You are on page 1of 9

Chương 5

CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH


GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ LÊN CNXH

Biên soạn: PGS.TS.NGUYỄN MINH TUẤN

1 03/19/2023
I. CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP TRONG TKQĐ
LÊN CNXH

1. Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp


1.1 Khái niệm cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội - giai cấp
 Cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những
mối quan hệ xã hội, có quan hệ và tác động lẫn nhau.
 Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã
hội tồn tại khách quan, hoạt động hợp pháp trong một chế độ
xã hội nhất định

2 03/19/2023
1.2. Vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp
 Cơ cấu xã hội – giai cấp tác động đến các đảng phái
chính trị, nhà nước, sở hữu, quản lý, phân phối…
trong xã hội.
 Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp ảnh hưởng và
tác động đến các cơ cấu xã hội khác

3 03/19/2023
2. Sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu xã hội – giai cấp trong
TKQĐ lên CNXH
 Chịu chi phối và tác động của cơ cấu kinh tế trong TKQĐ lên
CNXH
 Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp làm xuất hiện các
tầng lớp xã hội mới
 Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp vừa đấu tranh, vừa
liên minh, từng bước xoá bỏ bất bình đẳng xã hội

4 03/19/2023
II. LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG TKQĐ
LÊN CNXH

1. Liên minh giai cấp, tầng lớp về chính trị


 Trong cách mạng XHCN, giai cấp công nhân phải liên minh
với nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác
 Trong thời kỳ quá độ cần mở rộng khối liên minh công – nông
với các tầng lớp xã hội khác.
 Trí thức có vai trò quan trọng trong khối liên minh công -
nông

5 03/19/2023
2. Liên minh giai cấp, tầng lớp về kinh tế
 Quá trình CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng
cường liên minh công – nông, trí thức với các tầng lớp khác
 Liên minh giai cấp, tầng lớp sẽ góp phần nâng cao lợi ích kinh
tế
 Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế cũng dẫn đến những mâu thuẫn
trong liên minh giai cấp và các tầng lớp trong xã hội

6 03/19/2023
III. CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI
CẤP, TẦNG LỚP TRONG TKQĐ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM

1. Cơ cấu xã hội - giai cấp trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam
 Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp vừa mang tính quy
luật phổ biến, vừa có tính đặc thù
 Quá trình biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp dẫn đến vai trò, vị
trí của các giai cấp và tầng lớp xã hội (công nhân, nông dân,
trí thức, doanh nhân, phụ nữ, thanh niên…) ngày càng được
xác định rõ.

7 03/19/2023
2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong TKQĐ lên CNXH ở VN
2.1. Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam
 Nội dung kinh tế: để thực hiện các mục tiêu kinh tế trọng tâm
trong từng giai đoạn
 Nội dung chính trị: thực hiện chuyên chính vô sản, củng cố hệ
tư tưởng của giai cấp công nhân, tăng cường vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản.
 Nội dung văn hoá – xã hội: xây dựng nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện tốt chính sách xã
hội, đảm bảo an sinh xã hội

8 03/19/2023
2.2. Phương hướng cơ bản để xây dựng cơ cấu xã hội – giai cấp
và tăng cường liên minh giai cấp trong TKQĐ lên CNXH ở VN
 Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm
bảo tiến bộ và công bằng xã hội.
 Xây dựng và thực hiện thống nhất chính sách xã hội
 Đoàn kết, tạo sự đồng thuận trong khối liên minh
 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

9 03/19/2023

You might also like