thể chèn thêm các trang mới và chúng được đặt tên là Sheet4, Sheet5,…

Hình 3. Ba trang bảng tính có tên là Sheet1, Sheet2, Sheet3


- Ô (Cell): Ô của trang tính là giao của một cột và một dòng. Ô trên trang bảng tính có địa
chỉ viết theo trật tự xác định gồm chữ cái tên cột đứng trước và số thứ tự dòng đứng sau.

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 1


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Hình 4. Địa chỉ ô là A1


VD: Địa chỉ ô đầu tiên là A1 và địa chỉ ô cuối cùng trên trang bảng tính là IV65536
- Cửa sổ bảng tính: Cửa sổ bảng tính Excel có các thành phần chính sau:

Thanh công cụ Thanh thực đơn lệnh

Đường viền dọc


Thanh tiêu đề Thanh công thức

Nhập dữ liệu vào đây Thanh cuộn dọc


Đường viền ngang

Thanh cuộn ngang


Trang tính Sheet1, … Thanh trạng thái

Hình 5. Giao diện chương trình Excel


+
Thanh
tiêu đề: Cho biết tên chương trình ứng dụng, tên tệp tin.
+ Thanh thực đơn lệnh: Cung cấp các nhóm lệnh làm việc với bảng tính.
+ Thanh công cụ: Cung cấp các nút thao tác nhanh.
+ Thanh công thức (Formula Bar): Gồm ô Name Box hiển thị tọa độ ô soạn thảo và nội
dung dữ liệu của ô.
+ Đường viền ngang: Ghi tên cột từ trái sang phải theo chữ cái A, B…Y, Z, AA, AB,…IV.
Mỗi cột có chứa 65536 ô.
+ Đường viền dọc: Ghi số thứ tự dòng từ 1 đến 65536. Mỗi dòng chứa 256 ô.
+ Thanh trượt ngang, dọc: Cho phép hiển thị những ô bị che khuất.
+ Thanh trạng thái: Ở dưới đáy cửa sổ Excel cho biết thông tin về bảng tính, về trạng thái
soạn thảo, kết quả cộng đơn giản.
 Ready: Đang sẵn sàng làm việc.
 Enter: Đang nhập dữ liệu hay công thức.
 Pointer: Đang ghi công thức tham chiếu đến một địa chỉ.
 Edit: Đang điều chỉnh dữ liệu hay công thức trong ô hiện tại.
+ Cửa sổ Bảng tính (Worksheet Window) là phần lớn nhất dùng để nhập dữ liệu, tính toán, vẽ
đồ thị…
II. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN
1. Mở bảng tính mới 2. Lưu bảng tính

- Chọn biểu tượng: - Chọn biểu tượng:


- Ấn tổ hợp phím: Ctrl + N - Ấn tổ hợp phím: Ctrl + S
- Chọn menu File -> New - Chọn menu File -> Save

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 2


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

3. Đóng bảng tính 4. Mở bảng tính

- Chọn biểu tượng: - Chọn biểu tượng:


- Ấn tổ hợp phím: Ctrl + W - Ấn tổ hợp phím: Ctrl + O
- Chọn menu File -> Close - Chọn menu File -> Open
5. Trang hiện hành, ô hiện hành
- Trên một bảng tính hiện hành, tại một thời điểm chúng ta chỉ có thể thao tác với các ô trên
một trang của bảng tính và đó gọi là trang hiện hành.

Hình 6.Bảng tính Sheet1 đang là trang hiện hành


Để chuyển trạng thái hiện hành đến trang khác, chúng ta chỉ cần thao tác đơn giản là nhắp
chuột vào phần chứa tên của trang bảng tính.
- Trên trang hiện hành, tại một thời điểm chúng ta chỉ thao tác được với một ô, gọi là ô hiện
hành.

Hình 7. Ô A1 là ô hiện hành


6. Nhận dạng con trỏ
Trên trang hiện hành, chúng ta sẽ thấy các loại con trỏ sau:
- Con trỏ ô: Xác định ô nào là ô hiện hành trên trang. Một đường bao đậm xuất hiện trên ô
hiện hành.
- Con trỏ soạn thảo: Có hình│màu đen, nhấp nháy, xác định vị trí nhập dữ liệu cho ô.
- Con trỏ chuột: Thay đổi hình dạng tùy thuộc vị trí của nó trên trang bảng tính.

Con trỏ chuột dạng chữ thập trắng khi ở trên các ô.

Con trỏ chuột có dạng chữ I khi ở phía trong ô đang soạn thảo.
7. Cách nhập và chỉnh sửa dữ liệu trên ô hiện hành
- Các phím thường dùng
+ Phím Tab: Di chuyển con trỏ ô sang phải một cột
+ Phím Enter: Di chuyển con trỏ ô xuống dòng dưới và kết thúc việc nhập/chỉnh sửa dữ liệu.
+ Các phím mũi tên : Di chuyển con trỏ ô đến các địa chỉ bất kỳ trên trang.
- Nhập dữ liệu:
+ Nhắp chuột vào ô cần nhập hoặc sử dụng các phím mũi tên để chuyển trạng thái hiện hành
về ô.
+ Gõ phím để nhập kí tự vào ô, nếu sai thì sử dụng phím Delete hoặc Backspace để xóa kí
tự, sử dụng phím Home/End để di chuyển nhanh trên dòng nhập
+ Nhấn phím ESC nếu muốn kêt thúc nhập nhưng không lấy dữ liệu đã nhập. Nhấn phím
Enter để đưa dữ liệu cho ô và kết thúc nhập.
- Chỉnh sửa dữ liệu:
Để chỉnh sửa dữ liệu đã nhập trên một ô, chúng ta nhắp đúp chuột vào ô đó rồi chỉnh sửa dữ
liệu. Nhấn phím Enter để kết thúc chỉnh sửa.

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 3


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

BÀI 2: SOẠN THẢO NỘI DUNG BẢNG TÍNH


1. Nhập dữ liệu kiểu số và văn bản
- Dữ liệu một ô của bảng tính sau khi nhập sẽ được chương trình tự động phân loại và đưa
về một trong các kiểu dữ liệu sau: Kiểu số (Number), kiểu văn bản (Text), kiểu logic, kiểu mã lỗi
(Error)
+ Kiểu số: Khi nhập dữ liệu số vào ô -> số được canh sang phải.
Dữ liệu kiểu số được tạo bởi các kí tự cho phép đó là: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ( ) , / $ + - .
Nếu muốn nhập số âm, đánh dấu “-” vào trước số đó hoặc nhập số vào giữa cặp dấu ngoặc
đơn ( ). Để nhập số có phần thập phân, sử dụng dấu “,” ngăn cách với phần nguyên.
+ Dữ liệu kiểu ngày tháng trong Excel được xem là kiểu số. Kiểu nhập ngày tháng được hệ
điều hành qui định trong mục Regional Setting đặt trong cửa sổ Control Panel của hệ điều hành.
Khi nhập kiểu ngày phải chú ý là máy của bạn đang đặt hệ ngày là ngày/tháng/năm (mm/dd/yyyy
hay là dd/mm/yyyy).

Hình 8. Giá trị kiểu số mặc định được căn lề phải


Kiểu ngày: khi nhập dữ liệu vào ô -> dữ liệu được canh sang phải.
Khi nhập số mà canh sang trái thì phải xoá bỏ định dạng hoặc định dạng lại.
- Chương trình Excel tự động điều chỉnh độ rộng hàng, cột để hiển thị hết dữ liệu trong một
ô nhưng nếu một ô đã cố định độ rộng làm cho dữ liệu số không thể hiện được hết thì chúng ta sẽ
nhìn thấy dạng thông báo “#########”.
Lưu ý: Giá trị của dữ liệu số sau khi nhập là không thay đổi khi chúng ta thay đổi khuôn
dạng hiển thị dữ liệu trên màn hình.
Ví dụ: Chúng ta nhập giá trị vào ô D4, D6, D7 đều là 20000000. Sau đó thay đổi khuôn
dạng ô D6 và D7 chúng ta có được các dạng thể hiện số khác nhau nhưng giá trị dữ liệu vẫn không
thay đổi, ở ô D7 vẫn là 20000000 được hiển thị rõ ràng trên thanh công thức.

Hình 9. Thay đổi khuôn dạng số nhưng không làm thay dổi giá trị
+ Kiểu văn bản: Khi nhập dữ liệu vào ô -> dữ liệu được canh sang trái.
Dữ liệu kiểu văn bản được tạo bởi các kí tự, kí tự số hoặc là khoảng trống và các kí tự không
phải là số.
Khi kí tự nhập vượt quá độ dài ô và ô bên phải còn trống thì Excel tiếp tục hiển thị phần kí
tự còn lại của ô đó sang bên phải.
Khi kí tự nhập vào vượt quá độ dài ô mà ô bên phải đã có dữ liệu thì Excel che dấu các kí tự
vượt quá ô nhưng điều đó không làm thay đổi giá trị dữ liệu nhập của ô.
2. Chỉnh sửa dữ liệu trong ô
Có 3 cách để chỉnh sửa dữ liệu trong ô
Cách 1: Nhắp đúp chuột vào ô mốn chỉnh sửa để chuyển ô sang trạng thái soạn thảo khi đó
có thể chỉnh sửa dữ liệu. Nhấn phím Enter để kết thúc.
Cách 2: Chọn ô muốn chỉnh sửa sau đó nhấn phím F2 khi đó ta sẽ thấy con trỏ chuột nhấp
nháy, chỉnh sửa dữ liệu rồi nhấn phím Enter để kết thúc.

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 4


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Cách 3: Di chuyển chuột lên thanh Formula Bar sau đó nháy chuột vào vị trí cần chỉnh
sửa, nhấn phím Enter để kết thúc.
3. Thao tác chọn/hủy chọn ô, dòng, cột
3.1 Chọn một ô
Để chọn một ô, chúng ta chỉ cần nhắp chuột vào ô đó.
3.2 Chọn vùng ô liên tục hình chữ nhật
- Nhắp chuột vào ô trên cùng bên trái
- Giữ phím Shift và nhắp chuột vào ô dưới cùng bên phải
- Thả phím Shift để kết thúc việc chọn
Trong trường hợp này địa chỉ vùng ô được viết theo khuôn dạng (địa chỉ ô trên cùng bên
trái:địa chỉ ô dưới cùng bên phải), tách nhau bởi dấu hai chấm “:”
VD: Chọn vùng ô (A1:D6). Nhắp chuột vào ô A1 sau đó nhấn và giữ phím Shift rồi nhắp
chuột vào ô D6 ta chọn được một vùng ô như hình.

Hình 10. Chọn vùng ô liên tục

3.3 Chọn vùng ô rời rạc


- Đầu tiên chọn một ô hoặc một vùng ô liên tục hình chữ nhật
- Giữ phím Ctrl trong khi chọn một hoặc một vùng ô liên tục hình chữ nhật tiếp theo.
Lưu ý: Chúng ta có thể nhanh chóng thay đổi vùng chọn bằng cách nhắp chuột một lần nữa
trên các ô đã chọn để hủy chọn mà không cần phải làm lại từ đầu.
- Chỉ thả phím Ctrl khi kết thúc.
3.4 Chọn một cột, dãy cột liền nhau, dãy cột rời rạc
 Chọn một cột: Để chọn một cột, chúng ta nhắp chuột vào tên cột có trên đường viền
ngang.
 Chọn dãy cột liền kề nhau
- Nhắp chuột vào tên cột đầu tiên (bên trái hoặc bên phải của dãy) trên đường viền ngang
- Giữ phím Shift và nhắp chuột vào tên cột cuối cùng cùng của dãy
- Sau khi lựa chọn xong thì thả phím Shift ra.
 Chọn dãy cột rời rạc
- Trước tiên chúng ta chọn cột hoặc dãy cột liền nhau
- Giữ phím Ctrl trong khi chúng ta nhắp chuột chọn dãy cột tiếp theo.
- Sau khi lựa chọn xong thì thả phím Ctrl.

Hình 11. Chọn dãy cột rời rạc A, C, D, E, G


3.5 Chọn một dòng, dãy dòng liền kề nhau, dãy dòng rời rạc
 Chọn một dòng
- Để chọn một dòng, chúng ta nhắp chuột vào số thứ tự dòng có trên đường viền dọc.
 Chọn dãy dòng liền kề nhau

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 5


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

- Nhắp chuột vào số thứ tự dòng đầu tiên (trên cùng hoặc dưới cùng của dãy) trền đường
viền dọc.
- Giữ phím Shift và nhắp chuột vào số thứ tự dòng sau cùng của dãy.
- Thả phím Shift ra.

Hình 12. Chọn dãy dòng liền kề 21, 22, 23


 Chọn dãy dòng rời rạc
- Trước tiên chúng ta chọn dòng hoặc dãy dòng liền nhau
- Giữ phím Ctrl trong khi chúng ta nhắp chuột chọn số thứ tự dòng tiếp theo, thả phím Ctrl
khi kết thúc việc chọn dòng.
3.6 Chọn toàn bộ bảng tính
Cách 1: Chỉ cần nhắp chuột vào ô giao nhau của đường viền ngang và đường viền dọc.

Cách 2: Bấm tổ hợp phím Ctrl + A


3.7 Hủy chọn
Để hủy chọn các ô, chúng ta chỉ cần nhắp đúp chuột vào ô bất kỳ trên trang bảng tính.
4. Điền số thứ tự tự động
- Nhập một số vào một ô bất kỳ
- Nhấn và giữ phím Ctrl
- Trỏ chuột vào hình vuông nhỏ ở góc dưới, bên phải ô đó, con trỏ chuyển thành hình dấu
cộng có mũ.

Hình 13. Con trỏ chuột chuyển đổi thành dấu chữ thập đen
- Nhấn và kéo chuột xuống theo chiều dọc, chúng ta sẽ thấy số thứ tự được điền tự động vào
các ô tiếp theo, tăng dần.
5. Sao chép, di chuyển, xóa, chèn các ô
5.1 Sao chép các ô
Thao tác sao chép một ô trong Excel không chỉ bao gồm sao chép nội dung, định dạng của ô
đó. Chúng ta có thể nhìn thấy trong bảng dưới đây nhiều mục lựa chọn khi dán một ô đã sao chép.
Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 6
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

 All – Sao chép tất cả (nội dung, định dạng…)


 Formulas – Sao chép công thức
 Values – Sao chép giá trị
 Formats – Sao chép định dạng
 Comments – Sao chép chú thích
 All except borders – Sao chép tất cả trừ đường viền
 Column widths – Sao chép độ rộng cột
 Formulas and number formats – Sao chép công thức và định dạng số
 Values and number formats – Sao chép giá trị và định dạng số

Hình 14. Lựa chọn khi dán một ô đã sao chép


- Thao tác sao chép giữa các ô trên cùng trang bảng tính.
+ Chọn ô cần sao chép (ô này có thể là một ô hoặc một vùng ô).
+ Nhấn nút Copy hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + C để sao chép.
+ Chuyển con trỏ đến vị trí muốn dán.
+ Nhấn nút Paste hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + V để dán các ô.
- Thao tác sao chép giữa các ô khác trang bảng tính
+ Trên trang bảng tính hiện hành, chọn các ô cần sao chép
+ Nhấn vào nút lệnh Copy hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl + C
+ Chuyển trạng thái hiện hành đến trang bảng tính khác hay mở tệp bảng tính khác.
+ Đặt con vào vị trí mốn dán
+ Nhấn nút Paste hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + V để dán các ô
5.2 Di chuyển các ô
- Chọn các ô cần di chuyển
- Nhấn nút Cut hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + X
- Chuyển con trỏ đến vị trí muốn dán
- Nhấn nút Paste hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + V để dán các ô
5.3 Xóa nội dung các ô
- Chọn các ô muốn xóa
- Nhắp chọn thực đơn lệnh Edit -> Clear -> Contents hoặc nhấn phím Delete
6. Thêm/xóa dòng, cột
- Thêm dòng
+ Chọn vị trí mốn thêm dòng, bôi đen một hoặc một số dòng muốn thêm.
+ Nhắp chọn thực đơn lệnh Insert -> Rows để tạo một dòng trống nằm giữa hai dòng. Dòng
mới sẽ có định dạng giống như dòng được lựa chọn.
VD: Muốn thêm 3 dòng vào vị trí dưới dòng số 6 trong danh sách, ta bôi đen 3 dòng số 7, 8,
9 sau đó nhắp chọn menu Insert chọn Rows, ta sẽ có được 3 dòng mới vào vị trí dưới dòng số 6.

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 7


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Hình 15. Bôi den số dòng muốn thêm


- Xóa dòng
+ Chọn một hoặc nhiều dòng muốn xóa.
+ Vào thực đơn lệnh Edit -> Delete.
- Thêm cột
+ Chọn vị trí muốn thêm cột, bôi đen một hoặc một số cột muốn thêm.
+ Nhắp chọn thực đơn lệnh Insert -> Columns, một cột mới xuất hiện.
- Xóa cột
+ Chọn một hoặc nhiều cột muốn xóa.
+ Vào thực đơn lệnh Edit -> Delete.
7. Thao tác với bảng tính
7.1 Chèn một trang vào bảng tính
Khi tạo bảng tính thì mặc định có 3 trang bảng tính (Sheet), tuy nhiên người dùng có thể
chèn thêm nhiều trang bảng tính mới.
Cách 1: Nhắp chọn thực đơn lệnh Insert -> Worksheet.
Cách 2: Nhấn phải chuột lên trang bảng tính bất kỳ, chọn mục Insert… sau đó lựa chọn
Worksheet và nhấn vào nút OK. Một bảng tính mới xuất hiện.
7.2 Đổi tên trang bảng tính
Để dễ quản lý nội dung có trên các trang bảng tính, chúng ta nên đổi tên các trang bảng tính
cho phù hợp với nội dung chứa trong trang. Tên trang bảng tính có thể chứa dấu cách, chữ cái, chữ
số, dấu gạch dưới.
Thực hiện các bước sau để đổi tên trang bảng tính:
- Nhấn phải chuột vào tên trang bảng tính muốn thay đổi
- Chọn Rename
- Gõ tên mới rồi nhấn Enter


7.3 Xóa một trang bảng tính
- Nhắp chọn thực đơn lệnh Edit -> Delete Sheet hoặc nhắp phải chuột vào tên của trang
muốn xóa làm xuất hiện hộp lệnh, chọn lệnh Delete.

Hình 16. Thao tác xóa bảng tính Sheet1


Trong trường hợp trang bảng tính đang chứa dữ liệu Excel sẽ hiển thị hộp thoại yêu cầu
người dùng khẳng định việc hủy bỏ. Nhấn nút Delete để thực hiện việc xóa hoặc nhấn nút Cancel
để bỏ qua thôi không xóa.

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 8


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

7.4 Sao chép bảng tính


Có thể sao chép một hoặc nhiều trang bảng tính sang vị trí mới hoặc sang bảng tính khác.
- Để sao chép một trang bảng tính chúng ta thực hiện các bước sau:
+ Nhắp chọn tên trang bảng tính cần sao chép.
+ Giữ phím Ctrl rồi kéo – thả tên trang bảng tính đó sang vị trí mới.
- Sao chép nhiều trang từ bảng tính này sang bảng tính khác
+ Chọn các trang bảng tính cần sao chép. Có thể sử dụng phím Shift hỗ trợ để thao tác chọn nhiều
trang liền kề hoặc sử dụng phím Ctrl hỗ trợ để chọn các trang rời rạc.
+ Nhắp chọn thực đơn lệnh Edit -> Move or Copy Sheet… hoặc nhắp phải chuột vào vùng
trang được chọn làm xuất hiện hộp chọn lệnh và sau đó chọn lệnh Move or Copy…
+ Trong hộp thoại Move or Copy:
 Trong phần To book hãy chọn bảng tính nhận bảng sao chép
 Trong phần Before sheet vị trí đặt trang sao chép là trước trang nào hoặc để về cuối
dãy trang có trên bảng tính (tiếng Anh là move to end)
 Tích chọn vào ô Create a copy (nếu là di chuyển trang bảng tính thì không tích vào
ô Create a copy)
 Nhấn nút OK để hoàn thành việc sao chép

BÀI 3: THAO TÁC ĐỊNH DẠNG


- Thao tác định dạng ô
Chúng ta có thể thay đổi cách hiển thị dữ liệu một ô bằng thao tác định dạng. Thao tác định
dạng không làm thay đổi giá trị của dữ liệu chứa trong ô. Excel cung cấp nhiều dạng biểu diễn dữ
liệu trong ô gồm:
 General: Dạng chung do Excel qui định sau khi nhập dữ liệu vào ô.
 Number: Dạng số.
 Currency: Dạng tiền tệ.
 Date: Dạng ngày tháng.
 Time: Dạng thời gian.
 Text: Dạng văn bản.
Custom: Dạng do người dùng
tự định nghĩa theo các qui định mà
Excel hỗ trợ.
1.1 Định dạng dữ liệu số thực
- Chọn ô có chứa dữ liệu số
- Nhắp chọn thực đơn lệnh
Format -> Cells xuất hiện hôp thoại
Format Cells.
- Chọn thẻ Number
- Chọn mục Number trong
nhóm định dạng Category tích chọn
vào ô Use 1000 Separator (.) (sử
dụng dấu chấm để ngăn cách phần
nghìn). Chúng ta có thể thấy giá trị
của ô được định dạng sẽ hiển thị ở
mục Sample.
- Nhấn nút OK để kết thúc.

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 9


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Hình 17. Định dạng dữ liệu kiểu số thực


1.2 Định dạng dữ liệu theo dạng ngày tháng
Khuôn dạng mặc định của Excel khi nhập dữ liệu kiểu ngày tháng vào bảng tính là
tháng/ngày/năm (mm/dd/yy hoặc mm/dd/yyyy). Chúng ta có thể thay đổi cách biểu diễn dữ liệu
theo ngày/tháng/năm như sau:
- Ta lựa chọn những ô chứa dữ liệu ngày tháng.
- Nhắp chọn thực đơn lệnh Format -> Cells xuất hiện hôp thoại Format Cells.
- Chọn thẻ Number
- Trong hộp danh sách Category nhắp chọn mục Custom
- Ở ô Type nhập chuỗi kí tự dd/mm/yyyy
- Nhấn nút OK để kết thúc.

Hình 18. Định dạng dữ liệu kiểu ngày tháng


1.3 Định dạng dữ liệu dạng tiền tệ
- Chọn những ô có chứa dữ liệu dạng tiền tệ
- Nhắp chọn thực đơn lệnh Format -> Cells xuất hiện hôp thoại Format Cells.
- Chọn thẻ Number
- Trong hộp danh sách Category nhắp chọn mục Custom
- Ở ô Type nhập dãy kí tự #.##0 [$VND]
- Nhấn nút OK để kết thúc.

Hình 19. Định dạng dữ liệu kiểu tiền tệ

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 10


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

1.4 Định dạng dữ liệu theo kiểu phần trăm


Trong một vài trường hợp, người sử dụng muốn biểu diễn một số dưới dạng phần trăm. Ví
dụ: 0,98 sẽ được hiển thị 98% thì chúng ta thực hiện như sau:
- Chọn ô có chứa dữ liệu muốn hiển thị dưới dạng phần trăm.

- Nhấn chuột vào nút trên thanh công cụ.


2. Định dạng ô chứa văn bản
2.1 Thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ, dạng chữ
Trong Excel việc thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ, dạng chữ đậm/nghiêng/gạch chân được thao tác
giống như trong Word.
2.2 Thay đổi màu chữ và màu nền
- Thay đổi màu chữ
+ Chọn chữ muốn thay đổi màu

+ Nhấn chuột vào mũi tên trỏ xuống trên thanh định dạng Font Color , chọn màu
theo ý thích.
- Thay đổi màu nền
+ Chọn các ô muốn thay đổi màu nền

Cách 1: Nhấn chuột vào mũi tên trỏ xuống trên thanh định dạng Fill Color , chọn
màu theo ý thích.
Cách 2:
+ Nhắp chọn thực đơn lệnh Format -> Cells xuất hiện hôp thoại Format Cells.
+ Chọn thẻ Patterns
 Lựa chọn màu nền trong bảng màu Color. Thao tác này tương tự như thao tác tô
màu nền ô bằng cách nhấn vào mũi tên trỏ xuống trong hộp Fill Color trên thanh
định dạng rồi chọn màu muốn tô.
 Lựa chọn mẫu họa tiết trang trí cho ô trong bảng mẫu Patterns

Hình 20. Thay đổi màu nền và họa tiết trang trí
2.3 Sao chép định dạng ô
- Chọn ô đã được định dạng trước. Nếu chọn cả vùng ô thì vùng ô đó phải có cùng kiểu
(kiểu chữ, màu chữ…)

- Nhấn nút Format Painter , di chuyển con trỏ chuột tới vị trí muốn sao chép định
dạng khi đó bên phải con trỏ xuất hiện thêm một chổi quét sơn nhỏ.
- Quét lên ô hoặc vùng ô để áp dụng sao chép định dạng.

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 11


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

2.4 Đặt thuộc tính Wrap Text cho ô


Đây là một công cụ cho phép tự động xuống dòng trong
một ô nếu như dữ liệu nhập vào vượt quá độ rộng ô.
- Chọn ô muốn áp dụng đặt thuộc tính
+ Nhắp chọn thực đơn lệnh Format -> Cells xuất hiện
hôp thoại Format Cells.
+ Chọn thẻ Alignment

+ Trong phần chọn Text Control, tích chọn ô Wrap Text để


đặt thuộc tính tự động đưa nội dung ô xuống dòng làm cho nội
dung được hiện đầy đủ.
Lưu ý: Để xóa bỏ định dạng ô ta lựa chọn ô cần gỡ bỏ
định dạng sau đó nhắp chọn thực đơn lệnh Edit -> Clear ->
Format.

Hình 21. Nhắp chọn Wrap text trong mục Text control
3. Căn lề, vẽ đường viền ô
3.1 Căn vị trí chữ trong ô: Giữa, trái, phải, trên, dưới
Khi nhập dữ liệu vào bảng tính, Excel sẽ phân tích xem nếu dữ liệu dạng văn bản thì tự động
căn lề bên trái, nếu dữ liệu dạng số thì căn lề bên phải. Tuy nhiên, chúng ta có thể chọn cách căn lề
khác cho phù hợp với mục đích trình bày bảng tính. Cách thực hiện như sau:
- Chọn ô muốn áp dụng định dạng.
Cách 1: Nếu căn nội dung ô đó theo chiều ngang thì nhắp chuột vào một trong ba nút căn
trái, căn phải, căn giữa trên thanh công cụ.
Cách 2: Nếu muốn căn nội dụng ô đó theo cả chiêu ngang và chiều dọc thì ta nhắp chọn
thực đơn lệnh Format -> Cells xuất hiện hôp thoại Format Cells.
+ Chọn thẻ Alignment
Trong phần Text alignment có 2 hướng căn chỉnh lề
 Horizontal (theo chiều ngang): Dùng để căn chỉnh theo lề trái và lề phải của ô.
 Vertical (theo chiều dọc): Dùng để căn chỉnh theo lề trên và lề dưới của ô.
+ Nhấn nút OK để kết thúc
3.2 Hòa nhập dãy ô để tạo tiêu đề bảng biểu
Có thể hòa nhập nhiều ô liền nhau thành một ô.

Cách thực hiện như sau:


- Chọn các ô cần hòa nhập
Cách 1:
+ Nhắp chọn thực đơn lệnh Format -> Cells xuất hiện hôp thoại Format Cells.
+ Chọn thẻ Alignment
+ Trong phần chọn Text Control, tích chọn Merge cells để hòa nhập các ô.
+ Nhấn nút OK để kết thúc

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 12


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Hình 22. Hòa nhập ô

Cách 2: Nhấn nút Merge and Center trên thanh công cụ.
3.3 Thay đổi hướng chữ trong ô
Muốn thay đổi hướng chữ trong ô thì thực hiện các thao tác sau:
- Chọn vùng ô muốn thay đổi hướng chữ
- Nhắp chọn thực đơn lệnh Format -> Cells -> chọn thẻ Alignment.
- Trong phần Orientation, nhắp chuột vào mũi tên màu đỏ, kéo quay trên đường cung tròn
đến độ nghiêng phù hợp. Ở trong ô Degrees sẽ hiển thị độ nghiêng của văn bản.
- Nhấn vào nút OK để hoàn thành.

Hình 23. Thay đổi hướng viết dữ liệu

3.4 Thêm đường viền cho ô, vùng ô


Cách 1: Sử dụng nút Borders trên thanh công cụ
- Chọn vùng ô muốn vẽ đường viền
- Trên thanh công cụ Formatting, nhắp chuột vào tam giác nhỏ

làm xuất hiện bảng lựa chọn đường viền.

Cách 2: Sử dụng hộp thoại Format Cells


Cách này dùng để tạo đường viền ô hay vùng ô theo yêu cầu phức tạp hơn. Ta thực hiện như sau:
- Chọn ô, vùng ô cần kẻ đường viền
- Nhắp chọn thực đơn lệnh Format -> Cells -> chọn thẻ Border
- Trong thẻ Border, nhắp chọn kiểu dáng đường viền ở phần Line Style (đường viền mảnh,
đậm, đường viền đôi, đứt quãng…), chọn màu đường viền ở phần Line Color.
- Trong phần Presets có 3 kiểu tạo đường viền
 None: Không tạo đường viền
Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 13
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

 Outline: Kẻ nhanh đường viền ngoài


 Inside: Kẻ nhanh đường viền trong vùng ô
- Trong thẻ Border, Excel còn cho phép người dùng tự vẽ đường viền bằng cách nhấn
vào một trong 8 nút (ngang, dọc, chéo) nằm xung quanh mẫu ô. Đây cũng là công cụ
dùng để xóa bỏ đường viền đã có trước.

Hình 24. Tạo đường viền cho bảng

BÀI 4: CÔNG THỨC VÀ HÀM


1. Tạo công thức cơ bản
1.1 Tạo công thức số học cơ bản
- Công thức được tạo ra để tính toán và trả lại giá trị cho ô bảng tính. Phải nhập kí tự “=”
trước khi nhập nội dung công thức. Kí tự này giúp Excel nhận biết và thực hiện công thức.
Ví dụ: Muốn tính tổng giá trị có trên ô C5, C6 và kết quả đặt ở trên ô D6, chúng ta nhập
công thức “=C5 + C6” vào ô D6.

Thanh công thức


Formula Bar

Hình 25. Tạo đường viền cho bảng


- Kết quả tính toán sẽ hiển thị tại ô, còn nội dung công thức (gồm cả kí tự =) có thể nhìn thấy
trên thanh công thức Formula Bar.
- Chúng ta có thể chỉnh sửa nội dung công thức và cuối cùng là nhấn phím Enter để công
thức được tính toán lại và trả về giá trị cho ô.
1.1.1 Phép toán trong công thức số học
Danh sách các phép toán và các kí tự khác dùng trong công thức số học được liệt kê trong
bảng sau:

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 14


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Kí tự Diễn giải
+ (cộng) Phép cộng
- (trừ) Phép trừ
* (sao) Phép nhân
/ (gạch chéo) Phép chia
( ) (cặp dấu ngoặc đơn) Toán tử trong dấu ngoặc luôn được tính toán trước
^ (dấu mũ) Phép mũ (VD: 2^3 tương đương 2*2*2)

1.1.2 Phép so sánh trong công thức LOGIC


Công thức logic có kết quả trả về chỉ là TRUE (đúng) hoặc FALSE (sai). Danh sách các
phép so sánh dùng trong công thức logic được liệt kê trong bảng sau:

Toán tử Diễn giải (Ví dụ)


= Bằng (A1=B1)
> Lớn hơn (A1>B1)
< Nhỏ hơn (A1<B1)
>= Lớn hơn hoặc bằng (A1>=B1)
<= Nhỏ hơn hoặc bằng (A1<=B1)
<> Không băng (A1<>B1)
1.1.3 Thứ tự tính toán
Khi tính toán, Excel sẽ ưu tiên các phép toán logic trước rồi mới đến phép toán số học. Thứ
tự thực hiện các phép toán số học trong Excel có mức ưu tiên như sau:
Thứ tự Phép toán Chức năng
1 - Đảo dấu
2 % Lấy phần trăm
3 ^ Phép lũy thừa
4 * và / Phép nhân và chia
5 + và - Phép cộng và trừ
6 & Phép nối chuỗi, ví dụ =“Viet”&“Nam” sẽ cho
chuỗi kí tự VietNam
7 Các phép toán so sánh
Để làm thay đổi trật tự tính toán, chúng ta chỉ được dùng cặp dấu ngoặc đơn để nhóm các
biểu thức ưu tiên tính trước.
VD: =10+5*2 kết quả được 20.
=(10+5)*2 kết quả được 30.
1.1.4 Cách nhập công thức vào ô
- Nhắp đúp chuột chọn ô
- Trước tiên nhập kí tự “=” sau đó nhập nội dung công thức
- Nhấn phím Enter để kết thúc và thực hiện tính toán công thức.
1.2 Nhận biết và sửa lỗi
- Lỗi #####
Lỗi xảy ra khi chiều rộng cột không đủ để hiển thị kết quả tính toán. Sửa lỗi bằng cách tăng
chiều rộng cột đó hoặc thu nhỏ kích thước phông chữ.
- Lỗi #VALUE!
Lỗi xảy ra do người sử dụng dữ liệu hoặc toán tử tham gia vào công thức không đúng yêu
cầu của công thức.
 Công thức toán học song lại tính toán trên ô chứa dữ liệu kiểu văn bản. Sửa lỗi bằng
cách nhập lại địa chỉ hoặc định dạng lại ô chứa dữ liệu.
 Công thức sử dụng dữ liệu là địa chỉ ô chứa công thức khác. Sửa lỗi bằng cách thay
đổi công thức.
- Lỗi #DIV/0!
Lỗi xảy ra khi chia một số cho 0 hoặc mẫu số của phép tính là một ô không có dữ liệu. Sửa
lỗi bằng cách nhập công thức khác.
- Lỗi #NAME?

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 15


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Lỗi xảy ra khi Excel không xác định được các kí tự trong công thức. Ví dụ sử dụng một tên
vùng ô chưa được định nghĩa.
- Lỗi #N/A
Lỗi xảy ra do không có dữ liệu để tính toán
- Lỗi #NUM!
Lỗi xảy ra do sử dụng dữ liệu không đúng kiểu số. Cần định dạng lại dữ liệu tham gia vào
công thức.
2. Địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ tương đối
2.1 Địa chỉ tương đối và tuyệt đối
Các ô là thành phần cơ sở của một bảng tính Excel. Ô có thể chứa các kết quả tính toán theo
một công thức nào đó với sự tham gia của nhiều ô khác, chẳng hạn chứa tổng số của các ô trong
cùng cột hay cùng dòng.
Địa chỉ ô được phép có mặt trong công thức và tự động điều chỉnh theo thao tác sao chép
công thức nên chúng ta có khái niệm địa chỉ tham chiếu tuyệt đối, địa chỉ tham chiếu tương đối, địa
chỉ tham chiếu hỗn hợp.
- Địa chỉ tham chiếu tuyệt đối: Chỉ đến một ô hay các ô cụ thể.
- Địa chỉ tham chiếu tương đối: Chỉ đến một ô hay các ô trong sự so sánh với một vị trí nào đó.
- Địa chỉ tham chiếu hỗn hợp: Có một thành phần là tuyệt đối, phần còn lại là tương đối.
2.2 Địa chỉ tham chiếu tương đối
Địa chỉ tham chiếu tương đối gọi tắt là địa chỉ tương đối có trong công thức sẽ thay đổi theo vị trí ô
khi chúng ta thực hiện sao chép công thức từ một ô đến các ô khác.
Ví dụ: Chúng ta nhập công thức trong ô C1 là =(A1+B1)/2
Khi sao chép công thức này đến ô C2 thì nó tự động thay đổi địa chỉ để trở thành công thức
là =(A2+B2)/2. Khi sao chép công thức này đến ô C3 thì nó sẽ tự động thay đổi địa chỉ để trở thành
công thức là =(A3+B3)/2
2.3 Địa chỉ tham chiếu tuyệt đối
Địa chỉ tham chiếu tuyệt đối gọi tắt là địa chỉ tuyệt đối. Dấu (đô la) $ thêm vào trước chữ cái
chỉ cột hoặc trước số thứ tự dòng khi viết địa chỉ tuyệt đối trong công thức. Lúc này, địa chỉ ô ghi
trong công thức sẽ cố định không thay đổi theo thao tác sao chép công thức từ giữa các ô.
Nếu có công thức F2=$C$4+$D$4/5 thì khi sao chép sang ô F3 nó vẫn là =$C$4+$D$4/5,
khi sao chép sang bất kỳ ô nào công thức vẫn là =$C$4+$D$4/5.
3. Thao tác với hàm
3.1 Giới thiệu về hàm
- Hàm có thể tham gia như một phép toán trong công thức. Hàm sẽ trả về một giá trị (kiểu
số, kiểu ngày tháng, kiểu xâu kí tự…) hay một thông báo lỗi.
- Dạng thức chung của hàm như sau:
<Tên hàm> (Đối số 1, Đối số 2,…, Đối số n)
- Danh sách đối số: Phần lớn các hàm trong Excel đều có một hoặc nhiều đối số. Đối số
có thể là một giá trị kiểu số, một xâu kí tự, địa chỉ ô hay vùng ô, tên vùng, công thức,
hay những hàm khác.
Ví dụ: Hình dưới minh họa một công thức có sử dụng hàm. Ô D9 chứa giá trị trung bình
cộng của các số từ ô C5 đến C9. Hàm EVERAGE sẽ tính giá trị trung bình các ô trong danh sách
đối số.

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 16


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Hình 26. Các bước nhập tham số vào hàm AVERAGE


- Các bước để nhập một hàm:
Khi con trỏ nhập văn bản đang ở tại vị trí cần
nhập hàm thì nhấn chuột vào menu Insert -> chọn x
Function.

Hình 27. Làm việc với hàm


Hộp thoại Insert Function xuất hiện
 Trong hộp Or select a category: chọn All để hiện thị tất cả các hàm.
 Trong mục Select a function: lựa chọn hàm cần thực hiện ở khung bên dưới.
 Nhấn OK để kết thúc.

Hình 28. Hộp thoại Insert Function


Nếu biết chính xác tên hàm và cách điền các tham số chúng ta có thể gõ trực tiếp trên thanh
công thức.
- Thông thường Excel ngầm định dấu phẩy “,” để ngăn cách các đối số trong hàm.
- Tiêu chuẩn nhận hai giá trị :
0 – xếp hạng giảm dần (số lớn nhất xếp thứ nhất).
1 – xếp hạng tăng dần (số nhỏ nhất xếp thứ nhất).
3.2 Các hàm thường dùng
a. Nhóm hàm ngày giờ
Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 17
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

 DAYS360(Start-Date,End-Date,Method): Tính ngày giữa 2 ngày trên cơ sở năm có


360 ngày.
Ví dụ: =Days360(12/30/1998,12/30/1999) –Kết quả là 360
 DATE(yy/mm/dd): Đổi 3 trị năm, tháng, ngày thành một ngày.
Ví dụ: =Date(98,1,25) – Kết quả là 25/01/1998
 NOW(): Cho ngày giờ hiện hành.
Ví dụ: =Now() – Kết qủa là 19/12/2012 6:29
 TIME(Hour,Minute,Second): Đổi 3 trị giờ, phút, giây thành trị số tương ứng trong
ngày.
Ví dụ: =TIME(11,30,45) – Kết quả là 11:30:45 AM
 TODAY(): Cho ngày hiện hành.
Ví dụ: =TODAY() – Kết quả là 08/01/2013
 DAY(tháng/ngày/năm): Trích ngày trong tháng của một biểu thức ngày.
Ví dụ: =DAY(06/09/2013) – Kết quả là 09
 MONTH(tháng/ ngày/ năm): Trích phần tháng của một biểu thức ngày.
Ví dụ: =MONTH(06/09/98) – Kết quả là 06
 YEAR(tháng/ ngày/ năm): Trích phần năm của một biểu thức ngày.
Ví dụ: =YEAR(06/09/98) – Kết quả là 98
 WEEKDAY(tháng/ ngày/ năm): Tính thứ của một biểu thức ngày, từ 1->7 tương ứng
từ chủ nhật đến thứ bảy.
Ví dụ: =WEEKDAY(01/06/2013) Kết quả là 7. Để đổi ra thứ vào Format –Cell-Custom
trong khung Type gõ ddd (hoặc dddd) sẽ bằng Sat (hoặc Saturday).
b. Nhóm hàm số (dùng cho dữ liệu kiểu số)
 ABS(số): Cho giá trị tuyệt đối của một số.
Ví dụ: =ABS(-144) – Cho kết quả là 144
 INT(số): Cho phần nguyên của một số.
Ví dụ: =INT(123.8021) – Cho kết quả là 123
 MOD(Số bị chia, số chia): Cho giá trị dư của phép chia nguyên.
Ví dụ: =MOD(27,7) – Cho kết quả là 6
 Hàm ROUND: Làm tròn một số đến một số thập phân nhất định
Dạng thức: ROUND(Đối số 1,Đối số 2)
Đối số 1 là số muốn làm tròn, Đối số 2 là số thập phân muốn làm tròn.
Ví dụ: =ROUND(9.98,1) – Kết quả là 10
 PRODUCT(Số 1, số 2,…): Tính tích các trị trong danh sách.
Ví dụ: =PRODUCT(6,5,12) – Cho kết quả là 360
 SQRT(số): Tính căn bậc 2 của một số.
Ví dụ: =SQRT(20) – Cho kết quả là 4.47235
c. Nhóm hàm thống kê.
 Hàm MAX, MIN: Cho giá trị cao nhất và thấp nhất trong danh sách đối số.
Dạng thức: MAX(Đối số 1,Đối số 2,…,Đối số n)
Dạng thức: MIN(Đối số 1,Đối số 2,…,Đối số n)
Ví dụ: =MIN(G4:G10) – Cho giá trị thấp nhất trong danh sách đối số.
 Hàm AVERAGE: Tính trung bình cộng các giá trị của danh sách đối số.
Dạng thức: = AVERAGE(Đối số 1,Đối số 2,…,Đối số n)

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 18


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Đối số có thể là giá trị số, địa chỉ ô, vùng ô…


Ví dụ: =AVERAGE(A1,B5:B10) – Tính trung bình cộng các ô trong phạm vi từ B5 đến B10
và ô A1
 Hàm COUNT: Đếm những ô chứa dữ liệu số trong vùng.
Dạng thức: = COUNT(Đối số 1,Đối số 2,…,Đối số n)
Ví dụ: =COUNT(H4:H20) – Đếm những ô chứa dữ liệu số, các ô kiểu khác không được
đếm.
 Hàm COUNTA: Đếm những ô chứa dữ liệu trong vùng.
Dạng thức: = COUNTA(Đối số 1,Đối số 2,…,Đối số n)
Ví dụ: =COUNTA(H4:H20) – Đếm những ô chứa dữ liệu cùng kiểu từ ô H4 đến H20
 Hàm SUM: Tính tổng các giá trị của danh sách đối số.
Dạng thức: =SUM(Đối số 1,Đối số 2,…,Đối số n).
Đối số có thể là giá trị số, địa chỉ ô, vùng ô…
Ví dụ: =SUM(G4:G10) – Tính tổng số trong phạm vi từ G4 đến G10.
 Hàm RANK(Trị, Danh sách, Tham chiếu): Xếp thứ tự bậc của các trị trong vùng.
Tham chiếu: Là cách quy định thứ hạng theo giá trị số tăng hay giảm dần. gồm 2 trị:
- Nếu là số 0 hoặc ghi dấu phẩy(,): thì số lớn sẽ có thứ hạng cao hơn (mang giá trị bé nhất).
- Nếu khác 0: Trị số nhỏ hơn sẽ có thứ hạng cao hơn (mang giá trị lớn nhất).
Ví dụ: =RANK(A12,$A$1:$A30) – Cho kết quả là 3
 Hàm MEDIAN(Số thứ nhất, Số thứ 2,…): Lọc trị khoảng giữa.
 Hàm MODE(Số thứ nhất, Số thứ 2,…): Lọc trị phố biến trong vùng.
 Hàm SMALL(vùng,k): Lọc trị bé thứ k trong danh sách..
d. Nhóm hàm điều kiện, Logic
Nhóm hàm logic trả về kết quả TRUE (đúng) hoặc FALSE (sai).
 Hàm AND(Đk1;Đk2;…): Nhận giá TRUE nếu tất cả các biểu thức Đk1;Đk2... đều là
TRUE, nhận giá trị FALSE nếu có ít nhất một đối số là FALSE.
Ví dụ: =AND(3<5;8>4) kết quả là TRUE.
=AND(4>5;6<7) kết quả là FALSE.
 Hàm OR(Đk1;Đk2;…): Nhận giá trị TRUE nếu một trong các biểu thức logical1,
logical2,… nhận giá trị TRUE, nhận giá trị FALSE nếu tất cả các biểu thức đó là
FALSE.
Ví dụ : =OR(3>2 ; 5<=2) trả về giá trị TRUE.
=OR(2>3 ; 8<4) trả về giá trị FALSE
 Hàm NOT(logical)
Cho kết quả là sai (phủ định) nếu phần tử đúng.
Ví dụ : =NOT(5>2) kết quả là FALSE.
=NOT(3<2) kết quả là TRUE.
 Hàm IF: Nếu biểu thức điều kiện đúng thì hàm nhận giá trị khi đúng, nếu không sẽ nhận
giá trị khi sai.
Dạng thức: =IF(Biểu thức điều kiện, giá trị nếu đúng, giá trị nếu sai): Biểu thức điều
kiện là biểu thức logic bất kì, nhận giá trị đúng hoặc sai.
 Hàm SUMIF: Tính tổng theo điều kiện đơn giản
Dạng thức: =SUMIF(vùng ước lượng, điều kiện, vùng tính toán)
- Vùng ước lượng: Là một vùng ô
- Điều kiện: Có thể là hằng số, địa chỉ của một ô, hay dạng thức “>1500000”
- Vùng tính toán: Các ô thật sự cần tính toán. Nếu bỏ qua tham số này thì vùng ước lượng
được lấy làm vùng tính toán.
Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 19
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

 Hàm COUNTIF: Đếm theo điều kiện đơn giản.


Dạng thức: =COUNTIF(vùng ước lượng,điều kiện)
Điều kiện: Có thể là hằng sô, tọa độ của một ô, hay dạng thức “>1500000”
e. Các hàm văn bản.
 Hàm CHAR(số): Cho ký tự có mã ASCII tương ứng với số.
Ví dụ: =CHAR(67) – Cho kết quả là C
 Hàm MID(Chuỗi text, Số bắt đầu, số ký tự lấy): Trích chuỗi con của chuỗi Text tính
từ vị trí bắt đầu.
Ví dụ: = MID(„Ho Chi Minh‟,4,3) – Kết quả là: Chi
 Hàm TRIM(Chuỗi text): Xóa các ký tự trắng trong chuỗi, chỉ để một ký tự trắng giữa
các từ.
Ví dụ: =TRIM(“Giao trinh Excel”) – kết quả: Giao trinh Excel.
 Hàm LEN(text): Trả về độ dài của chuỗi ký tự text.
Ví dụ: =LEN(“Tam”) kết quả là 3.
 Hàm LOWER(text): Dùng để chuyển text từ ký tự hoa thành ký tự thường.
Ví dụ: =LOWER(“STUDIO”) kết quả là studio.
 Hàm UPPER(text): Dùng để chuyển text từ ký tự thường thành ký tự in hoa.
Ví dụ: =LOWER(“money”) kết quả là MONEY.
 Hàm LEFT(text;num_chars): Lấy num_chars ký tự bên trái của text.
Ví dụ: =LEFT(“money”;2) kết quả là mo.
 Hàm RIGHT(text;num_chars): Lấy num_chars ký tự bên phải của text.
Ví dụ: =RIGHT(“money”;2) kết quả là ey.
 Hàm VALUE(Chuỗi text): Đổi chuỗi chứa số ra trị số.
Ví dụ: =Value(“12000”) – cho kết quả là 12000
 Hàm TEXT(Value,Format_Text): Đổi ra chuỗi theo dạng hợp lệ chỉ định
Ví dụ: =TEXT(344567,”dd-mm-yy”)&”DL” – cho kết quả là 21-08-94 DL
f. Nhóm hàm dò tìm và tham chiếu
 Hàm VLOOKUP:
Dạng thức của hàm:
=VLOOKUP(Trị dò, Bảng tham chiếu, Cột tham chiếu, Cách dò): Dò tìm ở cột bên trái
bảng tham chiếu (cột đầu tiên), khi dò tìm được thì lệnh qua bên phải đến cột tham chiếu để lấy trị
trong ô ở đó ứng với vị trí của trị dò.
 Hàm VLOOKUP:
Dạng thức của hàm:
=HLOOKUP(Trị dò, Bảng tham chiếu, Cột tham chiếu, Cách dò): Dò tìm ở hàng bên
đầu tiên của bảng tham chiếu, khi dò tìm được thì lệnh xuống hàng tham chiếu để lấy trị trong ô ở
đó ứng với vị trí của trị dò.
Trị dò: Là một giá trị bất kỳ cần tra tìm trong cột (hàng nếu là hàm Hlookup) đầu bảng để
xác định vị trí hàng (cột) chứa giá trị cần tìm. Nếu có giá trị:
- Chuỗi văn bản: Cách dò phải là FALSE (0). Nếu chuỗi này không có trong cột (hàng)
đầu của bảng tham chiếu, hàm trả về giá trị lỗi #N/A.
- Giá trị số: Giá trị số phải >=trị số nhỏ nhất trong cột (hàng) hàng đầu của bảng tham
chiếu ngược lại hàm trả về lỗi #N/A.
Bảng tham chiếu: Là một khối ô gồm nhiều hàng và nhiều cột. Cột đầu (hoặc hàng đầu nếu
dùng hàm HLOOKUP) luôn chứa các trị để dò, các cột (hoặc hàng) khác chứa giá trị tương
ứng để tham chiếu.
- Cột đầu (dòng đầu): Luôn chứa giá trị giá trị để so sánh trị dò (Field).
- Vùng còn lại: Chứa dữ liệu cần khai thác được gọi là các mẫu tin (Record).
Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 20
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Cột tham chiếu: Là số thứ tự cột (hàng) của bảng cần lấy giá trị. Số thứ tự được tính từ trái
qua phải cho cột (từ trên xuống dưới cho hàng khi dùng hàm HLOOKUP).
- Nhỏ hơn 1: Nhận giá trị lỗi #VALUE.
- Lớn hơn số cột của bảng tham chiếu: Nhận giá trị lỗi #REF
Cách dò: Là giá trị logic, dùng xác định cho hàm cách dò tìm. Và nếu có cách dò là:
- 1(hoặc không ghi): Để dò tìm gần bằng, nghĩa là chỉ chọn ô chứa giá trị lớn nhất nhưng
phải bằng hoặc nhỏ hơn giá trị dò. Các giá trị trong cột (hàng) đầu của bảng tham chiếu
phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Cách dò này dùng cho giá trị của cột đầu (hàng
đầu) là kiểu số và kiểu chuỗi.
- 0 (hoặc dánh dấu phẩy “,”): Để so tìm đúng bằng, nghĩa là chỉ chọn ô chứa giá trị đùng
bằng trị dò. Khi so tìm không thấy, hàm nhận giá trị lỗi #N/A. Danh sách ở cột trái bẳng
không cần phải xếp. Cách dò này chỉ dùng cho giá trị của cột đầu (hàng đầu) là kiểu
chuỗi.
Bài tập:
1. Mở bảng tính mới và nhập dữ liệu vào Sheet1 bao gồm các mục như hình.

2. Bảng đối chiếu được nhập trên cùng trang bảng tính trong vùng ô D13:E18 gồm cột chức vụ và
phụ cấp.
3. Thực hiện điền phụ cấp vào bảng lương chính một cách tự động tại ô F6 theo công thức
=VLOOKUP(D5,$D$13:$E$18,2,0).
Giải thích công thức VLOOKUP(D5,$D$13:$E$18,2,0) như sau:
- Vùng giá trị tìm kiếm là giá trị tại ô D5
- Vùng bảng đối chiếu là $D$13:$E$18, với địa chỉ tuyệt đối.
- Cột trả lại kết quả là cột thứ 2 trong bảng đối chiếu – cột phụ cấp.
- Cuối cùng số 0 cho biết không cần sắp xếp cột đầu tiên trong bảng đối chiếu theo trật tự
giá trị tăng dần.
4. Cuối cùng là sao chép công thức tại ô F5 đến các ô dưới.
 Hàm ISNA(Value): Kiểm tra giá trị (Value), hàm cho kết quả là TRUE nếu giá trị dùng
là giá trị lỗi #N/A. Và cho kết quả là FALSE nếu Value có giá trị khác. (hàm thường dùng lòng với
hàm IF).
Ex: =IF(ISNA(VLOOKUP(A2,$B$12:$C$18,2)),1200,VLOOKUP(A2,$B$12:$C$18,2))
 Hàm CHOOSE(Trị chọn, Danh sách): Để chọn trị trong danh sách tùy theo trị số của
biểu thức.
Ex: =CHOOSE(3,"Window","Winword","Excel")  Excel
 Hàm MATCH(Lookup_Value,Lookup_array,Match_Type): dùng để dò tìm 1 giá trị
bên trong 1 danh sách. Hàm cho giá trị là vị trí xuất hiện của trị cần dò tìm trên danh sách đưa ra.
Danh sách thường gồm nhiều khối cell nhưng phải nằm trên cùng 1 cột hay cùng 1 hàng.
Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 21
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

- Lookup_value: (trị dò) là một giá trị băt kỳ hay biểu thức Logic, là giá trị cần dò tìm
trong Range.
- Match_type: (cách dò) xác định cho hàm cách dò tìm Lookup_value trong các giá trị
của Lookup_array. Nếu có giá trị là:
 0: để chọn ô chứa giá trị đúng bằng Lookup_value (dùng cho kiểu chuỗi và số).
 1 hoặc không ghi: để chọn ô chứa giá trị lớn nhất nhưng phải bằng hoặc nhỏ hơn
Lookup_value. Các giá trị trong Range phải được sắp xếp tăng dần (dùng cho dữ
liệu kiểu số).
 -1: để chọn ô chứa giá trị, giá trị nhỏ nhất nhưng phải bằng hoặc lớn hơn
Lookup_value. Các giá trị trong Range phải được sắp xếp giảm dần (dùng cho dữ
liệu kiểu số).
Khi so tìm không thấy thì hàm cho giá trị #N/A
A B C D E F G H I
1 25 35 12 51 63 10 55 100 46
3 Mèo Chuột Cá Chim Cá Gà Cá Trâu Hổ
=MATCH(12,A1:C1,-1)  =3; = MATCH(46,E1:H1,1)  =2
= MATCH(“Bò”,A2:H2,0)  =5; = MATCH(“Chim”,A1:H2)  =#N/A
 INDEX(Array,Row_num,Column_num): lấy giá trị ô giao giữa hàng (Row_num) và
cột (Column_num) được chỉ định trong vùng (Array).
Array (Bảng): là vùng chứa giá trị cần khai thác.
Row_num (hàng): là giá trị số chỉ vị trí hàng của ô chứa giá trị cần khai thác.
Column_num (cột): là giá trị số chỉ vị trí cột của ô chứa giá trị cần khai thác.
 Hàng phải có ít nhất một trong hai đối số Row_num hoặc Column_num.
 Nếu Array chỉ có một hàng (hoặc 1 cột) thì Row_num (hoặc Column_num) tương ứng
không cần ghi.
 Nếu Array có nhiều hàng, nhiều cột và chỉ ghi Column_num (hoặc Row_num). Hàng sẽ
lấy nguyên dãy là cột (hoặc hàng) trong Array. Nhưng ta phải chọn vùng mà hàm sẽ cuất
hiện kết quả, sau đó nhập hàm và bấm Ctrl+Shift+Enter.
Ex: =INDEX({1,2:3,4},2,2) =4; =INDEX({1,2:3,4},0,2) ={2,4}

BÀI 5:
CƠ SỞ DỮ LIỆU (DATABASE)
1. Các khái niệm về Database, Criteria, Extract:
a. Vùng Database (vùng cơ sở dữ liệu):
Là một tập hợp các mẫu tin, được tổ chức theo cấu trúc cột, dòng để có thể liệt kê, sắp xếp
hoặc truy vẫn nhanh chống các thông tin liên hệ.
Trên bảng tính Excel, CSDL hay bảng kê (List) là cột khối gồm ít nhất 2 dòng:
- Dòng đầu dùng để chứa tiêu đề cột các vùng tin (Field Name) của CSDL.
- Những dòng còn lại dùng để chứa dữ liệu gọi là mẫu tin (Records) của CSDL.
- Để đặt tên cho CSDL:
 Gọi Menu Insert\Name\Define
 Gõ tên bất kỳ vào vùng Names
in Workbook
 Lick nút Add để ghi vào bộ nhớ
và OK

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 22


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

b. Vùng Criteria:
Là vùng tiêu chuẩn chứa điều kiện tìm kiếm, xóa hay rút trích. Vùng này gồm ít nhất 2 dòng:
Dòng đầu chứa tiêu đề vột (Field Name) của CSDL, các dòng còn lại chứa điều kiện (được gõ
vào từ bàn phím).
c. Vùng Extract:
Là vùng trích dữ liệu chứa các mẫu tin của vùng CSDL thỏa điều kiện của vùng chuẩn. Vùng
Extract cũng có dòng đầu tiên chứa các tiêu đề cột của vùng muốn rút trích. Chỉ dùng đến
vùng này khi thực hiện thao tác rút trích.
2. Các dạng của vùng tiêu chuẩn Số con
a. Tiêu chuẩn số: Ô điều kiện có kiểu số 2
Ex: Tiêu chuẩn số con là 2
b. Tiêu chuẩn chuỗi: Ô điều kiện có kiểu chuỗi
Ex: Tiêu chuẩn tên là Nam Tên
Tên
- Dấu “*” thể hiện cho một nhóm ký tự bất kỳ H*
Nam
- Dấu “?” thể hiện cho một ký tự bất kỳ.
Ex: Tiêu chuẩn tên bắt đầu bằng chữ H
Số con
c. Tiêu chuẩn so sánh: Ô điều kiện chứa toán tử kèm với giá trị so sánh. >=2
Ex: Tiêu chuẩn số con >=2
d. Tiêu chuẩn công thức: Ô điều kiện có kiểu công thức
 Tên tiêu đề của ô tiêu chuẩn phải đặt XY
tên khác với tất cả dòng tiêu đề (Field)
của vùng CSDL. True
 Trong ô điều kiện phải lấy địa chỉ của Công thức nhập ở ô điều kiện là
dòng chứa dữ liệu đầu tiên của vùng
CSDL để so sánh. =Left(C2,1)<10
e. Liên kết tiêu chuẩn:
Có thể liên kết các mẫu tin trong CSDL theo các phép tính giao (AND) hay hội (OR) của
nhiều điều kiện khác nhau theo nguyên tắc:
 Nếu các ô điều kiện đặt khác cột và cùng dòng => có tính chất giao (AND).
 Nếu các ô điều kiện đặt khác dòng => có tính chất hội (OR).
Ex: vùng tiêu chuẩn thể hiện điều kiện. Số con=2 và chức vụ là NV; hay Số con >2 và chức
vụ là TP. Số con = 2 hoặc chức vụ TP; Hoặc số con >2 hoặc chức vụ là NV
Số Chức Số Số Số
con vụ con con con
2 NV 2 2 >2
>2 TP >2
Số con =2 hoặc số con>2 hay chức vụ là NV hoặc TP (điều kiện chỉ trong một cột)
f. Tiêu chuẩn trống: Nếu trong ô điều kiện không có dữ liệu, tiêu chuẩn là tùy ý.
3. Nhóm hàm cơ sở dữ liệu
Cú pháp chung
Database : Là vùng cơ sở dữ liệu (CSDL)
gồm ít nhất 2 dòng. Dòng đầu chứa các tiêu đề cột =Tên hàm(Database,Field,Criteria)
(Field Name), các dòng còn lại chữa dữ liệu gọi là
mẫu tin (Record)
Field: Là tên trường hay cột chứa dữ liệu của CSDL được chỉ định cho hàm khai thác. Có
thể là số thứ tự (được tính từ trái qua phải – cột đầu là 1) của cột trong Database. Khi số thứ tự cột
<1 hay > số cột của Database, hàm cho giá trị #VALUE.
Criteria: Là vùng (Range) tiêu chuẩn để tìm kiểm, xóa hay rút trích. Vùng này gồm ít nhất
2 dòng: dòng đầu chứa tiêu đề, các dòng còn lại chứa điều kiện.
a. Hàm DSUM(Csdl,Field,Criteria): Tính tổng các giá trị của cột chứa ô Field thuộc CSDL
thỏa điều kiện trong Criteria.

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 23


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

b. Hàm DMAX(Csdl,Field,Criteria): Tính giá trị lớn nhất của cột chứa ô Field thuộc CSDL
thỏa điều kiện của vùng tiêu chuẩn.
c. Hàm DMIN(Csdl,Field,Criteria): Tính giá trị nhỏ nhất của cột chứa ô Field thuộc CSDL
thỏa điều kiện của vùng tiêu chuẩn.
d. Hàm DCOUNT(Csdl,Field,Criteria): Đếm phần tử kiểu số của cột chứa ô Field thuộc
CSDL thỏa điều kiện của vùng tiêu chuẩn.
e. Hàm DCOUNTA(Csdl,Field,Criteria): Đếm số phần tử khác trống (kiểu số và kiểu chuỗi)
của cột chứa ô Field thuộc CSDL thỏa điều kiện của vùng tiêu chuẩn.
f. Hàm DAVERAGE(Csdl,Field,Criteria): Tính
giá trị trung bình của cột chứa ô Field thuộc
CSDL thỏa điều kiện của vùng tiêu chuẩn.
g. SUBTOTAL: Thực hiện thống kê ở mỗi nhóm
dữ kiện, trên những cột lựa chọn trong phạm vi
cùng CSDL, chèn vào cuối mỗi nhóm những
dòng thống kê và dòng tổng kết ở cuối phạm vi
vùng CSDL. Chọn vùng tính toán vào Menu
Data+Subtotal.

4. Sử dụng tính năng Auto Filter


Di chuyển con trỏ ô vào trong vùng CSDL.
Chọn Menu Data+Filter+Auto Filter
 Excel sẽ tự động chèn những Menu Drop-Down (hộp danh sách) về bên phải của tất cả
các tên vùng trong CSDL.
Ấn định điều kiện tiêu chuẩn để chọn lọc mẫu tin tùy theo yêu cầu thực hiện như sau:
Điều kiện đơn giản và chính xác với những mẫu tin có trong các vùng tin:
+ Click vào mũi tên của vùng tin cần thực hiện.
All: Để hiển thị toàn bộ mẫu tin có trong vùng tin.
Custom: Khi cần ấn định điều kiện phức tạp.
Danh sách những mẫu tin có trong vùng tin.
Blanks: Hiển thị những mẫu tin trống.
NonBlanks: Chỉ hiển thị những mẫu tin chứa dữ liệu.
Điều kiện hỗn hợp và phức hợp: Lích vào mũi tên ở bên phải vung
tin cần thực hiện.

Lick chọn nút Custom...


Lick chọn mũi tên các dòng ghi ý nghĩa cho các toán tử và chọn ý nghĩa toán tử thích hợp...
Lick vào mũi tên của khung điều kiện bên cạnh và chọn mục tin có sẵn hoặc nhập mới.
Lick vào nút And (tương ứng với VÀ), hay nút OR (tương ứng với HOẶC).
Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 24
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Tại hai khung phía dưới chọn ý nghĩa toán tử và điều kiện thích hợp.
Lick OK để thực hiện.

5. Sử dụng tính năng Advance Filter

a. Tạo vùng điều kiện (Criteria Range) theo cấu trúc:


Dòng 1: Chứa tên những trường (Fields) dùng làm điều kiện.
Dòng 2: (Hoặc các dòng kế tiếp) Dùng để ghi những điều kiện theo yêu cầu.
b. Nhập điều kiện vào ngay ở phía dưới tên vùng tin trong dòng 2 (hoặc dòng 3) của vùng điều kiện
theo yêu cầu thực hiện.
c. Di chuyển ô hiện hành vào trong phạm vi của vùng CSDL cần khai thác.
d. Chọn Menu Data + Filter + Advanced Filter.
Excel sẽ tự động lựa chọn phạm vi vùng CSDL hiện
hành và xuất hiện hộp đối thoại Advanced Filter.
e. Ấn định phạm vi vùng xuất hiện trên khung
Action.
Filter the list, in-place: Hiển thị những mẫu tin
chọn lọc ngay trên vùng CSDL khai thác hiện
hành.
Copy to another location: Sao chép những mẫu
tin chọn lọc vào phạm vi khai thác trên bảng
tính.
f. Khai báo phạm vi của những vùng trên các khung:
List Range: Nhập tọa độ (hoặc Drag mouse trên phạm vi) của vùng khai thác (chỉ thực hiện khi có
sự thay đổi phạm vi vùng khai thác).
Criteria Range: Nhập tọa độ (hoặc Drag mouse trên phạm vi) của vùng điều kiện.
Copy to: Nhập tọa độ (hoặc Drag mouse trên phạm vi) của vùng xuất hiện (chỉ thực hiện khi có
chọn Copy to another location).
g. Chọn OK.
Excel sẽ chọn lọc và hiển thị những mẫu tin thỏa điều kiện ấn định vào phạm vi vùng xuất liệu trong
bảng tính hiện hàng.
Lưu ý: Khi cần hiến thị lại toàn bộ mẫu tin CSDL, thì phải chọn Menu Data + Filter + Show All.
6. Sử dụng hộp thoại Data Form
a. Giới thiệu hộp thoại Data Form.
+ Sau khi tạo vùng CSDL trên bảng tính, bạn chỉ cần di chuyển con trỏ ô vào trong phạm vi
trên CSDL và chọn Menu Data + Form.
+ Excel xuất hiện hộp hội thoại sau:
Dòng đầu là thanh tiêu đề cho biết đang ở tại bảng tính hiện hành (tên của bảng tính).
Bên trái liệt kê trường (Field) của CSDL (tên của tất cả các vùng tin có trong vùng CSDL)
với những dữ liệu (Record) kế cận bên phải (ngoại trừ các vùng tin theo dạng công thức thì không
thể chính sửa).
Bên phải dùng để giới thiệu mẫu tin hiện hành và tổng số mẫu tin trong CSDL.
Giữa hộp hội thoại là một thanh cuộn dọc dùng để di chuyển đến những mẫu tin kế cận.
b. Công dụng của những nút lệnh trong hội thoại:
New: Tạo mẫu tin mới.
Delete: Xóa mẫu tin hiện hành.
Restore: Khôi phục dữ liệu nhập/xóa trên khung dữ liệu.
Find Prev: Tìm về phía trên mẫu tin hiện hành.
Find Next: Tìm về phía dưới mẫu tin hiện hành.
Criteria: Gồm
Clear: xóa điều kiện ghi trong khung dữ liệu
hiện hành.
From: trở về hộp thoại ban đầu.
c. Tìm mẫu tin thõa mãn điều kiện:
Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 25
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Chọn Menu Data + Form


Chọn nút Criteria:
Xuất hiện hộp hội thoại chứa các khung rỗng bên phải tên vùng tin và nút Criteria thay
thế cho Form.
Nhập những dữ liệu yêu cầu trong các khung bên phải tên vùng tin dùng làm điều kiện.
Nhấn Enter
Excel hiển thị mẫu tin thỏa điều kiện (gần nhất kể từ mẫu tin hiện hành) trong hộp thoại.
Chọn nút:
Find Prev: để tìm các mẫu tin thỏa điều kiện phía trên mẫu tin hiện hành.

BÀI 6:
BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Tự động vẽ biểu đồ là một chức năng được ưa thích nhất của bảng tính Excel. Các biểu đồ,
đồ thị là những hình ảnh minh họa rất trực quan, đầy tính thuyết phục. Người xem rút ra ngay được
những kết luận cần thiết từ các biểu đồ, đồ thị mà không cần giải thích. Ngoài ra chúng ta dễ dàng
tạo ra nhiều kiểu biểu đồ, đồ thị khác nhau dựa vào những số liệu trên bảng tính hiện hành. Excel
còn cho phép thay đổi cách trình bày, điều chỉnh đường trục, đường biểu diễn, thêm ghi chú…
- Tạo các kiểu biểu đồ, đồ thị khác nhau
Bôi đen vùng dữ liệu cần lập biểu đồ
Cách 1: Nháy vào biểu tượng Chart Wizard trên thanh công cụ.
Cách 2: Nhắp chuột vào menu Insert -> Chart -> xuất hiện hộp thoại Chart Wizard.

Chọn kiểu biểu đồ (VD: Biểu đồ hình cột đứng) -> Next chuyển sang bước tiêp theo -> Next
chuyển sang bước tiếp.
Hình 29. Chọn kiểu biểu đồ hay đồ thị

Hình 30. Thêm tiêu đề chung và tiêu đề trục ngang, dọc


Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 26
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

- Gõ tiêu đề cho biểu đồ vào dòng Chart title.


- Gõ tiêu đề trục Y vào trong ô Value (Y) axls.
- Nhấn nút Next để chuyển sang bước chọn nơi đặt biểu đồ, đồ thị, chọn Sheet2 trong ô As
object In.
- Nhấn nút Finish để kết thúc.
2. Sửa đổi biểu đồ, đồ thị
2.1 Thêm tiêu đề, chú thích ý nghĩa các trục đồ thị
 Thêm tiêu đề
- Nhắp phải chuột vào vùng trống trong đồ thị làm xuất hiện hộp lệnh, chọn lệnh Chart
Option.

Hình 31. Phải chuột chọn Chart Options để chỉnh sửa đồ thị
- Trong hộp thoại Chart Option, chọn thẻ Titles sau đó đánh tiêu đề mới hoặc chỉnh sửa lại
tiêu đề.
- Nhấn OK để kết thúc.
 Chú thích ý nghĩa các trục đồ thị
- Nhắp phải chuột vào vùng trống trong đồ thị làm xuất hiện hộp lệnh, chọn lệnh Chart
Option.
- Trong hộp thoại Chart Option, chọn thẻ Legend sau đó tích vào ô Show Legend (hiển thị
chú thích).
- Trong mục Placement, chúng ta lựa chọn chế độ hiển thị chú thích (trên, dưới, trái,
phải…)
- Nhấn OK để kết thúc.
 Xóa bỏ tiêu đề, chú thích
- Nhắp chuột chọn tiêu đề hay chú thích.
- Nhấn phím Delete để xóa bỏ.
2.2 Hiển thị dữ liệu kèm đồ thị
Trong những trường hợp người dùng muốn dữ liệu cơ sở phải đi kèm cùng với biểu đồ thì
thực hiện thao tác sau:
- Nhắp phải chuột vào vùng trống trong đồ thị làm xuất hiện hộp lệnh, chọn lệnh Chart
Option.
- Trong hộp thoại Chart Option, chọn thẻ Data Table sau đó đánh dấu chọn vào ô Show
data table.
- Nhấn OK để kết thúc.

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 27


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Hình 32. Hiển thị dữ liệu kèm đồ thị

BÀI 6:
HOÀN THIỆN TRANG BẢNG TÍNH VÀ IN ẤN
1. Thay đổi lề của trang in
- Để thay đổi lề của trang in ta nhắp chuột vào File -> Page Setup…-> Chọn thẻ Margin.

Trong thẻ Margin có các hộp thoại sau:


+ Top/Bottom/Left/Right: Để thiết lập khoảng cách lề trên/dưới/trái/phải của trang in.
Thông thường, đơn
Hìnhvị 33.
đo là Inches.
Thẻ MarginCó –thể nhập
thiết đặtgiá
lề trị
chotrực tiếp bảng
trang vào ôtính
hoặc sử dụng mũi tên lên
xuống để tăng giảm khoảng cách.
+ Header: Thiết lập khoảng cách dành cho vùng đầu trang.
+ Footer: Thiết lập khoảng cách dành cho vùng chân trang.
+ Center on page: Căn chỉnh dữ liệu vào giữa theo hai chiều.
 Horizontally: Chiều ngang trang in.
 Veritically: Chiều dọc trang in.

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 28


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Có thể nhấn vào nút Print Preview để xem các thiết đặt trên được áp dụng vào tài liệu như
thế nào. Nhấn vào nút Print nếu muốn in ngay, nhấn vào nút Options nếu muốn thay đổi thông số
của máy in.
2. Thay đổi trang in
- Nhắp chuột vào File -> Page Setup…-> Chọn thẻ Page. Thiết đặt các thông số sau:
- Mục Orientation: Cho phép thay đổi hướng trang in
 Portrait: In theo chiều dọc của trang giấy.
 Landcape: In theo chiều ngang của trang giấy.
- Mục Scaling: Cho phép thay đổi tỷ lệ, kích thước nội dung trang in.
 Adjust to: Có thể phóng to hoặc thu nhỏ nội dung theo tỉ lệ phần trăm so với kích
thước chuẩn 100% ban đầu.
- Mục Paper size: Cho phép chọn khổ giấy (A3, A4, Letter,…)
- Nhấn OK để kết thúc.
3. Chỉnh sửa để in vừa trong số trang định trước
- Nếu muốn thu nhỏ nội dung để in trong một trang ta thực hiện như sau:
+ Vào menu File -> Page Setup…-> Chọn thẻ Page.
+ Trong hộp chọn Fit to, gõ số 1 và xóa bỏ giá trị trong ô bên phải. Khi đó, tất cả dữ liệu
trong một bảng tính, dù nhiều hay ít, đều được sắp xếp để chỉ in ra một trang giấy.

Hình 34. Đặt Fit to bằng 1 dể in nội dung trong 1 trang


- Tương tự như vậy ta có thể căn chỉnh để cho in vừa số trang như mong muốn (VD: Muốn
in tổng số là 5 trang, ta cũng chỉ việc gõ số 5 vào hộp chọn Fit to).
4. In ấn
Nhắp chọn thực đơn lệnh File -> Print hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + P làm xuất hiện hộp thoại.

Hình 35. Hộp thoại Print


 Chọn máy in: Trong mục Printer, nhấn vào ô Name để chọn máy in.
 In toàn bộ bảng tính:
Một bảng tính gồm nhiều trang bảng tính, mỗi trang bảng tính lại chứa dữ liệu độc lập với
nhau, vì vậy cần thận trọng khi thực hiện thao tác này, tránh lãng phí giấy.
- Trong phần Print What, nhấn chọn Entire workbook.
- Nhấn nút Preview để xem lại các trang sắp in.
 In toàn bộ trang bảng tính hiện hành
- Trong phần Print What, nhấn chọn Active sheet(s).
- Trong phần Print Range, nhấn chọn vào All.
- Nhấn vào nút Preview để xem lại các trang sắp in.

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 29


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

 In một vùng ô định trước


Để in một phần trang bảng tính hiện hành (VD: Một dãy cột, vùng ô…), chọn vùng ô định in
(sử dụng phím Shift và Ctrl hỗ trợ thao tác chọn) trước khi mở hộp thoại Print.
- Trong phần Print What, nhấn chọn Selection.
- Nhấn vào nút Preview để xem lại các trang sắp in.
 In một phần trang bảng tính
Trong một trang bảng tính mà ta có 10 trang nhưng ta chỉ muốn in từ trang 2 đến trang 5 thì
ta làm như sau:
- Trong phần Print Range, nhấn chọn vào Page(s).
 Gõ số thứ tự trang muốn in đầu vào ô From, số thứ tự trang in cuối vào ô To
 Trong trường hợp chỉ muốn in ra một trang thì gõ số thứ tự tờ đó vào cả hai ô From
và To.
 In bảng tính ra nhiều bản
- Chúng ta có thể đặt số bản in sẽ in ra giấy trong phần Copies chọn ô Number of copies.
- Thường là máy mặc định là in hết bản in này đến bản in khác (nhấn chọn Collate)
- Nếu muốn in song song các trang giống nhau thì bỏ chọn trong ô Collate.
BÀI TẬP
Bài 1: Sử dụng các hàm: Left, right, mid, len, value.
A B C D E F G H I J
1 STT Mã số Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
2 1 1503MAN96 ? ? ? ? ? ? ? ?
3 2 0611LBX95
4 3 3003DAX99
5 4 2402LCN97
6 5 1608MBX99
7 6 2505LBX98
8 7 1607DAN97
9 8 3112MCX95
Yêu cầu: 1. Lấy 2 ký tự đầu của mã số.
2. Lấy 2 ký tự kế tiếp của mã số.
3. Lấy 2 ký tự cuối của mã số.
4. Nối tất cả ký tự ở cả 3 câu trên thành “15/03/1996”, HD: Sử dụng toán tử nối
chuỗi &
5. Lấy ký tự thứ 5 của mã số.
6. Tính chiều dài của chuỗi mã số.
7. Lấy ký tự thứ 3 và 4 của mã số và phải là kiểu số.
8. Lấy 3 ký tự chữ trong chuỗi mã số.
Bài 2: Sử dụng các hàm:ABS, MOD, INT, ROUND, SQRT.
A B C D E F G H I J
1 STT Mã số Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
2 1 150396 ? ? ? ? ? ? ? ?
3 2 060195
4 3 300399
5 4 240297
6 5 160899
7 6 250598
8 7 160797
9 8 311295
Yêu cầu: 1. Lấy 2 ký tự đầu của mã số và phải là kiểu số.
2. Lấy 2 ký tự kế tiếp của mã số và phải là kiểu số.
3. Lấy 2 ký tự cuối của mã số và phải là kiểu số.
4. Lấy 2 ký tự đầu của mã số chia cho 3 và chỉ lấy phần nguyên của phép chia.
Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 30
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

5. Lấy 2 ký tự cuối của mã số chia cho 3 và chỉ lấy phần dư của phép chia.
6. Lấy giá trị của câu 4 chia cho giá trị của câu 5 làm tròn 2 số thập phân.
7. Lấy căn bậc 2 của giá trị câu 1.
8. Lấy trị tuyệt đối giá trị của câu 7.
Bài 3: Sử dụng các hàm: Left, right, mid, if, and.
A B C D E F G H I J
ST
1 Mã số Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
T
2 1 1503MAN96 ? ? ? ? ? ? ? ?
3 2 0611LBX95
4 3 3003DAX99
5 4 2402LCN97
6 5 1608MBX99
7 6 2505LBX98
8 7 1607DAN97
9 8 3112MCX95
Yêu cầu:
1. Lấy 2 ký tự đầu của mã số.
2. Lấy 2 ký tự kế tiếp của mã số.
3. Lấy 2 ký tự cuối của mã số.
4. Nối tất cả ký tự ở cả 3 câu trên thành “15/03/1996” HD: Sử dụng toán tử nối chuỗi &
5. Lấy ký tự thứ 5 của mã số.
6. Nếu ký tự thứ 7 là “N” thì câu 6 hiển thị là “hàng nhập”. Ngược lại hiển thị “Hàng xuất”.
7. Nếu Ký tự thứ 5 là “M” thì câu 7 ghi ra là “Mía”. Nếu ký tự thứ 5 là “L” thì ghi là “Lúa”.
Ngoài ra thì báo “Đậu”.
8. Nếu ký tự thứ 6 ghi là “A” thì ghi là “Loại A”. Nếu ký tự thứ 6 là “B” thì ghi là “Loại B”
ngược lại là “Loại C”.
9. Nếu ký tự thứ 7 là “N” và 2 ký tự cuối là “96” thì ghi là “Nhập ở cảng Khánh Hội”. Nếu ký
tự thứ 7 là “X” và 2 ký tự cuối là “97” thì ghi là “Xuất ở cảng Sài Gòn”. Ngược lại là
“Nhập xuất ở cảng Tân Thuận”.
Bài 4: Sử dụng các hàm: Round, max, min, rank, if, and, or.
A B C D E F G H I
Mã Điểm Điểm Điểm Kết
1 Họ lót Tên Xếp hạng Xếp loại
số LT TH TB quả
2 TH01 Nguyễn Kiệm 5 5 ? ? ? ?
3 XD01 Lý Lan 8 9
4 XD02 Lê Lệ 5 5
5 XD02 Phạm Lệ 8 7
6 XD02 Trần Lệ 6 6
7 TH02 Lý Luận 3 2
8 TH03 Nguyễn Hồng 6 6
9 QT03 Lý Sự 7 8
10 QT02 Lý Tám 9 1
11 QT01 Nguyễn Vă 4 6
12 Điểm cao nhất: ? ? ?
13 Điểm thấp nhất ? ? ?

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 31


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Yêu cầu: Lưu ý chỉ lập công thức cho những cột có dấu ?
1. Tính điểm trung bình =(điểm LT+điểm TH)/2, lấy đến 2 số thập phân.
2. Kết quả: - Nếu Điểm TB>= 5 và không điểm môn nào <5 thì đậu
- Ngược lại thì rớt. .
3. Hãy xếp hạng cho học viên.
4. Hãy xếp loại cho học viên.
 Nếu Kết quả là “Đậu” và có 4.5<=Điểm TB<6.5 thì ghi là “Trung bình”, 6.5<=Điểm
TB<7.5 thì ghi là “Khá”, 7.5<=Điểm TB<10 thì ghi “Giỏi”, Ngoài tra không xếp hạng (bỏ
trống).
5. Tìm điểm cao nhất, thấp nhất của các cột: Điểm LT, Điểm TH, Điểm TB.
Bài 5: Sử dụng các hàm: if.
A B C D E F G
ST
1 Mã hàng Tên hàng Số lượng Đơn gia Tiền chiết khẩu Thành tiền
T
2 1 ML01 Máy lạnh 12 4000000 ? ?
3 2 ML02 Máy lạnh 4 2500000
4 3 ML03 Máy lạnh 5 3000000
5 4 MG01 Máy giặt 8 1500000
6 5 MG02 Máy giặt 9 5000000
7 6 TV01 Tivi 1 4500000
8 7 TV02 Tivi 8 5550000
9 8 TL01 Tủ lạnh 12 6000000
Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?
1. Tính cột thành tiền chiết khấu.
+ Nếu Số lượng > 10 thì phần trăm chiết khấu là 5%.
+ Nếu 8<số lượng<=10 thì phần trăm chiết khấu là 3%.
+ Nếu 5<số lượng<=8 thì phần trăm chiết khẩu là 1%.
+ Ngoài ra là 0.
2. Thành tiền = Số lượng x Đơn giá – Tiền chiết khấu.
3. Sắp xếp bảng tính cho cột thành tiền theo chiều tăng dần.
4. Định dạng dấu VNĐ cho cột thành tiền.

Bài 6: Sử dụng các hàm: Vlookup, if, Sumif, and.


A B C D E F G H I
ST Số
1 Mã MH Mã KH Tên mh Số km ĐG TênVC Thành tiền
T lượng
2 1 MH01 KH01 20 ? ? ? ? ?
3 2 MH03 KH03 15
4 3 MH02 KH05 3
5 4 MH04 KH04 45
6 5 MH03 KH01 52
7 6 MH01 KH02 47
8 7 MH04 KH01 53
9 8 MH02 KH02 12
10 9 MH03 KH05 66
11 10 MH04 KH03 24
12 11 MH03 KH05 19
13 12 MH03 KH01 30
14 Bảng 1 Bảng 2
15 Mã hàng Tên hàng ĐG T Thu Ma KH Tên KH ĐC Số KM
16 MH01 Tivi 32000 ? KH01 Hồng BD 30
17 MH02 Đầu máy 40000 ? KH02 Hoa VT 120
18 MH03 Cassetteer 10000 ? KH03 Lan TN 80
19 MH04 Máy tính 70000 ? KH04 Thắng MH 300
20 KH05 Tiến ĐN 30
Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 32
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?


1. Tính cột Tên hàng dựa vào Mã MH và Bảng 1.
2. Chèn vào cột Tên khách hàng vào sau cột tên hàng và tính dựa vào Mã khách hàng và
bảng 2.
3. Tính số KM dựa vào Mã khách hàng và Bảng 2.
4. Tính Đơn giá dựa vào Mã MH và bảng 1.
5. Tiền vận chuyển =số km x đơn giá x % vận chuyển: Biết
+ Nếu Số lượng >20 thì % vận chuyển tăng thêm 3% ngược lại không tăng.
6. Thành tiền = Số lượng x Đơn giá – Tiền vận chuyển.
7. Tính doanh thu cho từng mặt hàng.
8. Định dạng dấu VNĐ cho cột thành tiền.
Bài 7: Sử dụng các hàm: Vlookup, if, Sumif. Kết hợp hai hàm Vlookup và if
A B C D E F G
ST
1 Tên khách Mã DL Tên QG Gia vé Chi phí Thu
T
2 1 Trần Thu TA ? ? ? ?
3 2 Vũ Lan MB
4 3 Trần Thanh SB
5 4 Đổ Đoãn SA
6 5 Tử Thành TB
7 6 Hoàng Trang TA
8 7 Thành Giang MB
9 8 Hoàng Lam TB
10 9 Tường Vi SB
11 10 Vy Thy MA
12 11 Lan Anh SB
13 12 Hồng Thu TA
14 Bảng 1
15 Chi phí
Mã QG Tên QG Gia vé
16 A B
17 T ThaiLand 300 200 300
18 M Malaysia 600 250 350
19 S Singapore 700 300 400
20
21 Bảng thống kê
22 Tên QG Tháiland Malaysia Singapore
23 T-Thu ? ? ?

Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?


1. Tính cột Tên QG dựa vào ký tự đầu của Mã DL và Bảng 1.
2. Tính cột Giá vé dựa vào Bảng 1.
3. Tính cột Chi phí dựa vào Bảng 1 biết nếu ký tự phải của Mã DL là “A” thì lấy ở cột Chi
phí A, ngoài ra lấy cột Chi phí B.
4. Tính Cột thu = Giá vé + Chi phí.
5. Tính doanh thu theo từng Quốc gia.
6. Vé đồ thi so sánh (pie)
7. Trích ra những du khách đi du lịch ở Thailand.
8. Định dạng dấu VNĐ cho cột thu.
Bài 8: Sử dụng các hàm: Vlookup, Hlookup, Sumif.
A B C D E F G H I
1 STT Mã Hàng Tên Hàng Tên QG Ngày Bán S_Lượng Đơn Giá Thuế Tiền
2 1 AXKGER ? ? 31/10/1999 10 ? ? ?
3 2 GTEFRA 05/05/1998 6
4 3 AXKGER 25/09/1999 4
5 4 AXKGER 27/04/1999 8

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 33


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

6 5 GTEFRA 26/09/1999 20
7 6 MVTENG 15/08/1998 40
8 7 BNGVNN 24/10/1999 34
9 8 MVTENG 25/12/1998 18
10 Bảng 1
11 Mã Hàng Tên Hàng Đơn Giá T Thu
12 AXK Áo XK 35 ?
13 GTE Giày trẻ em 45 ?
14 MVT Máy vi tính 78 ?
15 BNG Bàn V.Phòng 120 ?
16
17 Bảng 2
18 Mã QG GER FRA ENG VNN
19 Tên QG Đức Pháp Anh Việt Nam
20 %Thuế 5% 3% 2% 0%

Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?


1. Tính cột Tên hàng dựa vào ba ký tự đầu của Mã hàng và Bảng 1.
2. Tính cột Tên QG dựa vào ba ký tự cuổi của Mã hàng và Bảng 2.
3. Tính cột Đơn giá dựa vào Bảng 1.
4. Thuế = Số lương x Đơn giá x %thuế ở Bảng 2.
5. Tiền = Đơn giá x Số lượng – Thuế.
6. Tính tổng thu cho từng loại hàng.
7. Vẽ đồ thi so sánh (Pie).
8. Định dạng cột Tiền có đơn vị là “VNĐ”
9. Trích ra những mặt hàng ở Việt Nam không trích trực tiếp từ bảng dữ liệu chính.
Bài 9: Sử dụng các hàm: Int, Mod, Vlookup, kết hợp If, Sumif.
A B C D E F G H I
1 BẢNG DOANH THU KHÁCH SẠN
2 STT Tên Diện LPH Ngày đến Ngày đi Tuần ĐG Tuần Tiền trả
3 1 Hoàng CB L3A 10/05/2012 23/06/2012 ? ? ?
4 2 Ngọc CB L3B 23/07/2012 11/08/2012
5 3 Vũ TB L2A 06/12/2012 19/12/2012
6 4 Trần ND L1B 26/05/2012 07/06/2012
7 5 Ngọc ND L1B 19/08/2012 25/08/2012
8 6 Nguyễn TB TRA 20/09/2012 22/09/2012
9 7 Trường CB TRA 13/09/2012 05/10/2012
10 8 Ngô TB L2B 24/11/2012 27/12/2012
11 9 Lê ND L1B 24/11/2012 26/12/2012
12 10 Hoàng ND L3A 30/04/2012 18/11/1995
13
14 Bảng 1
15 Tuần Ngày
Lầu T Thu
16 A B A B
17 L1 90000 85000 18000 17000 ?
18 L2 70000 65000 14000 12000 ?
19 L3 60000 55000 12000 10000 ?
20 TR 100000 90000 20000 18000 ?

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 34


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?


Chèn vào giữa cột ĐG tuần và Tiền trả gồm 2 cột Ngày và ĐG ngày.
1. Tính cột Tuần là số tuần mà khách đã ở.
2. Tính cột ĐG Tuần dựa vào hai ký tự đầu của LPH và Bảng 1 biết nếu ký tự cuối của LPH là
“A” thì lấy ở cột giá A, ngoài ra thì lấy ở cột giá B.
3. Tính cột Ngày là số ngày dư ra của khách.
4. Tính cột ĐG Ngày dựa vào hai ký tự đầu của LPH và Bảng 1 biết nếu ký tự cuối của LPH là
“A” thì lấy ở cột giá A, ngoài ra thì lấy ở cột giá B.
5. Tính cột Tiền trả biết: Tiền trả = (Số tuần x ĐG tuần + Số ngày x ĐG ngày)x % giảm.
Biết nếu là thương bình (TB) thì được giảm 5%
6. Tính doanh thu theo từng loại phòng, vẽ đồ thị so sánh (Pie).
7. Trích ra những người đã ở lầu 1.
8. Định dạng cột tiền trả có đơn vị “đồng”.
Bài 10: Sử dụng các hàm: Hlookup, If, toán tử &
A B C D E F G H I
1 BẢNG NHẬP XUẤT KHO
2 STT Mã hàng Tên loại Nới SX Tháng năm Số lượng Trị giá Giảm Tiền
3 1 M0195AN ? ? ? 60 ? ? ?
4 2 F0396BN 25
5 3 G0199AX 50
6 4 V0296AN 45
7 5 V0295BX 35
8 6 M0296AX 20
9 7 M0396BX 15
10
11 Bảng 1
12 Mã QG M F G V Năm Tiền
13 Nơi SX Mỹ Pháp Đức Việt 95N ?
14 ĐG Nhập 90000 85000 18000 17000 96N ?
15 ĐG Xuất 70000 65000 14000 12000 99X ?
Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?
1. Tính cột Tên loại biết nếu ký tự thứ 6 của Mã hàng là “A” thì là “Nông sản”, ngoài ra là
hàng “May mặc”.
2. Tính Nơi SX (nơi sản xuất) dựa vào ký tự đầu của mã hàng và Bảng 1.
3. Tính cột Tháng năm biết ký tự thứ 2 và thứ 3 là tháng, ký tự thứ 4 và thứ 5 là năm. Ví
dụ: M0195AN  01/95
4. Tính cột Trị giá biết: Trị giá = Số lượng x Đơn giá (Dựa vào 2 ký tự đầu của Mã hàng
và Bảng 1). Nếu là hàng nhập thì lấy ĐG Nhập, ngoài ra thì lấy ĐG Xuất.
5. Tính cột Giảm nếu hãng là hàng “Việt Nam” và có năm là “96” thì được giảm 5% ngoài
ra thì không giảm.
6. Tính cột Tiền biết: Tiền = Trị giá – Giảm.
7. Lập bảng thống kê và vẽ đồ thị (Column).
8. Trích ra những mặt hàng xuất trong năm 96.
9. Sắp xếp cột tiền giảm dần và định dạng có đơn vị là “Đồng”.
Bài 11: Sử dụng các hàm: Vlookup, Hlookup, Left, Right, If, Sumif
A B C D E F G H
1 BẢNG NHẬP XUẤT KHO
2 STT Mã hàng Tên hàng Loại hàng Ngày Số lượng Đơn giá Tiền
3 1 TN500 ? ? 15/10/2012 60 ? ?
4 2 CN300 20/03/2012 25
5 3 MX200 15/08/2012 50
6 4 TN100 20/10/2012 45
7 5 TX300 24/10/2012 35
8 6 CN300 05/05/2012 20
9 7 MX300 03/10/2012 15
Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 35
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

10 Bảng 1
11 Mã Tên hàng T_Thu
12 T Tôm ?
13 C Cá ?
14 M Mực ?
15 Bảng 2
16 Mã loại T500 C300 M200 T100 T300 M300
17 ĐG Nhập 25000 19000 30000 15000 20000 60000
18 ĐG Xuất 30000 25000 35000 27000 26000 70000
Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?
1. Tính cột Tên hàng dựa vào ký tự đầu của Mã hàng và Bảng 1. Biết nếu ba ký tự cuối của
Mã hàng >=300 thì đó là hàng tươi, ngoài ra là hàng khô. Ví dụ: TN500: Tôm tươi.
2. Tính cột loại hàng biết nếu ký tự thứ hai của Mã hàng là N thì là hàng nhập, ngoài ra là
hàng xuất.
3. Tính cột Đơn giá dựa vào Bảng 2 biết nếu là hàng nhập thì lấy ở ĐG Nhập, ngoài ra lấy
ở ĐG Xuất.
4. Tính cột Tiền: Biết Tiền = Đơn giá x Số lượng x %giảm. Biết nếu hàng là Tôm khô và
hàng xuất thì % giảm là 5%, ngoài ra không giảm.
5. Lập bảng thống kê so sanh doanh thu các mặt hàng, vẽ đồ thị so sánh.
6. Trích ra những mặt hàng nhập trong tháng 10 và có số tiền >=500000 không trích trực
tiếp từ bảng dữ liệu chính.
Bài 12: Sử dụng các hàm: Vlookup, Value, match, If, Sumif.
A B C D E F
1 BÁO CÁO DOANH THU
Dung
2 Mã số Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Thành tiền
lượng
3 MX008 ? ? ? ?
4 QT010
5 SG020
6 SN010
7 MX010
8 SN020
9
10 Bảng 2
11 Bảng 1 Dung lượng

12 Mã Tên 8 10 20
13 MX Maxcell MX 45000 58000 79000
14 SG Seagate SG 43000 59000 82000
15 SN Sony SN 42000 58000 77000
16 QT Quantum QT 40000 57000 76000
Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?
1. Cột số lượng các bạn tự nhập để làm dữ liệu để tính toán.
2. Tính cột Tên sản phẩm dựa vào 2 ký tự đầu của Mã số và Bảng 1.
3. Tính cột Dung lượng biết nếu ba ký tự cuối bằng 8 thì đĩa có dung lượng 8.4 GB, nếu 3
ký tự cuối là bằng 10 thì dung lượng 10.2 GB, ngoài ra thì 20 GB.
4. Tính cột Đơn giá dựa vào Mã số và Bảng 2.
5. Tính cột Thành tiền: Biết Thành tiền= Số lượng x Đơn giá x Tỷ giá.
6. Lập bảng thống kê cho từng mặt hàng và vẽ đồ thị so sánh.
7. Trích ra những mặt hàng có dung lượng 10 GB và có số lượng lớn hơn 5.
8. Sắp xếp cột thành tiền tăng dần và có đơn vị là “Đồng”
Bài 13: Sử dụng các hàm: Vlookup, Value, if, Left, Right, Mid.
A B C D E F
1 BÁO CÁO DOANH THU
2 Mã hàng Tên hàng Số lượng ĐV tính Tiền giảm Thành tiền
3 X1NH2 ? 1000 ? ? ?
Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 36
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

4 S1XB2 2000
5 X2X2S 4000
6 G1NĐ3 60000
7 G2X2B 50000
8 S2N1T 2000
9 X1NH2 1500
10 S1XB2 500
11 G1NĐ3 10000
12 G2X2B 30000
13 Bảng danh mục
14 Mã hàng Tên hàng ĐV tính Đơn giá
15 XH Xi măng Hà Tiên Bao 50000
16 XS Xi măng Sao Mai Bào 45000
17 GĐ Gạch Đồng Nai Viên 500
18 GB Gách Bình Dương Viên 450
19 ST Sắt trụ M 15000
20 SB Sắt Bê Tông Kg 10000

Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?


1. Tính cột Tên hàng dựa vào Mã hàng và Bảng danh mục. Biết nếu ký tự thứ 2 của Mã
hàng là 1 thì lấy ký tự thứ 1 và 4 đem dò tìm, ngoài ra thì lấy ký tự 1 và 5 đem dò tìm.
2. Tính cột Đơn vị tính (ĐV tính) dựa vào Mã hàng và Bảng danh mục.
3. Tiền giảm = Số lượng x Đơn giá x %giảm. Biết nếu Số lượng>=10000 thì phần trăm
giảm là 5%, ngoài ra không giảm.
4. Tính cột Thành tiền: Biết Thành tiền = Số lượng x Đơn giá – Tiền giảm.
5. Lập bảng thống kê doanh thu theo từng mặt hàng và vẽ đồ thị so sánh.
6. Trích ra những mặt hàng có Đơn vị tính là “Viên” không trích trực tiếp từ bảng dữ liệu
chính.
7. Sắp xếp bảng tính tăng dần theo thành tiền.
Bài 14: Sử dụng các hàm: Vlookup, Value, if, Left, Right, Mid.
A B C D E F G H I
1 BÁO CÁO DOANH THU ĐIỆN THÁNG 12/2012
Mã Số trong Số ngoài Thành
2 STT Họ tên chủ hộ Số cũ Số mới
hộ định mức định mức tiền
3 1 Nguyễn Văn Thành NN1 44 285
4 2 Trần Văn Văn NN2 97 254
5 3 Phan Đình Liên CB1 28 202
6 4 Nguyễn Chiến Thắng CB3 67 231
7 5 Lê Thị Hà ND1 50 292
8 6 Vũ Thị Cúc ND4 59 249
9 7 Tô Quế Châu KD1 10 150
10 8 Đào Cẩm Hồng KD3 51 250
11 9 Ngô Mỹ Lệ SX2 25 247
12 10 Ngô Hải Đăng SX4 98 224
13 Bảng đơn giá
14 1 2 3 4
15 NN 250 200 175 150
16 CB 350 300 275 250
17 ND 450 400 375 350
18 KD 650 600 575 550
19 SX 550 500 475 450
20 Bảng định mức
21 NN CB ND KD SX
22 1 150 100 80 80 120
23 2 160 120 120 90 140
24 3 180 150 150 100 180
25 4 200 175 175 120 220

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 37


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?


1. Chèn thêm cột Tiền nộp, Tiền phạt vào sau cột số Ngoài định mức.
2. Tính cột Số trong định mức như sau:
+ Nếu (Số mới – Số cũ)<= định mức thì = Số mới – Số cũ.
+ Ngược lại: Định mức quy định.
3. Tính cột Số ngoài định mức như sau:
+ Nếu số Kwh không vượt định mức thì là 0.
+ Ngoài ra là (Số mới – Số cũ) – Định mức
4. Tiền nộp = Số trong định mức x Đơn giá trong bảng đơn giá điện.
5. Tiền phạt = Số ngoài định mức x Đơn giá x 1.5.
6. Thành tiền = Tiền nộp + Tiền phạt.
7. Lập bảng thống kê doanh thu cho các loại hộ dùng điện và vẽ đồ thị so sánh.
Bài 15: Nhập và định dạng bảng tính sau:
A B C D E F G H
1 BẢNG CHI TIẾT HÀNG NHẬP XUẤT
2 Loại HĐ Ngày Mã Tên Loại S Lượng Đơn giá Thành tiền
3 X 01/10/2012 TRBL-TB ? ? ? ? ?
4 N 15/10/2012 CBMT-TH
5 X 05/09/2012 TRBL-DB
6 X 15/10/2012 TRBL-TH
7 X 30/10/2012 CBMT-TB
8 N 05/10/2012 CBMT-DB
9 X 11/10/2012 CBMT-TH
10 Bảng đơn giá nhập
11 2 ký tự cuối TH DB TB
12 Loại hàng Thượng hạng Đặc biệt Trung bình
13 Tea 80000 60000 20000
14 Coffee 120000 100000 40000
15 Bảng thống kê
16 Nhập ?
17 Xuất ?

Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?


1. Tính cột Tên hàng dựa vào ký tự đầu của Mã biết: Nếu ký tự đầu của Mã là “T” thì tên
hàng là “Tea”, ngược lại là “Coffee”.
2. Tính cột Loại dựa vào 2 ký tự cuối của Mã và Bảng đơn giá.
3. Tính cột Đơn giá dựa vào Bảng đơn giá. Biết nếu là Hàng nhập thì lấy trong Bảng
đơn giá, ngoài ra thì lấy Đơn giá xuất cao hơn giá nhập 15%. Ví dụ: Nếu là trà thượng
hạng thì giá nhập là 80000, giá xuất là 80000 x 1.15% = 92000.
4. Thành tiền = Số lượng x Đơn giá.
5. Lập bảng thống kê so sánh tình hình nhập xuất, vẽ đồ thị so sánh.
6. Trích ra những mặt hàng xuất có số lượng >=50.
Bài 16: Nhập và định dạng bảng tính sau:
A B C D E F G H
1 BẢNG THEO DÕI HÀNG HÓA
2 Mặt Tên Hàng nhập Hàng xuất
ĐV tính Trị giá
3 hàng hàng S lượng Đơn giá S lượng Đơn giá
4 T001N ? ? 100 ? ? ?
5 T002X 200
6 F001X 150
7 A001N 150
8 P002X 200
9 A001X 100
10 T003N 120
11 Bảng danh mục hàng hóa Bảng thống kê doanh thu

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 38


Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

12 Mặt hàng Tên hàng ĐV tính Đơn giá Hàng nhập ?


13 T01 Tủ Lạnh Cái 4,000,000 Hàng xuất ?
14 T02 Ti vi Cái 3,200,000
15 F01 Máy Fax Cái 5,500,000
16 A01 Máy tính Bộ 8,000,000
17 P02 Máy Photocopy Cái 12,000,000
18 T03 Điện thoại Cái 1,200,000

Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?


1. Nhập và trình bày như bảng tính.
2. Tính tên hàng dựa vào 2 ký tự đầu và ký tự thứ 4 của mặt hàng và tra trong Bảng danh
mục hàng hóa.
3. Tính đơn vị tính (ĐV tính) dựa vào 2 ký tự đầu và ký tự thứ 4 của mặt hàng và tra trong
Bảng danh mục hàng hóa.
4. Tính Đơn giá biết nếu là hàng nhập (ký tự cuối của mặt hàng là N) thì điền vào đơn giá
của hàng nhập, ngoài ra thì điền vào đơn giá của hàng xuất.
5. Tính trị giá = Số lượng x Đơn giá. Biết nếu là hàng nhập thì phải lấy số lượng và đơn
giá của hàng nhập, ngược lại thì lấy số lượng và đơn giá của hàng xuất.
6. Tính doanh thu theo bảng thống kê doanh thu và vẽ đồ thị so sánh dạng Pie.
7. Trích ra những mặt hàng xuất có số lượng >=200.
Bài 17: Nhập và định dạng bảng tính sau:
A B C D E F G H I
1 THANH TOÁN CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ
Ngày Ngày Hình thức Chi phí Loại Tiền
2 STT Mã số Viện phí
nhập viện xuất viện Thanh toán Thuốc Phòng phòng
3 1 BHA1 05/05/2012 10/05/2012 ? 100,000 ? ? ?
4 2 MPC1 10/05/2012 20/05/2012 20,000
5 3 TDD2 15/05/2012
6 4 BHA2 20/05/2012
7 5 TDD1 25/05/2012 28/05/2012 250,000
8 6 MPC1 20/05/2012
9 7 BHB2 21/05/2012 30/05/2012 230,000
10 8 TDC1 22/05/2012
11 9 TDB1 14/05/2012 20/05/2012 25,000
12 Bảng giá phòng Bảng hình thức thanh toán
13 Loại phòng A B C D Mã loại Hình thức
14 Lầu 1 30,000 20,000 15,000 10,000 MP Miễn phí
15 Lầu 2 50,000 35,000 20,000 12,000 BH B.Hiểm Y Tế
16 Bảng thống kê thanh toán TD Tự do
17 Hình thức thanh toán BH Y Tế Tự do
18 Doanh thu ? ?
Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?
1. Nhập và trình bày như bảng tính.
2. Tính cột Hình thức thanh toán dựa vào Mã số và Bảng hình thức thanh toán.
3. Tính loại phòng biết nếu ký tự cuối của Mã số là 1 thì ghi “Lầu 1”, ký tự cuối của Mã số là 2 thì
ghi “Lầu 2”.
4. Chèn vào phía trước cột Tiền phòng cột Số ngày điều trị biết: Số ngày điều trị = Ngày xuất viện
– Ngày nhập viện. Lưu ý: Không tính cho những bệnh nhân chưa xuất viện.
5. Tính cột Tiền phòng dựa vào Mã số và Bảng giá phòng biết nếu bệnh nhân ở lầu 1 thì lấy giá
lầu 1, ngược lại thì lấy giá lầu 2. Lưu ý: không tính tiền cho những bệnh nhân điều trị miễn phí.
6. Tính cột Viện phí = (Chi phí thuốc + Tiền phòng) x Số ngày điều trị. Lưu ý: Không tính tiền
viện phí cho những bệnh nhân điều trị miễn phí.
7. Tính doanh thu theo bảng thống kê thanh toán và vẽ đồ thị so sánh.
8. Lấy ra những bệnh nhân chưa xuất viện.
Bài 17: Nhập và định dạng bảng tính sau:
A B C D E F G
Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 39
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

1 TÍNH THUẾ THÁNG 01 NĂM 2012


S
2 T Mã ngành Tên ngành Doanh thu Tiền thuế Ngày nộp Số thuế nộp
T
3 1 TN010 01/01/2012
4 2 MM050 12/01/2012
5 3 HC060 15/12/2011
6 4 TN050 04/01/2012
7 5 TT060 10/12/2011
8 6 HC010 08/01/2012
9 7 MM010 12/01/2012
10 8 TT060 03/01/2012
11 9 TN050 30/01/2012
12 1 MM050 05/12/2011
0
13 Bảng ngành nghề
14 Mã ngành 010 050 060
15 HC Sản xuất tài nguyên Điện cơ Khách sạn
16 TN Sản xuất máy móc Thực phẩm Y tế
17 TT Sản xuất hóa chất Xe máy Môi giới
18 MM Sản xuất thủy tinh VLXD Ăn uống
19 Bảng tỷ lệ thuế
20 Mã ngành 010 050 060
21 Doanh thu 1,000,000 20,000,000 8,000,000
22 Tỷ lệ thuế 2% 3% 1%
23 Bảng thống kê
24 Ngành 010 050 060
25 Tổng thuế ? ? ?
Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?
1. Trang trí và trình bày bảng tính như trên.
2. Tính Tên ngành dựa vào Mã ngành và tra trong bảng ngành nghề.
3. Tính doanh thu dựa vào Mã ngành và tra trong Bảng tỷ lệ thuế, biết nếu ngành có mã là 050
thì giảm 50000.
4. Tính Tiền thuế biết: Tiền thuế = Doanh thu x Tỷ lệ thuế. Trong đó tỷ lệ thuế dựa vào mã
ngành và Bảng tỷ lệ thuế.
5. Tính số Thuế nộp = Tiền thuế + Tiền phạt. Biết:
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế sau tháng 12/2012 thì tiền phạt bằng 2% của tiền thuế.
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế vào tháng 04/2012 thì tiền phạt bằng 50% của tiền thuế.
- Ngoài ra không phạt.
6. Định dạng cột tiền theo dạng VND và sắp xếp bảng tính tăng dần theo cột doanh thu.
7. Tính theo bảng thống kê và vẽ đồ thị so sánh.
8. Lấy ra những doanh nghiệp có thuế nộp tháng 12/2011
Bài 18: Nhập và định dạng bảng tính sau:
A B C D E F G H I
1 BẢNG THỐNG KÊ NHẬP XUẤT HÀNG
Mã Mã
2 SHD Ngày Tên hàng Số lượng ĐVT Giảm Thành tiền
hàng nhập hàng xuất
3 020312N1 S ? ? 1000 ? ? ?
4 030312X1 G 10000
5 040312N2 X 500
6 050312N3 Đ 100
7 060312X2 S 1500
8 070312X3 Đ 250
9 080312N4 Đ 300
10 Bảng 1
11 Mã Tên ĐVT
12 S Sắt Kg
Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 40
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

13 X Xi măng Bao
14 D Đinh Kg
15 G Gạch Viên
16 Bảng 2
17 Tên hàng Sắt Xi măng Đinh Gạch
18 ĐG nhập 5000 45000 4500 300
19 ĐG Xuất 6000 49000 5000 500
20 % Giảm 1% 2% 0.5% 0.5%
Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?
1. Trang trí và trình bày bảng tính như trên.
2. Tính cột ngày biết hai ký tự đầu của SHD là ngày, hai ký tự kế tiếp là tháng, hai ký tự kế
tiếp là năm.
3. Tính cột Tên hàng dựa vào Mã hàng và Bảng 1.
4. Tính cột đơn vị tính (ĐVT) dựa vào bảng 1.
5. Chèn thêm cột Đơn giá vào sau cột ĐVT. Tính cột Đơn giá dựa vào Bảng 2, biết nếu là
hàng nhập thì lấy đơn giá nhập, ngoài ra lấy đơn giá xuất.
6. Tính cột Tiền giám biết: Tiền giám = Số lượng x Đơn giá x %giảm.
7. Tính cột Thành tiền biết: Thành tiền = Đơn giá x Số lượng – Tiền giảm.
8. Lập bảng thống kê tình hình thu chi. Vẽ đồ thị so sánh.
9. Trích ra những mặt hàng Xi măng và có số lượng 500 (không trích trực tiếp từ bảng dữ
liệu chính)
Bài 19: Nhập và định dạng bảng tính sau:
A B C D E F G H I
BẢNG THEO DÕI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
1
ĐẠI LÝ THUỐC THÁNG 04
Ngày Số Mã
2 STT Tên thuốc ĐVT Số lượng Đơn giá Trị giá
H.Đơn H.Đơn Thuốc
3 1 01/04/2012 N001 VT001 ? ? 50 ? ?
4 2 02/04/2012 N001 KS001 100
5 3 02/04/2012 N002 VT002 40
6 4 04/04/2012 X001 VT002 20
7 5 05/04/2012 X002 VT001 15
8 6 05/04/2012 X003 KS001 40
9 7 05/04/2012 N003 KS001 25
10 8 07/04/2012 N004 TB001 60
11 9 07/04/2012 X004 TB002 45
12 10 10/04/2012 X005 VT001 30
13 11 11/04/2012 X005 TB002 30
14 12 13/04/2012 X006 KS002 15
15 13 14/04/2012 N005 TB001 35
16 14 15/04/2012 N005 KS002 40
17 Tổng cộng: ?
18
19 Bảng tên thuốc Mã Đ.Giá Đ.Giá
ĐVT
Thuốc nhập xuất
BẢNG SỐ LIỆU

20 1 2
TỔNG HỢP

21 VT VitaminC VitaminB VT001 Lọ 40,000 50,000


22 KS Ampixilin Tetraxilin VT002 Lọ 45,000 60,000
23 TB Pcomlex CaxiClo KS001 Vỉ 11,000 15,000
24 KS002 Vỉ 18,000 25,000
25 TB001 Chai 20,000 30,000
26 TB002 Hộp 17,000 25,000

Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?


1. Tính giá trị cho cột Tên thuốc dựa vào Mã thuốc và Bảng tên thuốc.
2. Tính giá trị cho cột Đơn ĐVT (đơn vị tính) dựa vào Mã thuốc và Bảng số liệu tổng
hợp.
3. Tính giá trị cho cột Đơn giá dựa vào Mã thuốc và Bảng số liệu tổng hợp như sau:
- Nếu ký tự đầu tiên của Số H.Đơn là “N” thì lấy Đ.Giá nhập.
Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 41
Giáo trình nghề Phố Thông - Trường THPT chuyên Nguyên Chí Thanh

- Nếu ký tự đầu tiên của Số H.Đơn là “X” thì lấy Đ.Giá xuất.
4. Tính cột Trị giá biết: Trị giá = Số lượng x Đơn giá.
5. Trính tổng giá trị.
6. Trích thuốc loại VitaminC và số lượng lớn hơn 50 (không trích trực tiếp từ bảng dữ liệu
chính)
7. Sắp xếp cột Trị giá tăng dần.
Bài 20: Nhập và định dạng bảng tính sau:
A B C D E F G
1 BẢNG THEO DÕI HÀNG HÓA
Loại
2 STT Mã hàng Tên hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền
hàng
3 1 AB150104C ? ? ? ? ?
4 2 AB020502A
5 3 DA120502A
6 4 DB030703
7 5 AB191003E
8 Bảng 1 Bảng 2
9 Mã Tên hàng Tỉ lệ thuế Năm 2002 2003 2004
10 AB Máy in LQ 10% Số lượng 200 300 150
11 DA Máy vẽ A0 20% Đ.Giá nhập 500 550 600
12 DB Máy tính PIII 5% Đ.Giá xuất 600 650 700
13 Bảng 3
14 Mã hàng Tổng tiền
15 AB ?
16 DA ?
17 DB ?

Yêu cầu: Chỉ lập công thức cho ô có dấu ?


1. Trình bày và trang trí bảng tính.
2. Tính cột Tên hàng dựa vào 2 ký tự đầu của Mã hàng và Bảng 1.
3. Tính cột Loại hàng: Nếu ký tự đầu của Mã hàng là A thì loại hàng là nguyên thùng, ngoài
ra là hàng lắp ráp tại Việt Nam.
4. Tính cột số lượng dựa vào ký tự thứ 7, thứ 8 và tra trong bảng 2.
5. Tính cột Đơn giá dựa vào Bảng 2. Biết nếu ký tự cuối của Mã hàng là A thì lấy Đơn giá
nhập, ngoài ra lấy Đơn giá xuất.
6. Lập bảng thống kê theo từng mặt hàng và vẽ đồ thị so sánh.
7. Trích ra những mặt hàng là máy in LQ.

-----------HẾT-----------

Giao trình Microsoft Excel 2003 Trang 42

You might also like