You are on page 1of 57

(Có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020)

1. BỐ CỤC, NỘI DUNG GỒM CÓ 7 CHƯƠNG, 85 ĐIỀU:


Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
Gồm 9 Điều (từ Điều 1 đến Điều 9), Quy định về các nội dung: Phạm vi điều chỉnh; Giải thích từ
ngữ; Nguyên tắc hoạt động trồng trọt; Chính sách của Nhà nước về hoạt động trồng trọt; Chiến lược
phát triển trồng trọt; Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt;Hợp tác quốc tế về trồng
trọt; Cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt; Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt.
Chương II: GIỐNG CÂY TRỒNG
Gồm 26 Điều (từ Điều 10 đến Điều 35)
Chương III: PHÂN BÓN
Gồm 19 Điều (từ Điều 36 đến Điều 54)
Chương IV: CANH TÁC
Gồm 20 Điều (từ Điều 55 đến Điều 74)
Chương V: THU HOẠCH, SƠ CHẾ, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN, THƯƠNG MẠI
VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CÂY TRỒNG
Gồm 7 Điều (từ Điều 75 đến Điều 81)
Chương VI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT
Gồm 02 Điều (Điều 82, Điều 83)
Chương VII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Gồm 02 Điều (Điều 84, Điều 85)
(1). Phân loại phân bón (khoản 5 Điều 36);
(2). Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn
Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (khoản 4
Điều 37);
(3). Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền hủy bỏ Quyết định công
nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (khoản 3 Điều 38);
(4). Số lượng nhân lực tối thiểu thực hiện khảo nghiệm của tổ
chức khảo nghiệm phân bón; hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền
cấp, thu hồi Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân
bón (khoản 2 Điều 40);
(5). Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại,
thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (khoản
4 Điều 41);
(6). Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền cấp,
cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
(khoản 3 Điều 42);
(7). Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu
phân bón (khoản 3 Điều 44).
(8). Nội dung, thời gian thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy
mẫu phân bón (khoản 4 Điều 45)
(9) Hồ sơ, trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra nhà nước về chất
lượng phân bón nhập khẩu (khoản 4 Điều 46)
(10) Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xác nhận nội dung
quảng cáo phân bón (khoản 2 Điều 49).
(1). Hướng dẫn về tập huấn khảo nghiệm phân bón
(điểm a, b khoản 1 Điều 40)
(2). Hướng dẫn về tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về
phân bón (điểm c khoản 2 Điều 42)
(3). Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng phân bón
(khoản 3 Điều 54)
1. BỐ CỤC, NỘI DUNG GỒM CÓ 6 CHƯƠNG, 29 ĐIỀU VÀ 03
PHỤ LỤC:
Chương I. Những quy định chung
Gồm 04 Điều (từ Điều 1 đến Điều 4): Quy định về phạm vi điều
chỉnh, giải thích từ ngữ, phân loại phân bón và quy định chung về
thực hiện thủ tục hành chính.
Chương II. Cấp, cấp lại, gia hạn, hủy bỏ quyết định công nhận
phân bón lưu hành tại Việt Nam và quyết định công nhận tổ chức
khảo nghiệm phân bón
Gồm 07 Điều (từ Điều 5 đến Điều 11): Quy định về hồ sơ, trình tự,
thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, hủy bỏ quyết định công
nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và quyết định công nhận tổ
chức khảo nghiệm phân bón.
Chương III. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất, buôn bán phân bón
Gồm 07 Điều (từ Điều 12 đến Điều 18): Quy định chi tiết
điều kiện sản xuất phân bón; hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm
quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản
xuất, buôn bán phân bón.
Chương IV. Nhập khẩu phân bón, kiểm tra nhà nước về
nhập khẩu phân bón, lấy mẫu và quảng cáo phân bón
Gồm 06 Điều (từ Điều 19 đến Điều 24): Quy định chung về
hồ sơ nhập khẩu phân bón, quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục,
thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón; hồ sơ, trình
tự, thủ tục, nội dung kiểm tra nhà nước về nhập khẩu phân
bón; về lấy mẫu và tập huấn lấy mẫu phân bón; về quảng cáo
phân bón.
Chương V. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón
Gồm 2 Điều (Điều 25, Điều 26): Quy định trách nhiệm
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương.
Chương VI. Điều khoản thi hành
Gồm 3 Điều (từ Điều 27 đến Điều 29): Quy định chuyển
tiếp, hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành.
I. Về giải thích từ ngữ (Khoản 2 Luật trồng trọt năm 2018 và
Điều 2 Nghị định 84)
1. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh
dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho
cây trồng.
2. Chỉ tiêu chất lượng phân bón là thông số kỹ thuật về đặc
tính, thành phần, hàm lượng phản ánh chất lượng phân bón được quy
định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng.
3. Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón là nguyên tố hóa
học cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
4. Khảo nghiệm phân bón là hoạt động theo dõi, đánh giá các
chỉ tiêu nhằm xác định phương thức sử dụng, tác động đến môi
trường, hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón.
I. Về giải thích từ ngữ (Khoản 2 Luật trồng trọt năm 2018 và
Điều 2 Nghị định 84)
5. Khảo nghiệm diện hẹp là khảo nghiệm được tiến hành trên đồng
ruộng, diện tích ô nhỏ, có lặp lại, bố trí thí nghiệm theo tiêu chuẩn
quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với đối tượng được khảo
nghiệm.
6. Khảo nghiệm diện rộng là khảo nghiệm được tiến hành trên đồng
ruộng, diện tích ô lớn, không lặp lại, bố trí thí nghiệm theo tiêu
chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với đối tượng được
khảo nghiệm.
7. Chỉ tiêu chất lượng chính của phân bón là chỉ tiêu chất lượng
phân bón có vai trò quyết định tính chất, công dụng của phân bón
được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và sử dụng để phân
loại phân bón.
8. Chỉ tiêu chất lượng bổ sung của phân bón là chỉ tiêu chất lượng
phân bón có ảnh hưởng đến tính chất, công dụng của phân bón
nhưng không thuộc chỉ tiêu chất lượng chính, được quy định trong
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và không được sử dụng để phân loại
phân bón.
9. Sản xuất phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các
hoạt động phối trộn, pha chế, nghiền, sàng, sơ chế, ủ, lên men, chiết xuất,
tái chế, làm khô, làm ẩm, tạo hạt, đóng gói và hoạt động khác thông qua
quá trình vật lý, hóa học hoặc sinh học để tạo ra sản phẩm phân bón.
10. Buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các
hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn,
bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa phân bón vào lưu
thông.
11. Phân bón không bảo đảm chất lượng là phân bón có chỉ tiêu
chất lượng, yếu tố hạn chế không phù hợp với Quyết định công nhận
phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
12. Phân bón giả về chất lượng là phân bón có một hoặc nhiều chỉ
tiêu chất lượng chính chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức đăng ký
trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ chỉ tiêu
chất lượng chính là vi sinh vật).
III. Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến lĩnh vực phân
bón (khoản 2, 3, 4, 5, 6,7 Điều 9 Luật Trồng trọt)
1. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón chưa được quyết
định công nhận lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập
khẩu phân bón có Giấy phép nhập khẩu và sản xuất phân bón để
xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Sản xuất, buôn bán phân bón chưa được cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón.
3. Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón giả, hết hạn sử dụng,
không rõ nguồn gốc.
III. Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến lĩnh vực phân
bón (khoản 2, 3, 4, 5, 6,7 Điều 9 Luật Trồng trọt)

4. Cung cấp thông tin về phân bón sai lệch với thông tin
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc sai lệch với
thông tin tự công bố.
5. Thực hiện trái phép dịch vụ khảo nghiệm phân bón,
thử nghiệm, chứng nhận chất lượng phân bón.
6. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả khảo nghiệm, thử
nghiệm, giám định, chứng nhận
IV. Công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (Điều 36, 37,
38 Luật Trồng trọt và Điều 5, 6, 7, 8 Nghị định số 84)
1. Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được
cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trừ:
- Phân bón hữu cơ sản xuất để sử dụng không vì mục đích
thương mại.
- Phân bón nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu: Khảo
nghiệm; dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí; sử dụng trong
dự án nước ngoài tại VN; làm quà tặng, hàng mẫu; tham gia hội
trợ, triển lãm; phục vụ nghiên cứu khoa học; làm nguyên liệu để
sản xuất phân bón khác; tạm nhập, tái xuất; quá cảnh; chuyển cửa
khẩu; kho ngoại quan; nhập khẩu khẩu vào khu chế xuất.
- Phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ
chức, cá nhân nước ngoài.
IV. Công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (Điều 36, 37,
38 Luật Trồng trọt và Điều 5, 6, 7, 8 Nghị định số 84)

2. Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có
thời hạn là 05 năm và được gia hạn.
3. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước
ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoạt động trong
lĩnh vực phân bón tại Việt Nam được đứng tên đăng ký công nhận
lưu hành phân bón.
4. Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công
nhận một tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng
dinh dưỡng phân bón.
5. Điều kiện cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại
Việt Nam

(1). Đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn quốc gia về
chất lượng phân bón

(2). Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia (trừ các
loại phân bón không phải khảo nghiệm)
Trước khi hết thời hạn lưu hành 03 tháng, tổ chức các nhân có
nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn (khoản 3 Điều 5 Nghị
định số 84/2019/NĐ-CP).
9. Cục BVTV là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn,
hủy bỏ quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
10. Quy định chuyển tiếp công nhận phân bón lưu hành
(1). Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đã
được cấp trước ngày 01/01/2020 được sử dụng cho đến hết thời
hạn lưu hành ghi trong quyết định (khoản 3 Điều 85 Luật Trồng
trọt).
(2). Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại
Việt Nam nộp trước ngày 01/01/2020 nhưng chưa được cấp thì giải
quyết theo quy định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP (khoản 2
Điều 27 Nghị định). Việc phân loại chi tiết phân bón để công nhận
lưu hành thực hiện theo QCVN 01-189:2019/BNNPTNT.
10. Quy định chuyển tiếp công nhận phân bón lưu hành (tiếp)
(3). Loại phân bón, thành phần, tên thành phần trong Quyết
định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được cấp trước
ngày 01/01/2020 chưa phù hợp với quy định tại QCVN 01-189:
2019/BNNPTNT thì:
+ Được tiếp tục áp dụng Phụ lục V ban hành kèm theo
Nghị định số 108/2017/NĐ-CP làm căn cứ để chứng nhận hợp quy,
công bố hợp quy phân bón cho đến khi hết thời hạn ghi trong
Quyết định công nhận phân bón lưu hành.
+ Hoặc các tổ chức, cá nhân đề nghị Cục BVTV xem xét,
điều chỉnh loại phân bón, thành phần, tên thành phần của phân bón
cho phù hợp với QCVN 01-189: 2019/BNNPTNT. Từ đó thực hiện
chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định của quy
chuẩn này.
V. Về khảo nghiệm phân bón
1. Theo quy định của Luật Trồng trọt và Nghị định số
84/2019/NĐ-CP: các tổ chức cá nhân không phải đăng ký khảo nghiệm
phân bón với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện khảo
nghiệm phân bón.
3. Phân bón được khảo nghiệm cả diện rộng và diện
hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi
kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
4. Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo tiêu
chuẩn quốc gia do tổ chức được công nhận đủ điều kiện
thực hiện khảo nghiệm.
5. Lượng phân bón được sản xuất, nhập khẩu để
khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho
từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế theo
tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón.
6. Điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón
(1). Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có trình độ từ đại
học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ
thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học,
sinh học và phải tham gia tập huấn khảo nghiệm phân bón theo
hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
(2). Ngoài người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có tối thiểu
05 nhân lực chính thức thực hiện khảo nghiệm đáp ứng yêu cầu tại
khoản (1) (là viên chức hoặc hợp đồng lao động không xác định
thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn tối thiểu 12
tháng).
(3). Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc
gia về khảo nghiệm phân bón.
8. Quy định chuyển tiếp khảo nghiệm phân bón
(1). Kết quả khảo nghiệm phân bón thực hiện theo đúng quy
định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của
Chính phủ về quản lý phân bón và thực hiện trước ngày Luật
Trồng trọt có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng.
(2). Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm
phân bón đã được cấp theo quy định của Nghị định
số 108/2017/NĐ-CP có giá trị tương đương Quyết định công
nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón quy định trong Nghị định
này.
VI. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VÀ THẨM QUYỀN CẤP, CẤP LẠI, THU
HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN
1. Điều kiện sản xuất phân bón (Điều 41 Luật, Điều 12 Nghị định)
+ Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất; khu
sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc;
tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng
+ Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình
sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm
theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP
+ Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc
có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật
về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân
bón;
+ Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc
tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
+ Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;
+ Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một
trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng,
khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn
là 05 năm và được cấp lại.
3. Trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất phân bón hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón
có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ đề nghị cấp
lại.
4. Cục BVTV là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, Giấy
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (khoản 1 Điều 13 và
khoản 9 Điều 25 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).
5. Quy định chuyển tiếp
(1). Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân
bón được cấp trước ngày 01/01/2020 được sử dụng cho
đến hết thời hạn hiệu lực ghi trong Giấy chứng nhận
(khoản 3 Điều 85 Luật Trồng trọt)
(2). Giấy phép sản xuất phân bón cấp trước ngày
20/9/2017 có hiệu lực đến ngày 20/9/2022 (khoản 3
Điều 47 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP).
VII. ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN, VÀ THẨM QUYỀN CẤP, CẤP LẠI,
THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN
PHÂN BÓN
1. Điều kiện buôn bán phân bón (Điều 42 Luật)
+ Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
+ Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy
định;
+ Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi
dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông
nghiệp và PTNT, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên
thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật,
nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón không có
thời hạn.
3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân
bón theo quy định tại khoản 2 Điều 13 và khoản 5 Điều 26 Nghị định
số 84/2019/NĐ-CP là cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực
vật ở địa phương:
Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và PTNT
tỉnh Bình Phước; Chi cục Phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Nông; Chi
cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông lâm sản
thủy sản tỉnh Long An; Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao
Bằng; Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và thủy lợi Đồng Nai.
4. Đối với các cơ sở sản xuất phân bón nếu buôn bán phân bón do
mình sản xuất ra thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn
bán phân bón (quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Trồng trọt).
5. Quy định chuyển tiếp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón đã được cấp
trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương với
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo quy định của
Luật này (khoản 3 Điều 85 Luật Trồng trọt).
VIII. VỀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT, BUÔN BÁN PHÂN BÓN
1. Cơ sở sản xuất hoặc buôn bán phân bón bị thu hồi Giấy chứng
nhận trong các trường hợp sau:
+ Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không
đúng thực tế làm sai lệch bản chất của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng
nhận;
+ Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng
nhận.
2. Việc thu hồi Giấy chứng nhận sản xuất, buôn bán phân bón do cơ
quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thực hiện.
3. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận sản xuất, buôn bán
phân bón chỉ được xem xét tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sau
24 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu
hồi.
IX. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHÂN BÓN
1. Việc xuất khẩu phân bón thực hiện theo quy định của pháp luật
về thương mại, quản lý ngoại thương hoặc theo yêu cầu của nước
nhập khẩu.
2. Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công
nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy
quyền nhập khẩu phân bón trong Quyết định công nhận phân bón
lưu hành tại Việt Nam và không cần Giấy phép nhập khẩu phân
bón.
4. Cục bảo vệ thực vật là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép
nhập khẩu phân bón.
5. Quy định chuyển tiếp: Giấy phép nhập khẩu phân bón đã được
cấp theo quy định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP tiếp tục được sử
dụng cho đến khi hết hạn ghi trong giấy phép.
6. Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu
6.1. Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất
lượng, trừ phân bón nhập khẩu sau:
+ Để khảo nghiệm;
+ Làm quà tặng, làm hàng mẫu;
+ Tham gia hội chợ, triển lãm;
+ Phục vụ nghiên cứu khoa học;
+ Tạm nhập, tái xuất hoặc quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa
khẩu Việt Nam; gửi kho ngoại quan; nhập khẩu vào khu chế xuất.
6.2. Hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu
phải được lưu trong thời hạn là 05 năm kể từ ngày ban hành thông
báo kết quả kiểm tra nhà nước.
6.3. Cơ quan kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu
là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy có
phòng thử nghiệm đáp ứng quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-
CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP và được Cục Bảo vệ thực vật
ủy quyền theo từng giai đoạn.
6.4. Chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu
(khoản 3 Điều 21 Nghị định 84/2019/NĐ-CP): được áp dụng đối với phân
bón có cùng tên phân bón, mã số phân bón, dạng phân bón của cùng một
cơ sở sản xuất, cùng xuất xứ, cùng nhà nhập khẩu, sau 3 lần liên tiếp có
kết quả thử nghiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng đạt yêu cầu nhập
khẩu.
- Thời hạn miễn giảm kiểm tra là 12 tháng, tần suất lấy mẫu kiểm tra
chất lượng tối đa 20% trong vòng một năm do cơ quan kiểm tra lựa chọn
ngẫu nhiên; hồ sơ và trình tự đề nghị miễn giảm thực hiện theo Nghị định
số 74/2018/NĐ-CP và 154/2018/NĐ-CP.
- Trong thời hạn áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra, nếu phân bón
nhập khẩu lưu thông trên thị trường phát hiện không phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia, Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt
Nam, cơ quan được giao thực hiện quản lý nhà nước về phân bón có văn
bản thông báo ngừng áp dụng chế độ miễn giảm kiểm tra.
Thẩm quyền quyết định áp dụng chế độ miễn giảm hoặc ngừng áp
dụng chế độ miễn giảm là Cục BVTV
X. VỀ LẤY MẪU PHÂN BÓN
1. Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý
nhà nước phải do người có Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón thực
hiện.
2. Phương pháp lấy mẫu áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia về lấy
mẫu phân bón;
Đối với loại phân bón chưa có Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp
lấy mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón phải
xây dựng phương pháp lấy mẫu đối với phân bón này và được Cục
Bảo vệ thực vật phê duyệt trong thời hạn 20 ngày làm việc.
3. Nội dung tập huấn lấy mẫu phân bón:
+ Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;
+ Phương pháp lấy mẫu phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia;
+ Thực hành lấy mẫu phân bón.
Thời gian tập huấn: 05 ngày.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tập huấn lấy mẫu phân bón đăng
ký trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với cơ quan có
thẩm quyền.
4. Cục Bảo vệ thực vật xây dựng chương trình, biên soạn bộ tài
liệu tập huấn lấy mẫu phân bón; chủ trì, phối hợp với các trường,
viện tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón.
5. Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón cấp trước ngày
Nghị định này có hiệu lực thi hành có giá trị tương đương Giấy
chứng nhận lấy mẫu phân bón quy định trong Nghị định này.
XI. VỀ THỬ NGHIỆM CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN
1. Việc thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý
nhà nước trong nhập khẩu, sản xuất, lưu thông trên thị
trường do phòng thử nghiệm đã được chỉ định thực hiện.
2. Phương pháp thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng phân
bón, các yếu tố hạn chế trong phân bón được quy định
trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa
được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Cục
Bảo vệ thực vật phê duyệt phương pháp thử để áp dụng
(điểm b khoản 2 Điều 22 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).
XII. TÊN PHÂN BÓN
1. Tên phân bón khi đăng ký không được trùng với tên phân bón đã
được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
2. Tên phân bón không làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng,
thành phần và loại phân bón.
3. Tên phân bón không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa,
đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; trùng cách đọc hoặc
cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại
thực phẩm, đồ uống, dược phẩm. Không sử dụng tên cơ quan nhà
nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của
phân bón, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, đơn
vị có liên quan.
XII. TÊN PHÂN BÓN

4. Đối với phân bón hỗn hợp, trường hợp tên của thành phần được sử
dụng làm tên hay một phần của tên phân bón phải đặt theo thứ tự tên
loại phân bón, thành phần, ký hiệu riêng, chữ số định lượng thành
phần có trong tên, ký hiệu riêng khác (nếu có).
Các thành phần và chữ số định lượng thành phần theo thứ tự nguyên
tố dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K), nguyên tố dinh
dưỡng trung lượng, nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, chất hữu cơ,
chất bổ sung khác (nếu có).
XIII. VỀ GHI NHÃN PHÂN BÓN
1. Phân bón khi lưu thông trên thị trường phải được ghi nhãn theo
quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa (Nghị định số 43/2017/NĐ-
CP) và các nội dung sau đây:
+ Loại phân bón;
+ Mã số phân bón;
+ Đối với phân bón lá phải ghi rõ cụm từ “Phân bón lá”.
2. Nội dung ghi trên nhãn phải đúng với nội dung trong Quyết định
công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
3. Phân bón có nhãn đúng quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-
CP đã được sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, sử dụng trước ngày Luật
Trồng trọt có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục lưu thông, sử dụng
cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn phân bón đó. Nhãn phân bón,
bao bì gắn nhãn phân bón đúng quy định tại Nghị định
số 108/2017/NĐ-CP đã được sản xuất, in ấn trước ngày Luật Trồng
trọt có hiệu lực được tiếp tục sử dụng, nhưng không quá 02 năm kể
từ ngày Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành.
XIV. VỀ QUẢNG CÁO PHÂN BÓN
1. Tổ chức, cá nhân quảng cáo phân bón thực hiện theo quy
định của pháp luật về quảng cáo.
2. Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo có giá trị trên phạm
vi toàn quốc.
3. Hiệu lực văn bản xác nhận nội dung quảng cáo ghi theo
hiệu lực của Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại
Việt Nam (Mẫu số 21 Phụ lục I. Giấy xác nhận nội dung
quảng cáo)
4. Đối với hình thức quảng cáo hội thảo, hội nghị, tổ chức sự
kiện trước khi tiến hành quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc,
tổ chức, cá nhân phải có văn bản thông báo về hình thức, thời
gian, địa điểm quảng cáo với Sở Nông nghiệp và PTNT nơi
tổ chức quảng cáo.
 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có quyền sau
đây:
 a) Sản xuất phân bón được công nhận lưu hành tại Việt
Nam;
 b) Sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ
chức, cá nhân nước ngoài;
 c) Quảng cáo phân bón theo quy định tại Điều 49 của
Luật này;
 d) Được buôn bán phân bón do mình sản xuất.
 2. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nghĩa vụ sau đây:
 a) Duy trì đầy đủ các điều kiện sản xuất phân bón quy định tại Điều 41 của Luật này trong quá
trình hoạt động sản xuất phân bón;
 b) Sản xuất phân bón đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng;
 c) Thực hiện đúng nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
 d) Thử nghiệm đối với từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị
trường. Lưu kết quả thử nghiệm theo hạn sử dụng của lô phân bón và bảo quản mẫu lưu trong
thời gian là 06 tháng kể từ khi lấy mẫu;
 đ) Thu hồi, xử lý phân bón không bảo đảm chất lượng và bồi thường thiệt hại theo quy định
của pháp luật;
 e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
 g) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng phân bón; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho
người lao động trực tiếp sản xuất phân bón;
 h) Hằng năm, báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón với cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu;
 i) Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi
trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
 1. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón có quyền sau đây:
 a) Buôn bán phân bón được công nhận lưu hành tại Việt Nam;
 b) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng, bồi dưỡng chuyên môn phân
bón.
 2. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón có nghĩa vụ sau đây:
 a) Duy trì đầy đủ các điều kiện buôn bán phân bón quy định tại Điều 42 của Luật
này trong quá trình buôn bán phân bón;
 b) Bảo quản phân bón ở nơi khô ráo, không để lẫn với các loại hàng hóa khác làm
ảnh hưởng đến chất lượng phân bón;
 c) Kiểm tra nguồn gốc phân bón, nhãn phân bón, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và
các tài liệu liên quan đến chất lượng phân bón;
 d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
 đ) Cung cấp chứng từ hợp pháp để truy xuất nguồn gốc phân bón;
 e) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
 g) Hướng dẫn sử dụng phân bón theo đúng nội dung ghi trên nhãn phân bón;
 h) Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao
động, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
 1. Tổ chức khảo nghiệm phân bón có quyền sau đây:
 a) Tiến hành khảo nghiệm phân bón trên cơ sở hợp đồng với tổ chức, cá nhân đề nghị;
 b) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm phân bón trên cơ sở hợp đồng với tổ chức, cá nhân
đề nghị.
 2. Tổ chức khảo nghiệm phân bón có nghĩa vụ sau đây:
 a) Đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 40 của Luật này;
 b) Thực hiện khảo nghiệm phân bón khách quan, chính xác;
 c) Tuân thủ đúng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và yêu cầu khảo nghiệm;
 d) Báo cáo kết quả khảo nghiệm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khảo nghiệm;
 đ) Lưu giữ nhật ký đồng ruộng, số liệu thô, đề cương khảo nghiệm, báo cáo kết quả khảo
nghiệm trong thời gian là 05 năm kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm;
 e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khảo nghiệm của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;
 g) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
 h) Gửi đề cương khảo nghiệm phân bón cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nơi
khảo nghiệm trước khi tiến hành khảo nghiệm;
 i) Hằng năm, báo cáo kết quả hoạt động khảo nghiệm phân bón với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
 1. Người lấy mẫu phân bón có quyền sau đây:
 a) Được cung cấp thông tin có liên quan đến hoạt động lấy mẫu
phân bón;
 b) Được tập huấn về lấy mẫu phân bón.
 2. Người lấy mẫu phân bón có nghĩa vụ sau đây:
 a) Thực hiện lấy mẫu theo đúng tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu
phân bón, bảo đảm khách quan;
 b) Bảo mật thông tin, số liệu liên quan đến việc lấy mẫu, trừ trường
hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu báo cáo;
 c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động lấy mẫu phân bón.
 1. Tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón có quyền sau đây:
 a) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng phân bón;
 b) Yêu cầu cơ sở mua bán phân bón hướng dẫn sử dụng phân bón
theo đúng nội dung của nhãn phân bón;
 c) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
 2. Tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón có nghĩa vụ sau đây:
 a) Sử dụng phân bón theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn;
 b) Sử dụng phân bón bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, vật nuôi,
môi trường, an toàn thực phẩm theo nguyên tắc đúng loại đất, đúng
loại cây, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách.
XVI. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÂN BÓN
(TỪ ĐIỀU 25 ĐẾN ĐIỀU 26)
14.1. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
phân bón, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách
phát triển phân bón; xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.
2. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón.
3. Quản lý đăng ký, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập
khẩu, quản lý chất lượng, ghi nhãn, quảng cáo và sử dụng phân bón ở Việt
Nam.
4. Tổ chức nghiên cứu, thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về sản
xuất, buôn bán phân bón; hợp tác quốc tế về lĩnh vực phân bón.
5. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy
phạm pháp luật về phân bón.
6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm về quản lý phân bón.
7. Xây dựng hệ thống phòng thử nghiệm đủ năng lực phục vụ
quản lý nhà nước về phân bón; chỉ định phòng thử nghiệm kiểm
chứng làm trọng tài và kết luận cuối cùng khi có tranh chấp, khiếu
nại về kết quả thử nghiệm phân bón.
8. Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Cục Bảo vệ thực vật
danh sách phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam.
9. Phân cấp, ủy quyền quản lý phân bón cho cơ quan trực thuộc
và địa phương; kiểm tra trách nhiệm của địa phương trong công tác
quản lý phân bón; giao Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận, giải quyết thủ
tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và tổ chức, triển khai thực hiện Nghị định này theo thẩm
quyền.
14.2. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
cấp tỉnh
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chính sách hỗ trợ sản xuất,
buôn bán, sử dụng phân bón thuộc địa bàn quản lý.
2. Tiếp nhận, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc công bố hợp quy phân
bón của các tổ chức, cá nhân; kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm,
quảng cáo phân bón tại địa phương; đăng tải trên Cổng thông tin
điện tử của Sở danh sách các tổ chức, cá nhân đã đăng ký công bố
hợp quy phân bón.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền,
phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất
lượng phân bón cho tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán và người
tiêu dùng.
4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Định
kỳ kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón thuộc địa bàn quản lý theo
quy định tại Nghị định này. Tham gia phối hợp với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và các bộ ngành có liên quan trong kiểm tra,
giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm hoạt động sản
xuất, buôn bán, quảng cáo phân bón thuộc địa bàn quản lý.
5. Giao cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở
địa phương tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện quản
lý phân bón tại địa phương theo thẩm quyền và có trách nhiệm báo
cáo hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu việc thực hiện nhiệm vụ
này cho Cục Bảo vệ thực vật.
XVI. QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN TIẾP VỀ HỔ SƠ GIẤY TỜ
ĐÃ NỘP
Hồ sơ đăng ký cấp giấy phép, giấy chứng nhận,
quyết định công nhận, kiểm tra nhà nước về chất lượng
phân bón nhập khẩu nộp trước ngày Nghị định này có
hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp thì giải quyết
theo quy định của Nghị định số 108/2017/NĐ-CP .

You might also like