You are on page 1of 39

CHƯƠNG 10

THÔNG TIN CHUYỂN TIẾP VÀ


HỢP TÁC
NỘI DUNG
1. Nguyên lý chuyển tiếp
2. Những vấn đề cơ bản của chuyển tiếp
3. Chuyển tiếp với nhiều nút chuyển tiếp song song
4. Định tuyến và phân bổ tài nguyên trong đa chặng
5. Định tuyến và phân bổ tài nguyên trong mạng hợp tác
6. Ứng dụng
7. Mã hóa mạng
1. Nguyên lý chuyển tiếp
• Thông tin vô tuyến truyền thống dựa trên liên lạc điểm nối điểm, tức là
chỉ có hai nút có liên quan đến việc truyền dữ liệu.
• Ví dụ: BS với MS trong mạng tế bào; giữa các MS; …
• Chuyển tiếp: Một số nút hỗ trợ có chủ ý cho các nút khác để lấy thông
tin từ nguồn bản tin tới đích mong muốn:
- Các nút chuyển tiếp dành riêng, tức là các nút chuyển tiếp không bao giờ
đóng vai trò là nguồn hoặc đích của thông tin.
- Các nút ngang hàng đóng vai trò là nút chuyển tiếp: có thể thay
đổi vai trò của chúng tùy vào tình huống thực tế – đôi khi chúng giúp
chuyển tin đi và đôi khi chúng đóng vai trò là nguồn hay đích.
• Mục đích: mở rộng vùng phủ sóng hoặc cải thiện chất lượng dịch vụ
Mạng chuyển tiếp 2 chặng (a) và chuyển tiếp đa chặng (b)
Thông tin hợp tác
2. Những vấn đề cơ bản của chuyển tiếp
2.1 Các giao thức cơ bản
- Chế độ khuếch-đại-và-gửi-đi (AF: Amplify-and-Forward) thì nút chuyển tiếp sẽ khuếch
đại tín hiệu thu được với một hệ số nào đó rồi phát lại tín hiệu ấy
- Chế độ giải-mã-và-gửi-đi (DF: Decode-and-Forward), nút chuyển tiếp sẽ giải
mã gói rồi mã hóa lại và phát lại
- Chế độ nén-và-gửi-đi (CF: Compress-and-Forward), nút chuyển tiếp sẽ tạo ra
một phiên bản đã lượng tử hóa (có nén) của tín hiệu mà nó nhận được từ nút
nguồn rồi gửi nó đến nút đích.
 Các phương pháp xử lý chuyển tiếp:
- xF đa chặng (MxF) (xF ký hiệu thay cho AF, DF hoặc CF): trong khe thời
gian đầu tiên, phía nguồn sẽ phát, và chỉ có nút chuyển tiếp nghe. Trong
khe thời gian thứ hai, chỉ có nút chuyển tiếp phát tin và phía đích nghe
- xF chia nhỏ - kết hợp (SCxF): trong khe thời gian đầu tiên, phía nguồn sẽ
phát, và chỉ có nút chuyển tiếp nghe (giống như trong MxF). Trong khe thời
gian thứ hai, cả phía nguồn và nút chuyển tiếp đều phát và phía đích nghe.
- xF phân tập (DxF): trong khe thời gian đầu tiên, phía nguồn sẽ phát còn
nút chuyển tiếp và phía đích sẽ nghe. Trong khe thời gian thứ hai, chỉ có nút
chuyển tiếp phát còn phía đích nghe. Như vậy, phía đích sẽ nhận được hai
bản sao của tín hiệu ban đầu.
- xF phân tập không trực giao (NDxF): trong sơ đồ này, chuyển tiếp sẽ gửi
thông tin được mã hóa vi sai trong khe thời gian thứ hai.
- xF nhiễu xuyên ký tự (IxF): đây là sơ đồ chỉ hoạt động nếu nút
chuyển tiếp có khả năng song công hoàn toàn (ngược với giả
thiết của ta ở trên). Trong khe thời gian thứ i, phía nguồn sẽ gửi
đi một khối tin tới nút chuyển tiếp, và trong khe thời gian thứ i+1,
nút chuyển tiếp sẽ gửi khối tin này tới phía đích, và đồng thời
phía nguồn cũng gửi khối tin tiếp theo cho nút chuyển tiếp. Phía
đích sẽ liên tục nghe, và trong mỗi khe thời gian sẽ nghe thấy sự
xếp chồng của khối tin “hiện tại” được phát đi trực tiếp từ nút
nguồn với khối tin “trước đó” từ nút chuyển tiếp.
2.2 Giải mã và gửi đi
- Đây là sơ đồ giải mã quan trọng nhất, Nút chuyển tiếp sẽ thu một gói và
giải mã nó, do đó sẽ khử được tác động của tạp âm, trước khi mã hóa lại
và phát lại gói đó
 Xét sơ đồ giải mã và gửi đi đa chặng (MDF): Nếu ta giả sử công suất phát
là cố định, và chia đều thời gian hiện có giữa hai giai đoạn, thì tốc độ dữ
liệu tổng cộng trên bang thông đơn vị sẽ là:

- Ps và Pr là công suất mà nguồn và nút chuyển tiếp sử dụng, còn Pn là


công suất tạp âm
- hệ số 1/2 xuất phát từ ràng buộc bán song công
• Để truyền dẫn thành công, gói dữ liệu phải đi qua cả hai kết nối này; kết
nối có dung lượng nhỏ hơn do đó sẽ là nút cổ chai xác định nên tốc độ
truyền dẫn có thể đạt được.
• Các giá trị Ps và Pr có thể là cố định hoặc được tối ưu theo các ràng buộc công
suất và theo giá trị của các hệ số kênh hsr và hrd
• Tối ưu: Dung lượng 2 chặng như nhau ta có:
 Giải mã và gửi đi phân tập (DDF): phía đích sẽ nghe trong suốt thời
gian của cả hai giai đoạn, và do đó có thể cộng dồn các tín hiệu mà nó thu
được từ phía nguồn (trong giai đoạn 1) và từ nút chuyển tiếp (trong giai
đoạn 2).
- Truyền từ nút chuyển tiếp sử dụng mã hóa lặp: nút chuyển tiếp sử dụng
cùng một bộ mã hóa như phía nguồn. Phía đích Có thể cộng dồn các tín
hiệu thu được trước khi giải mã, giúp cải thiện SNR.

- Công suất tối ưu:


• Truyền từ nút chuyển tiếp sử dụng mã hóa độ dư tăng dần: trong trường
hợp này, nút chuyển tiếp sẽ giải mã gói và mã hóa lại gói với một bộ mã
hóa khác.
2.3 Khuếch đại và gửi đi
- Nguyên lý cơ bản của AF là nút chuyển tiếp sẽ lấy tín hiệu (có tạp âm) yr
mà nó nhận được và khuếch đại nó với hệ số tăng ích β; ở đây không có sự
xử lý nào khác của yr (như giải mã, giải điều chế .v.v.)
- Trong giai đoạn đầu, tín hiệu thu được tại phía đích đơn giản là tín hiệu
(đã suy hao) từ phía nguồn, cộng với tạp âm (các số hạng cộng tính xảy ra
Với nhiễu xuyên ký tự AF
- Trong giai đoạn hai, tín hiệu này là tổng của tín hiệu trực tiếp từ phía
nguồn với tín hiệu tới từ nút chuyển tiếp.

- Hệ số khuếch đại bị giới hạn bởi các ràng buộc về công suất
2.4 Nén và gửi đi
- CF tương tự như AF theo nghĩa rằng nút chuyển tiếp không giải mã bản
tin, mà sẽ gửi đi bất cứ cái gì nó thu được (kể cả tạp âm)
- Sự khác biệt chính khi so sánh với AF là tín hiệu được gửi đi là một phiên
bản đã nén và lượng tử hóa của tín hiệu thu được tại nút chuyển tiếp.
- CF đã được chứng minh là có dung lượng cao hơn so với DF hay AF với
một số cấu hình kênh cụ thể
3. CHUYỂN TIẾP VỚI NHIỀU NÚT CHUYỂN TIẾP SONG SONG

- Trong rất nhiều tình huống, có nhiều hơn một nút chuyển tiếp để gửi tin đi.
Trong trường hợp đó, sự hợp tác giữa các nút chuyển tiếp khác nhau có thể
tăng cường đáng kể chất lượng của sơ đồ chuyển tiếp, đặc biệt là trong các
kênh pha-đinh.
- Về cơ bản, nhiều nút chuyển tiếp sẽ cung cấp các đường truyền phân tập
giúp kháng lại nhiễu và pha-đinh tốt hơn
- Sự phối hợp giữa các nút chuyển tiếp đòi hỏi cần phải có sự trao đổi thông
tin trạng thái kênh (CSI: Channel State Information) và thông tin điều khiển
- Giới hạn phạm vi thảo luận ở DF (trong hầu hết trường hợp là tập trung
vào MDF
- Xét mạng có hai chặng
• Giai đoạn 1, phía nguồn sẽ phát quảng bá thông tin. Giai đoạn này có tận
dụng hiệu ứng quảng bá, tức là tín hiệu đến một vài nút chuyển tiếp (có
thể là với cường độ khác nhau), mặc dù chỉ có một nút (là nút nguồn) phát
tin
• Giai đoạn hai, một hay nhiều nút chuyển tiếp sẽ gửi tin tới phía đích
• Với giai đoạn 1, ta luôn giả định rằng nút chuyển tiếp thứ k biết về kênh từ
nguồn tới nó (tức là có CSI tại máy thu (CSIR: CSI at the Receiver))
• Với giai đoạn 2, ta một lần nữa giả sử CSIR (tức là phía đích biết về kênh
giữa nút chuyển tiếp thứ k với phía đích)
• Tùy vào loại CSIT mà các sơ đồ truyền dẫn khác nhau có thể được sử
dụng:
+ Có CSIT đầy đủ: các nút chuyển tiếp biết cả biên độ và pha của kênh
truyền tới phía đích
+ Không có CSIT nào: trong trường hợp này, các nút chuyển tiếp có thể
phát các phiên bản được mã hóa không gian-thời gian (ST: Space-Time)
của gói dữ liệu
+ Có CSIT trung bình: trong trường hợp này, chỉ có tăng ích kênh trung bình
chứ không có tăng ích kênh tức thời
3.1 Lựa chọn chuyển tiếp
- Chọn ra nút chuyển tiếp “tốt nhất” trong tất cả các nút chuyển tiếp hiện có
- Thế nào là “tốt nhất” ?
- Ta phải phân biệt hai trường hợp:
+ TH1: nếu nút nguồn có công suất phát và tốc độ dữ liệu cố định, Thì
không thể tác động vào việc nút nào sẽ thu đúng gói trong suốt thời gian
truyền dẫn giai đoạn 1. Đơn giản là xét tập các nút chuyển tiếp mà có nhận
được gói và lựa chọn ra một nút chuyển tiếp có kênh mạnh nhất đến đích
để gửi đi gói đó.
+ TH2: Nếu nút nguồn có thể thích nghi với các kênh này thì ta có thể đảm
bảo rằng một nút chuyển tiếp cụ thể sẽ nhận được bản tin trong giai đoạn 1
- Chọn ra nút chuyển tiếp có tốt nhất:
• Bước 1: nút đích gửi đi một tín hiệu quảng bá ngắn gọn cho
phép các nút chuyển tiếp xác định
• Bước 2: nút nguồn gửi đi gói dữ liệu, cũng như thông báo “sẵn sang phát”
(CTS: Clear To Send) sau khi hoàn thành. Mỗi nút chuyển tiếp sẽ cố gắng
thu gói này, và cũng xác định của nó, và từ đó là ηi
• Bước 3: Mỗi nút chuyển tiếp khởi động bộ đếm thời gian với giá trị ban
đầu Ktimer/ (trong đó Ktimer là một hằng số được lựa chọn phù hợp) và
sẽ đếm ngược, trong khi vẫn nghe các tín hiệu vô tuyến khả thi từ các nút
chuyển tiếp khác. Khi bộ đếm lùi về 0, nút chuyển tiếp này sẽ bắt đầu phát
– trừ khi một nút chuyển tiếp khác đã bắt đầu phát rồi (và do đó đã chiếm
kênh).
- Nút chuyển tiếp có kênh “tốt nhất” (ηk cao nhất) là nút chuyển tiếp đầu tiên
– và do đó là duy nhất – sẽ phát
3.2 Tạo chùm phân tán
- Giai đoạn 1: nút nguồn sẽ quảng bá thông tin và một tập (với kích
thước | |) thu gói theo thứ tự tốt
- Giai đoạn 2: hệ số truyền dẫn tối ưu tại mỗi nút chuyển tiếp được chọn thứ
k có thể chỉ ra là tỷ lệ với:

- Khi đã có CSIT tại các nút chuyển tiếp. Các nút | | sẽ phối hợp, tức là
phát kết hợp, để gửi dữ liệu tới phía đích. Điều này tương tự như tạo chùm
hay truyền dẫn tỉ số cực đại trong các hệ thống phân tập phát.
3.3 Truyền dẫn trên các kênh trực giao
- Sử dụng khi không có CSIT tại phía phát
- Loại trừ được nhiễu giữa các kênh chuyển tiếp khác nhau; tuy nhiên giảm
hiệu quả phổ
- Xét sơ đồ DDF có dung lượng:

- là tập hợp các nút chuyển tiếp có thể giải mã bản tin từ một nút
nguồn cụ thể nào đó
3.4 Mã hóa không gian-thời gian phân tán
- Không có CSIT: các nút chuyển tiếp sử dụng mã không gian-thời gian
trong suốt thời gian truyền dẫn
- Giai đoạn 1, nút nguồn gửi thông tin tới các nút chuyển tiếp.
- Giai đoạn 2, các nút chuyển tiếp thực hiện truyền tín hiệu đã mã không
gian-thời gian tới nút đích
3.5 Hợp tác mã hóa
- Chuyển tiếp và mã hóa sửa lỗi được
kết hợp lại, dẫn đến phân tập được tăng
cường
- Một gói dữ liệu từ nguồn sẽ được mã
hóa với mã sửa lỗi hướng đi (FEC:
Forward Error Correction) và các phần
khác nhau của các từ mã này sẽ được
gửi đi trên hai (hay nhiều) đường
truyền khác nhau trong mạng.
• Do không có hồi tiếp giữa các nút 1 và 2 nên sẽ nảy sinh bốn tình
huống:
4. ĐỊNH TUYẾN VÀ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN TRONG CÁC
MẠNG ĐA CHẶNG

• Xét mạng lớn hơn, trong đó một nút chuyển tiếp hay một số nút chuyển
tiếp song song là không đủ để đưa thông tin từ nút nguồn tới đích. Thay
vào đó, ta phải sử dụng nhiều nút chuyển tiếp liên tiếp nhau
• Nhiệm vụ đầu tiên là xác định xem nút nào nên đóng vai trò là nút chuyển
tiếp và theo thứ tự nào; Liên quan đến vấn đề này là câu hỏi những tài
nguyên nào (công suất, băng thông) nên được phân bổ cho các nút đó.
• Bài toán định tuyến trở thành bài toán tìm đường ngắn nhất
• Thuật toán tìm đường ngắn nhất được sử dụng là: Thuật toán Dijkstra và
Thuật toán Bellman-Ford
4.1 Mục tiêu và phân loại các giao thức định tuyến
- Mục tiêu: Thời gian ngắn nhất; tiêu hao năng lượng để gửi thông tin đi
càng nhỏ càng tốt; tuổi thọ của mạng, tức là thời gian cho đến khi nút đầu
tiên hết pin, nên được tối đa hóa; giao thức nên được phân tán, tức là
không yêu cầu điều khiển tập trung; giao thức nên hiệu quả băng thông; …
- Chủ động (proactive): mạng sẽ theo dõi các tuyến tối ưu từ tất cả các
nguồn khả thi tới tất cả các đích khả thi tại mọi thời điểm. Do đó, truyền gói
thực tế có thể thực hiện rất nhanh chóng, do tuyến tối ưu đã có ngay tức thì.
Mặt trái là chi phí cần để theo dõi tất cả các tuyến sẽ là đáng kể.

- Phản ứng lại (reactive): một tuyến tới đích chỉ được xác định khi thực sự có một
gói được gửi đi tới một đích cụ thể, tức là theo yêu cầu. Phương pháp này thì hiệu
quả hơn, nhưng rõ ràng là sẽ dẫn đến việc phân phối gói chậm hơn.
4.2 Định tuyến nguồn
- Mỗi nút tạo tin có thể xác định (từ một bảng tìm kiếm chẳng hạn) thứ tự
các nút mà gói tin nên đi qua trong mạng.
- Thứ tự các nút này sẽ được chèn vào trong gói dữ liệu, sao cho mỗi nút
trên tuyến có thể biết được rằng tiếp theo nên phát gói tới nút nào
- Ưu điểm: không có vòng lặp, tức là sẽ không có nguy cơ rằng gói sẽ quay
trở lại một nút trung gian mà nó đã đến rồi
+ Định tuyến nguồn chủ động, các thông báo trạng thái đường truyền sẽ
được mỗi nút gửi đi một cách định kỳ tới các nút lân cận
+ Định tuyến nguồn động (DSR: Dynamic Source Routing) có thể giảm mạnh lượng
chi phí bằng cách thực hiện định tuyến theo yêu cầu.
4.3 Định tuyến dựa trên trạng thái kết nối
- Mỗi nút sẽ tập hợp thông tin về trạng thái của các kết nối trong toàn mạng.
Dựa trên thông tin này, một nút có thể xây dựng nên các tuyến hiệu quả
nhất qua mạng tới tất cả các nút khác
- Định tuyến dựa vào trạng thái kết nối cần đến việc thu nhận và phân
phối các trạng thái kết nối trong khắp mạng.
- Việc phân phối thông tin trạng thái kết nối tới các nút khác sẽ đạt được bằng cách
sử dụng các bản tin ngắn được gọi là thông báo trạng thái kết nối bao gồm:
+ ID của nút tạo ra thông báo,
+ Các nút được kết nối tới nút thông báo, cũng như chất lượng kết nối
(trọng số cạnh) của kết nối đó,
+ Số thứ tự, chỉ thị mức độ “tươi mới” của thông tin
4.4 Định tuyến véc-tơ khoảng cách
- Mỗi nút sẽ duy trì một danh sách tất cả các đích mà chỉ chứa chi phí của
việc tới nút đích đó, và nút tiếp theo để gửi bản tin tới
- Nút nguồn chỉ biết nút nào sẽ xử lý gói tin, và từ đó biết về nút tiếp theo
- Ưu điểm: chi phí lưu trữ giảm rất mạnh so với các thuật toán trạng thái kết
nối.
4.5 Định tuyến dựa vào vị trí địa lý
- Các nút trong mạng biết về vị trí địa lý của chúng. Điều này có thể đạt
được bằng cách xác định vị trí GPS hoặc dùng các cơ chế xác định vị trí
khác (ví dụ như dựa trên các bản đồ cường độ trường, đo cự ly bằng thời
gian truyền .v..v.)
- Các tuyến có thể được thiết kế dựa trên thông tin về vị trí địa lý này
4.6 Định tuyến phân cấp
- Các nút của mạng được chia nhỏ thành các cụm, tức là nhóm các nút.
- Một nút trong cụm sẽ được gọi là đầu cụm, tất cả các nút khác trong cụm
đó chỉ có thể giao tiếp với nút cụ thể này
- Bản tin được truyền đi giữa các cụm, chỉ có thể được thực hiện bằng cách
truyền qua các đầu cụm
4.7 Các chiến lược phân bổ công suất
- Tuyến cố định, tốc độ truyền cố định: điều ta có thể đạt được với điều
khiển công suất là việc giảm công suất tiêu thụ. Công suất phát tại mỗi nút
nên được đặt càng thấp càng tốt với giới hạn là SNR tại nút thu phải đủ cao
để đảm bảo cho giải mã.
- Tuyến cố định, nhưng tốc độ truyền có thể thay đổi được: việc giảm công
suất phát sẽ làm tăng thời gian truyền cần thiết. Nếu việc tối thiểu hóa mức
tiêu thụ năng lượng là mục tiêu cuối cùng của quá trình tối ưu, thì công suất
phát nên được đặt càng thấp càng tốt.
- Tuyến và tốc độ truyền có thể thay đổi được: bằng cách thay đổi công suất
và/hoặc tốc độ, ta có thể thích nghi các trọng số cạnh của graph biểu diễn
mạng
5. Định tuyến và phân bổ tài nguyên trong mạng hợp tác
• Bài toán định tuyến trở nên phức tạp hơn rất nhiều
• Khi sử dụng thông tin hợp tác, thời gian bắt đầu và dừng truyền dẫn từ
một nút chuyển tiếp (gần như) là các tham số tùy ý cần được tối ưu
• Giải pháp tối ưu chỉ có thể được tìm ra bằng cách thử tất cả các tuyến khả
thi
5.1 Định tuyến không có cạnh chung và định tuyến đường bất kỳ
- Định tuyến đường ngắn nhất không có cạnh chung là một cách xác định
các tuyến mà không có chung bất cứ đường truyền nào
- Định tuyến đường bất kỳ lợi dụng hiệu ứng quảng bá để đạt được tính
phân tập: mỗi nút sẽ quảng bá gói dữ liệu cho một nhóm các nút lân cận,
được gọi là tập gửi đi. Một trong các nút thành công này khi đó sẽ đóng vai
trò là nút chuyển tiếp tiếp theo trên tuyến. Chỉ có một nút từ một tập gửi đi
sẽ thực hiện phát lại
5.2 Định tuyến với việc tích lũy năng lượng
- Một cách khác để tận dụng độ phân tập là tích lũy năng lượng
tại các nút chuyển tiếp. Điều này xảy ra khi một nút lưu trữ lại tín
hiệu thu của một gói mà quá yếu để giải mã, rồi kết hợp nó với
một tín hiệu khác của cùng một gói nhưng tới sau
6. Ứng dụng
- Chuyển tiếp chuyên dụng: chủ yếu được sử dụng trong bối cảnh của
các mạng di động. Có tác dụng:
+ Tăng vùng phủ sóng: vì chuyển tiếp cải thiện SNR, MS ở xa các BS vẫn
có thể nhận được một tín hiệu có khả năng giải mã
+ Cải thiện phủ sóng trong nhà
+ Tăng độ tin cậy: bằng cách cải thiện SNR
+ Tăng thông lượng: nếu cả hai liên kết BS-RS và RS-MS có SNR tốt, khi đó
thông lượng cao hơn có thể đạt được

- Chuyển tiếp và hợp tác của người dùng trong mạng Ad hoc
7. MÃ HÓA MẠNG
• Các nguyên tắc cơ bản của mã hóa mạng là các nút trong mạng tạo thành
các kết hợp của các bản tin mà chúng nhận được, và chuyển tiếp những
kết hợp đó; đích đến sau đó phục hồi các bản tin ban đầu từ các kết hợp
khác nhau mà nó nhận được
• Mã hóa mạng có thể được xem như là hình ảnh thu nhỏ của sự
hợp tác: không chỉ các tài nguyên (điện, đường truyền) được chia sẻ giữa
các nút mà cả các bản tin.
Chuyển tiếp hai đường
- Chuyển tiếp hai chiều: phương pháp thông thường (bên trái)
và mã hóa mạng (bên phải).
THANK YOU !

You might also like