You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TÀI LIỆU HỌC PHẦN

Mã: DFB0080
MS EXCEL ỨNG DỤNG TRONG TÀI CHÍNH

Khóa 25 – HK211

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9/2021

1
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT KIẾN THỨC EXCEL CĂN BẢN VÀ HƯỚNG DẪN TỔ
CHỨC DỮ LIỆU TRÊN BẢNG TÍNH
Mục tiêu:
Nhắc lại một số kiến thức cơ bản về Excel như: chức năng của các thanh công cụ chính
trên Excel, các kiểu định dạng, lưu tập tin, sao chép, tìm kiếm dữ liệu, thiết lập bảng tính,...
1.1 Khởi động và giao diện:
Đưa con trỏ vào biểu tượng Microsoft Excel trên desktop của màn hình máy tính và nhấp
đúp vào biểu tượng, giao diện cửa sổ chính của Excel xuất hiện như hình bên dưới:

1 4
3 2

5
6

6
7 8

Các thành phần cơ bản trên màn hình chính gồm:


(1) Office button: Chứa lệnh thao tác với tập tin (tệp) như: New (tạo bảng tính mới);
Open (mở file); Save (lưu file); Save as (lưu lại); print (in ấn); …
(2) Thanh công cụ Ribbon: Chứa toàn bộ các lệnh thao tác với chương trình, được phân
chia thành các nhóm khác nhau như: Home, Insert, Page Layout, Fomulas, Data,
Review, View
(3) Name box: Vùng chỉ địa chỉ con trỏ hiện hành
(4) Formula bar: Thanh công thức

2
(5) Tiêu đề cột và hàng trong Worksheet (cột theo ký tự trong bảng chữ cái; hàng theo
dãy số tự nhiên dương)
(6) Thanh cuộn ngang (dọc)
(7) Thanh sheet tab: liệt kê các trang trong worksheet
(8) Thanh trạng thái: Chứa một số thông tin hiện thời của văn bản.
Thanh công cụ Ribbon: Chứa toàn bộ các lệnh thao tác với chương trình
➢ Home: gồm Clipboard (cắt dán, sao chép…); Font (font chữ, cỡ chữ); Alignment
(Căn lề nội dung); Number (định dạng dữ liệu); Styles (định dạng bảng tính); Cells
(thao tác với cell); Editting (hàm, lọc, tìm kiếm dữ liệu)
➢ Insert: Tables (các thao tác với bảng); Illustrations (Các lệnh chèn đối tượng đồ
họa); Chart (đồ thị); Links (chèn liên kết mạng); Text (Lệnh liên quan đến việc chèn
textbox, header & Footer, …
➢ Page Layout: Themes (tùy chỉnh nền cho bảng tính); Page Setup (các lệnh liên quan
đến in ấn); Scale to fit (cố định số trang in trong 1 văn bản); Sheet Option ( Tùy
chỉnh sheet); Arrange (Những lệnh sắp xếp các đối tượng trên văn bản)
➢ Formulas: Chứa các lệnh làm việc với hàm và công thức: Function library (list hàm);
Defined Names (Định nghĩa vùng làm việc); Formula Auditing (lệnh tham chiếu
công thức); Caculation (tính toán trong excel)
➢ Data: Chứa các lệnh làm việc với dữ liệu: Get External Data (nhận dữ liệu từ những
ứng dụng khác); Sort & Filter (Sắp xếp, lọc dữ liệu); Data Tools (Một số công cụ
thao tác với dữ liệu); Outline (các lệnh với nhóm dữ liệu)
➢ Review: Các lệnh kiểm tra, tạo ghi chú, bảo mật bảng tính
➢ View: Chứa các lệnh hiển thị như: Workbook views (chế độ hiển thị); Show (Tùy
chọn hiển thị); Zoom (phóng to, thu nhỏ workbook); Window; Macros.
1.2 Định dạng dữ liệu:
a) Định dạng từ Control Panel
➢ Đối với Windows 7
Định dạng tiền tệ: Start/setting/Control Panel/Regional and language
options/Customize/Currency

3
- Negative number format: “-” thể hiện số âm
- Currency Symbol: “VND” đơn vị tiền tệ Việt Nam
- Decimal Symbol: “,” dấu phân cách phần thập phân là dấu “,”
- Digit Grouping Symbol: “.” Dấu phân cách đơn vị hàng ngàn (nghìn) là dấu “.”
- Number of digits in group: 3 thể hiện số lượng phân cách hàng ngàn (nghìn) là 3 số

Định dạng số: Start/setting/Control Panel/Regional and language options/


Customize/number
- Negative number format: “-” thể hiện số âm
- Decimal Symbol: “,” dấu phân cách phần thập phân là dấu “,”
- Digit Grouping Symbol: “.” Dấu phân cách đơn vị hàng ngàn (nghìn) là dấu “.”
- No. of digits after group: 2 thể hiện phần thập phân 2 chữ số
- Number of digits in group: 3 thể hiện số lượng phân cách hàng ngàn (nghìn) là 3 số
- List Separator: “,” dấu phân cách giữa các đối số trong các hàm là “,”

➢ Đối với Windows 8

4
Trên Desktop chọn Control Panel/Region/Format/Additional Setting
Hộp thoại Customize format xuất hiện và thao tác như trong Win7
b) Định dạng trên bảng tính Excel
Trên màn chính của Excel, tại thanh Ribbon/Home/Cells/ chọn Format Cell hộp thoại
Format cell xuất hiện như hình:

Trong hộp thoại này bao gồm 6 nhóm: Number (định dạng số); Aligment (canh chỉnh cell);
Font (định dạng text); Bolder (định dạng line, style, colour); Fill (màu của background);
Protection (ẩn hiện cell)
1.2.1 Number:
- General: Định dạng chung, không có số đặc biệt
- Number: Định dạng kiểu số, trong đó: Decimal places “2”(phần lẻ của số thực là 2);
Nếu nhấp chọn chức năng Use 1000 Separator (,) có nghĩa dùng dấu “,” ngăn cách hàng
nghìn cho dễ đọc; Negative numbers (định dạng số âm hay dương)
- Currency: Định dạng tiền tệ chung (chọn kiểu định dạng này excel mặc định thêm 1
đơn vị tiền tệ vào phía trước dãy số tùy thuộc khai báo của bạn trong Symbol); Decimal
places “2” (lấy 2 số lẻ); Negative numbers (định dạng số âm hay dương)
- Accounting: Định dạng kế toán
- Date: Định dạng kiểu ngày tháng
- Custom: Tự thiết lập định dạng

5
1.2.2 Alignment: có thể sử dụng các biểu tượng có sẵn trên thanh Ribbon Home hoặc
trong Format cell
- Horizontal: Canh chiều ngang (trái, phải, giữa, đều, …)
- Vertical: Canh chiều dọc (trên, giữa, dưới, ….)
- Indent: Nhấp vào khoảng cách lề cho nội dung trong Cell
- Wrap Text: Chọn mục này nếu nội dung vượt quá độ rộng trong Cell sẽ được đẩy xuống
dòng dưới
- Merger Cell: Gộp các Cell lại với nhau
- Orientation: Xoay nội dung trong Cell bằng cách nhập giá trị vào ô Degrees

1.2.3 Font: Thiết lập font chữ trong Cell

6
- Font: danh sách các kiểu chữ có trong hệ thống
- Font style: Kiểu font (nghiêng, đậm, bình thường)
- Size: Cỡ chữ
- Underline: Kiểu chữ gạch chân
- Color: màu chữ
- Effects: Chọm mục này tạo hiệu ứng cho chữ

1.2.4 Border: Kẻ khung cho bảng tính


- Style: Kiểu đường kẻ khung
- Color: Màu đường kẻ khung
- Presets: có 3 lựa chọn (không kẻ khung, kẻ viềng ngoài cùng, kẻ các đường chi tiết)
- Border: Các tùy chọn khác về kẻ khung cho bảng tính

7
1.2.5 Fill: Thiết lập màu nền cho Cell
- Background Color: chọn màu nền cho Cell
- Pattern Color: Màu mẫu
- Pattern Style: Kiểu của mẫu

8
1.2.6 Protection: Khóa hoặc ẩn các Cell

1.3 Tìm kiếm và thay đổi dữ liệu


Có thể tìm kiếm dữ liệu trong Excel theo 2 cách
Cách 1: Home/editing/find & select
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F
Hộp thoại sau xuất hiện:

Chọn option>> để mở rộng hộp thoại/ Find (tìm kiếm)

- Find What: Nhập dữ liệu cần tìm


- Format: định dạng dữ liệu nhập tại Find What, nếu chọn Find all (tìm kiếm tất
cả); Find next (tìm theo từng mục)
- Within: Tìm dữ liệu trên Sheet or Workbook
- Search: By row (tìm theo dòng); By Column (tìm theo cột)

9
- Look in: Formulas (tìm kiếm trên thanh công thức); Values (Tìm kiếm các giá
trị); Note (tìm ghi chú trong Cell)
- Match case: Phân biệt chữ hoa và chữ thường trong việc tìm kiếm
- Options: Bật các chức năng định dạng tìm kiếm
Chọn option>> để mở rộng hộp thoại/ Replace (tìm kiếm và thay thế dữ liệu)

- Find What: Nhập dữ liệu cần tìm


- Replace with: Dữ liệu thay thế
- Within; Search; Look in; Match Case; Format: Giống như trong Find
- Replace all: Tìm kiếm và thay thế tất cả
- Replace: Thay thế từng từ
1.4 Tổ chức dữ liệu trên bảng tính Excel
Là một phần rất quan trọng trong việc giải quyết các bài toán tài chính trong Excel. Tổ
chức dữ liệu tốt sẽ giúp cho việc thao tác, tính toán một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Thực tế cho thấy, để giải quyết một bài toán tài chính trong Excel, người thực hiện sẽ tính
toán thiết lập bảng tính trên Excel theo từng vùng như sau:
Vùng 1: Bảng thông số đầu vào (những dữ liệu được nhập trực tiếp vào bảng tính thông
qua việc khảo sát hay từ database quá khứ). Tùy từng bài toán khác nhau mà những dữ liệu
này có thể thiết lập theo chiều ngang (hàng) hay chiều dọc (cột), sao cho việc tính toán
thuận lợi nhất.
Vùng 2: Vùng tính toán: Tại vùng này, hầu hết các Cell đều được khai báo bắt đầu bằng
công thức và hàm
Cú pháp công thức: = (công thức)

10
Cú pháp hàm: = Tên hàm (các đối số trong hàm)
Ghi chú: Không có một hướng dẫn hoặc biểu mẫu cụ thể cho việc tổ chức dữ liệu trên bảng
tính Excel, tất cả các thiết lập đều mang tính chủ quan của người thực hiện. Tuy nhiên, nếu
người thực hiện thiết lập tốt bảng tính sẽ giúp giải quyết tốt công việc.
1.5 Bài tập thực hành tổ chức dữ liệu trên Excel
1.5.1 Trình bày bảng biểu số liệu
VD1: Thiết kế bảng thanh toán lương tháng …
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 01-2021
Mã Họ Tên
Số Phòng Chức Phụ Cấp Lương Thực
Nhân Nhân
Thứ Tự Ban Vụ Chức Vụ Cơ Bản Lãnh
Viên Viên
1 A01 Nguyên GĐ 10,550,000
2 B01 Lê PGĐ 8,450,000
3 A02 My TP 6,430,000
4 C02 Hoàng NV 3,300,000
5 A03 Thanh TP 5,450,000
6 B02 Hạnh PP 4,350,000
7 C01 Chi NV 3,300,000
8 B03 Hiền NV 3,330,000
9 A04 Trâm NV 3,320,000
10 B06 Tùng NV 3,310,000
Tổng Cộng
BẢNG TRA PHÒNG BAN

A B C
Phòng Ban
Tên Kế
Hành Chính Kế Toán
Phòng Ban Hoạch

11
BẢNG TRA PHỤ CẤP
GĐ 3,500,000
PGĐ 2,400,000
TP 1,500,000
PP 1,200,000
NV 1,000,000

Yêu Cầu:
a. Sử dụng công thức hãy điền giá trị cho cột Số Thứ Tự
b. Căn cứ vào ký tự đầu tiên bên trái của Mã Nhân Viên và BẢNG TRA PHÒNG BAN,
hãy điền tên phòng ban cho các nhân viên ở cột Phòng.
c. Căn cứ vào số liệu ở cột Chức Vụ và BẢNG TRA PHỤ CẤP, hãy tính tiền Phụ Cấp
Chức Vụ cho mỗi nhân viên
d. Tính Thực Lãnh cho mỗi nhân viên biết rằng Thực Lãnh = Phụ Cấp Chức Vụ + Lương
e. Tính Tổng Cộng cho cộtt Thực Lãnh
1.5.2 Tóm tắt các thông tin từ những tình huống tài chính vào bảng thông số đầu vào
để phục vụ tính toán.
VD2: Công ty JCB dự định đầu tư vào một dự án có tổng đầu tư 3 tỷ đồng, trong đó có 2,4
tỷ đồng mua tài sản cố định, 0,6 tỷ đồng vốn lưu động. Vốn lưu động lấy từ nguồn lợi
nhuận giữ lại của doanh nghiệp đã gửi tại ngân hàng thương mại A trong 3 năm qua với lãi
suất tiền gửi 4,5%/năm, ghép lãi hàng tháng, có giá trị hiện tại là 1,5 tỷ đồng. 70% tiền đầu
tư tài sản cố định dự kiến vay của ngân hàng B trong 5 năm, lãi suất vay cố định 7,5%/năm,
trả nợ đều hàng năm.
VD3: Công ty NHK dự định đầu tư vào một dự án có tổng đầu tư 300 tỷ đồng, trong đó có
240 tỷ đồng mua tài sản cố định, 60 tỷ đồng vốn lưu động. Vốn lưu động lấy từ nguồn 150
tỷ đồng lợi nhuận giữ lại trước đó của doanh nghiệp đã gửi tại ngân hàng thương mại X
trong 2 năm qua với lãi suất tiền gửi 4%/năm, ghép lãi hàng tháng. Tiền đầu tư tài sản cố

12
định dự kiến vay của ngân hàng Y trong 4 năm, lãi suất vay cố định 6,5%/năm, lãi trả theo
dư nợ, vốn gốc trả đều hàng năm.
VD4: Công ty đa quốc gia ST trụ sở chính tại VN, có công ty con tại Thái Lan. Công ty
con tại Thái đang vay 50 triệu vốn lưu động bằng baht Thái từ ngân hàng Citibank tại
Bangkok 8 tháng, lãi suất vay cố định 6,5%/năm, lãi trả theo dư nợ, vốn gốc trả đều hàng
năm. Đồng thời tại Việt Nam, ST đang muốn triển khai nhà máy mới tại Long An với giá
mua 70 tỷ đồng, để vận hành hệ thống máy công ty cần thanh toán thêm 3,6 tỷ bao gồm
chi phí vận chuyển, lắp đặt và 1 khoản vốn lưu động. Nguồn để đầu tư tài tài sản cố định
từ lợi nhuận giữ lại, nguồn đầu tư vốn lưu động từ tiền tích lũy tại ngân hàng thương mại
X trong vòng 1,5 năm, gửi tiền định kỳ đầu mỗi quý 500 triệu, với lãi suất tiền gửi
5,6%/năm.
VD5: Công ty Tư Điều chuyên sản xuất chế biến tiêu khô thành phẩm xuất khẩu. Theo kế
hoạch dự kiến từ đề xuất của phòng thị trường, năm 2022 dự kiến sẽ sản xuất và xuất khẩu
trung bình 3.000 tấn tiêu khô. Biết rằng, công suất sản xuất và xuất khẩu tối đa/năm của
công ty có thể đạt mức 5.000 tấn/năm.
Các thông tin về chi phí, sản lượng dự kiến như sau:
- Chi phí mua tiêu tươi tại vườn: 3 triệu đồng/tấn
- Chi phí chế biến: 300 ngàn đồng/tấn nguyên liệu
- 1 tấn tiêu tươi sẽ sản xuất ra được 0,6 tấn tiêu khô thành phẩm.
- Giá xuất khẩu (FOB): 400 USD/tấn
- Thuế suất thuế xuất khẩu: 5%
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%
- Giá trị tài sản cố định khấu hao năm 2022 là 1,5 tỷ đồng
- Chi phí bán hàng: 10%/doanh thu
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: 15%/doanh thu
- Chi phí lãi vay: 2%/doanh thu
- Tỷ giá hoái đối dự tính: 23.000 VND/USD.
Hãy xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

13
VD6: Công ty Alpha nhập lô hàng 5.400 tấn xi măng của Nhật trị giá 45USD/tấn, chi phí
giao hàng tận kho là 7 USD/tấn. Thuế suất thuế nhập khẩu là 15%. Công ty đã trả trước
40% trị giá mặt hàng và chi phí vận chuyển, khi hàng nhập về kho sẽ thanh toán ngay phần
còn lại. Từ lúc đặt hàng cho đến khi nhập hàng về nhập kho mất 2 tháng. Công ty đã thanh
toán tiền vận chuyển bằng TGNH của công ty và vay ngân hàng Ngoại thương số tiền mua
hàng trả trước với lãi suất 1,2% tháng. Tỷ giá thực tế là 21.000đ. Thuế thu nhập doanh
nghiệp là 25%. Khi hàng về kho, công ty dự định bán ngay cho khách hàng với giá
1.300.000đ/ tấn.
Hãy tính lãi gộp dự kiến của thương vụ này.
VD7: Cho số liệu của 1 dự án như sau:
- Công suất thiết kế: 2.200 tấn sp/năm
- Vốn đầu tư thiết kế: 40.000 triệu đồng
- Vốn đầu tư nhà xưởng: 28.000 triệu đồng
- Tổng vốn đầu tư: 68.000 triệu đồng
Chi phí thiết kế và nhà xưởng sản xuất đầu tư 1 lần, vòng đời dự án khấu hao theo thiết bị.
Nguồn vốn đầu tư là toàn bộ vốn chủ đầu tư.
- Chi phí biến đổi cho 1 tấn sản phẩm: 15 triệu đồng
- Chi phí cố định 1 năm là 4.000 triệu đồng(CP cố định chưa kể khấu hao)
- Giá 27 triệu đồng/tấn, thuế thu nhập doanh ngiệp là 25%
Khấu hao thiết bị là 5 năm, khấu hao nhà xưởng là 7 năm. Doanh thu năm 1 đạt 80%, năm
2 đạt 85%, năm 3 đạt 90%, năm 4 và 5 đạt 100% công suất thiết kế.
Tính NPV, IRR của dự án, với tỷ suất chiết khấu là 10%.

14
CHƯƠNG 2: CÁC HÀM TÀI CHÍNH
Mục tiêu chương này:
- Nhắc lại một số lý thuyết tài chính
- Giới thiệu một số hàm tài chính cơ bản thường được ứng dụng để giải quyết các
bài toán trong lĩnh vực tài chính.
2. 1 Lý thuyết về giá trị thời gian của tiền tệ1
* Giá trị tương lai của một khoản tiền (Future Value):
Ví dụ: Ngày 01/01/20xx ta gửi 100 đồng vào ngân hàng với lãi suất 10%/năm. Một năm
sau (01/01/20xx+1) ta sẽ nhận về số tiền bao gồm vốn gốc và lãi là : 100 + 100x10% = 110
đồng
110 đồng tiếp tục được gửi vào ngân hàng thêm 1 năm với lãi suất như trên, vậy đến thời
điểm 01/01/20xx+2 ta sẽ nhận được 110 + 110 x 10% = 121 đồng.
Ta gọi:
- 100 là giá trị hiện tại, ký hiệu là PV (Present value)
- 10% là lãi suất, ký hiệu là r (rate)
- 121 là giá trị tương lai của 100 sau 2 năm, ký hiệu là FV (Future value)
- Và thời gian 2 năm, ký hiệu là n (nper)
- Ta có công thức : FV = PV(1+r)n
Ghi chú: r còn được gọi là suất chiết khấu (discount rate); n là kỳ tính lãi có thể là tháng,
quý, bán niên, hay 1 năm
* Giá trị hiện tại của một khoản tiền (Present Value):
Từ ví dụ và công thức tính giá trị tương lai của một khoản tiền, ta suy ra công thức tính giá
trị hiện tại của một khoản tiền là:
- PV = FV(1+r)-n
Hay - PV = FV/(1+r)n
* Giá trị hiện tại/tương lai của một dòng tiền đều (Present value of an annuity)
PV = A [(1+r)n – 1]/r(1+r)n

1
Phân tích hoạt động Doanh nghiệp – Nguyễn Tấn Bình – NXB thống kê

15
FV = A [(1+r)n – 1]/r
Với A là giá trị dòng tiền đều
* Giá trị hiện tại ròng của một dòng tiền không đều
𝐶𝐹1 𝐶𝐹2 𝐶𝐹𝑛
NPV = (1+𝑟)^1 + (1+𝑟)^2 + … + (1+𝑟)^𝑛

2.2 Các hàm Tài chính trong Excel liên quan đến lý thuyết về thời giá của tiền tệ
2.2.1 Các hàm FV, PV, NPER, RATE
➢ Hàm FV (tính giá trị tương lai của một khoản tiền)
Cú pháp: =FV(RATE, NPER, PMT, PV, TYPE)
- RATE: Lãi suất r
- NPER: Thời gian n
- PMT: Khoản tiền đều trong các kỳ (Lãi + vốn gốc)
- PV: Giá trị hiện tại của khoản tiền
- TYPE: chỉ khai báo khi trong hàm có khai báo đối số PMT, và type có 2 giá trị
0 và 1
+ Là 0: Trả lãi cuối kỳ
+ Là 1: Trả lãi đầu kỳ
+ Bỏ qua: mặc định là cuối kỳ
- Note: Trong hàm nếu bỏ qua FV, phải khai báo PMT và ngược lại
➢ Hàm PV (tính giá trị hiện tại của một khoản tiền)
Cú pháp: =PV(RATE, NPER, PMT, FV, TYPE)
- RATE: Lãi suất r
- NPER: Thời gian n
- PMT: Khoản tiền đều trong các kỳ (Lãi + vốn gốc)
- FV: Giá trị tương lai của khoản tiền
- TYPE: chỉ khai báo khi trong hàm có khai báo đối số PMT, và type có 2 giá trị
0 và 1
+ Là 0: Trả lãi cuối kỳ
+ Là 1: Trả lãi đầu kỳ

16
+ Bỏ qua: mặc định là cuối kỳ
- Note: Trong hàm nếu bỏ qua PV, phải khai báo PMT và ngược lại
Câu hỏi : Khai báo PMT có nhất thiết phải bỏ qua FV hoặc PV hay không ?
➢ Hàm NPER: Tính số kỳ thanh toán
Cú pháp: =NPER(RATE, PMT, PV, FV,TYPE)
- RATE: Lãi suất r
- PMT: Khoản tiền đều trong các kỳ (Lãi + vốn gốc)
- PV: Giá trị hiện tại của một khoản tiền
- FV: Giá trị tương lai của khoản tiền
- TYPE: Có 2 giá trị 0 và 1 và liên quan đến PMT
+ Là 0: Trả lãi cuối kỳ
+ Là 1 : Trả lãi đầu kỳ
+ Bỏ qua: mặc định là cuối kỳ
Ghi chú: 03 đối số PMT, PV, FV nhất thiết phải có một đối số thể hiện khoản tiền ra và
khoản tiền vào
➢ Hàm RATE: tính lãi suất (suất chiết khấu) đối với 1 khoản tiền hoặc 1 dòng
tiền đều trường hợp tính lãi kép.
Cú pháp : = RATE(NPER, PMT, PV,[FV],[TYPE],[GUESS])
- NPER: Thời gian n
- PMT: Giá trị khoản tiền đều
- PV: Giá trị hiện tại của một khoản tiền
- FV: Giá trị hiện tại của một khoản tiền
- TYPE: Có 2 giá trị 0 và 1 và liên quan đến PMT
- Trường hợp không có giá trị PMT có thể bỏ qua.
- Trường hợp có khai báo giá trị này
+ Là 0: Trả lãi cuối kỳ
+ Là 1: Trả lãi đầu kỳ

17
2.2.2 Thực hành hàm FV, PV, NPER, RATE
VD1: Ông A gửi tiết kiệm vào ngân hàng đầu mỗi tháng 5 triệu đồng với lãi suất 12% năm.
Lãi nhập vốn hàng tháng. Hỏi cuối năm 3 ông A có bao nhiêu tiền?
VD2: Ông A có 1 khoản tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng, lãi suất 14% năm, sau 3 năm
nhận được 250 triệu đồng. Hỏi số tiền ban đầu ông A gửi là bao nhiêu?
VD3: Công ty A vay ngân hàng 400 triệu lãi suất 12.5% năm, mỗi quý phải trả 1 số tiền
bằng nhau và bằng 25triệu. Hỏi công ty A phải trả bao nhiêu lần thì hết nợ?
VD4: Doanh nghiệp A vay ngân hàng 1 khoản tiền là 1 tỷ đồng, cuối mỗi tháng DN phải
thanh toán số tiền 50 triệu trong 2 năm, biết lãi gộp theo tháng, tính lãi suất của khoản vay
trên?
VD5: Công ty A đầu tư vào 1 dự án 300 triệu đồng, tỷ suất sinh lợi 15%/năm, lãi nhập vốn
hàng năm. Hỏi sau 6 năm đạt được bao nhiêu?
VD6: Công ty A vay ngân hàng một khoản tiền, mỗi quý phải trả đều một khoản tiền
12.000.000 đồng, sau 7 năm trả xong nợ. Tính số tiền công ty vay biết rằng lãi suất khoản
vay là 14%/năm?
VD7: Một người muốn có số tiền 200 triệu đồng, khả năng người đó có thể tích lũy hàng
năm là 10 triệu đồng. Nếu gởi số tích lũy hàng năm vào ngân hàng vào cuối mỗi năm với
lãi suất 12%/năm thì sau bao nhiêu lần mới đạt được số tiền 200 triệu đó.
VD8: Ngân hàng A cho vay 500 triệu trong vòng 4 năm, lãi nhập vốn 6 tháng lần. Khi đáo
hạn thu được khoản vốn lẫn lãi là 650 triệu. Tính lãi suất của khoản vay trên?
2.3 Hàm PMT, IPMT, PPMT và lịch vay trả nợ
2.3.1 Các hàm PMT, IPMT, PPMT
➢ Hàm PMT: Tính giá trị của một khoản tiền đều (vốn gốc + lãi)
Cú pháp : = PMT(RATE, NPER, PV, FV, TYPE)
- RATE: Lãi suất
- NPER: Thời gian n
- PV: Giá trị hiện tại của 1 khoản tiền
- FV: Giá trị tương lai của 1 khoản tiền
- TYPE: Có 2 giá trị 0 và 1 và liên quan đến PMT
+ Là 0: Trả lãi cuối kỳ

18
+ Là 1 : Trả lãi đầu kỳ
+ Bỏ qua: mặc định là cuối kỳ
➢ IPMT: Tính tiền lãi (Trường hợp lãi kép)
Cú pháp: =IPMT(RATE, PER,NPER, PV, FV, TYPE)
RATE: Lãi suất
NPER: Thời gian n
PV: Giá trị hiện tại của 1 khoản tiền
FV: Giá trị tương lai của 1 khoản tiền
TYPE: Có 2 giá trị 0 và 1 và liên quan đến PMT
+ Là 0: Trả lãi cuối kỳ
+ Là 1 : Trả lãi đầu kỳ
+ Bỏ qua: mặc định là cuối kỳ
➢ PPMT: Tính số vốn gốc (Trường hợp lãi kép)
Cú pháp: =PPMT(RATE, PER,NPER, PV, FV, TYPE)
RATE: Lãi suất
NPER: Thời gian n
PV: Giá trị hiện tại của 1 khoản tiền
FV: Giá trị tương lai của 1 khoản tiền
TYPE: Có 2 giá trị 0 và 1 và liên quan đến PMT
+ Là 0: Trả lãi cuối kỳ
+ Là 1 : Trả lãi đầu kỳ
+ Bỏ qua: mặc định là cuối kỳ

19
2.3.2 Lịch vay và trả nợ

Năm 0 1 2 ... n

Dư nợ đầu kỳ

Giải ngân trong kỳ

Nợ phải trả

- Tiền lãi

- Vốn gốc

Dư nợ cuối kỳ

o Dư nợ đầu kỳ tại năm bắt đầu thực hiện dự án: Số này >0 khi dự án mới có gánh
chịu khoản nợ từ trước, nếu không có thì giá trị này thường bằng 0. Từ năm 1 trở
đi, số dư nợ đầu kỳ được xác định bằng số dư cuối kỳ của năm trước (dư nợ đầu kỳ
năm thư n = dư nợ cuối kỳ năm thức n-1)
o Giải ngân trong kỳ: là số nợ phát sinh trong kỳ (khoản vay được giải ngân trong
kỳ)
o Nợ phải trả: Bao gồm vốn gốc và tiền lãi.
o Vốn gốc và tiền lãi: phụ thuộc vào phương án trả nợ thỏa thuận giữa chủ đầu tư và
đơn vị tài trợ (ngân hàng).
o Dư nợ cuối kỳ năm thứ n: Số dư này được xác định bằng số dư nợ đầu kỳ năm n
cộng số giải ngân trong năm thứ n trừ đi số vốn gốc đã trả trong năm thứ n.
2.3.3 Thực hành
VD9: Ông A muốn có 200 triệu đồng sau 5 năm, đầu mỗi năm ông gởi vào ngân hàng
những khoản tiền bằng nhau với lãi suất 12% năm, liên tục trong 5 năm. Xác định số tiền
ông A đã gửi mỗi năm?
VD10: Công ty A vay 500 triệu đồng lãi suất 14% năm, mỗi quý trả đều 1 khoản tiền bằng
nhau và sau 3 năm trả được nợ. Tính số tiền công ty A phải trả mỗi quý. Biết rằng lần trả
đầu tiên là 3 tháng sau vay và lãi nhập vốn gốc theo quý.

20
VD 11: Khách hàng vay 150 triệu đồng, trả đều mỗi quý với lãi suất 12% năm, sau 5năm
thì hết nợ, lần trả đầu tiên là 3 tháng sau ngày vay. Xác định số tiền trả hàng năm, lập bảng
kế hoạch trả nợ.
VD 12: Lập bảng kế hoạch trả nợ cho 1 khoản vay 500 triệu đồng, trả trong vòng 9 năm
bằng kỳ khoản cố định, lãi suất 10%năm, lần đầu tiên là 1 năm sau ngày vay.
VD 13: Công ty A bán căn hộ trả góp với giá một căn là 1.500.000.000đ, người mua trả
trước 500.000.000đ, phần còn lại trả góp hàng tháng. Biết rằng lãi suất thay đổi như sau:
trong 1 năm, lãi suất hàng tháng là 0.5%; trong 2 năm, lãi suất hàng tháng là 0.6%; trong 3
năm, lãi suất hàng tháng là 0.7%. Hãy tính số tiền trả vốn và trả lãi mỗi tháng trong các
trường hợp trên (lập bảng hoàn trả cụ thể cho 3 năm).
VD 14: Lập bảng trả nợ cho khoản vay 120.000.000đ, lãi suất 12%/năm, thời gian trả 2
năm, trả định kỳ hàng tháng, lần trả đầu tiên là 1 tháng sau ngày vay theo 2 phương thức
sau:
a. Trả cố định vốn gốc.
b. Trả cố định kỳ khoản.
VD 15: Ông A định mua xe với giá 1.200.000.000 đồng, phương thức thanh toán như sau:
- Ngay khi mua trả 300 triệu đồng
- Số còn lại trả góp với lãi suất 4% quý, mỗi quý trả với số tiền là A, sau 3năm trả xong nợ.
Tính A, lập bảng hoàn trả nợ.
2.4. Hàm NPV, IRR, Price, Yeild ứng dụng định giá cổ phiếu, trái phiếu
2.4.1 Hàm NPV, IRR
➢ Hàm NPV: Tính giá trị hiện tại của một dòng tiền không đều với một mức
chiết khấu giống nhau.
Cú pháp : =NPV(rate, value1, value2, …)
- Rate : Suất chiết khấu (lãi suất NH, tỷ suất lợi nhuận bình quân, …)
- Value1,2 : Là các khoản thu nhập, chi phí của từng kỳ trong giai đoạn tính toán
➢ Hàm IRR: Suất sinh lợi của dòng tiền không đều
Cú pháp: = IRR(values, guess)
- Values: Là chuỗi giá trị của dòng tiền mà dự án đầu tư mang lại
- Note: Values phải chứa ít nhất 1 giá trị dương và 1 giá trị âm

21
Thực hành:
VD 16: Hai dự án có dòng thu nhập như sau:
Dự án A:
Năm 0 1 2 3 4 5

CF thu - 8,000 9,000 10,000 6,000 11,000

CF chi 10,000 5,000 8,000 9,000 7,000 4,000

Dự án B:

CF thu - 10,000 10,000 12,000 15,000 15,000

CF chi 45,000 2,000 800 2,000 3,000 500

Với suất chiết khấu 10%, bạn sẽ chọn đầu tư dự án nào?


VD 17: Công ty H&D đầu tư vào một TSCĐ 5 tỷ đồng sau đó cho thuê lại có dòng thu
nhập như sau: 2 năm đầu, mỗi năm 1 tỷ đồng, 4 năm tiếp theo mỗi năm 800 triệu đồng, 4
năm cuối mỗi năm 900 triệu đồng. Giá thanh lý của TSCĐ này là 400 triệu đồng
a. Tính NPV biết tỷ suất sinh lợi của TSCĐ này là 14%.
b. Xác định IRR, biết rằng dòng tiền năm thứ 10 = giá trị thanh lý + thu nhập năm 10.
VD 18: Công ty A dự định mua một TSCĐ 5.400 triệu đồng. Sau đó cho thuê lại với tiền
cho thuê sau thuế là 1.050 triệu đồng nhận vào cuối mỗi năm trong 10 năm. Với LSCK là
12% năm, hãy tính NPV và IRR và kết luận gì về dự định này?
VD 19: Công ty A mua một TSCĐ 2.900 triệu đồng. Chi phí vận chuyển và chạy thử 600
triệu đồng. Sau đó cho thuê 10 năm với tiền thuê 600 triệu đồng nhận vào cuối mỗi năm.
Hết thời hạn thuê khách hàng mua lại với giá 1.000 triệu đồng. Cuối mỗi năm công ty A
bảo trì cho khách hàng tốn chi phí 50 triệu đồng.
a. Tính NPV của dự án, biết chi phí sử dụng vốn 9%/năm.
b. Tính IRR của dự án.
VD 20: Một dự án có tổng số tiền đầu tư là 3 tỷ đồng với thời hạn là 8 năm, khấu hao theo
PP khấu hao đều với tỷ suất hoàn vốn là 10%, được miễn thuế và EBT (ĐVT: triệu đồng)
qua các năm:

22
Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8

EBT 500 500 600 700 600 800 800 900


Tính NPV của dự án.
2.4.2 Ứng dụng NPV, IRR xác định giá và tỷ suất sinh lợi cổ phiếu bằng mô hình chiết
khấu dòng cổ tức
CP là công cụ (giấy chứng nhận) vốn do hay công typhát hành để huy động nguồn vốn dài
hạn, gồm CP phổ thông và CP ưu đãi
Các yếu tố của một CP:
- Công ty là cơ sở xác định mức độ rủi ro, tính suất chiết khấu (ke)
- Mệnh giá
Dòng tiền
- Cổ tức (D) thu nhập từ
CP
✓ Tỷ lệ cố định (CP ưu đãi)
✓ Dựa vào data quá khứ để ước tính
Định giá CP phổ thông
- TH 1: Giả sử rằng nhà đầu tư mua cổ phiếu và giữ để nhận cổ tức (không bán, do
đó, không có lợi vốn).

D1 D2 D Dt
V0 = +
(1 + ke ) (1 + ke )
1 2
+ ... +
(1 + ke ) 
= 
t =1 (1 + k e )
t

- TH 2: Giả sử rằng cổ tức tăng trưởng với tốc độ không đổi, nghĩa là g = hằng số
t
D =D (1+g) với D0 : cổ tức năm đã biết
t 0

Mô hình Gordon
✓ Trường hợp g = hằng số: V = D1/ (ke – g) = D0(1+g)/(ke – g)
✓ Trường hợp, g = 0: V = D1/ke = D0(1+g)/ke
✓ Trường hợp g thay đổi qua nhiều giai đoạn:
 D (1 + g ) t −t1
t1
D0 (1 + g1 )t
V = + 
t1 2

t =1 (1 + ke ) t t =t1 +1 (1 + ke )t
t
t1
D (1 + g1 ) 1  Dt1 +1 
V = 0 +  
t =1 (1 + ke )t (1 + ke ) 1  ke − g 2 
t

23
- TH3: Giả sử rằng nhà đầu tư mua cổ phiếu và giữ để nhận cổ tức trong n năm, bán
lại với giá Pn(có lợi vốn). n
Dt Pn
V0 =  +
t =1 (1 + ke ) (1 + ke ) n
t

Định giá CP ưu đãi


Dp
V0 =
kp

Trong đó:
- Dp: cổ tức của cổ phiếu ưu đãi
- kp: lợi nhuận đầu tư cổ phiếu ưu đãi
VD 21: Bạn đang xem xét cổ phiếu A: A có cổ tức hiện tại là 1.200 đ. Dòng tiền phát sinh
cuối kỳ. Tốc độ tăng trưởng cổ tức ước tính năm 1 là 7%, năm 2 là 5%, năm 3-4 là 3%.
Giả sử từ năm 5 trở đi duy trì tốc độ tăng trưởng 2%; nếu bán cuối năm 3 thì giá bán là
15.000đ. Tỷ suất sinh lợi yêu cầu là 12%.
a. Tính giá của A tại thời điểm 0 trong trường hợp sở hữu đến cuối năm thứ 3.
b. Tính giá của A tại thời điểm 0 nếu nắm giữ mãi mãi.
c. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá 14.000 đồng và bán lại vào năm thứ 3 với giá
16.000 đồng hỏi tỷ suất sinh lợi từ hoạt động đầu tư này là bao nhiêu %?
VD 22: Bạn bỏ tiền ra mua cổ phiếu B giá 15.000đ ở thời điểm hiện tại. Cuối năm 1 bạn
có thể nhận cổ tức 1.500, cuối năm 2 bạn nhận cổ tức 1.300, cuối năm 3 bạn nhận cổ tức
1.200 và sau đó dự định bán lại với giá 16.000. Vậy TSSL dự kiến khi đầu tư cổ phiếu B
là bao nhiêu phần trăm?
2.4.3 Hàm Price và Yield
Hàm PRICE: tính giá TP coupon tính trên 100 đơn vị mệnh giá
PRICE (settlement,maturity,rate,yld,redemption,frequency,[basic])
- Settlement: Ngày giao dịch trái phiếu
- Maturity: Ngày đáo hạn của trái phiếu
- Rate: lãi suất coupon (theo năm)
- Yld: tỷ suất sinh lợi (theo năm)
- Redemption: 100 đơn vị mệnh giá

24
- Frequency: só lần thanh toán lãi coupon trong 1 năm, chỉ có giá trị 1,2,4 tương ứng
thanh toán theo năm, 6 tháng, quý
- Basic: Ngày cơ bản,có các giá trị từ 0 → 4
Giá trị đối số Ngày cơ bản tháng/năm
0 Kiểu Mỹ 30/360
1 Thực tế/Thực tế
2 Thực tế/360
3 Thực tế/365
4 Kiểu châu Âu 30/360

HàmYIELD: tính lợi tức (YTM) TP coupon


YIELD (settlement,maturity,rate,pr,redemption,frequency,[basic])
- Settlement: Ngày giao dịch (bán lại) trái phiếu
- Maturity: Ngày đáo hạn của trái phiếu
- Rate: lãi suất coupon (theo năm)
- Pr: giá tương ứng 100 đơn vị mệnh giá
- Redemption: 100 đơn vị mệnh giá
- Frequency: só lần thanh toán lãi coupon trong 1 năm, chỉ có giá trị 1,2,4 tương ứng
thanh toán theo năm, 6 tháng, quý
- Basic: Ngày cơ bản,có các giá trị từ 0 → 4
Giá trị đối số Ngày cơ bản tháng/năm
0 Kiểu Mỹ 30/360
1 Thực tế/Thực tế
2 Thực tế/360
3 Thực tế/365
4 Kiểu châu Âu 30/360

Lưu ý: Tham số Pr qui ước tính giá trái phiếu trên mệnh giá 100
Giátráiphiếu
→ qui đổi pr = mệnhgiá
x100

2.4.4 Ứng dụng tính giá và tỷ suất sinh lợi trái phiếu Coupon
* Định giá trái phiếu có kỳ hạn, trả lãi định kỳ (TP coupon)

I I I MV
V0 = + + .... + +
(1 + r ) (1 + r )
1 2
(1 + r ) (1 + r ) n
n

25
Hay áp dụng công thức CF đều

 n  MV 1 1  MV
V0 = I  1/ (1 + i )t  + =I − n
+
 (1 + r )  i i (1 + i )  (1 + r )
n n
 t =1

Trong đó:
- P0: Giá TP tại thời điểm định giá
- r: là suất chiết khấu (yield to maturity)
- MV: giá trị thanh toán TP lúc đáo hạn
- N: thời hạn TP
- I: Lãi coupon hàng năm
Định giá TP không phải TP coupon MV
V0 =
- TP chiết khấu (không hưởng lãi) (1 + r ) n

MV * i % * n + MV MV (1 + i % * n)
- TP hưởng lãi khi đáo hạnV0 = (1 + r ) n
=
(1 + r ) n

I I I I I
- TP không kỳ hạn
V0 = +
(1 + r ) (1 + r )
1 2
+ .... +
(1 + r ) 
= 
t =1 (1 + r )
t
=
r

* Lợi tức đầu tư TP


- Lợi tức đầu tư TP đáo hạn (YTM)
I I I MV
V= + + .... + +
(1 + YTM )1 (1 + YTM ) 2 (1 + YTM ) n (1 + YTM ) n

- Lợi tức đầu tư khi thu hồi TP (YTC)


I I I PC
V= + + .... + +
(1 + YTC ) (1 + YTC )
1 2
(1 + YTC ) n
(1 + YTC ) n

Ví dụ 23:
TP chính phủ có mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất 8,5%; trả lãi hàng năm. Ngày phát hành
21/10/2013. Ngày đến hạn 21/10/2017. Tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư yêu cầu là 10%.

26
a. Định giá TP vào ngày 21/10/2013.
b. Nếu nhà đầu tư mua TP trên với giá 97.000 đồng vào ngày 21/10/2013 và giữ TP
đến ngày 21/10/2017, hãy tính lợi tức TP.

Lời giải gợi ý:


Bước 1: Tổ chức dữ liệu, tạo vùng thông số
Bước 2: Lựa chọn cách định giá phù hợp (sử dụng Excel như máy tính hay nhóm hàm tài
chính như PV-NPV- RATE, cong cụ GOALSEEK hay nhóm hàm liên quan TP như
PRICE-YIELD) (Xem hình 5.2)
a. Định giá TP vào ngày 21/10/2013
Lãi hàng năm (I) = 100.000*8,5% = 8.500 đồng

8.500 8.500 8.500 8.500 + 100.000


V0 = + + +
(1 + 10%) (1 + 10%) (1 + 10%)
1 2 3
(1 + 10%)4

Hay :

 4  100.000 8.500  1  100.000


V 0 = 8.500  1/ (1 + 10%)t  + = 1− 4
+ = 95.245
 (1 + 10%) 10%  (1 + 10%)  (1 + 10%)4
4
 t =1
b. Giải phương trình sau tìm YTM:
8.500 8.500 8.500 8.500 100.000
97.000 = + + + +
(1 + YTM ) (1 + YTM ) (1 + YTM ) (1 + YTM ) (1 + YTM ) 4
1 2 3 4

Tìm YTM bằng GOALSEEK (hình 5.1)


Hình 2.1

27
Thực hành VD 23 bằng hàm Price và hàm yield
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài số 1. Giả sử bạn A vừa sinh ra, cha của bạn A đã mở một tài khoản tiết kiệm cho bạn
A là 200 triệu với mức lãi suất 5%/ năm, ghép lãi 6 tháng 1 lần. Năm nay bạn A 25 tuổi và
muốn rút toàn bộ số tiền trên để làm ăn, thì sẽ rút được bao nhiêu tiền?
Bài số 2. Sau khi rút hết khoản tiết kiệm tại câu 1, bạn A lại gửi số tiền đó vào một ngân
hàng khác trong 5 năm nhận được 1.000 triệu đồng. Hỏi ngân hàng này áp dụng mức lãi
suất bao nhiêu %/năm cho khoản tiết kiệm này, biết rằng chính sách của ngân hàng là ghép
lãi hàng quý, tiền lãi không rút nhập vốn.
Bài số 3. Bạn B bằng tuổi bạn A, cha bạn B cũng muốn cho bạn B số tiền bằng với số tiền
bạn A nhận được vào năm 25 tuổi, bằng cách gửi đầu mỗi tháng 1.000 ngàn đồng, với lãi
suất 6.5%/năm, ghép lãi hàng tháng. Hỏi bố bạn B phải gửi trong bao nhiêu năm?
Bài số 4. Năm 25 tuổi bạn C nhận được một sổ tiết kiệm với số tiền là 651.837.932 đồng.
Biết rằng sổ tiết kiệm này được mẹ bạn C mở vào lúc bạn C sinh ra. Ngân hàng áp dụng
lãi suất 7%/năm, ghép lãi hàng quý. Yêu cầu, xác định số tiền mẹ bạn C đã gửi.
Bài số 5. Ông X dự định mua một chiếc xe ô tô để kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành
khách. Giá trị đầu tư xe là 800 triệu đồng. Ông ước tính thu nhập nhận được mỗi năm sau
năm đầu tư lần lượt là: 200; 300, 300, 200, 100 triệu đồng. Với suất sinh lợi kỳ vọng 12%
ông X có nên đầu tư hay không? Nếu đầu tư, dự án này mang lại cho ông X tỷ suất lợi
nhuận bao nhiêu %?
Bài số 6: Sau khi tốt nghiệp đại học, SV A dự định khởi nghiệp với một hoạt động kinh
doanh có tổng đầu tư 600 triệu đồng. Trong đó, có 400 triệu mua tài sản cố định (TSCĐ),
200 triệu đồng làm vốn lưu động. Vốn lưu động có được từ khoản gia đình cho 130 triệu
đồng và khoản tiết kiệm 70 triệu đồng từ hoạt động làm thêm trong thời gian trên ghế nhà
trường. Tiền đầu tư TSCĐ SV A vay được từ NHTM X 250 triệu trong 5 năm, lãi suất
12%/năm; Vay từ Công ty tài chính Y 150 triệu trong 3 năm, lãi suất 15%/năm.
a. Tóm tắt các thông số trong tình huống
b. Hãy tính tổng số tiền SV A phải trả cho ngân hàng X sau 5 năm, biết rằng NH X ghép
lãi hàng tháng, lãi không trả nhập vốn không phạt.
c. Biết rằng, khoản vay từ công ty Tài chính Y được trả góp đều định kỳ đầu mỗi tháng,
hãy tính số tiền góp hàng tháng.
d. Nếu khoản tiết kiệm cá nhân chưa được sử dụng, SV A mang gửi ngân hàng Z, sau 2
năm thu về được 76 triệu, biết rằng NH ghép lãi hàng quý. Hỏi lãi suất tiền gửi tại NH Z
là %/năm?

28
e. Lập kế hoạch trả nợ cho khoản vay tại Ngân hàng X, trường hợp SV A vay và trả nợ
hàng năm theo phương án vốn gốc trả đều, lãi tính trên dư nợ.
Bài số 7: Công ty đa quốc gia ST trụ sở chính tại VN, có công ty con tại Thái Lan. Công
ty con tại Thái đang vay 50 triệu vốn lưu động bằng baht Thái từ ngân hàng Citibank tại
Bangkok 8 tháng, lãi suất vay cố định 6,5%/năm, lãi trả theo dư nợ, vốn gốc trả đều hàng
năm. Đồng thời tại Việt Nam, ST đang muốn triển khai nhà máy mới tại Long An với giá
mua 70 tỷ đồng, để vận hành hệ thống máy công ty cần thanh toán thêm 3,6 tỷ bao gồm
chi phí vận chuyển, lắp đặt và 1 khoản vốn lưu động. Nguồn để đầu tư tài tài sản cố định
từ lợi nhuận giữ lại, nguồn đầu tư vốn lưu động từ tiền tích lũy tại ngân hàng thương mại
X trong vòng 1,5 năm, gửi tiền định kỳ đầu mỗi quý 500 triệu, với lãi suất tiền gửi
5,6%/năm.
a. Tính nguồn vốn ST sẵn có tại ngân hàng X đầu tư vốn lưu động tại Long An.
b. Lập bảng tính lịch vay và trả nợ cho khoản vay tại Citibank tại Bangkok
Bài số 8: Công ty NHK dự định đầu tư vào một dự án có tổng đầu tư 300 tỷ đồng, trong
đó có 240 tỷ đồng mua tài sản cố định, 60 tỷ đồng vốn lưu động. Vốn lưu động lấy từ nguồn
150 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại trước đó của doanh nghiệp đã gửi tại ngân hàng thương mại
X trong 2 năm qua với lãi suất tiền gửi 4%/năm, ghép lãi hàng tháng. Tiền đầu tư tài sản
cố định dự kiến vay của ngân hàng Y trong 4 năm, lãi suất vay cố định 6,5%/năm, lãi trả
theo dư nợ, vốn gốc trả đều hàng năm.
a. Tính tổng số tiền Công ty NHK có được sau 2 năm gửi tại ngân hàng X
b. Lập bảng tính lịch vay và trả nợ cho khoản vay ngân hàng Y để mua TSCĐ
Bài số 9: Công ty JCB dự định đầu tư vào một dự án có tổng đầu tư 3 tỷ đồng, trong đó có
2,4 tỷ đồng mua tài sản cố định, 0,6 tỷ đồng vốn lưu động. Vốn lưu động lấy từ nguồn lợi
nhuận giữ lại của doanh nghiệp đã gửi tại ngân hàng thương mại A trong 3 năm qua với lãi
suất tiền gửi 4,5%/năm, ghép lãi hàng tháng, có giá trị hiện tại là 1,5 tỷ đồng. 70% tiền đầu
tư tài sản cố định dự kiến vay của ngân hàng B trong 5 năm, lãi suất vay cố định 7,5%/năm,
trả nợ đều hàng năm.
a. Xác định số tiền công ty JCB đã gửi tại ngân hàng A cách đây 3 năm
b. Lập bảng tính lịch vay và trả nợ cho khoản vay ngân hàng B để mua TSCĐ
Bài số 10: Sau 4 năm tích lũy từ việc tiết kiệm và làm thêm trong thời gian học đại học, tại
thời điểm tốt nghiệp sinh viên A có 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, cha mẹ sinh viên A cũng
thưởng cho bạn thêm 600 triệu đồng vì có kết quả học tập tốt theo cam kết tại thời điểm
bạn vào đại học. Bạn hãy giúp sinh viên A tính toán các giá trị nhận được hoặc phải trả
trong các tình huống sau:

29
a. Gửi tất cả số tiền vào ngân hàng Z được hưởng lãi suất được áp dụng 5.5%/năm, ghép
lãi hàng tháng, sau 4 năm nhận được bao nhiêu?
b. Trường hợp mua chứng khoán công ty X, lãi suất 8%/năm, trả lãi 6 tháng 1 lần và sau 4
năm nhận được 980 triệu đồng hỏi tỷ suất sinh lợi nhận được là bao nhiêu%/năm?
c. Trả trước số tiền đang có để mua căn hộ chung cư 65m2, trị giá 2,6 tỷ đồng, số còn lại
vay ngân hàng trong 12 năm, biết rằng ngân hàng áp dụng lãi suất cố định 11%/năm và
ghép lãi hàng tháng. Tính số tiền góp hàng tháng.
Bài số 11: Cổ phiếu công ty A trả cổ tức năm hiện hành là 3.200 đồng/cổ phiếu. Biết tốc
độ tăng trưởng cổ tức dự kiến vào 2 năm tới là 15%/năm, sau đó giữ ổn định mãi mãi ở
mức 10%/năm.
a. Hãy xác định giá nhà đầu tư muốn chấp nhận mua nắm giữ dài hạn với tỷ suất sinh lợi
đòi hỏi 15%/năm.
b. Nếu giá thị trường của cổ phiếu là 50.000 đồng, nhà đầu tư mong muốn tỷ suất sinh lợi
18% có mua cổ phiếu này hay không?
Bài số 12: Cố phiếu công ty X có cổ tức hiện tại 2.000 đồng, tỷ lệ tăng cổ tức ước tính
trong 4 năm tới 15% sau đó giữ ổn định mãi mãi ở mức 6%.
a. Tóm tắt thông tin và ước tính dòng cổ tức nhà đầu tư có thể nhận được
b. Hãy xác định giá nhà đầu tư sẵn lòng mua nắm giữ dài hạn với kỳ vọng lợi nhuận
10%/năm
c. Nếu mua và bán lại cổ phiếu này tại năm thứ 3 với giá 32.000 đồng, và kỳ vọng lợi tức
12%, nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu này với giá bao nhiêu?
Bài số 13: Một lô trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm, có mệnh giá 100 triệu đồng, lãi suất
coupon 6.5% trả lãi hàng năm đã được bán ra tại thời điểm phát hành trị giá 92 triệu đồng,
sau 1 năm nắm giữ nhà đầu tư quyết định bán lại trên thị trường thứ cấp với giá 94 triệu
đồng. Nếu nhà đầu tư mua lại trái phiếu trên thị trường thứ cấp sẽ có tỷ suất sinh lợi bao
nhiêu %/năm?
Bài số 14: Ngày 20/6/2020, một nhà đầu tư dự định mua 50 trái phiếu công ty A có mệnh
giá 100 ngàn đồng, 20 trái phiếu công ty B có mệnh giá 100 ngàn đồng. Trái phiếu công ty
A phát hành ngày 20/6/2019, phát hành 5 năm, lãi suất coupon 8.2%/năm. Trái phiếu công
ty B phát hành ngày 20/6/2020, phát hành 5 năm, lãi suất coupon 8.7%/năm.
a. Tóm tắt thông số đầu vào
b. Xác định giá mua trái phiếu công ty A, với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng 12%
c. Xác định giá mua trái phiếu công ty B, với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng 12%

30
d. Tính tổng số tiền nhà đầu tư bỏ ra mua lô trái phiếu nêu trên
e. Nếu mua trái phiếu công ty A với giá 97.000 đồng nhà đầu tư sẽ có tỷ suất sinh lợi thực
từ trái phiếu này bao nhiêu %?
f. Xác định tỷ suất sinh lợi của trái phiếu B nếu nhà đầu tư mua trái phiếu này với giá
96.000 đồng.

31

You might also like