You are on page 1of 263

Công nghệ truy nhập quang

Broadband Optical Access Technology

Lê Thanh Thủy

2021
1
Giới thiệu môn học
• Thời lượng môn học:
– 3 tín chỉ (36LT + 8BT)
• Mục tiêu:
– Kiến thức: Môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở
về công ngệ truy nhập mạng cáp truyền thông. Nội dung của môn
học sẽ tập trung vào các kiến trúc và các thành phần cơ bản trong
mạng truy nhập quang FTTx. Sau khi học xong môn này, người học
nắm được nguyên lý hoạt động, đặc điểm cơ bản các chuẩn công
nghệ của mạng FTTx cũng như các nguyên tắc cơ bản trong thiết
kế và đo kiểm một hệ thống truy nhập quang.
– Kỹ năng: Rèn cho sinh viên có kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh
giá về các công nghệ truy nhập trong mạng cáp truyền thông.

2
Giới thiệu môn học
• Nội dung:
– Chương 1: Tổng quan các công nghệ truy
nhập
– Chương 2: Mạng truy nhập lai ghép HFC
– Chương 3: Mạng PON
– Chương 4: Các công nghệ TDM-PON
– Chương 5: Các công nghệ NG-PON
– Chương 6: Một số vấn đề trong thiết kế và
đo kiểm mạng FTTx
3
Giới thiệu môn học
• Tài liệu tham khảo:
– Bài giảng môn: Công nghệ truy nhập quang, Học viện CNBCVT.
– Bài giảng Công nghệ truyền tải quang, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2014.
– G. Keiser, FTTx Concepts and Applications, Wiley-IEEE Press, 2006.
– Cedric F. Lam, Passive Optical Networks: Principles and Practice, Academic Press, 2007.
– David Large, James Farmer, Broadband Cable Access Networks:The HFC Plant, Morgan
Kaufmann Publishers, 2009.
– Glen Kramer, Ethernet Passive Optical Networks, McGraw-Hill, 2005.
– Leonid G. Kazovsky et. al, Broadband Optical Access Networks, John Wiley & Sons, 2011.
• Đánh giá:
– Chuyên cần: 10 %
– Bài tập 10 %
– Kiểm tra: 10%
– Thi kết thúc học phần: 70%

4
Chương 1
Tổng quan các công nghệ truy nhập

5
Lịch sử phát triển
• Quá trình phát triển mạng truy nhập

6
Lịch sử phát triển
• Quá trình phát triển mạng truy nhập
– Nhu cầu dịch vụ băng rộng tăng nhanh chóng

7
Lịch sử phát triển
• Quá trình phát triển mạng truy nhập
– Từ băng hẹp  băng rộng
– Nhiều công nghệ truy nhập mạng băng rộng được phát triển

8
Lịch sử phát triển
• Kiến trúc mạng

Mô hình tham
chiếu OSI 7 lớp

9
Lịch sử phát triển
• Phân loại mạng

• Mạng diện rộng (WAN)


• Mạng diện đô thị (MAN)
• Mạng cục bộ (LAN)
• Mạng truy nhập

10
Lịch sử phát triển
• Một số thuật ngữ cơ bản

• Central office (CO): Tổng đài trung tâm


• Long-haul network: Mạng trục khoảng cách lớn

11
Lịch sử phát triển
• Một số thuật ngữ cơ bản

• Backbone network: Mạng đường trục


• Metro interoffice network: Mạng liên tổng đài đô thị
• Local convergence point: Điểm nút mạng nội hạt
• Feeder cables: Cáp tiếp vòng
• Network access point: Điểm truy nhập mạng
• Distribution and drop cables: Cáp phân phối và cáp nhánh
• Network interface unit: Thiết bị giao tiếp mạng
12
Lịch sử phát triển
• Một số thuật ngữ cơ bản

• Downstream: Luồng kết nối hướng xuống


• Upstream: Luồng kết nối hướng lên
• First mile
• Last mile

13
Công nghệ DSL
• Đặc điểm:
– DSL (Digital Subscribers Line) có thể có hiệu năng mạng tốt hơn
100 lần so với modem tương tự truyền thống.

– Tốc độ chính xác phụ thuộc vào kiểu DSL sử dụng

– DSL sử dụng cùng đường dây điện thoại truyền thống

– DSL duy trì always-on (trạng thái bật) tất cả thời gian

– DSL cũng có thể được thiết lập bởi PPPoE (Point to Point
Protocol over Ethernet). PPPoE có thể được thiết lập cấu hình ở
PC hoặc trong chính modem ADSL.

14
Công nghệ DSL
• Đặc điểm:
– xDSL
• Symmetric DSL: cung cấp tốc độ dữ liệu upstream và downstream giống
nhau

• Asymmetric DSL: tốc độ dữ liệu upstream thấp hơn downstream

– Có 4 kiểu xDSL cơ bản:


• ADSL – Asymmetrical Digital Sub’s Line

• HDSL – High bit/data rate Digital Sub’s Line

• SDSL – Symmetrical Digital Sub’s Line

• VDSL – Very-high-data-rate Digital Sub’s Line

15
Công nghệ DSL
• Đặc điểm:

16
Công nghệ DSL
• Kiến trúc hệ thống:

17
Công nghệ DSL
• Kiến trúc hệ thống:

• DSLAM: DSL Access Multiplexer


• IAD: Integrated Access Device

18
Công nghệ DSL
• Kiến trúc hệ thống:

19
Công nghệ DSL
• Kỹ thuật điều chế:
– Hai kiểu kỹ thuật điều chế được sử dụng:
• CAP – Carrierless Amplitude and Phase
• DMT – Discrete Multi-Tone modulation
256 băng tần sóng mang
– QAM là cơ sở cho cả hai kiểu điều chế con có độ rộng 4 kHz mỗi
băng và cách nhau 4,3 kHz.
Mỗi sóng mang con có thể
hỗ trợ tối đa 15 bits/Hz.

ADSL DMT

20
Công nghệ DSL
• Kỹ thuật điều chế:

21
Công nghệ DSL
• Xu hướng phát triển:

22
Công nghệ HFC
• Đặc điểm (HFC- Hybrid Fiber- Coax)
– Kết hợp cáp sợi quang và cáp đồng trục trong mạng băng rộng
– Được sử dụng phổ biến trong mạng truyền hình cáp
– Được phát triển để cung cấp truy nhập dữ liệu tốc độ cao 2
chiều
– Cáp sợi quang và cáp đồng trục được sử dụng trên các phần
khác nhau của mạng truy nhập.
– Suy hao trên cáp đồng trục được bù bằng việc sử dụng các bộ
khuyếch đại RF tuần hoàn dọc theo đường cáp.
– Băng tần rộng, nhiễu thấp, ảnh hưởng giao thoa thấp  cung
cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau.

23
Công nghệ HFC
• Kiến trúc mạng HFC • Trung tâm thông tin (Headend)
• Nút phục vụ: nút quang
• Các bộ khuyếch đại RF
• Các T-connector

24
Công nghệ HFC
• Kiến trúc mạng HFC

• Kết nối giữa headend và


các nút phân phối có thể
sử dụng cấu hình sao,
điểm – điểm và ring.

25
Công nghệ HFC
• Kiến trúc mạng HFC

• Headend: Thu nhận tín hiệu video và các dịch vụ khác  mã hóa, điều chế,
E/O.
• Nút quang: Chuyển đổi O/E để truyền tới cáp đồng trục.
• Forward-path: tín hiệu downstream
• Return-path: tín hiệu upstream

26
Công nghệ HFC
• Phổ tần
– Sử dụng ghép kênh phân chia theo tần số (FDM)

• Dải tần 50 – 550 MHz dành cho các kênh truyền hình tương tự.
• Dải tần 0 – 50 MHz dành cho dữ liệu upstream.
• Dải tần trên 550 MHz dành cho dữ liệu downstream.
• Tốc độ dữ liệu downstream có thể lên đến 40 Mbits/s
• Giao thức DOCSIS (Data Over Cable Service Interface Specifications) là
chuẩn cho các lớp MAC và vật lý trên mạng HFC
27
Công nghệ PLC
• Đặc điểm (PLC- Power Line Communicaion)
– Sử dụng hệ thống đường lưới điện sẵn có như là môi trường
truyền dẫn dữ liệu.
– Tốc độ truyền biến đổi trải rộng phụ thuộc vào công nghệ sử
dụng.
– Các ứng dụng:
• Mạng điện thông minh
• Truy nhập băng rộng
• Kết nối mạng trong nhà
• Kết nối mạng trong xe

28
Công nghệ PLC
• Đặc điểm
• Hệ thống mạng lưới truyền tải điện:
• Đường truyền cao thế (HV): > 100 kV
• Đường truyền trung thế (MV): 6-30 kV
• Đường truyền hạ thế (LV): 100 – 400 V

29
Công nghệ PLC
• Kiến trúc:

• Mạng PLC thường sử dụng đường truyền trung và hạ thế để truyền dữ liệu
• Các bộ lặp có thể được lặp đặt dọc đường điện trong truyền dẫn dữ liệu
khoảng cách dài.
• Có thể cần các thiết bị để cho phép tín hiệu RF đi qua được các trạm biến
áp.

30
Công nghệ PLC
• Công nghệ UNB
– Ultra Narrow Band (UNB): hoạt động tại tốc độ thấp (~ 100 b/s)
ở băng tần rất thấp (0,3 – 3 kHz) hoặc phần trên của băng tần
siêu thấp (30 – 300 Hz)
– Một số ví dụ:
• Ripple Carrier Signaling (RCS) hoạt động trong dải 125 – 2000 Hz, tốc độ
vài b/s sử dụng điều chế ASK
• AMR Turtle System hoạt động ở tốc độ rất thấp (~ 0,001 b/s)
• Two-Way Automatic Communications System (TWACS) có thể mang dữ liệu
ở tốc độ ~ 100 b/s
– UNB-PLC có phạm vi hoạt động lớn (> 150 km).

31
Công nghệ PLC
• Công nghệ NB
– Narrowband (NB): hoạt động ở các băng tần VLF/LF/MF (3-500
kHz) tùy thuộc vào từng khu vực.
– Phân thành 2 loại cơ bản:
• Tốc độ dữ liệu thấp (LDR): sử dụng công nghệ đơn sóng mang cho phép
truyền tốc độ dữ liệu vài kb/s.
• Tốc độ dữ liệu cao (HDR): sử dụng công nghệ đa sóng mang cho phép
truyền tốc độ dữ liệu từ vài chục kb/s lên tới 500 kb/s.
– Các chuẩn công nghệ:
• LDR: ISO/IEC 14908-3 (LonWorks), ISO/IEC 14543-3-5 (KNX), CEA-600.31
(CEBus), IEC 61334-5-2, IEC 61334-5-1 (FSK và Spread-FSK)
• HDR: ITU-T G.9902 (G.hnem), G.9903 (G3-PLC), G.9904 (PRIME).

32
Công nghệ PLC
• Công nghệ BB
– Broadband (NB): hoạt động ở các băng tần HF/VHF (1,8-250
MHz) cho phép tốc độ từ vài Mb/s lên tới hàng trăm Mb/s.
– Các chuẩn công nghệ:
• TIA-1113 (HomePlug 1.0), IEEE 1901, ITU-T G.hn (G.9960/G.9961).

– Một số ví dụ không được chuẩn hóa:


• HomePlug AV 2.0, HomePlug Green PHY, UPA Powermax, Gigle
MediaXtreme.

33
Công nghệ PLC
• Công nghệ BB

34
Công nghệ PLC
• Modem

35
Công nghệ PLC
• Các thách thức công nghệ
– Đường điện không phải là môi trường tốt để truyền dữ liệu
– Suy hao đường truyền:

– Phối hợp trở kháng, băng tần giới hạn, bảo mật
– Các nguồn nhiễu:
• Nhiễu từ các thiết bị điện sử dụng
• Nhiễu từ các tín hiệu RF, giao thoa với các hệ thống thông tin vô tuyến khác
• Nhiễu phản xạ
36
Công nghệ vô tuyến băng rộng
• Công nghệ WiFi (Wireless Fidelity)
– Theo chuẩn IEEE 802.11
• Lớp điều khiển MAC sử dụng giao thức CSMA/CA để giảm ảnh hưởng giao
thoa
• Hình thành mạng lưới cung cấp dịch vụ truy nhập băng rộng theo kiểu tự tổ
chức, tự cấu hình.
– WiFi cho truy nhập cố định sử dụng băng tần từ 2 – 5 GHz.

37
Công nghệ vô tuyến băng rộng
• Công nghệ WiMAX (Worldwide interoperability for Microwave
Access)
– Theo chuẩn IEEE 802.16
• Fixed WiMAX – 802.16-2004
• Mobile WiMAX – 802.16-2005

– WiMAX cho truy nhập cố định sử dụng băng tần từ 2 – 11 GHz.

• Các kênh 3.5 MHz – 3.5 GHz

38
Công nghệ vô tuyến băng rộng
• Kiến trúc mạng WiMAX

39
Công nghệ vô tuyến băng rộng
• Công nghệ mạng di động tế bào
– Phát triển theo các thế hệ: 1G, 2G, 3G, 4G và 5G

40
Công nghệ vô tuyến băng rộng
• Công nghệ mạng di động tế bào

41
Công nghệ FTTx
• Kiến trúc mạng:

- FTTC: Sợi quang tới vùng dân cư - FTTO: sợi quang tới cơ quan.
- FTTB: sợi quang tới tòa nhà. - FTTH: sợi quang tới tận nhà.

42
Công nghệ FTTx
• Phân loại:
– Mạng truy nhập quang tích cực (AON)
• Là mạng truy nhập quang để phân phối tín hiệu sử dụng các thiết bị
cần nguồn cung cấp
• Dữ liệu từ phía nhà cung cấp của khách hàng nào sẽ chỉ được
chuyển đến khách hàng đó thông qua thiết bị chuyển mạch.

43
Công nghệ FTTx
• Phân loại:
– Mạng truy nhập quang thụ động (PON)

• Các node đầu xa  Các


thành phần thụ động (bộ tách
công suất)
• Độ tin cậy cao, dễ dàng bảo
dưỡng và không cần cấp
nguòn
• Dễ dàng nâng cấp mà
không cần thay đổi hạ tầng
cấu trúc

44
Công nghệ FTTx
• Phân loại:
– Mạng PON

45
Chương 2
Mạng truy nhập lai ghép HFC

46
Kiến trúc mạng HFC
• Mô hình kiến trúc:

• Kết nối giữa headend và


các nút phân phối có thể
sử dụng cấu hình sao,
điểm – điểm và ring.

47
Kiến trúc mạng HFC
• Kiến trúc phân cấp:

48
Kiến trúc mạng HFC
• Kiến trúc phân cấp:
– Mạng HFC được sử dụng bởi các nhà điều hành đa
dịch vụ (MSO).
– Các hub sơ cấp: điển hình là vị trí của các headend
và các kết nối với các ISP.
– Các hub thứ cấp: thường gồm thiết bị chuyển mạch
thoại, các máy chủ lưu trữ video, các giao tiếp dịch vụ
dữ liệu tương tác, và thiết bị CMTS (Hệ thống kết
cuối modem cáp).
– Mạng lõi kết nối các nút hub với nhau bằng các ring
sợi quang.
49
Kiến trúc mạng HFC
• Kiến trúc phân cấp:
– Fiber Node (FN): chuyển đổi tín hiệu từ miền quang
sang miền điện, cung cấp nguồn điện AC để cấp
nguồn cho các bộ khuyếch đại RF trên đường cáp
đồng trục.
– Khoảng cách giữa các bộ khuyếch đại có thể thay
đổi, phụ thuộc vào bộ khuyếch đại, loại cáp đồng trục,
số lượng nhánh rẽ, tần số RF cực đại.
– Headend điều chế tín hiệu video bằng một sóng
mang RF tương ứng với khe tần số dành cho kênh
đó, các kênh được ghép lại sử dụng kỹ thuật FDM.
50
Kiến trúc mạng HFC
• Kiến trúc phân cấp:
– Tín hiệu FDM kết hợp điều biến laser để truyền dẫn
trên mạng quang.
– Tín hiệu video:
• Ban đầu ở dạng tương tự.
• Chuyển sang tín hiệu video mã hóa số: sử dụng các chuẩn
nén MPEG2 hoặc MPEG4.
– Mạng phân phối trong cơ sở khách hàng có thể sử
dụng Ethernet, LAN không dây, cáp đồng trục, dây
điện thoại, hoặc đường điện lưới.

51
Giao thức DOCSIS
• Các phần tử mạng DOCSIS (Data Over Cable Service
Interface Specifications):
Cable Modem
Termination
System

Cable Modem

52
Giao thức DOCSIS
• Các phần tử mạng DOCSIS:
– CMTS: đóng vai trò điều khiển DOCSIS, khởi đầu giao thức
DOCSIS hướng xuống cho các CM và kết cuối các tín hiệu
DOCSIS hướng lên.
– CMTS sử dụng một chuyển mạch Ethernet để định tuyến các
gói dữ liệu giao diện mạng và kết nối HFC phù hợp.
– Khối đường truyền CMTS cung cấp phần dữ liệu của giao tiếp
với mạng HFC, gửi và thu nhận các tín hiệu RF trên một giao
tiếp đồng trục tới bộ kết hợp RF. Các khối đường truyền được
bảo vệ theo cấu hình 1:n.
– Trong hướng xuống, tín hiệu RF được phát quảng bá tới nhiều
FN. Trong hướng lên, mỗi FN có kết nối sợi và RF riêng tới
CMTS.

53
Giao thức DOCSIS
• Các phần tử mạng DOCSIS:
– CMTS hoạt động với bộ điều khiển truy nhập bảo mật để xác
định dịch vụ mà một CM được quyền thu từ MSO đó.
– CMTS từ DOCSIS 3.0 được thiết kế dạng module với mỗi
module thực hiện chức năng riêng biệt.

54
Giao thức DOCSIS
• Các phần tử mạng DOCSIS:
– CM cung cấp kết cuối giao thức DOCSIS phía thuê bao: Trong
hướng xuống, nó giải điều chế tín hiệu RF, nhận dạng các gói
dành cho CM đó và chuyển đổi các gói thành tín hiệu giao tiếp
thuê bao thích hợp. Trong hướng lên, M tham gia vào giao thức
MAC DOCSIS để thu được băng thông hướng lên, thực hiện
ghép kênh gói dữ liệu và phát dữ liệu hướng lên tại thời điểm
thích hợp bằng việc điều chế trên kênh RF phù hợp.
– Đối với lưu lượng dữ liệu, giao diện thuê bao có thể là Ethernet
hoặc một giao thức mạng trong nhà như chuẩn MOCA
(Multimedia over Coax Alliance).
– Thoại được mang trên mạng DOCSIS như là VoIP. CM cung cấp
xử lý VoIP và giao tiếp thoại thông thường cho thuê bao.

55
Giao thức DOCSIS
• Các phần tử mạng DOCSIS:
– CM cung cấp cầu nối giữa giao thức DOCSIS và giao tiếp
Ethernet/LAN.

• Ngăn xếp giao thức DOCSIS.

56
Giao thức DOCSIS
• Các phần tử mạng DOCSIS:
– CM cung cấp cầu nối giữa giao thức DOCSIS và giao tiếp
Ethernet/LAN.

• Ngăn xếp giao thức DOCSIS.

57
Giao thức DOCSIS
• Lịch sử phát triển:
– DOCSIS là một họ giao thức, phiên bản mới được bổ sung thêm
các tính năng mới và đảm bảo khả năng tương thích ngược.
– DOCSIS 1.0: xác định các đặc tính tối thiểu để hỗ trợ truy nhập
internet băng rộng, định nghĩa giao thức cung cấp tiêu chuẩn
dựa trên DHCP và TFTP, giao thức quản lý mạng xây dựng trên
SNMP.
– DOCSIS 1.1: tăng cường thêm một số khả năng gồm đảm bảo
QoS, tạo và xóa dịch vụ động. Hiệu suất băng thông ở lớp MAC
được tăng cường, tăng cường bảo mật, khả năng thay đổi kênh
động, hỗ trợ IP multicast, khả năng quản lý thuê bao, quản lý tài
khoản và quản lý lỗi.

58
Giao thức DOCSIS
• Lịch sử phát triển:
– DOCSIS 2.0: bổ sung thêm các khả năng mới lớp MAC và lớp
vật lý. Các kênh hướng lên hỗ trợ 2 chế độ hoạt động khác
nhau: A-TDMA và S-CDMA. Tăng cường MAC bằng việc sử
dụng khái niệm kênh logic ở hướng lên. Nhiều kênh logic có thể
được hỗ trợ trên cùng kênh vật lý. Cung cấp cân bằng tải tự
động, điều khiển sự thay đổi kênh động ở cả hướng lên và
hướng xuống.
– DOCSIS 3.0: bổ sung thêm các khả năng mới gồm khả năng
liên kết các kênh vật lý để tạo ra các kênh logic băng thông lớn
hơn, cân bằng tải tự động cho cả nhóm kênh liên kết, hỗ trợ
IPv6, hỗ trợ mật mã lưu lượng mạnh hơn (sử dụng AES 128 bit).
IP multicast cho phép đảm bảo QoS.

59
Giao thức DOCSIS
• Lịch sử phát triển:
– Do tính cạnh tranh nên có sự khác biệt vùng miền về tiêu chuẩn.

60
Giao thức DOCSIS
• Lớp vật lý DOCSIS:
– Phổ tần:

• Dải tần 54 – 550 MHz dành cho các kênh truyền hình tương tự.
• Dải tần 5 – 42 MHz dành cho dữ liệu upstream.
• Dải tần trên 550 MHz dành cho dữ liệu downstream.

61
Giao thức DOCSIS
• Lớp vật lý DOCSIS:
– Truyền dẫn hướng xuống:

62
Giao thức DOCSIS
• Lớp vật lý DOCSIS:
– Truyền dẫn hướng lên:
• Sử dụng bộ trộn có đa thức trộn g(x) = x15 + x14 + 1
• Dải rộng tùy chọn kiểu điều chế để đối phó nhiễu lớn trong
phổ tần hướng lên

63
Giao thức DOCSIS
• Lớp vật lý DOCSIS:
– Truyền dẫn hướng lên: có 2 mode
• A-TDMA: tương tự như ở TDM-PON
• S-CDMA: sử dụng kỹ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp

64
Giao thức DOCSIS
• Quá trình đồng bộ và định khoảng cách:
– Các CM được đồng bộ với CMTS để hỗ trợ phục hồi
CMTS của các burst dữ liệu hướng lên và tối đa hóa
sử dụng băng thông hướng lên.

65
Giao thức DOCSIS
• Quá trình đồng bộ và định khoảng cách:
– CMTS xác định khoảng cách giữa nó và các CM để xác
định định thời cấp phát truyền dẫn burst hướng lên.
– TDMA và S-CDMA có các yêu cầu định khoảng cách khác
nhau
– Giao thức ranging hỗ trợ trễ end-to-end (1 chiều) cực đại
giữa CMTS và CM cỡ 800s (161km).
– Có 2 bước cho quá trình ranging:
• Bước duy trì ban đầu: cung cấp sự đồng chỉnh định thời thô
• Bước duy trì trạm tuần hoàn: cung cấp sự đồng chỉnh định
thời tinh

66
Giao thức DOCSIS
• Quá trình đồng bộ và định khoảng cách:
– Trong giai đoạn đầu: CM thực hiện đồng bộ định thời bằng
luồng ký hiệu hướng xuống và phân tích bản tin UCD-
MAC để xác định đặc tính kênh hướng lên. CM gửi một
bản tin yêu cầu định khoảng cách, CMTS đáp lại bằng một
bản tin trả lời chứa thông tin hiệu chỉnh thời gian cùng với
hiệu chihr tần số, công suất và các tham số bộ cân bằng.
– Đối với TDMA: đảm bảo các burst hướng lên từ các CM
khác nhau không xung đột tại bộ thu CMTS. Chỉ yêu cầu
đồng chỉnh đồng bộ thô cỡ ±800ns
– Đối với S-CDMA: yêu cầu nghiêm ngặt hơn, các symbol
phải được đồng chỉnh trong ±1ns tại CMTS.
67
Giao thức DOCSIS
• Phân lớp MAC DOCSIS:
– CMTS sử dụng phân lớp MAC DOCSIS để điều khiển
truy nhập kênh vật lý ở cả 2 hướng lên và xuống.
– Khung MAC DOCSIS:

68
Giao thức DOCSIS
• Phân lớp MAC DOCSIS:
– FC là trường điều khiển khung xác định kiểu và định dạng PDU.
Có 4 kiểu PDU được hỗ trợ bởi DOCSIS:
• Các gói độ dài thay đổi (18-1518 byte)
• Các tế bào ATM (nx53byte)
• Tiêu đề MAC cụ thể không có PDU
• Kiểu PDU dành cho tương lai
– Có 5 kiểu tiêu đề MAC cụ thể:
• Tiêu đề định thời
• Tiêu đề quản lý MAC
• Khung yêu cầu
• Tiêu đề phân mảnh
• Tiêu đề kết chuỗi
69
Giao thức DOCSIS
• Phân lớp MAC DOCSIS:
– Trường MAC_PARM được sử dụng để điều khiển MAC. Sử
dụng cụ thể phụ thuộc kiểu khung xác định bởi FC. Nó chỉ ra:
• Số lượng khung MAC kết chuỗi đối với tiêu đề MAC kết chuỗi
• Lượng băng thông được đề nghị đối với bản tin REQ;
• Trường độ dài tiêu đề mở rộng nếu EHDR_ON = 1.
– Trường LEN chỉ ra độ dài khung MAC. Ngoại trừ là bản tin REQ,
trường LEN sẽ mang CM SID.
– Trường EHDR là sự mở rộng tùy chọn cho định dạng khung
MAC. Nó được sử dụng để hỗ trợ các chức năng bổ sung như
phân mảnh khung và bảo mật liên kết dữ liệu.
– HCS là một trường chuỗi kiểm tra tiêu đề CRC-16 sử dụng đa
thức sinh g(x) = x16 + x12 + x5 + 1.
70
DOCSIS trên mạng PON
• DOCSIS trên EPON (DPoE):

71
DOCSIS trên mạng PON
• DOCSIS trên EPON (DPoE):
– Hệ thống DPoE cung cấp chức năng cần thiết để bắt chước
DOCSIS CMTS.
– Hệ thống cần dịch tất cả các bản tin giữa miền giao thức
DOCSIS và EPON.

72
Truyền tín hiệu RF trên sợi quang
• Giới thiệu:
– Có 2 ứng dụng để gửi thông tin vô tuyến hoặc tín hiệu RF trên
mạng truy nhập sợi quang:
• Ứng dụng cho mạng truy nhập vô tuyến để kết nối các trạm gốc với
các tổng đài dịch vụ.
• Ứng dụng để mang các kênh video trên mạng truyền hình cáp.
– Để tăng dung lượng mỗi người dùng của hệ thống truy nhập
không dây và giảm công suất phát tín hiệu vô tuyến  dịch
anten càng sát với phía thuê bao. Có một số cách tiếp cận:
• Truyền tín hiệu vô tuyến trên sợi quang (Radio over Fiber)
• Truyền tín hiệu vô tuyến số băng gốc trên sợi quang
• Mở rộng phần sợi quang trên mạng truyềnh hình cáp tới sát thuê
bao (RF over Glass - RFoG)

73
Truyền tín hiệu RF trên sợi quang
• Radio over Fiber:
– Công nghệ RoF cho phép giảm độ phức tạp và công
suất tiêu thụ tại các trạm vô tuyến.
– Truyền phát tín hiệu analog trên sợi có méo nhỏ nhất
đòi hỏi các nguồn phát và thu có độ tuyến tính cao.
– Miền quang sử dụng điều chế cường độ, nhưng gặp
vấn đề ảnh hưởng của tán sắc  sử dụng kỹ thuật
thu heterodyne hoặc điều chế đơn băng bên (SSB)

74
Truyền tín hiệu RF trên sợi quang
• Giao diện vô tuyến số băng gốc trên sợi quang:
– Có hai chuẩn kỹ thuật được phát triển để truyền tín hiệu số băng
gốc giữa BTS và một đầu xa RF (RRH):
• Chuẩn giao diện vô tuyến công cộng chung (CPRI)
• Chuẩn sáng kiến kiến trúc trạm gốc mở (OBSAI)
– Có hai ưu điểm chính khi truyền dẫn số băng gốc:
• Tránh các thách thức liên quan đến truyền dẫn tín hiệu RF tương
tự.
• Có các kênh chẩn đoán đi kèm. Mào đầu đi kèm cho phép đo chính
xác trễ truyền dẫn.
– Nhược điểm:
• Đòi hỏi thành phần điện tử bổ sung ở đầu xa để chuyển đổi giữa tín
hiệu số gốc và tín hiệu RF.
75
Truyền tín hiệu RF trên sợi quang
• Giao diện vô tuyến số băng gốc trên sợi quang:
– Có nhiều điểm tương tự giữa CPRI và OBSAI:
• Hỗ trợ hoặc miền quang hoặc miền điện
• Hỗ trợ các cấu hình mạng khác nhau
– CPRI hỗ trợ các tín hiệu vô tuyến UMTS, LTE và WIMAX.
– Cấu trúc khung gồm các khung gốc (BF) 16 từ mã:

76
Truyền tín hiệu RF trên sợi quang
• RF over Glass:
– RFoG là một mạng quang thụ động cho phép nhà vận hành
truyền hình cáp sử dụng cùng thiết bị ở cả 2 đầu mạng như ở
mạng HFC.

77
Thảo luận 1:
Mạng truy nhập lai ghép HFC
- Giao thức DOCSIS
- Kiến trúc mạng HFC
- Truyền tín hiệu RF trên sợi quang

78
Thảo luận 2:
Công nghệ PON thế hệ kế tiếp
- Các công nghệ PON miền quang khác
(WDMA-PON, CDMA-PON, OFDMA-PON
- Công nghệ NG-PON1
- Công nghệ NG-PON2
79
Chương 3
Mạng PON

80
Kiến trúc mạng PON
• Mô hình tham chiếu:
Q3

Các chức năng quản lý hệ thống mạng truy nhập


ONU: Đơn vị mạng quang
ONT: Kết cuối mạng quang
OLT: Đầu cuối mạng quang
ODN: Mạng phân phối quang S/R R/S
S: Điểm truy nhập quang về
ONU
phía mạng
R: Điểm truy nhập quang về ODN OLT Các chức năng
phía thiết bị nút dịch vụ
AF: Chức năng tương thích
UNI: Giao tiếp mạng người AF ONU
dùng
SNI: Giao tiếp nút dịch vụ (a) Điểm tham chiếu
Q: Điểm tham chiếu mạng
của mạng quản lý (T) Điểm tham chiếu (V) Điểm tham chiếu
UNI SNI
Phía thuê bao Phía mạng

81
Kiến trúc mạng PON
• Kiến trúc cơ bản:

82
Kiến trúc mạng PON
• Kiến trúc cơ bản:

Các thành phần cơ bản của mạng TDM-PON

83
Kiến trúc mạng PON
• Truyền dẫn:
– Trong TDM-PON: Truyền dẫn 2 chiều có một số cách
tiếp cận.
• Sử dụng 2 sợi quang trên cùng bước sóng
• Sử dụng 1 sợi quang trên một bước sóng

84
Kiến trúc mạng PON
• Truyền dẫn:
– Trong TDM-PON:
• Truyền song công phân chia theo thời gian
• Truyền song công phân chia theo bước sóng

Sử dụng bộ ghép WDM 1,3/1,5-m để tách biệt các tín hiệu hướng lên
và hướng xuống.

85
Kiến trúc mạng PON
• Truyền dẫn 2 chiều:
– Trong TDM-PON: Truyền dẫn 2 chiều trên một sợi quang.
• Bước sóng 1,3 m cho tín hiệu upstream
• Bước sóng 1,49 m cho tín hiệu downstream

• Tại CO: có thể có nhiều OLT kết nối với nhiều hệ thống PON khác nhau.

86
Kiến trúc mạng PON
• Truyền dẫn 2 chiều:
– Hướng xuống sử dụng kỹ thuật TDM
Nếu có N luồng thông tin vào OLT, mỗi luồng
tại tốc độ R thì chế độ TDM ghép các luồng
này thành một luồng thông tin đơn hoạt
động tại tốc độ NxR. Tín hiệu luồng xuống
được ghép kênh sẽ được phát quảng bá tới
tất cả ONU/ONT.

Mỗi ONU/ONT sẽ loại bỏ hay nhận các gói thông tin


tới phụ thuộc vào việc đánh địa chỉ tiêu đề gói tin. Mật
mã có thể cần thiết để đảm bảo tính bảo mật riêng tư
vì mỗi ONU/ONT thu được tất cả thông tin định cho
mỗi thiết bị đầu cuối người dùng.

87
Kiến trúc mạng PON
• Truyền dẫn 2 chiều:
– Hướng lên sử dụng kỹ thuật TDMA

Vì tất cả người dùng chia sẻ thời gian trên cùng một bước sóng, nên để tránh các xung
đột giữa những người dùng khác nhau, hệ thống sử dụng một giao thức TDMA. OLT sẽ
điều khiển và điều phối lưu lượng từ mỗi ONU/ONT bằng việc gửi sự cho phép cho các
ONU/ONT được phát trên một khe thời gian xác định. Các khe thời gian được đồng bộ
để các burst truyền dẫn từ những người dùng khác nhau không xung đột.

88
Kiến trúc mạng PON
• Truyền dẫn 2 chiều:
– Trong TDM-PON:
• Tín hiệu video truyền hình quảng bá sử dụng bước sóng 1,55 m.
Tín hiệu 1,55 m có thể được khuyếch đại bởi
một bộ EDFA tại CO để phát quảng bá tới nhiều
Chú ý: Vấn đề suy giảm hệ thống PON.
chất lượng các tín hiệu TV
sóng mang con ở bước
sóng 1,55 m bới tín hiệu
downstream ở bước sóng
1,49 m (hoạt động như
nguồn bơm Raman cho tín
hiệu 1,55 m). Vì bước
sóng downstream được
điều biến nên nó làm giảm
Xu hướng hiện tại các tín hiệu TV
CNR đặc biệt với các kênh
được mã hóa  hợp nhất mạng
sóng mang con tần số thấp.
phân phối TV với mạng dữ liệu 
đảm bảo chất lượng và hiệu quả về
chi phí.

89
Kiến trúc mạng PON
• Truyền dẫn 2 chiều:
– Trong TDM-PON:
• Kiến trúc xếp chồng video tương tự:

90
Kiến trúc mạng PON
• Truyền dẫn 2 chiều:
– Trong TDM-PON:
• Kiến trúc phân phối video IP:

91
Kiến trúc mạng PON
• Cấu hình tách công suất:

92
Các thành phần tích cực
• Khối OLT:
– Khối đầu cuối đường quang OLT cung cấp giao diện quang phía
mạng với ODN, đồng thời cũng cung cấp ít nhất một giao diện
phía mạng dịch vụ.
– OLT có thể chia thành dịch vụ chuyển mạch và dịch vụ không
chuyển mạch.
– OLT cũng quản lý báo hiệu và thông tin giám sát điều khiển đến
từ ONU, từ đó cung cấp chức năng bảo dưỡng cho ONU. OLT
có thể lắp đặt ở tổng đài nội hạt hoặc một vị trí phân phối đầu
xa.

93
Các thành phần tích cực
• Khối OLT:

Khối thích ứng dịch vụ: Service adaptation


Khối kết nối chéo: Cross-connect
Lớp MAC: Medium Access Control
Lớp PMD: Physical Medium Dependent

94
Các thành phần tích cực
• Khối OLT:
– Lớp thích ứng dịch vụ: cung cấp sự chuyển đổi giữa các tín hiệu
định dạng từ mạng trục (lõi) và các tín hiệu trên mạng PON.
Giao diện từ một OLT tới mạng lõi được gọi là giao diện mạng
dịch vụ (SNI).
– Khối kết nối chéo: cung cấp chức năng kết nối chéo và chuyển
mạch giữa các hệ thống PON, các ONU khác nhau và mạng lõi.
– Lớp MAC: lập lịch cho phép sử dụng môi trường vật lý đảm bảo
tránh nghẽn (xung đột) xảy ra trên tuyến sợi quang chia sẻ giữa
các ONU khác nhau.
– Lớp PMD: bao gồm bộ thu phát quang và bộ ghép WDM song
công.
– Một OLT có nhiều lớp MAC và PMD để kết nối với nhiều ONU
95
Các thành phần tích cực
• Khối ONU:
– Khối mạng quang ONU/ONT đặt ở giữa ODN và thuê bao.
– Phía mạng của ONU có giao diện quang, còn phía thuê bao là
giao diện điện.
– Do đó, ONU có chức năng biến đổi quang/điện. Đồng thời có
thể thực hiện chức năng xử lý và quản lý bảo dưỡng các loại tín
hiệu điện.
– ONU có thể đặt ở phía khách hàng (FTTH/B) hoặc ngoài trời
(FTTC).
– Do ONU thường được đặt ngoài trời nên các tủ bảo vệ cần đảm
bảo để ONU hoạt động trong các điều kiện môi trường thay đổi
khác nhau.

96
Các thành phần tích cực
• Khối ONU:

Khối thích ứng dịch vụ: Service adaptation


Khối MUX/DEMUX: Ghép kênh
Lớp MAC: Medium Access Control
Lớp PMD: Physical Medium DependentG
UNI: Giao tiếp mạng – người dùng

97
Các thành phần tích cực
• Khối ONU:
– Lớp thích ứng dịch vụ: cung cấp sự chuyển đổi giữa định dạng
tín hiệu yêu cầu cho kết nối với thiết bị của khách hàng và định
dạng tín hiệu PON. Giao diện từ một ONU tới thiết bị mạng
khách hàng được gọi là giao diện mạng người dùng (UNI).
– Khối MUX/DEMUX: cung cấp chức năng ghép kênh cho các
giao diện khách hàng khác nhau. Thông thường, nhiều UNI sẵn
có trong một ONU cho các kiểu dịch vụ khác nhau. Mỗi UNI có
thể hỗ trợ một định dạng tín hiệu khác nhau và yêu cầu quá
trình thích ứng dịch vụ tương ứng.
– Lớp MAC: tại ONU hoạt động kiểu chế độ khách (phụ thuộc) còn
tại OLT hoạt động ở chế độ chủ xác định thời điểm bắt đầu và
kết thúc mà một ONU cụ thể được phép truyền tin.

98
Các thành phần tích cực
• Khối ONT:
– Cấu trúc và chức năng cơ bản như ONU nhưng được đặt trực
tiếp tại cơ sở của khách hàng.
– Phụ thuộc vào yêu cầu liên lạc của khách hàng hoặc nhóm
người dùng, ONT thường hỗ trợ một hỗn hợp các dịch vụ khác
nhau gồm các tốc độ Ethernet hay tốc độ số khác nhau.
– Nhiều kiểu thiết kế và cấu hình giá máy thiết bị ONT sẵn có để
đáp ứng các mức nhu cầu khác nhau. Kích thước của một ONT
có thể từ phạm vi một hộp đơn giản được gắn bên ngoài nhà tới
khối thiết bị phức tạp lắp trong một khung giá tiêu chuẩn sử
dụng trong các tòa nhà hay văn phòng.
– Một ONT có thể tập hợp, gom và truyền tải các kiểu lưu lượng
thông tin khác nhau từ phía người dùng và gửi nó theo hướng
lên trên một sợi quang. 99
Các thành phần thụ động
• Bộ ghép WDM:
– Bộ ghép bước sóng: kết hợp các luồng tín hiệu hoạt động tại
các bước sóng khác nhau truyền trên cùng một sợi quang.

– Hệ thống PON sử dụng kỹ thuật ghép kênh bước sóng mật độ


thấp (CWDM) với 3 bước sóng được chỉ định để mang các kiểu
dịch vụ khác nhau  sử dụng bộ ghép lựa chọn bước sóng. 100
Các thành phần thụ động
• Bộ ghép WDM:
– Hai công nghệ làm bộ ghép CWDM cho mạng PON:
• Bộ lọc màng mỏng
• Cách tử nhiễu xạ truyền qua

– Bộ lọc màng mỏng (TFF): là một bộ lọc băng thông quang

101
Các thành phần thụ động
• Bộ ghép WDM:
– Bộ lọc màng mỏng (TFF):

• Cấu trúc cơ bản: hộp cộng hưởng Fabry-Perot hình thành bởi hai bề mặt
phản xạ song song trên các mặt của một màng mỏng điện môi  Bộ giao
thoa Fabry-Perot hoặc etalon.
• Nguyên lý: Ánh sáng đi vào một bề mặt, một phần truyền qua và một phần
bị phản xạ phụ thuôc vào hệ số phản xạ R của bề mặt. Nếu khoảng cách lộ
trình giữa 2 gương gấp nguyên lần bước sóng  các bước sóng này truyền
qua do giao thoa cộng hưởng (cộng cùng pha), các bước sóng khác bị phản
xạ lại.
102
Các thành phần thụ động
• Bộ ghép WDM:
– Bộ lọc màng mỏng (TFF):

Hàm truyền của hộp cộng hưởng:

R – Hệ số phản xạ tại bề mặt


 - Sự thay đổi pha của chùm quang
sau mỗi lộ trình

D – Khoảng cách giữa hai bề mặt phản xạ


n – Chiết suất của lớp điện môi
 - Góc đi vào của chùm sáng

103
Các thành phần thụ động
• Bộ ghép WDM:
– Bộ lọc màng mỏng (TFF):
• Hàm truyền T biến đổi tuần hoàn theo f. Các đỉnh gọi là dải thông xảy ra tại
những bước sóng thỏa mãn điều kiện N = 2nD, với N là số nguyên.

Dải phổ tự do:

Độ mịn: tỉ lệ FSR/FWHM

104
Các thành phần thụ động
• Bộ ghép WDM:
– Bộ lọc màng mỏng (TFF):

Bộ lọc màng mỏng đa lớp: gồm nhiều


lớp màng mỏng điện môi xen kẽ có
chiết suất khác nhau. Mỗi lớp như một
bề mặt phản xạ  nhiều hộp cộng
hưởng nối tiếp  đặc tính bộ lọc cải
thiện

105
Các thành phần thụ động
• Bộ ghép WDM:
– Cách tử nhiễu xạ truyền qua:
• Cách tử nhiễu xạ: gồm một tập các phần tử nhiễu xạ như các khe hẹp hoặc
các rãnh song song có chu kỳ cỡ bước sóng.
• Quá trình tách hoặc ghép bước sóng trong các cách tử nhiễu xạ là một quá
trình song song.
• Cách tử truyền qua: cách tử pha
Gồm các biến đổi chiết suất tuần hoàn
có chu kỳ .
Góc đi ra khỏi cách tử:

i – Góc vào cách tử của chùm sáng, q – bậc nhiễu xạ của cách tử

Khi góc tới i nhỏ 

106
Các thành phần thụ động
• Bộ chia công suất:
– Coupler/Splitter quang: Dùng để kết hợp các tín hiệu quang truyền
đến hoặc tách công suất quang thành nhiều phần tín hiệu quang đầu
ra.
– Chế tạo dựa trên sợi quang nóng chảy hoặc các ống dẫn sóng
điện môi phẳng.
– Bộ ghép cơ bản 2x2:

107
Các thành phần thụ động
• Bộ chia công suất:
– Các tham số đặc trưng:
• Tỉ lệ ghép (%):

• Suy hao vượt (dB):

• Suy hao xen (dB): (Vào/ra)

• Mức xuyên âm (dB):

• Tính đồng nhất (dB): U=ILmax- ILmin= 10log P1/P2


Chú ý: Tỉ lệ ghép thay đổi phụ thuộc vào điều chỉnh các tham số của bộ ghép như độ dài ghép
cặp, tỉ lệ này cũng thay đổi theo bước sóng  có thể được thiết kế làm bộ ghép/tách bước sóng
trên 2 cửa sổ quang khác nhau.
108
Các thành phần thụ động
• Bộ chia công suất:
– Coupler sao NxN:
• Việc tách được thực hiện đồng đều ở tất cả các bước sóng

Suy hao tách:

Suy hao vượt:

Suy hao tổng bao gồm Suy hao tách + Suy hao vượt mỗi đường chạy qua coupler.

109
Các thành phần thụ động
• Bộ chia công suất:
– Cấu trúc bộ chia:
• Có thể được hình thành từ coupler cơ bản 2x2

110
Các thành phần thụ động
• Bộ chia công suất:
– Cấu trúc bộ chia:
• Hay sử dụng công nghệ mạch quang phẳng (PLC): gồm các ống dẫn sóng
chữ Y.

Hoạt động của các bộ chia đều


có tính đảo.

111
Các thành phần thụ động
• Bộ chia công suất:
– Cấu trúc bộ chia:

112
Các thành phần thụ động
• Bộ chia công suất- Bài tập:
1- Cho một coupler sợi quang 1x2 có tỉ lệ tách 10% và tổn
hao vượt là 0,3 dB. Hãy xác định suy hao xen của hai cổng
đầu ra coupler. Nếu biết công suất cổng đầu vào là 500 W,
hãy tính các mức công suất đầu ra tại hai cổng coupler.
2- Cho một coupler sợi quang 2x2 có suy hao xen tại hai đầu
ra tương ứng là 6 dB và 1,55 dB. Hãy xác định suy hao vượt
của coupler.
3- Cho một coupler sợi quang 2x2 có suy hao vượt là 0,55 dB
và công suất đầu ra tương ứng là 187 W và 33 W. Xác
định công suất đầu vào&các tham số suy hao xen của coupler.

113
Các thành phần thụ động
• Bộ chia công suất- Bài tập:
• 4-Cho một coupler sợi quang 1x2 có tỉ lệ tách
30% tại cổng đầu ra thứ nhất và suy hao xen
tương ứng là 5,5 dB. Hãy xác định suy hao
vượt của coupler và suy hao xen của cổng đầu
ra thứ hai. Nếu biết công suất cổng đầu vào là
200 W, hãy tính các mức công suất đầu ra tại
hai cổng coupler.

114
Các thành phần thụ động
• Cáp sợi quang:
– Sợi quang thường sử dụng chính trong PON là sợi đơn mode
G.652c hoặc G.652d.
– Cấu trúc cáp khác nhau phụ thuộc vào nơi mà PON sẽ được
triển khai sử dụng và phương thức lắp đặt cáp.
– Có hai kiểu cấu trúc cơ bản:
• Cáp sợi đệm chặt
• Cáp sợi đệm lỏng

115
Các thành phần thụ động
• Cáp sợi quang:
– Cáp nhiều sợi:
• Cấu trúc dải băng (ribbon): dễ dàng cho kết nối cáp  được ưu tiên sử
dụng trong PON.

Số lượng sợi trong mỗi dải băng thường từ 4 đến 12 sợi quang.
116
Các thành phần thụ động
• Cáp sợi quang:
– Mã mầu:
• Để phân biệt giữa các sợi khác nhau trong cáp.
• Dựa trên tiêu chuẩn TIA/EIA-598-B

117
Các thành phần thụ động
• Kết nối quang:
– Connector quang:
• Thường sử dụng cơ chế kết nối chạm đầu sợi.
• Các thành phần chính:
– Đầu hình trụ (ferrule) được làm bằng nhựa hoặc gốm hoặc thép không gỉ, trung
tâm có một lỗ vừa chính xác với kích thước lớp vỏ sợi quang
– Vòng giữ đầu ferrule độ chính xác cao hay gọi là adaptor

118
Các thành phần thụ động
• Kết nối quang:
– Connector quang:
• Sợi được giữ trong lỗ ferrule bằng nhựa epoxy, còn đầu ferrule giữ sợi được
mài nhẵn bóng đảm bảo mặt sợi tiếp xúc phẳng nhẵn.
• Connector có mặt sợi được đánh bóng vuông góc với trục sợi được gọi là
connector SPC (straight-polished connector), còn nếu mặt sợi có thể được
mài bóng ở một góc nghiêng nhỏ để giảm phản xạ ngược được gọi là
connector APC (angle-polished connector). Góc nghiêng so với trục sợi
thường là 8o.
• Hai kiểu connector thường sử dụng trong PON:
– Connector SC: kiểu cắm móc, cho phép sử dụng trong không gian chật hẹp. Mức
suy hao thường từ 0,2 – 0,4 dB.
– Connector LC: dạng connector cỡ nhỏ, có đặc điểm tinh chỉnh 6 vị trí để đồng
chỉnh tối ưu các lõi sợi  suy hao xen thấp chỉ cỡ 0,1 dB.

119
Các thành phần thụ động
• Kết nối quang:
– Connector quang:

Connector SC và adaptor tương ứng Các connector LC

120
Các thành phần thụ động
• Kết nối quang:
– Suy hao connector:
• Phụ thuộc vào các yếu tố:
– Đồng chỉnh cơ học của hai đầu sợi
– Sự khác biệt các đặc tính hình học và ống dẫn sóng của hai đầu sợi
– Chất lượng bề mặt hai đầu sợi.

Gây ra suy hao lớn nhất: do đồng chỉnh không chính xác  lệch trục

Diện tích lõi xếp chồng giữa 2 đầu sợi:

a – bán kính lõi sợi


d – khoảng cách lệch giữa hai trục sợi.

Suy hao ghép nối do lệch trục:

121
Các thành phần thụ động
• Kết nối quang:
– Hàn nối sợi:
• Có suy hao thấp
• Có hai kiểu hàn nối:
– Hàn nóng chảy
– Hàn nối cơ học

• Suy hao hàn nối:


– Suy hao thuần: sự khác nhau về tham số sợi quang
– Suy hao ngoài: đồng chỉnh lệch và chất lượng hai đầu sợi chuẩn bị cho hàn nối

• Mức suy hao:


– Hàn nóng chảy: 0,01 – 0,1 dB
– Hàn nối cơ học: 0,5 dB

• Hàn nóng chảy: kết nối vĩnh viễn, sử dụng hồ quang điện hoặc một xung
laser để làm nóng chảy hai đầu sợi và liên kết với nhau.
• Trong PON: máy hàn nóng chảy yêu cầu gọn nhẹ dạng xách tay.
122
Bộ thu phát PON
• Chế độ truyền dẫn kiểu burst:
– Do hoạt động hướng lên dựa trên kỹ thuật TDMA.
• OLT cấp phát các khe thời gian (các cổng Gate) cho mỗi ONU
• ONU thu được khung Gate sẽ phát các khung MAC tại tốc độ định sẵn trong
khoảng khe thời gian được cấp phát

Toàn hệ thống cần được


đồng bộ để dữ liệu từ các
ONU khác nhau không
giao thoa với nhau  OLT
luôn thu nhận các chùm
gói dữ liệu (burst) cách
nhau bởi khoảng thời gian
bảo vệ.

123
Bộ thu phát PON
• Chế độ truyền dẫn kiểu burst:
– Bộ thu kiểu burst:
• Bộ thu quang OLT có đặc tính hoạt động khác với các bộ thu quang thông
thường cho các tuyến điểm – điểm.
• Biên độ và pha của các gói tin thu được trong các khe thời gian liên tiếp từ
vị trí người dùng khác nhau có thể biến đổi rất lớn từ gói này sang gói khác.

124
Bộ thu phát PON
• Chế độ truyền dẫn kiểu burst:
– Bộ thu kiểu burst:
• Nếu người dùng gần nhất và xa nhất kết nối với bộ chia công suất cách
nhau 20 km và suy hao sợi là 0,5 dB/km  có một độ lệch 10 dB về mức
công suất tín hiệu tại OLT. Nếu có một bộ chia công suất bổ sung trên tuyến
truyền dẫn  mức lệch mức tín hiệu tới OLT có thể biến đổi lên tới 20 dB.

Kiểu mẫu tín hiệu có thể tới một OLT Kiểu mẫu tín hiệu thu được ở bộ thu thông thường

125
Bộ thu phát PON
• Chế độ truyền dẫn kiểu burst:
– Bộ thu kiểu burst:
• Bộ thu thông thường không thể xử lý tức thời sự thay đổi nhanh chóng độ
lệch về mức tín hiệu và quá trình đồng chỉnh pha đồng hồ  OLT đòi hỏi
một bộ thu kiểu burst.
• Bộ thu kiểu burst: có thể hiệu chỉnh nhanh chóng ngưỡng quyết định và xác
định pha tín hiệu từ tập các bit mào đầu đặt tại bắt đầu của một chùm gói tin
• Các yêu cầu quan trọng:
– Độ nhạy cao
– Dải động lớn
– Thời gian đáp ứng nhanh

126
Bộ thu phát PON
• Chế độ truyền dẫn kiểu burst:
– Bộ phát kiểu burst:
• Laser trong bộ phát quang: được định thiên ban đầu để đảm bảo đáp ứng
nhanh khi có tín hiệu điện kích thích  không được sử dụng ở ONU/ONT
• Tại ONU: laser trong bộ phát chỉ hoạt động trong khoảng thời gian được cấp
phát, còn lại ở trạng thái tắt hoàn toàn. Nếu không đảm bảo tắt hoàn toàn
trong thời gian không được phép  có phần công suất dư từ mỗi ONU thu
được bởi OLT  tích lũy gây ra nền nhiễu ở bộ thu OLT.
• Yêu cầu: khi ở trạng thái trống, mức công suất đầu ra nên ít nhất thấp hơn
mức công suất phát cho một xung bit 1 cỡ 20 – 30 dB.
• Laser cần một thời gian ngắn để ổn định khi được bật lên đột ngột từ trạng
thái tắt  có một khe thời gian cỡ vài bit trước một burst dữ liệu để cho
phép laser chuyển tiếp tới trạng thái định thiên và ổn định đầu ra + một thời
gian 1 bit tại cuối burst phát đi để cho phép laser tắt tránh phần dư giao thoa
sang burst lân cận tới từ một ONU khác  ONU đòi hỏi bộ phát kiểu burst.

127
Bộ thu phát PON
• Chế độ truyền dẫn kiểu burst:
– Chế độ định thời trong truyền dẫn kiểu burst ở lớp vật lý:

TON – Thời gian bật Tx; TOFF – Thời gian tắt Tx; TDSR – Thời gian phục hồi độ nhạy động Rx;

TLR – Thời gian khôi phục mức thu; TCR - Thời gian khôi phục đồng hồ Rx; TDL – Thời gian
khử bộ giới hạn Rx.

128
Bộ thu phát PON
• Các công nghệ thu phát:
– Các bộ thu phát (transceiver) là những thành phần liên lạc hai
chiều sử dụng các  khác nhau để phát và thu các tín hiệu giữa
OLT tại CO và các ONU tại phía người dùng.
– Có 2 kiểu bộ thu phát tiêu chuẩn:
• Diplexer (Ghép song công)
• Triplexer (Ghép tam công)

129
Bộ thu phát PON
• Các công nghệ thu phát:
– Các khối chức năng trong bộ thu phát:

LD – Bộ kích thích laser; CDR- Khối khôi phục đồng hồ/dữ liệu; BM-LD – Bộ kích thích laser
kiểu burst; BM-CDR – Khối khôi phục đồng hồ/dữ liệu kiểu burst; TOSA – Module phát quang;
RSOA – Module thu quang; F-P laser – Nguồn laser Fabry-Perot; APD/PIN-TIA – Bộ tiền
khuyếch đại chuyển trở kháng (transimpedance) sử dụng APD hoặc PIN; WDM – Bộ ghép
bước sóng; SER – Bộ chuyển đổi nối tiếp; DES – Bộ chuyển đổi sang song song.

130
Bộ thu phát PON
• Các công nghệ thu phát:
– Các khối chức năng trong bộ thu phát:
• Ba chipset kiểu burst: quan trọng trong truyền dẫn kiểu burst
– BM-LD: có khả năng điều khiển mức công suất nhanh và chính xác
– APD/PIN-TIA: có độ nhạy cao và dải động rộng
– BM-CDR: khả năng khôi phục nhanh dữ liệu thu được

• Các khối chức năng bộ thu phát: nhóm thành 2 khối chính
– Khối quang: gồm các nguồn laser (LD) và diode thu quang (PD), bộ lọc
WDM. Bộ lọc WDM được nghiêng 45o so với chùm sáng tới để có thể
tách (hoặc ghép) các tín hiệu upstream và tín hiệu downstream.
– Khối điện: gồm các IC xử lý trước, có xu hướng tích hợp bộ khuyếch
đại sau (post-amp) với bộ kích thích laser kiểu burst trên một IC đơn.
Mức độ tích hợp cao hơn sẽ kết hợp các chức năng CDR và SER/DES
với bộ xử lý MAC.

131
Bộ thu phát PON
• Các công nghệ thu phát:
– Các module bộ thu phát PON:

Sơ đồ mạch bộ thu phát

132
Bộ thu phát PON
• Các công nghệ thu phát:
– Các module bộ thu phát PON:

Module thu phát diplexer 2 chiều tại ONU


133
Bộ thu phát PON
• Các công nghệ thu phát:
– Các khối chức năng trong bộ thu phát:

Module thu phát triplexer 2 chiều tại ONU


134
Chương 4
Các công nghệ TDM-PON

135
Giới thiệu
• Các chuẩn công nghệ TDM-PON
− APON/BPON
− GPON
− EPON

136
Công nghệ BPON
• Kiến trúc BPON
− Kiến trúc cơ bản:

137
Công nghệ BPON
• Kiến trúc BPON
− Các chế độ luồng lưu lượng:
• Truyền dẫn hướng xuống sử dụng bước sóng 1490 nm cho lưu lượng kết
hợp thoại và dữ liệu được đóng gói ở dạng tế bào ATM bởi thiết bị chuyển
mạch tại OLT. Tiêu chuẩn BPON G.983 cho phép băng thông cực đại của
lưu lượng hướng xuống là 1,2 Gbit/s.
• Lưu lượng kết hợp thoại và dữ liệu hướng lên được phát bởi ONU sử dụng
bước sóng 1310 nm. Tiêu chuẩn BPON cho phép tốc độ dữ liệu lên tới 622
Mbit/s cho lưu lượng hướng lên.
• Việc ghép và tách 3 bước sóng độc lập tại OLT và ONU được thực hiện
bằng sử dụng các bộ ghép CWDM. Các bộ ghép này có thể được đặt trong
cùng khung giá thiết bị OLT hoặc ở trong một giá phối dây quang (ODF),
xem như là điểm kết cuối của sợi quang trong cáp feeder đi vào CO từ hệ
thống cáp ngoài trời.
• Bước sóng 1550 nm sử dụng cho phát lưu lượng video quảng bá. Lưu
lượng video này độc lập với lưu lượng hỗn hợp đóng gói dạng ATM.
• Hướng xuống sử dụng ghép kênh phân chia theo thời gian các tế bào ATM,
hướng lên sử dụng giao thức TDMA ở dạng các tế bào ATM.

138
Công nghệ BPON
• Kiến trúc BPON
− Khả năng OLT:
• Trong mạng thực, một OLT có thể quản lý đồng thời nhiều hệ thống
BPON tách biệt.
• Lên tới 32 người dùng đầu cuối chia sẻ chung một đường BPON
kết nối với OLT.

139
Công nghệ BPON
• Kiến trúc BPON
− Khả năng OLT:
Mục Đặc tính
Phương pháp truyền dẫn Tiêu chuẩn FSAN BPON (ITU-T G.983)
Tốc độ truyền dẫn Downstream: 622 Mbit/s; upstream: 155 Mbit/s
Các bước sóng Upstream: 1310 nm voice/data; downstream:
1490 nm voice/data, 1550 nm video
Khoảng cách truyền dẫn Tối đa 20 km
Số đường truyền PON Tối đa 22 (mỗi đường trên một card giao diện)
Số nhánh (người dùng) Tối đa 32 mỗi đường
Giao diện mạng 100BaseTx
Công suất tiêu thụ Khoảng 380 W
Kích thước ngoài WxDxH: 465mmx457mmx444mm
Số giá trên một khung 4
Trong lượng Gần 30 kg

140
Công nghệ BPON
• Kiến trúc BPON
− Một số kiến thức về ATM
• ATM: Mode truyền dẫn không đồng bộ là một kỹ thuật ghép kênh và chuyển
mạch hiệu năng cao sử dụng các gói tin độ dài cố định để mang các kiểu
lưu lượng khác nhau.
• ATM định dạng tất cả thông tin thành các gói tin độ dài cố định gọi là các tế
bào (cell). Mỗi gói ATM gồm 48 byte tải trọng và 5 byte mào đầu.

• Chức năng 5 byte tiêu đề: chuyển mạch tốc độ cao hiệu quả. Tiêu đề bao
gồm thông tin kiểu tải trọng, các bộ nhận dạng kênh ảo, và chức năng kiểm
tra lỗi tiêu đề.
• Sử dụng kích thước tế bào cố định đảm bảo thông tin nhạy cảm về thời
gian như các dịch vụ thoại hoặc video tới đích đến một cách phù hợp
(không trễ).

141
Công nghệ BPON
• Kiến trúc BPON
− Một số kiến thức về ATM

142
Công nghệ BPON
• Kiến trúc BPON
− Một số kiến thức về ATM
Các gói thoại và video thường nhỏ so
với các gói dữ liệu, nên trộn 2 kiểu
lưu lượng sử dụng kỹ thuật ghép
kênh thông thường có thể gây ra các
trễ không chấp nhận được trong lưu
lượng nhạy cảm về thời gian.

Sử dụng ATM, cả hai gói thoại và dữ


liệu được phân thành các tế bào
bằng nhau và được ghép xen tại
đầu ra bộ ghép. ATM sử dụng tuyến
truyền dẫn tốc độ cao nên các tế
bào 53 byte tới đích đến dạng luồng
liên tục giống như trước bộ ghép.
Thiết bị ATM tại đích đến tập hợp lại
các tải trọng tế bào thành định dạng
gói dữ liệu ban đầu.

143
Công nghệ BPON
• Kiến trúc BPON
− Các kiểu dịch vụ ATM:
• Giao thức ATM có một tập các thuộc tính QoS liên quan đến hiệu
năng kết nối mạng. Một số thuộc tính định hướng người dùng, một số
khác liên quan đến mạng. Các thuộc tính định hướng người dùng xác
định tốc độ mà người dùng mong muốn để gửi dữ liệu.
− PCR (Peak cell rate): Xác định tốc độ tế bào cực đại tại đó một người
dùng được phép để truyền dẫn theo các quy tắc hợp đồng dịch vụ.
− SCR (Sustainable cell rate): Tốc độ tế bào trung bình được phép được đo
trên một chu kỳ thời gian dài.
− MCR (Minimum cell rate): Tốc độ truyền dẫn đảm bảo cho một người
dùng bởi nhà cung cấp dịch vụ mà không quan tâm đến trạng thái tắc
nghẽn mạng.

144
Công nghệ BPON
• Kiến trúc BPON
− Các kiểu dịch vụ ATM:
• Các thuộc tính liên quan đến mạng xác định các đặc tính của mạng. Các
tham số quan trọng bao gồm:
− Tỉ lệ mất tế bào (CLR-Cell loss ratio): phần trăm số tế bào không được truyền tới
đích. Các tế bào này có thể bị mất mát hoặc được truyền tới quá trễ được coi như
bị mất. Sự mất mát trong mạng có thể vì tắc nghẽn hoặc do tràn bộ đệm.
− Tốc độ lỗi tế bào (CER-Cell error rate): tỉ lệ các tế bào được truyền đi bị lỗi.
− Trễ truyền tế bào (CTD-Cell transfer delay): trễ trải qua bởi một tế bào giữa thời
điểm nó đi vào mạng tại nguồn và thời điểm nó ra khỏi mạng tại đích. Nó bao gồm
các trễ truyền dẫn, trễ xếp hàng tại các chuyển mạch trung gian khác nhau và thời
gian phục vụ tại các điểm xếp hàng.
− Biến động trễ tế bào (CDV-Cell delay variation): đo độ lệch thời gian giữa CTD
cực đại và cực tiểu.
• Tiêu chuẩn ATM xác định 5 lớp (kiểu) dịch vụ:
− Hai lớp cho các dịch vụ thời gian thực
− Ba lớp cho các dịch vụ không yêu cầu thời gian thực

145
Công nghệ BPON
• Đặc tính hoạt động BPON
− Các luồng lưu lượng thoại và dữ liệu:
• Một cấu trúc khe thời gian và khung dữ liệu được sử dụng để gửi và thu
nhận các gói tế bào.
• Định dạng khung hướng xuống 155M: gồm 56 tế bào có độ dài 53 byte.
• Có 2 kiểu tế bào downstream:
− Các tế bào dữ liệu: mang thông tin gồm dữ liệu người dùng, thông tin báo hiệu, và
thông tin vận hành và quản lý (OAM-operation administration & management)
ATM.
− Các tế bào OAM lớp vật lý (PLOAM- physical layer OAM): chịu trách nhiệm cho
đồng bộ, điều khiển lỗi, bảo mật, bảo dưỡng và cấp phát băng thông. Một khung
hướng xuống 155,52Mbit/s chứa 2 tế bào PLOAM: một tại bắt đầu khung và một tại
giữa khung, và 54 tế bào dữ liệu  Tốc độ hiệu dụng hướng xuống:

146
Công nghệ BPON
• Đặc tính hoạt động BPON
− Các luồng lưu lượng thoại và dữ liệu:
• Định dạng khung hướng lên 155M: gồm 53 tế bào có độ dài 56 byte (53
byte ATM + 3 byte mào đầu).
• Các byte mào đầu:
− Thời gian bảo vệ: cung cấp khoảng cách thời gian đủ giữa các tế bào để tránh
các xung đột với các tế bào tới từ ONU khác.
− Preamble: thông tin trong trường này sử dụng để tách pha của tế bào ATM tới so
với đồng hồ nội trong OLT và có thể được dùng để thu được đồng bộ bit.
− Trường khử giới hạn: là một mẫu bit duy nhất chỉ thị điểm bắt đầu của một tế bào
đi vào và có thể được dùng để thực hiện đồng bộ byte.

147
Công nghệ BPON
• Đặc tính hoạt động BPON
− Các luồng lưu lượng thoại và dữ liệu:
• Lưu lượng tế bào hướng lên cũng chứa các tế bào PLOAM tới từ mỗi ONU.
OLT xác định tốc độ tế bào PLOAM cho mỗi ONU (tối thiểu mỗi 100 ms có 1 tế
bào PLOAM).
• Các ONU sử dụng TDMA để gửi tin cho OLT nên mỗi ONU phải được đồng bộ
với tất cả các ONU khác  OLT sử dụng một quá trình ranging xác định
khoảng cách mỗi ONU đến OLT.
• Khi khoảng cách được biết, OLT gán một khe thời gian được đồng bộ tối ưu để
một ONU có thể phát không giao thoa với ONU khác  Được thực hiện qua 1
byte cho phép truyền dẫn (grant) chứa trong các tế bào PLOAM hướng xuống.
− Mỗi tế bào PLOAM có 27 grant mà bất kỳ ONU có thể đọc. Một khung chỉ cần 53 grant
được sắp xếp vào 2 tế bào PLOAM của khung 155M hướng xuống  grant cuối cùng
của tế bào PLOAM thứ hai là một grant trống.
− Trong truyền dẫn bất đối xứng, các trường grant của các tế bào PLOAM 3 đến 8 được
điền đầy bởi grant trống mà ONU không dùng. Khi ONU cần gửi tin, nó sẽ kiểm tra số
grant dữ liệu trong hai tế bào PLOAM đầu tiên và so sánh với số của nó  Nếu khớp
thì ONU có thể gửi tin.

148
Công nghệ BPON
• Đặc tính hoạt động BPON
− Chế độ bảo vệ của các grant:
• Phương pháp kiểm tra độ dư chu trình (CRC) được sử dụng để bảo vệ tính
toàn vẹn của nhóm 7 grant.
• CRC là một mã đa thức dựa trên một phép chia nhị thức. Quá trình mã hóa
sử dụng một khối bit tin và một chuỗi các bit dư để kiểm tra lỗi trong khối
tin.
− Đối với hướng xuống BPON, một CRC bảo vệ một nhóm 7 grant truyền dẫn trong
một tế bào PLOAM.
− Đa thức sinh CRC:
− Một đa thức có thể bảo vệ lên tới 15 byte và có thể phát hiện 3 bit lỗi.
• Trong tế bào PLOAM thứ hai, grant trống thứ 7 được cộng thêm cùng 6
grant thực được dùng như phần tính toán CRC cho nhóm đó.
• Trong hệ thống BPON, không có sửa lỗi (chỉ có phát hiện lỗi)  khi bộ thu
có được một CRC không chính xác thì toàn bộ khối bit tin bị bỏ qua.

149
Công nghệ BPON
• Đặc tính hoạt động BPON

150
Công nghệ BPON
• Điều khiển lưu lượng trong BPON
− Người dùng có một dải rộng về nhu cầu dịch vụ và sử dụng
băng thông.
− Cấp phát băng thông cố định:
• Mức tăng dịch vụ được cấp cho mỗi khách hàng cụ thể là cố định.
• Cấp phát băng thông cố định được biết như là băng thông nhổ
đinh.
• Không hiệu quả trong sử dụng băng thông:
− Nếu 1 thuê bao cụ thể không có thông tin để gửi trong khoảng thời
gian nào đó thì đoạn băng thông không dùng đó trên mạng cũng
không khả dụng cho các thuê bao khác.

151
Công nghệ BPON
• Điều khiển lưu lượng trong BPON
− Cấp phát băng thông động (DBA-Dynamic bandwidth allocation):
• Sử dụng cấp phát băng thông cố định:
− Các bộ đệm bắt đầu điền đầy tại ONU khi thông tin cần gửi tới dạng chùm gói tin
 gây ra biến động trễ nhỏ hoặc jitter trong lưu lượng tế bào  suy giảm chất
lượng tín hiệu.
− Khi bộ đệm đầy: tắc nghẽn lưu lượng có thể gây ra mất mát tế bào  giảm thiểu
jitter và nghẽn để duy trì QoS cao trong BPON bằng cấp phát băng thông động
theo các yêu cầu truyền dẫn thay đổi của từng ONU.
• Cấp phát băng thông động (DBA): phương pháp cho phép phân phối lại băng
thông một cách nhanh chóng trên PON dựa trên các yêu cầu lưu lượng hiện tại.
• DBA được điều khiển bởi OLT: OLT phát các giấy phép (grant) cho phép một
ONU truyền trong một khe thời gian xác định.
• Điều khiển lưu lượng hướng lên được thực hiện bằng việc bố trí các grant cho
từng container lưu lượng (T-CONT-traffic container) mà các loại luồng lưu
lượng hướng lên được định nghĩa trong một ONU.
• OLT cần biết trạng thái lưu lượng của T-CONT liên kết với ONU để xác định bao
nhiêu grant (tức bao nhiêu băng thông) cần gán cho ONU đó.
152
Công nghệ BPON
• Điều khiển lưu lượng trong BPON
− Cấp phát băng thông động (DBA):
• Có 2 chế độ xác định:
− Phương pháp báo cáo trạng thái (status reporting): một T-CONT chỉ ra bao nhiêu
gói tin đang đợi trong bộ đệm  khi OLT biết thông tin này nó sẽ phân phối lại
các grant cho các ONU khác nhau tương ứng.
− Thủ tục giám sát tế bào trống: chỉ được thực hiện tại OLT. Khi một ONU không
có thông tin đang đợi để được truyền tải, dựa trên thu nhận 1 grant nó gửi một tế
bào trống hướng lên để chỉ thị rằng bộ đệm của nó là trống  OLT được báo
rằng các grant cho T-CONT đó có thể được gán cho các T-CONT khác.
• Nếu 1 ONU có hàng đợi dài ở bộ đệm  OLT có thể gán nhiều T-CONT
cho ONU đó. Các T-CONT có thể được đặc trưng thành 5 kiểu khác nhau:

Mức ưu tiên dịch vụ được xác


định theo băng thông có thể
chuyển nhượng.

153
Công nghệ BPON
• Điều khiển lưu lượng trong BPON
− Cấp phát băng thông động (DBA):

Kiến trúc T-CONT

154
Công nghệ BPON
• Điều khiển lưu lượng trong BPON
− Cấp phát băng thông động (DBA):
Container lưu lượng Băng thông có thể chuyển Đặc tính
nhượng
T-CONT 1 Cố định Băng thông được đảm bảo cho các ứng dụng
nhạy cảm về thời gian; được quy định trong
G.983.1
T-CONT 2 Đảm bảo Băng thông được đảm bảo cho các ứng dụng
không nhạy cảm về thời gian
T-CONT 3 Không đảm bảo Băng thông được đảm bảo nhỏ nhất + băng
thông không được đảm bảo dư thừa bổ sung
thêm cho các ứng dụng không nhạy cảm về
thời gian.
T-CONT 4 Nỗ lực tốt nhất Băng thông dư thừa được gán động không
phụ thuộc băng thông đảm bảo
T-CONT 5 Tất cả Hỗn hợp tất cả các loại dịch vụ

155
Công nghệ BPON
• Điều khiển lưu lượng trong BPON
− Cấp phát băng thông động (DBA):

Kiến trúc T-CONT

156
Công nghệ GPON
• Kiến trúc GPON
− Kiến trúc tổng quát:

157
Công nghệ GPON
• Kiến trúc GPON
− Đặc điểm kỹ thuật GSR:
Tham số Các yêu cầu dịch vụ GPON (GSR)
Dịch vụ Đầy đủ dịch vụ: 10/100 BASE-T Ethernet, điện thoại tương tự,
SONET/SDH TDM, ATM, …
Tốc độ truy nhập dữ liệu Downstream: 1,244 và 2,488 Gbit/s; upstream: 155 Mbit/s, 622
Mbit/s, 1,244 Gbit/s, 2,488 Gbit/s
Khoảng cách Tối đa 10 hoặc 20 km
Tỉ lệ tách Tối đa 64
Các bước sóng Upstream voice/data: 1260 - 1310 nm; downstream voice/data:
1480 - 1500 nm; downstream video: 1550 - 1560 nm
Chuyển mạch bảo vệ Bảo vệ 1+1; bảo vệ 1:N
Bảo mật Bảo mật thông tin ở mức giao thức cho lưu lượng hướng
xuống: ví dụ sử dụng AES (Advanced Encryption Standard)

158
Công nghệ GPON
• Kiến trúc GPON
− Chuyển mạch bảo vệ GPON:
• Bảo vệ 1+1 dự phòng đầy đủ: Lưu lượng được phát đồng thời trên 2 đường
truyền sợi quang tách biệt từ nguồn tới đích.
− Thiết bị thu sẽ lựa chọn một trong các đường như đường làm việc
(working fiber) để thu nhận thông tin.
− Khi có sự cố trên tuyến làm việc, bộ thu sẽ chuyển mạch sang tuyến
dự phòng (protection fiber) để tiếp tục thu nhận thông tin.

159
Công nghệ GPON
• Kiến trúc GPON
− Chuyển mạch bảo vệ GPON:
• Bảo vệ 1:N
 Có tính kinh tế hơn.
 Một tuyến dự phòng được
chia sẻ giữa N tuyến làm việc
 Cho phép bảo vệ khi một
trong các tuyến làm việc bị sự
cố.
 Lưu lượng chỉ được phát
trên tuyến làm việc khi hoạt
động bình thường.
 Khi có sự cố trên một tuyến,
chuyển mạch ở cả nguồn và
đích được chuyển sang tuyến
dự phòng  đòi hỏi một giao
thức chuyển mạch tự động
giữa các điểm đầu cuối.

160
Công nghệ GPON
• Kiến trúc GPON
− Bảo mật thông tin trong GPON:
• Dữ liệu hướng xuống từ OLT được phát quảng bá đến tất cả các ONU, mỗi
bản tin phát đi có thể được nhìn thấy bởi tất cả người dùng kết nối với
GPON.
• Tiêu chuẩn GPON mô tả việc sử dụng một cơ chế bảo mật thông tin để
đảm bảo rằng người dùng được phép truy nhập chỉ dữ liệu dành cho họ.
• Một cơ chế bảo mật đảm bảo không có mối đe dọa nghe trộm xảy ra: ví dụ
cơ chế mật mã điểm – điểm là AES được sử dụng để bảo vệ tải trọng thông
tin của trường dữ liệu trong khung GPON.
• Mật mã là kỹ thuật trong đó dữ liệu được chuyển thành một định dạng khó
hiểu ở đầu phát để bảo vệ chúng khỏi biến đổi, sử dụng trái phép.
• Giải thuật AES mã hóa các khối dữ liệu 128 bit từ định dạng gốc ban đầu
gọi là plaintext thành một dạng khó hiểu được gọi là ciphertext. Các khóa
mật mã có thể có độ dài 128, 192 hoặc 256 bit làm cho mật mã khó giải.
Một khóa có thể được thay đổi tuần hoàn (ví dụ: một lần mỗi giờ) mà không
ảnh hưởng đến luồng tin. Quá trình giải mã chuyển đổi ciphertext thành dữ
liệu gốc ban đầu.

161
Công nghệ GPON
• Đặc tính của GPON
− Hiệu năng quang:
• GPON sử dụng cùng các lớp quang giống như trong BPON
• Lớp A (Class A optics): 5 – 20 dB
• Lớp B (Class B optics): 10 – 25 dB
• Lớp C (Class C optics): 15 – 30 dB

Tham số Đặc điểm GPON


Tốc độ truy nhập dữ liệu Downstream: 1,244 và 2,488 Gbit/s; upstream: 155 Mbit/s, 622
Mbit/s, 1,244 Gbit/s, 2,488 Gbit/s
Các lớp quang Các lớp A, B, và C; cùng yêu cầu như đối với hệ thống BPON
Mào đầu burst Được xác định tại mỗi tốc độ truyền
Mức công suất Đầu ra quang ONU có thể hoạt động ở 3 chế độ mức công suất
để
Độ tin cậy dữ liệu Mã sửa lỗi trước (FEC) có thể được sử dụng như là một tùy
chọn

162
Công nghệ GPON
• Đặc tính của GPON
− Điều khiển định thời và công suất quang:
• GPON là một mạng đồng bộ: OLT thông tin cho các ONU biết khi nào có
thể phát tin  có một số bất định về định thời. (Yếu tố này nghiêm trọng
hơn với GPON vì hoạt động ở tốc độ cao)
• Do thủ tục ranging có độ chính xác giới hạn  một khoảng thời gian bảo vệ
được đặt giữa các burst liên tiếp từ các ONU để tránh xung đột.
• Khoảng thời gian bảo vệ phải đảm bảo chú ý các yếu tố như trễ bật laser
của burst tiếp theo, trễ tắt của laser và dòng dư của burst trước trong bộ thu
OLT, và tính phân mức của quá trình cân bằng trễ thời gian giữa các ONU
khác nhau trong GPON.
• Thời gian bảo vệ danh định là 25,6 ns  số lượng bít được cấp phát cho
trường này sẽ lớn hơn khi tốc độ dữ liệu tăng lên.

163
Công nghệ GPON
• Đặc tính của GPON
− Điều khiển định thời và công suất quang:
• Khi ONU đặt sát với OLT  PD trong bộ thu OLT thu nhận mức công suất
quang đi vào tương đối cao.
• Để tránh quá tải tại PD của bộ thu OLT  Điều khiển công suất quang qua
3 chế độ mức công suất:
− Mode 1: Phát ở mức quang bình thường.
− Mode 2: Giảm đi 3dB so với mức 1
− Mode 3: Giảm đi 6dB so với mức 1

164
Công nghệ GPON
• Đặc tính của GPON
− Mã sửa lỗi trước (FEC):
• G.984.2 xác định việc sử dụng FEC để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu mức
cao.
• Trong GPON, FEC là mong muốn vì tốc độ bít cao sẽ giảm quỹ công suất
quang theo 2 cách:
− Giảm độ nhạy bộ thu.
− Ảnh hưởng tán sắc lớn hơn  gây ra mức bù công suất lớn hơn trên tuyến
quang.
• FEC là một kỹ thuật xử lý tín hiệu để mã hóa dữ liệu cho phép các lỗi được
phát hiện và được sửa.
• Trong kỹ thuật FEC, thông tin dư được phát cùng với thông tin gốc. Nếu
một số dữ liệu gốc bị mất hoặc thu bị lỗi thì thông tin dư được sử dụng để
khôi phục lại dữ liệu.
• Mã sửa lỗi thông thường là các mã chu trình: ký hiệu (m,n) với n – số bít
mã hóa đầu ra, m – số bít gốc trước khi mã hóa. Mã Reed-Solomon (RS)
(255, 239) được sử dụng rộng rãi trong hệ thống quang sợi.

165
Công nghệ GPON
• Lớp hội tụ truyền dẫn (GTC)
− Phân lớp:

166
Công nghệ GPON
• Lớp hội tụ truyền dẫn (GTC)
− Ngăn xếp giao thức:

167
Công nghệ GPON
• Lớp hội tụ truyền dẫn (GTC)
− Khuyến nghị ITU-T G.984.3 mô tả lớp GTC (tương đương lớp 2
trong mô hình OSI) xác định:
• Định dạng khung GPON
• Giao thức MAC
• Chế độ ranging
• Các quá trình vận hành và bảo dưỡng
• Phương pháp bảo mật thông tin.
− Định dạng khung GPON hướng xuống:
• Để thích ứng tất cả các kiểu dịch vụ (VD: ATM, TDM và Ethernet), một
phương pháp đóng gói tin GPON (GEM) được sử dụng  Dựa trên phiên
bản biến đổi của thủ tục đóng khung chung (GFP) G.7041.
• Khung GPON có độ dài cố định 125 s bao gồm:
− Khối điều khiển vật lý (PCB): chứa các thông tin mào đầu được sử dụng để điều
khiển và quản lý mạng.
− Tải trọng gồm một phân đoạn ATM và một phân đoạn GEM.

168
Công nghệ GPON
• Lớp hội tụ truyền dẫn (GTC)
− Định dạng khung GPON hướng xuống:
• PCB hướng xuống (PCBd) chứa các thông tin:
− Một trường đồng bộ khung 4 byte (Psync)
− Một đoạn 4 byte (Ident) chứa một bộ đếm 8 kHz, 1 bit trạng thái FEC
hướng xuống, 1 bit chuyển mạch khóa mật mã, 8 bit trạng thái dành cho
sử dụng tương lai.
− Một bản tin PLOAM hướng xuống 13 byte thực hiện các chức năng như
các cảnh báo vượt ngưỡng hoặc các cảnh báo liên quan đến OAM.
− Một trường 1 byte kiểm tra chẵn lẻ bit (BIP) được dùng để ước tính tỉ số lỗi
bit.
− Một bộ chỉ thị độ dài tải trọng hướng xuống (PLend) 4 byte cho biết độ dài
sắp xếp băng thông hướng lên (US BW) và kích thước phân đoạn ATM.
Trường Plend được gửi 2 lần đảm bảo độ dự phòng và chống lỗi.
− Sơ đồ US BW Nx8 byte cấp phát N khe thời gian truyền dẫn cho các ONU

169
Công nghệ GPON
• Lớp hội tụ truyền dẫn (GTC)
− Định dạng khung GPON hướng xuống:

170
Công nghệ GPON
• Lớp hội tụ truyền dẫn (GTC)
− Định dạng khung GPON hướng xuống:

171
Công nghệ GPON
• Lớp hội tụ truyền dẫn (GTC)
− Định dạng khung GPON hướng xuống:
• Cấu trúc truy nhập hay sơ đồ US BW bao gồm:
− Một địa chỉ nhận dạng cấp phát
(AllocID) 12 bit được gán cho một
ONU.
− 12 bit cờ (flag) cho phép truyền
dẫn hướng lên của các khối mào
đầu lớp vật lý cho một ONU định
sẵn.
− Một con trỏ khởi tạo 2 byte (SStart)
chỉ ra thời điểm cửa sổ truyền dẫn
hướng lên bắt đầu.
− Một con trỏ dừng 2 byte (SStop)
chỉ ra thời điểm cửa sổ truyền dẫn
hướng lên dừng.
− Một CRC 1 byte cung cấp chức
năng phát hiện lỗi 2 bit và sửa lỗi 1
bit trên trường cấp phát băng
thông.

172
Công nghệ GPON
• Lớp hội tụ truyền dẫn (GTC)
− Định dạng khung GPON hướng xuống:
• Quan hệ giữa trường sơ đồ US BW và phản ứng định thời hướng lên:

173
Công nghệ GPON
• Lớp hội tụ truyền dẫn (GTC)
− Định dạng khung GPON hướng lên:
• Lưu lượng hướng lên gồm quá trình truyền dẫn liên tiếp từ một hoặc nhiều
ONU dựa trên việc cấp phát khe thời gian chỉ định bởi OLT  cho phép thu
nhận các khung kiểu burst có mào đầu tại đầu khung.
• Định dạng khung hướng lên gồm tới 4 kiểu trường mào đầu PON và 1 tải
trọng dữ liệu người dùng có độ dài thay đổi chứa một burst truyền dẫn.

174
Công nghệ GPON
• Lớp hội tụ truyền dẫn (GTC)
− Định dạng khung GPON hướng lên:
• Các trường mào đầu hướng lên bao gồm:
− Mào đầu lớp vật lý (PLOu) tại thời điểm bắt đầu một burst hướng lên chứa
preamble đảm bảo hoạt động lớp vật lý thích hợp (đồng chỉnh bit và byte) của
tuyến truyền dẫn hướng lên kiểu burst.
− Trường PLOAMu hướng lên: chịu trách nhiệm cho các chức năng quản lý như
ranging, kích hoạt một ONU và các thông báo cảnh báo. PLOAMu 13 byte chứa
bản tin PLOAM được xác định trong G.983.1 và được bảo vệ chống lỗi bit bởi 1
CRC sử dụng một mã phát hiện lỗi và sửa lỗi tiêu chuẩn.
− Trường chuỗi mức công suất (PLSu) hướng lên chứa thông tin về các mức công
suất laser tại các ONU được thấy bởi OLT. OLT sử dụng PLSu để hiệu chỉnh các
mức công suất ONU để giảm dải động công suất quang thu được tại OLT.
− Trường báo cáo băng thông động (DBRu) thông báo cho OLT về độ dài xếp
hàng của mỗi AllocID tại một ONU  cho phép OLT thực hiện hoạt động cấp
phát băng thông động một cách phù hợp. DBRu được bảo vệ chống lỗi bởi 1
CRC.
• Truyền phát các trường PLOAMu, PLSu và DBRu là tùy chọn phụ thuộc
vào các cờ hướng xuống trong sơ đồ US BW.

175
Công nghệ GPON
• Lớp hội tụ truyền dẫn (GTC)
− Định dạng khung GPON hướng lên:
• Truyền phát các trường PLOAMu, PLSu và DBRu là tùy chọn phụ thuộc
vào các cờ hướng xuống trong sơ đồ US BW.

176
Công nghệ GPON
• Lớp hội tụ truyền dẫn (GTC)
− Phân đoạn GEM:
• Phương pháp đóng gói tin GPON hoạt động tương tự ATM nhưng sử dụng
các khung có độ dài thay đổi thay cho các tế bào ATM cố định.
• GEM cung cấp một phương tiện chung để truyền các dịch vụ khác nhau
trên một GPON.
• Tải trọng được đóng gói có thể dài lên tới 1500 byte. Nếu một ONU có một
gói để gửi đi lớn hơn 1500 byte thì ONU phải cắt gói đó thành các mảnh
nhỏ hơn để phù hợp với độ dài tải trọng cho phép.
• Thiết bị tại đích đến chịu trách nhiệm tập hợp lại các mảnh tin này thành
định dạng gói tin gốc ban đầu.

177
Công nghệ GPON
• Lớp hội tụ truyền dẫn (GTC)
− Phân đoạn GEM:
• Cấu trúc phân đoạn GEM gồm 4 trường tiêu đề (header) và một tải trọng
dài L byte.
• Các trường tiêu đề bao gồm:
− Một bộ chỉ thị độ dài tải trọng (PLI) 12 bit: cho biết độ dài theo byte của tải trọng
được đóng gói theo GEM.
− Một số nhận dạng cổng 12 bit: cho biết phần đoạn tin này thuộc về luồng dịch vụ
nào.
− Một bộ chỉ thị kiểu tải trọng (PTI) 3 bit: dùng để xác định xem phần đoạn tin có là
kết thúc một datagram người dùng, luồng lưu lượng có bị tắc nghẽn, hay tải
trọng GEM có chứa thông tin OAM.
− Một mã CRC 13 bit cho kiểm soát lỗi tiêu đề: cho phép sửa 2 bit lỗi và phát hiện
3 lỗi bit trong tiêu đề.
• GEM cung cấp một cách phân mảnh các gói tin người dùng và đóng gói tin
hiệu quả.  cho phép quản lý thích hợp nhiều luồng dịch vụ từ các ONU
khác nhau chia sẻ trên một tuyến truyền dẫn quang sợi chung.

178
Công nghệ GPON
• Lớp hội tụ truyền dẫn (GTC)
− Liên kết logic giữa OLT và ONU: đặc trưng bởi 1 T-CONT

179
Công nghệ GPON
• Điều khiển lưu lượng
− Quá trình ranging: chia thành 2 giai đoạn
• Giai đoạn 1:
− (1) Tạm dừng quá trình truyền dẫn của các ONU đang hoạt động.
− (2) Phát yêu cầu đề nghị truyền số seri cho ONU không có ONU-ID.
− (3) ONU không có ONU-ID phát số seri sau một khoảng thời gian ngẫu
nhiên
− (4) OLT chỉ định 1 ONU-ID cho ONU chưa đăng ký.
Ranging window

RTD of new ONU


Data#2 Data#1
OLT

(1) ONU halt (2) Serial number (4) Assign ONU-ID


request
ONU#1

ONU#2
(3) SN transmission

New ONU

Random delay 180


Công nghệ GPON
• Điều khiển lưu lượng
− Quá trình ranging:
• Giai đoạn 2: đo RTD cho mỗi ONU đã đăng ký mới
− (5) Tạm dừng truyền dẫn các ONU đang hoạt động.
− (6) OLT xác định 1 ONU nhất định để truyền bản tin yêu cầu đo trễ.
− (7) ONU có số seri trùng với số seri OLT chỉ định truyền bản tin đo trễ.
− (8) OLT đo trễ RTD  OLT thông báo trễ cân bằng cho ONU qua bản tin thời
gian ranging.
− (9) ONU lưu giá trị trễ cân bằng và tạo trễ định thời cho chuỗi dữ liệu hướng lên.
Ranging window

RTD of new ONU


Data#2 Data#1
OLT
Time
(6) Ranging (8) Ranging time
(5) ONU halt
request message

ONU#1
Time

ONU#2
Time
(7) Ranging transmission

New ONU
Time
(9) Delay
equalization

181
Công nghệ GPON
• Điều khiển lưu lượng
− Quá trình ranging:
• Giai đoạn 2: đo RTD cho mỗi ONU đã đăng ký mới
− (5) Tạm dừng truyền dẫn các ONU đang hoạt động.
− (6) OLT xác định 1 ONU nhất định để truyền bản tin yêu cầu đo trễ.
− (7) ONU có số seri trùng với số seri OLT chỉ định truyền bản tin đo trễ.
− (8) OLT đo trễ RTD  OLT thông báo trễ cân bằng cho ONU qua bản tin thời
gian ranging.
− (9) ONU lưu giá trị trễ cân bằng và tạo trễ định thời cho chuỗi dữ liệu hướng lên.
Ranging window

RTD of new ONU


Data#2 Data#1
OLT
Time
(6) Ranging (8) Ranging time
(5) ONU halt
request message

ONU#1
Time

ONU#2
Time
(7) Ranging transmission

New ONU
Time
(9) Delay
equalization

182
Công nghệ GPON
• Điều khiển lưu lượng
− Quá trình DBA: tương tự như BPON
• Ví dụ về DBA trong GPON sử dụng chế độ báo cáo trạng thái:
− (1) ONU lưu dữ liệu người dùng cho lưu lượng hướng lên tại bộ đệm.
− (2) Khối dữ liệu chứa trong bộ đệm được báo cho OLT như một yêu cầu (R) tại
một thời điểm xác định bởi OLT.
− (3) OLT xác định thời gian bắt đầu truyền dẫn và khoảng thời gian truyền cho
phép để cấp phép (G) cho ONU.
− (4) ONU nhận được cấp phép và truyền khối dữ liệu đã xác định.

183
Công nghệ Ethernet
• Kiến trúc EPON
− Ethernet trong mạng truy nhập (EFM):
• Sử dụng rộng rãi Ethernet trong cả hai mạng LAN và MAN  ứng dụng làm
công nghệ truyền tải trong mạng truy nhập.
• Đóng gói và truyền tải dữ liệu trong các khung Ethernet  dễ dàng mang
các gói IP.

184
Công nghệ Ethernet
• Kiến trúc EPON
− Ethernet trong mạng truy nhập (EFM):
Chế độ EFM Tùy chọn lớp vật lý
EPON Khoảng cách 10 km; 1 Gbit/s; bộ chia 1x32; 1 sợi đơn
mode cho 2 hướng.
Khoảng cách 20 km; 1 Gbit/s; bộ chia 1x16 hoặc 1x32; 1
sợi đơn mode cho 2 hướng.
P2P dùng sợi quang 1000BASE-LX: hệ thống quang mở rộng cho các tuyến
1Gbit/s.
1000BASE-X: 10km trên 1 sợi đơn mode 2 hướng cho các
tuyến 1Gbit/s.
100BASE-X: 10km trên 1 sợi đơn mode 2 hướng cho các
tuyến 100Mbit/s.
P2P dùng cáp đồng Khoảng cách 750 m; truyền dẫn 10 Mbit/s song công trên
một cặp đôi dây xoắn.

185
Công nghệ Ethernet
• Kiến trúc EPON
− Kiến trúc cơ bản:

186
Công nghệ Ethernet
• Kiến trúc EPON
− Kiến trúc cơ bản:

187
Công nghệ Ethernet
• Kiến trúc EPON
− Các chức năng OLT và ONU/ONT:
• Tương tự như trong các kiến trúc PON khác.
• OLT hoạt động như 1 bộ điều khiển mạng, tất cả liên lạc diễn ra giữa OLT
và các ONU/ONT  không có tương tác trực tiếp giữa các ONU/ONT trên
cùng EPON.
• Một số chức năng quan trọng của một OLT:
− Xác định liên tục xem bất kỳ ONU nào kết nối hoặc rời khỏi mạng 
Quá trình khám phá (discovery).
− Điều khiển quá trình đăng ký của các ONU kết nối mới.
− Gán lượng băng thông truyền dẫn thay đổi hướng lên cho mỗi ONU.
− Thực hiện một quá trình ranging để tính toán độ trễ thời gian truyền
dẫn giữa 1 OLT và mỗi ONU.
− Sinh ra các bản tin gắn nhãn thời gian cho mục đích tham chiếu thời
gian toàn cục.

188
Công nghệ Ethernet
• Kiến trúc EPON
− Các luồng lưu lượng EPON:
• Dữ liệu EPON mang trong các khung Ethernet tiêu chuẩn: .
• Chức năng của các trường trong khung:
− Preamble: bắt đầu khung dài 7 byte với mẫu 8 bit 10101010 lặp lại 7 lần.
− Bộ phân chia bắt đầu khung (SFD): trường SFD 1 byte gồm chuỗi 10101011,
báo hiệu sự bắt đầu 1 khung.
− Địa chỉ đích (DA): trường 6 byte chứa địa chỉ vật lý của đích đến tiếp theo của
gói tin.
− Địa chỉ nguồn (SA): trường 6 byte chứa địa chỉ vật lý của thiết bị cuối cùng
chuyển tiếp gói tin.

189
Công nghệ Ethernet
• Kiến trúc EPON
− Các luồng lưu lượng EPON:
• Chức năng của các trường trong khung:
− Độ dài và kiểu PDU: trường 2 byte chỉ ra số byte trong đơn vị dữ liệu giao thức
(PDU) – trường dữ liệu của khung. Vì khung Ethernet dài nhất cho phép là 1526
byte nên PDU có thể dài lên tới 1500 byte.
− Đơn vị dữ liệu giao thức (PDU): chứa dữ liệu điều khiển tuyến logic (LLC) và
trường thông tin có độ dài biến đổi. Chức năng của LLC là để cung cấp địa chỉ
và các cơ chế điều khiển để cho phép trao đổi dữ liệu giữa người sử dụng cuối.
− Pad: trường pad chứa các byte được thêm vào để đảm bảo rằng kích thước
khung luôn dài ít nhất là 64 byte (độ dài đòi hỏi cho hoạt động phát hiện xung
đột)
− Chuỗi kiểm tra khung (FCS): trường chứa các thông tin phát hiện lỗi của khung.
Nó dựa trên một quá trình CRC-32 để phát hiện lỗi trong khung. CRC sử dụng
các bit trong các trường DA, SA, độ dài và PDU để thực hiện tính toán chia nhị
phân tại trạm phát. Kết quả tính toán được bổ sung vào khung và được kiểm tra
lại tại đích đến. Nếu có sự khác nhau về kết quả nghĩa là 1 lỗi đã xảy ra trong
khung khi truyền dẫn và khung đó bị loại bỏ.

190
Công nghệ Ethernet
• Kiến trúc EPON
− Các luồng lưu lượng EPON:
• Trong EPON không cần preamble vì bản chất hoạt động song công của
mạng  đính kèm địa chỉ ONU trong khung Ethernet.
• Khung EPON có cùng kích thước và định dạng như của 1 khung Ethernet
tiêu chuẩn ngoại trừ các trường preamble và SFD.

191
Công nghệ Ethernet
• Kiến trúc EPON
− Các luồng lưu lượng EPON:

192
Công nghệ Ethernet
• Kiến trúc EPON
− Các luồng lưu lượng EPON:
• Các trường thay thế trong EPON:
− Một bộ phân biệt điểm bắt đầu gói tin (SPD) 1 byte: chứa thông tin đồng hồ.
Thông tin đánh dấu đồng bộ này được gửi cứ 2 ms một lần để đồng bộ hóa các
ONU theo OLT.
− Ba byte dành cho sử dụng tương lai.
− Một thẻ 2 byte được gọi là một bộ nhận dạng các tuyến logic (LLID).
− Một chuỗi kiểm tra khung (FCS) 2 byte chứa thông tin phát hiện lỗi cho khung
EPON.
• Trong hướng xuống, OLT truyền quảng bá các khung Ethernet cho các
ONU.
• ONU thu nhận và lọc các khung dựa trên thẻ LLID được gắn với khung bởi
OLT. LLID chỉ tồn tại trong EPON, ONU sẽ loại bỏ LLID trước khi gửi gói tin
tới thiết bị thuê bao.
• Một thủ tục đặc biệt để điều khiển lưu lượng hướng lên tránh xung đột trong
EPON là giao thức điều khiển đa điểm (MPCP). Chức năng MPCP để gán
băng thông động hướng lên cho người dùng dịch vụ khác nhau.

193
Công nghệ Ethernet
• Chức năng MPCP
− EPON sử dụng MPCP để điều khiển cả hai lưu lượng hướng lên
và hướng xuống.
− Các quá trình MPCP thực hiện:
• Tự khám phá (auto-discovery)
• Đăng ký ONU/ONT (registration)
• Ranging
• Thăm dò băng thông (bandwidth polling)
• Gán băng thông (bandwidth assignment)
− Các loại bản tin điều khiển 64 byte:
• Các bản tin GATE và REPORT được sử dụng để gán và yêu cầu băng
thông.
• Các bản tin REGISTER_REQUEST, REGISTER và REGISTER_ACK được
sử dụng để thực hiện các quá trình tự khám phá, đăng ký mới ONU/ONT và
ranging.

194
Công nghệ Ethernet
• Chức năng MPCP
− Quá trình khám phá:
• Sự cần thiết của 1 EPON là khả năng nhận biết sự có mặt của 1 ONU và
sau đó đăng ký, đàm phán các tham số vận hành, gán 1 LLID, cấp phát
băng thông truyền dẫn hướng lên và bù trễ thời gian lộ trình (round-trip)
• Quá trình cho phép các ONU đăng ký và kết nối với hệ thống sau khi bật
nguồn.
• Khi 1 ONU được bật hoặc khởi động lại, nó sẽ đợi một bản tin GATE khám
phá chứa một LLID khám phá từ OLT. OLT phát quảng bá tuần hoàn một
bản tin như vậy cho tất cả các ONU.
• Sau đó quá trình đăng ký được thực hiện qua một loạt các bản tin GATE
khám phá, REGISTER_REQUEST, REGISTER và REGISTER_ACK.
• Sự bắt tay bản tin này sẽ đăng ký cho một ONU thuộc về EPON bằng một
LLID được gán duy nhất và các khe thời gian băng thông cần thiết.
• Một ONU được đăng ký trong thời gian ít hơn 1 giây.

195
Công nghệ Ethernet
• Chức năng MPCP
− Quá trình khám phá:
− OLT gửi quảng bá tuần hoàn bản
tin GATE khám phá cho các
ONU. Thông tin cửa sổ khám phá
và thời gian đồng bộ nằm trong
bản tin GATE khám phá.
− ONU dự định đăng ký gửi bản tin
REGISTER_REQUEST sau khi
đợi 1 khoảng thời gian trễ ngẫu
nhiên.
− OLT cấp phát cho ONU một LLID
trong REGISTER và khe thời
gian hướng lên trong 1 bản tin
GATE khác.
− ONU có LLID được cấp phép
phát REGISTER_ACK để ghi
nhận hoàn thành quá trình đăng
ký.

196
Công nghệ Ethernet
• Chức năng MPCP
− Quá trình khám phá:

197
Công nghệ Ethernet
• Chức năng MPCP
− Gán băng thông:
• Để gán và đề nghị băng thông trong một EPON, MPCP sử dụng các bản tin
điều khiển GATE và REPORT.
• Các ONU sử dụng bản tin REPORT để chỉ ra các yêu cầu băng thông cho
OLT  được thực hiện ở dạng chiếm dụng các hàng đợi vì mỗi ONU có
một tập các bộ đệm lưu giữ các khung Ethernet sẵn sàng cho truyền phát
hướng lên tới OLT.
• Một bản tin REPORT từ một ONU có thể chỉ ra trạng thái lên tới 8 hàng đợi
và mỗi hàng đợi có thể có nhiều ngưỡng.
• Một ONU báo cáo trạng thái 8 hàng đợi có thể có tới hai ngưỡng mỗi hàng.
• Nếu ONU chỉ có một hàng đợi thì nó được phép báo cáo tới 13 ngưỡng.
• Khi thu được một bản tin REPORT, OLT sẽ chuyển bản tin đó đến thuật
toán DBA  Thuật toán DBA tính toán việc lập lịch truyền dẫn hướng lên
cho tất cả các ONU.
• Khi hệ thống DBA hoàn thành lập lịch hướng lên, OLT sẽ phát các bản tin
GATE để cấp phép truyền dẫn cho các ONU.

198
Công nghệ Ethernet
• Chức năng MPCP
− Gán băng thông:
− Mỗi bản tin GATE có thể hỗ trợ
tới 4 grant truyền dẫn.
− Trường nhãn tem thời gian sử
dụng để OLT và ONU trao đổi
cập nhật sự trôi thời gian.
− Dựa trên thu nhận bản tin GATE,
ONU cập nhật đăng ký nhãn thời
gian, đăng ký bắt đầu và độ dài
khe thời gian.
− Dựa trên hoạt động REPORT,
ONU thông tin cho OLT độ dài
hàng đợi và thông tin định thời.

199
Công nghệ Ethernet
• Chức năng MPCP
− Gán băng thông:

200
Công nghệ Ethernet
• Chức năng MPCP
− Gán băng thông:

201
Công nghệ Ethernet
• Chức năng MPCP
− Định thời truyền dẫn:
• Một ONU cần được đồng bộ với OLT và với các ONU khác để truyền phát
trong một khe thời gian xác định.
• Quá trình định thời được thực hiện qua một quá trình trao đổi các bản tin
điều khiển đồng bộ được đánh dấu thời gian giữa OLT và ONU.
• Một cấp phép (grant) truyền dẫn cho một ONU cũng xác định thời điểm bắt
đầu truyền dẫn và độ dài truyền dẫn cho ONU cụ thể.
• Mỗi ONU cập nhật đồng hồ nội của nó nhờ sử dụng nhãn tem thời gian
chứa trong mỗi grant thu được.  Mỗi ONU đạt được và duy trì sự đồng bộ
hóa toàn hệ thống với phần còn lại của EPON.
• Thủ tục thiết lập định thời:
− OLT gửi một bản tin GATE tại thời điểm T1 dựa trên 1 đồng hồ hệ thống tại OLT.
− ONU thu bản tin GATE tại thời điểm nội bộ TONT2 và thiết lập lại đồng hồ nội của
nó để đọc thời gian tuyệt đối T1.
− ONU gửi một bản tin REPORT ngược trở lại OLT tại thời điểm T ONT3, mà bây giờ
là thời điểm tuyệt đối T2  nhãn thời gian trên bản tin REPORT này đọc T2.
− OLT thu được bản tin REPORT tại thời điểm tuyệt đối T3  Tính được RTT

202
Công nghệ Ethernet
• Chức năng MPCP
− Định thời truyền dẫn:

Thời gian lộ trình truyền (RTT) được xác định:

203
Công nghệ Ethernet
• Ethernet điểm – điểm
− P2P Ethernet dùng sợi quang:
• Kiến trúc Home-run:

• Kiến trúc Active-star:

204
Công nghệ Ethernet
• 10GEPON
− Tham số giao diện quang:

205
Công nghệ Ethernet
• 10GEPON
− FEC:

206
Bài kiểm tra 1

1/ Vẽ cấu trúc, trình bày nguyên lý hoạt động và nêu các tham số cơ bản của coupler.
Cho coupler sợi quang 2x2 có suy hao xen tại đầu ra 1 và đầu ra 2 tương ứng là 4,7 và 2,8 dB.
 Xác định công suất đầu ra tại 2 đầu khi công suất đầu vào là 2 mW
 Xác định suy hao vượt (excess loss) của coupler
 Xác định tỉ lệ tách
2/ Hãy mô tả chi tiết hoạt động ranging trong mạng GPON. Vì thủ tục ranging có độ chính xác
giới hạn nên một khoảng thời gian bảo vệ 25,6 ns được đặt giữa các burst liên tiếp từ các ONU
để tránh xung đột. Hãy xác định số bít dành cho khoảng bảo vệ tại tốc độ 1244,16 Mbit/s.
3/ Trình bày cấu trúc khung EPON và quá trình khám phá, quá trình cấp phát băng thông trong
MPCP của EPON?
Xét một tuyến Ethernet trong đó một trạm phát các khung có trường thông tin 1500 byte liên tục.
Giả sử rằng một xung điện gây hư hỏng dữ liệu dài 1 ms xẩy ra trên đường truyền, hãy tính số
khung bị hỏng đối với tốc độ Ethernet là 100Mbit/s và 1Gbit/s.
4/ Trình bày cấu trúc khung GPON hướng xuống và hướng lên? Phân tích chế độ truyền dẫn trong mạng
GPON?
Hãy tính tốc độ trường tin PLOAM hướng xuống và hướng lên trong GPON.

207
Chương 5
Công nghệ NG-PON

208
Xu hướng phát triển
• NG-PON

209
Xu hướng phát triển
• NG-PON
− Nhu cầu băng thông cho FTTB/C

210
Xu hướng phát triển
• NG-PON
− Nhu cầu băng thông cho FTTH

211
Các công nghệ PON miền quang
• WDMA-PON
− Sử dụng kỹ thuật WDM để tăng số lượng ONU và/hoặc tăng tốc
độ dịch vụ cho mỗi thuê bao trên một hệ thống PON.
− OLT sử dụng một cặp bước sóng riêng biệt để liên lạc với mỗi
ONU.

213
Các công nghệ PON miền quang
• WDMA-PON
− Lưới bước sóng WDM được tiêu chuẩn hóa bởi ITU có thể
được sử dụng trên hệ thống WDM-PON

214
Các công nghệ PON miền quang
• WDMA-PON
− Chi phí cao của các thành phần quang tại ONU  đòi hỏi các
ONU hoạt động ở chế độ không mầu (“colorless”)
− Một số giải pháp:
− Lắp thêm module quang để lựa chọn bước sóng ONU
− Sử dụng laser khả chỉnh bước sóng tại ONU
− Kỹ thuật cắt phổ tại các ONU hoặc trên PON
− Kỹ thuật tái điều chế sóng mang: sử dụng RSOA
− Sử dụng tín hiệu luồng xuống để điều khiển bước sóng laser của
ONU: kỹ thuật khóa bơm quang
− Các bộ lọc bước sóng: sử dụng công nghệ AWG
− Được chế tạo trên công nghệ silica on silicon
− Có thể kết hợp với các công nghệ PON khác.

215
Các công nghệ PON miền quang
• WDMA-PON

216
Các công nghệ PON miền quang
• WDMA-PON

217
Các công nghệ PON miền quang
• WDMA-PON

218
Các công nghệ PON miền quang
• WDMA-PON

219
Các công nghệ PON miền quang
• WDMA-PON

220
Các công nghệ PON miền quang
• CDMA-PON
− Áp dụng công nghệ CDMA vào hệ thống PON
− Mỗi ONU có thể một tốc độ và định dạng khác nhau.

− CDMA quang trải phổ


chuỗi trực tiếp:
− Sử dụng các bộ
lọc cách tử thụ
động: FBG
− CDMA quang nhảy
bước sóng

221
Các công nghệ PON miền quang
• OFDM-PON
− Áp dụng công nghệ OFDM vào hệ thống PON
− Có thể kết hợp với các công nghệ khác.
− Sử dụng điều chế M-QAM trên mỗi sóng mang con để cho hiệu
suất sử dụng băng thông cao hơn.
− Sự phát triển phụ thuộc vào sự phát triển DSP.

222
Các công nghệ PON miền quang
• OFDM-PON
− Kết hợp với kỹ thuật TDMA để cấp phát băng thông động cho
các ONU trên cả các khe thời gian và sóng mang con.

223
NG-PON 1
• Giới thiệu
− NG-PON: Next Generation PON
− XG-PON: Sự mở rộng của GPON cho tốc độ 10Gbit/s
− NG-PON1:
− Tiến hóa từ GPON, cho phép cả hai GPON và NG-PON1
cùng chia sẻ ODN.
− XG-PON1: sự mở rộng GPON cho tốc độ 10G hướng xuống
và 2,4G hướng lên.
− NG-PON2:
− Giao thức PON mới không bị giới hạn bởi yêu cầu tương
thích ngược với GPON
− Hỗ trợ băng thông hướng xuống 40Gbit/s
− NG-PON sẽ hỗ trợ IPv6 cho tất cả các dịch vụ cùng IPv4.

224
NG-PON 1
• Giới thiệu

225
NG-PON 1
• Kiến trúc mạng XG-PON

226
NG-PON 1
• Kiến trúc mạng XG-PON

227
NG-PON 1
• Lớp vật lý XG-PON
− Tốc độ: 10G hướng xuống và 2,5G hướng lên
− Tỉ lệ tách: tối thiểu 1:64, hỗ trợ tỉ lệ tách logic 1:256
− Khoảng cách truyền dẫn vật lý tối đa: ít nhất 20km
− Khoảng cách logic: ít nhất 60 km

228
NG-PON 1
• Lớp vật lý XG-PON

229
NG-PON 1
• Lớp vật lý XG-PON

230
NG-PON 1
• Lớp TC XG-PON
− Gồm 3 phân lớp:
− Phân lớp thích ứng dịch vụ
− Phân lớp đóng khung XGTC
− Phân lớp thích ứng XGTC PHY
− Phân lớp thích ứng dịch vụ:
− Sử dụng phương pháp đóng gói tin XG-PON (XGEM) để
sắp xếp các đơn vị dữ liệu dịch vụ (SDU) vào các khung
XGTC
− Các SDU bao gồm dữ liệu người dung và các bản tin OMCI
− Thích ứng dịch vụ XGTC hỗ trợ việc đọc khung XGEM và
lọc XGEM Port-ID, phân mảnh và tập hợp khung SDU

231
NG-PON 1
• Lớp TC XG-PON
− Phân lớp đóng khung XGTC:
− Ghép/tách thông tin XGTC và PLOAM trong các khung
hướng lên và hướng xuống
− Tạo/giải mã tiêu đề bao gồm cả ghép xen và tách OAM
− Định tuyến dựa trên Alloc-ID nội đối với dữ liệu từ/đến bộ
thích ứng XGTC
− Phân lớp thích ứng XGTC PHY:
− Đồng bộ lớp vật lý, gồm ghép xen và đọc các khối đồng bộ
lớp vật lý PSB cho việc khôi phục định thời.
− FEC hỗ trợ cả hai chiều lên và xuống
− Trộn dữ liệu: sử dụng đa thức trộn x58 + x39 + 1
− Mã đường NRZ

232
NG-PON 1
• Lớp TC XG-PON

233
NG-PON 1
• Lớp TC XG-PON

234
NG-PON 2
• Kiến trúc mạng
− Sử dụng công nghệ TWDM-PON có thể xếp chồng với WDM-
PON

235
NG-PON 2
• TWDM-PON

236
NG-PON 2
• TWDM-PON

237
NG-PON 2
• Lớp vật lý
− Tốc độ đường truyền:

238
NG-PON 2
• Lớp vật lý
− Quy hoạch bước sóng:

239
NG-PON 2
• Lớp vật lý
− Quỹ công suất:

240
Chương 6
Một số vấn đề trong thiết kế và đo kiểm

241
Các tiêu chuẩn thiết kế
• Các yêu cầu cơ bản
− Các yêu cầu quan trọng cần cho việc phân tích tuyến:
• Khoảng cách truyền dẫn
• Số lượng và kiểu bộ chia quang
• Tốc độ dữ liệu hoặc băng thông kênh truyền
• Tỉ lệ lỗi bit (BER)
• Số lượng kênh bước sóng
• Quỹ suy hao quang
• Mức độ dự phòng công suất quang mong muốn
• Các mức bù công suất do các yếu tố suy giảm hệ thống
khác nhau
− Nhà thiết kế mạng cần lựa chọn các thành phần tích cực và thụ
động thích hợp để đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.

242
Các tiêu chuẩn thiết kế
• Các yêu cầu cơ bản
Thành phần Kiểu loại Đặc tính hoặc việc sử dụng
Sợi quang Đơn mode hoặc đa mode Suy hao, tán sắc, dung sai SBS
Cáp quang Treo, chôn, hoặc ống dẫn Số sợi, các thành phần gia cường
ngầm
Nguồn quang LED, laser DFB hoặc FP Tốc độ điều biến, công suất đầu ra,
bước sóng, độ rộng phổ, chi phí
Nguồn thu quang PIN hoặc APD Độ nhạy, độ đáp ứng
Các connector Đơn hoặc nhiều kênh Suy hao, kích thước và kiểu lắp
Bộ chia công suất Dựa trên sợi hoặc PLC Kích cỡ (1xN), suy hao xen, đóng gói
Các thành phần Bộ lọc quang, bộ cách ly, và Đáp ứng phổ, suy hao, kích thước,
thụ động bộ ghép công suất chi phí, độ tin cậy
Bộ thu phát (OLT, Trong nhà hay ngoài trời Độ bền môi trường, kích cỡ, chi phí,
ONU hoặc ONT) độ tin cậy, công suất tiêu thụ

243
Các tiêu chuẩn thiết kế
• Dự trữ hệ thống
− Dự trữ hệ thống hay mức dự phòng suy hao là một yếu tố an
toàn mức công suất quang trong thiết kế tuyến.
− Mức dự phòng liên quan đến sự bổ sung thêm lượng công suất
so với yêu cầu để bù cho những suy giảm tuyến có thể được dự
đoán trước.
− Khuyến nghị G.957 xác định độ dự phòng hệ thống từ 3 đến 4,8
dB để bù cho sự suy giảm thiết bị.
• Sự suy giảm nguồn quang và nguồn thu quang theo thời gian
• Sự già hóa các thành phần trên tuyến cáp sợi quang
− Các cải thiện các kỹ thuật thiết kế  giảm đáng kể độ dự phòng
hệ thống.
− Hiện tại, mức dự phòng quỹ suy hao không lớn hơn 3 dB.
− Hệ thống PON: khoảng cách ngắn, ít phần tử tích cực  mức
dự phòng chỉ vài dB.
244
Các tiêu chuẩn thiết kế
• Các mức bù công suất
− Một số yếu tố gây suy yếu tín hiệu  giảm SNR của hệ thống
so với trường hợp lý tưởng  mức giảm SNR được xem là mức
bù công suất.
− Các yếu tố gây suy giảm:
• Tán sắc: Tán sắc sắc thể, PMD
• Tỉ lệ phân biệt
• Chirp tần
• Tán xạ kích thích: SRS và SBS
− Tán sắc sắc thể: không phải là yếu tố quan tâm trong PON ở tốc
độ nhỏ hơn 2,5G nhưng cần xem xét cẩn thận trong NG-PON.
− Tỉ lệ phân biệt (ER): yêu cầu có ER cỡ 18 để mức bù nhỏ hơn
0,5 dB. Chú ý: laser phải có ER thích hợp để tránh méo tín hiệu
− Chirp tần: do laser được điều biến trực tiếp  mức bù kết hợp
với sự suy giảm ER thường nhỏ hơn 2 dB.
245
Quỹ công suất tuyến
• Tính quỹ công suất

− Xác định bước sóng truyền dẫn


− Lựa chọn các thành phần và các
đặc tính
− Tính toán quỹ công suất

246
Quỹ công suất tuyến
• Tính quỹ công suất
− Quỹ suy hao: suy hao tổng cộng cho phép
PT  PS  PR
 4  suy hao connector  L  N  suy hao môi hàn  suy hao splitter
 suy hao coupler WDM  M

PT – Tổng suy hao cho phép; PS – Công suất phát quang; PR – độ nhạy bộ thu quang;  - suy hao
sợi quang; L – chiều dài tuyến; N – số mối hàn; M – độ dự phòng hệ thống.

247
Quỹ công suất tuyến
• Quỹ công suất cửa sổ 1310 nm

248
Quỹ công suất tuyến
• Quỹ công suất cửa sổ 1310 nm
Tham số Giá trị Quỹ công suất (dB)
Đầu ra laser ONT 2 dBm
Độ nhạy thu OLT tại 622 Mbit/s -30 dBm
Suy hao cho phép [2 – ( - 30)] 32
Suy hao coupler WDM (2 x 1,5 dB) -3 dB 29
Suy hao dây nhảy tại CO -1 dB 28
Mức bù công suất bộ thu OLT -3 dB 25
Công suất sẵn có cho tuyến lớp B 25
Suy hao bộ chia công suất (1x32) -16,5 dB 8,5
Suy hao mối hàn (1x0,1 dB) -0,1 dB 8,4
Suy hao connector (3x0,1 dB) -0,3 dB 8,1
Suy hao cáp (20 km x 0,4 dB/km) -8 dB 0,1 (dự phòng hệ thống)

249
Quỹ công suất tuyến
• Quỹ công suất cửa sổ 1490 nm

250
Quỹ công suất tuyến
• Quỹ công suất cửa sổ 1490 nm
Tham số Giá trị Quỹ công suất (dB)
Đầu ra laser OLT 3 dBm
Độ nhạy thu ONT tại 622 Mbit/s -26 dBm
Suy hao cho phép [3 – ( - 26)] 29
Suy hao coupler WDM (2 x 1,5 dB) -3 dB 26
Suy hao dây nhảy tại CO -1 dB 25
Công suất sẵn có cho tuyến lớp B 25
Suy hao bộ chia công suất (1x32) -16,5 dB 8,5
Suy hao mối hàn (1x0,1 dB) -0,1 dB 8,4
Suy hao connector (3x0,1 dB) -0,3 dB 8,1
Suy hao cáp (20 km x 0,25 dB/km) -5 dB 3,1 (dự phòng hệ thống)

251
Ước tính dung lượng tuyến
• Công thức cơ bản
− Xác định dung lượng tuyến qua phân tích quỹ thời gian lên.
− Thời gian lên tổng cộng tsys của tuyến:

ti – Thời gian lên của mỗi đóng góp đến


sự suy giảm thời gian lên của xung.

− Trong hệ thống sợi quang:

tTX – Thời gian lên của bộ phát; tmod – thời gian lên do tán sắc mode (ns); tCD – thời gian
lên do tán sắc sắc thể; tPMD – thời gian lên do tán sắc mode phân cực; tRX – thời gian
lên bộ thu (ns); BRX – độ rộng băng tần điện bộ thu (MHz); Bmod – băng thông tán sắc
mode (MHz.km); L – chiều dài sợi (km).

252
Ước tính dung lượng tuyến
• Thời gian lên của tuyến FTTH
− Tổng thời gian lên của tuyến không được vượt quá 70% chu kì
bit đối với mã NRZ hoặc 35% chu kì bít đối với mã RZ.
− Ví dụ 1 tuyến FTTH:
• Bộ phát laser có thời gian lên 0,1 ns và độ rộng phổ 1 nm.
• Bộ thu PIN có độ rộng băng tần BRX = 1250 MHz
• Sợi đơn mode có DCD = 4ps/(nm.km) và DPMD = 0,1 ps/km1/2 tại 1490 nm.
Thành phần Thời gian lên Quỹ thời gian lên
Quỹ thời gian lên cho phép Tsys = 0,7/BNRZ
= 0,56 ns
Thời gian lên bộ phát laser 0,1 ns
Tán sắc trong sợi đơn mode 80 ps
Thời gian lên bộ thu 0,28 ns
Thời gian lên hệ thống 0,1 ns

253
Ước tính dung lượng tuyến
• Bài tập dạng 3:
Cho một mạng truy nhập quang thu động BPON
sử dụng bộ splitter 1:32 có tổn hao vượt là 0,5 dB.
Biết mức phát tại OLT là 2 dBm, có 2 connector
được sử dụng, suy hao mỗi connector sử dụng kết
nối là 0,5 dB, suy hao mỗi bộ ghép WDM là 1,5
dB. Hãy vẽ sơ đồ cấu hình mạng và tính độ nhạy
thu tại ONU để đảm bảo khoảng cách truyền dẫn
tối đa. Giả sử hệ thống cần quỹ dự phòng 3 dB và
sử dụng sợi có hệ số suy hao trung bình 0,25
dB/km.

254
Các chế độ bảo vệ mạng
• Chế độ kiểu A
− Chỉ sợi quang được bảo vệ.
− Tính đơn giản của chế độ bảo vệ  dịch gánh nặng tái cấu hình
tuyến khi bảo vệ sang cho thiết bị truyền dẫn.
− Khi có sự cố  chuyển mạch sợi quang sang sợi bảo vệ, quá
trình độc lập với giao thức truyền dẫn như quá trình ranging.

255
Các chế độ bảo vệ mạng
• Chế độ kiểu B
− Sử dụng thêm thiết bị OLT bản sao tại CO.
− Mỗi OLT kết nối với bộ chia công suất PON bằng một sợi quang
độc lập.
− Một OLT ở chế độ hoạt động tích cực, còn OLT khác ở chế độ
dự phòng nóng.
− Điều khiển chuyển mạch chỉ được thực hiện trong CO.

256
Các chế độ bảo vệ mạng
• Chế độ kiểu C
− Sử dụng hoàn toàn 1 mạng PON dự phòng.
− Cả 2 PON sơ cấp và dự phòng đều hoạt động
− Phía thu sẽ giám sát và lựa chọn tín hiệu chất lượng tốt hơn

257
Đo kiểm tra mạng
• Các tham số chính
− Mức công suất quang.
− Suy hao
− Suy hao phản hồi

258
Đo kiểm tra mạng
• Các thiết bị đo
− Máy đo công suất quang/ Nguồn quang (1310,1490 và
1550nm).
− Bộ chị thị lỗi bằng mắt (VFI- visual fault indicator)
− Máy đo phản xạ miền thời gian (OTDR- Optical timedomain
reflectometer)
− Bộ kiểm tra suy hao đặc biệt

259
Đo kiểm tra mạng
• Các chuẩn đo quốc tế

260
Đo kiểm tra mạng
• Đo công suất quang:
− Công suất đỉnh, công suất trung bình:
. Công suất đỉnh: mức công
suất max của xung.
. Công suất trung bình: mức
công suất tb qua thời gian
tương đối dài so với chu kỳ
xung.

261
Đo kiểm tra mạng
• Đo công suất quang:
− Máy đo công suất và ứng dụng đo:

262
Đo kiểm tra mạng
• Máy đo phản xạ miền thời gian quang (OTDR):
− Đo các tham số: suy hao (sợi, mối hàn và mối nối), chiều dài và
các mức phản xạ quang.

263
Đo kiểm tra mạng
• Suy hao phản hồi quang (ORL):
− Công suất phản xạ ngược tại: các bộ nối, cuối sợi, giao diện các
bộ chia quang, trong sợi do tán xạ Reyleigh.

264

You might also like